Luận án Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t.l.wu) tại huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

Từ các kết quả nghiên cứu luận án đã đạt được, rút ra một số kết luận sau: * Về đặc điểm sinh học: Sa nhân tím là cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất. Lá đơn hình trái xoan dài màu xanh, mọc 2 bên so le nhau. Cuống lá dạng bẹ ngắn gần sát thân, lưỡi bẹ nhỏ màu nâu đầu nhọn dài 1-3cm, đây là đặc điểm quan trọng chỉ có ở loài Sa nhân tím để phân biệt với các loài Sa nhân khác. Hoa tự bông mọc từ gốc, nhụy có màu vàng. Quả nang hình trứng đường kính khoảng 1,5cm, màu đen có gai thưa ngắn. Sa nhân tím là cây ưa bóng, mọc ở những nơi mát ẩm, độ cao ≤ 1.000m, độ dày tầng đất ≥ 50cm, phát triển trên đất feralit hoặc đất đỏ bazan, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí trung bình > 80%, lượng mưa trung bình ≥ 1.800 mm, nhiệt độ trung bình 22-25oC, độ tàn che từ 0,2 - 0,3, không có hiện tượng thời tiết cực đoan. Hàm lượng diệp lục chlorophyll tổng số (a+b) trong lá Sa nhân tím khá cao, trung bình là 8,44 (mg/gam lá tươi) và tỷ lệ diệp lục a/b rất nhỏ, trung bình là 0,51, do đó cường độ quang hợp của lá là thấp từ 0,107 - 0,387 (mgCO2/dm2/h), cường độ thoát hơi nước diễn ra tương đối nhanh biến động từ 0,146 - 0,462 g/dm2/h, dẫn đến sức hút nước của cây không cao và khả năng cây chịu hạn là kém dưới 50oC. Đây là cơ sở để khẳng định Sa nhân tím là cây ưa bóng, mọc ở những nơi mát ẩm. Sa nhân tím có 2 vụ hoa, quả trong một năm, vụ chính cây ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-8 và vụ phụ ra hoa tháng 7-8, quả chín tháng 11-12. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến các pha vật hậu trong năm, có thể làm cho quá trình ra hoa, kết quả nhanh hoặc chậm hơn ít nhất 15 ngày. Sa nhân tím trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có hàm lượng tinh dầu cao, trung bình lên tới 4,8% cao gấp 3,2 lần so với Dược điển Việt Nam V, qui định hàm lượng tinh dầu Sa nhân ≥ 1,5%.

pdf155 trang | Chia sẻ: trinhthuyen | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng sa nhân tím (amomum longiligulare t.l.wu) tại huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động về đậu quả dao động từ 8,6 - 20,8%, cao nhất công thức tàn che <0,2 là 20,8% và thấp nhất ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 là 8,6%, trung bình là 14,2%. Kết quả phân tích phương sai xác suất (Sig.) = 0,001 về ra hoa và (Sig.) = 0,024 về kết quả đều < 0,05 điều này khẳng định khả năng ra hoa và kết quả của Sa nhân tím ở các 115 công thức thí nghiệm tàn che là có sự khác nhau rõ rệt. Dùng tiêu chuẩn Duncan để so sánh cho thấy, công thức tàn che <0,2 có trung bình số hoa, số quả đạt cao nhất lên tới 18,6 hoa/m2 và 7,3 quả/m2. Để kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ra hoa, đậu quả bằng tiêu chuẩn Duncan cho thấy xác suất (Sig.) của các tiêu chuẩn đều < 0,05, cho thấy ảnh hưởng tổng hợp của công thức tàn che tới ra hoa, kết quả là có sự sai khác rõ rệt. - Giai đoạn 24-30 tháng tuổi (2 vụ/năm) + Về khả năng ra hoa của Sa nhân tím trong 2 vụ/năm: Số hoa trung bình/m2 của các công thức thí nghiệm độ tàn che ở vụ chính dao động từ 38,0-53,0 hoa/m2, trung bình đạt 45,0 hoa/m2, lớn hơn 2,51 lần so với số hoa/m2 của vụ phụ, trung bình chỉ đạt 18,0, trong đó đạt giá trị lớn nhất là ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 là 53,0 chỉ đạt và thấp nhất ở công thức tàn che 0,4 - 0,5 chỉ đạt 38,0 hoa/m2. Hệ số biến động số hoa/m2 ở các công thức thí nghiệm trong cả vụ chính và vụ phụ dao động từ 4,5 - 7,1%, cho thấy tỷ lệ ra hoa của Sa nhân tím là khá đồng đều giữa các công thức thí nghiệm trong cả vụ chính và vụ phụ. Kết quả phân tích thống kê cho thấy (Sig.) = 0,00 ở vụ chính và vụ phụ (Sig.) = 0,02 đều < 0,05 nên khẳng định các công thức thí nghiệm độ tàn che có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng ra hoa của Sa nhân tím. Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để so sánh cho thấy, công thức tàn che 0,2 - 0,3 cho số hoa trung bình/m2 là nhiều nhất trung bình lên tới 53,0 hoa/m2 ở vụ chính và trung bình chỉ đạt 22,0 hoa/m2 ở vụ phụ; thấp nhất là công thức tàn che 0,4 - 0,5 trung bình số hoa chỉ đạt 38,0 hoa/m2 ở vụ chính và 14,0 hoa/m2 ở vụ phụ. + Về khả năng ra quả của Sa nhân tím trong 2 vụ/năm: Số quả trung bình/m2 của Sa nhân tím trong vụ chính ở các công thức thí nghiệm độ tàn che dao động từ 27,0 – 41,0 quả/m2, trung bình đạt 34,0 quả/m2, tăng gấp 3,8 lần so với vụ phụ, trong đó đạt cao nhất ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 trung bình 41,0 quả/m2 và thấp nhất ở công thức tàn che 0,4 - 0,5 số quả trung bình chỉ đạt 27,0 quả/m2. Hệ số biến động số quả/m2 ở các công thức thí nghiệm trong cả vụ 116 chính và vụ phụ là khá thấp, dao động từ 5,5 - 7,7%, cho thấy khả năng ra quả của Sa nhân tím ở các công thức thí nghiệm độ tàn che là tương đối đồng đều. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, ở cả vụ chính và vụ phụ, giá trị Sig tính toán đều đạt < 0,05 nên kết luận có sự sai khác rõ rệt về số quả/m2 giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng tiêu chuẩn Duncan để so sánh cho thấy công thức tàn che 0,2 - 0,3 cho số quả/m2 là nhiều nhất và ít nhất là công thức tàn che 0,4 - 0,5. + Về tỷ lệ kết quả và năng suất quả tươi của Sa nhân tím trong 2 vụ/năm Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm độ tàn che ở vụ chính là khá cao, dao động từ 70,9 - 76,9%, trung bình đạt 74,4%, lớn hơn 1,49 lần tỷ lệ đậu quả của vụ phụ, trong đó đạt cao nhất ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 trung bình 76,9% và thấp nhất ở công thức tàn che 0,4 - 0,5 tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 70,9%. Năng suất quả tươi/ha/vụ ở các công thức thí nghiệm thu hoạch trong vụ chính dao động từ 445,0 - 669,4 kg/ha/vụ, trung bình đạt 548,3 kg/ha/vụ, lớn hơn 4 lần so với năng suất quả tươi ở vụ phụ, trong đó năng suất đạt cao nhất ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 trung bình đạt 669,4 kg/ha/vụ và thấp nhất ở công thức tàn che 0,4 - 0,5 năng suất trung bình chỉ đạt 445,0 kg/ha/vụ. Năng suất quả tươi Sa nhân tím/ha/năm trồng dưới các công thức thí nghiệm độ tàn che khác nhau dao động từ 560,7 - 836,7 kg/ha/năm, trong đó đạt lớn nhất ở công thức tàn che 0,2 - 0,3 trung bình đạt 836,7 kg/ha/năm và thấp nhất là ở công thức tàn che 0,4 - 0,5 năng suất trung bình chỉ đạt 560,7 kg/ha/năm. Như vậy, công thức tàn che 0,2 - 0,3 là công thức cho năng suất quả cao nhất. 3.3.4. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất và chất lượng quả Sa nhân tím Hiện nay trong thực tiễn sản xuất chưa áp dụng các biện pháp tỉa quả mà để cho cây ra hoa, quả đậu tự nhiên, số lượng quả trên chùm quá lớn, điều này dẫn tới kích thước quả nhỏ, chất lượng thấp. Do đó, ở giai đoạn sau khi đậu quả từ 15-20 ngày, tiến hành thí nghiệm tỉa bớt quả ở những chùm quả nhiều, mỗi chùm chỉ giữ lại 3 - 4 quả để phát triển. Kết quả theo dõi đánh giá năng suất quả ở vụ chính (tháng 7-8) được trình bày tại bảng 3.28. 117 Bảng 3.28: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất và chất lượng quả Sa nhân tím OTC Năng suất quả tươi phân theo cấp chất lượng Năng suất (kg quả tươi/ha/vụ) Quả loại 1 Quả loại 2 Quả loại 3 kg/ha Tỷ lệ (%) kg/ha Tỷ lệ (%) kg/ha Tỷ lệ (%) 1 340,0 57,4 180,0 30,4 72,0 12,2 592,0 2 300,0 52,1 215,0 37,3 61,0 10,6 576,0 3 297,0 50,6 235,0 40,0 55,0 9,4 587,0 4 340,0 51,9 220,0 33,6 95,0 14,5 655,0 TB 319,2 53,0 212,5 35,3 70,8 11,7 602,5 Đối chứng 240,0 35,7 284,0 42,3 148,0 22,0 672,0 Ghi chú: + OTC 1, 2, 3, 4 là các OTC có áp dụng biện pháp tỉa quả + Đối chứng: không áp dụng tỉa quả, để thu hái tự nhiên + Quả loại 1: kích thước ≥ 0,8cm, quả to chắc mẩy, gai đều. + Quả loại 2: kích thước từ 0,5-0,79cm, quả trung bình + Quả loại 3: kích thước dưới 0,5cm; quả nhỏ, không đều. Kết quả tại bảng 3.29 rút ra nhận xét sau: Năng suất quả Sa nhân tím của 04 OTC có tác động biện pháp tỉa quả dao động từ 576,0 - 655,0 kg quả tươi/ha/vụ, trung bình đạt 602,5 kg quả tươi/ha/vụ, thấp hơn 69,5kg tương đương 10,3% so với OTC đối chứng không tác động tỉa quả, đây chỉ là so sánh trên góc độ năng suất quả trung bình. Tuy nhiên, nếu so sánh theo các cấp chất lượng quả thì đã có sự khác biệt khá lớn đặc biệt là quả loại 1 và quả loại 2: + Đối với quả loại 1 của 04 OTC có áp dụng tỉa quả chiếm tỷ lệ lớn, trung bình lên tới 53,0%, vượt 17,3% so với tỷ lệ quả loại 1 trong OTC đối chứng. + Đối với quả loại 2 của 04 OTC có áp dụng tỉa quả đạt tỷ lệ trung bình là 35,3%, thấp hơn 7% so với tỷ lệ quả loại 2 trong OTC đối chứng. 118 + Đối với quả loại 3 trong 04 OTC có áp dụng tỉa quả giảm rõ rệt trung bình chỉ chiếm tỷ lệ là 11,7%, thấp hơn 10,3% tỷ lệ quả loại 3 trong OTC đối chứng. Kết quả phân tích cho thấy, việc áp dụng biện pháp tỉa quả tuy tổng năng suất quả có thấp hơn 10,3% so với năng suất không tỉa quả, nhưng lại làm tăng 17,3% quả loại 1, giảm 7% quả loại 2 và giảm 10,3% quả loại 3 so với không áp dụng biện pháp tỉa quả. Điều này có tác động rất tốt tới hiệu quả của mô hình bởi giá trị dược liệu quả Sa nhân tím chính là ở hạt và phần thịt quả bao quanh khối hạt và chỉ những quả to, quả loại 1, quả loại 2 mới có giá trị dược liệu, giá trị thương phẩm cao, đặc biệt là khả năng cạnh tranh xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Còn quả loại 3 giá trị dược liệu thấp nên giá thương phẩm thấp. Như vậy, biện pháp tỉa quả đã làm tăng chất lượng và số lượng quả loại 1, còn về hiệu quả kinh tế đầu tư thì biện pháp tỉa quả có tác động và làm tăng hiệu quả kinh tế của mô hình. * Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp tỉa quả Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp tỉa quả dựa trên khảo sát giá thị trường về quả Sa nhân tím tại Lào Cai năm 2023 được tổng hợp tại bảng 3.29. Bảng 3.29: Năng suất và hiệu quả kinh tế của biện pháp tỉa quả/ha/vụ Loại quả Giá bán (đồng) Có áp dụng tỉa quả Không tỉa quả Năng suất (kg quả tươi/ha/vụ) Thành tiền (đồng) Năng suất (kg quả tươi/ha/vụ) Thành tiền (đồng) Loại 1 530.000 340 180.200.000 215 113.950.000 Loại 2 340.000 220 74.800.000 284 96.560.000 Loại 3 300.000 95 28.500.000 173 51.900.000 Tổng 655 283.500.000 672 268.160.000 Chênh lệch 21.090.000 Từ kết quả phân tích tại bảng 3.29 cho thấy trồng Sa nhân tím áp dụng biện pháp tỉa quả về năng suất tổng thể thấp hơn mô hình không áp dụng biện pháp tỉa quả, tuy nhiên tỷ lệ quả loại 1 lại cao hơn nhiều so với không áp dụng biện pháp tỉa quả và hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn 21.090.000 đồng/ha/vụ, chưa tính chi phí 119 công tỉa quả. Tuy xét về hiệu quả kinh tế chưa chênh lệch nhiều nhưng có ý nghĩa về mặt khoa học, biện pháp tỉa quả nhằm tăng năng suất quả loại 1 và có giá trị kinh tế cao về khả năng cạnh tranh thị trường quốc tế. 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím sau thu hoạch. 3.4.1. Tổng kết kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu đã có về kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím Kết quả tổng kết kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu đã có về kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím được tổng hợp và trình bày tại bảng 3.30. Bảng 3.30: Kết quả nghiên cứu về thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím đã có ở Việt Nam TT Khâu kỹ thuật Các kỹ thuật cụ thể đã áp dụng 1. Kỹ thuật thu hái quả 1.1. Tiêu chuẩn quả già - Quả già màu đen, gai thưa, hạt nâu đen, chắc mẩy (Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương - 2011) Quả già màu đen – người dân các địa phương tỉnh Lào Cai, Quảng Nam 1.2 Thời vụ thu hái - Vụ chính tháng 7-8, vụ phụ tháng 11-12, (Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương - 2011) - Vụ 1 tháng 8, vụ 2 tháng 9 - người dân các địa phương tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu 1.3 Kỹ thuật thu hái - Dùng dao hoặc tay cắt những chùm quả già (Nguyễn Tập - 2011). - Dùng tay lấy quả - - người dân các địa phương tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Nam II Sơ chế và phân loại quả 2.1 Sơ chế Quả sau khi thu hái cần loại bỏ tạp vật, bỏ cuống, bẹ lá và tách quả rời khỏi chùm quả (Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương -–1) 2.2 Phơi, sấy - Phơi ngoài trời cho khô độ ẩm còn 14% (Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương - 2011) 120 TT Khâu kỹ thuật Các kỹ thuật cụ thể đã áp dụng - Phơi khô ngoài trời - người dân các địa phương tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Nam - Sấy quả ở nhiệt độ 50-60 độ cho đến khi khô còn độ ẩm 14% (Nguyễn Tập - 2011) - Sấy khói bếp – người dân Sơn La, Điện Biên - Xây lò sấy – Người dân tỉnh Lào Cai. 2.3 Phân loại quả Theo Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương – 2011, Phơi khô quả và phân thành 4 loại theo giá trị thương phẩm + Loại 1: Quả màu tím sẫm, kẻ gai to, bóc thấy róc vỏ, hạt nâu đen, hạt to mẩy, khi hạt khô không bị nhăn nheo, nhấm cay nhiều, nồng. + Loại 2: Hạt còn trắng hay hơi vàng, hạt không mẩy, có vết nhăn nheo, nhấm ít cay nhưng không chua. + Loại 3: Gồm những quả Sa nhân đường, non vỡ ra hay không được phơi sấy đúng cách, còn gọi là sa nhân cứt gián, kém cay. + Loại 4: Để quả quá chín, sau 5 - 7 ngày mới hái. Quả mềm có vị ngọt hết cay, ít tinh dầu, sờ tay thấy ẩm hơi dính, nhấm hơi ngọt, mềm, khó bảo quản dễ bị ẩm mốc. Quả bị rời vụn ra, có màu đen. - Quả loại 1,2,3 - người dân tỉnh Lai Châu, Sơn La III Bảo quản quả 3.1 Tiêu chuẩn quả đưa vào bảo quản Quả phơi, sấy khô độ ẩm còn lại 14% (Nguyễn Tập - 2011) 3.2 Kỹ thuật bảo quản Đóng trong bao 2 lớp, trên trong là nilon hoặc giấy hút ẩm, bên ngoài là bao tải, kê cao cách mặt đất 50cm, không để giáp tường; trọng lượng 20-30kg/bao. Thời gian bảo quản có thể lên tới 1 năm. (Nguyễn Tập, Nguyễn Thanh Phương - 2011). 