Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở Đắk Nông

Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Rà soát, bóc tách các quỹ đất sản xuất nông nghiệp đang xâm canh ở các Công ty Lâm nghiệp để giao lâu dài cho người dân. Định hướng sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trên các nhóm đất có mức thích hợp cao S1 (riêng đất trồng lúa, màu định hướng sử dụng cả trên diện tích đất có mức độ thích hợp trung bình S2) với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 duy trì ở mức 273.179 ha.

pdf166 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đất trong giai đoạn tới đối với loại hình nương rẫy trồng cây hàng năm thì giảm những diện tích trồng ngô, trồng lúa nương, đưa diện tích nương rẫy xuống còn 16.488 ha (phần diện tích ở những khu vực có mức thích hợp S1) tại một số xã như xã Thuận Hà (H. Đắk Song), xã (Quảng sơn (H. Đắk Glong), xã Quảng Phú (H. Krông Nô),... Đề xuất duy trì những diện tích này để trồng sắn, phần diện tích còn lại chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác có chức năng bảo vệ đất như trồng rừng hoặc những nơi có chủ động được về nguồn nước chuyển sang trồng cây lâu năm (Chi tiết tại phụ lục 29). Quá trình canh tác cần áp dụng những biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như canh tác theo băng, liên tục che phủ đất bằng lớp phủ thực vật, chế cày xới và nên chỉ canh tác ở những diện tích có độ dốc không quá 250. 3.5.2.6. Loại hình cây ăn quả lâu năm Loại hình này được đánh giá chung ở mức cao về các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội, tuy nhiên để canh tác loại hình này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao và quá trình canh tác, sử dụng đất của loại hình này manh mún, nằm rải rác chủ yếu nằm trong các khu vườn ở các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá. Bảng 3.32 thể hiện loại hình cây ăn quả lâu năm có rất nhiều những điểm mạnh, đặc biệt là về thổ nhưỡng (đất đỏ bazan) phù hợp với phát triển cây ăn quả đặc sản, tuy nhiên do vốn ban đầu lớn, thời gian thu hoạch lâu nên người dân đang có xu hướng mở rộng diện tích loại hình này trong những năm gần đây trong quá trình cải tạo hệ thống vườn nhà hiện có do các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Đắk Nông phù hợp với nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như bơ, sầu riêng, chanh dây, do đó định hướng sử dụng đất loại hình này trong giai đoạn tới vẫn duy trì diện tích như hiện nay và có thể mở rộng thêm khoảng 3.500 ha. Phần diện tích tăng 132 ở những khu vực có mức thích hợp S1 trên đất xám và đất đỏ vàng tập trung tại các xã như xã Quảng Sơn (H. Đắk Glong), xã Đắk Wil và xã Ea Pô (H. Cư Jút), xã Nghĩa Thắng (H. Đắk Rlấp),, việc mở rộng diện tích này dự kiến sẽ nâng tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh ở mức 11.816 ha. (Chi tiết tại phụ lục 30) Bảng 3.32. Phân tích SWOT đối với loại hình cây ăn quả lâu năm Điểm mạnh (S) - Đất đai màu mỡ (đất đỏ bazan) phù hợp với phát triển cây ăn quả đặc sản (cam, chanh leo, bơ,) - Lực lượng lao động dồi dào, nông dân có nhu cầu cao trong trồng các loại cây ăn quả. - Thu hoạch lâu dài, ổn định khi cây đã trưởng thành. - Nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc và thu hoạch. Điểm yếu (W) - Chưa có các vùng canh tác tập trung lớn. - Chưa tạo được thương hiệu riêng. - Nông dân trồng cây chủ yếu theo hình thức phát triển tự do. - Công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu. - Vốn đầu tư ban đầu lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư bị thiếu. - Thời gian thu hoạch lâu (thường từ 3 năm trở lên). Cơ hội (O) - Thời tiết, khí hậu thuận lợi, ít thiên tai. - Giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa ra các tỉnh bên cạnh. - Quỹ đất để mở rộng thêm diện tích còn nhiều. - Khoa học - kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp có nhiều thành tựu mới. Thách thức (T) - Đầu ra thị trường hạn chế do cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cây ăn quả ở các tỉnh lân cận, canh tranh. Hạn hán, sâu bệnh... - Sản phẩm phải mang đi tiêu thụ xa nơi sản xuất. - Chưa có nhà máy bảo quản trên địa bàn tỉnh. Việc canh tác tập trung những nhóm cây ăn quả được thị trường đón nhận hiện tại như bơ, sầu riêng, chanh dây, cam, quýt, tuy nhiên quá trình canh tác cũng cần sử dụng các loại phân hữu cơ là chính, hạn chế sử dụng các loại phân vô cơ. 133 3.5.2.7. Loại hình đất trồng cây công nghiệp lâu năm Kết quả điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường các loại cây trồng trong loại hình sử dụng đất này đều đạt chủ yếu ở mức cao (riêng cây cà phê ở mức trung bình) và đây là loại hình chủ yếu trong việc phát triển nông nghiệp của tỉnh. Như đã phân tích ở trên, trong hơn 10 năm trở lại đây diện tích loại hình sử dụng đất này đã tăng đột biến, thậm chí nhiều loại cây trồng đã phá vỡ các quy hoạch chuyên ngành, việc gia tăng diện tích loại cây trồng này cũng là nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng và việc phá vỡ các quy hoạch chuyên ngành về phát triển cây trồng đã dẫn tới năng xuất, sản lượng, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Bảng 3.33. Phân tích SWOT đối với loại hình cây công nghiệp lâu năm Điểm mạnh (S) - Đất đai màu mỡ (đất đỏ bazan) phù hợp với phát triển cây công nghiệp đặc sản (Cao su, hồ tiêu, cà phê, điều, ). - Nông dân chăm chỉ và có nhu cầu canh tác.Lực lượng lao động dồi dào. - Nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc và thu hoạch. - Sản phẩm đã có thương hiệu tốt trên thị trường trong nước và quốc tế. - Địa hình dốc thoải, cao nguyên phù hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Điểm yếu (W) - Việc giám sát, quản lý diện tích từng loại cây trồng chưa chặt chẽ. - Người dân trồng cây chưa theo hướng dẫn của chuyên môn và quy hoạch, chủ yếu theo tư duy đám đông. - Phụ thuộc vào kinh tế của khu vực và trên thế giới. - Mùa khô rất đặc trưng, mực nước ngầm giảm nên thiếu nước tưới - Vốn đầu tư ban đầu lớn và thiếu vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp. Cơ hội (O) - Thời tiết, khí hậu thuận lợi. - Trong tỉnh và tỉnh giáp ranh Đắk Lắk có nhiều cơ sở chế biến nông sản. - Quỹ đất để mở rộng thêm diện tích còn