5.2. Kiến nghị
1) Đối với Nhà nước
- Công tác quy hoạch SXNN và vùng nguyên liệu phải đi trước một bước.
Cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch sản phẩm
của Tỉnh. Đẩy mạnh công tác quy hoạch sản xuất, từng bước hình thành các vùng
sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung. Tránh tình trạng mất cân đối giữa
vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán; tạo
điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cũng như các cơ quan, tổ chức liên
quan tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Ban hành một số chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu
thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tạo điều kiện thu hút các DN đầu tư, liên
kết vào nông nghiệp - nông thôn Ninh Bình, giúp các DN yên tâm đầu tư vào sản
xuất ngành Nông nghiệp. Khuyến khích tối đa DN vào phát triển sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn nông thôn. Qua đó, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất;
cung ứng đầu vào và tiêu thụ nông sản; tạo việc làm cho người lao động, rút bớt lao
động trực tiếp làm nông nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý, đào tạo, tập huấn cho nông dân và
các bên liên quan trong việc ký kết, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản
178 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chủ thể tham gia liên kết
* Cơ sở của nhóm giải pháp
Trên thực tế thực hiện phương thức liên kết tiêu thụ nông sản của hộ nông
dân trong tỉnh là hợp đồng văn bản dưới dạng hợp đồng sản xuất và mua bán nông
sản, còn gọi là hợp đồng bao tiêu sản phẩm, là loại hợp đồng mà mức độ của chiều
sâu liên kết là ít nhất nhưng nó lại thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất và lợi ích lớn
nhất của cả nông dân và doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và cung
ứng nguồn nguyên liệu cho DN chế biến. Phương thức này thường vướng mắc về
cách thức tiêu thụ những sản phẩm không đạt chuẩn về chất lượng, kích cỡ hoặc
vượt sản lượng đã ký kết:
139
- Đối với hình thức đa chủ thể: Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng
Quang là đơn vị liên kết trong SX và tiêu thụ sản phẩm lúa giống cho các hộ nông
dân trong xã. Tuy nhiên công ty không ký hợp đồng trực tiếp với từng hộ nông
dân mà ký hợp đồng với HTXNN, tổ chức đại diện cho các hộ nông dân trực tiếp
SX lúa giống. HTXNN thay mặt cho hộ nông dân ký hợp đồng cung ứng vật tư,
chuyển giao kỹ thuật, thu mua sản phẩm với hộ nông dân trong xã. Trong mô hình
liên kết này công ty Hồng Quang thực hiện cung ứng đầu vào bao gồm giống gốc,
phân bón, thuốc sâu, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật SX và bao tiêu sản phẩm cho hộ
nông dân, tạo điều kiện cho hộ nông dân yên tâm SX lúa giống nâng cao thu nhập.
Các hộ nông dân thanh toán vật tư được công ty cung ứng theo phương thức trả
chậm, đối trừ vào tiền sản phẩm khi hộ nông dân bán sản phẩm lúa giống cho
doanh nghiệp thông qua HTX. Sản lượng giống gốc mà công ty cung ứng cho hộ
được căn cứ vào diện tích SX lúa giống của mỗi hộ gia đình trong vùng quy hoạch
với định mức 1kg/sào. Nhờ đó, HTXNN và công ty Hồng Quang có thể kiểm soát
được sản lượng lúa giống SX ra ở mỗi hộ SX. Công ty Hồng Quang cũng cam kết
thu mua 100% lượng lúa giống SX ra trên diện tích đã ký hợp đồng với hộ nông
dân thông qua HTX. Việc ứng trước vật tư cho nông dân và thực hiện thu mua
100% sản phẩm theo giá cao hơn để đảm bảo SX lúa giống có hiệu quả hơn so với
SX lúa thương phẩm là yếu tố cơ bản để các hộ nông dân yên tâm SX, đảm bảo
kết quả, hiệu quả của mô hình liên kết.
- Đối vơi hình thức hạt nhân trung tâm: Công ty CPTPXK Đồng Giao hiện
đang liên kết với hộ dân sản xuất dứa theo hình thức chủ yếu là giao khoán đất của
công ty cho hộ dân và thu mua lại sản phẩm dứa nguyên liệu của hộ theo Nghị định
135/NĐ-CP/2005 của Chính Phủ. Theo đó người dân mong muốn có đất sản xuất
làm đơn xin công ty cấp đất và ký Hợp đồng giao khoán sử dụng đất bằng văn bản
với công ty, trong đó quy định rõ diện tích đất giao khoán, trách nhiệm và nghĩa vụ
của bên giao khoán và bên nhận khoán trong suốt thời hạn giao khoán. Ngoài ra
hàng năm công ty sẽ ký Hợp đồng giao khoán SXNN với hộ nhận khoán đất dựa vào
hiện trạng đất đai, cơ cấu cây trồng thực tế của hộ trong năm và nhu cầu nguyên
140
liệu của công ty. Hợp đồng này xác định rõ diện tích trồng mỗi giống dứa ở từng vụ,
sản lượng giao khoán, giá thu mua dứa trong năm...
- Đối với hình thức qua trung gian: DN nấm Hương Nam không ký hợp
đồng trực tiếp với từng hộ nông dân sản xuất nấm mà doanh nghiệp ký hợp đồng
với tổ chức đại diện cho các hộ nông dân là các HTXNN ở thôn, xã. HTXNN thay
mặt hộ nông dân ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, chuyển giao kỹ thuật, thanh toán
nhận trả bằng văn bản với DN nấm Hương Nam còn DN chỉ kiểm tra chất lượng
sản phẩm khi HTX bán sản phẩm cho doanh nghiệp. HTX không ký hợp đồng bằng
văn bản mà chỉ thỏa thuận miệng với từng hộ nông dân. Ban chủ nhiệm HTX có
trách nhiệm đôn đốc các hộ nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất nấm ăn để
đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của DN.
* Vai trò của các chủ thể tham gia liên kết
- Đối với phía doanh nghiệp
+ Kế hoạch cụ thể về nhu cầu, khả năng tiêu thụ sản phẩm nông sản của DN.
+ Ký kết hợp đồng, cam kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân theo đúng đơn
đặt hàng (về số lượng và giả cả) tạo uy tín cao với đối tác. Cung ứng vật tư sản xuất
cho người dân để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản sau sản xuất.
+ Phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cử cán bộ kỹ thuật của DN
hoặc nhà khoa học hướng dẫn cho người sản xuất để đảm bảo thực hiện đúng quy
trình kỹ thuật và chất lượng hàng hóa sau sản xuất.
+ Phối kết hợp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành để cùng
tiêu thụ sản phẩm nông sản được sản xuất trên địa tỉnh.
- Về phía các tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất (HTXNN, người dân,)
+ Hợp tác, cam kết, tôn trọng và thực hiện đúng các nội dung đã ký trong
hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm và thực hiện đúng các quy trình đã được
hướng dẫn để đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra với các DN nhằm
đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa đã thỏa thuận.
