Luận án Nghiên cứu cấu trúc của ulvan có hoạt tính sinh học từ rong lục ulva lactuca và ulva reticulata

Trên thế giới ulvan từ rong lục Ulva lactuca đã được nghiên cứu nhiều do chúng có cấu trúc phức tạp và có nhiều hoạt tính sinh học quý. Yaich và CS [158] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện chiết tách đến hiệu suất chiết tách, thành phần hóa học, khối lượng phân tử, các tính chất lưu biến và cấu tạo ulvan từ rong lục Ulva lactuca. Nghiên cứu của Hanaa và CS [136] đã chỉ ra rằng ulvan từ rong lục Ulva lactuca thể hiện hoạt tính chống oxy hóa, chống đông tụ tốt; có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, có khả năng kháng virus cúm HSV-1 cao. Chiu và CS [17] đã chứng minh rằng ulvan từ rong lục Ulva lactuca còn có khả năng ức chế virus viêm não Nhật Bản. Thêm nữa, các kết quả nghiên cứu [97, 106] chỉ ra rằng cấu trúc của ulvan từ Ulva lactuca rất đa dạng và phức tạp, được cấu thành bởi (1→4)- và (1→2,4)-Rha3S và (1→4)-GlcA và (1→4)-Xyl2S, phụ thuộc nhiều vào phương pháp chiết tách, vị trí địa lý nơi rong sinh trưởng và thời điểm thu hái. Costa và CS [127] đã nghiên cứu cấu trúc hóa học của ulvan từ loài rong lục giống với loài rong mà chúng tôi đang nghiên cứu nhưng thu thập ở vùng biển của Bồ Đào Nha, kết quả chỉ ra rằng polysaccharide được tạo thành bởi phần lớn là chuỗi liên kết glycoside ở Rha dạng (1→4) và (1→2,4) và Rha bị sulfate hóa ở vị trí C-3, liên kết glycoside ở GlcA là β-(1→4)-, liên kết glycoside ở Xyl là (1→4)- và (1→3)- và xylose bị sulfate hóa ở vị trí C-2. Gần đây, những số liệu nghiên cứu khẳng định lại sự có mặt của 2-sulfate Xyl trong phân tử ulvan và chứng minh là hầu hết các nhóm sulfate trong phân tử ulvan từ rong lục Ulva đều ở vị trí C-3 hoặc C-2 của Rha (1→4)-.

pdf143 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cấu trúc của ulvan có hoạt tính sinh học từ rong lục ulva lactuca và ulva reticulata, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
→4)-α- L-Rha3S-(1→] và bị phân nhánh ở vị trí carbon C-2 của acid glucuronic với Rha bị sulfate hóa ở vị trí carbon C-3. Từ cấu trúc của UR-N, chúng tôi thấy rằng có 3 vị trí có thể bị sulfate hóa là carbon C-2 của rhamnose, carbon C-2 và C-3 của acid glucuronic. Để kiểm tra sự thay đổi trong cấu trúc của mẫu sulfate hóa UR-S, các phép đo và phân tích phổ IR, 13C-NMR và HSQC đã được sử dụng. Phổ IR của UR-N và UR-S được đưa ra ở Hình 3.40. So sánh hai phổ này, cho thấy phổ của UR-S thể hiện sự tăng mạnh cường độ hấp thụ của tín hiệu tại 845-880 cm-1 đặc trưng cho nhóm sulfate ở vị trí axial, đồng thời có sự giảm cường 102 độ hấp thụ của tín hiệu tại ~3261-3370 cm-1 là đặc trưng cho dao động của nhóm OH. Hình 3.40. Phổ IR của UR-N (a) và UR-S (b) Trên phổ 13C-NMR của UR-S (Hình 3.41), xuất hiện tín hiệu mới ứng với độ chuyển dịch hóa học ở δ77,2 ppm, được gán cho carbon ở vị trí C-2 của rhamnose, có sự dịch về phía trường thấp hơn so với tín hiệu C-2 của vị trí carbon không thế, điều đó chứng tỏ mẫu UR-S bị sulfate hóa tại vị trí C-2 của rhamnose. 103 Hình 3.41. Phổ 13C-NMR của UR-N (a) và UR-S (b) Hình 3.42. Phổ HSQC của UR-N (a) và UR-S (b) 104 Trên phổ HSQC của UR-S xuất hiện một số tín hiệu mới và dịch chuyển về phía trường thấp hơn so với phổ HSQC của UR-N (Hình 3.42), điều này được lý giải là do có sự tăng thành phần nhóm sulfate trong phân tử ulvan. Quan sát phổ HSQC của UR-S còn cho thấy, tín hiệu thể hiện sự tương tác giữa C-1/H-1 của rhamnose bị tách ra; đồng thời có hai tín hiệu mới xuất hiện trên phổ, thể hiện sự tương tác giữa C-2/H-2 với độ dịch chuyển hóa học δ80,0/3,38 ppm và C-3/H-3 ở δ76,5/3,67 ppm của acid glucuronic, hơn nữa, cường độ tín hiệu C-2 của rhamnose tăng lên. Kết hợp với phổ 13C-NMR, chúng tôi có thể kết luận rằng cả 3 vị trí carbon gồm C-2 của rhamnose và C-2, C-3 của acid glucuronic đã bị sulfate hóa một phần. Như vậy, kết quả phân tích phổ NMR cũng phù hợp với kết quả phổ IR ở trên và các nghiên cứu trước [159]. Hình 3.43. Ảnh SEM của UR-N (a) và UR-S (b) Dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM), có sự khác nhau rất rõ ràng ở cấu trúc bề mặt giữa mẫu UR-N và UR-S (Hình 3.43). Các phân tử UR-N tạo thành khối có cấu trúc bề mặt phẳng trong khi UR-S dường như tạo thành các khối tinh thể nhỏ có hình dạng xác định. 105 Theo kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được, nhóm sulfate đóng vai trò quan trọng quyết định dạng cấu trúc của phân tử ulvan. Trong phân tử UR-S, việc thay thế các nhóm hydroxyl của các đơn vị đường bằng nhóm sulfate có thể dẫn đến làm thay đổi cấu hình của chuỗi đường do lực đẩy giữa các nhóm sulfate có thể làm cho cấu trúc phân tử ulvan bị dãn rộng hơn (extended structure) hoặc kém linh động hơn (rigid structure). Đánh giá ảnh hưởng của sự sulfate hóa đến hoạt tính sinh học của ulvan Chúng tôi thử 4 hoạt tính gây độc tế bào, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và chống đông tụ máu của mẫu UR-S giống như đã thử với mẫu UR-N. Kết quả cho thấy không có sự thay đổi đáng kể của 3 hoạt tính gây độc tế bào, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định. Trong khi đó hoạt tính chống đông tụ máu thì tăng đáng kể. Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ sulfate hóa đến hoạt tính chống đông tụ máu, các dẫn xuất UR-S với hàm lượng sulfate khác nhau đã được điều chế và được tiến hành đánh giá hoạt tính chống đông tụ máu như được chỉ ra trong phần Thực nghiệm. Kết quả thử hoạt tính chống đông tụ máu của UR-N và UR-S với hàm lượng sulfate khác nhau được đưa ra trên Bảng 3.12, thuốc được dùng làm chất đối chứng là Aspirin. Bảng 3.12. Kết quả thử hoạt tính chống đông tụ máu của UR-N và UR-S Tên mẫu DS (%) Thời gian đông tụ máu (phút) UR-N 17,60 10 UR-S1 21,25 25 UR-S2 25,68 40 UR-S3 30,42 45 UR-S4 33,21 30 UR-S5 35,96 37 Aspirin (đối chứng) 48 106 Kết quả ở bảng trên cho thấy, sự biến tính hóa học bằng cách sulfate hóa mẫu UR-N đã làm tăng hàm lượng sulfate trong mẫu UR-S đồng thời khả năng chống đông tụ máu của mẫu ulvan sulfate tăng lên đáng kể so với ulvan tự nhiên, tuy nhiên chúng tôi không thấy sự phụ thuộc có quy luật của khả năng chống đông tụ máu vào hàm lượng sulfate. Kết quả này có thể giải thích rằng, còn có những yếu tố khác liên quan đến khả năng chống đông tụ máu của ulvan như khối lượng phân tử, vị trí nhóm sulfate Nghiên cứu [148, 161, 162] đã chỉ ra rằng hoạt tính chống đông tụ máu của polysaccharide tăng lên khi sulfate