Bước vào đầu thế kỷ XX, nhờ những điều kiện văn hóa lịch sử mới, nền văn học
Việt Nam phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ. Trong Nhà văn hiện đại, nhà nghiên
cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Ở nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người".
Với một tốc độ vận động như vậy của văn học Việt Nam từ 1932 đến 1945, không
một cây bút nào dẫu là tài năng, đủ sức đứng đầu ở tất cả các chặng đường văn học. Vì thế
cuộc cách tân văn học là một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ nhà văn. Nếu như Nhất Linh,
Khái Hưng và những người anh em của họ trong Tự lực văn đoàn đã nhận được bó đuốc duy
tân từ tay Hoàng Ngọc Phách, thì họ cũng sẵn sàng trao lại nó, ở một chặng khác, cho những
đồng nghiệp luôn trăn trở với công cuộc săn tìm cái Đẹp, khám phá thế giới nội tâm đầy bí ản
của con người.
174 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với
những hành vi ứng xử mới.
Một đêm trăng Dũng cùng Loan đi dạo trên đƣờng phố, chỉ một chút chạm nhẹ của tà
áo Loan đã đƣa Dũng về với những kỷ niệm, mơ ƣớc, thúc đẩy Dũng nói với Loan những lời
yêu đƣơng (tiếc thay nếu nhƣ Loan không đòi về ngay lúc ấy).
"Ánh trăng đƣơng mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đƣa tà áo Loan khẽ chạm vào tay khiến
Dũng sực nghĩ mình đi sát bên Loan quá. Chàng nhớ đêm hôm lễ thọ và cái mơ ƣớc đƣợc đi
chơi với Loan trong vƣờn cỏ thơm, gió đƣa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay êm nhƣ một
cánh bƣớm... Dũng không dám quay mặt nhìn Loan; chàng chỉ thấy bên chàng có một bóng
trắng hoạt động nhẹ và thơm, lúc sáng hẳn lên dƣới ánh trăng, lúc mờ đi trong bóng cây lƣa
thƣa. Dũng nghe rõ tiếng chân bƣớc của Loan nhịp nhàng xen với tiếng chân chàng bƣớc.
Quả tim chàng đập mạnh... Chàng trông thấy trƣớc mặt bàn tay
140
hơi run của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tƣởng
ngây ngất đƣợc thấy đôi môi Loan mềm và thơm nhƣ hai cánh hoa hồng, bao nhiêu thèm
muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy" [17, 119].
Trong một khoảnh khắc thời gian, nhân vật đã sống cùng một lúc với rất nhiều thời
điểm khác nhau: ngày lễ thọ, ngày Dũng sang nhà Loan hái đậu ván, một ngày chủ nhật Loan
- Dũng không hẹn mà gặp ở nhà Thảo. Những thời điểm đó cho thấy cái tình e ấp của họ,
cảm xúc đang đầy nhƣng đều diễn ra trong im lặng của mơ ƣớc thầm kín. Thời gian, kỷ niệm,
kết hợp với không gian huyền ảo của đêm trăng, kết hợp với cảm giác êm dịu của một va
chạm nhẹ bởi làn gió, khiến cho nhân vật Dũng muốn bƣớc qua ranh giới tình bạn thuở thiếu
thời.
Tƣơng tự nhƣ vậy, lúc chuẩn bị vƣợt biên giới, trong tâm trí Dũng chợt nảy ra mong
muốn, dù là tuyệt vọng, đƣợc gặp lại Loan, bởi vì "Dũng nhớ lại cái vui sƣớng đầu tiên khi
biết mình yêu Loan bốn năm trƣớc đây" khi nhìn thấy tấm áo lụa trắng của Loan phơi trên
dây. "Không lúc nào nhƣ lúc này, Dũng lại thấy tấm áo trắng bay trong gió, hình ảnh nỗi vui
xƣa của chàng hiện ra rõ rệt nhƣ thế" [17, 201]. Đó là sự hiển hiện của "giây phút chạnh
lòng" khi ngƣời tráng sĩ "tạm nghỉ bƣớc gian nan" trên đƣờng gió bụi. Giây phút ấy khiến cho
ngƣời đọc sống cùng nhân vật trong một nỗi niềm cảm thông và không khỏi liên tƣởng tới
những câu thơ giã biệt trong Thơ mới, bởi độ dồn nén của cảm xúc trong từng câu chữ: xuân
Diệu với Viễn khách ("Nƣớc đƣợm màu ly biệt, Trời vƣơng hƣơng biệt ly"), Huy Cận với
Đẹp xưa ("Dừng cƣơng nghỉ ngựa non cao, Dặm xa lữ thứ kẻ nào héo hon") và Vạn lý tình
("Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt, Xa nhau chỉ biết nhớ với ngày"); Thái Can với Trông chồng
("Vó ngựa trập trùng lên ải Bắc, Tuyết sƣơng lạnh lẽo giá râu mày"), Thâm Tâm với Tống
biệt hành (Ly khách! Ly khách! Con
141
đƣơng nhỏ, Chí nhớn chƣa về bàn tay không"), Phan Văn Dật với Tiễn đưa ("Ngày mai chàng
lên đƣờng, thân gió bụi tuyết sƣơng")...v.v... v.v...
"Sự chồng chất về lƣợng của những hồi ức, những kỷ niệm" cũng khiến cho trong
nhân vật Nam nảy sinh những tình cảm mới. Đó là khi Nam nghĩ về ý nghĩa của đôi hòm da
đen trong đám cƣới của mình - "Cái hòm da tàu chỉ là một biểu hiện của đám cƣới, và sẽ là
một kỷ niệm cho đôi vợ chồng sau này mỗi khi ngắm nó lại nhớ đến cái ngày sung sƣớng lấy
nhau" [10, 142]. Nam bắt đầu rà soát lại các quan niệm trƣớc đây của mình: xƣa nay chàng ít
nghĩ sâu xa tới ý nghĩa của một vật, không thấy việc gì là quan trọng, không thấy việc gì là
thiêng liêng. Từ đó chàng thấy triết lý của mình bắt đầu lung lay và cần phải thay đổi.
Với Trƣơng cũng vậy, ngày ra tù, cảm giác đầu tiên của chàng là niềm vui sƣớng
đƣợc gặp mặt Thu. Nhƣng "chàng ngửng nhìn trời qua những cành long não lá non và trong;
chàng thấy mình nhƣ trở lại hồi còn bé dại, lâng lâng nhẹ nhàng tƣởng mình vẫn còn sống
một đời ngây thơ trong sạch và bao nhiêu tội lỗi của chàng tiêu tan đi đâu mất hết. Vòm trời
trên cao lúc đó, Trƣơng nhận thấy thân mật, êm dịu nhƣ vòm trời ở phía sau nhà đã bao lần
chàng nhìn thấy mỗi khi ra thăm vƣờn rau của mẹ chàng. Sự liên tƣởng gợi chàng nghĩ đến
Nhân và miếng đất năm mẫu chàng đã viết giấy nhƣờng cho bà Thiêm" [18, 177]. Vì vậy,
chàng nảy ra ý định: "Tốt hơn hết là về làng lấy Nhân làm vợ" [18, 178]. Trôi miên man
trong dòng liên tƣởng, nhân vật đã liên tiếp chuyển từ dự định này sang dự định khác khiến
cho quá trình tâm lý của nó đầy những ngả rẽ bất ngờ. Trƣớc đó cũng vậy, Trƣơng đã cố gắng
để xa Thu đƣợc 6 tháng vì sợ làm phiền, nhƣng chỉ có duy nhất một lần nhìn cảnh vƣờn nắng
"chắc không bao giờ chàng quên đƣợc cái cảnh vƣờn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh
ánh sáng và màu vàng của một bông hoa
142
chuối tây nở ở góc giậu. Hình nhƣ trời nắng ở bên kia thế giới", chàng liền nhớ ngay tới một
kỷ niệm cũng gắn với cảnh trời nắng và có cảm giác "hình nhƣ Thu vừa mới đi ngang khu
vƣờn nắng ngoài cửa sổ" [18, 82, 83], lập tức nảy ra ý định rời quê lên Hà Nội để gặp Thu.
