Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một số điều kiện bảo đảm cho hợp tác công tư đã bước đầu phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Mặc dù các chính sách về hợp tác công tư của các nước trên thế giới có sự khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước, các cơ chế chính sách của Việt Nam đã được nghiên cứu dựa trên sự thành công của một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Các điều kiện bảo đảm sự thành công cho các dự án hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH từ lựa chọn dự án, các điều kiện hình thành và các chính sách ưu đãi (thuế, giá, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào.), điều kiện bảo lãnh, chính sách hỗ trợ sau đầu tư. đã được quan tâm nghiên cứu, triển khai. Các nội dung cần nhấn mạnh đó là: (i) sự cam kết của Nhà nước (về cam kết về giá, doanh thu, hoạt động); (ii) sự chia sẻ trách nhiệm giữa khu vực Nhà nước và tư nhân (trong đó nhấn mạnh tới sự phân định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên); (iii) quá trình thấu thầu mua sắm rõ ràng minh bạch (trong đó nhấn mạnh tới tính thực tế của công nghệ phù hợp với dự án, quy trình và quản trị đấu thầu); (iv) các yếu tố môi trường chính trị xã hội trong đó nhấn mạnh tới cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân, và cơ chế kiểm soát lợi ích nhóm khi tham gia dự án hợp tác công tư; và (v) yếu tố môi trường vĩ mô trong đó nhấn mạnh tới xây dựng và thiết lập khung pháp lý cho hoạt động PPP trong ứng phó với BĐKH

pdf172 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Lồng ghép BĐKH vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các tỉnh đồng thời dự toán kinh phí để đảm bảo thực hiện khả thi. Hoạt động này có thể được hỗ trợ bởi dự án của Bộ KH&ĐT do UNDP tài trợ về lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển; - Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH cần được cập nhật để đáp ứng với các yêu cầu thay đổi trong ứng phó với BĐKH; chiến lược quốc gia về BĐKH nên được xây dựng; - Khuyến khích đầu tư từ các thành phần kinh tế, hội nhập vào nguồn vốn ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển CSHT và quản lý đất đai bền vững, từng bước nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước. Đa dạng hóa việc khuyến khích nguồn đầu tư cho ứng phó với BĐKH là chìa khóa của phát triển bền vững. 131 5.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 5.3.1. Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện để vận dụng các hình thức huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam Để tạo căn cứ pháp lý vững chắc cho khu vực tư tham gia dự án PPP cần đẩy mạnh công tác soạn thảo để sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Kinh nghiệm xây dựng và phát triển dự án ứng phó với BĐKH ở các nước trên thế giới và khu vực cho thấy, các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BTO, BT hầu như sử dụng vốn tư nhân đến 100%, có nghĩa là Nhà nước ủy quyền cho tư nhân cung cấp hàng hóa công, Nhà nước chỉ quản lý bằng các quy định để đảm bảo về chất lượng, giá cả. Để đồng bộ thực hiện mục tiêu chiến lược của mình, Nhà nước cần sớm ban hành luật PPP, thực hiện việc huy động vốn từ khu vực ngoài NSNN có hiệu quả, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là việc ban hành các văn bản pháp quy, các căn cứ pháp lý với vai trò nền tảng cho hoạt động xây dựng và phát triển mạng lưới dự án ứng phó với BĐKH, cần sự thống nhất và thể hiện ý chí, quyết tâm cũng như sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước đối với các lực lượng ngoài NSNN tham gia xây dựng và phát triển dự án ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Như đã nêu nguyên nhân của những tồn tại ở chương 3, vì sao các nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư PPP cho xây dựng dự án ứng phó với BĐKH, một nguyên nhân cơ bản, đó là vì chưa có được những quy định đạt tính pháp lý cao, mới chỉ là các Nghị định và Quy chế thí điểm. Vì vậy, CP cần nhanh chóng luật hóa các chính sách về huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cho xây dựng dự án ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Xây dựng và hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý huy động vốn có hiệu quả tập trung vào các khía cạnh: về công khai minh bạch trong quyền lợi và nghĩa vụ; về quy chế đặc thù của dự án cho các dự án dự án ứng phó với BĐKH; cần quy định rõ điểm, điều về giải quyết tranh chấp; cam kết mạnh mẽ của Nhà 132 nước đối với hình thức đầu tư PPP; tăng cường sự ủng hộ của Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng dự án ứng phó với BĐKH theo hình thức PPP. 5.3.2. Giải pháp tăng cường cơ chế huy động và chính sách để huy động đầu tư phát triển dự án ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam Thực tế hiện nay của Việt Nam, Nhà nước cần phải chuyển đổi hướng áp dụng các mô hình đầu tư nhằm tập hợp nguồn lực từ mọi thành phần trong nền kinh tế, huy động sự tham gia của khu vực tiềm năng – khu vực tư trong xây dựng và phát triển dự án ứng phó với BĐKH. Để chia sẻ rủi ro, Nhà nước cần tập trung vào khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết vấn đề mặt bằng sạch đúng tiến độ để công trình được liên hoàn là khâu rất quan trọng, nhiều dự án ứng phó với BĐKH hiện nay gặp phải tình trạng này. Do vậy, Chính phủ phải xây dựng chính sách, nếu cần thiết phải pháp lệnh hóa, về công tác giải phóng mặt bằng. Phát triển dự án ứng phó với BĐKH phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có tầm nhìn dài hạn để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực. Các công trình dự án ứng phó với BĐKH được xác định là huyết mạch của đất nước, là nền tảng, là cơ sở vật chất của sự phát triển kinh tế - xã hội, dấu ấn của đất nước hiện đại, phải được bố trí không gian trên cơ sở tầm nhìn dài hạn tới 50 năm và điều này cần được thể hiện trên quy hoạch. Nhóm giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả dự án xây dựng dự án ứng phó với BĐKH: - Về thể chế, chính sách: việc tư nhân tham gia đầu tư xây dựng dự án ứng phó với BĐKH sẽ góp phần vào việc khắc phục những vấn đề như tham nhũng, lãng phí, bởi vì nguồn vốn của khu vực tư nhân luôn được quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao hơn khu vực công. Đánh giá của đại diện các ngân hàng WB, ADB và JBIC đều cho rằng, nếu cơ chế pháp luật tốt, các chính sách ưu đãi phù hợp, các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân sẽ làm tốt hơn các nhà cung cấp dịch vụ thuộc khu vực công. Vì vậy cần khuyến khích đầu tư tư nhân tham gia xây dựng dự án ứng phó với BĐKH thông qua mô hình PPP. Việc đầu tư này cần quy hoạch cụ thể và mang tính dài hạn của Nhà nước cũng như của từng địa phương, song song với đó, cần thiết lập đầu mối liên kết vững chắc giữa Nhà nước và tư nhân. 133 - Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư: kết hợp đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xây dựng, phát triển dự án ứng phó với BĐKH, tiếp tục cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư như thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và các giấy phép liên quan đến lĩnh vực đầu tư dự án. Cụ thể hóa việc phân công, phân cấp giữa các ngành, địa phương. Cơ chế chính sách cần phải linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng phải hết sức rõ ràng, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát huy và gắn bó với địa phương, như: chính sách thuế, giá thuê đất, công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, thuê nhân công địa phương; tạo cơ chế, chính sách và điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung thực hiện dự án với hình thức PPP: BOT, BT, BTO bên cạnh nguồn vốn ODA, nguồn vốn NSNN; cần có cơ chế chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp tư nhân có khả năng tham gia thông qua đấu thầu công khai các dự án. - Chính phủ cần hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia dự án: để thể chế hóa sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư, khuyến khích nhằm mục tiêu hấp dẫn khu vực tư nhân tham gia hợp tác công - tư trong việc thực hiện các dự án xây dựng và phát triển dự án ứng phó với BĐKH, theo kinh nghiệm của các nước đi trước, Chính phủ cần ban hành các đạo luật, thiết lập các tổ chức và đề ra quy trình thực hiện các giao dịch. Vì vậy, ngoại trừ một dự án xây dựng dự án ứng phó với BĐKH mang lại lợi nhuận xứng với mức rủi ro và hấp dẫn hơn so với các cơ hội đầu tư khác, thì một nhà đầu tư tư nhân sẽ không tham gia dự án. - Xây dựng các công cụ hỗ trợ của Chính phủ bao gồm: trợ giá xây dựng hoặc hỗ trợ vốn; trợ giá vận hành; bảo lãnh doanh thu tối thiểu 5.3.3. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá dự án PPP trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu Cần xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thực trạng dự án ứng phó với BĐKH. Tổ chức rà soát thực trạng dự án ứng phó với BĐKH trên các địa phương qua đó sắp xếp điểm khảo sát. Kết quả đánh giá được công bố công khai làm cơ sở xác định tính chất cấp bách của các dự án. 134 Việc tổ chức khảo sát, điều tra công khai như trên sẽ xây dựng bộ dữ liệu cơ sở quan trọng, là căn cứ để đánh giá mức độ cấp bách của từng dự án, tăng tính công khai, minh bạch và khách quan trong lựa chọn dự án. Các tiêu chí cơ bản để xác định dự án: Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả đề xuất các tiêu chí cơ bản để xác định dự án như sau: (i) Mô tả dự án: Vị trí dự án; Lịch sử của dự án đề xuất? Đơn vị đề xuất chính là ai? Mô tả tính cần thiết và các vấn đề được đề xuất? Phạm vi dự án và các thông số (mục tiêu, quy mô, thời gian, chi phí ước tính)? (ii) Giải trình tính hiệu quả kinh tế: Mục tiêu kinh tế của dự án và tại sao đây là hình thức sử dụng nguồn lực tốt nhất? Chi phí và lợi ích gắn với dự án là gì (bao gồm chi phí và lợi ích xã hội vô hình)? Lợi ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế và cộng đồng xung quanh là gì? Có giả định định tính và định lượng nào trong phân tích kinh tế không? Việc thực hiện dự án giúp giải quyết vấn đề kinh tế nào? (iii) Đội ngũ thực hiện dự án và năng lực tổ chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Ai là người dẫn dắt và chỉ đạo dự án? Đã có đội ngũ thực hiện dự án chưa? Năng lực về PPP của đội ngũ cán bộ lựa chọn, đấu thầu, thực hiện và quản lý dự án như thế nào? Kinh nghiệm thực hiện PPP của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền? (iv) Các ước tính cầu và doanh thu: ước tính cầu dịch vụ gồm các nội dung: dữ liệu về cầu dịch vụ, dự kiến lượng người sử dụng dịch vụ; xác định dòng doanh thu tiềm năng (nguồn thu phí sử dụng, phần tham gia của Nhà nước, rủi ro về cầu của dự án, rủi ro thanh toán, rủi ro về quy mô dự án); đánh giá về mức thu thuế/ phí/ lệ phí hiện tại hoặc trong tương lai. (v) Tính đổi mới của dự án đề xuất: Dự án có hình thức thực hiện mới nào không?; Dự án có hoặc dự tính áp dụng loại công nghệ mới nào không nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH?; Dự án có hướng đến kênh tài trợ mới nào không? (vi) Ước tính phần tham gia của Nhà nước: Nhà nước tham gia dưới những hình thức nào? Ước tính phần tham gia là bao nhiêu? 135 (vii) Các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án: bao gồm cả rủi ro do BĐKH; ước tính chi phí xử lý rủi ro; đề xuất đối tác chịu trách nhiệm xử lý rủi ro. (viii) Khung pháp lý: Khung pháp lý nào tạo điều kiện thuận lợi cho dự án? Các quy định liên quan trong dự án ứng phó với BĐKH ảnh hưởng như thế nào đến dự án? (ví dụ quy định về mức phí...); Có vấn đề gì trong các quy định cản trở việc triển khai dự án không? Có thể giải quyết được vấn đề này không? Việc thay đổi đòi hỏi những nỗ lực như thế nào? Từ phía ai? (ix) Thời gian biểu đề xuất đối với dự án: Khi nào bắt đầu xây dựng dự án?; Các điểm mốc quan trọng trong quá trình phát triển dự án?; Thời gian xây dựng ước tính trong bao lâu?; Dự kiến thời điểm hoàn thành?; Khi nào bắt đầu vận hành? Đây là những nội dung cơ bản của các tiêu chí để đánh giá lựa chọn dự án, khi triển khai trong thực tế, căn cứ vào đánh giá thực trạng dự án ứng phó với BĐKH như đã công bố công khai, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho các tiêu chí đánh giá trên làm cơ sở xác định dự án. 5.3.4. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án hợp tác công - tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm, vai trò và của Nhà nước và các bên liên quan trong việc phát triển PPP, đặc biệt những thách thức của BĐKH đối với PPP, trong nghiên cứu này đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá điều kiện thực hiện PPP chi tiết trong phụ lục 1. Theo đó, nhóm tiêu chí tập trung vào 03 nhóm bao gồm: môi trường đầu tư TPP; môi trường pháp lý, năng lực của Nhà nước. Cụ thể như sau: (1) Nhóm điều kiện môi trường đầu tư bao gồm các điều kiện thành phần sau: - Điều kiện thành phần kinh tế vĩ mô với các yêu cầu: ổn định; chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; tăng trưởng kinh tế hợp lý; định hướng phát triển kinh tế thống nhất; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ; - Điều kiện thành phần tài chính tín dụng với yêu cầu: ổn định; có tiềm năng phát triển nhanh trong thời gian tới; nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng; - Điều kiện thành phần môi trường kinh doanh với các yêu cầu: giá phí dịch vụ ổn định; thị trường tiềm năng; chi phí tiếp cận thị trường hợp lý; chi phí đầu tư hợp lý; 136 (2) Nhóm điều kiện môi trường pháp lý bao gồm các điều kiện thành phần sau: quy trình PPP; quy định về cấu trúc tài trợ; quy định về cơ chế chia sẻ rủi ro; quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính về PPP; quy định về chính sách hỗ trợ. Các điều kiện thành phần bao gồm: thành phần kinh tế vĩ mô như mức độ ổn định, tăng trưởng. Các điều kiện thành phần cần đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, khả thi, hợp lý. (3) Nhóm điều kiện năng lực Nhà nước bao gồm các điều kiện thành phần sau: - Điều kiện thành phần cam kết tham gia dự án phải đảm bảo các yêu cầu: rõ ràng; đúng tiến độ; thực hiện đúng cam kết tham gia dự án. - Điều kiện thành phần lựa chọn dự án phải đảm bảo các yêu cầu: có năng lực phân tích tài chính dự án; có năng lực phân tích kinh tế dự án; có năng lực phân tích kỹ thuật của dự án; công bằng trong lựa chọn dự án; khách quan trong lựa chọn dự án. - Điều kiện thành phần lựa chọn nhà đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu: phân tích năng lực tài chính nhà đầu tư; phân tích năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư; lập hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu chất lượng cao; công bằng trong lựa chọn nhà đầu tư; khách quan trong lựa chọn nhà đầu tư. - Điều kiện thành phần tham gia dự án phải đảm bảo các yêu cầu: lập danh mục dự án tốt; có năng lực giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; quỹ đất dồi dào; vốn Nhà nước đủ mạnh để tham gia dự án; giám sát dự án tốt; đánh giá tình hình thực hiện dự án tốt. Các điều kiện, yêu cầu đã nêu ở trên được đánh giá thông qua cách thức đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, chi tiết trong phụ lục 1. 5.3.5. Hoàn thiện nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo hình thức PPP trong dự án ứng phó với biến đổi khí hậu Cần có những quy định trong hợp đồng để đảm bảo vị trí, vai trò và quyền hạn giám sát của các nhà đầu tư đối với các việc thực hiện hợp đồng của các CQNN có thẩm quyền bởi những trách nhiệm của đối tác Nhà nước trong một hợp đồng PPP nếu không được thực hiện nghiêm chỉnh có thể dẫn đến những rủi ro cho đối tác tư nhân, làm xói mòn sự bền vững của các dự án PPP ứng phó với BĐKH hoặc 137 hạn chế về kết quả thực hiện dự án. Nhà đầu tư cần được giám sát sự thực hiện trách nhiệm của CQNN có thẩm quyền với những nội dung sau: (1) giám sát tiến độ giải phóng mặt bằng thuộc về nhiệm vụ của Nhà nước so với hợp đồng đã xác định; (2) giám sát tiến độ, số vốn giải ngân của Nhà nước (nếu có) cho đầu tư dự án đường bộ so với dự toán; (3) giám sát sự thực hiện các chỉ số so với mức kỳ vọng để xác định những rủi ro chủ yếu và đề xuất chuyển giao rủi ro cho Nhà nước, ví dụ mức tham gia giao thông giảm xuống so với kế hoạch có thể dẫn đến những rủi ro mà có thể cần đến cơ chế thanh toán mức giao thông tối thiểu của Nhà nước. Tiểu kết Chương 5: Những vấn đề về lý luận, thực tiễn, các điều kiện đảm bảo, nhu cầu về PPP trong ứng phó với BĐKH đã được trình bày trong các Chương 3, 4, đây là cơ sở khoa học để NCS có các giải pháp thúc đẩy PPP trong ứng phó với BĐKH. Trong chương này, trên cơ sở dự báo tình hình chung về thách thức của tác động BĐKH, từ đó đưa ra quan điểm để thúc đẩy PPP nhằm tạo tiền đề để đề xuất các giải pháp. Nhóm các giải pháp thúc đẩy PPP trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính bao gồm: giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và các điều kiện để vận dụng các hình thức huy động vốn ngoài ngân sách xây dựng dự án ứng phó với BĐKH ở Việt Nam; giải pháp tăng cường cơ chế huy động và chính sách để huy động đầu tư phát triển dự án ứng phó với BĐKH ở Việt Nam; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá dự án PPP trong dự án ứng phó với BĐKH; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án hợp tác công - tư trong ứng phó với BĐKH; hoàn thiện nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo hình thức PPP trong dự án ứng phó với BĐKH. Đây là các giải pháp then chốt vừa có tính bao quát, vừa có tính cụ thể nhằm thúc đẩy PPP trong ứng phó với BĐKH. Tóm lại, trong chương này, luận án đã làm rõ điểm mới “đề xuất được khung giải pháp dựa trên nền những luận cứ khoa học vững chắc góp phần thúc đẩy chính sách PPP trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam” dựa trên những kết quả nghiên cứu của luận án. 138 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với BĐKH đối với Việt Nam vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn phục vụ thiết thực cho việc hoạch định các chính sách về tài chính, kinh tế ứng phó với BĐKH. Trong bối cảnh BĐKH, khi các thiên tai như bão, lũ, nước dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng ngày một rõ nét đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế thì PPP ngày càng phát huy được vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển bền vững kinh tế đất nước. Các nghiên cứu trước đây về PPP đã giúp hiểu rõ những đặc điểm, vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp, hiện đã được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật về PPP ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng hiện vẫn còn nhiều rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia vào PPP, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong bối cảnh BĐKH, khi các rủi ro về PPP có nguy cơ ngày một gia tăng thì việc tìm ra những luận chứng khoa học, thực tiễn và bài học kinh nghiệm mấu chốt của các nước sẽ là cơ sở để Việt Nam đưa ra những khuyến cáo chính sách về PPP phù hợp nhằm đem lại lợi ích chính đáng giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Từ những vấn đế lý luận, Luận án đã làm rõ những đặc điểm đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hòa giữa các bên, có sự tham gia của Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân cần huy động được vốn từ các tổ chức tài trợ vốn, PPP không phải là tư nhân hóa. Luận án cũng làm rõ những cơ hội, rủi ro, và thách thức của PPP. Trong đó, lợi ích của PPP sẽ thu hút được nguồn lực đầu tư tư nhân, tăng năng suất và hiệu quả nguồn lực và vấn đề cải cách các lĩnh vực thông qua việc xóa bỏ các xung đột có thể xảy ra. Hàng loạt các rủi ro khi triển khai PPP có thể gặp phải cũng được làm rõ trong Luận án như vấn đề rủi ro về tiền tệ, chính sách, tài chính, xây dựng. Bên cạnh đó, hàng loạt các thách thức khi triển khai PPP được tổng hợp trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam. 139 Luận án đã làm rõ các hình thức PPP trong bối cảnh BĐKH, trong đó một số đặc trưng như dự án kéo dài từ 20-30 năm, 70-80% nguồn vốn đầu tư tư nhân. Việc phát triển các hình thức PPP trong ứng phó với BĐKH cần được nhìn nhận dưới góc độ vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy PPP, vai trò của khu vực tư nhân trong việc tìm kiếm cơ hôi hợp tác và các bên liên quan trong việc duy trì lợi ích và thúc đẩy các chính sách PPP. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về PPP trên thế giới và trong nước, Luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các điều kiện thực hiện dự án hợp tác công tư trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam. Đồng thời, với bộ tiêu chí được đề xuất, luận án đã tiến hành khảo nghiệm thực tiễn thông qua việc điều tra số liệu, thử nghiệm đánh giá và kiểm chứng đánh giá bộ tiêu chí cho cho các điều kiện khác nhau bao gồm các chỉ thị cho môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, năng lực của Nhà nước. Lý luận và thực tiễn về sự ra đời của PPP đều dựa trên nhu cầu giữa Nhà nước, tư nhân và các bên liên quan. Luận án đã đưa ra quy trình nghiên cứu nhu cầu đánh giá nhu cầu hợp tác công tư trong các doanh nghiệp nhằm ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Trong đó, đã làm xây dựng được bộ nhân tố tác động, mô hình hóa nhân tố tác động, kiểm định thang đo khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu. Các nhân tố được được kiểm định thông qua độ tin cậy và hội tụ của thang đo qua đó cho thấy bộ nhân tố được xây dựng để đánh giá đảm bảo yêu cầu với các hệ số Cronbach-alpha và hệ số KMO đều xấp xỉ hoặc lớn hơn 0,9, phương sai trích bằng 66.745, hệ số Eigenvalues của nhân tố thứ 6 là 1.008, hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát đại diện cho từng nhân tố là đều lớn hơn 0.5. Điều này khẳng định nhân tố được đưa ra từ mô hình lý thuyết có sự hội tụ cao. Trên cơ sở những mặt đã đạt được và hạn chế trong trong PPP ứng phó với BĐKH ở Việt Nam, Luận án đã đưa ra 5 giải pháp để đẩy mạnh PPP tập trung vào khung pháp lý, chính sách huy động đầu tư, bộ tiêu chí đánh giá dự án PPP, giám sát và đánh giá đầu tư PPP. Đây là các giải pháp tổng thể có tính xuyên suốt để thúc đẩy PPP theo hướng bền vững, đem lại lợi ích cho cả Nhà nước và doanh nghiệp khi tham gia vào PPP. 140 B. Kiến nghị Nghiên cứu cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn về PPP cho Việt Nam đã được đề cập trong Luận án dựa trên những căn cứ vững chắc. Do vậy, đây là tài liệu tham khảo đảm bảo độ tin cậy cao cho các nghiên cứu tiếp theo về PPP. Bộ nhân tố thống kê để khảo sát nhu cầu PPP trong ứng phó với BĐKH được kiểm nghiệm, đánh giá thông qua một quy trình được đề xuất trong Luận án là cơ sở để cho các nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu sâu hơn để khảo sát nhu cầu PPP trong các lĩnh vực và các khía cạnh khác nhau của PPP. Cần thực hiện một cách đồng bộ mang tính tổng thể các giải pháp từ hành lang pháp lý đến việc huy động sự tham gia của các bên để thúc đẩy mạnh mẽ PPP trên cơ sở một số giải pháp đã được định hướng trong Luận án. Trong quá trình thực hiện Luận án, do phạm vi và đối tượng nghiên cứu rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót. Thêm vào đó, việc khảo sát được thực hiện mang tính điển hình, do vậy trong quá trình thực tiễn áp dụng những kết quả cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương cần có thêm các đánh giá, nghiên cứu cụ thể hơn, chi tiết hơn nhằm đảm bảo tính khách quan trong vấn đề thúc đẩy PPP. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. ADB. (2010). Hiện trạng và tiềm năng phát triển nhiên liệu sinh học và năng lượng tái tạo nông thôn Việt Nam. Thành phố Mandaluyong Philippines: Thành phố Mandaluyong Philippines. 2. Trần Kim Chung (2017), "Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu tư", Tạp chí Tài chính, 1(652), pp. 35. 3. Trần Thọ Đạt và Đinh Đức Trường (2019), "Tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và hàm ý về chính sách", Tạp chí Tài chính. 4. Trần Văn Đạt, Nguyễn Tuấn Anh, Giang Như Chăm, và cộng sự. (2018), "Đánh giá tiềm năng thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào quản lý vận hành công trình thủy lợi", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, (47), pp. 36. 5. Phan Đình Minh (2018), "Vấn đề hợp tác quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam", Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, (01), pp. 56. 6. Huỳnh Thế Du (2011), "Mô hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế", TBKTSG. 7. Nguyễn Thị Kim Dung. (2008). Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 8. Nguyễn Ngọc Hiến (2002 ), "Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công", Role of State on Public Service Provision, Culture and Information Publisher. 9. Hồ Công Hòa (2011), "Mô hình hợp tác công tư-giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án về môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Quản lý Kinh tế, 40, pp. 14-27. 10. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), "Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giao thông đô thị Việt Nam", Viện Chiến lược Giao thông Vận tải. 142 11. Nguyễn Thị Láng (2008), "Nét đặc thù trong trình tự kí kết hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao", (1), pp. 33-38. 12. Ngô Thị Năm (2002), Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Học Viện Tài Chính. 13. Trần Thục và Koos Neefjes (2015), Báo cáo đặc biệt của việt nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2019), "Một số giải pháp phát huy hiệu quả hình thức hợp tác công tư", Tạp chí Tài chính, 1. 15. Nguyễn Hồng Thái và Bùi Thị Hoàng Lan (2010), "Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thồng Việt nam.". 16. Âu Phú Thăng (2007), Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đường ô tô, đặc biệt xét đến các công trình BOT. 17. Nguyễn Hồng Thắng (2009), "Nâng cao chất lượng đầu tư công", Tạp chí phát triển kinh tế, 1(1). 18. A. T. Trần, et al. (2000). Mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp. 19. Phạm Thị Trang (2018), "Nhận dạng và xếp hạng nhân tố rủi ro của các dự án trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) theo hình thức đối tác công-tư (PPP) tại Đà Nẵng", Tạp chí Xây dựng Việt Nam, 600, pp. 100-104. 20. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần, lần thứ nhất của Việt Nam về Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. 21. Phạm Quốc Trường (2014), "Khung chính sách cho mô hình hợp tác công tư ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính. 22. Vũ Huy Từ. (1998). Quan lý khu vực công. 23. Phạm Thị Tuyết và Vũ Trọng Tích (2016), "Huy động vốn qua hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển giao thông đường bộ: những thách thức và bài học kinh nghiệm", Tạp chí Xây dựng Việt Nam. 143 24. Đặng Thị Lệ Xuân (2007), "Xã hội hoá dịch vụ y tế để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả", Kinh tế và Phát triển, 116. Tài liệu nước ngoài 25. Abdul-Rashid Abdul-Aziz và Economics (2001), "Foreign workers and labour segmentation in Malaysia's construction industry", Construction Management Economics, 19(8), pp. 789-798. 26. R. Agrawal, A. Gupta và M. C Gupta (2011), "Financing of PPP infrastructure projects in India: Constraints and recommendations", IUP Journal of infrastructure systems, 9(1). 27. Shardul Agrawala, Maëlis Carraro, Nicholas Kingsmill, và cộng sự. (2011), "Private Sector Engagement in Adaptation to Climate Change: Approaches to Managing Climate Risks", OECD Environment Working Papers, 39, pp. 56. 28. Ali Akbari Ahmadabadi và Gholamreza Heravi (2019), "The effect of critical success factors on project success in Public-Private Partnership projects: A case study of highway projects in Iran", Transport Policy, 73, pp. 152-161. 29. Akintola Akintoye, Craig Taylor và Eamon Fitzgerald (1998), "Risk analysis and management of private finance initiative projects", Engineering Construction Architectural Management, 5(1), pp. 9-21. 30. Faisal Al-Sharif và Ammar Kaka. (2004). PFI/PPP topic coverage in construction journals. Paper presented at the Proc., 20th Annual ARCOM Conf. 31. Esther Cheung et al (2007), "A Research Framework for Investigating Public Private Partnerships (PPP) in Hong Kong", ResearchGate, pp. 334-341. 32. Jame Rall et al. (2010). PPP for transportation: Toolkit for Legislators. 33. John R Allan (1999), "The management of problems caused by Canada geese: a guide to best practice", Departent of the Environment, Transport and the Regions. 144 34. Sonia Araujo và Douglas Sutherland (2010), "Public-Private Partnerships and Investment in Infrastructure.", Electronic Journal. 35. F Alfonso Arellano, Florentino Felgueroso, Pablo Vázquez, và cộng sự. (2008), "Public-private partnerships in labour markets", University of Navarra. 36. Emmanuelle Auriol và Aymeric Blanc (2007), "Public private partnerships in water and electricity in Africa.". 37. Solomon Olusola Babatunde và Srinath Perera (2017), "Barriers to bond financing for public-private partnership infrastructure projects in emerging markets", Journal of Financial Management of Property Construction. 38. Sandalkhan Bakatjan, Metin Arikan, Robert LK Tiong, và cộng sự. (2003), "Optimal capital structure model for BOT power projects in Turkey", Journal of Construction Engineering Management, 129(1), pp. 89-97. 39. Asian Developement Bank. (2007). Guidelines for public-private partnership. 40. Asian Developmnt Bank (2008), Public-Private Partnership Handbook, Metro Manila: Asian Development Bank. 41. Jennifer Baumert và Laura Bloodgood (2004), "Private sector participation in the water and wastewater services industry", 1505-2016-130784. 42. Bonizella Biagini, and Alan Miller (2013), "Engaging the private sector in adaptation to climate change in developing countries: importance, status, and challenges.", Climate and Development, 5(3), pp. 242-252. 43. Keith Boyfield (1992), "Private sector funding of public sector infrastructure", Public Money & Management, 12(2), pp. 41-46. 44. Mary Rose Brusewitz và L. L. P. Sutcliffe (2005), "Public-private partnerships in the United States", Project Finance, 1(70). 45. Marco Buso và Anne Stenger (2018), "Public-private partnerships as a policy response to climate change", Energy policy, 119, pp. 487-494. 46. CFU (2020), "". 145 47. Ndandiko Charles. (2006, September). Public Private Partnerships as modes of procuring public infrastructure and service delivery in developing countries: Lessons from Uganda. Paper presented at the In Proceedings of the International Public Procurement Conference. 48. Brian Chase (2009), "Public-private partnerships in the United States: Evolving market and new opportunities", Collaboratory for Research on Global Projects. 49. Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2008), "Climate change and human development in Vietnam", UNDP Human Development Report Office Occasional Paper. 50. Dickson KW Chiu, Wesley CW Chan, Gary KW Lam, và cộng sự. (2003). An event driven approach to customer relationship management in an e- brokerage environment. Paper presented at the 36th Hawaii International Conference on System Sciences (HICSS36. 51. H. Clive (2003), "Private participation in infrastructure in developing countries: trends, impacts, and policy lessons", The World Bank 52. Harris Clive (2003), Private participation in infrastructure in developing countries: trends, impacts, and policy lessons, The World Bank. 53. Commission of the European Communities (2003), Guidelines for successful public-private partnerships, European Commission. 54. Caiyun Cui, Yong Liu, Alex Hope, và cộng sự. (2018), "Review of studies on the public–private partnerships (PPP) for infrastructure projects", International Journal of Project Management, 36(5), pp. 773-794. 55. William Dachs. (2008). PPP models from around the World. 56. M Dailami và M. Klein. (1999). Government support to private infrastructure projects in emerging markets. 57. Meine Pieter van Dijk (2005), "Enterprise clusters and networks in developing countries ", Routledge, 20. 146 58. Jing Du, Hongyue Wu và Xianbo Zhao (2018), "Critical factors on the capital structure of public–private partnership projects: A sustainability perspective", Sustainability, 10(6), pp. 2066. 59. Gaurav Dwivedi (2010), Public-Private Partnerships in Water Sector: Partnerships or Privatisation? , Manthan Adhyayan Kendra. 60. Antonio Estache, Ellis Juan và Lourdes Trujillo (2008), "Public-private partnerships in transport", The World Bank. 61. CEA - Insurers of Europe. (2007). Reducing the Social and Economic Impact of Climate Change and Natural Catastrophes . Insurance Solutions and Public-Private Partnerships. 62. India Ministry of Finance. (2010). Approach Paper on Defining Public Private Partnerships. 63. R Flanagan và Dan Norman G (1993), "Risk Management And Construction.". 64. Richard Franceys và Almud Weitz (2003), "Public–private community partnerships in infrastructure for the poor", Journal of International Development, 15(8), pp. 1083-1098. 65. Seth Gabriel. (2010). Vice-President for the National Council on Public- Private Partnerships (NCPPP), Personal Interview (Personal Interview ed.). . Washington, DC. 66. A Gardiner, M Bardout, F Grossi, và cộng sự. (2015), "Public-private partnerships for climate finance", Nordic Council of Ministers. 67. L Godden, F Rochford, J Peel, và cộng sự. (2013), "Law, governance and risk: Deconstructing the public-private divide in climate change adaptation", UNSWLJ, 36, pp. 224. 68. D. Grimsey và M Lewis (2007), "Public private partnerships: The worldwide revolution in infrastructure provision and project finance", Edward Elgar Publishing. 147 69. Darrin Grimsey và Mervyn K Lewis (2002), "Evaluating the risks of public private partnerships for infrastructure projects", International journal of project management, 20(2), pp. 107-118. 70. SA Guseinov (2018), "Investment potential of the public-private partnership in development of the innovative type infrastructure", Intelligence. Innovations. Investments, (7), pp. 23-28. 71. Andrew Hill (2011), "Foreign infrastructure investment in Chile: The success of public-private partnerships through concessions contracts", Nw. J. Int'l L. & Bus, 32(165). 72. Dr Paul H K Ho (2007), "Development of Public Private Partnerships (PPPs) in China ", 15(10). 73. Laura Hosman và Elizabeth Fife (2008), "Improving the prospects for sustainable ICT projects in the developing world", International journal of media & cultural politics, 4(1), pp. 51-69. 74. Government of India (2008), Scheme and Guidelines for Financial Support to Public Private Partnerships in Infrastructure, Department of Public Affair of India. 75. Ministry of Finance. Government of India. (2011). Department of Economic Affairs. National PPP policy. 76. Renalia Iwan (2008), " Ten Years of Public Private Partnership in Jakarta Drinking Water Service (1998-2007): Eastern Jakarta Drinking Water Service by Thames PAM Jaya". 77. Y. Ke, S. Wang, A. P. Chan, và cộng sự. (2009), "Research trend of public- private partnership in construction journals.", Journal of construction engineering and management, 130(10), pp. 1076-1086. 78. Yongjian Ke, ShouQing Wang, Albert PC Chan, và cộng sự. (2010), "Preferred risk allocation in China’s public–private partnership (PPP) projects", International Journal of Project Management, 28(5), pp. 482-492. 148 79. James Edwin Kee và John Forrer (2008), "Private finance initiative—The theory behind practice", Intl Journal of Public Administration, 31(2), pp. 151-167. 80. Nilufa Akhter. Khanom (2010), "Conceptual issues in defining public private partnerships (PPPs)", International Review of Business Research Papers, 6(2), pp. 150-163. 81. Vialeta Khmel và Shengchuan Zhao (2016), "Arrangement of financing for highway infrastructure projects under the conditions of Public–Private Partnership", IAtSS Research, 39(2), pp. 138-145. 82. Kwak, Young Hoon, YingYi Chih, và cộng sự. (2009), "Towards a comprehensive understanding of public private partnerships for infrastructure development", California management review, 51(2), pp. 51-78. 83. James Leigland (2018), "Public-private partnerships in developing countries: the emerging evidence-based critique", The World Bank Research Observer, 33(1), pp. 103-134. 84. Bing Li, Akin Akintoye, PJ Edwards, và cộng sự. (2004). Risk treatment preferences for PPP/PFI construction projects in the UK. Paper presented at the Proceedings: ARCOM Conference, Heriot Watt University. 85. Jing Lin (1999), Social transformation and private education in China, Greenwood Publishing Group. 86. Helmut K. Anheier Lynne Moulton (2001), Public-private partnerships in the United States: historical patterns and current trends, London School of Economics and Political Science, Centre for Civil Society. 87. M. V Mary và J Thilagam (2011), "Accelerating India's infrastructures through PPP", Asian Journal of Research in Social Sciences and Humanities. 88. A Merna và N. J Smith (1996), "Guide to the preparation and evaluation of build-own-operate-transfer (BOOT) project tenders", Asia Law & Practice Limited. 149 89. Ka-Ho Mok và King-Yee Wat (1998), "Merging of the public and private boundary: education and the market place in China", International Journal of Educational Development, 18(3), pp. 255-267. 90. Alexandra Moskalyk (2008), The role of public-private partnerships in funding social housing in Canada, Citeseer. 91. Alexandra Moskalyk (2008), "The role of public-private partnerships in funding social housing in Canada", Canada: Canadian Policy Research Networks. 92. Marian Moszoro và Magdalena Krzyzanowska (2011), "Implementing public-private partnerships in municipalities", University of Navarra: IESE Business School. 93. Zayyanu Muhammad và Foziah Johar (2019), "Critical success factors of public–private partnership projects: a comparative analysis of the housing sector between Malaysia and Nigeria", International Journal of Construction Management, 19(3), pp. 257-269. 94. Geethanjali Nataraj (2007), "Infrastructure challenges in South Asia: the role of public-private partnerships", ADB Institute Discussion Papers, 80. 95. Honest Prosper Ngowi (2008), "Privatization and ‘Agentification’of Public Services Delivery in Africa: Extent and Managerial Leadership Implications in Tanzania", Africa Development, 33(4). 96. P. Nijkamp, M. Van Der Burch và G. Vindigni (2002), " A comparative institutional evaluation of public-private partnerships in Dutch urban land- use and revitalisation projects", Urban studies, 39(10), pp. 1865-1880. 97. A Yu Nikitaeva, EV Maslyukova và DV Podgainov (2019), "Role of Public and Private Partnership in Implementing Development Strategies of the South of Russia", Regionalnaya ekonomika. Yug Rossii, pp. 94-106. 98. Robert Osei-Kyei và Albert P. C. Chan (2015), "Review of studies on the Critical Success Factors for Public–Private Partnership (PPP) projects from 150 1990 to 2013", International Journal of Project Management, 33(6), pp. 1335-1346. 99. Robert Osei-Kyei và Albert PC Chan (2017), "Risk assessment in public- private partnership infrastructure projects", Construction innovation. 100. Darja Reuschke (2001), "Public-Private Partnerships in urban development in the United States", NEURUS-Network of European US Regional Urban Studies. 101. Susan Robertson, Karen Mundy và Antoni Verger (2012), Public private partnerships in education: New actors and modes of governance in a globalizing world, Edward Elgar Publishing. 102. Camille Saade, M Mateman và Diane B Bendahmane (2001), The story of a successful public-private partnership in Central America: handwashing for diarrheal disease prevention, Basic Support for Institutionalizing Child Survival Project (BASICS II). 103. Joshua D Sarnoff và Margaret Chon (2018), "Innovation Law and Policy Choices for Climate Change-Related Public–Private Partnerships". 104. Dhwani Satish và Pragya Shah (2009), "A study of Public Private Partnership models", IUP Journal of infrastructure systems, 7(1), pp. 22. 105. Muhammad Shahbaz, Chandrashekar Raghutla, Malin Song, và cộng sự. (2020), "Public-private partnerships investment in energy as new determinant of CO2 emissions: The role of technological innovations in China", Energy Economics, pp. 104664. 106. Ping SHEN, Lin SUN và Jianping ZHU (2006), "Results of Implementing Nursing Risk Management Program [J]", Journal of Nursing Science, 10. 107. Matti Siemiatycki (2011), "Urban Transportation Public–Private Partnerships: Drivers of Uneven Development?". 108. A. L Smith (2009), "PPP Financing in the USA", Policy, finance & management for public-private partnerships, pp. 198-212. 151 109. Hedley Smyth và Andrew Edkins (2007), "Relationship management in the management of PFI/PPP projects in the UK", International Journal of Project Management, 25(3), pp. 232-240. 110. Tang, LiYaning, Qiping Shen, và cộng sự. (2010), "A review of studies on public–private partnership projects in the construction industry.", International journal of project management, 28(7), pp. 683-694. 111. R. L. Tiong (1996), "CSFs in competitive tendering and negotiation model for BOT projects", 122(3), pp. 205-211. 112. UNCTAD. (2009). Public and Private Partnerships for the Development of Infrastructure to Facilitate Trade and Transport. 113. UNFNCCC. (2011). RegisteredProjByHostPartiesPieChart.html. 114. Andreas Wibowo (2004), "Valuing guarantees in a BOT infrastructure project", Engineering, construction architectural management 115. Hellmut Wollmann. (2012). Public services provision in European countries: from public/municipal to private sector—and back to municipal. Paper presented at the The 22nd World Congress of IPSA, July. 116. Yunna Wu, Lingwenying Li, Ruhang Xu, và cộng sự. (2017), "Risk assessment in straw-based power generation public-private partnership projects in China: A fuzzy synthetic evaluation analysis", Journal of Cleaner Production, 161, pp. 977-990. 117. Wei Xiong, Xianbo Zhao, Jing-Feng Yuan, và cộng sự. (2017), "Expost risk management in public-private partnership infrastructure projects", Project Management Journal, 48(3), pp. 76-89. 118. H. Kim Yong, ed (2010), "Public-private partnerships policy and practice: a reference guide", Commonwealth Secretariat. 119. Xueqing Zhang (2005), "Critical Success Factors for Public–Private Partnerships in Infrastructure Development", Journal of Construction Engineering and Management. 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lương Hữu Dũng, Trần Hồng Thái, Hà Thị Thuận, Trần Quang Hợp (2013), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngập lụt thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 9 năm 2013, trang 7 – 11. 2. Hoàng Văn Đại, Hà Thị Thuận, Trần Quang Hợp (2013), Đánh giá nguy cơ ngập lụt thành phố Hải Phòng dưới tác động của nước biển dâng, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 9 năm 2013, trang 26 – 30. 3. Hoàng Văn Hoan, Hà Thị Thuận (2014), Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 215 năm 2014, trang 25 – 28. 4. Hà Thị Thuận, Hoàng Văn Hoan, Phạm Thị Thu Hương (2014), Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 7 năm 2014, trang 57 – 61. 5. Hà Thị Thuận, Hoàng Văn Hoan, Trần Hồng Thái (2019), Nghiên cứu ứng dụng mô hình thang đo khảo sát đánh giá nhu cầu hợp tác công tư (PPP) trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 705, tháng 9 năm 2019, trang 34 – 44. 6. Hà Thị Thuận, Trần Hồng Thái (2019), Cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá điều kiện thực hiện dự án về hợp tác công tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, số 12, tháng 12 năm 2019, trang 75 – 82. 153 PHỤ LỤC Bộ tiêu chí đánh giá điều kiện thực hiện PPP trong dự án ứng phó với BĐKH: Điều kiện Điều kiện thành phần Yêu cầu Cách thức đánh giá Tiêu chuẩn đánh giá Môi trường đầu tư PPP Kinh tế vĩ mô Ổn định Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến 5 năm liên tục có mức tăng trưởng không biến động lớn Chính sách kinh tế vĩ mô ổn đinh Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến Chính sách kinh tế vĩ mô ít thay đổi Tăng trưởng kinh tế hợp lý Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến Tăng trưởng kinh tế đạt trên 10% Định hướng phát triển kinh tế thống nhất Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến Đã có định hướng phát triển kinh tế thống nhất đến 2020 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến Đã có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phê duyệt Tài chính - tín dụng Ổn định Quan sát thực tiễn+ Khảo sát lấy ý kiến Không có sự biến động mạnh trong 5 năm Có tiềm năng phát triển nhanh trong thời gian tới Khảo sát lấy ý kiến Giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng, tài chính có xu hướng tăng Nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng Khảo sát lấy ý kiến Nhà đầu tư không mất nhiều thời gian và chi phí để tiếp cận nguồn tín dụng so với các địa phương khác Môi trường kinh doanh Giá/ phí dịch vụ ổn định Khảo sát lấy ý kiến Không có sự biến động mạnh của giá nước sạch, phí xử lý rác thải, nước thải trong thời gian qua Thị trường Quan sát thực - Còn nhiều khu vực dân 154 tiềm năng tiễn + Khảo sát lấy ý kiến cư chưa có nước sạch; - Còn nhiều khu vực chưa được xử lý nước thải và rác thải đạt tiêu chuẩn - Người dân sẵn sàng sử dụng và trả phí sử dụng nước sạch và dịch vụ xử lý nước thải, rác thải. Chi phí tiếp cận thị trường hợp lý Khảo sát lấy ý kiến Chi phí thấp hơn hoặc bằng các địa phương lân cận Chi phí đầu tư hợp lý Khảo sát lấy ý kiến Chi phí đầu tư, xây dựng thấp hơn hoặc bằng các địa phương khác Quy trình PPP Thống nhất Quan sát thực tiễn + Khảo sát lấy ý kiến Đã có văn bản quy định chung, không có sự mâu thuẫn Môi trường pháp lý Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Khả thi Khảo sát lấy ýkiến Việc triển khai quy định về quy trình PPP trên thực tế không gặp phải vướng mắc Quy định về cấu trúc tài trợ Thống nhất Khảo sát lấy ýkiến Không có sự mâu thuẫn giữa các quy định về cấu trúc tài trợ Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Hợp lý Khảo sát lấy ýkiến Quy định về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ vốn vay đảm bảo tăng tính hiệu quả 155 của dư án. Quy định về cơ chế chia sẻ rủi ro Thống nhất Khảo sát lấy ýkiến Đã có văn bản quy định chung, không có sự mâu thuẫn Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Hợp lý Khảo sát lấy ýkiến Rủi ro được chia sẻ cho các bên phù hợp với khả năng giải quyêt rủi ro của bên đó Thống nhất Khảo sát lấy ýkiến Ban hành văn bản quy định chung, không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản khác nhau Quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính về PPP Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Khả thi Khảo sát lấy ýkiến Quy định có thể được áp dụng trong thực tế. Đầy đủ Khảo sát lấy ý kiến Quy định xử phạt bao quát tất cả các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong quá trình triển khai dư án. Quy định về chính sách hỗ trợ Thống nhất Khảo sát lấy ýkiến Ban hành văn bản quy định chung, không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản khác nhau Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Khả thi Khảo sát lấy ý Quy định có thể được áp 156 kiến dụng trong thực tế Có tính hấp dẫn nhà đầu tư Khảo sát lấy ý kiến Mức hỗ trợ cao hơn so với các hình thức đầu tư khác Mức hỗ trợ cao hơn so với các địa phương khác. Quy định về lựa chọn dự án Đầy đủ Khảo sát lấy ý kiến Đã có văn bản quy định về các tiêu chí lựa chọn dự án Công khai Khảo sát lấy ýkiến Các tiêu chuẩn lựa chọn dự án được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Công bằng Khảo sát lấy ýkiến Các tiêu chí được xây dựng sát với nhu cầu thực tiễn. Không có cơ chế xin - cho trong việc lựa chọn dự án Quy định về lựa chọn nhà đầu tư Đầy đủ Khảo sát lấy ý kiến Đã có văn bản quy định về các tiêu chí và cách thức lựa chọn nhà đầu tư Công khai Khảo sát lấy ýkiến Quy định được công khai trên thông tin đại chúng. Minh bạch Khảo sát lấy ýkiến Các bên liên quan đều hiểu về quy định. Không có sự sai khác trong cách hiểu và vận dụng quy trình giữa các bên liên quan. Công bằng Khảo sát lấy ýkiến Các tiêu chí được xây dựng sát với nhu cầu thực tiễn. Không có cơ chế xin - cho trong việc lựa chọn dự án Năng lực nhà Cam kết tham gia dự án Rõ ràng Khảo sát lấy ýkiến Các cam kết được văn bản hóa một cách rõ ràng, dễ hiểu. 157 nước Đúng tiến độ Khảo sát lấy ý kiến Các nghĩa vụ của nhà nước đều được thực hiện đúng tiến độ đã cam kết Thực hiện đúng cam kết tham gia dự án Khảo sát lấy ý kiến Các nghĩa vụ của nhà nước đều được thực hiện đúng nội dung đã cam kết Lựa chọn dự án Có năng lực phân tích tài chính dự án Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ nhà nước có trình độ phân tích hiệu quả tài chính dự án Có năng lực phân tích kinh tế dự án Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ nhà nước có trình độ phân tích hiệu quả kinh tế dự án Có năng lực phân tích kỹ thuật của dự án Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ nhà nước có trình độ phân tích hiệu quả kỹ thuật dự án Công bằng trong lựa chọn dự án Khảo sát lấy ý kiến Không có sự thiên vị trong quá trình lựa chọn dự án Khách quan trong lựa chọn dự án Khảo sát lấy ý kiến Các dự án được lựa chọn không phụ thuộc ý kiến chủ quan của người có thẩm quyền Lựa chọn nhà đầu tư Phân tích năng lực tài chính nhà đầu tư Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ nhà nước có trình độ phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ nhà nước có khả năng đánh giá kinh nghiệm của nhà đầu tư Lập hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu chất lượng cao Khảo sát lấy ý kiến Hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu được lập rõ ràng, đúng quy định, dễ hiểu. Công bằng trong lựa chọn nhà đầu tư Khảo sát lấy ý kiến Không có sự thiên vị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư Khách quan Khảo sát lấy ý Nhà đầu tư được lựa chọn 158 trong lựa chọn nhà đầu tư kiến không phụ thuộc ý kiến chủ quan của người có thẩm quyền. Tham gia dự án Lập danh mục dự án tốt Khảo sát lấy ý kiến Các dự án trong danh mục được triển khai trong thực tế Có năng lực giải phóng mặt băng đúng tiến độ Khảo sát lấy ý kiến Công tác giải phóng mặt bằng luôn được thực hiện đúng tiến độ đã đề ra. Quỹ đất dồi dào Khảo sát lấy ý kiến Nhiều khu đất có giá trị thương mại cao để đối ứng cho các dư án BT Vốn nhà nước đủ mạnh để tham gia dự án Khảo sát lấy ý kiến Ngân sách tỉnh có thu đủ bù chi. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch bố trí vốn ngân sách đối ứng cho các dự án PPP. Giám sát dự án tốt Khảo sát lấy ý kiến Cán bộ theo dõi có trình độ chuyên môn cao. Có kế hoạch theo dõi, giám sát thường xuyên dự án. Đánh giá tình hình thực hiện dự án tốt Khảo sát lấy ý kiến Các sai phạm đều được phát hiện và đánh giá đúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_ve_hop_tac_cong_tu_trong_u.pdf
  • pdf2. Tóm tắt luận án_tiếng anh.pdf
  • pdf3. Tóm tắt luận án_tiếng việt.pdf
  • pdf4. Trang thong tin diem moi tieng Viet + tieng Anh.pdf
  • docxII. Mẫu Trang thông tin của luận án - Tiếng Việt.docx