Chỉ trong vòng chưa đầy 15 năm, Thơ mới đi trọn vẹn hành trình bằng hơn
100 năm thơ Pháp (Phan Cự Đệ), thành một hiện tượng có một không hai trong lịch
sử văn học dân tộc. Phong trào Thơ mới tỏa sáng với những tên tuổi và thi phẩm bất
hủ, kiến trúc nên thời đại rực rỡ với nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái sáng
tạo. Nhưng nhìn lại quá trình vận động và phát triển phong trào Thơ mới, so với
những nhóm thơ khác, Trường thơ Loạn khẳng định tên tuổi và vị thế của mình hơn
cả. Đây là một hiện tượng văn học vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không kém
phần phức tạp. Lịch sử nghiên cứu, phê bình hơn hai phần ba thế kỷ qua đã chứng
minh điều ấy. Cũng từ lịch sử nghiên cứu, phê bình, chúng tôi nhận thấy, dù đã có
khá nhiều những chuyên luận, bài báo trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến biểu hiện
của khuynh hướng tượng trưng trong thơ Loạn. Song, chưa có công trình nào nêu
lên vấn đề này như đối tượng nghiên cứu trọn vẹn
158 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cõi siêu hình như “một con chim thu lạc cuối ngàn”. Lắm lúc, chủ thể trữ tình như
thấy thân thể mình cũng đang dần tan vỡ: “Hầu rang nóng lửa hồn bừng cháy mắt -
Máu hồng tươi lay vỡ cả thành tim - Đâu điệu nhạc điên cuồng khao khát - Chẳng
vang lên tràn ngập suối trăng êm - Đem mau đây chiếc sọ người ứ huyết - Chiếc
130
xương khô rợn trắng khí tinh anh - Và rót mau trong hồn ta tê liệt - Những nguồn
thơ rồ dại hỡi yêu tinh” (Điệu nhạc điên cuồng - Chế Lan Viên).
So với Chế Lan Viên, giọng điệu trong thơ Bích Khê gần gũi và đằm thắm
hơn. Song, Bích Khê vẫn lạ và mới. Nếu đọc kỹ từng bài thơ của Bích Khê, ta sẽ
thấy thi nhân nói nhiều về những chiêm nghiệm, những khao khát từ trong sâu thẳm
ý nghĩ và những ước vọng riêng tư của mình. Tiếng nói ấy âm vang từ bên trong
tâm hồn nhà thơ, thấp thoáng một nỗi buồn cô đơn, nhẹ nhàng, tha thiết: “Gió về
mang cả mùi lăng tẩm - Buồn cắt lên đền những miếng đen - Người viễn khách lòng
sầu vạn cổ - Dặm mòn muốn gặp một người quen!” (Dặm mòn - Bích Khê). Giọng
sầu buồn trong thơ Bích Khê nhiều khi tản mát, nở tan thành niềm khoái lạc: “Tôi
chết rồi! Tiếng nói như châu - Tản mát ra muôn vạn khí sầu - Người khóc tình ta
thơ mộng cả - Để tìm khoái lạc ở chiêm bao” (Tôi chết rồi tiếng nói như châu - Bích
Khê). Đó là tiếng lòng của một tâm hồn dịu dàng, đa sầu, đa cảm.
Cùng nằm trong Trường thơ Loạn, Hàn cũng giống Chế ở những lời bi thiết
như tiếng nguyện cầu tuyệt vọng bên bờ nỗi chết, ý thức khiếp đảm dạt nép đi để
những lời “mê man”, “điên loạn” ngự trị trong những bài thơ cùng dòng cảm xúc.
Nhiều bài thơ của Hàn, ngay từ câu đầu ta bắt gặp một sự thoảng thốt, hoang mang:
“Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh! - Sao chẳng một ai hay”, và kết thúc bài thơ là
nỗi chơi vơi, chìm ngập trong âm u, sợ hãi: “Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng
thiên - Nhảy ùm xuống giếng với xác trăng lên” (Trăng tự tử - Hàn Mặc Tử).
Chừng như, thi nhân cô đơn ngay trong chính việc đào bới, độc thoại với nội tâm,
với sâu thẳm tâm thức của chính mình. Trong vật vã cô đơn ấy, Hàn phải “tập nói
trong môi trường vắng lặng”, “thả hồn mình và cảm xúc trong dòng ngôn ngữ sâu
thẳm của cõi lòng riêng” [26,59]. “Lòng ta sầu thảm hơn mùa lạnh - Hơn hết u buồn
của nước mây - Của những tình duyên thương lỡ dở - Của lời rên siết gió heo mây”
(Sầu vạn Cổ - Hàn Mặc Tử). Khi dòng chảy thênh thang của cảm xúc lãng mạn bắt
đầu lâm vào tử địa, Hàn réo gào, rên siết trong niềm “đau thương” tột cùng. Nỗi đau
sầu ấy như tan loãng, thẩm thấu và quyện hòa trong cảm thức một kiếp người: “Nhớ
thôi lòng những sầu bi - Lệ rơi vào rượu hàng mi lờ đờ” (Say chết đêm nay - Hàn
Mặc Tử). Những lời thơ của thi nhân tựa “Một lời run hoi hóp giữa không trung”
(Trường tương tư - Hàn Mặc Tử) lạ thường, phiêu du và tán lạc rồi bất ngờ như
những ngọn sóng tung xóa lên từ thác ghềnh số phận.
131
Các thi sĩ thơ Loạn đã đục khoét trái tim người bằng những câu thơ rùng rợn
và truyền vào trí não mọi người những tiếng thơ than vãn, não nề đến tê liệt. Giọng
điệu ấy hướng nội và hướng ngoại, đan cài xoắn xuýt cùng đồng hiện, làm người
đọc nhiều khi không biết đâu là giọng của tác giả và đâu là giọng của nhân vật trữ
tình: “Ai kêu ta trong cùng thẳm hư vô - Ai réo gọi giữa muôn sao chới với” (Ngủ
trong sao - Chế Lan Viên), hay: “Người đi một nửa hồn tôi mất - Một nửa hồn tôi
bỗng dại khờ” (Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử). Nó đau thương, mê đắm, huyền hoặc,
hồ nghi, đưa người đọc vào cõi hư vô trong sự thăng hoa tiềm thức: “Theo trực giác
bay lên nguồn ngọc lệ - Cho đã khát trong đê mê huyền bí - Ánh tiên tri nức nở
sóng anh linh - Đường kim tuyến nhiễm hút chất vô hình - Dẫn địa ngục đi vào đôi
giếng loạn” (Châu III - Bích Khê). Thế giới thơ Loạn là thế giới của thực tại ấn
tượng. Ở đó, thi nhân nhìn đời bằng nhãn quan quy ước, bằng ngòi bút điêu linh,
bằng tâm hồn hướng vào bóng âm nơi ánh sáng mặt trời câm bặt sau biển mây u
buồn để trần gian ngập đầy bóng tối. Với giọng điệu bi quan, chán nản, nên trong
thơ Loạn, số lượng từ ngữ chỉ tâm trạng buồn tràn ngập trong từng bài thơ và cả
những tập thơ: “buồn lo”, “buồn vương”, “buồn thương”, “u buồn”, “buồn lạ”,
“buồn tư lự”, “buồn ủ rũ”, “buồn như đám mây”, “sầu não”, “sầu rơi”, “sầu muộn”,
“sầu tư”, “sầu khổ”, “tiêu sầu”, “bể u sầu”, “sầu vạn cổ”, “sầu lạ lùng”, “điệu sầu
bi”, “mối đau thương”, “khúc buồn thương” Cùng với đó là những thán từ biểu
thị cảm thán như tiếng rên thê thiết của những xác thân bị dày vò, tàn hủy: “Trời hỡi
làm sao cho khỏi đói - Gió trăng có sẵn làm sao ăn” “Ôi trời ơi là Phan Thiết! Phan
Thiết!”, “Trời hỡi bao giờ tôi chết đi” (Hàn Mặc Tử). Thi nhân u buồn, đau đớn
trước hiện thực cuộc sống tan hoang, đổ nát: “Ôi rồ dại muôn người trên mặt đất”,
“Hồn ma ơi! Hồn ma ơi có nhớ”, “Trời hỡi trời, hôm nay ta chán hết - Những sắc
màu hình ảnh của trần gian!” (Chế Lan Viên). Đó là tiếng nói bi phẫn trước một đất
nước bị tàn phá, một dân tộc bị diệt vong; là tâm trạng bi quan của một cái tôi
không lối thoát, một nỗi đau xót, hoài niệm về dĩ vãng... Bích Khê đau khổ vì một
tấm thân bệnh hoạn và tình yêu gãy đổ: “Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề - Hoa vàng
đưa hương gây đê mê”; “Hỡi không gian! Hãy tan ra tiếng địch - Của lòng yêu ca
ngợi tuyệt vời cao - Hỡi thời gian! Hãy chết ngột trong sao” (Nàng bước tới - Bích
Khê). Với những từ ngữ như vậy, giọng điệu thơ sao tránh khỏi sầu não, bi quan.
