Các tham số đầu vào: mực nước cố định +1,86m, d50 = 0,14mm, sóng được
dẫn từ trạm Bạch Long Vĩ và trạm Cồn Cỏ bằng mô hình Mike 21 và được trích tại
biên O(2)(XO(2), YO(2)) của lưới tính Genesis miền nhỏ đã thiết lập.
Các thông số cài đặt và các hệ số đã được hiệu chỉnh và kiểm định một cách
kỹ lưỡng. Riêng với hệ số suy giảm sóng (hệ số truyền sóng) khi có công trình được
lựa chọn từ các thông số thí nghiệm giảm sóng (Kt) trên mô hình vật lý như trong
bảng 4.4 ở trên.
Các kết quả tính toán xem xét quá trình diễn biến trường sóng ven bờ tương
ứng với kích thước (L), vị trí (X), độ rộng (G) thay đổi khác nhau được tính bằng
mô hình STWAVE và được thể hiện trong phụ lục 2. Ngoài ra, mô hình STWAVE
cũng tính toán và so sánh kết quả của mô hình với số liệu thí nghiệm sóng trên bãi
tự nhiên tại Hải Hậu theo một vài tổ hợp của các cấp sóng và mực nước khác nhau
(xem Phụ lục 2)
179 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biến động bãi do tác động ở công trình giảm sóng, tạo bồi cho khu vực Hải Hậu - Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới các trường hợp sóng
trong gió mùa Đông Bắc, Tây Nam với các hướng bất lợi (22 PA) và trong Bão
(Damrey, 2005). Kết quả tính toán thể hiện trong các hình từ 4.19(a, b,c) ÷ 4.22(a,
b,c) dưới đây đại diện cho các PA sóng xiên góc, vuông góc với bờ và trong bão
(Damrey, 2005), các PA còn lại trong tổng số 22 PA đã đưa ra được thể hiện trong
Phụ lục 3.
120
Hình 4.19a. Phân bố trường sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện địa hình bãi
có công trình (PA4 - hướng sóng 450)
Hình 4.19b. Phân bố trường dòng chảy sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA4 - hướng sóng 450)
Hình 4.19c. Kết quả tính diễn biến hình thái khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA4 - hướng sóng 450)
121
Hình 4.20a. Phân bố trường sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện địa hình bãi
có công trình (PA11 - hướng sóng 900)
Hình 4.20b. Phân bố trường dòng chảy sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA11 - hướng sóng 900)
Hình 4.20c. Kết quả tính diễn biến hình thái khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA11 - hướng sóng 900)
122
Hình 4.21a. Phân bố trường sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện địa hình bãi
có công trình (PA21 - hướng sóng 1350)
Hình 4.21b. Phân bố trường dòng chảy sóng khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA21 - hướng sóng 1350)
Hình 4.21c. Kết quả tính diễn biến hình thái khu vực ven biển Hải Hậu, điều kiện
địa hình bãi có công trình (PA21 - hướng sóng 1350)
123
Hình 4.22a. Phân bố trường sóng trong bão (Damrey 2005) khu vực ven biển Hải
Hậu, điều kiện địa hình bãi có công trình
Hình 4.22b. Phân bố trường dòng chảy sóng trong bão (Damrey 2005) khu vực ven
biển Hải Hậu, điều kiện địa hình bãi có công trình
Hình 4.22c. Kết quả tính toán diễn biến hình thái trong bão (Damrey 2005) khu vực
ven biển Hải Hậu, điều kiện địa hình bãi có công trình
124
Từ các kết quả tính toán cho thấy, hệ thống công trình đã có tác dụng giảm
sóng, tạo bồi trong tất cả các trường hợp gió mùa. Trong bão với hệ thống công
trình này cũng đã hạn chế được rất nhiều sự tác động của sóng trong bão đối với hệ
thống đê biển, làm giảm năng lượng của sóng khi đi qua công trình chỉnh trị. Mặt
khác, các mỏ hàn chữ T còn có tác dụng ngăn dòng bùn cát dọc bờ, vì ven bờ biển
Hải Hậu dòng bùn cát dọc bờ chiếm ưu thế và dòng luôn có xu hướng mang nguồn
bùn cát xuống phía Nam nhiều hơn nên gây xói bãi, thiếu nguồn bùn cát. Chính các
hệ thống mỏ chữ T đã có tác dụng ngăn chặn vấn đề mất bùn cát và gây bồi như trên
hình vẽ đã thể hiện. Mặc dù vậy xung quanh các đầu mỏ hàn, đê ngầm vẫn xảy ra
hiện tượng xói chân công trình, điều này cho thấy phải có lựa chọn để gia cố về
chân đê và mái đê ngầm cho phù hợp. Việc này cần có sự kết hợp với thí nghiệm
trên mô hình vật lý về giải pháp và vật liệu thiết kế công trình.
Với kết quả tính toán ở trên, cho thấy hệ thống công trình đã ngăn được
khoảng 40% lượng bùn cát mất đi, gây bồi phía trong công trình đó là một hiệu quả
đáng kể. Tổng lượng bùn cát tính toán với phương án công trình đã thể hiện điều đó
(xem Hình 4.23).
Hình 4.23. Tổng lượng đến và đi trong 1 năm theo tính toán với địa hình bãi có
công trình với số liệu sóng đại diện cho 20 năm tại khu vực Hải Hậu
Như vậy, một lượng bùn cát được giữ lại để gây bồi khu vực phía trong công
trình còn lại vẫn có một lượng bùn cát di chuyển xuống phía Nam để không làm
thiếu lượng bùn cát ở phía Nam của Hải Hậu.
125
2. Kết quả tính toán biến động đường bờ sau khi có công trình chỉnh trị:
Hình 4.24 bên dưới là kết quả tính toán dự báo biến động đường bờ khu vực
Hải Hòa - Hải Triều, Hải Hậu cho các giai đoạn 5 năm (2012 - 2017) và 10 năm
(2012 - 2022) tới sau khi có hệ thống công trình chỉnh trị trên bãi. Số liệu sóng đầu
vào được trích xuất từ mô hình Mike 21 tại biên O(2)(XO(2), YO(2)) của lưới miền tính
nhỏ trong Genesis, sau đó tính lặp lại trong các năm liên tiếp từ thời gian bắt đầu
năm 2012 và tiếp tục kéo dài đến các năm 2017 và 2022.
Kết quả tính toán cho thấy việc bố trí hệ thống công trình đề xuất đã gây bồi,
tạo cho bãi biển ổn định hơn.
Hình 4.24. Tính toán biến động đường bờ khu vực Hải Hậu khi bãi có công trình
126
Vùng bãi của 5/7 mỏ hàn chữ T có xu hướng được bồi mạnh sau công trình.
Các mỏ chữ T ở khu vực phía Nam có xu hướng được bồi trước và bồi mạnh hơn
các mỏ chữ T ở phía Bắc. Tại hai mỏ chữ T phía Nam HT6 và HT7 sự bồi tụ diễn ra
mạnh, phía sau mỏ HT7 mức độ bồi là 100m/10 năm, còn tại HT6 mức độ bồi giảm
còn khoảng 80m/10 năm. Tại hai mỏ HT4 và HT5 chỉ có hiện tượng bồi tụ nhẹ sau
công trình, nhưng bờ biển lại giữ được sự ổn định, không bị xói. Tại vị trí của cả 3
mỏ chữ T ở phía Bắc bãi đều được bồi khá mạnh, nhất là tại vị trí của mỏ HT1.
Tại khu vực các đê ngầm, đường bờ vẫn có xu hướng hình thành bãi bồi, đối
với HN1 giá trị bồi khoảng 40m/10 năm còn đối với HN2 giá trị bồi tụ nhỏ hơn,
khoảng 20m/10 năm. Tại ba đê ngầm phía Nam gồm HN3, HN4 và HN5 chỉ có sự
bồi nhẹ nhưng bãi đã được bảo vệ, không bị xói.
4.2.4.3. Nhận xét chung:
1) Với phương án công trình hệ thống mỏ hàn chữ T kết hợp đê ngầm phá
sóng bố trí từ Hải Triều tới Hải Hòa (Km17 - Km22), kết quả tính toán cho thấy: hệ
thống công trình góp phần ổn định bãi, khu vực bồi mạnh nhất là khu vực bờ sau
các mỏ chữ T: HT7 và HT6 giá trị bồi tụ khoảng 100m/10 năm ứng với HT7 và
80m/10 năm ứng với HT6, các mỏ chữ T khác mức độ bồi tụ nhỏ hơn hoặc không
có nhưng bờ biển về cơ bản đã được bảo vệ, không còn hiện tượng xói. Tại các đê
ngầm HN1 và HN2 có xuất hiện hình thái bồi tụ khá mạnh, giá trị bồi tụ khoảng
40m/10 năm ứng với HN1 và 20m/10 năm ứng với HN2, các vị trí đê ngầm khác
tuy không có sự bồi tụ mạnh bằng, nhưng bãi đã được ổn định, không có hiện tượng
xó i lở. Nhìn chung, hệ thống công trình phát huy hiệu quả tăng sự ổn định của bãi
và bảo vệ hệ thông đê kè biển tại đây.
