Như đã trình bày ở chương 2, độ lệch giữa năng suất thực và năng suất xu
thế được gọi là năng suất thời tiết. Trên cơ sở các chuỗi năng suất cây trồng trung
bình huyện thời kỳ 1995 đến 2016 ở tỉnh Sơn La, đã tính toán hệ số biến động của
chuỗi năng suất thời tiết nhằm làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nông
nghiệp đến năng suất cây trồng (Bảng 3.15), hệ số biến động càng lớn, ảnh hưởng
của thời tiết khí hậu đến năng suất cây trồng càng lớn. Cụ thể như sau:
Đối với cây lúa
Hệ số biến động năng suất lúa đông xuân ở Mộc Châu và TP. Sơn La có giá
trị lớn nhất (13%), ở Thuận Châu, Sông Mã và Vân Hồ có hệ số biến động nhỏ
nhất (3-5%).
So với lúa đông xuân thì lúa mùa bị ảnh hưởng của thời tiết nhiều hơn, với
mức dao động cao nhất xảy ra ở Sông Mã, Phù Yên và Mai Sơn. Huyện có hệ số
biến động nhỏ nhất vẫn là Vân Hồ
155 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đánh giá và phân vùng khí hậu nông nghiệp phục vụ phát triển ngành trồng trọt tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình, thổ
nhưỡng đối với các cây ăn quả ôn được trình bày trong Hình 3.25. Từ hình này
nhận thấy phần lớn diện tích đất của tỉnh Sơn La bị hạn chế về điều kiện địa hình,
thổ nhưỡng, các hạn chế này liên quan đến độ dốc địa hình và độ sâu tầng đất, các
khu vực có độ dốc lớn và độ dày tầng đất mỏng sẽ không thích hợp đối với các
loại cây đào, lê, mận. Phần trăm diện tích các cấp mức độ phù hợp có sự khác biệt
105
đáng kể trong các vùng khí hậu nông nghiệp, các vùng I, III và V có địa hình cao,
độ dốc lớn nên phần lớn diên tích được đánh giá là không phù hợp, chỉ rất ít %
diện tích ở mức rất phù hợp.
Hình 3. 22. Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đối với cây đào (trên
bên trái), lê (trên bên phải), mận (dưới bên trái) và phần trăm diện tích các cấp độ
phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (dưới bên phải)
4) Khả năng trồng các cây ăn quả ôn đới
Trên cơ sở tích hợp các mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt, ẩm, địa hình, đất
đai, đã phân loại khả năng trồng các cây đào, lê, mận trong mỗi vùng khí hậu nông
nghiệp tỉnh Sơn La (Hình 3.26). Kết quả phân loại cho thấy vùng II và vùng IV
(tổng nhiệt trên 7000oC) có rất ít diện tích có khả năng trồng các loại cây ăn quả
106
ôn đới. Vùng II là vùng nóng nhất nên phần diện tích có khả năng trồng các loại
cây này đạt ít nhất, ở mức rất phù hợp (S1) và phù hợp (S2) chỉ chiếm dưới 5%
diện tích toàn vùng.
Hình 3. 23. Khả năng trồng các cây đào (trên bên trái), lê (trên bên phải), mận (dưới
bên trái) và phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn
La (dưới bên phải)
3.3.2. Khả năng trồng trọt đối với nhóm cây ăn quả nhiệt đới
1) Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt
Khả năng thích hợp nhất để trồng cây ăn quả nhiệt đới ở Sơn La là vùng II,
với tổng nhiệt năm phổ biến từ 7000 đến 8500°C. Trong vùng này có tới 60% diện
tích đất trồng rất phù hợp và xấp xỉ 40% đất trồng phù hợp đối với cây xoài, nhãn.
107
Vùng III có tổng nhiệt năm đạt 6000 - 7000°C, thấp hơn so với vùng II, chỉ có
dưới 10% đất trồng rất phù hợp, gần 80% diện tích đất trồng phù hợp và trên 10%
là rất ít phù hợp. Vùng IV có tổng nhiệt 7000 - 8000°C, thấp hơn vùng I, nhưng
cao hơn vùng III nên diện tích trồng cây ăn quả nhiệt đới cũng lên tới trên 30% là
rất phù hợp và 60% diện tích phù hợp. Vùng V có tổng nhiệt 5500 - 7000°C, và
có xấp xỉ 60% đất trồng phù hợp. Như vậy, ở Sơn La có 3 vùng khí hậu có nền
nhiệt độ phù hợp để trồng cây ăn quả nhiệt đới, với diện tích từ 60 đến gần 100%
mỗi vùng (Hình 3.27).
Hình 3. 24.Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây xoài và nhãn (trái) và
phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (phải)
2) Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm
Điều kiện ẩm ở mức rất phù hợp cho cây xoài đạt 100% diện tích Sơn La.
Còn đối với cây nhãn, thì mức độ rất phù hợp của điều kiện ẩm cũng có khoảng
80 - 90% diện tích, phần còn lại ở mức phù hợp; các tiểu vùng ở mức rất phù hợp
là II2, II4, III2, III4 và V (Hình 3.25).
108
Hình 3. 25. Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm đối với cây xoài (bên trái) và nhãn
(bên phải) và phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh
Sơn La (dưới)
3) Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng
Về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng cho thấy vùng I có khoảng 70% đất nông
nghiệp không phù hợp cho cây ăn quả nhiệt đới, vùng II, III, IV là trên dưới 40%
diện tích còn vùng V khoảng 30%. Tính tổng diện tích đất trồng rất phù hợp và
phù hợp thì các vùng II - V có khoảng trên dưới 40%, còn vùng I chỉ khoảng trên
10% (Hình 3.26).
109
Hình 3. 26. Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đối với cây xoài và
nhãn (bên trái) và phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN
tỉnh Sơn La (bên phải)
4) Khả năng trồng các cây ăn quả nhiệt đới
Việc kết hợp từ các điều kiện khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa với điều kiện
về thổ nhưỡng địa hình cho thấy: vùng I có rất ít diện tích phù hợp để trồng cây
ăn quả nhiệt đới. Các vùng khí hậu còn lại có thể sử dụng 30 - 40% diện tích để
trồng loại cây này (Hình 3.27)
Hình 3. 27. Khả năng trồng các cây xoài và nhãn (bên trái) và phần trăm diện tích
các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
3.3.3. Khả năng trồng trọt đối với nhóm cây hàng năm
a) Đối với cây lúa nương
1) Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt
110
Trong các vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh Sơn La, vùng khí hậu II có tổng
nhiệt độ từ 7000 - 8500°C, nhiệt độ trung bình năm 19 - 23°C nên diện tích đất rất
phù hợp cho cây lúa nương lên tới trên 90%, còn lại là diện tích đất trồng phù hợp.
Các vùng khí hậu khác như vùng III, IV, V cũng có điều kiện nhiệt thích hợp để
trồng loại cây này, với diện tích xấp xỉ 100% ở mức phù hợp đến rất phù hợp.
Riêng vùng khí hậu I, với tổng nhiệt thấp, chỉ từ 4500 - 7000°C, nên diện tích đất
trồng phù hợp cho lúa nương là dưới 80%. Như vậy, nếu xét riêng điều kiện nhiệt,
hầu hết diện tích tỉnh Sơn La có thể trồng lúa nương, chỉ một phần nhỏ ở vùng khí
hậu I ở mức ít phù hợp (Hình 3.28).
Hình 3. 28. Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây lúa (bên trái) và phần
trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
2) Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm
Trên tất cả các tiểu vùng KHNN tỉnh Sơn La đều có điều kiện ẩm ở mức rất
phù hợp cho cây lúa (Hình 3.29).
