Từ năm 2021 tới 2023, chúng tôi đã phẫu tích 24 tiêu bản cẳng chân cắt cụt tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh. Các kết quả được ghi nhận như sau:
Tổng chiều dài vạt da tính từ vị trí thông nối giữa nhánh xuống với ĐM trước mắt cá ngoài là 19,8 ± 3,2 cm.
Tổng chiều dài vạt da tính từ nguyên ủy ĐM trước mắt cá ngoài là 22,2 ± 3 cm.
Cuống mạch đi vào cân sâu nuôi vạt có các dạng chỉ 1 cuống mạch (25%), có 2 cuống mạch (58%), có đồng thời 3 cuống mạch vào cân sâu (17%).
Vị trí của nhánh xuống thuộc nhánh xuyên động mạch mác so với mốc 2 ở ngang mức đường nối hai mắt cá trên da trước cổ chân là 5,6 ± 3,4 mm.
Vị trí thông nối giữa nhánh xuống và ĐM trước mắt cá ngoài so với đường nối hai mắt cá trên da ở trước cổ chân là 8,6 ± 5,7 mm.
Vị trí thông nguyên ủy ĐM trước mắt cá ngoài so với đường nối hai mắt cá trên da ở trước cổ chân là 9,1 ± 3,9 mm.
Kích thước của động mạch đo ở nơi thông nối giữa nhánh xuống với ĐM trước mắt cá ngoài là 0,8 ± 0,2 mm.
Kích thước của động mạch đo ở nguyên ủy ĐM trước mắt cá ngoài 1 ± 0,2 mm.
Có hai dạng thông nối mạch máu giữa nhánh xuống và động mạch trước mắt cá ngoài, dạng chỉ có một thông nối (71%) và dạng có hai thông nối (29%).
Các dạng nguồn cấp máu cho vạt da trên mắt cá ngoài: Chỉ tới từ động mạch mác đơn thuần (37,5%), có sự phối hợp giữa nhánh phụ dưới bên của động mạch chày trước và động mạch mác (58%) và tới chỉ riêng từ nhánh động mạch phụ dưới bên thuộc động mạch chày trước (4%).
184 trang |
Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu giải phẫu nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác nuôi vạt da trên mắt cá ngoài và ứng dụng lâm sàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: Trái Phải Cả hai
Diện tích khuyết hổng:..
Phẫu thuật lấy vạt da:
Thời gian mổ:...
Diện tích đảo da:...
Tổng chiều dài vạt da:.
Cách xử lý che phủ cuống cân mỡ:...
Cách xử lý nơi cho vạt:.....
Cách khâu vạt vào nơi nhận:....
Khâu thì 2 ở tiểu phẫu:.
Mổ lần kế:..
Hậu phẫu trong 2 tuần đầu:
Sự sống của vạt:
Sống hoàn toàn
Hoại tử mép xa
Hoại tử một phần
Hoại tử hoàn toàn
Phụ lục 2
MẪU THU THẬP SỐ LIỆU ÁP DỤNG LÂM SÀNG
Ngày tái khám
Họ và tên..Nam / Nữ Năm sinh..
Số hồ sơ nhập viện
1. Vạt da
Màu sắc vạt da: Hồng / Sậm màu
Mật độ vạt da: Mềm mại / Cứng
Độ nhô của vạt: Giống da chung quanh / cao hơn
Loét trên vạt da: Không / Có Diện tích loét
2. Vùng cho vạt
Sự dính da ghép: Dính tốt / Loét trên mặt da
Màu sắc da ghép:
Tình trạng sẹo: Bằng mặt da / Lồi / Lồi lõm
3. Di chứng sau cắt thần kinh mác nông
Sự hiện diện u thần kinh ở đầu cắt: Có / Không
4. Thẩm mỹ theo cảm nhận của người bệnh:
Đẹp.Chấp nhận dược..Vạt nhô cao..
5. Sinh hoạt hàng ngày
Hoạt động bình thường.. Không chơi thể thao được.đi lại khó khăn..
6. Khả năng chịu lực
Chạy nhảy thoải mái. Gặp bất tiện khi chơi thể thao.Chống chân bị đau
Phụ lục 3
ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU
Các biến số trong nghiên cứu giải phẫu
1. Số lượng nhánh mạch máu nuôi vạt da
Định nghĩa: Là tổng số nhánh mạch máu đi vào cân sâu cấp máu cho vạt da trên
mắt cá ngoài. Trong luận án này thống nhất là cuống ở thấp nhất về phía bàn chân thì
gọi là cuống 1, cuống ở cao hơn về phía gối kế tiếp thì gọi là cuống 2 và cuống ở cao
hơn cuống 2 được gọi là cuống 3. Được xác định bằng cách đếm trực tiếp. Đây là
biến số định lượng.
2. Nguồn cấp máu cho vạt da
Định nghĩa: Là nguồn xuất phát của mạch máu xuyên cân sâu đi vào vạt da trên
mắt cá ngoài. Nguyên ủy của mạch máu xuyên cân sâu có thể từ động mạch mác hoặc
từ động mạch chày trước hoặc phối hợp của cả hai động mạch này. Xác định biến số
này bằng cách quan sát trực tiếp. Đây là biến số định tính.
