1. Về thực trang công tác giao rừng cộng đồng ở tỉnh Quảng Bình cho thấy tỉnh đã giao cho 38 cộng đồng quản lý, trong đó có 14 cộng đồng có tỷ lệ hộ nghèo 100%, với tổng diện tích rừng là 9.081,07 ha bao gồm: 7.836,16 ha đất có rừng và 1.244,91 ha đất chưa có rừng.
2. Hiện trạng tài nguyên rừng giao cho các cộng đồng quản lý đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, có tính đa dạng thực vật cao và có nhiều loài nằm trong danh lục sách đỏ thế giới. Thành phần chủ yếu là các loài cây ưa sáng, một số loài có giá trị kinh tế cao, chỉ số quan trọng (IVI) của một số loài cao và chúng lại có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi cao với điều kiện lập địa và khả năng tái sinh tốt. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình phục hồi vì sớm tạo lập hoàn cảnh rừng cũng như khả năng để lựa chọn loài cây gỗ bản địa cho việc phục hồi rừng như Huỷnh, Lim xanh, Táu trong quá trinh quản lý rừng cộng đồng.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng cộng đồng cần kết hợp hài hòa các yếu tố sinh thái như đặc điểm tài nguyên rừng và các yếu tố xã hội như cấu trúc quản lý, cơ chế chia sẻ lợi ích, sử dụng kiến thức bản địa trong quản lý và vai trò yếu tố bên trong, bên ngoài cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng.
Áp dụng kiến thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng, nhìn chung các cộng đồng đang quản lý rừng cộng đồng phần lớn là đồng bào dân tộc vì vậy họ có nhiều kinh nghiệm bản địa trong quản lý rừng như kỹ thuật và thời vụ khai thác, xây dưng các hương ước, quy định về chia sẽ lợi ích, sử dụng cây gỗ trong quá trình quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên điểm hạn chế của cộng đồng là thiếu hiểu biết về xây dựng kế hoạch sử dụng tài nguyên (LSNG) nhằm cân bằng lợi ích cho các hộ trong cộng đồng và bảo đảm sự bền vững của nguồn tài nguyên rừng cộng đồng.
140 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trưởng chiều cao ở CT1 nhỏ hơn ở CT2 và lượng tăng trưởng bình quân ở CT1 thấp hơn ở CT2. Hệ số biến động sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Lim xanh có sự biến động lớn hơn ở Trám trắng nên có thể thấy Lim xanh sinh trưởng đồng đều hơn Trám trắng.
Sử dụng tiêu chuẩn student để so sánh giữa hai công thức và kiểm tra sự sai khác của phương sai bằng chuẩn Fisher cho thấy p = 0,54 > 0,05 nên có thể kết luận phương sai hai mẫu bằng nhau; giá trị |tStat| = 11,1 > tCritical two-tail = 1,97, cho thấy hai mẫu có sự sai khác. Như vậy, sinh trưởng chiều cao của Lim xanh ở CT1 cao hơn hẳn ở CT2; tương tự ở Trám trắng giá trị |tStat| = 3,48 > tCritical two-tail = 1,97, nên hai mẫu có sự sai khác, sinh trưởng chiều cao ở CT1 lớn hơn ở CT2.
Quan sát thực tế hiện trường cho thấy đối với loài Lim xanh ở phương pháp xử lý thực bì toàn diện, cây phân cành khá sớm, tỷ lệ khép tán sớm hơn ở phương pháp xử lý thực bì theo băng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi dụng gỗ về lâu dài đối với mục đích kinh doanh rừng gỗ lớn. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu về ảnh hưởng của lớp cây bụi thảm tươi đối với sinh trưởng của Lim xanh tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho thấy nơi có độ tàn che cao (80 - 90%) sinh trưởng đường kính cổ rễ và chiều cao đạt cao giá trị cao nhất, ở nơi có độ tàn che thấp dưới 70% thì sinh trưởng thấp hơn hẳn [63]. Điều này cho thấy đối với giai đoạn đầu tính chịu bóng của Lim xanh còn rất cao; mặt khác khi vượt qua được chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi thì cần hạn chế việc loại bỏ lớp cây bụi để duy trì độ ẩm và tạo hình cho thân cây.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thực bì đến chất lượng cây trồng
Loài cây
Công thức
Chất lượng cây trồng (%)
Tỷ lệ khép tán (%)
Tốt
Trung bình
Xấu
Lim xanh
CT1
41,2
37,5
21,3
82
CT2
35,2
24,5
40,3
85
Trám trắng
CT1
54,1
33,1
12,8
78
CT2
50,1
35,1
14,8
72
(CT1: Công thức xử lý thực bì theo băng; CT2: Công thức xử lý thực bì toàn diện)
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Kết quả nghiên cứu cho thấy Lim xanh trong công thức xử lý thực bì theo băng có chất lượng cây tốt và cây trung bình cao hơn ở công thức xử lý thực bì toàn diện (Bảng 7). Kết quả này cũng tương tự đối với loài Trám trắng. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa tỷ lệ cây tốt (35,2–41,2%) và cây xấu (21,3–40,3%) ở Lim xanh cao hơn ở Trám trắng (50,1–54,1% và 12,8–14,8%). Tỷ lệ khép tán của Lim xanh ở CT1 (82%), thấp hơn ở CT2 (85%). Trám trắng có tỷ lệ khép tán ở CT1 (78%) cao hơn ở CT2 (72%).
Như vậy, loài Lim xanh và loài Trám trắng tại các công thức xử lý thực bì khác nhau chịu tác động của các loài cây bản địa tại khu vực nghiên cứu tới sinh trưởng. Công thức xử lý thực bì phù hợp là xử lý thực bì theo băng. Tùy vào từng thời điểm để có thể có các biện pháp tác động tới thực bì khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Qua kết quả trên cũng có thể thấy rằng lớp phủ thực bì không những có ý nghĩa trong giai đoạn đầu nhằm tạo tiểu khí hậu rừng, cải thiện tính chất đất rừng, hạn chế cỏ dại, tạo bóng, v.v. mà còn có ý nghĩa trong giai đoạn sinh trưởng về sau của cây bản địa trước khi chúng khép tán hoặc trước khi chúng ưa sáng hoàn toàn.
Ảnh hưởng của các dạng lập địa đến các loài cây
Trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp hiện nay, đất quy hoạch cho trồng rừng sản xuất không phải là những lập địa tốt nhất xét về cả điều kiện tự nhiên và điều kiện thảm thực vật (Phạm Xuân Hoàn và cộng sự, 2011). Tại khu vực nghiên cứu đất dành cho trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh phần lớn trước đó là đất rừng tự nhiên nhưng sau đó bị mất đi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với đặc điểm địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, bên cạnh đó lại chịu ảnh hưởng của các tiểu khí hậu vùng khác nhau nên thảm thực bì cũng thay đổi và có sự khác biệt tùy theo khu vực.