2) Từ cửa Hà Lạn tới Lạch Giang ta thấy ứng với trường hợp bãi tự nhiên cán
cân bồi xói thiên xói là -0,34 trong khi đó ứng với trường hợp bãi có công trình là -
0,24. Tương tự như vậy khi tính diễn biến bãi và tính lượng vận chuyển bùn cát đối
với khu vực Hải Hậu và so sánh trong trường hợp tự nhiên với bãi có công trình đã
cho thấy được hiệu quả của hệ thống công trình trên bãi. Điều này cho thấy, hệ
127
thống công trình đã bảo vệ tốt vùng bờ phía sau công trình và làm giảm được mức
độ xói, giữ được khoảng 40% lượng bùn cát tại khu vực công trình.
4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG XÓI LỞ VÀ BẢO VỆ BÃI,
ĐÊ BIỂN HẢI HẬU
4.3.1. Đánh giá hiệu quả các biện pháp công trình giảm sóng, tạo bồi trên bãi
biển đã thực hiện tại Hải Hậu
4.3.1.1. Các loại công trình giảm sóng tạo bồi trên bãi Hải Hậu
Công trình ngăn cát giảm sóng (NCGS): Ngoài công trình chủ yếu là gia cố
mái, có một số đoạn đã sử dụng hệ thống công trình ngăn cát giảm sóng. Hệ thống 5
mỏ hàn chữ T (MCT) xây dựng từ năm 2005 tại khu vực thôn Tân Thịnh, Tân Anh
xã Hải Thịnh, chiều dài thân mỏ 45m, cánh dài 60m, khoảng cách giữa các mỏ là
140m [9], [58]. MCT cấu tạo từ các ống buy bê tông cốt thép (BTCT) cắm sâu vào
đệm đá. Hệ thống 9 bẫy cát biển (BCB) được xây dựng năm 2011 tại khu vực Kiên
Chính, chủ yếu dùng khối Tetrapod xếp với nhau tạo thành hệ thống [58].
4.3.1.2. Phân tích chung về hiệu quả công trình
Về công trình mỏ hàn biển (MHB), MCT, BCB: Trước năm 2005 đã có một số
công trình được xây dựng như: hệ thống mỏ hàn Hải Lý (1977 - 1982), hệ thống mỏ
hàn Hải Thịnh 2. Kết cấu chung của loại mỏ hàn này là bằng ống buy kết hợp đá đổ
và các khối bêtông. Các mỏ hàn này thường ngắn, cao trình đỉnh thấp, bố trí chưa
khoa học nên hầu như không đạt hiệu quả như mong muốn.
Sau năm 2005, đã bắt đầu thử nghiệm một số loại công trình MCT, BCB để
giảm sóng, gây bồi bãi. Các công trình này đã có nhiều cải tiến trong kết cấu so với
mỏ hàn ống buy, ứng dụng các khối Tetrapod phá sóng. Mặc dù qua nghiên cứu ban
đầu cho thấy hiệu quả giảm sóng, tạo bồi ở một số công trình như hệ thống công trình
Kiên Chính, nhưng do việc thiết kế phần lớn là dạng thử nghiệm, lại chưa trải qua thử
thách trong các điều kiện cực hạn thiết kế nên việc đánh giá đầy đủ hiệu quả các loại
công trình này cần phải tiếp tục nghiên cứu thử thách với thời gian dài hơn. Tuy
nhiên, bước đầu có thể sơ bộ đánh giá được hiệu quả cũng như những tồn tại của loại
công trình này.
128
4.3.1.3. Hiệu quả công trình
Cho đến nay, các trường hợp sử dụng MCT đều cho hiệu quả chưa lớn, nhưng
có thể nói là khả quan. Đáng kể nhất là công trình Hải Thịnh 2 có tác dụng gây bồi
theo mùa nhưng tạm thời và rất hạn chế, công trình bị một số hư hỏng khi chịu tác
động của sóng bão lớn.
- Gây bồi khu vực trong công trình: Sau khi xây dựng công trình đến nay, bãi
tại khu Hải Thịnh 2 được bồi cao bình quân từ (0,5 - 1,6) m; chiều rộng từ chân đê
trở ra khoảng (50 - 60)m. Hiệu quả gây bồi nhanh chóng thể hiện rõ ở BCB Kiên
Chính xây dựng năm 2011.
- Giảm sóng: Sóng biển qua ĐGS sẽ giảm độ cao, từ đó giảm độ cao sóng leo
và tác động xung kích lên mái kè. Từ đó suy luận ra sẽ tránh được tình trạng sóng
tràn qua đỉnh đê và phá hoại kết cấu đê và mái kè như đã xảy ra vào năm 2005.
Hình 4.25. Hiệu quả gây bồi của BCB
4.3.1.4. Những vấn đề tồn tại
- Về mỏ hàn chữ T:
+ Kích thước mặt bằng vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn theo chỉ dẫn của
14TCN130 - 2002. Phần thân chưa vươn ra dải sóng vỡ, phần cánh còn ngắn (Hải
Thịnh 2), nên sóng vẫn xô vào tận bờ và gốc MCT, lượng cát bồi tụ ít.
+ Cao trình đỉnh MCT còn chưa đạt đến mực nước trung bình, hạn chế hiệu
quả ngăn cát, giảm sóng khi mực nước cao và sóng lớn.
129
+ Kết cấu phần cánh sử dụng kết cấu ống buy, hiệu quả giảm sóng rất hạn chế,
đồng thời gây ra hiệu ứng sóng đứng, dẫn đến xói chân, bất lợi cho ổn định của công
trình.
- Về công trình hỗn hợp bẫy cát biển (BCB):
+ Vị trí đặt ĐGS (đê giảm sóng - thân) quá gần bờ và cao trình còn thấp, chưa
phát huy được hiệu quả giảm sóng và ngăn cát. Theo chỉ dẫn, vị trí từ đường bờ đến
tim ĐGS bằng (1,0 ÷ 1,5) lần độ dài sóng nước sâu. Do vậy hiệu quả giảm sóng của
đê không cao.
+ Chiều dài ĐGS (cánh), theo chỉ dẫn lấy bằng (1,5 ÷ 3,0) lần khoảng cách từ
bờ đến ĐGS, thiết kế của BCB lấy bằng 1,0 lần là còn thiên nhỏ.
4.3.1.5. Lựa chọn giải pháp cho đoạn bờ cần chỉnh trị
Từ những phân tích đánh giá ở trên cho thấy, đối với vùng biển Hải Hậu dạng
mỏ hàn biển vuông góc với bờ kết hợp với đê giảm sóng sẽ cho hiệu quả cả về giảm
sóng, ngăn cát và gây bồi bãi, bảo vệ bờ - đê biển. Những lựa chọn này được dựa
trên các căn cứ và tiêu chí sau:
- Những mỏ hàn thẳng đã từng được xây dựng ở một số nơi ven biển Nam
Định trước năm 2005 như: Mỏ hàn bằng đá đổ ở Văn Lý, mỏ hàn ống Buy ở Đông
Tây cống Thanh Niên, Cổ Vậy, đều đã thất bại, không đem lại hiệu quả.
- Các dạng mỏ hàn chữ T, đê giảm sóng, bẫy cát biển được bố trí ở những khu
vực như: Đông - Tây cống Thanh Niên, Kiên Chính, Hải Thịnh II, Nghĩa Phúc,
Tuy chỉ là những nghiên cứu, bố trí dưới dạng thử nghiệm nhưng đã cho hiệu quả
tích cực. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải khắc phục để đạt hiệu quả
cao hơn nữa.
- Đê giảm sóng là đối tượng chủ động tương tác với sóng, chúng sẽ có tác
dụng làm suy giảm chiều cao sóng khi đi qua hệ thống công trình do đó sẽ làm g iảm
năng lượng sóng, giảm được tác động xung kích của sóng lên bãi, đê - kè ven biển
Hải Hậu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đê giảm sóng có tác dụng gây bồi bãi
biển rất tốt nếu như lựa chọn được các thông số kỹ thuật và bố trí mặt bằng hợp lý
với khu vực cần chỉnh trị.