nhiều. - Các đối tác, hệ thống đại lý và kênh phân phối sản phẩm ngày càng phát triển ở trong nước. Thách thức (T) - Diện tích một số loài cây (như cà phê) hiện đang vượt ngưỡng cho phép dẫn đến nguy cơ đầu ra thị trường gặp khó khăn. - Nguồn nước ngầm giảm. - Kinh tế thế giới khó khăn ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm. - Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng - Xâm canh vào đất rừng. 134 Trong những năm gần đây, trên diện tích cây trồng lâu năm, nông dân trong tỉnh đã từng bước đa dạng hóa các loại cây trồng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng độc canh. Ðiển hình nhất là việc trồng xen các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít nghệ, bơ... ở những vườn cà phê và trồng ca cao dưới tán điều. Việc đa dạng hóa các loại cây trồng đem lại lợi ích về nhiều mặt, không những có tác dụng tốt đến việc điều hòa tiểu khí hậu của các vườn cây lâu năm, tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ cần thiết, cân bằng môi trường sinh thái, mà còn giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích. Đây là điều hết sức khuyến khích và thể hiện được vai trò của nhà khoa học, nhà quản lý và người dân trong việc đa dạng hóa cây trồng nhằm tăng thêm nguồn thu nhập và phát triển bền vững cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh. Bảng 3.33 thể hiện có rất nhiều điểm mạnh ở tỉnh cho việc phát triển loại hình cây trồng này, tuy nhiên quá trình phát triển nhanh chóng cũng tạo ra những điểm yếu khi mở rộng nhóm cây trồng này trong thời gian qua. Khác với những loại hình sử dụng đất khác, việc mở rộng diện tích canh tác có thể gặp nhiều khó khăn nhưng đối với loại hình sử dụng đất này việc mở rộng diện tích tương đối thuận lợi do chất đất cũng như điều kiện khí hậu rất phù hợp, do đó việc đề xuất hướng sử dụng đất cho loại hình này trong giai đoạn tới sẽ chỉ duy trì diện tích hiện có, một số diện tích cây cà phê già cỗi, hết chu kỳ canh tác có thể chuyển đổi sang trồng những nhóm cây khác đảm bảo đúng quy hoạch các loại cây trồng công nghiệp dài ngày và dự kiến năm 2020 đạt ở mức 200.034 ha trên những diện tích đất có mức phù hợp cao S1 hiện đang canh tác cây công nghiệp dài ngày (Chi tiết tại phụ lục 31). 3.5.3. Đối với đất lâm nghiệp 3.5.3.1. Về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Qua nghiên cứu biến động cho thấy những quy hoạch chuyên ngành sử dụng đất lâm nghiệp đã bị lỗi thời do đó cần rà soát phù hợp với thực tế sản xuất lâm nghiệp và quy hoạch KTXH của tỉnh vì tính từ thời điểm phê duyệt Quy hoạch phân chia 3 loại rừng năm 2007 đến nay đã có nhiều biến động, diện tích rừng bị giảm 135 mạnh do đó quy hoạch đã không khả thi. Theo đó quy hoạch mới cần luận chứng được một cách khoa học cần duy trì tối thiểu bao nhiêu hécta rừng mỗi loại để bảo vệ môi trường sinh thái để từ đó xác định được diện tích rừng sẽ sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác. Ngoài ra, cần cập nhật thêm các tiêu chí kỹ thuật trong việc xác định thế nào là rừng phòng hộ để tránh những diện tích này bị chuyển sang rừng sản xuất. 3.5.3.2. Về giao đất lâm nghiệp Rà soát chi tiết lại toàn bộ quỹ đất đai, quỹ rừng ở các huyện xem nơi nào đã giao khoán có chủ rừng quản lý, nơi nào chưa để có giải pháp giao ổn định, nhất thiết không để rừng và đất rừng vô chủ dễ bị lợi dụng lấn chiếm hoặc khai thác không theo quy hoạch. Đặc biệt đối với các diện tích SXNN người dân đang xâm canh trong rừng phòng hộ cần sớm bóc tách, trường hợp đang SXNN cây hàng năm không phải nương rẫy có thể giao lâu dài cho người dân sử dụng, tuy nhiên với những diện tích trồng cây lâu năm hoặc đất nương rẫy cần tiến hành trồng rừng để đảm bảo diện tích rừng phòng hộ cần thiết. 3.5.3.3. Giải quyết vấn đề đất xâm canh ở các Công ty lâm nghiệp Như trình bày ở thực trạng, tài nguyên rừng ở Đắk Nông do các Công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng quản lý chiếm đến 93,2% tổng diện tích tài nguyên rừng hiện có trong khi nhiều diện tích đang bị xâm canh do đó cần rà soát lại toàn bộ quỹ đất SXNN, đất ở xen lẫn trong các Công ty lâm nghiệp theo hướng bóc tách những diện tích này để giao ổn định, lâu dài cho người dân sử dụng, mặc dù nguồn gốc những diện tích này do người dân lấn chiếm sử dụng nhưng cần tính đến văn hóa, phong tục tập quán và quá trình sử dụng do lịch sử để lại. 3.5.3.4. Vấn đề chuyển đổi chức năng rừng Qua nghiên cứu biến động sử dụng đất cho thấy từ năm 2000-2012 có tới 64.376 ha đất rừng phòng hộ và 68.168 ha đất rừng sản xuất bị giảm diện tích, tuy nhiên khi phân tích về diện tích rừng mất cho các mục đích SXNN và cơ sở hạ tầng lại cho thấy diện tích rừng phòng hộ thực tế chỉ bị giảm 7.646 ha còn lại chủ yếu chuyển sang đất rừng sản xuất. Theo quy định của pháp luật hiện hành việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phải xin ý kiến thẩm định của các 136 cơ quan Trung ương trong khi chuyển đổi chức năng rừng thuộc thẩm quyền của tỉnh sau khi xin chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây là vấn đề đáng lo ngại về việc giảm diện tích rừng phòng hộ, do đó đề xuất việc chuyển đổi chức năng rừng phòng hộ ngoài có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khi chuyển đổi cần xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đây là cơ quan hoạch định quy hoạch sử dụng đất cũng như định hướng không gian sử dụng đất nói chung. 