Luận án Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng

Hệ thống phân phối là đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Việc DN sở hữu hệ thống phân phối tốt sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Do đó, các DN may vùng ĐBSH cần chú trọng hoàn thiện hệ thống phân phối cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Hình thành và hoàn thiện tổ chức kênh phân phối, phân rõ nhiệm vụ và quản lý một cách có hệ thống các thành viên tham gia. Việc này sẽ quyết định việc DN có đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng hay không, và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng hiệu quả hay không; Hai là, Đề xuất những chính sách động viên, khuyến khích các thành viên kênh phân phối tích cực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của DN. Các chính sách có thể là: chính sách hoa hồng hấp dẫn cho các nhà phân phối khi họ tiêu thụ được nhiều sản phẩm; thường xuyên có các chính sách khuyến mại, chính sách hỗ trợ cho các cửa hàng, đại lý, đặc biệt là những cửa hàng mới mở.

pdf187 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới vì Covid-19; Bộ Dệt May đã chi 107 triệu USD để thành lập 21 đơn vị sản xuất hàng may sẵn tại 7 bang nhằm phát triển và hiện đại hóa ngành Dệt May Ấn Độ. 5.3.1.3. Bangladesh Bangladesh, thành viên của WTO từ năm 1995, một đất nước được xếp vào diện kém phát triển ở Nam Á, đã giải quyết khá tốt bài toán của ngành dệt may thời hậu hạn ngạch (post-quotas). Kinh tế Bangladesh phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dệt may. Ngành này chiếm tỉ trọng hàng đầu về xuất khẩu cả nước, đóng góp 5% vào GDP hằng năm, chiếm 40% tỉ trọng công nghiệp, chiếm 75% ngoại tệ thu về mỗi năm và quan trọng là tạo việc làm cho hơn 4 triệu nhân công [76]. Bỏ hạn ngạch, mỗi quốc gia xuất khẩu dệt may phải có chiến lược cạnh tranh riêng để tồn tại và phát triển. Bangladesh đi trước một bước bằng cách nâng cao năng lực sản 143 xuất, chuyển hướng sang các mặt hàng cao cấp và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng. Để giữ được mức giá cạnh tranh, Bangladesh tận dụng nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao nhưng giá rẻ, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, để có giá rẻ hơn 60% so với hàng Trung Quốc. Đi đầu là Abu Taher, một công ty dệt may tư nhân. Trong lúc không ít DN trong nước còn ngập ngừng, Abu Taher mạnh dạn tuyển thêm gần 3.000 công nhân và xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất, nhập dây chuyền công nghệ mới hàng triệu USD từ Nhật Bản và Hàn Quốc... Kết quả, đơn đặt hàng đến liên tục. Nhận thấy năng lực sản xuất là yêu cầu quan trọng, các công ty dệt may trong nước bắt tay nhau để thu hút đơn đặt hàng của các đối tác lớn. Ngoài ra, Bangladesh còn chủ trương đào tạo lại 40.000 công nhân trong nước và áp dụng các bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn cầu vào sản xuất-kinh doanh. Mặt khác, Bangladesh còn tích cực thực hiện các chiến dịch lobby tại Mỹ (thị trường chính) để được giảm thuế. Chưa hết, nước này còn mời gọi nhiều quốc gia khác (trong đó có VN) đầu tư vào dệt may tại Bangladesh với những ưu đãi cao. Chính sách hỗ trợ DN dệt may của Chính phủ Bangladesh khắc phục hậu quả của dịch Covid-19: Ngày 11/6/2020 Bộ trưởng Tài chính AHM Mustafa Kamal công bố dành 670 triệu USD từ Ngân sách Quốc gia để giúp Bangladesh đạt tăng trưởng 8,2% vào 2021. Quốc gia này đã bổ sung tăng 1% ngân sách hỗ trợ cho hàng may xuất khẩu ở giai đoạn 2020-2021 so với mức hỗ trợ thông thường là 58,9 triệu USD. Việc tăng 1% đối với chính sách hỗ trợ tiền mặt của đơn hàng xuất khẩu đồng nghĩa với việc các DN xuất khẩu hàng may Bangladesh sẽ được hưởng lợi đến 5% khi hoàn thuế. Lý do là bởi Bộ Tài chính nước này đề xuất tăng thuế tại nguồn lên 0,5% từ mức 0,25%. Năm 2020 là năm đầu tiên mức thuế khấu trừ tại nguồn ở Bangladesh là 1%, sau khi qua quá trình điều chỉnh đã giảm xuống 0,25%. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng áp dụng mức thuế suất thuế TNDN trong giai đoạn 2021 -2022 là 12% (áp dụng cho DN chưa sản xuất xanh) và 10% (DN áp dụng sản xuất xanh). Nhận xét: Từ kinh nghiệm nâng cao NLCT DN dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, tác giả tổng hợp bài học kinh nghiệm ở bảng 5.2. Bảng 5.3. Tổng hợp kinh nghiệm nâng cao NLCT DN dệt may tại Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh Về công tác quản lý nhà nước Về phía DN Tăng cường quản lý quyền SHTT - Nhận thức rõ hơn vai trò của quyền SHTT trong NLCT của DN; - Xây dựng thương hiệu cho DN, cho sản phẩm 144 Hỗ trợ các DN ở nước ngoài Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, lập chi nhánh ở nước ngoài Thúc đẩy xây dựng chuỗi sản xuất xanh từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất, bán hàng, tiêu dùng và tái chế. Có tư duy sản xuất xanh trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị dệt may - Có chính sách hỗ trợ DN nâng cấp công nghệ; - Khuyến khích các DN sản xuất các loại vải với những tính năng mới. Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tăng cường tích hợp các tính năng vượt trội cho sản phẩm: kháng khuẩn, chống tia UV, chống cháy,... - Hình thành mạng lưới các DN - Phát triển mô hình KCN dệt may Chuyển đổi phương thức sản xuất 5.3.1.4. Malaysia Mohd Rosli (2012), “Competitive Strategy of Malaysian Small and Medium Enterprises: An Exploratory Investigation” [43]. Các DNNVV Malaysia đã chú trọng nhiều đến (i) cách thức quản trị DN, (ii) quản lý nguồn nhân lực và (iii) hoạt động marketing. Từ đó giúp cho các DNNVV Malaysia thích ứng một cách bền vững với sự cạnh tranh toàn cầu. Nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo rất lớn cho DN đó là đề xuất cơ chế liên kết giữa các DN. Đây được xem là giải pháp giúp các DN chủ động hơn trong cạnh tranh bởi DN có cơ hội tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng NLCT. 5.