Ngoài việc miêu tả sự vận động trong quá trình tâm lý nhân vật, hoàn cảnh cảm hứng
với những biểu hiện tƣơng hợp giữa con ngƣời và ngoại cảnh còn có tác dụng khắc họa rõ nét
những khoảnh khắc khó quên trong đời sống tình cảm của nhân vật. Ban đầu, ngoại cảnh
đƣợc miêu tả nhƣ một nguyên cớ gợi cảm xúc, nhƣng sau đó, cảm xúc dần dần đƣợc đƣa lên
bình diện thứ nhất. Vì vậy, đây không hoàn toàn là chuyện tả cảnh ngụ tình mang đậm tính
chất ƣớc lệ trong văn chƣơng cổ điển, mà là chuyện con ngƣời tự khám phá tâm hồn mình khi
các vùng cảm giác tiềm ẩn đâu đó có dịp giãi bãy, phơi trải. Vì vây, ngoại giới nhƣ bị tan
biến đi, nhòe dần đi trong cảm giác (...). Nhân vật Nhất Linh chiếm lĩnh thiên nhiên, ngoại
giới bằng cảm giác, đồng hóa thiên nhiên trong cảm giác, trong một thế giới nội tâm phong
phú và tinh tế" [62, 46, 47]. Để thể hiện mối giao cảm đó, Nhất Linh và Khái Hƣng, nhƣ
Đặng Tiến đã phát hiện ra, sử dụng một chữ như làm môi giới giữa sắc và không, thực tế và
cảm giác, ngoại giới và nội tâm: "Tâm hồn Nhất Linh giao thoa giữa trăm ngàn mùi hƣơng
(...). Hƣơng là bản chất của thực tế nhƣng của một thực tế không còn cụ thể nữa mà đang
vƣợt cụ thể để trở thành trừu tƣợng. Hƣơng là bản chất của ngoại giới nhƣng của một ngoại
giới không còn vị trí nữa mà đang tan thành cảm giác" [Theo 62, 46]. Điều này đƣợc thể hiện
tập trung trong Đôi bạn, tạo ra chất thơ bàng bạc khắp tác phẩm.
"Mùi hoa khế đƣa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là
hƣơng thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hƣơng lạ để đánh dấu một khoảng thời khắc
qua trong đời: Dũng thấy trƣớc rằng độ mƣời năm sau, thứ hƣơng đó sẽ gợi chàng nhớ đến
bây giờ, nhớ đến phút chàng
143
đƣơng đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy, chàng thấy nó sẽ ghi mãi ở trong
lòng chàng cũng như hƣơng thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vƣờn
cũ" [17, 33].
Dũng có cảm giác êm ả lạ lùng và cái quán hàng trong đó có Loan ngồi chàng tưởng
như một chốn ấm áp để chàng đƣợc cách biệt hẳn cuộc đời mà chàng thấy nhiều phiền muộn,
buồn bã như buổi chiều mờ sƣơng thu ngoài kia" [17, 38],
"Dũng có cảm tƣởng rằng thời khắc ngừng hẳn lại, ánh nắng lấp lánh trên lá cây cũng
thôi không lấp lánh nữa. Lòng chàng thốt nhiên êm ả lạ lùng; chàng và cả cảnh vật chung
quanh như không có nữa, chỉ là một sự yên tĩnh mông mênh, trong đó tiếng Loan vang lên
nhƣ có một nàng tiên đƣơng gieo những bông hoa nở" [17, 62].
"Hai ngƣời đi qua một quãng đƣờng nức mùi thơm của một cây bƣởi gần đó. Trời im
gió nên đi ra khỏi chỗ hƣơng thơm, hai ngƣời tưởng như vừa ra khỏi một đám sƣơng mù
bằng hƣơng thơm của hoa bƣởi đọng lại"[17, 80].
"Bóng chiều sẫm dần dần, không khí mỗi lúc một trong hơn lên, trong như không có
nữa, mong manh như sắp tan đi để biến thành bóng tối. Một mùi thơm nhẹ thoảng đƣa, hƣơng
thơm của tóc Loan hay hƣơng thơm của buổi chiều?" [17,104].
"Ánh nắng trên lá thông lóe ra thành những ngôi sao, tiếng thông reo như tiếng biển
xa, đều đều không ngớt; Dũng có cái cảm tƣởng rằng cái tiếng ấy đã có từ đời kiếp nào rồi
nhƣng đến nay còn vƣơng lại âm thầm trên lá thông" [17, 182].
Sự vận động chuyển đổi vị trí giữa ngoại cảnh và tâm cảnh trong khi miêu tả một
khoảng khắc tâm trạng nhân vật nhằm bộc lộ sự phong phú trong thế giới cảm xúc con ngƣời
chính là thứ "nghệ thuật mới sắc sảo và huyền diệu" (Trƣơng Chính) mà Tự lực văn đoàn đã
đạt đƣợc từ tác phẩm đầu tay -
144
Hồn bướm mơ tiên. Chúng tôi thấy rằng cần phải nhắc tới cảnh lá rụng ở phần kết tác phẩm
này để khẳng định rõ hơn những gì đã đƣợc tiếp tục hoàn thiện trong một số tác phẩm sau nó
mà chúng tôi đã giới thiệu trên đây.
Đầu tiên, cảnh cũng mới chỉ là một yếu tố khơi gợi liên tƣởng tạo cảm xúc: "Lan ngồi
sƣởi dƣới ánh nắng thì thầm đọc kinh, thỉnh thoảng lại đặt quyển sách xuống ngơ ngác nhìn.
Tiếng lá rụng trên vƣờn sắn nhƣ có mãnh lực gì khiến Lan ôn lại những mẩu đời dĩ vãng, Lan
nhắm mắt, trong trí lại tƣởng tƣợng ra cái cảnh lá rụng khi đi sang chùa Long Vân, cái cảnh
bên bờ suối mấy gốc thông già, chiều hiu hắt, lá thông khô, theo giòng suối trôi đi...". Đó là
tiếng lá rụng còn mang hình thái của cảnh vật thiên nhiên riêng biệt, trong một hoàn cảnh cụ
thể: "lá vàng rơi lác đác", "tiếng lá tí tách trên bờ rào khô". Nhƣng từ tiếng lá rụng lần thứ ba
trở đi đến lần thứ bảy, nó chỉ còn là một ấn tƣợng trừu tƣợng, tách biệt khỏi nền không gian,
không còn hình dáng vật chất nữa, mà chỉ còn lại âm thanh, nhƣ những nốt nhạc điểm xuyết
cho lời tâm tình của Lan và Ngọc. Tiếng lá rụng ấy chỉ xuất hiện khi cặp tình nhân ngừng lời,
giữa họ tồn tại một khoảnh khắc yên lặng. Nó trở thành một sự đồng vọng, là tiếng ngân của
nỗi lòng bối rối, thảng thốt của cặp tình nhân khi sắp phải chia ly. Tiếng lá rụng cuối cùng
với chút "gió chiều hiu hiu", "tiếng chuông chiều thong thả sắp rơi vào quãng êm đềm tĩnh
mịch" là dƣ âm buồn lắng đọng của nỗi cô đơn trong Lan. Trần Văn Nam gọi đó là "những
tiếng vọng đi vào tâm tƣởng. Dù là kỹ thuật lộ liễu, đoạn văn mô tả giờ tạm biệt của Khái
Hƣng vẫn là một đoạn văn bất hủ" [62, 169].