3.5.3.5. Loại hình đất trồng rừng Đối với tỉnh cao nguyên như Đắk Nông thì việc gìn giữ, bảo vệ, phát triển và duy trì một diện tích rừng hợp lý là điều bắt buộc để tránh các tác hại xấu về môi trường. Tuy nhiên chỉ trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000 đến nay đã cho thấy diện tích rừng mất quá nhanh và cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng mất rừng này. Bảng 3.34. Phân tích SWOT đối với loại hình rừng trồng Điểm mạnh (S) - Đất đai màu mỡ (đất đỏ bazan) phù hợp với nhiều loại cây rừng. - Bảo vệ đất đai, hạn chế xói mòn. - Có hiệu quả tốt về bảo vệ môi trường. - Địa hình cao nguyên nên khả năng trồng thuận lợi. - Sản phẩm dễ dàng tiêu thụ do nhu cầu thị trường cao Điểm yếu (W) - Hiệu quả kinh tế thấp. - Người dân không có nguyện vọng cao trong trồng rừng. - Chưa có nhà máy chế biến (giấy) trên địa bàn tỉnh. - Thời gian thu hoạch dài (thường từ 5 năm trở lên). - Người dân gần rừng còn nghèo, ít có khả năng tự chuyển đối nghề. Cơ hội (O) - Được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ giống, công chăm sóc những năm đầu. - Nhiều dự án quốc tế tài trợ như FLICH, GTZ với các mức hỗ trợ đa dạng. - Có thể bán khí các-bon khi đạt chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế. Thách thức (T) - Diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến khả năng phòng hộ, bảo vệ của rừng bị suy giảm. - Di dân tự do tăng nhanh. - Các cấp chính quyền còn xem nhẹ công tác quản lý và bảo vệ rừng. - Nhận thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng còn thấp. 137 Thực tế cho thấy việc thu hồi đất của các hộ gia đình đã phá rừng chuyển sang các mục đích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để trồng lại rừng là khó khăn và hầu như không có khả thi. Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ che phủ đạt khoảng 41% bao gồm cả cây cao su trên đất lâm nghiệp, so với các tỉnh khác trong vùng Tây nguyên thì đây là tỉ lệ thấp nhưng so với các tỉnh khác trong cả nước thì đây là tỷ lệ cao do đó đề xuất định hướng sử dụng đất rừng trong những năm tới là tập trung khoanh nuôi, bảo vệ vốn rừng hiện có, giữ tốt được cơ cấu đất rừng, tỷ lệ độ che phủ cũng như diện tích đất rừng hiện có. Ngoài ra, việc định hướng sử dụng đất lâm nghiệp, nghiên cứu cũng đề xuất sẽ căn cứ vào những ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố về phát triển kinh tế - xã hội cũng như phải phù hợp với phân bổ chỉ tiêu quy hoạch đất lâm nghiệp của Chính phủ cho tỉnh (đất lâm nghiệp cần đạt và duy trì ở mức 289.500 ha, tăng 24.075 ha so với hiện nay). Bảng 3.34 cho thấy đối với loại hình rừng trồng có những điểm mạnh đặc biệt về vấn đề môi trường và xã hội. Tuy nhiên yếu tố điểm yếu quan trọng nhất của loại hình này đó là hiệu quả kinh tế và nhu cầu người dân không cao do đó định hướng phát triển loại hình này rất cần sự quan tâm của các bên có liên quan trong xã hội để tạo thêm nhiều cơ hội cho người nông dân khi tham gia phát triển, bảo vệ rừng. Rừng phòng hộ: định hướng sử dụng diện tích rừng phòng hộ tại tỉnh vẫn giữ nguyên diện tích như hiện nay do phải chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và những diện tích rừng giáp biên giới. Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và đất SXNN. Đối với những diện tích đất phòng hộ hiện đang do các Công ty lâm nghiệp quản lý gồm Công ty Lâm nghiệp Đắk Song (570 ha), Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân (176 ha), Công ty Lâm nghiệp Đắk Wil (575 ha), Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn (1.275 ha) cần xác định ranh giới cụ thể và bàn giao về cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý. 138 Rừng đặc dụng: Đối với rừng đặc dụng cơ bản là giữ nguyên hiện trạng ranh giới của các hệ sinh thái tự nhiên của đã được thiết lập tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Đùng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Nung và Ban Quản lý rừng phòng hộ Yokđôn. Phần diện tích người dân đang xâm canh ở những Ban quản lý này cần xác định ranh giới, cắm mốc cụ thể tại thực địa đối với những diện tích đang canh tác cây hàng năm, những diện tích nương rẫy trong khu vực đặc dụng kiên quyết trả lại để phát triển rừng chủ yếu thông qua tái sinh phục hồi tự nhiên. Rừng sản xuất: Với mục tiêu vừa bảo vệ môi trường vừa cho mục đích kinh tế, đề xuất những diện tích đã trồng cây công nghiệp lâu năm mà đang nằm trên đất lâm nghiệp thì không tiếp tục quy hoạch cho bảo vệ và phát triển rừng. Định hướng đất rừng sản xuất tăng 24.075 ha để phù hợp với định hướng chung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, phần diện tích tăng dự kiến sẽ một phần từ đất chưa sử dụng, một phần từ đất nương rẫy trồng cây hàng năm. (Chi tiết tại phụ lục 32) Hiện nay đang có chủ trương chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su, tuy nhiên theo tác giả thì tỉnh Đắk Nông cần cân nhắc kỹ chủ trương này theo hướng không chuyển đổi rừng sang trồng cao su do thời gian vừa qua diện tích rừng mất quá lớn với những diện tích bằng phẳng và thuận lợi đường giao thông, việc tiếp tục chuyển rừng sang trồng cây cao su sẽ có thể đem lại hậu quả lâu dài về môi trường vì nhiều nghiên cứu không coi cao su là cây rừng. Ngoài ra, chủ trương chuyển đổi rừng nghèo kiệt này rất dễ bị lợi dụng để chuyển rừng đang bình thường thành rừng nghèo kiệt sau đó xin được chuyển đổi hoặc cũng tạo tâm lý không bảo vệ chăm sóc để hủy hoại rừng sau đó xin chuyển đổi mục đích để trồng cao su. Về trồng rừng, cần có nghiên cứu cụ thể về lập địa trồng rừng để tìm các loài cây cho phù hợp và căn cứ vào quỹ đất đất chưa sử dụng để trồng thêm rừng góp phần bù lại một phần mất đi do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác, đảm bảo tỷ lệ đất lâm nghiệp khoảng 40 - 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 139 Hình 3.14. Sơ đồ đề xuất định hướng sử dụng đất các loại hình đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp 3.5.4. Nhóm giải pháp chung 3.5.4.1. Về chính sách Hoàn thiện chính sách về thống kê, kiểm kê thực trạng đất rừng và đất sản xuất nông nghiệp. Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và 140 Phát triển nông thôn cần sớm có Thông tư liên tịch về khái niệm và cách hiểu về quỹ đất rừng đến từng cán bộ tại cấp cơ sở ở cấp xã, huyện để thống nhất thực hiện tránh hiện tượng các số liệu về đất rừng chưa có sự thống nhất. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn thiện các chính sách về giao đất cho các hộ gia đình cá nhân trong trường hợp đã ở ổn định trên phần đất đã giao cho các Công ty lâm nghiệp. 