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, địa phương Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm nhiều hơn cho việc phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng các khu công nghiệp có xử lý nước thải, phải kêu gọi đầu tư nhà máy về sợi - dệt - nhuộm hoàn tất cũng như đưa ra giải pháp quyết liệt hơn để phát triển thị trường nội địa, gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 5.3.2.1. Tăng cường hỗ trợ DN dệt may kiểm soát chi phí sản xuất Khi xem xét quy mô sản xuất của DN dệt may ở các tiêu chí (vốn và số lượng lao động _căn cứ nghị định số 56/2009/NĐ-CP) có thể thấy hầu hết DN là DNNVV (trên 90%) [6], [92]. Để giúp các DN dệt may duy trì được tính cạnh tranh về chi phí, Chính phủ và Hiệp hội dệt may cần giúp các DN dệt may nâng cao hiệu quả thông qua việc đào tạo lao động có kỹ năng, kỷ luật công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình quản lý sản xuất chuẩn mực. Các bộ, ngành hữu quan cần phối hợp với hiệp hội dệt may xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường, nhờ đó giúp DN giảm chi phí tìm kiếm thông tin giá cả, thị trường, đối tác, nguồn cung ứng; đồng thời thử nghiệm xây dựng mô hình Trung tâm đầu mối mua/nhập khẩu/cung ứng nguyên phụ liệu tập trung để giúp các DN, khắc phục bất lợi do yếu thế 145 trong đàm phán, đặc biệt là về giá cả, phương thức và điều kiện thanh toán. Nhìn thấy trước nhu cầu tích tụ và mở rộng quy mô của các DN dệt may, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ và mở rộng quy mô của các DN dệt may, đặc biệt là các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ xuất khẩu. Cuối cùng, việc cải thiện dịch vụ logistics thông qua việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng mới và nâng cao hiệu quả khai thác các cơ sở hạ tầng hiện hữu, giảm thời gian và chi phí thông quan hàng hóa sẽ giúp giảm đáng kể chi phí xuất nhập khẩu. 5.3.2.2. Khuyến khích phát triển công nghiệp dệt may gắn với bảo vệ môi trường Để khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành dệt nhuộm, Chính phủ cần có chính sách về xử lý môi trường vì đây sẽ là một trở ngại lớn cho việc nâng cấp chuỗi giá trị dệt may thông qua việc nâng cấp công đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất. Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng hàng dệt may xuất khẩu sẽ khó đạt được và mức độ hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP sẽ rất hạn chế. Do đó, Chính phủ cần tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào các công đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất, đồng thời cân đối với chính sách bảo vệ môi trường. Để thực hiện được chính sách này, thứ nhất chính quyền địa phương cần quy hoạch các khu công nghiệp tập trung cho ngành dệt nhuộm trong đó có các khu xử lý nước thải tập trung nhằm làm giảm chi phí xử lý nước thải cho các DN dệt may. Trong trường hợp không thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung như đã nói ở trên thì khi thu hút đầu tư vào ngành dệt nhuộm, cần định hướng thu hút các DN FDI có năng lực xử lý nước thải. Cuối cùng, cần nhất quán với tiêu chuẩn nước thải sau xử lý thải ra môi trường bên ngoài là loại B theo quy định của pháp luật để mức chi phí xử lý nước thải hợp lý. 5.3.2.3. Về công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Có hành lang pháp lý chặt chẽ. Ban hành những cơ chế hỗ trợ như định giá, thương mại hóa tài sản trí tuệ để đưa sở hữu trí tuệ trở thành một ngành kinh tế, có đóng góp giá trị cao cho DN. Cần xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Trong thời gian tới, cần hỗ trợ trong tạo lập, đăng ký và phát triển giá trị quyền SHTT đối với sản phẩm dệt may theo đặc thù của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thời trang 5.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tập đoàn dệt may Việt Nam Hiệp hội dệt may cần tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, những vấn đề có liên quan tới tới các DN. Hiệp hội cũng cần có tiếng nói mạnh mẽ, độc lập hơn khi đóng vai trò phản biện cũng như tham gia ý kiến vào việc xây dựng các chính sách có liên quan tới các DN trong ngành, tới chính sách phát triển của ngành. Thường xuyên hoạt động, xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong hiệp hội, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành 146 mạnh, chèn ép lẫn nhau. Thúc đẩy sự hỗ trợ, trao đổi thông tin lẫn nhau giữa các DN về giá, về khách hàng, về quy trình quản lý, máy móc thiết bị công nghệđể bổ trợ lẫn cho nhau nhằm nâng cao NLCT của mỗi thành viên và qua đó nâng cao NLCT của toàn ngành. Tập đoàn dệt may Việt Nam là DN chủ đạo của ngành có trách nhiệm phát triển những dự án đầu tư lớn vào những lĩnh vực mà các DN khác khó có thể thực hiện như các dự án lớn phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, bao gồm sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp, phụ liệu; các dự án đào tạo nguồn nhân lực; các dự án phát triển các viện nghiên cứu, thiết kế thời trang; xây dựng trung tâm thời trang tại các vùng đô thị lớnTập đoàn cũng cần phối hợp với hiệp hội dệt may trong việc nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các chính sách, cơ chế để phát triển ngành cũng như để xây dựng, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về nhân lực: Hiệp hội Dệt May Việt Nam tiếp tục là đầu mối để liên kết giữa các DN với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Thu hút các dự án, chương trình hợp tác để tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Tiếp tục triển khai các Chương trình đào tạo cho ngành như Chương trình giữa Bộ Công thương Việt Nam với Meti Nhật Bản, với Bộ Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cũng như các chương trình hợp tác giữa Vitas – KITECH, Hàn Quốc; Vitas – KOFOTI, Hàn Quốc, Vitas – TTF, Đài Loan, Vitas – ACIMIT, Ý. Về công nghệ: Hiệp hội Dệt May Việt Nam tiếp tục là cầu nối để triển khai chương trình chuyển giao công nghệ của Viện nghiên cứu Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) và Chương trình năng lượng phát thải thấp của Hoa Kỳ (VLEEP), chương trình hợp tác công tư nâng cao năng suất, phát triển bền vững của IDH và một số chương trình hỗ trợ khác. Về công tác bảo hộ quyền SHTT: Hiệp hội và Tập đoàn cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh đó, có những tuyên truyền với DN thông qua một số hiệp hội nghề nghiệp để các DN có thể nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trò của quyền sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ) trong việc tạo lập và duy trì NLCT của DN trên thị trường. 