Luận án Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam

Kinh nghiệm tại Malaysia, Thái Lan và Philippin cho thấy các nước này đều có xu hướng giảm mức lãi suất chính sách khi căng thẳng tài chính gia tăng (Boon và Kian, 2015). Dù việc giảm lãi suất có thể dẫn đến những kết quả khác nhau trong việc giảm tình trạng căng thẳng tài chính, nhưng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nó có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế qua các kênh khác nhau. Nói cách khác, nghiên cứu của Boon và Kian (2015) chỉ ra rằng cần thiết phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng khi căng thẳng tài chính xảy ra để bù cho những tác động thu hẹp bất lợi mà các cú sốc tài chính gây ra cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để duy trì ổn định tài chính cần thực hiện kết hợp với các biện pháp can thiệp khu vực tài chính một cách trực tiếp, như các khoản cho vay ngắn hạn để giảm bớt tình trạng thiếu hụt thanh khoản, bơm vốn trực tiếp cho các tổ chức tài chính giảm bớt nỗi lo về khả năng thanh khoản và đảm bảo nguồn cung tín dụng thương mại cho các hoạt động thương mại tiếp tục. Evans (2009) cũng cho rằng việc giảm lãi suất Fed fund rate có thể ko đủ để giải quyết những vấn đề do căng thẳng tài chính gây ra, đặc biệt những vấn đề liên quan đến khả năng thanh khoản và thực hiện trôi chảy các chức năng của thị trường. Khi thị trường kém thanh khoản, tình trạng không chắc chắn về giá trị tài sản tăng cao, người cho vay không sẵn sàng nắm giữ làm tài sản thế chấp các tài sản kém thanh khoản hay khó định giá, do đó việc chuyển đổi các tài sản này thành tiền gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tăng tính thanh khoản cho thị trường, bên cạnh việc cắt giảm lãi suất cần thực hiện các biện pháp như: cửa sổ chiết khấu, mở rộng cho vay kỳ hạn cũng như hoán đổi ngoại tệ để tăng tính thanh khoản .

pdf201 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị gia tăng cao, những ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; Hạn chế dự án FDI vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến; Tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia xây dựng nhà máy sản xuất tiến hành các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao tại Việt Nam như chế tạo, sản xuất linh kiện Thứ ba, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút dòng vốn FPI. Dòng vốn FPI có vai trò thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động; mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch; xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp Do đó, việc thu hút dòng vốn FPI một cách ổn định có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, đồng thời khi thị trường tài chính phát triển, đảm bảo tính minh bạch của thị trường, sản phẩm tài chính đa dạng và phong phú lại chính là cơ hội để tiếp tục thu hút dòng vốn FPI. Để làm được điều đó, trước hết cần có những đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FPI đối với các mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược chung về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của các doanh nghiệp 161 Việt Nam thông qua thị trường vốn từ đó đưa ra những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước. 3.2.3.2. Thực hiện biện pháp quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài Cùng với các biện pháp thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, cần có những biện pháp nhằm kiểm soát dòng vốn ngoại một cách chặt chẽ. Đối với nguồn vốn FPI, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thu hút dòng vốn FPI, cần hạn chế các tác động tiêu cực của dòng vốn FPI và tăng cường cơ chế giám sát quản lý đối với dòng vốn này. Mặc dù, hiện nay tổng vốn FPI vẫn còn rất nhỏ so với FDI (thông thường vào khoảng 30-40%) và chủ yếu thông qua kênh thị trường chứng khoán nhưng dòng vốn FPI lại tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Đây là dòng vốn mang tính đầu cơ cao, chảy mạnh vào Việt Nam với kỳ vọng thu lợi nhuận nhanh chóng và tạo ra rất nhiều “bong bóng” cho nền kinh tế như “bong bóng chứng khoán” và “bong bóng bất động sản”, gián tiếp làm tăng tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng. Dòng vốn này rất nhạy cảm với niềm tin và “trạng thái tâm lý” của nhà đầu tư nên khi thị trường hoặc nền kinh tế vĩ mô gặp bất lợi, dòng vốn FPI sẽ giảm rất nhanh gây nên hiện tượng “xì bong bóng”. Trên thế giới, để hạn chế sự đảo ngược của dòng vốn, các nước thường áp dụng cả biện pháp can thiệp trực tiếp và biện pháp can thiệp gián tiếp. Các giải pháp trực tiếp hay gián tiếp cần phải được áp dụng linh hoạt, nhất quán và phải dựa trên nền tảng cơ bản của nền kinh tế vững mạnh và ổn định. Kinh nghiệm của Malayxia đã từng áp dụng thành công hệ thống thuế rút vốn, đánh thuế giảm dần tương ứng với thời gian rút vốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng biện pháp nào cần rất thận trọng để không ảnh hưởng đến dòng vốn vào trong tương lai. Đối với nguồn vốn FDI, trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay việc thu hút FDI đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên việc giải ngân rất chậm chạp, thậm chí có những dự án rất lớn bị ngừng kế hoạch đầu tư sau nhiều năm thăm dò và trì hoãn. Theo báo cáo đánh giá tình hình thu hút FDI hơn 25 năm 162 qua của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký rất nhiều, chỉ khoảng 47,2%. Để đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế tác động tiêu cực của dòng vốn FDI, Bộ KHĐT cần kết hợp với các địa phương thực hiện giám sát các hoạt động đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, thiết kế ban đầu, có những chế tài hợp lý với các dự án không đúng cam kết ban đầu, hay chậm tiến độ, thậm chí thu hồi đất và giấy phép đầu tư đối với các các dự án FDI không có khả năng triển khai, thu hồi diện tích đất dự án không sử dụng hết chuyển cho dự án khác... Đối với nguồn vốn ODA, cần đổi mới căn bản phương thức quản lý và sử dụng vốn vay, tích cực phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Nguồn vốn ODA thường là những nguồn vốn có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn), có những khoản vốn ODA không hoàn lại và có hỗ trợ kỹ thuật nên cần được ưu tiên cho các dự án phù hợp, như các dự án không có khả năng hoàn vốn như các nghiên cứu phát triển thể chế, nâng cao năng lực con người, hay các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đô thị đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu. Đồng thời, các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát và sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, khung giá đất, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng cho phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu và tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ODA. 3.2.4. Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính 3.2.4.1. Khuyến nghị liên quan đến điều hành các chính sách vĩ mô Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 xảy ra tại Mỹ đã có những tác động tiêu cực lên nhiều quốc gia trên thế giới, qua đó khẳng định tầm quan trọng của ổn định tài chính đối với sự ổn định, lành mạnh của từng quốc gia nói riêng và của nền kinh tế thế giới nói chung. Ổn định tài chính có thể được hiểu là khả năng của hệ thống tài chính trong việc thực hiện toàn vẹn các chức năng kinh tế vĩ mô như trung gian tài chính, trung gian thanh toán, quản lý rủi ro. Khi khu vực tài chính gặp căng thẳng, làm gián đoạn việc thực hiện các chức năng của hệ thống tài chinh, 163 ảnh hưởng đến ổn định tài chính. Do đó, việc triển khai thực hiện các chính sách ổn định vĩ mô, chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Kinh nghiệm tại Malaysia, Thái Lan và Philippin cho thấy các nước này đều có xu hướng giảm mức lãi suất chính sách khi căng thẳng tài chính gia tăng (Boon và Kian, 2015). Dù việc giảm lãi suất có thể dẫn đến những kết quả khác nhau trong việc giảm tình trạng căng thẳng tài chính, nhưng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nó có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế qua các kênh khác nhau. Nói cách khác, nghiên cứu của Boon và Kian (2015) chỉ ra rằng cần thiết phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng khi căng thẳng tài chính xảy ra để bù cho những tác động thu hẹp bất lợi mà các cú sốc tài chính gây ra cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để duy trì ổn định tài chính cần thực hiện kết hợp với các biện pháp can thiệp khu vực tài chính một cách trực tiếp, như các khoản cho vay ngắn hạn để giảm bớt tình trạng thiếu hụt thanh khoản, bơm vốn trực tiếp cho các tổ chức tài chính giảm bớt nỗi lo về khả năng thanh khoản và đảm bảo nguồn cung tín dụng thương mại cho các hoạt động thương mại tiếp tục. Evans (2009) cũng cho rằng việc giảm lãi suất Fed fund rate có thể ko đủ để giải quyết những vấn đề do căng thẳng tài chính gây ra, đặc biệt những vấn đề liên quan đến khả năng thanh khoản và thực hiện trôi chảy các chức năng của thị trường. Khi thị trường kém thanh khoản, tình trạng không chắc chắn về giá trị tài sản tăng cao, người cho vay không sẵn sàng nắm giữ làm tài sản thế chấp các tài sản kém thanh khoản hay khó định giá, do đó việc chuyển đổi các tài sản này thành tiền gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tăng tính thanh khoản cho thị trường, bên cạnh việc cắt giảm lãi suất cần thực hiện các biện pháp như: cửa sổ chiết khấu, mở rộng cho vay kỳ hạn cũng như hoán đổi ngoại tệ để tăng tính thanh khoản .... Như vậy có thể thấy, khi căng thẳng tài chính xảy ra, để giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính cần có sự phối hợp của các chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách an toàn vĩ mô. Việc phối hợp thực hiện giữa các chính sách vĩ mô khiến cho việc thực hiện mục tiêu của chính sách này có thể được hỗ trợ bằng việc đạt được mục tiêu của chính sách kia và ngược lại do các chính sách có sự 164 tương tác và giao thoa lẫn nhau (Hình 3.2). Đồng thời, các chính sách này cũng không thể thay thế được cho nhau, mà trong từng trường hợp, từng thời kỳ, tùy thuộc vào mục tiêu ưu tiên sẽ có sự lựa chọn giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu đó. Nguồn: Nier và Kang Hình 3.2: Tƣơng tác giữa các chính sách vĩ mô 3.2.4.2. Chính sách hướng tới doanh nghiệp, hộ gia đình và hướng tới tăng trưởng bền vững Nghiên cứu trong chương 1 đã chỉ ra rằng căng thẳng khu vực tài chính xảy ra đã dẫn tới gia tăng tình trạng không chắc chắn. Tình trạng không chắc chắn này lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông qua việc khiến các chủ thể trong nền kinh tế trì hoãn các hoạt động đầu tư, tiêu dùng và quyết định việc làm cho đến khi giải quyết được tình trạng không chắc chắn và thông qua việc đẩy chi phí vốn tăng do tăng mức bù rủi ro. Chính vì vậy, để giảm thiểu tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế, bên cạnh các chính sách nhằm cải tổ hệ thống tài chính hướng tới hoạt động bền vững hơn, các chính sách nâng cao hiệu quả của dòng vốn vào thì rất cần các chính sách hướng tới doanh nghiệp và hộ gia đình thông qua việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong điều kiện hệ thống tài chính rơi vào tình trạng căng thẳng, gia tăng tình trạng không chắc chắn thì các biện pháp kích cầu sản xuất và cầu tiêu dùng trở lên có hiệu quả (Đinh Văn Thông, 2009). Tại Singapore, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Chính sách tiền tệ Chính sách an toàn vĩ mô Ổn định giá cả Ổn định sản lượng Ổn định tài chính 165 nước này đã đưa ra gói kích cầu trị giá gần 14 tỷ đô la Mỹ hỗ trợ tiền mặt cho chủ sử dụng lao động giúp họ trang trải một phần chi phí lương và tránh sa thải lao động, giảm 20% thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp thêm 300 - 500 SGD/người/tháng cho lao động khó khăn; giành 1,5 tỉ USD giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận tín dụng để khuyến khích sản xuất, xuất khẩu. Tại Việt Nam, để kích cầu tiêu dùng thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Khuyến khích các hoạt động chuyển đổi nghề nghiệp và triển khai các chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm mới. Thứ hai, kích cầu đầu tư: tăng đầu tư không chỉ làm tăng GDP mà còn tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập. Đồng thời, việc kích cầu cần được thực hiện ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm tăng áp lực lạm phát, nhưng nếu thực hiện chậm quá thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm. Việc kích cầu cũng nên hướng đến những người có thu nhập thấp hơn, để họ không phải giảm tiêu dùng, thậm chí còn tăng tiêu dùng, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam nên được đặt trong bối cảnh ngân sách Việt Nam còn nhiều khó khăn, các khoản thu ngân sách ngày càng thu hẹp, do đó cần có những biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhanh chóng vượt qua tình trạng căng thẳng khu vực tài chính, tiến tới ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Bài học kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy một trong những giải pháp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng khu vực tài chính đến tăng trưởng kinh tế là thực hiện tăng trưởng bền vững. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy tăng trưởng kinh tế hiện nay dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, số lượng lao động dồi dào, giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khi lại chưa quan tâm đúng mức đến các động lực khác của nền kinh tế, như khoa học - công nghệ, nhu cầu của thị trường trong nước... Nghiên cứu trong chương 2 đã chỉ ra tỷ lệ tổng vốn đầu tư/GDP trong giai đoạn 2005-2017 luôn ở mức cao, trên 30%, cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực (Thái Lan: 26,8%; Indonesia: 166 24,9%; Malaixia: 21,9%; Philippin: 15,3%). Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như vậy hiện nay đã bị hạn chế về nguồn lực, tiềm tàng bất ổn về kinh tế vĩ mô do đầu tư quá cao so với khả năng tiết kiệm của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách liên tục kéo dài càng khiến vay nợ đầu tư và thâm hụt gia tăng. Đã đến lúc cần thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và thế giới, một số giải pháp cơ bản cần thực hiện bao gồm: (1) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp các ngành, tổ chức tốt công tác hướng nghiệp gắn việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế. (2) Tăng cường đầu tư cho khoa học công ghệ, đặc biệt trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ vẫn chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Mặc dù trong những năm gần đây, đầu tư vốn cho phát triển khoa học công nghệ có xu hướng tăng nhưng vẫn còn tương đối hạn chế, đôi khi còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, thiếu mục tiêu ưu tiên. Chính vì vậy cần có chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động khoa học công nghệ trên các lĩnh vực, thực hiện thương mại hóa các sản phẩm khoa học, công nghệ, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực này. (3) Khuyến khích các hoạt động đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, giảm dần tỷ trọng đầu tư vốn Nhà nước. Tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch cho các thành phần kinh tế qua đó tạo môi trường cạnh tranh công bằng, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp, đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của đất nước. 167 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Trong chương 3, tác giả đã khái quát định hướng phát triển lành mạnh khu vực tài chính ở Việt Nam, trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính và đảm bảo ổn định vĩ mô. Các khuyến nghị chính sách gồm 3 nhóm: (1) khuyến nghị chính sách liên quan tới hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính, (2) Khuyến nghị chính sách liên quan tới phát triển ổn định hệ thống tài chính, (3) Khuyến nghị chính sách nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn vào và (4) Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính. KẾT LUẬN CHUNG Trong phạm vi gần 160 trang nghiên cứu, luận án đã giải quyết được các mục tiêu cơ bản đặt ra bao gồm: Thứ nhất, chương 1 đã xây dựng cơ sở lí luận về căng thẳng khu vực tài chính. Khái niệm và đặc điểm của căng thẳng khu vực tài chính đã được xem xét kỹ lưỡng để từ đó nghiên cứu về các nguyên nhân đến căng thẳng khu vưc tài chính, cũng như những tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Trong chương 1, kinh nghiệm của Singapore và Trung Quốc trong việc quản lý căng thẳng khu vực tài chính cũng đã được nghiên cứu để từ đó rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam liên quan đến các biện pháp phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính và các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế. Đây chính là cơ sở cho việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam trong chương 2. Thứ hai, trong chương 2, tác giả đã khái quát sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam, trong đó tập trung vào giai đoạn từ năm 2005 đến 2017, đồng thời đã xem xét thực trạng căng thẳng khu vực tài chính tại Việt Nam và tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Bằng các phân tích định tính và phương pháp xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính dựa trên trọng số phương sai bằng nhau, tác giả đã chỉ ra giai đoạn khu vực tài chính Việt Nam trải qua căng thẳng nhất là giai đoạn từ đầu năm 2011 đến hết năm 2012. Bằng việc sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) tác giả cũng đã chỉ ra tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực, trong giai đoạn có căng thẳng khu vực tài chính (FSI cao hơn ngưỡng), căng thẳng khu vực tài chính tăng tác động tiêu cực đến GDP, làm cho GDP giảm. Thứ 3, trên cơ sở lý luận và thực trạng căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam, trong chương 3, tác giả đã khái quát định hướng phát triển lành mạnh khu vực tài chính ở Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính và đảm bảo ổn định vĩ mô. Các khuyến nghị chính sách gồm 4 nhóm: (1) khuyến nghị chính sách liên quan tới hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính, (2) Khuyến nghị chính sách liên quan tới phát triển ổn định hệ thống tài chính, (3) Khuyến nghị chính sách nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn vào và (4) Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, “Hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tài chính cho Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sỹ 2. Nguyễn Chí Đức và Hồ Thúy Ái, 2017, “Xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính cho Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 3. Đỗ Thị Kim Hảo, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hoài Thu, Vũ Thị Kim Oanh, Lê Hải Trung, Trần Việt Dũng, 2014, “Tăng trưởng tín dụng nóng và những ảnh hưởng đối với sự lành mạnh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam‖, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành năm 2014. 