130
- Mỏ hàn biển vuông góc với bờ sẽ có tác dụng ngăn dòng vận chuyển bùn cát
dọc bờ đối với những vùng biển có dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ chiếm ưu thế,
điều này rất phù hợp với Hải Hậu.
- Tuy nhiên chỉ sử dụng mỗi mỏ hàn thẳng hay chỉ mỗi đê giảm sóng sẽ không
mang lại hiệu quả tốt nhất. Do đó cần phải có sự kết hợp giữa hai dạng công trình
này để tạo thành dạng công trình phức hợp. Có thể tạo thành dạng chữ T, dạng BCB
hoặc có thể xen kẽ lẫn nhau để vừa tạo được hiệu quả, tránh sự lãng phí và tốn kém.
- Theo các sách chỉ dẫn, kết quả và kinh nghiệm của thế giới đều khuyến nghị
rằng: Trong điều kiện thủy hải văn phức tạp, chế độ sóng diễn biến theo mùa, nhiều
bão, bồi xói biến động theo thời gian và không gian, có thể sử dụng giải pháp kết
hợp MHB và ĐGS, tạo thành công trình dạng chữ T [58], [59], (xem [83]).
- Theo [59], dựa vào đặc điểm địa hình, hình dạng mặt cắt bãi biển đặc trưng
và chế độ thủy thạch động lực của vùng Bắc Bộ (trong đó có Hải Hậu). Kết hợp với
các nghiên cứu, tiêu chuẩn trong và ngoài nước các tác giả cũng đã đưa ra “Nguyên
tắc bố trí không gian hợp lý công trình ngăn cát, giảm sóng bảo vệ đê biển và bờ
biển” đối với khu vực nghiên cứu trong đó có dạng mỏ chữ T và đê giảm sóng.
Như vậy, từ thực tế các công trình ngăn cát, giảm sóng đã xây dựng (mặc dù
mang tính thử nghiệm) đối với khu vực Hải Hậu nhưng cũng đã cho các kết quả rất
khả quan. Mặt khác, với những kết quả thí nghiệm, tính toán mô phỏng để nhằm lựa
chọn các thông số công trình cũng như đánh giá hiệu quả của công trình ở trên, cho
thấy hệ thống công trình đề xuất gồm 07 mỏ chữ T kết hợp với 05 đê giảm sóng đối
với khu vực bãi Hải Triều - Hải Hòa, Hải Hậu là có cơ sở khoa học và cho hiệu quả
tốt. Khi tiến hành bố trí mặt bằng và tính toán các thông số công trình thiết kế hệ
thống công trình phức hợp này cần phải lưu ý các hạn chế của các dạng công trình
đã nêu ở trên để nhằm đạt hiệu quả cao.
4.3.2. Đề xuất giải pháp chỉnh trị cho khu vực nghiên cứu
4.3.2.1. Quy hoạch tuyến và khu vực cần chỉnh trị đối với vùng ven biển Hải Hậu
Đối với khu vực bờ, đê biển Hải Hậu có thể chia theo 03 cấp độ khác nhau với
các giải pháp phù hợp như sau:
a- Tuyến nguy hiểm: Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, Hải Thịnh.
131
b- Khu vực rất nguy hiểm: Hải Triều, Cồn Tròn - Hải Hòa, kè Hải Thịnh.
c- Tuyến ít nguy hiểm: Tuyến đê biển 2 và khu vực cửa Hà Lạn.
- Tại những khu vực (b) và tuyến (a) này thì phương án khả thi để tồn tại trong
điều kiện đủ chống được sóng, mực nước theo tần suất thiết kế cần có biện pháp
giảm thiểu chiều cao sóng tác động lên mái đê và sóng leo, tràn bằng công trình phá
sóng ngầm trước đê và giải pháp thay đổi mặt cắt mái kè biển như làm cơ đê nhằm
giảm sóng leo và tràn. Việc phối hợp giữa công trình ngầm phá sóng, mỏ hàn và mỏ
chữ T nhằm giữ bãi, gây bồi và giảm sóng leo bằng cơ đê ngoài sẽ khắc phục được
sự bất cập hiện nay giữa yêu cầu chống được sóng lớn triều cường nhưng không
tăng quá mức cao trình đỉnh của hệ thống đê biển hiện tại.
- Bố trí đê 2 tuyến ở những nơi địa hình thuận lợi, tuyến I cho phép tràn nên
được bảo vệ cả 3 mặt bằng kè lát mái.
4.3.2.2. Đề xuất giải pháp
Dựa vào phân tích quy luật biến động đường bờ, bãi biển và kết quả nghiên
cứu giảm sóng bằng hệ thống đê ngầm, mỏ hàn chữ T đã đề xuất phương án công
trình đối với khu vực Hải Triều - Hải Hòa: Lựa chọn bố trí công trình giảm sóng giữ
bãi là hệ thống mỏ chữ T kết hợp với đê ngầm giảm sóng, gồm có 07 mỏ hàn chữ T
kết hợp với 05 đê ngầm phá sóng (Hình 4.24), cấu tạo như sau:
a) Thân mỏ hàn:
- Chiều dài thân: 150,0m
- Cao trình đỉnh thân:
+ Đoạn 1 (đoạn ven bờ): 1,75m
+ Đoạn 2 (đoạn giữa): thay đổi theo độ dốc bãi
+ Đoạn 3 (đoạn phía biển): -1,00m
- Cao trình đáy thân mỏ hàn thay đổi, giảm dần ra phía biển.
- Khoảng cách giữa các thân: 310,0m
- Kết cấu thân: Các cấu kiện Reef Balls và đá hộc
b) Cánh mỏ hàn:
- Chiều dài cánh: 200,0m
- Cao trình đỉnh cánh: +1,40m
132
- Cao trình đáy cánh: -1,0m
- Khoảng cách giữa các cánh: 110,0m.
- Kết cấu cánh: Geotubes và tetrapod.
Hình 4.26. Phương án bố trí hệ thống công trình bảo vệ bờ và tạo bãi khu vực Hải
Hòa - Hải Triều
4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ kết quả thí nghiệm mô hình vật lý đã lựa chọn, đề xuất được bộ thông số
công trình đê ngầm phá sóng rất quan trọng cho khu vực Hải Hậu: cao trình đỉnh đê
ngầm (∆ = +1,4m, hoặc có thể cao hơn tùy vào mục đích và khả năng đầu tư), chiều
rộng đỉnh đê ngầm (B = 3,0 ÷ 5,0m), mái đê (m = 1:2) cho cả hai phía. Đây là
những thông số luôn gặp rất nhiều khó khăn khi tính toán với mô hình số trị.
S
EW
+2.0
+ 2.0
+ 2.0
+2.0
+2.0
+ 2.0
+ 2.0
h
¶
I
T
R
IÒ
U
h
¶
I H
ß
A
h
¶
I T
H
IN
H
H¹ T R¹I
KM18
KM19
KM20
KM21
KM22
KM23
cèng
N
tû lÖ gèc
133
Từ kết quả thí nghiệm trên mô hình vật lý về tương tác sóng - công trình, dựa
vào điều kiện đầu vào tính toán thực tế của mô hình GENESIS mà trong luận án đã
đề ra. Tiến hành trích xuất các giá trị hệ số suy giảm sóng Kt tương ứng với các
tham số và vị trí công trình tại cấp mực nước thí nghiệm, để đưa vào phục vụ tính
toán mô phỏng diễn biến đường bờ khi có công trình giảm sóng bằng mô hình
Genesis (xem bảng 4.4).
Ngược lại, mô hình số trị đã cho được những lựa chọn rất hữu ích về kích
thước các công trình (dài, ngắn), vị trí bố trí công trình (xa, gần) cũng như tổ hợp
các công trình. Bên cạnh đó, từ kết quả tính toán mô phỏng đã đánh giá được hiệu
quả của các phương án công trình khi bố trí trên bãi. Mặt khác, với kết quả tính toán
diễn biến đường bờ trong điều kiện tự nhiên tại Hải Hậu bằng mô hình Genesis đã
minh chứng cho kết luận về một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất ổn
định, gây xói lở bờ Hải Hậu là do dòng chảy dọc ven bờ, bởi đây là mô hình tính
toán biến động đường bờ do dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ gây ra, không tính đến
dòng ngang bờ.