147 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 Từ phân tích thực trạng NLCT của DN may vùng ĐBSH trong chương 4, tác giả có cơ sở để đề cập và phân tích sâu hơn nội dung tại chương 5 gồm: Tác giả đã phân tích quan điểm, mục tiêu, định hướng của Nhà nước về phát triển các DN may vùng ĐBSH, bên cạnh đó, cơ sở quan trọng là tác giả đã đưa ra quan điểm của riêng mình nhằm phát triển các DN may vùng ĐBSH trong giai đoạn tới, nhằm tăng cường NLCT của DN may vùng ĐBSH trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là vấn đề quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp mang tính đột phá nhằm nâng cao NLCT cho các DN may vùng ĐBSH; Sau khi nêu định hướng phát triển của các DN may vùng ĐBSH, luận án đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để nâng cao NLCT của DN may vùng ĐBSH trong đó có những giải pháp đáng chú ý như: Phát triển nguồn nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ, thu hút nhân lực chất lượng cao theo hướng bền vững, chủ động đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động xây dựng chính sách giá linh hoạt, hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm theo hướng tiếp cận công nghệ mới, chủ động phát triển thị trường mới trong khuôn khổ các FTA. Bên cạnh đó, chương 5 cũng tổng hợp được những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh trong việc hỗ trợ DN dệt may nâng cao NLCT. Từ đó nêu được một số kiến nghị với Chính phủ, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam để nâng cao NLCT cho các DN may tại vùng ĐBSH. 148 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN Về cơ bản luận án đã giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án vẫn còn có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, luận án được triển khai nghiên cứu từ năm 2017 và hoàn thành việc khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp vào năm 2019. Ở thời điểm đó, tác giả chưa có ý niệm về một số vấn đề quốc tế mà theo đánh giá có tác động rất mạnh mẽ đến NLCT của DN như: đại dịch Covid-19, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Chính vì vậy, trong luận án có đề cập nhưng chưa thực sự đầy đủ về sự tác động của những vấn đề quốc tế đến NLCT của các DN may vùng ĐBSH. Thứ hai, do sự hạn chế của dữ liệu thứ cấp nên phần phân tích đối sánh về NLCT DN may vùng ĐBSH với các DN ngành khác trong vùng, các DN may ở những vùng kinh tế khác trên cả nước, những DN may của các quốc gia đang cạnh tranh về lĩnh vực dệt may với Việt Nam chưa được tác giả tổng hợp một cách đầy đủ. Thứ ba, với các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Tác giả đánh giá rằng có nhiều thông tin tương đối "nhạy cảm" gây khó khăn cho đối tượng trả lời. Mặc dù tác giả đã khắc phục hạn chế này bằng cách thu thập với số mẫu lớn hơn mức tiêu chuẩn, tuy nhiên việc tiếp nhận được những thông tin chưa thực sự đầy đủ và chính xác là điều khó tránh. 149 KẾT LUẬN Với mục tiêu xây dựng Vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội. Do đó, làm sao để các DN may vùng ĐBSH cạnh tranh được với các DN tại thị trường nội địa, xa hơn nữa là có thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài là việc làm cấp bách. Việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá NLCT của các DN may vùng ĐBSH đóng vai trò quan trọng trong việc tham vấn, định hướng và giúp các DN này có chiến lược đúng đắn, ổn định và lâu dài trong việc cạnh tranh với các đối thủ chính. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các cơ quan hữu quan, bạn bè và đồng nghiệp. Luận án đã đạt được một số kết quả sau: (1)- Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và NLCT của DN may. Đây là luận chứng quan trọng, là cơ sở lý luận để phản ánh rõ nét về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và NLCT được thực hiện bởi các lý thuyết có liên quan đến NLCT của DN. Việc sử dụng các lý thuyết về NLCT, làm cơ sở để xác lập các tiêu chí đánh giá NLCT của DN may. Các DN may vùng ĐBSH phát triển chậm và sau so với các DN may của một số quốc gia khác, việc nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm nâng cao NLCT các DN may tại một số quốc gia trên thế giới, là cơ sở quan trọng để học hỏi kinh nghiệm, cũng như có được những tham vấn cho các DN may vùng ĐBSH để nâng cao NLCT. Lý giải và làm rõ cơ sở lý luận về cạnh tranh và NLCT của DN, là tiền đề để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của DN may vùng ĐBSH. (2)- Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH. Để đánh giá rõ nét hơn về bức tranh thực trạng NLCT của các DN may vùng ĐBSH, tác giả đã phân tích ngắn gọn, xúc tích tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam và ngành Dệt may thế giới. Việc phân tích tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam và thế giới, sẽ giúp tác giả đánh giá rõ nét hơn về thực tế ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang ở vị trí nào trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến NLCT của DN may vùng ĐBSH, chỉ ra được yếu tố nào đóng vai trò quan trọng, tác động chính đến NLCT của DN may vùng ĐBSH. 150 Xây dựng và tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng NLCT của DN may vùng ĐBSH, đây là kết quả quan trọng nhằm đánh giá chính xác thực trạng NLCT của DN may vùng ĐBSH, kết quả phân tích, đánh giá cho tác giả thấy được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng, từ đó đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành dệt may giai đoạn tới. (3)- Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng NLCT các DN may vùng ĐBSH, tác giả đã nêu được các quan điểm, định hướng phát triển DN dệt may của Nhà nước, quan trọng là tác giả đã đưa ra quan điểm riêng về nâng cao NLCT của DN may vùng ĐBSH giai đoạn tới. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính chất đột phá trong giai đoạn tới, những giải pháp này mang tính chất cấp bách và cần thiết đối với các DN may vùng ĐBSH. Với những chính sách này các DN may vùng ĐBSH có thể thực hiện một cách dễ dàng, có thể đem lại những hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho các nhóm giải pháp trên, và những giải pháp này sẽ thực hiện với chiến lược dài hạn. Cuối cùng, tác giả có đưa ra các kiến nghị vĩ mô đối với các cơ quan thuộc Chính phủ (các Bộ, Ngành), nhằm hỗ trợ các DN may vùng ĐBSH về mặt chính sách để phát triển ổn định, bền vững trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, các cán bộ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các cơ quan ban ngành, các DN trong việc cung cấp số liệu, các bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên, cựu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội trong việc chia sẻ kinh nghiệm. Tác giả mong muốn, những nghiên cứu trong bản luận án này sẽ đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may trong tương lai./. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. (2016), "Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng may nội của người Việt Nam: nghiên cứu tại huyện Gia Lâm, Hà Nội", Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Số 484/2016), tr.59-62. 2. (2017), "NLCT của các DN dệt may Việt Nam", Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội (Số 11 (54)/2017), tr.39-47. 3. (2019), "Hướng tiếp cận trong nghiên cứu NLCT DN may Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (Số 7/2019), tr.70-79. 4. (2019), “Một số giải pháp nâng cao NLCT của Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2018-2025”, đề tài NCKH cấp cơ sở. 5. (2020), "Phát triển khung lý thuyết về NLCT của các DN may Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (Số 2/2020), tr.69-78. 6. (2021), "Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT DN may tại vùng ĐBSH", Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Số 8-2021). Tr.1116-1128. 7. (2021), "Các tiêu chí đánh giá NLCT DN may (nghiên cứu có đối sánh Trung tâm Sản xuất – Dịch vụ, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội)". Tạp chí Khoa học Xã hội (Tp. Hồ Chí Minh) Số 10 (278), tr.32-42. 8. (2022), "Indigenous Pork Market at Retail Level in Special Restaurants in Northern Vietnam". Greener Journal of Agricultural Sciences. Vol. 12, Issue 1, 2022 pp. 16-28. 9. (2022), "Thực trạng tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã tại Việt Nam: Nghiên cứu điểm tại Sơn La, Đà Nẵng và An Giang". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 11 (534), tr.57-69. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Công Thương, Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 2. Bộ Công Thương (2014), Quyết định số 3218/QĐ-BCT, ngày 11/4/2014 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Tạ Văn Cánh (2020), Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Tập đoàn Dệt May Việt Nam – Giai đoạn 2020-2025 định hướng đến 2030, Đề tài NCKH cấp Tập đoàn. 4. Trần Hữu Cường và các cộng sự (2011), khả năng cạnh tranh của DN nhỏ và vừa ở nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 5. Phạm Văn Dũng (2014), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lê nin (dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 6. Vũ Dương Hòa (2017), Nâng cao NLCT của các DN nhỏ và vừa dệt may Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu thương mại. 7. Nguyễn Hoàng, (2009), Giải pháp nâng cao NLCT xuất khẩu vào thị trường các nước EU của DN dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại. 8. Nguyễn Quang Hồng (2011), Nâng cao NLCT của các DN Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 397, Tr 38-43. 9. Phạm Duy Hưng (2012), Giải pháp nâng cao NLCT cho các DN nhỏ và vừa của Việt Nam. Tạp chí Thương mại, số 13/2012, Tr 12-15. 10. Karl Marx (1978), K. Marx – F. Engels toàn tập, Nhà xuất bản Sự thật. 11. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các DN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Thành Long (2014), Nâng cao NLCT của ngành da giày khi Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, Tạp chí Đại học Công nghiệp số DB 5-17-2014, Tr 103-111. 13. Michael E.Porter (2008), “Lợi thế cạnh tranh”, NXB Trẻ. 14. Michael E.Porter (2009), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Trẻ. 153 15. Micheal E.Porter (1980), Chiến lược cạnh tranh_Competitive Strategy, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 16. P.A Samuelson, W.D.Nordhaus (2007), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục. 17. P Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 18. Tập đoàn dệt may, 2019. 19. Tạp chí Công Thương (2019), nhìn nhận lại năm 2019. 20. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao NLCT của các DN Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 21. Phạm Sỹ Thành (2020), Dệt may Việt Nam: Tác động của Covid-19 và xa hơn nữa, Báo cáo nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc (Mekong – China Strategic Studies Program, MCSS). 22. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Giáo trình Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Lao động. 23. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 795/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến năm 2020”. 24. Thủ tướng Chính phủ (2014), Phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014. 25. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 1137/QĐ-TTg ngày 03/8/2017, Phê duyệt đề án nâng cao NLCT các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 26. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 04/5/2017 Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 27. Lê Hồng Thuận (2017), Báo cáo ngành Dệt May tháng 12/2017, FPT Securities. 28. Bộ Công Thương, 2020. Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Hiệp định CPTPP năm 2019 của các Bộ, ngành, địa phương. Số 696/BCT-ĐB ngày 05/02/2020. 29. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2015-2018. 30. Tổng cục Thống kê, 2020, Niên giám thống kê năm 2019, Công bố ngày 30/6/2020. 154 31. Tổng cục Thống kê, 2020. Tổng hợp số liệu trên website của Tổng cục Thống kê năm 2020 32. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức. 33. Vitas, Báo cáo tổng kết của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) năm 2017, 2018, 2019. 34. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh: dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh VIE/97/016. Tiếng Anh 35. Ash, K. và L. Brink (1992). The Role of Competitiveness in Shaping Policy Choices. Working Paper APD No 92-5, Competitiveness Division, Agrifood Policy Directorate, Policy Branch, Ottawa. 