121 Từ kết quả tại bảng 3.30, có thể rút ra một số kết luận sau: Số lượng công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này còn ít, điển hình như tác giả Nguyễn Tập và Nguyễn Thanh Phương, nhìn chung các tác giả đều thống nhất về tiêu chuẩn quả thu hái là quả già (quả có màu nâu thẫm hoặc màu đen, gai tù hơn so với quả non, vỏ bóc ra thấy hạt màu nâu đen) và đều đưa ra thu hái quả 2 vụ/năm, quả sau thu hái được làm sạch tạp vật (vảy, cuống,), sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Việc phân loại quả sau thu hoạch là rất cần thiết được được thực hiện sau phơi, sấy khô dựa vào hai tiêu chí chính là độ chín của quả và kích thước quả. Tuy nhiên, việc phân loại quả dựa vào kích thước quả sau khi phơi sấy khô là khó và khó đạt được độ chính xác cao vì quả sau phơi, sấy khô thường bị nhăn nheo không còn dạng quả nang tròn đều như lúc tươi. Do đó việc nghiên cứu bổ sung kỹ thuật phân loại quả dựa vào kích thước quả tươi là cần thiết và dễ áp dụng trong sản xuất. Quả sau khi phơi hoặc sấy khô được bảo quản trong bao nilon và bọc bên ngoài bằng bao tải dứa. Bảo quản ở nơi khô ráo, cách xa mặt đất để tránh ẩm, tuy nhiên các tác giả đang đề cập là quả Sa nhân tím chưa phân loại quả còn gọi là “Sa nhân xô”, do đó thời gian bảo thường khó được kéo dài. Nhìn chung, các nghiên cứu được thực hiện khá chi tiết và bài bản, tuy nhiên, các tác giả chưa có đánh giá về chất lượng quả mà mới chỉ dự đoán quả Sa nhân có thể bảo quản được 1 năm. Do đó để bổ sung thêm cơ sở khoa học luận án cần nghiên cứu bổ sung kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản hạt giống theo phân loại quả sẽ giúp cho thời gian bảo quản kéo dài hơn do đã phân loại quả trước khi phơi, sấy và bảo quản. 3.4.2. Nghiên cứu bổ sung một số kỹ thuật về thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím sau thu hoạch 3.4.2.1. Ảnh hưởng của phương thức thu hái đến năng suất quả Sa nhân tím Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phương thức thu hái đến năng suất quả Sa nhân tím sau sơ chế được tổng hợp tại bảng 3.31. 122 Bảng 3.31. Ảnh hưởng của phương thức thu hái đến năng suất quả Sa nhân tím Phương thức thu hái Tổng số Quả già Quả non Số quả/m2 Trọng lượng (gam) Số quả/m2 Tỷ lệ (%) Trọng lượng (gam) Số quả/m2 Tỷ lệ (%) Trọng lượng (gam) I Thu hái chọn (2 đợt/vụ) Đợt 1 17,0 52,6 15,0 88,2 46,2 2,0 11,8 6,4 Đợt 2 9,0 16,3 7,0 75,0 13,0 2,0 25,0 3,3 Tổng 26,0 68,9 22,0 81,6 59,2 4,0 18,4 9,7 II Thu hái toàn bộ (1 đợt/vụ) 25,0 61,3 17 68,0 44,1 8 32,0 17,2 Từ số liệu bảng 3.31 cho nhận xét: - Phương thức thu hái chọn: Tổng số quả Sa nhân tím sau 2 đợt thu hái trung bình là 26,0 quả/m2 với trọng lượng là 68,9 gam/m2, tương đương năng suất trung bình đạt 689 kg quả tươi/ha/vụ, số quả già lên tới 22,0 quả/m2 chiếm 81,6% còn lại là quả non chiến tỷ lệ nhỏ 18,4% bằng 4,0 quả/m2. Trong đó, số quả thu được trong đợt 1 trung bình là 17,0 quả/m2, trọng lượng là 52,6 gam/m2, tương đương năng suất 526 kg/ha/vụ, số lượng quả già lên tới 15,0 quả/m2 chiếm tỷ lệ 88,2% với trọng lượng là 46,2 gam/m2, tương đương 462 kg quả tươi/ha/vụ và số quả non là 2,0 quả/m2 chiếm 11,8%, với trọng lượng là 6,4 gam/m2, tương đương 64 kg quả tươi/ha/vụ. Nhưng thu hái đợt 2 có số lượng quả ít hơn đợt 1 với tổng số là 9,0 quả/m2, trọng lượng là 16,3 gam/m2 tương đương năng suất 163 kg quả tươi/ha/vụ và số quả già chỉ chiến 75% bằng 7,0 quả/m2, trọng lượng 13,0 gam/m2, tương đương 130 kg quả tươi/ha/vụ, số quả non chiếm 25% tương đương 2,0 quả/m2 với trọng lượng là 3,3 gam/m2, tương đương 33 kg quả tươi/ha/vụ. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về năng suất giữa hai đợt thu hái là do đợt 1, ra hoa lứa đầu, số hoa nhiều và quả chín đều hơn, còn đợt 2 là những chùm quả non đợt 1 để lại và những hoa nở muộn chiếm tỷ lệ ít hơn, do đó năng suất quả đợt 2 thấp hơn năng suất quả đợt 1. Đối với phương thức thu hái toàn bộ (1 lần), tổng số quả trung bình 123 là 25,0 quả/m2, trọng lượng là 61,3 gam/m2, tương đương năng suất trung bình đạt 613 kg quả tươi/ha/vụ. Trong đó, số quả chín chiếm 68,0% tương đương 17 quả và quả non là 8,0 quả/m2 chiếm 32,0%. So sánh giữa hai phương thức thu hái cho thấy, đối với phương thức thu hái chọn năng suất trung bình đạt 689 kg quả tươi/ha/vụ và phương thức thu hái toàn bộ năng suất trung bình là 613 kg quả tươi/ha/vụ, tương đương 88,9% và thấp hơn 11,1%, tương đương 76,0 kg quả tươi/ha/vụ so với phương thức thu hái chọn. Tuy nhiên, với phương thức thu hái chọn tỷ lệ quả già trung bình lên tới 81,6% tương ứng năng suất trung bình 592 kg quả tươi/ha/vụ và quả non chiếm tỷ lệ thấp 18,4% tương ứng 97 kg qủa tươi/ha/vụ. Ngược lại, với phương thức thu hái toàn bộ sô lượng quả già chiếm tỷ lệ ít hơn trung bình chỉ đạt 68,0% và năng suất trung bình là 441,0 kg quả tươi/ha/vụ, tương đương 74,5% thu hái chọn (592 kg quả tươi/ha/vụ) và số lượng quả non tăng lên tới 32,0% bằng 172 kg quả tươi/ha/vụ, nhiều hơn 1,7 lần phương thức thu hái chọn, số quả non chỉ có 97 kg quả tươi/ha/vụ. Nhận xét: Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy, phương thức thu hái chọn không những làm tăng năng suất trung bình quả Sa nhân tím trên một đơn vị diện tích, mà còn tăng tỷ lệ quả già và giảm tỷ lệ quả non so với phương thức thu hái toàn bộ. Từ đó hiệu quả kinh tế thu được/ha có thể tăng lên đáng kể. 3.4.2.2. Ảnh hưởng thời gian bảo quản tới khối lượng và chất lượng quả Sa nhân tím Quả Sa nhân tím sau thu hoạch được phân loại và sấy ở nhiệt độ 500C cho tới khi độ ẩm quả chỉ còn 12% sau đó để nguội