Tuổi trung bình của các xác được nghiên cứu là 73,48 ± 12,57 tuổi, lớn
nhất là 100 tuổi, nhỏ nhất là 32 tuổi.
Trong đó, số xác ≥ 60 tuổi chiếm đến 44 (76,67%) trường hợp. Điều này
do đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các xác được hiến tặng, nên đa số các
trường hợp tử vong do bệnh hay do tuổi cao. Ngoài ra, bộ môn Giải Phẫu học
cũng không nhận những trường hợp tự tử hay tai nạn dập nát nhiều.
Ở người cao tuổi, mạch máu sẽ có nhiều thay đổi như xơ vữa mạch máu
hay phình mạch làm cho đường kính, hình thái của động mạch cũng thay đổi.
Về mặt đại thể, tuy chưa có những nghiên cứu trên động mạch ngực
trong, nhưng Shurtleff và cộng sự43 nghiên cứu trên 348 động mạch gian sườn
sau ghi nhận động mạch gian sườn sau ở người trên 60 tuổi có đường đi cong,
xoắn vặn hơn người dưới 60 tuổi.
Theo Han44, tình trạng xoắn vặn, ngoằn ngoèo của động mạch tỷ lệ thuận
với tuổi, tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu.
Về mặt mô học, ở người cao tuổi, thành mạch sẽ có nhiều biến đổi như
xuất hiện tình trạng xơ vữa, sự thay đổi về bề dày lớp áo giữa và lớp áo trong
của động mạch, hay sự mất chức năng của lớp nội mô, 45
Do đó, qua nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ có những đề tài nghiên
cứu ở những độ tuổi khác nhau để thấy được sự thay đổi về đặc điểm giải phẫu
và mô học của động mạch ngực trong theo từng nhóm tuổi.
140 trang |
Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của động mạch ngực trong trên người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14,2% 9,2% 2 (4,0%) 0 (0,0%)
Xương sườn
thứ V
0,9% 0,8% 0,8% 0 (0,0%) 0 (0,0%)
99
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận vị trí bám cao nhất thường gặp
của cơ ngang ngực hai bên là xương sườn thứ I và xương sườn thứ II.
Đối với bên trái, chúng tôi không ghi nhận được trường hợp cơ ngang
ngực bám ở vị trí xương sườn thứ I và xương sườn thứ IV. Đối với bên phải,
chúng tôi ghi nhận được 1 (2,0%) trường hợp cơ ngang ngực bám vào xương
sườn thứ I và 2 (4,0%) trường hợp cơ ngang ngực bám vào xương sườn thứ IV.
Theo Jelev30, Vaida66, cơ ngang ngực đóng vai trò quan trọng trong phẫu
thuật lấy động mạch ngực trong làm cầu nối. Phẫu thuật lấy động mạch ngực
trong nên bắt đầu ở vị trí giữa sụn sườn thứ nhất và cơ ngang ngực vì ở vị trí
này chỉ có 1 lớp mạc mỏng che phủ động mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bóc tách động mạch khỏi mô xung quanh.
Động mạch
ngực trong
Xương
sườn thứ IV
Cơ ngang
ngực
100
Hình 4.8. Trường hợp cơ ngang ngực bám vào xương sườn thứ IV
“Nguồn: mẫu nghiên cứu, xác 653”
Trong nghiên cứu của Jelev30, tác giả ghi nhận đầu dưới cơ ngang ngực
bám thấp nhất vào xương sườn thứ VI trong 76,4% trường hợp. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu này, chúng tôi không xác định được vị trí bám thấp nhất của
cơ ngang ngực trong hầu hết các trường hợp. Do, khi phẫu tích đầu dưới của
cơ ngang ngực, chúng tôi ghi nhận cơ ngang ngực hòa vào lớp mạc ở thành sau
của ngực mà không tạo thành điểm bám rõ rệt.
4.3. Đặc điểm mô học của động mạch ngực trong
4.3.1. Bề dày các lớp của động mạch ngực trong
Chúng tôi ghi nhận, ở đầu gần đầu gần, bề dày lớp áo giữa của động
mạch ngực trong là 176,37 ± 21,16 µm, của lớp áo trong là 72,82 ± 25,16 µm.
Ở đầu xa, bề dày lớp áo giữa của động mạch ngực trong là 88,37 ± 41,16 µm,
của lớp áo trong là 44,29 ± 22,64 µm. Bề dày các lớp áo của động mạch ngực
trong ở đoạn gần lớn hơn so với bề dày các lớp áo của động mạch ngực trong
ở đầu xa (p <0,00). Như vậy, càng xa nguyên ủy, thành mạch càng mỏng hơn,
như vậy sẽ dễ tổn thương hơn khi phẫu tích lấy mạch máu
Sau khi có bề dày các lớp của mạch máu, chúng tôi tính tỷ lệ tăng sinh
nội mạch của động mạch ngực trong. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
98,68% trường hợp động mạch ngực trong tại nguyên ủy không có tình trạng
tăng sinh nội mạc. Chỉ có 1 trường hợp tăng sinh nội mạc ở mức độ vừa được
ghi nhận tại vị trí nguyên ủy động mạch ngực trong. Đây là trường hợp xác
nam, 85 tuổi. Điều này có thể liên quan đến độ tuổi của mẫu nghiên cứu.