+ Chủ động liên kết giữa các hộ với nhau để hình thành vùng sản xuất hàng
hóa tập trung có quy mô lớn. Duy trì, củng cố và tiếp tục đầu tư vào sản xuất sau
khi Nhà nước dừng việc hỗ trợ ban đầu nhằm khuyến khích trong sản xuất
141
4.2.4.2. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về thời gian.
Cần kết hợp cả hai hình thức hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Hình thức hợp
đồng ngắn hạn theo từng vụ hay năm sản xuất nhờ có các qui định cụ thể về số
lượng và giá cả nên có tính ràng buộc về pháp lý cao. Tuy nhiên loại hợp đồng này
không đảm bảo xác lập mối quan hệ liên kết lâu dài giữa hai bên DN và nông dân;
làm hạn chế các khoản đầu tư dài hạn của DN cho nông dân. Do đó một hợp đồng
dài hạn kèm theo hợp đồng ngắn hạn tuy chưa thể qui định cụ thể giá cả nhưng có
thể có các cam kết về tiêu thụ, đầu tư và nguyên tắc định giá sẽ giúp cho DN an tâm
đầu tư và người nông dân an tâm gắn bó với DN lâu dài.
Thời điểm mà Công ty thu mua sản phẩm lúa giống của hộ nông dân ở vụ
xuân là tháng 7, vụ mùa là tháng 10. Tuy nhiên, khoảng 50% ý kiến của hộ nông dân
cho biết thời điểm thu mua hiện nay là chưa thực sự phù hợp. Công ty Hồng Quang
và HTX nên tiến hành tham khảo ý kiến của các hộ nông dân để điều chỉnh thời điểm
thu mua sản phẩm lúa giống cho phù hợp với mong muốn của hộ nông dân.
4.2.4.3. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về số lượng.
Số lượng sản phẩm mà hai bên cam kết mua bán cho nhau thể hiện lợi ích
căn bản của nông dân về thị trường tiêu thụ và của DN chế biến về nguồn cung cấp
nguyên liệu. Trong nông nghiệp, sản lượng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên,
thời tiết, dịch bệnh vì vậy ràng buộc về số lượng rất khó xác định một cách chính
xác. Mặt khác khả năng thực thi cam kết về sản lượng của nông dân phụ thuộc vào
nhiều nhân tố khác như: Gía cả, sự cạnh tranh của DN khác và tính nghiêm minh
của pháp luật.
4.2.4.4. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về chất lượng
Điều khoản chất lượng trong hợp đồng bao gồm ba vấn đề: Tiêu chuẩn chất
lượng, phương pháp đo lường, kiểm nhận chất lượng và sai biệt giá cả theo chất
lượng. Trong điều kiện trình độ văn hóa của bà con nông dân còn thấp và tâm lý
ngại phiền hà phức tạp như hiện nay thì phương hướng để giải quyết vấn đề chất
lượng là phải đơn giản hóa. Theo đó tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp đo
lường cần được chuyển từ các chỉ tiêu mang tính KHKT đòi hỏi phải có công cụ đo
lường chuyên dùng mới thực hiện được và vượt xa trình độ hiểu biết của nông dân
142
thành các chỉ liêu chất lượng cảm nhận trực tiếp bằng giác quan hoặc dụng cụ đo
lường thông thường mà nông dân hiểu và áp dụng được. Sự biến đổi giá cả theo
chất lượng là phù hợp với qui luật giá trị. Tuy nhiên do tâm lý nông dân ngại phải
tốn công để xử lý sản phẩm và phân loại chất lượng; thiếu lòng tin vào việc đo
lường chất lượng của doanh nghiệp, ảnh hưởng của những hành vi tiêu cực của
nhân viên thu mua, vì vậy doanh nghiệp có thể qui định mức chất lượng tối thiểu để
bao mua cho nông dân và tự đảm nhận khâu xử lý phân loại hoặc nếu phải phân loại
cần giảm thấp nhất số loại phẩm cấp cần thực hiện.
- Đối với hình thức đa chủ thể: Rất nhiều hộ nông dân muốn bán sản phẩm
lúa giống của mình cho Công ty Hồng Quang nhưng chất lượng sản phẩm không
đáp ứng được yêu cầu của công ty, đặc biệt là do lúa giống bị lẫn với lúa thường.
Theo quy định của công ty, nếu sản phẩm lúa giống có hạt lúa khác có lẫn vào (có
thể phân biệt được) thì sẽ coi như sản phẩm không đủ tiêu chuẩn và công ty sẽ
không thu mua. Đây là điều khó thực hiện đối với nhiều hộ nông dân do hộ nông
dân có thể cấy một số giống lúa khác và cùng thu hoạch và phơi trên sân với sản
phẩm lúa giống nên tình trạng lẫn rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, yêu cầu về tạp chất
tối đa trong sản phẩm lúa giống là không quá 1%, độ ấm tối đa là không quá 13%...
Chính vì vậy, tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật SX, cách thức phơi lúa giống,
phương pháp bảo quản, kỹ thuật khử lẫn cho lúa giống là hết sức quan trọng để
đảm bảo sản phẩm của hộ nông dân đáp ứng được yêu cầu và có thể bán cho công
ty thu mua, qua đó tăng cường kết quả và hiệu quả của mô hình liên kết. Hiện
công ty Hồng Quang thông qua HTX đang cung ứng giống, phân vi lượng, thuốc
sâu cho hộ nông dân. Tuy nhiên, giá bán giống của công ty Hồng Quang được
nông dân đánh giá là tương đối cao (50 nghìn đồng/kg), trong khi khối lượng phân
vi lượng NEB và thuốc trừ sâu được công ty hỗ trợ là thấp. Công ty Hồng Quang
và dự án nên tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân, đặc biệt là hỗ trợ phân vi
lượng NEB để năng suất chất lượng sản phẩm lúa giống của hộ nông dân được
đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của công ty.
- Đối với hình thức hạt nhân trung tâm: Theo ý kiến của các hộ dân, hoạt động
hỗ trợ vật tư, đặc biệt là phân bón cho các hộ trồng dứa của công ty còn khá nhiều tồn
143
tại. Công ty cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc hỗ trợ cung ứng các loại phân
bón cho hộ để các hộ dân có thể chăm sóc dứa đúng theo quy trình kỹ thuật nhằm
đảm bảo năng suất, sản lượng, thời gian thu hoạch theo đúng kế hoạch đề ra. Bên
cạnh đó, công ty cần xác định mức giá bán các loại vật tư ứng trước cho hộ một cách
hợp lý hơn để hộ lựa chọn sử dụng vật tư phân bón ứng trước của công ty.
- Đối với hình thức qua trung gian: Để tăng cường quan hệ liên kết thì
trước hết DN cần duy trì và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cung ứng giống
nấm, cung ứng các loại vật tư và hỗ trợ kỹ thuật trồng nấm cho các hộ dân. Bên
cạnh việc cung ứng giống nấm và một số loại phân bón như hiện nay, DN có thể
cung ứng thêm một số yếu tố đầu vào khác phục vụ cho việc sản xuất, bảo quản
nấm của hộ gia đình như hỗ trợ xây dựng lán trại trồng nấm hoặc cho vay vốn
ban đầu để đầu tư phát triển sản xuất nấm. Đối với các hộ nông dân nghèo, DN
và HTX có thể xem xét để tăng định mức cung ứng phân bón, tăng mức hỗ trợ
cho vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ triển khai thực hiện hoạt động
trồng và chăm sóc nấm đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc tổ chức các
lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản nấm cũng cần được triển khai
một cách thường xuyên hơn để người dân yên tâm sản xuất, tăng chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu của DN.