Sự bổ sung của phương pháp nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho phương pháp kia
và ngược lại, kết hợp hai phương pháp nghiên cứu trên mô hình vật lý và mô hình
số trị sẽ cho những lựa chọn về hình dạng, kích thước và các thông số kỹ thuật tốt
nhất của công trình đê ngầm phá sóng, gây bồi trên bãi Hải Hậu.
Cao trình đỉnh đê ngầm đề xuất trong luận án (∆ = +1,40m) tương ứng với
mực nước thiết kế tần suất 5% + nước dâng 0,8m, có h = 2,2 + 0,8 = 3,0m (phù hợp
với đê biển hiện trạng theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ký ngày 14/3/2006 của Thủ
tướng Chính phủ). Ứng với mực nước này, theo kết quả thí nghiệm thì đê ngầm đã
có tác dụng làm suy giảm được trung bình tối thiểu 30% độ cao sóng. Mặc dù khu
vực nghiên cứu có biên độ dao động mực nước thủy triều khá lớn (hơn 4,0m) và
điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình. Tuy nhiên, như đã
đề cập ở trên, cao trình đỉnh đê ngầm có thể được nâng cao hơn nữa, tùy vào mục
đích sử dụng, khả năng đầu tư xây dựng và định hướng quy hoạch đối với khu vực
nghiên cứu.
134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Luận án đã bước đầu xác định được một số quy luật, quan hệ biến đổi mặt
cắt ngang bãi biển dưới tác động của các chế độ động lực, nhất là sóng biển dựa trên
chuỗi số liệu thực đo dài hạn các điều kiện chế độ gió, sóng trong mùa gió Đông
Bắc, Tây Nam tại vùng nghiên cứu. Từ các số liệu đo đạc diễn biến mặt cắt ngang
bãi nhiều năm đại diện cho từng khu vực dọc ven bờ Hải Hậu, thống kê phân tích và
đề xuất ứng dụng dạng phương trình đặc trưng cho khu vực này là dạng hàm
Logarit (phương trình 3.6), các bộ tham số trong phương trình là những tham số đại
diện cho địa phương và thể hiện cho quy luật biến động bãi của khu vực đó.
2. Xác định nguyên nhân gây bồi, xó i và mất ổn định vùng bờ, bãi biển Hải
Hậu làm căn cứ đưa ra phương án chỉnh trị cho từng khu vực dọc bờ biển nghiên
cứu dựa trên các tài liệu lịch sử, tài liệu viễn thám, số liệu đo đạc, sau đó tiến
hành chập bản đồ các giai đoạn, phân tích biến động hình thái các cửa sông và
thống kê, phân tích các dữ liệu đo đạc.
3. Kết quả nghiên cứu trên mô hình vật lý cho thấy, với hệ thống đê ngầm phá
sóng đạt tiêu chuẩn 5,0
h
d thì hệ số giảm sóng Kt đạt giá trị trung bình khoảng từ
0,7 ÷ 0,8 tương ứng với độ cao sóng đã giảm được tối thiểu từ 20% ÷ 30% sau công
trình. Đối với khu vực Hải Hậu, luận án đề xuất cao trình đỉnh đê ngầm ứng với
mực nước thiết kế tần suất P = 5% (MN = 2,2m), cộng nước dâng 0,8m là 6,0
h
d
(hoặc có thể lớn hơn, tùy vào mục đích và khả năng đầu tư), cao trình đỉnh đê sẽ là
∆ = +1,40m, bề rộng đỉnh đê B = (3,0÷5,0)m, mái đê (m1, m2) = 1:2. Khi đó đê
ngầm sẽ làm suy giảm được tối thiểu khoảng 25% ÷ 45% độ cao sóng sau đê (tùy
vào mực nước cao hay thấp). Cũng từ kết quả thí nghiệm sẽ lựa chọn được các hệ số
suy giảm sóng Kt tương ứng với cấp mực nước, để làm đầu vào phục vụ các kịch
bản tính toán mô hình biến đổi đường bờ GENESIS tại Hải Hậu khi có hệ thống
công trình giảm sóng, tạo bồi trên bãi.
135
4. Kết quả nghiên cứu mô phỏng trên mô hình số trị đánh giá được ảnh hưởng
của công trình đến diễn biến đường bờ tại Hải Hậu với các phương án khác nhau về
vị trí (bố trí xa, gần so với bờ), kích thước (dài, ngắn), và khoảng cách khe hở giữa
các công trình. Từ đó có cơ sở lựa chọn kích thước, vị trí để đặt công trình trên bãi
nâng cao được hiệu quả của công trình.
5. Luận án đã đề xuất cụm công trình nhằm giảm sóng, tạo bồi và ổn định bờ,
bãi biển nghiên cứu tại trọng điểm xói lở thuộc địa phận xã Hải Triều - Hải Hòa,
huyện Hải Hậu. Đó là cụm công trình phức hợp gồm 05 đê ngầm phá sóng, kết hợp
với 07 mỏ hàn chữ T.
B. KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu của luận án có tính khoa học và thực tiễn, đã cung cấp cơ
sở khoa học cho lựa chọn, xây dựng giải pháp công trình giảm sóng, tạo bồi trên bãi
nhằm phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ bãi, bờ biển đối với khu vực Hải
Hậu. Tuy nhiên, do lĩnh vực nghiên cứu rộng và phức tạp, một số vấn đề vẫn còn để
mở như: ảnh hưởng của dòng chảy trong sông đối với vùng nghiên cứu, loại vật liệu
sử dụng để đắp đê ngầm, dạng khối phủ cho đê ngầm, các phương án gia cố chân
đê,... cần được tiếp tục nghiên cứu để khi áp dụng vào thực tế sẽ phát huy tốt nhất
hiệu quả của công trình.
136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Doãn Tiến Hà, Nguyễn Tuấn Anh (2013), Nghiên cứu quá trình lan truyền sóng
tại khu vực cửa Ba Lạt và cửa Lạch Giang theo các kịch bản bãi bồi và công trình
chỉnh trị. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 17-2013, tr. 51-57;
2. Doãn Tiến Hà, Mạc Văn Dân (2013), Ứng dụng mô hình CEDAS để tính toán,
dự báo diễn biến đường bờ biển khu vực Sầm Sơn-Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Thủy lợi, số 13-2013, tr. 34-43;
3. Trương Văn Bốn, Vũ Văn Ngọc, Doãn Tiến Hà (2013), Kết quả tính toán thủy
triều và vận chuyển bùn cát ven bờ từ cửa Lấp đến cửa Lộc An, tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu bằng mô hình toán. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 13-2013, tr.
2-6;
4. Doãn Tiến Hà (2013), Nghiên cứu, mô phỏng sự ảnh hưởng của địa hình và các
công trình chỉnh trị trên bãi tại một số cửa sông, ven biển tỉnh Nam Định đến cơ
chế lan truyền và suy giảm chiều cao sóng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy
lợi, số 18-2013, tr. 61-68;
5. Nguyễn Khắc Nghĩa, Doãn Tiến Hà (2013), Ảnh hưởng của biến động hình thái
vùng cửa Ba Lạt đến sạt lở bờ biển Nam Định và các giải pháp chỉnh trị ổn định.
Tạp chí Địa kỹ thuật, số 2 - 2013, tr.3 - 11;
6. Doãn Tiến Hà, Trần Hồng Thái, Trương Văn Bốn, Mạc Văn Dân (2015), Biến
động mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu theo một số thời kỳ và theo chế độ mùa.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 25, 2 - 2015, tr. 61 - 67;
7. Doãn Tiến Hà, Trần Hồng Thái, Trương Văn Bốn (2015), Nghiên cứu đề xuất
các tham số của công trình giảm sóng gây bồi đối với khu vực Hải Hậu, Nam Định.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 25, 2 - 2015, tr. 100 - 110.
137
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
[1] Quản Ngọc An, Trịnh Việt An, Nguyễn Khắc Nghĩa (1999), Nghiên cứu thoát lũ
các cửa sông vùng ĐBBB, Đề tài cấp bộ-Viện KHTL, Hà Nội.
[2] Trịnh Việt An và nnk (2008), “Nghiên cứu sử dụng mô hình LITPACK trong
nghiên cứu dự báo biến động xói lở bờ biển phục vụ cho quy hoạch chiến lược bờ
biển ở nước ta”, Đề tài cấp cơ sở-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Hà Nội.
[3] Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam, tỷ lệ 1:50,000, 1:200,000, nhóm tờ
Nam Định-Thái Bình.
[4] Bộ NN&PTNT (2002), Hướng dẫn Thiết kế đê biển, Tiêu chuẩn Ngành 14 TCN
130-2002.
[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê
biển.