3.3.2.3. Phân tích tâm lý
Trong tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hƣng xuất hiện hiện tƣợng tâm lý không xuôi
chiều: tâm lý không chỉ đƣợc miêu tả một lần thoáng qua mà còn đƣợc nhìn nhận, đánh giá
bởi chính nhân vật, tạo nên những trang phân tích tâm lý có chiều sâu. Cách miêu tả trùng
điệp nhƣ vậy đã khiến tâm lý
145
nhân vật hiện lên qua những nét khắc họa, nốt nhấn. Những biểu hiện tâm lý cũng trở nên bất
ngờ với chính nhân vật, khiến nó đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Vì vậy, tác giả
thƣờng dùng những cụm từ "lấy làm ngạc nhiên", "lấy làm xấu hổ", "tự thẹn", "lấy làm lạ",
"thấy mình dối trá", "thấy mình không thành thực" "thấy mình tầm thƣờng", "thấy khổ sở vô
cùng"... để miêu tả nhân vật.
Sự xuất hiện với một tần số lớn những cụm từ trên cho thấy rằng tuy thủ pháp nghệ
thuật này không mới mẻ gì so với Truyện Kiều và Tố Tâm, nhƣng tác giả đã có ý thức rõ rệt
để cho tâm lý nhân vật tự thân vận động, phát triển với những ngả rẽ bất ngờ..
Tác giả thể hiện nghệ thuật phô diễn tâm tƣ trong nhiều cảnh ngộ khác nhau, đặc biệt
lúc nhân vật viết thƣ. Lúc đó, hoặc nhân vật tự mình hóa thân vào ngƣời khác, mƣợn suy
nghĩ, tình cảm của ngƣời khác để thể hiện hoặc nhân vật tự phân thân, đọc lại những gì mình
đã viết và đánh giá nó. Lúc này, cùng một thời điểm, ngƣời đọc có thể đọc đƣợc cả những gì
nhân vật viết và những gì nó nghĩ, sự phức tạp trong tình cảm của nhân vật vì thế càng đƣợc
thể hiện rõ nét. Tác giả không quan tâm lắm tới nội dung bức thƣ mà thƣờng quan tâm tới
thái độ của nhân vật khi viết thƣ, đó là những lúc nó không cần thành thực về tình cảm mà
chỉ cần có vẻ thành thực. Để có đƣợc vẻ thành thực ấy, Nam (Đẹp) phải đặt mình vào hoàn
cảnh một nhà tiểu thuyết đang "khiến ngƣời chồng gửi một bức thƣ cho vợ để tỏ rằng vợ đã
lầm, đã ngờ vực vô lý để bộc bạch những tính tình tốt đẹp, ngay thẳng, thành thực của mình"
[10, 204]. Nhƣng đến lúc, thƣ viết đến đoạn thành thực nhất, tức là vô tình đã thể hiện đúng
tình cảm của Nam với Trinh, cô bạn bị vợ Nam ngờ vực, thì Nam bỗng ngừng lại, bởi vì Nam
thấy nó không xuôi, nó tỏ ra quá âu yếm đối với Trinh, vậy chẳng khác nào đổ dầu vào lửa.
Khi tự nhủ "không đả động đến Trinh", chính là lúc Nam nghĩ đến Trinh nhiều nhất, cảm
thấy Trinh đáng yêu nhất,
146
và nhận thức đƣợc rõ nhất rằng mình không hoàn toàn thờ ơ với Trinh hoặc chỉ coi Trinh nhƣ
một cô em gái vậy. Nhƣ vậy, việc nhập vai vào ngƣời khác để viết thƣ đã giúp cho nhân vật
tự nhận ra sự phức tạp trong tình cảm của mình.
Với nhân vật Trƣơng (Bướm trắng), sự phân thân khi viết thƣ cho Thu khiến ngƣời
đọc thấy rõ thái độ của Trƣơng đối với những gì mình đã viết. Trong khi viết, chàng ta thừa
biết mình dối trá nhƣng cố viết cho có vẻ thành thực, rồi có lúc bản thân Trƣơng lại tin vào sự
thành thực của những gì mình đã viết. Tất cả những điều đó đƣợc bộc lộ qua sự không hòa
nhịp giữa hai chủ thể kẻ viết và kẻ đọc cùng tồn tại trong con ngƣời Trƣơng.
"Chàng lật giấy đọc lại từ đầu. Đọc lại những đoạn mới bịa ra và nói quá thêm,
Trƣơng hơi ngƣợng nhƣng chàng tự chủ ngay:
- Bịa hay không bịa thì cần gì. Điều cần nhất là mình có yêu Thu không? Nếu mình
chân thật yêu thì bịa gì đi nữa mình cũng vẫn chân thật.
Chàng xóa thật kỹ câu: anh vừa khóc vừa viết câu này vì chàng thấy vô lý; ngồi ở
giữa nhà khóc thế nào đƣợc; có khóc là khóc tối hôm qua nhƣng đó là chuyện khác. Trƣơng
sợ nhất những câu có thể để cho Thu tƣởng lầm rằng chàng giả dối" [18, 57-58].
Kẻ viết cứ việc "bịa ra và nói quá thêm", còn kẻ đọc thì thấy "hơi ngƣợng" và sợ Thu
"tƣởng lầm rằng chàng giả dối". Đó là chuyện thuộc về bức thƣ tỏ tình Trƣơng viết cho Thu.
Còn chuyện của bức thƣ cuối cùng? "Trƣơng ngồi suy nghĩ định lại cách viết cho thật khéo;
chàng thấy rất khó khăn vì bây giờ chàng không chân thật nữa, nhƣng phải làm cho Thu
tƣởng chàng chân thật hơn trƣớc" [18, 206]. Vì vậy, Trƣơng phải bắt chƣớc chàng Rođônphơ
trong Bà Bôvary vẩy nƣớc vào bức thƣ vờ nhƣ mình đã khóc - cá cử chỉ đã từng khiến chàng
rất đỗi ghê sợ cho lòng quỷ quyệt của ngƣời đời. Ấy vậy mà, bây giờ chàng còn cân nhắc rất
kỹ khi dùng nó: chàng không rỏ nƣớc vào ngay câu Viết đến đây anh thấy nước mắt cứ dàn
ra, anh khóc cho
147
tình yêu của anh với em vì sợ "Thu tinh ý sẽ cho là chàng đã định tâm (...) Thu sẽ sinh nghi
và việc của chàng sẽ hỏng mất. Lát nữa, ở một câu khác, chàng sẽ rỏ mấy giọt nƣớc, nhƣ thế
sẽ tự nhiên hơn" [18, 212]. Chàng đã làm việc ấy khi hoàn tất bức thƣ, "rỏ mấy giọt vào
quãng giữa", "lấy tay áo thấm qua cho nƣớc làm hoen nhòe mấy chữ" [18, 216].
Khi viết, đến những đoạn lâm ly thống thiết, kẻ đọc trong Trƣơng thƣờng "nhếch mép
mỉm cƣời", đến đoạn cần phải thuyết phục Thu làm theo những gì mình đã sắp đặt, kẻ đọc đó
cảnh báo "chỗ này phải khéo lắm mới đƣợc", đến đoạn bày tỏ ý định tự tử, kẻ đọc đó đã bình
luận về từ "hèn nhát" đƣợc dùng đến với tính chất ngụy biện trong thƣ. (Thƣ viết rằng tự tử là
hèn nhát, nhƣng kẻ đọc lại cho rằng chỉ có kẻ hèn nhát mới không dám tự tử). Kẻ viết đến đâu
thì kẻ đọc lại dự kiến phản ứng của ngƣời nhận thƣ đến đấy. Mọi ý đồ của kẻ viết cho dù
đƣợc che đậy khéo léo thế nào chăng nữa cũng bị kẻ đọc nhìn thấu, nhƣng có những lúc, kẻ
đọc đó cũng bị mất phƣơng hƣớng, đó là khi "chàng ngạc nhiên thấy bức thƣ đúng hệt nhƣ sự
thực tuy không một lúc nào chàng thấy mình thành thực cả" [18, 213]. Nhƣ vậy, sự phân thân
đã khiến cho nhân vật có điều kiện tự đối diện với chính mình, nhìn thấy rõ hơn sự giả dối và
ích kỷ trong tình cảm của mình, tự phán xét về mình, không cần chờ đến phản ứng của ngƣời
khác. Điểm nhìn từ phía nhân vật với những nhận thức chủ quan về các biểu hiện tâm lý, tình
cảm của chính mình, cùng với một số yếu tố nghệ thuật khác nhƣ đối thoại mang tính độc
thoại, độc thoại nội tâm... đã tạo nên thế giới khép kín của nó.