Hình 3. 29. Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm đối với cây lúa (bên trái) và phần trăm
diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
111
3) Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng
Về điều kiện địa hình thổ nhưỡng cho thấy vùng khí hậu I có mức độ không
phù hợp cho cây lúa nương là trên 60%, các vùng khác có diện tích không phù
hợp cũng từ xấp xỉ 30 đến gần 40%. Với các điều kiện địa hình rất phù hợp đến
phù hợp cho cây lúa nương cao nhất ở vùng III, V (trên dưới 50% diện tích) và
thấp nhất ở vùng I (khoảng 20%) (Hình 3.30).
Hình 3. 30. Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đối với cây lúa
nương (bên trái) và phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN
tỉnh Sơn La (bên phải)
4) Khả năng trồng cây lúa nương
Khả năng trồng cây lúa nương ở các vùng khí hậu Sơn La có thể đạt tới 40 -
50% mỗi vùng, ngoại trừ vùng I (dưới 20%). Diện tích phù hợp để trồng lúa nương
ở vùng II tập trung nhiều ở phía Tây, vùng khí hậu III tập trung ở phía Nam; vùng
IV không tập trung mà phân bố rải rác theo các khu vực nhỏ; vùng V có diện tích
phù hợp để trồng lúa nương tập trung nhiều ở phía Đông Nam vùng (Hình 3.31).
112
Hình 3. 31. Khả năng trồng cây lúa nương (bên trái) và phần trăm diện tích các cấp
độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
b) Đối với cây ngô
1) Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt
Tương tự với các cây trồng nhiệt đới cũng như cây lúa nương thì điều kiện
nhiệt ở vùng khí hậu II thích hợp cho cây ngô phát triển và đạt năng suất cao, với
trên 60% ở mức rất phù hợp và 30% ở mức phù hợp. Tiếp đến là vùng khí hậu IV
có điều kiện nhiệt ở mức rất phù hợp và phù hợp đạt khoảng 35% mỗi loại. Vùng
khí hậu có điều kiện ít phù hợp và không phù hợp nhất là vùng I và V do tổng
nhiệt ở đây chỉ ở mức phổ biến dưới 6000°C (Hình 3.32).
Hình 3. 32. Mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây ngô (bên trái) và phần
trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
113
2) Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm
Điều kiện ẩm trên toàn tỉnh Sơn La đều ở mức rất phù hợp cho phát triển cây
Ngô (Hình 3.36).
Hình 3. 33. Mức độ phù hợp về điều kiện ẩm đối với cây ngô (bên trái) và phần
trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
3) Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng
Về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng, ngoại trừ vùng I là ít phù hợp và không
phù hợp cho việc trồng Ngô, còn lại các vùng khí hậu khác đều có diện tích phù
hợp đến rất phù hợp đạt 60 - 70% (Hình 3.34).
Hình 3. 34. Mức độ phù hợp về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đối với cây ngô (bên
trái) và phần trăm diện tích các cấp độ phù hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La
(bên phải)
114
4) Khả năng trồng cây ngô
Kết hợp giữa các điều kiện khí hậu và địa hình thổ nhưỡng cho thấy, vùng
khí hậu thích hợp nhất cho trồng ngô là vùng II, tập trung thành một khu vực rộng
lớn ở phía tây nam vùng; tiếp đến là vùng khí hậu IV, với diện tích phù hợp xấp
xỉ 50%, tập trung ở vùng trung tâm kéo dài từ phía tây bắc xuống đông nam. Vùng
khí hậu III cũng có khoảng gần 40% diện tích có thể trồng ngô và tập trung chủ
yếu ở phía tây nam vùng. Hầu hết diện tích vùng I và V là không phù hợp cho cây
ngô (Hình 3.35).
Hình 3. 35. Khả năng trồng cây ngô (bên trái) và phần trăm diện tích các cấp độ phù
hợp trong các vùng KHNN tỉnh Sơn La (bên phải)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Đã đánh giá được quy luật phân hóa các chỉ số KHNN và ảnh hưởng của
chúng đến năng suất các loại cây trồng ở Sơn La. Các quy luật phân hóa các trường
nhiệt - ẩm và vai trò của điều kiện địa lý đối với các chỉ tiêu KHNN đã được làm
rõ nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc phân vùng KHNN ở vùng nghiên cứu.
Do đặc điểm địa hình, địa bàn tỉnh Sơn La có sự phân hóa khá rõ rệt về các
điều kiện khí hậu nông nghiệp, luận án đã lựa chọn được các yếu tố khí hậu nông
nghiệp chủ đạo phù hợp để phân định các vùng và tiểu vùng khí hậu nông nghiệp
tỉnh Sơn La. Các yếu tố chủ đạo này có quan hệ mật thiết với các điều kiện khí
115
hậu nông nghiệp, như vậy bản đồ phân vùng KHNN phản ánh một cách khách
quan các đặc điểm khí hậu nông nghiệp trong mỗi vùng và tiểu vùng.
Để minh chứng cho tính phù hợp của phân vùng, có quan hệ mật thiết với
phân bố cây trồng, đã đánh giá mức độ phù hợp về điều kiện khí hậu, địa hình, đất
đai đối với các loại cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới và các cây hàng năm
trong mỗi vùng và tiểu vùng KHNN. Các kết quả này không những có ý nghĩa về
mặt khoa học mà còn cung cấp các thông tin rất hữu ích cho công tác phát triển
trồng trọt ở tỉnh Sơn La.
116
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN
TRỒNG TRỌT Ở TỈNH SƠN LA
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY
TRỒNG TỈNH SƠN LA
4.1.1. Dao động năng suất do thời tiết tạo nên
Như đã trình bày ở chương 2, độ lệch giữa năng suất thực và năng suất xu
thế được gọi là năng suất thời tiết. Trên cơ sở các chuỗi năng suất cây trồng trung
bình huyện thời kỳ 1995 đến 2016 ở tỉnh Sơn La, đã tính toán hệ số biến động của
chuỗi năng suất thời tiết nhằm làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nông
nghiệp đến năng suất cây trồng (Bảng 3.15), hệ số biến động càng lớn, ảnh hưởng
của thời tiết khí hậu đến năng suất cây trồng càng lớn. Cụ thể như sau:
Đối với cây lúa
Hệ số biến động năng suất lúa đông xuân ở Mộc Châu và TP. Sơn La có giá
trị lớn nhất (13%), ở Thuận Châu, Sông Mã và Vân Hồ có hệ số biến động nhỏ
nhất (3-5%).
So với lúa đông xuân thì lúa mùa bị ảnh hưởng của thời tiết nhiều hơn, với
mức dao động cao nhất xảy ra ở Sông Mã, Phù Yên và Mai Sơn. Huyện có hệ số
biến động nhỏ nhất vẫn là Vân Hồ.
Đối với lúa nương, thời gian trồng và thu hoạch gần trùng với lúa mùa nên
khả năng bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến năng suất cũng cao hơn lúa đông
xuân, huyện có hệ số biến động lớn nhất là Sốp Cộp và thấp nhất là Vân Hồ.
Đối với các cây trồng cạn
Hệ số biến động năng suất của cây ngô lớn nhất ở các huyện Sốp Cộp, Mai
Sơn và Phù Yên. Ở Vân Hồ, cây Ngô ở đây có hệ số biến động năng suất là nhỏ
nhất, ngoài ra các huyện phía Bắc tỉnh như Quỳnh Nhai và Thuận Châu cũng ít bị
ảnh hưởng.
117
Các huyện phía Bắc có năng suất cây đậu tương ít bị ảnh hưởng của thời
tiết khí hậu hơn các huyện phía Nam. Nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là TP. Sơn La,
thấp nhất ở Vân Hồ.
Các huyện ở khu vực trung tâm tỉnh có năng suất cây lạc bị ảnh hưởng bởi
thời tiết khí hậu nhiều hơn so với các huyện phía Bắc và Nam tỉnh. Huyện có năng
suất bị ảnh hưởng nhiều nhất là Mai Sơn, Bắc Yên và Sốp Cộp; ít bị ảnh hưởng
nhất là Vân Hồ, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã.
Đối với các cây ăn quả
So với cây lúa và cây trồng cạn thì cây ăn quả lâu năm có năng suất bị ảnh
hưởng của thời tiết khí hậu cao hơn rất nhiều.
Năng suất cây xoài ở phía Bắc ít bị ảnh hưởng hơn phía Nam bởi thời tiết
khí hậu. Huyện có dao động năng suất cao nhất là Bắc Yên, tiếp đến là Sông Mã.
Năng suất cây mận ở 2 huyện phía Đông là Phù Yên, Mường La và TP. Sơn
La ít bị ảnh hưởng của thời tiết khí hậu hơn cả; còn 2 huyện phía Bắc tỉnh là Quỳnh
Nhai và Sơn La có mức ảnh hưởng cao hơn với dao động năng suất lên tới trên
dưới 80%.
Năng suất cây nhãn ở các huyện khu vực trung tâm tỉnh như Mai Sơn, Yên
Châu, Thuận Châu bị ảnh hưởng nhiều nhất do thời tiết khí hậu tạo nên; còn các
huyện phía đông nam tỉnh như Vân Hồ, Phù Yên có mức dao động năng suất thấp
hơn cả.
Bảng 4. 1. Hệ số biến động của năng suất thời tiết đối với cây trồng ở các huyện của
tỉnh Sơn La
Tên
Huyện
Cây hàng năm Cây ăn quả lâu năm
Lúa
đông
xuân
Lúa
mùa
Lúa
nương
Ngô
Đậu
tương
Lạc Xoài Mận Nhãn
Thị xã 13% 14%
Không
trồng
14% 34% 18% 50% 28% 55%
118
Tên
Huyện
Cây hàng năm Cây ăn quả lâu năm
Lúa
đông
xuân
Lúa
mùa
Lúa
nương
Ngô
Đậu
tương
Lạc Xoài Mận Nhãn
Quỳnh
Nhai
9% 17% 16% 7% 8% 9% 42% 78% 49%
Thuận
Châu
5% 18% 9% 7% 8% 14% 34% 87% 63%
Mường
La
7% 17% 9% 13% 19% 10% 38% 35% 60%
Sông Mã 5% 22% 9% 11% 8% 9% 63% 59% 56%
Mai Sơn 10% 20% 16% 17% 13% 23% 43% 40% 81%
Bắc Yên 11% 17% 15% 12% 15% 25% 78% 62% 57%
Yên Châu 7% 10% 12% 9% 17% 12% 44% 61% 63%
Phù Yên 11% 20% 15% 16% 16% 17% 50% 23% 34%
Mộc Châu 13% 12% 18% 13% 16% 8% 52% 44% 50%
Sốp Cộp 6% 18% 28% 23%
Không
trồng
24% 48% 43% 48%
Vân Hồ 3% 4% 4% 2% 4% 6% 2% 45% 45%
Toàn tỉnh 8% 16% 14% 12% 14% 15% 45% 50% 55%
4.1.2. Quan hệ giữa năng suất thời tiết của cây trồng với các yếu tố khí hậu
Trong nghiên cứu này, với dung lượng mẫu là 22 trường hợp (từ 1995-2016),
do vậy những hệ số tương quan có giá trị nằm ngoài khoảng ± 0.21 được xem là
các tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê (thoả mãn chỉ tiêu kiểm nghiệm =
0.05).
4.1.2.1. Đối với cây lúa
Hình 4.1 trình bày hệ số tượng quan giữa năng suất thời tiết của cây lúa với
các yếu tố khí hậu tại các huyện của tỉnh Sơn La. Từ hình này nhận thấy:
119
Vụ lúa đông xuân:
Nhìn chung, quan hệ lớn nhất của nhiệt độ đối với năng suất lúa vụ đông
xuân thường rơi vào tháng IV, V và VI, đây là giai đoạn cây lúa làm đòng và trỗ
bông nên rất nhậy cảm với điều kiện nhiệt độ. Lượng mưa có mối quan hệ khá tốt
với năng suất lúa đông xuân vào các tháng III, IV và V, các năm có lượng mưa
nhiều trong các tháng này thường cho năng suất lúa cao hơn các năm khác.
Vụ lúa nương:
Nhiệt độ có mối quan hệ khá rõ rệt với năng suất vụ lúa nương ở hầu hết các
huyện trong tỉnh vào các tháng VII - IX. Các huyên vùng cao như Quỳnh Nhai,
Sốp Cộp, Mường La thường có hệ số tương quan dương (tương quan thuận, nhiệt
càng cao năng suất càng cao), ngược lại các huyện vùng thấp thường có hệ số
tương quan âm (nhiệt càng cao năng suất càng thấp). Lượng mưa có tương quan
tốt nhất với năng suất lúa nương vào tháng V đến tháng VIII và đều có hệ số tương
quan dương ở hầu hết các huyện, trong đó quan hệ tốt nhất vào tháng VII.
Vụ lúa mùa:
Nhiệt độ có mối quan hệ không rõ ràng với năng suất lúa mùa ở hầu hết các
huyện của tỉnh Sơn La. Riêng các huyện Sốp Cộp và Mai Sơn có hệ số tương quan
vượt qua ngưỡng ± 0.21 trong tháng VII đến tháng IX, huyện vùng cao Sốp Cộp
có quan hệ đồng biến, huyện vùng thấp Mai Sơn có quan hệ nghịch biến. Lượng
mưa có mối tương quan khá tốt với năng suất lúa mùa vào các tháng VII - IX, với
hầu hết là tương quan nghịch biến. Tháng VI có tương quan đồng biến ở Mộc
Châu, nghịch biến ở TP. Sơn La và Mường La. Tháng X có tương quan nghịch
biến TP. Sơn La, Thuận Châu, Sốp Cộp và Bắc Yên.
120
Hình 4. 1. Mối quan hệ giữa năng suất thời tiết của cây lúa với nhiệt độ (bên trái) và
lượng mưa (bên phải) thời kỳ 1995 -2016
4.1.2.2. Đối với cây ngô
Khác với cây lúa, cây ngô thường được trồng rải vụ, khung thời vụ của cây
ngô thường từ tháng III đến tháng XII. Nhiệt độ trung bình có mối tương quan khá
tốt với năng suất cây ngô vào các tháng V, VI, VII, và VIII, phần lớn giá trị các
hệ số tương quan đều vượt khoảng ± 0.21, các tháng đầu và giữa mùa nóng, năng
suất ngô thường tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, tháng cuối mùa nóng thường có xu
hướng ngược lại. Lượng mưa cũng có tương quan khá tốt với năng suất cây ngô
vào các tháng đầu và giữa mùa mưa (tháng IV, V và tháng VIII). Thông thường
những năm có lượng mưa tăng trong tháng IV, V thì năng suất ngô sẽ tăng, ngược
lại lượng mưa tháng 8 tăng thì năng suất ngô sẽ giảm (Hình 4.2).
121
Hình 4. 2. Mối quan hệ giữa năng suất thời tiết của cây ngô với nhiệt độ (bên trái)
và lượng mưa (bên phải) thời kỳ 1995 -2016
4.1.2.3. Đối với các cây ăn quả lâu năm
Khác với các loại cây hàng năm, mối quan hệ giữa năng suất thời tiết của các
loại cây ăn quả với các yếu tố khí hậu được xét cho từng tháng trong cả năm, vòng
sinh trưởng của cây được tính từ khi kết thúc thu hoạch quả đến hết mùa thu hoạch
năm sau. Luận án tập trung vào 2 loại cây chính, cây ăn quả ôn đới (cây mận) và
cây ăn quả nhiệt đới (xoài, nhãn). Kết quả được trình bày trong Hình 4.3. Từ hình
này nhận thấy:
Đối với cây mận:
Nhiệt độ trung bình có mối tương quan chặt chẽ với năng suất cây Mận trong
tháng XII và tháng I, đây là thời kỳ cây mận rụng lá, nghỉ đông và tích lũy độ lạnh
nên cần nhiệt độ thấp, thông qua giá trị của hệ số tương quan cũng cho thấy thường
những năm nhiệt độ tháng XII và tháng I thấp thì năng suất mận năm đó sẽ cao.
Sang tháng II, là giai đoạn đâm trồi, nảy lộc của cây mận nên cần thời tiết ẩm để
cây phát triển tốt, do vây hệ số tương quan mang dấu dương. Lượng mưa có tương
quan khá tốt với năng suất cây mận vào tháng IX - X (nghịch biến), thường các
năm có mùa mưa kết thúc sớm thường là những năm cây mận cho năng suất năm
sau cao.
Đối với cây nhãn:
Tháng I và tháng II là giai đoạn nhãn ra hoa nên rất nhạy cảm với nhiệt độ,
do vậy, mối quan hệ giữa năng suất cây nhãn với nhiệt độ thường tốt nhất vào
122
tháng I (quan hệ nghịch biến), và tháng II (quan hệ đồng biến). Tháng I, cây nhãn
cần thời tiết lạnh để phân hóa mầm hoa. Tháng II nhãn cần thời tiết ấm để hoa
nhãn dễ đậu quả và cho năng suất tốt. Năng suất cây nhãn có mối tương quan khá
tốt đối với lượng mưa tháng I (nghịch biến) và không có mối quan hệ rõ ràng vào
tháng XI, XII và tháng III.
Hình 4. 3. Mối quan hệ giữa năng suất thời tiết của các cây ăn quả lâu năm với nhiệt
độ (bên trái) và lượng mưa (bên phải) thời kỳ 1995 -2016
Đối với cây xoài:
Tháng II và tháng VI là các tháng có tương quan tốt nhất giữa nhiệt độ và
năng suất cây xoài (quan hệ đồng biến). Tháng II là giai đoạn xoài ra hoa nên cần
nhiệt độ ấm để hoa dễ đậu quả, tháng VI là thời kỳ quả chuẩn bị chín nên rất nhạy
cảm với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, xoài càng lớn nhanh và nhanh cho thu hoạch.
Mối quan hệ giữa năng suất cây Xoài và lượng mưa khá tốt trong các tháng X và
123
từ tháng II đến tháng IV, trong đó chủ yếu là quan hệ nghịch biến, mưa càng ít,
càng tốt cho xoài.
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SƠ ĐỒ PHÂN VÙNG KHÍ
HẬU NÔNG NGHIỆP HIỆN TẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY TRỒNG Ở TỈNH
SƠN LA
Trong mục này, luận án chỉ tập chung xem xét sự thay đổi vự thay đổi nhiệt
độ, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến phát triển trồng trọt, con người thường
không thể điều khiển, điều tiết mà chỉ có thể thích nghi với nó.
4.2.1. Áp dụng kịch bản biến đổi khí hậu vào việc điều chỉnh sơ đồ phân vùng
khí hậu nông nghiệp hiện tại
Xu thế ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số KHNN, như vậy đường
ranh giới phân định các vùng KHNN cũng sẽ có sự thay đổi. Hướng nghiên cứu
này cũng đã được các nhà khoa học trên thế giới thực hiện thông qua mức biến
đổi theo không gian và thời gian của các chỉ tiêu phân vùng [41], [67], [81].
Với mục đích đánh giá sự dịch chuyển các đường ranh giới vùng đối với
bản đồ phân vùng KHNN tỉnh Sơn La trong bối cảnh biến đổi khí hậu, luận án đã
thực hiện theo các cách tiếp cận sau:
1) Sơ đồ phân vùng KHNN tỉnh Sơn La được trình bày trong hình 3.22 phản
ánh thời kỳ hiện tại (số liệu được tính toán đến năm 2018), làm cơ sở để
xác định sự dịch chuyển đường ranh giới chỉ tiêu tổng nhiệt năm 7000oC
theo kịch bản biến đổi khí hậu;
2) Dựa vào mức biến đổi nhiệt độ trung bình theo kịch bản RCP4.5 đối với
giai đoạn đầu thế kỷ (2016 -2035) và giữa thế kỷ (2046 – 2065) để tính toán
mức tăng tổng nhiệt năm trong phạm vi tỉnh Sơn La.
3) Dựa vào gradient nhiệt độ theo độ cao địa hình (giảm 185oC/100m) và mức
tăng tổng nhiệt năm theo kịch bản RCP4.5 để xác định mức độ dịch chuyển
124
đường ranh giới tổng nhiệt năm 7000oC trong bản đồ phân vùng KHNN
tỉnh Sơn La.
Với cách tiếp cận này, đối với bản đồ phân vùng KHNN theo kịch bản
RCP4.5 giai đoạn đầu thế kỷ, đường tổng nhiệt năm 7000oC sẽ dịch chuyển lên độ
cao cao hơn là 80 m so với bản đồ phân vùng hiện tại. Tương tự đối với giai đoạn
giữa thế kỷ, đường tổng nhiệt 7000oC sẽ dịch chuyển lên độ cao cao hơn là 240 m
so với bản đồ phân vùng hiện tại.
Như vậy, vùng có tổng nhiệt năm dưới 7000oC sẽ bị thu hẹp lại và ngược
lại, vùng có tổng nhiệt năm trên 7000oC sẽ được mở rộng ra. Điều này tưng ứng
với các vùng I, III và IV có diện tích thu hẹp lại so với thời kỳ hiện tại và ngược
lại, các vùng II, IV có xu hướng mở rộng ra. (Bảng 4.2; Hình 4.4).
Trong đó, mức biến đổi % diện tích của các vùng thời kỳ 2030 so với kỳ
hiện tại dao động trong khoảng từ -2 đến 2%, thời kỳ 2050 có mức biến đổi mạnh
hơn, từ -5 đến 6%. Vùng có mức biến đổi lớn nhất là vùng II, nhỏ nhất là vùng I
và V.
Hình 4. 4. Bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp theo kịch bản RCP4.5 giai đoạn
2030 (trái) và 2050 (phải) ở tỉnh Sơn La.
125
Bảng 4. 2. Sự thay đổi tỷ lệ diện tích đất tự nhiên trong các vùng KHNN theo kịch
bản BĐKH (%)
Tên
Vùng
Tỷ lệ diện tích
trong các cùng
thời kỳ hiện tại
Mức biến đổi % diện
tích thời kỳ 2030 so
với hiện tại
Mức biến đổi %
diện tích thời kỳ
2050 so với hiện tại
I 9% -1% -2%
II 42% 2% 6%
III 22% -2% -5%
IV 14% 1% 3%
V 13% -1% -2%
4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến phân bố cây trồng trong các vùng
khí hậu nông nghiệp tỉnh Sơn La
Để có cơ sở khoa học trong công tác quy hoạch phát triển trồng trọt thời kỳ
2030 và 2050, luận án đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phân bố cây
trồng trong các vùng khí hậu nông nghiệp của tỉnh theo các quan điểm sau:
1) Xem sự biến đổi về điều kiện nhiệt độ là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự
phân bố cây trồng trong tỉnh. Vì môi trường về nhiệt độ trên đồng ruộng
thường rất khó điều tiết, con người và sinh vật chỉ có thể thích nghi mà thôi.
2) Giả định các nhu cầu về nhiệt độ của các loại cây trồng được xem xét không
có sự thay đổi trong tương lai.
3) Tiếp tục sử dụng công cụ LUSET để đánh giá mức độ phù hợp về điều kiện
nhiệt của cây, trong đó có sử dụng kịch bản trung bình (RCP4.5) theo 2 thời
kỳ 2030 và 2050.
4) Để thuận tiện trong quá trình đánh giá, đã gộp phần diện tích các cấp độ
phù hợp đối với mỗi loại cây trồng, cụ thể như sau: gộp cấp S1 (rất phù
hợp) với cấp S2 (phù hợp) thành cấp phù hợp và gộp cấp S3 (ít phù hợp)
với cấp N (không phù hợp) thành cấp không phù hợp.
126
4.2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến phân bố cây ăn quả ôn đới
Từ Bảng 4.3 nhận thấy:
Đối với thời kỳ hiện tại, các vùng I, III và VI có tỷ lệ % diện tích đất phù
hợp cho phát triển cây ăn quả ôn đới lớn hơn nhiều so với các vùng II và vùng IV.
Phần lớn diện tích đất trong vùng I, III và VI đều phù hợp cho việc trồng cây đào,
lê, mận với diện tích phổ biến đều trên 70%, trong khi các vùng II và IV thường
chỉ đạt dưới 30%.
Theo kịch bản RCP4.5 đối với thời kỳ 2030, phần diện tích có thể trồng các
loại cây đào, lê, mận trong cả 5 vùng đều có sự giảm đáng kể so với thời kỳ hiện
tại. Trong đó, giảm mạnh nhất ở vùng III với mức giảm từ 15% đến 20% tùy loại
cây, vùng I có mức giảm ít nhất với mức giảm dưới 10%.
Đến giữa thế kỷ (thời kỳ 2050), phần diện tích có thể trồng các loại cây ăn
quả ôn đới có sự giảm mạnh so với thời kỳ hiện tại, giảm mạnh nhất cũng ở vùng
III với mức giảm từ 30% đến 46% tùy loại cây, tiếp đến là vùng V với mức giảm
từ 28% đến 40%, vùng I cũng là có mức giảm ít nhất.
Bảng 4. 3. Tỷ lệ diện tích phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây ăn quả ôn đới
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Cây trồng
Thời kỳ hiện tại Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2030 so với
hiện tại
Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2050 so với
hiện tại
Phù hợp Không phù hợp
Vùng I
Cây đào 92% 8% -5% -15%
Cây lê 77% 23% -9% -20%
Cây mận 83% 17% -8% -20%
Vùng II
Cây đào 24% 76% -13% -21%
Cây lê 3% 97% -2% -3%
127
Cây trồng
Thời kỳ hiện tại Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2030 so với
hiện tại
Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2050 so với
hiện tại
Phù hợp Không phù hợp
Cây mận 6% 94% -3% -5%
Vùng III
Cây đào 83% 17% -15% -46%
Cây lê 39% 61% -17% -30%
Cây mận 54% 46% -20% -42%
Vùng IV
Cây đào 52% 48% -14% -32%
Cây lê 20% 80% -9% -16%
Cây mận 29% 71% -11% -22%
Vùng V
Cây đào 98% 2% -7% -28%
Cây lê 71% 29% -17% -38%
Cây mận 82% 18% -15% -40%
4.2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến phân bố cây ăn quả nhiệt đới
Khác với cây ăn quả ôn đới, phần diện tích phù hợp cho phát triển cây ăn
quả nhiệt đới trong vùng II và vùng IV lớn hơn nhiều so với các vùng I, III và V.
Đạt 99% trong vùng II và 93% trong vùng IV, trong khi vùng I, III và V chỉ đạt
tương ứng là 37%, 88% và 58% diện tích toàn vùng (Bảng 4.4).
Theo kịch bản RCP4.5 đối với thời kỳ 2030, phần diện tích có thể trồng các
loại cây xoài và nhãn trong cả 5 vùng đều có sự tăng đáng kể so với thời kỳ hiện
tại với mức tăng từ 1% đến 13%. Trong đó, tăng mạnh nhất ở vùng V (13%) và ít
nhất ở vùng II. Đến giữa thế kỷ, phần diện tích này có sự tăng mạnh, đặc biệt là
các vùng I, III và V tương ứng với các mức tăng là 11%, 8% và 21% diện tích toàn
vùng.
128
Bảng 4. 4. Tỷ lệ diện tích phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây ăn quả nhiệt đới
đới trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Cây trồng
Thời kỳ hiện tại Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2030 so với
hiện tại
Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2050 so với
hiện tại
Phù hợp Không phù hợp
Vùng I
Xoài, nhãn 37% 63% 9% 11%
Vùng II
Xoài, nhãn 99% 1% 1% 1%
Vùng III
Xoài, nhãn 88% 12% 3% 8%
Vùng IV
Xoài, nhãn 93% 7% 5% 7%
Vùng V
Xoài, nhãn 58% 42% 13% 21%
4.2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến phân bố cây hàng năm
Đối với cây hàng năm, do phổ thích nghi về điều kiện nhiệt có phần rộng
hơn so với các loại cây ăn quả. Vì vậy, tác động của BĐKH giai đoạn 2030 và
2050 chưa có sự ảnh hưởng lớn đến phân bố cây hàng năm. Hầu hết diện tích đất
trong cả 5 vùng KHNN đều ở mức phù hợp đối với thời kỳ hiện tại, từ vùng II đến
vùng V đều đạt 100% diện tích đất phù hợp, riêng chỉ có vùng I đạt 78% đối với
cây lúa và 93% đối với cây ngô (Bảng 4.5).
Bảng 4. 5. Tỷ lệ diện tích phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây trồng hàng năm
trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Cây trồng
Thời kỳ hiện tại Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2030 so với
hiện tại
Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2050 so với
hiện tại
Phù hợp Không phù hợp
Vùng I
Lúa 78% 22% 7% 14%
Ngô 93% 7% 3% 6%
Vùng II
129
Cây trồng
Thời kỳ hiện tại Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2030 so với
hiện tại
Mức biến đổi
% diện tích
phù hợp thời
kỳ 2050 so với
hiện tại
Phù hợp Không phù hợp
Lúa 100% 0% 0% 0%
Ngô 100% 0% 0% 0%
Vùng III
Lúa 100% 0% 0% 0%
Ngô 100% 0% 0% 0%
Vùng IV
Lúa 100% 0% 0% 0%
Ngô 100% 0% 0% 0%
Vùng V
Lúa 100% 0% 0% 0%
Ngô 100% 0% 0% 0%
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nông nghiệp đến năng
suất cây trồng cho thấy các mối quan hệ giữa điều kiện nhiệt - ẩm với năng suất
các loại cây trồng không chỉ minh chứng thực trạng ảnh hưởng của thời tiết, khí
hậu đến các hoạt động trồng trọt ở Sơn La mà còn thể hiện được hướng nghiên
cứu của luận án là phù hợp với thực tiễn, rất hữu ích cho các nhà quản lý, chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp tỉnh Sơn La.
