Biến động sử dụng đất làm tăng nguồn thu nhập của các hộ gia đình, thay
đổi cơ cấu thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào nông nghiệp. Đối với nhóm hộ không
có thu nhập từ lương biến động sử dụng đất đã làm giảm tỷ lệ thu nhập từ nông
nghiệp từ 85,5% xuống còn 14,8% ở xã Đại Thành, từ 82,3% xuống còn 19,0% ở xã
Đông Ngũ. Đối với nhóm hộ có thu nhập từ lương, thu nhập từ nông nghiệp giảm
tương ứng từ 51,1% xuống 9,7% và từ 58,5% còn 17,4% ở xã Đại Thành và Đông
Ngũ. Biến động sử dụng đất làm tăng tỷ lệ thu nhập từ rừng và thu nhập từ phi nông
nghiệp khác. Biến động sử dụng đất tạo việc làm cho 264 hộ dân với 408 lao động
trồng rừng và tạo các công việc phi nông nghiệp cho 222 hộ dân với 310 lao động.
198 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuê đất.
Bảng 3.18. Biến động sử dụng đất của các hộ điều tra
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Đại Thành Đông Ngũ
2000 2010
Tăng +,
giảm -
2000 2010
Tăng +,
giảm -
Lúa 21,9 23,7 1,8 74,1 73,3 -0,8
Cây hàng năm khác 2,3 4,6 2,3 10,2 13,5 3,3
Thủy sản 45,0 10,0 -35,0
Nương rẫy 36,0 6,9 -29,1 54,0 0 -54,0
Đất vườn 2,6 3,4 0,8 16,0 15,8 -0,2
Rừng 233,5 622,0 388,5 207,7 512,2 304,5
Hầu hết (89,9%) các hộ gia đình ở Đông Ngũ đều có đất vườn để trồng các
loại rau hoặc chăn nuôi. Sau 10 năm diện tích đất vườn của các hộ giảm 0,2 ha chủ
yếu là do làm nhà. Còn xã Đại Thành năm 2000 có 64,4% số hộ có đất vườn với
tổng diện tích 2,6 ha. Đến năm 2010 có 81,5% số hộ có đất vườn nên tổng diện tích
đất vườn của các hộ tăng 0,8 ha (bảng 3.18). Nguyên nhân là do có 23 hộ được giao
đất ở với diện tích từ 400-600 m2/hộ, trong đó một phần diện tích để làm nhà còn lại
106
người dân làm vườn nên tổng diện tích đất vườn của các hộ tăng lên.
Đối với đất rừng, vào năm 2000 xã Đại Thành đã có 31,1% số hộ điều tra đã
được giao đất rừng với diện tích 233,5 ha. Đến năm 2010 có 99,3% số hộ được giao
đất rừng với tổng diện tích 622,0 ha tăng 388,5 ha. Ở xã Đông Ngũ, theo số liệu
điều tra, năm 2000 có 52 hộ chiếm 17,5% số hộ đã được giao đất rừng với tổng diện
tích 207,7 ha. Năm 2010 có 130 hộ chiếm 43,8% số hộ điều tra được giao đất rừng,
tổng diện tích đất rừng của các hộ là 512,2 ha tăng 304,5 ha. Nguyên nhân là do ở
xã Đông Ngũ diện tích đất rừng nhiều nhưng đa phần thuộc sự quản lý của lâm
trường Tiên Yên nên số hộ dân được giao đất cũng ít hơn và diện tích được giao
cũng nhỏ hơn so với các hộ dân ở xã Đại Thành.
3.4.1.3. Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập
a. Tác động của biến động sử dụng đất đến nguồn thu nhập
Sự thay đổi sử dụng đất từ đất nương rẫy, cỏ, cây bụi sang đất rừng đã làm
thay đổi nguồn thu nhập của các hộ gia đình.
Năm 2000, nguồn thu nhập chính của các gia đình đều từ nông nghiệp. Từ
trước năm 2000 người dân đã bị cấm khai thác gỗ, củi ở các khu rừng tự nhiên.
Rừng đã được quy hoạch thành rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng trồng sản
xuất thuộc sự quản lý của Hạt kiểm lâm, Ban quản lý dự án rừng, Lâm trường Tiên
Yên hay được giao cho các hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng. Tuy nhiên trong 432
hộ điều tra vẫn có 54 hộ chiếm 12,5% số hộ vẫn khai thác gỗ, củi và các lâm sản
khác từ rừng tự nhiên. Nhưng nguồn thu nhập này không đáng kể.
Hiện nay, do đã được giao đất, giao rừng nên nguồn thu nhập của hộ gia đình
đa dạng hơn, giảm sự phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn thu nhập năm
2010 của các hộ điều tra thể hiện trong phụ lục 6. Tiến hành xử lý số liệu bằng phần
mềm Microsoft Exel tính được thu nhập trung bình của các hộ như trong bảng 3.19.
Nguồn thu nhập từ nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản (xã Đông Ngũ). Thu nhập từ trồng rừng thì chỉ những hộ trồng rừng mới có,
bao gồm các sản phẩm chính như gỗ, nhựa thông, quế, hồi... Thu nhập từ lâm sản
khác như củi, măng, tre, hạt dổi, nấm, bông chít, củ ba kích thì những hộ không có
107
đất rừng vẫn có thể có thu nhập. Thu nhập từ công việc phi nông nghiệp của hộ gia
đình bắt nguồn từ các hoạt động buôn bán, vận chuyển, làm thuê...
Bảng 3.19. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn thu nhập
Đại Thành Đông Ngũ
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
Từ nông nghiệp 7,259 3,201 8,132 3,815
Từ trồng rừng 23,177 12,738 18,520 11,089
Từ Lâm sản khác 0,892 0,88 3,550 0,825
Từ công việc PNN 3,532 0,728 7,285 2,316
Từ Lương và trợ cấp 22,235 14,927 25,000 2,316
Độ lệch chuẩn trong bảng 3.19 phản ảnh sự chênh lệch thu nhập của các hộ
so với giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn càng lớn chứng tỏ có sự chênh lệch càng
lớn về thu nhập giữa các hộ.
Năm 2010 các hộ điều tra ở 2 xã đã có thu nhập từ trồng rừng. Nguồn thu
nhập trung bình từ trồng rừng của các hộ ở xã Đại Thành năm 2010 là 23,177 triệu
đồng, xã Đông Ngũ là 18,520 triệu đồng, trong khi thu nhập tương ứng từ nông
nghiệp là 7,259 và 8,132 triệu đồng (bảng 3.19). Như vậy có thể khẳng định thu
nhập từ trồng rừng trở thành nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình có rừng.
Thu nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình ở xã Đại Thành thấp hơn Đông
Ngũ vì Đại Thành là xã vùng cao, năng suất cây trồng thấp, diện tích đất nông
nghiệp cũng ít hơn so với xã Đông Ngũ. Ngược lại thu nhập từ trồng rừng ở xã Đại
Thành cao hơn vì đa số hộ dân ở Đại Thành có diện tích rừng được giao lớn hơn xã
Đông Ngũ và trồng thông mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài thu nhập từ trồng rừng và nông nghiêp thì các hộ gia đình còn có thêm
thu nhập từ các công việc khác như bóc keo, khai thác gỗ keo, thu hoạch nhựa
thông, trồng rừng... và khai thác các lâm sản ngoài gỗ như măng, nấm, cây ba kích...