36. Aldington Report, 1985. Report from the Select Committee of the House of Lords on Overseas Trade. London: HMSO. 37. Clusters and Competitive Advantage 38. D’Cruz, J. and Rugman, A., 1992. New Concepts for Canadian Competitiveness. Kodak, Canada. 39. Danida, (2011), “Business - to - Business (B2B)”. 40. Khader, S.A, Competitiveness: Self Assessment Approach. Có tại link: https://fr.scribd.com/document/10209943/Enhancing-Enterprise- Competitiveness-Self-Assessment-Approach. Truy cập ngày 25/12/2017. 41. Hamel và Prahalad, 2006. The Core Competence of Corporation. Harvard Business Review 69(3):275-292 42. Kazmi, S. A. Z., J. Takala, 2014. An Overview of Pakistan’s Textile Sector from Operational Competitive Perspective—A Suggestive Analysis! World Journal of Engineering and Technology, Vol.2 No.2, May 27, 2014 43. Mohd Rosli (2012), “Competitive Strategy of Malaysian Small and Medium Enterprises: An Exploratory Investigation”. 155 44. Micheal E.Porter (1990), The Competitive Advantage of the Nations. https://hbr.org/1990/03/the-competitive-advantage-of-nations, truy cập ngày 28/3/2019. 45. Michael E.Porter (1980), “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors”, The Free Press, New York. 46. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H., 1994. The Assessment of Reliability. Psychometric Theory, 3, 248-292. 47. Prahalad, C.K., Gary Hamel (1990), “The Core Competence of the Corporation,” Harvard Business Review 69(3), pp. 275-292. 48. Peterson, R. A.,1994. A Meta-Analysis of Cronbach's Coefficient Alpha. Journal of Consumer Research, 21, 381-391 49. Nguyen Truong Son & Vo Thi Quynh Nga, 2014. Designing the Explanatory Model for Competitiveness of Apparel Firms in the Key Economic Region of Central Vietnam. South East Asian Journal of Contemporary Business, Economics And Law. Vol. 4 Issue 2 (June 2014) Economy. 50. Van Duren (1991). “Assessing the competitiveness of Canada’s Agrifood Industry”. Canadian Journal of Agricultural Economics. Tài liệu website 51. Vương Đức Anh, 2020, Cơ hội nào cho ngành dệt may Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19, Tạp chí Dệt may và thời trang Việt Nam, số 386 tháng 12/2020. 52. Bộ Công thương, 2016, Quy hoạch Phát triển Công nghiệp Vùng ĐBSH đến năm 2025, Có tại link https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/quy-hoach- phat-trien-cong-nghiep-vung-%C4%91ong-bang-song-hong-%C4%91en-2025- 107871-16.html 53. Bộ Công thương, 2021, EVFTA, Có tại link 54. Ngọc Châu, 2016. Thị trường may nội địa: Thời trang thắng thế, chất liệu lên ngôi. Có tại link dia-thoi-trang-thang-the-chat-lieu-len-ngoi-44574.htm truy cập ngày 01/02/2018; 156 55. Quỳnh Chi, 2019. Cuộc chiến thị phần hàng may. Có tại link https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/42098502-cuoc-chien-thi-phan-hang- may-mac.html truy cập ngày 23/2/2020; 56. Công ty CP may xuất khẩu Ninh Bình, 2018. Lựa chọn sản phẩm may Việt Nam. Có tại link 57. Đức Dũng, 2020, Ngành dệt may đón cơ hội từ Hiệp định RCEP, Thông tấn xã Việt Nam, có tại link https://baotintuc.vn/kinh-te/nganh-det-may-don-co-hoi-tu- hiep-dinh-rcep-20201205173700783.htm 58. Nguyễn Dung, 2020, Đo lường lợi ích của dệt may, nông sản và điện tử của Việt Nam khi tham gia RCEP, Tạp chí Doanh nhân Việt Nam, có tại link https://doanhnhanvn.vn/det-may-nong-san-dien-tu-cua-viet-nam-huong-loi-tu- rcep- 23900.html#:~:text=V%E1%BB%9Bi%20RCEP%20C%C3%B9ng%20v%E1 %BB%9Bi%20gi%C3%BAp,%2C%20New%20Zealand%2C%20Nh%E1%BA %ADt%20B%E1%BA%A3n%2C 59. Forbesvietnam, 2019. Khi lao động giá rẻ không còn là lợi thế. Có tại link: https://forbesvietnam.com.vn/kinh-doanh/khi-lao-dong-gia-re-khong-con-la-loi- the-4089.html, truy cập ngày 12/3/2020. 60. Dương Hưng, 2020, Thực thi RCEP: Lợi ích từ chuỗi cung ứng mới ra sao?, Thư viện pháp luật, Có tại link https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh- RCEP/32508/thuc-thi-rcep-loi-ich-tu-chuoi-cung-ung-moi-ra-sao 61. Hà Phạm (2014), bài viết, “Xây dựng NLCT cho DN Việt”. Có tại link: nang-luc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-viet-72-2.html. 62. Hoàng Xuân Hiệp, 2020, Giải pháp về nguồn nhân lực thời kỳ hậu Covid-19, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, Số 386. 63. Hồng Hạnh, 2020, Chính sách ngành Dệt May của các đối thủ cạnh tranh, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam số 386, tháng 12/2020. 64. truy cập ngày 06/3/2018 65. https://mayxkninhbinh.com/lua-chon-san-pham-may-mac-viet-nam/ truy cập ngày 23/2/2020. 157 66. https://toc.123doc.org/document/872276-1-khai-niem-ve-canh-tranh-nang-luc- canh-tranh-cua-doanh-nghiep.htm truy cập ngày 10/10/2017. 67. https://toc.123doc.org/document/872276-1-khai-niem-ve-canh-tranh-nang-luc- canh-tranh-cua-doanh-nghiep.htm truy cập ngày 19/11/2017. 68. https://vtv.vn/kinh-te/doanh-nghiep-det-may-da-giay-di-tim-nguon-cung- nguyen-lieu-thay-the-20200303085333135.htm truy cập ngày 12/3/2020. 69. https://wikihoidap.org truy cập ngày 06/3/2018 70. https://www.gso.gov.vn truy cập ngày 06/3/2018 71. https://www.saga.vn truy cập ngày 27/5/2018 72. https://www.slideshare.net truy cập ngày 27/5/2018 73. ILO, 2020, Đại dịch Covid-19 với thị trường lao động Việt Nam. 74. N Trà Ngân, 2019. Yếu công nghiệp hỗ trợ, ngành dệt may khó cạnh tranh. Có tại link nganh-det-may-kho-canh-tranh-871629/, truy cập ngày 12/12/2019. 75. Trương Thị Phúc Nguyên, 2021, Ngành dệt may Việt Nam –các hiệp định thương mại tự do hỗ trợ ngành phục hồi sau đại dịch, Có tại link https://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzReport/?tabid=174 76. Q Dương Quang, 2020 Bangladesh: Ngành dệt may nhanh chân lột xác, có tại link: https://maivang.nld.com.vn/kinh-te/bangladesh-nganh-det-may-nhanh- chan-lot-xac-157122.htm. Truy cập ngày 02/02/2021 77. Nguyễn Quỳnh, 2020, Dệt may khẳng định vị thế, hướng mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD, Có tại link: https://cafef.vn/det-may-khang-dinh-vi-the-huong-muc- tieu-xuat-khau-55-ty-usd-20201213102958842.chn Truy cập ngày 14/12/2020. 78. Sở Công thương Hà Nội, 2016, tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo, thông báo được cập nhật trên website: 79. Saga, 2017, Lợi thế cạnh tranh, Có tại link https://www.saga.vn/loi-the-canh- tranh~43059 80. Hoa Trang, 2014. Dệt may Việt Nam lệ thuộc quá lớn vào nguồn vải nhập khẩu. Có tại link https://vtv.vn/kinh-te/det-may-viet-nam-le-thuoc-qua-lon-vao- nguon-vai-nhap-khau--135443.htm truy cập ngày 01/02/2018. 