Đó là nỗi bi quan, sầu não của “Một khối tình nức nở giữa âm u - Một hồn đau rã
132
lần theo hương khói” (Trường tương tư - Hàn Mặc Tử). Lắm lúc nhà thơ xem nỗi u
buồn ấy như là liều thuốc an ủi, băng bó vết thương lòng: “Vì u buồn là những đóa
hoa tươi - Và đau khổ là chiến công rực rỡ” (Đừng quên lãng - Chế Lan Viên). Vì lẽ
đó, trong thơ Loạn, ta bắt gặp những âm thanh rên rỉ đến tan hoang, đổ vỡ. Đó có
thể là tiếng kêu đau thương của bệnh tật, của sự xóa mòn tâm hồn trước hiện thực
cuộc sống. Và, đó cũng là giọng chủ âm thảm thiết của các thi sĩ đang đi tìm cái đẹp
từ sự đau thương.
Cảm hứng sầu bi trong giọng điệu thơ không chỉ có ở “ba đỉnh cao thơ
Loạn”, mà còn lan tỏa, bàng bạc và đồng vọng trong cảm thức của các thi hữu khác
của cả trường thơ. Với Yến Lan, đó là nỗi buồn sầu trải dài nhẹ nhàng, man mác:
“Lầm lũi em đi chẳng nói năng - Vắng em anh cũng thắt buồng gan - Gần nhau hay
phải xa nhau mãi - Mặt biển tình ta dải thẳng băng” (Cam chịu - Yến Lan). Thi sĩ
nhẹ nhàng bước vào làng thơ cùng Bến My Lăng với hình ảnh ông lái đò buồn dợi,
đợi khách trên bến sông trăng lung linh ánh sáng như nhân chứng lạnh lùng:
“Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã - Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly -
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả - Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi” (Bến My
Lăng - Yến Lan). Còn đây là cả “một thế giới u sầu không bến đỗ” của Hoàng Diệp:
“Mau giở lại, bay về trong khoảng vắng - Trong mùa thu tắt cả tiếng lòng ta - Trong
thế giới u sầu luôn vắng lặng - Trong muôn đêm khổ não một thời xa” (Xứ sở của
hồn ta - Hoàng Diệp). Bắt nhịp cùng cơn xoáy hút của Trường thơ Loạn, mỹ cảm
thi ca Hoàng Diệp luôn gặm nhấm sự tàn lạnh đến hãi hùng. “Hãy theo ta khối sầu
thiên vạn cổ - Khóc làm chi năm tháng đã xa rồi - Hãy theo ta đi tìm người muôn
thuở - Dưới muôn trùng địa ngục, chốn xa xôi” (Xác chết của người đẹp - Hoàng
Diệp). Chất giọng buồn buồn, chan chán ấy không chỉ xuất hiện trong một bài thơ,
mà lai láng, chưng diện khắp vũ trụ, thành sắc độ rất riêng xuyên suốt tập thơ Xác
thu của tác giả... Và đây nữa, tiếng lòng buồn thiu đến thất thểu của thành viên cuối
cùng gia nhập Trường thơ Loạn - Quỳnh Dao: “Tiếng nhạc đồi khuya không trỗi
nữa - Ngàn cây vương vướng một hơi buồn - Ôi chao trên cành lá trào lệ - Ta thít
lên như lạnh tới hồn...” (Đà lạt trăng ngủ - Quỳnh Dao)...
Tuy vậy, phải thấy rằng, trong thơ Loạn, dù giọng điệu sầu bi là chủ đạo,
nhưng không phải là duy nhất. Có khi, thơ Loạn mang kết cấu đa âm, linh hoạt với
đầy đủ biểu hiện của nó về trường lực âm thanh, độ trầm bổng, cao thấp, nặng nhẹ;
133
tương quan với nó là các trạng thái cảm xúc vui buồn, đê mê, căm hờn. Thơ Chế
Lan Viên huyền bí, vang rền âm ba rờn rợn là thế, nhưng cũng lắm khi giàu cảm
xúc triết lý, nhận thức sự, người với giọng điệu ngân nga: “Ai kêu ta trong cùng
thẳm hư vô - Ai réo gọi giữa muôn sao chới với” (Ngủ trong sao - Chế Lan Viên).
Hàn Mặc Tử không thiếu những câu thơ phả từ tâm hồn “nhuần gội áng thiều
quang”, mở ra một vũ trụ đầy hân hoan trong niềm mơ cứu rỗi: “Xuân gấm đầu tiên
giữa cõi đời - Mùi thơm ngây dại sóng con ngươi” (Xuân đầu tiên - Hàn Mặc Tử).
Nhiều câu thơ được Bích Khê dệt nên bởi một hồn thơ đã thoát khỏi “lâm lụy” để
đến giấc mộng đời bất tử của bao điều tinh túy: “Ôi đi! đoàn tiên lột khỏa thân -
Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần” (Mộng lạ - Bích Khê). Chúng ta đọc ra tình yêu
của thi nhân trong giọng thơ mặc khải, rạo rực như một tiếng reo, đầy ắp những
hình ảnh và âm thanh kỳ thú: “Người cho ta một thanh gươm rất sắc? - Ô vung
lên cắt mạch nguyệt vàng xanh! - Xẻ mạch trời, - xô mây sao răng rắc! - Phăng
mạch đêm, hương vỡ, ứa ngầm tinh! - Người cho ta một thanh gươm rất sắc? - Ta
điên rồ múa giữa áng bình minh” (Mộng cầm ca - Bích Khê).
Khi quên đi những cơn đau, cũng là lúc thơ Loạn nguôi đi tiếng rú gào thảm
thiết. Sự chuyển kênh giọng điệu này có thể diễn ra trong cùng một bài thơ, một khổ
thơ. Ví như đoạn thơ sau: “Máu tim ta tuôn ra làm bể cả - Mà sóng lòng rồn rập như
mây trôi - Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ - Dâng cao lên, cao tột tới trên trời. - Ôi
ta đã mửa ra từng búng huyết - Khi say sưa với lượn sóng triền miên - Khi nhận lấy
trong thâm tâm cay nghiệt - Giọng hờn đau trăm vạn nỗi niềm riêng” (Biển hồn ta -
Hàn Mặc Tử), ta thấy xuất hiện phức cảm, phức điệu nhiều âm hưởng: có đau
thương, có mê đắm, và có cả huyền hoặc, thể hiện tính chất tương phản trong ngõ
ngách, sâu thẳm tâm hồn thi sĩ Điều này cho thấy, thi phẩm của Trường thơ Loạn
không bị thu hẹp vào những khuôn hình giọng điệu có sẵn, mà ở đó “Dưới bầu trời
u ám hay trong thinh không xanh nhẹ - Buồm ta mở rộng mà đi” (Baudelaire), rẽ
theo nhiều đường, thấm sâu và lan rộng trong lòng độc giả.
Trong tiểu luận Cách viết là gì, Barthes nhận định khá xác đáng: “Trong bất
kỳ hình thức văn học nào cũng đều có sự lựa chọn chung một giọng điệu”. Chất
giọng của thơ Loạn nhìn chung vẫn không nằm ngoài giọng chủ âm ảo não của
134
phong trào Thơ mới. Nhưng so với Thơ mới, giọng điệu thơ Loạn tang thương và bi
thiết hơn.
