Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam

Thu ngân sách nhà nước tại địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự lành mạnh và bền vững của hệ thống Ngân sách Nhà nước nói chung và hệ thống ngân sách Việt Nam nói riêng. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu tổng quan cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách địa phương của các quốc gia khác nhau. Phân tích thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam, kết luận quan trọng nhất của luận án là các nhân tố: tăng trường kinh tế địa phương, quy mô dân số, mức độ đô thị hóa (thuộc về cơ cấu kinh tế) và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là những nhân tố ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế địa phương dẫn tới tăng thu ngân sách nhà nước tại các địa phương. Do vậy, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương là một khuyến nghị quan trọng nhằm thu ngân sách nhà nước tại các địa phương. Quy mô dân số địa phương có mối quan hệ thuận chiều với thu ngân sách nhà nước tại địa phương cho thấy khi quy mô dân số địa phương tăng lên sẽ thúc đẩy tăng thu ngân sách, nội dung này nó gắn chặt với quá trình đô thị hóa. Kết quả phân tích cho thấy sự chênh lệch lớn về quy mô dân số giữa các vùng lãnh thổ trong cả nước, điều này xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, cơ hội tiếp cận việc làm, dịch vụ giáo dục, y tế v.v. giữa các vùng kinh tế. Do vậy, kết quả thực nghiệm khuyến khích các địa phương đặc biệt là các địa phương có quy mô dân số thấp tăng quy mô dân số địa phương thông qua các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, phát triển dịch vụ giáo dục và y tế tại địa phương để thu hút người lao động từ các địa phương khác tới sinh sống và làm việc đồng thời hạn chế người dân địa phương di cư đến nơi khác. Mức độ đô thị hóa ở địa phương có tác động cùng chiều tới thu ngân sách cho thấy, ở Việt Nam địa phương nào có mức độ đô thị hóa lớn thì thu ngân sách nhà nước ở địa phương càng lớn. Do vậy, để tăng thu ngân sách nhà nước ở các địa phương, cần tăng mức độ đô thị hóa ở các địa phương đặc biệt là ở các vùng kinh tế và các địa phương có tốc độ đô thị hóa ở mức thấp. Đồng thời cũng phải hướng tới các giải pháp thực hiện đô thị hóa bền vững, đô thị hóa xanh ờ các thành phố lớn.

pdf165 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_toi_thu_ngan_sach_n.pdf
  • pdfCV dang bo ngay 29 thang 6.pdf
  • docxLA_BuiQuangPhat_E.docx
  • pdfLA_BuiQuangPhat_Sum.pdf
  • pdfLA_BuiQuangPhat_TT.pdf
  • docxLA_BuiQuangPhat_V.docx
  • pdfQD co so Quang Phat.pdf
Luận văn liên quan