3.4. Những hạn chế
Lênin nói: "Ngƣời ta đánh giá công lao những nhân vật lịch sử không phải căn cứ vào
cái gì mà họ chƣa làm đƣợc so với yêu cầu của thời đại mà phải căn cứ vào cái mà họ đã làm
đƣợc so với các bậc tiền bối của họ" [35, 8]. Trong công cuộc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại, các tác
148
gia Tự lực văn đoàn đã xứng đáng là những nhân vật lịch sử. Những gì họ đã làm đƣợc so với
các bậc tiền bối đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá cao. Bản thân chúng tôi,
khi xét sự vận động và phát triển của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Nhất Linh, Khái Hƣng cũng không có mục đích nào khác.
Nhƣng, khi xem xét một hiện tƣợng văn học quá khứ cũng không thể bỏ qua những
hạn chế của nó. Những bài học của quá khứ là kinh nghiệm cho hiện tại. Theo chúng tôi, việc
đi tìm, tổng kết những điểm còn hạn chế trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tiểu
thuyết Nhất Linh, Khái Hƣng, một mặt góp phần lý giải nguyên nhân vì sao Tự lực văn đoàn
bị vƣợt qua bởi các nhà văn hiện thực (trong đó đặc biệt là Nam Cao); một mặt đóng góp một
chút kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới văn học hiện nay.
Qua những gì đã phân tích, chúng tôi có thể khẳng định rằng một số cuốn tiểu thuyết
tâm lý của Nhất Linh và Khái Hƣng đã khắc phục đƣợc sự cực đoan khi mô hình hóa nhân
vật cùng tâm lý của nó trong các tác phẩm luận đề. Nhƣng, khi rời bỏ trạng thái động để đến
với trạng thái tĩnh bởi thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, tâm lý nhân vật của các tác phẩm
này lại thiếu đi sự vận động, phát triển trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội, với thế giới
bên ngoài. Nhân vật đƣợc miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc
các trạng thái tâm lý của nó đƣợc nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật
nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh. Để cho ấn tƣợng chủ quan trùm lấp cái khách quan,
tiểu thuyết Nhất Linh và Khái Hƣng một mặt cho thấy khả năng khám phá con ngƣời trong
con ngƣời, mặt khác cũng cho thấy những hạn chế trong tầm nhìn hiện thực của các tác giả.
Có ý kiến cho rằng quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn là con ngƣời - cá nhân, "luận đề con ngƣời - cá nhân là luận
149
đề nhất quán của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn" [212, 53]. Nhƣng chúng tôi nghĩ, quan niệm
con ngƣời - cá nhân chỉ thực sự đƣợc hoàn thiện ở những tác phẩm thuộc tiểu thuyết tâm lý,
còn trƣớc đó, ở tiểu thuyết luận đề, quan niệm con ngƣời - xã hội có dấu ấn rõ rệt hơn. Quan
niệm con ngƣời - cá nhân đƣợc phát triển tới mức cực đoan sẽ làm mờ đi khía cạnh con ngƣời
- xã hội trong nhân vật "dẫn tới sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những tƣơng phản
gay gắt, những vận động bí ẩn tối tăm của tâm hồn" [167, 60], tạo ra những cái tôi cồng kềnh
lấy bản thể làm trung tâm, che lấp những mối quan hệ xã hội khác.
Tâm lý nhân vật vì vậy chỉ phong phú trong một chủ thể, nhƣng những biểu hiện tâm
lý lại trở nên nghèo nàn khi đặt nhân vật vào trong toàn bộ hệ thống tác phẩm. Nếu nhƣ nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý đã phần nào thoát ly đƣợc ảnh hƣởng
của luận đề thì lại thiếu đi sự khái quát mang tính quy luật, bởi đã quá quan tâm tới tính chất
chủ quan của các quá trình tâm lý.
Vì vậy, cho dù đã đóng vai trò mở đầu cuộc cách tân văn học trên quy mô rộng lớn,
cho dù đã có lịch sử 10 năm là linh hồn của văn học công khai, cho dù mỗi ngƣời cầm bút
đều có ý thức vƣợt lên chính mình, thì cũng phải thừa nhận một thực tế: Tự lực văn đoàn
không phải không có lúc trở nên lạc hậu. Nguyễn Tƣờng Tam đã từng là một kẻ đến sau
nhƣng táo bạo, thì chắc chắn lịch sử sẽ cho ra đời một kẻ đến sau mà táo bạo khác. Ngƣời đó
là Nam Cao của đầu những năm 40. "Nam Cao đã lấy sự phân tích tâm lý làm chính để dựng
truyện, dựng nhân vật. Dù nhân vật là nông dân hay trí thức, kẻ lƣu manh hay ngƣời lƣơng
thiện, ngòi bút nhà văn đều khơi gợi đến cái phần cảm, phần nghĩ của chúng, bắt chúng phải
tự bộc lộ" [166, 76]. "Đến Nam Cao, yếu tố tâm lý trở thành đối tƣợng miêu tả trực tiếp của
nghệ thuật. Tâm lý gắn với hoàn cảnh để phát triển, không tự biện, chơi vơi, xa cách và trở
thành yếu tố
150
chính trong một số tác phẩm (...). Mạch tâm lý ấy phản ánh chính thực trạng xã hội" [166,
44]. Từ sự chiếu dọi bên trong vừa sắc sảo, gai góc lại vừa ân tình, nhân hậu, ngòi bút Nam
Cao dồn chứa đƣợc nhiều mối quan hệ bề ngoài tƣởng nhƣ hết sức mâu thuẫn trong cái nhìn
về con ngƣời và cuộc đời. Dƣới ngòi bút Nam Cao, con ngƣời hiện lên vừa nhỏ nhen, ích kỷ
vừa cao thƣợng trong những ƣớc mơ, khát vọng và trong những hành vi ứng xử đời thƣờng.
Họ là nạn nhân của hoàn cảnh. Qua chuỗi suy tƣ của mình, nhân vật của Nam Cao đã cho
ngƣời đọc thấy những áp lực của hoàn cảnh đối với nó, kể cả những áp lực mơ hồ nhất nhƣ
những tầm thƣờng tẹp nhẹp nhỏ nhen trong cuộc sống, đồng thời còn thể hiện tinh thần phê
phán và tự phê phán để giữ gìn và bảo vệ nhân phẩm, tức là đấu tranh chống lại hoàn cảnh xã
hội đẩy con ngƣời vào chỗ tha hóa, bế tắc. Khi phản ánh những vấn đề xã hội bằng cách để
chúng khúc xạ qua dòng nội tâm nhân vật, Nam Cao đã đạt đến "một khoảng hiện thực có
chiều sâu" [166, 78], "thứ nghệ thuật hình nhƣ viết ra cho mọi thời khác nhau" [166, 91].
Điều đó Nhất Linh và Khái Hƣng đã chƣa thể đạt đến.
Công bằng mà nói, một số tác phẩm của họ cũng đã lấy tâm lý làm đối tƣợng miêu tả
chính, thế giới nội tâm nhân vật đƣợc tái hiện tỉ mỉ, chân thực, phong phú. Nhƣng vì tâm lý
nhân vật còn có phần "tƣ biện, chơi vơi, xa cách", thiếu đi sự phân tích đầy lý trí sắc sảo theo
quy luật nhân - quả mà Nam Cao thƣờng thể hiện, nên chƣa đủ sức phản ánh rõ "thực trạng
xã hội" mà mới chỉ dừng lại ở mức phản ánh tâm trạng bế tắc của một lớp ngƣời trong xã hội
cũ.