Nhằm hướng tới quy hoạch phát triển trồng trọt trong giai đoạn tới, luận
án đã đánh giá tác động của BĐKH (theo kịch bản RCP4.5) đến bản đồ phân vùng
khí hậu nông nghiệp và sự phân bố cây trồng thời kỳ 2030 và 2050 ở tỉnh Sơn La.
Trong đó, đã tính toán sự thay đổi về diện tích một số loại cây trồng vào các năm
2030 và 2050, làm cơ sở khoa học cho công tác thích ứng với BĐKH ở các địa
phương.
130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Sự sắp xếp của các hướng núi, các kiểu địa hình kết hợp với vị trí địa
lý và yếu tố hoàn lưu đã tạo nên tài nguyên khí hậu nông nghiệp đặc sắc và đa
dạng ở tỉnh Sơn La, các chỉ tiêu KHNN có sự phân hóa khá rõ rệt theo độ cao địa
hình.
2) Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nông nghiệp đến
năng suất cây trồng cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa điều kiện nhiệt - ẩm với
năng suất một số loại cây trồng chính ở tỉnh Sơn La. Đặc biệt là các loại cây ăn
quả lâu năm như cây mận, cây xoài và cây nhãn, nhiệt độ trong tháng II thường có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của các loại cây này.
3) Trên cơ sở đường ranh giới của các chỉ tiêu tổng nhiệt năm 7000oC và
các cấp độ dài mùa sinh trưởng 210 ngày, 240 ngày, 270 ngày và 300 ngày, tỉnh
Sơn La được chia thành 5 vùng và 10 tiểu vùng khí hậu nông nghiệp thuộc vùng
núi cao nhiệt đới và vùng núi cao vừa và thấp nhiệt đới. Các vùng và tiểu vùng
được phân định đã phản ánh khá tốt quy luật phân hóa chủ yếu về các điều kiện
KHNN ở tỉnh Sơn La.
4) Kết quả đánh giá mức độ phù hợp về điều kiện nhiệt đối với cây trồng
cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa phân vùng KHNN với sự phân bố cây trồng
nông nghiệp ở Sơn La, bản đồ phân vùng KHNN được phân định đã phản ánh
được khả năng trồng trọt trong mỗi vùng. Đối với các vùng núi cao nhiệt đới (vùng
I, III và V), phần lớn diện tích đất phù hợp cho phát triển các cây ăn quả ôn đới
như đào, lê, mận. Ngược lại, đối với các vùng núi cao vừa và thấp nhiệt đới (vùng
II và III), phần lớn diện tích đất phù hợp cho phát triển các cây nhiệt đới.
5) Kết quả tích hợp các điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai ở tỉnh Sơn La
là cơ sở khoa học quan trọng trong việc quy hoạch không gian canh tác và phát
triển các loại cây trồng (cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới và các cây hàng
131
năm). Việc tích hợp bản đồ phân vùng KHNN với bản đồ mức độ phù hợp của
từng loại cây trồng với điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng sẽ là thông tin rất
hữu ích trong việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu nông nghiệp ở tỉnh
Sơn La.
6) Dưới tác động của biến đổi khí hậu (Theo Kich bản RCP4.5 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2016), vào thời kì 2030 và 2050, sơ đồ phân vùng KHNN
và sự phân bố mức độ phù hợp của cây trồng có sự khác biệt so với thời kỳ hiện
tại: (i) Các vùng I, III và V có diện tích thu hẹp lại so với thời kỳ hiện tại và ngược
lại, các vùng II và IV lại có xu hướng mở rộng ra; (ii) Diện tích canh tác phù hợp
đối với đào, lê và mận có xu hướng giảm, trong khi diện tích canh tác phù hợp đối
với xoài, nhãn, lúa, ngô có xu hướng mở rộng ra so với hiện tại.
2. Kiến nghị
1) Việc bố trí cây trồng trên địa bàn tỉnh Sơn La cần phải căn cứ vào nhiều
tiêu chí, trong đó sự phân hóa về các chỉ tiêu khí hậu nông nghiệp và điều kiện thổ
nhưỡng, địa hình là những tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Chính quyền và các cơ
quan chức năng tỉnh Sơn La cần dựa vào bản đồ phân vùng KHNN và bản đồ phân
bố mức độ phù hợp của cây trồng để qui hoạch không gian canh tác cây trồng cho
phù hợp.
2) Dựa trên các dẫn liệu về sơ đồ phân vùng KHNN và sự phân bố mức
độ phù hợp của cây trồng, địa phương cũng cần xây dựng kế hoạch chi tiết về quy
hoạch không gian canh tác cho cây trồng trong tương lai, thích ứng với biến đổi
khí hậu.
3) Ngoài các loại cây trồng được đánh giá trong luận án, chính quyền và
các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La cũng có thể dựa vào các kết quả nghiên
cứu của luận án để xem xét quy hoạch phát triển các loại cây trồng khác có nhu
cầu về điều kiện tự nhiên tương tự như đối với các cây trồng đã được xem xét
trong luận án.
132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1) Nguyễn Hữu Quyền, Dương Văn Khảm, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn
Trọng Hiệu (2020). Nghiên cứu phân vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh Sơn
La. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu. ISSN 2525- 2496, Số 14, 2020, Tr.9-17.
2) Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Huu Quyen, Tran Thi Tam, Duong Hai
Yen, Duong Van Kham (2019). Zoning agro-climatic factors and
evaluating adaptation ability of arabica coffee in Muong Ang district,
Dien Bien province. Journal of Climate Change Science, Viet Nam
Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change, ISSN 2525-
2496, No. 9, 2019, p.99-112.
3) Nguyen The Hung, Nguyen Huu Quyen (2017). Effect of the change of
climate indicators on agricultural yields in Son La province. Vietnam
Journal of Science and Technology. ISSN 2525-2518, Vol 55, No 6,
2017, p756-766.
133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1) Đỗ Sỹ An (2017), Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số cây ăn quả ôn
đới (hồng, lê, đào) ở phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
2) Bộ Tài nguyên Môi trường (2016), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
3) Nguyễn Duy Chinh (2007), Cơ sở dữ liệu và tài nguyên khí hậu tỉnh Điện
Biên, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
4) Hoàng Đức Cường (2013), Phân vùng khí hậu tỉnh Sơn La, Thuộc nhiệm vụ
“Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường hồ chứa Sơn
La phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững”. Liên hiệp Hội Khoa học, Công
nghệ Môi trường và Phát triển bền vững.
5) Hoàng Đức Cường (2016), Nghiên cứu điều kiện khí hậu, khí hậu nông nghiệp
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước.
6) Đỗ Thị Vân Giang và nnk (2012), Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Thái
Nguyên phục vụ qui hoạch phát triển cây nhãn và cây quế, Tạp chí Khoa học
và công nghệ, Đại học Thái Nguyên.
7) Đỗ Thị Vân Hương và nnk (2009), Nghiên cứu Sinh khí hậu huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển Nông Lâm Nghiệp, Tạp chí Khoa học
Công nghệ, Đại học Thái Nguyên.
8) Lê Quang Huỳnh (1988), Điều kiện khí hậu nông nghiệp đối với một số cây
trồng chính ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, Báo cáo đề tài cấp
Nhà nước.
9) Dương Văn Khảm (2011), Nghiên cứu xây dựng bản đồ sương muối phục vụ
phát triển cao su và cà phê ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc bằng công
nghệ GIS và viễn thám, Báo cáo tổng kết đề tài Độc lập cấp Nhà nước.