Mặc dù thu nhập từ lương tương đối cao nhưng chỉ có 19 hộ có thu nhập từ
lương, có 18 hộ được trợ cấp của nhà nước.
108
Độ lệch chuẩn của thu nhập từ trồng rừng ở Đại Thành là 12,738 triệu đồng
cho thấy có chênh lệch lớn giữa các hộ. Nguyên nhân là do sự khác nhau về diện
tích đất rừng được giao của từng hộ gia đình. Độ lệch chuẩn cho thấy mức độ chênh
lệch của các nguồn thu nhập của các hộ điều tra rất lớn.
Qua đó có thể thấy, việc có thêm đất để trồng rừng và sự thay đổi trong sử
dụng đất từ đất nương rẫy, cây bụi chuyển sang trồng rừng không những làm tăng
thu nhập người dân mà còn đa dạng các nguồn thu nhập, giảm sự phụ thuộc của
người dân vào thu nhập từ nông nghiệp.
Trong 432 hộ điều tra có 350 hộ (81,0%) cho rằng thu nhập của họ tăng lên, 52
hộ (12,0%) cho rằng hầu như không đổi hoặc tăng rất ít, 30 hộ (7%) cho rằng thu nhập
giảm đi. Những hộ cho rằng mức sống của gia đình không có gì thay đổi và giảm đi là
những hộ gặp khó khăn vì thiếu lao động hoặc không có đất để trồng rừng.
Khi được hỏi lý do mà thu nhập của gia đình tăng trong thời gian qua, 70,3%
số hộ cho rằng là do trồng rừng, 70,0% số hộ cho rằng đó là do các công việc như
làm thuê, thu mua nông sản, khai thác thủy sản ven biển. Có 5,1% số hộ cho rằng thu
nhập tăng lên là do trợ cấp của nhà nước và 7,6% số hộ thì không biết lý do tại sao.
Kết quả điều tra lý do tăng thu nhập của các hộ gia đình thể hiện trong bảng 3.20.
Bảng 3.20. Lý do tăng thu nhập của hộ gia đình
Lý do tăng thu nhập
2 xã
(n = 350)
Đại Thành
(n=125)
Đông Ngũ
(n=275)
n
Tỷ lệ
%
n
Tỷ lệ
%
n
Tỷ lệ
%
Trồng rừng 246 70,3 110 88,0 136 49,4
Các công việc phi NN khác 245 70,0 70 56,0 165 60,0
Trợ cấp của nhà nước 18 5,1 13 10,4 5 1,8
Không biết lý do 20 7,6 15 12,0 5 1,8
Theo ý kiến của người dân lý do chủ yếu làm tăng thu nhập của các gia đình
ở 2 xã điều tra là trồng rừng và các công việc phi nông nghiệp. Các công việc phi
nông nghiệp này là do những thay đổi trong sử dụng đất tạo ra.
Năm 2000, trong các hộ điều tra có đến 34 hộ (9,9%) thiếu ăn, trong đó có
109
Từ nông nghiêp Từ trồng rừng Lâm sản khác Công việc PNN
2010 14,8 73,4 2,6 9,1
2000 85,5 8 5,2 1,3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
T
ỷ
l
ệ
%
30 hộ ở xã Đại Thành, 4 hộ ở xã Đông Ngũ. Số tháng thiếu ăn phổ biến là 2 tháng,
đặc biệt có trường hợp đến 4 tháng, chủ yếu vào lúc giáp hạt. Đến năm 2010 chỉ có
13 hộ (3%) vẫn còn thiếu ăn khoảng 1 tháng trong năm. Các hộ này là những hộ dân
tộc Dao ở bản xa trung tâm xã Đại Thành và Đông Ngũ.
Tóm lại, biến động trong sử dụng đất đã tác động tích cực đến cuộc sống của
các hộ trên địa bàn 2 xã điều tra. Biến động sử dụng đất làm tăng thu nhập, giảm sự
phụ thuộc vào nông nghiệp.
b. Tác động của biến động sử dụng đến cơ cấu thu nhập
Những biến động trong sử dụng đất làm thay đổi cơ cấu thu nhập của các hộ
gia đình ở 2 xã điều tra. Trong các hộ điều tra có 35 hộ có thu nhập từ lương và trợ
cấp của nhà nước vì vậy để so sánh ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến cơ
cấu thu nhập, các hộ được tách thành 2 nhóm: Nhóm hộ không có thu nhập từ lương
và trợ cấp (nhóm 1), nhóm hộ có thu nhập từ lương và trợ cấp (nhóm 2).
Hình 3.19 và 3.20 thể hiện sự thay đổi cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 ở 2 xã
Đại Thành và Đông Ngũ.
Hình 3.19. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đại Thành
- Năm 2000 thu nhập từ nông nghiệp chiếm 85,5% trong tổng thu nhập của
các hộ ở xã Đại Thành và 82,3% ở xã Đông Ngũ. Đến năm 2010 nguồn thu nhập từ
nông nghiệp chỉ chiếm 14,8% và 19,0% tổng thu nhập của hộ ở 2 xã. Nguyên nhân
110
là do đến năm 2010 nhiều hộ dân đã có thu nhập từ trồng rừng với giá trị lớn vì vậy
tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp giảm đi.
Hình 3.20. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đông Ngũ
- Số liệu trên hình 3.19 và 3.20 cho thấy, năm 2010 thu nhập từ trồng rừng
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của các hộ điều tra. Nguồn thu nhập từ trồng rừng
(ở xã Đại Thành chủ yếu là từ thông, quế) chiếm 73,4% tổng thu nhập của các hộ gia
đình. Còn ở xã Đông Ngũ nguồn thu nhập từ trồng rừng (chủ yếu là keo) chiếm 51,2%.
- Những năm 2000 rất ít hộ có thu nhập từ các công việc phi nông nghiệp
nhưng đến năm 2010 đã tăng lên đáng kể. Các công việc phi nông nghiệp như bóc
keo thuê, khai thác gỗ, nhựa thông, trồng rừng, làm trong các cơ sở chế biến miến
dong (ở Đại Thành), thu mua nông sản, khai thác hải sản ven biển (Đông Ngũ)
chiếm 9,1% trong tổng thu nhập của hộ ở Đại Thành và 19,8% trong tổng thu nhập
của hộ ở Đông Ngũ.
Đối với nhóm hộ có lương hoặc trợ cấp của Nhà nước, cơ cấu thu nhập có sự
khác biệt lớn đối với những hộ không có lương. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ có
thu nhập từ lương hoặc trợ cấp thể hiện trong bảng 3.21.