và đem bọc trong bao nilon, bên ngoài bọc 1 lớp bao tải và để nơi khô ráo, kê cách mặt đất và cách tường 50cm. Sau khi phân 3 loại quả như trên, đưa vào sấy và bảo quản theo từng loại quả loại 1, 2, 3, mỗi loại lấy 2 kg đem bảo quản. Định kỳ 2 tháng 1 lần tiến hành cân xác định khối lượng, xác định độ ẩm và chất lượng quả sau bảo quản, kết quả theo dõi dừng lại khi độ ẩm trong quả đạt ngưỡng tối đa cho phép là 14%, trong quá trình theo dõi trong thời gian 2 tháng nếu độ ẩm không chênh lệch so với lần kiểm tra trước sẽ 124 không ghi chép lại kết quả và chỉ khi nào độ ẩm thay đổi theo thời gian kết quả sẽ ghi chép để làm căn cứ so sánh, kết quả được tổng hợp tại bảng 3.32. Bảng 3.32: Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới khối lượng và chất lượng quả Sa nhân tím sau sơ chế Thời gian bảo quản Khối lượng (kg) Độ ẩm (%) Chất lượng 1. Quả loại 1 sau thời gian bảo quản: 1 tháng 2,000 12,0 Tốt 3 tháng 2,003 12,5 Tốt 12 tháng 2,005 13,1 Tốt 18 tháng 2,019 13,9 Tốt 2. Quả loại 2 sau thời gian bảo quản: 1 tháng 2,000 12,6 Tốt 3 tháng 2,011 13,5 Tốt 12 tháng 2,023 14,0 Tốt 3. Quả loại 3 sau thời gian bảo quản: 1 tháng 2,000 13,2 Tốt 3 tháng 2,024 14,0 Tốt 5 tháng 2,072 15,7 Quả có dấu hiệu mốc Kết quả tại bảng 3.32, rút ra kết luận: Khối lượng quả có sự tăng nhẹ không đáng kể sau 18 tháng bảo quản trong bao nilon. Nguyên nhân là do quả để lâu nên tăng độ ẩm tuyệt đối trong hạt. Tuy nhiên, đối với quả loại 1 sau 18 tháng bảo quản độ ẩm còn 13,9% và quả loại 2 sau 12 tháng bảo quản độ ẩm trong quả là 14,0% độ ẩm này vẫn nằm trong ngưỡng bảo quản cho phép nhưng đến ngưỡng độ ẩm tối đa theo qui định trong Dược điển Việt Nam IV nên luận án dừng lại không theo dõi tiếp, lý do nếu bảo quản tiếp độ ẩm trong quả sẽ tăng lên và cao hơn 14%. 125 Đối với quả loại 3, do chủ yếu là quả non kém chất lượng, nên độ ẩm trong quả tăng nhanh và chỉ đến tháng thứ 3 độ ẩm quả đã đến ngưỡng giới hạn tối đa 14% và đến tháng thứ 5 thì độ ẩm 15,7% vượt giới hạn cho phép 14,0% và quả đã bị mốc. Kết quả trên bước đầu cho thấy, đối với quả loại 1 thời gian bảo quản có thể kéo dài tới 18 tháng, còn quả loại 2 thời gian bảo quản là 12 tháng. Riêng đối với quả loại 3, thời gian tối đa là 3 tháng. Do đó, chỉ nên bảo quản lâu với quả loại 1 và loại 2, còn quả loại 3 không nên đưa vào bảo quản và phải chế biến sau khi thu hái để đảm bảo chất lượng dược liệu Sa nhân. 3.5. Đề xuất giải pháp kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, thu hái và bảo quản quả Sa nhân tím tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Từ các kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhân giống, trồng thâm canh, thu hái và bảo quản quả Sa nhân tím tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội như sau. 3.5.1. Kỹ thuật nhân giống Sa nhân tím 3.5.1.1. Nhân giống từ hạt - Nguồn giống: Giống Sa nhân tím xuất xứ Kon Tum, trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Thu hái hạt giống: Chọn những chùm quả già, quả to, chắc mẩy, chín đều, vỏ màu đen sẫm, gai thưa, thu hái quả vào vụ chính (tháng 8). - Sơ chế hạt giống: ủ quả từ 2-3 ngày cho quả chín đều, loại bỏ tạp chất, bóc quả đãi sạch lớp áo hạt màu trắng để lấy hạt. - Thời vụ gieo hạt: Gieo hạt vào tháng 9. - Xử lý hạt: Ngâm hạt vào dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,1% thời gian 30 phút. Xử lý bằng nước ấm 50-550C thời gian 7 giờ, vớt ra để ráo nước và gieo trên nền cát ẩm từ 5-7 cm. - Tạo bầu, cấy cây: Vỏ bầu Polyetylen (PE) có đáy đục lỗ, kích thước 10x15cm. Thành phần ruột bầu: 94% đất mặt + 5% phân chuồng hoai + 1% NPK(5:10:3). Cây có từ 2 cặp lá thật tiến hành nhổ và cấy cây vào bầu. 126 - Chăm sóc cây trong vườn ươm: Trong 30 ngày đầu dùng lưới che sáng 75% ánh sáng trực xạ, sau giảm độ che sáng xuống 50% và không che sáng trước khi xuất vườn 01 tháng. Tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều tối để duy trì giữ ẩm. - Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây ≥ 7 tháng tuổi, chiều cao ≥ 30cm, có ít nhất ≥ 8 lá xanh, cây sinh trưởng phát triển tốt. 3.5.1.2. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom gốc - Nguồn giống: Giống Sa nhân tím xuất xứ Kon Tum, trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Tuổi hom: Hom gốc 09 tháng tuổi - Tách hom gốc: Thời vụ tách hom gốc tháng 2-3, phần củ hom phải có chồi ngủ và một phần rễ từ 3-4cm. - Sơ chế, bảo quản hom giống: Sau khi tách hom, tiến hành cắt bớt một phần rễ và thân để lại phần gốc, chiều dài hom dài 25- 30cm, để nơi râm mát và tưới nước giữ ẩm. - Tạo bầu: Vỏ bầu (PE) có đáy đục lỗ, kích thước 15x18cm. Thành phần ruột bầu: 89% đất + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK(5:10:3). - Chăm sóc cây trong vườn ươm: Tương tự như nhân giống bằng hạt. - Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây ≥ 5 tháng tuổi, có ít nhất ≥ 8 lá xanh, đã có nhánh mới. Cây sinh trưởng phát triển tốt. 3.5.2. Kỹ thuật trồng thâm canh Sa nhân tím tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 3.5.2.1. Điều kiện gây trồng - Khí hậu + Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 250C. + Lượng mưa ≥ 1.800mm/năm, + Độ ẩm không khí trung bình ≥ 80%. + Tổng số giờ nắng trong năm ≥ 1.200 giờ + Không có hiện tượng thời tiết cực đoan, nóng khô hạn, lạnh và sương muối - Địa hình + Đất gò đồi, đất vườn rừng có độ cao dưới ≤ 100m so với mực nước biển. 127 + Độ dốc ≤ 20 độ. - Thổ nhưỡng: Đất feralit vàng hoặc nâu vàng, độ dày tầng đất ≥ 50cm; đất ẩm, lớp đất mặt có mùn, độ chua pH ≥ 3,4 - Thực vật: Cây tầng trên che sáng là cây thân gỗ, cây ăn quả, cây bụi có độ tàn che 0,2-0,3. Phía dưới là thảm cỏ và vật liệu hữu cơ rơi rụng. 3.5.2.2. Trồng Sa nhân tím - Trồng thuần loài bằng cây có bầu dưới tán cây gỗ, cây ăn quả, cây bụi - Trồng vào mùa mưa từ tháng 6-7, những ngày sau mưa, thời tiết mát. - Xử lý thực bì: Phát dọn thực bì toàn diện, lưu ý để lại một số cây thân gỗ hoặc cây bụi độ tàn che 0,2-0,3. Thu dọn toàn bộ ra ngoài. - Mật độ trồng: 6.944 cây/ha (cự ly 1,2m x 1,2m) - Làm đất cục bộ hoặc toàn diện, cuốc hố 30x30x30cm, theo đường đồng mức, đào hố trước khi trồng từ 1-2 tuần. - Bón lót: 2kg phân chuồng hoai/hố, trộn đều đất với phân, sau lấp đất còn lại bằng mặt hố, bón lót trước khi trồng ít nhất 1 tuần - Trồng cây: 2 lấp 1 nén, lấp kín mặt bầu khoảng 2-3cm. Kiểm tra trồng dặm những cây bị chết. - Chăm sóc Sa nhân tím. Định kỳ 3 tháng/lần (4 lần/năm), nội dung chủ yếu là làm cỏ, xới đất, bón thúc, sau 