Các nhà thực hành và học giả trên thế giới đều công nhận rằng phương pháp
quản trị tinh gọn nói chung và các công cụ quản trị tinh gọn nói riêng được triển
khai tiên phong bởi các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Nhật Bản, đại diện cho
những đơn vị thực hành quản trị tinh gọn tốt nhất trên thế giới. Đã từng có nghi ngờ
về khả năng áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn trong các lĩnh vực ngoài sản xuất
như thương mại, dịch vụ.
Ngài Fujio Cho, Chủ tịch tập đoàn Toyota – cái nôi của phương pháp quản trị
tinh gọn với phương thức sản xuất tinh gọn nổi tiếng TPS (Toyota Production
System-Phương thức toyota) đã nói rằng “Có thể áp dụng phương pháp quản trị tinh
gọn ngoài nhà máy, nhưng cần phải sáng tạo” (Jeffrey K.Liker, 2004, The Toyota
way). Các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quản trị tinh gọn trên thế
giới cũng cho thấy quản trị tinh gọn không bị giới hạn trong phạm vi sản xuất mà
đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như: dịch vụ y tế,
ngân hàng Và dù ở lĩnh vực nào, khi có cách thức triển khai hiệu quả, phù hợp và
quan trọng hơn, như lời Chủ tịch Tập đoàn Toyota đã nói, là “phải sáng tạo” thì các
công cụ quản trị tinh gọn đều phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn
trong doanh nghiệp sản xuất HXK cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của lãnh đạo và
người lao động với các công cụ quản trị tinh gọn đơn giản, đòi hỏi ít vốn đầu tư, dễ
áp dụng như 5S, Kaizen, quản lý trực quan Việc áp dụng tốt các cộng này sẽ tạo
tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp triển khai các công cụ phức tạp hơn, từng
bước trở thành một doanh nghiệp tinh gọn toàn diện.
- Không nên nóng vội trong việc áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn: Có rất
nhiều công cụ quản trị tinh gọn, doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng tất cả
các công cụ đó. Quản trị tinh gọn là một quá trình, do đó các doanh nghiệp không
thể áp dụng quản trị tinh gọn một cách nóng vội và tràn lan. Tùy thuộc vào bối cảnh
và điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp, thời gian đầu doanh nghiệp có thể áp
dụng một số công cụ cơ bản như 5S, trực quan hóa, kaizen rồi dần dần tiến tới áp
dụng các công cụ quản trị tinh gọn khác.
168 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lương và thưởng căn cứ trên hiệu quả lao động sẽ khuyến khích
người lao động nỗ lực đạt được các chỉ tiêu đề ra, tạo sự công bằng trong phân bổ
lợi ích và do đó tăng động lực cho người lao động chủ động tham gia vào quá trình
triển khai áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp.
134
5.3.5. Giải pháp về văn hóa doanh nghiệp
Như phân tích ở các chương trước, văn hóa doanh nghiệp trong quản trị tinh
gọn là hướng tới sự hài lòng của khách hàng và loại bỏ mọi lãng phí, thông qua văn
hóa doanh nghiệp để nâng cao tinh thần, thái độ của toàn bộ doanh nghiệp quyết
tâm thực hiện thành công quản trị tinh gọn. Từ phân tích thực trạng áp dụng quản trị
tinh gọn tại doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tác giả đề xuất giải pháp về văn
hóa doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa biết lắng nghe, có ý thức sửa chữa sai
sót và cải tiến, biết nói lên suy nghĩ của mình với phương châm làm việc cụ thể và
phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp để người lao động cảm thấy được việc
tham gia quản trị tinh gọn sẽ mang lại những giá trị không chỉ cho doanh nghiệp mà
cho chính từng người lao động. Phương châm làm việc cần phải cụ thể hóa và cần
phải phổ biến bằng phương pháp trực quan để bất cứ người lao động nào cũng có
thể lĩnh hội được thông điệp của phương châm làm việc. Trong trường hợp của
Midway Metals, doanh nghiệp đã đưa ra phương châm làm việc và phổ biến một
cách trực quan tại doanh nghiệp cụ thể phương châm của công ty là "đối xử với
nhau bằng sự tôn trọng, lòng tự trọng và sự công bằng...kịp thời sửa chữa sai
sót...sẵn sàng giúp đỡ....lắng nghe....nói lên suy nghĩ của mình và lắng nghe ý kiến
của người khác...đều có quyền phát triển sự nghiệp của mình tới bất cứ vị trí nào...
" . Với phương châm làm việc như vậy, công ty đã thành công trong việc hình thành
nên một văn hóa doanh nghiệp biết lắng nghe, biết chia sẻ, năng động và luôn cầu
tiến.
- Doanh nghiệp cần tạo một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở để mọi
người dễ dàng chia sẻ với nhau kinh nghiệm từ đó tìm kiếm các giải pháp cải tiến
quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc. Trong các trường hợp áp dụng
thành công quản trị tinh gọn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, sự gần gũi và
không có khoảng cách giữa lãnh đạo, quản lý và nhân viên cũng được xem là yếu tố
góp phần tích cực vào áp dụng quản trị tinh gọn trong hoạt động kinh doanh. Với
điều kiện môi trường làm việc thân thiện và cởi mở, lãnh đạo và quản lý sẽ dễ dàng
truyền đạt lại những nội dung, giải pháp triển khai quản trị tinh gọn tới người lao
động và ngược lại người lao động dễ dàng chia sẻ những ý tưởng đổi mới cũng như
góp ý về những tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần tăng cường phương pháp làm việc nhóm trong quá trình
triển khai các hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong môi trường làm việc nhóm
người lao động sẽ được khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm cũng như tăng cường khả
năng hợp tác, gắn kết trong công việc.
135
5.3.6. Giải pháp về cách thức triển khai áp dụng công cụ quản trị tinh gọn
Các nhà thực hành và học giả trên thế giới đều công nhận rằng phương pháp
quản trị tinh gọn nói chung và các công cụ quản trị tinh gọn nói riêng được triển
khai tiên phong bởi các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Nhật Bản, đại diện cho
những đơn vị thực hành quản trị tinh gọn tốt nhất trên thế giới. Đã từng có nghi ngờ
về khả năng áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn trong các lĩnh vực ngoài sản xuất
như thương mại, dịch vụ.
Ngài Fujio Cho, Chủ tịch tập đoàn Toyota – cái nôi của phương pháp quản trị
tinh gọn với phương thức sản xuất tinh gọn nổi tiếng TPS (Toyota Production
System-Phương thức toyota) đã nói rằng “Có thể áp dụng phương pháp quản trị tinh
gọn ngoài nhà máy, nhưng cần phải sáng tạo” (Jeffrey K.Liker, 2004, The Toyota
way). Các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn áp dụng quản trị tinh gọn trên thế
giới cũng cho thấy quản trị tinh gọn không bị giới hạn trong phạm vi sản xuất mà
đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như: dịch vụ y tế,
ngân hàng Và dù ở lĩnh vực nào, khi có cách thức triển khai hiệu quả, phù hợp và
quan trọng hơn, như lời Chủ tịch Tập đoàn Toyota đã nói, là “phải sáng tạo” thì các
công cụ quản trị tinh gọn đều phát huy hiệu quả và đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn
trong doanh nghiệp sản xuất HXK cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức của lãnh đạo và
người lao động với các công cụ quản trị tinh gọn đơn giản, đòi hỏi ít vốn đầu tư, dễ
áp dụng như 5S, Kaizen, quản lý trực quan Việc áp dụng tốt các cộng này sẽ tạo
tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp triển khai các công cụ phức tạp hơn, từng
bước trở thành một doanh nghiệp tinh gọn toàn diện.