Đối với nhóm hộ có thu nhập từ lương hoặc trợ cấp, biến động trong sử dụng
đất làm thay đổi cơ cấu thu nhập như sau:
111
- Năm 2000 trồng rừng hầu như chưa có thu nhập thì tỷ lệ thu nhập từ nông
nghiệp chiếm trên 50% tổng thu nhập của hộ. Thu nhập từ lương chiếm tương ứng
là 43,9%; 37% tổng thu nhập của hộ ở xã Đại Thành và Đông Ngũ
Bảng 3.21. Cơ cấu thu nhập của hộ nhóm 2
Nguồn thu nhập
Xã Đại Thành (%) Xã Đông Ngũ (%)
2000 2010 2000 2010
Từ nông nghiệp 52,1 9,7 58,5 17,4
Từ trồng rừng 4,0 46,8 1,5 40,0
Lương 43,9 37,4 37,0 28,1
Công việc PNN 0,0 6,0 3,0 14,5
- Năm 2010, nguồn thu nhập từ rừng và công việc phi nông nghiệp khác đã
làm thay đổi cơ cấu thu nhập. Tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp giảm còn 9,7% ở Đại
Thành, 17,4% ở Đông Ngũ. Tỷ lệ thu nhập từ trồng rừng tăng từ 4% lên 46,8% ở
Đại Thành và từ 1,5% lên 40,0% ở Đông Ngũ. Tỷ lệ thu nhập từ lương giảm đi và
và các công việc phi nông nghiệp khác tăng lên.
Như vậy biến động trong sử dụng đất làm thay đổi cơ cấu thu nhập của các
hộ ở 2 xã điều tra. Đối với nhóm hộ không có thu nhập từ lương, thu nhập từ nông
nghiệp giảm từ 85,5% xuống còn 14,8% ở xã Đại Thành, từ 82,3% xuống còn
19,0% ở xã Đông Ngũ. Nguồn thu nhập từ trồng rừng tăng lên chiếm 73,4% và
51,2% trong tổng thu nhập tương ứng ở Đại Thành và Đông Ngũ. Thu nhập từ các
công việc phi nông nghiệp khác tăng tương ứng từ 1,3% lên 9,1%; từ 10,2% lên
19,8% trong tổng thu nhập của các hộ ở 2 xã điều tra.
3.4.1.4. Ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến lao động, việc làm
Những thay đổi trong sử dụng đất đã tạo thêm việc làm cho các hộ gia đình
trong khu vực nghiên cứu. Sự thay đổi về việc làm của các gia đình thể hiện trong
bảng 3.22.
Từ năm 2000 đến nay 100% số hộ điều tra đều làm các công việc liên quan
đến trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2000 chỉ có 64 hộ với 110 lao động đã tiến hành
trồng rừng, đến năm 2010 có 264 hộ có đất để trồng rừng tạo việc làm cho 408 lao
động (bảng 3.22).
112
Bảng 3.22. Thay đổi về việc làm giai đoạn 2000-2010
Xã Đại Thành
Công việc
2000 2010
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
Trồng trọt và chăn nuôi 135 100 135 100
Trồng rừng 30 22,2 134 99,3
Khai thác lâm sản ngoài gỗ 26 16,5 11 8,1
PNN 5 3,7 81 60,0
Xã Đông Ngũ
Trồng trọt và chăn nuôi 297 100 297 100
Trồng rừng 34 11,4 130 43,8
Khai thác lâm sản ngoài gỗ 38 12,8 9 3,0
PNN 30 10,1 141 67,0
Năm 2000 ở xã Đại Thành chỉ có 5 hộ làm các công việc phi nông nghiệp
như bán hàng tạp hóa, dịch vụ xay sát và vận chuyển. Còn ở xã Đông Ngũ có 30 hộ
ngoài công việc truyền thống là trồng trọt chăn nuôi, họ còn thu mua nông sản, kinh
doanh, đi biển. Thời điểm này việc đi lại ở Đại Thành và Đông Ngũ vẫn khó khăn
nên việc buôn bán và công việc phi nông nghiệp hầu như không có. Khi đó những
hộ trồng rừng còn ít và chưa phổ biến nên các hộ đều sử dụng lao động trong gia
đình mà không thuê lao động.
Khi tiến hành trồng rừng ngoài 264 hộ có đất rừng có việc làm cũng đồng
thời tạo việc làm thêm cho các gia đình khác. Các công việc mà người dân có thể
làm thêm như bóc keo, phát cỏ keo, trồng cây, làm vườn ươm, khai thác gỗ keo,
nhựa thông và làm trong cơ sở chế biến miến dong.
Trước đây, rừng ngập mặn bị phá dẫn tới nguồn thủy sản tự nhiên giảm
mạnh. Hiện nay, theo đánh giá của người dân, sự phục hồi rừng ngập mặn đã làm
tăng các loài thủy sản nhuyễn thể. Vì vậy người dân ở các thôn ven biển của xã
Đông Ngũ quay trở lại nghề phụ trước đây là “đi bãi” để khai thác các loại thủy sản
như ngao, sò, ốc, sá sùng... Do đó đến năm 2010, tổng số hộ có lao động thực hiện
các công việc phi nông nghiệp ở Đại Thành là 81 hộ và Đông Ngũ là 141 hộ.
113
Những năm 2000, ngoài công việc chăn nuôi và trồng trọt thì một số người
dân ở 2 xã điều tra “đi rừng” để kiếm thêm thu nhập. Có 26 hộ gia đình ở xã Đại
Thành và 38 hộ ở xã Đông Ngũ khai thác củi ở rừng tự nhiên, thu hái các lâm sản
ngoài gỗ như măng, hạt dổi, ba kích, bông chít... Đến năm 2010, trong các hộ điều
tra có 20 hộ vẫn thực hiện việc thu hái các lâm sản ngoài gỗ mà chủ yếu là măng.
Nguyên nhân là do hiện nay rừng tự nhiên ở gần khu vực dân cư đã được chuyển
đổi thành rừng sản xuất nên người dân không được khai thác gỗ, củi. Các lâm sản
ngoài gỗ ngày càng ít, họ cũng phải đi xa và vất vả hơn. Thêm vào đó, người dân có
các công việc khác mang lại thu nhập cao hơn nên họ cũng dần từ bỏ việc “đi rừng”.
Một số hộ vẫn có người vào rừng để khai thác lâm sản một là do sở thích và hai là
do quá khó khăn về kinh tế.
Như vậy, rõ ràng việc chuyển đổi từ canh tác nương rẫy sang trồng rừng
không chỉ tạo việc làm cho những hộ gia đình có rừng mà còn tạo việc làm như khai
thác nhựa thông, gỗ keo, bóc keo thuê, trồng cây, phát cỏ... cho nhiều lao động.
3.4.2. Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng bảo
vệ của lớp phủ đối với xói mòn
Trong vòng 10 năm biến động sử dụng đất của huyện Tiên Yên diễn ra theo
chiều hướng tích cực, giảm diện tích đất cỏ, cây bụi nương rẫy, tăng diện tích đất
rừng đã làm thay đổi độ che phủ rừng, độ tàn che, ảnh hưởng đến xói mòn đất và hệ
sinh thái động thực vật.
Sự thay đổi độ che phủ rừng giai đoạn 2000- 2010 thể hiện trên hình 3.21.
Từ năm 2000 đến năm 2010 độ che phủ rừng của huyện Tiên Yên đã tăng từ 36,5%
lên 48,9% (Hạt Kiểm lâm Tiên Yên, 2011). Điều này chứng tỏ những thay đổi trong
sử dụng đất đã làm tăng độ che phủ rừng.
Sự tăng lên của lớp phủ cũng làm thay đổi độ tàn che làm giảm nguy cơ xói
mòn và sạt lở đất. Trong mô hình tính toán xói mòn RUSLE, hệ số lớp phủ đất C
thể hiện mối tương quan giữa sự thay đổi thảm thực vật đến xói mòn đất. Hệ số C
cũng dễ dàng bị thay đổi bởi con người do những hoạt động trong sử dụng đất nông
nghiệp, đất rừng.