158 81. Lê Tiến Trường, 2020, Quan điểm nhận định và gợi mở tổng quát về các giải pháp lớn cho giai đoạn 2021 -2023, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, Số 386. 82. Lê Tiến Trường, 2020. 25 năm vững bước trong thị trường nhiều biến động. Có tại link: truy cập ngày 30/4/2020. 83. Lê Tiến Trường, 2021, Thông điệp 2021 của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, Số 387. 84. Phạm Văn Tân, 2020, Chuyển đổi số, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam, Số 386. 85. Phạm Văn Thiện, 2020, Tình hình phát triển DN và môi trường kinh doanh khu vực ĐBSH, Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký DN, Có tại link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/599/5211/tinh-hinh-phat-trien- doanh-nghiep-va-moi-truong-kinh-doanh-khu-vuc-dong-bang-song-hong.aspx 86. Tạp chí Công thương, 2019, CPTPP đã tác động tích cực tới ngành dệt may, Có tại link nganh-det-may-62756.htm 87. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2019, CPTPP sẽ tác động thế nào tới từng ngành, Có tại link https://vinatex.com.vn/cptpp-se-tac-dong-the-nao-toi-tung-nganh/ 88. Thu Hoài, 2019. Đến năm 2030, toàn ngành Dệt May Việt Nam phấn đấu đạt 85-90 tỷ USD, Tạp chí Công Thương, có tại link: viet-nam-phan-dau-dat-85-90-ty-usd-67015.htm truy cập ngày 12/3/2020. 89. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 01/11/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. 90. Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022, Quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng, có hiệu lực từ 01/7/2022. 91. Thư viện pháp luật, 2020, 2021 Các bài viết liên quan đến EVFTA, RCEP, CPTPP, có tại link https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-evfta/ 92. Tổng cục Thống kê, 2020, Sách trắng DN Việt Nam 2020. 159 93. Tổng cục Thống kê 2021, Sách trắng DN Việt Nam 2021. 94. VTV24, 2020. DN dệt may, da giày đi tìm nguồn cung nguyên liệu thay thế. 95. WEF, 2020, The Future of Jobs Report 2020, Geneva. Có tại link 96. Website Bộ Công thương Việt Nam, 2022, "Một năm khởi sắc của công nghiệp dệt may Việt Nam". Có tại link https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong- nghiep/nhin-lai-mot-nam-khoi-sac-cua-san-xuat-cong-nghiep-det-may-viet- nam.html 97. Website Tạp chí điện tử VnEconomy, 2022, "Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn ngành dệt may". Có tại link: https://vneconomy.vn/day-manh-kinh-te-tuan- hoan-nganh-det- may.htm#:~:text=Kh%C3%B4ng%20ch%E1%BB%89%20%C4%91%E1%BB %A9ng%20trong%20TOP,USD%207%20th%C3%A1ng%20n%C4%83m%20 2022. 98. Website Tạp chí Thuế Nhà nước, "Ngành dệt may Việt Nam sử dụng 2,5 triệu lao động, xuất khẩu hơn 40 tỷ USD/năm". Có tại link: https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/doanh-nghiep-thi-truong/c8eede9e- cc74-4aab-90cc-935b29a760a1 160 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP Xin kính chào quý doanh nghiệp, nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phiếu này góp phần thu thập các thông tin có liên quan đến hoạt động đang diễn ra tại đơn vị mà ông/bà đang công tác. Tất cả các thông tin ông/bà cung cấp tại Phiếu điều tra này sẽ được bảo mật, ẩn danh, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu nêu trên và sẽ không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác. Xin trân trọng cảm ơn ông/bà và doanh nghiệp./. Tên doanh nghiệp (DN): Địa chỉ: (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) 1 Hà Nội  2 Quảng Ninh  3 Vĩnh Phúc  4 Bắc Ninh  5 Hải Dương  6 Hải Phòng  7 Hưng Yên  8 Thái Bình  9 Hà Nam  10 Nam Định  11 Ninh Bình  Điện thoại: Loại hình DN (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà nước <=50%  DN tư nhân  Công ty CP không có vốn Nhà nước  DN 100% vốn nước ngoài  Loại hình khác  161 1. Ông/bà chia sẻ một số thông tin trên BCTC của DN Chỉ tiêu Số đầu năm (tr.đ) Số cuối năm (tr.đ) A. Tổng tài sản B. Tổng nguồn vốn 1. Nợ phải trả 2. Nguồn vốn chủ sở hữu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 2. Tình trạng lao động tại DN Chỉ tiêu Tỷ lệ % 1. Theo trình độ - Sau đại học - Đại học - Cao đẳng - Phổ thông 2. Theo độ tuổi - Từ 18-25 - Từ 25-35 - Từ 35-45 - Trên 45 3. Theo giới tính - Nam - Nữ 4. Trình độ cán bộ quản lý - Sau đại học - Đại học - Cao đẳng - Phổ thông 3. Tình hình công nghệ Tỷ lệ công nghệ cao trong các công nghệ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN? (%) - Trước 2017 - Sau 2017 Tỷ lệ % xuất xứ các loại máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ DN đang sử dụng? (%) - Nội địa - Châu Á (trừ Trung Quốc) - Trung Quốc - Khác 162 4. Về các sáng kiến, phát minh trong quản lý và sản xuất của DN may? Loại sáng kiến, phát minh Câu trả lời Số lượng sáng kiến trong quản lý và sản xuất của DN Số sáng kiến được phát triển thành phát minh, sáng chế Số lượng bằng phát minh, sáng chế DN đang sở hữu Số lượng bằng phát minh, sáng chế DN đang sở hữu đã đăng ký Số lượng kiểu dáng công nghiệp DN đang sở hữu Số lượng kiểu dáng công nghiệp DN đang sở hữu đã đăng ký DN có bí mật kinh doanh không? Số lượng nhãn hiệu hàng hóa DN đang sở hữu Số lượng nhãn hiệu hàng hóa DN đang sở hữu đã đăng ký DN có tên thương mại không? DN có quan tâm đến chỉ dẫn địa lý không? DN có đăng ký chỉ dẫn địa lý không? 5. Ông/bà đánh giá khả năng hội nhập, hợp tác của DN như thế nào? (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) 6. Tình hình đăng ký và thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại DN (Ông/bà có thể chọn nhiều phương án ở ô bên dưới) Tiêu chuẩn Đăng ký Thực hiện BSCI   WRAP   BETTER WORK   ISO   Khác (TCVN,)   7. DN thường định giá bán của sản phẩm dựa vào tiêu chí nào? (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) Chi phí sản xuất  Tình hình thị trường  Hình ảnh thương hiệu  8. Ông/bà đánh giá về giá bán sản phẩm của mình như thế nào so với mức trung bình thị trường? (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) Nhiều cơ hội  Có cơ hội  Bình thường – Không biết  Ít cơ hội  Không có cơ hội  163 Thấp hơn giá thị trường (định giá thấp)  Ngang bằng với giá thị trường  Cao hơn giá thị trường (định giá cao)  9. Tình hình phân phối sản phẩm của DN? Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ trong nước (%) Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu (%) Số lượng kênh phân phối (kênh) Số lượng trung gian (thành viên) 10. Những hoạt động truyền thông quảng bá nào được DN thực hiện? (Ông/bà có thể chọn nhiều phương án ở ô bên dưới) Quảng cáo qua tờ rơi, TV, áp-phích Có  Không  Quảng cáo qua Internet (website và một số MXH) Có  Không  Khuyến mại Có  Không  Từ thiện, nhân đạo Có  Không  Tài trợ Có  Không  Tổ chức sự kiện Có  Không  11. DN kết nối với khách hàng thông qua những kênh nào? (Ông/bà có thể chọn nhiều phương án ở ô bên dưới) Website Có  Không  Mạng xã hội (Facebook, Zalo,) Có  Không  Email Có  Không  Khác (gặp trực tiếp, qua người quen, tiếp xúc tại cửa hàng, qua trung gian/môi giới, qua hiệp hội dệt may hoặc cơ quan nhà nước) Có  Không  12. Phương thức sản xuất áp dụng tại DN (Ông/bà có thể chọn nhiều phương án ở ô bên dưới) CMT  OEM  FOB cấp I  FOB cấp II  ODM  OBM  164 13. Việc cung ứng nguyên phụ liệu của DN? Tên nguyên phụ liệu Xuất xứ (%) Việc ký kết hợp đồng với nhà cung cấp (%) Trong nước Nước ngoài Trong nước Nước ngoài Nguyên liệu Phụ liệu 14. Tiềm năng của DN (Ông/bà vui lòng tích vào một trong số các ô bên dưới) Đánh giá về thị phần của DN trong 3 năm trở lại đây Tăng  Ổn định  Giảm  Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của các DN Tăng  Ổn định  Giảm  Nhận định về vị thế cạnh tranh của DN trong thời gian tới Tăng  Ổn định  Giảm  15. Ông/bà đánh giá như thế nào về NLCT của DN? : Rất không đồng ý; : Không đồng ý; : Không ý kiến; : Đồng ý; : Rất đồng ý Tiêu chí Đánh giá 1 Nguồn lực tài chính của DN mạnh  2 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của DN tốt  3 Năng lực công nghệ của DN tốt  4 Năng lực quản trị, hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược của DN cao  5 Tài sản trí tuệ của DN lớn  6 Hoạt động marketing của DN tốt  7 Phương thức sản xuất của DN là phù hợp  8 DN kiểm soát tốt nguồn cung ứng  9 Lợi nhuận của DN được đảm bảo  10 Thị phần của DN ổn định  11 Tốc độ tăng trưởng của DN ổn định  16. Ông/bà đánh giá như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN? : Rất không đồng ý; : Không đồng ý; : Không ý kiến; : Đồng ý; : Rất đồng ý Tiêu chí Đánh giá 1 Các DN may liên kết, hình thành các hiệp hội để gia tăng lợi thế cạnh tranh  2 DN may có nhiều đối tác trong và ngoài nước  165 3 Thương hiệu của sản phẩm may đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.  4 Sản phẩm của DN phù hợp với thị hiếu của khách hàng  5 Thị trường nguyên phụ liệu ngày càng minh bạch hơn với số l lượng nhà cung cấp nhiều hơn  6 Khai thác nguồn cung nguyên phụ liệu cạnh tranh hơn, dồi dào hơn.  7 Hạn chế được nhiều rủi ro, bị tác động từ các nhà cung cấp cũ.  8 DN may chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu  9 Giá cả có tính cạnh tranh  10 Chất lượng sản phẩm tốt, dần có chỗ đứng trên thị trường  11 Chi phí sản xuất có tính cạnh tranh  12 DN dành nhiều ngân sách cho chi phí quảng cáo, khuyến mãi.  13 Thu nhập tăng, dẫn đến nhu cầu khách hàng ngày càng cao  14 Hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội mở rộng thụ trường cho các DN  15 CNHT trong nước phát triển  16 Thiết chặt quản lý và bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu lớn  17 Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết tạo cơ hội cho DN gia nhập thị trường  18 Bối cảnh kinh doanh mới đòi hỏi DN phải áp dụng quy tắc xuất xứ minh bạch  19 Quy định về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường ngày càng được thiết chặt  20 Xu hướng tiêu dùng hàng "Made in Vietnam" của người tiêu dùng.  21 DN hiểu thị hiếu người tiêu dùng địa phương  22 Công nghệ thông tin góp phần tăng khả năng tiếp cận và tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu  23 DN đầu tư nhiều vào công nghệ mới  24 Công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi DN cần thích nghi và có chiến lược đầu tư.  25 Các DN may liên kết, hình thành các hiệp hội để gia tăng lợi thế cạnh tranh  Xin cảm ơn sự chia sẻ của ông/bà và sự giúp đỡ của quý DN./. 166 PHỤ LỤC 2 CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG Sử dụng cho các chuyên gia trong buổi phỏng vấn nhóm tập trung. 1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thực trạng ngành may ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSH nói riêng? 2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về NLCT DN may vùng ĐBSH? 3. Ông (bà) cho ý kiến về khung phân tích về NLCT DN may vùng ĐBSH? Tài chính Khách hàng (Người mua) Nhân lực Nhà cung cấp (Người bán) Công nghệ Đối thủ cạnh tranh Năng lực quản lý và điều hành Tài sản trí tuệ Các chính sách marketing (4P) Phương thức sản xuất Môi trường kinh tế Quản lý nguồn cung ứng Môi trường chính trị, pháp luật Môi trường văn hóa, xã hội Lợi nhuận Môi trường công nghệ Thị phần Tốc độ tăng trưởng NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MAY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1. Tài sản cạnh tranh Môi trường vi mô 2. Tiến trình cạnh tranh Môi trường vĩ mô 3. Kết quả cạnh tranh 4. Theo ông (bà) có những tiêu chí nào để đánh giá NLCT DN may? 5. Theo ông (bà) có những Yếu tố ảnh hưởng NLCT DN may vùng ĐBSH? 6. Xin ông bà cho biết ý kiến của mình về các thang đo sử dụng trong bảng hỏi để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT DN may vùng ĐBSH? 7. Với số lượng DN được phân bổ trên các tỉnh và theo các loại hình sở hữu, việc lực chọn mẫu điều tra nên được phân bổ như thế nào? 8. Ông (bà) cho biết các điểm mạnh, điểm yếu của các DN NLCT DN may vùng ĐBSH? 9. Ông (bà) cho biết các cơ hội và thách thức mà các DN NLCT DN may vùng ĐBSH đang gặp phải? 10. Ông (bà) có nhưng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường NLCT DN may vùng ĐBSH? 167 PHỤ LỤC 3 Bảng 4.8. Tỷ lệ VCSH của DN đang hoạt động % Bình quân 2017 2018 Bình quân giai đoạn giai đoạn 2011-2015 2016-2018 CẢ NƯỚC 31,5 28,4 32,4 30,5 ĐBSH 32,0 28,3 36,2 32,5 Hà Nội 30,9 25,8 35,2 30,9 Quảng Ninh 24,2 26,2 26,9 25,9 Vĩnh Phúc 52,1 41,8 40,6 42,6 Bắc Ninh 49,7 41,3 50,2 46,7 Hải Dương 31,9 29,7 40,0 33,2 Hải Phòng 28,1 29,2 36,3 32,3 Hưng Yên 33,9 34,5 35,1 34,9 Thái Bình 30,9 32,5 35,5 32,9 Hà Nam 37,6 38,4 35,8 37,3 Nam Định 43,6 40,4 43,1 41,8 