3 năm cần cắt tỉa nhánh già, nhánh khô,....trong quá trình chăm sóc. Làm sạch cỏ, do đặc điểm Sa nhân tím có rễ mọc nông và thân ngầm bò lan trên mặt đất, nên năm đầu chỉ xới đất xung quanh không vun gốc. Từ năm thứ 2 trở đi chỉ cần nhổ cỏ kết hợp bón thúc. - Bón thúc: + Năm thứ nhất: bón 1 lần/năm, bón vào tháng 9-10; + Loại phân và liều lượng bón: 100g NPK(5.10.3) + 200g HCVS)/bụi (tương đương 695 kg NPK(5.10.3) + 1.390 kg HCVS)/ha/năm. 128 + Cách bón: Trộn và rắc đều phân xung quanh, cách gốc cây khoảng 20cm. + Thời điểm bón: Chọn ngày râm mát, đất ẩm, bón vào sáng sớm hoặc chiều, + Năm thứ hai trở đi bón 2 lần/năm (i)- Lần 1: Bón vào tháng 3 trước mùa sinh sản ra hoa vụ chính, thời điểm cây phát triển mạnh cần bón phân bổ sung cung cấp chất dinh dưỡng để tăng tỷ lệ ra hoa, kết quả và nuôi quả. (ii)- Lần 2: Bón vào khoảng đầu tháng 7 trước mùa thu hoạch quả và lứa hoa ra vụ phụ, thời điểm cây phát triển cần bón phân bổ sung cung cấp chất dinh dưỡng để tăng tỷ lệ ra hoa, kết quả và nuôi quả. + Loại phân, liều lượng: 695 kg NPK(5.10.3) + 1.390 kg HCVS)/ha/2 vụ/năm. + Cách bón: Trộn phân và rắc đều phân trên bề mặt đất, - Tỉa quả: Khi quả được hình thành, sau 15-20 ngày tiến hành tỉa quả. Tỉa bớt những chùm nhiều quả, mỗi chùm giữ lại 3 - 4 quả to để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. - Điều chỉnh độ tàn che: Giai đoạn đầu nhu cầu về ánh sáng đối với Sa nhân tím không lớn, ưa bóng nhiều hơn. Từ năm thứ 2 trở đi Sa nhân tím đã ra hoa và có quả nên nhu cầu về ánh sáng phải cần nhiều hơn đảm bảo quang hợp, ra hoa đậu quả. Thời gian này nếu tán cây che bóng phát triển mạnh cần phải tiến hành cắt tỉa bớt cành phía dưới đảm bảo độ tàn che từ 0,2- 0,3 là tốt nhất. 3.5.3. Kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím sau thu hoạch 3.5.3.1. Kỹ thuật thu hái - Thu hái từ giữa tháng 7 - 8, vụ chính và từ giữa tháng 11-12 vụ phụ. - Thời điểm thu hái: Vào những ngày nắng, khô ráo. - Phương thức thu hái: Thu hái chọn, theo từng đợt, những chùm quả già chín đều thu hái trước, chùm quả non để thu hái đợt sau. 129 - Kỹ thuật thu hái: Ngắt từng chùm quả cho vào bao tải hoặc túi, tránh làm ảnh hưởng đến hoa và quả còn lại. 3.5.3.2. Sơ chế quả Sa nhân tím - Đổ thành đống quả, phủ bạt từ 2-3 ngày cho chín đều. Sau đó loại bỏ tạp chất, bao gồm rác và tạp chất, cắt bỏ cuống, bóc bỏ các bẹ quả. - Phân loại quả: + Quả loại 1: kích thước từ 0,8cm trở lên, quả chắc mẩy, gai đều +- Quả loại 2: kích thước từ 0,5-0,79, quả trung bình + Quả loại 3: kích thước dưới 0,5; quả nhỏ, không đều. - Phơi, sấy + Phơi ngoài trời trên nền xi măng hoặc gạch đến khi quả khô và hàm lượng nước (độ ẩm) trong quả còn lại 12%. + Sấy ở nhiệt độ 500C đến khi quả khô và hàm lượng nước (độ ẩm) trong quả còn lại 12%. 3.5.3.3. Bảo quản quả Sa nhân tím sau thu hoạch - Quả Sa nhân tím phơi hoặc sấy khô được đóng trong bao bì 2 lớp: Lớp trong là túi Polyetylen hay giấy chống ẩm và lớp ngoài là bao tải. Khối lượng mỗi bao thường từ 10 - 20 kg, có thể hút chân không để chống ẩm. - Các bao quả được để trong kho thoáng mát, kê cao cách mặt đất khoảng 50cm trở lên, cách xung quanh tường tối thiểu 50cm để tránh ẩm. Hàng tháng kiểm tra, nếu phát hiện quả có dấu hiệu mốc phải xử lý ngay. 130 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu luận án đã đạt được, rút ra một số kết luận sau: * Về đặc điểm sinh học: Sa nhân tím là cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất. Lá đơn hình trái xoan dài màu xanh, mọc 2 bên so le nhau. Cuống lá dạng bẹ ngắn gần sát thân, lưỡi bẹ nhỏ màu nâu đầu nhọn dài 1-3cm, đây là đặc điểm quan trọng chỉ có ở loài Sa nhân tím để phân biệt với các loài Sa nhân khác. Hoa tự bông mọc từ gốc, nhụy có màu vàng. Quả nang hình trứng đường kính khoảng 1,5cm, màu đen có gai thưa ngắn. Sa nhân tím là cây ưa bóng, mọc ở những nơi mát ẩm, độ cao ≤ 1.000m, độ dày tầng đất ≥ 50cm, phát triển trên đất feralit hoặc đất đỏ bazan, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện môi trường có độ ẩm không khí trung bình > 80%, lượng mưa trung bình ≥ 1.800 mm, nhiệt độ trung bình 22-25oC, độ tàn che từ 0,2 - 0,3, không có hiện tượng thời tiết cực đoan. Hàm lượng diệp lục chlorophyll tổng số (a+b) trong lá Sa nhân tím khá cao, trung bình là 8,44 (mg/gam lá tươi) và tỷ lệ diệp lục a/b rất nhỏ, trung bình là 0,51, do đó cường độ quang hợp của lá là thấp từ 0,107 - 0,387 (mgCO2/dm2/h), cường độ thoát hơi nước diễn ra tương đối nhanh biến động từ 0,146 - 0,462 g/dm2/h, dẫn đến sức hút nước của cây không cao và khả năng cây chịu hạn là kém dưới 50oC. Đây là cơ sở để khẳng định Sa nhân tím là cây ưa bóng, mọc ở những nơi mát ẩm. Sa nhân tím có 2 vụ hoa, quả trong một năm, vụ chính cây ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-8 và vụ phụ ra hoa tháng 7-8, quả chín tháng 11-12. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến các pha vật hậu trong năm, có thể làm cho quá trình ra hoa, kết quả nhanh hoặc chậm hơn ít nhất 15 ngày. Sa nhân tím trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có hàm lượng tinh dầu cao, trung bình lên tới 4,8% cao gấp 3,2 lần so với Dược điển Việt Nam V, qui định hàm lượng tinh dầu Sa nhân ≥ 1,5%. 131 * Về kỹ thuật nhân giống từ hạt và giâm hom gốc: Hạt giống thu hái tháng 8, gieo trên nền cát, cấy cây vào bầu dinh dưỡng kích thước 10x15cm, thành phần ruột bầu 94% đất tầng mặt + 5% phân chuồng hoai + 1% NPK(5:10:3), chăm sóc 7 tháng tuổi, chiều cao cây ≥ 30 cm, có ít nhất 8 lá xanh, cây sinh trưởng tốt, không bị nấm bệnh. Hom gốc 9 tháng tuổi, dài 20-30 cm, có mắt ngủ và một phần rễ từ 3-4cm, cấy vào bầu dinh dưỡng kích thước 15x18cm, thành phần ruột bầu 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK(5:10:3) chăm sóc 5 tháng tuổi, chiều cao cây ≥ 45cm, có ít nhất 8 lá xanh, cây sinh trưởng tốt, không bị nấm bệnh. * Về biện pháp kỹ thuật trồng Sa nhân tím: Trong nội dung nghiên cứu của luận án, Sa nhân tím trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội với mật độ 6.944 cây/ha, độ tàn che 0-2-0,3; bón lót 2 kg phân chuồng hoai/hố + bón thúc (695 kg NPK (5:10:3) + 1.390 kg HCVS)/ha/2 lần/năm, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 980,2 kg quả tươi/ha/năm, hàm lượng tinh dầu trong quả trung bình là 4,8% có tới 13 hợp chất hóa học chính trong tinh dầu. * Về kỹ thuật thu hái, sơ chế và bảo quản quả Sa nhân tím sau thu hoạch: - Quả Sa nhân tím được thu hái chọn, theo từng đợt, cắt từng chùng quả chín trước, những chùm quả non để lại thu đợt sau. Vụ chính giữa tháng 7 -8, vụ phụ giữa tháng 11-12. - Quả sau khi thu hái tiến hành loại bỏ tạp chất, bỏ cuống và phân loại quả theo 3 nhóm kích thước: Quả loại 1 có đường kính từ ≥ 0,8cm, quả chắc mẩy, gai đều, quả loại 2 có đường kính từ 0,5-0,79cm, quả trung bình và quả loại 3 có đường kính < 0,5cm, quả nhỏ, không đều. Sấy quả ở nhiệt độ 500C hoặc phơi ngoài nắng cho tới khi độ ẩm trong quả còn lại 12%. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng, quả khô đóng gói 2 lớp, kê cao cách mặt đất và xung quanh tường ít nhất 50 cm, thời gian bảo quản lên tới 18 tháng với quả loại 1 và 12 tháng với quả loại 2. 132 2. Tồn tại Mặc dù luận án đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn một số tồn tại sau: - Luận án chưa có điều kiện nghiên cứu chọn giống Sa nhân tím trồng khảo nghiệm tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Thời gian theo dõi, đánh giá năng suất quả Sa nhân tím mới dừng lại ở 30 tháng tuổi (giai đoạn năm thứ 3), chưa có điều kiện đánh giá năng suất quả Sa nhân tím ở năm thứ 4, giai đoạn Sa nhân tím đạt năng suất ổng định. - Luận án mới bố trí thí nghiệm trồng bằng cây hạt trong bầu dinh dưỡng mà chưa có điều kiện bố trí thí nghiệm trồng bằng cây giâm hom gốc để đánh giá, so sánh về sinh trưởng và năng suất quả Sa nhân tím. 3. Kiến nghị - Tiếp tục theo dõi, đánh giá năng suất và chất lượng quả Sa nhân tím ở giai đoạn tiếp theo. - Nguồn giống Sa nhân tím xuất xứ Kon Tum được luận án thí nghiệm trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có năng suất và chất lượng cao cần được đưa vào sản xuất nhân giống để phát triển mở rộng vùng trồng Sa nhân tím tại các huyện ngoại thành Hà Nội. - Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật luận án đã đề xuất để phát triển trồng Sa nhân tím ở các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội. 133 DANH MỤC NHỮNG BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bùi Kiều Hưng, Võ Đại Hải (2020), Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh và bảo quản quả Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp ISSN 1859-0373, số 1, 2020, trang 21-33. 2. Bùi Kiều Hưng, Võ Đại Hải (2021), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng và phát triển của Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp ISSN 1859-0373, số 2, 2021, trang 3-14. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Nguyễn Ngọc Bách (2006), Cây Sa nhân, Báo Nông nghiệp số 147 ngày 25/7/2006. 2. Ban Huấn luyện đào tạo cán bộ dược liệu Trung Quốc (1965), Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu, Nxb. Y học, Bắc Kinh, Bản dịch của Nguyễn Văn Lan, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Văn Thạch, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, trang 613 - 634. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, phần câu thuốc trang 643-645. 4. Nguyễn Quốc Bình (2005), Zingiberaceae, trong Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.3, Nxb Nông nghiệp, trang 492 - 496. 5. Nguyễn Quốc Bình (2009), Hình thái của họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt Nam và các đặc điểm nhận biết nhanh ngoài thiên nhiên, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 6. Nguyễn Quốc Bình (2011), Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 7. Bộ KHCN (2017), TCVN 11770:2017 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống Sa nhân tím. 8. Bộ NN&PTNT (2000), Tên cây rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Bộ NN&PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương Lâm sản ngoài gỗ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, trang 58 - 59. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018), Quyết định số 89/QĐ-BNN- TCLN ngày 10 tháng 01 năm 2018 về việc công nhận giống cây trồng lâm nghiệp. 11. Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Chuyên luận Sa nhân, Nxb Y học. 12. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Thượng Hải (2020), “Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng 135 miền núi Nghệ An”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 12-19. 14. Đào Thị Minh Châu, Trần Minh Hợi (2016), “Đa dạng của nhóm cây cho dầu và nhựa ở Vườn quốc Gia Pù Mát và hiện trạng thai khác, quản lí”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 54 (2C) (2016) 388-394. 15. Trần Minh Châu (2010), Nhiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) bằng phương pháp giâm hom, Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh. 16. Trương Văn Châu (2007), Nghiên cứu xây dựng mô hình nhân giống và trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp tỉnh. 17. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốcViệt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, tập 1,2. 18. Cục trồng trọt (2017). Quyết định số 137/QĐ-TT-VPBH ngày 30/6/2017 cấp Bằng Bảo hộ giống cây trồng. 19. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương và cộng sự (2017), “Một số phát hiện mới về thực vật trong họ Gừng ở Nghệ An bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An, số 2, trang 1-4. 20. Nguyễn Thi Thúy Diễm (2017), “Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng lên sự phát sinh chồi, rễ và loại giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng của cây gừng đen (Kaempferia parviflora) ở vườn ươm”, Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang, tập 16, số 4, trang 1-12. 21. Nguyễn Ngọc Đạo (2006), Trồng thử nghiệm Sa nhân tím trên đất Vĩnh Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu cấp tỉnh. 22. Dự án hỗ trợ Chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam - Pha II (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb Bản đồ, trang 536 - 541. 23. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, trang 266-269. 24. Nguyễn Lập Đức, Lê Nguyễn Việt Hoàng và cs (2015), “Nghiên cứu quy trình tách chiết và khảo sát hoạt tính sinh học của 6-Gingerol từ củ gừng (Zingiber 136 officinale-rosc)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 82-89. 25. Đinh Thị Hoa, Trần Minh Hợi (2009), Một số kết quả nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc tại KBTTN Côpia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009, Viên ST&TNSV, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) 26. Lê Thị Hương (2015), “Đặc điểm và phân bố chi Sa nhân ở Nghệ An”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An, số 9, trang 19-23. 