- Không nên nóng vội trong việc áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn: Có rất
nhiều công cụ quản trị tinh gọn, doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng tất cả
các công cụ đó. Quản trị tinh gọn là một quá trình, do đó các doanh nghiệp không
thể áp dụng quản trị tinh gọn một cách nóng vội và tràn lan. Tùy thuộc vào bối cảnh
và điều kiện nguồn lực của doanh nghiệp, thời gian đầu doanh nghiệp có thể áp
dụng một số công cụ cơ bản như 5S, trực quan hóa, kaizen rồi dần dần tiến tới áp
dụng các công cụ quản trị tinh gọn khác.
- Một trong những sai lầm của các doanh nghiệp khi áp dụng quản trị tinh gọn
là quá chú trọng đến việc sử dụng các công cụ kỹ thuật của quản trị tinh gọn (5S,
kaizen, quản lý trực quan) mà không chú trọng đến yếu tố cốt lõi của việc áp
dụng thành công quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp đó là yếu tố “tôn trọng con
136
người”, trong khi các công cụ kỹ thuật này lại là nhân tố có thể thay đổi liên tục
theo thời gian và thậm chí có thể nghiên cứu, bổ sung để tạo ra các công cụ mới.
Một số giải pháp cụ thể đối với cách thức triển khai một số công cụ quản trị
tinh gọn điển hình tại các doanh nghiệp sản xuất HXK như sau:
➢ Đối với việc triển khai 5S và quản lý trực quan:
- Nên tập trung vào chữ S cuối cùng:
Công cụ 5S bao gồm: Sàng lọc (S1), sắp xếp (S2), sạch sẽ (S3), săn sóc (S4),
sẵn sàng (S5). Chữ S cuối cùng “sẵn sàng” được xem là “tâm thế” trong thực hiện
5S, có nghĩa là ý thức tự giác của nhân viên trong việc thực hiện 4S đầu. Mục tiêu
của chữ S cuối cùng chính là việc đưa triết lý 5S vào trong văn hóa doanh nghiệp,
tạo thành thói quen thực hành 5S giống như việc “đánh răng, rửa mặt” hàng ngày
của nhân viên. Thực hiện S5 là thực hiện việc duy trì thường xuyên 5S trong doanh
nghiệp. Như vậy S5 không phải là một bước tách biệt trong quá trình thực hiện 5S
mà phải được coi là trung tâm, cốt lõi, tác động đến 4S còn lại và là nhân tố quyết
định đến việc triển khai hiệu quả 5S tại doanh nghiệp.
Như vậy khi triển khai các hoạt động S1, S2, S3, S4 doanh nghiệp không sẽ
đặt mục tiêu không chỉ thực hiện tốt từng chữ S riêng lẻ mà cao hơn là hướng đến
việc thực hiện S5. Do đó có thể nói tâm thế của người lao động luôn cần được trú
trọng và nó chính là yếu tố nền tảng, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai
thành công 5S.
- Cải tiến liên tục quy trình 5S tại doanh nghiệp:
Nếu như việc quan tâm đến S5 giúp phát huy hiệu quả của 5S thì việc cải tiến
liên tục quy trình 5S sẽ giúp doanh nghiệp duy trì bền vững kết quả đã đạt được, và
điều quan trọng hơn là việc cải tiến quy trình 5S sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp tiếp
cận và áp dụng các công cụ khác của quản trị tinh gọn.
Việc thực hành 5S trong doanh nghiệp cần tránh lặp đi lặp lại quá nhiều lần
mà không có sự cải tiến. Việc cải tiến quy trình 5S cũng không quá phức tạp, đó có
thể là việc cải tiến thao tác hiện có của 5S, cũng có thể là việc mở rộng triển khai 5S
từ bộ phận này sang bộ phận khác trong doanh nghiệp.
- Triển khai đúng tinh thần cốt lõi của 5S và quản lý trực quan:
Bản chất sâu xa của công cụ 5S và quản lý trực quan không chỉ đơn giản là
việc sắp xếp cho gọn gàng hay là để ghi nhãn lên các công cụ, vật liệunhằm duy
trì một nơi làm việc ngăn nắp sạch đẹp. Một số công ty đã hiểu nhầm bản chất của
5S và công cụ trực quan, họ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tài chính để triển khai 5S
tại doanh nghiệp, và kết quả là mọi việc trở nên gọn gàng sạch sẽ hơn nhưng họ
137
chẳng tiết kiệm được đồng nào và chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng không khá
hơn, và cuối cùng họ đã quyết định ngưng triển khai công cụ này.
Thực tế là việc kiểm soát trực quan trong một hệ thống tinh gọn được tổ chức
tốt hoàn toàn khác với việc chỉ sắp xếp nghiệp vụ sản xuất hàng loạt một cách gọn
gàng và bóng loáng. Các hệ thống tinh gọn sử dụng 5S để hỗ trợ nhịp sản xuất
nhanh gọn và suôn sẻ. Quan trọng hơn, 5S còn là một công cụ quan trọng bậc nhất
để phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn, và nếu được sử dụng một cách tinh tế nó có
thể là một phần trong quá trình kiểm soát trực quan trong một hệ thống tinh gọn
hiệu quả của doanh nghiệp.
➢ Đối với việc triển khai công cụ Kaizen:
- Tâm thế là cốt lõi:
Cũng giống như việc triển khai 5S, yếu tố tâm thế được coi là cốt lõi của việc
triển khai công cụ Kaizen trong doanh nghiệp. Bản chất của Kaizen là sự cải tiến
không ngừng, sáng tạo và tìm ra cách giải quyết, cách làm hiệu quả hơn của bất cứ
ai, tại bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào. Khi có tâm thế Kaizen người lao động
sẽ luôn chủ động, sáng tạo và không ngừng phát huy những ý tưởng cải tiến để hoàn
thành nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
- Áp dụng hiệu quả công cụ 5S và công cụ chuẩn hóa quy trình là nền tảng để
triển khai Kaizen:
Việc thực hiện tốt 5S là nền tảng để giúp cho các hoạt động cải tiến được tiến
hành thuận lợi. Bên cạnh đó việc chuẩn hóa quy trình lại là tiền đề để cho những ý
tưởng cải tiến trong doanh nghiệp, do đó để triển khai tốt hoạt động Kaizen doanh
nghiệp trước tiên doanh nghiệp cần triển khai hiệu quả công cụ 5S và chuẩn hóa
quy trình.
Ví dụ đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, cần cải tiến quy trình
thông qua việc giảm thiểu các chi phí lãng phí liên quan đến thời gian từ lúc nhận
đơn hàng đến lúc giao hàng cho khách hàng. Mục tiêu của cải tiến trình là tạo ra
dòng chảy liên tục từ lúc nhận đơn hàng đến lúc đặt hàng, vận chuyển, làm thủ tục
hải quan và chuyển hàng lên tàu. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải chuẩn hóa quy
trình và tìm ra những điểm “thắt nút cổ chai” và nguyên nhân gốc rễ của những lãng
phí như gián đoạn, chậm trễ hay chờ đợi để đưa ra giải pháp cắt giảm lãng phí.