[6] Trương Văn Bốn và nnk (2012), Nguyên nhân xói mòn, bồi lắng và biến đổi
luồng lạch tại khu vực cửa Lấp và cửa Lộc An (Bà Rịa-Vũng Tàu) dựa trên dữ liệu
đo đạc thực tế và mô phỏng bằng mô hình số”, Tạp chí KHCN Thủy lợi số 16,
tháng 8/2012, Hà Nội.
[7] Vũ Thanh Ca, Nguyễn Quốc Trinh (2006), Nghiên cứu về nguyên nhân xói lở
bờ biển Nam Định, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH
KTTV & MT, Hà Nội.
[8] Vũ Minh Cát, Vũ Minh Anh (2006), Mô phỏng chế độ thủy động lực học và vận
chuyển bùn cát khi xây dựng cảng Lạch Huyện, Tạp chí KHCN trường ĐH Thủy
lợi, Hà Nội.
[9] Chi cục PCLBC-QLĐ Nam Định (2006), Đánh giá sự ổn định công trình, tác
động gây bồi và bảo vệ đê của hệ thống kè mỏ hàn Hải Thịnh II (Hải Hậu), Nghĩa
Phúc (Nghĩa Hưng) - Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện công trình, Đề tài nghiên
cứu cấp tỉnh.
[10] Nguyễn Quang Chiến (2008), Genesis-Mô hình số trị mô tả biến đổi đường bờ,
Giáo trình giảng dạy, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.
[11] Công ty cổ phần tư vấn XD Nông nghiệp & PTNT Nam Định (2008), Hiện
trạng, nguyên nhân xói, bồi và cơ chế phá hoại đê, kè vùng bờ biển tỉnh Nam
Định”, Báo cáo Tham luận tại hội thảo khoa học 8/2008, Hà Nội.
[12] Dự án (2011), Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc
Trăng, Sóc Trăng.
[13] Dự án qui hoạch (2012), Rà soát, xác định tuyến, cấp đê, vị trí và qui mô các
công trình trên đê biển Nam Định có tính tới biến đổi khí hậu và kết hợp giao
thông, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.
138
[14] Dự án VS/RDE-03 (2004-2011), Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-
Thụy Điển 2004-2011.
[15] Đỗ Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự hình thành và biến đổi quá trình bồi bụ-
xói lở ở đới ven biển Thái Bình-Nam Định, Luận án Tiến sỹ, Đại học Mỏ-Địa chất,
Hà Nội.
[16] Phạm Văn Giáp, Lương Phương Hậu (1994), Chỉnh trị sông ven biển, Nxb.
Xây dựng Hà Nội.
[17] Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Ngọc Huệ (1998), Công trình bến
cảng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[18] Doãn Tiến Hà (2010), Tính toán các đặc trưng sóng phục vụ thiết kế công trình
đê biển tại một số khu vực ven biển Giao Thủy-Hải Hậu, Nam Định, Luận văn thạc
sĩ khoa học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN.
[19] Lương Phương Hậu (1999), Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo, Tủ sách
trường ĐH Xây dựng, Hà Nội.
[20] Lương Phương Hậu, Trần Đình Hợi (2003), Lý thuyết thí nghiệm công trình
thủy, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[21] Lương Phương Hậu, Trịnh Việt An, Lương Phương Hợp (2002), Diễn biến cửa
sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[22] Nguyễn Hoàn và nnk (2002), Tiến hóa trầm tích - Địa mạo - Địa hóa vùng cửa
sông Ba Lạt, Dự án Châu thổ Sông Hồng, thuộc chương trình Biến đổi môi trường
toàn cầu hợp tác với Hà Lan.
[23] Hội Cảng-Đường thủy-Thềm lục địa Việt Nam (2004), Tiêu chuẩn kỹ thuật và
chú giải đối với các công trình cảng ở Nhật Bản, Hà Nội.
[24] Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, NXB
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[25] Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điển, Nguyễn Vũ Thắng (2011), Tính toán
biến động bờ biển khu vực ven biển Hải Hậu Nam Định và châu thổ sông Hồng
dưới tác động đồng thời của trường sóng và mực nước, Hội nghị Khoa học và Công
nghệ Biển toàn quốc lần V, Hà Nội.
[26] Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu (2009), Địa chí Hải Hậu.
[27] Vũ Công Hữu (2010), Nghiên cứu chế độ sóng, dòng chảy và vận chuyển trầm
tích vùng nước biển ven bờ Nam Định, Luận văn thạc sĩ khoa học, trường ĐH Khoa
học Tự nhiên-ĐHQGHN.
[28] Doãn Đình Lâm (2002), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ sông
Hồng, Luận án Tiến sỹ, Đại học KHTN, Hà Nội.
[29] Luận chứng kinh tế kỹ thuật bảo vệ đê biển Hải Hậu, năm 1988.
139
[30] Đinh Văn Mạnh và nnk (2008), Nghiên cứu để cập nhật, chi tiết hóa bộ số liệu
cơ bản về triều, nước dâng dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam phục vụ
tính toán thiết kế, củng cố nâng cấp đê biển, Đề tài trọng điểm cấp Bộ NN&PTNT,
Hà Nội.
[31] Phạm Thành Nam, Hocine Oumeraci, Magnus Larson và Hans Hanson (2008),
Sử dụng một phương trình bậc cao để giải phương trình bảo toàn khối lượng trầm
tích, Hà Nội.
[32] Nguyễn Thanh Ngà, Quản Ngọc An, Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (1995), Hiện
trạng và nguyên nhân xói lở bờ biển Việt Nam-Đề xuất các biện pháp KHKT bảo vệ
và khai thác vùng đất ven biển, Báo cáo kết quả đề tài KT-03-14.
[33] Chu Văn Ngợi, Nguyễn Văn Vượng, Đỗ Minh Đức và nnk (2009), Nghiên cứu,
đánh giá điều kiện địa công trình và địa môi trường khu vực cửa sông ven biển tỉnh
Nam Định phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ và giảm thiểu tai biến, Đề tài
khoa học trọng điểm cấp Đại hoc Quốc gia, Mã số: QGTĐ,07,06.
[34] Phạm Văn Ninh (2003), Nghiên cứu cơ chế bồi xói bờ biển khu vực châu thổ
sông Hồng, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Trung tâm KHTN & CNQG,
Viện Cơ học, Hà Nội.
[35] Phạm Văn Ninh, Đỗ Ngọc Quỳnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Văn Mạnh,
Nguyễn Thị Việt Liên (2006), Một số kết quả nghiên cứu về thuỷ thạch động lực và
biến đổi đường bờ vùng biển Nam Định, Báo cáo tại Hội thảo về phòng chống thiên
tai và bảo vệ bờ biển, Nam Định.
[36] Mai Trọng Nhuận và nnk (1996), Nghiên cứu và lập bản đồ địa chất môi
trường đới biển nông ven bờ Nga Sơn, Hải Phòng (0 - 30 m nước), tỷ lệ 1/500.000.
[37] Trần Nghi, Chu Văn Ngợi và nnk (2000), Tiến hóa trầm tích Kainozoi bồn
trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo, Tạp chí Các khoa học
về trái đất 22/4: 290-305, Hà Nội.
[38] Nguyễn Khắc Nghĩa (1977 và 1986-1995), Báo cáo đặc điểm khí tượng hải
văn vùng ven bờ biển Hải Hậu - Nam Định, Viện Khoa học Thủy Lợi.
[39] Nguyễn Khắc Nghĩa (1989), Bản chất hiện tượng xói lở đê, kè biển trong mùa
"Nước Rươi" ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa
học: Sông ngòi-Cửa sông ven biển và công trình chỉnh trị. Viện Khoa học Thủy
Lợi, Hà Nội.
[40] Nguyễn Khắc Nghĩa (1991), Báo cáo kết quả điều tra khảo sát tổng hợp ven
biển Ba lạt-Ninh Cơ, Phối hợp 2 dự án do UNDP tài trợ VIE/80/021 và VIE
/87/020. Hà Nội.
[41] Nguyễn Khắc Nghĩa (2004), Điều tra cơ bản Biến động hình thái dải ven biển
Bắc Bộ và Trung bộ, Dự án ĐTCB từ năm 1999- 2004, Hà Nội.
[42] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2005), Nghiên cứu tổng hợp công nghệ dự báo
phòng chống xói lở bờ biển, Đề tài cấp cơ sở-Viện Khoa học Thủy lợi, Hà Nội.
140
[43] Nguyễn Khắc Nghĩa (2007), Xác định chiều cao sóng trong tính toán thiết kế
đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, Đề tài cấp Bộ NN&PTNT.