Ảnh hưởng của các dạng lập địa tới tỷ lệ sống
Kết quả nghiên diễn biến tỷ lệ sống của hai loài Lim xanh và Trám trắng trên các dạng lập địa tại khu vực nghiên cứu thể hiện tại bảng 3.36.
Bảng 3.36. Tỷ lệ sống các loài cây trồng theo các dạng lập địa khác nhau
Loài
Công thức
Tỷ lệ sống (%)
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Tuổi 4
Tuổi 5
Tuổi 6
Lim xanh
LĐ B
96,2
94,3
92,3
88,2
84,1
83,2
LĐ C
91,4
90,3
87,2
84,1
82,1
77,2
Trám trắng
LĐ B
98,2
96,4
94,2
88,3
86,3
84,3
LĐ C
94,2
92,3
90,4
86,4
84,2
80,2
(LĐB: lập địa B, LĐC: Lập địa C)(Nguồn: Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng)
Qua bảng 3.36. kết quả tỷ lệ sống các loài cây ở các dạng lập địa qua các năm tuổi thấy rằng tỷ lệ sống tại nhóm dạng lập địa B của hai loài Lim xanh (96,2%) và Trám trắng (98,2%) cao hơn ở nhóm dạng lập địa C với các tỷ lệ 91,4% và 94,2%. Tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian và đến tuổi 6 biến động từ 77,2 - 83,2% ở Lim xanh và 80,2 - 84,25% ở Trám trắng.
Ảnh hưởng của các dạng lập địa đến khả năng sinh trưởng
Kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính và chiều cao của hai loài Lim xanh và Trám trắng trồng trên các dạng lập địa khác nhau thể hiện ở bảng 3.37.
Bảng 3.37. Sinh trưởng đường kính, chiều cao của các loài cây trồng tại các dạng lập địa
Loài cây
Lập địa
Sinh trưởng đường kính
Sinh trưởng chiều cao
1.3 (cm)
∆D1.3 (cm/năm)
SD1.3 (%)
vn (m)
∆Hvn
(m/năm)
SHvn (%)
Lim xanh
LĐB
8,95
1,49
20,15
4,74
0,79
20,38
LĐC
7,23
1,2
21,59
3,61
0,6
26,22
Trám trắng
LĐB
11,2
1,87
16,14
4,78
0,79
18,53
LĐC
10,44
1,74
18,55
4,49
0,75
17,58
(LĐB: lập địa B, LĐC: Lập địa C) (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Qua kết quả tại bảng 3.37. cho thấy rằng sinh trưởng về đường kính của cây Lim xanh trên nhóm dạng lập địa B qua các chỉ tiêu đường kính bình quân là 8,95 cm; lượng tăng trưởng đường kính là 1,49 cm/năm, tốt hơn hẳn ở nhóm dạng lập địa C với các chỉ tiêu tương ứng là 7,23 cm và 1,2 cm/năm (Bảng 3.37). Tương tự, chỉ tiêu chiều cao bình quân (4,74 m), lượng tăng trưởng chiều cao bình quân (0,79 m/năm) cũng cao hơn tại nhóm dạng lập địa C, tương ứng là 3,61 m và 0,6 m/năm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh trưởng đường kính của Trám trắng trong điều kiện lập địa B là 11,2 cm và 1,87 cm/năm cao hơn tại điều kiện lập địa C (10,44 cm và 1,74 cm/năm). Sinh trưởng chiều cao của Trám trắng trong điều kiện lập địa B với các chỉ tiêu chiều cao bình quân 4,78 m và lượng tăng trưởng bình quân 0,79 m/năm cao hơn trong điều kiện lập địa C là 4,49 m và 0,75 m/năm.
Sử dụng các tiêu chuẩn t đánh giá cho thấy các giá |tStat|= 4,23, 1 > tCritical two-tail = 2,16, nên có thể kết luận có sự sai khác về sinh trưởng của các loài cây trên các nhóm dạng lập địa khác nhau.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nhóm dạng lập địa tới chất lượng cây trồng được thể hiện tại bảng 3.38.
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của các nhóm dạng lập địa đến chất lượng cây trồng
Loài cây
Công thức
Chất lượng cây trồng (%)
Tỷ lệ khép tán (%)
Tốt
Trung bình
Xấu
Lim xanh
LĐ B
43,2
36,6
20,2
84
LĐ C
32,2
32,5
35,3
86
Trám trắng
LĐ B
56,1
32,1
11,8
83
LĐ C
53,1
34,3
12,6
81
(LĐB: lập địa B, LĐC: Lập địa C) (Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Qua bảng 3.38. cho thấy rằng chất lượng cây trồng trên các nhóm dạng lập địa có sự khác nhau, ở lập địa B cả hai loài Lim xanh và Trám trắng có tỷ lệ cây tốt (43,2% và 56,1%) cao hơn ở lập địa C (32,2 và 53,1%). So sánh giữa Lim xanh và Trám trắng cho thấy Lim xanh có tỷ lệ cây xấu tại các dạng lập địa B (20,2%) và C (35,3%) đều cao hơn Trám trắng tại lập địa B (11,8%) và lập địa C (12,6%). Tuy nhiên sự chênh lệch nhau giữa các tỷ lệ của loài Trám tráng ở các nhóm lập địa là không lớn.
Khép tán cây rừng là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành rừng, nó có thể tăng sức đề kháng với các nhân tố môi trường bất lợi, giảm bớt được sự cạnh tranh cỏ dại, giữ được tính ổn định quần xã thực vật, tăng cường tác dụng bảo vệ đất rừng. Trong quá trình trồng rừng, chăm sóc rừng nếu rừng khép tán sớm hoặc không khép tán trong thời kỳ dài về cơ bản sẽ làm mất đi khả năng hình thành rừng, nên phải tăng mật độ trồng rừng ở mức độ cần thiết để xúc tiến hình thành rừng và khép tán sớm (Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 2005). Tỷ lệ khép tán của hai loài Lim xanh và Trám trắng đều đạt mức cao, dao động từ 84 - 86% đối với Lim xanh và 81 - 83% đối với Trám trắng.
Như vậy, tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng của hai loài Lim xanh và Trám trắng tại các dạng lập địa khác nhau có sự sai khác. Cây Lim xanh và cây Trám trắng thích hợp hơn với dạng lập địa B.