3. Kích thước mạch máu nuôi vạt da
Định nghĩa: Là đường kính mạch máu, tính theo công thức của bộ môn Giải phẫu-
Đại học Y Hà Nội. Sau khi đo đường kính ngang của mạch máu nuôi vạt da và được
đo ở điểm xuyên cân sâu đi vào vạt da, tính đường kính bằng công thức như sau:
Đường kính =
Đường kính ngang x 2
3,14
Cách xác định: Sau khi bóc tách mô mềm, thanh mạc xung quanh ra khỏi
cuống mạch nuôi dưới kính hiển vi, chúng tôi kẹp mạch máu ở vị trí nhánh xuyên đi
vào cân sâu và dùng thước Caliper đo kích thước, quá trình đo thực hiện dưới kính
hiển vi. Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng milimet (mm).
4. Số lượng cung thông nối của nhánh xuống với động mạch trước mắt cá
ngoài
Định nghĩa: Là số lượng thông nối giữa hai mạch máu với nhau, có thể thông nối
một nơi, thông nối qua nhiều nhánh bắc cầu (hình 2.3). Xác định bằng cách quan sát
trực tiếp. Đây là biến số định lượng.
5. Tương quan giữa vị trí thông nối và mốc trên da
Định nghĩa: Là khoảng cách từ vị trí mốc trên da và các điểm thông nối mạch
máu (nơi nối giữa nhánh xuống với động mạch trước mắt cá ngoài và nguyên ủy động
mạch trước mắt cá ngoài). Điểm thông nối nhánh xuống và động mạch trước mắt cá
ngoài thường nằm trong phạm vi tạo bởi góc giữa mặt phẳng chứa đường thẳng đứng
dọc đi qua mắt cá ngoài và mặt phẳng chứa đường nối mắt cá ngoài với xoang xương
sên (hình 2.4). Xác định bằng cách đo trực tiếp. Đây là biến số định lượng.
6. Tương quan giữa điểm thông nối nhánh xuống với động mạch trước mắt
cá ngoài và đường nối hai mắt cá trên da
Định nghĩa: Trong luận án này, thống nhất điểm thông nối ở về phía xa chi thể
hướng về phía ngón chân so với đường nối hai mắt cá trên da thì gọi là bên dưới.
Ngược lại điểm thông nối ở gần về phía gối thì gọi là bên trên. Đây là biến số định
tính.
Khoảng cách từ thông nối nhánh xuống với động mạch trước mắt cá ngoài và
đường nối hai mắt cá trên da:
Định nghĩa: Từ điểm thông nối giữa nhánh xuống với động mạch trước mắt cá
ngoài, vẽ đường thẳng vuông góc với đường nối hai mắt cá trên da, đo khoảng cách
này để xác định biến số (hình 2.6). Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng
milimet (mm).
Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch trước mắt cá ngoài và đường nối hai mắt
cá trên da:
Định nghĩa: Từ nguyên ủy động mạch trước mắt cá ngoài, vẽ đường thẳng vuông
góc với đường nối hai mắt cá trên da, đo khoảng cách này để xác định biến số (hình
2.5). Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng milimet (mm).
Khoảng cách giữa mốc trên da thứ hai và nhánh xuống ở ngang mức đường nối
hai mắt cá trên da:
Định nghĩa: Trên đường nối hai mắt cá như mô tả ở trên, chúng tôi đo khoảng
cách từ mốc trên da thứ hai tới nhánh xuống. Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính
bằng milimet (mm).
7. Sự thông nối giữa nhánh xuống với động mạch cổ chân ngoài
Định nghĩa: Là sự thông nối giữa hai mạch máu với nhau. Xác định bằng cách
quan sát trực tiếp. Đây là biến số định tính.
Trong trường hợp có sự thông nối, thì tiến hành đo kích thước mạch máu tại điểm
thông nối nhánh xuống với động mạch cổ chân ngoài và tại nguyên ủy động mạch cổ
chân ngoài (hình 2.5). Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính là milimet (mm)
8. Tổng chiều dài vạt da
Luận án này tập trung nghiên cứu giải phẫu nguồn cấp máu từ những thông nối
mạch máu mu chân với động mạch mác, kế thừa những nghiên cứu đã có từ trước về
diện cấp máu cho vạt da trên mắt cá ngoài, được Masquelet mô tả. Vạt có giới hạn
trên lên tới đường giữa cẳng chân, bờ trước không vượt quá mào xương chày, giới
hạn sau là bờ sau xương mác.
Định nghĩa tổng chiều dài vạt da: Là khoảng cách từ điểm thông nối tới giao điểm
của đường giữa cẳng chân và đường trục vạt da (được mô tả kỹ hơn trong phần ứng
dụng lâm sàng). Tiến hành đo đạc từ 2 điểm, là nguyên ủy động mạch trước mắt cá
ngoài và điểm thông nối giữa nhánh xuống ngành tận động mạch mác với nhánh động
mạch trước mắt cá ngoài. Xác định bằng cách đo trực tiếp. Đây là biến số định lượng.
Đơn vị tính bằng centimet (cm).
Các biến số trong ứng dụng lâm sàng
Biến số độc lập
1. Vùng che phủ tổn thương
Định nghĩa: Là vùng tổn thương khuyết hổng mô mềm ở cổ bàn chân được che
phủ bởi vạt da trên mắt cá ngoài. Bao gồm vùng bàn chân trước, vùng bàn chân giữa,
vùng mắt cá trong, vùng sau gót. Đây là biến định tính.
