1. Đã tổng hợp thành công các hạt nano ZnO có kích thước tương đối đồng
đều, hình cầu đường kính trung bình khoảng 35,17 nm.
Đã xác định được điều kiện tổng hợp thích hợp các hạt nano ZnO: Tỉ lệ
Zn2+/HMTA là 2/1, nhiệt độ phản ứng là 150 oC, và thời gian phải ứng là 24 giờ.
Hạt nano ZnO chế tạo được thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với các vi khuẩn
như B.subtilis, E.coli, S.aureus và hoạt tính kháng nấm tốt đối với chủng nấm
Colletotrichum gloeosporioides.
2. Đã chế tạo thành công chế phẩm tạo màng CH/GA để bảo quản chuối và
bơ sau thu hoạch. Chế phẩm có hàm lượng CH và GA thích hợp để bảo quản chuối
và bơ là 1 % và 10%.
3. Đã chế tạo thành công lớp phủ an toàn CH/GA/ZnO để bảo quản chuối và
bơ sau thu hoạch. Ảnh hưởng của các hạt nano ZnO kháng khuẩn đến hiệu quả của
lớp phủ CH/GA/ZnO an toàn trong việc bảo quản chuối và bơ sau thu hoạch đã
được nghiên cứu chi tiết.
Lớp phủ CH 1 %/GA 10 %/ZnO 0,5 % cho thấy sự cải thiện đáng kể về chất
lượng cũng như kéo dài thời gian bảo quản chuối hơn 17 ngày bảo quản ở nhiệt độ
35 ± 2 oC và độ ẩm 54 %.
Lớp phủ CH 1 %/GA 10 %/ZnO 0,3 % kéo dài thời hạn sử dụng của quả bơ
lên đến 7 ngày ở điều kiện 23 ± 2 oC và độ ẩm 83 %, trong khi quả bơ không có lớp
phủ bắt đầu hư hỏng chỉ sau 4 ngày bảo quản.
Quá trình chín của quả chuối và quả bơ được làm chậm lại đáng kể, các tính
chất hóa lý (màu sắc, tổn hao khối lượng, độ cứng) cũng như các chất dinh dưỡng
(axit hữu cơ, đường khử, vitamin C, chất rắn hòa tan) đã được giữ lại trong thời
gian bảo quản.
140 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chế tạo tổ hợp Nano kẽm oxit với các Polysacarit thiên nhiên ứng dụng tạo màng bảo quản một số loại nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt kết quả phần 3.7:
Lớp phủ CH/GA/ZnO tăng cường đáng kể chất lượng cũng như tăng thời
gian bảo quản bơ hơn 7 ngày ở nhiệt độ 23 ± 2 oC và độ ẩm 83 %. Hàm lượng tối
ưu của ZnO trong hệ lớp phủ CH/GA/ZnO cho hiệu quả bảo quản tốt nhất được xác
định là xấp xỉ 0,3 %. Lớp phủ CH/GA/ZnO 0,3 % trên bề mặt quả bơ tương đối mịn
và làm chậm quá trình chín của quả. Kết quả là các chất dinh dưỡng như tổng hàm
lượng axit hữu cơ, đường khử, vitamin C... của quả bơ được giữ lại trong quá trình
bảo quản.
3.8. Cơ chế bảo vệ của lớp phủ an toàn CH/GA/ZnO đối với chuối và bơ
CH là một loại polyme mang điện tích dương thường được sử dụng trong y
học do khả năng tương thích sinh học tốt, dễ phân hủy sinh học, dễ bám dính màng
sinh học và tương đối an toàn. Tuy nhiên màng CH lại tương đối dễ bị phân hủy và
nhiễm ẩm ở điều kiện bình thường. Do đó việc biến tính CH ví dụ như kết hợp với
polyme mang điện tích âm có thể tăng độ bền cho màng CH. GA là một trong
những polysacarit tự nhiên mang ion âm, GA có khả năng hòa tan tốt trong nước,
độ nhớt thấp và tính chất tạo nhũ tốt. Tuy nhiên chúng có độ ổn định kém do dễ bị
oxi hóa trong môi trường bảo quản. Hỗn hợp của polyme CH điện tích dương và
polyme GA mang điện tích âm sẽ tạo thành phức polyelectrolyte bởi lực hút tĩnh
điện giữa các ion mang điện tích trái dấu, trong đó tận dụng được những tính chất
ưu việt của CH và GA cũng như khắc phục được những nhược điểm của 02 loại
polyme này.
Cơ chế hình thành lớp phủ và cơ chế bảo vệ của lớp phủ an toàn đối với hoa
quả được trình bày trong hình 3.36. Trong lớp phủ an toàn CH/GA/ZnO, màng hữu
cơ CH/GA đóng vai trò như lớp màng bán thấm, phủ trên bề mặt bơ và chuối, có tác
dụng ngăn chặn hơi ẩm và oxy từ môi trường bên ngoài, hạn chế quá trình hô hấp
và quá trình chín, giúp bơ và chuối được tươi lâu hơn [21-23]. Bên cạnh đó, lớp
màng này còn có khả năng để cho một số loại khí thoát ra trong quá trình chín của
trái cây như etylen, tuy nhiên, quá trình này diễn ra tương đối chậm, do lượng khí
oxy cần thiết để diễn ra quá trình chín đã được hạn chế đáng kể.
94
Hình 3.36. Cơ chế hình thành lớp phủ và cơ chế bảo vệ của lớp phủ an toàn
CH/GA/ZnO đối với hoa quả.
Hơn nữa, lớp phủ an toàn còn có tính kháng khuẩn: Cơ chế chính kháng
khuẩn của CH dựa vào sự tương tác giữa các nhóm carboxylate (-COO-) tích điện
âm ở bên ngoài màng tế bào vi khuẩn và các nhóm amino (-NH3) tích điện dương
của CH. Sự phá vỡ màng tế bào là kết quả của quá trình liên kết tĩnh điện này, và
mức độ peroxy hóa lipid tăng cao.
Theo tác giả Li và cộng sự, sự proton hóa amin và các cation được sinh ra
sau đó chịu trách nhiệm cho hoạt động kháng khuẩn của CH có trọng lượng phân tử
cao do chuỗi phân tử dài của CH thích hợp để liên kết E. coli và S. aureus [160].
Ngoài ra, DNA và sản phẩm trong quá trình thủy phân khuếch tán tương tác với
nhau có thể dẫn đến hạn chế tổng hợp protein và mRNA. Độ nhạy cảm của các vi
sinh vật đối với hoạt tính kháng khuẩn của CH phụ thuộc vào về thành phần, cấu
trúc, độ dày và điện hóa của màng tế bào. Quan trọng hơn, hoạt tính kháng khuẩn
của màng phủ phải chủ yếu là do hoạt động của các ion kim loại tự do (Zn2+) được
tích hợp trong màng phủ.
Sự có mặt của hạt nano ZnO trong lớp phủ an toàn sẽ tạo ra các ion Zn2+ tự do
có khả năng tương tác tĩnh điện với màng vi khuẩn, nấm tích điện âm có thể phá
95
hủy lớp vỏ tế bào, dẫn đến sự ức chế sự phát triển của tế bào, thậm chí tiêu diệt các
loại tế bào này. Ngoài ra với bản chất là một chất bán dẫn vô cơ, hạt nano ZnO có
hoạt tính xúc tác quang rất tốt. Dưới sự chiếu sáng của tia UV và ánh sáng nhìn
thấy, các hạt nano ZnO sẽ tạo ra các cặp electron và lỗ trống quang sinh phản ứng
với H2O và O2 trong không khí hình thành các gốc ROS và H2O2 trên bề mặt của
các hạt. Các phản ứng oxy hóa này đối với protein và DNA trong tế bào là nguyên
nhân chủ yếu hoạt động góp phần vào hoạt tính kháng khuẩn của các hạt nano ZnO.