151
KẾT LUẬN
1. Trong không khí nghiên cứu Việt Nam hiện nay, Tự lực văn đoàn là một trong
những tổ chức sáng tác đang đƣợc nghiên cứu, đánh giá, xem xét lại với mục đích xác định
một cách đúng đắn, khách quan vị trí của nó trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Bằng
một góc độ nghiên cứu có phần nhỏ bé, khiêm tốn - nghệ thuật miêu tả tâm lý, qua hai tác giả
chủ chốt Nhất Linh, Khái Hƣng - chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức của mình để
thực hiện mục đích chung đó.
2. Một điều không thể phủ nhận là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã làm thay đổi hình
thức và nội dung tiểu thuyết Việt Nam, đƣa nó vào quỹ đạo của nền văn học mang tính hiện
đại nhờ vào sự phát huy tinh hoa của văn học dân tộc lẫn tiếp thu ảnh hƣởng văn minh bên
ngoài, chủ yếu là nền văn minh Pháp, văn học Pháp. Với tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn, vấn đề cá nhân đã đƣợc ý thức ở cấp độ mới hẳn. Cùng với Tôn chỉ, Mục
đích, Mƣời điều tâm niệm, các bài báo... cổ súy cho cái mới toàn thắng trong cuộc xung đột
với cái cũ, với thành công nổi bật là nghệ thuật miêu tả nội tâm, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
đã trở thành một phƣơng tiện hữu hiệu bênh vực quyền tự do cá nhân, truyền bá cho một nền
văn hóa mới, tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt trong nếp suy cảm của ngƣời trí thức, thị dân
Việt Nam.
3. Sự phát triển ý thức cá nhân trở thành một trong những tiền đề quan trọng của nghệ
thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung, Nhất Linh và Khái Hƣng
nói riêng. Khi đấu tranh cho việc giải phóng con ngƣời cá nhân bằng phƣơng tiện nghệ thuật,
Nhất Linh, Khái Hƣng đã sử dụng tiểu thuyết luận đề làm vũ khí. Những biểu hiện tâm lý của
nhân vật có mục đích trƣớc hết thể hiện luận đề tác phẩm, đã chi phối những đặc điểm của
tiểu thuyết luận đề, tạo ra sự khác biệt về tính chất, độ đậm nhạt của luận đề,
152
phong cách riêng của từng tác giả. Trong thời kỳ đầu của Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết luận đề
đã quyết định sự thống nhất mô hình nhân vật, mô hình tiểu thuyết, chi phối một bộ phận
không nhỏ văn học công khai thời ấy. Những cuộc xung đột tƣ tƣởng, tâm lý, tính cách giữa
hai thế lực cũ - mới, những băn khoăn do dự của một số nhân vật lƣỡng lự nƣớc đôi... một
mặt là sự cảnh tỉnh, là lời cổ động cho công cuộc đấu tranh với cái cũ, một mặt tạo dựng khá
chân thực bức tranh đời sống của tầng lớp trung lƣu trong xã hội. Tuy vậy, cho dù nhân danh
chủ nghĩa nhân đạo, tiến bộ, khi mà cuộc đấu tranh cũ - mới không còn là vấn đề thời sự
nóng bỏng, thì các nhà văn Tự lực cũng thấy rằng tiểu thuyết luận đề không còn phù hợp nữa.
4. May thay, sự cách tân văn học của Tự lực văn đoàn không chỉ dừng lại ở một cuộc
cách mạng tƣ tƣởng, văn hóa, sâu xa hơn, nó đã tác động đến phần nhạy cảm nhất trong mỗi
nhà văn: nghệ thuật viết tiểu thuyết, làm thế nào để đƣa tác phẩm vƣợt qua giá trị của một
thời, đến với giá trị của muôn đời? Vì vậy, bên cạnh những biểu hiện mạnh mẽ, sôi động của
tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hƣng lại ghi nhận sự tồn tại và phát triển của
xu hƣớng thứ hai: tiểu thuyết tâm lý. Xu hƣớng ấy đƣợc bộc lộ ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu
tiên của Tự lực văn đoàn: Hồn bướm mơ tiên. Với xu hƣớng này, tiểu thuyết Nhất Linh, Khái
Hƣng có tham vọng tìm hiểu đời sống tâm hồn, tình cảm của con ngƣời theo một con đƣờng
riêng, bằng một số yếu tố nghệ thuật đã phần nào đạt tới giá trị hiện đại, giải tỏa một số bế tắc
bất cập của tính chất ƣớc lệ, công thức trong văn học truyền thống, văn học buổi giao thời và
ngay trong những tác phẩm đã một thời đƣợc nâng niu của văn đoàn mình,.
Sự vận động, chuyển hóa của hai tiểu loại trong tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hƣng đã
cho thấy những cố gắng vƣợt lên chính mình của các cây bút chủ chốt trong Tự lực văn đoàn,
đã miêu tả cuộc hành trình đầy gian nan của
153
tiểu thuyết từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm con ngƣời. Sự chuyển hóa, vận động
ấy luôn ăn nhịp với tốc độ hiện đại hóa của nền văn học nƣớc nhà, tuy chƣa hẳn đã tránh khỏi
những điều rơi rớt, bất cập cực đoan. Có một điều đáng ghi nhận là nếu phẩm chất đầu tiên
của nhà văn là phải thành thực, thì Nhất Linh, Khái Hƣng đã đạt đƣợc sự thành thực ấy khi
họ không bằng lòng với những gì đã làm đƣợc, luôn luôn tìm kiếm, nhƣ nhân vật của họ cũng
luôn luôn tìm kiếm, để đạt đến "sự bình tĩnh của tâm hồn".
5. Bƣớc vào đầu thế kỷ XX, nhờ những điều kiện văn hóa lịch sử mới, nền văn học
Việt Nam phát triển với một nhịp độ đặc biệt mau lẹ. Trong Nhà văn hiện đại, nhà nghiên
cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Ở nƣớc ta, một năm đã có thể kể nhƣ ba mƣơi năm của ngƣời".
Với một tốc độ vận động nhƣ vậy của văn học Việt Nam từ 1932 đến 1945, không
một cây bút nào dẫu là tài năng, đủ sức đứng đầu ở tất cả các chặng đƣờng văn học. Vì thế
cuộc cách tân văn học là một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ nhà văn. Nếu nhƣ Nhất Linh,
Khái Hƣng và những ngƣời anh em của họ trong Tự lực văn đoàn đã nhận đƣợc bó đuốc duy
tân từ tay Hoàng Ngọc Phách, thì họ cũng sẵn sàng trao lại nó, ở một chặng khác, cho những
đồng nghiệp luôn trăn trở với công cuộc săn tìm cái Đẹp, khám phá thế giới nội tâm đầy bí ản
của con ngƣời.
154
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VÀ KHÁI HƢNG ĐƢỢC TRÍCH DẪN TRONG LUẬN
ÁN
1. Khái Hƣng (1940) Hạnh, Nxb Đời nay, Hà Nội.
2. Khái Hƣng (1952) Trống Mái, Nxb Phƣợng Giang, Sài Gòn
3. Khái Hƣng (1988) Những ngày vui, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
5. Khái Hƣng (1989) Hồn bướm mơ tiên, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 1,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Khái Hƣng (1989) Tiêu Sơn tráng sĩ, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Khái Hƣng (1989) Gia đình, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 1, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
8. Khái Hƣng (1989) Thoát ly, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 4, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
9. Khái Hƣng (1989), Thừa tự, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 4, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
10. Khái Hƣng (1989), Đẹp, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Sở Văn hóa Thông tin Thái
Bình.