Ninh Bình 33,2 34,2 33,4 34,1 Trung du và miền núi phía Bắc 33,7 41,4 45,5 42,3 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 37,8 36,6 36,7 36,4 Tây Nguyên 43,2 41,9 42,5 41,2 Đông Nam bộ 37,4 38,0 40,1 38,9 Đồng bằng sông Cửu Long 33,4 33,2 35,2 34,7 Không phân vùng 14,7 12,0 13,3 12,8 (Nguồn: Sách trắng DNVN và tổng hợp của tác giả, 2020) 168 PHỤ LỤC 4 Bảng 4.9. Chỉ số quay vòng vốn Lần Bình quân 2017 2018 Bình quân giai đoạn giai đoạn 2011-2015 2016-2018 CẢ NƯỚC 0,7 0,7 0,6 0,7 ĐBSH 0,7 0,7 0,7 0,7 Hà Nội 0,5 0,5 0,5 0,5 Quảng Ninh 1,0 1,0 1,1 1,0 Vĩnh Phúc 1,7 1,6 1,6 1,6 Bắc Ninh 2,3 1,9 1,8 1,8 Hải Dương 1,0 1,2 1,3 1,2 Hải Phòng 1,0 1,2 1,1 1,2 Hưng Yên 0,9 1,3 1,2 1,1 Thái Bình 1,1 0,7 0,9 0,9 Hà Nam 1,0 1,0 1,0 1,0 Nam Định 0,9 1,0 1,0 1,0 Ninh Bình 0,9 0,9 1,1 1,0 Trung du và miền núi phía Bắc 1,1 1,3 1,3 1,3 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 1,0 0,7 0,7 0,7 Tây Nguyên 1,0 1,0 0,9 1,0 Đông Nam bộ 0,8 0,9 0,8 0,9 Đồng bằng sông Cửu Long 1,3 1,1 1,1 1,1 Không phân vùng 0,2 0,2 0,2 0,2 (Nguồn: Sách trắng DNVN và tổng hợp của tác giả, 2020) 169 PHỤ LỤC 5 Bảng 4.10. Mật độ DN đang hoạt động trên 1000 dân DN; % 2017 2018 2019 Chỉ số phát triển Năm 2019 Bình quân so với giai đoạn năm 2018 2017-2019 CẢ NƯỚC 13,6 14,7 15,4 105,0 106,5 ĐBSH 20,2 21,6 22,8 105,2 106,0 Hà Nội 39,2 41,1 43,0 104,6 104,7 Quảng Ninh 12,4 13,1 13,7 104,3 105,3 Vĩnh Phúc 10,3 11,6 12,1 104,3 108,4 Bắc Ninh 14,8 16,9 17,2 101,6 107,8 Hải Dương 8,7 9,6 11,2 116,6 113,6 Hải Phòng 20,9 22,5 20,5 91,2 99,2 Hưng Yên 9,9 10,9 11,9 109,9 110,0 Thái Bình 5,3 5,7 5,8 102,1 105,4 Hà Nam 8,6 9,6 10,1 105,7 108,3 Nam Định 5,7 6,1 6,6 107,8 108,0 Ninh Bình 7,5 8,5 9,2 108,7 111,2 Trung du và miền núi phía Bắc 4,1 4,5 4,7 104,8 106,3 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 8,6 9,3 9,8 105,4 106,4 Tây Nguyên 5,4 5,7 6,1 107,9 106,4 Đông Nam bộ 31,0 34,0 33,7 99,1 104,2 Đồng bằng sông Cửu Long 5,3 5,7 6,1 106,7 106,7 (Nguồn: Sách trắng DNVN và sự tổng hợp của tác giả, 2020) 170 PHỤ LỤC 6 Bảng 4.12. Thu nhập bình quân lao động Nghìn đồng/tháng; % Bình quân 2017 2018 Chỉ số phát triển giai đoạn Năm 2018 BQ giai đoạn 2011-2015 so với 2016-2018 so với năm 2017 BQ giai đoạn 2011-2015 CẢ NƯỚC 5882 8269 8816 106,6 139,7 ĐBSH 5780 8196 8998 109,8 141,7 Hà Nội 6309 9192 10111 110,0 144,1 Quảng Ninh 7194 8293 9499 114,6 119,0 Vĩnh Phúc 5365 7817 8463 108,3 144,2 Bắc Ninh 6306 8982 9456 105,3 142,1 Hải Dương 4932 6944 7596 109,4 144,1 Hải Phòng 5033 7037 8181 116,3 146,7 Hưng Yên 5027 7603 8155 107,3 147,6 Thái Bình 3568 5112 5913 115,7 146,6 Hà Nam 4318 6810 6808 100,0 153,5 Nam Định 3512 5457 5719 104,8 153,0 Ninh Bình 4128 5439 5810 106,8 132,3 Trung du và miền núi phía Bắc 4548 6960 7233 103,9 154,0 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 4287 5953 6317 106,1 138,5 Tây Nguyên 4453 5476 5745 104,9 122,7 Đông Nam bộ 6447 9218 9690 105,1 140,7 Đồng bằng sông Cửu Long 4468 6178 6755 109,3 140,5 (Nguồn: Sách trắng DNVN và sự tổng hợp của tác giả, 2020 [95]) 171 PHỤ LỤC 7 Bảng 4.15. Số vốn bình quân trên 1 lao động Triệu đồng; % Bình quân 2017 2018 Chỉ số phát triển giai đoạn Năm 2018 BQ giai đoạn 2011-2015 so với 2016-2018 so với năm 2017 BQ giai đoạn 2011-2015 CẢ NƯỚC 1558 2173 2517 115,8 142,5 ĐBSH 1592 2213 2445 110,5 136,1 Hà Nội 2215 3196 3515 110,0 139,8 Quảng Ninh 1168 1838 2064 112,3 155,5 Vĩnh Phúc 860 1172 1345 114,8 140,7 Bắc Ninh 1183 1734 1989 114,7 146,8 Hải Dương 685 791 780 98,6 113,8 Hải Phòng 920 1236 1488 120,4 140,5 Hưng Yên 824 1160 1401 120,8 142,9 Thái Bình 386 841 833 99,2 187,6 Hà Nam 736 1034 1183 114,4 139,7 Nam Định 557 674 731 108,6 121,6 Ninh Bình 860 1370 1477 107,8 155,9 Trung du và miền núi phía Bắc 691 1174 1332 113,4 170,9 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 793 1230 1564 127,2 164,8 Tây Nguyên 899 1494 1686 112,8 162,0 Đông Nam bộ 1462 1609 1968 122,3 118,0 Đồng bằng sông Cửu Long 880 1126 1244 110,5 125,9 Không phân vùng 10804 20789 22488 108,2 192,3 (Nguồn: Sách trắng DNVN và tổng hợp của tác giả, 2020) 172 PHỤ LỤC 8 Bảng 4.16. Hiệu suất sử dụng lao động Lần Bình quân 2017 2018 Bình quân giai đoạn giai đoạn 2011-2015 2016-2018 CẢ NƯỚC 15,5 14,7 15,3 14,9 ĐBSH 16,3 16,0 16,0 15,8 Hà Nội 15,8 14,2 13,6 14,1 Quảng Ninh 13,0 17,9 19,1 17,7 Vĩnh Phúc 22,2 19,8 20,7 20,2 Bắc Ninh 36,2 29,8 30,8 29,4 Hải Dương 11,2 11,2 11,2 10,9 Hải Phòng 14,5 17,9 17,0 16,8 Hưng Yên 12,8 16,0 16,9 14,6 Thái Bình 10,1 10,0 11,1 10,2 Hà Nam 13,9 12,1 14,5 12,5 Nam Định 12,0 10,0 10,3 10,2 Ninh Bình 14,9 17,8 22,7 19,6 Trung du và miền núi phía Bắc 14,1 18,4 19,4 18,2 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 15,1 12,8 14,3 13,5 Tây Nguyên 17,4 21,6 22,3 21,7 Đông Nam bộ 14,9 13,1 13,9 13,5 Đồng bằng sông Cửu Long 20,5 16,4 16,3 16,6 (Nguồn: Sách trắng DNVN và tổng hợp của tác giả, 2020) 173 PHỤ LỤC 9 Bảng 4.27. Tổng hợp và so sánh lợi nhuận trước thuế của các địa phương Tỷ đồng; % Bình quân 2017 2018 Chỉ số phát triển giai đoạn Năm 2018 BQ giai đoạn 2011-2015 so với 2016-2018 so với năm 2017 BQ giai đoạn 2011-2015 CẢ NƯỚC 458189 877534 895560 102,1 180,8 ĐBSH 149666 284095 299726 105,5 172,7 Hà Nội 85951 129363 144662 111,8 140,4 Quảng Ninh 1835 8654 6412 74,1 372,5 Vĩnh Phúc 14236 27816 35504 127,6 215,3 Bắc Ninh 39473 83570 78434 93,9 178,7 Hải Dương 5227 12424 15279 123,0 232,5 Hải Phòng 473 9490 10701 112,8 1936,4 Hưng Yên 1709 10506 8510 81,0 400,4 Thái Bình -496 635 -813 1,8 Hà Nam 624 1742 1659 95,3 262,2 Nam Định 372 1078 181 16,8 130,5 Ninh Bình 262 -1182 -803 68,0 Trung du và miền núi phía Bắc 12403 73251 60172 82,1 517,2 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 14341 31992 16168 50,5 185,0 Tây Nguyên 4103 6810 265 3,9 90,6 Đông Nam bộ 204830 313252 325028 103,8 150,7 Đồng bằng sông Cửu Long 22998 41929 48804 116,4 198,9 Không phân vùng 49850 126206 145398 115,2 242,9 Ghi chú: Những trường hợp lợi nhuận mang dấu (-) sẽ không cho chỉ số phát triển năm 2018 so 2017 không chính xác nên chỉ số trong biểu này quy ước để trống " ".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_luc_canh_tranh_cua_cac_doanh_nghiep_may_vung_do.pdf
  • doc3. Trich yeu_LY THU CUC.doc
  • pdfQD_LyThuCuc.pdf
  • pdfTT LyThuCuc.pdf
Luận văn liên quan