2. Diện tích vết thương khuyết hổng mô mềm
Định nghĩa: Là diện tích của nơi thương tổn. Tính theo chiều dài nhất và rộng
nhất của vết thương. Xác định bằng cách đo trực tiếp, đây là biến số định lượng. Đơn
vị tính bằng centimet vuông (cm2).
3. Chiều dài cuống cân mỡ
Định nghĩa: Là khoảng cách từ vị trí điểm xoay cho tới mép thấp nhất của đảo
da, được đo trực tiếp, đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng centimet (cm) (hình
2.8).
4. Tổng chiều dài vạt da
Định nghĩa: Là chiều dài được đo từ điểm xoay của tới mép xa nhất của đảo da
theo trục vạt, được đo trực tiếp, đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng centimet
(cm).
5. Kích thước đảo da
Định nghĩa: Là kích thước của phần đảo da, không bao gồm cuống cân mỡ. Đo
theo chiều dài nhất và rộng nhất của đảo da, được đo trực tiếp, là biến số định lượng.
Đơn vị tính bằng centimet.
6. Cách che phủ cuống vạt da
Định nghĩa: Là cách xử lý để che phủ cuống cân mỡ của vạt sau khi vạt da được
chuyển từ nơi cho vạt tới nơi nhận vạt. Bao gồm các cách là luồn đường hầm, xẻ cầu
da và lấy cuống cân mỡ có hiệu chỉnh với dải da ở giữa, sau đó khâu lại khi chuyển
vạt. Đây là biến số định tính.
7. Thời gian phẫu thuật
Định nghĩa: Là thời gian từ lúc bắt đầu trải săng vô trùng và kết thúc khi người
bệnh được đóng các vết mổ, băng vết thương, chấm dứt trạng thái vô trùng ở quanh
phẫu trường. Đây là biến số định lượng. Đơn vị tính bằng phút.
8. Biến đổi nguồn cấp máu cho vạt da
Định nghĩa: Gọi là biến đổi nguồn cấp máu cho vạt da trên mắt cá ngoài khi
nguồn cấp máu chỉ tới từ động mạch chày trước, không có sự đóng góp cung cấp máu
từ nhánh xuyên màng liên cốt ra trước của động mạch mác như mô tả trong y văn.
Đây là biến số định tính.
Biến số phụ thuộc
9. Kết quả sống của vạt da
Định nghĩa: là khả năng sống của vạt da, được chia ra các mức độ sống hoàn
toàn, hoại tử mép xa của vạt da, hoại tử một phần vạt da và hoại tử toàn bộ vạt da.
10. Chảy máu ở nơi cho vạt và nơi nhận vạt
Định nghĩa: Là có sự chảy máu tại nơi cho vạt và nơi nhận vạt ở hậu phẫu trong
những ngày đầu. Quan sát tại nơi cho vạt và nhận vạt thấy có máu chảy thành dòng,
không tự cầm sau khi đã thay băng gạc mới. Cần phải can thiệp cầm máu ở phòng
tiểu phẫu hoặc xuống phòng mổ để cầm máu. Đây là biến số định tính.
11. Nhiễm trùng nơi cho vạt và nơi nhận vạt
Định nghĩa: Là có sự nhiễm trùng ở nơi nhận vạt và nơi cho vạt. Xác định thông
qua màu sắc dịch tiết ở nơi cho vạt và nhận vạt như dịch vàng, dịch xanh, có mùi hôi,
cấy dịch có vi trùng. Người bệnh sốt, công thức máu bạch cầu tăng cao. Là biến số
định tính.
12. Sung huyết vạt da
Định nghĩa: Là sự thay đổi màu sắc, mật độ của bề mặt vạt da trong thời gian
đầu hậu phẫu. Quan sát màu sắc vạt da có màu tím, bầm loang lỗ, trương lực vạt căng,
sờ ấm, có bóng nước nổi lên. Đây là biến số định tính.
13. Màu sắc vạt da
Định nghĩa: Là màu sắc của vạt da khi đã ổn định, đánh giá trong quá trình tái
khám lâu dài với thời điểm ghi nhận sớm nhất là lúc 6 tháng. Bao gồm màu sắc hồng
hào và vạt da sậm màu. Là biến số định tính.
14. Mật độ vạt da
Định nghĩa: Là mật độ của vạt da khi đã ổn định, đánh giá trong quá trình tái
khám lâu dài với thời điểm ghi nhận sớm nhất là lúc 6 tháng. Bao gồm mật độ vạt da
mềm mại, mật độ vạt da cứng. Là biến số định tính.
15. Độ nhô so với vùng xung quanh
Định nghĩa: Là mức độ nhô của vạt da so với vùng da xung quanh, đánh giá
trong quá trình tái khám lâu dài với thời điểm ghi nhận sớm nhất là lúc 6 tháng. Được
xác định bằng cách quan sát trực tiếp với mức độ bao gồm bằng phẳng, gồ lên. Là
biến số định tính.
16. Thẩm mỹ theo cảm nhận người bệnh
Định nghĩa: Là cảm nhận của người bệnh về tính thẩm mỹ của vạt da được sử
dụng để che phủ khuyết hổng mô mềm trên bàn chân người bệnh. Bao gồm đẹp, chấp
nhận được và vạt nhô cao
17. Loét trên vạt da
Định nghĩa: Là sự loét trên bề mặt vạt da, đánh giá trong quá trình tái khám lâu
dài với thời điểm ghi nhận sớm nhất là lúc 6 tháng. Xác định xem có hay không loét.