11. Khái Hƣng (1992), Băn khoăn, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.
12. Khái Hƣng và Nhất Linh (1988), Gánh hàng hoa, Nxb Tổng hợp An Giang.
155
13. Khái Hƣng và Nhất Linh (1991), Đời mưa gió, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp,
Hà Nội.
14. Nhất Linh (1988), Đoạn tuyệt, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội..
15. Nhất Linh (1989), Lạnh lùng, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 3, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nhất Linh (1989), Nắng thu, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945), tập 2, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Nhất Linh (1991), Đôi bạn, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
18. Nhất Linh (1996), Bướm trắng, Nxb Văn học, Hà Nội.
156
II. NHƢNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
19. Đào Văn A (1975), "Tự lực văn đoàn trên sách báo miền Nam trƣớc đây: Tạp chí văn học
(số 1).
20. M. Amađốp (1975), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hoài Lam và Hoài Ly dịch, Nxb Văn
học, Hà Nội.
21. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
22. Lại Nguyên Ân (1997), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước đọc lại người xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà
Nội.
24. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, Trƣờng Viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội.
25. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử - Lại Nguyên Ân -
Vƣơng Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. S. Barnet - M. Berman - W.Burtot (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch,
Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
27. Lê Huy Bắc (1988), Cuộc tìm tòi vô tận, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
29. Nam Cao (1933), Tuyển tập, tập 2, Hà Minh Đức sƣu tầm và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà
Nội.
30. Nguyễn Huệ Chi (1996), Hoàng Ngọc Phách đường đời và đường văn, Nxb Văn học, Hà
Nội.
31. Huệ Chi - Phong Lê (1960), "Vài vấn đề văn học sử giai đoạn
157
1930 - 1945 nhân đọc cuốn Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn",
Tạp chí Văn học, Hà Nội (số 5).
32. Nguyễn Đình Chiểu (1962), Truyện Lục Vân Tiên, Nxb Văn học, Hà Nội.
33. Trƣơng Chính (1957), "Nhân đọc Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hƣng", Độc lập (số 8).
34. Trƣơng Chính (1990), "Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn", Tạp chí Văn học (số 5).
37. D.S. Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì, Lê Văn Luyện - Huyền Giang dịch, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
38. Nguyễn Đình Chú (1989), "Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930 - 1945", Báo Giáo
viên nhân dân số 27 - 28 - 29 - 30 - 31 tháng 7.
40. Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Tài liệu bồi dưỡng môn văn học lớp 11,
Vụ Giáo viên, Hà Nội.
41. Ngô Văn Chƣơng (1974), Văn - Sử Việt Nam cận đại 1862 - 1945, Trƣờng Đại học Văn
khoa Huế.
42. Vũ Thị Khánh Dần (1997), Tiểu thuyết của Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám, Luận
án PTS, Viện Văn học, Hà Nội.
43. Xuân Diệu (1966), Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Nguyễn Du (1972), Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê trích, giới thiệu và chú thích, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
158
45. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội.
46. Tôn Thất Dụng (1993), Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng
Việt ở Nam Bộ từ cuối TK XIX đến 1932, Luận án PTS, Hà Nội.
47. Đinh Trí Dũng, Sự thể hiện con người "tha hóa" trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ
Trong Phụng.
48. Đinh Trí Dũng (1996), "Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng", Thông báo khoa học, ĐHSP Vinh (số 15).
49. Đinh Trí Dũng (1997), "Các phƣơng tiện và biện pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết
Vũ Trọng Phụng" Thông báo khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHQG Hà Nội,
(số 5).
50. Nguyễn Đức Đàn (1958), "Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hƣng - hai nhà văn tiêu biểu
trong Tự lực văn đoàn", Tập san Văn - Sử - Địa, (số 46).
51. Nguyễn Đức Đàn (1963), "Nhất Linh trên bƣớc đƣờng sáng tác hiện nay", Tạp chí Văn
học (số 1).
52. Đặng Anh Đào (1992), "Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết" Tạp chí Văn học (số 6).
53. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
54. Đặng Anh Đào (1994), "Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 - 1945",
Tạp chí Văn học (số 7).
55. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
56. Hoàng Đạo (1968), Mười điều tâm niệm, nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.
159
57. Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945, (tập1), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
58. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
59. Phan Cự Đệ (1981), Những đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ tiểu thuyết, Một số bài viết
về sự vận dụng tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60. Phan Cự Đệ - Nguyễn Hoành Khung - Hà Minh Đức (1988), Tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại, (tập 1), Nxb ĐH & THCN, Hà Nội
61. Phan Cự Đệ (1990) (Chủ biên), Tác phẩm văn học 1930 - 1975, tập 1, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
62. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, Con người và văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
64. Hà Minh Đức (1989), Hội thảo về văn chƣơng Tự lực văn đoàn, Báo Người giáo viên
nhân dân số đặc biệt 27 - 28 - 29 - 30 - 31 tháng 7.
65. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
66. Hà Minh Đức (Tuyển chọn và giới thiệu), Nhà tâm lý học Phạm Hoàng Gia, Nxb Phụ nữ,
HN.
67. Hà Minh Đức (1996), Lời giới thiệu Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939,
Nxb KHXH, HN.
68. Hà Minh Đức (1998), Nam Cao - Đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
69. Đỗ Hồng Đức (1994), Bước đầu tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lý qua Tố Tâm (Hoàng Ngọc
Phách) và Bướm trắng (Nhất Linh), Tiểu luận thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
160
70. Vu Gia (1993), Khái Hưng - nhà tiểu thuyết, Nxb Văn hóa, HN.
71. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, Nxb Văn hóa, HN.
72. Văn Giá (1994), "Khái Hƣng nhà tiểu thuyết - Vu Gia" (Đọc sách) - Tạp chí văn học (số
9).
73. Văn Giá (1994), "Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn
1932 - 1945" Tạp chí văn học (số 8).
74. Trần Văn Giáp (chủ biên) (1992), Lược truyện tác gia Việt Nam, (tập 2), Nxb KHXH,
HN.
75. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ TK XIX đến cách mạng
tháng Tám, 2 tập, Nxb KHXH, Hà Nội.
76. N.A. Gulaiev (1982), Lý luận văn học, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
77. Bùi Thị Thanh Hà (1997), Đóng góp của Andre Gide vào sự đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết, Tiểu luận thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
78. Dƣơng Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
79. Lê Bá Hán (chủ biên) (1999), Tinh hoa thơ Mới - thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
80. Lê Thị Đức Hạnh (1990), "Trần Tiêu có phải là thành viên trong tổ chức Tự lực văn đoàn
không" Tạp chí văn học (số 5).
81. Lê Thị Đức Hạnh (1991), "Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn" Tạp chí văn
học (số 3).
82. Lê Thị Đức Hạnh (1993), "Tự lực văn đoàn với phong trào Thơ Mới", Tạp chí văn học
(số 2).
83. Vũ Hân (1973), Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX (1800 - 1945) Nxb Khai
Trí, Sài Gòn.
84. Hoàng Ngọc Hiền (1997), Văn học và học văn, Nxb GD, HN.
161
85. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH - Nxb Mũi Cà Mau.
86. Nguyễn Phƣớc Hiếu (1987), Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Xtăngđan trong Đỏ và Đen.
Luận văn sau đại học, ĐHSP HN.
87. Nguyễn Hữu Hiếu (1994), "Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh - Nguyễn Tƣờng Tam"
Tạp chí văn học (số 4).
88. Hồ Sĩ Hiệp (chủ biên) (1997), Khái Hưng - Thạch Lam, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh.
89. Trần Thị Kim Hoa (1997), Nửa chừng xuân và những dấu hiệu phát triển của nghệ thuật
tiểu thuyết sau Tố Tâm, Tiểu luận thạc sĩ, ĐHSP HN.