4.2.4.5. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về giá cả
Gía cả phản ảnh lợi ích căn bản nhất của hai bên hợp đồng và do đó cũng là
nguyên nhân gây nên nhiều tranh chấp nhất. Ràng buộc về giá cả trong hợp đồng là
yếu tố đảm bảo cao nhất cho tính pháp lý, ràng buộc giữa hai bên hợp đồng.
- Đối với hình thức hạt nhân trung tâm: Đa số hộ nông dân cho rằng, giá thu
mua của công ty là thấp và không linh hoạt. Công ty cần nghiên cứu để sửa đổi một
số điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo lợi ích của người nông dân trồng dứa. Ví
dụ, khi giá thị trường cao hơn giá thu mua của công ty đến một mức độ nhất định
(ví dụ 50%), công ty cần điều chỉnh tăng giá thu mua lên một tỷ lệ nào đó (ví dụ
20%) để đảm bảo lợi ích của hộ nông dân, hạn chế tình trạng hộ nông dân bán dứa
cho tư thương. Đối với sản lượng vượt khoán, thay bằng việc chỉ thu mua với giá
cao hơn 250-500 đồng/kg so với giá trong hợp đồng như hiện nay, công ty cần thu
144
mua với mức giá tương đương 90% giá bán trên thị trường, khi đó người nông dân
sẽ thấy quyền lợi của họ được đảm bảo và sẽ tuân thủ tốt hơn các điều khoản trong
hợp đồng đã ký kết.
- Đối với hình thức qua trung gian: Trong hợp đồng ký kết, giá thu mua sản
phẩm nấm ăn đã được thống nhất. Tuy nhiên, khi giá bán trên thị trường cao hơn
đáng kể so với giá thu mua trong hợp đồng thì việc vi phạm hợp đồng, bán sản
phẩm ra bên ngoài rất dề xảy ra. DN cần xem xét để có thể bổ sung điều khoản điều
chỉnh giá thu mua sản phẩm trong trường hợp giá trên thị trường tự do cao hơn một
mức nhất định (chẳng hạn 15%) so với giá thu mua trong hợp đồng.
4.2.4.6. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về phương thức giao nhận và thanh toán
Phương thức giao nhận và thanh toán theo nhu cầu tâm lý của nông dân có
sự khác biệt lớn với thói quen, cung cách quản lý của DN chế biến với tư cách là
một DN lớn. Vì vậy cần tùy trường hợp cụ thể để có cách thức xác định phù hợp.
- Đối với hình thức hạt nhân trung tâm: Việc công ty thanh toán chậm hơn so
với thời gian quy định trong hợp đồng (mặc dù công ty có trả lãi suất) đã làm cho
nhiều hộ gặp một số khó khăn trong sản xuất và đời sống, và nhiều hộ vin vào lý do
đó để vi phạm hợp đồng đã ký kết với công ty. Do vậy, công ty cần có kế hoạch đảm
bảo nguồn tài chính, làm các thủ tục thanh toán kịp thời cho các hộ nông dân, qua đó
tăng cường uy tín của công ty trong việc thực hiện hợp đồng với hộ nông dân.
- Đối với hình thức qua trung gian: DN cần huy động nguồn tài chính để đảm
bảo thanh toán cho các hộ nông dân ngay sau khi hộ nông dân bán sản phẩm cho
DN đúng như cam kết trong hợp đồng, tránh tình trạng thanh toán cho hộ quá chậm
làm cho hộ nông dân mất lòng tin vào DN và dẫn đến hộ nông dân vi phạm cam kết,
bán sản phẩm ra bên ngoài để có thể nhận được tiền ngay.
4.2.4.7. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về xử lý rủi ro
Tham gia hợp đồng nhằm tránh được rủi ro trong sản xuất kinh doanh là
động lực mạnh mẽ để cả DN và nông dân tham gia hợp đồng. Cam kết sản xuất,
cung ứng sản phẩm, đầu tư cho sản xuất của cả hai bên, giá sàn bảo hiểm đều là các
điều khoản có liên quan đến xử lý rủi ro.
145
Theo đó khi giá cả thị trường xuống thấp hơn giá định trước hoặc giá sang
bảo hiểm thì nông dân cần sẵn lòng đàm phán và chấp nhận điều chỉnh giảm giá
mua bán sản phẩm một cách hợp lý để DN đỡ phần thua lỗ.
Ngược lại khi giá thị trường cao hơn giá định trước, DN cần chủ động tăng
giá mua cho người nông dân để khuyến khích họ thực hiện tốt hợp đồng. Trong
trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, mất mùa cần có sự chia sẻ của DN chế biến
để hỗ trợ cho nông dân theo một tỉ lệ thiệt hai nhất định dưới các hình thức như:
Giảm nợ đầu tư, giản thời hạn thu hồi nợ đầu tư hoặc tăng giá mua cho nông dân để
động viên nông dân gắn bó lâu dài với DN và cũng là để tăng thêm khả năng thực
hiện hợp đồng.
4.2.4.8. Hoàn thiện qui tắc, ràng buộc về xử lý tranh chấp.
Tranh chấp hợp đồng là một hiện tượng tất yếu của mọi loại hợp đồng. Tuy
nhiên xử lý tranh chấp trong nông nghiệp hợp đồng có những đặc điểm riêng đó là
(i) Nông dân ít quan tâm đến các ràng buộc trong hợp đồng, họ chỉ có thái độ phản
ứng khi tranh chấp xảy ra; (ii) Nông dân không quen với việc xử lý tranh chấp qua
tòa án; (iii) Gía trị tranh chấp hợp đồng thường không lớn.
Muốn giải quyết được tranh chấp trong hợp đồng DN nông dân cần: (i) hợp
đồng phải qui định các ràng buộc cụ thể về các biểu hiện vi phạm hợp đồng về số
lượng, chất lượng, thời gian giao nhận, thanh toán..; chế tài trách nhiệm của mổi
bên làm cơ sơ sở cho giải pháp tự thực thi (thỏa thuận) và cuối cùng mới đến
phương thức giải quyết tranh chấp bằng hành chính hay pháp luật khi hai bên không
tự giải quyết được; (ii) Ngoài qui định về chế tài xử lý tranh chấp tại tòa án Huyện
như hiện nay cần bổ sung chế tài xử lý tranh chấp và xử phạt hành chính thuộc thẩm
quyền của UBND xã trong hợp đồng liên kết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn luận án đã đề xuất phương hướng và
giải pháp cơ bản để tăng cường các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của
các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Theo đó để tăng cường phát
triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân cần quán
146
triển 2 quan điểm và 5 định hướng mà luận án đã chia ra. Trong đó đáng chú ý là
quan điểm: Chuyển giao, ứng dụng KHCN và các mô hình khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư có hiệu quả, nhất là các tiến bộ KHKT về giống cây trồng, vật
nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao để nhân rộng vào sản xuất, áp dụng
quy trình canh tác tiên tiến, tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm, hạn chế những tác động bất lợi của thời tiết.