[44] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2008), Nghiên cứu giải pháp KHCN xây dựng đê
biển chống được bão cấp 12, triều cường (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình), Kết quả
Đề tài cấp Bộ NN&PTNT 2006-2008, Hà Nội.
[45] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2010), Theo dõi diễn biến xói lở vùng cửa sông,
ven biển Nam Định, Kết quả dự án ĐTCB giai đoạn 2005-2010, Hà Nội.
[46] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2010), Nghiên cứu bước đầu qui luật cân bằng
động của mặt cắt bãi biển và ảnh hưởng của chúng đến ổn định bờ, bãi biển trong
điều kiện Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Hà Nội.
[47] Nguyễn Khắc Nghĩa và nnk (2013), Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải
pháp tổng thể để ổn định vùng bờ biển Nam Định từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy, Đề
tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL,2010T/28, Hà Nội.
[48] Vũ Văn Phái, Nguyễn Xuân Trường (1992), Lịch sử phát triển bờ biển rìa
Delta sông Hồng trong thời gian gần đây, Tạp chí các khoa học về Trái đất 6-1992.
[49] Trần Minh Quang (1993), Sóng và Công trình chắn sóng, NXB giao thông vận
tải.
[50] Trần Minh Quang (2007), Công trình Biển, NXB giao thông vận tải.
[51] Nguyễn Bá Quỳ (2008), Tuyến đê biển và yêu cấu tuyến đê biển nhằm phát
triển bền vững kinh tế, xã hội ở Nam Định, Tuyển tập hội thảo khoa học về đê biển
Nam Định, Hà Nội.
[52] Nguyễn Thọ Sáo (2004), Động lực học cát biển, Giáo trình trường Đại học khoa
học Tự nhiên-ĐH QGHN.
[53] Nguyễn Thọ Sáo và nnk (2010), Đánh giá tác động công trình đến bức tranh
thủy động lực khu vực cửa sông ven bờ Bến Hải, Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ 26, Số 3S, Đại học QGHN, Hà Nội).
[54] Phạm Quang Sơn (2004), Nghiên cứu biến động vùng ven biển cửa sông Hồng
- sông Thái Bình trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám và hệ thông tin địa lý
phục vụ khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và môi trường, Luận
án Tiến sỹ, Đại học KHTN, Hà Nội.
[55] Sở Nông nghiệp & PTNT t ỉnh Nam Định (2006), Dự án TKKT đê biển Nam
Định, Chương trình xây dựng, nâng cấp và củng cố tuyến đê biển Nam Định, Nam
Định.
[56] Tiêu chuẩn Việt Nam (2013), TCVN 9901:2013, Công trình Thủy lợi - Yêu cầu
thiết kế đê biển.
[57] Trần Thanh Tùng, Jan van de Graaff (2008), Hình thái bờ biển, Tài liệu giảng
dạy trường Đại học Thuỷ lợi, Hà Nội.
141
[58] Nguyễn Thành Trung, Lương Phương Hậu (2013), Nghiên cứu phân tích hiệu
quả của các công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Dự
án Quản lý rủi ro thiên tai WB4, Hà Nội.
[59] Nguyễn Thành Trung (2013), Nghiên cứu thực nghiệm xác định nguyên tắc bố
trí không gian hợp lý công trình ngăn cát, giảm sóng bảo vệ đê biển và bờ biển khu
vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
[60] Đinh Văn Ưu và nnk (1996), Hiện trạng và nguyên nhân xói lở bờ biển Việt
Nam. Đề xuất các biện pháp KHKT bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển, Báo cáo
kết quả tính mô hình toán đề tài KT- 03-14, Viện khoa học Thuỷ lợi, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài:
[61] Ahrens J.P (1987), Characteristics of reef breakwaters, Technical report CERC-
87-17.
[62] B. Mutlu Sumer, JØrgen FredsØe (2002), The Mechanics of scour in the marine
environment, Advanced Series on Ocean Engineering-Volume 17.
[63] CEDAS Version 4.03, Copyright 1999-2011, Veri-Tech, Inc.
[64] CERC (1984), Shore Protection Manual, Volume 1, 2.
[65] Charles K, Sollitt, RH, Cross (1972), Wave transmission through permeable
breakwaters, Coastal Engineering, Chapter 103.
[66] Dalrymple R.A (1985), Physical Modelling in Coastal Engineering.
[67] Davies B. L, Kriebel, D. L (1992), Model testing of wave transmission past low -
crested breakwaters, Coastal Engineering, Chapter 84.
[68] Flanders Hydraulics Research (2003), Wflume-UserGuide, Ministry of Flanders,
Belgium.
[69] Goda (1969), Modelling of Waves and Currents around Submerged
Breakwaters, Report of the Port and Harbou research institute, Vol.8.No3, Sept
1969.
[70] Hanson H, Kraus N.C (2001), Chronic Beach Erosion Adjacent to Inlets and
Remediation by Composite (T-Head) Groins, ERDC/CHL CHETN-IV-36.
[71] Horton .D.F (1950), Design and construction a groin.
[72] J.W Kanpluis, M.J Paul and A.Brebner (1972), Similarity of Equibrium beach
profile, Proc.13th conference on Coastal Engineering - Volume II.
[73] LUONG. G.V, M.Sc thesis, UNESCO-IHE Delft, the Netherlands (2003),
Coastal Morphology-A case study in Province of Nam Dinh, Red River Delta,
Vietnam.
142
[74] MIKE 21HD FM (2008), Hydrodynamic Module-Scientific Documentation,
DHI Software.
[75] MIKE 21 ST FM (2008), Sand Transport Module-Scientific Documentation,
DHI Software.
[76] MIKE 21 SW FM (2008), Spectral Wave Module-Scientific Documentation,
DHI Software.
[77] MIKE 21/3 Coupled Model FM (2008), User Guide, DHI Software.
[78] NGUYEN Viet Thanh, ZHENG Jin-hai, ZHANG Chi (2012), Beach Profiles
Characteristics Along Giao Thuy and Hai Hau Coasts, Vietnam, China Ocean Eng.,
Vol. 26, No. 4, pp. 699-712.
[79] Noble R. M (1978), Coastal structures' effects on shorelines, Coastal
structures and related problems, Part III. Chapter 125.
[80] Pilarczyk K.W, Zeidler R.B (1996), Offshore breakwaters and shore evolution
control, A.A. Balkerma, Rotterdam, The Netherlands.
[81] PRUSZAK, Z., SZMYTKIEWICZ, M., NINH, P. V. and HUNG, N. M.
(2001), Coastal Processes in the Red River Delta Area, Vietnam, Internal report,
Institute of Mechanics, National Center for Natural Science and Technology of
Vietnam, Hanoi, Vietnam.
[82] Sanasira S.A (2007), Laboratory wave simulation measurement and analysis,
NPTEL.
[83] USACE (U.S. Army Corps of Engineers) (1984), Shore Protection Manual
(SPM), Washington: U.S. Government Printing Office.
[84] USACE (2002), Coastal Engineering Manual (CEM), Part II, Chapter 2
Washington: U.S. Government Printing Office.
[85] U.S.Army Corp (1992), Coastal groins and nearshore breakwaters, Engineer
Manual EM 1110-2-1617.
[86] Steven A Hughes (1993), Physical Models and Laboratory Techniques in
Coastal Engineering, World Scientific 568pp.