90. Đinh Ngọc Hoa (1994), Đặc điểm nghệ thuật của ngôn ngữ văn xuôi Nam Cao, Tiểu luận
thạc sĩ, ĐHSP HN.
91. Kiều Thu Hoạch (1992), Truyện Nôm - nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb KHXH, HN.
92. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, HN.
93. Nguyễn Công Hoan (1992), Chân dung văn học, Trƣờng Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
94. Nguyễn Công Hoan, Cô giáo Minh (tái bản).
95. Nguyên Hồng (1957) "Khuynh hƣớng thoát ly thực tế (nhân tái bản "Tiêu Sơn tráng sĩ"
của Khái Hƣng), Văn (số 10).
96. Nguyên Hồng (1995), Tuyển tập, (tập 2),m Nxb Văn học, Hà Nội.
97. Nguyễn Phạm Hùng (1994), "Xung đột nghệ thuật và tƣ tƣởng thẩm mỹ của Hoa Tiên",
Tạp chí văn học.
98. Trần Đình Hƣợu - Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 -
1930, Nxb ĐH và GDCN Hà Nội.
99. Trần Đình Hƣợu (1991), "Về ảnh hƣởng nhiều mặt của Nho giáo
162
trong văn học Việt Nam cổ đại" Tạp chí văn học (số 3).
100. Trần Đình Hƣợu (1991), "Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua
bƣớc ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phƣơng Đông" Sông Hương (số 4).
101. Trịnh Hồ Khoa (1996), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn
xuôi Việt Nam hiện đại, Luận án PTS, Trƣờng ĐH KHXH và NV, Hà Nội.
102. M.B. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Lê
Sơn - Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, HN.
103. M.B. Khrapchenkô (1984), Sáng tạo nghệ thuật - hiện thực - con người, Nguyễn Hải Hà
- Lại Nguyên Ân - Duy Lập dịch, Nxb KHXH, HN.
104. Nguyễn Hoành Khung (1983), Tự lực văn đoàn, Từ điển văn học, (tập 2), Nxb KHXH,
Hà Nội.
105. Nguyễn Hoành Khung (1983), Khái Hưng, Từ điển văn học (tập 1), Nxb KHXH, Hà
Nội.
106. Nguyễn Hoành Khung (1983), Nửa chừng xuân, Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH,
Hà Nội.
107. Nguyễn Hoành Khung (1983), Nhất Linh, Từ điển văn học (tập 2), Nxb KHXH, Hà Nội.
108. Nguyễn Hoành Khung (1983), Đoạn tuyệt, Từ điển văn học (tập 1), Nxb KHXH, Hà
Nội.
109. Nguyễn Hoành Khung (1983), Lời giới thiệu Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 -
1945), in trong (tập 1), Nxb KHXH, Hà Nội.
110. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng.
111. Lê Đình Kỵ (1992), "Vấn đề đánh giá văn học Việt Nam 1932 - 1945 và đánh giá Vũ
Trọng Phụng" Tạp chí văn học, Hà Nội (số 6).
163
112. Lê Đình Kỵ (1992), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, Nxb Hội Nhà văn Thành phố
Hồ Chí Minh.
113. Thạch Lam (1988), Tuyển tập, Phong Lê sƣu tầm và giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội.
114. Thạch Lam (1941), Theo giòng, Nxb Đời Nay, Hà Nội.
115. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ Văn học Việt Nam, quyển hạ (1986 - 1945), Nxb
Trình bày, Sài Gòn.
116. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932 - 1945, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.
117. Thanh Lãng (1995), Mười ba năm tranh luận văn học (3 tập), Nxb Văn học - Hội nghiên
cứu giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh.
118. Mã Giang Lân chủ biên (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
119. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.
120. Đặng Thanh Lê - Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối TK
XVIII nửa đầu TK XIX, Nxb GD, Hà Nội.
121. Phong Lê (1968), "Sống mòn - Tâm sự Nam Cao" Tạp chí văn học (só 9).
122. Phong Lê (1978), Văn và người, Nxb Văn học, Hà Nội.
123. Phong Lê (1978), Bình luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
124. Phong Lê (1994), "Nguyễn Huy Tự và Hoa Tiên trong cảm hứng nhân văn và mạch văn
dân tộc", Tạp chí văn học (số 4).
125. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
126. Phong Lê (1994), Văn học trong hành trình tinh thần của con người, Nxb Lao động,
HN.
164
127. Trần Huy Liệu - Nguyễn Khắc Đạm (1957), Xã hội Việt Nam thời Pháp - Nhật (1939 -
1945), (quyển 2), Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.
128. Nhất Linh (1934), "Âu hóa dân quê - quan niệm mới" Phong hóa, (số 107).
129. Nhất Linh (1972), Viết và đọc tiểu thuyết, Nxb Đời nay, Sài Gòn.
130. Phạm Quang Long (1990), "Tự lực văn đoàn - một kiểu tƣ duy văn học" Tạp chí khoa
học, Trƣờng Đại học Tổng hợp HN, (số 2).
131. Trần Triệu Luật (1965), "Ý hƣớng cải tạo xã hội của Tự lực văn đoàn" Tạp chí văn học,
Sài Gòn (số ngày 1 và số ngày 15/7).
132. Phƣơng Lựu (chủ biên) (1986), Giáo trình lý luận văn học, (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
133. Phƣơng Lựu (chủ biên) (1986), Giáo trình lý luận văn học, (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
134. Phƣơng Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà
Nội.
135. Phƣơng Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam,
Nxb Giáo dục, HN.
136. Huỳnh Lý - Hoàng Dung - Nguyễn Hoành Khung - Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Trắc
(1978), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 5 (1930 - 1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
137. Mác - Ănghen - Lênin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.
138. Trần Thanh Mại (1937), "Phê bình Lạnh lùng của Nhất Linh", Sông Hương (số 22).
139. Nguyễn Đăng Mạnh (viết chung) (1973), Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
140. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb
165
Văn học, HN.
141. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hóa - Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Huế.
142. Nguyễn Đăng Mạnh (193), Văn và dạy - học văn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
143. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb
Giáo dục, HN.
144. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), "Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu TK
XX" Tạp chí văn học (số 5).
145. Nguyễn Đăng Mạnh (1998), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Huế.
146. Dƣơng Nghiễm Mậu (1964), "Nhân nghĩ về Khái Hƣng", Văn (số 22 ngày 15/11).
147. Nam Mộc (1962), "Sai lầm chủ yếu trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết của Nhất Linh",
Tạp chí văn học (số 7).
148. Tú Mỡ (1988), "Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn", Tạp chí văn học (số 5 và 6).
149. Lê Hữu Mục (1958), Thân thế và sự nghiệp Nhất Linh, Nxb Nhận thức, Sài Gòn.
150. Lê Hữu Mục (1960), Khảo luận về Đoạn tuyệt (tức luận đề về Nhất Linh), (tập 1), Nxb
Khai Trí, Sài Gòn.
151. Nguyễn Đông Ngạc (1965), "Một vài thắc mắc về Nhất Linh", Tạp chí văn học, Sài Gòn
(ngày 1/7).
152. Phan Ngọc (1983), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH,
Hà Nội.
153. Phan Ngọc (1993), "Ảnh hƣởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam 1932 - 1940",
Tạp chí văn học (số 4).
166
154. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3), Quốc học tùng
thƣ xuất bản, Sài Gòn.
155. Phạm Xuân Nguyên (1991), "Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết", Tạp chí văn học (số 2).
156. Vƣơng Trí Nhàn (1991), "Đặng Trần Phất và những bƣớc đột phá trong một thể loại
mới": Tiểu thuyết, Tạp chí văn học (số 5).