- Triển khai hệ thống đề xuất ý tưởng:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các ý tưởng cải tiến, doanh nghiệp
cần xây dựng quy trình đề xuất ý tưởng theo hướng đơn giản hóa, cắt giảm các thủ
tục phức tạp và các bước đánh giá không cần thiết: ví dụ đơn giản hóa phiếu đề xuất
138
ý tưởng, rút ngắn thời gian hiện thực hóa ý tưởng...
➢ Đối với việc triển công cụ JIT:
- Triển khai hệ thống kéo
Triết lý JIT sử dụng “hệ thống kéo” (Pull system), nghĩa là tín hiệu sản xuất
hoặc thu mua hàng hóa chỉ được phát đi sau khi có đơn đặt hàng của khách hàng.
Tuy nhiên với doanh nghiệp sản xuất HXK, yêu cầu giao hàng đúng hẹn cho khách
hàng nước ngoài rất cao nên việc sử dụng hệ thống kéo phải được thực hiện một
cách vô cùng cẩn trọng và phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Lịch trình tổng thể và cân bằng
Một trong những yêu cầu cốt lõi để triển khai JIT là kế hoạch kinh doanh cần
phải được cân bằng cả về sản lượng, chủng loại và tính chất hỗn hợp sản phẩm
trong đơn hàng của khách hàng. Trong tiếng Nhật hoạt động này được biết đến với
tên gọi là Heijunka, nghĩa là “bình chuẩn hóa”, hoạt động này cho phép doanh
nghiệp đáp ứng linh hoạt và hiệu quả nhu cầu thay đổi của khách hàng, đồng thời
hạn chế được các lô sản xuất/thu mua lớn và kết quả là giảm thiểu các chi phí lưu
kho, chi phí do đọng vốn và chi phí kinh doanh trong toàn bộ chuỗi giá trị.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên đa năng
Nhân viên đa năng là nhân viên có thể thực hiện nhiều loại công việc, thực
hiện được nhiều công đoạn trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên đa
năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai JIT. Nếu như trong quy
trình kinh doanh thông thường, việc đào tạo nhân viên chỉ được thực hiện trong
phạm vi hẹp, nhân viên được đào tạo để làm chủ và thành thạo kỹ năng để thực hiện
một nhiệm vụ nào đó, thì trong hệ thống JIT hoạt động đào tạo được thực hiện
thông qua viêc mở rộng huấn luyện nhân viên các kỹ năng ở nhiều công việc, công
đoạn khác nhau đối với đội ngũ nhân viên đa năng.
Nhân viên đa năng là giải pháp nâng cao tính linh hoạt về nhân sự, đáp ứng sự
thay đổi trong quá trình kinh doanh, tăng năng suất và khả năng xử lý công việc tại
nơi làm việc. Nhân viên đa năng còn là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp triển khai mô
hình tế bào, đặc biệt khi áp dụng nguyên tắc làm việc theo nhóm. Tuy nhiên phương
pháp này có hạn chế là tốn nhiều thời gian và chi phí đào tạo để nhân viên đa năng
có thể đáp ứng yêu cầu của hệ thống.
- Giao hàng JIT từ nhà cung ứng
Hệ thống JIT được phát huy hiệu quả tối đa khi doanh nghiệp triển khai thực
hiện giao hàng cho khách hàng từ nhà cung ứng, nghĩa là doanh nghiệp bỏ qua bước
mua hàng từ nhà cung ứng và vận chuyển về kho của doanh nghiệp mà gửi trực tiếp
139
yêu cầu của khách hàng về chủng loại, chất lượng sản phẩm cho nhà cung ứng, nhà
cung ứng sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Sau đó doanh nghiệp sẽ vận
chuyển thẳng hàng hóa từ kho của nhà cung ứng đến cảng để làm thủ tục xuất khẩu
cung cấp cho khách hàng. Hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí
lưu kho, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhà cung ứng về chất lượng sản phẩm,
thời hạn giao hàng và rút ngắn được thời gian thực hiện đơn hàng.
- Quản trị chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả triển khai JIT
Đối với những doanh nghiệp đã bắt đầu khởi động các chương trình cải tiến thông
qua áp dụng một số thực hành sản xuất JIT cần xem xét triển khai bổ sung các hoạt động
quản trị chất lượng để hoàn thiện công tác đảm bảo chất lượng, hạn chế khiếu nại của
khách hàng, tiến tới giao hàng đúng hẹn và nâng cao tính linh hoạt trong tổ chức thu mua
hàng xuất khẩu, tăng tỷ lệ quay vòng vốn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh.
Tóm lại, để triển khai thành công các công cụ quản trị tinh gọn, trước hết các
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất HXK của Việt nam nói riêng cần
nắm vững bản chất của triết lý quản trị tinh gọn trước khi bắt tay vào triển khai trong
thực tế. Cách thức triển khai quản trị tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh triển
khai và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Do đó trong
quá trình áp dụng các công cụ quản trị tinh gọn, mỗi doanh nghiệp cần tìm ra một
cách thức riêng biệt để triển khai áp dụng quản trị tinh gọn hiệu quả vào doanh
nghiệp mình trên cơ sở những nguyên tắc, triết lý chung của quản trị tinh gọn.
5.3.7. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin
Áp dụng công nghệ trong quản trị tinh gọn đóng vai trò vô cùng quan trọng và
mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại
Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất mà
còn cung cấp các giải pháp hiệu quả và nâng cao hiệu suất làm việc.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị tinh gọn có thể được thực
hiện thông qua một số phương pháp và công cụ khác nhau. Dưới đây là một số cách
cụ thể mà công nghệ thông tin có thể được áp dụng trong quản trị tinh gọn:
Hệ thống quản lý sản xuất (Manufacturing Execution System - MES): MES là
một phần mềm quản lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quản trị tinh gọn. Nó
cho phép các doanh nghiệp giám sát và điều khiển các hoạt động sản xuất, quản lý
dữ liệu và thông tin liên quan đến quy trình sản xuất, như lịch trình sản xuất,
nguyên vật liệu, công nhân và các máy móc thiết bị. MES giúp tối ưu hóa quy trình,
giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu suất sản xuất.
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM): SCM
140
là một công nghệ quan trọng trong quản trị tinh gọn. Nó giúp quản lý và tối ưu hóa
hoạt động của chuỗi cung ứng, từ quy trình mua hàng, vận chuyển, lưu trữ đến phân
phối sản phẩm. SCM cung cấp thông tin liên tục và chính xác về nguồn gốc, vị trí
và tình trạng của hàng hóa trong quá trình di chuyển, giúp tăng cường tính linh hoạt
và đáp ứng nhanh với yêu cầu của thị trường.
Hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System - QMS): QMS là
một phần mềm quản lý chất lượng sử dụng công nghệ thông tin để đảm bảo chất
lượng sản phẩm và quy trình sản xuất. Nó giúp theo dõi và quản lý các tiêu chuẩn
chất lượng, kiểm soát rủi ro và thiết lập các hệ thống kiểm tra và đảm bảo chất
lượng. QMS cung cấp thông tin quan trọng và dữ liệu phân tích để cải thiện quy
trình sản xuất và đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng.
Công nghệ Internet of Things (IoT): IoT có thể được áp dụng để kết nối các
thiết bị và cảm biến trong quy trình sản xuất, từ máy móc, robot đến hệ thống kiểm
soát. Thông qua việc thu thập và chia sẻ dữ liệu, IoT giúp theo dõi và điều chỉnh các
thông số quan trọng như nhiệt độ, áp suất, độ rung và hàm lượng chất lượng. Điều
này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu lãng phí.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và học máy (Machine Learning):
AI và học máy có thể được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu lớn từ các quy
trình sản xuất. Chúng có thể tự động phát hiện lỗi, dự đoán xu hướng và tối ưu hóa
quy trình. AI và học máy cung cấp khả năng tự động hóa và quyết định thông minh,
giúp tăng cường hiệu suất và sự linh hoạt trong quản trị tinh gọn.
Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing): Cloud Computing cho
phép lưu trữ và truy cập dữ liệu từ mọi nơi và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
Điều này giúp các doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả, chia sẻ thông tin và tương
tác trực tuyến với các đối tác và nhân viên từ xa. Ngoài ra, công nghệ điện toán đám
mây còn cung cấp khả năng mở rộng và linh hoạt, cho phép các doanh nghiệp tăng
cường khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu theo nhu cầu.
Blockchain: Blockchain là một công nghệ mới có thể ứng dụng trong quản trị
tinh gọn để tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy. Với công nghệ này, các giao
dịch và thông tin trong quy trình sản xuất có thể được lưu trữ và chia sẻ một cách an
toàn và không thể sửa đổi. Blockchain giúp xây dựng một hệ thống ghi chúc năng
với tính toàn vẹn và minh bạch, đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu quan trọng không
bị thay đổi trái phép. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc quản lý vấn đề bảo mật,
theo dõi nguồn gốc và xác minh các thông tin quan trọng trong quá trình sản xuất.
Công nghệ ứng dụng di động: Công nghệ di động, bao gồm các ứng dụng di
động và thiết bị di động, cung cấp khả năng truy cập và quản lý thông tin từ xa. Các
141
doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng di động để giám sát và quản lý quy trình sản
xuất, nhận thông báo và cập nhật từ xa, và tương tác với các thành viên trong quy
trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ di động giúp tăng cường tính linh hoạt và
hiệu quả trong quản trị tinh gọn, đồng thời cung cấp thông tin trực tiếp và chính xác
để đưa ra quyết định nhanh chóng.
Phân tích dữ liệu và trí tuệ kinh doanh: Công nghệ thông tin cung cấp các
công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ kinh doanh để đánh giá và đo lường hiệu suất
quy trình sản xuất. Từ việc thu thập dữ liệu chi tiết, công nghệ này giúp phân tích và
đưa ra thông tin quan trọng về hiệu suất, chất lượng, và mức độ tuân thủ tiêu chuẩn.
Điều này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và
phân tích, từ đó cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất.
5.4. Một số kiến nghị về điều kiện áp dụng mô hình quản trị tinh gọn cho
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam
Như đề cập trên đây, quản trị tinh gọn hướng tới gia tăng giá trị cho khách
hàng và tiết kiệm chi phí, do đó, quản trị tinh gọn sẽ góp phần gia tăng năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính bởi vậy, việc tạo điều kiện thuận
lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai áp dụng quản trị tinh gọn sẽ góp phần
hướng tới gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua
cắt giảm chi phí và gia tăng giá trị dành cho khách hàng, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân.
Để triển khai áp dụng quản trị tinh gọn thành công tại các doanh nghiệp sản
xuất hàng xuất khẩu, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ
Công thương về điều kiện áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, nâng cao ý thức, kỷ luật và văn hóa hướng tới quan điểm quản trị
tinh gọn thông qua các chương trình hành động xã hội. Như đề cập trên đây, việc
áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp sản xuất HXK nói riêng là hướng đi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Với quan
điểm mang lại những gì khách hàng mong muốn chứ không phải đẩy ra thị trường
những gì mà doanh nghiệp có, nhận dạng và loại bỏ lãng phí là cơ sở để giảm chi
phí và khai thác hiệu quả nguồn lực, việc nâng cao ý thức, kỷ luật và văn hóa hướng
tới quản trị tinh gọn sẽ từng bước loại bỏ được những thói quen sử dụng nguồn lực
lãng phí, thói quen kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức, thói quen làm việc thiếu
quy trình và kế hoạch. Bên cạnh các chương trình hành động liên quan của các cơ
142
quan ban ngành, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể
trong quá trình hình thành, nâng cao ý thức, kỷ luật và văn hóa xã hội. Thực tiễn đã
cho thấy các chương trình hành động xã hội như các chương trình về môi trường, về
chống lãng phí, về ý thức trách nhiệm cộng đồng,... đã góp phần không nhỏ trong
việc hình thành ý thức và văn hóa trong người dân vì một xã hội kỷ cương kỷ luật
và văn mình hơn. Như đề cập trên đây, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến việc khởi xướng và triển khai thành công quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp
Nhật Bản là người Nhật Bản được giáo dục về ý thức, kỷ luật và văn hóa hướng tới
tiết kiệm và cải tiến liên tục từ khi còn nhỏ. Một khi xã hội có nền tảng ý thức, kỷ
luật tốt, việc áp dụng quản trị tinh gọn sẽ dễ dàng đi vào đời sống cũng như công
việc của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Kinh nghiệm áp dụng quản trị tinh gọn
của Trung Quốc cho thấy để áp dụng các công cụ quản tinh gọn lâu dài cần phải phá
vỡ quy tắc, phương thức truyền thống xuất phát từ đặc tính văn hóa và cần phải
từng bước hình thành văn hóa gắn kết với tổ chức, với công việc lâu dài.