1
PHỤC LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN MẶT CẮT
Hình 1.1. Diễn biến mặt cắt HH01 thời kì 1985 – 1990
Hình 1.2. Diễn biến mặt cắt HH03 thời kì 1985 – 1990
Hình 1.3. Diễn biến mặt cắt HH01 thời kì 1990 – 1995
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
0 50 100 150 200
C
a
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn (m)
4/1986
11/1986
8/1987
8/1988
9/1989
1/1990
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
0 50 100 150 200
Ca
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn (m)
1/1985
1/1986
4/1986
11/1986
8/1987
8/1988
1/1989
1/1990
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
0 50 100 150 200 250
Ca
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn (m)
10/1991
12/1992
10/1993
12/1993
6/1994
11/1994
2
Hình 1.4. Diễn biến mặt cắt HH03 thời kì 1990 – 1995
Hình 1.5. Diễn biến mặt cắt HH01 thời kì 2005 – 2010
Hình 1.6. Diễn biến mặt cắt HH03 thời kì 2005 – 2010
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
0 50 100 150 200 250
Ca
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn (m)
12/1992
10/1993
12/1993
6/1994
11/1994
-5.0
-4.0
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
0 200 400 600 800 1000 1200
C
a
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn(m)
10/2005
4/2006
10/2006
4/2007
10/2007
4/2008
10/2008
4/2009
10/2009
4/2010
10/2010
-6.0
-5.0
-4.0
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
0 200 400 600 800 1000 1200
C
a
o
đ
ộ
(
m
)
K/c cộng dồn (m)
10/2005
4/2006
10/2006
4/2007
10/2007
4/2008
10/2008
4/2009
10/2009
4/2010
10/2010
3
Hình 1.7. Mặt cắt HH01 đặc trưng qua các thời kì
Hình 1.8. Mặt cắt HH03 đặc trưng qua các thời kì
Hình 1.9. Mặt cắt đặc trưng từng khu vực từ HH01 đến HH03 dọc ven biển Hải Hậu
(giai đoạn 1985-1990)
-3.5
-3.0
-2.5
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
0 100 200 300 400 500
C
ao
đ
ộ
(
m
)
K/c cộng dồn(m)
2005-2010
1985-1990
1990-1995
MCDT(2005-
2010)
MCDT(1985-
1990)
MCDT(1990-
1995)
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
0 50 100 150 200 250 300
C
a
o
đ
ộ
(
m
)
K/c cộng dồn(m)
TK 1985-1990
TK 1990-1995
TK 2005-2010
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
0 50 100 150 200
C
a
o
đ
ộ
(
m
)
K/c cộng dồn(m)
HH 01
HH 02
HH 03
4
Hình 1.10. Mặt cắt đặc trưng từng khu vực từ HH01 đến HH03 dọc ven biển Hải
Hậu (giai đoạn 1990-1995)
Hình 1.11. Mặt cắt đặc trưng hai mùa tại HH01 (giai đoạn 2005-2010)
Hình 1.12. Mặt cắt đặc trưng hai mùa tại HH03 (giai đoạn 2005-2010)
-2.0
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
0 50 100 150 200 250
Ca
o
đ
ộ
(m
)
K/c cộng dồn (m)
HH 01
HH 02
HH 03
-5.0
-4.0
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
0 200 400 600 800 1000 1200
C
ao
đ
ộ
(
m
)
K/c cộng dồn (m)
Tháng 4
Tháng 10
MCDT(Tháng 4)
MCDT(Tháng 10)
-6.00
-5.00
-4.00
-3.00
-2.00
-1.00
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
0 200 400 600 800 1000 1200
C
ao
đ
ộ
(
m
)
K/c Cộng dồn (m)
Tháng 10
Tháng 4
MCDT (Tháng 10)
MCDT (Thang 04)
5
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN MÔ HÌNH STWAVE
2.1. Thiết lập phạm vi và lưới tính toán:
Sử dụng đúng lưới tính miền nhỏ của mô hình GENESIS, lưới vuông, cạnh
mỗi ô lưới 5m x 5m theo cả hai trục X và Y. Lưới quay một góc 321.32o so với
hướng Bắc, gốc tọa độ X0 = 636854.46; Y0 = 2218407.36 (xem Hình 2.1).
2.2. Kiểm định mô hình:
Số liệu sóng đưa vào kiểm định mô hình là chuỗi số liệu thực đo 7 ngày tại
trạm đo ven biển Hải Hậu có tọa độ (200 03' 1.08"N; 1060 16' 22.80"E, sâu khoảng
6,0m), tiến hành đo từ 19h-21/7/2010 đến 19h-27/7/2010.
Bảng 2.1. Kết quả so sánh chiều cao, hướng và chu kỳ sóng giữa tính toán và thực
đo vào thời kì tháng 7/2010 tại ven biển Hải Hậu, Nam Định
Ngày tháng Giờ
Thực đo Tính toán
Hs (m) Tz(s) Hướng (độ) Hs (m) Tz(s) Hướng (độ)
19 0,37 3,75 131,46 0,44 3,92 142,32
21/07/2010 1 0,42 3,86 125,13 0,55 3,72 117,75
7 0,49 3,94 131,65 0,51 3,77 147,45
13 0,46 4,12 246,99 0,49 4,12 217,27
19 0,28 3,68 132,22 0,23 3,96 143,83
22/07/2010 1 0,27 3,75 124,71 0,30 3,71 120,05
7 0,28 4,06 127,62 0,20 3,94 144,19
13 0,16 4,87 125,67 0,20 4,68 100,04
19 0,18 4,18 106,82 0,20 4,39 119,06
23/07/2010 1 0,12 4,01 121,03 0,21 4,16 121,02
7 0,08 4,79 124,47 0,11 4,75 141,38
13 0,18 5,50 124,17 0,39 5,22 102,83
19 0,88 4,65 145,74 0,83 4,68 158,00
24/07/2010 1 1,07 4,06 142,57 1,04 4,28 145,64
7 1,31 4,88 129,34 1,27 5,00 145,94
13 1,15 5,05 136,65 1,03 4,89 116,58
19 0,90 4,87 127,48 0,85 4,61 139,13
25/07/2010 1 0,94 4,09 130,31 1,02 4,21 132,57
7 1,09 4,12 119,55 1,12 4,36 135,40
13 1,00 4,59 185,00 1,05 4,67 162,20
19 0,74 4,12 120,90 0,89 3,83 131,80
26/07/2010 1 0,37 3,99 142,11 0,46 3,88 140,28
7 0,34 4,16 129,00 0,27 4,26 144,23
13 0,57 4,37 124,36 0,41 4,67 96,91
19 0,53 4,42 143,64 0,47 4,34 154,18
27/07/2010 1 0,64 4,26 121,01 0,58 4,02 114,89
7 0,61 4,67 114,52 0,55 4,60 129,73
13 0,24 4,00 126,91 0,34 4,19 96,37
6
Hình 2.1. Trường sóng khu vực
ven biển Hải Hậu-STWAVE
Hình 2.2. So sánh độ cao sóng tính toán và thực
đo tại Hải Hậu
Hình 2.3. Kết quả kiểm định sóng ven biển Hải Hậu (số liệu tháng 7/2010)
Bảng 2.2. Kết quả tính toán hệ số Nash theo các tham số sóng tương ứng
TT Nội dung kiểm định Nash
1 Độ cao sóng 0,92
2 Chu kỳ sóng 0,47
3 Hướng sóng 0,59
2.3. Tính toán so sánh với thí nghiệm trên máng sóng:
Số liệu sóng, mực nước đưa vào tính toán và trích xuất để so sánh với số liệu
thí nghiệm được thể hiện trong bảng 2.3.