Khi tìm hiểu đặc trưng chung về giọng điệu của Trường thơ Loạn, chúng ta
cũng không thể không nhìn thấy những âm hưởng riêng, chủ đạo của từng tác giả.
Một Hàn Mặc Tử giọng điên cuồng day dứt. Một Chế Lan Viên với gọi thăm thẳm
hư vô về thời dĩ vãng. Một Bích Khê huy hoàng ánh sáng, có kỳ dị nhưng không
rùng rợn như hai bậc đàn anh. Tất cả các thi sĩ với nỗ lực vượt thoát, bung phá
giọng điệu đã mang đến cho Trường thơ Loạn giá trị thẩm mĩ đặc sắc, không trộn
lẫn với các nhà thơ và tổ chức thi ca khác cùng thời.
4.3.2. Nghệ thuật tương hợp
Gần với thơ phương Đông, thơ tượng trưng phát hiện ra mối tương hợp, hô
ứng với nhau giữa các giác quan, giữa mùi hương, màu sắc và âm thanh. Thi phái
tượng trưng đã khai triển sự nhất thể của cảm giác. Baudelaire là người đầu tiên khám
phát ra sự nhất thể kỳ diệu này. “Ngửi thấy một hương thơm, thi sĩ thấy mình như
nghe một âm thanh huyền diệu hay trông thấy một màu sắc quyến rũ; bởi vậy nhà thơ
có thể nghe thấy một mùi hương, ngửi thấy một màu sắc hoặc trông thấy một thanh
âm” [66,54]. Tương ứng là cách để các thi sĩ thơ tượng trưng thay đổi quan hệ của
con người với thế giới. Một quan hệ mới với thế giới nảy sinh “mà trong đó cảm giác
lẫn lộn với nhau và mâu thuẫn đớn đau biến mất. Tâm hồn có thể uống ừng ực hương
thơm, âm thanh và màu sắc” [49,100]. Rimbaud đòi hỏi nhà thơ phải là “một kẻ thấu
thị” (un visionnist), nghĩa là “có khả năng thấy được cái siêu nhiên mà người thường
không trông thấy” bằng “sự gây rối loạn lâu dài, rộng khắp và có suy tính tất cả các
giác quan” (Phùng Văn Tửu)... Âm thanh, màu sắc, hương thơm - những đối tượng
của giác quan xuất hiện với tần số rất cao ở thi giới Trường thơ Loạn... Trong Điêu
tàn, Chế Lan Viên 52 lần nhắc đến màu sắc, 63 lần nhắc đến âm thanh, 24 lần nhắc
đến mùi hương. Trong Tinh hoa và Tinh huyết, Bích Khê 126 lần nhắc đến màu sắc,
52 lần nhắc đến âm thanh, 72 lần nhắc đến hương thơm. Trong Đau thương và Xuân
như ý, Hàn Mặc Tử 46 lần nhắc đến màu sắc, 55 lần nhắc đến âm thanh, 45 lần nhắc
đến hương thơm... Thi sĩ thơ Loạn cảm nhận vẻ đẹp lộng lẫy, yêu kiều, tươi rói của
thiên nhiên bằng năng lực tổng hợp qua thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị
giác, đem lại sự khám phá tinh túy, kỳ diệu về thế giới xung quanh mình.
135
Bích Khê say đắm trong không gian ngập tràn hương, sắc và giai điệu. Mộng
cầm ca là hương sữa lúa, mùi tô hợp, hương trầm, hương xạ, hương dạ lan, hơi thở
hoa hồng... Chúng như quyện lẫn vào nhau trong không gian tơ gợn sóng nhạc. Nhạc
ngân từ khúc Lạc Mai Hoa, điệu Tỳ Bà, khúc Mộng Cầm ca... dẫn lối nhà thơ đến
một vùng mộng tuyết, một bến xa khơi. Phải có sự thính nhạy và rộng mở của các
giác quan trong trạng thái mê sảng mới có thể giúp thi nhân chiếm lĩnh thiên nhiên,
khám phá vẻ đẹp thuần khiết và mới lạ đến thế. Nhiều bài thơ, Bích Khê mang đến
cho người đọc “cả không gian là bể sáng tràn lan” phảng phất hương và nhạc:
“Nường hé môi ra. Bay điệu nhạc - Mát như xuân và ngọt tợ hương” (Hiện hình -
Bích Khê). Nhà thơ như thấu thị thiên nhiên và con người để nghe những điều không
ai nghe, nhìn thấy những gì không ai thấy, phá vỡ ranh giới của cảm giác, hòa nhập
tất cả trong cảm quan tương ứng diệu kỳ. Thi sĩ nhìn trăng như một thứ dạ quang lung
linh của ngọc ngà châu báu. Trăng tạo ánh lưu ly, màu xà cừ, san hô, ngọc thạch, trân
châu, mã não, hổ phách... trong “niền hoan hỷ của tinh thần và giác quan”. Có lúc say
trăng, Bích Khê lạc vào cõi mộng: “Hai ta vừa gối bến sông Ngân - Ôi! Nàng Xuân
Hương để ngực trần - Ngâm bài Vấn nguyệt tiếng trong ngần - Nhìn xuống giai nhân
cười như điên” (Nghê thường - Bích Khê). Thiên nhiên và con người đã xác lập một
mối quan hệ mới, một sự vận động mới. Sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên
là sự hòa điệu giữa tỉnh và mộng, hiện thực và siêu thực, cảm giác và ảo giác, giữa
mùi hương, màu sắc và âm thanh trong một thế giới huyền bí, siêu nhiên: “Những
cặp môi cười gươm sắc lẹm - Chóa lên không khí dội hương vang” (Mộng lạ).
Hàn Mặc Tử nghe tiếng đàn lại thấy sắc, thấy hương và giai âm lạ: “Bằng
trăm tiếng vẽ ra trăm màu sắc - Với đôi tay nàng trút hết đê mê - Dạ lan hương bừng
nở cánh e dè - Trong khúc nhạc rên đều hơi gió tới” (Đàn ngọc - Hàn Mặc Tử). Yến
tiệc của đất trời ngào ngạt và lòng thi sĩ cũng ngất ngư trước bao mĩ vị cao sang,
quyến rũ. Thi sĩ ướp hương cho hoa, nâng tất cả trên đôi cánh nhạc, siêu vượt trên
những giới hạn trần tục: “Trăng là ánh sáng nhất là giữa mùa thu, ánh sáng càng
thêm kỳ ảo, thơm thơm và nếu người cho thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận
thấy có nhiều tiếng nhạc say say gió xé rách lả tả” (Chơi giữa mùa trăng - Hàn Mặc
Tử); “Thơ em cũng giống lòng em vậy - Nghĩa là thơm tho như ánh trăng” (Lưu
luyến - Hàn Mặc Tử). Thiên nhiên trong thơ Hàn là một thế giới đa dạng và sống
136
động, phiếu diễu, đánh động mọi cảm giác và tri giác người đọc: “Cả trời bỗng nổi
lên muôn điệu nhạc - Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác - Rất phương phi, trên
hết cả anh hoa” (Ra đời). “Sự thống trị của cái chủ quan là căn nguyên của việc thơ
tượng trưng, siêu thực có ảnh hưởng sâu sắc đến Thơ mới” (Trần Nho Thìn).
Sự tương hợp này, dù không nhiều, nhưng đây đó vẫn thấy xuất hiện trong
thơ Chế Lan Viên. Với ý thức chấp nhận cái tột cùng của bi thảm là sống với hư vô,
Chế Lan Viên cảm nhận được cái nhỏ bé, đơn côi của mình trong cõi siêu hình như
“một con chim thu lạc cuối ngàn”. Nhưng trong những phút giây ấy, thi sĩ được dịp
phát triển hết mọi cảm quan, ngây ngất, đê mê, mơ mộng trước cảnh tượng u sầu,
huyền ảo. “Hãy lắng nghe nhạc trăng vàng dãy dụa - Trong nhạc trăng vang nổi
khắp cung mây” (Vo lụa - Chế Lan Viên).