Đồng thời luận án đã đề xuất hệ thống 4 giải pháp lớn đó là:
(i) Nhóm giải pháp về tuyên truyền; (ii) Lựa chọn hình thức tổ chức liên kết
tiêu thụ nông sản của hộ nông dân phù hợp; (iii) Nhóm giải pháp về chính
sách;(iv) Giải pháp hoàn thiện qui tắc ràng buộc và nâng cao hiệu quả công tác
quản trị hợp đồng.
Các giải pháp đề xuất đã căn cứ vào thực trạng liên kết và dựa trên cơ sở phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hình thức liên kết đã đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn của giải pháp.
147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở kế thừa các khái niệm đã xây
dựng được các khài niêm về nông sản, tiêu thụ nông sản, liên kết kinh tế, hình thức
liên kết tiêu thụ nông sản. Hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu các hình thức liên
kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân theo logic vần đề nghiên cứu như sau;
phân loại các hình thức; vai trò và nguyên tắc; nội nghiên cứu các hình thức như
phương thức, tác nhân liên kết; các quy tắc ràng buộc; các nhân tố ảnh hưởng. Đồng
thời kết hợp với nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ,
Thái Lanvà ở một số địa phương ở Việt Nam, tác giả đã vận dụng các phương pháp
và xây dựng cho luận án khung phân tích để làm cơ sở trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài.
2) Về kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ:
- Các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu của tình Ninh Bình bao gồm lúa
thường, lúa giống, nấm ăn, cói, mía, dứa, chuối. Trong số đó, dứa nguyên liệu, nấm
ăn, lúa giống là các sản phẩm nông sản được tiêu thụ chủ yếu thông qua mối quan
hệ liên kết dưới các hình thức khác nhau như hình thức hạt nhân trung tâm, hình
thức liên kết đa chủ thể, liên kết qua trung gian và liên kết phi chính thống.
- Trong các hình thức liên kết thì hình thức hạt nhân trung tâm với sự hỗ trợ
các yếu tố đầu vào và sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của đơn vị liên kết đã tương đối
bảo đảm việc tuân thủ điều khoản trong hợp đồng thỏa thuận. Trong năm 2012 đơn
vị liên kết đã ký hợp đồng với 1547 hộ dân với tổng sản lượng giao khoán là 11,9
ngàn tấn và đã thu mua hoàn thành vượt mức sản lượng giao khoán, chỉ đạo thực
hiện và hoàn thành diện tích trồng mới đúng theo kế hoạch của công ty đã đề ra.
Trong hình thức liên kết đa chủ thể, mối liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống được thể hiện khá cụ
thể và rõ nét, đặc biệt là vai trò của Công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang
và vai trò của HTX nông nghiệp. Đối với hình thức liên kết qua trung gian trong
tiêu thụ sản phẩm nấm ăn thì HTX nông nghiệp đóng vai trò trung gian, là cầu nối
148
giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong việc cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật và
tổ chức thu mua sản phẩm. Trong hình thức liên kết phi chính thống, mặc dù mức
độ tuân thủ các điều khoản thỏa thuận của hộ nông dân và của cơ sở thu gom có
thấp hơn so với các hình thức liên kết chính thống nhưng đa số các hộ vẫn sẽ tiếp
tục tham gia hình thức thỏa thuận này trong thời gian tới bởi vì hộ có thể bán được
sản phẩm nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giá cả được thỏa thuận phải chăng tùy
theo biến động của thị trường.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tham gia liên kết và kết quả thực hiện
liên kết bao gồm quy mô sản xuất của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, giá thu mua
và cơ chế thanh toán trong hợp đồng, biện pháp quản lý giám sát tình hình thực hiện
hợp đồng của chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân, sự biến động giá bán trên
thị trường. Trong đó điều kiện kinh tế của hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ và quy
mô sản xuất của hộ là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến sự tham gia
liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ.
3) Các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển các hình
thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân trong tỉnh Ninh Bình bao
gồm: Giải pháp về xây dựng môi trường chính sách phù hợp, cải thiện điều kiện
cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,); Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền
nâng cao nhận thức của hộ dân về lợi ích và trách nhiệm thực hiện hợp đồng,
tăng cường hỗ trợ vật tư cho hộ dân, điều chỉnh một số điều khoản về giá cả
trong hợp đồng, và đảm bảo thanh toán cho hộ dân đúng thời hạn là những giải
pháp cần được chú ý để tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ dân và công
ty trong thời gian tới.
5.2. Kiến nghị
1) Đối với Nhà nước
- Công tác quy hoạch SXNN và vùng nguyên liệu phải đi trước một bước.
Cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, quy hoạch sản phẩm
của Tỉnh. Đẩy mạnh công tác quy hoạch sản xuất, từng bước hình thành các vùng
sản xuất quy mô lớn, vùng nguyên liệu tập trung. Tránh tình trạng mất cân đối giữa
vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán; tạo
149
điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cũng như các cơ quan, tổ chức liên
quan tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Ban hành một số chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu
thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tạo điều kiện thu hút các DN đầu tư, liên
kết vào nông nghiệp - nông thôn Ninh Bình, giúp các DN yên tâm đầu tư vào sản
xuất ngành Nông nghiệp. Khuyến khích tối đa DN vào phát triển sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn nông thôn. Qua đó, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất;
cung ứng đầu vào và tiêu thụ nông sản; tạo việc làm cho người lao động, rút bớt lao
động trực tiếp làm nông nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý, đào tạo, tập huấn cho nông dân và
các bên liên quan trong việc ký kết, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản.
2) Đối với Doanh nghiệp
Tăng cường ký kết hợp đồng bằng văn bản có tính pháp lý cao với các hộ
nông dân trồng nấm ăn, nội dung hợp đồng cần rõ ràng quy định rõ trách nhiệm và
quyền lợi của hai bên, đưa ra các biện pháp thích đáng cho cả hai bên để giải quyết
nếu có tranh chấp xảy ra: Lựa chọn phương án định giá linh hoạt theo thị trường hoặc
giá sàn bảo hiểm hoặc giá nữa cố định nữa linh hoạt để có khả năng xử lý thay đổi giá
cạnh tranh; Có điều khoản thưởng và phạt rõ ràng đối với nông dân; Đơn giản hóa
phương thức kiểm định chất lượng; Cải tiến chế độ thanh toán tạo thuận lợi cho
nông dân; Phối hợp tốt với chính quyền địa phương;
3) Đối với hộ nông dân
Cần nhận thức rõ hơn những lợi ích kinh tế lâu dài khi tham gia liên kết với
DN, HTX và các tác nhân khác, từ đó có trách nhiệm hơn trong liên kết, nhất là liên
kết thông qua hợp đồng, tích cự tham gia học hỏi, trao đổi thêm kinh nghiệm chăm
sóc, kỹ thuật. Thường xuyên và tích cực tham gia tập huấn kỹ thuật mà công ty và
địa phương tổ chức để nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin thị trường.