101
Ngoài ra, giới hạn của đề tài đó là không khai thác được tiền căn hay
bệnh lý đi kèm của mẫu nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu37,67 cho rằng mức độ xơ
vữa và tăng sinh nội mạc của động mạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thói
quen hút thuốc, bệnh lý rối lọan chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, lớn tuổi,
Độ dày lớp áo giữa có ý nghĩa quan trọng đối với đặc điểm co thắt của
động mạch4,20,68. Theo các tác giả, khi độ dày lớp áo giữa lớn thì lớp này sẽ có
nhiều tế bào cơ trơn. Điều này gây co thắt động mạch khi phẫu thuật lấy động
mạch làm mảnh ghép, làm tăng tỷ lệ thất bại của phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật
viên cần tránh các yếu tố nguy cơ như kích thích cơ học lên động mạch ghép
hay không sử dụng thuốc dãn mạch làm co thắt mảnh ghép, gây thất bại sớm
sau phẫu thuật.
Tượng tự, theo He và cộng sự18, có 2 vị trí của động mạch có nhiều sợi
cơ trơn là vị trí tại nguyên ủy và vị trí tại đầu xa của động mạch. Hai vị trí này
thường xảy ra tình trạng co thắt mạch máu. Do đó, phẫu thuật viên cần phẫu
tích nhẹ nhàng, tránh tác động cơ học nhiều lên thành mạch và sử dụng các
thuốc làm dãn mạch giúp làm tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật.
Hình 4.9. Các vị trí co thắt của động mạch ngực trong
“Nguồn: He GW, 2006”18
Vị trí co
thắt ở
đầu gần
Vị trí co
thắt ở
đầu xa
102
4.3.2. Đặc điểm về số sợi chun ở các đoạn của động mạch ngực trong
Càng xa nguyên ủy số sợi chun ở lớp áo giữa của động mạch ngực trong
càng giảm dần.
Chúng tôi ghi nhận 100% mẫu mô tại vị trí nguyên ủy của động mạch
ngực trong là động mạch chun. Đối với động mạch ngực trong bên trái, số sợi
chun trung bình là 10,92 sợi, ít nhất là 8,25 sợi và nhiều nhất là 13,50 sợi. Đối
với động mạch ngực trong bên phải, số sợi chun trung bình là 10,74 sợi, ít nhất
là 8,5 sợi và nhiều nhất là 13,00 sợi. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào
có đến 18 sợi chun như các nghiên cứu khác18,20,42.
Điều này có thể do khác biệt về độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi
lớn hơn so với các nghiên cứu khác. Ngoài ra, kết quả này có thể liên quan đến
thời gian bảo quản mẫu nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu18,20,42 được tiến
hành trên mẫu xác tươi. Còn nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
trên mẫu xác ướp đã bảo quản nhiều năm.
Tương tự nghiên cứu của van Son và cộng sự20, khoảng 20% – 30% đầu
của động mạch ngực trong chuyển dần thành động mạch hỗn hợp, với số sợi
chun thay đổi từ 5 đến 7 sợi. Chúng tôi cũng ghi nhận số sợi chun ở vị trí chỗ
nối ¼ trên và ¾ dưới của động mạch ngực trong trung bình là 6,83 sợi, nhiều
nhất là 7,55 sợi, ít nhất là 5,25 sợi đối với động mạch ngực trong bên trái và
trung bình là 6,67 sợi, nhiều nhất là 8,75 sợi, ít nhất là 5,25 sợi đối với động
mạch ngực trong bên phải.
Số sợi chun ở đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của động mạch ngực trong
bên trái nhiều hơn động mạch ngực trong bên phải. Sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê với p là lượt là 0,04 và 0,21. Điều này tương tự nghiên cứu của
Ribeiro và cộng sự36 nghiên cứu so sánh đặc điểm mô học của động mạch ngực
103
trong bên phải và động mạch ngực trong bên trái. Tác giả nhận thấy động mạch
ngực trong bên trái có nhiều sợi chun hơn động mạch ngực trong bên phải
Đến vị trí tận của động mạch ngực trong, chúng tôi ghi nhận 100% động
mạch là dạng động mạch cơ, với số sợi chun trung bình là 2,27 sợi, nhiều nhất
là 2,5 sợi, ít nhất là 2 sợi.
