Luận án Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Do nền kinh tế trong nước của các quốc gia đưa vốn đầu tư ra nước ngoài có những chính sách thay đổi có thể không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài làm ảnh hưởng tới các tập đoàn đa quốc gia, các công ty trên thế giới làm họ cũng có những động thái điều chỉnh định hướng phát triển, từ đó dẫn đến những thay đổi trong chiến lược đầu tư theo hướng quan tâm nhiều hơn đến đầu tư chiều sâu, giảm đầu tư mở rộng hay đầu tư ra nước ngoài. Khi nền kinh tế khó khăn thì các doanh nghiệp cắt giảm lao động gây nên tình trạng thất nghiệp. - Hệ thống pháp luật nước ta đối với FDI còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán. - Có sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các địa phương lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, . Làm cho Vĩnh Phúc ít có cơ hội lựa chọn các nhà đầu tư mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều cho địa phương.

pdf175 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - Xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp móc ngoặc với cán bộ tiêu cực để được giao đất, sau đó tìm cách chuyển đổi mục đích để kiếm lời hoặc lợi dụng chủ trương công nghiệp hóa làm dự án và ép dân giao đất, thuê đất dài hạn, rồi tự chuyển đổi mục đích sử dụng, chia lô, xây nhà thô đem bánCông tác đào tạo nghề, chuyển đổi và bố trí việc làm cho người dân bị thu hồi đất chưa được chú trọng, làm gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp. Việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật còn yếu nên có khi người dân chưa nắm được quy định của pháp luật và lợi ích lâu dài của các dự án đầu tư. Mặc dù Chính phủ và UBND tỉnh đã chỉ đạo rất kiên quyết, cụ thể một số vụ việc, nhưng đáng tiếc, lãnh đạo một số cấp, ngành trong tỉnh thực hiện chưa nghiêm, vô hình chung đẩy tình hình thêm phức tạp. Tình trạng qui hoạch “treo” vẫn còn; nhân dân tại một số khu vực quy hoạch rất bức xúc về tình trạng đã quy hoạch và thu hồi đất nhưng dự án vẫn không triển khai thực hiện, việc phân bổ sử dụng đất, phân khu chức năng trong các đô thị mới còn nhiều bất cập, nhiều nơi mật độ xây dựng quá dày, không chú ý giành quỹ đất cho phát triển các công trình công cộng và bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có khả năng nông nghiệp cao kỹ thuật tốt để xây dựng các 134 KCN. Trong lúc, nông dân tại một số địa phương đang thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất thì một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp bị thu hồi. Khu công nghiệp được quy hoạch phát triển với mục tiêu tập trung thu hút vốn đầu tư tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từng địa phương, nhưng chất lượng quy hoạch KCN còn thấp, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để. Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN, CCN trong thời gian qua chủ yếu được xem xét trên cơ sở đề nghị của địa phương, chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành. Trong những năm gần đây, tỉnh cũng đã dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp. Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài 09 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2008 với tổng diện tích 2.284 ha, bao gồm 5 KCN đã có Quyết định thành lập và đang hoạt động là Kim Hoa (50 ha), Khai Quang (262 ha), Bình Xuyên (271 ha), Bá Thiện (327 ha), Bình Xuyên II (485 ha); 4 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là KCN Chấn Hưng (131,31 ha), Bá Thiện II (308 ha), Sơn Lôi (300 ha) và Hội Hợp (150 ha), đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 11 KCN với diện tích là 3.754 ha, nâng tổng số diện tích đất quy hoạch dự kiến phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc lên 6.038 ha. b. Nội dung của giải pháp Xuất phát từ những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thu hút, sử dụng hiệu quả FDI, trong giai đoạn từ nay tới 2020 và tầm nhìn 2030 công tác quy hoạch ở Vĩnh Phúc cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng: Thứ nhất, phù hợp với các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể ngành, vùng, sản phẩm của Trung ương. Quy hoạch phải đảm bảo cụ thể hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác kế hoạch hoá và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quy hoạch phải được luận chứng đầy đủ; vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có 135 tính bắt buộc và phải có tầm nhìn dài hạn; được công khai hoá. Đổi mới phương pháp xây dựng quy hoạch, quy hoạch phải gắn với thị trường, quy hoạch phải có tính khả thi và được cộng đồng biết cùng tổ chức thực hiện, từ đó làm cho sản phẩm của quy hoạch phát huy được lợi thế của địa phương, là định hướng huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đai; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực... Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, quy hoạch phát triển một số sản phẩm quan trọng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Vĩnh Phúc phải bao gồm: quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ; quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ; quy hoạch sản xuất các mặt hàng chủ lực như cơ khí, điện tử, dệt may; quy hoạch phát triển nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản và quy hoạch công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; quy hoạch phát triển hệ thống các KCN và đô thị gắn với các KCN; quy hoạch hệ thống các trường Đại học, các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trung tâm dạy nghề; các trung tâm y tế chuyên sâu, các KCN chuyên nghiên cứu cải tiến công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp hiện có; Quy hoạch phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá và sinh thái Thứ hai, công tác quy hoạch phải phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế; tránh tình trạng thông qua quy hoạch để thực hiện độc quyền. Mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong các quy hoạch ngành, sản phẩm là cách tháo gỡ tốt cho nền kinh tế có thêm cơ hội để phát triển. Chỉ những lĩnh vực then chốt, những dự án thiết yếu mà 136 FDI, đầu tư tư nhân không tham gia thì mới nên quy hoạch theo hướng Ngân sách nhà nước bỏ vốn đầu tư. Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đối với những dự án quy hoạch quan trọng tầm ảnh hưởng rộng phải được tổ chức nghiên cứu chu đáo huy động các tư vấn giỏi tham gia. Quy hoạch phải được triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết cụ thể và phải được tiến hành lập cũng như điều chỉnh kịp thời. Điều chỉnh quy hoạch ngành, lĩnh vực theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế. Quy hoạch ngành và sản phẩm chỉ mang tính định hướng cho các DN thuộc các thành phần kinh tế xây dựng phương án kinh doanh, chứ không hạn chế hay loại trừ đầu tư của các thành phần kinh tế. Tất cả các khâu của công tác quy hoạch từ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch, thực hiện quy hoạch đều phải kiểm tra, giám sát theo các quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ của mình có chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về công tác quy hoạch. Muốn vậy phải thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch và tăng cường công tác kiểm tra, thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp, tranh thủ sự giám sát thực hiện của cộng đồng. Thứ ba, tiếp tục điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 cho phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp, CCN trong trường hợp đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Tổ chức thực hiện công bố công khai quy hoạch phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc đến năm 2020 sau khi đã được phê duyệt. Các KCN phải được hình thành trên những địa bàn có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải được triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN, KCX. Đồng thời, phải có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 137 Phát triển KCN là việc tổ chức không gian kinh tế gắn kết chặt chẽ với kết cấu hạ tầng xã hội và kỹ thuật để tạo được những tiền đề hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Như vậy, quản lý KCN cần được gắn với quản lý chặt chẽ quy hoạch đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Về nguyên tắc, phát triển các CCN, KCN vừa và nhỏ phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn để áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp theo quy định của pháp luật. Định hướng phát triển cho các đô thị lớn là xây dựng các KCN với quy mô lớn, hạ tầng hoàn chỉnh để thu hút được các dự án đầu tư lớn có trình độ công nghệ hiện đại. Mục tiêu phát triển các khu, CCN ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới là tiếp tục nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu, CCN tập trung đã được thành lập và đang tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng; phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản lấp đầy các khu, CCN đã được thành lập; xem xét thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung tạo đà phát triển theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ trong giai đoạn 2015 - 2020 và các giai đoạn tiếp theo. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN để đảm bảo cho các hoạt động kinh tế phát triển lâu dài. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào bao gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cần phải được phát triển đồng bộ với kết cấu hạ tầng trong khu. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực quy hoạch KCN bao gồm những vấn đề như xây dựng khu dân cư, nhà ở phục vụ người lao động, bệnh viện, trường học, cơ sở đào tạo nghề... hiện đang trở thành vấn đề bức xúc không chỉ đối với Vĩnh Phúc, mà nhiều địa phương tỉnh thành phố khác cũng đang phải đối mặt. Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Chuyển sang giai đoạn 2015 - 2020, trước yêu cầu về công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai ngày càng có vai trò quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực đất đai cho yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2030 phải được tăng 138 cường chỉ đạo chặt chẽ trên phạm vi toàn tỉnh và từng cấp địa phương. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2015 - 2020 và đến 2030 phải quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả; có chính sách hạn chế việc sử dụng diện tích đất trồng lúa nước đã hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi cho việc xây dựng KCN, khu đô thị; dành quỹ đất phù hợp cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao; khuyến khích và hỗ trợ việc đưa diện tích đất trống, đất ngập nước, đất hoang hoá vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp địa phương trong tỉnh và của cả tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy hoạch sử dụng đất, gắn với công tác giáo dục pháp luật về đất đai; tiếp tục đổi mới chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để bảo đảm tiến độ thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế; có chính sách bảo vệ lợi ích chính đáng, ổn định đời sống, việc làm của người bị thu hồi đất. Riêng về quy hoạch phát triển các khu, CCN trong thời gian trước mắt, để tạo ra nhiều cơ hội đón các nhà đầu tư FDI mới, cần tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư xây dựng, cho phép thành lập đối với các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư; khẩn trương xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư và bảo vệ môi trường; đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn thiện quy hoạch chi tiết các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên và Tam Dương; Chọn Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các KCN: Sơn Lôi, Phúc Yên, Hợp Thịnh và Tam Dương. Ngoài các khu công nghiệp tập trung, Vĩnh Phúc đã quy hoạch chi tiết 03 CCN (Lai Sơn, Hương Canh, Hợp Thịnh) với tổng diện tích khoảng 200 ha, cần sớm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy diện tích hiện có. Để công nhân lao động trong các KCN, CCN yên tâm làm việc, tái tạo sức lao động, cần có quy hoạch khu đất riêng để xây dựng các khu chung cư, nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân phục vụ KCN. c. Dự kiến kết quả đạt được Nếu thực hiện tốt giải pháp này thì sẽ làm giảm bớt tình trạng chênh lệnh giữa các huyện, thị, phân bố đều các KCN ở các huyện thị sẽ góp phần nâng cao đời sống 139 của nhân dân xung quanh, giảm tình trạng người lao động tập trung tại một số huyện thị gây mất trật tự trị an, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt Khi quy hoạch các KCN, CCN tốt và kiểm soát tốt các hoạt động của các KCN, CCN này góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tác động đến môi trường sống của nhân dân xung quanh các doanh nghiệp FDI. 4.3. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và Bộ ban ngành 4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc Hội Giảm tình trạng luật, chính sách luôn thay đổi gây ra sự không an tâm cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý của Việt Nam. Tiếp tục xem xét sửa đổi bổ sung Luật đất đai, Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường và các văn bản liên quan đế đầu tư cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mới, nhất là khi nước ta đã tham gia sâu vào tổ chức WTO. Đặc biệt, phải tăng hình phạt cao cho luật Môi trường để răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm đến môi trường; sửa đổi Luật Đất đai, pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam cho đồng bộ với quy định của Luật Đầu tư. Đồng thời, phải xem xét phương án cho phép các doanh nghiệp có vốn FDI thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng của nước ngoài. Hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải hoàn thiện theo hướng đồng bộ, minh bạch và thực thi nghiêm từ trung ương đến địa phương, tránh chồng chéo, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau gây phiền hà cho nhà đầu tư. Nghiên cứu sửa đổi một số chính sách cho phù hợp với các nước trong khu vực như: Chính sách giá cả đất đai, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính. Cần có các chính sách cụ thể để hỗ trợ những người dân mất đất để mở khu công nghiệp, khu kinh tế hay chuyển giao đất cho dự án cho nhà đầu tư nước ngoài.. Để tiếp nhận được các dự án FDI xanh, sạch thì cũng cần có những cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm đối với công việc thẩm định các dự án. Chính vì vậy nhà nước cũng cần đầu tư nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý nhà nước. 140 4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan Chính phủ điều tiết và định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương, tỉnh thành, giữa các vùng miền. Các bộ, ngành, trung ương cần kiểm tra thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án. Phối hợp với các ban ngành để kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong nước về lao động, tiền công, tiền lương, bảo vệ môi trường. Đổi mới mạnh mẽ nhận thức và quản lý Nhà nước về FDI. Trước hết phải hoàn thiện cơ chế bảo vệ lợi ích quốc gia trên cơ sở tăng cường thống nhất, tập trung và phối hợp đồng bộ các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, đề cao các lợi ích dài hạn và lợi ích tổng thể, kiên quyết chống lại lợi ích ngắn hạn, cục bộ và phe phái nhất là trong bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, chủ quyền an ninh quốc gia. Phân cấp mạnh hơn nữa cho các địa phương trong quản lý FDI, trong đó có việc nâng quy mô dự án FDI mà các địa phương quản lý. Điều này là cần thiết để đảm bảo thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Cần có chính sách ưu tiên hợp lý riêng cho Vĩnh Phúc. Ưu đãi hơn nữa cho các dự án FDI vào các vùng có huyện khó khăn như Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô. Để tránh sự mất cân đối trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với công đoàn các doanh nghiệp FDI để kiểm tra xem xét các chế độ về lương, thưởng, an toàn lao động, chế độ làm việc nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nên yêu cầu và hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hàng năm tiến hành thống kê tính toán để tổng hợp. Thực hiện chính sách kiểm soát chiến lược chuyển giá nhằm trốn thuế chẳng hạn như: các cơ quan thuế cần thông báo cho các doanh nghiệp FDI gửi báo cáo kiểm toán hằng năm vào tháng 12 với thời hạn nộp là 30 ngày để so sánh về chi phí và lợi nhuận 141 tránh hiện tượng lỗ ảo nhưng lãi thật nhằm mục đích trốn thuế, hay hoàn chỉnh các chính sách, phương pháp định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp FDI, kiểm soát các chính sách giá chuyển giao trong nội bộ các công ty, kiểm tra, giám sát chi phí lãi vay, chi phí quản lý Đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về chất lượng lao động và kỷ luật lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn cho các công chức nhà nước ở các cấp liên quan đến công tác quản lý các hoạt động của khu vực FDI. Về lâu dài, Chính phủ cần có các chính sách đón đầu tư trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh phù hợp với yêu cầu quốc tế. 142 Kết luận chương 4 Trong chương 4 tác giả đã đưa ra hai vấn