114
Hình 3.21. Độ che phủ rừng huyện Tiên Yên
Để đánh giá ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến khả năng bảo vệ của
lớp phủ đối với xói mòn chúng tôi sử dụng hệ số C. Từ ảnh vệ tinh năm 2000 và
2010 sử dụng phần mềm ArcGIS.10 để tính chỉ số khác biệt thực vật NDVI, từ đó
tính hệ số C năm 2000 và 2010. Tiến hành phân lớp hệ số C và thống kê diện tích,
kết quả được trình bày trong bảng 3.23.
Bảng 3.23. Giá trị hệ số C năm 2000 và 2010
TT
Hệ số C
Đánh giá
2000 2010
Diện tích (ha) Diện tích (ha)
1 0 – 0,25 Bảo vệ cao 22.147,19 30.589,03
2 0,25 - 0,5 Bảo vệ khá 14.292,03 16.505,68
3 0,5 – 0,75 Bảo vệ kém 15.601,22 5.689,67
4 0,75 – 1,0 Không có bảo vệ 2.509,29 3.549,01
Diện tích không
tích hệ số C
10.240,00 8.456,34
Tổng diện tích TN 64.789,73 64.789,73
%%
36,5
39,6
48,9
00
10
20
30
40
50
60
2000 2005 2010
115
Bảo vệ cao Bảo vệ khá Bảo vệ kém Không có bảo vệ
2000 40,6 26,2 28,6 4,6
2010 54,3 29,3 10,1 6,3
0
10
20
30
40
50
60
T
ỷ
l
ệ
%
Kết quả tính toán hệ số C cho thấy, năm 2010 diện tích đất có hệ số C ở mức
bảo vệ cao và khá tăng so với năm 2000. Diện tích đất có sự bảo vệ kém của lớp
phủ trước xói mòn giảm 9.911,55 ha, từ 15.601,22 ha xuống còn 5.689,67 ha. Điều
đó chứng tỏ sau 10 năm diện tích lớp phủ của huyện Tiên Yên tăng mạnh, làm giảm
diện tích đất dễ bị xói mòn do không có thực vật che phủ.
So sánh hệ số C năm 2000 và 2010, kết quả thể hiện trên hình 3.22.
Hình 3.22. Biểu đồ hệ số ảnh hƣởng của lớp phủ đến xói mòn
Tỷ lệ diện tích đất có sự bảo vệ cao của lớp phủ tăng 13,7% sau 10 năm.
Năm 2000 diện tích đất có sự bảo vệ cao của lớp phủ là 22.147,19 ha đến năm 2010
tăng lên 30.589,68 ha. Ngược lại, diện tích đất có sự bảo vệ kém của lớp phủ giảm
từ 15.601,22 ha xuống còn 5.689 ha. Nguyên nhân là do từ năm 2000 đến năm
2010, diện tích đất rừng của Tiên Yên tăng lên.
Kết quả tính toán trên phù hợp với thực tế vì đến năm 2010 rừng tự nhiên
được bảo vệ không bị chặt phá. Thêm vào đó sau vài năm trồng rừng thì hiện nay
các khu rừng trồng của các hộ gia đình đã khép tán, lớp thảm thực vật trên mặt đất
dày hơn làm tăng khả năng bảo vệ đất chống xói mòn.
Diện tích không có sự bảo vệ của lớp phủ tăng 1039,72 ha. Nguyên nhân là
116
do từ năm 2000 đến năm 2010 diện tích đất trống và đất xây dựng của huyện đều
tăng. Đồng thời, ảnh vệ tinh được chụp vào mùa khô nên đất trồng lúa 1 vụ bị bỏ
trống vì vậy làm cho diện tích đất không có thực vật che phủ tăng 1,7%.
Những thay đổi trong sử dụng đất làm tăng độ che phủ rừng cũng ảnh hưởng
tới sự đa dạng của các loài động thực vật. Trước đây, rừng ngập mặn Tiên Yên bị
chặt phá để làm đầm nuôi trồng thủy sản, vì thế những loài thủy sản tự nhiên như
tôm, cua, ốc, sá sùng, vạng, sò... bị cạn kiệt và di cư hầu hết. Thời gian gần đây
người dân và các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên đều có chung một
nhận định là các loài thủy sản đã tăng lên rất nhiều, giúp cho các hộ dân sống ở các
xã ven biển có thêm việc làm, tăng nguồn thức ăn và tăng thu nhập.
3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên
3.5.1. Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Căn cứ vào kết quả đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên giai
đoạn 2000 - 2010.
- Căn cứ mối tương quan giữa biến động sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên,
xã hội đã xác định được từ mô hình hồi quy logistic đa biến.
- Căn cứ vào tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của
các hộ gia đình và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Yên.
Để biến động sử dụng đất luôn theo chiều hướng tích cực góp phần quản lý
sử dụng đất hợp lý, chúng tôi đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể sau đây.
3.5.2. Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh
3.5.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách
Những kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy từ năm 2000 đến 2010, biến động
sử dụng đất của huyện Tiên Yên rất lớn, vẫn có những diện tích rừng bị chuyển
thành đất nương rẫy, cây bụi. Một trong các nguyên nhân là do chính sách giao đất
giao rừng ở thời điểm đó chưa được triển khai toàn diện, chương trình định canh
117
định cư hỗ trợ người dân làm nhà nhưng chưa hỗ trợ đất sản xuất. Các dân tộc Kinh,
Tày, Dao có ảnh hưởng mạnh đến biến động sử dụng đất. Ở khu vực người Dao
sinh sống diện tích đất rừng giảm là do tập quán du canh du cư, canh tác nương rẫy.
Vì vậy để khắc phục những vấn đề này những giải pháp về chính sách mà đề tài đề
xuất là:
- Cần thực hiện đồng bộ các chính sách định canh, định cư, giao đất nông,
lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng, sản xuất nông nghiệp...
- Khi thực hiện các chính sách phải tính đến đặc điểm của từng khu vực phù
hợp với điều kiện và phong tục tập quán của người dân. Đối với người Dao nên
thực hiện định cư tại chỗ hoặc dành quỹ đất nơi thích hợp để người dân có thể canh
tác mà không ảnh hưởng đến rừng.
- Cần có những quy định rõ ràng về quyền hưởng lợi đối với khu vực rừng
phòng hộ được giao cho hộ gia đình hoặc cộng đồng quản lý, quy định cụ thể những
loại lâm sản ngoài gỗ mà người dân có thể khai thác để cải thiện cuộc sống, nâng
cao thu nhập.
- Cần có chính sách kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng đất của các hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức sau khi được giao đất, giao rừng.