Do đặc điểm đầu xa của động mạch ngực trong có ít sợi chun hơn, nên
sẽ có khả năng co thắt nhiều hơn. Do đó, phẫu thuật viên cần thao tác nhẹ
nhàng, tránh kích thích cơ học lên động mạch gây co thắt động mạch. Ngoài ra,
việc lựa chọn chiều dài của cầu nối cũng hết sức quan trọng. Phẫu thuật viên
cần lựa chọn chiều dài động mạch phù hợp, tránh lấy quá dài đến đoạn động
mạch ngực trong chuyển thành dạng động mạch cơ làm tăng nguy cơ thất bại
của phẫu thuật.
Hình 4.10. Trường hợp chỉ có 2 sợi chun ở đầu xa
“Nguồn: xác 769, mẫu nghiên cứu”
104
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 50 xác người Việt Nam trưởng thành, gồm 32 xác
nam và 18 xác nữ, tuổi trung bình là 73,48 ± 12,57 tuổi, chúng tôi rút ra một số
kết luận như sau:
1. Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực trong
- 86% động mạch ngực trong bên trái và 96% động mạch ngực trong bên
phải xuất phát trực tiếp từ động mạch dưới đòn. Động mạch ngực trong có thể
xuất phát chung thân với thân giáp cổ và những nhánh của thân giáp cổ.
- Đường kính động mạch ngực trong bên trái trung bình là 3,63 ± 0,48
mm, bên phải trung bình là 3,77 ± 0,45mm.
- Chiều dài động mạch ngực trong bên trái trung bình là 20,87 ± 2,18 cm,
bên phải trung bình là 20,17 ± 2,21 cm. Động mạch ngực trong bên trái dài hơn
động mạch ngực trong bên phải (p<0,001).
- 72% trường hợp thần kinh hoành bắt chéo phía trước và 28% trường
hợp thần kinh hoành bắt chéo phía sau động mạch ngực trong.
- Tĩnh mạch ngực trong thường đi phía trong của động mạch. 56% trường
hợp đoạn đầu của tĩnh mạch ngực trong bên trái đi phía ngoài của động mạch
ngực trong.
- 100% trường hợp động mạch ngực trong không có cơ ngang ngực che
phủ ở khoảng gian sườn thứ I. Vùng trần của động mạch ngực trong thường
kéo dài từ xương sườn thứ I đến khoảng gian sườn thứ II, chiếm 70% trường
hợp đối với bên trái và 60% trường hợp đối với bên phải.
2. Đặc điểm mô học của động mạch ngực trong
105
- Ở đầu gần, bề dày lớp áo giữa của động mạch ngực trong là 176,37 ±
21,16 µm, của lớp áo trong là 72,82 ± 25,16 µm.
- Ở đầu xa, bề dày lớp áo giữa của động mạch ngực trong là 88,37 ±
41,16 µm, của lớp áo trong là 44,29 ± 22,64 µm.
- 98,68% trường hợp đầu gần động mạch ngực trong không có tăng sinh
nội mạc.
- 68,42% trường hợp đầu xa của động mạch ngực trong có tình trạng tăng
sinh nội mạc.
- Có sự chuyển tiếp dần từ dạng động mạch chun sang động mạch cơ
theo chiều dài của động mạch ngực trong. 100% trường hợp đầu gần động mạch
ngực trong là động mạch chunn. 100% trường hợp đầu xa động mạch ngực
trong là dạng động mạch cơ.
106
KIẾN NGHỊ
Qua “Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của động mạch ngực trong trên
người Việt Nam”, chúng tôi có những kiến nghị sau:
- Cần khảo sát đặc điểm giải phẫu, như dạng nguyên ủy, nhánh bên,
đường đi của động mạch ngực trong khi phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
có sử dụng động mạch ngực trong làm cầu nối để phát hiện những biến thể có
thể gặp.
- Nên phẫu tích, bóc động mạch ngực trong từ khoảng gian sườn thứ II
trở lên, vì đây là vùng trần của động mạch.
- Về mặt mô học, lựa chọn chiều dài động mạch ngực trong phù hợp vì
đầu xa có hiện tượng tăng sinh nội mạc và giảm số lượng sợi chun.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các tác giả. Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng của động mạch ngực
trong trên xác người Việt Nam trưởng thành. Tạp chí Y học Cộng đồng
(Vietnam Journal of Community Medicine). 2024. 65(2): 271-277.
2. Các tác giả. Nghiên cứu so sánh đặc điểm mô học động mạch ngực trong
và các động mạch có thể dùng bắc cầu động mạch vành khác. Tạp chí Y
học Cộng đồng (Vietnam Journal of Community Medicine). 2024. 65(3):
96-103.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Cardiovascular Diseases (CVD) in Viet Nam.” World Health
Organization, World Health Organization, www.who.int/vietnam/health-
topics/cardiovascular-diseases.
2. Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Anh Dũng, Vũ Trí Thanh, và cộng sự. Tái
tưới máu toàn bộ trong bệnh nhiều nhánh mạch vành: kết quả bước đầu
của phẫu thuật dùng hai động mạch ngực trong làm tất cả các cầu nối. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2009; 13(1):81-89.
3. Văn Hùng Dũng, Phạm Thanh Bình, Châu Chí Linh, Hoàng Anh Khôi,
Nguyễn Thị Như Hà. Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Viêt Nam. 2021;
34:5-10.
4. Berdajs D, Turina MI. Operative anatomy of the heart. 1st ed. Springer;
2011
5. Văn Hùng Dũng. Nghiên cứu sử dụng toàn bộ động mạch làm cầu nối
động mạch vành. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh. 2013.
6. Nguyễn Thành Luân, Trần Quyết Tiến. Kết quả sớm phẫu thuật bắc cầu
động mạch vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể tại bệnh viện Chợ
Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 500(1):243-249.
7. Chaban R, Ghazy A, Treede H. Perioperative Safety of Bilateral Internal
Thoracic Artery Coronary Bypass in Elderly. Rev. Cardiovasc.
Med. 2023, 24(1), 4. https://doi.org/10.31083/j.rcm2401004
8. Đoàn Văn Phụng, Trần Quyết Tiến. Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học
động mạch vị mạc nối phải sử dụng làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu
mạch vành tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Phẫu thuật Tim Mạch và Lồng
Ngực Việt Nam. 2020; 20:33-39.
9. Nguyễn Quang Quyền. Bài giảng giải phẫu học - tập 1. In lần thứ 23.
Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh; 2022.
10. Standring S. Gray's Anatomy: The Anatomical Basis of Clinical Practice.
41st ed. Elsevier; 2015
11. Netter FH. Atlas of human anatomy. 8th ed. Elsevier; 2022.
12. Lê Văn Cường. Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt Nam. In
lần thứ nhất. Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh; 2012.
13. Henriquez-Pino J, Gomes WJ, Prates JC, Buffolo E. Surgical anatomy of
the internal thoracic artery. Ann Thorac Surg. 1997; 64(4):1041 – 1045.
14. Pawlina W, Ross MH. Histological a text and atlas with correlated cell
and molecular biology. 8th ed. Wolters Kluwer. 2018.
15. Cui M, Naftel JP, Daley WP, et al. Atlas of Histology with Functional and
Clinical Correlations. 1st ed. Lippincott Williams & Wilkins. 2010.
16. Mescher AL. Junqueira's Basic Histology: Text and Atlas. 16th ed.
McGraw Hill. 2021.
17. Young KA, Wise JA, Desaix P, Kruse DH. Anatomy and Physiology by
OpenStax. 1st ed. XanEdu Publishing Inc. 2013.
18. He GW, Cooley DA. Arterial Grafting for Coronary Artery Bypass
Surgery2001. 2nd ed. Springer. 2006.
19. Barry MM, Foulon P, Ledoux B, et al. Comparative histological and
biometric study of the coronary, radial and left internal thoracic arteries.
Surg Radiol Anat. 2003; 25(3-4):284-289. DOI: 10.1007/s00276-003-
0142-x
20. Van Son JA, Smedts F, de Wilde PC, et al. Histological study of the
internal mammary artery with emphasis on its suitability as a coronary
artery bypass graft. Ann Thorac Surg. 1993; 55(1):106-113. DOI:
10.1016/0003-4975(93)90483-x.
21. Đoàn Văn Phụng. Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học và ứng dụng lâm sàng
động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động
mạch. Luận án tiến sĩ học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2018.
22. Incani A, Lee JC, Poon KK, et al. Anomalous origin of the left internal
mammary artery from the aortic arch. JACC: Cardiovascular
interventions. 2012; 5(9): 27 – 28.
23. Jiang S, Sun XW, Jie B, Yu D. Common trunk of left internal thoracic
artery and thyrocervical trunk arising from the ipsilateral vertebral artery.
Surg Radiol Anat. 2012; 35(5): 451 – 453.
24. Mehmet OC, Bahar OC, Basaloglu I. Anomalous origin of left internal
thoracic artery from the second intercostal artery. International Journal of
Morphology. 2012; 30(4): 1590 – 1592.
25. Zitoun O, Hei EL, Goldstein J. Left internal mammary artery originating
from the third intercostal atrery. Asia Pacific Heart Journal. 1998; 7(3):
223 – 224.
26. Westrych K, Ruzik K, Zielinska, N, et al. Common trunk of the internal
thoracic artery, inferior thyroid artery and thyrocervical trunk from the
subclavian artery: a rare arterial variant. Surg Radiol Anat. 2022; 44: 983–
986. https://doi.org/10.1007/s00276-022-02977-w.