Từ năng lực khám phá những tương ứng, tương giao trong thiên nhiên,
Trường thơ Loạn đã bỏ “cái trông thấy” để đi vào thế giới bên trong, nơi âm thanh,
màu sắc, hương thơm hòa hợp, sáp nhập với nhau. Thế giới đầy nhạc, đầy hoa thơm
tho vô độ ấy là “thế giới của ước mơ, của sự giao hòa tương ứng giữa các giác quan,
của sự mập mờ bất phân định giữa chủ thể và khách thể” [12,163].
Thơ Loạn không chỉ có sự tương hợp giữa các giác quan mà còn có cả sự
tương hợp giữa trực giác và vô thức trong tư duy nghệ thuật. Tư duy văn học đóng
vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định đến sáng tác cũng như chất
lượng tác phẩm. “Đặc điểm quan trọng nhất của tư duy thơ là sự thể hiện cái tôi trữ
tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy” [85,56]. Chế Lan Viên từng nói: “Nghe
ngóng, quan sát, lấy tài liệu cũng chỉ giúp ta nắm chân lý lấy một nửa. Còn một nửa
nữa là phải biết vận dụng tư duy Tư duy phải làm nghìn triệu phép tính, bộ óc
phải vận dụng từ sức quan sát, sự phán đoán, trí tưởng tượng” [27,87]. Ảnh hưởng
từ những luồng tư tưởng tiến bộ phương Tây, Trường thơ Loạn đã có những chuyển
biến mạnh mẽ đầy sáng tạo, phóng túng theo trí tưởng tượng, cảm xúc, nhân sinh
quan, thế giới quan và hoàn cảnh riêng của chủ thể trữ tình. Thơ Loạn có sự dung
hòa giữa tư duy phương Đông và phương Tây, thiên về trực giác và phi lý tính.
Hơn ai hết, các thi sĩ thơ Loạn quan niệm thi nhân phải là người thức nhọn
mọi giác quan, đi sâu vào tận tâm hồn, cõi tâm linh của mình để đánh thức những
miền bí ẩn, huyền diệu của thế giới vô thức, cảm nhận thế giới bằng trực giác chứ
137
không phải bằng những trực cảm thông thường. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu
muốn nắm bắt những tương quan, bí ẩn giữa con người và vũ trụ của các nhà thơ.
Thi sĩ luôn quan sát, lắng nghe mọi âm thanh của vũ trụ, thế giới hồn mình, nhưng
để nó bật lên thành nghệ thuật thì chỉ trong một khoảnh khắc, một phút giây nào đó
thường không có sự tham gia của lý trí, mà là một nhận thức bất chợt ta gọi là giây
phút “xuất thần”. Vậy trực giác là gì? Theo nhà triết học Pháp Bergson: “Chúng tôi
gọi trực giác là sự thông cảm nhờ đó ta đem chính mình vào trong lòng sự vật để
đồng hóa ta với cái gì là duy nhất là bất khả của sự vật đó” [60,29], và con người
“Nhìn thấy được, nhận biết được một cách trực tiếp, không cần gián tiếp thông qua
phân tích, chứng minh của lý trí. Nó giúp ta nắm được cái tiềm ẩn của sự vật, nhưng
không theo quá trình được ý thức một cách rõ ràng” [52,17]. “Trực giác là một đột
nhiên trong tâm lý ta bắt gặp một hình tướng hay ý tượng, mà thực ra đó là sự sáng
tạo vì hình tướng là sự sáng tạo nên nghệ thuật [93,164]. Thông qua trực giác, nhà
thơ có thể nắm được cái tiềm ẩn bên trong, “cái lõi” của sự vật, hiện tượng một cách
trực tiếp nhất, nó khác với những trực cảm thông thường của các nhà thơ lãng mạn.
Thực ra, trong văn học nghệ thuật phương Đông từ xa xưa đã có cái nhìn trực giác
tâm linh. Đỗ Phủ cho rằng “thi thành, khấp quỷ thần” (thơ thành khiến cho quỷ thần
phải khóc). Sự ngự trị của con mắt tâm linh trong thơ ca phương Đông thường đưa
đến chiều hướng làm thơ theo phép mộng tưởng, giả tưởng. Các tác giả Xuân Thu
nhã tập xem trực giác là bản chất có tính cội nguồn của thơ. Trong tuyên ngôn của
mình, Xuân Thu nhã tập cho rằng: “cái mà thời nhân có thể cho là hấp thụ của
phương Tây, thì người Á Đông ta có cái trí cổ sử, trực giác ngay từ lúc đầu, nhờ
một ngôn từ đặc biệt” [86,36]. Cổ nhân gọi điều mà trực giác trực tiếp cảm thấy
được là cái “thần” của sự vật. Đó là sự vụt hiện, là khoảnh khắc gây nổ tung, tuôn
vọt những cảm xúc, cảm giác ở thang độ đỉnh điểm vốn tích lũy những mãnh lực
nằm ẩn sâu trong lớp vô thức. Chính trực giác và vô thức làm cho nghệ thuật bùng
phát và tỏa sáng. “Toàn bộ tác phẩm nghệ thuật đều do tính trực giác sáng tạo sinh
ra” (Maritain), mà cơ sở của tính trực giác sáng tạo là “tinh thần vô thức”. Theo
Maritain, nguồn gốc của sự hoạt động con người dù là lý tính hay phi lý tính đều
gom về một mối là tinh thần vô thức. Và tinh thần vô thức ẩn tàng trong cội nguồn
chung của toàn bộ lực lượng tâm hồn.
138
Trong thơ Loạn, thế giới tượng trưng mờ ảo là thế giới lý tưởng của từng thi
sĩ. Có thể là thế giới của niềm tin và của trăng quằn quại trong thơ Hàn Mặc Tử; là
thế giới của hồn ma, tử khí, xương khô trong thơ Chế Lan Viên; hay thế giới đầy
nhạc, lệ, đẹp, dâm, cuồng, ánh sáng và tình yêu trong thơ Bích Khê... Và trong thế
giới tượng trưng, dường như tất cả được nhìn bằng trực giác và vô thức. Vô thức
như một giây phút thôi miên từ hư vô xa thẳm vẫy gọi tác phẩm hình thành. Từ trực
giác và vô thức, thi sĩ thơ Loạn có thể nghe “tiếng sao rơi”, “âm hưởng địa cầu đang
vỡ toang ra từng mảng”, ngửi được “hương trăng”, thấy được “lòng trăng mật”... Vô
thức trong thơ Loạn được khởi phất từ những điều ám ảnh của thực tại khách quan
mà các nhà thơ từng trải qua và có tác động cực kỳ to lớn đến nhận thức của họ.