Cuối cùng, sự tách ra của các ion Zn2+ tự do, đính trực tiếp vào các proten in của vi
khuẩn và có thể làm rối loạn quá trình sao chép DNA. Tuy nhiên, các nghiên cứu
được tiếp tục thực hiện để có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về cơ chế kháng khuẩn
của nano ZnO.
96
KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp thành công các hạt nano ZnO có kích thước tương đối đồng
đều, hình cầu đường kính trung bình khoảng 35,17 nm.
Đã xác định được điều kiện tổng hợp thích hợp các hạt nano ZnO: Tỉ lệ
Zn2+/HMTA là 2/1, nhiệt độ phản ứng là 150 oC, và thời gian phải ứng là 24 giờ.
Hạt nano ZnO chế tạo được thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với các vi khuẩn
như B.subtilis, E.coli, S.aureus và hoạt tính kháng nấm tốt đối với chủng nấm
Colletotrichum gloeosporioides.
2. Đã chế tạo thành công chế phẩm tạo màng CH/GA để bảo quản chuối và
bơ sau thu hoạch. Chế phẩm có hàm lượng CH và GA thích hợp để bảo quản chuối
và bơ là 1 % và 10%.
3. Đã chế tạo thành công lớp phủ an toàn CH/GA/ZnO để bảo quản chuối và
bơ sau thu hoạch. Ảnh hưởng của các hạt nano ZnO kháng khuẩn đến hiệu quả của
lớp phủ CH/GA/ZnO an toàn trong việc bảo quản chuối và bơ sau thu hoạch đã
được nghiên cứu chi tiết.
Lớp phủ CH 1 %/GA 10 %/ZnO 0,5 % cho thấy sự cải thiện đáng kể về chất
lượng cũng như kéo dài thời gian bảo quản chuối hơn 17 ngày bảo quản ở nhiệt độ
35 ± 2 oC và độ ẩm 54 %.
Lớp phủ CH 1 %/GA 10 %/ZnO 0,3 % kéo dài thời hạn sử dụng của quả bơ
lên đến 7 ngày ở điều kiện 23 ± 2 oC và độ ẩm 83 %, trong khi quả bơ không có lớp
phủ bắt đầu hư hỏng chỉ sau 4 ngày bảo quản.
Quá trình chín của quả chuối và quả bơ được làm chậm lại đáng kể, các tính
chất hóa lý (màu sắc, tổn hao khối lượng, độ cứng) cũng như các chất dinh dưỡng
(axit hữu cơ, đường khử, vitamin C, chất rắn hòa tan) đã được giữ lại trong thời
gian bảo quản.
97
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Nghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm tạo màng phủ bảo vệ quả chuối
và quả bơ với thành phần là các compozit thiên nhiên (chitosan và gum arabic) kết
hợp với nano vô cơ ZnO có hoạt tính kháng khuẩn.
- Nghiên cứu ứng dụng lớp màng phủ an toàn chitosan/gum arabic/nano ZnO
trong bảo quản quả chuối, giúp kéo dài thời gian bảo quản quả chuối lên đến hơn 17
ngày trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng.
- Nghiên cứu ứng dụng lớp màng phủ an toàn chitosan/gum arabic/nano ZnO
trong bảo quản quả bơ, giúp kéo dài thời gian bảo quản quả bơ hơn 7 ngày trong
điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng.
.
98
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Nghiên cứu khả năng bảo quản một số loại quả khác như xoài, chanh leo
của lớp phủ an toàn CH/GA/ZnO.
- Nghiên cứu kết hợp một số loại nano vô cơ kháng khuẩn khác như Ag,
TiO2 vào trong lớp phủ an toàn composite và đánh giá khả năng bảo quản đối với
một số loại quả.
- Nghiên cứu chế tạo hệ lớp phủ kết hợp giữa CH/GA/ZnO với các hoạt chất
có hoạt tính chống oxy hóa cao được chiết xuất từ thiên nhiên lá neem, lá chè
xanh ứng dụng bảo quản bơ vs chuối.
- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chất tạo màng an toàn và quy trình
công nghệ phun phủ hệ màng để bảo quản một số loại quả tươi cam, xoài, chanh
leosau thu hoạch.
- Tiến tới xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chế biến và xuất khẩu nông sản.
99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
[1] Khoa Hai Le, Minh Dac Binh Nguyen, Lam Dai Tran*, Hong Phuong Nguyen
Thi, Chinh Van Tran, Khanh Van Tran, Hoai Phuong Nguyen Thi, Nga Dinh Thi,
Y. Soo Yoon, Dinh Duc Nguyen*, Duc Duong La*. A novel antimicrobial ZnO
nanoparticles-added polysaccharide edible coating for the preservation of
postharvest avocado under ambient conditions, Progress in Organic Coatings
(IF2021= 5,161), 2021, 158, 106339.
[2] Duc Duong La, Phuong Nguyen-Tri, Khoa Hai Le*, Phuong Thi Mai Nguyen,
Minh Dac Binh Nguyen, Anh Thi Kieu Vo, Minh Thi Hong Nguyen, Lam Dai Tran,
Woo Jin Chung, Dinh Duc Nguyen*. Effects of antibacterial ZnO nanoparticles on
the performance of a chitosan/gum arabic edible coating for post-harvest banana
preservation, Progress in Organic Coatings (IF2021= 5,161), 2021, 151, 106057.
[3] Khoa Hai Le, Duc Duong La*, Phuong Thi Mai Nguyen, Minh Dac Binh
Nguyen, Anh Thi Kieu Vo, Minh Thi Hong Nguyen, Lam Dai Tran, Soo Woong
Chang, Xuan Hoan Nguyen* Dinh Duc Nguyen. Fabrication of Cleistocalyx
operculatus extracts/chitosan/gum arabic composite as an edible coating for
preservation of banana, Progress in Organic Coatings (IF2021= 5,161), 2021, 161,
106550.
[4] Lê Hải Khoa, Trần Khánh Huyền, Đặng Trung Dũng, Nguyễn Thị Hồng
Phượng, Trần Đại Lâm, Lã Đức Dương. Tổng hợp nano kẽm oxit kháng khuẩn ứng
dụng trong lớp phủ an toàn bảo quản chuối sau thu hoạch, Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ 6: Ăn mòn và bảo vệ kim loại vì sự phát triển bền vững, 2020, 82-89.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] R.L. Abarca, F.J. Rodríguez, A. Guarda, M.J. Galotto, J.E. Bruna, M.A. Fávaro
Perez, F.R. Souza, M. Padula. Application of β-cyclodextrin/2-nonanone inclusion
complex as active agent to design of antimicrobial packaging films for control of
Botrytis cinerea. Food and Bioprocess Technology, 2017, 10, 1585–1594.
[2] Z. Aytac, N.O.S. Keskin, T. Tekinay, T. Uyar. Antioxidant α-tocopherol/γ
cyclodextrin-inclusion complex encapsulated polylactic acid electrospun
nanofibrous web for food packaging. Journal of Applied Polymer Science, 2017,
134(21), 44858.
[3] R.A. Margarita. Engineering research to improve fruit quality. Land
Technology, 1996, 1, 8-9.
[4] M.V. Zeebroeck, V.V. Linden, P. Darius, B. De Ketelaere, H. Ramon, E.
Tijskens. The effect of fruit properties on the bruise susceptibility of tomatoes.
Postharvest Biology and Technology, 2007a, 45, 168-175.
[5] O.O. Alegbeleye, I. Singleton, A.S. Sant’Ana. Sources and contamination
routes of microbial pathogens to fresh produce during field cultivation: A review.
Food Microbiology, 2018, 73, 177–208.
[6] A.N. Olaimat, R.A. Holley, R. A. Factors influencing the microbial safety of
fresh produce: A review. Food Microbiology, 2012, 32(1), 1–19.