Tương quan giữa chiều cao (Hvn) với đường kính (D1.3) của các loài cây bản địa nghiên cứu
Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực nhằm xác định được sự tương quan. Tương quan giữa Hvn/D1.3 biểu hiện sức sinh trưởng của lâm phần, tương quan càng chặt thì sinh trưởng của lâm phần càng mạnh, ngược lại tương quan lỏng nghĩa là sinh trưởng của lâm phần kém. Qua các kết quả nghiên cứu trên sử dụng các số liệu sinh trưởng của các loài cây tại dạng lập địa B để xây dựng phương trình. Kiểm tra mức độ quan hệ thông qua hệ số xác định (R), chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS, thăm dò các dạng phương trình hồi quy và chọn hàm Power (có hệ số R2 đạt giá trị lớn nhất) để biểu thị cho mối quan hệ Hvn-D1.3 như sau: H = aDb, kết quả ghi ở bảng 3.39.
Bảng 3.39. Tương quan Hvn-D1.3 và phương trình hồi quy của các loài cây
Loài cây
R
FR
a
b
Phương trình hồi quy
Lim xanh
0,549
68,442
1,612
0,491
H=1,612D0,491
Trám trắng
0,652
117,062
0,830
0,693
H=0,830D0,693
Huỷnh
0,720
170,952
1,148
0,598
H=1,148D0,598
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Từ bảng 3.39. cho thấy Hệ số tương quan Hvn/D1.3 của Lim xanh, Trám Trắng và Huỷnh ở khu vực nghiên cứu đều là tương đối chặt, các cá thể trong lâm phần có sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực đều được phát triển cân đối nhau. Trong đó Trám trắng có mối quan hệ đường kính chiều cao chặt chẽ nhất.
Các kết quả tương quan chiều cao và đường kính thể hiện qua các biểu đồ:
Hình 3.9. Biểu đồ tương quan H/D Lim xanh
Hình 3.10. Biểu đồ tương quan H/D Trám Trắng
Hình 3.11. Biểu đồ tương quan H/D Huỷnh
Đánh giá tình hình thảm thực vật dưới tán rừng trồng cây bản địa
Lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng cho biết mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình sinh trưởng của các loài cây trong khu vực. Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng tham gia vào quần xã thực vật rừng, là nơi trú ngụ của chim chóc, các loài côn trùng có ích, có khả năng bảo vệ và làm giàu đất, làm giàu nguồn nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại, v.v., thông qua việc trả lại cành khô, lá rụng phân giải làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì cho đất. Bên cạnh đó, cây bụi thảm tươi cũng có những mặt tiêu cực như cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và nước, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây rừng.
Kết quả điều tra đánh giá tình hình cây bụi thảm tươi dưới tán rừng tại dạng lập địa C được tổng hợp tại bảng 3.40.
Bảng 3.40. Kết quả điều tra cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng dạng lập địa C
Loài
Loài cây chủ yếu
Độ tàn che (%)
Chất lượng
HTB (m)
Lim xanh
Cỏ tranh, Mua, Sim, Sầm sì, Ba bét, Trinh nữ, Cỏ xước...
70,60
Trung bình
1,13
Trám trắng
Thẩu tấu, Cỏ tranh, Bồ cu vẽ, Bục bục, Cựa gà, Củ cam, Cỏ xước
60,30
Trung bình
0,98
Huỷnh
Cỏ lào, Dương xỉ, Mẫu đơn, Ba gạc, Chủ ké
75,57
Trung bình
1,32
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Tỷ lệ che phủ của thảm tươi là mức độ che kín của tán cây bụi, thảm tươi theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Kết quả điều tra đánh giá tình hình cây bụi thảm tươi dưới tán rừng tại dạng lập địa C, công thức xử lý thực bì theo băng (CT2) được tổng hợp tại bảng 3.40.
Số liệu trong bảng 3.40. cho thấy: Thành phần cây bụi, thảm tươi ở đây kém đa dạng, chủ yếu là: Cỏ tranh, Mua, Sim, Trinh Nữ, Thẩu tấu Chiều cao bình quân lớp cây bụi thảm tươi của mô hình rừng trồng tuổi sáu từ 0,98 đến 1,32 m, với độ che phủ từ 60,3 đến 75,57%. Qua điều tra quan sát thực tế cho thấy lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu khá rậm rạp, có nơi chiều cao lớp cây bụi thảm tươi tới 2m, điều này đã kìm hãm sinh trưởng của cây bản địa đặc biệt là loài Lim xanh trong giai đoạn đầu.
Nhìn chung, tầng cây bụi thảm tươi có chiều cao trung bình nhỏ hơn chiều cao tầng cây bản địa, với độ tàn che >50% nên không có cạnh tranh về ánh sáng với tầng cây bản địa ở tuổi sáu mà chỉ cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, khoáng có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất. Vì vậy khi tiến hành chăm sóc tầng cây bản địa nhất thiết phải phát dọn dây leo, bụi rậm để giảm sự cạnh tranh đó tạo không gian dinh dưỡng tốt nhất cho cây bản địa phát triển.
Đặc điểm đất đai dưới tán rừng trồng cây bản địa của khu vực nghiên cứu
Đất là lớp ngoài cùng của vỏ trái đất, nơi sinh sống của hệ thực vật, vi sinh vật và động vật trong đất, nó là sản phẩm phong hoá triệt để nhất của nền vật chất (đá mẹ, khoáng chất và quá trình hình thành). Đất là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xác định, đánh giá và định giới dạng lập địa. Mỗi loại đất khác nhau kéo theo hàng loạt các yếu tố khác thay đổi ví dụ như: Hàm lượng chất dinh dưỡng, độ dày tầng đất, mức độ xói mòn và hệ thực vật sống trên đó. Loại đất khác nhau còn liên quan đến chế độ làm đất, kỹ thuật gieo trồng khác nhau đối với từng loại cây (Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 2005). Nghiên cứu một số đặc điểm của đất tại khu vực trồng các loại cây này để có những thông tin ban đầu về nhu cầu dinh dưỡng của cây, từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của đất đến các loài cây trồng trong khu vực. Các phẫu diện đất cũng như quan sát được bố trí ở từng vùng trồng đại diện cho các loài cây và cùng một nhóm dạng lập địa C, làm cơ sở cho theo dõi đánh giá đặc điểm lý hóa tính của đất cũng như theo dõi biến động độ phì đất, so sánh biến đổi đất dưới các loại rừng. Chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 ô phẫu diện chính (4-5 ô phẫu diện định giới quanh các ô chính) đại diện khu vực trồng các loài cây và các ô đối chứng với điều kiện lập địa tương tự, nằm ngoài vùng trồng rừng để đối chứng. Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 3.41.