Nhưng những ám ảnh của các thi nhân có thể xuất phát từ những ẩn ức dồn nén do
bi kịch cá nhân đem lại. Chính những ảnh hưởng to lớn của thực tại khách quan
chèn ép đến nhận thức khiến nhà thơ ám ảnh. Trực giác dẫn dắt thi nhân đến chân
trời huyền bí, bằng lý trí khó cắt nghĩa được, tất cả đều mơ hồ, bí ẩn: “Thơ bay! Thơ
bay vô tay ngà, - Thơ ngà ngà say! Thơ ngà ngà say! - Nàng ơi! Đừng động có nhạc
trong giây, - Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây - Nhạc lên cung hường, nhạc
vô đào động” (Nhạc - Bích Khê). Hai bờ thực ảo bị xóa nhòa, chỉ còn tâm hồn siêu
thăng, lắng đọng để âm nhạc dìu dặt ngân lên. Không gian thực mất đi chỉ còn là cõi
mộng tưởng, vô hình, hư vô “hoa mộng”, “đào động”, “nàng tiên nương”. Có khi,
những hình ảnh rùng rợn của chiếc sọ người với đôi hố sâu gớm ghiếc của mắt, với
hàm răng nhe ra như tinh ma, thi nhân bảo đó là bình vàng chén ngọc, chứa đựng
những khoái lạc lịm người, thơm tho ngào ngạt: “Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh
choáng! - Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương! - Ôi bình vàng! ôi chén ngọc đầy
hương! - Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng! - Ôi thần tình! người chứa một
trời thương. - Người yên tịnh nhưng người đi muôn dặm - Máy thu thanh hòa âm
nhạc thơm tho! - Miệng yêu kiều mơn ánh sáng say no! - Nguồn trinh tiết gây hồng
tươi xanh thắm! - Bầu sữa người êm mát vạn sầu lo” (Sọ người - Bích Khê). Hàn
Mặc Tử nhận xét thẩm mỹ quan của Bích Khê rằng: “Trực giác của thi sĩ mạnh quá,
đến nỗi thấy nhan sắc lên hương, thấy cả bóng Nghê thường đang nao nao gợn, và
so sánh hai hàng nước mắt trong trắng của nàng là hai chiếc đũa ngọc (). Nếu
chẳng phải là một nghệ thuật siêu thần, thi nhân làm sao đưa đến một nguồn sống
139
phong tình mà thanh khiết cho giai nhân? Để có được cái ma lực huyền diệu cám dỗ
được ngũ quan của người trần” (Tựa Tinh huyết) Cái tôi tâm linh đầy ẩn ức trong
thơ Bích Khê có sự trộn lẫn giữa những gì trần tục và thanh cao, có cả địa ngục và
thiên đường, khát vọng cao cả và khoái lạc thân xác Cho nên, ngoài Sọ người,
còn có những Tranh lõa thể và những Mộng lạ làm người đọc ngỡ ngàng và kinh
ngạc. Những bức tranh “nuy” là kết quả thăng hoa của những ẩn ức dồn nén, bị chế
ngự trong vô thức và đến đỉnh điểm xung động thì bừng nở ở một chàng trai trẻ chịu
định mệnh đóng đinh bằng căn bệnh lao quái ác. Từ thực tại khắc nghiệt và lòng
khát khao vô hạn độ của bản năng tuổi trẻ, Bích Khê tìm sự giải hạn bằng cuộc
phiêu du trong cõi tinh thần, cõi tâm linh, “chiếm lĩnh cái đẹp nguyên sơ, toàn vẹn”:
“Một người thiếu nữ hiện trong trăng - Khăn hồng chùi lệ ngấn đôi mắt - Da thịt
phô bày ý tuyết băng” (Hiện hình - Bích Khê). Bích Khê làm thơ có sự gia công
nghệ thuật rất rõ. Như một nhà luyện đan ngôn từ, thi sĩ “cặm cụi đun nấu, pha chế,
thử nghiệm các con chữ. Ông dò tìm năng lực tiềm ẩn của chúng: ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ nghĩa, hình ảnh” [88,188], nhưng có những thoáng chốc, trong vô
thức, ngôn từ dìu nhau đi tự nhiên trên văn bản làm mê hoặc, quyến rũ người đọc
thơ: “Đây bóng lá ánh trăng nhuồm sấp ngã - Một cô hồn có lẽ thoáng đi qua - Sao
lốm đốm trên cây nằm lả tả - Một chuỗi cười rồ rộ ở trong hoa” (Người say rượu -
Bích Khê).
Như Bích Khê, Hàn Mặc Tử phải chịu căn bệnh quái ác trầm kha dày vò thể
xác và tâm hồn đến tê dại. Chính vì vậy, không ít câu thơ của Hàn ghi ra trong trạng
thái hỗn loạn đau đớn mà không ai lí giải được. Đó là thế giới hình tượng đầy trăng,
hoa, hương lẫn lộn với hồn và máu được cảm nhận bằng trực cảm sắc nhạy. Đây là
ám ảnh của linh thị khi bệnh tình vừa phát tiết: “Lụa trời ai dệt với ai căng - Ai thả
chim bay đến Quảng Hằng - Và ai gánh máu đi trên tuyết - Mảnh áo da cừu ngắm
nở nang” (Cuối thu - Hàn Mặc Tử). Và đây, những vần thơ Hàn ghi lại sau khi trở
về từ cõi chết: “Cả hơi hám muôn xưa theo ám ảnh - Hồn trơ vơ không biết lạc về
đâu - Và vướng vất phải muôn ngàn tinh khí lạnh - Hồn mê man bất tỉnh một hồi
lâu” (Hồn lìa khỏi xác - Hàn Mặc Tử) Thơ Hàn Mặc Tử diễn đạt những giấc
chiêm bao, những ảo giác bằng những câu, những nhịp điệu mơ hồ, đứt quãng. Thơ
thể hiện trong trạng thái nửa mơ, nửa thức, chập chờn, bất định. Thi sĩ đã xáo trộn
140
những quan hệ trong cuộc sống và thi ca. Logic của thơ ca không được tuân thủ
theo trật tự bình thường, một hiện thực quen thuộc mà là siêu hiện thực. Cốt lõi của
bài thơ hình thành một mạch chìm đâm cành rẽ nhánh, biến hóa theo dòng tư tưởng,
tình cảm, qua cảm nhận trực quan của thi nhân: “Ai đi lẳng lặng trên làn nước - Với
lại ai ngồi khít cạnh tôi - Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng - Không nói không rằng
nín cả hơi?” (Cô liêu - Hàn Mặc Tử) Những dòng thơ ám thị, cuốn hút người đọc
vào thế giới hư thực, chập chùng, lung linh. Đó là tiếng lòng của giấc mơ, của cơn
say, sự mê sảng, của dòng ý thức và vô thức đan chéo, mắc giăng.
Chế Lan Viên cũng có nhiều bài thơ sáng tác từ kiểu tư duy kết hợp trực giác
và vô thức. Chán ghét thực tại, Chế quay về quá khứ, tìm lại nước Chàm xưa cũ.
Trên đường về, bằng trực giác của mình, thi nhân đã nghe được bao âm thanh huyền
bí, ghê sợ vọng lên từ cõi tâm linh: “Ta hãy nghe, trong mồ sâu lạnh lẽo, - Là thịt
người nảy nở tiếng xương rên” (Bóng tối - Chế Lan Viên). Tất cả như tan biến chỉ
còn hồn ma ám ảnh, vô thức sống dậy đẩy lùi ý thức, thậm chí phủ nhận luôn sự tồn
tại của ý thức. Nhà thơ dựng lại quá khứ của dân tộc Chiêm Thành, sống với những
hình ảnh về hồn ma bóng quỷ, lấy trạng thái “điêu tàn” làm đối tượng thẩm mĩ:
“Đây, điện các huy hoàng trong ánh nắng - Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh -
Đây, chiến thuyền nằm mơ bên sông lặng - Bầy voi thiêng trầm mặc dạo bên thành”
(Trên đường về - Chế Lan Viên). Từ cái nhìn bi quan về cuộc đời, Chế đã nhập vào
dân Chàm mà khóc thương cho kiếp buồn của họ, vực dậy sự đổ nát, điêu tàn của
thời đại. Nỗi đau mất nước của dân tộc Việt được Chế Lan Viên gián tiếp bày tỏ qua
cách quay về dĩ vãng, tìm đến nước non Chàm một thuở oai linh. Một đất nước mà
muốn tìm nó phải đi qua một biên giới quan trọng: xóa bỏ thực tại, vào cõi hư vô để
cảm nhận bằng trực giác và vô thức. Vì chính hư vô mới có thể bắt gặp đầy đủ cả
một vương quốc, cả một nền văn minh đền tháp, cả một thế giới du dương bởi màu
sắc và âm thanh Chính giữa hư vô, nơi nhà thơ nhập thể vào, vẳng lên tiếng hát
như thực, như mộng của Chiêm nương: “Chiêm nương ơi, cười lên đi em hỡi! - Cho
lòng anh quên một phút buồn lo! - Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi - Nhớ chi em
sầu hận nước Chàm ta?” (Đêm tàn - Chế Lan Viên). Người tình Chiêm nữ biểu
trưng cho nỗi u sầu, oán hận của một đất nước tươi đẹp đã mất: “Đây những cảnh
thái bình trong Chiêm quốc - Những cô thôn vàng nhuộm ánh chiều tươi - Những
141
Chiêm nữ nhẹ nhàng quay lại ấp - Áo hồng nâu phủ phất xõa lời vui” (Trên đường
về - Chế Lan Viên). Dù đang ở trên bóng núi mây cao hay trong vòng tay âu yếm
của người tình, linh hồn Chiêm nữ vẫn đau đáu hướng về cố quốc. Hoài vãng về
nước non Chàm một thời rực rỡ, một người tình diễm lệ, hư vô cũng là cách để Chế
Lan Viên giải phóng những ẩn ức của thực tế cuộc sống. Bởi, trong thời đại bấy giờ,
muốn bày tỏ nỗi lòng một cách trọn vẹn, không gì hơn bằng quay về quá khứ, mượn
hình ảnh người làm hình ảnh mình, mượn tiếng than của người làm tiếng than của
mình, mượn nỗi thù hận của người làm nỗi thù hận của mình.