27. Loukas M, Tobola MS, Tubbs RS, et al. The clinical anatomy of the
internal thoracic veins. Folia Morphol (Warsz). 2007; 66(1):25-32.
28. Owens WA, Gladstone DJ, Heylings DJ. Surgical anatomy of the phrenic
nerve and internal mammary artery. Ann Thorac Surg. 1994; 58(3): 843 –
844.
29. Hefel L, Schwabegger A, Ninković M, et al. Internal mammary vessels:
anatomical and clinical considerations. British Journal of Plastic Surgery.
1995; 48(8): 527 – 532.
30. Jelev L, Hristov S, Ovtscharoff W. Variety of transversus thoracis muscle
in relation to the internal thoracic artery: an autopsy study of 120 subjects.
Journal of Cardiothoracic Surgery. 2011; 6(11): 11 – 17.
31. Barberini F, Cavallini A, Carpino G, et al. Lateral costal artery: Accessory
thoracic vessel of clinical interest. Clinical Anatomy. 2004; 17(3): 218 –
226.
32. Hartman AR, Mawulawde KI, Dervan JP, et al. Myocardial
revascularization with the lateral costal artery. Ann Thorac Surg. 1990;
49(5): 816 – 818.
33. Salve VM. An aberrant right lateral branch from right internal thoracic
artery. International Journal of Anatomical Variations. 2010; 3: 114–116.
34. Lakkireddy DR, Lanspa TJ, Mehta NJ, et al. Internal mammary artery
steal syndrome secondary to an anomalous lateral branch. Int J Cardiol.
2005; 101(2): 319 – 322.
35. Karaman B, Battal B, Bozkurt Y, et al. The anatomic evaluation of the
internal mammary artery using multidetector CT angiography. Diagnostic
and Interventional Radiology. 2012; 18(2): 215 – 220.
36. Ribeiro MFL, Kneubil MC, Aquino MS, et al. Histomorphometric
differences between the left and right internal thoracic arteries in humans.
Rev Bras Cir Cardiovasc. 2008; 23(1):1-6. DOI: 10.1590/s0102-
76382008000100002.
37. Suresh S, Kalpana SR, Kumar HVJ, Selvam S, Sreedhar K.
Histopathology and Morphometric Analysis of the Internal Mammary
Artery to Study the Incidence of Atherosclerosis and Its Associated Risk
Factors. Cardiovascular Surgery. 2020; 10: 67-74. doi:
10.4236/wjcs.2020.106009.
38. Nguyễn Đức Trung. Nghiên cứu hình thái và kích thước của các dạng
động mạch dưới đòn và các nhánh bên. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học
Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2012.
39. Trần Quyết Tiến. Ghép mạch trong mổ bắc cầu động mạch vành tim. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2007; 18 (1): 334 – 340.
40. Đỗ Kim Quế, Chung Giang Đông. Kết quả phẫu thuật cầu nối động mạch
chủ vành trong điều trị hẹp nhiều nhánh động mạch vành ở bệnh nhân có
hẹp động mạch cảnh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014; 18 (3): 383
– 388.
41. Nguyễn Hoàng Định, Phạm Thọ Tuấn Anh, Trần Quyết Tiến, Nguyễn Văn
Phan, Huỳnh Thị Minh Thùy. Nghiên cứu đa trung tâm theo dõi đến 8
năm: hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành dùng hai động
mạch ngực trong. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2016; 20 (2): 52 – 63.
42. Kobayashi H, Kitamura S, Kawachi K, et al. A Pathological and Bio-
chemical Study of Arteriosclerosis in the Internal Thoracic Artery, a
Vessel Commonly Used as a Graft in Coronary Artery Bypass Surgery.
Surgery Today. 1993; 23: 697-703.
43. Shurtleff E, Olinger A. Posterior intercostal artery tortuosity and collateral
branch points: a cadaveric study. Folia Morphol. 2012; 71(4): 245 – 251.
44. Han HC. Twisted blood vessels: symptoms, etiology and biomechanical
mechanisms. Journal of Vascular Research. 2012; 49(3): 185 – 197.
45. McMaster KS, Blanc JM, Hamman BL, et al. Abnormal origin of the left
internal thoracic artery detected only by computed tomography. Proc
(Bayl Univ Med Cent). 2013; 26(3): 283 – 284.
46. Nyemb PM, Fontaine C, Martinot VD, Demondion X. A rare origin of the
internal thoracic artery on the left thyro-cervical trunk. MOJ Anat Physio.
2022; 9(1): 45-47 DOI: 10.15406/mojap.2022.09.00325.
47. Henriquez-Pino J, Mandiola-Lagunas E, Prates JC. Origin of the internal
thoracic artery and its relationship to the phrenic nerves. Ann Thorac
Surg. 1993; 15(1): 31 – 34.
48. Paraskevas G, Natsis K, Tzika M, Ioannidis O, et al. Abnormal origin of
internal thoracic artery from the thyrocervical trunk: surgical
considerations. Journal of Cardiothorac Surg. 2012; 7: 63 – 67.
49. Tartini R, Steinbrunn W, Kappenberger L, et al. Anomalous origin of the
left thyrocervical trunk as a cause of residual pain after myocardial
revascularization with internal mammary artery. Ann Thorac Surg. 1995;
40(3): 302 – 304.
50. Andreou AY, Iakovou I, Vasiliadis I, et al. Aberrant left internal thoracic
artery origin from the extrascalenic part of the subclavian artery. Exp Clin
Cardiol. 2011; 16(2): 62 – 64.
51. Lachman N, Satyapal KS. Morphometry of the internal thoracic arteries.
Surgical and Radiologic Anatomy. 1998; 20(4): 243 – 247.
52. Sons HJ, Marx R, Godehardt E, et al. Duplex sonography of the internal
thoracic artery. Preoperative assessment. J Thorac Cardiovasc Surg.
1994; 108(3): 549 – 555.
53. Puri N, Gupta PK, Mahant TS, et al. Bilateral internal thoracic artery harvesting:
anatomical variations to be considered. Indian Journal of Thoracic and
Cardiovascular Surgery. 2007; 23(3): 192 – 196.
54. Kropp BN. The lateral costal branch of the internal mammary artery. J Thorac
Cardiovasc Surg. 1951; 21: 421 – 425.
55. Sutherland FW, Desai JB. Incidence and size of lateral costal artery in 103
patients. Ann Thorac Surg. 2000; 69(6): 1865 – 1866.
56. Hijazi A, Mazhar R, Odeh S, et al. Coronary steal through anomalous
internal mammary artery graft. Treated by ligation without sternotomy.
Tex Heart Inst J. 1996; 23(3): 226 – 228.
57. Piazza L, Renzulli A, Scardone M, et al. Myocardial revascularization
with arterial conduits. The use of lateral costal artery. J Cardiovasc Surg
(Torino). 1999; 40(3): 385 – 386.
58. Tripp HF, Bolton JW. Phrenic nerve injury following cardiac surgery: a
review. J Card Surg. 1998; 13(3): 218 – 223.
59. Lachman N, Satyapal KS. Origin and incidence of xiphoid branch of the
internal thoracic artery. Surg Radiol Anat. 1999; 21(5): 351 – 354.
60. Barner HB, Standeven JW, Reese J. Twelve-year experience with internal
mammary artery for coronary artery bypass. J Thorac Cardiovasc Surg.,
1985; 90(8): 668-671.
61. Kitamura R, Ganaha F, Higashiura W, et al. Chest Compression-
Associated Internal Thoracic Artery Injury During Cardiopulmonary
Resuscitation: Incidence, Injury Patterns and Efficacy of Transcatheter
Arterial Embolization. Cardiovasc Intervent Radiol. 2024; 47 (3): 366 –
371.
62. Sharma OP, Hagler S, Oswanski MF. Prevalence of delayed hemothorax
in blunt thoracic trauma. The American Surgeon. 2005; 71: 481 – 486.
63. Ishikawa T, Brown GR. Traumatic arteriovenous fistula of the internal
mammary artery. J Trauma. 1977; 17(12): 978 – 980.
64. Masroor M, Zhou K, Chen C, Fu X, Zhao Y. All we need to know about
internal thoracic artery harvesting and preparation for myocardial
revascularization: a systematic review. J Cardiothorac Surg. 2021; 16 (1):
354 – 364.
65. Anson BJ, et al. Morris’ human anatomy, 18th edition, The Blackiston
division McGraw – Hill book company. 1966
66. Vaida MA, Damen NS, Jianu AM, Grigorita L. Sternalis and Transversus
Thoracis Muscles: An Anatomical Variation and Its Clinical Implications.
Journal of the Anatomical Society of India. 2021; 70(2):113-115.
DOI: 10.4103/JASI.JASI_218_19
67. Kraler S, Libby P, Evans PC, et al. The Internal Mammary Artery and its
Resilience to Atherogenesis: Shifting from Risk to Resistance to Address
Unmet Needs. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2021; 41(8): 2237–2251.
doi:10.1161/ATVBAHA.121.316256
68. Appleson T, Hill RV. Histological comparision of the candidate arteries
for bypass grafting of the posterior interventricular artery. Anat Sci Int.
2012; 87: 150-154.
PHỤ LỤC: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN XÁC
Đề tài: Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực trong ứng dụng trong phẫu
thuật bắc cầu động mạch vành
1. Hành chính:
1.1. Họ và tên: .......................................................................................
1.2. Giới: 1. Nam.o 2. Nữ. o
1.3. Năm sinh: ........................................................................................
1.4. Năm mất: ........................................................................................
1.5. Mã số xác: .......................................................................................
2. Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực trong bên TRÁI:
2.1. Nguyên ủy:
Xuất phát trực tiếp từ động mạch dưới đòn o
Xuất phát chung thân với động mạch khác o
2.2. Nếu xuất phát chung thân với động mạch khác. Động mạch chung thân:
Thân giáp cổ o
Động mạch ngang cổ o
Động mạch trên vai o
Động mạch giáp dưới o
Động mạch đốt sống o
Khác: (ghi rõ). o
2.3. Vị trí của nguyên ủy so với cơ bậc thang trước
Ngoài so với cơ bậc thang trước o
Sau so với cơ bậc thang trước. o
Trong so với cơ bậc thang trước o
2.4. Nhánh bên
Động mạch sườn bên: 1. Có o 2. Không o
Động mạch giáp dưới: 1. Có o 2. Không o
Động mạch trên vai: 1. Có o 2. Không o
Nhánh khác: ...................................................................................
2.5. Liên quan với bờ ngoài xương ức:
Khoảng gian sườn 1: mm
Khoảng gian sườn 2: mm
Khoảng gian sườn 3: mm
Khoảng gian sườn 4: mm
Khoảng gian sườn 5: mm
Khoảng gian sườn 6: mm
Khoảng gian sườn 7: mm
Khoảng gian sườn 8: mm
2.6. Động mạch tận cùng ngang mức:
Khoảng gian sườn 1 o Khoảng gian sườn 2 o
Khoảng gian sườn 3 o Khoảng gian sườn 4 o
Khoảng gian sườn 5 o Khoảng gian sườn 6 o
Khoảng gian sườn 7 o Khoảng gian sườn 8 o
2.7. Chiều dài động mạch ngực trong: ................................................... mm
2.8. Đoạn đầu tĩnh mạch ngực trong:
Nằm ngoài so với động mạch o Nằm ngoài trong với động mạch o
2.9. Tĩnh mạch chia đôi ngang mức:
Khoảng gian sườn 1 o Khoảng gian sườn 2 o
Khoảng gian sườn 3 o Khoảng gian sườn 4 o
Khoảng gian sườn 5 o Khoảng gian sườn 6 o
Khoảng gian sườn 7 o Khoảng gian sườn 8 o
2.10. Vị trí bám của cơ ngang ngực:
Xương sườn 1 o Xương sườn 2 o
Xương sườn 3 o Xương sườn 4 o
Xương sườn 5 o Xương sườn 6 o
Xương sườn 7 o Xương sườn 8 o
3. Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực trong bên PHẢI:
3.1. Nguyên ủy:
Xuất phát trực tiếp từ động mạch dưới đòn o
Xuất phát chung thân với động mạch khác o
3.2. Nếu xuất phát chung thân với động mạch khác. Động mạch chung thân:
Thân giáp cổ o
Động mạch ngang cổ o
Động mạch trên vai o
Động mạch giáp dưới o
Động mạch đốt sống o
Khác: (ghi rõ). o
3.3. Vị trí của nguyên ủy so với cơ bậc thang trước
Ngoài so với cơ bậc thang trước o
Sau so với cơ bậc thang trước. o
Trong so với cơ bậc thang trước o
3.4. Nhánh bên
Động mạch sườn bên: 1. Có o 2. Không o
Động mạch giáp dưới: 1. Có o 2. Không o
Động mạch trên vai: 1. Có o 2. Không o
Nhánh khác: ................................................................................... o
3.5. Liên quan với bờ ngoài xương ức:
Khoảng gian sườn 1: mm
Khoảng gian sườn 2: mm
Khoảng gian sườn 3: mm
Khoảng gian sườn 4: mm
Khoảng gian sườn 5: mm
Khoảng gian sườn 6: mm
Khoảng gian sườn 7: mm
Khoảng gian sườn 8: mm
3.6. Động mạch tận cùng ngang mức:
Khoảng gian sườn 1 o Khoảng gian sườn 2 o
Khoảng gian sườn 3 o Khoảng gian sườn 4 o
Khoảng gian sườn 5 o Khoảng gian sườn 6 o
Khoảng gian sườn 7 o Khoảng gian sườn 8 o
3.7. Chiều dài động mạch ngực trong: ................................................... mm
3.8. Đoạn đầu tĩnh mạch ngực trong:
Nằm ngoài so với động mạch o Nằm ngoài trong với động mạch o
3.9. Tĩnh mạch chia đôi ngang mức:
Khoảng gian sườn thứ I o Khoảng gian sườn thứ II o
Khoảng gian sườn thứ III o Khoảng gian sườn thứ IV o
Khoảng gian sườn thứ V o Khoảng gian sườn VI o
Khoảng gian sườn VII o Khoảng gian sườn VIII o
3.10. Vị trí bám của cơ ngang ngực:
Xương sườn thứ I o Xương sườn thứ II o
Xương sườn thứ III o Xương sườn thứ IV o
Xương sườn thứ V o Xương sườn thứ VI o
Xương sườn thứ VII o Xương sườn thứ VIII o
3.11. Vị trí cơ ngang ngực bắt chéo động mạch ngực trong
Khoảng gian sườn thứ: ......................................................................
PHỤ LỤC: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU TRÊN MẪU MÔ
Đề tài: Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực trong ứng dụng trong phẫu
thuật bắc cầu động mạch vành
1. Hành chính:
1.1. Họ và tên: .......................................................................................
1.2. Mã số xác: .......................................................................................
1.3. Mẫu mô
Bên trái (A) o Bên phải (A) o
Bên trái (B) o Bên phải (B) o
Bên trái (C) o Bên phải (C) o
Bên trái (D) o Bên phải (D) o
2. Bề dày lớp áo giữa: ............................................... micro mét
3. Bề dày lớp áo trong: ............................................. micro mét
4. Số sợi chun lớp áo giữa tại vị trí A:
- Số sợi chung tại vị trí A1: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí A2: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí A3: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí A4: ............................ sợi
5. Số sợi chun lớp áo giữa tại vị trí B:
- Số sợi chung tại vị trí B1: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí B2: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí B3: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí B4: ............................ sợi
5. Số sợi chun lớp áo giữa tại vị trí C:
- Số sợi chung tại vị trí C1: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí C2: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí C3: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí C4: ............................ sợi
6. Số sợi chun lớp áo giữa tại vị trí D:
- Số sợi chung tại vị trí D1: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí D2: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí D3: ............................ sợi
- Số sợi chung tại vị trí D4: ............................ sợi
DANH SÁCH XÁC NGHIÊN CỨU
Đề tài: Đặc điểm giải phẫu của động mạch ngực trong ứng dụng trong phẫu
thuật bắc cầu động mạch vành
Số thứ tự Họ và tên Giới Tuổi Mã số xác
1. Lâm Thị A. Nữ 67 568
2. Nguyễn Văn Th. Nam 87 577
3. Nguyen Cong T. Nam 77 582
4. Nguyễn Thị T. Nữ 84 584
5. Phan Thị Tr. Nữ 83 710
6. Nguyễn Văn H. Nam 65 587
7. Nguyễn Văn S. Nam 73 589
8. Bùi Tiến Th. Nam 58 593
9. Phạm Văn H. Nam 85 595
10. Nguyễn Thị Gi. Nữ 76 600
11. Trương Văn P. Nam 78 601
12. Phan Thị T. Nữ 72 605
13. Nguyễn Thị Th. Nữ 81 608
14. Trần Đình A. Nam 69 609
15. Võ Văn M. Nam 68 612
16. Phạm Trung T. Nam 67 613
17. Phan Châu T. Nam 53 618
Số thứ tự Họ và tên Giới Tuổi Mã số xác
18. Lê Văn L. Nam 82 621
19. Phạm Công V. Nam 77 744
20. Phan Thị Bích L. Nữ 64 690
21. Mai Văn Đ. Nam 63 631
22. Mạc Diệu Th. Nữ 88 645
23. Cổ Tr. Nam 92 653
24. Nguyễn Thi B. Nam 70 642
25. Văn Thị S. Nữ 84 670
26. Tô Văn S. Nam 63 655
27. Phan Văn H. Nam 75 657
28. Võ L. Nam 85 694
29. Nguyễn Thị Minh Ng. Nữ 60 695
30. Nguyễn Thị Th. Nữ 75 705
31. Nguyễn Văn N. Nam 57 586
32. Nguyễn Thị Đ. Nữ 85 719
33. Trần Xuân H. Nam 78 757
34. Nguyễn H. Nam 100 763
35. Nguyễn Kim D. Nữ 87 769
36. Đoàn Trung Tr. Nam 85 780
37. Quan Sú H. Nam 69 781
Số thứ tự Họ và tên Giới Tuổi Mã số xác
38. Long Đ. Nam 78 799
39. Trần Thị Bích Tr. Nữ 32 808
40. Nguyễn Thị Kim H. Nữ 78 823
41. Nguyễn Văn R. Nam 78 576
42. Phạm Thị Th. Nữ 99 578
43. Nguyễn C. Nam 53 579
44. Nguyễn Ngọc Ch. Nam 68 580
45. Nguyễn Thành Đ. Nam 60 581
46. Đặng Văn H. Nam 78 585
47. Liêu Thế H. Nam 59 592
48. Nguyễn Thị Nh. Nữ 76 594
49. Trịnh Văn Đ. Nam 69 606
50. Lương Tố N. Nữ 64 607
TRƯỞNG BỘ MÔN