đề đó là mục tiêu, định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trong thời gian tới và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Với mục tiêu chuyển từ một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp thì nguồn vốn FDI là một nguồn vốn không thể thiếu mà lãnh đạo Tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhưng không phải cứ thu hút FDI bằng mọi giá, FDI nhiều chưa phải đã chất lượng. Vì vậy với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI nên cần phải (1) Lựa chọn các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường; (2) Lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng tài chính, năng lực công nghệ nguồn, có tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; (3) Lựa chọn các dự án FDI có sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; (4) Đặt trọng tâm vào hiệu ứng lan tỏa của FDI hơn là số lượng các dự án. Trên cơ sở những mục tiêu và định hướng như vậy, luận án đã đề ra các giải pháp bao gồm: (1) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương; (2) Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ; (3) Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (4) Giải pháp về quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp. Mỗi giải pháp đưa ra đều hướng tới những tác động tích cực đến hiệu quả FDI trên địa bàn Vĩnh Phúc ở cả trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài những giải pháp đã nêu, để nâng cao hiệu quả FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, còn cần có sự vào cuộc của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan... Vì vậy luận án đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan liên quan này. 143 KẾT LUẬN Theo chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tăng cường nguồn lực đa dạng cho sự phát triển kinh tế, gia tăng cầu nối giữa nền sản xuất kinh doanh trong nước với thế giới thông qua hàng loạt các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật, các hình thức tổ chức sản xuất và các quan hệ kinh tế khác thì nguồn vốn FDI cũng là một nguồn vốn quan trọng có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thu hút vốn FDI cần tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá, mà cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI gắn với mục đích phát triển bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI nhưng quy mô, tính chất của các tác động này tùy thuộc vào sự thống nhất về quan điểm, nhận thức, sự đồng bộ và nhất quán về chính sách và công tác tổ chức quản lý nhà nước. Việc học hỏi, rút kinh nghiệm từ bài học thành công cũng như những hạn chế từ các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ sẽ giúp giảm thiểu những hạn chế tồn tại, xử lý hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận vốn, tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc. Thực tiễn những năm qua cho thấy, FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự phát triển khá mạnh cả về quy mô và tốc độ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều đó đã làm cho diện mạo kinh tế - xã hội của vùng có những thay đổi đáng kể: tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy nhanh kéo theo tốc tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao trong nhiều năm liền, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, đời sống của người lao động từng bước được cải thiện... Vị thế, vai trò của khu vực FDI ngày càng được nâng cao, thể hiện trên nhiều mặt, nhất là đóng góp thu nộp ngân sách và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra những điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc tham gia một cách chủ động vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, đứng từ góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương tiếp nhận đầu tư, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và các năm tương lai, FDI ở Vĩnh Phúc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương chưa mạnh, tình trạng siêu nhập, tác động 144 tiêu cực đến môi trường, tại công ăn việc làm cho người lao động hạn chế, một số dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu.... Có thể nói, hiệu quả FDI ở Vĩnh Phúc chưa thực sự tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của nó và thấp hơn đáng kể trong so sánh với các tỉnh như Bắc Ninh, Hưng Yên. Những hạn chế của hiệu quả kinh tế - xã hội FDI ở Vĩnh Phúc thời gian qua là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó có nguyên nhân về chính sách pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo chưa nhất quán, về quản lý nhà nước về FDI chưa chặt chẽ về vấn đề sau khi cấp phép đầu tư nhiều dự án chậm tiến độ, xuất hiện nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ nhiều năm liền những vẫn xin cấp phép mở rộng sản xuất và nâng vốn kinh doanh, hiệu ứng lan tỏa sang các khu vực khác kém, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI có gia trị gia tăng thấp, sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua lao động tại các doanh nghiệp FDI không đạt được vì hầu hết các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng lao động phổ thông không cần qua đào tạo, nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng các công nghiệp lạc hậu biến Vĩnh Phúc thành bãi rác thải công nghệ trong tương lai Trong giai đoạn đến năn 2020, tầm nhìn 2030, để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần có những giải pháp sau: -Thứ 1: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước thông qua các công việc cụ thể như: Trước khi dự án được cấp phép cần Tăng cường thẩm định dự án FDI, sau khi dự án đi vào hoạt động cần phải quản lý một cách chặt chẽ và thường xuyên giám sát hoạt động của doanh nghiệp để ngăn chặn các hành vi như chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, không xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường, -Thứ 2: Tạo ra được sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, để các doanh nghiệp nội địa cũng có thể tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế, để có được điều này thì cần phải hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ của Tỉnh. -Thứ 3: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở cả hai khía cạnh đó là 145 Nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước có liên quan về quản lý hoạt động FDI, và nguồn nhân lực lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI. -Thứ 4: tỉnh Vĩnh Phúc cần có quy hoạch các KCN, Cụm công nghiệp một cách phù hợp, cân đối giữa các huyện nhằm tránh việc phát triển không đồng đều giữa các huyện gây ra khoảng cách giàu nghèo. Ngoài ra, Nhà nước và các Bộ cần sửa đổi bổ sung một số Luật và ban hành tiêu chí đánh giá về công nghệ và môi trường với các doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện hệ thống Thuế theo hướng đơn giản dễ thực thi và dễ kiểm tra. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là vấn đề lớn, lại thường xuyên có sự vận động, biến đổi. Cho nên, kết quả nghiên cứu cùng những đề xuất mà tác giả đã đưa ra trong luận án chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả sẽ nghiên cứu sâu hơn vấn đề này trong tương lai, khi điều kiện cho phép. 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Thúy (2010), Phân tích tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp của Tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2009, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 29/01- 2010. 2. Phạm Thị Thúy (2013), Thu hút FDI: Nhìn từ điểm sáng Vĩnh Phúc, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 9 tháng 5 năm 2013. 3. Phạm Thị Thúy (2013), Nâng cao hiệu quả của FDI tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 24 tháng 12 năm 2013. 4. Phạm Thị Thúy (2014), Đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11 tháng 6 năm 2014. 5. Vũ Diệp Anh, Phạm Thị Thúy (2015), Một số vấn đề về lợi thế địa điểm và sức hấp dẫn của một nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Công thương, số 12 tháng 12/2015. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Đề tài khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020” 2. Lê Xuân Bá (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật 3. Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) về “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” 4. Nhữ Trong Bách (2016), Sách chuyên khảo, “Khung chính sách về FDI ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, NXB Tài chính. 5. Đỗ Đức Bình (2005), “Đầu tư của các công ty Xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế - xã hội nẩy sinh trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị; Hà Nội. 7. Đỗ Đức Bình (2014), Thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung du phía bắc, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 8. TS Vương Thị Bảo Bình (2016), Nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020, có tính đến 2025, Đại học ngoại thương, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh. 9. Ban quản lý các khu công nghiệp - Phòng Quản lý đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012, 2013,2014,2015,2016), Báo cáo tình hình thu hút và triển khai dự án của các doanh nghiệp nước ngoài. 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam VIE/01/021. 11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 148 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Kỉ yếu 20 năm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 13. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội thảo 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 14. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Khu kinh tế, Khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản thống kê. 15. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Hội thảo đề án “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở Việt Nam”, Đề án cấp bộ do Học viện chính sách và phát triển 16. GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn (2003), Giáo trình Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng. 17. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2011 – 2016. 18. Tống Quốc Đạt (2005), Luận án tiến sỹ, Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam. 19. Mạnh Dương (2007), Khu chế xuất - Khu công nghiệp, nơi thu hút vốn FDI, Tạp chí Thương mại số 13 (471)2007, trang 24 -25. 20. Nguyễn Ngọc Điệp (2015), Luận án tiến sỹ, Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 21. Trần Xuân Hải (2006), Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006. 22. Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một so phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân 23. Đan Đức Hiệp, 25 năm thu hút vốn FDI tại Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 149 24. Đào Văn Hiệp (2015), Luận án tiến sỹ kinh tế, Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Phòng. 25. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Luận án tiến sỹ kinh tế, Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 26. Hội thảo kỷ yếu khoa học, Chính sách mới thu hút nguồn lực bên ngoài, NXB Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 27. Nguyễn Quang Hồng (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ từ khu vực FDI, Báo Lao động và xã hội số 362 trang 23 -24. 28. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Trào lưu mới của dòng vốn FDI, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 15 ngày 10/4/2007, trang 44 -45. 