Nghệ thuật tương hợp giúp Trường thơ Loạn thiết kế nhiều bài thơ tân kỳ, lôi
cuốn người đọc vào miền tâm linh miên viễn. Tuy vậy, sự đề cao thái quá trực giác
và vô thức đây đó cũng khiến thi phẩm Trường thơ Loạn mất cân bằng, có lúc vượt
qua từ trường tượng trưng, men vào lãnh địa siêu thực, dễ đi vào siêu hình thần bí.
Tiểu kết
Từ sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật tất yếu sẽ dẫn đến một kênh mới về
phương thức thể hiện trong sáng tác của Trường thơ Loạn, mà trước hết là sự cách tân
về ngôn ngữ. Các thi nhân đã mang đến cho thi phái của mình một ngôn ngữ thơ mới
lạ, độc đáo, giàu thủ pháp tạo nghĩa, kéo thơ đến gần với nhạc và họa bằng giai âm
huyền hồ và sắc màu diệu vợi. Có thể xem nhạc và họa như một chiếc áo tân kỳ lung
linh và rực rỡ, được Trường thơ Loạn sử dụng như một nét thi pháp nổi trội trong
suốt hành trình sáng tác. Thơ Loạn là một thế giới vĩnh cửu được tạo nên từ sự thức
nhận ngôn từ, sự đa thanh giọng điệu, cùng nghệ thuật tương hợp để hòa trộn mọi
giác quan, tạo cho thơ một thế giới tinh vi và khơi gợi, ngợi ca những hệ lụy cõi đời,
những khát khao trần thế, những mối giao hòa giữa con người với vũ trụ vô biên. Tuy
có lúc, Trường thơ Loạn để tâm trí của mình phiêu diêu quá xa đời thực khiến hình
tượng thơ có phần cầu kỳ, gây cản trở quá trình lĩnh hội, nhưng không thể phủ nhận,
cách diễn đạt mới lạ của các thi sĩ đã tạo nên sự thay đổi chiều sâu, làm nên một cú
hích quan trọng trong quá trình phát triển thơ Việt.
142
KẾT LUẬN
1. Chỉ trong vòng chưa đầy 15 năm, Thơ mới đi trọn vẹn hành trình bằng hơn
100 năm thơ Pháp (Phan Cự Đệ), thành một hiện tượng có một không hai trong lịch
sử văn học dân tộc. Phong trào Thơ mới tỏa sáng với những tên tuổi và thi phẩm bất
hủ, kiến trúc nên thời đại rực rỡ với nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái sáng
tạo. Nhưng nhìn lại quá trình vận động và phát triển phong trào Thơ mới, so với
những nhóm thơ khác, Trường thơ Loạn khẳng định tên tuổi và vị thế của mình hơn
cả. Đây là một hiện tượng văn học vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không kém
phần phức tạp. Lịch sử nghiên cứu, phê bình hơn hai phần ba thế kỷ qua đã chứng
minh điều ấy. Cũng từ lịch sử nghiên cứu, phê bình, chúng tôi nhận thấy, dù đã có
khá nhiều những chuyên luận, bài báo trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến biểu hiện
của khuynh hướng tượng trưng trong thơ Loạn. Song, chưa có công trình nào nêu
lên vấn đề này như đối tượng nghiên cứu trọn vẹn.
2. Sự gặp gỡ, tiếp thu và tiếp biến thi pháp tượng trưng phương Đông thâm
trầm, huyền bí với thi pháp tượng trưng phương Tây hiện đại cùng bi kịch cá nhân
như món quà vô giá mà tạo hóa ban phát, đã giúp những nghệ sĩ thơ Loạn thiết kế
nên những vần thơ thiên tài, kinh hoàng và thu hút. Thơ Loạn là sự tích hợp giữa
lãng mạn và tượng trưng, càng về sau yếu tố tượng trưng càng đậm nét. Đó là cuộc
cách mạng vĩ đại thể hiện ở khả năng hòa nhập và tái tạo với một tinh thần luôn học
hỏi, không chịu lùi bước, không chịu đi theo lối mòn khuôn sáo cũ.
Quá trình tiếp biến và kết tinh yếu tố tượng trưng nói trên là bệ đỡ để Trường
thơ Loạn thể hiện quan niệm mới lạ về thơ. Trường thơ Loạn thần thánh hóa vai trò
của nhà thơ, xem việc sáng tác thơ là cuộc du ngoạn của những cảm xúc tinh túy,
thăng hoa trong “khoái lạc của hồn đau” (Võ Long Tê), trong tột cùng đau thương và
hạnh phúc. Họ đặt thơ vào cái vô hình và xuất phát từ cảm giác, vì thế thơ không
còn là truyền cảm nữa mà là gợi cảm. Độc giả phải tự khai mở những hướng đi của
thơ vào tâm hồn mình để tiếp nhận được những gì tế vi nhất.
3. Từ ảnh hưởng của thi phái tượng trưng, Trường thơ Loạn mang đến cho
người đọc thế giới hình tượng và biểu tượng độc đáo.
Đi từ cái tôi gắn kết giữa thi nhân và tín đồ đến cái tôi đối cực trần thế và
143
siêu nhiên, để từ đó bằng mộng mơ và tưởng tượng, cái tôi trữ tình thơ Loạn vượt
thoát vào một thế giới mới, một vũ trụ mới được dệt bằng hương hoa, thanh sắc và
giai âm. Ở đó, con người mang trong mình tột đỉnh đau thương và khát vọng, vượt
khỏi giới hạn chật hẹp của thể xác để thoát thai vào cõi hư vô. Con người có xu
hướng nhìn sâu vào bản thể mình để tìm kiếm những giá trị mới và những cơn vận
động run rẩy của linh hồn, sự hoảng loạn, đổ vỡ của nội tâm quay cuồng trong cơn
đau thương mê sảng
Cùng với hình tượng cái tôi, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
cũng là hình tượng thơ đặc sắc của Trường thơ Loạn. Trường thơ Loạn lấy mình,
lấy chung quanh mình làm đối tượng chiêm quan để khái quát lên những hình tượng
không gian và thời gian độc đáo. Các thi nhân dệt nên những sợi không gian, thời
gian với rất nhiều sắc màu tâm trạng, nhưng đều ở mức độ mãnh liệt nhất, đồng
hiện cùng những buồn, vui, hạnh phúc và đớn đau, qua đó nói lên hiện thực và các
phạm trù có liên quan đến đời sống con người.
Việc tiếp thu lý thuyết tượng trưng làm cho biểu tượng trong sáng tác
Trường thơ Loạn mang ý nghĩa phổ quát cao. Biểu tượng là phương thức hữu hiệu
giúp thơ Loạn độc đáo và quyến rũ. Sự sống của các nhà thơ Loạn là sự tụ tán của
Trăng - Hồn - Máu. Trăng là kết tinh vẻ đẹp đau thương và thánh thiện, hồn là phần
anh linh của thi sĩ, máu là thể xác thống khổ về những thảm sử. Cùng với đó, Hoa -
Nhạc - Hương cũng là chuỗi biểu tượng xuất hiện với tần số cao trong thơ Loạn, gợi
vẻ trinh nguyên và thanh khiết. Những biểu tượng này được đặt trong mối liên hệ,
hỗ tương, tác động với nhau để tạo ra thế giới nghệ thuật tân kỳ và bí hiểm, làm nên
mĩ học tượng trưng đặc thù Việt Nam.
4. Trong hành trình đến với thơ tượng trưng, Trường thơ Loạn thực hiện
cuộc phiêu lưu kiếm tìm phương thức thể hiện phù hợp với quan niệm nghệ thuật,
tạo nên những phong cách thơ mới lạ, riêng biệt nhưng thống nhất, nhất là trên các
phương diện: ngôn ngữ, giọng điệu và nghệ thuật tương hợp trong thơ.