Là biến số định tính.
18. Sự dính da ghép nơi cho vạt
Định nghĩa: Là kết quả sau khi ghép da ở nơi cho vạt. Được đánh giá sớm nhất
sau 5 ngày hậu phẫu và trong lúc theo dõi xa tối thiểu 6 tháng. Bao gồm dính tốt hay
loét trên mặt da ghép. Là biến số định tính.
19. Tình trạng sẹo ở vùng ghép da nơi cho vạt
Định nghĩa: Là đặc điểm bề mặt da ghép ở nơi cho vạt sau khi ghép da so với
vùng da xung quanh, đánh giá trong quá trình tái khám lâu dài với thời điểm ghi nhận
sớm nhất là lúc 6 tháng. Bao gồm bề mặt da ghép bằng mặt da xung quanh, lồi hay
lõm. Là biến số định tính.
20. Di chứng cắt thần kinh mác nông
Định nghĩa: Là sự hiện diện của u thần kinh ở đầu cắt gây đau nhói khi hoạt
động, đánh giá trong quá trình tái khám lâu dài với thời điểm ghi nhận sớm nhất là
lúc 6 tháng. Là biến số định tính.
21. Khả năng sử dụng vạt da trong sinh hoạt
Định nghĩa: Là đánh giá chức năng lâu dài của vạt da trong sinh hoạt hàng ngày
của người bệnh sau quá trình điều trị. Bao gồm hoạt động bình thường chơi thể thao
được, hoạt động bình thường không chơi thể thao được, hạn chế vận động và đi lại
khó khăn. Đây là biến số định tính.
22. Khả năng chịu lực
Định nghĩa: Là đánh giá chức năng lâu dài của vạt da trong việc đáp ứng khả
năng chịu lực của cổ bàn chân. Bao gồm chống chân chịu lực toàn phần thoải mái,
chống chân chịu lực gặp bất tiện nhẹ khi chơi thể thao, chống chân chịu lực hoàn toàn
thấy khó chịu và chống chân chịu lực hoàn toàn bị đau. Đây là biến số định tính.
Phụ lục 4
CA PHẪU TÍCH 1 (Phụ lục 12- NB số 3)
Hình A: Hình ảnh phẫu tích có nhận thấy biến đổi nguồn nuôi vạt da, máu tới nuôi
vạt chỉ từ động mạch chày trước
1 Nhánh mạch máu
xuất phát từ động
mạch chày trước đi
vào cân sâu nuôi
vạt da, không có sự
hiện diện của
nhánh xuyên động
mạch mác
2 Nhánh vào cân
sâu nuôi vạt
3 Nhánh xuống
4 Động mạch trước
mắt cá ngoài
5 Động mạch chày
trước
Phụ lục 4
CA PHẪU TÍCH 1 (Phụ lục 12- NB số 3)
Hình B: Chi tiết biến đổi nguồn cấp máu nuôi vạt da
1 Nhánh ra da nuôi vạt, đến từ động mạch phụ dưới bên, không có nhánh
xuyên động mạch mác
2 Nhánh xuống
3 Động mạch trước mắt cá ngoài
4 Động mạch chày trước
Phụ lục 4
Hành chánh
Tên viết tắt: Đặng Văn Kh
Mã nhập viện: 21/09524 Tuổi: 44 Giới: Nam Nữ
Cẳng chân bên: Trái Phải
Chẩn đoán (chi cắt cụt): Sarcom tạo xương đầu dưới xương đùi trái
Số liệu kĩ thuật
Số lượng mạch máu đi vào cân sâu: 3
Nguồn cấp máu cho vạt:
ĐM mác ĐM chày trước Cả ĐM chày trước và ĐM mác
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) ở thấp nhất: 0,6
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) thứ hai: 0,7
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) thứ ba: 0,4
Số cung thông nối giữa nhánh xuống và nhánh ĐM trước mắt cá ngoài: 1
Tương quan của các diểm mốc trên da với cung thông nối (mm):
Mốc thứ nhất tới nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 3,7
Mốc thứ nhất tới thông nối nhánh ĐM trước mắt cá ngoài và nhánh xuống
(mm): 20,9
Mốc thứ hai tới nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 30,8
Mốc thứ hai tới thông nối nhánh ĐM trước mắt cá ngoài và nhánh xuống (mm):
14,9
Khoảng cách từ thông nối nhánh xuống với động mạch trước mắt cá ngoài và
đường nối hai mắt cá (mm): 6,1
Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch trước mắt cá ngoài và đường nối hai
mắt cá (mm): 2,1
Khoảng cách giữa nhánh xuống với mốc 2 ở ngang đường nối hai mắt cá (mm):
6,4
Kích thước mạch máu tại thông nối giữa ĐM trước mắt cá với nhánh xuống
(mm): 0,7
Kích thước mạch máu tại nguyên ủy ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 1
Tổng chiều dài vạt da tính từ các điểm thông nối (cm):
Từ điểm nối nhánh xuống với nhánh động mạch trước mắt cá ngoài (cm): 27
Từ nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (cm): 29
Phụ lục 5
CA PHẪU TÍCH 2 (Phụ lục 12- NB số 22)
1 Mốc 2
2 Trục xương bàn IV
3 Đường nối hai mắt cá
4 Mào chày
Các đường vẽ thiết kế quá trình rạch da để phẫu tích mạch máu nuôi vạt
Phụ lục 5
CA PHẪU TÍCH 2 (Phụ lục 12- NB số 22)
1 Động mạch chày trước
2 Cuống mạch máu vào cân sâu nuôi vạt da
3 Nhánh phụ dưới bên xuất phát từ động mạch chày trước
4 Nhánh xuống thuộc nhánh xuyên động mạch mác
5 Động mạch trước mắt cá ngoài
Minh họa nhánh mạch máu mu chân thông nối với động mạch mác cung cấp nguồn
nuôi ngược dòng cho vạt da
Phụ lục 5
Hành chánh
Tên viết tắt: Nguyễn Hoàng H.