Chủ động, tích cực vận động những hộ khác cùng nhau tham gia liên kết,
luôn tỉnh táo trước những thông tin sai của các tác nhân khác. Không sản xuất kiểu
phong trào, có quy hoạch và chiến lược phát triển lâu dài cho gia đình.
150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Mậu Dũng (2013). Liên kết 4 nhà trong sản xuất và
tiêu thụ lúa giống của các hộ nông dân xã Khánh Cường, Huyện Yên
Khánh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 195(II): 58-64.
2. Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Mậu Dũng (2013). Thực trạng liên kết trong sản xuất
dứa nguyên liệu của các hộ nông dân với công ty CPTPXK Đồng Giao,
Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(8): 1205-1213.
3. Vũ Đức Hạnh và Nguyễn Mậu Dũng (2014). Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
nấm ăn giữa doanh nghiệp nấm Hương Nam và các hộ nông dân huyện
Yên Khánh, Tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 200(II): 79-85.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Thế Anh (2010). Công ty Lương thực Tiền Giang ký hợp đồng tiêu thụ lúa, truy cập
ngày 30/12/2010 từ
2. Ban Chấp hành trung ương Đảng (2008). Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Bộ Chính trị (1998). Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Tổng bí thư Lê
Khả Phiêu về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002). Thông tư 77/2002/TT - BNN ngày
28/08/2002 của Thứ trưởng Cao Đức Phát về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản
hàng hóa.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Tài liệu hội thảo “Mô hình tổ chức sản
xuất, quản lý mới trong nông nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo, Cần Thơ tháng 9/2013.
6. Bộ Nông nghiệp Mỹ (2003). Tài liệu Agricultural Contracting Update: Contracts in
2003/EIB-9, truy cập ngày 15/06/2010 từ www.ers.usda.gov.
7. Phùng Quốc Chí (2008). Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã nông nghiệp Nhật
Bản - kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 4.
8. Chính phủ (1989). Quyết định 38/1989/QĐ-HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về liên
kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ.
9. Chính phủ (2000). Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Thủ tướng Phan
Văn Khải về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.
10. Chính phủ (2002). Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Phan
Văn Khải về Khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
11. Chính phủ (2004). Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Thủ tướng
Phan Văn Khải về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
12. Chính phủ (2005). Nghị định số 20/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Phan
Văn Khải về đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.
13. Chính phủ (2006). Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 2/6/2006 của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng về đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.
14. Chính Phủ (2008). Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/08/2008 của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng về tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản qua hợp đồng.
15. Chính Phủ (2013a). Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
16. Chính Phủ (2013b). Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
152
17. Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (2013). Mô hình tổ chức sản xuất, quản lý mới
trong nông nghiệp, Kỷ yếu hội thảo, Cần Thơ tháng 9/2013.
18. Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (2013). Báo cáo Kết quả thu mua
nguyên liệu, phòng kế toán.
19. Công ty Hồng Quang (2012a). Hợp đồng thu mua lúa giống, Phòng Kế toán.
20. Công ty Hồng Quang (2012b). Báo cáo Kết quả thu mua lúa giống, Phòng Kế toán.
21. Cục Thống kê Ninh Bình (2012a). Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2011, NXB
Thống kê.
22. Cục Thống kê Ninh Bình (2012b). Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Ninh Bình sau 20 năm đổi mới và phát triển, truy cập ngày 15/08/2012 từ
23. Cục Thống kê Ninh Bình (2013). Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2012, NXB
Thống kê.
24. Cục Thống kê Ninh Bình (2014). Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2013, NXB
Thống kê.
25. Nguyễn Xuân Cường (2005). Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc, Tạp
chí Quản lý kinh tế. CIEM, số 4-10-2005.
26. David, W.P. (1999). Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Phan Xuân Dũng (2007). Về mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt nam, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số tháng 1 năm 2007
28. Doanh nghiệp Hương Nam (2012). Báo cáo Kết quả thu mua Nấm, Phòng Kế toán.
29. Nguyễn Đình (2011). Tư thương tranh mua bông hạt, doanh nghiệp có hợp đồng đầu tư
với nông dân chủ động điều chỉnh giá thu mua, truy cập ngày 02/12/2011 từ
30. Phan Huy Đường (2006). Tiêu thụ nông sản Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
31. Hoàng Kim Giao (1989). Các hình thức liên kết kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta, chú
ý đến liên kết nông công nghiệp, liên kết ngành lãnh thổ, liên kết các thành phần kinh
tế, Sưu tập báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài cấp nhà nước 98A-03-08. H. 1989.
32. Hồ Quế Hậu (2008). Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông
dân, Truy cập ngày 10/12/2012 tại
traodoi/2008.
33. Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông
dân ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
153
34. Bùi Thị Hoa (2009). Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số
loại cây rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 145 tr.
35. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005). Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Nông sản
hàng hoá thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định số 80/2002/QĐ-
TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh
tế Thương mại (ICTC), Bộ Thương mại – Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội.
36. Minh Hoài (2006). Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng sau 4 năm thực hiện (2002 - 2006),
Tạp chí Cộng sản, Số 20 (10-2006).
37. Trần Văn Hiếu (2004). Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “bốn nhà” trong sản
xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, truy cập
ngày 20/08/201 từ www.ctu.edu.vn.
38. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2007). Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi
trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Thị Bích Hồng (2008). Lợi ích của mỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
qua hợp đồng, truy cập ngày 25/11/2010 từ www.nongthon.net.
40. Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình (2013). Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND về
nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2014 tỉnh Ninh Bình.
41. Hợp tác xã Đông Cường (2013). Báo cáo Kết quả thu mua lúa giống, Ban chủ nhiệm
hợp tác xã.
42. Hợp tác xã Nam Cường (2013). Báo cáo Kết quả thu mua lúa giống, Ban chủ nhiệm
hợp tác xã.
43. Ninh Đức Hùng (2008). Các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu rau quả của công ty
cổ phẩn thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
44. Vũ Văn Hùng (2012). Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
45. Trần Quốc Khánh (2005). Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Lao động
– Xã hội.
46. Chu Khôi (2013). Lận đận mối liên kết nông dân và doanh nghiệp, truy cập ngày
22/07/2013 từ
47. Tạ Thị Mai Liên (2011). Đặc điểm đất đai tỉnh Ninh Bình, truy cập ngày 20/10/2012 từ
48. Lê Văn Lương (2008). Nghiên cứu mối liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa
bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
49. Minh Ngọc (2012). Tiêu thụ nông sản theo hợp đồng sau 4 năm thực hiện, truy cập
ngày 12/12/2012 từ
154
50. Phạm Thị Minh Nguyệt (2006). Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, NXB
Nông nghiệp.
51. Dương Bá Phượng (1995). Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội.
52. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2010). Báo cáo tổng kết công tác
năm 2009.
53. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2011). Báo cáo tổng kết công tác
năm 2010.
54. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2012). Báo cáo tổng kết công tác
năm 2011.
55. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2013). Báo cáo tổng kết công tác
năm 2012.
56. Đặng Kim Sơn (2004). Ba cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho
Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. Võ Phước Tấn (2003). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Phương thức tiêu thụ nông
sản vùng Đông nam bộ, thực trạng và giải pháp đổi mới phù hợp yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam”, Bộ Thương Mại.
58. Tổng cục Thống kê (2012). Niên giám thống kê, NXB Thống kê.
59. Tổng cục Thống kê (2013). Niên giám thống kê, NXB Thống kê.
60. Lê Thụ (1993). Định giá và tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, NXB Thống kê,
Hà Nội
61. Bảo Trung (2009). Thiếu liên kết doanh nghiệp và nông dân đều thiệt địa chỉ
62. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (2012). Giới thiệu về tỉnh Ninh Bình, truy cập ngày
20/10/2012 từ
63. Ủy ban Nhân dân huyện Gia Viễn (2012), Tỉnh Ninh Bình, truy cập ngày 20/10/2012
từ
64. Ủy ban Nhân dân huyện Yên Khánh (2011). Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn năm 2010.
65. Ủy ban Nhân dân huyện Yên Khánh (2012). Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn năm 2011.
66. Ủy ban Nhân dân huyện Yên Khánh (2013). Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm
ăn năm 2012.
67. Ủy ban Nhân dân xã Khánh Cường (2011). Báo cáo tình hình sản xuất lúa giống.
155
68. VCCI (2008). Hiệp định nông nghiệp – Các hiệp định và nguyên tắc WTO, truy cập
ngày 18/6/2011 từ
69. Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri thức bách khoa (2001). Từ điển thuật ngữ kinh tế học,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
70. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2006). Nghiên cứu
đánh giá các hình thưc giao dịch thương mại nông sản Việt Nam, Bản tổng hợp
khuyến nghị chính sách (PAB), số 6.
71. Chu Văn Vũ (1995). Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
72. Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, trang 1019.
Tài liệu tiếng Anh
73. Andrew W.S. (2007). Approaches to linking producers to markets, Avreview
experience to date, FAO, Rome, 2007.
74. Birthal P.S. (2008). Improving Farm-to-Market Linkages through Contract Farming -
A Case Study of Smallholder Dairying in India. Markets, Trade and Institutions
Division. IFPRI Discussion Paper 00814. International Food Policy Research
Institute.
75. Charles E. and W. Anddrew (2001). Contract farming-Partnership, for growth, FAO
agricultural service bulletin 145.
76. Chen K., T. Reardon and D. Hu (2013). Linking Smallholders with Rapidly
Transforming Markets: Modernizing Smallholder Agriculture through Value Chain
Development in China. International Center for agricultural and Rural
Development, China.
77. Dawes M., R. Murota, R. Jera, C. Masara and P. Sola (2009). Inventory of Smallholder
Contract Farming Practices in Zimbabwe, SNV Netherlands Development
Organisation.
78. Hodgson J.G., J.P. Grime, P.J. Wilson, K. Thompsonand S.R. Band (2005). The
impacts of agricultural change (1965–1997) on the grassland flora of Central
England: Processes and prospects, Basic and Applied Ecology.
79. Hongdong G. and W.J. Robert (2008). Contractual arrangements and enforcement
in transition agriculture Theory and evidence from China, Food Policy 33
(2008) 570–575.
80. Key N. and D. Runsten (1999). Contract farming, smallholders and rural development
in Latin America: the organization of agroprocessing firms and the scale of
outgrower production, World Development, Vol. 27 No. 2, pp. 381-401.
81. Michael S. and P. Joseph (2003). Contract structure and design in identify Preserved
Soybean Production, Review of agricultural Economics 25(2):332-350, (working
paper version).
82. Minot N. (2007). Contract Farming in Developing Countries: Patterns, Impact, and
Policy Implications. Cornell University, Ithaca, New York.
156
83. Prowse M. (2012). Contract Farming in Developing Countries - A Review. Institute of
Development Policy and Management, University of Antwerp.
84. Young L.M. and J.E. Hobbs (2002). Vertical Linkages in Agri-Food Supply Chains:
hanging Roles for Producers, Commodity Groups, and Government Policy, Review
of Agricultural Economics, Vol. 24, No 2, pp. 428–441.
85. Ziadat A.H. (2010). Major factors contributing to environmental awareness among
people in a third world country/Jordan, Journal of Environmental Devveopment
and Sustainanility, Vol. 12.
157
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
Người điều tra: .............................................. Ngày điều tra: ......................
I. Thông tin chung về hộ gia đình
1. Họ và tên chủ hộ............................................Tuổi........................................
2. Địa chỉ......
3. Giới tính......................................................Văn hóa (Lớp/hệ).....................
4. Trình độ........................................................................................................
5. Số nhân khẩu của hộ.....................................................................................
6. Số lao động tham gia sản xuất:người.
Trong đó: - Lao động của hộ..người
- Lao động thuê ngoàingười
+ Lao động thuê thường xuyên:người
+ Lao động thuê theo thời vụ:...người
7. Phân loại hộ. Hộ khá [ ] Hộ trung bình [ ] Hộ nghèo [ ]
8. Số năm kinh nghiệm:
- Cây trồng/Vật nuôi:Số năm
- Cây trồng/Vật nuôi:Số năm
- Cây trồng/Vật nuôi:Số năm
- Cây trồng/Vật nuôi:Số năm
- Cây trồng/Vật nuôi:Số năm
9. Nguồn thu nhập chính của hộ
STT Hoạt động
Xếp hạng (theo thứ tự 1
cho nguồn thu cao nhất)
% trong
tổng thu
nhập
1 Trồng trọt
2 Chăn nuôi
3 Lâm nghiệp
4 Thuỷ sản
5 Làm thuê
6 Buôn bán & dịch vụ
7 Các hoạt động phi nông nghiệp khác
158
II. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ
1. Diện tích đất hộ đang sử dụng và cho thuê
Mục đích sử dụng
Gia đình có Thuê thêm Cho thuê
Số
mảnh
DT
(Ha)
Số
mảnh
DT
(Ha)
Số
mảnh
DT
(Ha)
1. Đất để trồng cây ngắn ngày
2. Đất trồng cây CN dài ngày
3. Đất rừng/để trồng rừng
4. Đất để làm trại chăn nuôi
5. Đất vườn
6. Đất ao thả cá
7. Nếu thuê, giá thuê (1.000 đ/Ha)
2. Nguyên nhân lựa chọn cây trồng, vật nuôi
Loại cây trồng, vật nuôi Lý do lựa chọn
1. Kinh nghiệm 5. Theo phong trào
2. Sở thích 6. Phù hợp với điều kiện đất đai
3. Thị trường bán được giá 7. Kết hợp sản xuất
4. Người mua đặt hàng
159
3. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Nguồn thu
Quy mô
sản xuất
(Ha, con)
KL thu
được
(Kg)
KL
bán
(Kg)
Người
mua
chínha
Thỏa
thuận
khi muab
Địa điểm
bánc
Giá bán
SP khi
thu
hoạch
Thành
tiền
(000
đồng)
A. Trồng trọt
B.Chăn nuôi
C. Thủy sản
D.Lâmnghiệp
Khác 1
Khác 2
a.Người mua 1. Công ty; 2. HTX; 3. Tư thương , 4. Đại lý; 5. Người mổ thịt/lò mổ; 6. Siêu thị; 7. Hợp tác xã; 8. Khác (nêu
cụ thể)_________________
b.Thỏa thuận khi mua 0. Không có thỏa thuận trước, 1. Bằng miệng, 2. Văn bản
c. Địa điểm bán: 1. Tại nhà, 2. Tại chợ, 3. Tại ruộng, 4. Khác ghi rõ.
4. Thời điểm cam kết hợp đồng
Thời điểm hợp đồng
Đối tượng mua
NTD NT gom DN Đại lý HTX Ng bán lẻ
Đầu vụ sản xuất
Trong vụ sản xuất
Khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch
5. Phương thức và thời điểm thanh toán
Phương thức
thanh toán
Đối tượng mua
NTD
NT
gom
DN Đại lý HTX Ng bán lẻ
Tiền mặt
Ứng trước vật tư
Khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch
160
6. Các Nhà tham gia và vai trò hiện nay
Doanh
nghiệp
HTX
Người thu
gom
Đại lý
Chính quyền
địa phương
1. Cho vay vốn
2. Cung cấp đầu vào
3. Tư vấn kỹ thuật
4. Tiêu thụ sản phẩm
5. Thông tin thị trường
6. Giúp giải quyết tranh
chấp trong LK
7. Tư vấn trong LK
8. Tổ chức liên kết ND với
các đối tác
9. Tần suất liên lạc
10.Xếp hạng vai trò
1-8: 1 có, 2 không, 3 không biết, 9: 1 thường xuyên, 2 rất ít khi 3 không bao giờ
8. Quan hệ với đối tượng liên kết
8.1. Năm bắt đầu thực hiện LK..
8.2. Nội dung/hình thức thỏa thuận[ ]..
1. Cung cấp đầu vào, 2. Mua SP đầu ra, 3. Cả hai, 4. Bao gồm cả tư vấn kỹ thuật, 5. Bao
gồm cung cấp tín dụng, 6. Khác
8.2. Thời hạn HĐ (tháng)
8.3. Hợp đồng có thể được ký lại/gia hạn hay không?
8.4. Nếu có, thường bao lâu thì ký lại/gia hạn 1 lần? [ ]
1. Hàng năm; 2 .Hai năm 1 lần; 3. Tuỳ thuộc vào chủ hợp đồng; 4 . Khác
(cụ thể)
8.5. Thỏa thuận có hợp lý(C.K) [ ]
8.6. Nếu không, tại sao? .
8.7. Lý do tham gia liên kết [ ]
1 = Chắc chắn có người tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm;
2 = Tiếp cận được các dịch vụ đầu vào (thức ăn, phân bón và giống) có chất lượng tốt ;
3 = Trả tiền mua sản phẩm đúng thời gian;
4 = Giá sản phẩm hợp lý;
5 = Tiếp cận được nguồn tín dụng để mua đầu vào (hoặc được mua chịu đầu vào từ chủ HĐ);
6 = Tiếp cận được với các dịch vụ thú y, BVTV;
7 = Tiếp cận được với kỹ thuật trồng trọt/chăn nuôi;
8 = Ổn định giá đầu ra cho sản phẩm
9 = Khác (Nêu cụ thể)____________________________
161
9. Mô tả cơ bản thỏa thuận/ hợp đồng trong liên kết
Điều khoản chính Giá Chất lượng Số lượng
Thời điểm
giao
1. Cách xác định
2. Xử phạt khi vi phạm
- Nông dân
- Doanh nghiệp
10. Mâu thuẫn phát sinh trong LK
1. Có phát sinh vấn đề gì trong liên kết? ..
2. Tần suất phát sinh mâu thuẫn
3. Thời điểm phát sinh mâu thuẫn gần
đây nhất (Năm)
4. Nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn
khi liên kết/hợp đồng SX
..
5. Cách giải quyết mẫu thuẫn?
6. Thiệt hại đối với hộ như thế nào? .
11. Theo kinh nghiệm của ông, những lợi ích chính khi liên kết/hợp đồng SX/tiêu thụ SP
là gì?
Đối với từng lợi ích, sử dụng mã code: 0 = không có lợi ích gì; 1= ít; 2= trung bình; 3=tốt
Lợi ích Mức độ đạt được
1. Chắc chắn có người mua sản phẩm
2. Chắc chắn được cung cấp dịch vụ đầu vào có chất lượng tốt
3. Thanh toán tiền bán sản phảm đúng hạn
4. Giá sản phẩm hợp lý
5. Mua chịu được đầu vào
6. Tiếp cận được dịch vụ thú y/BVTV
7. Tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật TT/CN
8. Nâng cao chất lượng SP sản xuất ra
9. Ổn định được giá bán SP
10. Giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm
162
12. Xin ông bà cho biết rõ hơn về lợi ích kinh tế khi tham gia liên kết
Tên nông sản: .
Tiêu chí Số lượng (nghìn đồng)
Giá đầu vào thấp hơn so với các hộ không liên kết là
Giống
Phân đạm
Phân Lân
Phân Kali
Khác
Tổng chi phí cho 1 sào thấp hơn so với các hộ không LK là
Giá bán đầu ra cao hơn so với các hộ không liên kết là
Khác
13. Theo ông/bà điều gì đã ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa các đối tượng tham gia liên
kết với nông dân trong SX và tiêu thụ nông sản phẩm?
1
2.
3.
4.
5.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết
1. Hộ có biết thông tin về thị trường sản phẩm không? Có [ ] Không [ ]
- Nếu có thì là những thông tin gì?
+ Giá cả sản phẩm [ ] + Chất lượng sản phẩm [ ]
+ Số lượng sản phẩm [ ] + Chủng loại sản phẩm [ ]
- Thông tin biết được là do:
+ Thông tin ở chợ [ ] + Hàng xóm [ ]
+ Đài, báo, Inter net [ ] + Cán bộ khuyến nông [ ]
+ Đối tượng tham gia liên kết [ ]
+ Nguồn khác..
2. Thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hộ có áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất ? Có [ ] Không [ ]
- Nếu có thì là những kỹ thuật, công nghệ gì?
+ Canh tác, gieo trồng [ ]
+ Giống [ ]
V. Ý kiến đánh giá của người dân
1. Về vấn đề tiêu thụ nông sản :
Dễ dàng [ ] Bình thường [ ] Khó Khăn [ ]
2. Việc tiêu thụ nông sản được là nhờ
Có mối quan hệ trước với người mua [ ] Tự tổ chức tiêu thụ [ ]
Lựa chọn nông sản thích hợp [ ]
163
3. Về các mối liên kết trong tiêu thụ nông sản
3.1. Hộ có vi phạm thỏa thuận hay không? Không [ ] Có [ ]
Nếu có thì với ai?
Nếu có thì vi phạm vấn đề gì?
Không đủ khối lượng sản phẩm [ ] Không đúng thời gian [ ]
Không đảm bảo chất lượng [ ]
3.2. Ông/bà có ý định ngừng liên kết hoặc mở rộng qui mô sản xuất và thực hiện liên kết
trong tiêu thụ nông sản phẩm trong những năm tới không? Lý do vì sao?
1 ....................................................................................................................................................
2. ..................................................................................................................................................
3. ..................................................................................................................................................
3.3. Ý kiến đánh giá của hộ về liên kết?
Ưu điểm
Nhược điểm
3.4. Đề xuất của hộ để giúp cho việc tiêu thụ nông sản tốt hơn
Xin cảm ơn ông/bà !
Người tiêu dùng [ ] Nhà nước [ ] Hợp tác xã [ ]
Đại lý [ ] Doanh nghiệp [ ] Người thu gom [ ]
164
Phụ lục 2
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
VỀ THU MUA NÔNG SẢN
Người điều tra: ..............................................Ngày điều tra: .......................................................
Doanh nghiệp ...............................................................................................................................
Địa chỉ ..........................................................................................................................................
Số điện thoại: ...............................................................................................................................
Số Fax: .........................................................................................................................................
Email .............................................................................................................................................
Website .........................................................................................................................................
I. Thông tin chung
1. Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước [ ] Hợp tác xã [ ]
Doanh nghiệp tư nhân [ ] Cty THH, Cty cổ phần [ ]
2. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
Sản xuất [ ] Thương mại [ ]
3. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Lớn [ ] Vừa và nhỏ [ ]
Vừa [ ] Nhỏ [ ]
4. Doanh số kinh doanh hàng năm
- Doanh thu nội địa.trđ/năm
- Doanh thu xuất khẩu.trđ/năm
II. Hoạt động kinh doanh
1. Loại nông sản kinh doanh
Loại nông sản Sản lượng Trị giá
165
2. Đối tượng tham gia bán nông sản cho doanh nghiệp
Sản phẩm
KL thu
mua
Kg
Người bán
chínha
Thỏa
thuận khi
bánb
Địa điểm
muac
Giá mua
SP
Thành
tiền
(1.000
đồng)
a.Người bán 1. hộ; 2. HTX; 3. Tư thương , 4. Đại lý; 5. Khác (nêu cụ thể)
b.Thỏa thuận khi mua 0. Không có thỏa thuận trước, 1. Bằng miệng, 2. Văn bản 3
c. Địa điểm bán: 1. Tại nhà, 2. Tại chợ, 3. Tại ruộng, 4. Khác ghi rõ. .
3. Thời điểm cam kết hợp đồng
Thười điểm hợp
đồng
Đối tượng bán
Hộ nông dân
Người thu
gom
Đại lý HTX
Đầu vụ sản xuất
Trong vụ sản xuất
Khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch
5. Phương thức và thời điểm thanh toán
Phương thức thanh
toán
Đối tượng bán
Hộ nông dân
Người thu
gom
Đại lý HTX
Tiền mặt
Ứng trước vật tư
Khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch
166
III. Đánh giá của doanh nghiệp
1. Về vấn đề thu mua
Dễ dàng [ ] Bình thường [ ] Khó Khăn [ ]
2. Các Nhà tham gia và vai trò hiện nay
Hộ nông dân HTX Người thu gom Đại lý Chính quyền ĐP
3. Cho vay vốn
4. Cung cấp đầu vào
5. Tư vấn kỹ thuật
6. Tiêu thụ sản phẩm
7. Thông tin thị trường
8. Giúp giải quyết tranh
chấp trong LK
9. Tư vấn trong LK
10. Tổ chức liên kết ND
với các đối tác
11. Tần suất liên lạc
12. 10.Xếp hạng vai trò
1-8 : 1 có, 2 không, 3 không biết, 9: 1 thường xuyên, 2 rất ít khi 3 không bao giờ
3. Quan hệ với đối tượng liên kết
3.1. Năm bắt đầu thực hiện LK..
3.2.Nội dung/hình thức thỏa thuận[ ]
1. Cung cấp đầu vào, 2. Mua SP đầu ra, 3. Cả hai, 4. Bao gồm cả tư vấn kỹ thuật, 5. Bao
gồm cung cấp tín dụng, 6. Khác
3.3. Thời hạn HĐ (tháng)
3.4. Hợp đồng có thể được ký lại/gia hạn hay không?
3.5 Nếu có, thường bao lâu thì ký lại/gia hạn 1 lần? [ ]
1. Hàng năm; 2 . 2 năm 1 lần; 3. Tuỳ thuộc vào chủ hợp đồng; 4 . Khác (cụ thể...)
3.6. Thỏa thuận có hợp lý(C.K) [ ]
3.7. Nếu không, tại sao? .
3.7. Lý do tham gia liên kết [ ]
1 = Chắc chắn có người tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm;
2 = Tiếp cận được các dịch vụ đầu vào (thức ăn, phân bón và giống) có chất lượng tốt ;
3 = Trả tiền mua sản phẩm đúng thời gian;
4 = Giá sản phẩm hợp lý;
5 = Tiếp cận được nguồn tín dụng để mua đầu vào (hoặc được mua chịu đầu vào từ chủ HĐ);
6 = Tiếp cận được với các dịch vụ thú y, BVTV;
7 = Tiếp cận được với kỹ thuật trồng trọt/chăn nuôi;
8 = Ổn định giá đầu ra cho sản phẩm
9 = Khác (Nêu cụ thể).
167
4. Mô tả cơ bản thỏa thuận/ hợp đồng trong liên kết
Điều khoản chính Giá Chất lượng Số lượng Thời điểm giao
1. Cách xác định
2. Xử phạt khi vi phạm
- Nông dân
- Doanh nghiệp
5. Mâu thuẫn phát sinh trong LK
1. Có phát sinh vấn đề gì trong liên kết? ..
2. Tần suất phát sinh mâu thuẫn
3. Thời điểm phát sinh mâu thuẫn gần
đây nhất (Năm)
4. Nguyên nhân chính dẫn đến mâu
thuẫn khi liên kết/hợp đồng SX
..
5. Cách giải quyết mẫu thuẫn?
6. Thiệt hại đối với hộ như thế nào? .
6. Doanh nghiệp có vi phạm thỏa thuận hay không? Không Có [ ]
Nếu có thì với ai?
Nếu có thì vi phạm vấn đề gì?
Không thu mua đúng khối lượng [ ] Mua không đúng giá [ ]
Đánh giá sai chất lượng [ ] Ép giá [ ]
7. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về liên kết?
Ưu điểm
Nhược điểm
2.3. Đề xuất của doanh nghiệp để giúp cho việc thụ mua nông sản tốt hơn
Xin cảm ơn ông/bà !
Hộ nông dân [ ] Hợp tác xã [ ]
Đại lý [ ] Người thu gom [ ]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_hinh_thuc_lien_ket_trong_tieu_thu_nong_san_cua_ho_nong_dan_tinh_ninh_binh_1197.pdf