27. Lê Thị Hương, Trần Thế Bách (2015), “Đa dạng di truyền chi Riềng (Allpinia) và Sa nhân (Amomum) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4/2015. 28. Lê Thị Hương, Trần Thế Bách, Nguyễn Quốc Bình (2015), “Giá trị sử dụng chi Riềng (Allpinia) và Sa nhân (Amomum) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6. 29. Lê Thị Hương, Trịnh Thị Hương và cs (2018), “Đa dạng họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 84-89. 30. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2004), Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu, Nxb Nông nghiệp, trang 39-45. 31. Nguyễn Thị Phương Lan (2004), Nghiên cứu các loài Sa nhân mọc hoang ở các xã miền núi tỉnh Ninh Thuận, Luận văn Thạc sĩ khoa học Dược học, Đại học Dược Hà Nội. 32. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa hoc kỹ thuật, Hà Nội. 33. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, trang 401 - 402. 34. Đỗ Tất Lợi và nhiều tác giả (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Tái bản lần thứ nhất, Nxb. Khoa học kỹ thuật, trang 643 - 648. 137 35. Đặng Ngọc Phúc, Nguyễn Thanh Tùng, Dương Thị Thùy Châu, Trương Thị Bích Phượng (2009), "Nhân giống In vitro cây Sa nhân tím (Amomum longiligular T.L.Wu)", Tạp chí Công nghệ Sinh học 9 (4A), 689-698, 2011. 36. Đào Lan Phương (1995), Nghiên cứu một số loài mang tên Sa nhân ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học, Đại học Dược Hà Nội. 37. Nguyễn Thanh Phương (1999), Nghiên cứu bảo vệ, tái sinh cây thuốc sa nhân tại Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh, Bình Định, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. 38. Nguyễn Thanh Phương (2006), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 55 trang. 39. Nguyễn Thanh Phương (2009), "Kết quả nghiên cứu tuyển chọn xuất xứ giống Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện KBang, tỉnh Gia Lai", Tạp chí KHCN Gia Lai, (số 6/2009), ISN 1895- 1442. 40. Nguyễn Thanh Phương (2010), "Kỹ thuật gieo ươm Sa nhân tím ở Quảng Ngãi", Theo Tập san Thông tin KH&CN, (số 02/2010). 41. Nguyễn Thanh Phương (2011), “Kết quả sinh trưởng, phát triển cây Sa nhân tím sau một năm trồng dưới tán rừng keo, tán rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên tại Cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên”, Tạp chí KHCN Gia Lai. 42. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 43. Nguyễn Tập (2007), Sa nhân tím, Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG Việt Nam, Nxb. Lao động. 44. Nguyễn Tập, Nguyễn Chiều và cộng sự (1995), Nghiên cứu bảo vệ tái sinh hai cây thuốc đặc sản Sa nhân, Vàng đắng và tạo thêm nguồn nguyên liệu chiết berberin ở Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài cấp Nhà nước KY. 02.04, 1992 - 1995. 45. Nguyễn Tập, Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương, Cù Hải Long, Ngô Văn Trại, Vũ Văn Quyết (2007), "Kết quả bước đầu trồng Sa nhân 138 tím ở vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Dược liệu, tập 12 (Số 3+4/2007), trang 74 - 77. 46. Bảo Thắng (2003), Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam, Nxb. Lao động - Xã Hội, trang 8-7. 47. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 48. Thủ tướng Chính phủ (2021): Quyết định 376/Q Đ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 49. Nguyễn Công Thực, Nguyễn Văn Dụ (2012), "Kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng phân bố một số cây thuốc có giá trị kinh tế tại tỉnh Lai Châu năm 2009", Tạp chí Y dược học cổ truyền Quân sự, (số 1/2012). 50. Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh (2007), “Khảo sát tinh dầu và thành phần hóa học cao ethyl acetate từ củ gừng nhật bản (Zingiber officinale Roscoe var Kintoki)”, Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, số 7, trang 157-162. 51. Võ Văn Trí (2009), Xây dựng mô hình sản xuất Sa nhân vùng miền núi tỉnh Quảng Bình, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 52. UBND huyện Đình Lập (2016), Đề án Phát triển vùng trồng cây Dược liệu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Đình Lập (Số 568/ĐA-UBND ngày 26/7/2016). 53. UBND thành phố Hà Nội (2020), Quyết định 1002/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 về việc phê duyệt đề án khung nhiệm vụ KHCN về quỹ gen cấp thành phố thực hiện trong giai đoạn 2021-2025. 54. UBND thành phố Hà Nội (2021), Quyết định 1002/QĐ-UBND ngày 01/3/2021 về việc công bố hiện trạng rừng Thành phố Hà Nội năm 2020. 55. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2018), Quyết định số 301/QĐ-KHLN- KH ngày 03 tháng 7 năm 2018 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím bằng phương pháp nuôi cấy mô. 139 II. Tiếng Anh 56. Alcaraz M L, Montserrat M, Hormaza J I. “In vitro pollen germination in avocado (Persea americana Mill.): Optimization ofthe method and effect of temperature”, Scientia Horticulturae, 2011,130:152-156. 57. T T Anh, N H Bao Ngoc, N D Phuc, D D Nhat, P H Danh and L G Bach (2020), “Essential oil from Amomum Longiligulare T.L. Wu cultivated in Ninh Thuan province, Vietnam, IOP Conf. Series”: Materials Science and Engineering 991 (2020) 012113. 58. Binh, Nguyen Quoc (1999), Amomum Roxb. In: L. S. De Padua, N. Bunyapraphatsara & R. H. M. J. Lemmens (Editors), Plant Resources of South. East Asia; No 12 (1) - Medicinal and Poisonous Plants 1, Backhuys Publishers, Leiden, p. 113 - 119. 59. Catherine Aubertin (2004), Cardamom (Amomum spp.) in Laos PDR: The hazardous future of an agroforest system product. In: Koen Kusters and Brian Belcher (Editors), Forest product, livelihoods and conservation - 26. Case International forestry Research (CIFOR) - Bogor, Indonesia, p. 43-60. 60. Dafni A, Pollination Ecology, New York, Oxford Univ-ersity Press,1992:59. 61. Daher F B, Chebli Y, Geitmann A, Optimization of conditions for germination of coldstored Arabidopsis thaliana pollen, Plant Cell Rep, 2009,28:347-357. 62. Delin Wu & Kai Larsen. (2004), Zingiberaceae in Flora of China. Science Press, Beijing and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. 63. Ding H, LI S X. The relation of phosphorous nutrition to growth and symbiotic nitrogen fixation of soybean cultivars, Actauait Agric.Boreaci- Occidenta lis, 1998(5): 67-70. 64. Dorota Wrońska-Pilarek, Anna Tomlik-Wyremblewska, Pollen viability and in vitro germination of selected Central European species from genus Rosa analysed with different methods, Dendrobiology, 2010,64:43-53. 