3.5.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
a. Giải pháp về quy hoạch
Biến động sử dụng đất có tương quan chặt chẽ với độ cao và độ dốc. Với những
khu vực có độ dốc và độ cao càng lớn biến động sử dụng đất ít xảy ra, thêm vào đó đây
là khu vực đầu nguồn xung yếu nên việc trồng rừng và sau đó khai thác rừng trồng
sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Việc chuyển đổi đất rừng ngập mặn thành đất nuôi
trồng thuỷ sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Do vậy để quản lý sử dụng đất hợp lý, quy hoạch sử dụng đất ở Tiên Yên
phải chú ý các vấn đề như sau:
- Cần phải lồng ghép mô hình số độ cao với bản đồ quy hoạch sử dụng đất
để thể hiện phương án quy hoạch, từ đó xác định được vị trí quy hoạch hợp lý tránh
quy hoạch đất rừng sản xuất ở các khu vực có độ dốc lớn, khu vực đầu nguồn.
118
- Huyện Tiên Yên có diện tích rộng, địa hình đa dạng vì vậy cần sử dụng
ảnh vệ tinh để đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trước khi lập các
phương án quy hoạch chuyển đổi các loại đất.
- Đối với khu vực đồi núi ở Tiên Yên những khu vực có độ cao và độ dốc lớn
sử dụng đất ít biến động, khó khăn trong trồng và chăm sóc rừng thì quy hoạch
thành rừng phòng hộ bảo vệ để rừng phục hồi tự nhiên. Các khu vực có độ dốc dưới
250 quy hoạch thành rừng sản xuất và giao cho người dân quản lý.
- Đối với khu vực đồng bằng ven biển: Ưu tiên quy hoạch đất trồng rừng và
phục hồi rừng ngập mặn. Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản tại những địa
điểm thích hợp như có đê chắn sóng và không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.
b. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Mô hình hồi quy logistic xác định được các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh
hưởng đến biến động sử dụng đất ở khu vực Tiên Yên là khoảng cách đến sông,
khoảng cách đến suối và khoảng cách đến đường giao thông.
Đường giao thông là yếu tố quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá và tạo
việc làm cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, nó cũng đem lại cơ hội thu hút
các dự án phát triển. Cơ sở hạ tầng thủy lợi là yếu tố quan trọng trong sử dụng đất,
làm tăng hệ số sử dụng đất. Nhiều khu vực ở Tiên Yên mới chỉ trồng được một vụ
lúa do thiếu nước. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ rất ít, thu nhập từ nông
nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ.
Đối với khu vực trung du đồi thấp và vùng núi cao để quản lý sử dụng đất
hiệu quả, tránh tình trạng tái phá rừng làm nương thì biện pháp đề ra là:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường giao thông
từ quốc lộ vào trung tâm xã và đường vào các thôn bản đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế xã hội và hạn chế biến động rừng theo hướng bất lợi.
- Tăng cường hệ thống thủy lợi để chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ sang 2 vụ,
tăng hệ số sử dụng đất.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tại các thôn bản có điều kiện
khó khăn ở xã như Hà Lâu, Đại Thành, Đại Dực, Điền Xá...
119
Đối với vùng đồng bằng ven biển:
- Nâng cấp và bảo vệ đê chắn sóng để bảo vệ diện tích đất nuôi trồng thủy
sản và đất sản xuất nông nghiệp.
- Cải tạo những khu vực đất bị nhiễm mặn để đưa vào sử dụng.
3.5.2.3. Các giải pháp khác
- Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất ở những khu vực cách
xa đường giao thông.
- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật trồng
trọt cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
- Tuyên truyền đến người dân các chính sách pháp luật đối với sử dụng và
bảo vệ đất để giảm thiểu chuyển đổi đất không đúng mục đích.
- Chú trọng phát triển các lâm sản ngoài gỗ bản địa có giá trị kinh tế để nâng
cao thu nhập cho người dân góp phần bảo vệ diện tích đất rừng.
120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích
tự nhiên là 64.789,74 ha. Tính đến 31/12/2010 dân số của huyện là 45.163 người
với 49,8% là người dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu... Giai đoạn
2006 - 2010 giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng từ 170,2 tỷ đồng lên 424,4 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12% năm. Với địa hình đa dạng, hệ
sinh thái rừng biển phong phú, khí hậu nhiệt đới ẩm Tiên Yên có tiềm năng phát
triển nông, lâm nghiệp rất lớn.
2) Bằng công nghệ viễn thám và phân tích không gian trong GIS đã thành lập
bản đồ biến động sử dụng đất và xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn
2000-2005, 2005-2010 huyện Tiên Yên:
Giai đoạn 2000 – 2005, có 6.237,73 ha đất nương rẫy, cây bụi, cỏ... chuyển
sang đất rừng, có 3.863,39 ha đất rừng chuyển sang các loại đất khác. Đất rừng
ngập mặn tăng 625,27 ha, đất trồng lúa giảm 354,12 ha.
Giai đoạn 2005 – 2010, có 3.671,50 ha đất nương rẫy, cây bụi, cỏ chuyển
sang đất rừng, có 2.128,93 ha đất rừng chuyển thành cỏ, nương rẫy, cây bụi. Diện
tích rừng ngập mặn tăng 1.095,30 ha.
3) Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến bằng phần mềm SPSS.20 xác
định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất:
Giai đoạn 2000 - 2005, yếu tố ảnh hưởng mạnh đến biến động sử dụng đất là
độ cao, khoảng cách tới sông, suối, khoảng cách đến đường giao thông phụ và dân
tộc, yếu tố độ dốc ảnh hưởng yếu đến biến biến động. Phương trình hồi quy thể hiện
ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên xã hội đến biến động sử dụng đất là:
log (p1/p0) = 0,223 - 0,032. DODOC - 0,896.DANTOC(1) -
0,348.DANTOC(2) +1,057.DANTOC(3) - 0,742.DANTOC(4) + 0,35DOCAO
+0,266.KCGTPHU - 0,128.KCSUOI - 0,136.KCSUOI.
121
Giai đoạn 2005 - 2010, dân tộc Kinh, Dao và chính sách có ảnh hưởng mạnh
đến biến động sử dụng đất; độ cao, độ dốc có ảnh hưởng yếu đến biến động sử dụng
đất. Phương trình hồi quy thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến
động sử dụng đất là:
log (p1/p0) = -1,235 + 0,014. DODOC - 0,101.DOCAO -0,119.KCGTCHINH
+ 0,090.DANTOC(1) +0,501.DANTOC(3) +0,331.DANTOC4 +0,524.CS.
4) Biến động sử dụng đất làm tăng nguồn thu nhập của các hộ gia đình, thay
đổi cơ cấu thu nhập, giảm sự phụ thuộc vào nông nghiệp. Đối với nhóm hộ không
có thu nhập từ lương biến động sử dụng đất đã làm giảm tỷ lệ thu nhập từ nông
nghiệp từ 85,5% xuống còn 14,8% ở xã Đại Thành, từ 82,3% xuống còn 19,0% ở xã
Đông Ngũ. Đối với nhóm hộ có thu nhập từ lương, thu nhập từ nông nghiệp giảm
tương ứng từ 51,1% xuống 9,7% và từ 58,5% còn 17,4% ở xã Đại Thành và Đông
Ngũ. Biến động sử dụng đất làm tăng tỷ lệ thu nhập từ rừng và thu nhập từ phi nông
nghiệp khác. Biến động sử dụng đất tạo việc làm cho 264 hộ dân với 408 lao động
trồng rừng và tạo các công việc phi nông nghiệp cho 222 hộ dân với 310 lao động.
Biến động trong sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 đã làm tăng độ che phủ
rừng từ 36,5% lên 48,9%, góp phần tăng khả năng bảo vệ của lớp phủ thực vật đối
với xói mòn.