hóa là do có sự tăng nhóm mang điện tích âm và nhóm này có thể liên kết với nhóm mang điện tích dương của chất ức chế đông tụ máu và do đó làm tăng hoạt tính chống đông tụ máu. 3.3.2. Ảnh hưởng của sự acetyl hóa Sự thay đổi cấu trúc của UR-N sau khi acetyl hóa thành UR-Ac được kiểm tra bằng phổ 1H-NMR và 13C-NMR. Hình 3.44. Phổ 1H-NMR a) và 13C-NMR b) của UR-Ac 107 Phổ 1H- NMR và 13C-NMR của UR-Ac được đưa ra ở Hình 3.44, ta thấy trên phổ 1H-NMR của UR-Ac xuất hiện píc mới ở độ chuyển dịch hóa học δ2,007 ppm và phổ 13C-NMR có píc tại δ22,5 ppm, thể hiện sự có mặt của nhóm acetyl CH3- CO. Như vậy, bằng phổ NMR, chúng tôi khẳng định mẫu UR-N đã bị acetyl hóa. Hình 3.45. Ảnh SEM của UR-N (a) và UR-Ac (b) Ảnh SEM (Hình 3.45) cũng thể hiện sự khác nhau rất rõ ràng ở cấu trúc bề mặt giữa mẫu UR-N và UR-Ac. Cấu trúc bề mặt như các tấm phẳng của UR-N trở nên xốp hơn với nhiều các lỗ và hốc rỗng lớn. Đánh giá ảnh hưởng của sự acetyl hóa đến hoạt tính sinh học của ulvan Chúng tôi thử 4 hoạt tính gây độc tế bào, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và chống đông tụ máu của mẫu UR-Ac giống như đã thử với mẫu UR-N. Kết quả cho thấy không có sự thay đổi đáng kể của cả 4 hoạt tính này. Điều này có thể được lý giải rằng khi bị acetyl hóa, ulvan được gắn thêm nhóm acetyl là nhóm không ưa nước, làm phân tử ulvan khó tan trong nước hơn và do vậy không thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa xảy ra. 108 KẾT LUẬN CHUNG Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu được các kết quả như sau: 1. Đã chiết tách 6 mẫu ulvan từ 2 loài rong lục Ulva lactuca và Ulva reticulata thu thập ở vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa bằng 3 quy trình khác nhau; Đã xác định thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của chúng. Kết quả cho thấy, 2 mẫu ulvan có hàm lượng sulfate, acid uronic và rhamnose cao nhất, có hoạt tính sinh học tốt nhất. 2. Bằng cách kết hợp các phương pháp vật lý GPC, IR, NMR và MS đã nghiên cứu thành công cấu trúc hóa học của 4 mẫu ulvan được chiết tách từ 2 loài rong trên, cụ thể như sau:  Ulvan chiết acid từ rong lục Ulva reticulata: có cấu trúc mạch chính dạng [→2)--D-GlcA-(1→2)--L-Rha-(1→] và [→2)--L-IdoA-(1→4)--L- Rha-(1→], phân nhánh ở vị trí C-2 của acid uronic với Rha bị sulfate hóa ở cả 3 vị trí carbon C-2, C-3 và C-4. Đây là một ulvan có cấu trúc mới, vì đa số các ulvan chỉ có liên kết 1→4 ở mạch chính, trong khi ulvan này tồn tại liên kết 1→2 ở mạch chính.  Ulvan chiết nước từ rong lục Ulva reticulata: có cấu trúc mạch chính được cấu thành bởi chuỗi disaccharide dạng A3s [ --D-GlcA-(14)- -L-Rha3S-(1→] và bị phân nhánh ở vị trí carbon C-2 của acid glucuronic với nhóm sulfate ở vị trí carbon C-3 của Rha.  Ulvan chiết acid từ rong lục Ulva lactuca: có cấu trúc chuỗi disaccharide chủ yếu dạng A3s [→4)β-D-GlcA-(1→4)α-L-Rha3S-(1→] và phân nhánh tại vị trí C-3 của rhamnose. Nhóm sulfate ở vị trí carbon C-3 của Rha.  Ulvan chiết nước từ rong lục Ulva lactuca: có cấu trúc mạch chính chủ yếu là disaccharide dạng [→4)-β-D-GlcA-(1→4)-α-L-Rha3S-(1→] và phân nhánh ở vị trí carbon C-2 của Rha. Ngoài ra, trong phân tử ulvan còn có lượng nhỏ disaccharide ở dạng liên kết [→4)-β-D-GlcA-(12)-Xyl-(1→], [→4)-β-D-GlcA-(12)- α-L-Rha-(1→]. Nhóm sulfate ở vị trí carbon C-3 và C-4 của Rha. 109 Các kết quả nghiên cứu một lần nữa góp phần khẳng định sự phụ thuộc cấu trúc của ulvan vào vị trí địa lý nơi rong sinh trưởng và phương pháp chiết tách chúng từ rong. 3. Bằng phương pháp vật lý hiện đại - tán xạ tia X góc nhỏ SAXS, luận án đã thành công trong việc nghiên cứu cấu trúc không gian của mẫu ulvan chiết nước từ rong lục Ulva reticulata UR-N. Kết quả cho thấy UR-N có cấu trúc không gian dạng hình que với mạch nhánh dài. 4. Đã xây dựng được mô hình cấu trúc phân tử của UR-N dựa trên cấu trúc hóa học bằng phương pháp mô phỏng. 5. Đã khảo sát ảnh hưởng của sự sulfate hóa và acetyl hóa đến cấu trúc bề mặt và hoạt tính sinh học của ulvan chiết nước từ rong lục Ulva reticulata. Kết quả cho thấy:  Sự sulfate hóa làm thay đổi cấu trúc bề mặt của ulvan và không làm tăng hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy hóa và kháng vi sinh vật kiểm định nhưng làm tăng đáng kể hoạt tính chống đông tụ máu và sự tăng này không tỷ lệ với mức độ sulfate hóa.  Sự acetyl hóa làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc bề mặt nhưng không làm tăng các hoạt tính sinh học đã thử nghiệm của ulvan. 110 KIẾN NGHỊ 1. Cấu trúc hóa học của ulvan nói riêng và polysaccharide nói chung là rất phức tạp, hơn nữa rõ ràng là có mối liên hệ giữa cấu trúc của ulvan và hoạt tính sinh học của chúng, nhưng cho đến nay mối quan hệ này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Đây là những vấn đề nghiên cứu rất cơ bản, hấp dẫn không chỉ đối với Việt Nam mà còn ở cả trên thế giới nên cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. 2. Ngoài chi Ulva, ở Việt Nam còn có các chi rong lục khác có các đặc điểm cấu trúc riêng biệt với các hoạt tính sinh học phong phú khác cần tiếp tục được nghiên cứu để có thể sử dụng nguồn rong biển một cách hiệu quả nhất. 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Quách Thị Minh Thu, Đặng Vũ Lương, Trần Thị Thanh Vân, Bùi Minh Lý và Thành Thị Thu Thủy (2014). Ulvan từ rong lục ulva reticulata: chiết tách, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Tạp chí Hóa học, 52 (6A), 158-162. 2. Quach Thi Minh Thu, Nguyen Thi Nu, Đang Vu Luong, Bui Minh Ly, Tran Thi Thanh Van and Thanh Thi Thu Thuy (2015). Structural characterization of ulvan from green seaweed Ulva reticulata. Vietnam Journal of Chemistry, 53 (6e1,2), 386-390. 3. Quach Thi Minh Thu, Truong Hai Bang, Nguyen Thi Nu, Đang Vu Luong, Bui Minh Ly, Tran Thi Thanh Van and Thanh Thi Thu Thuy (2015). Structural Determination of Ulvan from Green Seaweed Ulva reticulata Collected at Central Coast of Vietnam. Chemistry Letters, 44 (6), 788-790. 4. Thanh Thi Thu Thuy, Quach Thi Minh Thu, Tran Thi Thanh Van, Dang Vu Luong, and Nguyen Tien Tai (2015). Ulvan from green seaweed Ulva reticulata: Extraction and structure. The 13th Japan – Vietnam Joint Seminar, 29-30 October 2015 Kyoto, Japan, 23. 5. Thi Thu Thuy Thanh, Thi Minh Thu Quach, Thi Nu Nguyen, Dang Vu Luong, Minh Ly Bui and Thi Thanh Van Tran (2016). Structure and cytotoxic activity of ulvan extracted from green seaweed Ulva lactuca. International Journal of Biological Macromolecules 93, 695-703. 6. Thanh Thi Thu Thuy, Quach Thi Minh Thu, Nguyen Thi Nu, Dang Vu Luong, Nguyen Tien Tai, Tran Thi Thanh Van (2016). Structure and biological activity of sulfated polysaccharide extracted from green seaweed Ulva lactuca. The 14th Japan-Vietnam Joint Seminar, Hanoi 22th September 2016, 21. 7. Quách Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Nụ, Đặng Vũ Lương, Nguyễn Tiến Tài, Trương Hải Bằng, Trần Thị Thanh Vân, Hồ Đức Cường, Thành Thị Thu Thủy (2016). Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính chống oxy hóa của ulvan chiết tách từ rong lục Ulva lactuca. Tạp chí Hóa học, 54 (6e2), 75-78. 112 8. Quach Thi Minh Thu, Đang Vu Luong, Nguyen Thi Nu, Tran Thi Thanh Van, Bui Minh Ly and Thanh Thi Thu Thuy (2016). Effect of sulfation on the structure and anticoagulant activity of ulvan extracted from green seaweed Ulva reticulata. Vietnam Journal of Science and Technology, 54 (2C), 373- 379. 9. Thanh T T T, Quach T M T, Nguyen T N, Dang V L, Tran T T V, Bui M L (2017). Structure and cytotoxicity of the green seaweed originated ulvan. The 17th Asian Chemical Congress, 23-28 July 2017 Melbourne Australia, 332. 10. Thi Thanh Van Tran, Hai Bang Truong, Nguyen Ha Vy Tran, Thi Minh Thu Quach, Thi Nu Nguyen, Minh Ly Bui, Yoshiaki Yuguchi & Thi Thu Thuy Thanh (2017). Structure, conformation in aqueous solution and antimicrobial activity of ulvan extracted from green seaweed Ulva reticulata. Natural Product Research, DOI: 10.1080/14786419.2017.1408098. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alves, A.; Sousa, R.A. and Reis, R.L (2013). A practical perspective on ulvan extracted from green algae. Journal of Applied Phycology, 25 (2), 407-424. 2. Berna Kılınç, Semra Cirik, Gamze Turan, Hatice Tekogul and Edis Koru (2013). Food Industry, Chapter 31: Seaweeds for Food and Industrial Applications. Edited by Innocenzo Muzzalupo, published: January 16, 2013 under CC BY 3.0 license. 3. Dennis J. McHugh (2003). A guide to the seaweed industry. Food and agriculture organization of the united nations. Rome 4. Delattre, C.; Michaud, P.; Keller, C.; Elboutachfaiti, R.; Beven, L.; Courtois, B.; Courtois, J. (2006). Purification and characterization of a novel glucuronan lyase from Trichoderma sp. Appl.Microbiol. Biotech., 70, 437– 443. 5. Costa, L.S.; Fidelis, G.P.; Cordeiro, S.L.; Oliveira, R.M.; Sabry, D.A.; Camara, R.B.G.; Nobre, L.T.D.B.; Costa, M.S.S.P.; Almeida-Lima, J.; Farias, E.H.C. (2010). Biological activities of sulfated polysaccharides from tropical seaweeds. Biomed. Pharmacother., 64, 21–28. 6. Đàm Đức Tiến (2003). Thành phần loài và phân bố của rong biển miền Bắc Việt Nam. Hội thảo khoa học Đề tài hợp tác Việt Nam-Italia “Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven biển Việt Nam” 7. Trần Đình Toại, Châu Văn Minh (2004). Tiềm năng rong biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 8. Gollerbakh, M.M. (1977). Life of Plants in Six Volumes. V.3: Algae. Lichens. Prosveshchenie, Moscow. 9. Nguyễn Hữu Đại, Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 10. Ibñez, E.; Cifuentes, A. (2013). Benefits of using algae as natural sources of functional ingredients. J. Sci.Food Agric., 93, 703–709. 11. Ruperes, P. (2002). Mineral content of edible marine seaweeds. Food Chemistry, 79, 23-26. 114 12. Hela Yaich, Haikel Garna, Souhail Besbes, Michel Paquot, Christophe Blecker, Hamadi Attia (2011). Chemical composition and functional properties of Ulva lactuca seaweed collected in Tunisia. Food Chemistry, 128, 895–901. 13. Lahaye, M.; Robic, A. (2007). Structure and Functional Properties of Ulvan, a Polysaccharide from Green Seaweeds. Biomacromolecules, 8(6), 1765- 1774. 14. Alves, A.; Caridade, S.G.; Mano, J.F.; Sousa, R.A.; Reis, R.L. (2010). Extraction and physico-chemical characterization of a versatile biodegradable polysaccharide obtained from green algae. Carbohydr. Res., 345, 2194–2200. 15. Harvey, D. J. (2003). Matrix-assisted laser desorption/ionization mass spectrometry of carbohydrates and glycoconjugates. International Journal of Mass Spectrometry, 226, 1–35. 16. Alves, A.; Sousa, R.A. and Reis, R.L. (2013). In vitro cytotoxicity assessment of ulvan, a polysaccharide extracted from green algae. Phytother. Res., 27, 1143–1148. 17. Chiu, Y.H.; Chan, Y.L.; Li, T.L.; Wu, C.J. (2012). Inhibition of Japanese encephalitis virus infection by the sulfated polysaccharide extracts from Ulva lactuca. Mar. Biotechnol., 14, 468–478. 18. Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sung (2008). Fucoidan từ rong nâu Sargassum swartzii: phương pháp tách, hoạt tính gây độc tế bào ung thư và nghiên cứu cấu trúc. Tạp chí Hóa học, 46(1), 52-56. 19. Holtkamp A.D.; Kelly S.; Ulber R. and Lang S. (2009). Fucoidan and fucoidanases-focus on techniques for molecular structure elucidation and modification of marine polysaccharides. Appl Microbiol Biotechnol, 82, 1-11. 20. Jin W.; Wang J.; Ren S.; Song N. and Zhang Q. (2012). Structural Analysis of a Heteropolysaccharide from Saccharina japonica by Electrospray Mass Spectrometry in Tandem with Collision-Induced Dissociation Tandem Mass Spectrometry (ESI-CID-MS/MS). Mar Drugs., 10(10), 2138-2152. 115 21. Bilan Maria I.; Grachev Alexey A.; Ustuzhanina Nadezhda E. et al (2004). A highly regular fraction of a fucoidan from the brown seaweed Fucus distichus L. Carbonhydr. Res., 339, 511-517. 22. Bilan M.I.; Grachev A.A.; Shashkov A.S.; Kelly M.; Sanderson C.J.; Nifantiev N.E. and Usov A.I. (2010). Further studies on the composition and structure of a fucoidan preparation from the brown alga Saccharina latissima. Carbohydr. Res.,345, 2038–2047. 23. Anastyuk S.D.; Imbs T.I.; Shevchenko N.M.; Dmitrenok P.S. and Zvyagintseva T.N. (2012). ESI-MS analysis of fucoidan preparations from Costaria costata, extracted from alga at different life-stages. Carbohydr. Polym., 90, 993–1002. 24. Anastyuk S.D.; Shevchenko N.M.; Nazarenko E.L.; Imbs T.I.; Dmitrenok P.S. and Zvyagintseva T.N. (2010). Structural analysis of a highly sulfated fucan from the brown alga Laminaria cichorioides by tandem MALDI and ESI mass spectrometry. Carbohydr. Res., 345, 2206–2212. 25. Anastyuk S.D.; Shevchenko N.M.; Nazarenko E.L.; Dmitrenok P.S. and Zvyagintseva T.N. (2009). Structural analysis of a fucoidan from the brown alga Fucus evanescens by MALDI-TOF and tandem ESI mass spectrometry. Carbohydr. Res., 344, 779–787. 26. Baba M.; Snoeck R.; Pauwels R. and De Clercq E. (1988). Sulfated polysaccharides are potent and selective inhibitors of various enveloped viruses, including herpes simplex virus, cytomegalovirus, vesicular stomatitis virus, and human immunodeficiency virus. Antimicrob Agents Chemother., 32, 1742- 1745 27. Trần Đình Toại, Nguyễn Văn Năm (2007). Fucoidan – polysaccharide chiết từ rong nâu, sản phẩm có hoạt tính sinh học cao, ứng dụng trong y học và nuôi trồng thủy sản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 45(1), 39-46. 28. Irhimeh M.R.; Fitton J.H. and Lowenthal R.M. (2009). Pilot clinical study to evaluate the anticoagulant activity of fucoidan. Blood Coagul Fibrinolysis, 20(7), 607-610. 116 29. Maruyama H.; Tamauchi H.; Hashimoto M. and Nakano T. (2003). Antitumor activity and immune response of Mekabu fucoidan extracted from Sporophyll of Undaria pinnatifida. In vivo, 17(3), 245-249. 30. Aisa Y.; Miyakawa Y.; Nakazato T.; Shibata H.; Saito K.; Ykeda Y. and Kizaki M. (2005). Fucoidan induces apoptosis of human HS-sultan cells accompanied by activation of caspase-3 and down-regulation of ERK pathways. Am J. Hematol., 78, 7-14. 31. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Bích Thuỷ, Trần Thị Hồng và Trần Đình Toại (2003). Nghiên cứu công nghệ chiết tách carrageenan từ rong đỏ Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công nghệ, 41(5), 6-11. 32. Thanh T.T.T.; Yuguchi Y.; Mimura M.; Yasunaga H.; Takano R.; Urakawa H. and Kajiwara K. (2002). Molecular characteristics and Gelling Properties of Carrageenan Family. 1: Preparation of novel carrageenan and dilute solution properties. Macromolecular Chemistry and Physic, 203, 15-23, ISSN: 0122- 1352. 33. Thanh T.T.T.; Yuguchi Y.; Mimura M.; Yasunaga H.; Takano R.; Urakawa H. and Kajiwara K. (2010). Structure and Gelling Properties of Carrageenan Family as Studied by Scattering Techniques. Asian Journal of Chemistry, 22(5), 3989-4002. 34. Tran T.T.V.; Bui M.L. and Ngo Q.B (2002). Infrared spectroscopy of polysacchrides extracted from some red seaweed species growing in the central of Viet nam. The 3rd national conference on optics and spectroscopy, Nhatrang 8.2002. 35. Võ Thị Mai Hương (2003). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, hóa sinh của một số loại rong đỏ (Rhodophyta) và rong nâu (Phaeophyta) ở vùng đầm phá và ven biển Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ Sinh học 36. Tran T.T.V.; Bui M.L.; Ngo Q.B. and Chu D.K. (2008). Structural characterization of agar extracted from six red seaweed species growing in the coast of Viet Nam. Asean J. on Science and Technology for Development, 25(2), 395-403. 37. Mou H.; Jiang X. and Guan H. (2003). A k-carrageenan derived oligosaccharide prepared by enzymatic degradation containing anti-tumor activity. J. Appl. Phycol., 15, 297-303. 117 38. Lingchong Wang, Xiangyu Wang, Hao Wu and Rui Liu (2014). Overview on Biological Activities and Molecular Characteristics of Sulfated Polysaccharides from Marine Green Algae in Recent Years. Mar. Drugs., 12, 4984-5020. 39. Tabarsa, M.; Lee, S.J.; You, S.; (2012). Structural analysis of immunostimulating sulfated polysaccharides from Ulva pertusa. Carbohydr. Res., 361, 141–147. 40. Quemener, B.; Lahaye, M.; Bobin Dubigeon, C. (1997). Sugar determination in ulvans by a chemical-enzymatic method coupled to high performance anion exchange chromatography. J. Appl. Phycol., 9, 179-188. 41. Chattopadhyay, K.; Mandal, P.; Lerouge, P.; Driouich, A.; Ghosal, P.; Ray, B.; (2007). Sulphated polysaccharides from Indian samples of Enteromorpha compressa (Ulvales, Chlorophyta): Isolation and structural features. Food Chem., 104, 928–935. 42. Ray, B. (2006). Polysaccharides from Enteromorpha compressa: Isolation, purification and structural features. Carbohydr. Polym., 66, 408–416. 43. Lahaye M.; Jegou J.; and Buleon A. (1994). Chemical characteristics of insoluble glucans from the cell-wall of the marine green alga Ulva lactuca (L) Thuret. Carbohydr. Res., 262, 115-125. 44. Ray, B.; Lahaye, M. (1995). Cell-wall polysaccharides from the marine green alga Ulva rigida (Ulvales, Chlorophyta): Extraction and chemical composition. Carbohydr. Res., 274, 251–261. 45. Paradossi, G.; Cavalieri, F.; Pissoferrato, L.; Liquori, A.M.A. (1999). Physico- chemical study on the polysaccharide ulvan from hot water extraction of the macroalga Ulva. Int. J. Biol. Macromol., 25, 309–315. 46. Paradossi, G.; Cavalieri, F.; Chiessi, E.A. (2002). Conformational study on the algal polysaccharide ulvan. Macromolecules, 35, 6404–6411. 47. Robic, A.; Gaillard, C.; Sassi, J.F.; Lerat, Y.; Lahaye, M. (2009). Ultrastructure of ulvan: A polysaccharide from green seaweeds. Biopolymers, 91, 652–664. 118 48. Dobrynin A.V. (2008). Theory and simulations of charged polymers: From solution properties to polymeric nanomaterials. Current Opinion in Colloid & Interface Science, 13, 376–388. 49. Robic A.; Sassi J.-F.; Lahaye M. (2008). Impact of stabilization treatments of the green seaweed Ulva rotundata (Chlorophyta) on the extraction yield, the physico-chemical and rheological properties of ulvan. Carbohydrate Polymers, 74, 344–352 50. Sun, H.H.; Mao, W.J.; Fang, F.; Li, H.Y. (2007). Polysaccharides from marine green seaweed Ulva species and their characteristics. Agro Food Ind. Hi-Tech., 18, 28–29. 51. Haug, A., Nilsson, N. H., Romming, C., Schaumburg, K., Vialle, J. & Anthonsen, T. (1976). The influence of borate and calcium on the gel formation of a sulfated polysaccharide from Ulva lactuca. Acta Chem Scand B., 30, 562–566. 52. Wijesekara, I.; Pangestuti, R.; Kim, S.K. (2011). Biological activities and potential health benefits of sulfated polysaccharides derived from marine algae. Carbohydr. Polym., 84, 14–21. 53. Qi, H.M.; Zhang, Q.B.; Zhao, T.T.; Hu, R.G.; Zhang, K.; Li, Z. (2006). In vitro antioxidant activity of acetylated and benzoylated derivatives of polysaccharide extracted from Ulva pertusa (Chlorophyta). Bioorg. Med. Chem. Lett., 16, 2441–2445. 54. Godard, M.; Decorde, K.; Ventura, E.; Soteras, G.; Baccou, J.C.; Cristol, J.P.; Rouanet, J.M. (2009). Polysaccharides from the green alga Ulva rigida improve the antioxidant status and prevent fatty streak lesions in the high cholesterol fed hamster, an animal model of nutritionally-induced atherosclerosis. Food Chem., 115, 176–180. 55. Zhang, H.J.; Mao, W.J.; Fang, F.; Li, H.Y.; Sun, H.H.; Chen, Y.; Qi, X.H. (2008). Chemical characteristics and anticoagulant activities of a sulfated polysaccharide and its fragments from Monostroma latissimum. Carbohydrate Polymers, 71, 428–434. 56. Kaeffer B.; Benard C.; Lahaye M.; Blottiere H. M. and Cherbut C (1999). Biological Properties of Ulvan, a New Source of Green Seaweed Sulfated 119 Polysaccharides, on Cultured Normal and Cancerous Colonic Epithelial Cells. Planta Med., 65, 527-531. 57. Leiro, J.M.; Castro, R.; Arranz, J.A.; Lamas, J. (2007). Immunomodulating activities of acidic sulphated polysaccharides obtained from the seaweed Ulva rigida C. Agardh. Int. Immunopharmacol., 7, 879–888. 58. Pengzhan, Y.; Ning, L.; Xiguang, L.; Gefei, Z.; Quanbin, Z.; Pengcheng, L. (2003). Antihyperlipidemic effects of different molecular weight sulfated polysaccharides from Ulva pertusa (Chlorophyta). Pharmacol. Res. Offic. J. Ital. Pharmacol. Soc., 48, 543–549. 59. Yu, P.Z.; Zhang, Q.B.; Li, N.; Xu, Z.H.; Wang, Y.M.; Li, Z.E. (2003). Polysaccharides from Ulva pertusa (Chlorophyta) and preliminary studies on their antihyperlipidemia activity. J. Appl. Phycol., 15, 21–27. 60. Yu, P.Z.; Li, N.; Liu, X.G.; Zhou, G.F.; Zhang, Q.B.; Li, P.C. (2003). Antihyperlipidemic effects of different molecular weight sulfated polysaccharides from Ulva pertusa (Chlorophyta). Pharmacol.Res., 48, 543– 549. 61. Song, H.; Zhang, Q.; Zhang, Z.; Wang, J. (2010). In vitro antioxidant activity of polysaccharides extracted from Bryopsis plumosa. Carbohydrate Polymers, 80, 1057–1061. 62. Zhang, Z.; Wang, F.; Wang, X.; Liu, X.; Hou, Y.; Zhang, Q. (2010). Extraction of the polysaccharides from five algae and their potential antioxidant activity in vitro. Carbohydrate Polymers, 82, 118–121. 63. Qi, H.M.; Zhang, Q.B.; Zhao, T.T.; Chen, R.; Zhang, H.; Niu, X.Z.; Li, Z. (2005). Antioxidant activity of different sulfate content derivatives of polysaccharide extracted from Ulva pertusa (Chlorophyta) in vitro. Int. J. Biol. Macromol., 37, 195–199. 64. Qi, H.M.; Zhang, Q.B.; Zhao, T.T.; Hu, R.G.; Zhang, K.; Li, Z. (2006). In vitro antioxidant activity of acetylated and benzoylated derivatives of polysaccharide extracted from Ulva pertusa (Chlorophyta). Bioorg. Med. Chem. Lett., 16, 2441–2445. 120 65. Qi, H.M.; Zhao, T.T.; Zhang, Q.B.; Li, Z.; Zhao, Z.Q.; Xing, R. (2005). Antioxidant activity of different molecular weight sulfated polysaccharides from Ulva pertusa Kjellm (Chlorophyta). J. Appl.Phycol., 17, 527–534. 66. Shao, P.; Chen, M.; Pei, Y.; Sun, P. (2013). In intro antioxidant activities of different sulfated polysaccharides from chlorophytan seaweeds Ulva fasciata. Int. J. Biol. Macromol., 59, 295–300. 67. Shonima Govindan M, JiJi Thomas and G Muraleedhara Kurup (2012). In vitro antioxidant and antitumor activity of Polysaccharide isolated from Ulva fasciata. Int J Pharm Bio Sci July., 3(3), 238 – 246. 68. Mezghani, S.; Bourguiba, I.; Hfaiedh, I.; Amri, M. (2013). Antioxidant potential of Ulva rigida extracts: protection of heLa cells against H2O2 cytotoxicity. Biol. Bull., 225, 1–7. 69. Matsubara, K.; Matsuura, Y.; Bacic, A.; Liao, M.L.; Hori, K.; Miyazawa, K. (2001). Anticoagulant properties of a sulfated galactan preparation from a marine green alga, Codium cylindricum. Int. J.Biol. Macromol., 28, 395–399. 70. Shanmugam, M.; Mody, K.H.; Siddhanta, A.K. (2001). Blood anticoagulant sulphated polysaccharides of the marine green algae Codium dwarkense (Boergs.) and C. tomentosum (Huds.) Stackh. Indian J. Exp. Biol., 39, 365– 370. 71. Robic, A.; Rondeau-Mouro, C.; Sassi, J.F.; Lerat, Y.; Lahaye, M. (2009). Structure and interactions of ulvan in the cell wall of the marine green algae Ulva rotundata (Ulvales, Chlorophyceae). Carbohydr. Polym., 77, 206–216. 72. Gurgel Rodrigues, J.A.; Lino de Queiroz, I.N.; Gomes Quindere, A.L.; Vairo, B.C.; Souza Mourao, P.A.; Barros Benevides, N.M. (2011). An antithrombin- dependent sulfated polysaccharide isolated from the green alga Caulerpa cupressoides has in vivo anti- and prothrombotic effects. Cienc. Rural., 41, 634–639. 73. Qi, X.; Mao, W.; Chen, Y.; Chen, Y.; Zhao, C.; Li, N.; Wang, C. (2013). Chemical characteristics and anticoagulant activities of two sulfated polysaccharides from Enteromorpha linza (Chlorophyta). J. Ocean Univ. China., 12, 175–182. 121 74. Qi, X.; Mao, W.; Gao, Y.; Chen, Y.; Chen, Y.; Zhao, C.; Li, N.; Wang, C.; Yan, M.; Lin, C.; et al (2012). Chemical characteristic of an anticoagulant- active sulfated polysaccharide from Enteromorpha clathrata. Carbohydrate Polymers, 90, 1804–1810. 75. Gurgel Rodrigues, J.A.; Oliveira Vanderlei, E.D.S.; Bessa, E.F.; Magalhaes, F.D.A.; Monteiro de Paula, R.C.; Lima, V.; Barros Benevides, N.M. (2011). Anticoagulant activity of a sulfated polysaccharide isolated from the green seaweed Caulerpa cupressoides. Braz. Arch. Biol. Technol., 54, 691–700. 76. Mao, W.J.; Fang, F.; Li, H.Y.; Qi, X.H.; Sun, H.H.; Chen, Y.; Guo, S.D. (2008). Heparinoid-active two sulfated polysaccharides isolated from marine green algae Monostroma nitidum. Carbohydrate Polymers, 74, 834–839. 77. Maeda, R.; Ida, T.; Inara, H.; Sakamoto, T. (2012). Immunostimulatory activity of polysaccharides isolated from Caulerpa lentillifera on macrophage cells. Biosci. Biotechnol. Biochem., 76, 501–505. 78. Shao, P.; Chen, X.; Sun, P. (2013). In vitro antioxidant and antitumor activities of different sulfated polysaccharides isolated from three algae. Int. J. Biol. Macromol., 62, 155–161. 79. Ahmed, O.M. and Ahmed, R.R. (2014). Anti-proliferative and apoptotic efficacies of ulvan polysaccharides against different types of carcinoma cells In Vitro and In Vivo. Cancer Science & Therapy, 6(6), 202-208. 80. Gurgel Rodrigues, J.A.; Oliveira Vanderlei, E.D.S.; Silva, L.M.; de Araujo, I.W.; de Queiroz, I.N.; de Paula, G.A.; Abreu, T.M.; Ribeiro, N.A.; Bezerra, M.M.; Chaves, H.V.; et al (2012). Antinociceptive and anti-inflammatory activities of a sulfated polysaccharide isolated from the green seaweed Caulerpa cupressoides. Pharmacol. Rep., 64, 282–292. 81. Kim, J.K.; Cho, M.L.; Karnjanapratum, S.; Shin, I.S.; You, S.G. (2011). In vitro and in vivo immunomodulatory activity of sulfated polysaccharides from Enteromorpha prolifera. Int. J. Biol.Macromol., 49, 1051–1058. 82. Hassan, S.; Abd El-Twab, S.; Hetta, M.; Mahmoud, B. (2011). Improvement of lipid profile and antioxidant of hypercholesterolemic albino rats by polysaccharides extracted from the green alga Ulva lactuca Linnaeus. Saudi J. Biologic. Sci., 18, 333–340. 122 83. Qi, H.; Huang, L.; Liu, X.; Liu, D.; Zhang, Q.; Liu, S. (2012). Antihyperlipidemic activity of high sulfate content derivative of polysaccharide extracted from Ulva pertusa (Chlorophyta). Carbohydr.Polym., 87, 1637–1640. 84. Qi, H.; Liu, X.; Zhang, J.; Duan, Y.; Wang, X.; Zhang, Q. (2012). Synthesis and antihyperlipidemic activity of acetylated derivative of ulvan from Ulva pertusa. Int. J. Biol. Macromol., 50, 270–272. 85. Sathivel, A.; Raghavendran, H.R.B.; Srinivasan, P.; Devaki, T. (2008). Anti- peroxidative and anti-hyperlipidemic nature of Ulva lactuca crude polysaccharide on D-Galactosamine induced hepatitis in rats. Food Chem. Toxicol., 46, 3262–3267. 86. Komatsu, T.; Kido, N.; Sugiyama, T.; Yokochi, T. (2013). Antiviral activity of acidic polysaccharides from Coccomyxa gloeobotrydiformi, a green alga, against an in vitro human influenza A virus infection. Immunopharmacol. Immunotoxicol, 35, 1–7. 87. Lee, J.B.; Hayashi, K.; Hayashi, T.; Sankawa, U.; Maeda, M. (1999). Antiviral activities against HSV-1, HCMV, and HIV-1 of rhamnan sulfate from Monostroma latissimum. Planta Med., 65, 439–441. 88. Lee, J.B.; Hayashi, K.; Maeda, M.; Hayashi, T. (2004). Antiherpetic activities of sulfated polysaccharides from green algae. Planta Med., 70, 813–817. 89. Lee, J.B.; Koizumi, S.; Hayashi, K.; Hayashi, T. (2010). Structure of rhamnan sulfate from the green alga Monostroma nitidum and its anti-herpetic effect. Carbohydrate Polymers, 81, 572–577. 90. Ghosh, P.; Adhikari, U.; Ghosal, P.K.; Pujol, C.A.; Carlucci, M.J.; Damonte, E.B.; Ray, B. (2004). In vitro anti-herpetic activity of sulfated polysaccharide fractions from Caulerpa racemosa. Phytochemistry, 65, 3151–3157. 91. Pujol, C.A.; Ray, S.; Ray, B.; Damonte, E.B. (2012). Antiviral activity against dengue virus of diverse classes of algal sulfated polysaccharides. Int. J. Biol. Macromol., 51, 412–416. 92. Margret, R.J.; Kumaresan, S.; Ravikumar, S. (2009). A preliminary study on the anti-inflammatory activity of methanol extract of Ulva lactuca in rat. J. Environ. Biol., 30, 899–902. 123 93. Pires, C.L.; Rodrigues, S.D.; Bristot, D.; Gaeta, H.H.; Toyama, D.d.O.; Lobo Farias, W.R.; Toyama, M.H. (2013). Sulfated polysaccharide extracted of the green algae Caulerpa racemosa increase the enzymatic activity and paw edema induced by sPLA2 from Crotalus durissus terrificus venom. Rev. Bra. Farm. Braz. J. Pharm., 23, 635–643. 94. Pusey P. N. (1974). In Photon Correlation and Light Beating Spectroscopy, (H. Z. Cummings and E. R. Pike, eds.). Plenum Press, New York, 387-428. 95. Robic A.D.; Bertrand J.F.; Sassi Y.; Lerat M.; Lahaye J. (2009). Determination of the chemical composition of ulvan, a cell wall polysaccharide from Ulva spp. (Ulvales, Chlorophyta) by FT-IR and chemometrics. J. Appl. Phycol., 21, 451-456. 96. Masakuni Tako, Makie Tamanaha, Yoshiyuki Tamashiro, Shuntoku Uechi (2015). Structure of Ulvan Isolated from the Edible Green Seaweed, Ulva pertusa. Advances in Bioscience and Biotechnology, 6, 645-655 97. Lahaye Marc, Brunel Magali, Bonnin Estelle (1997). Fine chemical structure analysis of oligosaccharides produced by an ulvan-lyase degradation of the water-soluble cell-wall polysaccharides from Ulva sp. (Ulvales, Chlorophyta). Carbohydrate Research, 304, 325-333. 98. Nguyễn Duy Nhứt (2008). Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của polysacharide từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa. Luận án tiến sĩ Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 99. Bùi Minh Lý, Thành Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Vân, Bilan M.I. và Usov A.I. (2012). Nghiên cứu cấu trúc của Fucoidan tách chiết từ tảo nâu Sargassum Polycystumn. Tạp chí hóa học, 50(4A), 215 – 218. 100. Hồ Đức Cường (2014). Nghiên cứu cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan và alginate từ hai loài rong nâu Sargassum henslowianum và Sargassum swartzii của Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Hóa học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 101. Nguyễn Đình Triệu (2001). Các phương pháp phân tích Vật lý và Hóa lý. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 102. Steve W . Cui (2005). Food Carbohydrate: Chemistry, Physical Properties and Applications, CRC Press. 124 103. Edwin D. Becker (1969). High Resolution NMR. Theory and Chemical Applications. Academic press, INC. 104. Sanders J.K.M.; Constable E.C.; Hunter B.K. and Pearce C.M (1995). Modern NMR spectroscopy. Oxford University Press, 78-79. 105. Lahaye M. and Ray B. (1996). Cell-wall polysaccharides from the marine green alga Ulva rigida (Ulvales, Chlorophyta) - NMR analysis of ulvan oligosaccharides. Carbohydrate Research, 283, 161-173. 106. Lahaye M.; Inizan F.; Vigouroux J. (1998). NMR analysis of the chemical structure of ulvan and of ulvan-boron complex formation. Carbohydrate Polymers, 36, 239-249. 107. Lahaye Marc (1998). NMR spectroscopic characterisation of oligosaccharides from two Ulva rigida ulvan samples (Ulvales, Chlorophyta) degraded by a lyase. Carbohydrate Research, 314, 1–12. 108. Dell, A.; Reason, A. J.; Khoo, K.; Panico, M.; McDowell, R. A.; and Morris, H.R. (1994). Mass spectrometry of carbohydrate-containing biopolymers. Methods in Enzymology, 230, 108–132. 109. Tissot B.; Salpin J.-Y.; Martinez M.; Gaigeot M.P. and Daniel R. (2006). Differentiation of the fucoidan sulfated L-fucose isomers constituents by CE- ESIMS and molecular modeling. Carbohydrate Research, 341(5), 598– 609. 110. Nanditha Billa, Dylan Hubin-Barrows, Tylor Lahren, Lawrence P. Burkhard, (2014). Evaluation of micro-colorimetric lipid determination method with samples prepared using sonication and accelerated solvent extraction methods. Talanta, 119, 620–622. 111. Domon, B.; & Costello, C. E. (1988). A systematic nomenclature for carbohydrate fragmentations in FAB-MS/MS spectra of glycoconjugates. Glycoconjugate Journal, 5(4), 397–409 112. Yoshi aki Yuguchi, Bui Minh Ly, Bui Van Nguyen, Tran Thi Thanh Van and Thanh Thi Thu Thuy (2016). Study on Branched Structure Physiological Activity Relationship of Fucoidan. Chemistry Letter, 45(7), 840–842. 113. Thanh T.T.T.; Tran T.T.V.; Yuguchi Y.; Bui M.L. and Nguyen T.T. (2013). Structure of Fucoidan from Brown Seaweed Turbinaria ornata as Studied by 125 Electrospray Ionization Mass Spectrometry (ESIMS) and Small Angle X-ray Scattering (SAXS) Techniques. Mar. Drugs., 11, 2431-2443. 114. Ngô Đăng Nghĩa (1999). Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất alginate từ rong mơ Việt Nam và ứng dụng vào một số lĩnh vực sản xuất. Luận án tiến sĩ - Đại học Thủy Sản Nha Trang. 115. Nguyễn Kim Đức (1991). Biến động hàm lượng acid alginic và chất lượng natri alginate của loài rong mơ (Sargassum) vùng biển Ḥn Chồng-Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Viện Nghiên cứu biển, VII, 208-216 116. Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sung (2007). Phân lập và đặc điểm của fucoidan từ 5 loài rong mơ Miền Trung. Tạp chí Hóa học, 45(3), 339-345. 117. Thành Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Tiến Tài, Đặng Vũ Lương, Chu Đình Kính (2011). Isolation and structure of alginate extracted from brown seaweed Sargassum swartzii collected at Nha Trang. Hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ 5, 142-143. 118. Phạm Đức Thịnh (2015). Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở Vịnh Nha Trang. Luận án Tiến sĩ Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 119. Yoshiaki Yuguchi, Van Thi Thanh Tran, Ly Minh Bui, Shizuka Takebe, Shiho Suzuki, Nobukazu Nakajima, Shinichi Kitamura, Thuy Thi Thu Thanh (2016). Primary structure, conformation in aqueous solution, and intestinal immunomodulating activity of fucoidan from two brown seaweed species Sargassum crassifolium and Padina australis. Carbohydrate Polymers, 147, 69–78. 120. Thanh T.T.T.; Bui M.L.; Tran T.T.V.; Ngo V.Q.; Ho C.T.; Yue Z.; Carole S.D.; Bilan M.I.; Usov A.I. (2015). Anti-HIV activity of fucoidans from three brown seaweed species. Carbohydrate Polymers, 115, 122–128. 121. Trần Vĩnh Thiện (2009). Điều chế khảo sát cấu trúc và tính chất của alginate và oligosaccharide tách từ rong biển khu vực Bắc Hải Vân và ứng dụng của chúng. Luận án Tiến sĩ Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 126 122. Đặng Ngọc Thanh (chủ biên) và nhiều tác giả (2003). Biển Đông Sinh vật và sinh thái Biển, Tập IV. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 123. Dang Diem Hong, Hoang Minh Hien, Pham Ngoc Son (2007). Use of Vietnamese seaweed for functional food, medicine and biofertilizer. Journal Applied Phycology, 19(6), 817-826. 124. Dang Diem Hong, Hoang Minh Hien, Hoang Thi Lan Anh (2011). Studies on the Analgesic and Anti-inflammatory Activities of Sargassum swartzii (Turner) C. Agardh (Phaeophyta) and Ulva reticulata Forsskal (Chlorophyta) in Experiment Animal Models. African Journal of Biotechnology, 10(12), 2308- 2313. 125. Brading, J. E.; Georg-Plant, M.T; Hardy, D. (1954). The polysaccharide from the alga Ulva lactuca. Purification, hydrolysis, and methylation of the polysaccharide. J. Chem. Soc., 319-324. 126. Percival, E.; Wold, J. K. (1963). The acid polysaccharide from the green seaweed Ulva lactuca. Part II. The site of the ester sulphate. J. Chem. Soc., 5459-5468. 127. Costa C.; Alves A.; Pinto P.R.; Sousa R.A.; Silva E.A.; Reis, R.L.; Rodrigues A.E. (2012). Characterization of ulvan extracts to assess the effect of different steps in the extraction procedure. Carbohydrate Polymers, 88, 537–546. 128. Wenjun Mao, Xiaoxue Zang, Yi Li, Huijuan Zhang (2006). Sulfated polysaccharides from marine green algae Ulva conglobata and their anticoagulant activity. Journal of Applied Phycology, 18(1), 9-14. 129. Dalia F. Abd Elmegeed, Doa A. Gharee, Muhammed Elsayed and Muhammad El-Saadani (2014). Phytochemical constituents and bioscreening activities of green algae (Ulva lactuca). International Journal of Agricultural Policy and Research, 2(11), 373-378. 130. Quanbin Zhang, Zhongshan Zhang, FengWang, Xiaomei Wanga, Xiaolei Liud, Yun Houb, (2010). Extraction of the polysaccharides from ve algae and their potential antioxidant activity in vitro. Carbohydrate Polymers, 82, 118–121. 131. Hela Yaich, Haikel Garna, Souhail Besbes, Jean-Paul Barthélemy, Michel Paquot, Christophe Blecker, Hamadi Attia (2014). Impact of extraction 127 procedures on the chemical, rheological and textural properties of ulvan from Ulva lactuca of Tunisia coast. Food Hydrocolloids, 40, 53-63. 132. Mao, W.; Zang, X.; Li, Y.; Zhang, H. (2006). Sulfated polysaccharides from marine green algae Ulva conglobata and their anticoagulant activity. J. Appl. Phycol., 18, 9–14. 133. Qi, H.; Liu, X.; Ma, J.; Zhang, Q.; Li, Z. (2010). In intro antioxidant activity of acetylated derivatives of polysaccharide extracted from Ulva pertusa (Cholorophta). J. Med. Plants Res., 4, 2445–2451. 134. Qi, H.; Liu, X.; Wang, K.; Liu, D.; Huang, L.; Liu, S.; Zhang, Q. (2013). Subchronic toxicity study of ulvan from Ulva pertusa (Chlorophyta) in Wistar rats. Food Chem Toxicol., 62, 573–578. 135. You, S.G.; Tabarsa, M.; Han, J.H.; Kim, C.Y. (2012). Molecular characteristics and immunomodulatory activities of water-soluble sulfated polysaccharides from Ulva pertusa. Journal of Medicinal Food, 15(2), 135– 144. 136. Hanaa H.; Baky A.El.; Baz K.F.El and Batory G. S.El. (2009). Potential biological properties of sulfated polysaccharides extracted from macroalgae Ulva lactuca L. Academic Journal of Cancer Research, 2(1), 1-11. 137. AOAC International (1996). Official Methods of Analysis of the Association of Official Analytical Chemists. 16th edition, Gaithersburg, USA. 138. Blig, EB.; Dyer, W.J. (1959). A rapid method of total lipid extraction and purification. Can. J. Biochem., 37, 911-917. 139. Michel Dubois, Gilles K.A, Hamilton J.K, Rebers P.A, and Fred Smith, (1956). Colorimetric Method for Determination of Sugars and Related Substances. Anal. Chem., 28, 350-356. 140. Fujiwara-Arasaki T.; Mino N.; Kuroda M. (1984). The protein value in human nutrition of edible marine algae in Japan. Hydrobiologia, 116-117(1), 513- 516 141. Tang Yu-Qing, Kaiser Mahmood, Ruqyia Shehzadi, Muhammad Furqan Ashraf (2016). Ulva Lactuca and Its Polysaccharides: Food and Biomedical Aspects. Journal of Biology, Agriculture and Healthcare, 6(1), 140-151. 128 142. Monks A.; Scudiero D.; Skehan P.; Shoemake R.; Paull K.; Vistica D.; Hose C.; Langley J.; Cronise P.; Campbell H.; Mayo J.; Boyd M. (1991). Feasibility of a high-flux anticancer drug screen using a diverse panel of cultured human tumor cell lines. Journal of National Cancer Institute, 83(11), 757-766. 143. Anderson, L.O.; Barrowcliffe, T.W.; Holmer, E.; Johnson, E.A.; and Sims, G.E.C. (1976). Anticoagulant properties of heparin fractionated by affinity chromatography on matrix-bound antithrombin-3 and by gel-filtration. Thromb. Res., 9, 575–580. 144. Vanden B.D.A. and Vlietinck A.J. (1991). Methods in plant Biochemistry: Screening Methods for Antibacterial and Antiviral Agents from Higher Plants. Academic Press, London., 6, 47-69. 145. Prieto, P.; Pineda, M.; Anguilar, M. (1999). Spectrophotometric quantitation of antioxidant capacity through the formation of a Phosphomolybdenum Complex: Specific application to the determination of Vitamin E. Anal. Biochem., 269, 337-341 146. Zhu, Q.Y.; Hackman, R.M.; Ensunsa, J.L.; Holt, R.R.; Keen, C.L. (2002). Antioxidative activities of oolong tea. J. Agric Food Chem., 50, 6929–6934. 147. Phạm Thành Hổ (2006). Di truyền học, NXB Giáo dục. 148. Dodgson K.S. (1961). Determination of inorganic sulphate in studies on the enzymic and non-enzymic hydrolysis of carbohydrate and other sulphate esters. Biochem J., 78, 312-319. 149. Bitter, T.; Muir H.M. (1962). A Modified Uronic Acid Carbazole Reaction. Anal Biochem., 4, 330-334. 150. Bilan, M.I.; Vinogradova, E.V.; Shashkov, A.S.; Usov, A.I. (2007). Structure of a highly pyruvylated galactan sulfate from the pacific green alga Codium yezoense (Bryopsidales, Chlorophyta). Carbohydrate Research, 342, 586–596. 151. Thanh Thi Thu Thuy (2002). Structure of sulfated polysaccharide in aquarius solution. Doctoral Thesis. 152. Lihong Fan, Lan Jiang, Yongmei Xu, Yue Zhou, Yuan Shen, Weiguo Xie, Zhongheng Long, Jinping Zhou (2011). Synthesis and anticoagulant activity of sodium alginate sulfates. Carbohydrate Polymers, 83(4), 1797–1803. 129 153. Xiao-xiao Liu, Zhen-jiang Wan, Lin Shi, Xiao-xia Lu (2011). Preparation and antiherpetic activities of chemically modified polysaccharides from Polygonatum cyrtonema Hua. Carbohydrate Polymers, 83, 737–742. 154. Zhang Zhongshan, Wang Xiaomei, Yu Shuchi, Yin Li, Zhao Mingxing, Han Zhiping (2011). Synthesized oversulfated and acetylated derivatives of polysaccharide extractedfrom Enteromorpha linza and their potential antioxidant activity. International Journal of Biological Macromolecules, 49, 1012– 1015. 155. Luis A. Bello-Pérez, Edith Agama-Acevedo, Paul B. Zamudio-Flores, Guadalupe Mendez-Montealvo, Sandra L. Rodriguez-Ambriz (2010). Effect of low and high acetylation degree in the morphological, physicochemical and structural characteristics of barley starch. Food Science and Technology, 43, 1434-1440. 156. Ciancia, M.; Alberghina, J.; Ximena Arata, P.; Benavides, H.; Leliaert, F.; Verbruggen, H.; Manuel Estevez, J. (2012). Characterization of cell wall polysaccharides of the coencocytic green seaweed Byropsis plumose (Bropsidaceae, Chlorophyta) from the Argentine cost. J. Phycol., 48, 326–335. 157. Ciancia, M; Quintana, I; Vizcarguenaga, M.I.; Kasulin, L.; de Dios, A.; Estevez, J.M.; Cerezo, A.S. (2007). Polysaccharides from the green seaweeds Codium fragile and C. vermilara with controversial effects on hemostasis. Int. J. Biol. Macromol., 41, 641–649. 158. Yaich H, Garna H, Besbes S, Barthélemy J P, Paquot M, Blecker C, Attia H. (2014). Impact of extraction procedures on the chemical, rheological and textural properties of ulvan from Ulva lactuca of Tunisia coast. Food Hydrocolloids, 40, 53-63. 159. Wang, X.; Zhang, Z.; Yao, Z.; Zhao, M.; Qi, H. (2013). Sulfation, anticoagulant and antioxidant activities of polysaccharide from green algae Enteromorpha linza. Int. J. Biol. Macromol., 58, 225–230. 160. Camila F. B., Jorge A. G., Paulo A. S. M., Hugo V. (2007). Conformation of sulfated galactan and sulfated fucan in aqueous solutions. Implications to their anticoagulant activities. Journal of Molecular Graphics and Modelling, 6, 391-399. 130 161. Melo F.R, Pereira M.S, Foguel D, Mour P.A. (2004). Antithrombin-mediated anticoagulant activity of sulfated polysaccharides different mechanisms for heparin and sulfated galactans. J Biol Chem., 279, 20824–20835. 162. Santos Pereira Costa, M.S.; Costa, L.S.; Cordeiro, S.L.; Almeida-Lima, J.; Dantas-Santos, N.; Magalhaes, K.D.; Sabry, D.A.; Lopes Albuquerque, I.R.; Pereira, M.R.; et al (2012). Evaluating the possible anticoagulant and antioxidant effects of sulfated polysaccharides from the tropical green alga Caulerpa cupressoides var. flabellata. J. Appl. Phycol., 24, 1159–1167. 163. Mao, W.; Li, H.; Li, Y.; Zhang, H.; Qi, X.; Sun, H.; Chen, Y.; Guo, S. (2009). Chemical characteristic and anticoagulant activity of the sulfated polysaccharide isolated from Monostroma latissimum (Chlorophyta). Int. J. Biol. Macromol., 44, 70–74. 164. Debye, P. (1915). Scattering from non-crystalline substances. Annalen der Physik, 46, 809-823. 131 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Sắc ký đồ GC-FID phân tích thành phần đường của UR-N Phụ lục 2. Sắc ký đồ GC-FID phân tích thành phần đường của UL-H Phụ lục 3. Sắc ký đồ GC-FID phân tích thành phần đường của UL-N Phụ lục 4. Sắc ký đồ GC-FID phân tích thành phần đường của UL-K Phụ lục 5. Phổ 1H-NMR của UR-H Phụ lục 6. Phổ 13C-NMR của UR-H Phụ lục 7. Phổ COSY-NMR của UR-H Phụ lục 8. Phổ HMBC-NMR của UR-H Phụ lục 9. Phổ HSQC-NMR của UR-H Phụ lục 10. Phổ ESI-MS của UR-H Phụ lục 11. Phổ ESI-MS/MS ion mảnh [RhaSO3] - với m/z 243 của UR-H Phụ lục 12. Phổ COSY-NMR của UR-N Phụ lục 13. Phổ HSQC-NMR của UR-H Phụ lục 14. Phổ HMBC-NMR của UR-N Phụ lục 15. Phổ ESI-MS của UR-N Phụ lục 16. Phổ ESI-MS/MS ion mảnh [RhaSO3] - với m/z 243 của UR-N Phụ lục 17. Phổ 1H-NMR của UL-N Phụ lục 18. Phổ 13C-NMR của UL-N Phụ lục 19. Phổ COSY-NMR của UL-N Phụ lục 20. Phổ HSQC-NMR của UL-N Phụ lục 21. Phổ HMBC-NMR của UL-N Phụ lục 22. Phổ ESI-MS của UL-N Phụ lục 23. Phổ ESI-MS/MS ion mảnh [RhaSO3] - với m/z 243 của UL-N Phụ lục 24. Sắc ký đồ GPC của UL-H Phụ lục 25. Phổ COSY-NMR của UL-H Phụ lục 26. Phổ HSQC-NMR của UL-H Phụ lục 27. Phổ HMBC-NMR của UL-H Phụ lục 28. Phổ 13C-NMR của UR-S3 Phụ lục 29. Phổ COSY-NMR của UR-S Phụ lục 30. Phổ 1H-NMR của UR-Ac Phụ lục 31. Phổ 13C-NMR của UR-Ac Phụ lục 32. Hình ảnh thể hiện sự ức chế các dòng tế bào ung thư a) HepG2, b) MCF7 và c) Hela của ulvan UL-N với các nồng độ khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cau_truc_cua_ulvan_co_hoat_tinh_sinh_hoc.pdf
Luận văn liên quan