Thứ hai, tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp về quản trị tinh gọn
thông qua các chương trình đào tạo, các hội thảo chuyên đề: như phân tích trên
đây, việc áp dụng quản trị tinh gọn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hướng
đi đúng đắn góp phần tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội
nói chung, gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất HXK, tăng
cường khai thác lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Tuy nhiên, do quản trị tinh gọn
không mang lại kết quả về tiết kiệm chi phí và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngay
trong ngắn hạn, đặc biệt là trong điều kiện nhận thức của về quản trị tinh gọn còn
thấp, các doanh nghiệp sản xuất HXK sẽ lựa chọn những lợi ích dễ dàng nhìn nhận
được ngay trước mắt thay vì một hệ thống quản trị mang lại kết quả lâu dài. Chính
bởi vậy, quản trị tinh gọn cho đến nay vẫn chưa được triển khai một cách rộng rãi
tại các doanh nghiệp sản xuất HXK. Điều này đòi hỏi cơ quan chủ quản cần xây
dựng những chương trình hành động nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về quản
trị tinh gọn như phối hợp với các trường đại học triển khai các chương trình đào tạo
về quản trị tinh gọn hay tổ chức các hội thảo chuyên đề về quản trị tinh gọn cho các
doanh nghiệp sản xuất HXK. Hiện nay, dưới sự tài trợ của các tổ chức phi chính
phủ, một số trường đại học đã triển khai các chương trình đào tạo liên quan tới quản
trị tinh gọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc chú trọng hơn nữa hoạt động
đào tạo từ phía cơ quan chủ quản sẽ giúp cho nhận thức về quản trị tinh gọn tại các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được tăng cường và do đó nâng cao khả năng
áp dụng thành công quản trị tinh gọn trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Thứ ba, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn ngoài về áp dụng quản trị tinh
gọn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu: như phân tích trên đây, việc áp
143
dụng quản trị tinh gọn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp sản xuất HXK nói riêng. Nhiều doanh nghiệp mặc dù
nhận thức được lợi ích của quản trị tinh gọn đối với sự phát triển của doanh nghiệp
nhưng do hiện nay Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia tư vấn hiểu biết sâu về áp
dụng quản trị tinh gọn, các doanh nghiệp chủ yếu phải tự tìm hiểu hay thông qua
các khóa đào tạo ngắn hạn với sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản và một số
ít các chuyên gia Việt Nam. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp còn lúng túng trong
quá trình triển khai áp dụng quản trị. Kinh nghiệm áp dụng quản trị tinh gọn của
Trung Quốc cho thấy quản trị tinh gọn chưa được áp dụng đúng bản chất, các doanh
nghiệp chỉ nắm được kiến thức bề ngoài mà không hiểu bản chất của các công cụ
quản trị tinh gọn dẫn đến những sai lầm trong quá trình triển khai quản trị tinh gọn
trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Do đó, phát triển đội ngũ chuyên gia tư
vấn ngoài về áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp thông qua các chương
trình đào tạo đặc biệt là điều kiện để thúc đẩy quá trình áp dụng quản trị tinh gọn tại
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
144
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Trong Chương này tác giả đã đề xuất những chuẩn bị ban đầu trước khi áp
dụng Quản trị tinh gọn; đề xuất gợi ý mô hình Quản trị tinh gọn tổng quan cũng như
chi tiết tích hợp các công cụ quản trị dành cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu của Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra hướng dẫn về cách thức triển khai mô hình
cũng như những lưu ý khi sử dụng các công cụ quản trị tinh gọn. Ngoài ra, trong
Chương này, tác giả dựa vào kết quả của mô hình nghiên cứu và những khảo sát
thực địa tại một số doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp cũng như những kiến
nghị những điều kiện để áp dụng thành công mô hình Quản trị tinh gọn tại các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam.
145
KẾT LUẬN
Quản trị tinh gọn là một phương thức sản xuất tiên tiến đã được chứng minh
trên thế giới. Ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
của Việt nam nói riêng có những doanh nghiệp đã áp dụng và đã gặt hái những
thành công nhất định. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp chưa biết, chưa áp
dụng hay đã áp dụng nhưng không thành công. Để có một mô hình quản trị tinh gọn
và áp dụng thành công nó không phải là việc dễ dàng, cần có sự đầu tư cả về vật
chất, nguồn lực, và cam kết lâu dài từ ban lãnh đạo cao nhất đến những người nhân
viên trực tiếp áp dụng nó. Doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị yếu tố nền tảng
ban đầu, phải tiến hành làm từng bước trong quá trình triển khai mô hình quản trị
tinh gọn, liên tục làm và chỉnh sửa từng bước để đảm bảo phù hợp với doanh nghiệp
của mình và đảm bảo các cán bộ công nhân viên đều thấu hiểu từng bước công việc
trong quá trình thực hiện mô hình quản trị tinh gọn. Luận án tác giả đã cố gắng qua
các phương pháp điều tra, phóng vấn, thực địa sâu tại một số doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu Việt Nam để đề xuất các yếu tố nền tảng ban đầu mà doanh nghiệp
cần chuẩn bị trước khi tiến hành triển khai QTTG, đưa ra mô hình tổng quan và
cách thức triển khai để giúp doanh nghiệp có thể áp dụng thành công mô hình
QTTG cho doanh nghiệp của mình. Luận án hi vọng những nghiên cứu, đề xuất của
mình sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể tận
dụng những lợi ích của phương pháp quản trị sản xuất tiên tiến này trong hoạt động
của mình nhằm tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trên trường quốc
tế.
146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ công thương (2019), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018”, NXB Công
thương, Hà Nội.
2. Bộ công thương (2020), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019”, NXB Công
thương, Hà Nội.
3. Bộ công thương (2021), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020”, NXB Công
thương, Hà Nội.
4. Bộ công thương (2022), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021”, NXB Công
thương, Hà Nội.
5. Luật Thương mai 2005.
6. Quyết định 1974/QĐ- BCT ngày 18/8/2021 về việc phê duyệt và công bố danh
sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2020
7. Phan Chí Anh (2008), “Thực hành 5S - Nền tảng cải tiến năng suất”, NXB. Lao
động, Hà Nội .
8. Đặng Thành Hưng, 2017. Mô hình hoá trong nghiên cứu giáo dục. Tạp chí Khoa
học Giáo dục, [online] Available at:
[Accessed 10
September 2022].
9. Phạm Thu Hương, 2016. Nghiên cứu áp dụng quản trị tinh gọn tại các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, 2016-2018
10. Nguyễn Đăng Minh (2015), “Quản trị tinh gọn tại Việt Nam – Đường đến thành
công”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, (2013), “Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản
xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học,
Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 1 năm 2013, tr. 24-32.
12. Nguyễn Thị Đức Nguyên, Bùi Nguyên Hùng (2010) “Áp dụng lean
manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống”, Tạp chí Phát triển và
Hội nhập, Số 8, tr. 41- 48.
13. Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Đăng Minh (2013). Quản trị tinh gọn tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất
bản Hà Nội, 218-228.
14. Nguyễn Đạt Minh, 2017. Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng
147
thành công phương pháp sản xuất Lean tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
15. Chu Thị Thủy (2015), “Áp dụng quản trị tinh gọn ở các doanh nghiệp Nhật Bản
và Bài học cho Việt Nam”, Khoa học thương mại, số 80/2015.
16. Phạm Anh Tuấn (2008), Triết lý quản trị Kaizen, Tạp chí nhà quản lý, 10/2008.
17. Phạm Minh Tuấn (2015), “Áp dụng quản trị tinh gọn trong doanh nghiệp sản
xuất vừa và nhỏ tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học quốc
gia Hà Nội.
18. Midway Metals Việt Nam: https://midwaymetals.com.vn/
19. Phong Nam, n.d. Giới thiệu về công ty. [online] https://www.folin.vn/gioi-thieu-
folin/chien-luoc-con-nguoi/.
20. Tập đoàn Hà Yến, n.d. Giới thiệu tập đoàn Hà Yến - Tập Đoàn Hà Yến - Cung
cấp thiết bị bếp công nghiệp, giặt là công nghiệp. [online] Hayen.com.vn.
Available at: [Accessed 16
September 2022].
Tài liệu nước ngoài
1. Achanga, P., Shehab, E., Roy, R. and Nelder, G., 2006. Critical success factors
for lean implementation within SMEs. Journal of Manufacturing Technology
Management, pp.460-471.