157. Nhiều tác giả (1934), "Phê bình Nửa chừng xuân", Phong hóa, (số 9).
158. Nhiều tác giả (1937), "Phê bình Lạnh lùng", Ngày nay (số 57).
159. Nhiều tác giả (1967), Kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, Nxb KHXH, Hà Nội.
160. Nhiều tác giả (1972), Khái Hưng thân thế và tác phẩm, Nam Hà xuất bản, Sài Gòn.
161. Nhiều tác giả (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, HN.
162. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
163. Nhiều tác giả (1986), Văn học phương Tây (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
164. Nhiều tác giả (1987), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục,
HN.
165. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học xã hội, HN.
166. Nhiều tác giả (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, HN.
167. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
168. Nhiều tác giả (1994), Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
167
169. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới - tư tưởng và quan niệm, Nxb
Văn học, Hà Nội.
170. Nhiều tác giả (1996), Khảo về tiểu thuyết, Vƣơng Trí Nhàn sƣu tầm biên soạn, Nxb Hội
Nhà văn, HN.
171. Nhóm Lê Quý Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (tập 3) (từ giữa TK XIX
đến 1945), Nxb Xây dựng, Hà Nội.
172. Lê Lƣu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc gia HN.
173. Hoàng Ngọc Phách (1988), Tố Tâm, Nxb Đại học và GDCN, HN.
174. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại (tập 1), Nxb Văn học - Hội nghiên cứu giảng
dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh.
175. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại (tập 2), Nxb Văn học Hội nghiên cứu giảng dạy
văn học TP. Hồ Chí Minh.
176. Vũ Ngọc Phan (1964), "Mấy suy nghĩ nhỏ về tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết", Tạp
chí văn học, (tháng 2).
177. Thế Phong (1974), Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945, Nxb Vàng Son, Sài Gòn.
178. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam
hiện đại (1930 - 1945), Nxb KHXH, Hà Nội.
179. Vũ Trọng Phụng (1993), Tuyển tập (tập 1), Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá sƣu tầm,
tuyển chọn, Nxb Văn học, HN.
180. Vũ Trọng Phụng (1993), Tuyển tập (tập 2), Nxb Văn học, HN.
181. Vũ Trọng Phụng (1994), Làm đĩ, Nxb Văn học, HN.
182. Nguyễn Thế Phƣơng (1997), Đi bước nữa, Nxb Văn học, HN.
183. G.N. Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học,
168
(tập 2), Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
184. S. Freud (1970), Phân tâm học tính dục, Thụ Nhân dịch, Nhị Nùng xuất bản, Sài Gòn.
185. Nguyễn Quân (1965), "Nhất Linh - Nguyễn Tƣờng Tam", Tạp chí văn học, Sài Gòn
(tháng 7).
186. Kiều Thanh Quế (1943), Cuộc tiến hóa văn học, Nxb Đời mới, HN.
187. Lê Hồng Sâm - Đặng Thị Hạnh (1981), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương
Tây TK XIX, Nxb Đại học và THCN, HN.
188. Chu Đăng Sơn (1990), Luận đề về Đoạn tuyệt, Thăng Long xuất bản, Sài Gòn.
189. Trần Đình Sử (1987), Con người trong văn học Việt Nam hiện đại, Một thời văn học
mới, Nxb Văn học, Hà Nội.
190. Trần Đình Sử (1990), "Thử nghĩ về ý thức cá tính trong văn học Việt Nam", Văn nghệ
(số 23).
191. Trần Đình Sử (1995), Thời trung đại - cái tôi trong các học thuyết, trong đời sống và
trong văn học, Tạp chí văn học tháng 7.
192. Trần Đình Sử (1995), Mấy khía cạnh thi pháp Truyện Kiều của Nguyễn Du, Những thế
giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, HN.
193. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
194. Doãn Quốc Sỹ (1960), Tự lực văn đoàn, Nxb Hồng Hà, Sài Gòn.
195. Doãn Quốc Sỹ (1965), Văn học và tiểu thuyết, Nxb Sáng Tạo, Sài Gòn.
196. Văn Tâm (1991), Giảng văn văn học Việt Nam 1930 - 1945, (tập 1), Văn học lãng mạn,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
197. Hoài Thanh (1946), Có một nền văn hóa Việt Nam, Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hà
Nội.
169
198. Hoài Thanh (1946) "Quyền sống của con ngƣời trong Truyện Kiều của Nguyễn Du",
Hội văn hóa Việt Nam, Việt Bắc.
199. Hoài Thanh (1982), Đánh giá nhân sinh quan Tiêu Sơn tráng sĩ, Tuyển tập Hoài Thanh,
Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
200. Hoài Thanh - Hoài Chân (1995), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
201. Hoài Thanh (1998), Bình luận văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
202. Bùi Việt Thắng biên soạn (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
203. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), "Tiểu thuyết hƣớng nội trong văn xuôi Việt Nam hiện đại",
Tạp chí văn học (số 6).
204. Nguyễn Ngọc Thiện (1994), "Ý nghĩa cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 - Những
vấn đề của lý luận văn học hôm qua và hôm nay", Tạp chí văn học (số 5).
205. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên) (1996), Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939,
Nxb KHXH, Hà Nội.
206. Nguyễn Xuân Thu (1965), "Khái Hƣng - nhà văn sáng giá", Tạp chí Văn học, Sài Gòn,
(tháng 3).
207. Trần Tiêu (1994), Truyện quê, Sau lũy tre, Con trâu, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930
- 1945, tập 6, Nxb KHXH, Hà Nội.
208. Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh (1989), Về Tự lực văn đoàn, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
209. Hoàng Trinh (1980), Văn học so sánh và vấn đề tiếp nhận văn học, Tạp chí văn học (số
4).
210. Hoàng Trinh (1992), Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Nxb KHXH, Hà Nội.
211. Nguyễn Văn Trung (1962), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Tự do
170
xuất bản, Sài Gòn.
212. Lê Thị Dục Tú (1994), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn qua
ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo, Luận án PTS, Viện Văn học, Hà Nội.
213. Lê Dục Tú (1995), "Vấn đề đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam và sự đổi mới tƣ duy
nghiên cứu văn học", Tạp chí văn học (số 9).
214. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH -
Nxb Mũi Cà Mau.
215. Thế Uyên và J.C. Schaffer (1994), "Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam Kỳ" (đầu TK XX -
cuối TK XIX), Tạp chí văn học (số 8).
216. Đinh Phan Cẩm Vân (1986), Nghệ thuật miêu tả tâm lý các nữ nhân vật chính trong tiểu
thuyết Hồng lâu mộng, Tiểu luận SĐH, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
217. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
218. L.X. Vƣgôtxky (1981), Tâm lý học nghệ thuật, Hoài Lam dịch, Nxb KHXH, Hà Nội.
219. Trần Quốc Vƣợng (1993), "Bản ngã và cộng đồng và qua nền văn hóa - văn học Việt
Nam", Tạp chí văn học (số 6).
220. Nguyễn Vỹ (1994), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Hội Nhà văn, HN.
221. A. Xâylin (1967), Lao động nhà văn, Hoài Lam và Kiên Giang dịch, Nxb Văn học, Hà
Nội.
222. Nguyễn Văn Xung (1958), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
223. Trần Đăng Xuyền (1991), Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam
Cao, TCVH (số 5).
224. Trần Đăng Xuyền (1991), "Chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của
171
Nam Cao" Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (số 2).
225. Trần Đăng Xuyền (1998), "Nam Cao qua những công trình của một nhà nghiên cứu"
Tạp chí văn học (số 9).
TIẾNG PHÁP
226. Bùi Xuân Bào (1972), Le roman Vietnamien contemporain, Tủ sách Nhân văn xã hội,
Sài Gòn.
227. Maurice M. Durand - Nguyen Tran Huan (1969), Introdtution à la Litérature
Vietnamien, Éditions G-P. Maisonneuve et Larose, Paris
228. Dictionaire historique (1969), thématique et technique des Litteratures française et
étrangères, anciennes et modernes, Librairie Larousse, (tập 2).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nghe_thuat_mieu_ta_tam_ly_nhan_vat_trong_tieu_thuyet_tu_luc_van_doan_0677.pdf