Quá trình cách tân ngôn ngữ trong Trường thơ Loạn xuất phát từ sự thức
nhận ngôn từ. Với ngôn từ mới lạ, hàm súc, đa dạng thủ pháp tạo nghĩa, Trường thơ
Loạn đưa người đọc đến một thế giới ảo mộng, hư huyền, mở ra một vùng cảm xúc
144
kỳ diệu. Các thi nhân đã chiếm lĩnh, cắt nghĩa vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người
bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ thơ một cách tài tình, linh hoạt và phong phú.
Ngôn ngữ trong thi phẩm thơ Loạn rất giàu nhạc tính và họa tính. Có thể nói,
Trường thơ Loạn tìm đến thơ tượng trưng như tìm sự hội ngộ của tư duy truyền
thống và hiện đại. Hai trong ba trụ cột của Trường thơ Loạn trước khi đến với thơ
tượng trưng đã làm thơ Đường khá vững. Do đó, họ chắc chắn không xa lạ với
nguyên tắc mĩ học “thi trung hữu nhạc” và “thi trung hữu họa” của thơ ca phương
Đông. Nhờ đó, thi phẩm thơ Loạn có sức mạnh gợi cảm khi biết tổng hợp vào mình
nhiều loại hình nghệ thuật khác như hội họa và âm nhạc.
Bên cạnh đó, một trong những phương diện tạo nên giá trị bền vững cho thơ
Loạn là giọng điệu thơ. Giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác của Trường thơ Loạn
đa sắc điệu, có khả năng chứa đựng, diễn tả được cảm xúc, tâm trạng cũng như
những suy nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời. Từ giọng điệu đó, người đọc có thể
cảm nhận chính xác hơn những u buồn cay đắng, thấm đẫm nỗi đau đời; hay tình
cảm đằm thắm thiết tha, cái sôi nổi cũng như cái trần trụi, xót xa khi nhà thơ thể
hiện những nghịch lí trong đời sống.
Trường thơ Loạn bước vào địa hạt thơ tượng trưng, dù còn những hạn chế
nhất định, nhưng đã mang đến cho thơ vẻ đẹp thăng hoa từ những điều thiêng liêng
và kinh dị. Thơ Loạn là thế giới của sự tương thông, thế giới của “hương thơm, màu
sắc, âm thanh trong không gian tương ứng”. Các thi sĩ đã khai phá thế giới tâm linh
vi diệu ấy bằng trực giác sắc nhạy, vô thức và bản năng để thiết kế nên một mô hình
thơ hiện đại, đưa thơ Việt tiến vào quỹ đạo thơ thế giới.
Đã tròn 80 năm tính từ ngày thành lập, nhìn lại, Trường thơ Loạn đã hoàn
thành trọng trách lịch sử - thi ca của mình. Tất cả họ đã sống hết mình trong niềm
đam mê vô hạn với thơ để khám phá, sáng tạo ra một “cuộc đời thứ hai bằng ngôn
ngữ” (Chế Lan Viên). Các thi sĩ đã ra đi, nhưng vườn thơ họ vẫn điểm sắc, tỏa
hương thơm ngát giữa dòng thời gian miên viễn của cõi người.
145
NHỮNG CÔNG TÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
1. Võ Như Ngọc (2014), “Quan niệm nghệ thuật của Trường thơ Loạn - nhìn từ
thi phái tượng trưng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học
Khoa học Huế, số 2, tập 1.
2. Võ Như Ngọc (2012), “Sự vận động hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quy Nhơn, số 3, tập 6.
3. Võ Như Ngọc (2012), “Chế Lan Viên - nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy”,
Tạp chí Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật, số 3.
4. Võ Như Ngọc (1015), “Trường thơ Loạn - Thi trung hữu họa”, Tạp chí Văn
hiến Việt Nam, số 9 (248).
5. Võ Như Ngọc (2015), “Không gian văn hóa của Trường thơ Loạn trong
phong trào Thơ mới 1932 - 1945”, Tạp chí Văn hóa Bình Định, số 60.
6. Võ Như Ngọc (2011), “Cảm thức thời gian trong thơ Chế Lan Viên”, Tạp chí
Văn hiến Việt Nam, số 9 (181).
7. Võ Như Ngọc (2015), “Thế giới biểu tượng trong sáng tác của Trường thơ
Loạn”, Tạp chí Văn hóa Bình Định, số 55.
8. Võ Như Ngọc (2014), “Cảm thức hoài vãng trong Điêu tàn”, Tạp chí Văn
nghệ Bình Định, số 19 + 20.
9. Võ Như Ngọc (2011), “Sự vận động quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan
Viên”, Tạp chí Đất Quảng, số 92 (214).
10. Võ Như Ngọc (2016), “Không gian và thời gian nghệ thuật trong sáng tác
của Trường thơ Loạn”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (có giấy nhận đăng).
11. Võ Như Ngọc (2015), “Nhạc và họa trong thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Văn
hóa Bình Định, số 62.
12. Võ Như Ngọc (2012), “Trường thơ Loạn với hoa trái đau thương và sắc màu
khoái lạc”, Tạp chí Văn nghệ Bình Định, số 15.
13. Võ Như Ngọc (2016), “Trăng trong thơ Yến Lan”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Yến Lan - một nhân cách, một sự nghiệp thi ca, Hội Văn học Nghệ thuật
Bình Định tổ chức nhân kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Yến Lan.
146
14. Võ Như Ngọc (2014), “Vẻ huyền ảo của biểu tượng Trăng, Hồn, Máu trong
sáng tác Trường thơ Loạn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Yếu tố kỳ ảo và huyền
thoại trong văn học, Đại học Khoa học Huế.
15. Võ Như Ngọc (2012), “Trường thơ Loạn và nỗi khát khao làm sự phi
thường”, Tạp chí Văn nghệ Bình Định, số 14.
16. Võ Như Ngọc (2015), “Trực giác và vô thức trong thơ Bích Khê”, Tạp chí
Văn nghệ Bình Định, số 25.
17. Võ Như Ngọc (2013), “Chế Lan Viên - Từ tháp Chàm bí ẩn đến tháp Bay-on
bốn mặt”, Tạp chí Văn hóa Bình Định, số 58.
18. Võ Như Ngọc (2015), “Trường thơ Loạn với sự lạ hóa chứ quốc ngữ”, Kỷ
yếu Hội thảo Bình Định với chữ quốc ngữ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
và UBND tỉnh Bình Định tổ chức.
19. Võ Như Ngọc (2016), “Người tình Chiêm nữ trong thơ Chế Lan Viên”, Tạp
chí Đất Quảng, số 145 (267).
20. Võ Như Ngọc (2016), “Giọng điệu nghệ thuật trong sáng tác của Trường thơ
Loạn”, Tạp chí Văn hóa Bình Định, số 64.
147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca”,
Tạp chí Văn học, số 1.
2. Vũ Tuấn Anh (1997) Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
3. R. M. Albérès (1963), (Phạm Đình Khiêm dịch) Tổng kết văn học thế kỷ XX,
Viện Đại học Huế.
4. Nguyễn Bao (1991), Xuân Thu nhã tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. C. Baudelaire (1995) (Vũ Đình Liên dịch), Thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Phan Canh (1999), Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 - 1945, Nxb Đồng
Nai.
7. Đinh Cường (1966), “Nhạc và họa trong thơ Bích Khê”, Tạp chí Văn, số 64.
8. Jacques Charpier, Pierre Seghers (1996) (Lê Thanh Lộc dịch), Nghệ thuật
hội họa, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. X. Darcos (1997) (Phan Quang Địch dịch), Lịch sử văn học Pháp, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Trương Đăng Dung (1998), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
11. Phan Huy Dũng (1999), “Tổ chức bài thơ theo sự dẫn dắt của âm nhạc: một
đặc điểm loại hình kết cấu của nhiều bài thơ mới”, Tạp chí Văn học, số 2.
12. Phan Huy Dũng (2000), Kết cấu trong thơ trữ tình, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Will Durrant (1999) (Nguyễn Hiến Lê dịch), Lịch sử văn minh Trung Hoa,
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Xuân Diệu (1938), “Thơ của người”, Báo Ngày nay, số ra ngày 7 tháng 8.