2. Achinstein, P., 1965. The British Journal for the Philosophy of
Science. The University of Chicago Press, 16(62), pp.102-120.
3. Alhuraish, I., Robledo, C. and Kobi, A., 2016. The Key Success Factors for
Lean Manufacturing versus Six Sigma. Research Journal of Applied Sciences,
Engineering and Technology, 12(2), pp.169-182.
4. Anand, G., & Kodali, R. (2010). Analysis of lean manufacturing frameworks.
Journal of Advanced Manufacturing Systems, 9(1), 1–30.
5. Al Sharif, A. (2011), "Exploring the critical factors of the successful
implementation of Six Sigma approach: a case study of Ducab, UAE", Doctoral
thesis, Bournemouth University.
6. Bakås, O., Govaert, T., & Van Landeghem, H. (2011), "Challenges and success
factors for implementation of lean manufacturing in European SMEs",
Proceeding of the 13th International conference on the Modern Information
Technology in the Innovation Processes of the Industrial Enterprise (MITIP
2011), Norway
148
7. Bajjou, M. and Chafi, A., 2018. Barriers of lean construction implementation in
the Moroccan construction industry. AIP Conference Proceedings.
8. Berlec, T., Kleindienst, M., Rabitsch, C. and Ramsauer, C., 2017. Methodology
To Facilitate Successful Lean Implementation. Strojniški vestnik - Journal of
Mechanical Engineering, 63(7-8), p.457.
9. Bicheno J, Holweg M. The lean toolbox. Buckingham: PICSIE Books; 2009
10. Boynton, A. C., & Zmud, R. W. (1984), "An assessment of critical success
factors", Sloan management review, 25(4), pg. 17-27.
11. Cirjaliu, B., & Draghici, A. (2016), "Ergonomic Issues in Lean Manufacturing",
ProcediaSocial and Behavioral Sciences, 221, pg. 105-110.
12. Coronado, R., & Antony, J. (2002), "Critical success factors for the successful
implementation of six sigma in organisation", The TQM magazine, 14(2), pg.
92-99
13. Dennis, P. (2007), Lean Production Simplified: A plain-language guide to the
world's most powerful production system, 2nd edition, CRC Press
14. Dennis, P. (2015), Lean Production simplified: A plain-language guide to the
world's most powerful production system, 3rd edition, CRC Press.
15. Elkhairi, A., Fedouaki, F. and Alami, S., 2019. Barriers and Critical Success
Factors for Implementing Lean Manufacturing in SMEs. IFAC-PapersOnLine,
52(13), pp.565-570.
16. Emiliani, M.L. (1998), Lean behaviors, Management Decision, Vol.36, Iss.9,
615-631.
17. Forrester, P.L., et al. (2010). Lean production, market share and value creation
in the agricultural machinery sector in Brazil. Journal of Manufacturing
Technology Management, 21 (7), 853–871.
18. Hobbs, D. P. (2004). Lean manufacturing implementation: A complete
execution manual for any size manufacturer. Boca
19. Raton, FL: J Ross Publishing.
20. Holweg M., 2007, The genealogy of lean production Journal of Operations
Management 25 (2007) 420–437.
21. Hibadullah, S. N., Habidin, N. F., Zamri, F. I. M., Fuzi, N. M., & Desa, A. F.
(2014), "Critical success factors of lean manufacturing practices for the
Malaysian automotive manufacturers", International Journal of Quality and
149
Innovation, 2(3-4), pg. 256-271.
22. Hung, B. N., Luong, L. P., & Nguyen, N. T. D. (2015), "Identifying the key
factors and proposing a roadmap for successful LEAN transformation in
Vietnamese manufacturing firms", Journal of Science Ho Chi Minh City Open
University, 4(16), pg. 3-16.
23. Karim, A., & Arif-Uz-Zaman, K. (2013). A methodology for effective
implementation of lean strategies and its performance evaluation in
manufacturing organizations. Business Process Management Journal, 19, 169–
196.
24. Karlsson, C. and Ahlstrom, P., (1996). Assessing changes towards lean
production. International Journal of Operations and Production Management, 16
(2), 24–41.
25. Kaur, P., Marriya, K., & Kashyap, R. (2016). Assessment of lean initiatives: An
investigation in the Indian apparel export industry. Prabandhan: Indian Journal
of Management, 9(9), 52-66.
26. Kundu, G., & Manohar. (2012), "Critical success factors for implementing lean
practices in it support services", International Journal for Quality research,
6(4), pg. 301-312
27. Lawrence, P., and Lorsch, J., "Differentiation and Integration in Complex
Organizations" Administrative Science Quarterly 12, (1967), 1-30.
28. Larteb, Y., Haddout, A. and Benhadou, M., 2015. Successful Lean
implementation: The systematic and simultaneous consideration of soft and hard
lean practices. International Journal of Engineering Research and General
Science, 3(2).
29. Liker, J., 2004. The Toyota Way: 14 Management Principles from the World's
Greatest Manufacturer.
30. Lonnie, W. (2009), How to implement lean manufacturing, McGraw-Hill
professional
31. Marodin, G. and Saurin, T., 2013. Implementing lean production systems:
research areas and opportunities for future studies. International Journal of
Production Research, 51(22), pp.6663-6680.
32. Mark A. Shadur, John J. Rodwell, và Greg J. Bamber. Factors predicting
employees’ approval of lean production. Huơ’ơman Relations, Vol.48, No.12,
1995.
150
33. Martinez-Jurado P.J & Moyano-Fuentes J. (2014). Key determinants of lean
production adoption: evidence from the aerospace sector. Production Planning &
Control: The Management of Operations, 25:4, 332-345.
34. Mike Elbert (2012), Lean Production for the Small Company. Productivity Press.
35. Monden, Y. (1998). Toyota production system: an integrated approach to just-
in-time. Norcross, GA: Engineering & Management Press.
36. Mostafa, S. (2011). A lean framework for maintenance decisions (Master of
Industrial Engineering). Egypt: Mansoura University.
37. Motwani, J. (2003). A business process change framework for examining lean
manufacturing: A case study. Industrial Management & Data Systems, 103, 339–346.
38. Netland, T., 2015. Critical success factors for implementing lean production: the
effect of contingencies. International Journal of Production Research, 54(8),
pp.2433-2448.
39. Nguyen Dang Minh and Nguyen Thi Van Ha, 2016. "Made in Vietnam" Lean
Management Model for Sustainable Development of Vietnamese
Enterprises. Procedia CIRP, 40, 603-608.
40. Nguyen Dat Minh and Duong Trung Kien, 2021. A four-phase framework for
Lean implementation in small and medium enterprises. Management, 25(1),
pp.259-277.
41. Nordin, N., Deros, B. M., Wahab, D. A., & Rahman, M. N. A. (2012). A
framework for organizational change management in lean manufacturing
implementation. International Journal of Services and Operations Management,
12, 101–117.
42. Mostafa, S., Dumrak, J., & Soltan, H. (2013), "A framework for lean
manufacturing
implementation", Production & Manufacturing Research, 1(1), pg. 44-64.
43. Ohno, T., 1998. Toyota Production System Beyond Large-Scale Production.
44. Olivella J. Gavilan, (2008),"Work organisation practices for lean production",
Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 19 Iss 7 pp. 798 – 811.
45. Oliver, N., Wilkinson, B., 1992. The Japanization of British Industry:
Developments in the 1990s. Basil Blackwell, Oxford.
46. Osada, T. (1991), The 5S’s: Five keys to a total quality environment, Asian
Productivity Organization, Tokyo.
151
47. Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui, (2010), Contribution of quality management and
just-in-time production practices to manufacturing performance, International
Journal of Productivity and Quality Management, Vol 6, No 1/2010.
48. Powell, D., Alfnes, E., Strandhagen, J. O., & Dreyer, H. (2013). The concurrent
application of lean production and ERP: Towards an ERP-based lean
implementation process. Computers in Industry, 64, 324–335
49. Phạm Minh Tuấn, 2015. Những thách thức trong quá trình áp dụng quản trị tinh
gọn: Nghiên cứu tình huống tại một doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa Việt
Nam. VNU Journal of Economics and Business.
50. Philippine Board of Investment, 2018. R.A. 7042 – “Foreign Investments Act of
1991.”. [online] Boi.gov.ph. Available at: <https://boi.gov.ph/r-a-7042-foreign-
investments-act-of-
1991/?fbclid=IwAR09yno7epxtNNWit8x3fH08rvaCIgyyFCbGTkPpdJFUm-
e7KU5QkryeYDs> [Accessed 25 August 2022].
51. Rivera, L., & Frank Chen, F. (2007). Measuring the impact of Lean tools on the
cost–time investment of a product using cost–time profiles. Robotics and
Computer-Integrated Manufacturing, 23, 684–689.
52. Salonitis, K. and Tsinopoulos, C., 2016. Drivers and Barriers of Lean
Implementation in the Greek Manufacturing Sector. Procedia CIRP, 57, pp.189-
194.
53. Sanchez A.M., Perez M.P, (2001). Lean indicators and manufacturing strategies.
International Journal of Operations & Production Management, Vol. 21 Issue:
11, pp.1433-1452
54. Schonberger, R., 1996. World class manufacturing: The next decade. New York:
The Free Press.
55. Shah, R. and Ward, P., 2007. Defining and developing measures of lean
production. Journal of Operations Management, 25(4), pp.785-805.
56. Smeds, R. (1994). Managing change towards lean enterprises. International
Journal of Operations & Production Management, 14, 66–82.
57. Spear, S., Bowen, H.K. (1999). Decoding the DNA of the Toyota Production
System. Harvard Business Review 77 (9/10), 97–106.
58. Suhardi, B., Sahadewo, A., & Laksono, P. W. (2015). The Development and
Implementation Lean Manufacturing in Indonesian Furniture Industry.
In Applied Mechanics and Materials (Vol. 815, pp. 258-263). Trans Tech
Publications Ltd.
152
59. Singh, B., Garg, S., Sharma, S. and Grewal, C., 2010. Lean implementation and
its benefits to production industry. International Journal of Lean Six Sigma,
1(2), pp.157-168.
60. Shook, J., 2015. What is Lean? | Lean Thinking - Lean Enterprise Institute.
[online] Lean Enterprise Institute. Available at: <https://www.lean.org/explore-
lean/what-is-lean/> [Accessed 13 August 2022].
61. Taner, M. T. (2013), "Critical Success Factors for Six Sigma Implementation in
Large-scale Turkish Construction Companies", International Review of
Management and Marketing, 3(4), pg. 212-225
62. Timans, W., Antony, J., Ahaus, K., & van Solingen, R. (2012), "Implementation
of Lean Six Sigma in small-and medium-sized manufacturing enterprises in the
Netherlands", Journal of the Operational Research Society, 63(3), pg. 339-353.
63. Tracey và Flinch (2006), Lean thinking: An overview. Industrial Engineering &
Management, [e-journal], 4(2), 100015.
64. Victor, S. (2008), "Critical Factors of Lean Implementation in Manufacturing
Environment", Master thesis, Universidade do Porto, Portugal.
65. Vanichchinchai, A. (2019). Exploring organizational contexts on lean
manufacturing and supply chain relationship. Journal of Manufacturing
Technology Management
66. Wevalgo, n.d. 2, 5, 7 or 14 Lean principles. [online] Wevalgo.com. Available at:
[Accessed 7 September 2022].
67. Wevalgo, n.d. Lean manufacturing - A modernized management model. [online]
Wevalgo.com. Available at: <https://www.wevalgo.com/know-how/lean-
management/lean-manufacturing> [Accessed 3 September 2022].
68. Womack, J., Jone, D. and Roos, D., 1991. The Machine That Changed the
World.
69. Womack, J.P., Jones, D.T. (1996). Lean Thinking: Banish Waste and Create
Wealth for Your Corporation. Simon & Schuster, New York.
70. Womack, James P., Jones, Daniel T. (2003). Lean Thinking – Banish waste and
create wealth in your corporation, Edition, Free Press, New York, NY.
71. Yang, P., & Yuyu, B. (2010), "The Barriers to SMEs' Implementation of Lean
Production and Counter measures-Based on SMS in Wenzhou", International
Journal of Innovation, Management and Technology, 1(2), pg. 220-225.
153
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT
Xin chào anh/chị!
Hiện tại tôi đang làm Luận án: “Nghiên cứu áp dụng mô hình Quản trị tinh
gọn trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam”, rất mong
Anh/Chị dành thời gian để hỗ trợ tôi hoàn thành khảo sát. Những ý kiến của
Anh/Chị rất quý giá để thực hiện nghiên cứu. Tôi xin cam đoan mọi thông tin của
Anh/Chị cung cấp chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu và được bảo mật.
Anh/Chị hãy khoanh tròn vào ô có thông tin đúng.
I. Thông tin chung
A. Doanh nghiệp của anh/chị hiện có quy mô nào?
1. Nhỏ
2. Vừa
3. Lớn
B. Học vấn cao nhất của anh/chị hiện nay là gì?
1. Cao đẳng/trung cấp
2. Đại học
3. Trên đại học
C. Chức vụ của anh/chị hiện nay tại doanh nghiệp
1. Thuộc ban giám đốc
2. Trưởng phòng/ phó phòng hoặc Trưởng/phó các bộ phận
3. Nhân viên
II. Phần khảo sát ý kiến
Quản trị tinh gọn là một phương thức quản trị nhằm mục tiêu giảm lãng phí,
giảm thiểu số lỗi trong sản phẩm và quá trình sản xuất, giảm bớt các thao tác và
nghiệp vụ thừa để chú trọng vào việc tạo giá trị cho khách hàng, liên tục cải tiến để
nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm.
1. Doanh nghiệp anh/chị làm việc có áp dụng quản trị tinh gọn hay không?
a. Doanh nghiệp chưa biết đến quản trị tinh gọn
b. Doanh nghiệp đã biết đến quản trị tinh gọn nhưng chưa áp dụng
c. Doanh nghiệp đã áp dụng quản trị tinh gọn dưới 3 năm
d. Doanh nghiệp đã áp dụng quản trị tinh gọn từ 3 - 5 năm
154
e. Doanh nghiệp đã áp dụng quản trị tinh gọn từ 5 - 10 năm
f. Doanh nghiệp đã áp dụng quản trị tinh gọn trên 10 năm
2. Những loại lãng phí nào dưới đây được nhận diện tại doanh nghiệp? (có
thể chọn nhiều đáp án)
a. Thu mua (sản xuất) hàng xuất khẩu thừa.
b. Thời gian chờ đợi tại các công đoạn.
c. Lãng phí trong vận chuyển.
d. Lãng phí trong thực hiện các hoạt động không mang lại giá trị.
e. Lãng phí lưu kho.
f. Lãng phí trong thao tác.
g. Lãng phí hàng không đạt tiêu chuẩn.
h. Lãng phí khác:
3. Doanh nghiệp anh/chị làm việc có áp dụng những công cụ nào dưới đây?
a. Sơ đồ chuỗi giá trị
b. 5S
c. Quản trị trực quan
d. Ngăn ngừa sai lỗi
e. Sản xuất đúng thời điểm
f. Cải tiến liên tục Kaizen
4. Doanh nghiệp anh/chị làm việc đã áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị ở mức độ
nào?
a. Chưa áp dụng
b. Xây dựng được chuỗi giá trị hiện tại
c. Xây dựng được chuỗi giá trị tương lai
155
5. Anh/Chị hãy đánh dấu “X” vào ô phù hợp về thực hành 5S tại doanh
nghiệp:
Nội dung Sàng lọc
(S1)
Sắp xếp
(S2)
Sạch sẽ
(S3)
Săn sóc
(S4)
Sẵn sàng
(S5)
Không có tiêu chuẩn
Đã xây dựng tiêu chuẩn
nhưng chưa cụ thể
Xây dựng được tiêu chuẩn cụ
thể ở một số bộ phận
Xây dựng được tiêu chuẩn cụ
thể ở tất cả các bộ phận có
thể áp dụng được trong
doanh nghiệp
6. Anh/Chị hãy đánh dấu “X” vào ô phù hợp về quản trị trực quan tại doanh nghiệp:
Trực quan hoá sứ mệnh tầm nhìn:
Trực quan hoá
sứ mệnh
Trực quan
hoá tầm nhìn
Trực quan hoá
cơ cấu tổ chức
Không có
Đã trực quan ở một số bộ phận
Đã trực quan ở mọi bộ phận
Trực quan hoá hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trực quan hoá
kế hoạch sản
xuất kinh doanh
Trực quan hoá
tiến độ thực
hiện công việc
Trực quan hoá
hiệu quả công
việc
Không có
Đã trực quan ở phòng họp
chung
Đã trực quan ở vị trí tất cả
mọi người đều thấy được
Trực quan hoá phương pháp làm việc:
Trực quan
hoá quy trình
thực hiện
công việc
Trực quan hoá tiêu
chuẩn chất lượng
và thời gian từng
công đoạn
Trực quan hoá
thông tin chia
sẻ kinh nghiệm
làm việc
Không có
Đã có thông tin nhưng chưa
trực quan dễ hiểu
Đã trực quan ở vị trí tất cả
mọi người đều thấy và dễ
hiểu
156
7. Doanh nghiệp anh/chị làm việc đang áp dụng công cụ ngăn ngừa sai lỗi nào?
a. Kiểm tra sai lỗi trong quá trình sản xuất
b. Kiểm tra sai lỗi trước khi giao hàng
c. Hệ thống tự kiểm tra sai lỗi và khắc phục trong quá trình sản xuất
d. Kiểm tra sai lỗi từ nguồn, ngăn chặn sai lỗi phát sinh từ nguồn.
8. Doanh nghiệp anh/chị làm việc đang áp dụng các hoạt động nào sau đây:
a. Các công cụ dự báo nhu cầu
b. Sản xuất theo nguyên tắc đúng thời điểm
c. Nhập nguyên liệu theo nguyên tắc đúng thời điểm
d. Sử dụng thẻ Kanban hoặc tương tự.
9. Doanh nghiệp anh/chị làm việc có đang áp dụng hoạt động Kaizen cá nhân:
a. Chưa có
b. Có quy trình đề xuất ý tưởng
c. Có biểu mẫu trình bày ý tưởng
d. Có tiêu chí đánh giá ý tưởng
10. Doanh nghiệp anh/chị làm việc có đang áp dụng hoạt động Kaizen nhóm:
a. Chưa có
b. Có các nhóm quản trị chất lượng dưới 50% nhân viên.
c. Có các nhóm quản trị chất lượng trên 50% nhân viên.
d. Có tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm.
11. Anh/chị hãy đánh giá mức độ đồng ý với các phát biểu sau về doanh nghiệp mà
anh/chị đang làm việc theo các mức:
1 – Hoàn toàn không đồng ý
2 – Không đồng ý
3 – Trung lập
4 – Đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý
157
KH Biến quan sát Đánh giá ý kiến
LD Cam kết của Ban lãnh đạo 1 2 3 4 5
LD1 Lãnh đạo có cam kết dài hạn áp dụng QTTG
LD2 Lãnh đạo cũng như cổ động hiểu rõ lợi ích của việc áp
dụng QTTG
LD3 Truyền thông nội bộ hiệu quả từ ban giám đốc tới công
nhân viên
LD4 Lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng về việc áp
dụng QTTG
LD5 Sự cam kết và tham gia của đội ngũ quản lý cấp trung
NS Chính sách nhân sự
NS1 Doanh nghiệp có chính sách thưởng phạt tài chính rõ ràng
khuyến khích người lao động chủ động tham gia QTTG
NS2 Doanh nghiệp có hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết
quả triển khai QTTG trong mọi công việc.
NS3 Doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo đảm bảo mọi thành
viên đều thấu hiểu tư tưởng, kỹ thuật của QTTG
NV Trình độ nhân viên
NV1 Nhân viên có khả năng làm việc và kết nối nhóm
NV2 Cán bộ công nhân viên có thái độ tích cực và chủ động
tham gia vào việc áp dụng QTTG
NV3 Nhân viên có trình độ và khả năng tiếp thu nhanh để triển
khai QTTG
VH Văn hoá doanh nghiệp
VH1 Doanh nghiệp có văn hoá cởi mở, khuyến khích đổi mới
sáng tạo
VH2 Doanh nghiệp khuyến khích nhân viên học tập và chia sẻ
kiến thức.
VH3 Doanh nghiệp khuyến khích làm việc nhóm
VH4 Doanh nghiệp thành lập nhóm chuyên trách thúc đẩy triển
khai QTTG
QL Quản lý chuỗi giá trị bên ngoài
QL1 Doanh nghiệp có hệ thống nhà cung cấp năng lực tốt
QL2 Nhà cung cấp cam kết cung cấp hàng đúng thời điểm, số
lượng.
QL3 Có quan hệ mật thiết, dài hạn với nhà cung cấp.
QL4 Khách hàng luôn cam kết với đơn hàng của mình.
QL5 Thông tin trao đổi với khách hàng chia sẻ đầy đủ, kịp thời.
HQ Áp dụng thành công QTTG
HQ1 Tăng năng suất lao động
HQ2 Nâng cao chất lượng sản phẩm
HQ3 Giảm chi phí sản xuất
HQ4 Tăng khả năng giao hàng đúng hạn
Xin chân thành cảm ơn và chúc anh/chị mọi điều tốt lành!