5) Để nâng cao hiệu quản lý sử dụng đất đã đề xuất 3 nhóm giải pháp: Giải
pháp về chính sách, giải pháp về kỹ thuật và các giải pháp khác.
2. Kiến nghị
1) Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất ở
những khu vực có điều kiện địa lý tương tự để khẳng định tính chính xác của mô hình.
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất của huyện Tiên Yên cần
được tham khảo để xây dựng định hướng quản lý sử dụng đất, quy hoạch các loại
rừng và thực thi các chính sách liên quan.
122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Vọng Thành và Nguyễn Khắc Thời (2014). Đánh
giá biến động sử dụng đất/lớp phủ huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2000 - 2010, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(1): 43-51.
2. Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Khắc Thời (2014). Ứng dụng phân tích hồi
quy không gian nghiên cứu mối tương quan giữa biến động sử dụng đất với
các yếu tố tự nhiên và xã hội - Trường hợp nghiên cứu tại huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Đất, 43:146-154
123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ngô Thế Ân (2011). Mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất bằng
mô hình tác tố (AGENT-BASE), Hội thảo Khoa hoc: Quản lý tổng hợp tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, 10-2011, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
2. Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử (2012). Thoái hóa đất, khô hạn sa mạc hóa và sử dụng
đất bền vững, Trong sách: Quản lý bền vững đất nông nghiệp - Hạn chế thoái
hóa và phòng chống sa mạc hóa, NXB Nông nghiệp, tr. 41-52.
3. Nguyễn Đình Bồng (1995). Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống,
đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp, Luận án
PTS, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội, 127 tr.
4. Nguyễn Đình Bồng (2011). Quản lý đất đai Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 –
2010, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường vì sự phát triển bền vững, 10-2011, Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, tr.1-11.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Quyết định số 3322/QĐ – BNN –
TCLN ngày 28/7/2014 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15/5/2014
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng sử dụng đất toàn quốc
năm 2013.
8. Castella, J.C. và Đặng Đình Quang (2002). Đổi mới ở vùng miền núi, Chuyển đổi sử dụng
đất và chiến lược sản xuất của nông dân tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
9. Vũ Kim Chi (2009). Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến
biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, Thuận Châu, Sơn La, Báo cáo khoa
học, mã số QT - 08 - 37.
10. Chi cục Thống kê huyện Tiên Yên (2012). Niên giám thống kê huyện Tiên Yên năm 2011.
11. Trần Văn Chính, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Hữu Thành
và Nguyễn Xuân Thành (2006). Giáo trình Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp.
12. Phạm Văn Cự, Chu Xuân Huy và Nguyễn Thị Thuý Hằng (2006). Sử dụng tư liệu viễn
thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và
quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, 22 (4AP): 36-45.
13. Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013). Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề
xuất giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên, Tuyển tập báo
cáo khoa học hội thảo quốc gia về Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh,
Hà Nội 11/2013, tr. 118-132.
14. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu và Đặng Văn Minh (2003). Đất đồi núi Việt Nam,
NXB Nông nghiệp.
124
15. Lê Thị Giang (2012). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, 133tr.
16. Hạt Kiểm lâm Tiên Yên (2011). Báo cáo Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
huyện Tiên Yên năm 2010.
17. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Quang Bộ và Bùi Quang Xuân (2001). Kết quả nghiên cứu cải
tạo, sử dụng và bảo vệ đất dốc trong sản xuất nông lâm nghiệp, Trong sách: Khoa
học Công nghệ Bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp.
18. Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất và
mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội bằng phương pháp thống kê không gian, Hội thảo Ứng dụng
GIS toàn quốc 10-2013, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
19. Nguyễn Mạnh Hùng (2010). Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam, NXB Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ.
20. ICARGC (2013). Nghiên cứu biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh
tế - xã hội và của biến đổi khí hậu toàn cầu – Nghiên cứu trường hợp tại đồng bằng
sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học
nghị định thư.
21. Lê Văn Khoa (2000). Đất và Môi trường, NXB Giáo dục.
22. Ngân hàng thế giới (2008). Tài liệu tham khảo Quản lý bền vững đất đai, NXB Ngân
hàng thế giới, Washington DC.
23. Phòng TNMT huyện Tiên Yên (2011). Báo cáo Kiểm kê đất đai huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh năm 2010.
24. Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Yên (2001). Báo cáo số liệu nông, lâm nghiệp, thủy
sản huyện Tiên Yên năm 2000.
25. Nguyễn Ngọc Rạng (2012). Thiết kế nghiên cứu và thống kê y học, NXB Y học.
26. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999). Đất đồi núi Việt Nam - Thoái hóa và Phục hồi,
NXB Nông nghiệp.
27. Trần Kông Tấu (2009). Tài nguyên Đất, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Khắc Thời, Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Vọng Thành (2010). Nghiên cứu sử
dụng tư liệu ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp khu
vực Gia Lâm - Long Biên giai đoạn 1999 - 2005, Tạp chí Khoa học đất, 33: 42-49.
29. Đào Châu Thu và Lê Quốc Doanh (2012). Đất dốc vùng đồi núi Việt Nam - Tiềm
năng và thách thức, Trong sách: Quản lý bền vững đất nông nghiệp - Hạn chế
thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, NXB Nông nghiệp.
30. Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp.
31. Đào Châu Thu và Lê Thị Giang (2003). Tìm hiểu sự thay đổi sử dụng đất nông lâm
nghiệp tại huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La qua việc sử dụng kỹ thuật giải đoán ảnh
viễn thám, Tạp chí Khoa học đất, 17: 169 - 174.
125
32. Nguyễn Dũng Tiến (2009). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quy hoạch sử dụng đất đai ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, Báo cáo tổng
kết khoa học và kỹ thuật, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
33. Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám Thống kê 2013, NXB Thống kê.
34. Nguyễn Văn Toàn (2010). Tài nguyên Đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đất, 33: 1-5.
35. Nguyễn Văn Toàn (2007). Đất gò đồi Đông Bắc - Hiện trạng và định hướng sử dụng
bền vững, NXB Khoa học Kỹ thuật.
36. Trạm Khí tượng Thủy văn Tiên Yên (2011). Số liệu khí tượng huyện Tiên Yên năm 2010.
37. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tập 2, NXB Hồng Đức.
38. Vũ Anh Tuân (2004). Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng
của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám
và hệ thông tin địa lý, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Địa lý học, Trường Đại học
Khoa học tự nhiên.
39. Hà Đình Tuấn, Husson, O. và Lê Quốc Doanh (2001). Nghiên cứu các yếu tố hạn chế
năng suất cây trồng trên đất dốc và biện pháp khắc phục - Bảo vệ và sử dụng đất
dốc bền vững, NXB Nông nghiệp.
40. Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh (2007). Nghiên cứu áp dụng các biện pháp che phủ
đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao, Báo cáo đề tài nghiên cứu
khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
41. UBND huyện Tiên Yên (2012). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến 2030 huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
42. UBND huyện Tiên Yên (2013a). Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 –
2020, kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
43. UBND huyện Tiên Yên (2013b). Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
44. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011). Quyết định 3907/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết
quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2010.