15. Hoàng Diệp (1969), Chế Lan Viên, Thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai trí, Sài Gòn.
16. Phan Cự Đệ (1998), Hàn Mặc Tử: tác phẩm, phê bình và tưởng niệm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Cự Đệ, Nguyễn Toàn Thắng (2003) (Tuyển chọn và giới thiệu), Hàn Mặc
Tử, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
148
18. Phan Cự Đệ (1997), Văn học đổi mới và giao lưu văn hóa, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Phan Cự Đệ (tái bản 1998), Phong trào Thơ mới1932 - 1945, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà
Nội.
21. Hà Minh Đức (1995), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (1996), “Điêu tàn và tâm hồn thơ Chế Lan Viên”, Tạp chí Văn
học, số 10.
23. Hà Minh Đức (1999), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
24. Hà Minh Đức (2001), Văn chương, Tài năng và phong cách, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
25. Alain Gheerbrant - Jean Chevalier (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế
giới, Nxb Đà Nẵng.
26. Bích Hà (Tuyển chọn và giới thiệu) (2006), Hàn Mặc Tử - một cá tính sáng
tạo độc đáo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
27. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
28. Hồ Thế Hà (2007), Những khoảnh khắc đồng hiện, Nxb Văn học, Hà Nội.
29. Lê Bá Hán (chủ biên, 1998), Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
30. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Minh Huy (1962), Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam, Nhà sách
Khai Trí, Sài Gòn.
32. Hoàng Hưng (1993), “Thơ mới và thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 2.
33. Đoàn Trọng Huy (1994), Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật
thơ Chế Lan Viên từ sau 1945, Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ Văn, Hà Nội.
34. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng
trong Thơ mới Việt Nam 1932 - 1945, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
149
35. Nguyễn Quốc Khánh (1999), Thi pháp thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Nguyễn Quốc Khánh, (2004), Trường thơ Bình Định, Diện mạo và những
đóng góp vào phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường Đại học Quy Nhơn.
37. Nguyễn Trọng Khánh (2006), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
từ góc độ ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Bích Khê (1995), Tinh hoa, Tinh huyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
39. Nguyễn Hoành Khung (1983), “Hàn Mặc Tử”, Từ điển văn học, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
40. Milan Kundera (1998) (Nguyên Ngọc dịch) Nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Đà
Nẵng.
41. Lê Đình Kỵ (1996), Thơ mới, những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ
Minh.
42. Kishnamuti (1976), Tự do và hòa bình, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
43. Đinh Trọng Lạc (2000), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
44. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2004), Phong cách học tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
45. Phong Lan (sưu tầm và biên soạn) (2006), Chế Lan Viên người làm vườn
vĩnh cửu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
46. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
47. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
48. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện
đại, Nxb Lao động, Hà Nội.
49. C. De Ligny - M. Rousselot (1998), Văn học Pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
50. Nguyễn Tấn Long (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển thượng), Nxb
Sống mới, Sài Gòn.
51. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh, (1968), Khuynh hướng thơ ca tiền chiến, Nxb
Sống mới, Sài Gòn.
150
52. Phương Lựu (2001), “Tìm hiểu trực giác và vô thức trong tư duy nghệ
thuật”, Tạp chí Văn học, số 2.
53. Trần Thanh Mại (1941), Hàn Mặc Tử - thân thế và thi văn, Nxb Tân Việt,
Sài Gòn.
54. Nguyễn Thanh Mừng (1992), Bích Khê Tinh hoa và Tinh huyết, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
55. Lê Hoài Nam (1998), “Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Tinh huyết của Bích
Khê”, Tạp chí Văn học, số 321.
56. Phan Quỳnh Nga (1999), “Thơ, Người thơ, Nghề thơ trong quan niệm
thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 2.
57. Phan Ngọc (1993), “Ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945” Tạp chí Văn học, số 4.
58. Văn Ngọc (2004), Đi trong thế giới hội họa, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
59. Hoàng Sĩ Nguyên (2007), Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.
60. Vương Trí Nhàn (1996) Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
61. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam giao lưu,
gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.
62. Nhiều tác giả (2004), 70 năm đọc thơ Bích Khê, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Nhiều tác giả (1997), Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Nhiều tác giả (2006), Tham luận hội thảo thơ Bích Khê, Hội Nhà Văn Việt
Nam - Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi.
65. Nhiều tác giả (1991), Xuân Thu nhã tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
66. Lê Huy Oanh (1967), “Thơ tượng trưng Pháp và Việt Nam”, Tập san Văn, số 66.
67. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
68. Vũ Ngọc Phan (1959), Nhà văn hiện đại, Nxb Thăng Long, Sài Gòn.
69. Phạm Phú Phong (2008), “Bích Khê trong Trường thơ Loạn”, Bích Khê tinh
hoa tinh huyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
151
70. Phạm Phú Phong - Phạm Phú Uyên Châu (2012), “Hàn Mặc Tử trong
Trường thơ Loạn”, Kỷ yếu tham luận Hội thảo 100 năm sinh nhà thơ Hàn
Mặc Tử, Bình Định.
71. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
72. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí (Tập 3), Nxb
Thuận Hóa, Huế.
73. Nguyễn Quân, Vương Trí Nhàn (1982), “Mười nhà thơ lớn của thế kỷ”,
Chân dung văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
74. A. Rimbaud (1997) (Huỳnh Phan Anh dịch và giới thiệu), Một mùa địa ngục,
Nxb Văn học, Hà Nội.
75. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
76. Chu Văn Sơn (2001), “Thơ điên Hàn Mặc Tử, Thi học của cái tột cùng”, Tạp
chí Văn học, số 11.
77. Chu Văn Sơn (2001), Thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
78. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
80. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
81. Trần Đình Sử, Nguyễn Hữu Sơn (1997), Về con người cá nhân trong văn học
cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
83. Hoài Thanh, Hoài Chân (Tái bản 2000), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học,
Hà Nội.
84. Hoài Thanh (1965), Phê bình và tiểu luận, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
85. Nguyễn Bá Thành (1999), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
86. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb
Văn học, Hà Nội.
152
87. Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
88. Đỗ Lai Thúy (1997), Mắt thơ - phê bình phong cách Thơ mới, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
89. Đỗ Lai Thúy (2007), “Chế Lan Viên tháp Chàm bốn mặt”, Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, số 6.
90. Trần Thị Huyền Trang (1997), Hàn Mặc Tử - Hương thơm và mật đắng, Nxb
Hội Nhà văn, Hà Nội.
91. Xuân Tùng (2001) (sưu tầm và biên soạn), Thơ và văn xuôi Hàn Mặc
Tử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
92. Nguyễn Bá Tín (1994), Hàn Mặc Tử trong riêng tư, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
93. Chu Quang Tiềm (1991), (Khổng Đức Đinh Tấn Dung dịch) Tâm lý văn
nghệ - Mĩ học hiện đại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
94. Nguyễn Quốc Túy (1994), Thơ mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại, Nxb
Văn học, Hà Nội.
95. Hàn Mặc Tử (1997), “Bích Khê thi sĩ thần linh”, Tuyến tập phê bình nghiên
cứu văn học Việt Nam (1900 - 1945), Nxb Văn học, Hà Nội.
96. Trương Tửu (1938), “Quan niệm về thơ Chế Lan Viên”, Báo Ích hữu, số 103.
97. Chế Lan Viên (1940), “Những kỷ niệm về Hàn Mặc Tử”, Báo Người mới, số
ra ngày 23 tháng 11.
98. Chế Lan Viên (1942), Vàng sao, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
99. Chế Lan Viên (1990), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
100. Chế Lan Viên (1967), Điêu tàn, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn.
B. Tiếng nước ngoài
101. Austin. L.J (1956), L'Univers poétique de Baudelaire, Mercure de France.
102. Barasch. M (2000), Theories of art, (2) from Winckelmann to Baudelaire,
Routledge.
103. Chatel. N (1970), Charles Baudelaire, Coll. Les Géant, Paris - Match.
104. Eliot. T.S (1951), "Baudelaire", Selected essays, Faber and Faber limited,
London, p. 419 - 430.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungla_2_1423.pdf