Mã nhập viện: 23/17198 Tuổi: 39 Giới: Nam Nữ
Cẳng chân bên: Trái Phải
Chẩn đoán (chi cắt cụt): Sarcom tạo xương đầu dưới xương đùi trái
Số liệu kĩ thuật
Số lượng mạch máu đi vào cân sâu: 2
Nguồn cấp máu cho vạt:
ĐM mác ĐM chày trước Cả ĐM chày trước và ĐM mác
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) ở thấp nhất: 0,7
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) thứ hai: 0,6
Kích thước mạch máu nuôi vạt (mm) thứ ba:
Số cung thông nối giữa nhánh xuống và nhánh ĐM trước mắt cá ngoài: 1
Tương quan của các diểm mốc trên da với cung thông nối (mm):
Mốc thứ nhất tới nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 17,7
Mốc thứ nhất tới thông nối nhánh ĐM trước mắt cá ngoài và nhánh xuống
(mm): 28,9
Mốc thứ hai tới nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 19,5
Mốc thứ hai tới thông nối nhánh ĐM trước mắt cá ngoài và nhánh xuống (mm):
13,1
Khoảng cách từ thông nối nhánh xuống với động mạch trước mắt cá ngoài và
đường nối hai mắt cá (mm): 12,6
Khoảng cách từ nguyên ủy động mạch trước mắt cá ngoài và đường nối hai
mắt cá (mm): 13,2
Khoảng cách giữa nhánh xuống với mốc 2 ở ngang đường nối hai mắt cá (mm):
2,4
Kích thước mạch máu tại thông nối giữa ĐM trước mắt cá với nhánh xuống
(mm): 0,7
Kích thước mạch máu tại nguyên ủy ĐM trước mắt cá ngoài (mm): 1,2
Tổng chiều dài vạt da tính từ các điểm thông nối (cm):
Từ điểm nối nhánh xuống với nhánh động mạch trước mắt cá ngoài (cm):
21,2
Từ nguyên ủy nhánh ĐM trước mắt cá ngoài (cm): 22,9
Phụ lục 6
CA LÂM SÀNG 1 (Phụ lục 13- NB số 8)
Người bệnh Nguyễn Thị H. Nữ. Sinh năm 1966
Người bệnh tới bệnh viện vì tai nạn giao thông gây mất da vùng bàn chân trước
của chân phải, diện tích vết thương khoảng 3 x3 cm.
Tổn thương chỉ mất mô mềm, lộ gân, không tổn thương xương. Người bệnh được
điều trị nội khoa khống chế nhiễm trùng vết thương và sau đó được phẫu thuật vạt da
trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng để che vết thương. Tổng chiều dài vạt da
được tính từ điểm xoay của mạch máu cuống vạt tới đỉnh vạt da là 8 cm. Diện tích
vạt da được lấy 3 x4 cm. Cuống vạt sau đó được luồn dưới đường hầm đưa tới nơi
khuyết hổng, vạt da được khâu thưa, dùng kĩ thuật khâu mũi chờ để giảm bớt sức
căng của vạt da nhằm đảm bảo tưới máu tới đầu xa của vạt da, sau 5 ngày khâu kín
vạt da vào nơi nhận ở phòng tiểu phẫu. Vùng cho vạt da được ghép da mỏng. Người
bệnh được tái khám định kỳ theo lịch hẹn, và nhận thấy lành thương hoàn toàn sau 4
tuần.
Sau 30 tháng, vạt da ổn định, mềm mại, vùng da ghép nơi cho vạt da sống tốt,
mềm mại. Người bệnh hài lòng với kết quả điều trị.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng 1:
A: Tổn thương trước mổ, mô hạt lên tốt, không nhiễm trùng
B: Sử dụng vạt da che phủ vết thương, khâu mũi chỉ chờ ở vạt vào nơi nhận
(mũi tên trắng)
C: Sau 5 ngày vạt ổn định, sống tốt, chuẩn bị khâu kín vết thương ở tiểu phẫu
D: Sau 30 tháng, vạt ổn định, mềm mại, màu sắc tương đồng da chung quanh
Hình ảnh minh họa ca lâm sàng 1
Phụ lục 7
CA LÂM SÀNG 2 (Phụ lục 13- NB số 6)
Người bệnh Thi Quang Tr. Nam. Sinh năm 1973
Người bệnh tới bệnh viện vì sẹo loét mạn tính vùng bàn chân trước của chân phải,
diện tích vết thương khoảng 4 x12 cm.
Tổn thương sẹo loét mạn tính, xơ dính vào bề mặt mô mềm mu chân, có vết
thương điểm trên nền sẹo loét. Người bệnh được điều trị nội khoa khống chế nhiễm
trùng vết thương và sau đó được phẫu thuật vạt da trên mắt cá ngoài nguồn nuôi
ngược dòng để che vết thương. Tổng chiều dài vạt da được tính từ điểm xoay của
mạch máu cuống vạt tới đỉnh vạt da là 14,5 cm. Diện tích vạt da được lấy 4 x13 cm.