Bảng 3.41. Kết quả điều tra phẫu diện đất dưới tán rừng cây bản địa lập địa C
Loài cây
Phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Độ ẩm
Độ chặt
Thành phần cấp hạt (%)
Cát thô
Cát mịn
Thịt
Sét
Lim xanh
OPDL
60
Hơi ẩm
Hơi chặt
6,6
17,3
8,4
67,7
OĐC
45
Khô
Xốp
3,2
12,3
5,7
78,8
Trám trắng
OPDL
78
Ẩm
Hơi chặt
7,5
4,2
16,6
71,7
OĐC
60
Mát
Xốp
4,8
9,3
14,4
71,5
Huỷnh
OPDL
65
Hơi ẩm
Hơi chặt
5,2
13,7
14,1
77
OĐC
58
Khô
Hơi xốp
5,6
16,2
12,7
65,5
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Qua kết quả mô tả phẫu diện đất khu vực nghiên cứu cho thấy về độ dầy tầng đất không có gì biến động lớn ở cả ba loại rừng phẫu diện đều có độ dày tầng đất từ 60 - 78cm; So sánh với độ dày các ô đối chứng có độ dày từ 45-60cm, cho thấy độ dày tầng đất dưới tán rừng cao hơn. Độ ẩm của đất chủ yếu là ẩm và hơi ẩm so với ngoài rừng là khô và mát. Độ chặt cũng biến động theo chiều sâu phẫu diện ở tầng A khu vực nào có nhiều thực bì, xói mòn mặt yếu thì đất xốp, càng xuống sâu đất càng chặt và rất chặt. Tỷ lệ đá lẫn và kết von rất ít. Thành phần cấp hạt ở các ô phẫu diện không có sự biến động lớn với tỷ lệ sét từ 67,7 - 77% ở dưới tán rừng và từ 65,5 - 78,8% ở ngoài rừng. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu về đất chúng tôi nhận thấy loại đất ở đây không có gì khác nhau nhiều, chủ yếu là đất xám Ferarit phát triển trên phiến thạch sét tầng dầy, các chỉ số đều cho thấy dưới tán rừng đất được cải thiện tốt hơn ngoài rừng.
Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu khi gây trồng các loài cây bản địa tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi có một số kết luận: Tỷ lệ sống của các loài đạt khá cao, trên 82%, loài có sinh trưởng đường kính nhanh nhất là Trám trắng với lượng tăng trưởng là 11,68 cm và loài sinh trưởng thấp nhất là Lim xanh đạt 8,73 cm; Lượng tăng trưởng bình quân tới tuổi 6 về đường kính của các loài cây dao động từ 1,46-1,95 cm/năm; Trong đó đạt giá trị lớn nhất ở loài Trám trắng là 1,95 cm/năm và thấp nhất là Lim xanh đạt 1,46 cm/năm.
Biện pháp xử lý thực bì có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng chiều cao và đường kính ngang ngực của các loài Lim xanh và Trám trắng. Công thức xử lý thực bì phù hợp là xử lý thực bì theo băng. Tùy vào từng thời điểm để có thể có các biện pháp tác động tới thực bì khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng của hai loài Lim xanh và Trám trắng tại các dạng lập địa khác nhau cho thấy đối với các dạng lập địa khác nhau thì chất lượng cây trồng có sự sai khác nhau. Cây Lim xanh và cây Trám trắng thích hợp hơn với dạng lập địa B.
Các hệ số tương quan Hvn/D1.3 của các loài cây nghiên cứu là tương đối chặt chẽ, các cá thể trong lâm phần có sinh trưởng chiều cao và đường kính cân đối nhau. Cây bụi thảm tươi dưới tán rừng kém đa dạng và đất dưới tán rừng có cải thiện về tính chất lý tính.
Tri thức bản địa trong Quản lý rừng cộng đồng
Sự cần thiết vận dụng tri thức bản địa trong Quản lý rừng cộng đồng
Việc sử dụng tri thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng có những ưu điểm như: phù hợp với phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện địa phương, đã được thử nghiệm qua thời gian, có tính đa dạng cao, dễ sử dụng và là cơ sở để giải quyết các vấn đề chiến lược cho cộng đồng, đặc biệt là người nghèo (kiến thức bản địa đều phù hợp về mặt xã hội và có tính bền vững, ít rủi ro với người dân).
Từ thực tế nghiên cứu, có thể thấy rằng, việc áp dụng kiến thức bản địa vào quản lý tài nguyên rừng cộng đồng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là mọi người dân trong cộng đồng đều cho rằng cơ chế quản lý rừng của cộng đồng hiện có rất hiệu quả và họ đều mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng, được trả tiền cho công tác bảo vệ với điều kiện các khu rừng phải ở kề cận thôn bản. Nếu cơ chế quản lý dựa vào cộng đồng này có cơ hội được phát huy thì nó sẽ góp phần không nhỏ đối với công tác bảo tồn và quản lý rừng cộng đồng.
Những khó khăn là do nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ngày càng khan hiếm, tài nguyên gỗ thì không được khai thác, áp lực bảo vệ tài nguyên lớn; Ngoài ra việc người dân mất dần thói quen thực hành các kiến thức bản địa có giá trị và cũng mất cơ hội truyền đạt lại cho thế hệ con cháu nên có nguy cơ các kiến thức này sẽ dần bị mai một. Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn và thiếu sự hỗ trợ của bên ngoài nên việc phát triển lâm sản ngoài gỗ với việc áp dụng kiến thức bản địa của người dân địa phương cũng sẽ gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra cơ hội và khả năng tiếp cận thị trường của người dân cho những sản phẩm truyền thống từ lâm sản ngoài gỗ bị hạn chế đã khiến cho các kiến thức bản địa không còn được người dân đề cao, và vì vậy những sản phẩm có chất lượng và kỹ thuật cao đã không còn nhiều, không được phát huy và chú trọng sử dụng để nâng cao đời sống cho chính họ.
Vận dụng tri thức bản địa cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng cộng đồng
Rừng và cuộc sống của người dân có mối quan hệ tương tác với nhau. Việc khai thác vượt quá khả năng hồi phục của rừng dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân. Để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện công tác quản lý rừng cộng đồng bền vững, cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh kế người dân và bảo tồn tài nguyên rừng. Trong đó ý thức của người dân đối với tài nguyên rừng được xem là vấn đề đầu tiên. Do vậy, việc trao quyền sử dụng và quản lý rừng cho người dân cũng đã làm tăng sự tham gia của người dân vào quá trình ra các quyết định có liên quan đến đời sống, sinh kế của họ. Sự tham gia của người dân trong quản lý rừng cộng đồng là cần thiết bởi hai lý do có tính nguyên tắc. Thứ nhất là nếu thiếu điều này thì sự bền vững lâu dài của nhiều hệ sinh thái sẽ bị đe doạ. Thứ hai là người dân địa phương và bản địa có quyền được hưởng lợi nhờ sử dụng bền vững đa dạng sinh học cho sinh kế, nghỉ dưỡng, các nhu cầu văn hoá xã hội và các lý do tâm linh của họ.