3.5.4.2. Về khoa học công nghệ Các cơ quan quản lý tỉnh Đắk Nông cần phối hợp với các nhà khoa học xây dựng bộ cơ sở dữ liệu trên máy tính hoàn chỉnh có sự liên kết giữa các ngành (ngành quản lý đất đai và ngành nông nghiệp), thường xuyên cập nhật để từ đó có thể quản lý, giám sát chặt chẽ cũng như phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể khi có sự biến động về các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất lâm nghiệp. Đặc biệt hiện nay Việt Nam đã có vệ tinh thu nhận ảnh độ phân giải cao SPOT thường xuyên (độ phân giải dưới 5 mét) nên việc ứng dụng này hoàn toàn khả thi tại tỉnh Đắk Nông. 3.5.4.3. Về quản lý, sử dụng đất Cần xây dựng và lồng ghép định hướng không gian sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất. Vấn đề định hướng không gian rất quan trọng sẽ tránh được các ý tưởng quy hoạch theo ý chí chủ quan của một số nhà quản lý và quá trình giám sát, theo dõi công tác thực hiện quy hoạch được thuận lợi hơn đặc biệt với tỉnh có diện tích rộng và nhiều rừng như Đắk Nông. Khi điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cũng phải công khai xin ý kiến người dân trách việc khi lập quy hoạch có sự tham gia của người dân nhưng khi điều chỉnh không cần có sự tham gia của người dân như hiện tại đang triển khai dẫn đến giữa quy hoạch ban đầu và thực hiện quy hoạch cũng bị sai lệch. Cần quản lý chặt chẽ các Dự án chuyển đổi sử dụng đất từ đất rừng sang các mục đích khác, đặc biệt đối với các Dự án chuyển đổi từ rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su và các dự án chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang mục đích khác. Theo đó ngoài việc xin ý kiến của các cơ quan quản lý cần mở rộng xin ý kiến của các hội khoa học về bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng có uy tín trước khi phê duyệt Dự án. 141 Cần có những tiêu chí bắt buộc khi xây dựng phương án sử dụng đất nói chung và các phương án sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp phải có sự tham gia người dân. Hiện nay tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường có nêu một số trình tự thủ tục xin ý kiến, công khai các phương án quy hoạch nhưng tiêu chí bắt buộc cũng như chế tài xử lý chưa rõ nên việc triển khai các quy định này rất yếu, hầu như quá trình lập quy hoạch bỏ qua bước này dẫn tới quy hoạch đã không phù hợp với thực tiễn. Ngoài việc tạo điều kiện cho nông dân chủ động hơn trong việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với kinh tế thị trường, đề xuất hình thành các khu vực chuyên canh trồng cho từng loại cây thông qua đó có thể theo dõi và kiểm soát việc mở rộng diện tích từng loại cây trồng. 3.5.4.4. Về sự tham gia của người dân trong bảo vệ đất lâm nghiệp Cộng đồng cùng tham gia quản lý rừng phải được phổ biến đến từng thôn, bản thông qua các hương ước thôn, bản vì đây là một thực tiễn không thể phủ định đối với cộng đồng dân tộc bản địa vùng Tây nguyên nói chung hay Đắk Nông nói riêng họ vốn từ lâu đời đã coi rừng như văn hóa của họ. 3.5.4.5. Quản lý tình trạng di cư tự do Đề xuất chuyển từ việc hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất sang một số hình thức khác như giao khoán bảo vệ và trồng rừng hoặc hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề như mua sắm nông cụ, máy móc, đào tạo nghề. Những thanh niên ở những huyện nghèo tại Đắk Nông thường có sức khỏe tốt nên tỉnh Đắk Nông tìm hiểu hướng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhằm giảm bớt lượng lao động dư thừa trong tỉnh và tăng thêm thu nhập cho người dân. Ngoài ra, việc dần dần không hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho di dân tự do cũng sẽ là biện pháp giảm thiểu lượng di dân tránh hiện tượng như hiện nay cứ đến định cư một thời gian sẽ được chính quyền hỗ trợ đất để ở và canh tác. Đề xuất chính quyền địa phương ở cấp huyện, xã cần tăng cường, thường xuyên theo dõi, quản lý địa bàn nhằm hạn chế tối đa dân di cư tự do kéo đến sinh sống trong các khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu vực biên giới với Cam Pu Chia, trường hợp đã phá rừng để canh tác sản xuất nông nghiệp cần có những 142 biến pháp cứng rắn trong việc cưỡng chế thu hồi lại những diện tích đất lấn chiếm và đưa dân di cư tự do về nơi họ đã đi. Ngoài ra về công tác tái định canh, định cư cần tập trung dứt điểm các dự án đang dang dở tránh hiện tượng “bắt cóc bỏ đĩa” người dân lại vào rừng sinh hoạt do không có đồng bộ các công trình hoặc thiếu đất sản xuất. 3.5.4.6. Về đào tạo, tuyên truyền Đề xuất tỉnh Đắk Nông cần có nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về đời sống, trình độ văn hóa, dân trí của những người dân sống gần rừng, phụ thuộc cuộc sống vào rừng hoặc coi rừng là nguồn thu nhập chính của nông hộ để xây dựng các chương trình truyền thông, đào tạo một cách khoa học và khả thi. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai, các quy hoạch chuyên ngành thông qua hệ thống phát thanh hoặc đến từng các cuộc họp ở các thôn, buôn nhằm chuyển tải các thông tin đến từng người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các kế hoạch truyền thông phù hợp với trình độ dân trí người dân, đào tạo bài bản và thực tế, không mang nặng tính hình thức đối với người dân về tầm quan trọng của rừng và ý thức, trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn của các sông suối lớn, các vùng hồ thủy điện trọng điểm và tuân thủ theo các quy hoạch chuyên ngành trong phát triển các cây trồng nông nghiệp Cần đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ hoặc thu hút vào lao động các cụm công nghiệp, điều chỉnh đất đai của một số Công ty Lâm nghiệp, Nông nghiệp để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao trình độ canh tác tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đầu tư để nâng cao dân trí cho người dân, một trong những giải pháp nhằm giải quyết phân hoá giàu nghèo và thực hiện công bằng xã hội ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc là phải nâng cao dân trí như chăm lo hệ thống trường học, các trung tâm sinh hoạt văn hoá, chăm lo cơ sở hạ tầng như giao thông, lưới điện, hệ thống kênh mương tưới tiêu..., tiếp tục phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho người dân. 143 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1) Các điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình và tài nguyên rừng tỉnh Đắk Nông phù hợp cho việc phát triển một số loài cây trồng sản xuất nông nghiệp, điều này đã ảnh hưởng tới các tác động trong việc mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và thu hẹp diện tích rừng hiện có. 2) Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 có 321.158 ha và đất lâm nghiệp có 265.425 ha. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 theo chiều hướng đất sản xuất nông nghiệp tăng và đất lâm nghiệp giảm, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 161.690 ha, tập trung vào tăng vào đất nương rẫy và đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Đất lâm nghiệp giảm 131.725 ha, tập trung giảm vào đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ. 3) Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến giảm diện tích tài nguyên rừng trong giai đoạn từ năm 2000-2012 là ảnh hưởng chính ở Đắk Nông, trong đó: Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch đã làm giảm 36.683 ha đất rừng (gồm 2.522 ha rừng phòng hộ và 34.161 ha rừng sản xuất) để chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp (gồm 12.710 ha đất trồng cây hàng năm và 23.973 ha đất trồng cây lâu năm). Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch đã làm giảm 91.820 ha đất rừng (gồm 5.124 ha rừng phòng hộ và 86.696 ha rừng sản xuất) để chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp (gồm 29.340 ha đất trồng cây hàng năm và 62.480 ha đất trồng cây lâu năm). 4) Trong đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 6 loại hình sử dụng đất với 22 kiểu sử dụng đất chính. Quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình và kiểu sử dụng đất chỉ ra một số loại hình đất canh tác trên đất nương rẫy (lúa nương, ngô nương) có mức độ đánh giá kinh tế - xã hội – môi trường ở mức độ thấp nên cần giảm diện tích này trong tương lai. Đối với các loại hình và kiểu sử dụng đất còn lại có mức độ đánh giá kinh tế - xã hội – môi 144 trường ở mức độ trung bình và cao nên có thể giữ nguyên như hiện tại để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh. 5) Tổng hợp các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và chồng ghép bản đồ tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất đã đề xuất một số giải pháp sử dụng đất, cụ thể: Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Rà soát, bóc tách các quỹ đất sản xuất nông nghiệp đang xâm canh ở các Công ty Lâm nghiệp để giao lâu dài cho người dân. Định hướng sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trên các nhóm đất có mức thích hợp cao S1 (riêng đất trồng lúa, màu định hướng sử dụng cả trên diện tích đất có mức độ thích hợp trung bình S2) với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 duy trì ở mức 273.179 ha. Đối với đất lâm nghiệp: Cần duy trì và bảo vệ chặt chẽ diện tích các loại rừng hiện có, đặc biệt quỹ đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Không chuyển đổi chức năng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của ngành Tài nguyên và Môi trường. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 duy trì ở mức 289.500 ha. Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông cần phối hợp, triển khai đồng bộ tất cả các nhóm giải pháp đã đề xuất trong luận án để đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao nhất. 2. Kiến nghị 1) Rà soát lại loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc canh tác nương rẫy, trường hợp các quy hoạch chuyên ngành về phát triển các loại cây này bị phá vỡ và nếu có xâm phạm vào quỹ đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì cần kiên quyết trả lại quỹ đất để phát triển rừng. 2) Cần tiếp tục có nghiên cứu bổ sung cấp Nhà nước để đưa ra luận cứ khoa học xác định các ngưỡng diện tích rừng tối thiểu cần bảo vệ cho từng vùng nhằm vừa đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái, vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội. 3) Các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có thể tham khảo bộ cơ sở dữ liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên rừng trong và ngoài tỉnh Đắk Nông nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng tổng quỹ đất có hiệu quả, bền vững./. 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lưu Văn Năng, Trần Đức Viên và Nguyễn Thanh Lâm (2013). Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2000- 2012, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(8): 1134-1141. 2. Lưu Văn Năng, Trần Đức Viên và Nguyễn Thanh Lâm (2014). Đánh giá hiệu quả của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (224): 58-65. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Nữ Hoàng Anh (2013). Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai doạn 2012-2020, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên. 2. Đặng Nguyên Anh (2006). Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, NXB Thế giới, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008). Quyết định 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố xác định cây cao su là cây đa mục đích. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010a). Tài liệu tham khảo quản lý đất đai bền vững. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010b). Kết quả thực hiện dự án Trồng mới 5 triệu hécta rừng năm 2009 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2010. 8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Quyết định 1987/QĐ/BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Quyết định số 1739/QĐ-BNN- TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2005, NXB Bản đồ, Hà Nội. 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Thông tư 08/2007/BTNMT ngày 2/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản cho biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội. 13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010, NXB Bản đồ, Hà Nội. 14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số 4321/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/11/2012 về rà soát số liệu kiểm kê đất đai năm 2012. 15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013a). Báo cáo số 246/BC-BTNMT ngày 21/6/2013 về tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh. 147 16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013b). Báo cáo số 100/BC-BTNMT ngày 2/7/2013 về kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2012. 17. Nguyễn Văn Bộ (2001). Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội, tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt Nam, UNDP, tr.183-188. 