10) Dương Văn Khảm (2014), Ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS để phân
vùng khí hậu nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý tại tỉnh Thừa
Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Tỉnh.
11) Dương Văn Khảm (2017), Nghiên cứu phân vùng sương muối và xây dựng
mô hình giám sát, cảnh báo sương muối, nhiệt độ thấp phục vụ phát triển kinh
tế xã hội, phòng tránh thiên tai ở các tỉnh miền núi, trung du phía đông bắc bộ,
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
134
12) Lê Đức Khánh (2007), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để phát
triển cây ăn quả ôn đới (mận, hồng, đào) chất lượng cao ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, Báo cáo tổng kết đề tài Độc lập cấp nhà nước.
13) Nguyễn Văn Liêm (2006), Điều tra khảo sát và đánh giá điều kiện khí hậu
nông nghiệp phục vụ tái định cư thuỷ điện Sơn La tại các vùng Ba Chà, Mường
Toong - Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Báo cáo kết quả Dự án, Viện KTTV.
14) Nguyễn Văn Liêm (2013), Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí
tượng phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững của tỉnh Lai Châu, Báo
cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh.
15) Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí
hậu Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
16) Nguyễn Hữu Quyền và Simelton Elisabeth (2019), Phân vùng khí hậu và đánh
giá sự phù hợp của cây trồng trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. CCAFS
Working Papers.
17) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La (2011-2014; 2016-2017),
Nông lịch tỉnh Sơn La.
18) Nguyễn Hồng Sơn (2016), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS
để phân vùng khí hậu nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.
19) Phan Văn Tân (2005), Phương pháp thống kê trong khí hậu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
20) Nguyễn Văn Thắng (2006), Nghiên cứu các hiện tượng cực đoan phục vụ
phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai ở thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng
kết đề tài cấp thành phố.
21) Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến
lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh
tế - xã hội ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước.
22) Tỉnh ủy Sơn La (2020), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh khoá XIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Cổng thông
tin điện tử tỉnh Sơn La.
23) Truyền hình Sơn La (2019), Trên 3.500 ha cây trồng bị thiệt hại do rét đậm,
Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La.
24) Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2013), Đề án phát triển khoa học công nghệ
nông nghiệp, nông thôn tỉnh sơn la giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến
năm 2025, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La.
135
25) Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La (2017), Quyết định Phê duyệt dự án Quy hoạch
cánh đồng mẫu lớn một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La.
26) Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB ĐHSP.
27) Viện Khí tượng Thuỷ văn (1998), Đánh giá điều kiện khí tượng nông nghiệp
đối với một số cây trồng chính ở Tây Nguyên, Chương trình 49C - Tây
Nguyên.
28) Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Điều tra bổ sung, chỉnh lý
bản đồ đất tỉnh Sơn La, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ.
29) Nguyễn Văn Viết (2012), Khai thác tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam,
NXB Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
Tiếng Anh:
30) Allen, R. G., Pereira, L. S., Raes, D. and Smith, M. (1998), Crop
Evapotranspiration. FAO, Rome.
31) Bagli. S, JM Terres, J Gallego, A. Annoni, J.F Dallemand (2003), Agro-Pedo-
Climatological Zoning of Italy (Application to grain maize, durum wheat, soft
wheat, spring barley, sugar beet, rapeseed, sunflower, soybean, tomato).
Monograph EUR 20550 EN.
32) Bishnoi, O.P. (1974a), Soil climatic zones of Haryana in relation to cropping
patterns. India J. of Agric. Sci. 44, 11, p. 694-72.
33) Cheng, J.F., and Newman, J.E. (1986), The climatic resources for wheat
production in China. Agri. Met. 38, p. 205-15.
34) Chirkov, U.I. (1969), Agroclimatic conditions and maize productivity.
Gidrometeoizdat, L., p. 238.
35) Cocheme, J. (1969), A study of agroclimatology of the highlands of eastern
Africa. WMO Tech. Note No. 125.
36) David Chikodzi and Godfrey Mutowo (2012), Agro-Ecological Zonation of
Masvingo Province. Open Access Scientific Reports.
37) David, G. R. and Wambeke, A. V. (1988). Automation Land Evaluation
System (ALES). Cornell University, USA.
38) Davitaya, F.F., and Saposhnikova, S.A. (1962), Experimental study of
climatic resources for agriculture in the USSR. Izd NTOSJ. M.
39) Eduardo Delgado Assad (2013), Impacts of climate change on the agricultural
zoning of climate risk for cotton cultivation in Brazil. Pesq. agropec. bras.,
Brasília, v.48, n.1, p.1-8.
136
40) Ehsan Neamatollahi (2012), Agro-ecological zoning for wheat (Triticum
aestivum), sugar beet (Beta vulgaris) and corn (Zea mays) on the Mashhad
plain, Khorasan Razavi province. The Egyptian Journal of Remote Sensing
and Space Sciences (2012) 15, 99–112.
41) Fabio Ernesto Martínez (2016), Agroclimatic zoning methodology for
agricultural production systems in dry caribbean region of Colombia.
Agronomía Colombiana 34(3), 374-384.
42) FAO (1996), Agro-ecological zoning guidelines, concepts and definitions.
Food and Agriculture Organization of the United Nations, Soils Bulletin 73,
Rome.
43) FAO-UNESCO (1989), Revised Legend of the FAO-UNESCO Soil Map of
the WorldReport. Rome, pp.14-35.
44) Frere, M., and Popov, G.F. (1979), Agrometeorological crop monitoring and
forecasting. FAO plant production and protection, paper 17, Rome.
45) Friend, D.J.C., Fisher, J.E. and Helson, V.A. (1963), The effect of light
intensity and temperature on floral initiation and inflorescence development
of Marquis wheat, Canada J. Bot, 41, pp. 1663-1674.
46) George P. (1998), Rest breaking trials with low chill cultivars (150- 400CU)
Queensland, Australia. ACIAR Annual report 1997- 1998.
47) Georgely Istvan (1991), Improvement of temperate fruit trees in Northern
Vietnam. TCP/VIE/0053.
48) Gol'tsberg, I.A. (1956), Climatic resources of the central oblasto of the
European part of the USSR and their utilization in agricultural production.
Gidrometeoizdat, L., p. 312.
49) Hargreaves, G.H. (1971), Precipitation dependability and potentials for
agricultural production in WE Brasil Rep. 74-D159.
50) Inthavong.T. (2017). Development of maps of Agro-Climatic and Crop
Suitability Zones for Mai, Samphan and Gnot-Ou Districts, Phongsaly
Province. National Agriculture and Forestry Research Institute (NAFRI),
Research Centre for Climate Change Resilience in Agriculture (RCRA).
51) IRRI (1974), An agroclimatic classification for evaluating cropping systems
potentials SE Asian rice growing regions. IRRI report, p. 1-5 Los Banos,
Laguna, Phi1ippines.
52) Kees Stigter (2010), Applied Agrometeorology, ISBN-13: 978-3540746973,
1100 pp.
137
53) Kondratev, K.Y., Pivavareva, Z.I., and Fedoseev, M.P. (1978). Radiation
regime of slopes. Gidrometeoizdat, L. , p. 24.
54) Krishnan, A. (1968), Distribution of arid zones in India. Proceedings of
Symposium on arid zones, Int. geographysical congress, CAZRI, Jodhpur.
55) Krishnan, A., and Singh, M. (1972), Soil-climatic zones in relation to cropping
patterns of India. Proceedings of symp on cropping patterns. ICAR, New
Delhi, pp. 172-85.
56) Liangzhi Gao, Li Lin, and Jin Zhiging (1987), A climatic classification for rice
production in China. Agri and Forest meteorology, 39, p. 55-67.
57) Machtergael F. O. (1986), Methodology for regional analysis of physical
potential for crop production. Annex 2: Climate, Soil and topography
requirements for major crops in Southeast Asia. FAO Bangkok.
58) Mengesha Urgaya Lemma et al (2016), Analyzing the Impacts of on Onset,
Length of Growing Period and Dry Spell Length on Chickpea Production in
Adaa District (East Showa Zone) of Ethiopia. Journal of Earth Science &
Climatic Change. Vol.7.
59) Mischenko, Z.A. (1970). Agroclimatic evaluation of heat resources in
connection with the thermic regime of day and night. In the book:
Agroclimatic resources of natural zones of the USSR and their user. L.
Gidrometeoizdat, p. 92-111.
60) Mischenko, Z.A. (1976), Multiscale models of heat resources for complex
relief territories. Trudi GGO, Microclimatology, Edi. 351, p. 31-45.
61) Mischenko, Z.A. (1984), Agroclimatic mapping of the continents. WMO,
CAgM report No. 23, p. 1-83.
62) Mischenko, Z.A. (1984), Agroclimatic mapping of the continents. WMO,
CAgM report No. 23, p. 1-83.
63) Mohan Singh and R.K. Aggarwal (2018), Mapping of agro-ecological zones
of North-West India in context to climate change using geographical
information system. World Environ., Vol. 13(1) 75-86.
64) Mokhele Edmond Moeletsi & Sue Walker (2013), Agroclimatological
suitability mapping for dryland maize production in Lesotho. Theor Appl
Climatol DOI 10.1007/s00704-012-0829-1.
65) Monteith, J.L., and Sseicz. C. (1972), Productivity in tropical ecosystem. Appl
Ecology, 9, p. 147-766.
66) Monteith, J.L., and Szeicz. C. (1962), Radiative temperature in the heat
balance of natural surface. Q. J. Roy. Met. Soc., Vol. 88, No. 378.
138
67) Myron King, Daniel Altdorff, Pengfei Li, Lakshman Galagedara, Joseph
Holden and Adrian Unc (2018), Northward shift of the agricultural climate
zone under 21st-century. Scientific reports.
68) Nguyen The Hung, Nguyen Huu Quyen (2017), Effect of the change of
climate indicators on agricultural yields in Son La province. Vietnam Journal
of Science and Technology. ISSN 2525-2518, Vol 55, No 6, 2017, p756-766.
69) Oldeman, L. R. (1980), Agroclimatology of rice crop. IRRI publication.
70) Oldeman, L. R. (1983), Agroclimatic characterization of the humid tropics in
relation to the cummulative soil-water balance. Plant and Soil 75: 475-476.
71) Patel. N.R. (2003), Remote sensing and GIS application in agro-ecological
zoning. AGM-8, WMO/TD-No. 1182.
72) Penman, H.L. (1948), Natural evaporation from open water, baresoil and
grass. Proc. Roy. Soc. Ser. A, 193, London.
73) Penman, H.L. (1954), Evaporation over parts of Europe . c.R.. Ass. Int.
Hvdrologic Sci., Rome, 3.
74) Rakhshan Roohi (2002), Characterization and classification of agro-climates
of Pakistan. Pakistan Journal of Agricultural Research Vol. 17 No. 3 pp. 245-
254; ISSN 0251-0480.
75) Ranst, C. V., Debaveye, E. and Beernaert, F. (1993), Land Evaluation Part III
Crop Requirements." Development Cooperation. Brussels, Belgium:
Agricultural Publications - No 7.
76) Robertson G.w. (1968), A biometeorological time scale for a cereal crop
involving day and night temperature and photoperiod. Int. J. Biometeorol 12,
3, pr 191-223.
77) Ross, J.K. (1975), Radiation regime and plants vegetation. Gidrometeoizdat,
L. p. 341.
78) Sarker, R.P., and Biswas, B.C. (1980), Agroclimatic classification for
assessment of crop potential and its application to dry farming tracts of India.
In Climatic Classification, ICRISAT report, p. 302-324.
79) Selyaninov, G.T. (1933), Methods in agricultural climatology in Agric
Meteorology, No. 22.
80) Selyaninov, G.T. (1966), Agroclimatic map of the world. L. Gidrometeoizdat.
81) Seo Niggol, Robert Mendelsohn, Ariel Dinar, Rashid Hassan, Pradeep
Kurukulasuriy (2009), A Ricardian Analysis of the Distribution of Climate
Change Impacts on Agriculture across Agro-Ecological Zones in Africa.
Environ Resource Econ.
139
82) Shulgin, A.M. (1967). Soil climate and its regulation. L. Gidrometeoizdat, p.
258.
83) Sivakumar, M. V. K., Valentin, C., Wood, P., Bullock, P. and Henzell, T.
(1997), Agroecological Zones and the Assessment of Crop Production
Potential and Discussion. Philosophical Transactions, Biological Sciences
352(1356): 907-916.
84) Sivakumar, M. V. K; Valentin, C. (1997), Agroecological zones and crop
production potential. Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences
352(1356): 907-916.
85) Sukanya Sujariya et al. (2020), Rainfall variability and its effects on growing
period and grain yield for rainfed lowland rice under transplanting system in
Northeast Thailand, Plant Production Science. Vol. 23, No. 1, 48–59.
86) Sys C.E., Van Ranst, J. Debaveye and F. Beernaert (1993), Land Evaluation
Part III Crop Requirements. General Administration for Development
Cooperation, Agricultural Publication No. 07, Brussels – Belgium.
87) Sys, C., Van Ranst, E. and Debaveye, J. (1991), Land Evaluation Part I
Principles in land evaluation and crop production calculations. Argicultural
Publications - No 7: 274p.
88) Thornthwaite, c.w. (1948), Towards a rational classification of climate.
Topoclimatology Proc, Geogr Review, 38, p. 55-94.
89) Thornthwaite, c.w., Mather, J.R., and Carter, D.B. (1958), Three water balance
maps of eastern North America. Resources for the Future IWC.
90) Tianhong Li et al. (2018), Agroclimatic zoning of fresh fruit growing areas in
Beijing using GIS technology. Bangladesh Journal of Botany Vol.47 No.3
Special pp.581-590 ref.14
91) Tooming, K.G. (1977), Solar radiation and yield formation. Gidrometeoisdat,
L., p. 199.
92) Ward G. (1998), Plum variety evaluation- Western Australia. ACIAR Annual
report 1997- 1998.
93) White, D. H., Lubulwa, G., Zuo, H., Wint, W. and Slingenbergh, J. (2001),
Agro-climatic classification systems for estimating the global distribution of
livestock numbers and commodities. Environment International 27 (2-3): 181-
187.
94) William, G.D.V. (1983), Agroclimatic resource analysis - an example using
an index derived and applied for Canada. Agri. Meteorology, 28, p. 31-47.
140
95) William, G.D.V., and Jones, M. (1980), Climatic classification, agroclimatic
resources assessment, and possibilities for application in the semr-arid tropics.
Masterlen, Division of Atmo and Environ. Service, Canadian Climatic Centre,
Ontario, Canada (in Icrisat report).
96) WMO (2010), Guide to Agricultural Meteorological Practices. No 134, 799
pp.
97) Yen, B.T., Pheng, K.S. and Hoanh, C.T. (2006), LUSET User's guide.
International Rice Research Institute: 15p.
98) Zuo, H. (1996). Agro-climatic Analysis for Mainland East Asia by a GIS
approach. PhD Thesis Australian National University.