65. Dung, Vu Van, Jenne De Berr, et al. (2002), An overview of the NTFP Sub - sector in Vietnam, FSI & NTFP Project, p. 45 - 56. 140 66. Hanh NP, Binh NQ, Adhikari BS. (2014), Distribution of Alpinia (Zingiberaceae) and their use pattern in Vietnam, J Biodivers Endanger Species, 2: 121. 67. Information and analysis for sustainable forest management: Linking national and International efforts in South and Southeast Asia, Non - wood forest products in 15 countries of tropical Asia an overview, EC - FAO partnership programme (2000 - 2002), p. 102 - 188. 68. Jiang Ke, Wu Delin, Kai Larsen. (2000), Zingiberaceae, Flora of China 24: 322–377. 69. Khatum S, Flowers T J. The estimation of pollen viability in rice, J Exp Bot, 1995,46:151-154. 70. Pieter Poot,Hans Lambers. “Are trade-offs in allocation pattern and root morphology related to species abundance? A congeneric comparison between rare and common species in the south-western Australian flora”, Journal of Ecology, 2003, 91: 58-67. 71. Rodriguez-Enriquez1 M J, Mehdi S, Dickinson H G, et al. “A novel method for efficient in vitro germination and tubegrowth of Arabidopsis thaliana pollen”, New Phytologist, 2013(197): 668-679. 72. Tap Nguyen, Pham Thanh Huyen, Le Thanh Son, Ngo Duc Phuong, Cu Hai Long, Ngo Van Trai, Vu Van Quyet (2007), Initial achievement in planting Amomum longiligulare in Quan Chu commune, Dai Tu district, Thai Nguyen province. In: Proceedings of the International Workshop on the Role of NTFPs in Poverty alleviation and biodiversity conservation, Hanoi, June 2007, IUCN, p. 118 - 122. 73. Tushar, Basak S, Sarma GC, Rangan L. (2010), J Ethnopharmacol, 132(1): 286-296. 74. Wongsatit Chuakul, 2003. Thai J Phytophar 10(1); 25-32. 75. Wu, Z. Y. & P. H. Raven, eds. (2000), Flora of China. Vol. 24 (Flagellariaceae through Marantaceae). Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis, p. 347-356. 141 76. Zhao Jin, Dong Zhi (2009), "Anti- inflammation, analgesic and anti- diarrhea effect of volatile oil from Amomum longiligulare T.L. Wu", Chinese traditional patent medicine. 77. Zheng Haishui & He Kejun (1991), Intercropping in Rubber Plantation and Its Economuc benefit: Rubber - Amomum longiligulare, Research Institute of Tropical Forestry, CAF, P. R. China and Development Research Centre, Canada. 78. Aneja RK, Joshi R (2009), “Antimicrobial activity of Amomum subulatum and Elettaria cardamomum against dental caries causing microorganisms”, Ethnobotanical Leaflets 13: 840- 849.42 79. Haiyan Yu (2002), Reserch on ABT and GGR International Application and Cooperation, China Forestry Publishing House, Beijing. 80. Hongdong X, Lei N, Yuchai X (2006), “Tissue culture and rapid propagation of Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire”, Chinese wild plant resources 3:61-63. 81. Hong H, Na TL (2005), “Tissue culture plantlet regeneration of Amomum villosum”, plant physiology communications 1: 57 – 61. 82. Leong-Skornickova, J., Tran, H.D., Newman, M., Lamxay, V. & Bouamanivong, S. (2012), Amomum Longiligulare, IUCN 2013. IUCN Red list of Threatened Species summary/ 202212/0. 83. Li W, Wang JP, Shigematsu M, Lu GZ (2011), “ Chemical composition and antimicrobial activity of essential oil from Amomum Tsao-Ko cultivated in Yunnan area”, Advanced Materials Research 183:910-914. 84. Ping JL (2004), “Micropropagation of Amomum villosum Lour”, Subtropical Plant science 33: 37- 38. 85. Rao M, Wenli Z, Fanhua W, Chenghe H (2004), “Tissue Culture of Amomum krervanh”, plant physiology communications 2: 208 – 211. 86. Rao M, Wenli Z, Fanhua W, Chunlin Q, Guixiu H (2003), “ In vitro Culture of Amomum Longiligulare T. L. Wu”, chinese jounal of tropical agriculture 4: 1 – 4. 87. Sajina A, Mini MP, John ZC, Babu NK, Ravindran NP, Rerter VK (1997), “Micropropagation of large cardamom (Amomum subulatum Roxb)”, Journal of Spices and Aromatic Crops 6 (2):145 – 148. 142 88. Tefera W, Wannakrairoj S (2004), “Micropropagation of Krawan (Amomum kerervanh Pierre ex Gagnep)”, Science Asia 30:9 -15. 89. Overbeek J. Van et al. (1944), Coconut Milk used for growth and development of very young Datura embryos, Science,94,pp.350- 90. E.A. Kalasnikova, Q.V.Khuat &R.N.Kirakosyan (2022), ”Effect of Plant Growth Regulators on In Vitro Plant Regeneration of Purple Amomum Amomum longiligulare T.L. Wu”, Russian Journal of Plant Physiology volume 69, Article number: 168 (2022) 91. Qu Huijuan, Ou Hongya, Lin Kaiwen, Wei Na. (2023), “Research progress on chemical constituents and pharmacological activities of Amomum longiligulare T. L. Wu”, Journal of Hainan Medical University. 92. HUANG Yan, LI Hai-long, TAN Yin-feng, WANG Yong, GONG Jing-wen3, LAI Wei-yong (2018), GC-MS analysis of chemical constituents in the supercritical CO2 extracts of fruits of Amomum longiligulare T. L. Hainan Med J, Jun. 2018, Vol. 29, No. 11. III. Tiếng Trung Quốc 93. 刘长成, 魏雅芬, 刘玉国, 等. 贵州普定喀斯特次生 林乔灌层地上生 物量[J]. 植物生态学报, 2009(4): 698-705. 94. 夏焕柏.茂兰喀斯特植被不同演替阶段的生物量和净初级生产力估算[J]. 贵州林业科技, 2010(2): 1-7. 95. 杨主泉. 岩溶石漠化山地林分生物量分布规律和生产 力特征研究[J]. 广东 农业科学, 2013(7): 160-163. 96. 姚 健, 王 丁, 张显松, 等. 不同地表覆盖方式对 土壤水分、 温度及 幼苗生长的影响[J]. 南京林业大 学学报, 2009(5): 7-11. 97. Chen Zhenxia Xie Xiaoli Pang Yuxin Yu Fulai Guan Lingliang (2016), 海南 砂仁高产种植技术与推广, 热 带 农 业 科 学, 第 36 卷第 6 期. 143 98. 国家药典委员会.中华人民共和国药典(一部)[M].北京:中国 医药科技出 版社,2010:206. 99. 汤丽云,何国振,苏景,等.道地春砂仁产业发展的策略研究[J]. 中国农学通 报,2012,28(8):94-99. 100. 高伟.药用植物阳春砂生殖生物学特性初步研究[D].广州:广 州中医药大 学,2011. 101. 彭建明,李荣英,李戈,等.阳春砂的开花动态及花粉活力和柱 头可授性研 究[J].云南中医学院学报,2011,34(6):11-14. 102. 刘倩倩,徐一帆,林新春,等.雷竹花粉萌发率及贮藏方法研 究[J].福建林学 院学报,2012,32(2):146-150. 103. 韦援教,曹有龙,秦垦,等.宁夏枸杞花粉活力测定方法比较研 究[J].江苏 农业科学,2011,39(2):360-362. 104.徐臣善.苹果花粉萌发生理影响因子的研究[J].中国农学通报, 2011,27(31):163-167. 105. 熊友华,闫建勋,刘念.4 种姜花属植物花粉活力和柱头可授 性研究[J].安 徽农业科学,2011,39(13):7625-7626. 106. 钟国成,张利,杨瑞武,等.丹参及其近缘种花粉活力与柱头可 授性研究[J]. 中国中药杂志,2010,35(6):686-689. 107. Yang Ruipei, Xu Shanxiong, Chen Wei, Lai Xiaoping, He Guozhen (2014), 海南砂生殖生物学特性研究. 广东农业科学2014年第9期 Website 108. WWW Flora of China. 109.https://nongnghiep.vn/sa-nhan-tim-duoi-tan-rung-vinh-thanh- post9388.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bo_sung_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_bien.pdf
  • pdf2 Tóm tắt luận án nộp HĐ cấp Viện (TV).pdf
  • pdf3 Tóm tắt luận án Tiếng anh nộp cấp Viện (Hưng).pdf
  • doc4. Thong tin ve luan an đăng lên mang (TV+TA).doc
  • doc5. Trích yếu luận án Sa nhân tím.doc
  • pdfcv đăng web.pdf
Luận văn liên quan