[7] Nguyễn Mạnh Khải. Giáo trình Bảo quản nông sản. Nhà xuất bản Giáo dục,
2005, Hà Nội.
[8] Trần Minh Tâm. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 2008, Hà Nội.
[9] A.K. Jaiswal, S. Gupta, N.A. Ghannam. Kinetic evaluation of colour, texture,
polyphenols and antioxidant capacity of Irish York cabbage after blanching
treatment. Food Chemistry, 2012, 131, 63-72.
[10] A.K. Thompson, R.K. Prange, R. Bancroft, T. Puttongsiri. Controlled
Atmosphere storage of fruit and vegetables. 3rd edition Boston, MA, 2018.
[11] O.J. Caleb, P.V. Mahajan, F.AJ. Al-Said, U.L. Opara. Modified atmosphere
packaging technology of fresh and fresh-cut produce and the microbial
consequences—A review. Food and Bioprocess Technology, 2013, 6, 303-329.
101
[12] V.M. Gόmez-Lόpez, A. Rajkovic, P. Ragaert, N. Smigic, F. Devlieghere.
Chlorine dioxide for minimally processed produce preservation: a review. Trends
in Food Science & Technology, 2009, 20, 17–26.
[13] X.Jia, X. Hao, Y. Zheng, J. Zhang, Y. Li, X.Li, Z.Zhao. Storage quality of
“Red Globe” table grape (Vitis vinifera L.): Comparison between automatic
periodical gaseous SO2 treatments and MAP combined with SO2 pad. Journal of
Food Processing and Preservation, 2020, 14507.
[14] S.Mojtaba, J.Maryam, N.A.Marjan. An overview on the Effect of sodium
benzoate as a preservative in food products. Biotechnology and Health Sciences,
2016, 3(3), 7-11.
[15] H. Olmez, U. Kretzschmar. Potential alternative disinfection methods for
organic fresh-cut industry for minimizing water consumption and environmental
impact. LWT- Food Science and Technology, 2009, 42, 686–693.
[16] G.Z. Li, X.L. Hao. A study on the wine-date preservation using 60Co c-ray.
Radiation Physics Chemistry, 1993, 42, 343–346.
[17] M. Ahmed. Up-to-date status of food irradiation. Radiation Physics Chemistry,
1993, 42, 245–251.
[18] S.F. Yu, Y.H. Zhang, B.S. Cheng, S.Q. Zheng. Effects of cobalt-
60 γ -ray irradiation on fresh-keeping and storage of kiwifruits. Radiation Physics
and Chemistry, 1993, 42, 339–341.
[19] G.A. Gonzalez-Aguilar, J.F. Ayala-Zavala, G.I. Olivas, L.A. de la Rosa, E.
Alvarez-Parrilla. Preserving quality of fresh-cut products using safe technologies.
Journal für Verbraucherschutz und Lebensmittelsicherheit. 2010, 5, 65–72.
[20] J.M. Krocha, J.C. De Mulder. Edible and biodegradable polymer films:
challenges and opportunities. Food Technology, 1997, 51, 61-74.
[21] H.M.C. de Azeredo. Advances in fruit processing technologies, 2012, 345-362.
[22] A.E. Pavlath, W. Orts. Edible films and coating: Why, What and How? In:
edible coating and film for food application, Springer Sc. Business Media, LIC,
2009, 1-24.
[23] P.L. Undurraga, J.A. Oleta, M. Taito. Effect of N, O-carboxymethyl Chitosan,
and nutrisaveon Avocado fruits has during cool storage. Proceeding of the World
Avocado Congress 3rd, 1995, 362-365.
102
[24] R.K. Dhall. Advance in edible coating for fresh fruits and vegetables: A
review. Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 2013, 53(5), 435-450.
[25] J.M. Krochta, C.D.M. Johnston. Edible and biodegradable polymer films:
challenges and opportunities. Food Technology, 1997, 51(2), 61-74.
[26] S. Panahirad, M. Dadpour, et al. Application of carboxymethyl cellulose and
pectin based active edible coatings in preservation of fruits and vegetables: A
review. Trends in Food Science & Techonology, 2021, 110, 663-673.
[27] H.E. Salama, M.S.A. Aziz. Development of active edible coating of alginate
and aloe vera enriched with frankincense oil for retarding the senescence of green
capsicums. LWT-Food Sience & Technology, 2021, 145, 111341.
[28] G.A. Ojeda, A.M.A. Gorman, S.C. Sgroppo, N.E. Zaritzky. Application of
compossite cassava starch/chitosan edible coating to extend the shelf life of black
mulberries. Journal of Food Processing and Preservation, 2021, 45(1), e15073.
[29] M.P. Souza, M.A. Cerqueira, B.W.S. Souza, J.A. Teixeira, A.L.F. Porto, A.A.
Vicente. 2010. Polysaccharide from Anacardium occidentale L. tree gum Policaju
as a coating for Tommy Atkins mangoes. Chemical Papers, 2010, 64(4), 475-481.
[30] C. Liu, T. Jin, W. Liu, W. Hao, L.Yan, L. Zheng Effects of hydroxyethyl
cellulose and sodium alginate edible coating containing asparagus waste extract on
postharvest quality of strawberry fruit. LWT-Food Sience & Technology, 2021,
111770.
[31] V. Morillon, F. Debeaufort, G. Blond, M. Capelle, A. Voilley. Factors
affecting the moisture permeability of lipid based edible films: A review. Critical
Reviews in Food Science and Nutrition, 2002, 42(1), 67-89.
[32] G.L. Robertson. Food packaging: Principle and practices. 3rd edition, CRC
press, Taylor & Francis group, LLC, 2019.
[33] T. Fei, Z. Wan, T. Wang. Development of a novel soy-wax containing emulsion
with enhanced antifungal properties for the postharvest treatment of fresh citrus
fruit. LWT-Food Sience & Technology, 2021, 141, 110878.
[34] M. Sultan, O.M. Hafez, M.A. Saleh, A.M. Youssef. Smart edible coating films
based on chitosan and beeswax–pollen grains for the postharvest preservation of Le
Conte pear. RSC Advances, 2021, 11, 9572.
103
[35] H. Zhang, G. Mittal. Biodegradable protein based films from plant resources:
A review. Environmental Progress & Sustainable Energy, 2010, 29(2), 203-220.
[36] A. Gennadios,C.L. Weller et al. Water vapor permeability of wheat gluten and
soy protein isolate films. Industrial Crops and Products, 1994, 2(3), 189-195.
[37] L. Zhang, F. Chen, S. Lai, H. Wang, H. Yang. Impact of soybean protein
isolate-chitosan edible coating on the softening of apricot fruit during storage.
LWT- Food Science and Technology, 2018, 96, 604-611.
[38] C.L. Tien, C. Vachon, M.A. Mateescu, M. Lacroix. Milk protein coatings
prevent oxidative browning of apples and potatoes. Journal of Food Science, 2006,
66(4), 512-516.
[39] A.B. Muley, R.S. Singhal. Extension of postharvest shelf life of strawberries
(Fragaria ananassa) using a coating of chitosan-whey protein isolate conjugate.
Food Chemistry, 2020, 329, 127213.
[40] E. Reinoso, G.S. Mitta, L.T. Lim. Influence of Whey Protein Composite
Coatings on Plum (Prunus Domestica L.) Fruit Quality. Food and Bioprocess
Technology, 2008, 1, 314-325.
[41] T.G. Kawwhena, U.L. Opara, O.A. Fawole. C. Optimization of Gum arabic
and Starch based edible coatings with lemongrass oil using response surface
methodology for improving postharvest quality of whole wonderful pomegrante
fruit. Coatings, 2021, 11(4), 442.
[42] A. Sarker, T.E. Grift. Bioactive properties and potential applications of Aloe
vera gel edible coating on fresh and minumally processed fruits and vegetables: a
review. Journal of Food Measurement and Characterization, 2021, 15, 2119-2134.
[43] R. Kumar, A review of chitin and Chitosan applications, Reactive and
Functional Polymers, 2000, 46(1), 1- 27.
[44] Trần Thị Luyến và Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và một số cộng sự. Hoàn thiện
quy trình sản xuất chitin-chitosan và chế biến một số sản phẩm công nghiệp từ phế
liệu vỏ tôm, cua. Báo cáo khoa học, Đề tài cấp bộ, 2000, Nha Trang.
[45] M.Z. Elsabee, E. S. Abdou. Chitosan based edible films and coatings: A
review, materials Science and Engineering C, 2013, 33, 1819-1841.
104
[46] Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Quốc Hiến, Ngô Đại Nghiệp, Trang Sĩ Trung.
Chitin, Chitosan và các dẫn xuất: Hoạt tính sinh học và ứng dụng. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, 2017.
[47] K.D. Rane, D.G Hoover. Production of Chitosan by fungi. Food
Biotechnology, 1993, 7, 11-33.
[48] Nguyễn Thị Ngọc Tú. Bằng Độc quyền Giải pháp hữu ích “Sử dụng chitosan
phụ gia thực phẩm thay thế hàn the” số 493/A10854/QĐ-ĐK năm 2005.
[49] J. Hassan, R. Anwar, et al. Chitosan based edible coating delays fungal decay
and maintains quality of strawberries during storage. International Journal of
Agriculture & Biology, 2020, 24, 486-492.
[50] P.J. Chien, F. Sheu, F.H. Yang. Effects of edible chitosan coating on quality
and shelf life of sliced mango fruit. Journal of Food Engineering, 2007, 78, 225-
229.
[51] R.H. Seyed, S. Rastegar, S. Farramarzi. Impact of edible coating derived from
a combination of Aloe vera gel, chitosan and calcium chloride on maintain the
quality of mango fruit at ambient temperature. Journal of Food Measurement and
Charaterizqtion, 2021, 15, 2932-2942.
[52] Nguyễn Duy Lâm, đề tài 2007-2010: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và
thiết bị sản xuất chế phẩm tạo màng dùng trong bảo quản một số rau quả tươi, mã
số: KC.07.04/06-10.
[53] Lương Hùng Tiến, Trần Thị Hải, Nguyễn Đình Huy, Phạm Thị Phương, Ngô
Xuân Bình, Hồ Phú Hà. Nghiên cứu xác định nồng độ chế phẩm chitosan và nano
bạc thích hợp trong bảo quản quả bưởi Diễn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, 2018, 28 – 33.
[54] Hà Thúc Chí Nhân, Bùi Thị Khánh Linh, đề tài giải nhất cuộc thi: “Công nghệ
chế biến sau thu hoạch 2019”, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu biến tính
chitosan với dịch chiết polyphenols từ lá trà xanh ứng dụng trong việc bảo quản
nông sản.
[55] Nguyễn Văn Lợi, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Hòa Bình 2019: Nghiên
cứu xây dựng quy trình bảo quản cam Cao Phong bằng màng phủ sinh học
(saponin kết hợp với chitosan và axit axetic).
105
[56] Thai Hoang, Kavitha Ramadass, Thach Thi Loc, Tran Thi Mai, Le Duc Giang,
Vu Viet Thang, Tran Minh Tuan, Nguyen Thuy Chinh. Novel drug delivery system
based on ginsenoside Rb1 loaded to chitosan/alginate nanocomposite films. Journal
of Nanoscience and Nanotechnology, 2019, 19, 3293–3300.
[57] M.B. Vasconez, S.K. Flores, C.A. Campos, J. Alvarado, L. N. Gerschenson.
Antimicrobial activity and physical properties of chitosan-tapioca starch based
edible films and coatings. Food Research International, 2009, 42(7), 762–769.
[58] A.M.lslam, G.O.Phillipsl, A.Sljivo, M.J.Snowden, P.A.Williamsl. A review of
recent developments on the regulatory, structural and functional aspects of gum
arabic. Food Hydrocolloids, 1997, 11(4), 493-505.
[59] N. Isobe, N. Sagawa, Y. Ono et al.. Primary structure of gum arabic and its
dynamics at oil/water interface. Carbohydrates Polymers, 2020, 249, 116843.
[60] G.O. Philips, P.A. Williams. chapter 21, Handbook of Hydrocolloids, 3rd
edition Woodhead PL, Cambridge, 2021, 627-652.
[61] N.E. Ali, L.A.G. Kaddam et al. Gum arabic (Acacia Senegal) Augmented Total
Antioxidant Capacity and Reduced C - reactive protein among Haemodialysis
Patients in Phase II Trial. International Journal of Nephrology, 2020, 7214673.
[62] M.S. Saleem, S. Ejaz et al. Postharvest application of gum arabic edible
coating delays ripening and maintains quality of persimmon fruits during storage.
Journal of Food Processing and Preservation, 2020, 44(8), e14583.
[63] A. Ali, M. Maqbool, S. Ramachandran, P.G. Alderson. Gum arabic as a novel
edible coating for enhancing shelf-life and improving postharvest quality of tomato
(Solanum lycopersicum L.) fruit. Postharvest Biology and Technology, 2010, 58,
42-47.
[64] H.E. Tahir et al. Quality and postharvest‐shelf life of cold‐stored strawberry
fruit as affected by gum arabic (Acacia Senegal) edible coating. Journal of Food
Biochemistry, 2018, 42 (3), 12527.
[65] S.Ali, M.A. Anjum, et al. Effect of gum arabic coating on antioxidative enzyme
activities and quality of apricot (Prunus armeniaca L.) fruit during ambient. Journal
of Food Biochemistry, 2021, 45(4), e13656.
[66] K.M. Hambidge, N.F. Krebs. Zinc deficiency: a special challenge. The Journal
of Nutrition, 2007, 137(4): 1101-1105.
106
[67] S.B. Mullani, A.G. Dhodamani et al. Structural refinement and
electrochemical properties of one dimensional (ZnO NRs)1-x(CNs)x functional
hybrids for serotonin sensing studies. Scientific reports, 2020, 10, 15955.
[68] I. Kim, K. Viswanathan, G. Kasi, S. Thanakkasaranee, K. Sadeghi, J. Seo. ZnO
Nanostructures in Active Antibacterial Food Packaging: Preparation Methods,
Antimicrobial Mechanisms, Safety Issues, Future Prospects, and Challenges. Food
Reviews International, 2020, 36.
[69] C.F. Klingshirn, A. Waag, A. Hoffmann, J. Geurts. Zinc Oxide: From
Fundamental Properties Towards Novel Applications. Springer Heidelberg, 2010,
9–10.
[70] A. Kołodziejczak-Radzimska, T. Jesionowski, A. Krysztafkiewicz. Obtaining
zinc oxide from aqueous solutions of KOH and Zn(CH3COO)2. Physicochemical
Problems of Mineral Processing, 2010, 44, 93‒102.
[71] M.M. Elfaham, A.M. Mostafa, E.A. Mwafy. The effect of reaction temperature
on structural, optical and electrical properties of tunable ZnO nanoparticles
synthesized by hydrothemal method. Journal of Physics and Chemistry of Solids,
2021, 154, 110089.
[72] A.C. Manna. Synthesis, characterization, and antimicrobial activity of zinc
oxide nanoparticles. Nano-antimicrobials: progress and prospects. Springer, 2012,
151–180.
[73] M.S. Tokumoto, V. Briois. Preparation of ZnO nanoparticles: structural study
of the molecular precursor. Journal of Sol-Gel Science and Technology, 2003, 26,
547–551.
[74] O.A.Yildirim, C. Durucan. Synthesis of zinc oxide nanoparticles elaborated by
microemulsion method. Journal of Alloys and Compounds, 2010, 506, 944‒949.
[75] R. Aghababazadeh, B. Mazinani, A. Mirhabibi, M. Tamizifar. ZnO
nanoparticles synthesised by mechanochemical processing. Journal of Physics:
Conference Series, 2006, 26, 312‒314
[76] M.T. Noman, M. Petru, J. Militky, et al. One-pot sonochemical synthesis of
ZnO nanoparticles for photocatalytic applications, modelling and optimization.
Materials, 2020, 13(1), 14.
107
[77] S. Thambidural, P. Gowthaman, M. Venkatachalam, S. Suresh. Natural
sunlight assisted photocatalytic degradation of methylene blue by shperical zinc
oxide nanoparticles prepared by facile chemical co-precipitation method. Optik,
2020, 207, 163865.
[78] D. Chen, X. Ciao, G. Cheng. Hydrothermal synthesis of zinc oxide powders
with different morphologies. Solid State Communications, 1999, 113, 363-366.
[79] L.D. Duong, N.T. Phuong, L.H. Khoa, et al. Effects of antibacterial ZnO
nanoparticles on the performance of a chitosan/gum arabic edible coating for post-
harvest banana preservation. Progress in Organic Coatings, 2021, 151, 106057.
[80] T. Ahmad, V. Pandey, M.S. Husain, Adiba. Structural and spectroscopic
analysis of pure phase hexagonal wurrtzite ZnO nanoparticles synthesized by sol-
gel. Materialstoday: Proceedings, 2021,
[81] X. Li, G. He, G. Xiao, H. Liu, M. Wang. Synthesis and morphology control of
ZnO nanostructures in microemulsions. Journal of Colloid Interface Science, 2009,
333, 465-473.
[82] N.T. Anh, M.T. Yen et al. Mechanochemical synthesis of zinc oxide
nanoparticles and their antibacterial activity against E. Coli. Materials Science
Forrum, 2020, 1007, 59-64.
[83] B.K. Paul, S.P. Moulik. Uses and applications of microemulsions. Current
Science, 2001, 80, 990–1001.
[84] M. Ali, M.D. Donakowsk, C. Mayer, M. Winerer. Chemical vapor
functionalization: a continuous production process for functionalized ZnO
nanoparticles. Journal of Nanoparticle Research, 2012, 14, 689.
[85] K.R. Ahammed, Md. Ashaduzzaman, et al. Microwave assisted synthesis of
zinc oxide (ZnO) nanoparticles in a noble approach: utilization for antibacterial
and photocatalytic activity. SN Applied Sciences, 2020, 2, 955.
[86] A.M. Pillai, V.S. Sivasankarapillai et al. Green synthesis and characterization
of zinc oxide nanoparticles with antibacterial and antifungal activity.Journal of
Molecular Structure, 2020, 1211, 128107.
[87] R. Yuvakkumar, J. Suresh, A. J. Nathanael, M. Sundrarajan, S. I. Hong. Novel
green synthetic strategy to prepare ZnO nanocrystals using rambutan (Nephelium
108
lappaceum L.) peel extract and its antibacterial applications. Materials Science and
Engineering: C, 2014, 41, 17–27.
[88] A. Czyżowska, A. Barbasz. A review: zinc oxide nanoparticles – friends or
enemies? International Journal of Environmental Health Research, 2020, 1805415
[89] S. Gharpure, B. Ankamwar. Synthesis and Antimicrobial Properties of Zinc
Oxide Nanoparticles. Journal of Nanoscience and Nanotechnology, 2020, 20, 5977-
5996.
[90] R. Brayner, R.F. Iliou, N. Brivois, S. Djediat, M.F. Benedetti, F. Fiévet.
Toxicological impact studies based on Escherichia coli bacteria in ultrafine ZnO
nanoparticles colloidal medium. Nano Letters, 2006, 6, 866–870.
[91] D.T.T. Uyen, N.T. Thoai, D.T. Y et al. Green synthesis of ZnO nanoparticles
using orange fruit peel extract for antibacterial activities. RSC Advances, 2020, 10,
23899-23907.
[92] Y. Xie, Y. He, P.L. Irwin, T. Jin, X. Shi. Antibacterial activity and mechanism
of zinc oxide nanoparticles on Campylobacter jejuni. Applied and Environmental
Microbiolpgy, 2011, 77, 2325–2331.
[93] N. Jones, B. Ray, R.T. Koodali, A.C. Manna. Antibacterial activity of ZnO
nanoparticles suspensions on a broad spectrum of microorganisms. FEMS
Microbiology Letters, 2008, 279, 71–76.
[94] R.K. Raghupati, R.T. Koodali, A.C. Manna. Size-dependent bacterial growth
inhibition and mechanism of antibacterial activity of zinc oxide nanoparticles.
Langmuir, 2011, 27(7), 4020–4028.
[95] O. Yamamoto. Influence of particle size on the antibacterial activity of zinc
oxide. International Journal of Inorganic Materials, 2001, 3(7), 643–646.
[96] N. Padmavathy, R. Vijayaraghavan R. Enhanced bioactivity of ZnO
nanoparticles – an antibacterial study. Science and Technology of Advanced
Materials, 2008, 9(3), 035004.
[97] A. Stankovic, S. Dimitrijevic, D. Uskokovic. Influence of size scale and
morphology on antibacterial properties of ZnO powders hydrothermally synthesized
using different surface stabilizing agents. Colloids and Surfaces B: Biointerfaces,
2013, 102, 21–28.
109
[98] T. Ohira, O. Yamamoto O. 2012. Correlation between antibacterial activity
and crystallite size on ceramics. Chemical Engineering Science, 2012, 68, 355–361.
[99] A. Al-Nabulsi, T. Osaili, A. Sawalha, et al. Antimicrobial acitivity of chitosan
coating containing ZnO nanoparticles against E. Coli O157:H7 on the surface of
white brined cheese. International Journal of Food Microbiology, 2020, 334,
108838.
[100] W.P.T.D. Perera, R.K. Dissanayake, et al. Curcumin loaded zinc oxide
nanoparticles for activity enhanced antibacterial and anticancer applications. RSC
Advances, 2020, 10, 30785-30795.
[101] S. Barad, M. Roudbary, A.N. Omran, M.P. Daryasari. Preparation and
characterization of ZnO nanoparticles coated by chitosan-linoleic acid; fungal
growth and biofilm assay. Bratislavske Lekarske Listy, 2017, 118, 169−174.
[102] A. Auyeung, M. Á. Casillas-Santana, G.A. Martínez-Castañón, Y.N Slavin et
al. Effective Control of Molds Using a Combination of Nanoparticles. Plos One,
2017, 12, e0169940.
[103] A. Sierra-Fernandez, S.C. De la Rosa-García, L.S. Gomez-Villalba et al.
Synthesis, photocatalytic, and antifungal properties of MgO, ZnO and Zn/Mg oxide
nanoparticles for the protection of calcareous stone heritage. ACS Applied
Materials & Interfaces, 2017, 9, 24873−24886.
[104] L. He, Y. Liu, A. Mustapha, M. Lin. Antifungal activity of zinc oxide
nanoparticles against Botrytis cinerea and Penicillium expansum. Microbiological
Research 2011, 166, 207−215.
[105] A.A. Hassan, M.E. Howayda, H.H. Mahmoud. Effect of Zinc Oxide
Nanoparticles on the Growth of Mycotoxigenic Mould. Studies in Chemical Process
Technology, 2013, 1, 16−25.
[106] M.K. Abood, M.A. Fayad, H.A. Al Salihi, H.A.A. Salbi. Effect of ZnO
nanoparticles deposition on porous silicon solar cell. Materials today: Proceedings,
2021, 42(5), 2935-2940.
[107] J.Y. Kang, W.T. Koo, J.S. Jang et al. 2D layer assembly of Pt-ZnO
nanoparticles on reduced graphene oxide for flexible NO2 sensors. Sensors and
Actuators B: Chemical, 2021, 331, 129371.
110
[108] A.G. Martinez, G. Santana, F. Guell, P. Alanis, A. Dutt. Photoluminescence
of ZnO nanowires: A Review. Nanomaterial, 2020, 10(5), 857.
[109] K. Rambabu, G. Bharath, F. Banat, P.L. Show. Green synthesis of ZnO
nanoparticles using Phoenix dactylifera waste as bioreductant for effective dye
degradation and antibacterial performance in wastewater treatment. Journal of
Hazardous Materials, 2021, 402, 123560.
[110] A.P.S. Prasanna, K.S. Venkataprasanna et al. Multifunctional ZnO/SiO2
core/shell nanoparticles for bioimaging and drug delivery application. Journal of
Fluorescence, 2020, 30, 1075-1083.
[111] X. Qin, H. Xu et al. Enhancing the performance of rubber with nano ZnO as
activators. ACS Applied materials & interfaces, 2020, 12(42), 48007-48015.
[112] H. Mirzaei, M. Darroudi. Zinc oxide nanoparticles: Biological synthesis and
biomedical applications. Ceramics International, 2017, 43, 907-914.
[113] M.T. Noman, M. Petru, P. Louda, P. Kejzlar. Woven textiles coated with ZnO
nanoparticles and their thermophysilogical comfort properties. Journal of Natural
Fibers, 2021.
[114] A.I. Vavouraki, I. Gounaki, D. Venieri. Properties of inorganic polymers
based on ground waste concrete containing CuO and ZnO nanoparticles. Polymers,
2021, 13(17), 2871.
[115] M.A. Emamhadi, M. Sarafraz, M. Akbari, V.N. Thai, Y. Fakhri, N.T.T. Linh,
A.M. Khaneghah. Nanomaterials for food packaging applications: A systematic
review. Food and Chemical Toxicology, 2020, 146, 111825.
[116] X. Dang, X. Cao, L. Ke, Y. Ma, J. An, F. Wang. Combination of cellulose
nanofibers and chain-end-functionalized polyethylene and their applications in
nanocomposites. Journal of Applied Polymer Science, 2017, 134, 45387–45393.
[117] S. Kumar, A. Mukherjee, J. Dutta Chitosan based nanocomposite films and
coatings: Emerging antimicrobial food packaging alternatives. Trends in Food
Science & Technology, 2020, 97, 196-209.
[118] C. Shi, Y. Wu et al. Effect of nanocomposite packaging on postharvest
senescence of Flammulina velutipes. Food Chemistry, 2018, 246, 414–421.
111
[119] L.H. Li, J.C. Deng, H.R. Deng, Z.L. Liu, L. Xin L. Synthesis and
characterization of chitosan/ZnO nanoparticle composite membranes.
Carbohydrate Research 2010, 345(10), 994–998.
[120] N.A. Al-Tayyar, A.M. Youssef, R.R. Al-Hindi, S. Soleimanian-Zad.
Antimicrobial packaging efficiency of ZnO-SiO2 nanocomposites infused into
PVA/CS film for enhancing the shelf life of food products. Food Packaging and
Shelf Life, 2020, 25, 100523.
[121] B.J. Aroyo, A.C. Bezerra, L.L. Oliveira, S.J. Arroyo, E.A. deMelo, A.M.P.
Santos. Antimicrobial active edible coating of alginate and chitosan add ZnO
nanoparticles applied in guavas. Food Chemistry, 2020, 309, 125566.
[122] Y. Gao, D. Xu, D. Ren, K. Zeng, X. Wu. Green synthesis of zinc oxide
nanoparticles using Citrus sinensis peel extract and application to strawberry
preservation. LWT Food Science & Technology, 2020, 126, 109297.
[123] PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn và các tác giả, Bảng thành phần thực phẩm Việt
Nam- Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế, NXB Y học, 2007.
[124] R. Thakur, P. Pristijono et al. A starch edible surface coating delays banana
fruit ripening. LWT Food Science & Technology, 2019, 100, 341-347.
[125] F.M. Dwivany, A.N. Aprilyandi, V. Suendo, N. Sukriandi. Carrageenan
Edible Coating Application Prolongs Cavendish Banana Shelf Life. International
Journal of Food Science, 2020, 8861610.
[126] N.D. Lam, P.C. Thang. Formulating of an composite coating for use in
banana fruits preservation. International Workshop on Agricultural and Biosystems
Engineering. Agricultural Publishing House, Hanoi, 2013, 250-258.
[127] N.T.H. Hà, T.T. Mai, N.T.X. Sâm. Nghiên cứu tạo màng gallant ứng dụng
trong bảo quản chuối. Báo Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018.
[128] S.F. Kubheka, S.Z. Tesfay, A. Mditshwa, L.S. Magwaza. Evaluating the
efficacy of edible coatings incorporated with moringa leaf extract on post harvest of
Avocado fruit quality and its biofungicidal effect. HortScience, 2020, 55(4), 410-
415.
[129] Z.N.C. Pacheco, S.B. Banos, M.A.V. Marquina, M.H. Lopez. The effect of
nanostructured chitosan and chitosan-thyme oil essential oil coatings on cv Hass
Avocado and fruit quality. Journal of Phytopathology, 2017, 165(5), 297-305.
112
[130] N.M. Nam, P.A. Tuấn, P.T.T. Tĩnh. Ảnh hưởng của 1-MCP xử lý sau thu
hoạch đến chất lượng và tổn thất trong bảo quản bơ. Tạp chí Khoa học và Phát
triển, 2012, 10(5), 764-770.
[131] Nguyễn Đức Vượng, Lê Thị Hồng Trang, Lê Thị Nhị, Đinh Thị Hồng Nhung,
Trần Thị Diễm Phương, Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn. Kéo Dài Thời Gian Bảo Quản
Trái Bơ (Persea Americana) Bằng Bao Màng Phức Hợp Chitosan-Sodium
Tripolyphosphate. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2020, 44.
[132] L. Schmidt-Mende, J.L.M. Driscoll. ZnO – nanostructures, defects, and
devices, Materialstoday, 2007, 10(5), 40-48.
[133] G. Xiong, U.Pal, J.G. Serrano, K.B. Ucer, R.T. Williams. Photoluminesence
and FTIR study of ZnO nanoparticles: the impurity and defect perspective. Physica
Status Solidi, 2006, 3(10), 3577-3581.
[134] A. Kaschner, U. Haboeck, M. Strassburg et al. Nitrogen – related local
vibrational modes in ZnO: N. Applied Physics Letters, 2002, 80(11), 1909.
[135] R. Zhang, P. Yin, N. Wang, L. Guo. Photoluminescence and Raman
scattering of ZnO nanorods. Solid State Sciences, 2009, 11(4), 865-869.
[136] J.M. Calleja, M. Cardona. Resonant Raman scattering in ZnO. Physical
Review B, 1977, 16, 3753.
[137] J. Bai, V. Alleyne, R.D. Hagenmaier, J.P. Mattheis, E.A. Baldwin.
Formulation of zein coatings for apples (Malus domestica Borkh). Postharvest
Biology and Technology, 2003, 28, 259-268
[138] E. Baldwin, J. Burns, W. Kazokas, J. Brecht, R. Hagenmaier, R. Bender, E.
Pesis. Effect of two edible coatings with different permeability characteristics on
mango (Mangifera indica L.) ripening during storage. Postharvest Biology and
Technology, 1999, 17, 215-226
[139] H. Rajabi, S.M. Jafari, G. Rajabzadeh, M. Sarfarazi, S. Sedaghati. Chitosan-
gum arabic complex nanocarriers for encapsulation of saffron bioactive
components. Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects,
2019, 578, 123644.
[140] Y.S. Puvvada, S. Vankayalapati, S. Sukhavasi. Extraction of chitin from
chitosan from exoskeleton of shrimp for application in the pharmaceutical industry.
International Current Pharmaceutical Journal, 2012, 1, 258-263.
113
[141] G. Nagaraju, S. Prashanth, M. Shastri, K. Yathish, C. Anupama, D.
Rangappa, Electrochemical heavy metal detection, photocatalytic,
photoluminescence, biodiesel production and antibacterial activities of Ag–ZnO
nanomaterial. Materials Research Bulletin, 2017, 94, 54-63.
[142] T. Prabha, N. Bhagyalakshmi. Carbohydrate metabolism in ripening banana
fruit. Phytochemistry, 1998, 48, 915-919.
[143] J.K. Brecht. Physiology of lightly processed fruits and vegetables. Hort
Science, 1995, 30, 18-22.
[144] Ö. Yaman, L. Bayoιndιrlι. Effects of an edible coating and cold storage on
shelf-life and quality of cherries. LWT-Food Science and Technology, 2002, 35,
146-150.
[145] A. El-Anany, G. Hassan, F.R. Ali. Effects of edible coatings on the shelf-life
and quality of Anna apple (Malus domestica Borkh) during cold storage. Journal of
Food Technology, 2009, 7, 5-11.
[146] A. Ali, M.T.M. Muhammad, K. Sijam, Y. Siddiqui. Effect of chitosan
coatings on the physicochemical characteristics of Eksotika II papaya (Carica
papaya L.) fruit during cold storage. Food Chemistry, 2011, 124, 620-626.
[147] O. Blokhina, E. Virolainen, K.V. Fagerstedt. Antioxidants, oxidative damage
and oxygen deprivation stress: a review. Annals of Botany, 2003, 91, 179–194.
[148] P.S. Gurjar et al. Effect of Gum arabic Coatings on Physico-Chemical and
Sensory Qualities of Guava (Psidium guajava L) cv. Shweta. International Journal
of Current Microbiology and Applied Sciences, 2018, 7(5), 3769-3775.
[149] V. Cruz, R. Rojas et al. Improvement of shelf life and sensory quality of pears
using a specialized edible coating. Journal of Chemistry, 2015.
[150] E.S.H. Ziedan, H.M. El Zahaby, H.F. Maswada, E.H.A.E.R. Zoeir. Agar-agar
a promising edible coating agent for management of postharvest diseases and
improving banana fruit quality, J. Plant Protect. Res., 2018, 234–240.
[151] N.B. Gol, T. Rao. Banana fruit ripening as influenced by edible coatings. Int.
J. Fruit Sci. 2011, 11, 119–135.
[152] M. Hossain, A. Iqbal. Effect of shrimp chitosan coating on postharvest quality
of banana (Musa sapientum L.) fruits. Int. Food Res. J., 2016, 23, 277.
114
[153] N. Suseno, E. Savitri, L. Sapei, K.S. Padmawijaya. Improving shelf-life of
Cavendish banana using chitosan edible coating, Procedia Chem., 2014. 9, 113–
120.
[154] S. Saucedo-Pompa, R. Rojas-Molina, A.F. Aguilera-Carb´o, A. Saenz-
Galindo, H. de La Garza, D. Jasso-Cantú, C.N. Aguilar. Edible film based on
candelilla wax to improve the shelf life and quality of avocado. Food Res. Int.,
2009, 42, 511–515.
[155] P. Srinivasa, B. Revathy, M. Ramesh, K.H. Prashanth, R. Tharanathan.
Storage studies of mango packed using biodegradable chitosan film. Europ. Food
Res. Technol., 2002, 215(6), 504-508.
[156] S.Z. Tesfay, L.S. Magwaza. Carboxyl methylcellulose (CMC) containing
moringa plant extracts as new postharvest organic edible coating for Avocado
(Persea americana Mill.) fruit. Scientia Horticulturae, 2017, 226, 201-207.
[157] L.P. Mardigan, A. Kwiatkowski, J. Castro, E. Clemente. Application of
Biofilms on Fruits of Avocado in postharvest. Inter. Journal of Sciences, 2014, 3.
[158] L. Saidi, D. Assaf et al. Elicitation of fruit defense response by active edible
coatings embedded with phenylalanine to improve quality and storability of
avocado fruit. Postharvest Biology and Technology, 2021, 174, 111442.
[159] J. Joya, R. Rojas at al. Effects of a natural bioactive coating on the quality
and shelf life prolongation at different storage conditions of avocado (Persea
Americana Mill.) cv. Hass. Food Packaging & Shelf life, 2017, 14, 102-107.
[160] J. Li, Y. Wu, L. Zhao. Antibacterial activity and mechanism of chitosan with
ultra high molecular weight. Carbohydrate Polymers, 2016, 148, 200–205.
115
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. SỐ LIỆU CÁC PHỔ THÔ
1. Phổ nhiễu xạ tia X của hạt nano ZnO
2. Ảnh SEM của hạt nano ZnO
\
116
117
118
119
3. Phổ hồng ngoại của hạt nano ZnO
120
4. Phổ EDX của hạt nano ZnO
5. Kết quả kháng khuẩn
Test organisms
The following microorganisms were used as test organisms: Staphylococcus
aureus ATCC 6538 (Gram-positive), Escherichia coli ATCC 11229 (Gram-
negaitive), Bacillus subtilis ATCC 9/58 (Gram-positive), which were deposited at
the centre for culture collection of microorganisms, Institute of Biotechnology. The
bacteria were grown in Luria-Bertani (LB) agar at 37oC for 24 hours.
Antimicrobial activity assay
The disk-diffusion agar assay was used to determine the antimicrobial activity of
the investigated extracts. Sterile LB agar (Oxoid, Basingstoke, UK) was inoculated
with microbial cells (100 μl microbial cell suspensions at concentration of 105
CFU/ml). Wells (10 mm diameter and about 2 cm a part) were made in plates using
sterile cork borer and different volumes of samples were added in the wells. Plates
were then refrigerated for 2h to enable diffusion of the samples into the agar,
followed by overnight incubation for 24 h at 37°C. The inhibition growth zone (mm)
were observed and measured after the incubation period.
Antimicrobial activity of nano ZnO
The antimicrobial activity of ZnO nanoparticles was investigated against S.
aureus, E. coli and B. subtilis and the result is shown in Table 1 and Figure 1. It can
121
be obvious from the figure that the ZnO nanoparticles-containing solution reveals
effective inhibitory activity against S. aureus with diameter of inhibition growth
zone of 13, 17, and 17 mm for samples of 50, 100, and 200 µl, respectively. The
solution also shows the antimicrobial activity toward E. coli and B. subtilis.
Table 1. Antimicrobial activity of nanoZnO solution against S. aureus, B.
subtilis, and E. coli using the disk-diffusion agar method
Bacterial strains
Diameter of Inhibition growth zone (mm) (D)
Control
(H2O)
Control
(Ampicilline)
Nano ZnO (µl)
50 100 200
B. subtilis 0 34 4 6 10
E. coli 0 32 4 5 8
S. aureus 0 38 13 17 17
Figure 1. Antimicrobial activity of nanoZnO solution against S. aureus, B.
subtilis, and E. coli using the agar well diffusion method. 1, 2, 3. Samples of 50
µl, 100 µl, 200 µl
(+): Positive control (Ampicilline); (-): Negative control (H2O).
122
6. Giản đồ TGA của màng CH/GA/ZnO
123
PHỤ LỤC 2. TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
I. TCVN 5483:2007 Sản phẩm rau, quả - Xác định độ axit chuẩn độ được
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định độ axit chuẩn độ được trong các
sản phẩm rau quả:
- Phương pháp chuẩn độ điện thế chuẩn;
- Phương pháp thông thường dùng chỉ thị màu.
Theo quy ước, phương pháp thứ hai này không áp dụng được cho rượu vang.
Đối với một số sản phẩm có màu, có thể khó xác định điểm kết thúc chuẩn độ trong
phương pháp thứ hai này và nên sử dụng phương pháp thứ nhất.
2. Nguyên tắc
2.2. Phương pháp thông thường
Chuẩn độ với dung dịch thể tích chuẩn natri hydroxit dùng phenolphtalein làm chất
chỉ thị.
3. Thuốc thử
3.3. Phenolphtalein, 10 g/l dung dịch trong etanol 95 % (V/V).
4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như
sau:
4.1. Máy đồng nhất hoặc chày và cối.
4.2. Pipet, dung tích 25 ml, 50 ml hoặc 100 ml.
4.3. Bình nón, có thể lắp vừa với bộ ngưng đối lưu (4.7).
4.4. Bình định mức, dung tích 250 ml.
4.5. Cốc có mỏ, dung tích 250 ml có máy khuấy từ hoặc máy khuấy cơ.
4.6. Buret, dung tích 50 ml.
4.7. Bộ ngưng đối lưu.
4.8. Cân phân tích, độ chính xác 0,01 g.
4.9. Máy đo pH, chính xác tới 0,05 đơn vị pH.
4.10. Nồi cách thủy.
5. Lấy mẫu
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải là mẫu đại diện và không bị
hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản.
124
Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nếu chưa có tiêu chuẩn riêng về
lấy mẫu cho sản phẩm rau quả, thì các bên có liên quan tự thỏa thuận về vấn đề này.
6. Chuẩn bị mẫu thử
6.1. Sản phẩm lỏng
Các sản phẩm lỏng bao gồm các sản phẩm mà có thể phân tách dễ dàng được chất
lỏng (ví dụ: nước ép, sirô quả đóng hộp, nước dầm dấm, nước muối, nước của các
sản phẩm lên men).
Lấy một phần mẫu thử nghiệm đã được trộn trước và lọc qua bông thấm nước, giấy
lọc hoặc vải. Dùng pipet (4.2) hút 25 ml dịch lọc (xem chú thích) cho vào bình định
mức (4.4). Pha loãng bằng nước tới vạch và lắc kỹ.
Cần loại bỏ cacbon dioxit ra khỏi các sản phẩm lỏng được cacbonat hóa bằng cách
lắc dưới áp suất thấp trong 3 đến 4 phút.
6.2. Sản phẩm khác
Loại bỏ các cuống, đất đá, các vách khoang hạt cứng và loại bỏ các hột nếu có thể
(sau khi đã rã đông đối với các sản phẩm đông lạnh và đông lạnh sâu). Trộn mẫu
thật kỹ.
Cho phép các sản phẩm đông lạnh hoặc đông lạnh sâu rã đông trong các bình kín và
gộp chất lỏng được tạo thành trong giai đoạn này với sản phẩm trước khi trộn hoặc
nghiền.
Trong trường hợp các sản phẩm khô hoặc tách nước, thì cắt một phần mẫu thử
nghiệm thành những mẩu nhỏ.
Làm đồng nhất sản phẩm hoặc nghiền trong cối (4.1).
Cần tối thiểu 25 g mẫu thử nghiệm, chính xác đến 0,01 g cho vào bình nón (4.3) với
50 ml nước nóng. Trộn đều cho đến khi đạt được độ đồng nhất.
Lắp bộ ngưng đối lưu (4.7) vào bình nón và đun nóng lượng chứa trong bình trong
30 phút trên nồi cách thủy đang sôi.
Để nguội, chuyển toàn bộ lượng chứa trong bình nón vào bình định mức (4.4) và
pha loãng bằng nước tới vạch. Lắc kỹ và lọc.
7. Cách tiến hành
7.2. Phương pháp dùng chỉ thị màu (Phương pháp thông thường)
7.2.1. Phần mẫu thử
125
Dùng pipet (4.2) lấy 25 ml, 50 ml hoặc 100 ml mẫu thử đã pha loãng (xem điều 6)
tùy theo lượng axit dự kiến, cho vào cốc có mỏ kèm theo máy khuấy (4.5).
7.2.2. Xác định
Thêm từ 0,25 ml đến 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (3.3) và vừa lắc vừa dùng
buret chuẩn bằng dung dịch natri hydroxit (3.1) cho đến khi xuất hiện màu hồng bền
trong 30 giây.
II. TCVN 11168:2015 Phụ gia thực phẩm – axit ascorbic
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho axit ascorbic được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các
tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài
liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả
các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6469:2010, Phụ gia thực phẩm - Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác
định các chỉ tiêu vật lý
TCVN 8900-2:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 2:
Hao hụt khối lượng khi sấy, hàm lượng tro, chất không tan trong nước và chất
không tan trong axit
TCVN 8900-6:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 6:
Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ
nguyên tử ngọn lửa
TCVN 8900-8:2012, Phụ gia thực phẩm - Xác định các thành phần vô cơ - Phần 8:
Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit
5.5. Xác định hàm lượng axit ascorbic
5.5.1. Thuốc thử
5.5.1.1. Nước, không chứa cacbon dioxit.
5.5.1.2. Dung dịch axit sulfuric, 10 % (khối lượng)
Chuẩn bị theo 5.3.1.3.
5.5.1.3. Dung dịch iot, 0,1 N (12,690 g/l)
Hòa tan 36 g kali iodua trong 100 ml nước, sau đó thêm 14 g iot. Thêm 3 giọt axit
clohydric và thêm nước đến 1 000 ml.
126
Bảo quản dung dịch iot đã chuẩn bị trong lọ thủy tinh có nút đậy và kiểm tra nồng
độ thường xuyên.
Kiểm tra nồng độ dung dịch như sau:
Nghiền asen trioxit (As2O3) thành bột và sấy đến khối lượng không đổi ở 100 °C.
Cân khoảng 0,15 g asen trioxit, chính xác đến 0,1 mg, hòa tan trong 20 ml dung
dịch natri hydroxit 1 N, có thể đun nóng nếu cần. Pha loãng dung dịch với khoảng
40 ml nước, thêm 2 giọt chỉ thị metyl da cam nồng độ 1 g/l và thêm axit clohydric
loãng (khoảng 10 % khối lượng) đến khi màu vàng chuyển sang màu hồng nhạt.
Thêm 2 g natri bicarbonat và 50 ml nước, thêm 3 ml dung dịch chỉ thị tinh bột.
Chuẩn độ với dung dịch iot đã chuẩn bị như trên, đến khi dung dịch có màu xanh
bền. Mỗi mililit dung dịch iot 0,1 N tương đương với 4,946 mg asen trioxit. Từ đó
tính được nồng độ đương lượng thực của dung dịch iot đã chuẩn bị.
5.5.1.4. Dung dịch chỉ thị tinh bột
Trộn 1 g tinh bột mịn với 10 ml nước nguội và rót chậm trong khi khuấy vào 200 ml
nước sôi. Đun hỗn hợp cho đến khi thu được chất lỏng trong suốt (thời gian sôi dài
hơn thì dung dịch sẽ ít nhạy). Để lắng và sử dụng phần chất lỏng trong phía trên. Sử
dụng dung dịch ngay sau khi chuẩn bị.
5.5.2. Cách tiến hành
Làm khô mẫu thử 24 h trong bình hút ẩm trong điều kiện chân không sử dụng axit
sulfuric đặc.
Cân 0,400 g mẫu thử đã làm khô, chính xác đến 1 mg, hòa tan trong 100 ml nước
không chứa cacbon dioxit (5.5.1.1) và 25 ml dung dịch axit sulfuric loãng (5.5.1.2).
Chuẩn độ dung dịch này bằng dung dịch iot 0,1 N (5.5.1.3), khi gần đạt điểm kết
thúc chuẩn độ thêm vài giọt dung dịch chỉ thị tinh bột (5.5.1.4) và chuẩn độ tiếp đến
khi đạt điểm kết thúc.