18. Nguyễn Đình Bồng (2012). Bài giảng Sử dụng đất nông nghiệp bền vững, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 19. Nguyễn Đình Bồng, Lê Thái Bạt, Đào Trung Chính, Trịnh Văn Toàn, Nguyễn Thị Thu Trang và Đinh Gia Tuấn (2013). Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng phó với biến đổi khí hậu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Nguyễn Duy Bột (2001). Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (3): tr. 28 - 30. 21. Trần Văn Con (2008). Hướng tới một nền Lâm nghiệp bền vững đa chức năng, NXB Thống kê, Hà Nội. 22. Trần Văn Con, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu Đình Quang và Lê Minh Tuyên (2006). Quản lý rừng bền vững, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội. 23. Condominas, G. (2008). Chúng tôi ăn rừng, người dịch Lan Anh, Ngọc Hà, Thu Hồng, Thu Phương, NXB Thế giới, Hà Nội. 24. Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm (2003). Tài nguyên rừng, NXB Đại học Quốc gia. 25. Cục Kiểm lâm (2010). Báo cáo về sự biến đổi rừng ở Việt Nam giai đoạn 2002-2009, Hà Nội. 26. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2006). Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2005. 27. Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông (2013). Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2012. 28. Dương Văn Duy, Trịnh Quốc Huy, Phí Quốc Hào, Nguyễn Tiến Sỹ, Lê Trọng Yên, Võ Thanh Sơn và Mai Văn Phấn (2010). Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất bền vững trồng cây công nghiệp lâu năm vùng Tây nguyên, Hà Nội 29. Dương Tiến Đức (2012). Đánh giá thực trạng các dạng đất lâm nghiệp chủ yếu và xây dựng bản đồ lập địa cấp II trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Đoàn Diễm (2009). Đánh giá các phương án giảm phát thải từ thay đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam: Rừng và đất lâm nghiệp. Báo cáo giữa kỳ gửi Tổ chức Nông lâm thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Dung, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Mạnh Tường, Aran Patanothai và A. Terry Rambo (2008). Phân tích mức độ bền vững của hệ canh tác nương rẫy tổng hợp tại bản Tát bằng phương pháp cân bằng dinh dưỡng, Canh tác nương rẫy tổng hợp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Nguyễn Trường Giang (2011). Quá trình khai khẩn và canh tác ruông bậc thang của đồng bào H'Mông, Dao huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 148 33. Hoàng Minh Hà (2010). Đánh giá các phương án giảm phát thải từ tất cả các hình thức sử dụng đất ở Việt Nam, Tổ chức Nông lâm thế giới, Hà Nội. 34. Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm và Nguyễn Văn Viết (1997). Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Nguyễn Huy Hoàng (2009). Các giải pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm bảo vệ và phát triển bền vững rừng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 36. Trương Hồng (2013). Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Đắk Lắk. 37. Bảo Huy (2009). Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng ngày 5/6/2009, tr.39-50. 38. Lê Văn Khoa (2011). Con người và Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. 39. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2010). Báo cáo các vấn đề xung quanh việc triển khai các Dự án Bauxit ở Tây Nguyên, Hà Nội. 40. Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải và Nguyễn Viết Thanh (2008). Kỹ thuật canh tác trên đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1993). Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 42. Henri, M. (2008). Rừng người Thượng, người dịch Lưu Đình Tuân, NXB Tri thức, Hà Nội. 43. Lưu Văn Năng, Trịnh Quốc Huy, Phạm Đăng Khoa, Phạm Thị Thúy Hạnh, Phan Thanh Quang và Đinh Ngọc Hà (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất lâm nghiệp và đề xuất giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất bền vững khu vực Tây Nguyên 44. Nguyễn Bá Ngãi, Phạm Đức Tuấn, Vũ Văn Triệu và Nguyễn Quang Tân (2009). Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam - Chính sách và thực tiễn, Kỷ yếu Hội theo Quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng ngày 5/6/2009, tr1-3. 45. Lê Duy Nguyễn (1998). Báo cáo nâng cao lợi ích cho các chủ rừng - Viễn cảnh cho các doanh nghiệp trồng rừng tư nhân, Tài liệu tại hội thảo quốc gia về Chủ Rừng và Lợi Ích Trong Kinh Doanh Trồng Rừng, Hà Nội. 46. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa, Báo cáo tại Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam ngày 26-29/2/2008, Hà Nội. 47. Nguyễn Hữu Ngữ (2010). Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế. 48. Nguyên Ngọc (2008). Phát triển bền vững ở Tây Nguyên, bài trình bày tại trường Fulbright ngày 22/04/2008, TP Hồ Chí Minh. 49. Nguyên Ngọc (2012). Tây nguyên đã vượt ngưỡng?, Tham luận tại Hội thảo Phát triển bền vững Tây Nguyên ngày 27/11/2012, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. 149 50. Trần An Phong (2004). Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Đắk Nông, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội. 51. Nguyễn Thanh Phương và Trương Công Cường (2012), Thực trạng canh tác trên đất dốc tỉnh Đắk Nông, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ. 52. Nguyễn Hồng Quân, Phạm Xuân Phương và Vũ Long (2006). Lâm nghiệp cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 53. Quốc hội (2003a). Luật Đất đai 2003 số 13/2003/QH11, NXB Chính trị Quốc gia. 54. Quốc hội (2003b). Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI về chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. 55. Quốc hội (2004). Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, NXB Nông nghiệp. 56. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm và Nguyễn Ngọc Bình (2006). Đất và dinh dưỡng đất, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội. 57. Smith (1997). Của cải của các dân tộc, người dịch Đỗ Trọng Hợp, NXB Giáo dục. 58. Sở Công thương tỉnh Đắk Nông (2012). Báo cáo số 51/BC-SCT ngày 13/12/2012 về tình hình quy hoạch, thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 59. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông (2013). Báo cáo số 431/BC-SNN ngày 6/5/2013 về kết quả rà soát, đánh giá các dự án chuyển đổi rừng sang cây trồng khác và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 60. Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng (2001). Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (274): tr. 60-69. 61. Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Ngọc Quang, Lê Văn Cường và Võ Đại Hải (2008). Đánh giá một số dự án Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 1995-2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 62. Nguyễn Quang Tân và Nguyễn Bá Ngãi (2008). Cải cách vấn đề chiếm dụng rừng ở Việt Nam: Nghiên cứu tình hình tại vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội. 63. Phạm Chí Thành (1996). Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 64. Phạm Chí Thành (1998). Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học số 3, tr.13-21. 65. Đào Châu Thu và Nguyễn Ích Tân (2004). Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Khoa học đất số 20, tr.82 - 86. 66. Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Hữu Thọ và Vũ Thị Hiền (2012). Bối cảnh REDD + ở Việt Nam, Tổ chức Nông lâm thế giới, Hà Nội. 150 67. Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng và Nguyễn Đình Tiến (2013), Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, Tổ chức Nông lâm thế giới, Hà Nội. 68. Thủ tướng Chính phủ (2005). Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. 69. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định số 813/QĐ-TTg ngày 07/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên. 70. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 71. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 72. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. 73. Tổng cục Địa chính (2001). Kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2000, NXB Bản đồ, Hà Nội. 74. Tổng cục Môi trường (2009). Tài nguyên rừng gồm những gì?, Bài viết hỏi đáp về môi trường của Tổng cục Môi trường ngày 14/09/2009, Truy cập ngày 02/10/2011 từ C3%A0i nguy%C3% AAnr % ABngg%E1%BB%93mnh%E1%BB% AFngg.aspx. 75. Tổng cục Quản lý đất đai (2011). Dự án “Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững”, Hà Nội. 76. Tổng cục Thống kê (2006). Niên giám thống kê cả nước năm 2005, Hà Nội. 77. Tổng cục Thống kê (2013). Niên giám thống kê cả nước năm 2012, Hà Nội. 78. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 79. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2007). Quyết định số 702/QĐ-UBND về việc Quy hoạch phân chia 3 loại rừng tỉnh Đắk Nông và Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2010. 80. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012a). Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và kế hoạch năm 2013 tỉnh Đắk Nông. 81. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012b). Báo cáo số 306/BC-UBND ngày 23/8/2012 về rà soát hạ tầng nông thôn, đánh giá tình hình sử dụng đất, rừng, tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào dân tộc thiếu số và di cư tự do. 82. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012c). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2012. 151 83. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2013a). Báo cáo số 282/BC-UBND ngày 23/7/2013 về tình hình dân di cư tự do và triển khai các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 84. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2013b). Báo cáo số 38/BC-UBND ngày 22/1/2013 về hiện trạng sử dụng đất của các nông lâm trường. 85. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2013c). Quyết định 511/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 về phê duyệt, công bố số liệu hiện trạng rừng năm 2012 của tỉnh Đắk Nông. 86. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2013d). Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2013 về phê duyệt báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Nông năm 2012. 87. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2013e). Thống kê đất đai năm 2012 tỉnh Đắk Nông. 88. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung (2006a). Báo cáo điều tra Bản đồ đất tỉnh Đắk Nông, Nha Trang. 89. Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung (2006b). Báo cáo Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản vùng Tây Nguyên đến 2010 và định hướng đến 2020, Nha Trang. 90. Trần Đức Viên (2001). Ảnh hưởng của việc thay đổi chế độ sử dụng đất đến độ che phủ rừng và điều kiện kinh tế - xã hội vùng lưu vực sông Cả, Thành tựu và thách thức trong quản lý tài nguyên và cải thiện cuộc sống người dân ở trung du miền núi Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Nguyễn Văn Viết (2007). Kiểm kê, đánh giá và hướng dẫn sử dụng tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội. 92. William, D.S. và Huỳnh Thu Ba (2005). Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, Vương Thục Trân dịch, NXB Subur, Jakarta, Indonesia. Tiếng Anh 93. ADB (2000). Study on the Policy and Institutional Framework for Forest Resources Management, TA No 3255 - VIE. Rome, Italy and Ha Noi, Viet Nam. 94. Angelsen (2008). Moving Ahead with REDD: Issues, Options and Implications, Center for International Forestry Research (CIFOR), Bogor, Indonesia. 95. Brown and Tony (1997). Clearances and Clearings: Deforestation in Mesolithic/Neolithic Britain, Oxford Journal of Archaeology16, London, UK. 96. Boyle, J. R. and Robert F. P. (2001). Forest Soils and Ecosystem Sustainability, Forest Ecology and Management, Vol.138, Elsevier, Amsterdam, Neitherland. 97. Chakravarty, S. K., Ghosh, C. P., Suresh, A. N., Dey and Gopal, S. (2012). Deforestation: Causes, Effects and Control Strategies, Global Perspectives on Sustainable Forest Management, In Tech Europe, Rijeka, Croatia. 98. Crystal, E. (1995). In The Challenges of Highland Development in Vietnam, edited by A. Rambo, R. Reed, Le Trong Cuc and M. DiGregorio, East–West Centre, Honolulu, USA. 152 99. Do, D.S. (1994). Shifting cultivation in Vietnam: The social, economic and environmental values relative to alternative land use, IIED, London, UK. 100. Dixon, J., Gulliver, A. and Gibbon, D. (2001). Farming Systems and Poverty: Improving Farmers' Livelihoods in a Changing World, FAO & World Bank, Rome, Italy & Washington, DC, USA. 101. FAO (1976). A framework for land evaluation, Rome, Italy. 102. FAO (2003). Forests and Poverty Alleviation, Rome, Italy. 103. FAO (2007). Global wood and wood products flow, Advisory Committee on Paper and Wood Products, Shanghai, China. 104. FAO (2010). Global Forest Resource Assessment, Rome, Italy. 105. FAO (2012a). State of the World forest, Rome, Italy. 106. FAO (2012b). Forests and climate change, Rome, Italy. 107. Henry, D.F. and Boyd, G.E. (1996). Soil fertility, Lewis Publisher and Printed in USA. 108. IPCC (2007). The 4th assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. 109. ITTO (2005). Status of tropical forest management, International Tropical Timber Organization, Yokohama, Japan. 110. IUCN (1980). World Conservation Strategy: living resources conservation for sustainable development, Gland, Switzerland. 111. Jamieson, N.L., Le, T.C and Terry, R. (1998). The development crisis in Vietnam’s mountains, East-West Center Special Reports. 112. Maurand, P. (1943). L’Indochine forestière. Inst. Rech. Agro. Indochine, 2-3: 185-194. 113. Meyfroidt, P. and Lambin, E.F. (2011). Global Forest Transition: Prospects for an Deforestation, Annual Review of Environment and Resources, El Camino Way Palo Alto, CA 94306, USA. 114. Morozov, G.F. (1930). Study on the forest, Moskva-Leningrad, Goslesbumizdat, 440 p. (in Russian). 115. Philip, M.F. and William, F.L. (2004). Tropical deforestation and greenhouse–gas emissions, Ecological Applications, Volume 14, Issue 4 (August 2004), pp. 982–986. 116. Smyth, A.J. and Dumanski, J. (1993). FESLM An International Framework for Evaluating Sustainable Land Management, World Soil Report 73, FAO - Rome. 117. Suryatra, E.G. and McIntosh, J.L. (1982). Cropping systems research in Indonesia, IRRI, Philippine 204 p. 153 118. UNDP (1987). Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future, Brundt land Report. 119. UNFCCC (2007). Investment and financial flows to address climate change, UNFCCC, p. 81. United Nations Framework Convention on Climate Change, Bonn, Germany. 120. Mankin, W.E. (1998). Entering the fray: international forest policy processes, International Institute for Environment and Development, London. 121. Tzschuphe, E. (1998). Forest sustainability: A contribution to Conserving the Basis on Our Existence, Plant Research and Development Vol. 47/49, Tubingen, Germany. 154 PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Thay đổi địa giới hành chính tỉnh Đắk Nông từ 2000 đến nay Phụ lục 1.2. Thông tin chung các đơn vị hành chính trong tỉnh Đắk Nông năm 2012 Phụ lục 2. Phân loại, tổng hợp diện tích các loại đất tỉnh Đắk Nông Phụ lục 3. Các công trình thủy lợi xây dựng giai đoạn 2000 -2012 Phụ lục 4. Tình hình biến động dân số qua các năm tỉnh Đắk Nông Phụ lục 5. Đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng phân theo đối tượng sử dụng năm 2012 Phụ lục 6. Danh sách các Dự án có sử dụng đất rừng tỉnh Đắk Nông. Phụ lục 6.1. Danh sách các công trình thủy điện đến 2012 tỉnh Đắk Nông Phụ lục 7. Hiện trạng sử dụng đất nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh năm 2012 Phụ lục 8. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 2000-2012 Phụ lục 8.1. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp Gia nghĩa và Đắk Long 2000-2012 Phụ lục 8.2. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp huyện Cư Jút 2000-2012 Phụ lục 8.3. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp huyện Đắk Mil 2000-2012 Phụ lục 8.4. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp huyện Krông Nô 2000-2012 Phụ lục 8.5. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp huyện Đắk Song 2000 -2012 Phụ lục 8.6. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp huyện Tuy Đức và Đắk Lấp 2000 -2012 Phụ lục 9. Biến động đất SXNN và đất rừng huyện Đắk Lấp và huyện Tuy Đức Phụ lục 10. Biến động đất SXNN và đất rừng thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk Long Phụ lục 11. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng huyện Đắk Song Phụ lục 12. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng huyện Krông Nô Phụ lục 13. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng huyện Đắk Mil Phụ lục 14. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng huyện Cư Jút Phụ lục 15. Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng các huyện năm 2012 Phụ lục 16. Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng các huyện năm 2010 Phụ lục 17. Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng các huyện năm 2005 Phụ lục 18. Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng các huyện năm 2000 Phụ lục 19. Thay đổi sử dụng đất toàn tỉnh Đắk Nông từ 2000 đến nay 155 Phụ lục 20. Diện tích và độ che phủ rừng cả nước năm 2012 Phụ lục 21. Diễn biến rừng Tây Nguyên từ năm 2000 đến nay Phụ lục 22. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 Phụ lục 23. Hiện trạng sử dụng đất cả nước và Tây Nguyên năm 2012 Phụ lục 24. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng Tây Nguyên năm 2012 Phụ lục 25. Kết quả tổng hợp các phiếu điều tra nông hộ Phụ lục 26. Tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trong tỉnh Đắk Nông (tính cho 1 ha) Phụ lục 27. Đề xuất loại hình sử dụng đất lúa, màu Phụ lục 28. Đề xuất loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm Phụ lục 29. Đề xuất loại hình sử dụng đất cây hàng năm trên đất nương rẫy Phụ lục 30. Đề xuất loại hình sử dụng đất cây ăn quả Phụ lục 31. Đề xuất loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm Phụ lục 32. Đề xuất loại hình sử dụng đất rừng Phụ lục 33. Một số hình ảnh sử dụng đất SXNN và đất lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông Phụ lục 34. Sơ đồ hành chính tỉnh Đắk Nông Phụ lục 35. Sơ đồ đất tỉnh Đắk Nông Phụ lục 36. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tỉnh Đắk Nông Phụ lục 37. Sơ đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Nông năm 2000 Phụ lục 38. Sơ đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Nông năm 2005 Phụ lục 39. Sơ đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Nông năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_luu_van_nang_1941.pdf
Luận văn liên quan