Qua sơ đồ quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu (hình 3.5.) nhận thấy rằng, các nhóm đối tượng có liên quan mật thiết tới tiến trình cũng như kết quả của quản lý rừng đó là nhóm hỗ trợ từ các chương trình dự án lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Bên cạnh đó là lực lượng kiểm lâm, biên phòng thường xuyên hỗ trợ và hướng dẫn cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác của chủ rừng. Các ảnh hưởng của các bên liên quan đều góp phần tác động tới công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quá trình ra quyết định trong khai thác sử dụng rừng nói riêng. Tuy nhiên, các tác động của yếu tố bên ngoài chủ yếu là hướng đến mục đích bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên mà ít quan tâm tới các tác động cũng như hiệu quả của việc sử dụng tri thức bản địa trong đảm bảo đời sống cộng đồng và cải thiện sinh kế. Người dân ít có cơ hội được tiếp cận tài nguyên theo các phương thức truyền thống mà chủ yếu phải theo các quy định của pháp luật (Trần Trung Thành, 2016). Chính vì vậy, hướng tiếp cận bảo tồn tài nguyên bằng các tri thức bản địa thông qua trao quyền cho người cộng đồng được giao rừng là một hướng phát triển mới phù hợp trong bối cảnh hiện nay tại khu vực nghiên cứu.
LÂM NGHIỆP TRUYỀN THỐNG
Phân loại các hệ thống canh tác
Kiến thức các cộng đồng
Kiến thức về các phương thức sử dụng
Kiến thức về các chu trình tự nhiên
Kiến thức về sự thích nghi của các loài
Các nhà sinh thái học nhân văn
Chiến lược đa dạng
Kỹ thuật quản lý tài nguyên truyền thống
Tuyển chọn và gây trồng các loài cây bản địa
Quản lý và xây dựng hệ thống mùa vụ ở địa phương
Sử dụng các loài cây trồng và cây phi nông nghiệp
Các nhà sinh thái học lâm nghiệp
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bảo tồn nguồn gen của cây bản địa
Bảo tồn sinh thái nông - lâm nghiệp truyền thống
Trao quyền
Ít bị phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài (phân bón, thuốc trừ sâu)
Ít rủi ro hơn cho nông dân
Khả năng bền vững và an toàn lương thực được nâng cao
Khả năng thích nghi với môi trường được cải thiện
Hình 3.12. Các hoạt động nông lâm nghiệp truyền thống có thể được xem xét từ cả 2 khía cạnh nông nghiệp và văn hóa con người. Việc tổng hợp các quan điểm trên có thể dẫn đến các cách tiếp cận về mặt lý thuyết và phương pháp hướng về bảo tồn môi trường, văn hóa và đa dạng nguồn gen được tìm thấy trong các hệ thống nông nghiệp truyền thống. Trong quá trình tiếp cận này cần chú trọng tới vấn đề trao quyền cho người dân trong các quyết định của mình.
(Mô phỏng dựa theo Richard B.Primack, 1995)[102]
Theo quy định của pháp luật, người dân bản Cổ Tràng và bản Cà Ròong 2 có bốn quyền chính thức đối với rừng được giao, đó là quyền tiếp cận, khai thác, quản lý và quyền ngăn chặn. Các quyền trên được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và nó được phép thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể, đồng thời cũng bị ràng buộc bởi một số điều kiện nhất định. Hay nói một cách khác, thông qua phân quyền, nhà nước đã đồng thời trao quyền và giao trách nhiệm (nghĩa vụ) cho người nhận rừng đối với diện tích rừng được giao. Trái lại, UBND các cấp và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải chuyển giao một số quyền nhất định, cụ thể là họ không còn quyền khai thác đối với rừng được giao (Hoàng Huy Tuấn, 2015).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Về thực trang công tác giao rừng cộng đồng ở tỉnh Quảng Bình cho thấy tỉnh đã giao cho 38 cộng đồng quản lý, trong đó có 14 cộng đồng có tỷ lệ hộ nghèo 100%, với tổng diện tích rừng là 9.081,07 ha bao gồm: 7.836,16 ha đất có rừng và 1.244,91 ha đất chưa có rừng.
2. Hiện trạng tài nguyên rừng giao cho các cộng đồng quản lý đang ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, có tính đa dạng thực vật cao và có nhiều loài nằm trong danh lục sách đỏ thế giới. Thành phần chủ yếu là các loài cây ưa sáng, một số loài có giá trị kinh tế cao, chỉ số quan trọng (IVI) của một số loài cao và chúng lại có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi cao với điều kiện lập địa và khả năng tái sinh tốt. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho quá trình phục hồi vì sớm tạo lập hoàn cảnh rừng cũng như khả năng để lựa chọn loài cây gỗ bản địa cho việc phục hồi rừng như Huỷnh, Lim xanh, Táu trong quá trinh quản lý rừng cộng đồng.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng cộng đồng cần kết hợp hài hòa các yếu tố sinh thái như đặc điểm tài nguyên rừng và các yếu tố xã hội như cấu trúc quản lý, cơ chế chia sẻ lợi ích, sử dụng kiến thức bản địa trong quản lý và vai trò yếu tố bên trong, bên ngoài cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng.
Áp dụng kiến thức bản địa trong quản lý rừng cộng đồng, nhìn chung các cộng đồng đang quản lý rừng cộng đồng phần lớn là đồng bào dân tộc vì vậy họ có nhiều kinh nghiệm bản địa trong quản lý rừng như kỹ thuật và thời vụ khai thác, xây dưng các hương ước, quy định về chia sẽ lợi ích, sử dụng cây gỗ trong quá trình quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên điểm hạn chế của cộng đồng là thiếu hiểu biết về xây dựng kế hoạch sử dụng tài nguyên (LSNG) nhằm cân bằng lợi ích cho các hộ trong cộng đồng và bảo đảm sự bền vững của nguồn tài nguyên rừng cộng đồng.
Nghiên cứu về các yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng cộng đồng cho thấy về các yếu tố nội tại (đặc điểm tài nguyên và cộng đồng) là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất, trong đặc điểm tài nguyên rừng quan trọng nhất là trữ lượng tài nguyên rừng (LSNG), do gỗ rừng tự nhiên khó được khai thác, vì vậy gỗ từ rừng trồng cây bản địa là hướng ưu tiên của cộng đồng trong phục hồi rừng cộng đồng. Ngoài ra các yếu tố dân tộc và kiến thức bản địa là động lực cơ bản cho quản lý rừng cộng đồng bền vững. Nghiên cứu yếu tố bên ngoài thì sự ảnh hưởng của địa phương và sự hỗ trợ từ các dự án về tài chính và kỹ thuật sẽ là ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện thành công mô hình Quản lý rừng cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững như sau:
Phục hồi rừng cây gỗ bản địa: Sự nỗ lực của các cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và phục hồi rừng là rất quan trọng, trong đó giải pháp phục hồi rừng cộng đồng bằng cây gỗ bản địa là một lựa chọn được ưu tiên trong quản lý rừng cộng đồng bền vững, vì cây gỗ bản địa vừa mang lại giá trị kinh tế vừa bảo vệ tốt môi trường. Kết quả lựa chọn và trồng thử nghiệm 3 loài cây gỗ bản địa là Lim xanh, Huỷnh, Trám trắng là phù hợp với điều kiện và dạng lập địa; với chất lượng cây tốt Trám trắng 57%, Huỷnh 47% và Lim xanh 42,6% và với diện tích đã trồng phục hồi là 3.537 ha ở rừng cộng đồng tỉnh Quảng Bình.
Hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của dự án: Sự hỗ trợ từ bên ngoài về tài chính và kỹ thuật là động lực có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ nhiều người dân trong cộng đồng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng cộng đồng, bời vì nó đã góp một phần tăng thu nhập cho các hộ dân, bời vì họ được hưởng lợi từ LSNG, củi và gỗ làm nhà... mà còn nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật và ý thức trách nhiệm của họ trong công tác quản lý rừng cộng đồng.
KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài, kết hợp với thực tiễn khu vực nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Khi xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng bền vững cần có cách tiếp cận mang tính hệ thống và tổng hợp giữa các yếu tố sinh thái/kỹ thuật và các yếu tố xã hội trong cộng đồng, hay nói cách khác, là sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài cộng đồng trong quá trình quản lý rừng cộng đồng.
Để quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả cần có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố bên trong (đặc điểm nguồn tài nguyên, con người cộng đồng) và yếu tố bên ngoài (chính sách địa phương, hộ trợ kỹ thuật, tài chính), trong thực tế hiện nây, nếu quản lý rừng cộng đồng mà cộng đồng tự vận động sẽ không thành công và nguồn tài nguyên rừng sẽ suy giảm.
Cần tiếp tục nghiên cứu sinh trưởng của các loài cây bản địa trong những năm tiếp theo để có thể khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài, rút ra những kinh nghiệm quý báu về gây trồng rừng cho các loài cây gỗ bản địa, phục vụ cho phát triển rừng cộng đồng bền vững.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Trần Trung Thành, Dương Viết Tình, Hồ Đắc Thái Hoàng (2016). Hiện trạng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững rừng cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 5/2016, Tr.31-38.
Trần Trung Thành (2017). Lồng ghép kiến thức bản địa vào bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên rừng cộng đồng thông qua trao quyền cho người dân: Nghiên cứu trường hợp tại các cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Ma Coong tỉnh Quảng Bình. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: Một số vấn đề từ lý luận đến thực tiễn”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 01/2017.
Trần Trung Thành, Hồ Đắc Thái Hoàng, Nguyễn Phương Văn (2021). Đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa theo các dạng lập địa khác nhau: Nghiên cứu trường hợp với 3 loài cây Lim xanh, Trám trắng và Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình, Tạp chí khoa học – Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập 130, số 3A, 2021, Tr.37-54.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, (2009). Sổ tay công tác dân tộc, Xuất bản số 39/GP-STT&TT, Sở Thông tin & Truyền thông Quảng Bình.
Bảo Huy (2007), Ứng dụng mô hình rừng ổn định trong quản lý rừng cộng đồng để khai thác – sử dụng bền vững gỗ, củi ở các trạng thái rừng tự nhiên, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, kỳ 2 tháng 04-2007, tr37-42.
Bảo Huy (2009), Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng - Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Dự án FGLG, Hà Nội, (2009), tr39-50.
Bảo Huy (2012), Phát triển khái niệm, cách tiếp cận và tiến trình quản lý rừng cộng đồng trong khu vực dự án Phong Nha – Kẻ Bàng, Báo cáo tư vấn, Dự án KV PN-KB, , 23tr.
Bjoern Wode (2001), Xây dựng mục tiêu quản lý rừng tự nhiên có sự tham gia, SFDP sông Đà, Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Bjoern Wode, Bảo Huy (2009), Nghiên cứu thực trạng lâm nghiệp cộng đồng Việt Nam, Dự án SMNR-CV và RDDL, tháng 6 năm 2009, 106 tr.
Bộ Khoa học & Công nghệ. (2007). Sách đỏ Việt Nam - Phần Thực vật. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2006), Ban hành Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27/11/2006.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp -Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & Đối tác, thuộc dự án GTZ-REFAS.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2006b), Thông tư số 99/2006- TT-BNN ngày 06/11/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 04/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2007a), Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 về việc ban hành hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2013), Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Luật BV&PTR năm 2004, tháng 12, 2013, 110 tr.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2013), Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp 2013, Hội nghị thường niên FSSP ngày 21/01/2014.50tr.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2019), Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019.
Bộ Nông nghiệp & PTNT (2018), Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về việc Quy định về quản lý rừng bền vững.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2020), Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/04/2021 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2021), Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/04/2021 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên bộ số 07/2011/TTLB-BNNPTNT-BTNMT về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
Bùi Dũng Thể, Lê Thanh An, Hồng Bích Ngọc (2010), Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của nông hộ ở thôn Thuỷ Yên Thượng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 62, 2010.
Bùi Minh Đạo (2000), Tri thức địa phương trong việc quản lý và sử dụng đất rẫy truyền thống ở các dân tộc tại chỗ của Tây Nguyên, Tạp chí Dân tộc học, (số 2), tr. 10-13.
Cục Kiểm Lâm (2014), Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2014 và Phương hướng nhiệm vụ bảo vệ rừng năm 2015, Báo cáo số 683/BC-KL-QLR ngày 17/12/2014.
Cục Lâm nghiệp (2000), Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Dự án quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ lưu sông Mê Kông, Dự án phát triển LNXH sông Đà, Tài liệu hội thảo quốc gia.
Cục Lâm nhiệp (2003), Giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng, Tài liệu hội thảo quốc gia, Nhóm công tác quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/112013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019). Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Khai thác từ https://luatvietnam.vn/nong-nghiep/nghi-dinh-06-2019-nd-cp-quan-ly-thuc-vat-dong-vat-rung-nguy-cap-170399-d1.html
Dự án Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (2013). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình, Việt Nam, tháng 04 năm 2013.
Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (2016), Báo cáo kết quả điều tra lập địa, trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng 2010-2016, hợp phần KfW.
Dự án khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Quản lý rừng cộng đồng năm 2012-2016, hợp phần KfW.
Dự án khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng (2016), Báo cáo tổng hợp công tác trồng rừng và phục hồi rừng giai đoạn năm 2010- 2016, Hợp phần KfW, Quảng Bình, 230 tr.
Dự án khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng (2016), Đa dạng sinh học ở Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô, Báo cáo tư vấn khảo sát về đa dạng sinh học tại liên biên giới, Quảng Bình năm 2016, 354 tr.
Dương Thùy Linh (2014), Tri thức bản địa với vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Báo cáo hội thảo quốc tế phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, Đại học Khoa học Thái Nguyên.
Dương Viết Tình, Trần Hữu Nghị (2012), Lâm nghiệp cộng đồng ở Miền Trung Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 380tr.
Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2002. Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý phát triển tài nguyên rừng của cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam, Hà Nội, 2002.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, 100 tr.
Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 116tr.
Enters, T. & Nguyễn Quang Tân, (2009). Báo cáo đánh giá cuối kỳ: Dự án Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng.
GFA (2003), Báo cáo đề xuất mô hình thử nghiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển nông thôn tỉnh Dak Lak – RDDL, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Dak Lak.
Hoàng Huy Tuấn (2015), Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ khoa học mội trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015, 152tr.
Hoàng Huy Tuấn (2015), Sự phân quyền và quyền sở hữu trong quản lý tài nguyên thiên nhiên: Tiếp cận lý thuyết và bối cảnh hóa trong quản lý rừng ở Việt Nam, Tạp chí KHLN.1/2013 (2657-2669).
Hoàng Huy Tuấn, Trần Thị Thúy Hằng (2012), Sinh kế của người dân và công tác quản lý bảo vệ rừng: Nghiên cứu trường hợp ở thôn Ka Nôn 1 và Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (13), tr. 68-74.
Hoàng Mạnh Quân, (2005). Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án cộng đồng người dân tộc Cơ tu tại xã Thượng Long huyện Nam Đông. Báo cáo tại hội thảo về phát triển vùng gò đồi Thừa Thiên Huế do Đại học Nông Lâm Huế tổ chức, 2005.
Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, (1998). Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Lê Du Phong và cs, (2007). Đánh giá tác động của một số chính sách lâm nghiệp chủ yếu trong giai đoạn vừa qua - Đề xuất các chính sách tạo động lực phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2006-2010 và định huớng 2011-2020. Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng - Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam.
Lê Quang Vĩnh, Ngô Phương Anh và cs (2012), Đánh giá hiệu quả Quản lý rừng cộng đồng tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại Học Huế, tập 75A, 2Số 6 (2012), 229-240.
Ngô Đức Thịnh, (2005), Mối quan hệ tộc người của các nhóm Bru ở Bình Trị Thiên, Tạp chí Dân tộc học, (số 2), tr. 53-61.
Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Lâm-Nông nghiệp trên máy vi tính, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
Ngô Tùng Đức và cs (2016), Quản trị rừng cộng đồng hiệu quả: Bài học thực tiễn từ nghiên cứu trường hợp ở vùng núi Thừa Thiên Huế- Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1 –tháng 3/2016, tr 128-138.
Ngô Tùng Đức và Trần Nam Thắng (2015), Quản lý rừng cộng đồng hiệu quả: Bài học từ các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Rừng và Môi trường, số 12/2015, tr 31-33.
Nguyễn Anh Hoành, Nguyễn Đình Kỳ và tập thể tác giả (2004), Nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai tỉnh Quảng Bình theo phương pháp của FAO-UNESCO bằng phần mềm ALES phục vụ quy hoạch Nông-Lâm-Ngư nghiệp bền vững, Báo cáo đề tài, Viện Địa lý.
Nguyễn Bá Ngãi (2005), Báo cáo thực hiện đề tài cấp bộ, nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Bộ NN&PTNT, trường Đại học Lâm nghiệp.
Nguyễn Bá Ngãi, (2009), Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng - Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn, Dự án FGLG, Hà Nội, (2009), 4 – 20.
Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Hồng Quân, Ernst Kuester (2005), Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam; Báo cáo hội thảo, Báo cáo đã được trình bày tại Diễn đàn Lâm nghiệp Cộng đồng tại Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng Khu vực – Thái Lan.
Nguyễn Đức Lý (2013), Khí hậu và thủy văn tỉnh Quảng Bình, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 203tr.
Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000), “Hiện trạng và xu hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng” Bài trình bày tại Hội thảo “ Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam” Hà Nội, 1-2 tháng 6 năm 2006.
Nguyễn Huy Dũng và cộng sự, (1989), Nghiên cứu mô hình quản lý rừng cộng đồng của người Nùng ở xã Phúc Sen, Hà Quảng, Cao Bằng. FREC-FIPI, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc Anh (2001), Khảo sát về Lâm nghiệp cộng đồng và chính sách lâm nghiệp tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu, Hội thảo quốc gia về khuôn khổ chính sách hỗ trợ cho Quản lý rừng cộng đồng Việt Nam, Hà Nội, tháng 11 năm 2001, 7tr.
Nguyễn Ngọc Trai (2011), Tài nguyên môi trường Quảng Bình xưa và nay, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Thu Hạnh (2008), Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng: Nghiên cứu điểm ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam. IUCN. Tr 35pp.
Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh & Hoàng Huy Tuấn (2009b), Quản lý rừng cộng đồng tại các tỉnh Đắk Lắk và Thừa Thiên Huế của Việt Nam: Tổng hợp các phát hiêṇ từ khảo sát hiện trường.
Nguyễn Văn Khánh (1996), Nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Trung (2014), Chủ đất trong cộng đồng người Ma Coong ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận án tiến sĩ Nhân học văn hóa, Học Viện khoa học xã hội.
Nguyễn Xuân Quát (1996), Vấn đề trồng cây bản địa, Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr11-12.
Phạm Hoàng Hộ. (1999). Cây cỏ Việt Nam, Tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ.
Phạm Mậu Tài và Phùng Tiểu Phi Yến (2005), Tìm hiểu phong tục tập quán trong đời sống văn hoá tinh thần và tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Bru Vân Kiều: Thực trạng, ý nghĩa đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người, Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh (RDPR), 31 trang.
Phạm Quốc Hùng, Hoàng Ngọc Ý (2009). Nghiên cứu tri thức bản địa của người Mông tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình trong bảo vệ rừng. Dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội, Việt Nam.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất Đai, Luật số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013. Tham khảo tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Luat-dat-dai-2013-215836.aspx
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp, Tham khảo tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Luat-lam-nghiep-367277.aspx.
SFDP (2002), Phương pháp luận quy ước phát triển và bảo vệ rừng, SFDP sông Đà, Bộ NN&PTNT.
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình (2009), Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kèm theo Quyết định số 1330/2009/QĐ-SNN ngày 16 tháng 7 năm 2009, 76tr.
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Bình (2012), Quyết định số 494/QĐ-SNN ngày 12 tháng 9 năm 2012 về việc thành lập Ban thực thi về Lâm nghiệp cộng đồng và Ban thực thi Pháp luật.
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo số liệu tài nguyên đất Quảng Bình, Tài liệu lưu trữ.
Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014). Báo cáo giao đất rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rưng và cải thiện sinh kế vùng cao (Tropenbos International Viet Nam), 80tr.
Tô Xuân Phúc, Phan Đình Nhã, Phạm Quang Tú, Đỗ Duy Khôi (2013), Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương, Báo cáo khảo sát của Forest Trend và Viện tư vấn phát triển (CODE), Hà Nội, Việt Nam, 31 trang.
Trần Nghi, Đặng Văn Bào và cs (2003), Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Việt Nam, NXB Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam.
Trần Quốc Hoàn (2014), Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước, Luận án tiến sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội.
Trần Trung Thành, Hồ Đắc Thái Hoàng, Dương Viết Tình (2016). Hiện trạng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững rừng cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Số chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học của Dự án PEES/REED tập trung vào con người, Hà Nội, Số tháng 5 năm 2016, Trang 31-38.
Trần Xuân Thiệp, Vũ Văn Cần (1996), Một số loài cây bản địa phục vụ chương trình 327 ở vùng núi và trung du Đông Bắc. Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr13-16.
Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) (2005), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam – mười năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra, Báo cáo tổng hợp, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 568 trang.
Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Nam Á (2011), Vai trò của luật tục và tập quán trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Báo cáo kết quả nghiên cứu, Hà Nội 2011.
UBND huyện Bố Trạch (2014), Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 16/04/2014 về việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng bản Cà Ròong 2 xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.
UBND huyện Minh Hoá (2013), Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 12/04/2013 về việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng bản Phú Minh xã Thượng Hoá, huyện Minh Hoá tỉnh Quảng Bình.
UBND huyện Quảng Ninh (2013), Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 13/05/2013 về việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng bản Cổ tràng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
UBND tỉnh Quảng Bình (2012b), Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 20/11/2012, Về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
UBND tỉnh Quảng Bình (2013d), Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 29/7/2013, Về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
UBND tỉnh Quảng Bình (2014a), Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 03/10/2014, Về việc thu hồi đất lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV LCN Long Đại tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.
V.M.Fridland (1973), Đất và vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm (lấy thí dụ ở miền Bắc Việt Nam), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2002), Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
Võ Đại Hải (1996), Góp phần tìm chọn cây bản địa chất lượng cao dùng để trồng rừng ở Việt Nam. Thông tin khoa học lâm nghiệp, tr7-10.
Võ Đại Hải (2009), Kỹ thuật gây trồng cây lâm nghiệp ưu tiên. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Võ Đình Tuyên (2012), Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.135tr.
William D.Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005). Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 79tr.
Tiếng Anh
Alan, R. Emery and Associates, 1997.Guidelines for Environmental Assessments and Traditional Knowledge. A Report from the Centre for Traditional Knowledge of the World Cuoncil of Indigenous People (draft), Ottawa.
Arnold J.E.M (2001), Forests and people: 25 years of community forestry, FAO, 73p.
Arnold, J.E.M (1992). Community forestry – Ten years in review (revised edition). Food and Agriculture Organisation of the United Nations (FAO), Rome.
Bao Huy (2006): Community Forest Management (CFM) in Vietnam: Sustainable Forest Management and Benefit Sharing. A cut for the Poor, FAO. Proceedings of the International Conference on Managing Forests for Poverty Reduction, pp. 47 – 60.
Chambers and Robert, (2000) “Rural development: Putting the last first”, Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley & Sons, Inc., NewYork, 1983, p.37-38.
Chandra Bahadur Rai et al. (2000), Simple participatory forest inventory and data analysis – Guidelines for the preparation of the forest management plan, Nepal Swiss Community Forestry Project.
D. Ngo et al. (2011), Estimation of Net Timber Benefits for Community Forest Management Model: An Application of System Dynamics in a Case Study of Central Vietnam.
Daniel Murdiyarso and Margaret Skutsch (2006), Community Forest Management as a Carbon Mitigation Option, Center for International Forestry Research, 134p.
Edwards, V.M. and Steins N.A. (1996), Developing an Analytical Framework for Multiple Use Commons. Paper presented at the 6th Annual Conference of the International Association for the Study of Common Property, Voices from the Commons, University of California, Berkeley, 5–9 June 1996.
Edwards, V.M. and Steins N.A. (1998) Developing an analytical framework for multiple-use commons. Journal of Theoretical Politics 10: 347–383.
Evelyn Mathias (1995), Building on Indigenous Knowledge, Resource Management for Upland Areas in Southeast Asia, FAO - International Institute of Rural Reconstruction (IIRR), Cavite - Philippines.
Flavier J.M. et al. (1995), "The regional program for the promotion of indigenous knowledge in Asia", pp. 479-487 in Warren, D.M., L.J. Slikkerveer and D. Brokensha (eds) The cultural dimension of development: Indigenous knowledge systems. London: Intermediate Technology Publications.
Forestry Department Peninsular Malaysia, Perak State Forestry Department, Japan International Cooperation Agency (1999), Silviculture Manual for Multi-Storied Forest Management.
GFA, GTZ (2002), Community Forest Management, Social Forestry Development Project, MARD.
Hans Roulund (2004), Teak International Provenace trial Huay Sompoi, Ngao-lampang.
JB. Ball, T.J Wormald and L. Russo (1994), Experience with Mixed and single Species Plantations.
Lucrecio L. Rebugio, et al. (2009), 19 Promoting Sustainable Forest Management through Community Forestry in the Philippines, Forests and society – responding to global drivers of change, p355-368.
Molnar, et al. (2007), Community-based forest management the extent and potential scope of community and smallholder forest management and enterprises, The Rights and Resources Initiative (RRI), 49p.
Nakashima, Douglas (ed.), 2010. Indigenous Knowledge in Global Policies and Practice for Education, Science and Culture UNESCO, Paris.
NSCFP – Nepal Swiss Community Forestry Project (2001), Participatory Inventory Guideline for None-Timber Forest Products.23p
RECOFTC, FAO and other international organization (2001), Cerrent innovations and experiences of Community Forestry, RECOFTC, FAO, Bangkok, Thailand.
Roberts, E. H. and Gautam M. K., (2003). Community forestry lessons for Australia: a review of international case studies. anu.edu.au/ publications/reports/.
Rod Keenan, David Lamb and Gary Sexton (1995), Fifty years of experience with mixed tropical tree species plantations in North Queensland.
Russell D. (1994), Site Classification fied guilde, Main agriculture and forest experiment station, p1-15.
Springate-Baginski, O. et al.(2013), Community Forest Management in the Middle Hills of Nepal: The Changing Context, Journal of Forest and Livelihood 3(1) July, 2003, 19p.
Warren, M.D (1992), Indigenous knowledge biodiversity conservation and developmen Key note address intern. Conference on conservation of Biodiversity Nairoby, Kenya 15 pp.
World Bank, (1997), "Knowledge and Skills for the Information Age, The First Meeting of the Mediterranean Development Forum"; Mediterranean Development Forum, URL: