Luận án Nghiên cứu đảm bảo chất lượng kỹ thuật xạ trị dùng chùm photon hẹp cho máy Truebeam STX

Trong chương trình con DPM có 2 công cụ giảm phương sai có thể sử dụng là “moveable-skins” (áp dụng với jaws và MLCs, được thiết lập mặc định) và “simple splitting” với hình học mô phỏng chia theo voxel. Các công cụ giảm phuonwg sai hiệu quả nhất được biết trong PRIMO là “rotational splitting” và “splitting roulette”, được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp trong khu vực cần tính phân bố liều. “Splitting roulette” hiệu quả hơn “rotational splitting” ở các năng lượng thấp vì thế nó được khuyến cáo sử dụng ở chùm tia có năng lượng danh định < 15MV. Tuy nhiên cần cân nhắc việc sử dụng “splitting roulette” vì nó làm tăng đáng kể kích thước của PSF. Nói chung, splitting factor trong mô phỏng giai đoạn s3 của PRIMO cho kết quả tốt thường ở giá trị 100 cho PENELOPE và 300 cho DPM. Cần đánh giá thời gian thực hiện s3 để xem nếu với sf = 100 mà cho kết quả thời gian ước tính lớn thì cần reset việc mô phỏng và điều chỉnh hệ số này. Các công cụ “splitting” nói trên dẫn tới định nghĩa về kích thước của vùng splitting, là một vùng hình tròn ở mặt phẳng phía trên jaws (ngược về phía nguồn phát). Trong kỹ thuật splitting-roulette, các hạt bay theo hướng của vùng này được xem như có xác suất cao đóng góp vào liều. Ngược lại, rotational-splitting chỉ được áp dụng với các hạt bay ngang qua mặt phẳng của vùng splitting và giới hạn bên trong đó. Trong cả hai trường hợp, các hạt bay ngang qua mặt phẳng này và đi ra khỏi các giới hạn sẽ được loại ra khỏi mô phỏng. Kết quả là đường kính của vùng splitting cần được thiết lập lớn hơn so với đường chéo của trường chiếu tạo bởi jaws (giả định trường chiếu là đối xứng qua trục chính chùm tia).

pdf118 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đảm bảo chất lượng kỹ thuật xạ trị dùng chùm photon hẹp cho máy Truebeam STX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể do hệ số hiệu chỉnh cho đầu đo Exradin A16 trong nghiên cứu của MDADL chưa có sẵn với chùm tia 6MV-FFF [38]. Bảng 33: So sánh TPR20,10(10) giữa mô phỏng với các giá trị đo khác TPR20,10(10) 6MV-WFF 6MV-FFF PRIMO 0,664 0,622 Đo bằng PFD 0,664 0,630 Varian RBD 0,667 0,655 Kodama và cs. - 0,632 Ghazal và cs. 0,665 0,633 Thông thường, tinh chỉnh PSF thường bắt đầu với trường chiếu 10 cm, do đó TPR20,10(10) đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng chùm tia ở tất cả các trường chiếu khác. Trong nghiên cứu đối với 54 máy Truebeam và 27 máy TruebeamSTx thực hiện bởi Kodama và cs, TPR20,10(10) đều là 0,632 ± 0,002 cho chùm tia 6MV-FFF [59]. Nghiên cứu khác trên 8 máy Truebeam thực hiện bởi Ghazal cho thấy giá trị TPR20,10(10) là 0,665 và 0,633 lần lượt cho 2 chùm tia 6MV-WFF và 6MV-FFF [33]. Dữ liệu đại diện của Varian trên 10 máy bao gồm Truebeam và TruebeamSTx cho thấy TPR20,10(10) lần lượt là 0,667 và 0,655 cho chùm tia 6MV-WFF và 6MV-FFF, trong khi kết quả mô phỏng của nghiên cứu này tương ứng là 0,664 và 0,622. Do đó, dữ liệu PSF cung cấp bởi Varian đối với chùm tia 6MV-FFF cần được tinh chỉnh để phù hợp hơn với các kết quả đo được từ các nghiên cứu khác, không phải dữ liệu “chuẩn” của Varian. Kết quả đo bằng PFD của chúng tôi cũng cho thấy chỉ số TRP20,10(10) của chùm tia 6MV-FFF cung cấp bởi Varian sai khác lớn so với các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu của Belosi sử dụng PRIMO phiên bản trước và với Varian- PSF phiên bản 1 cũng cho thấy hiện tượng tương tự ở chùm tia 6MV-FFF [10]. 86 3.3.2 Kiểm định kết quả mô phỏng MC cho trường đơn Trong nghiên cứu này hệ số chuyển đổi tính được cho chùm tia 6MV-WFF và 6MV-FFF lần lượt là 0,0109 và 0,0053 [Gy/MU g/eV]. Đối với các trường chiếu đơn, các kết quả đo liều độc lập bởi IAEA và kết quả tính mô phỏng MC của chúng tôi được liệt kê như Bảng 34. Bảng 34: Kết quả đo liều độc lập sử dụng RPLD so với tính mô phỏng MC Trường chiếu (cm) 6MV-WFF 6MV-FFF MC (Gy) RPLD (Gy) Chênh lệch (%) MC (Gy) RPLD (Gy) Chênh lệch (%) 10 × 10 4,00 4,05 -1,2 4,06 4,05 0,5 4 × 4 4,08 4,07 0,2 4,00 3,98 2,4 2 × 2 4,07 4,04 0,6 4,20 3,93 1,3 1 × 1 4,19 4,1 2,3 4,05 3,90 3,9 Độ chênh lệch giữa đo đạc và mô phỏng đối với chùm tia 6MV-FFF lớn hơn so với chùm tia 6MV-WFF, phù hợp với kết quả so sánh TPR20,10(10) ở Bảng 33. 