45. UBND xã Đại Thành (2013). Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Trung
ương 7 về nông nghiệp, nông thôn (2008 - 2013) xã Đại Thành, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
46. UBND xã Đông Ngũ (2013). Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Trung
ương 7 về nông nghiệp, nông thôn (2008 - 2013) xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh.
47. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2005). Báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh
Quảng Ninh.
48. Trần Đức Viên và Phạm Chí Thành (1996). Nông nghiệp trên đất dốc - Thách thức và
tiềm năng, NXB Nông nghiệp.
49. Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh (2011). Quản lý và sử dụng đất dốc bền vững
ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
126
50. Trần Quốc Vinh (2012). Nghiên cứu sử dụng viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa
lý (GIS) để đánh giá xói mòn đất huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sỹ,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 131tr.
51. Nhữ Thị Xuân, Đinh Thị Bảo Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2004). Đánh giá biến
động sử dụng đất huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 1994 – 2003 trên
cơ sở phương pháp viễn thám kết hợp với GIS, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, XX, 4AP: 109-118.
2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
52. Andersen, L.E. (1996). The causes of deforestation in the Brazilian Amazon, J.
Environment. Dev, 5: 309-328.
53. Anderson, J.R., Hardy, E.F., Roach, J.T. and Witmer, R.E. (2001). Land Use And
Land Cover Classification System For Use With Remote Sensor Data, United
States Government Printing Office, Washington.
54. Bello, I.K. and Arowosegbe, O.S. (2014). Factors Affecting Land-Use Change on
Property Values in Nigeria, Journal of Research in Economics and International
Finance, Vol. 3(4): 79 – 82.
55. Cavinaw, M. (2007). USGS Anderson Land Classification Scheme, Geography.
56. Chawla, S. (2012). Land use change in India and Impacts on Enviroment, J.
Enviroment, Vol 1, Issue 1: 14-20.
57. Clarke, K.C., Hoppen, S. and Gaydos, L. (1997). A self-modifying cellular
automaton model of historical urbanization in the San Francisco Bay area,
Environ. Plann, B 24: 247–261.
58. Congalton, R.G. (1991). A review of Assessing the Accuracy of Classifications of
Remotely Sensed Data, Remote Sensing of Environment, 37: 35-46.
59. Crews, K.A. and Meyer, T. (2004). Agricultural landscape change and stability in
northeast Thailand: Historical patch-level analysis, Agriculture, Ecosystems &
Environment, 101:155–169.
60. DeJong, S.M. (1994). Application of Reflective Remote Sensing for Land
Degradation Studies in Mediterranean Environment, Physical Geography,
Utrech University.
61. Dixon, J., Gulliver, A. and Gibbon, D. (2001). Farming Systems and Poverty:
Improving Farmers Livelihoods in Changing World, FAO and World Bank, Rome,
Italy.
62. Eswaran, H., Beinroth, F. and Reich, P. (1999). Global Land Resources & Population
Supporting Capacity, J. Alternative Agric, 14: 129-136.
63. FAO (1995a). Agriculture towards the year 2010, Food and Agriculture Organization
of the United Nations, Rome, Italy.
64. FAO (1995b). Planning for sustainable use of land resources: Towards a new
approach, Publications Division, Food and Agriculture Organization of the United
Nations, Rome, Italy.
127
65. FAO (1999). Land use classification for Agri - Enviromental statistics/indicators,
Rome, Itatly.
66. FAO (2007). Fao statistics, Food and Agriculture Organization of the United Nation,
Rome, Italy.
67. Gujarati, D.N and Porter, D.C. (2008). Basic Econometrics, Fifth Edition, Publisher
McGraw-Hill Higher Education.
68. Hassideh, A. and Bill, R. (2008). Land cover changes in the region of Rostock – Can
remote sensing and GIS help to verify and consolidate offical Census data, The
International Archives of the Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial
Information Sciences. Vol. XXXVII. Part B8: 27-34.
69. Holmgren, P. (2006). Global land use are change matrix input to the Fourth Global
Enviromental outlook, The Forest Resources Assessment Programme, FAO, Italy.
70. IGBP (1997). LUCC data requirements workshop – Survey of needs, gaps and
priorites on data for land usse/land cover change research, 11-14 November 1997,
Spain.
71. Irwin, E. and Geoghegan, J. (2001). Theory, data, methods: developing spatially
explicit economic models of land use change, Agriculture, Ecosystems and
Environment, 85:7–23.
72. Jensen, J.R. (1995). Introductory Digital Image Processing - A remote sensing
perspective, Prentice Hall, New Jersey.
73. Kaimowitz, D. and Angelsen, A. (1998). Economic models of tropical deforestation:
A review CIFOR, Indonexia.
74. LaGro, J.A. and DeGloria, S.D. (1992). Land use dynamics within an urbanizing non-
metropolitan county in New York state (USA), Landscape Ecol, 7: 275-289.
75. Lambin, E., Turner, B., Geist, H., Agbola, S., Angelsen, A., Bruce, J. and others
(2001). The causes of land-use and land-cover change: moving beyond the myths,
Global Environmental Change, 11: 261–269.
76. Laney, R. (2004). A process-led approach to modelling land change in agricultural
landscapes: A case study from Madagascar, Agriculture, Ecosystems &
Environment, 101: 135-153.
77. Mas, J.F. (1999). Monitoring land-cover changes: a comparison of change detection
techniques, Journal of Remote sensing, 20(1): 139-152.
78. Mertens, B. and Lambin, E. (1997). Spatial modelling of deforestation in Southern
Cameroon, Applied Geography, 17: 143-162.
79. Meyer, W.B. and Turner, B.L. (1994). Changes in land use and land cover: A Global
Perspective, Cambridge University Press, Cambridge.
80. Mohanty, S. (2007). Population Growth and Change in land use in India, IIPS
Mumbai, ENVIS Center, Vol 4.
81. Muller, D. (2003). Land-use change in the Central Highlands of Vietnam, Institute of
Rural Development Georg-August-University of GottingenGermany.
128
82. Muller, D. (2004). From Agriculture expansion to intensification: Rural development
and determinants of land use change in the Central Highlands of Vietnam,
Deutsche Gesellschaft fur Press, Eschborn.
83. Muller, D. and Munroe, D. (2007). Issues in spatially explicit statistical land use/cover
change (LUCC) models: Examples from western Honduras and the Central
Highlands of Vietnam, Land use Policy, 24: 521-530.
84. Nguyen, T.T.H. (2008). Driving forces of forest fover dynamics in the Ca River Basin
in Vietnam, Journal of Science and Development, 2008: 31-43.
85. Pan, D., Domon, G., Blis, S. and Bouchard, A. (1999). Temporal (1958-1993) and
spatial patterns of land use changes in Haut-Saint- Laurent (Quebec, Canada) and
their relation to landscape physical attributes, Landscape Ecology, 14: 35–52.
86. Qasim, M., Hubacekb, K., Termansen, M. and Khan, A. (2011). Spatial and temporal
dynamics of land use pattern in District Swat, Hindu Kush Himalayan region of
Pakistan, Applied Geography, 31 (2011): 820-828.
87. Qasim, M., Hubacekb, K. and Termansen, M. (2013). Underlying and proximate
driving causes of land use change in district Swat, Pakistan, Land Use
Policy, 34 (2013): 146 – 157.
88. Ravindranath, N.H. and Hall, D.O. (1994). Indian forest conservation and tropical
deforestation, Ambio, 23 (8): 521-523.
89. Rindfuss, W., Turner, B., Fox, J. and Mishra, V. (2004). Developing a science of
land change: challenges and methodological issues, Proceedings of the National
Academy of Sciences, 101: 13976–13981.
90. Rogan, J., Miller, J., Stow, D., Franklin, J., Levien, L. and Fischer, C. (2003). Land
cover change monitoring with classification trees using Landsat TM and ancillary
data, Photogrammetric Engineering and Remote Sensing, 69: 793-804.
91. Serneels, S. and Lambin, E. (2001). Proximate causes of land-use change in Narok
District, Kenya: A spatial statistical model, Agriculture, Ecosystems &
Environment, 85: 65-81.
92. Singh, A. (1989). Review Article: Digital change detection techniques using remotely
- sensor data, INT. J. Remote Sensing, 10: 989-1003.
93. Sherbinin, A. (2002). A CIESIN Thematic Guide to land use and land use cover
change, Center for International Earth Science Information Network, Columbia
University Palisades, NY, USA
94. Sokal, R.R. (1974). Classification: purposes, principles, progress, prospects, Science,
185 (4157): 1115-1123.
95. Suzanchi, K. and Kaur, R. (2011). Land use land cover change in National Capital
Region of India a remote sensing and GIS based two decadal spatial temporal
analyses, Procedia Social and Behavioral Sciences, 21: 212-221.
96. Terry, G. (1988). Principles of Management, Homewood III, Irwin.
97. Turner, B.L. and Lambin, E. (2001). The causes of land-use and land-cover change:
moving beyond the myths, Global Environmental Change, 11: 261–269.
129
98. Uexkull, H.R. and Bosshart, R.B. (1989). Management of Acid Uplands Soil in Asia,
ACIAR, Canbera, Australia.
99. Valbuena, D., Verburg, P.H., Bregt, A.K. and Ligtenberg, A. (2010). An agent –
based approach to model land use change at a regional scale, J. Landscape Ecol,
25:185 – 199.
100. Vancutsem, D. (2008). Land Use Management for Sustainable European Cities
(LUMASEC), Universities of Karlsruhe and Ljubljana, CERTU Lyon.
101. Veldkamp, A. and Fresco, L.O. (1996a). CLUE-CR: an integrated multi-scale model to
simulate land use change scenarios inCosta Rica, Ecological Modelling. J, 91: 231-
248.
102. Veldkamp, A. and Fresco, L.O. (1996b). CLUE: a conceptual model to study the
Conversion of Land Use and its Effects, Ecological Modelling. J, 85:253-270.
103. Verburg, P. and Veldkamp, A. (2001). The role of spatially explicit models in land-
use change research: a case study for cropping patterns in China, Agriculture,
Ecosystems and Environment, 85: 177-190.
104. Viglizzo, E.F., Roberto, Z.E., Filippin, M.C. and Pordomingo, A.J. (1995). Climate
variability and agroecological change in the Central Pampas of Argentina,
Agriculture, Ecosystems and Environment, 55: 7-16.
105. Vu, K.C. (2007). Land use change in the Suoi Muoi catchment, Vietnam:
disentangling the role of natural and cultural factors, PhD Thessic, KU Leuven,
Belgium.
106. Wang, J., Chen, Y., Shao, X., Zhang, Y. and Cao, Y. (2012). Land-use changes and
policy dimension driving forces in China: Present, trend and future, Land
Use Policy, 29 (2012): 737- 749.
107. White, R. and Engelen, G. (2000). High-resolution integratedmodelling of the spatial
dynamics of urban and regional systems, Computers Environmentand Urban
Systems, 24: 383-400.
108. White, R., Engelen, G. and Uijee, I. (1997). The use of constrained cellularautomata
for high-resolution modelling of urban land-use dynamics. Environment and
Planning, B24: 323-343.
109. Wu, F. and Webster, C.J. (1998). Simulation of land development through the
integration of cellular automata and multicriteria evaluation, Environ. Plann, B25:
103-126.
110. Yamane, T. (1973). Statistics. An Introductory Analysis, Third Edition, Harper
International Edition.
111. Yu, W., Zang, S., Wu, C., Liu, W. and Na, X. (2011). Analyzing and modeling land
use land cover change (LUCC) in Daqing City, Heilongjiang Province, China.
Applied Geography 31: 600-608.
130
3. TÀI LIỆU WEBSITE
112. Angel, S., Sheppard, S. and Civco, D. (2005). The Dynamics of Global Urban
Expansion. The Word Bank, Transport and Urban Developemnt Department,
retrieved 18 December 2012, from
/INTURBANDEVELOPMENT/Resources/dynamics_urban_expansion.pdf.
113. Ellis, E. (2010). Land use and land cover change, retrived 1 April 2013, from
114. FAO (2005a). Land cover Classiffication System: Classification concepts and user
manual Software Version 2, Food and Agriculture Organization of the United
Nations, Rome, retrieved 12 September 2012 from
115. FAO (2005b). World deforestation rates and forest cover statistics, 2000-2005,
retrieved 20 December 2012, from
forests.html#BqU7wMWFzym9pb8T.99.
116. FAO (2012). Long-term scenarios of livestock-crop-land use interactions in
developing, retrieved 12 October 2013, from
117. Lambin, E. and Geist, H. (2007). Causes of land-use and land-cover change, retrieved
27 October 2012, from
use_and_land-cover_change.
118. Nguyen, D.D., Le, K.T. and Nguyen, T.H. (2005). Monitoring of forest cover change
in Tanh Linh district, Binh Thuan province, Vietnam by multi-temporal Landsat
TM data, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web www.geoinfo.com.vn
119. Nguyen, D.D. (2006). Study of land cover change in Vietnam for the period 2001-
2003 using MODIS 32days composite, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web
www.geoinfo.com.vn
120. Nguyễn Ngọc Phi (2009). Ứng dụng viễn thám theo dõi biến động đất đô thị thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An, truy cập ngày 4/11/2012, tại trang web
idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2009/a310/a53.htm.
121. World Bank (2012). Agriculture & Rural Development, retrieved 25 October 2012,
from
131
PHỤ LỤC
P LỤC
PHỤ LỤC 1
ẢNH THỰC ĐỊA CÁC LỚP SỬ DỤNG ĐẤT
1. Đất lúa, đất cây hàng năm
Đất trồng lúa xã Đại Thành
Đất trồng lúa ở đồng xã Đông Ngũ
Ngô
Mía
Dong giềng
Khoai
2. Rừng
3. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn xã Đồng Rui Rừng ngập mặn mới trồng
4. Nương rẫy, cây bụi
5. Cỏ
6. Đất xây dựng
7.
8. Sông, suối
9. Đất mặt nước
10. Đất trống, núi đá
PHỤ LỤC 2
BẢN ĐỒ MỘT SỐ BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY
PHỤ LỤC 3
TRÍCH FILE SỐ LIỆU TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY
PHỤ LỤC 4
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ BẰNG PHẦN MỀM SPSS.20
PHỤ LỤC 5
PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 5A: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
PHỤ LỤC 5B: PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ
PHỤ LỤC 6
TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qldd_la_nguyen_thi_thu_hien_4769.pdf