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
19 1 7 13 19 1 7 13 19 1 7 13 19 1 7 13 19 1 7 13 19 1 7 13 19 1 7 13
21/07/2010 22/07/2010 23/07/2010 24/07/2010 25/07/2010 26/07/201027/07/2010
Đ
ộ
c
a
o
s
ó
n
g
H
s
(m
)
Thời gian
Kết quả tính toán kiểm định độ cao sóng
Thực đo
Tính toán
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00
300.00
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
C
h
u
k
ì s
ó
n
g
(
s
)
H
ư
ớ
n
g
s
ó
n
g
(đ
ộ
)
Thời gian
Hướng sóng thực đo Hướng sóng tính toán
Chu kỳ sóng thực đo Chu kỳ sóng tính toán
7
Bảng 2.3. Kết quả thí nghiệm mô hình vật lý được sử dụng để so sánh với kết
quả tính mô hình STWAVE
Thủy lực
File Name Δt
MÔ HÌNH THỰC TẾ
Wave 2 Wave 3 Wave 4 Wave 2 Wave 3 Wave 4
MN Sóng H T H T H T H T H T H T
4,00 C12 MN4,0_C12 20-100 0,12 1,69 0,11 1,72 0,10 1,49 2,48 7,56 2,14 7,68 2,04 6,65
4,00 C10 MN4,0_C10 30-160 0,12 1,49 0,10 1,47 0,09 1,44 2,32 6,66 1,92 6,57 1,81 6,45
4,00 C08 MN4,0_C08 30-120 0,08 1,03 0,08 1,09 0,08 1,16 1,64 4,60 1,60 4,89 1,62 5,17
2,50 C12 MN2,5_C12 20-120 0,10 1,44 0,08 1,32 0,08 1,25 1,94 6,42 1,64 5,88 1,64 5,59
2,50 C10 MN2,5_C10 20-130 0,01 1,40 0,08 1,23 0,09 1,30 0,20 6,26 1,62 5,48 1,74 5,79
2,50 C08 MN2,5_C08 70-145 0,08 0,12 0,07 1,06 0,08 1,03 1,62 0,52 1,48 4,73 1,54 4,58
1,20 C12 MN1,2_C12 85-175 0,10 1,44 0,08 1,32 0,08 1,25 1,90 6,42 1,62 5,88 1,58 5,59
1,20 C10 MN1,2_C10 20-120 0,07 0,91 0,06 1,02 0,05 0,88 1,34 4,07 1,16 4,55 1,06 3,95
1,20 C08 MN1,2_C08 20-155 0,07 1,09 0,06 0,86 0,06 0,93 1,48 4,88 1,16 3,83 1,28 4,15
Hình 2.4. Đồ thị so sánh giá trị chiều cao sóng giữa mô hình toán và mô hình vật lí
tại 3 điểm đo sóng ven bờ trong các trường hợp thí nghiệm và tính toán
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
1.40
M
N
4.0m
W
2
M
N
4.0m
W
3
M
N
4.0m
W
4
M
N
4.0m
W
2
M
N
4.0m
W
3
M
N
4.0m
W
4
M
N
4.0m
W
2
M
N
4.0m
W
3
M
N
4.0m
W
4
M
N
2.5m
W
2
M
N
2.5m
W
3
M
N
2.5m
W
4
M
N
2.5m
W
2
M
N
2.5m
W
3
M
N
2.5m
W
4
M
N
2.5m
W
2
M
N
2.5m
W
3
M
N
2.5m
W
4
M
N
1.86m
W
2
M
N
1.86m
W
3
M
N
1.86m
W
4
M
N
1.86m
W
2
M
N
1.86m
W
3
M
N
1.86m
W
4
M
N
1.86m
W
2
M
N
1.86m
W
3
M
N
1.86m
W
4
C
h
iề
u
c
ao
s
ó
n
g
(
m
)
CÁC TRƯỜNG HỢP THÍ NGHIỆM
MHVL MHT
8
Hình 2.5. So sánh kết quả thí nghiệm và tính toán tại từng đầu đo
Hình 2.6. Tương quan giữa kết quả tính mô hình toán và kết quả thí nghiệm trên mô
hình vật lí
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
0 1 2 3 4 5
C
h
iề
u
c
a
o
s
ó
n
g
(m
)
MHVL
MHT
W 2 W 3 W4
R² = 0.9068
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4
G
iá
tr
ị m
ô
h
ìn
h
t
o
á
n
(
m
)
Giá trị mô hình vật lí (m)
9
2.4. Xem xét ảnh hưởng của các tham số công trình đến diễn biến trường sóng
ven bờ bằng mô hình STWAVE
Điều kiện đầu vào chung cho các trường hợp tính toán khảo sát như sau:
- Điều kiện mực nước và sóng đầu vào tại biên: mực nước lấy bằng +1,86m;
sóng tại biên nước sâu: Hs = 1,90m, Ts = 9,0s. Khi đó độ cao sóng lan truyền đến
khu vực công trình (cách chân đê ngầm khoảng 1/2 lần bước sóng nước sâu) sẽ đạt
giá trị khoảng 1,10m.
- Cao trình đỉnh đê cố định (∆ = +1,40m), đê ngầm được đặt tại vị trí cách bờ
khoảng X = 150m, ở cao trình đáy khoảng -1,0m.
1. Trường hợp bề rộng đỉnh đê ngầm (B) thay đổi:
Cố định chiều dài đê ngầm (L = 200m), các trường hợp thay đổi bề rộng đỉnh
đê ngầm (B) lần lượt là: B = 5m, B = 10m và B = 15m.
Bề rộng B= 5m
Bề rộng B= 10m Bề rộng B= 15m
Thang chiều cao sóng (m)
Hình 2.7. Diễn biến trường sóng tại khu vực công trình ứng với bề rộng (B) đỉnh
thay đổi khác nhau, mực nước +1,86m
2. Trường hợp chiều dài đê ngầm (L) thay đổi:
Cố định bề rộng đỉnh đê ngầm (B = 5m), các trường hợp thay đổi chiều dài đê
ngầm (L) lần lượt là: L = 50m, L = 100m và L = 200m.
10
L = 50m
L = 100m L = 200m
Thang chiều cao sóng (m)
Hình 2.8. Diễn biến trường sóng tại khu vực công trình ứng với chiều dài (L) của đê
ngầm thay đổi khác nhau, mực nước +1,86m
3. Trường hợp độ rộng khe hở giữa các đê ngầm (G) thay đổi:
Cố định bề rộng đỉnh đê ngầm (B = 5m), chiều dài mỗi đê ngầm (L = 200m),
tính với hệ thống mặt bằng bố trí hai đê ngầm. Các trường hợp thay đổi độ rộng khe
(G) giữa hai đê ngầm lần lượt là: G = 25m, G = 50m, G = 80m và G = 150m.
a) G = 25m
b) G = 50m
11
c) G = 80m
d) Bãi có tường G = 150m
Thang chiều cao sóng (m)
Hình 2.9. Diễn biến trường sóng tại khu vực công trình ứng với khe hở giữa các đê
ngầm (G) thay đổi khác nhau, mực nước +1,86m
4. Trường hợp khoảng cách từ đường bờ tới đê ngầm (X) thay đổi:
Cố định bề rộng đỉnh đê ngầm (B = 5m), chiều dài đê lựa chọn (L = 200m),
các trường hợp thay đổi khoảng cách từ đường bờ ban đầu đến đê ngầm (X) lần lượt
là: X = 50m, X = 80, X = 100m và X = 200m. Riêng trường hợp X= 150m đã tính
với chiều dài (L) thay đổi ở trên.
a) X = 50m b) X = 80m
12
c) X = 100m d) X = 200m
Thang chiều cao sóng (m)
Hình 2.10. Diễn biến trường sóng tại khu vực công trình ứng với khoảng cách từ bờ
đến đê ngầm (X) thay đổi khác nhau, mực nước +1,86m
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DIỄN BIẾN BÃI KHI CÓ CÔNG
TRÌNH CHỈNH TRỊ THEO CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẦU VÀO KHÁC NHAU
Hình 3.1. Kết quả tính toán với phương án 1
13
Hình 3.2. Kết quả tính toán với phương án 2
Hình 3.3. Kết quả tính toán với phương án 3
14
Hình 3.4. Kết quả tính toán với phương án 5
Hình 3.5. Kết quả tính toán với phương án 6
15
Hình 3.6. Kết quả tính toán với phương án 7
Hình 3.7. Kết quả tính toán với phương án 8
16
Hình 3.8. Kết quả tính toán với phương án 9
Hình 3.9. Kết quả tính toán với phương án 10
17
Hình 3.10. Kết quả tính toán với phương án 12
Hình 3.11. Kết quả tính toán với phương án 13
18
Hình 3.12. Kết quả tính toán với phương án 14
Hình 3.13. Kết quả tính toán với phương án 15
19
Hình 3.14. Kết quả tính toán với phương án 16
Hình 3.15. Kết quả tính toán với phương án 17
20
Hình 3.16. Kết quả tính toán với phương án 18
Hình 3.17. Kết quả tính toán với phương án 19
21
Hình 3.18. Kết quả tính toán với phương án 20
Hình 3.19. Kết quả tính toán với phương án 22
22
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH
VẬT LÝ CỦA LUẬN ÁN
Hình 4.1. Chuẩn bị máy móc để xây
dựng mặt cắt bãi trên mô hình
Hình 4.2. Quá trình tiến hành tạo mặt
bằng, xây dựng mô hình
Hình 4.3. Lắp đặt các đầu đo sóng trên
mô hình
Hình 4.4. Phương pháp kiểm định ướt
đầu đo sóng
23
Hình 4.5. Điều chỉnh mực nước theo
thước nước đã được gắn cao độ
Hình 4.6. Thí nghiệm với bãi tự nhiên
chưa có công trình
Hình 4.7. Sóng vỡ trước công trình
trường hợp mực nước MN = +1,8m,
sóng tại biên 1,8 m
Hình 4.8. Sóng vượt qua đê phá sóng
trường hợp MN kiệt = +1,2m, mái dốc
đê phá sóng m = 4
Hình 4.9. Kiểm tra, xem xét quá trình thí nghiệm
24
Hình 4.10. Thu thập, phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm
a) Cửa sổ chính phần mềm cài đặt, điều
khiển và tạo sóng (WLWave)
b) Cửa sổ chính của phần mềm thu thập
dữ liệu (Measure)
c) Cửa sổ chính của phần mềm phân tích
dữ liệu (ANASYS)
d) Thể hiện kết quả thí nghiệm
Hình 4.11. Tổng quan quá trình xử lí dữ liệu sóng bằng phần mềm