4. Đỗ Thị Kim Hảo và Nguyễn Minh Nguyệt, 2015, “Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng nóng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng số 158 5. Đặng Thị Thu Hằng và Vũ Thị Kim Oanh, 2019, “Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi có sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 205, tháng 6/2019. 6. Nguyễn Thị Hòa, 2018, ―Các mô hình giám sát tài chính phổ biến trên thế giới và liên hệ với Việt Nam‖, www.sbv.gov.vn 7. Lê Công Hội, “Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế’, Hội thảo quốc tế Học viện Ngân hàng, T 10-2016 8. Lê Quốc Hội (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam‖, T/c Kinh tế & Phát triển số 194 tháng 8/2013 9. Mai Thu Huyền và Vũ Thu Huyền, 2011, “Dự trữ ngoại hối củaViệt Nam: Thực trạng và một số gợi ý chính sách”, Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 6 năm 2011 10. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Hoàng Yến và Bùi Thanh Hương, 2011, “Ảnh hưởng của biến động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011”, Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng 11. Nguyễn Văn Ngọc, 2006, “Từ điển kinh tế học‖, NXB Kinh tế Quốc dân 2006 12. Pham Minh Chính và Vương Quân Hoàng, 2009, “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá”, Nhà xuất bản Tri Thức 13. Vũ Thị Kim Oanh và Trần Việt Dũng, 2015, “Phương pháp xác định tăng trưởng tín dụng nóng”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng số 159. 14. Ngân hàng Thế giới (NHTG), “Vietnam Financial Sector Review”, World Bank Country Report, 1995; và IMF, “Vietnam Selected Issues”, IMF Staff Country Report No 99/55, T7/1999. 15. Tạ Thu Hồng Nhung, Nguyễn Mạnh Hùng và Bạch Thị Thu Hồng, 2017, “Mô hình giám sát hệ thống tài chính hợp nhất tại Singapore và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí công thương 16. Phạm Thị Ánh Phượng, 2018, “Các mô hình giám sát tài chính trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Tài chính 17. Nguyễn Hữu Phước “Mô hình đánh giá mức độ căng thẳng tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam (stress test), Áp dụng phương pháp VAR”, Luận văn thạc sỹ Tài liệu Tiếng Anh 1. ADB, 2014, ―Vietnam Financial Sector Assessment, strategy and roadmap‖ 2. Adjasi,C.K.D. & Biekpe, N., 2006, ―Stock market development and economic growth: The case of selected African countries‖, African Development Review 18(1): 144-161 3. Adjasi,C.K.D. & Biekpe, N., 2006, ―Stock market development and economic growth: The case of selected African countries‖, African Development Review 18(1): 144-161 4. Adrian, T. & Shin, H.S., 2007, “Liquidity and leverage”, 6th BIS Annual Conference” Financial System and Macroeconomics Resilience, 2007. 5. Allen, F. & Gale, D., 2000, “Financial Contagion”, The journal of political Economy, Volume 108, issue 1, Feb., 2000, 1-33, African countries, University of Stellenbosch Business School, Cape Town, South Africa. 6. Ahmed, H. U., & Samad, Q. A. (2008), “Performance level of Dhaka stock market: A quantitativeanalysis”, Daffodil International University Journal of Business and Economics 7. Balakrishnan, R., Danninger, S., Elekdag, S., Tytell, I., 2009, “The transmission of financial stress from advanced to emerging economies‖, IMF Working Paper WP/09/133 8. Balakrishnan, R., Danninger, S., Elekdag, S., Tytell, I., 2009, “How Linkages Fuel the Fire: The Transmission of Financial Stress from Advanced to Emerging Economies”, World Economic Outlook (April 2009), International Monetary Fund. 9. Balakrishnan, R., Danninger, S., Elekdag, S., Tytell, I., 2011, “The Transmission of Financial Stress from Advanced and Emerging Economies Emerging Markets”, Finance and Trade 47. pp. 40–68. 10. Beck, H. (2001), “Banking is essential or not, the future of financial intermediation”, 4th edition, Boston, USA, McGraw-Hill. 11. Bell, J. and D. Pain. 2000. “Leading Indicator Models of Banking Crises—A Critical Review.” Bank of England Financial Stability Review 9: 113–29. 12. Bellas, D., Papaioannou, M. G & Petrova, I., 2010, “Determinants of Emerging market sovereign Bond Spreads: Fundamentals vs Financial stress”, IMF working paper, December 2010 13. Berge T.O và Boye K.G, 2007, “An analysis of banks problem loans‖, USA, McGraw-Hill. 14. Bernanke, B. S., & Gertler, M., 1995, “Inside the black box: The credit channel of monetary policy transmission”, NBER Working Paper No. 5146 issued in June 1995 15. Bernanke, B. S., và Lown, C.S., 1991. “The Credit Crunch,” Brookings Papers on Economic Activity, no. 2, pp. 205-39. 16. Bernanke, B & James, H., 1991, “The gold standard, Deflation and financial crisis in the great depression: An international comparison”, Financial market and financial crisis, Chicago: University of Chicago Press, 1991. 17. Bernanke, B, M Gertler and S Glichrist (1999): “The financial accelerator in a quantitative business cycle framework‖, in J Taylor and M Woodford (eds), Handbook of Macroeconomics, Amsterdam. 18. Bloom, N., 2009, “The impact of uncertainty shocks”, NBER Working Paper No. 13385 issued in September 2007 19. Bollerslev, T., Chou, R. và Kroner, K.F., 1992, “ARCH modelling in finance: A review of the theory and empirical evidence”, Journal of Econometrics, 1992, vol.52, issue 1-2, 5-59 20. Boon Hwa Tng & Kian Teng Kwek (2015), “Financial stress, economic activity and monetary policy in the ASEAN-5 economies”, Applied Economics, 47:48, 5169-5185, DOI: 10.1080/00036846.2015.1044646 21. Borio, C., 2008, “The financial turmoil of 2007 – a preliminary assessment and some policy considerations”, Bank for international settlements, March 2008 22. Brunnermeier, M, K. and Sannikov, Y., 2011, “A macroeconomic Model with a financial sector”, Princeton University 23. Caballero, R.J. & Kurlat, P. D., 2008, “Flight to quality and BailoutsL Policy Remarks and a literature review”, MIT department of economics working paper No. 08-21 24. Calomiris, C. và Gorton, G., 1991, “The Origins of Banking Panics: Models, Factsand Bank Regulation”, NBER Chapters, National Bureau of Economic Research, Inc, pp109-174. 25. Calvo, G. A., A. Izquierdo, and E. Talvi, 2006, “Phoenix Miracles in Emerging Markets: Recovering without Credit from Systemic Financial Crises,” NBER Working Papers 12101, National Bureau of Economic Research. 26. Cambón M.I. và L. Estévez (2016), “A Spanish Financial Markets Stress Index”, The Spanish Review of Financial Economics vol. 14, pp 23–41. 27. Caprio, G. và Honohan, P., 2010, “Finance for Growth; Policy Choices in a Volatile World”, World Bank, 2010. 28. Crockett, Andrew, Trevor Harris, Frederic Mishkin và Eugene N. White: “Conflicts of Interest in the Financial Services Industry: What should we do About Them?” Geneva Reports on the World Economy, Number 5, 2003. 29. Cardarelli, R., Elekdag, S., Lall, S., 2009, “Financial Stress, Downturns, and Recoveries”, IMF Working Paper, WP/09/100 30. Cardarelli, R., Elekdag, S., Kose, M.A., 2009, ―Capital inflows: Macroeconomic Implication and policy responses‖, IMF Working Paper WP/09/40 31. Carriere-Swallow, Y. và Cespedes, L., 2013, “The impact of uncerstanty shocks in emerging economies”, Journal of Internation Economics, 2013, vol 90, issued 2, 316-325 32. Ceevik, E.I, Dibooglu, S. và Kenc, T., 2013, “Measuring financial stress in Turkey”, Journal of Policy Modelling, Volume 35, Issue 2, March – April 2013, Pages 370-383 33. Chui, M.K.F, Hall, S. và Taylor, A., 2004, “Crisis Spillovers in Emerging Market Economies Interlinkages, Vulnerabilities and Investor Behaviour”, Bank of England Working Paper No.212 34. Claessens, S., Demirguc-Kunt, A. và Moshirian, F., 2009, “Global Financial Crisis, Risk Analysis and Risk Measurement”, Journal of Banking and Finance 33 (11): 1949-1952 35. Crockett, A., 2011, “What financial system for the 21st century ?‖, retrieved from https://www.bis.org/events/agm2011/sp110626.pdf 36. Davig, T. và Hakkio, C., 2010, “What Is the Effect of Financial Stress on Economic Activity ?‖ Federal Reserve Bank of Kansas City, Economic Review 2010 37. Dufrénot, G., D. Furceri, and A. Zdzienicka (2011), “Financial globalization and financial stress in Latin America: the case of Argentina, Brazil and Mexico”, preliminary version of the paper, March, org/img/pdf/paper_march2011pdf. 38. Eichengreen, Barry, Andrew Rose, Charles Wyplosz (1993), “The Unstable EMS”, Brooking Papers on Economic Activity, Vol. 1. 39. Eichengreen, Barry, Andrew Rose, Charles Wyplosz (1996), “Contagious Currency Crises”, NBER. Working Paper, No. 5681. 40. Eichengreen, B. & Rose A. K.,, 1999, "Contagious Currency Crises: Channels of Conveyance," National Bureau of Economic Research, NBER-EASE volume 7, pages 29-56 41. Erbil, C. và Salman, F., 2006, “Revealing Turkey’s public debt burden: A transparent payments approach”, Journal of Policy Modelling 28, p825-835 42. Evans, C.L., 2009, “Monetary policy in times of financial stress”, retrieved from https://www.chicagofed.org/publications/speeches/2008/03-26-nyabe-remarks 43. Frankel, J. và Schmukler, S., 1998, “Country Funds and Assymetric Information”, International Journal of Finance & Economics, 2000, vol.5, issue 3, 177-95 44. Freixas, X. và Rochet, J.C., 2008, “Microeconomics of Banking”, The MIT Press, 2 edition 45. Gambacorta, L. và Marques-Ibanez, D., 2007, “The bank lending channel: Lessons from the crisis”, Bank for International Settlements, No 345, May 2011 46. Garber, P.M., và Grilli, V.U., 1989, “Bank runs in open economy and the international transmission of panics”, Journal of International Economics 27: 165-75 47. Glick, R., and Hutchison, M., 2011, “Currency crisis”, Working paper series, Federal Reserves Bank of San Francisco 48. Glick, R. và Rose, A., 1999, “Contagion and Trade: Why are currency crises regional ?”, Journal of International Money and Finance, 1999, vol.18, issue 4, 603-617 49. Gonzales, M.D và Bautista, M.S, 2013, “Financial Conditions Indexes for Asian Economies”, ADB Economics Working Paper Series, No. 333 50. Goodhart, C., 2004, “Some New Directions for Financial Stability ?”The Per Jacobsson Lecture, Zurich, Switzerland, 27 June 51. Gosselin, M. và Tkacz, G., 2001, “Evaluating Factor Models: An Application to Forecasting Inflation in Canada”, Bank of Canada, Working Paper 2001-18 52. Grimaldi, M.B., 2010, “Detecting and interpreting financial stress in the Euro area”, ECB Working Paper Series, No 1214, June 2010 53. Grunbichler, A. & Darlap, P., 2003, ―Regulation and Supervision of Financial Markets and Institutions – A European Perspective‖, Zew 54. Guo, H. (2002), “Stock market returns, volatility, and future output”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review 84, 75-86. 55. Guttentag, J.M. & Herring, R.J., 1986, “Disaster myopia in international banking”, essays in international finance,No. 164, September 1986 56. Hakkio, C. và Keeton, W., 2009, “Financial Stress: What Is It, How Can It Be Measured, and Why Does It Matter ?”, Federal Reserve Bank of Kansas City, Economic Review, 2009. 57. Hanschel, E. và Monnin, P., 2005, “Measuring and forecasting stress in the banking sector: evidence from Switzerland‖, BIS vol.22, pp431-49, 2005. 58. Hodrick, R.J. và Prescott, E.C., 2009, “Postwar U.S. Business Cycle: An Empirical Investigation‖, Journal of Money, Credit and Banking, Vol.29, No.1 (Feb, 1997), pp1-16. 59. Holló, D. (2012), “A system-wide financial stress indicator for the Hungarian financial system”, Magyar Nemzeti Bank Occasional Paper, No. 105, September. 60. Holthausen, C. và Pill, H., 2010, “The forgotten markets: how understanding money markets helps us to understand the financial crisis” 61. Hu, Y.W., 2010, “Management of China’s foreign exchange reserves: a case study on the state administration of foreign exchange (SAFE)”, Economic Papers 421, July 2010. 62. Hubrich, K. & Tetlow, R.J., 2014, “Financial stress and economic dynamics: The transmission of crises”, European Central Bank, Working paper series No 1728, September 2014 63. Hwa, T. B., 2014, “The transmission of financial stress and Monetary policy Responses in the Asean-5 economies”, Australian Conference of Economists (ACE) and Econometric Society Australian Meeting (ESAM), July 2014 64. Illing, M. and Y. Liu, 2003. “An Index of Financial Stress” Bank of Canada Working Paper No.2003-14. 65. Illing, M. and Y. Liu, 2006, ―An index of financial stress for Canada”, Bank of Canada Working Paper 2003-14, June 2003 66. IMF, 1998, “Financial Crises: Characteristics and Indicators of Vulnerability” 67. Jokipii, T. và Monnin, P., 2013, “The impact of banking sector stability on the real economy”, Journal of International Money and Finance, 2013, vol. 32, issue C, 1-16 68. Kaminsky, G. (1999), "Currency and Banking Crises: The Early Warnings of Distress" IMF Working Paper, No. 99/178. 69. Kaminsky, G., S. Lizondo and G. M. Reinhart (1997),“Leading Indicators of Currency Crises” IMF Working Paper, No. WP/97/79. 70. Kaminsky, G. and C. M. Reinhart (1999), “The Twin Crises: The Causes of Banking and Balance-of-Payments Problems,” American Economic Review, Vol. 89, No. 3 71. Kaminsky, G., C. M. Reinhart & Vegh, C. A., 2003, “The Unholy trinity of financial contagion”, NBER working paper 10061, October 2003 72. Kappler, M. và Schleer, F., 2013, ―How many factors and shocks cause financial stress?‖, Zew – Centre for European Economic Research Discussion paper No. 13-100 73. Kashyap, A. K. và Stein, J. C., 1999, “What do a million observations on Banks say about the transmission of Monetary Policy ?”, June 1997 NBER working paper. 74. Kindleberger, C. và Aliber, R., 2005, “Manias, Panics and Crashes: A History of Financial Crises”, Palgrave Macmillan 75. Kiyotaki, N and J Moore (1997): “Credit cycles”, Journal of Political Economy, vol 105, pp 211–48. 76. Kunt, A., Detragiache, E., 1996, “The determinants of banking crises in developed and developing countries‖, International Monetary Fund Staff Papers 45, 81–109 77. Laeven, L. và Valencia, F., 2013, “Systemic banking crises database”, IMF Econ Rev 61:225–270 78. Lardy, N. và Borst, L., 2013, “A Blueprint for rebalancing the Chinese Economy”, Peterson Institute for International Economics, No. PB13-02 79. Lee, G., Salyer, K. và Strobel, J., 2016, “Hump-shape Uncertainty, Agency costs and Aggregate Fluctuations”, September 25, 2016 80. Levine, R. và Zervos, S. (1998), “What we have learnt about policy and growth from cross-country regressions”, American Economic Review, 83(2) 426-440 81. Louis, D.P. và Vouldis, A.T., 2013, “A financial systemic stress index for Greece”, 82. Manamperi, N.P. (2013), “A Comparative Analysis of US Financial Stress Indicators‖, Texas Tech University, Lubbock, Texas, Macroprudential Research network, Working Paper Series No 1563, July 2013 83. Mallick, S. và Sousa, R., 2011, “The real efects of financial stress in the Euro zone”, No 12/2011, NIPE Working Papers from NIPE - Universidade do Minho 84. Maness, T. và Zietlow, J. (2004), “Short-term financial management”, Australia: Southwestern Press 85. Monetary Authority of Singapore, Annual report 2009 86. Marszk, A., 2014, “Economic Integration and Foreign Direct Investment: Review of Main Theoretical Concepts”, Entrepreneurial Business and Economics Review 2(3): 79-89 87. Mishkin, F.S., 1991, “Anatomy of financial crisis”, NBER Working Paper No. 3934 issued in December 1991 88. Mishkin, F.S., 1992, “The economics of money, banking and financial markets”, HarperCollins Publisher 89. Minsky, H., 1992, “The financial instability hypothesis. The Jerome Levy Economics” Institute Working Paper, No. 74 (May) 90. Mitnik, S. & Semmler, W., 2013, “The real consequences of financial stress”, Journal of Economic Dynamics and Control, 2013, vol.37, issue 8, 1479-1499 91. Morrison, W.M., 2019, “China’s Economic Rise: History, Trends, Challenges and Implications for the United States”, Congressional Research Service 92. Morttinen, L., Poloni, P., Sandars, P. and Vesala, J., 2005, “Analysing banking sector conditions – How to use macro-prudential indicators”, European Central Bank, Occasional Paper Series, No. 26 93. Nier, E. và Kang, H., “Monetary and macroprudential policies – exploring interactions”, retrieved from https://www.bis.org/publ/bppdf/bispap86e.pdf 94. Oet, M. V., Eiben, R., Bianco, T., Gramlich, D., và Ong, S., 2011, “The Financial Stress Index: Identification of Systemic Risk Conditions”, Federal Reserve Bank of Celveland, Working Paper, No. 11/30, November 2011 95. Oet, M. V., T. Bianco, D. Gramlich, và S. Ong, 2012, “Financial Stress Index: A Lens for Supervising the Financial System”, Federal Reserve Bank of Celveland Working Paper, No. 12/37, December 96. Park, C.Y and Mercado, R.V. 2013, “Determinants of financial stress in emerging market economies‖, Journal of Banking and Finance, 2013 97. Pham, Anh., 2015, “Early Warning System of Currency Crisis Based on Exchange Market Pressure: The Case of Vietnam”, retrieved from https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2595608 98. Reinhart, C.M & Rogoff, K.S, 2009, “The aftermath of financial crises”, the National Bureau of Economics Research, Working Paper No. 14656 99. Reinhart, C.M & Rogoff, K.S, 2009, “This Time is Different: Eight Centuries of Financial Folly‖, Princeton Press 100. Sakar, A. và Patel, S.A., 1998, “Stock Market Crises in Developed and Emerging Markets” 101. Sandahl, J. F., Holmfeldt, M., Ryden, A. and Stromqvist, M., 2011, ―An index of financial stress for Sweden‖, Sveriges Risksbank Economic Review. 102. Sida, 2004, “Financial Sector Development”, November 2004, Market Division 103. Sinenko, N., D. Titarenko, and M. Arinš (2012), “Latvian Financial Stress Index”, Discussion Paper, 1-2012, Latvijas Banka. 104. Sinha, A., 2011, “Financial sector regulation and implications for growth”, CAFRAL-BIS International Conference on Financial Sector Regulation for Growth, Equity and Financial Stability in the post-crisis world 105. Stock, J. H. và Watson, M.W., 1998, “Business Cycle Fluctuations in U.S Macroeconomic Time Series”, NBER Working Paper No.6528. 106. Sun, L., Huang, Y., 2016, “Measuring the Instability of China’s Financial System: Indices Construction and an Early Warning System‖, Discussion Paper No.2016-4, Jaanuary 27, 2016 107. Taylor, J. B. và Williams, J.C., 2009, “A Black Swan in the Money Market”, American Economic Journal: Macroeconomics, Vol. 1, No.1, Jannuary 2009, pp.58-83. 108. Thangavelu, S.M., Yong, Y.W. và Chongvilaivan, A., 2009, “FDI, Growth and the Asian Financial Crisis: The experience of Selected Asian Countries”, The World Economy, Volume 32, Issue 10 109. Tobin, J., 1969, “A General Equilibrium Approach to Monetary Theory”, Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 1, No. 1 (February 1969), pp.15-29. 110. Turner, P., 2007, ―Are banking systems in East Asia Stronger ?‖, Asian Economic Policy Review, Volume 2, issue 1,June 2007, pages 75-95 111. Valdes, R. & Goldfajn, I., 1997, “Capital Flows and the twin crises: The role of liquidity”, IMF Working Paper No. 97/87 112. Vermeulen, R., Hoeberichts, M., Vasicek, B., Zigraiova, D., Smidkova, K. và Haan, J., 2015, “Financial Stress Indices and Financial Crises”, Open Economic Review, July 2015, Volume 26, Issue 3, pp 383-406 113. Williem, J., 2013, “Amacroprudential approach to address liquidity rish with the Loan-to-deposit ratio”, DNB Working Paper 114. Wong, Christine (2011), “The Fiscal Stimulus Programme and Public Governance Issues in China”, OECD Journal on Budgeting, Vol. 11/3 115. Yiu, M., W.-Y. Ho, L. Jin. 2010, ―A Measure of Financial Stress in Hong Kong [China] Financial Market—the Financial Stress Index‖, HKMA Research Note 02/2010, Hong Kong Monetary Authority PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CÁC BIẾN SỐ PHẢN ÁNH CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH Chỉ số Diễn giải +/- Nguồn Khu vực tiền tệ Chênh lệch TED (TED spread) Là chênh lệch giữa lãi suất của một khoản vay liên ngân hàng không có đảm bảo (ví dụ: Stockholm Interbank Offered Rate) với lãi suất của tín phiếu kho bạc với cùng kỳ hạn + Sandahl và các tác giả, 2011 Euribor 3 tháng/ Chênh lệch T-bill Đức 3 tháng Euribor được xem là ngưỡng cho mức lãi suất cho vay ngắn hạn thị trường liên ngân hàng. Chênh lệch giữa Euribor 3 tháng và T-bill 3 tháng phản ánh rủi ro đối tác và rủi ro thanh khoản. + Hakkio và Keeton, 2009 Chênh lệch rủi ro liên ngân hàng Chênh lệch rủi ro liên ngân hàng = Lt 3 tháng – TBRt 3 tháng. Trong đó: - Lt 3 tháng là lãi suất cho vay 3 tháng trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc; TBRt 3 tháng là lãi suất trái phiếu chính phủ 3 tháng. + Sun và Huang (2016) Khu vực ngân hàng Tín dụng/GDP Tín dụng tăng trưởng quá mức dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, chất lượng tín dụng suy giảm, ảnh hưởng đến hệ số CAR của ngân hàng + Sun và Huang (2016) Tỷ lệ cho vay/huy động Biến số này phản ánh căng thẳng và rủi ro vỡ nợ của khu vực ngân hàng Trung Quốc. Tỷ lệ này tăng phản ánh tình trạng căng thẳng thanh khoản của khu vực + Sun và Huang (2016) ngân hàng, nguy cơ dẫn đến căng thẳng tài chính. Gap tiền gửi Gap tiền gửi âm cho thấy tiền gửi nằm dưới đường xu hướng là dấu hiệu của căng thẳng do ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản và do đó có thể ngân hàng phải bán các tài sản với mức giá thấp, ảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng + Reinhart và Rogoff (2009), Sun và Huang (2016) Gap cho vay Gap cho vay âm có thể được hiểu là dấu hiệu của việc không sẵn sàng cho vay của ngân hàng (có thể do vấn đề từ bên nợ của ngân hàng) hoặc do sự suy giảm nhu cầu tín dụng + Sun và Huang (2016) Nợ xấu/tổng tài sản Tỉ lệ nợ xấu tăng cao phản ánh chất lượng tài sản của ngân hàng suy giảm + Reinhart và Rogoff (2009), Sun và Huang (2016) Giá thị trường của cổ phiếu ngân hàng (Chỉ số cổ phiếu ngân hàng) Chỉ số cổ phiếu ngành ngân hàng thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về viễn cảnh khu vực ngân hàng: khi chỉ số này tăng có thể ám chỉ tình trạng tiềm ẩn bong bóng (impending stress – căng thẳng sắp đến) trong khi tình trạng suy giảm kéo dài chính là một dấu hiệu của căng thẳng - Reinhart và Rogoff (2009) Blix Grimaldi (2010) Mức độ biến động của chỉ số ngành Phản ánh sự không chắc chắn của các nhà đầu tư về giá trị của khu vực ngân hàng. + Louis và Vouldis (2016) ngân hàng Βeta của hệ thống ngân hàng Hệ số Beta phản ánh rủi ro của khu vực ngân hàng, hệ số Beta tăng phản ánh khu vực ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro + Balakrishman và đồng sự (2011) Rủi ro đặc thù của giá cổ phiếu ngân hàng Rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng, như rủi ro gắn với sự kiện cụ thể ngành ngân hàng, được xác định bằng phương sai của phần dư của mô hình thị trường + Louis và Vouldis (2016) Thị trường ngoại hối Giảm giá của đồng tiền nội tệ Đồng nội tệ giảm giá cho thấy sự gia tăng mức độ không chắc chắn về giá trị của đồng tiền quốc gia. + Eichengreen và đồng sự (2004), Sụt giảm dữ trữ ngoại hổi Dự trữ ngoại hối giảm tác động tiêu cực tới khả năng thanh toán quốc tế cũng như an ninh tài chính tiền tệ của nước đó, gia tăng mức độ rủi ro của thị trường ngoại hối. + Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998) và Caramazza, Ricci, và Salgado (2000) Thị trường chứng khoán Chỉ số giá chứng khoản Chỉ số giá chứng khoán giảm cho thấy tổn thất dự tính lớn hơn, rủi ro cao hơn hay tăng mức độ không chắc chắn về lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. - Bollerslev và đồng sự (1992) Mức biến động của chỉ số cổ phiếu chung ASE Mức biến động của chỉ số cổ phiếu chung ASE tăng phản ánh tăng tính không chắc chắn về các điều kiện cơ sở và hành vi của các nhà đầu tư + Hakkio và Keeton, 2009 Thị trường nợ Nợ nước ngoài Vay nợ quá mức các khoản nợ tích lũy- chính là một khoản thuế với sản lượng trong tương lai, cản trở các hoạt động đầu tư tư nhân có hiệu quả và tạo ra rất nhiều gánh nặng lên các nỗ lực của chính phủ + Erbil và Salman (2006) Chênh lệch lợi tức trái phiếu Chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu dài hạn và lợi tức trái phiếu ngắn hạn được xem là chỉ báo cho suy thoái kinh tế và là biến đại diện cho sự không chắc chắc trên thị trường trái phiếu chính phủ. + Sun và Huang (2016) Chênh lệch trái phiếu chính phủ Chênh lệch này được xác định bằng lợi tức TPCP Trung Quốc 10 năm và lợi tức TPCP Mỹ 10 năm. + Sun và Huang (2016) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dấu +/- phản ánh tác động cùng chiều/ngược chiều của biến số đến căng thẳng khu vực tài chính. PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ MÔ HÌNH TVAR Dependent Variable: GDP Method: Threshold Regression Date: 10/24/19 Time: 07:39 Sample (adjusted): 2005Q2 2017Q4 Included observations: 51 after adjustments Threshold type: Bai-Perron tests of L+1 vs. L sequentially determined thresholds Threshold variable: FSI(-1) Threshold selection: Trimming 0.15, , Sig. level 0.05 Threshold value used: 0.3062018 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. FSI(-1) < 0.3062018 -- 42 obs GDP(-1) 0.652164 0.131424 4.962285 0.0000 FSI(-1) -0.005913 0.008416 -0.702597 0.4863 CPI(-1) -0.076877 0.066223 -1.160887 0.2524 INT(-1) 0.000639 0.001102 0.580002 0.5651 C 0.023236 0.009132 2.544423 0.0148 0.3062018 <= FSI(-1) -- 9 obs GDP(-1) -0.331978 0.143502 -2.313395 0.0258 FSI(-1) -0.130317 0.027574 -4.726012 0.0000 CPI(-1) -0.218805 0.173050 -1.264406 0.2132 INT(-1) 0.005917 0.004180 1.415519 0.1645 C 0.100173 0.028093 3.565756 0.0009 R-squared 0.683170 Mean dependent var 0.064893 Adjusted R-squared 0.613622 S.D. dependent var 0.016930 S.E. of regression 0.010524 Akaike info criterion -6.096506 Sum squared resid 0.004541 Schwarz criterion -5.717717 Log likelihood 165.4609 Hannan-Quinn criter. -5.951760 F-statistic 9.822991 Durbin-Watson stat 2.305405 Prob(F-statistic) 0.000000 PHỤ LỤC 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ TRỄ TỐI ƢU VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: GDP FSI CPI INT Exogenous variables: C Date: 10/24/19 Time: 08:13 Sample: 2005Q1 2017Q4 Included observations: 47 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 109.8490 NA 1.30e-07 -4.504211 -4.346751 -4.444958 1 181.4676 127.9994* 1.22e-08 -6.870964 -6.083667* -6.574698* 2 205.3077 38.54988* 8.90e-09* -7.204583 -5.787449 -6.671306* 3 221.9197 24.03435 9.03e-09 -7.230625 -5.183653 -6.460335 4 236.6002 18.74113 1.03e-08 -7.174478 -4.497669 -6.167177 5 257.1314 22.71531 9.73e-09 -7.367293* -4.060646 -6.122979 * indicates lag order selected by the criterion LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion PHỤ LỤC 4: ĐỒ THỊ HÀM PHẢN ỨNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to GDP -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to FSI -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to CPI -.01 .00 .01 .02 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of GDP to INT -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FSI to GDP -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FSI to FSI -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FSI to CPI -.1 .0 .1 .2 .3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of FSI to INT -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of CPI to GDP -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of CPI to FSI -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of CPI to CPI -.01 .00 .01 .02 .03 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of CPI to INT -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of INT to GDP -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of INT to FSI -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of INT to CPI -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Response of INT to INT Response to Cholesky One S.D. Innov ations ± 2 S.E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN A. Bài báo khoa học, kỷ yếu khoa học 1. Oanh Vu Thi Kim, “Detecting financial stress and its impacts in Vietnam‖, International Conference on Banking and Finance ICBF 2019, accepted papers 2. Nhan Nguyen, Yen Vu and Oanh Vu, “Assessing the Determinants of Interest Rate Transmission in Vietnam”, accepted papers for the ECONVN’2020 Springer volume 3. Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thanh Nhàn, 2019, “Thực trạng khu vực tài chính ở Việt Nam và khuyến nghị hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15, 2019. 4. Vũ Thị Kim Oanh, 2018, “Căng thẳng khu vực ngân hàng nhìn từ báo cáo tài chính các NHTM”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng số 195, tháng 8/2018. 5. Vũ Thị Kim Oanh, 2018, “Xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Khoa học đào tạo Ngân hàng số 191, tháng 4/2018. 6. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, 2018, “A Framework for Macro Stress-testing the Credit risk of Commercial Banks: The Case of Vietnam”, Asian Pacific Financial Markets 7. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, 2016, “Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng – Từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số tháng 11, 2016 8. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung, 2016, ―International experience on credit risk stress testing – Policy recommendations‖, Developing financial market in international integration context 3570- 19/QĐXB/NXBDT 9. Vũ Thị Kim Oanh, Trần Việt Dũng, 2015, “Phương pháp xác định tăng trưởng tín dụng nóng”, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng số 159, 2015 10. Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thanh Tùng, 2014, “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng – Nhìn từ góc độ nợ xấu”, Thị trường Tài chính tiền tệ số 23, 2014 11. TS. Nguyễn Thùy Dương, ThS. Vũ Thị Kim Oanh, 2014, “Vai trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2013”, Tạp chi Khoa học và đào tạo ngân hàng số 147, tháng 8/2014. 12. Vũ Thị Kim Oanh, 2014, “Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng – Công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu cho các NHTM”, Tạp chí Ngân hàng số 8, 2014 B. Đề tài nghiên cứu khoa học 1. Tô Kim Ngọc, 2019, “Nghiên cứu mức độ đánh đổi của bộ ba bất khả thi và gợi ý cho Việt Nam”, đề tài cấp Ngành, thành viên 2. Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, “Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng dưới sự biến động của các yếu tố vĩ mô”, Đề tài đạt giải Nhì cấp Bộ, 2018, đồng chủ nhiệm 3. Đỗ Thị Kim Hảo, 2015, “Tăng trưởng tín dụng nóng và những ảnh hưởng đối với sự lành mạnh của các NHTM Việt Nam”, Đề tài cấp Ngành, thành viên 4. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2016, “Nghiên cứu mô hình đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thị trường của NHTM Việt Nam”, Đề tài cấp Ngành, thành viên 5. Nguyễn Thùy Dương, 2014, “Đánh giá thực trạng tín dụng thời gian qua. Định hướng và giải pháp điều hành cho giai đoạn từ nay đến năm 2015‖, Đề tài cấp Ngành, thư ký. 6. Tô Kim Ngọc, 2017, “Nghiên cứu chính sách và giải pháp tín dụng cho hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới”, Đề tài nhánh cấp nhà nước, thư ký đề tài nhánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cang_thang_khu_vuc_tai_chinh_tai_viet_nam.pdf
  • pdfOanh Vu_Contributions.pdf
  • pdfOanhVu_Đóng góp mới của LA.pdf
  • pdfTTLATS-VUTHIKIMOANH-TIENGANH.pdf
  • pdfTTLATS-VUTHIKIMOANH-TIENGVIET.pdf
Luận văn liên quan