Luận án kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập: Thái độ đối với việc
tham gia bảo hiểm cây lúa (TD), Chuẩn chủ quan (CQ), Nhận thức về kiểm soát hành
vi tham gia BH cây lúa (NT), Truyền thông (TT), Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm (HT)
và Thủ tục tham gia (TTu) lên biến phụ thuộc Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của
hộ nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng. Giá trị thu được từ điều tra hộ nông dân
về các biến độc lập đều nhận các giá trị từ 1 đến 5, điều này cho thấy sự nhìn nhận và
đánh giá của các hộ nông dân về các biến này là khác nhau; tuy nhiên, Giá trị trung
bình (Mean) của các biến dao động từ 4.1 cho đến 4.4, điều này cũng thể hiện rằng có
số đông người đồng ý cho các nhận định đối với các biến này. Mặt khác, các biến độc
lập Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm cây lúa (TD), Chuẩn chủ quan (CQ), và
Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm (HT) có giá trị nhỏ nhất cao hơn các biến khác, điều
này có nghĩa là các hộ nông dân thường có ý kiến đồng ý cao hơn là không đồng ý đối
với các phát biểu thể hiện trong các nhân tố này
215 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưỡng ở các vùng miền khác nhau có sự khác
nhau rất lớn, vì vậy khi các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm,
174
ứng dụng các sản phẩm mới cần xem xét đến tính địa phương để có những thay đổi,
điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện sản xuất lúa ở từng vùng miền. Chính vì thế,
Chính phủ cần có quy định các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thiết kế các sản phẩm
bảo hiểm cây lúa theo sản lượng cho từng hộ sản xuất nông nghiệp riêng lẻ, hoặc có
thể thiết kế sản phẩm bảo hiểm sản lượng theo vùng nhằm tiết kiệm chi phí và nâng
cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện sản lượng của các hộ nông dân trong vùng có
tương quan với nhau. Thêm vào đó, các sản phẩm không chỉ bảo hiểm cho sản lượng
thu hoạch mà còn hướng đến bảo hiểm doanh thu, bảo hiểm thu nhập cho người sản
xuất. Đa dạng hóa các gói bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu cho từng nhóm nông dân, phù
hợp với điều kiện sản xuất và điều kiện tự nhiên vùng. Đối với cây lúa, doanh nghiệp
bảo hiểm có thể quy định phải tham gia bảo hiểm toàn bộ nếu diện tích gieo trồng nhỏ,
còn nếu diện tích gieo trồng lớn thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng nên cho phép người
nông dân chia nhỏ diện tích để bảo hiểm theo các đơn vị riêng biệt nhằm tăng quyền
lợi cho họ. Dựa vào thống kê thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu mốc diện
tích được phép chia nhỏ này cho phù hợp.
Điều kiện thực hiện: Chính phủ có quy định bắt buộc đối với hộ nông dân.
Trong trường hợp không quy định bắt buộc, DNBH vẫn có thể triển khai tự nguyện
trên tinh thần có thể chia nhỏ diện tích tham gia
5.4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng mạng lưới triển khai bảo hiểm cây
lúa, tại điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân tiếp cận thông tin và tham gia bảo
hiểm
Do phạm vi sản xuất lúa trải dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cho nên công tác
đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm và kiểm soát rủi ro trong thời hạn bảo hiểm là
khá rộng, trong khi lực lượng tại chỗ của doanh nghiệp bảo hiểm còn mỏng, tính chất
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất nhỏ, manh mún, lại thường xuyên xảy
ra dịch bệnh, thiên tai. Do đó, cần thiết hình thành đội ngũ nhân lực chuyên về bảo
hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây lúa nói riêng ở cấp quản lý là Bộ tài chính,
đến các DNBH cũng như tại Hiệp hội bảo hiểm, nhằm chuyên nghiệp trong quản lý và
triển khai nghiệp vụ này. Doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xây dựng đội ngũ nhân
viên am hiểu về bảo hiểm và cây lúa như giống lúa, thời gian sinh trưởng, thổ
nhưỡng Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn dành cho các nhân viên bảo hiểm do Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các trường đại học nông nghiệp đào tạo.
Hoặc doanh nghiệp bảo hiểm tuyển dụng nhận viên được đào tạo tại các trường nông
nghiệp và đào tạo thêm cho họ các kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm.
175
Bên cạnh đó, để triển khai và đưa sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp về đến tận
tay người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm cần thiết lập và mở rộng hệ thống đại lý
đến tận làng, xã. Ngoài việc phát triển hệ thống đại lý để triển khai bảo hiểm cây lúa
đồng thời với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, doanh nghiệp có thể tuyển chọn các cán
bộ tại cơ sở đang tham gia công tác đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ tại
địa phương làm đại lý cho mình. Liên kết được với các tổ chức, cơ quan địa phương,
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cắt giảm được rất nhiều chi phí đào tạo, quản lý. Mặt khác,
nguồn nhân lực có sẵn này còn là cơ sở để tạo lòng tin cho người nông dân về bảo
hiểm nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ DNBH giám sát, quản lý rủi ro, kỹ thuật canh
tác góp phần giảm tổn thất trong bảo hiểm cây lúa.
Tại mỗi khu vực - mỗi tỉnh hoặc các tỉnh có điều kiện tự nhiên gần giống nhau -
triển khai bảo hiểm cây lúa, doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận quản lý rủi ro,
giám định tổn thất hoặc liên kết với các tổ chức nông nghiệp địa phương để tiến hành
quản lý rủi ro, giám sát quy trình sản xuất, đưa ra các tư vấn và hỗ trợ nông dân trong
công tác đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất và giám định khi có thiệt hại xẩy ra.
5.4.2.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông về doanh nghiệp và sản phẩm bảo
hiểm cây lúa đến với người nông dân
- Từ mô hình có thể thấy nhân tố tiếp nhận thông tin trực tiếp từ cán bộ nhân
viên bảo hiểm tác động dương đến ý định tham gia bảo hiểm. Điều này gợi ý các
doanh nghiệp bảo hiểm cần xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng cáo những lợi
ích, cũng như trách nhiệm của người nông dân khi tham gia bảo hiểm cây lúa nói
chung và sản phẩm bảo hiểm cây lúa của doanh nghiệp nói riêng. DNBH cũng có thể
tuyển các cộng tác viên tuyên truyền là các thành viên của hội nông dân, đoàn viên
thanh niên ở chính địa phương triển khai bảo hiểm nông nghiệp. Những đối tượng
này sẽ có nhiều lợi thế trong khi tiếp cận cũng như phổ biến kiến thức về bảo hiểm,
pháp luật cho những hội viên hội nông dân khác. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ
tuyên truyền, doanh nghiệp bảo hiểm cần chủ động thực hiện các hình thức truyền
thông, quảng bá lợi ích của bảo hiểm nông nghiệp nói chung, sản phẩm bảo hiểm nông
nghiệp của doanh nghiệp nói riêng để người nông dân có thêm nhận thức cũng như
định hướng nhu cầu về bảo hiểm nông nghiệp cho họ. Doanh nghiệp có thể cử cán bộ
hoặc cộng tác viên về cơ sở tham gia các buổi họp phổ biến kế hoạch nông vụ của các
hợp tác xã để nói chuyện, hướng dẫn cho người nông dân. Các doanh nghiệp cũng có
thể phổ biến thông tin sản phẩm thông qua các kênh truyền thông như tivi, báo giấy,
176
đài phát thanh ở các làng, xã... Việc tuyên truyền, quảng cáo cần được thực hiện đơn
giản, dễ hiểu, thiết thực và gần gũi với nhu cầu cụ thể của địa phương.
- Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm xây dựng bộ phận tuyên truyền,
quản cáo lợi ích, cũng như trách nhiệm của người nông dân khi tham gia bảo hiểm
nông nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể tuyển các cộng tác viên tuyên truyền
là các thành viên của hội nông dân, đoàn viên thanh niên ở chính địa phương triển
khai bảo hiểm nông nghiệp. Những đối tượng này sẽ có nhiều lợi thế trong khi tiếp cận
cũng như phổ biến kiến thức về bảo hiểm, pháp luật cho những hội viên hội nông dân
khác. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ tuyên truyền, doanh nghiệp bảo hiểm cần chủ
động thực hiện các hình thức truyền thông, quảng bá lợi ích của bảo hiểm nông nghiệp
nói chung, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp của doanh nghiệp nói riêng để người nông
dân có thêm nhận thức cũng như định hướng nhu cầu về bảo hiểm nông nghiệp cho họ.
Doanh nghiệp có thể cử cán bộ hoặc cộng tác viên về cơ sở tham gia các buổi họp phổ
biến kế hoạch nông vụ của các hợp tác xã để nói chuyện, hướng dẫn cho người nông
dân. Các doanh nghiệp cũng có thể phổ biến thông tin sản phẩm thông qua các kênh
truyền thông như tivi, báo giấy, đài phát thanh ở các làng, xã... Việc tuyên truyền,
quảng cáo cần được thực hiện đơn giản, dễ hiểu, thiết thực và gần gũi với nhu cầu cụ
thể của địa phương.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp
của họ theo kênh truyền thống bằng cách mở rộng hệ thống đại lý về đến cấp xã, hoặc
tận dụng nguồn nhân lực có sẵn từ các hội: hội nông dân, hội phụ nữ Doanh nghiệp
cũng có thể triển khai thông qua kênh phi truyền thống như qua ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách hay qua hệ thống bưu điện
- Bên cạnh việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm đến tận tay người nông dân,
các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực trao đổi đàm phán với các doanh nghiệp tái bảo
hiểm trong và ngoài nước về các điều kiện nhượng tái, nhận tái BHNN để có thể phân
tán các rủi ro nhận được. Do điều kiện tự nhiên nhiều rủi ro đối với sản xuất nông
nghiệp, nên để phân tán rủi ro hiệu quả và an toàn, các doanh nghiệp trong nước có thể
đàm phán ký kết hợp đồng tái cố định với các nhà tái.
- Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phối hợp với các cơ quan chuyên
môn về nông nghiệp như các Viện nghiên cứu; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
cây, con để họ chuyển giao cũng như trợ giúp, giám sát người dân thực hiện quy trình
kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xẩy ra; đồng thời giúp nông dân tiêu thụ,
chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
177
5.4.2.4. Nâng cao chất lượng công tác giám định và bồi thường tổn thất
Công tác giám định, bồi thường bảo hiểm cây lúa cần được thực hiện thống
nhất với các hình thức bảo hiểm được triển khai. Công tác giám đinh, bồi thường thực
hiện tốt cho thấy được lợi ích của bảo hiểm cây lúa, từ đó giúp người nông dân chủ
động và tích cực tham gia hơn
Đối với sản phẩm bảo hiểm cây lúa truyền thống, công tác giám định và bồi
thường tổn thất phức tạp và tốn nhiều thời gian cũng như chi phí do DNBH phải đi đo
lường tổn thất thực tế ở từng đơn vị được bảo hiểm. Do đó, DNBH cần triển khai hệ
thống đại lý phụ trách theo khu vực để kịp thời theo dõi, tiếp nhận thông tin về rủi ro
và sâu bệnh, đồng thời đại lý này phải được đào tạo về công tác giám định để ghi nhận
kịp thời các tổn thất, tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm.
Đối với phương thức bảo hiểm theo chỉ số, công tác giám định, bồi thường sẽ
khách quan và nhanh gọn hơn. DNBH chỉ căn cứ vào chỉ số đã xác định từ trước và số
liệu chỉ số thực tế để bồi thường mà không phụ thuộc vào tình hình tổn thất. Để xác
định được chỉ số thực tế, DNBH phải phối hợp với các cơ quan khí tượng thủy văn, sử
dụng các dịch vụ viễn thám để theo dõi tình hình thời tiết và phạm vi khu vực ảnh
hưởng.
5.4.3. Kiến nghị đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương
5.4.3.1. Tích cực tham gia công tác tuyên truyền về bảo hiểm cây lúa
Như kết quả luận án cho thấy, nhân tố tuyên truyền tác động tích cực lên ý định
tham gia bảo hiểm của hộ nông dân (tác động 13,6%). Mặt khác, Chính phủ cũng có
quy định về trách nhiệm của các cấp Đảng ủy, Chính quyền địa phương trong việc
phối hợp thực hiện bảo hiểm cây lúa.
Sở NN&PTNT các tỉnh đã có công văn tổ chức triển khai thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền; tổng hợp nhu cầu tham gia BHNN trên địa bàn. Cùng với đó,
Sở đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát sóng chuyên đề về chính
sách hỗ trợ BHNN; cũng như phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin cho các DNBH để
xây dựng sản phẩm BHNN phù hợp. Đồng thời, Sở NN&PTNT đã tổng hợp nhu cầu
đăng ký tham gia và hiện đã tham mưu cho UBND tỉnh công bố địa bàn, kế hoạch thực
hiện chính sách BHNN.
5.4.3.2. Chủ động thu thập các dữ liệu về sản suất lúa cũng như rủi ro và thiệt
hại trên địa bàn
178
Đảng ủy, Chính quyền địa phương chủ động theo dõi quá trình sản xuất lúa
cũng như các rủi ro, tổn thất (nguyên nhân, hậu quả) của các hộ nông dân trên địa bàn.
Các dữ liệu này được cung cấp cho các Bộ, ban ngành liên quan và các DNBH khi tiến
hành điều tra, xây dựng cơ chế bảo hiểm và sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, các dữ liệu
này là những căn cứ quan trọng để thiết kế và triển khai bảo hiểm cây lúa theo chỉ số.
- Chính quyền địa phương thống kê dữ liệu về thiên tai, sâu bệnh, diện tích bị
thiệt hại, giá trị tổn thất, năng suất, giá lúa trong một khoảng thời gian dài và liên
tục. Phối hợp với DNBH nghiên cứu xây dựng điều khoản, tỷ lệ phí, phạm vi và mức
trách nhiệm bảo hiểm phù hợp với đặc thù của địa phương.
- Chính quyền nơi triển khai bảo hiểm cây lúa rà soát và lập danh sách các hộ
nông dân theo phân loại hộ nghèo, cận nghèo, khác và các tổ chức sản xuất trên địa
bàn; đồng thời thống kê diện tích gieo trồng của các nhóm hộ này. Tổ chức thu xếp
giao kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm, giám sát việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới
thiệu, phổ biến các quy tắc, điều khoản, phạm vi của bảo hiểm cây lúa. Xác định
nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất để phối hợp cùng DNBH giải quyết bồi thường
cho người nông dân khi có sự kiện bảo hiểm xẩy ra.
- Phối hợp với các cơ quan khí tượng thủy văn, sử dụng các công cụ viễn thám
để ghi nhận, đo lường rủi ro và tổn thất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và lâu
dài, tạo điều kiện cho các DNBH tính toán phí bảo hiểm, đồng thời giúp các doanh
nghiệp tái bảo hiểm có cơ sở để nhận tái bảo hiểm cây lúa.
179
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Sau khi phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai bảo hiểm
cây lúa, luận án đề xuất các Giải pháp thúc đẩy tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông
dân ở đồng bằng sông Hồng:
- Tăng cường truyền thông các nội dung cụ thể liên quan đến bảo hiểm cây lúa
cho người nông dân
- Chính phủ cần tính toán cụ thể để hỗ trợ phí cho hộ nông dân tham gia bảo
hiểm cây lúa
- Hộ nông dân chủ động tiếp cận các thông tin để nâng cao nhận thức và có thái
độ tích cực về bảo hiểm cây lúa
- Hộ nông dân chủ động tham gia bảo hiểm cây lúa
- Doanh nghiệp bảo hiểm cải thiện thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa
Từ các giải pháp này, luận án cũng đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ,
doanh nghiệp bảo hiểm và đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương
180
KẾT LUẬN
Với các kết quả nghiên cứu đã được trình bày nói trên, luận án đã hệ thống hóa
các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của
hộ nông dân. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết, và các mô hình
nghiên cứu tương tự, sau khi phân tích thực trạng và tiến hành khảo sát các DNBH
cũng như phỏng vấn sâu các chuyên gia, luận án xây dựng luận án đề xuất được mô
hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Thông qua 5 chương của luận án, luận án đã giải quyết được tìm ra các
nguyên nhân của thực trạng bảo hiểm cây lúa ở khu vực đồng sông Hồng không phát
triển như tiềm năng vốn có. Trong các nguyên nhân được nêu, có 3 nguyên nhân
quan trọng làm căn cứ để luận án phát triển thành các nhân tố nhằm kiểm định sự ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng
sông Hồng, đó là:
- Nhận thức của người nông dân về quản lý rủi ro và về bảo hiểm còn thấp
- Khả năng tài chính để tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân còn hạn
chế.
- Nhà nước chưa hỗ trợ đúng mức về công tác truyền thông tuyên truyền.
Dựa trên mô hình TPB, luận án xây dựng xây dựng mô hình nghiên cứu với 6
biến độc lập, 1 biến phụ thuộc. Kết quả kiểm định cho thấy, nhân tố Chính sách hỗ trợ
phí bảo hiểm của Chính phủ có mức ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo đến nhân tố Thái độ
đối với việc tham gia bảo hiểm cây lúa, thứ ba là nhân tố Truyền thông về bảo hiểm
cây lúa, thứ tư là nhân tố Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa,
tiếp theo là nhân tố Chuẩn chủ quan và nhân tố Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa có
mức độ ảnh hưởng thấp nhất. Đây là căn cứ để luận án đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm thúc đẩy ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng trong tương lai, hướng tới có thể áp dụng đại trà trong phạm vi cả
nước.
Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận án còn một số hạn chế như sau:
- Thứ nhất, Nghiên cứu chỉ mới thực hiện khảo sát được tại hai tỉnh đồng bằng
sông Hồng là Nam Định và Thái Bình, khả năng khái quát hóa của nghiên cứu
181
vì thế chưa cao, có thể ở các tỉnh khác sẽ có những đặc thù riêng ảnh hưởng
đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
- Thứ hai: Mặc dù nghiên cứu có kiểm định Đánh giá sự khác biệt về ý định
tham gia giữa hai nhóm hộ nông dân theo giới tính, nhưng Nghiên cứu chỉ
mới chỉ ra được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc mà chưa
thực hiện dưới sự kiểm soát của biến nhân khẩu học
Đây có thể là hướng nghiên cứu mới được mở ra cho nghiên cứu sinh có thể
phát triển nghiên cứu sau này, nhằm khắc phục những hạn chế và tìm tòi
những tri thức mới.
182
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Quỳnh Anh, Phan Anh Tuấn (2012), “Định hướng phát triển bảo hiểm nông
nghiệp tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế
“Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào: Phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn đến
năm 2020”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Nguyễn Thị Chính, Phan Anh Tuấn (2013), “Hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở
Việt Nam và giải pháp phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 190 (II),
tháng 4 năm 2013.
3. Phan Anh Tuấn (2019), “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và khả
năng chi trả Bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng”,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Sự hình thành và phát triển nền Kinh tế thị
trường: Lý luận Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Nhà xuất bản
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, trang 151-164
4. Phan Anh Tuấn (2019), “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả Bảo hiểm cây lúa
của hộ nông dân khu vực đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương, Số 551, tháng 10 năm 2019, trang 59-61.
5. Phan Anh Tuấn (2019), “Đánh giá kết quả triển khai Bảo hiểm cây lúa khu vực
đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 542,
tháng 6 năm 2019, trang 106-107, 74.
183
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adinolfi et al. (2012), ‘The Demand for Crop Insurance Combined Approaches for
France and Italy’, SSRN Electronic Journal 13(1), May 2011
2. Antón, J. and S. Kimura (2011), ‘Risk Management in Agriculture in Spain,
OECD Food’, Agriculture and Fisheries Working Papers, No. 43
3. Aijen I. and Fishbein M. (1975), ‘Belief, attitude, intention and behavior’, An
intruduction to theory and reseach, Reading, Mass: Addison- Wesley.
4. Ajzen Icek (1991), ‘The theory of planned behavior’, Organizational behavior and
human decision processes, Số 50(2),Trang: 179-211.
5. Ajzen I. (2002b), ‘Perceived Behavioral Control, Self- Efficacy, Locus of
Control, and the Theory of Planned Behavior’, Journal of Applied Social
Psychology, Vol.32, pp.665-883.
6. Ajzen I (2006a), ‘Constructing a TPB questionnaire: Conceptual and
Methodological considerations’, Retriaved April 1, 2010
7. Ajzen Icek và Martin Fishbein (1977), ‘Attitude-behavior relations: A theoretical
analysis and review of empirical research’, Psychological Bulletin, Số 84(5), Trang:
888.
8. Ajzen Icek và Martin Fishbein (1980a), ‘Predicting and understanding consumer
behavior: Attitude-behavior correspondence’, Understanding attitudes and
predicting social behavior, Trang: 148 - 172.
9. Ajzen Icek và Martin Fishbein (1980b), ‘Predicting and understanding consumer
behavior: Attitude-behavior correspondence’, Understanding attitudes and
predicting social behaviour, Trang: 148-172.
10. Ajzen Icek (1985), ‘From intentions to actions: A theory of planned behavior’,
Action control, Nhà xuất bản Springer, trang 11-39.
11. Ajzen Icek (1989), ‘Attitude structure and behavior’, Attitude structure and
function, Số 241,Trang: 274.
12. Ajzen Icek và Martin Fishbein (2000), ‘Attitudes and the attitude-behavior
relation: Reasoned and automatic processes’, European review of social
psychology, Số 11(1),Trang: 1-33.
13. Ajzen Icek (2003), ‘Theory of planned behavior’, Social Psychology, Số
1,Trang: 347-377.
14. Ajzen Icek và Martin Fishbein (2005), ‘The influence of attitudes on behavior’,
The handbook of attitudes, Số 173(221),Trang: 31.
15. Ajzen Icek (2008), ‘Consumer attitudes and behavior’, Handbook of consumer
psychology, Số 1,Trang: 525-548.
184
16. Ajzen Icek và N Gilbert Cote (2008), ‘Attitudes and the prediction of behavior’,
Attitudes and attitude change, Trang: 289-311.
17. Armitage Christopher J và Mark Conner (2001),’ Efficacy of the theory of planned
behaviour: A meta‐analytic review’, British Journal of Social Psychology, Số
40(4),Trang: 471-499.
18. Armitage Christopher J (2005), ‘Can the theory of planned behavior predict the
maintenance of physical activity?’, Health psychology, Số 24(3),Trang: 235.
19. Armstrong, Philip Kotler, Gary (2012), Principles of marketing, Pearson Prentice
Hall: New York.
20. Bảo Việt, (2012), Báo cáo tình hình dự án bảo hiểm nông nghiệp, Hà Nội.
21. Baquet, A. and Smith, V., (1996), ‘Demand for multiple peril crop insurance:
Evidence from Montana wheat farms’, American Journal of Agricultural
Economics, 78(1): 189-201.
22. Belete, N., O. Mahul, B. J. Barnett, R. Carpenter, X. Cheng, W. Dick, X. Li, J. R.
Skees, C. Stutley, and A. Tchourumoff (2007), ‘China: Innovations in Agricultural
Insurance, Promoting Access to Agricultural Insurance for Small Farmers, Report
for Sustainable Development, East Asia and Pacific Region Finance and Private
Sector Development’, The World Bank, Washington, DC, June, 2007
23. Blumer Herbert (1955), ‘Attitudes and the social act’, Social problems, Số
3(2),Trang: 59-65.
24. Bộ Tài Chính (2011), Kết quả bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội;
25. Bộ Tài Chính (2014), Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo
Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
26. Bruce Sherrick (2004), ‘Factors Influencing Farmers' Crop Insurance Decisions’,
American Journal of Agricultural Economics, vol. 86, issue 1, 103-114
27. Carter, M. R., and C. B. Barrett (2006), The Economics of Poverty Traps and
Persistent Poverty: An Asset-based Approach, Số 42(2006): 178-199
28. Campbell Donald T (1963), Social attitudes and other acquired behavioral
dispositions, In S.Koch (ed), Psychology: A Study of a Science. New York: McGraw -
hill
29. Canary DJ và DR Seibold (1984), Attitudes and behavior: A comprehensive
bibliography, Nhà xuất bản New York: Praeger.
30. Cooper, R. & Kleinschmidt, E. (2007), ‘Winning businesses in product development:
the critical success factors’, Research Technology Management, Vol. 50 No. 3, 52-66.
31. Cooper, R., & Kleinschmidt, E., (1987), ‘Successfactors in product innovation’,
Industrial Marking Management, 16, 215 - 223.
185
32. Davis, Bagozzi và Warshaw, (1989), ‘User Acceptance of Computer Technology:
A Comparison of Two Theoretical Models’, Management Science, 1989, vol. 35,
issue 8, 982-1003
33. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.92, 93, 281, 283-284
34. Đặng Kim Sơn, Phạm Quang Diệu (2009), Tầm nhìn chính sách Bảo hiểm nông
nghiệp Việt Nam, Tài liệu tham khảo chính sách số 7 (30/11/2009)
35. Engel, James F., Kollat, David T. and Blackwell, Rodger D. (1968), Consumer
Behavior, 1st ed. New York: Holt, Rinehart and Winston 1968
36. European Commission (2001), Risk management tools for EU agriculture with a
special focus on insurance
37. Fen Yap Sheau và Noor Asyikin Sabaruddin (2009), ‘An extended model of
theory of planned behaviour in predicting exercise intention’, International
Business Research, Số 1(4),Trang: 108.
38. Federica Angelucci (2008), Weather indexes in agriculture: A review of
theoretical literature and low income countries’ experiences, FAO
39. Fletcher Keith P và William J Hastings (1984), ‘Consumer choice: a study of
insurance buying intention, attitudes and beliefs’, The Service Industries Journal,
Số 4(2),Trang: 174-188.
40. Filip Branstrand và Fredrik Wester (2014), ‘Factors affecting crop insurance
decision - A survey among Swedish farmers’, Agricultural Programme -
Economics and Management, No: 878
41. Fishbein Martin (1979), ‘A theory of reasoned action: Some applications and
implications’, Nebraska Symposium on Motivation, 27, 65–116
42. Fishbein Martin và Icek Ajzen (1980), Understanding attitudes and predicting
social behavior, Englewood Cliffs, N.J. : Prentice-Hall
43. Fishbein Martin và Icek Ajzen (2011), Predicting and changing behavior: The
reasoned action approach, Nhà xuất bản Psychology Press
44. Grandon, E.E. & Peter P. Mykytyn, J. (2004), ‘Theory-Based Instrumentation to
Measure The Intention to Use Electronic Commerce in Small and Medium Sized
Businesses’, The Journal of Computer Information Systems, vol. 44, no. 3, pp. 44-57
45. GlobalAgRisk, (2006), ‘Developing Agricultural Insurance in Vietnam:
PostInterim Report’. Report prepared by GlobalAgRisk under contract to World
Perspectives, Inc., for Asian Development Bank Project ADB-TA 4480 VIE,
Washington, DC, April, 2006
186
46. GlobalAgRisk, Inc, (2009), Những thách thức trong Phát triển Thị trường Bảo
hiểm Nông nghiệp, Phát triển Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam, Tập I, Hà Nội,
AgroInfo.
47. Goodwin, B. K., (1993), ‘An empirical analysis of the demand for multiple peril
crop insurance’, American Journal of Agricultural Economics, 75(2): 425-434.
48. Goodwin, B.K. and A.K. Mishra (2006), ‘Are “decoupled” farm program
payments really decoupled? An empirical evaluation’, American Journal of
Agricultural Economics, Vol. 88, No.1, pp.73-89
49. Ginder, Matthew G. Spaulding, Aslihan D, (2006), ‘Factors Affecting Crop
Insurance Purchase Decisions in Northern Illinois’, 2006 Annual meeting, July
23-26, Long Beach, CA 21073, American Agricultural Economics Association
50. Hastings William J và Keith P Fletcher (1983), The relevance of the Fishbein
model to insurance buying’, The Service Industries Journal, Số 3(3),Trang: 296-
307.
51. Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh
Phú Yên’, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ: chuyên san Kinh tế - Luật và
Quản lý, tập 2, số 4, 2018
52. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống Kê Ứng Dụng trong Kinh
tế - Xã hội, Nhà Xuất Bản Thống Kê
53. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (2010), Gập ghềnh Bảo hiểm Nông nghiệp Việt Nam,
cần nhiều giải pháp để nông dân tiếp cận với bảo hiểm, Bảo hiểm Bảo Minh, Hà Nội.
54. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, (2012), Báo cáo “Sơ kết 6 tháng thực hiện thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/2011/QĐ-TT”, Hà Nội.
55. Huy, H. T., Khôi, P. Đ. và Nguyệt, P. T. A., (2014), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp’, Tạp chí
Khoa học Đại học Huế, 90 (2): 105-116.
56. Icek Ajzen (1988), ‘Attitudes, personality and behavior’, Tạp chí Dorsey, Chicago.
57. Juan H. Cabas và cộng sự (2008), ‘Modeling Exit and Entry of Farmers in a Crop
Insurance Program’, Agricultural and Resource Economics Review, 37/1 (April 2008)
92.
58. Jerry R. Skees, Jason Hartell, Anne G. Murphy (2007), ‘Using index-based risk
transfer products to facilitate micro lending in Peru and Vietnam’, American
Journal of Agricultural Economics, Volume 89, Issue 5, December 2007, Pages i–
iii
187
59. Kimura, S., J. Antón and C. LeThi (2010), ‘Farm Level Analysis of Risk and Risk
Management Strategies and Policies: Cross Country Analysis, OECD Food’,
Agriculture , No. 26
60. Kotler, P. (2000), Marketing mangement: The millennium edition, Pearson Custom
Publishing
61. Kotler, P., Keller, K.L., Koshy, A. and Jha, M. (2009), Marketing mangement – A
South Asia Perspective, Pearson Education
62. Laura Girdžiūtė, Astrida Slavickienė (2012), Decision making in agriculture and
insurance as a risk management tool, ŽEMĖS ŪKIO MOKSLAI. 2012. T. 19. Nr.
1. P. 45–52
63. Lương Thị Ngọc Hà (2015), ‘Đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả bảo hiểm nông
nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam Trường hợp nghiên cứu ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31,
Số 1 (2015) 41-50
64. Luyện Minh Đức (2012), ‘Bảo hiểm nông nghiệp - lá chắn của nhà nông’, Tạp chí
Tài chính - Bảo hiểm, số 4
65. Madden Thomas J, Pamela Scholder Ellen và Icek Ajzen (1992), ‘A comparison
of the theory of planned behavior and the theory of reasoned action’, Personality
and social psychology Bulletin, Số 18(1),Trang: 3-9.
66. Myong Goo KANG (2007), ‘Innovative Agricultural Insurancae Products and
Schemes’, Agricultural Management, Marketing and Finance Occasional Paper
67. Monte L. Vandeveer, (2001), ‘Demand for area crop insurance among litchi
producers in northern Vietnam’. Agricultural Economics, Volume26, Issue2,
Pages 173-184
68. Nguyễn Bá Huân (2014), ‘Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp
ở Việt Nam’, Tạp chí khoa học công nghệ và lâm nghiệp, Số 4-2014, trang 126-
133
69. Nguyễn Đình Chính,(2011), Nghiên cứu chính sách bảo hiểm sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam, đề tài cấp Bộ, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn
70. Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Thanh Sơn, Lại Nhất Duy (2016), ‘Các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm trồng lúa của hộ nông dân huyện Cần
Đước, tỉnh Long An’, Tạp chí khoa học Đại học mở TP.HCM, Số 50 (5) 2016
71. Nguyễn Hoài Trâm Anh (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Rạch Giá, Luận văn thạc sĩ kinh
tế trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
188
72. Nguyễn Mậu Dũng (2011), ‘Phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Trung
Quốc’, Nghiên cứu Trung Quốc, Số 7 (119), 2011.
73. Nguyễn Mậu Dũng, (2011), Bảo hiểm nông nghiệp trên thế giời và hàm ý cho Việt
Nam, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8/2011
74. Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019), Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa
bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619
75. Nguyễn Thị Chính, Phan Anh Tuấn, (2013), ‘Hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở
Việt Nam và một số giải pháp phát triển’, Tạp chí Kinh tế phát triển
76. Nguyễn Tuấn Sơn (2008), ‘Nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ số trong bảo
hiểm nông nghiệp Việt Nam’, Tạp chí khoa học và phát triển, số 4, 367-375
77. Nguyễn Văn Song, Đỗ Thị Diệp, Đàm Thanh Thuỷ (2010), ‘Cân đối lúa gạo cho
đồng bằng sông Hồng đến 2030 trong điều kiện công nghiệp hóa và nước biển
dâng’, Tạp chí khoa học và Công nghệ - Bộ NN&PTNT, Số 105 tr 3-8.
78. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân
79. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Ngọc Trâm Anh, Phạm Tiến Minh (2015), ‘The
determinants of intention to buy retirement plans of HCMC residents’, Phát triển
Khoa học và Công nghệ, Vol. 18, No. 4Q (2015)
80. Oyinbo O. và cộng sự (2013), ‘Determinants of Crop Farmers Participation in
Agricultural Insurance in the Federal Capital Territory, Abuja, Nigeria’, Greener
Journal of Agricultural Sciences, 2 (3), 021-026, 2013
81. Olivier Mahul and Charles J. Stutley (2010), Government Support to Agricultural
Insurance: Challenges and Options for Developing Countries, World bank
82. Olivier Mahul (2012), ‘Agricultural Insurance for Developing Countries: The Role
of Governments’, World Bank
83. Ogenyi Ejye Omar và Nana Owusu-Frimpong (2007), ‘Life Insurance in Nigeria:
An Application of the Theory of Reasoned Action to Consumers' Attitudes and
Purchase Intention’, The Service Industries Journal, Số 27(7),Trang: 963.
84. Omar Ogenyi Ejye (2007), ‘The retailing of life insurance in Nigeria: an
assessment of consumers' attitudes’, The Journal of Retail Marketing
Management Research.
85. Pham Bao Duong (2011), Agricultural Insurance in Japan and Policy Implications
for Vietnam, J. Sci. Dev, 2011, 9 (Eng.Iss. 1): 91 – 100
86. Phạm Bảo Dương (2011), Nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, Viện
Chính sách và phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
189
87. Phạm Thị Định (2010), Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp phát triển, Đề tài cấp bộ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
88. Phạm Thị Định (2013), ‘Tình hình thực hiện BHNN ở Việt Nam theo quyết định
315/QĐ-TTg và một số ý kiến đề xuất’, Tạp chí Kinh tế phát triển, Số 193 tháng
7/2013.
89. Phạm Lê Thông (2013). ‘Willingness to Pay for Rice Price Insurance of Farmers
in Can Tho Province’. Journal of Banking Technology, 90, 3-10.
90. Phan Đình Khôi và Quách Vũ Hiệp (2014), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia bảo hiểm tâm nuôi của hộ nông dân tỉnh Bạc Liêu’, Tạp chí khoa
học trường Đại học Cần Thơ, Số 35 (2014) Trang: 97-104
91. Philippe Boyer, (2002), ‘The French System of Protection Against the Risks of
Farm Production and its Recent Evolution’, International Conference on
Agricultural Insurance, Madrid, 13 and 14th May 2002.
92. Pennings, Leuthold (1999), ‘Commodity Futures Contract Viability: A
Multidisciplinary Approach, Office for Futures and Options Research (OFOR)’,
Working Paper No. 99-02
93. Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT, (2009), Tầm nhìn chính sách bảo hiểm
nông nghiệp Việt Nam
94. Rosa S. Rolle (2011), Agricultural insurance in Asia and the Pacific region, FAO
95. Shah Alam Syed và Nazura Mohamed Sayuti (2011), ‘Applying the Theory of
Planned Behavior (TPB) in halal food purchasing’, International journal of
Commerce and Management, Số 21(1),Trang: 8-20
96. Shiva S. Makki & Agapi Somwaru, (2001), ‘Farmers' Participation in Crop
Insurance Markets: Creating the Right Incentives’, American Journal of
Agricultural Economics, vol. 83, issue 3, 662-667
97. Smith & Baquet (1996), ‘The Demand for Multiple Peril Crop Insurance:
Evidence from Montana Wheat Farms’, American Journal of Agricultural
Economics, vol. 78, issue 1, 189-201
98. Taylor, S. and Todd, P. (1995a), ‘Assessing IT usage: the role of prior experience’,
MIS Quarterly, Vol. 19, pp.561-570
99. Thủ tướng Chính phủ (2011) Quyết định số 315/QĐ-TTg: Về việc thực hiện thí
điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013, ngày 01 tháng 3 năm 2011
100. Thủ tướng Chính phủ (2018) Nghị định 58/2018/NĐ-CP: Về Bảo hiểm nông
nghiệp ngày 18 tháng 04 năm 2018
101. Thủ tướng Chính phủ (2019) Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg: Về thực hiện
chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
190
102. Tổng cục thống kê (2010), Tình hình kinh tế xã hội năm 2010
103. Tổng cục thống kê (2011), Tình hình kinh tế xã hội năm 2011
104. Tổng cục thống kê (2013), Tình hình kinh tế xã hội năm 2013
105. Tổng cục thống kê (2015), Tình hình kinh tế xã hội năm 2015
106. Tổng cục thống kê (2017), Tình hình kinh tế xã hội năm 2017
107. Triệu Đức Hạnh và Nguyễn Thị Mão (2012), ‘Một số giải pháp phát triển bảo
hiểm nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên’, Khoa học & công nghệ Đại học Thái
Nguyên, Tập 10 Năm 2012
108. Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển (2013), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động khu vực phi chính
thức tại tỉnh Phú Yên’, Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Vol. 2, No. (2013)
109. Wang Ke, Zhang Qiao, Shingo Kimura và Suraya Akter (2014), ‘Is the crop
insurance program effective in China? Evidence from farmers analysis in five
provinces’, Journal of Integrative Agriculture, 2015, Vol. 14
110. Werner, P. (2004), ‘Reasoned Action and Planned Behavior, in S.J. Peterson &
T.S. Bredow (eds)’, Middle range Theories: Application to Nursing Research,
Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, pp. 125-147.
191
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Xin chào Anh/Chị
Tôi là Phan Anh Tuấn, hiện là NCS đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng bằng
sông Hồng”
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn và mong Anh/Chị dành chút thời gian trả lời
giúp tôi về những phát biểu dưới đây để tôi có thể hoàn thiện, bổ sung, đưa ra các yếu
tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân và thang đo của các
biến đó. Mọi ý kiến của Anh/Chị đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu và chỉ
được sử dụng vì mục đích nghiên cứu.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên anh/chị:.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm anh/chị đang công tác:
......
3. Chức vụ hiện tại của anh/chị:
...
4. Thông tin liên lạc
Số điện thoại: Email:
B. THÔNG TIN CHÍNH
5. Doanh nghiệp anh/chị có triển khai sản phẩm bảo hiểm cây lúa không?
Có Không
6. Xin anh chị cho biết đánh giá của mình đối với từng nhận xét sau đây
(1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: bình thường;
4: đồng ý; 5: rất đồng ý)
Nội dung 1 2 3 4 5
Thái độ tích cực của hộ nông dân đối với bảo hiểm
cây lúa có ảnh hưởng đến ý định tham gia của họ
Hộ nông dân thấy được những lợi ích của bảo hiểm
cây lúa là động lực để họ tham gia bảo hiểm
192
Nội dung 1 2 3 4 5
Các mối quan hệ cộng đồng có thể tác động lên ý
định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
Những người quan trọng có thể đưa ra lời khuyên
về việc tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân
Hộ nông dân có nhận thức càng cao thì càng có ý
định tham gia bảo hiểm cây lúa
Hoạt động truyền thông tốt sẽ thúc đẩy ý định tham
gia bảo hiểm của nông dân
Chính Phủ phải là chủ thể chính thực hiện tuyên
truyền chính sách BHCL đến người nông dân
Chính phủ phải có cơ chế hỗ trợ thực hiện các hoạt
động tuyên truyền, quảng cáo về bảo hiểm cây lúa
Các DNBH cũng cần tích cực tuyên truyền chính
sách về BHCL cũng như sản phẩm BHCL của
doanh nghiệp mình
Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa của các DNBH
càng đơn giản càng dễ thu hút sự tham gia của hộ
nông dân
Thủ tục đóng phí bảo hiểm và chi trả bồi thường có
ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm của hộ
nông dân
DNBH có cơ sở ở địa phương giúp hộ nông dân dễ
dàng hình thành ý định tham gia bảo hiểm cây lúa
Chính phủ cần thiết phải hỗ trợ phí cho người nông
dân tham gia bảo hiểm cây lúa
Chính phủ hỗ trợ phí cho người nông dân sẽ giúp
họ tích cực tham gia bảo hiểm cây lúa hơn
Chính phủ nên hỗ trợ phí bảo hiểm nhiều hơn cho
các hộ sản xuất lớn
Trân trọng cảm ơn các anh/chị!
193
PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Xin chào ông/bà
Tôi là Phan Anh Tuấn, hiện là NCS đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng”
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn và mong ông/bà dành chút thời gian trả lời
giúp tôi về những phát biểu dưới đây để tôi có thể hoàn thiện, bổ sung, đưa ra các yếu
tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân và thang đo của các
biến đó. Mọi ý kiến của ông/bà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu và chỉ
được sử dụng vì mục đích nghiên cứu.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:.
- Tuổi:.
- Giới tính:...
- Đơn vị công tác:
-
B. THÔNG TIN CHÍNH
1. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của
hộ nông dân. Quan điểm của ông/bà về các yếu tố này và hướng tác động của các yếu
tố này như thế nào?
- Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm cây lúa
- Chuẩn chủ quan
- Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa
- Truyền thông về bảo hiểm cây lúa
- Khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa
- Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm của Chính phủ
194
2. Theo ông/bà, cách đặt tên cho các biến như trên có đảm bảo đủ ý nghĩa và dễ
hiểu không?
3. Ông/bà có thể gợi ý thêm những yếu tố khác có ảnh hưởng đến ý định tham
gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân không?
4. Xin ông/bà hãy đọc phiếu khảo sát hộ nông dân và cho biết ý kiến về các vấn
đề sau:
- Phát biểu nào ông/bà cho là có từ ngữ khó hiểu hoặc thiếu rõ ràng hoặc gây
hiểu nhầm cho người được phỏng vấn?
- Phát biểu nào ông/bà cho là không có thông tin trả lời hoặc thông tin thiếu sự
tin cậy?
- Những phát biểu nào ông/bà cho tương đồng nhau?
- Ông/bà cho nhận xét về hình thức trình bày của phiếu khảo sát?
Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà!
195
PHỤ LỤC 3
CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN
Xin chào ông/bà
Tôi là Phan Anh Tuấn, hiện là NCS đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng”
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn và mong ông/bà dành chút thời gian trả lời
giúp tôi về những phát biểu dưới đây để tôi có thể hoàn thiện, bổ sung, đưa ra các yếu
tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân và thang đo của các
biến đó. Mọi ý kiến của ông/bà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu và chỉ
được sử dụng vì mục đích nghiên cứu.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:.
- Tuổi:.
- Giới tính:...
- Thu nhập/năm:
-
B. THÔNG TIN CHÍNH
1. Ông/bà đã từng tham gia bảo hiểm cây lúa chưa?
2. Ông/bà có ý định tham gia bảo hiểm cây lúa trong những mùa vụ tiếp theo
không?
3. Theo ông/bà, những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm cây lúa của ông/bà?
- Công tác tuyên truyền về bảo hiểm cây lúa giúp các anh/chị hiểu và hình
thành ý định tham gia bảo hiểm cây lúa
- Khả năng tiếp cận của các anh/chị đối với bảo hiểm cây lúa dễ dàng giúp
anh/chị muốn tham gia bảo hiểm cây lúa hơn
- Chính phủ có chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm cho hộ nông dân là động lực để
anh/chị có thể tham gia bảo hiểm cây lúa
196
2. Theo ông/bà, cách đặt tên cho các biến như trên có đảm bảo đủ ý nghĩa và dễ
hiểu không?
3. Ông/bà có thể gợi ý thêm những yếu tố khác có ảnh hưởng đến ý định tham
gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân không?
4. Xin ông/bà hãy đọc phiếu khảo sát hộ nông dân và cho biết ý kiến về các vấn
đề sau:
- Phát biểu nào ông/bà cho là có từ ngữ khó hiểu hoặc thiếu rõ ràng hoặc gây
hiểu nhầm cho người được phỏng vấn?
- Phát biểu nào ông/bà cho là không có thông tin trả lời hoặc thông tin thiếu sự
tin cậy?
- Những phát biểu nào ông/bà cho tương đồng nhau?
- Ông/bà cho nhận xét về hình thức trình bày của phiếu khảo sát?
Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà!
197
PHỤ LỤC 4
PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN
(Gửi tham khảo khi phỏng vấn định tính)
Xin chào ông/bà
Tôi là Phan Anh Tuấn, hiện là NCS đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng”
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn và mong ông/bà dành chút thời gian trả lời
giúp tôi về những phát biểu dưới đây để tôi có thể hoàn thiện, bổ sung, đưa ra các yếu
tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân và thang đo của các
biến đó. Mọi ý kiến của ông/bà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu và chỉ
được sử dụng vì mục đích nghiên cứu.
A. THÔNG TIN HỘ
1. Địa chỉ: Thôn:.Xã:..Huyện:Tỉnh:.
2. Họ tên chủ hộ: Giới tính: Nam/Nữ
3. Họ tên người trả lời:Giới tính: Nam/Nữ
4. Quan hệ với chủ hộ:
Chủ hộ; Chồng/vợ;
Con; Cháu;
Bố, mẹ; Ông/bà,
Anh/chị/em ruột; Bố mẹ vợ/chồng;
Anh/chị/em vợ hoặc chồng; Họ hàng khác
5. Số điện thoại người trả lời:
6. Tuổi của chủ hộ:
7. Trình độ học vấn của chủ hộ:
8. Thu nhập bình quân hàng tháng (năm 2018) của hộ:
Dưới 3 triệu/tháng
Từ 3 đến dưới 5 triệu/tháng
Từ 5 đến dưới 10 triệu/tháng
Từ 10 đến dưới 15 triệu/tháng
Từ 15 triệu/tháng trở lên
9. Gia đình ông/bà đã tham gia bảo hiểm cây lúa chưa?
Đã tham gia Chưa tham gia
198
B. PHẦN THÔNG TIN CHÍNH
Xin Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu sau đây bằng
đánh dấu (x) vào các ô tương ứng, với mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5:
Ô số 1: Hoàn toàn không đồng ý Ô số 2: Không đồng ý
Ô số 3: Bình thường Ô số 4: Đồng ý Ô số 5: Hoàn toàn đồng
ý
1 2 3 4 5
Thái độ đối với tham gia bảo hiểm cây lúa
Bảo hiểm cây lúa giúp tôi khôi phục được được hậu quả rủi ro
trong trồng lúa
Bảo hiểm cây lúa đảm bảo được nguồn tài chính cho gia đình tôi
Tham gia bảo hiểm cây lúa là điều thiết thực đối với hộ nông dân
Tham gia bảo hiểm cây lúa giúp tôi yên tâm hơn trong sản xuất
Tham gia bảo hiểm cây lúa có thể giúp tôi đi vay ngân hàng dễ
dàng hơn
Tôi cảm thấy thích thú khi tham gia bảo hiểm cây lúa
Chuẩn chủ quan
Bạn bè, hàng xóm ủng hộ tôi tham gia bảo hiểm cây lúa
Gia đình tôi cho rằng tôi nên tham gia bảo hiểm cây lúa
Những người có kinh nghiệm khuyên tôi nên tham gia bảo hiểm
cây lúa
Tôi tham gia bảo hiểm cây lúa vì những người xung quanh tôi có
tham gia
Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi nghĩ tôi có đủ kiến thức và trình độ tham gia bảo hiểm cây lúa
một cách dễ dàng
Tôi tin rằng tôi có thể đảm bảo được các yêu cầu của doanh nghiệp
bảo hiểm
Tôi tự tin rằng tôi có thể hiểu được hợp đồng bảo hiểm cây lúa
Chính sách truyền thông về bảo hiểm cây lúa
Tôi đã được nghe nói về bảo hiểm cây lúa thông qua loa phát thanh
199
1 2 3 4 5
ở xã; đài phát thanh và truyền hình
Tôi đã được biết về bảo hiểm cây lúa thông qua tuyên truyền của
nhân viên công ty bảo hiểm
Tôi hiểu các quy định về bảo hiểm cây lúa thông qua những người
đã tham gia bảo hiểm cây lúa nói lại
Các hội, đoàn thể cho tôi biết nhiều về bảo hiểm cây lúa khi hội họp
Khả năng tiếp cận sản phẩm bảo hiểm cây lúa
Thủ tục tham gia Bảo hiểm cây lúa của DNBH rất dễ dàng
Việc hoàn tất hồ sơ tham gia Bảo hiểm cây lúa làm mất rất nhiều
thời gian của tôi
Phương thức đóng và mức đóng Bảo hiểm cây lúa còn chưa phù
hợp, cản trở việc tham gia Bảo hiểm cây lúa của người dân
DNBH có nhân viên đến từng nhà tư vấn cho chúng tôi
DNBH có trụ sở, chi nhánh ở trên địa bàn huyện để chúng tôi có
thể gặp gỡ và tư vấn cho chúng tôi
Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm của Chính phủ
Tôi tự tin rằng tự tôi có thể trả được phí bảo hiểm mà không cần
hỗ trợ của Chính phủ
Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần hỗ trợ phí bảo hiểm cho người dân
tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi tin rằng khi Chính phủ hỗ trợ phí cho người nông dân thì
chúng tôi sẽ tham gia bảo hiểm cây lúa nhiều hơn
Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi mong đợi được tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi sẽ tham gia bảo hiểm cây lúa trong thời gian tới
Tôi có ý định giới thiệu cho bạn bè và họ hàng của tôi tham gia
bảo hiểm cây lúa
Tôi sẽ tìm hiểu về bảo hiểm cây lúa
Tôi có kế hoạch tham gia bảo hiểm cây lúa trong vụ gieo trồng tiếp theo
200
Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà!
PHỤ LỤC 5
PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN
Xin chào ông/bà
Tôi là Phan Anh Tuấn, hiện là NCS đang thực hiện đề tài: “Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân khu vực đồng
bằng sông Hồng”
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn và mong ông/bà dành chút thời gian trả lời
giúp tôi về những phát biểu dưới đây để tôi có thể hoàn thiện, bổ sung, đưa ra các yếu
tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm cây lúa của hộ nông dân và thang đo của các
biến đó. Mọi ý kiến của ông/bà đều có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu và chỉ
được sử dụng vì mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn ông/bà!
A. THÔNG TIN HỘ
1. Địa chỉ: Thôn:Xã:Huyện:.Tỉnh:
2. Họ tên chủ hộ:Giới tính: Nam/Nữ
3. Họ tên người trả lời:Giới tính: Nam/Nữ
4. Quan hệ với chủ hộ:
Chủ hộ; Chồng/vợ;
Con; Khác:
5. Số điện thoại người trả lời:
6. Tuổi của chủ hộ:
7. Trình độ học vấn của chủ hộ:
8. Thu nhập bình quân hàng tháng (năm 2018) của hộ:
Dưới 3 triệu/tháng
Từ 3 đến dưới 5 triệu/tháng
Từ 5 đến dưới 10 triệu/tháng
Từ 10 đến dưới 15 triệu/tháng
201
Từ 15 triệu/tháng trở lên
9. Gia đình ông/bà đã tham gia bảo hiểm cây lúa chưa?
Đã tham gia Chưa tham gia
B. PHẦN THÔNG TIN CHÍNH
Xin ông/bà cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu sau đây bằng
đánh dấu (x) vào các ô tương ứng, với mức độ đồng ý tăng dần từ 1 đến 5:
Ô số 1: Hoàn toàn không đồng ý Ô số 2: Không đồng ý
Ô số 3: Bình thường Ô số 4: Đồng ý Ô số 5: Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
Thái độ đối với tham gia bảo hiểm cây lúa
Bảo hiểm cây lúa giúp tôi khôi phục được hậu quả rủi ro trong
trồng lúa
Bảo hiểm cây lúa giúp gia đình tôi bảo vệ được thành quả từ sản
xuất lúa
Tham gia bảo hiểm cây lúa là điều cần thiết đối với gia đình tôi
Tham gia bảo hiểm cây lúa giúp tôi yên tâm hơn trong sản xuất
Tham gia bảo hiểm cây lúa có thể giúp tôi đi vay vốn ngân hàng dễ
dàng hơn
Tôi cảm thấy yên tâm khi tham gia bảo hiểm cây lúa
Chuẩn chủ quan
Bạn bè, hàng xóm ủng hộ tôi tham gia bảo hiểm cây lúa
Gia đình tôi khuyên tôi nên tham gia bảo hiểm cây lúa
Những người đã tham gia bảo hiểm cây lúa khuyên tôi nên tham
gia loại hình bảo hiểm này
Tôi tham gia bảo hiểm cây lúa vì những người xung quanh tôi có
tham gia
Nhận thức về kiểm soát hành vi tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi nghĩ tôi có đủ kiến thức và trình độ tham gia bảo hiểm cây lúa
một cách dễ dàng
Tôi tin rằng tôi có thể đảm bảo được các yêu cầu của doanh nghiệp
bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi tự tin rằng tôi có thể hiểu được hợp đồng bảo hiểm cây lúa
202
1 2 3 4 5
Chính sách truyền thông về bảo hiểm cây lúa
Tôi biết về bảo hiểm cây lúa thông qua tivi, đài phát thanh và loa
phát thanh của xã
Tôi đã được biết về bảo hiểm cây lúa qua những người đã tham
gia bảo hiểm cây lúa nói lại
Tôi hiểu các quy định về bảo hiểm cây lúa thông qua tuyên truyền
của nhân viên công ty bảo hiểm
Các hội, đoàn thể ở xã cho tôi biết nhiều điều về bảo hiểm cây lúa
khi hội họp
Thủ tục tham gia bảo hiểm cây lúa
Chúng tôi thích tham gia bảo hiểm cây lúa hơn khi thủ tục tham
gia loại hình này đơn giản
Việc hoàn tất hồ sơ tham gia Bảo hiểm cây lúa không mất nhiều
thời gian của tôi
Thủ tục đóng phí bảo hiểm và chi trả bồi thường có ảnh hưởng đến
ý định tham gia bảo hiểm của chúng tôi
DNBH có nhân viên đến từng nhà tư vấn cho chúng tôi
DNBH có trụ sở, chi nhánh ở trên địa bàn huyện để chúng tôi có
thể gặp gỡ và họ tư vấn cho chúng tôi
Chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm của Chính phủ
Chúng tôi không thể tham gia bảo hiểm cây lúa nếu không có sự
hỗ trợ của Chính phủ
Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần hỗ trợ phí bảo hiểm cho người dân
tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi tin rằng khi Chính phủ càng hỗ trợ phí cho người nông dân thì
chúng tôi sẽ tham gia bảo hiểm cây lúa càng nhiều
Ý định tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi sẽ tìm hiểu về bảo hiểm cây lúa
Tôi mong đợi được tham gia bảo hiểm cây lúa
Tôi sẽ tham gia bảo hiểm cây lúa trong thời gian tới
Tôi có kế hoạch tham gia bảo hiểm cây lúa trong vụ gieo trồng tiếp theo
Tôi có ý định giới thiệu cho bạn bè và họ hàng của tôi tham gia
bảo hiểm cây lúa
203
Trân trọng cảm ơn ông/bà!