29. Nguyễn Văn Hùng (2007), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội – Thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sĩ. 30. Phạm Thúy Hương (2009), Điều kiện sống và làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Thương mại số 20/2009. 31. Nguyễn Thị Hường (2007), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. 32. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2011), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI tập 1, 2, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 33. Trần Thị Tuyết Lan (2013), Những giải pháp cơ bản nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 34. Nguyễn Thường Lạng (2004), Một số ý kiến về khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 374. 35. V.I. Lenin (2005), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 150 36. Nguyễn Tiến Long (2010), Luận án tiến sỹ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. 37. Vũ Chí Lộc (1995), Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tự trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 38. C.Mác (1978), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội 39. PGS.TS Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 40. PGS.TS Phan Duy Minh (2011), Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 41. Trần Văn Nam (2005), “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 42. Nguyễn Thanh Nam (2009), “Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Phú Thọ hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân 43. PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2015), Giáo trình “Lập dự án đầu tư”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 44. Phùng Xuân Nhạ (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 45. Niên giám thống kê Việt Nam 2010 - 2016. 46. Niên giám thông kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011, 2012,2013, 2014, 2015, 2016. 47. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ban hành ngày 11/8/2014 về việc Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. 48. Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. PGS.TS Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Văn Hùng (2015), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 50. Trần Văn Phùng (2007), Luận án tiến sỹ, “Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp Việt Nam”. 151 51. TS Trương Thái Phương (2001), Chiến lược đôi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, Đề tài cấp Bộ, Bộ tài chính. 52. Phonesay Vilaysack (2013), Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Viêng Chăn - nước công hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân. 53. Nguyễn Minh Quang (2008), Nâng cao khả năng hấp thụ vốn FDI trong điều kiện hội nhập, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Số 3+4 (198 + 199) ngày 15/1/2008, trang số 36 -37. 54. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đầu tư, số 59/2005/QH11. 55. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật lao động, số 10/2012/QH13 56. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật đầu tư, số 67/2014/QH13. 57. Ngô Văn Quý, Nguyễn Minh Phong (2009), Một số giải pháp đặc thù nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian tới, Tạp chí Thương mại số 20/2009, trang 3-4. 58. Sengphaivanh Seng Aphone (2012), Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sỹ, Học viên chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 59. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo đánh giá tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội và tác động của FDI vào phát triển KT-XH của tỉnh sau 15 năm tái lập, Vĩnh Phúc. 60. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc. 61. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường Vĩnh Phúc năm 2016, Vĩnh Phúc. 62. Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo đánh giá về đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách tỉnh, Vĩnh Phúc 152 63. Hoàng Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình CNH - HĐH đất nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viên ngân hàng. 64. Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sỹ, Học viên tài chính. 65. Khổng Văn Thắng (2013), Hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Bắc Ninh, Tạp chí Quản lý nhà nước số 205 tháng 2/2013. 66. Nguyễn Chiến Thắng, Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học xã hội. 67. Đinh Trọng Thịnh (2004), Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Chính, tháng 4/2004 số 474, trang 13-15. 68. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền và Nguyễn Cương (2008), Kỹ thuật đầu tư từ trực tiếp nước ngoài, Nhà xuất bản Tài chính. 69. Hà Quang Tiến (2005), Luận án tiến sỹ, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 70. Tổng cục thống kê (2016), Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005 - 2014, Nhà xuất bản Thống Kê. 71. Tổng cục thống kê (2016), Hội thảo “Đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp FDI giai đoạn 2005-2014” 72. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) về “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” 73. Trần Xuân Tùng (2008), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hà Sơn Tùng (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu công nghiệp, số 144, tháng 6/2009. 75. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014, Vĩnh Phúc. 153 76. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Vĩnh Phúc. 77. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Vĩnh Phúc. 78. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Vĩnh Phúc. 79. V.I. Lenin toàn tập - tập 1(2005), NXB Chính trị quốc gia. Tài liệu tiếng anh 80. Faramarz Akaram (2008), “Foreign Direct Investment in Developing Countries: Impact on Distribution and Employment”, University Fribourg, Switzerland 81. IMF (1993), Balance of payment manual, Fith Edition, Washington DC. 82. IMF (2004), “Definition of Foreign Direct Investment Terms”, Issues paper No.20, Direct Investment Technical Expert Group, IMF Committee on Balance of Payments Statistic anh OECD Workshop on Internation Investment Statistics. 83. Institute of International economics “FDI in Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes”. 84. Li and Liu (2005), "Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship", World Development, Vol. 33, No. 3, pp. 393-407. 85. OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility (2015), Report: The Impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions. 86. OECD (2013), “OECD Investment Polycy Reviews: Malaysia 2013”, https://www.oecd.org/daf/inv/investment-policy/IPRMalaysia2013Summay.pdf 87. ROBERT E. LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? 88. Tulus Tambunan, The Impact Of Foreign Direct Investment On Poverty Reduction. A Survey Of Literature And A Temporary Finding From Indonesia, Center for Industrial Economic Studies, Faculty Of Economics, University of 154 Trisakti, Jakarta,Indonesia, doi=10.1.1.195.484&rep =rep1&type=pdf. 89. UNCTAD (2013) World Investment Report 2012: Towards A New Generation Of Investment Policies, United Nations New York and Geneva. 90. UNCTAD (2016), FDI/MNE database (www.unctad.org/fdistatistic), UNCTAD (2016) World Investment Report 2015: Reforming Internatinal Investment Governance”. 91. Xiaohua Lin and Richard Germain (2015), The impact FDI on Chinesen SOE performance: The role management decentralization. 155 PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 01. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Phiếu khảo sát cán bộ, chuyên viên quản lý nhà nước; lãnh đạo, chuyên viên các doanh nghiệp FDI) Thưa quí Ông/Bà! Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu tổng thể về hiệu quả quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà điền vào bảng hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô trống tương ứng với phương án phù hợp nhất. Mức độ của các phương án được cho điểm từ 1-5 theo thang điểm như sau: Kém: 1 Yếu: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5 Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung của đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 1.1 Việc làm cho người lao động 1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh 1.3 Mức độ cải thiện môi trường 1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật 2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật 2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật 2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa 156 XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI 2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật 2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật 2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế: 3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp FDI 3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển 3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh tế 3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI 3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư: 4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư 4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến đầu tư 4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng 4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ 4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư: 5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu tư 157 XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư 5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư 5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu tư 5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI: 6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI 6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với các DN FDI 6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án FDI 6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với DN FDI 6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý 6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI 6.6 Mức độ tập trung của DN FDI Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI: 7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý từ DN FDI 7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử dụng 7.3 Mức độ gia tăng việc làm gian tiếp tại địa phương 158 XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa phương 7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động FDI 8. Xin ông bà vui lòng cho biết các thông tin sau: 8.1. Tên cơ quan/doanh nghiệp: ... 8.2. Chức danh: Lãnh đạo: Chuyên viên: 8.3. Địa chỉ: .. 159 PHỤ LỤC SỐ 02. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Phiếu khảo sát người dân sinh sống gần các khu vực có dự án FDI) Thưa quí Ông/Bà! Chúng tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu tổng thể về hiệu quả quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà điền vào bảng hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô trống tương ứng với phương án phù hợp nhất. Mức độ của các phương án được cho điểm từ 1-5 theo thang điểm như sau: Kém: 1 Yếu: 2 Trung bình: 3 Khá: 4 Tốt: 5 Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung của đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 1.1 Việc làm cho người lao động 1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh 1.3 Mức độ cải thiện môi trường 1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật 2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật 2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật 2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI 2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật 2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật 2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật 160 XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế: 3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp FDI 3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển 3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh tế 3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI 3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư: 4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư 4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến đầu tư 4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng 4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ 4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư: 5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu tư 5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư 5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư 5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu tư 5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI: 6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI 6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với các DN FDI 161 XIN ÔNG/BÀ CHO BIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA MÌNH VỀ CÁC VẤN ĐỀ SAU: 1 2 3 4 5 6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án FDI 6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với DN FDI 6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý 6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI 6.6 Mức độ tập trung của DN FDI Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI: 7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý từ DN FDI 7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử dụng 7.3 Mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương 7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa phương 7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động FDI 8. Xin ông bà vui lòng cho biết các thông tin sau: 8.1. Tên: ............................................. 8.2. Nghề nghiệp: 8.3. Địa chỉ: 162 PHỤ LỤC SỐ 03. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM BQ 1 2 3 4 5 Câu 1. Mức độ cải thiện tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2012 - 2016 do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): 1.1 Việc làm cho người lao động 0 2 4 69 75 4.45 1.2 Khoa học, công nghệ của tỉnh 10 55 64 19 2 2,65 1.3 Mức độ cải thiện môi trường 4 11 58 60 17 3,50 1.4 Mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh 0 0 0 139 11 4,07 Câu 2. Sự ổn định và tạo thuận lợi của yếu tố pháp luật 2.1 Mức độ ổn định các quy định của pháp luật 2 4 83 39 22 3,50 2.2 Mức độ đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật 0 1 139 8 2 3,07 2.3 Mức độ công bằng về quy đinh của pháp luật giữa nhóm doanh nghiệp có FDI và không có FDI 0 1 138 7 4 3,09 2.4 Mức độ rõ ràng của các quy đinh pháp luật 16 73 55 5 1 2,35 2.5 Mức độ khả thi của các văn bản pháp luật 0 1 78 36 35 3,70 2.6 Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật 0 2 108 24 16 3,36 Câu 3. Hỗ trợ của chiến lược kinh tế và chính sách phát triển kinh tế: 3.1 Mức độ phổ biến về các thông tin về các chính sách phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp FDI 4 13 106 26 1 3,05 3.2 Mức độ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI phát triển 0 0 2 143 5 4,02 3.3 Mức độ nhất quán của các chính sách phát triển kinh tế 6 77 7 60 0 2,81 3.4 Mức độ đầu tư cơ sở hạ tâng cho hoạt động FDI 0 1 2 143 4 4,00 3.5 Chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI 0 0 0 144 6 4,04 163 CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM BQ 1 2 3 4 5 Câu 4. Khả năng thu hút vốn đầu tư: 4.1 Hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư 8 21 57 61 3 3,20 4.2 Tác động tích cực của các biện pháp xúc tiến đầu tư 0 0 4 143 3 3,99 4.3 Mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng 0 0 0 146 4 4,03 4.4 Mức độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ 5 20 61 61 3 3,25 4.5 Khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường 1 2 67 75 5 3,54 Câu 5. Khả năng lựa chọn nhà đầu tư: 5.1 Mức độ khoa học về quy trình lựa chọn nhà đầu tư 8 11 70 55 6 3,27 5.2 Mức độ hợp lý của các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư 1 11 66 56 16 3,50 5.3 Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư 6 21 114 6 3 2,86 5.4 Mức độ rõ ràng của các chỉ tiêu lựa chọn nhà đầu tư 7 25 92 13 13 3,00 5.5 Mức độ khoa học của các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư 7 21 73 47 2 3,11 Câu 6. Khả năng quản lý của địa phương đối với DN FDI: 6.1 .Mức độ triển khai đúng thời hạn của DN FDI 0 0 16 118 16 4,00 6.2 Tính hợp tác của các CB quản lý nhà nước đối với các DN FDI 16 67 50 10 7 2,50 6.3 Tính khoa học của quy trình quản lý đối với dự án FDI 14 67 56 6 7 2,50 6.4 Mức độ thuận lợi của các thủ tục hành chính đối với DN FDI 2 10 66 55 17 3,5 164 CÂU HỎI SỐ PHIẾU ĐIỂM BQ 1 2 3 4 5 6.5 Mức độ chuyên nghiệp của cán bộ quản lý 0 77 6 67 0 2,93 6.5 Mức độ phân cấp quản lý đối với DN FDI 1 5 67 72 5 3,50 6.6 Mức độ tập trung của DN FDI 1 6 35 58 50 4,00 Câu 7. Khả năng khai thác và sử dụng các dự án FDI: 7.1 Khả năng chuyển giao công nghệ và PP quản lý từ DN FDI 5 63 29 53 0 2,87 7.2 Tính đúng hạn của việc đưa các dự án FDI vào sử dụng 5 5 15 85 40 4,00 7.3 Mức độ gia tăng việc làm gián tiếp tại địa phương 0 4 7 64 75 4,40 7.4 Mức độ gia tăng mức sống của người dân địa phương 1 18 49 69 13 3,50 7.5 Mức độ phù hợp của các ngành công nghiệp hỗ trợ hoạt động FDI 6 37 90 17 0 2,79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_kinh_te_xa_hoi_522_2076163.pdf