3.3.3 Kiểm định kết quả mô phỏng MC cho phantom E2E Hình 3.15 và Hình 3.16 là kết quả trực quan phân bố liều tính bởi mô phỏng MC trên các phantom E2E với dải màu được mô tả ở bình diện “Axial”. Hình 3.15: Mô phỏng MC bằng PRIMO cho phantom đầu (6MV-WFF) 87 Hình 3.16: Mô phỏng MC bằng PRIMO cho phantom đầu-cổ (6MV-FFF) Kết quả đo và mô phỏng liều trong phantom người được liệt kê trong Bảng 35 (kỹ thuật SRS, chùm tia 6MV-WFF) và Bảng 36 (kỹ thuật IMRT, chùm tia 6MV-FFF). Sai khác giữa mô phỏng và đo đạc đối với tất cả các “điểm” đều nhỏ hơn 2%. Bảng 35: Kết quả đo bằng TLD và mô phỏng MC trên phantom đầu 6MV-WFF TLD (cGy) MC (cGy) (2) Chênh lệch (%) TLD-superior 2731 2759 (1,3%) 1,03 TLD-inferior 2715 2732 (1,3%) 0,63 Trung bình 2723 2746 0,83 Theo Bảng 9 trong TG-219 khi so sánh “đơn điểm” giữa hai hệ thống tính liều độc lập, tiêu chí so sánh liều cho trường chiếu phức hợp chặt chẽ hơn với trường chiếu đơn [20], có thể do hiệu ứng bù trừ lẫn nhau giữa các trường chiếu đơn [106]. Sự khác nhau trung bình giữa tính mô phỏng và kết quả đo trong bảng 36 là 0,98%, thấp hơn so với giá trị 1,89% trong so sánh giữa tính mô phỏng của Varian trên phần mềm Eclipse v.10 so với kết quả đo tương tự trên phantom đầu cổ của MDADL [24]. 88 Bảng 36: Kết quả đo bằng TLD và mô phỏng MC trên phantom đầu-cổ 6MV-FFF TLD (cGy) MC (cGy) (2) Chênh lệch (%) 66SantTLD 720 724,5 (1,6%) 0,63 66IantTLD 724 723,0 (1,6%) -0,14 66SpostTLD 732 736,9 (1,6%) 0,67 66IpostTLD 723 736,0 (1,6%) 1,80 S54TLD 591 598,5 (1,5%) 1,27 I54TLD 575 579,3 (1,5%) 0,75 Cord sup. 376 379,2 (1,2%) 0,85 Cord inf. 369 363,8 (1,1%) -1,41 Trung bình 0,98 Kết quả kiểm định nói trên cho thấy việc kết hợp PRIMO/DPM và Varian- PSF (phiên bản 2) cho chùm tia 6MV-FFF và 6MV-WFF với các thông số mô phỏng mặc định cho thấy tổ hợp này đủ chính xác và có thể sử dụng thường quy như một hệ tính liều độc lập trong công tác đảm bảo chất lượng đối với kỹ thuật xạ trị VMAT và SRS trên máy Truebeam. Thời gian tính mô phỏng MC là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Với hai phantom mô phỏng người bệnh nói trên, thời gian tính vào khoảng 2,5 giờ trên máy tính có cấu hình tương đương với máy tính lập kế hoạch điều trị, đảm bảo độ bất định của liều ở voxel cần đo đạt dưới 2%, phù hợp để có thể thực hiện thường quy. 3.4 Tiểu kết Chương 3 Tóm lại, Chương 3 đã trình bày các kết quả thu được gồm các nội dung sau: Các kết quả đo ROF của từng hệ chuẩn trực cone, MLC, jaws riêng lẻ cho cả 6MV-WFF và 6MV-FFF cho thấy có sai khác khá lớn, lên tới 17% cho trường chiếu 0,5 cm. 89 Kết quả đo ROF cho hệ chuẩn trực kết hợp MLC-jaws phù hợp với bộ dữ liệu tương ứng cung cấp bởi MDADL trong phạm vi sai số của phép đo (<2%) đối với các trường chiếu ≥ 2 cm. So sánh kết quả đo ROF này với một số nghiên cứu khác của Akino và của Dufreneix cũng cho độ phù hợp tương tự, mặc dù với trường chiếu xuống tới 0,5 cm có sai khác lớn đến cỡ 7% nhưng đều nằm trong khoảng sai số của nhau (khoảng 3% – 3,5%) Mô hình sAXB được xây dựng độc lập với AXB, dựa trên việc bổ sung các thông số chùm tia cho các trường chiếu từ 2 cm xuống tới 0,5 cm, loại bỏ bộ dữ liệu của các trường chiếu lớn từ trên 15 cm tới 40 cm. sAXB đã được kiểm định độc lập theo các chương trình kiểm định khác nhau của IAEA và MDADL, thể hiện kết quả tốt hơn AXB, đủ điều kiện sử dụng trong lâm sàng với cả 2 loại chùm tia 6MV-WFF và 6MV-FFF. Phần mềm PRIMO (v.0.3.64.1814) làm việc kết hợp với Varian-PSF (v.2) được kiểm định độc lập cho thấy có sai lệch rất nhỏ dưới 2% trong kiểm định trường chiếu đơn của IAEA, và nhỏ hơn 1% trong kiểm định E2E của MDADL. 90 Kết luận và kiến nghị 1. Kết quả nghiên cứu của luận án: - Đã xây dựng mô hình sAXB với khả năng thực thi tốt cho các kỹ thuật xạ trị trường chiếu nhỏ sử dụng bộ chuẩn trực đa lá có độ phân giải cao (HD-MLC) bao gồm xạ trị điều biến liều (IMRT/VMAT) và xạ trị lập thể (SRS/SBRT). - sAXB cho kết quả tính toán phù hợp tốt hơn AXB đối với kết quả đo kiểm định. - Kết quả kiểm định bằng TLD cũng cho thấy phần mềm PRIMO (v.0.3.64.1814) làm việc kết hợp với Varian-PSF (v.2) cho sai số trung bình < 1%, trong khi độ không chắc chắn về kết quả tính toán của hệ tính liều này đều < 2% bao gồm cả những trường chiếu nhỏ tới 0,5 cm. - Hệ tính liều PRIMO và Varian-PSF nói trên có thể được sử dụng để sàng lọc các kế hoạch xạ trị trường chiếu nhỏ có chất lượng chưa tốt, mặc dù trước đó các kế hoạch điều trị này đã đạt các tiêu chí về phân bố liều theo tính toán mô phỏng trên phần mềm thương mại, thậm chí các kế hoạch này đã được kiểm tra trước điều trị bằng công cụ đảm bảo chất lượng dạng mảng (2D-array) thông thường. - Luận án đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến rủi ro có thể xảy ra trong quy trình xạ trị cũng như nghiên cứu các phương pháp, tiêu chí đo kiểm định cho trường chuẩn, trường chiếu nhỏ và kiểm định E2E, làm cơ sở để xây dựng và bổ sung thêm cho quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 13:2017/BKHCN. 2. Một số đóng góp mới của luận án: - Hệ số liều đầu ra ROF được đo và tính toán cho hệ chuẩn trực kết hợp MLC- jaws (IMRT-style và SBRT-style) là một điểm còn khá mới trong khi rất nhiều cơ sở và đặc biệt là ở Việt Nam chỉ đo trên hệ jaws, trong đó có cả các đơn vị kiểm định. Do đó, kết quả đo ROF với hệ chuẩn trực kết hợp bằng phương pháp 3 loại đầu đo này sẽ bổ sung thêm cho bộ dữ liệu tham khảo cho các trường chiếu xuống tới 0,5 cm. 91 - Kết quả của luận án cũng đóng góp thêm vào cơ sở dữ liệu hệ số hiệu chỉnh cho 3 đầu đo thế hệ mới của IBA bao gồm Razor Nano Chamber, Razor Chamber và Razor Diode khi sử dụng với các trường chiếu nhỏ tới 0,5 cm, đối với chùm tia 6MV-WFF và 6MV-FFF. - Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy RBD cung cấp bởi Varian cho chùm tia 6MV-FFF của trường chiếu tham chiếu 10 cm cần phải được điều chỉnh thêm để có thể sử dụng trong chuẩn liều tuyệt đối đầu ra của máy TrueBeam STx. - Nghiên cứu này còn quan sát thấy tiêu chí gamma chặt chẽ (1%,1mm) không nên được áp dụng để so sánh các đường cong đặc trưng không có hiệu chỉnh phù hợp. Tiêu chí gamma đề nghị sử dụng là (2%,1mm) hoặc (3%,1mm) phù hợp hơn trong hầu hết các tình huống, kể cả các phép đo tương đối không có hiệu chỉnh như đo phân bố liều cách tâm OCR hay phân bố liều theo độ sâu PDD. 3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: - Điểm còn hạn chế trong luận án là điều kiện về mặt kiểm định trong luận án này chỉ thực hiện được với trường chiếu nhỏ nhất là 0,5 cm. Do tồn tại các sai số về mặt cơ học trong thiết lập vị trí của các hệ chuẩn trực nên với các tổn thương có kích thước nhỏ hơn 0.5 cm cần được chuyển sang xạ phẫu bằng hệ chuẩn trực chuyên dụng là cone hoặc nón (Gamma Knife). - Định hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu sử dụng PRIMO để hồi cứu các kế hoạch điều trị đã có theo 2 nhóm đạt và không đạt tiêu chí sàng lọc khi thực hiện bằng công cụ đo mảng Portal Dosimetry. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ phù hợp giữa Portal Dosimetry với PRIMO theo thể tích điều trị. - Một hướng nghiên cứu khác là nghiên cứu giảm sai số đo lường với phim Gafchromic trong đo lường các trường chiếu nhỏ để tận dụng độ phân giải cao của phim, có thể sử dụng phần mềm filmQA proTM (được cung cấp bởi IAEA ở cuối dự án này). 92 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Do Duc Chi, Tran Ngoc Toan, and Robin Hill, “A multi-detector comparison to determine convergence of measured relative output factors for small field dosimetry”, Journal of Physical and Engineering Sciences in Medicine, Springer Nature, 2023. (https://link.springer.com/article/10.1007/s13246- 023-01351-3). 2. Do Duc Chi, Tran Ngoc Toan, and Robin Hill, “Output correction factor determination for new generation IBA small field detectors”, IFMBE Proceedings of World Congress on Medical Physics and Biomedical Engineering, Springer Nature, 2023 (đã chấp nhận 5.2022). 3. Đỗ Đức Chí, Trần Ngọc Toàn, Robin Hill và cs, “Đánh giá sự thay đổi chỉ số chất lượng kế hoạch điều trị đối với mô hình tính liều xây dựng riêng cho xạ phẫu bằng bộ chuẩn trực đa lá”, Tạp chí khoa học Y dược lâm sàng 108, tập 18, 2023 (https://doi.org/10.52389/ydls.v18i0.1783). 4. Do Duc Chi, Tran Ngoc Toan, Robin Hill, Nguyen Do Kien, “Relative output factors of different collimation systems in Truebeam STx medical linear accelerator”, Journal of Nuclear Science and Technology, Vol.9, No. 4, 2019 (https://doi.org/10.53747/jnst.v9i4.137). 5. Đỗ Đức Chí, “Những kỹ thuật hạt nhân mới trong y học và các vấn đề pháp quy đặt ra”, Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020, Nhà xuất bản Đại học Huế (doi: 10.38103/jcmhch.2020.66.16). 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. BKHCN-BYT (2018), Thông tư 13/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 2 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, VN. 2. BKHCN (2017), QCKT 13:2017/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy gia tốc tuyến tính dùng trong xạ trị, VN. Tiếng Anh: 3. Akino Y., Mizuno H., Isono M. et al. (2020). Small-field dosimetry of TrueBeamTM flattened and flattening filter-free beams: A multi- institutional analysis. J Appl Clin Med Phys, 21(1), 78–87. 4. Al P.F. et (2014). Variation of kQclin, Qmsr fclin,fmsr for the small-field dosimetric parameters percentage depth dose, tissue-maximum ratio, and off-axis ratio. Med Phys, 41(10). 5. Aspradakis M.M. Small field MV photon dosimetry, Institute of Physics & Engineering In Medicine. 6. Attix F.H. (2004), Introduction to Radiological Physics and Radiation Dosimetry, WILEY-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA. 7. Baltas D., Kolotas C., Geramani K. et al. (1998). A conformal index (COIN) to evaluate implant quality and dose specification in brachytherapy. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 40(2), 515–524. 8. Battista J.J. (2019), Introduction to Megavoltage X-Ray Dose Computation Algorithms, Taylor & Francis group, LLC. 9. Beierholm A.R. (2014), Reference dosimetry and small-field dosimetry in 94 external beam radiotherapy: Results from a Danish intercomparison study, DTU-Nutech. 10. Belosi M.F., Rodriguez M., Fogliata A. et al. (2014). Monte Carlo simulation of TrueBeam flattening-filter-free beams using Varian phase- space files: Comparison with experimental data. Med Phys, 41(5). 11. Carson M.E., Molineu A., Taylor P.A. et al. (2016). Examining credentialing criteria and poor performance indicators for IROC Houston’s anthropomorphic head and neck phantom. Med Phys, 43(12), 6491–6496. 12. Casar B. (2019), Experimental Determination of Field Output Factors and Detector Specific Output Correction Factors in Small Fields of Megavoltage Radiotherapy Beams, University of Zagreb. 13. Casar B., Gershkevitsh E., Mendez I. et al. (2019). A novel method for the determination of field output factors and output correction factors for small static fields for six diodes and a microdiamond detector in megavoltage photon beams. Med Phys, 46(2), 944–963. 14. Castillo M. lázaro rodríguez (2015), Automation of the Monte Carlo Simulation of Medical Linear Accelerators, Universitat Politècnica de Catalunya. 15. Charles P.H., Cranmer-Sargison G., Thwaites D.I. et al. (2014). A practical and theoretical definition of very small field size for radiotherapy output factor measurements. Med Phys, 41(4). 16. Chełmiński K. and Bulski W. (2018). A multi-centre analytical study of small field output factor calculations in radiotherapy. Phys Imaging Radiat Oncol, 6(March), 1–4. 17. Chetty I.J., Curran B., Cygler J.E. et al. (2007). Report of the AAPM Task Group No. 105: Issues associated with clinical implementation of Monte 95 Carlo-based photon and electron external beam treatment planning. Med Phys, 34(12), 4818–4853. 18. Clark C., Gershkevitsh E., Lechner W. et al. (2019), IAEA Supported National “End -to- End” Audit Programme for Dose Delivery Using Intensity- Modulated Radiation Therapy through On-Site Visits to Radiation Therapy Institutions, . 19. Cusumano D., Fumagalli M.L., Marchetti M. et al. (2015). Dosimetric verification of stereotactic radiosurgery/stereotactic radiotherapy dose distributions using Gafchromic EBT3. Med Dosim, 40(3), 226–231. 20. Das I.J. (2018), Radiochromic Film: Role and Applications in Radiation Dosimetry, CRC Press - Taylor & Francis Group. 21. Das I.J. and Francescon P. (2018). Comments on the TRS ‐483 protocol on small field dosimetry . Med Phys, 45(12), 5666–5668. 22. Das I.J., Francescon P., Moran J.M. et al. (2021), Report of AAPM Task Group 155: Megavoltage photon beam dosimetry in small fields and non- equilibrium conditions, . 23. Dufreneix S., Bellec J., Josset S. et al. (2021). Field output factors for small fields: A large multicentre study. Phys Medica, 81(January), 191– 196. 24. Failla G., Wareing T., Archambault Y. et al. (2010). Acuros ® XB advanced dose calculation for the Eclipse TM treatment planning system [White Paper]. Palo Alto, CA Varian Med Syst. 25. Farah N., Francis Z., and Abboud M. (2014). Physica Medica Analysis of the EBT3 Gafchromic fi lm irradiated with 6 MV photons and 6 MeV electrons using re fl ective mode scanners. 4–8. 26. Ferreira B.C. (2009). Evaluation of an Epson flatbed scanner to read 96 Gafchromic EBT films for radiation dosimetry. 1073. 27. Flatten V., Friedrich A., Engenhart-Cabillic R. et al. (2020). A phantom based evaluation of the dose prediction and effects in treatment plans, when calculating on a direct density CT reconstruction. J Appl Clin Med Phys, 21(3), 52–61. 28. Followill D.S., Kry S.F., Qin L. et al. (2012). The Radiological Physics Center’s standard dataset for small field size output factors. J Appl Clin Med Phys, 13(5), 282–289. 29. Fredh A., Scherman J.B., Fog L.S. et al. (2013). Patient QA systems for rotational radiation therapy: A comparative experimental study with intentional errors. Med Phys, 40(3), 1–9. 30. Gardner S.J., Lu S., Liu C. et al. (2017). Tuning of AcurosXB source size setting for small intracranial targets. (March), 1–12. 31. Gershkevitsh E., Pesznyak C., Petrovic B. et al. (2014). Dosimetric inter- institutional comparison in European radiotherapy centres: Results of IAEA supported treatment planning system audit. Acta Oncol (Madr), 53(5), 628–636. 32. Gete E., Duzenli C., Milette M.P. et al. (2013). A Monte Carlo approach to validation of FFF VMAT treatment plans for the TrueBeam linac. Med Phys, 40(2), 1–13. 33. Ghazal M. et al (2020). Dosimetric and mechanical equivalency of Varian TrueBeam linear accelerators. J Appl Clin Med Phys, 21(12), 43–53. 34. Gibbons J.P. (2019), Khan’s the physics of radiation therapy, Wolters Kluwer. 35. Gibbons J.P., Antolak J.A., Followill D.S. et al. (2014). Monitor unit calculations for external photon and electron beams: Report of the AAPM 97 Therapy Physics Committee Task Group No. 71. Med Phys, 41(3). 36. Han T., Mourtada F., Kisling K. et al. (2012). Experimental validation of deterministic Acuros XB algorithm for IMRT and VMAT dose calculations with the Radiological Physics Center’s head and neck phantom. Med Phys, 39(4), 2193–2202. 37. Hayashi N., Watanabe Y., Malmin R. et al. (2012). Evaluation of triple channel correction acquisition method for radiochromic film dosimetry. (August), 930–935. 38. Hermida-López M., Sánchez-Artuñedo D., and Calvo-Ortega J.F. (2018). PRIMO Monte Carlo software benchmarked against a reference dosimetry dataset for 6 MV photon beams from Varian linacs. Radiat Oncol, 13(1), 1–10. 39. IAEA (2000), IAEA Technical Report Series No.398, Vienna, Austria. 40. IAEA (1998). Absorbed Dose Determination in Photon and Electron Beams : An adaptation of the IAEA International Codes of Practice. Australas Coll Phys Sci Eng Med. 41. IAEA (2008), Commissioning of Radiotherapy Treatment Planning Systems : Testing for Typical External Beam Treatment Techniques, . 42. IAEA (2016), Accuracy Requirements and Uncertainties in Radiotherapy, IAEA Publishing Section. 43. IAEA and AAPM (2017), Dosimetry of Small Static Fields Used in External Beam Radiotherapy: An International Code of Practice for Reference and Relative Dose Determination, . 44. IBA Dosimetry GmbH (2017), RAZORTM Nano Chamber User’s Guide, . 45. ICRU (1999), ICRU Report 62: Prescribing, Recording and Reporting Photon Beam Therapy (Supplement to ICRU Report 50), . 98 46. ICRU (2010), ICRU Report 83: Prescribing, Recording, and Reporting Photon-Beam Intensity-Modulated Radiation Therapy (IMRT), . 47. ICRU (2014). Report No.91: Prescribing, recording, and reporting of stereotactic treatments with small photon beams. J ICRU, 14(2), 1–160. 48. Imaging S. (2017). Exradin A26 Ion Chamber Datasheet. Advancing, <https://static.standardimaging.com/literature/ExradinA26_DS_1363- 21.pdf>. 49. Izewska J. and Andreo P. (2000). The IAEA/WHO TLD postal programme for radiotherapy hospitals. Radiother Oncol, 54(1), 65–72. 50. Izewska J., Andreo P., Vatnitsky S. et al. (2003). The IAEA/WHO TLD postal dose quality audits for radiotherapy: A perspective of dosimetry practices at hospitals in developing countries. Radiother Oncol, 69(1), 91– 97. 51. Izewska J., Bera P., and Vatnitsky S. (2002). IAEA/WHO TLD postal dose audit service and high precision measurements for radiotherapy level dosimetry. Radiat Prot Dosimetry, 101(1–4), 387–392. 52. Izewska J., Bokulic T., Kazantsev P. et al. (2020). 50 Years of the IAEA/WHO postal dose audit programme for radiotherapy: what can we learn from 13756 results?. Acta Oncol (Madr), 59(5), 495–502. 53. James R. Kerns et al (2017). Treatment Planning System Calculation Errors Are Present in Most Imaging and Radiation Oncology Core- Houston Phantom Failures. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 98(5), 1197– 1203. 54. Kamio Y. and Bouchard H. (2014). Correction-less dosimetry of nonstandard photon fields: A new criterion to determine the usability of radiation detectors. Phys Med Biol, 59(17). 99 55. Kandlakunta P., Momin S., Sloop A. et al. (2019). Characterizing a Geant4 Monte Carlo model of a multileaf collimator for a TrueBeamTM linear accelerator. Phys Medica, 59, 1–12. 56. Katia Sergieva (2020). Dosimetry audit in radiotherapy-key role in safety culture. Merit Res J Med Med Sci, 8(8), 448–455. 57. Kerns J.R., Followill D.S., Lowenstein J. et al. (2016). Technical Report: Reference photon dosimetry data for Varian accelerators based on IROC- Houston site visit data. Med Phys, 43(5), 2374–2386. 58. Klein E.E., Hanley J., Bayouth J. et al. (2009). Task group 142 report: Quality assurance of medical acceleratorsa. Med Phys, 36(9), 4197–4212. 59. Kodama T., Yasui K., Nishioka S. et al. (2021). Survey on utilization of flattening filter-free photon beams in Japan. J Radiat Res, 62(4), 726–734. 60. Koger B., Price R., Wang D. et al. (2020). Impact of the MLC leaf-tip model in a commercial TPS: Dose calculation limitations and IROC-H phantom failures. J Appl Clin Med Phys, 21(2), 82–88. 61. Kry S.F., Alvarez P., Cygler J.E. et al. (2020). AAPM TG 191: Clinical use of luminescent dosimeters: TLDs and OSLDs. Med Phys, 47(2). 62. Kry S.F., Molineu A., Kerns J. et al. (2014). Institutional patient-specific intensity-modulated radiation therapy quality assurance does not predict unacceptable plan delivery as measured by IROC Houston’s head and neck phantom. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 90(5), 1195–1201. 63. Kry S.F., Molineu A., Kerns J.R. et al. (2014). Institutional patient- specific IMRT QA does not predict unacceptable plan delivery. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 90(5). 64. Kry S.F., Peterson C.B., Howell R.M. et al. (2018). Remote beam output audits: A global assessment of results out of tolerance. Phys Imaging 100 Radiat Oncol, 7(August), 39–44. 65. L Paelinck Wd.N. and C.D.W. (2007). Precautions and strategies in using a commercial flatbed scanner for radiochromic film dosimetry. Phys Med Biol, 231. 66. Lechner W., Wesolowska P., Azangwe G. et al. (2018). A multinational audit of small field output factors calculated by treatment planning systems used in radiotherapy. Phys Imaging Radiat Oncol, 5(September 2017), 58–63. 67. Lechner W., Wesolowska P., Azangwe G. et al. (2018). A multinational audit of small field output factors calculated by treatment planning systems used in radiotherapy. Phys Imaging Radiat Oncol, 5(September 2017), 58–63. 68. Lewis D., Micke A., Yu X. et al. (2012). An efficient protocol for radiochromic film dosimetry combining calibration and measurement in a single scan. Med Phys, 39(10), 6339–6350. 69. Lewis D.F. (2012), Making Film Dosimetry Easy: Introducing the “One- scan” Protocol, . 70. Lewis D.F., Micke A., and Yu X. (2012), New Performance Standard: Multi-channel and One-scan Radiochromic Film Dosimetry, . 71. Low D.A., Harms W.B., Mutic S. et al. (1998). A technique for the quantitative evaluation of dose distributions. Med Phys, 25(5), 656–661. 72. Ma C.M.C., Chetty I.J., Deng J. et al. (2020). Beam modeling and beam model commissioning for Monte Carlo dose calculation-based radiation therapy treatment planning: Report of AAPM Task Group 157. Med Phys, 47(1), e1–e18. 73. Mehrens H., Nguyen T., Edward S. et al. (2022). The current status and 101 shortcomings of stereotactic radiosurgery. Neuro-Oncology Adv, 4(April), 1–9. 74. Micke A., Lewis D.F., and Yu X. (2011). Multichannel film dosimetry with nonuniformity correction. Med Phys, 2523–2534. 75. Micke A (2015), GafChromic Protocol Multi-Channel Film Dosimetry + Gamma Map Analysis, . 76. Miften M., Olch A., Mihailidis D. et al. (2018). Tolerance limits and methodologies for IMRT measurement-based verification QA: Recommendations of AAPM Task Group No. 218. Med Phys, 45(4), e53– e83. 77. Miller J.R., Hooten B.D., Micka J.A. et al. (2016). Polarity effects and apparent ion recombination in microionization chambers. Med Phys, 43(5), 2141–2152. 78. Millin A. (2011), Verification of Stereotactic Radiotherapy, Cardiff University. 79. Molineu A., Hernandez N., Nguyen T. et al. (2013). Credentialing results from IMRT irradiations of an anthropomorphic head and neck phantom. Med Phys, 40(2). 80. Niroomand-Rad A., Chiu-Tsao S.T., Grams M.P. et al. (2020). Report of AAPM Task Group 235 Radiochromic Film Dosimetry: An Update to TG-55. Med Phys, 47(12), 5986–6025. 81. Ojala J. (2014), Monte Carlo Simulations in Quality Assurance of Dosimetry and Clinical Dose Calculations in Radiotherapy, Tampere University of Technology. 82. Oonsiri P., Kingkaew S., Vannavijit C. et al. (2019). Investigation of the dosimetric characteristics of radiophotoluminescent glass dosimeter for 102 high-energy photon beams. J Radiat Res Appl Sci, 12(1), 65–71. 83. Papaconstadopoulos P., Seuntjens J., and Devic S. (2016). Response to “Comment on ‘A protocol for EBT3 radiochromic film dosimetry using reflection scanning’ ” [Med. Phys. 41(12), 122101 (6pp.) (2014)]. Med Phys, 43(3), 1580–1582. 84. Pasler M., Hernandez V., Jornet N. et al. (2018). Novel methodologies for dosimetry audits: Adapting to advanced radiotherapy techniques. Phys Imaging Radiat Oncol, 5(September 2017), 76–84. 85. PTW Freiburg (2013). Ionizing radiation detectors: Including Codes of Practice. 100. 86. Riet A.V. t., Mak A.C.A., Moerland M.A. et al. (1997). A conformation number to quantify the degree of conformality in brachytherapy and external beam irradiation: Application to the prostate. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 37(3), 731–736. 87. S. Derreumaux (2008). Lessons from recent accidents in radiation therapy in France. Radiat Prot Dosimetry, 131(1), 130–135. 88. Sánchez-Doblado et al (2003). Ionization chamber dosimetry of small photon fields: A Monte Carlo study on stopping-power ratios for radiosurgery and IMRT beams. Phys Med Biol, 48(14), 2081–2099. 89. Santos T., Lopes M. do C., Gershkevitsh E. et al. (2019). IMRT national audit in Portugal. Phys Medica, 65(March), 128–136. 90. Sergieva K.M. (2021). Dosimetry Audit in Modern Radiotherapy. Radiat Oncol. 91. Sham E., Seuntjens J., Devic S. et al. (2008). Influence of focal spot on characteristics of very small diameter radiosurgical beams. Med Phys, 35(7), 3317–3330. 103 92. Snyder K.C., Wen N., and Liu M. (2021), Linac-Based SRS/SBRT Dosimetry, . 93. Spelleken E., Crowe S.B., Sutherland B. et al. (2018). Accuracy and efficiency of published film dosimetry techniques using a flat-bed scanner and EBT3 film. Australas Phys Eng Sci Med, 41(1), 117–128. 94. Stern R.L., Heaton R., Fraser M.W. et al. (2011). Verification of monitor unit calculations for non-IMRT clinical radiotherapy: Report of AAPM Task Group 114. Med Phys, 38(1), 504–530. 95. Tanaka et al (2019). Do the representative beam data for TrueBeam TM linear accelerators represent average data?. J Appl Clin Med Phys, 20(2), 51–62. 96. Tas B. and Durmus I.F. (2018). Small field out-put factors comparison between ion chambers and diode dedectors for different photon energies. AIP Conf Proc, 1935, 1–5. 97. Torsti T., Korhonen L., and Petäjä V. (2013). Using Varian Photon Beam Source Model for Dose Calculation of Small Fields. Clin Perspect Varian Med Syst, (September). 98. vanderMerwe D., VanDyk J., Healy B. et al. (2017). Accuracy requirements and uncertainties in radiotherapy: a report of the International Atomic Energy Agency. Acta Oncol (Madr), 56(1), 1–6. 99. Varian Medical Systems (2012), TrueBeam Technical Reference Guide, . 100. Varian Medical Systems (2015), Eclipse 13 Commissioning I, Varian Medical System. 101. Walt Bogdanich and Rebecca R. Ruiz (2010). Missouri Hospital Reports Errors in Radiation Doses - The New York Times. The New York Times, , accessed: 104 12/29/2022. 102. Webb L.K., Inness E.K., and Charles P.H. (2018). A comparative study of three small-field detectors for patient specific stereotactic arc dosimetry. Australas Phys Eng Sci Med, 41(1), 217–223. 103. Wen N., Lu S., Kim J. et al. (2016). Precise film dosimetry for stereotactic radiosurgery and stereotactic body radiotherapy quality assurance using GafchromicTM EBT3 films. Radiat Oncol, 11(1), 1–11. 104. Williams M. V (2019), Basic clinical radiobiology, Taylor & Francis Group. 105. Yousif Y.A.M., Gastaldo J., and Baldock C. (2022). Golden beam data provided by linear accelerator manufacturers should be used in the commissioning of treatment planning systems. Phys Eng Sci Med, 45(2), 407–411. 106. Zhu T.C., Stathakis S., Clark J.R. et al. (2021). Report of AAPM Task Group 219 on independent calculation-based dose/MU verification for IMRT. Med Phys, 48(10), e808–e829. 107. International Measurement System - IAEA NAHU. < naweb.iaea.org/nahu/DMRP/ims.html>, accessed: 03/28/2023. 108. DFG - GEPRIS - A user-friendly Monte Carlo system for the accurate simulation of clinical beams and dose distributions in radiotherapy patients. <https://gepris.dfg.de/gepris/projekt/267890656?language=en&selectedSu bTab=2>, accessed: 03/07/2023.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dam_bao_chat_luong_ky_thuat_xa_tri_dung_c.pdf
  • doc3. Trang thông tin LATS.doc
  • doc4. Trích yếu luận án.doc
  • pdfQĐ Hội đồng bv cấp CS NCS.Đ.Đ.Chí.pdf
  • pdfTóm tắt luận án TA.pdf
  • pdfTóm tắt luận án TV.pdf
Luận văn liên quan