Cuống vạt sau đó được luồn dưới đường hầm đưa tới nơi khuyết hổng, vạt da được
khâu kín vào nơi nhận, sau 2 ngày có hiện tượng sung huyết, tím nhẹ bờ xa của vạt.
Người bệnh được kê chân cao khi nằm, sưởi đèn, và sau đó thì hiện tượng sung huyết
tự thuyên giảm, 10 ngày thì vạt ổn định, người bệnh được xuất viện. Vùng cho vạt da
được ghép da mỏng và lành thương.
Sau 30 tháng, vạt da ổn định, mềm mại, vùng da ghép nơi cho vạt da sống tốt,
mềm mại. Người bệnh hài lòng với kết quả điều trị.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng 2:
A: Sẹo loét mạn tính lưng bàn chân trước
B: Khâu vạt kín vào nơi nhận vạt
C: Có hiện tượng sung huyết phần xa vạt da (mũi tên trắng)
D: Vạt tự ổn định và người bệnh xuất viện sau 10 ngày
E: Tái khám 30 tháng sau mổ vạt lành tốt, mềm mại, người bệnh hài lòng
F: Da ghép nơi cho vạt bằng phẳng, mềm mại
Hình minh họa ca lâm sàng 2
Phụ lục 8
CA LÂM SÀNG 3 (Phụ lục 13- NB số 35)
Người bệnh Ksor V. Nam. Sinh năm 1988
Người bệnh tới bệnh viện vì bỏng ống xả xe máy gây mất da vùng sau gót chân
phải, diện tích vết thương khoảng 6 x 13 cm.
Tổn thương chỉ mất mô mềm, lộ gân, không tổn thương xương. Người bệnh được
điều trị nội khoa khống chế nhiễm trùng vết thương và sau đó được phẫu thuật vạt da
trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng để che vết thương. Tổng chiều dài vạt da
được tính từ điểm xoay của mạch máu cuống vạt tới đỉnh vạt da là 22 cm. Diện tích
vạt da được lấy 6 x 13 cm. Cuống vạt sau đó được đặt trong đường xẻ da đưa vạt tới
nơi khuyết hổng, vạt da được khâu thưa, dùng kĩ thuật khâu mũi chờ để giảm bớt sức
căng của vạt da nhằm đảm bảo tưới máu tới đầu xa của vạt da, sau 5 ngày khâu kín
vạt da vào nơi nhận ở phòng tiểu phẫu. Vùng cho vạt da được ghép da mỏng.Sau 16
tháng, vạt da ổn định, mềm mại, vùng da ghép nơi cho vạt da sống tốt, mềm mại.
Người bệnh hài lòng với kết quả điều trị.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng:
A: Vết thương lớn sau gót chân phải
B: Quá trình bóc tách vạt da trên mắt cá ngoài cuống nuôi ngược dòng
C: Ghép da ở nơi cho vạt, khâu thưa ở nơi nhận vạt
D: Tái khám sau 4 tuần có sự lành thương hoàn toàn
E: Da ghép sau 4 tuần lành tốt, bề mặt phẳng
F: Sau 16 tháng vạt liền tốt vào nơi nhận, người bệnh sử dụng tốt trong sinh hoạt
Hình minh họa ca lâm sàng 3
Phụ lục 9
CA LÂM SÀNG 4 (Phụ lục 13- NB số 20)
Người bệnh Cái Minh Tr. Nam. Sinh năm 1971
Người bệnh tới bệnh viện vì tai nạn giao thông gây mất da vùng bàn chân trước
của chân phải, diện tích vết thương khoảng 6 x 12 cm.
Tổn thương chỉ mất mô mềm, lộ gân, không tổn thương xương. Người bệnh được
điều trị nội khoa khống chế nhiễm trùng vết thương và sau đó được phẫu thuật vạt da
trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng để che vết thương. Tổng chiều dài vạt da
được tính từ điểm xoay của mạch máu cuống vạt tới đỉnh vạt da là 14 cm. Diện tích
vạt da được lấy 6 x 12 cm. Cuống vạt sau đó được đặt trong đường xẻ da đưa vạt tới
nơi khuyết hổng, vạt da được khâu thưa, dùng kĩ thuật khâu mũi chờ để giảm bớt sức
căng của vạt da nhằm đảm bảo tưới máu tới đầu xa của vạt da. Tuy nhiên, sau 3 ngày
có hiện tượng sung huyết ở đầu xa của vạt, biến chứng này sau đó dẫn tới hoại tử
40% diện tích của vạt da và chúng tôi đã đưa người bệnh quay lại phòng mổ để cắt
lọc, ghép da mỏng lên nền vết thương sau cắt lọc. Người bệnh có sự lành thương sau
đó. Vùng cho vạt da được ghép da mỏng và lành thương hoàn toàn.
Sau 25 tháng, phần vạt da ổn định mềm mại, phần ghép da thay thế cho nơi vạt
hoại tử có sự lành thương, tuy nhiên mô mềm dính chặt vào nền mu chân, có ảnh
hưởng tới tính thẩm mỹ của phương pháp che phủ khuyết hổng mô mềm.Người bệnh
vận động mạnh có cảm giác đau rát ở vùng này. Vùng da ghép nơi cho vạt da sống
tốt, mềm mại.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng:
A: Vết thương lộ gân vùng bàn chân trước
B: Vạt da trên mắt cá ngoài cuống nuôi ngược dòng khâu thưa ở vết thương
C: Hiện tượng sung huyết xảy ra ở ngày đầu hậu phẫu
D: Diễn tiến hoại tử một phần vạt da trên mắt cá ngoài
E: Sau 25 tháng, vạt mềm mại, nơi ghép da bổ sung dính chặt vào mô bên dưới
Hình minh họa ca lâm sàng 4
Phụ lục 10
CA LÂM SÀNG 5 (Phụ lục 13- NB số 30)
Người bệnh Nguyễn Thị C. Nữ. Sinh năm 1985
Người bệnh tới bệnh viện vì gãy mắt cá trong, gãy mắt cá ngoài, gãy mắt cá sau
chân trái, khuyết hổng mô mềm vùng mắt cá trong chân trái 3 x 3,5 cm
Người bệnh được điều trị nội khoa khống chế nhiễm trùng vết thương và sau đó
được phẫu thuật kết hợp xương mắt cá ngoài, mắt cá trong và mắt cá sau, cùng lúc
với phẫu thuật vạt da trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng để che vết thương
mắt cá trong. Tổng chiều dài vạt da được tính từ điểm xoay của mạch máu cuống vạt
tới đỉnh vạt da là 12 cm. Diện tích vạt da được lấy 4 x 4 cm. Cuống vạt sau đó luồn
dưới đường hầm đưa vạt tới nơi khuyết hổng, vạt da được khâu thưa, dùng kĩ thuật
khâu mũi chờ để giảm bớt sức căng của vạt da nhằm đảm bảo tưới máu tới đầu xa
của vạt da, sau 5 ngày khâu kín vạt da vào nơi nhận ở phòng tiểu phẫu. Vùng cho vạt
da được ghép da mỏng.
Sau 10 tháng, vạt da ổn định, mềm mại, vùng da ghép nơi cho vạt da sống tốt,
mềm mại. Xương bắt đầu lành, người bệnh đi lại sinh hoạt bình thường và hài lòng
với kết quả điều trị.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng:
A: Vết thương ở vùng mắt cá trong lộ xương gãy
B: Bóc vạt da sau khi đã kết hợp xương ba mắt cá
C: Luồn cuống vạt dưới đường hầm đưa tới khâu thưa vào vết thương
D: Sau 10 tháng phim Xquang thấy đang lành xương ở ba mắt cá
E: Sau 10 tháng da ghép nơi cho vạt sống tốt, mềm mại
F: Sau 10 tháng vạt da sống ổn định, màu sắc tương đồng da chung quanh
Hình minh họa ca lâm sàng 5
Phụ lục 11
CA LÂM SÀNG 6 (Phụ lục 13- NB số 7)
Người bệnh Trần Đức Tr. Nam. Sinh năm 1997
Người bệnh tới bệnh viện vì gãy trật hở xương vùng cổ chân, được điều trị ở khoa
Chi dưới để nắn trật và xuyên đinh cố định xương, sau đó được chuyển lên khoa Vi
phẫu tạo hình để điều trị vết thương bàn chân trước 3,5 x 11 cm.
Người bệnh được phẫu thuật vạt da trên mắt cá ngoài nguồn nuôi ngược dòng để
che vết thương. Quá trình thám sát cuống mạch máu, chúng tôi nhận thấy có sự biến
đổi nguồn máu nuôi vạt da, cụ thể không có nhánh xuyên động mạch mác qua màng
liên cốt ra trước, và có nhánh động mạch phụ dưới bên, cho nhánh lên nuôi vạt da, và
tiếp tục đóng vai trò nhánh xuống để vào trước cổ chân thông nối với động mạch
trước mắt cá ngoài. Chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng vạt da này như kế hoạch ban đầu.
Tổng chiều dài vạt da được tính từ điểm xoay của mạch máu cuống vạt tới đỉnh vạt
da là 22 cm. Diện tích vạt da được lấy 4 x 12 cm. Cuống vạt sau đó đặt trong đường
xẻ da đưa vạt tới nơi khuyết hổng, vạt da được khâu thưa, dùng kĩ thuật khâu mũi chờ
để giảm bớt sức căng của vạt da nhằm đảm bảo tưới máu tới đầu xa của vạt da, sau 5
ngày khâu kín vạt da vào nơi nhận ở phòng tiểu phẫu. Vùng cho vạt da được ghép da
mỏng.
Sau 30 tháng, vạt da ổn định, mềm mại, vùng da ghép nơi cho vạt da sống tốt,
mềm mại. Người bệnh hài lòng với kết quả điều trị.
Các hình ảnh minh họa ca lâm sàng:
A: Vết thương vùng bàn chân trước
B: Thám sát cuống mạch nuôi vạt nhận thấy có sự biến đổi nguồn nuôi (mũi
tên màu trắng)
C, D: Tiếp tục bóc tách vạt da trên mắt cá ngoài cuống nuôi ngược dòng
E: Đưa vạt tới nơi cần che phủ và khâu vạt vào nơi nhận
F: Hậu phẫu vạt da sống hoàn toàn
Hình minh họa ca lâm sàng 6
Phụ lục 12
DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CÓ CHI CẮT CỤT
ĐƯỢC PHẪU TÍCH NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU NHÁNH
MẠCH MÁU MU CHÂN THÔNG NỐI VỚI ĐỘNG MẠCH
MÁC NUÔI VẠT DA TRÊN MẮT CÁ NGOÀI
TỪ 04/2021 TỚI 06/2023
NB
số
Tên người bệnh Năm sinh Giới
tính
Mã số vào viện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Phan Ngọc H.
Nguyễn Dương Hoàng L.
Đặng Văn Kh.
Hoàng Thị Ngọc Ch.
Bành Ngọc Ph.
Trịnh Thị X.
Phạm Thị L.
Dương Thanh T.
Nguyễn Thị X.
Trương Thế H.
Phan Gia H.
Lê Thị Ch.
Huỳnh Thị Thanh T.
Đỗ Ngọc Thúy Ng.
2007
2007
1977
1972
1963
1954
1965
1987
1952
1974
1955
1944
1987
2007
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
21/02604 (BH)
21/04657 (BH)
21/09524 (BH)
21/09803 (BH)
21/15220 (BH)
22/09291 (BH)
22/08454 (BH)
22/08654 (BH)
22/05192 (BH)
22/13338 (BH)
22/19628 (BH)
22/22905 (BH)
22/23839 (BH)
22/26860 (BH)
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Nguyễn Phi H.
Trần Minh Kh.
Trần Khánh A.
Nguyễn Thị X.
Lê Nhựt T.
Phan Nguyễn Minh Q.
Trương Thị S.
Nguyễn Hoàng H.
Trương Thị H.
Nguyễn Thị S.
1968
2007
2006
1953
2004
2009
2001
1984
1956
1985
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
22/23952 (BH)
22/31245 (BH)
22/29939 (BH)
22/35480 (BH)
22/35726 (BH)
22/20634 (BH)
23/02312 (BH)
23/17198 (BH)
23/17874 (BH)
23/04983 (BH)
TP Hồ Chí Minh, 24/7/2023
Xác nhận của BV Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM
Phụ lục 13
DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC PHẪU THUẬT
VẠT DA TRÊN MẮT CÁ NGOÀI CÓ NGUỒN NUÔI DỰA
VÀO THÔNG NỐI NHÁNH MẠCH MÁU MU CHÂN VỚI
ĐỘNG MẠCH MÁC
TỪ 01/2017 TỚI 06/2023
NB
số
Tên người bệnh Năm sinh Giới
tính
Mã số vào viện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Bùi Duy Kh.
Nguyễn Thị Mỹ D.
Bùi Thanh H.
Phạm Xuân Ph.
Nguyễn Hữu Th.
Thi Quang Tr.
Trần Đức Tr.
Nguyễn Thị H.
Mai Văn Kh.
Trần Ngọc Â.
Lê Văn Ch.
Lê Thanh S.
Dương Thị Thu H.
Hạp Tiến T.
Ngô Thị Đ.
1993
1983
1981
1966
1974
1973
1997
1966
1970
1984
1959
1993
1984
1991
1976
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
17/16545 (VP)
17/37317 (VT)
18/34393 (VP)
18/24777 (VP)
18/02826 (VP)
18/31438 (VP)
19/12933 (VP)
19/09213 (VP)
19/07788 (VP)
20/30196 (VP)
20/33162 (VP)
20/34686 (VP)
20/38803 (VP)
20/14702 (VP)
20/25661 (VP)
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Nguyễn Nhân Th.
Pi Năng Ng.
Tiêu Gia M.
Trần Lâm Th.
Cái Minh Tr.
Võ Duy V.
Bùi Xuân Th.
Dương Văn Tr.
Trần Hoàng D.
Lê Thị Th.
Vũ Tiến Đ.
Đào Thanh Tr.
Lê Thanh B.
Nguyễn Minh Đ.
Nguyễn Thị C.
Lê Văn D.
Nguyễn Ngọc Th.
Nguyễn Minh Nh.
Nguyễn Minh Nh.
Ksor V.
Nguyễn Thành H.
Nguyễn Văn H.
Nguyễn Quang Tr.
1979
1992
2005
1967
1971
1970
2006
1953
1969
1957
1993
1980
1968
1968
1985
1999
1985
2004
2005
1988
1991
1979
1970
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
20/37440 (VP)
20/27004 (VP)
20/28977 (NH)
20/32544 (VP)
21/08649 (VP)
21/09060 (VP)
21/10795 (VP)
21/09018 (VP)
21/15938 (VP)
21/16520 (VP)
21/04627 (VP)
21/02824 (VP)
21/02545 (VP)
22/03610 (VP)
22/05019 (VP)
22/06007 (VP)
22/16459 (VP)
22/14541 (VP)
22/19147 (VP)
22/14444 (VP)
22/10564 (VP)
22/23732 (VP)
22/26468 (VP)
39
40
41
42
43
44
45
Ngô Quốc Th.
Nguyễn Thị Thúy A.
Võ Văn Ngh.
Nguyễn Thị Diễm M.
Trần Chí H.
Nguyễn Phong V.
Đặng Ái L.
1990
1995
1965
2006
1968
1982
1949
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nữ
22/22114 (VP)
22/33532 (VP)
22/32884 (VP)
22/32061 (VP)
22/27860 (VP)
22/34836 (VP)
22/34537 (VP)
TP. Hồ Chí Minh, 24/7/2023
Xác nhận của BV Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM