Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản

Qua 114 trường hợp ung thư tế bào gai thực quản được PTNS cắt thực quản nạo hạch 3 vùng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2015 đến 31/12/2022, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Về tai biến, biến chứng và tử vong Tỉ lệ tai biến, biến chứng chung sau PTNS cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng là 50,9%, biến chứng do nạo hạch vùng cổ chiếm 13,2%. Trong đó tỉ lệ khàn tiếng sau mổ cao nhất (21,9%), xì rò miệng nối (11,4%), viêm phổi (10,5%), rò bạch huyết chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,6%). Tỉ lệ tử vong là 0,88%. 2. Về di căn hạch Tỉ lệ di căn hạch của ung thư tế bào gai thực quản là 49,1%. * Di căn hạch theo vị trí u - Tỉ lệ di căn hạch cổ đối với UTTQ ngực trên là 50%, UTTQ ngực giữa, dưới tương ứng là 19,2%, 6,9%. - Tỉ lệ di căn hạch cạnh dày ở UTTQ ngực dưới và giữa tương ứng là 36,2%, 17,3%. UTTQ ngực trên không di căn hạch cạnh dạ dày. * Di căn hạch theo mức độ xâm lấn của khối u Tỉ lệ di căn hạch ở bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản có u giai đoạn pT0 là 3,6%, pT1 là 12,5%, pT2 là 28,6%, pT3 là 44,6% và pT4 là 10,7%. 3. Kết quả sống còn Tỉ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản sau 1 năm là 86%, 3 năm là 63%. Yếu tố tái phát/di căn và xì rò miệng nối là các yếu tố tiên lượng tử vong độc lập. Tỉ lệ bệnh nhân sống không bệnh sau 1 năm là 80%, 3 năm là 49%.

pdf151 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư tế bào gai thực quản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IẾN NGHỊ Qua 114 trường hợp PTNS soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng điều trị UTTQ, chúng tôi nhận thấy đây là quy trình kỹ thuật phức tạp. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều tai biến, biến chứng. Do đó, qui trình này nên được thực hiện tại những trung tâm lớn, nơi có đủ phương tiện, nhân lực. Nạo hạch 3 vùng trên những bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản đáp ứng hoàn toàn với điều trị tân hỗ trợ hay nạo hạch vùng bụng đối với những bệnh nhân ung thư tế bào gai thực quản ngực trên cần được nghiên cứu thêm. Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu chứng tỏ PTNS cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng là khả thi và hiệu quả, nhưng phân tích hồi qui Cox chưa chứng tỏ được di căn hạch cổ và nạo được hạch cổ là yếu tố tiên lượng độc lập cho tử vong. Vì vậy, cần thêm các nghiên cứu với cở mẫu lớn, có nhóm chứng, cách chọn mẫu ngẫu nhiên và thời gian theo dõi đủ dài để có kết luận thuyết phục hơn. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 1. Bùi Đức Ái. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 528(7): 357-363. 2. Bùi Đức Ái. Kết quả dài hạn của phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 527(6): 291-297. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: Globocan estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2021; 71(3):209-249. 2. Tachimori Y. Pattern of lymph node metastases of squamous cell esophageal cancer based on the anatomical lymphatic drainage system: efficacy of lymph node dissection according to tumor location. J Thorac Dis. 2017; 9(Suppl 8):S724. 3. Fujita H, Sueyoshi S, Tanaka T, Shirouzu K. Three-field dissection for squamous cell carcinoma in the thoracic esophagus. Ann Thorac Cardiovas Surg. 2002; 8(6):328-335. 4. Kinoshita I. Lymph node metastasis in esophageal cancer with special reference to upper mediastinum and measures for its treatment. Jpn J Gastroenterol Surg. 1976; 9:24-430. 5. Sannohe Y, Hiratsuka R, Doki K. Lymph node metastases in cancer of the thoracic esophagus. A J Surg. 1981; 141(2):216-218. 6. Kitagawa Y, Uno T, Oyama T, et al. Esophageal cancer practice guidelines 2017 edited by the Japan esophageal society: part 2. Esophagus. Jan 2019;16(1):25-43. doi:10.1007/s10388-018-0642-8. 7. Fujita H. The history of lymphadenectomy for esophageal cancer and the future prospects for esophageal cancer surgery. Surg T. 2015;45(2):140- 149. 8. Fumagalli U. Resective surgery for cancer of the thoracic esophagus. Results of a Consensus Conference held at the VIth World Congress of the International Society for Diseases of the Esophagus. Dis Esophagus. 1996;9:30-38. 9. Nafteux P, Depypere L, Van Veer H, Coosemans W, Lerut T. Principles of esophageal cancer surgery, including surgical approaches and optimal node dissection (2-vs. 3-field). Ann Cardiothorac Surg. 2017; 6(2):152. 10. Wang J, Yang Y, Shaik MS, et al. Three-field versus two-field lymphadenectomy for esophageal squamous cell carcinoma: a meta- analysis. J Surg Res. 2020;255:195-204. 11. Kitagawa Y, Ishihara R, Ishikawa H, et al. Esophageal cancer practice guidelines 2022 edited by the Japan esophageal society: part 1. Esophagus. 2023:1-30. 12. Gronnier C, Collet D. Anatomie chirurgicale de l’œsophage. EMC- Techniques chirurgicales-Appareil digestif. 2018;14(1):1-2. 13. Rice TW, Ishwaran H, Ferguson MK, Blackstone EH, Goldstraw P. Cancer of the esophagus and esophagogastric junction: an eighth edition staging primer. J Thorac Oncol. 2017;12(1):36-42. 14. Nguyễn Quang Quyền. Giải phẫu người. Bản dịch của tác giả F. Netter. Giải phẫu đầu mặt cổ. Nhà xuất bản Y học; 1998:142-194. 15. Weijs TJ, Ruurda JP, Luyer MD, Cuesta MA, van Hillegersberg R, Bleys RL. New insights into the surgical anatomy of the esophagus. J Thorac Dis. 2017; 9(Suppl 8):S675. 16. Cuesta MA. Minimally invasive mesoesophageal resection. J Thorac Dis. 2019; 11(Suppl 5):S728. 17. Shirakawa Y, Noma K, Maeda N, Tanabe S, Sakurama K, Fujiwara T. Microanatomy-based standardization of left upper mediastinal lymph node dissection in thoracoscopic esophagectomy in the prone position. Surg Endosc. 2021;35(1):349-357. 18. Lê Văn Cường. Giải phẫu học sau đại học. Giải phẫu học thực quản. Nhà xuất bản Y học; 2010:183-206. 19. Japan Esophageal S. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part II and III. Esophagus. 2017;14(1):37-65. doi:10.1007/s10388-016-0556-2. 20. Robbins KT, Shaha AR, Medina JE, et al. Consensus statement on the classification and terminology of neck dissection. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2008;134(5):536-538. 21. Japan Esophageal S. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part I. Esophagus. 2017;14(1):1-36. doi:10.1007/s10388-016- 0551-7. 22. Tachimori Y, Ozawa S, Numasaki H, et al. Efficacy of lymph node dissection by node zones according to tumor location for esophageal squamous cell carcinoma. Esophagus. 2016;13(1):1-7. 23. Hosch SB, Stoecklein NH, Pichlmeier U, et al. Esophageal cancer: the mode of lymphatic tumor cell spread and its prognostic significance. J Clin Oncol. 2001;19(7):1970-1975. 24. Kajiyama YI, Udagawa H, Akiyama H. Three-Field Masahiko Tsurumaru, Yoshiaki Esophagectomy. Sugarbaker's Adult Chest Surgery. 2020:181. 25. Hagens ER, van Berge Henegouwen MI, Gisbertz SS. Distribution of lymph node metastases in esophageal carcinoma patients undergoing upfront surgery: a systematic review. Cancers. 2020; 12(6):1592. 26. Akiyama H, Tsurumaru M, Udagawa H, Kajiyama Y. Radical lymph node dissection for cancer of the thoracic esophagus. Ann Surg. 1994; 220(3):364. 27. Ando N, Ozawa S, Kitagawa Y, Shinozawa Y, Kitajima M. Improvement in the results of surgical treatment of advanced squamous esophageal carcinoma during 15 consecutive years. Ann Surg. 2000;232(2):225. 28. Shiozaki H, Yano M, Tsujinaka T, et al. Lymph node metastasis along the recurrent nerve chain is an indication for cervical lymph node dissection in thoracic esophageal cancer. Dis Esophagus. 2001;14(3-4):191-196. 29. Altorki N, Kent M, Ferrara C, Port J. Three-field lymph node dissection for squamous cell and adenocarcinoma of the esophagus. Ann Surg. 2002;236(2):177. 30. Shimada H, Okazumi S-i, Matsubara H, et al. Impact of the number and extent of positive lymph nodes in 200 patients with thoracic esophageal squamous cell carcinoma after three-field lymph node dissection. World J. Surg. 2006; 30(8):1441-1449. 31. Chen J, Yin W, Yao H, Gu W. Salvage treatment for lymph node recurrence after radical resection of esophageal squamous cell carcinoma. Radiat. Oncol. J. 2019; 14(1):1-8. 32. Koterazawa Y, Oshikiri T, Takiguchi G, et al. Prophylactic cervical lymph node dissection in thoracoscopic esophagectomy for esophageal cancer increases postoperative complications and does not improve survival. Ann Surg Oncol. 2019; 26:2899-2904. 33. Obermannová R, Alsina M, Cervantes A, et al. Oesophageal cancer: ESMO Clinical Practice Guideline for diagnosis, treatment and follow- up☆. Ann Oncol. 2022; 33(10):992-1004. 34. Wong IY-H, Law S. Surgery in the era of neoadjuvant therapy for cancer of the esophagus. Esophagus. 2016;13:105-109. 35. Van Hagen P, Hulshof M, Van Lanschot J, et al. Preoperative chemoradiotherapy for esophageal or junctional cancer. N Engl J Med. 2012; 366(22):2074-2084. 36. Fujita H. The mode of recurrence of esophageal cancer after surgical treatment--autopsy study. Nihon Geka Gakkai Zasshi. 1984;85(1):17-28. 37. D'Journo XB, Doddoli C, Michelet P, et al. Trans thoracic esophagectomy for adenocarcinoma of the oesophagus: standard versus extended two- field mediastinal lymphadenectomy? Eur J Cardiothorac Surg. 2005; 27(4):697-704. 38. Matsuda S, Takeuchi H, Kawakubo H, Kitagawa Y. Three-field lymph node dissection in esophageal cancer surgery. J Thorac Dis. 2017; 9(Suppl 8):S731. 39. Udagawa H, Akiyama H. Surgical treatment of esophageal cancer: Tokyo experience of the three-field technique. Dis Esophagus. 2001; 14(2):110- 114. 40. Lerut T, Nafteux P, Moons J, et al. Three-field lymphadenectomy for carcinoma of the esophagus and gastroesophageal junction in 174 R0 resections: impact on staging, disease-free survival, and outcome: a plea for adaptation of TNM classification in upper-half esophageal carcinoma. Ann Surg. 2004; 240(6):962. 41. Oshikiri T, Takiguchi G, Miura S, et al. Thoracic duct resection during esophagectomy does not contribute to improved prognosis in esophageal squamous cell carcinoma: a propensity score matched-cohort study. Ann Surg Oncol. 2019; 26(12):4053-4061. 42. Tabira Y, Yasunaga M, Tanaka M, et al. Recurrent nerve nodal involvement is associated with cervical nodal metastasis in thoracic esophageal carcinoma. J Am Coll Surg. 2000; 191(3):232-237. 43. Mine S, Watanabe M, Kumagai K, et al. Oesophagectomy with or without supraclavicular lymphadenectomy after neoadjuvant treatment for squamous cell carcinoma of the oesophagus. BJS Open. 2018; 105(13):1793-1798. 44. Kang Y, Hwang Y, Lee H-J, Park IK, Kim YT, Kang CH. Patterns and prognostic significance of cervical lymph node metastasis and the efficacy of cervical node dissection in esophageal cancer. Korean J Thorac Cardiovasc Surg. 2017; 50(5):329. 45. Takeda S, Iida M, Kanekiyo S, et al. Efficacy of intraoperative recurrent laryngeal neuromonitoring during surgery for esophageal cancer. Ann Gastroenterol Surg. 2021; 5(1):83-92. 46. Laverick S, Lowe D, Brown JS, Vaughan ED, Rogers SN. The impact of neck dissection on health-related quality of life. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2004; 130(2):149-154. 47. Lagergren J, Mattsson F, Davies A, Lindblad M, Lagergren P. Lymphadenectomy and risk of reoperation or mortality shortly after surgery for oesophageal cancer. Sci Rep. 2016; 6(1):1-5. 48. Wang Z, Mao Y, Gao S, et al. Lymph node dissection and recurrent laryngeal nerve protection in minimally invasive esophagectomy. Ann N Y Acad Sci. 2020; 1481(1):20-29. 49. Yip HC, Shirakawa Y, Cheng CY, Huang CL, Chiu PWY. Recent advances in minimally invasive esophagectomy for squamous esophageal cancer. Ann N Y Acad Sci. 2020; 1482(1):113-120. 50. Grimminger PP, van der Sluis PC, Stein H, Lang H, van Hillegersberg R, Egberts J-H. Feasibility of transcervical robotic-assisted esophagectomy (TC-RAMIE) in a cadaver study—a future outlook for an extrapleural approach. Appl Sci. 2019; 9(17):3572. 51. Phạm Đức Huấn. Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư thực quản. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2003. 52. Triệu Triều Dương, Trần Hữu Vinh. Đánh giá kết quả điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa-dưới bằng phẫu thuật nội soi. Tạp Chí Y học thực hành. 2014; 902(1):62-66. 53. Dương Xuân Lộc, Hồ Văn Linh, Hoàng Trọng Nhật Phương, Lê Mạnh Hà, Lê Lộc. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngực trong điều trị ung thư thực quản. Tạp chí Y Dược học. 2012; 2(3):66-72. 54. Trần Phùng Dũng Tiến. Phẫu thuật nội soi ngực bụng điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa và dưới. Tạp Chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2011;15 Phụ bản Số 1: 14-19. 55. Nguyễn Hoàng Bắc, Võ Duy Long, Lê Quang Nhân, Nguyễn Vũ Tuấn, Anh. Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018; 22 (Chuyên đề: Ngoại khoa):8-12. 56. Hoàng Vĩnh Chúc, Nguyễn Thúy Oanh, Lê Quang Nghĩa. Kỹ thuật cắt thực quản có nội soi lồng ngực hỗ trợ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2006; Chuyên đề: Phẫu thuật nội soi 10(4):157-160. 57. Nguyễn xuân Hòa. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt thực quản và nạo vét hạch rộng hai vùng (ngực-bụng) trong điều trị ung thư thực quản. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2017. 58. Phạm Trung Vỹ, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện. Phẫu thuật nội soi ngực bụng trong điều trị ung thư thực quản. Tạp chí Y học Lâm sàng. 2020; 66(4):44-49. 59. Hata TM, Moyers J. Preoperative patient assessment and management. J Clin Anesth. 2009; 581. 60. Yamashita K, Makino T, Yamasaki M, et al. Comparison of short-term outcomes between 2-and 3-field lymph node dissection for esophageal cancer. Dis Esophagus. 2017; 30(11). 61. Organization WH. International Statistical Classification of Diseases and related health problems: Alphabetical index. vol 3. World Health Organization; 2004. 62. Pellegrino R, Viegi G, Brusasco V, et al. Interpretative strategies for lung function tests. Eur J Respir Med. 2005; 26(5):948-968. 63. Eisenhauer EA, Therasse P, Bogaerts J, et al. New response evaluation criteria in solid tumours: revised RECIST guideline (version 1.1). Eur. J Cancer. 2009; 45(2):228-247. 64. Van Der Sluis PC, Verhage RJ, Van Der Horst S, Van Der Wal WM, Ruurda JP, Van Hillegersberg R. A new clinical scoring system to define pneumonia following esophagectomy for cancer. Dig Surg. 2014; 31(2):108-116. 65. Low DE, Alderson D, Cecconello I, et al. International consensus on standardization of data collection for complications associated with esophagectomy. Ann Surg. 2015; 262(2):286-294. 66. Staats B, Ellefson R, Budahn L, Dines D, Prakash U, Offord K. The lipoprotein profile of chylous and nonchylous pleural effusions. 1980:700- 704. 67. Briel JW, Tamhankar AP, Hagen JA, et al. Prevalence and risk factors for ischemia, leak, and stricture of esophageal anastomosis: gastric pull-up versus colon interposition. J Am Coll Surg. 2004; 198(4):536-541. 68. Nguyễn Trường Sơn. Phác đồ điều trị bệnh viện Chợ Rẫy 2013- Phần ngoại khoa. Nhà xuất bản Y học. 2013; 776-781. 69. Otsuka K, Murakami M, Goto S, et al. Minimally invasive esophagectomy and radical lymph node dissection without recurrent laryngeal nerve paralysis. Surg Endosc. 2020; 34(6):2749-2757. 70. Koyanagi K, Ozawa S, Tachimori Y. Minimally invasive esophagectomy performed with the patient in a prone position: a systematic review. Surg T. 2016; 46:275-284. 71. Lâm Việt Trung. Ung thư thực quản. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2018- Phần Ngoại khoa. Nhà xuất bản Y học. 2018; 776-781. 72. Ninomiya I, Okamoto K, Fujimura T, Fushida S, Osugi H, Ohta T. Oncologic outcomes of thoracoscopic esophagectomy with extended lymph node dissection: 10-year experience from a single center. World J Surg. 2014;38:120-130. 73. Shao L, Ye T, Ma L, et al. Three-field versus two-field lymph node dissection for thorac esophageal squamous cell carcinoma: a propensity score-matched comparison. J Thorac Dis. 2018; 10(5):2924. 74. Lee DH, Kim HR, Kim DK, Park S-I, Kim Y-H. Outcomes of cervical lymph node recurrence in patients with esophageal squamous cell carcinoma after esophagectomy with 2-field lymph node dissection. J Thorac Cardiovasc Surg. 2013; 146(2):365-371. 75. Dương Xuân Lộc, Hồ Văn Linh, Hoàng Trọng Nhật Phương, Lê Mạnh Hà, Lê Lộc. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thực quản nội soi ngực trong điều trị ung thư thực quản. Tạp chí Y Dược học. 2012; 2(3):66-72. 76. Luketich JD, Pennathur A, Awais O, et al. Outcomes after minimally invasive esophagectomy: review of over 1000 patients. Ann Surg. 2012; 256(1):95. 77. Borggreve AS, Kingma BF, Domrachev SA, et al. Surgical treatment of esophageal cancer in the era of multimodality management. Ann N Y Acad Sci 2018; 1434(1):192-209. 78. Shirakawa Y, Noma K, Maeda N, Tanabe S, Sakurama K, Fujiwara T. Standardization of bilateral upper mediastinal lymph node dissection using microanatomical concepts in minimally invasive esophagectomy. Mini-invasive Surg. 2020; 4:33. 79. Niwa Y, Koike M, Hattori M, et al. Short-term outcomes after conventional transthoracic esophagectomy. Nagoya J Med Sci. 2016;78(1):69. 80. Shang Q-X, Chen L-Q, Hu W-P, Deng H-Y, Yuan Y, Cai J. Three-field lymph node dissection in treating the esophageal cancer. J Thorac Dis. 2016; 8(10):E1136. 81. Ma G-W, Situ D-R, Ma Q-L, et al. Three-field vs two-field lymph node dissection for esophageal cancer: a meta-analysis. World J Gastroenterol. 2014; 20(47):18022. 82. Koyanagi K, Igaki H, Iwabu J, Ochiai H, Tachimori Y. Recurrent laryngeal nerve paralysis after esophagectomy: respiratory complications and role of nerve reconstruction. Tohoku J Exp Med. 2015; 237(1):1-8. 83. Shimizu H, Shiozaki A, Fujiwara H, et al. Short-and long-term progress of recurrent laryngeal nerve paralysis after subtotal esophagectomy. Anticancer Res. 2017; 37(4):2019-2023. 84. Low DE, Kuppusamy MK, Alderson D, et al. Benchmarking complications associated with esophagectomy. Ann Surg. 2019;269(2):291-298. 85. Orringer MB, Marshall B, Iannettoni MD. Eliminating the cervical esophagogastric anastomotic leak with a side-to-side stapled anastomosis. J Thorac Cardiovas Surg. 2000; 119(2):277-288. 86. Deng X-F, Liu Q-X, Zhou D, Min J-X, Dai J-G. Hand-sewn vs linearly stapled esophagogastric anastomosis for esophageal cancer: a meta- analysis. World J Gastroenterol. 2015; 21(15):4757. 87. Dugue L, Sauvanet A, Farges O, Goharin A, Le Mee J, Belghiti J. Output of chyle as an indicator of treatment for chylothorax complicating oesophagectomy. Br J Surg. 1998; 85(8):1147-1149. 88. Cope C. Management of chylothorax via percutaneous embolization. Curr. Opin. Pulm. Med. 2004;10(4):311-314. 89. Nguyễn Ngọc Cương, Phạm Hồng Cảnh, Nguyễn Trần Khánh Chi, Triệu Quốc Tính, Lưu Tiến Đoàn, Lê Tuấn Linh. Đánh giá kết quả nút tắc ống ngực điều trị biến chứng rò dưỡng trấp sau mổ ung thư tuyến giáp. Tạp chí Điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2021;(45):4-10. 90. Rollins K, Peters C, Safranek P, Ford H, Baglin T, Hardwick R. Venous thromboembolism in oesophago-gastric carcinoma: incidence of symptomatic and asymptomatic events following chemotherapy and surgery. EJSO. 2011; 37(12):1072-1077. 91. Kato F, Takeuchi H, Matsuda S, Kawakubo H, Omori T, Kitagawa Y. Incidence of and risk factors for venous thromboembolism during surgical treatment for esophageal cancer: a single-institution study. Surg T. 2016; 46:445-452. 92. Bucci T, Califano L. Bernard-Horner’s syndrome: unusual complication after neck dissection. J Oral Maxillofac. Surg. 2008; 66(4):833. 93. Scott M, Baldini G, Fearon K, et al. Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) for gastrointestinal surgery, part 1: pathophysiological considerations. Acta Anaesthesiol. 2015; 59(10):1212-1231. 94. Kim HR. Stricture following esophageal reconstruction. Korean J Thorac Cardiovas Surg. 2020; 53(4):222. 95. Johansson J, Öberg S, Wenner J, et al. Impact of proton pump inhibitors on benign anastomotic stricture formations after esophagectomy and gastric tube reconstruction: results from a randomized clinical trial. Ann Surg. 2009; 250(5):667-673. 96. Isono K, Sato H, Nakayama K. Results of a nationwide study on the three- field lymph node dissection of esophageal cancer. Oncol. 1991; 48(5):411-420. 97. Kudou K, Saeki H, Nakashima Y, et al. Clinical outcomes of surgical resection for recurrent lesion after curative esophagectomy for esophageal squamous cell carcinoma: a nationwide, large-scale retrospective study. Ann Esophagus. 2022; 19(1):57-68. 98. Kato H, Watanabe H, Tachimori Y, Iizuka T. Evaluation of neck lymph node dissection for thoracic esophageal carcinoma. Ann Thorac Surg. 1991; 51(6):931-935. 99. Tetsuro Nishihira M, Katsu Hirayama M, Shozo Mori M. A prospective randomized trial of extended cervical and superior mediastinal lymphadenectomy for carcinoma of the thoracic esophagus. Am J Surg. 1998; 175(1):47-51. 100. Zheng Y, Wang Z, Wang F, Huang Q, Liu S. Proposed modifications of supraclavicular lymph node metastasis in the esophageal squamous cell carcinoma staging system for improved survival stratification. Oncotarget. 2017; 8(25):41563. 101. Li H, Yang S, Zhang Y, Xiang J, Chen H. Thoracic recurrent laryngeal lymph node metastases predict cervical node metastases and benefit from three‐field dissection in selected patients with thoracic esophageal squamous cell carcinoma. J Surg Oncol. 2012; 105(6):548-552. 102. Markar S, Gronnier C, Duhamel A, et al. The impact of severe anastomotic leak on long-term survival and cancer recurrence after surgical resection for esophageal malignancy. Ann Surg. 2015; 262(6):972-980. 103. Kamarajah S, Navidi M, Wahed S, et al. Anastomotic leak does not impact on long-term outcomes in esophageal cancer patients. Ann Surg Oncol. 2020; 27:2414-2424. 104. Miyata H, Yamasaki M, Kurokawa Y, et al. Survival factors in patients with recurrence after curative resection of esophageal squamous cell carcinomas. Ann surg oncol. 2011; 18:3353-3361. 105. Abate E, DeMeester SR, Zehetner J, et al. Recurrence after esophagectomy for adenocarcinoma: defining optimal follow-up intervals and testing. J Am Coll Surg. 2010; 210(4):428-435. 106. Matsubara T, Ueda M, Nagao N, Takahashi T, Nakajima T, Nishi M. Cervico thoracic approach for total mesoesophageal dissection in cancer of the thoracic esophagus. J Am Coll Surg. 1998; 187(3):238-245. 107. Bhansali MS, Fujita H, Kakegawa T, et al. Pattern of recurrence after extended radical esophagectomy with three-field lymph node dissection for squamous cell carcinoma in the thoracic esophagus. WJS. 1997; 21:275-281. 108. Nakagawa S, Kanda T, Kosugi S-i, Ohashi M, Suzuki T, Hatakeyama K. Recurrence pattern of squamous cell carcinoma of the thoracic esophagus after extended radical esophagectomy with three-field lymphadenectomy. J Am Coll Surg. 2004; 198(2):205-211. 109. Fan N, Yang H, Zheng J, et al. Comparison of short-and long-term outcomes between 3-field and modern 2-field lymph node dissections for thoracic oesophageal squamous cell carcinoma: a propensity score matching analysis. Interact CardioVas Thorac Surg. 2019; 29(3):434-441. PHỤ LỤC 1 BỆNH ÁN MẪU THU THẬP SỐ LIỆU I. HÀNH CHÁNH 1. Tên BN: ..Năm sinh.. Giới 2. Số NV:.............................................................................. 4. Địa chỉ:............................................................................ 5. Số điện thoại:.................................................................. 6. Ngày vào viện:........../....../........ 7. Ngày ra viện:........./......./........ 8. Ngày mổ:......../....../......... II. TIỂN CĂN 1. Tiền căn:......................................................................... 2. Điều trị trước mổ: Có  Không  Mức độ đáp ứng III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Lâm sàng: Nuốt nghẹn , Đau sau xương ức , Sụt cân  2. Cận lâm sàng Nội soi thực quản: ...................................................... Sinh thiết u: ................................................................. X quang thực quản dạ dày: .......................................... X quang phổi thẳng: .................................................... Siêu âm bụng: .............................................................. CT ngực bụng: ........................................................... Nội soi phế quản:......................................................... Đo chức năng hô hấp: .................................................. IV. PHẪU THUẬT 1. Phương pháp mổ: ........................................................ 2. Phương pháp thực hiện miệng nối ............................... 3. Đường đưa ống dạ dày: sau xương ứcTrung thất sau. 4. Thời gian mổ: Thì ngực..Thì bụng..Thì cổ .......... 5. Lượng máu mất ............. .............................................. 6. Tai biến trong mổ:..Xử trí ........................................ V. GIẢI PHẪU BỆNH SAU MỔ 1. Hình dạng..Kích thước ............................................. 2. Số hạch lấy: Hạch cổ phải và trái ................................ Hạch quanh thần kinh quặt ngược bên trái, bên phải ... Hạch trung thất giữa ..................................................... Hạch trung thất dưới ..................................................... Hạch cạnh dạ dày .......................................................... 3. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: Phân loại hạch di căn, phân loại theo TNM....Xếp giai đoạn sau mổ....................................... VI. HẬU PHẪU: Có gaz ngày......../......./........ Rút dẫn lưu màng phồi ngày:......../......./........ Biến chứng......../......./......phân loại, mức độ, xử trí, kết quả Tử vong......../......./.......nguyên nhân VII. THEO DÕI SAU MỔ 1. Điều trị hỗ trợ sau mổ: Hóa trị: Phác đồ:.Số đợt:........................................... Xạ trị: Phác đồLiều ............................................. 2. Tái phát di căn Vị trí tái phát, ngày......../......./........xử trí ..................... Di căn xa: Vị trí, ngày......../......./........xử trí ................ 3. Chất lượng cuộc sống: phân loại, mức độ, xử trí Nuốt vướng với thức ăn đặc Trào ngược Hẹp miệng nối 4. Sống còn: còn sống, chết:......../......./.........nguyên nhân tử vong PHỤ LỤC 2 BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên nghiên cứu: Nghiên cứu phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư thực quản Nhà tài trợ: không Nghiên cứu viên chính: ThS. BS. Bùi Đức Ái Đơn vị chủ trì: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU Thông qua Hội chẩn Khoa, Ông/Bà đã có chỉ định phẫu thuật nội soi cắt thực quản để điều trị ung thư thực quản. Chúng tôi xin đề nghị Ông/Bà cùng chúng tôi tham gia vào một nghiên cứu để đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng trong điều trị ung thư thực quản. Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện, không ai ép buộc hoặc dụ dỗ Ông/Bà tham gia nghiên cứu. Ông/Bà có thể ngừng tham gia chương trình nghiên cứu bất cứ lúc nào. Xin Ông/Bà vui lòng đọc kỹ thông tin dưới đây. Nếu Ông/Bà không đọc được, sẽ có người đọc giúp Ông/Bà. Ông/Bà có quyền nêu thắc mắc và được người phụ trách chương trình giải thích cặn kẽ trước khi Ông/Bà quyết định. Nếu Ông/Bà đồng ý tham gia nghiên cứu, xin Ông/Bà vui lòng điền đầy đủ chi tiết và ký tên hoặc làm dấu vào giấy chấp thuận tham gia nghiên cứu. Lý do thực hiện nghiên cứu và cách tiến hành là gì? Xuất phát từ thực tế là mặc dù nhiều nổ lực trong điều trị ung thư thực quản kết hợp đa mô thức hóa xạ trị và phẫu thuật thì tỉ lệ tái phát vẫn còn cao đặc biệt tái phát tại hạch cổ và thượng đòn lên tới 30-40%. Với sự tiến bộ của khoa học cùng sự cập Nhật Bản liên tục, từ năm 2015, Phác đồ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã bắt đầu áp dụng quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt thực quản với nạo hạch 3 vùng tương tự như Hướng dẫn điều trị ung thư thực quản của Nhật Bản với nhiều lợi ích như giúp xác định giai đoạn của bệnh từ đó hoạch định chiến lược điều trị, giảm tái phát tại chỗ, tại vùng, tăng tỉ lệ sống còn ở một số nhóm bệnh nhân. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm muốn đánh giá hiệu quả nêu trên của phác đồ mới này khi áp dụng điều trị ung thư thực quản tại Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra cho Ông/Bà khi tham gia vào nghiên cứu này? Ông/Bà vẫn được điều trị theo đúng phác đồ điều trị đã được áp dụng thường quy tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ông/Bà sẽ trả chi phí điều trị và theo dõi theo quy định của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bộ Y tế. Khi Ông/Bà đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi sẽ ghi nhận lại các thông tin điều trị của Ông/Bà theo bệnh án mẫu của nghiên cứu. Mọi thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ được bảo mật theo quy định của Bệnh viện. Các nguy cơ và lợi ích gì có thể xảy ra khi Ông/Bà tham gia nghiên cứu? Khi tham gia vào nghiên cứu, Ông/Bà sẽ được điều trị theo phác đồ điều trị ung thư thực quản mới nhất được áp dụng tại khoa Ngoại Tiêu hóa, bệnh viện Chợ Rẫy với kỳ vọng tăng khả năng cắt u triệt để và giảm tái phát di căn và tăng thời gian sống cho bệnh nhân. Một số tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật như: khàn tiếng, viêm phổi, xì rò miệng nối Trong trường hợp xảy ra biến chứng, chúng tôi sẽ được xử trí theo quy trình điều trị của Bệnh viện Người liên hệ • Họ tên: Bs. Bùi Đức Ái Số điện thoại: 0939360343 • Địa chỉ: 74 Nguyễn Ngọc Lộc F14, Q10 TP. Hồ Chí Minh • Email: Dr.buiducai@gmail.com Tính bảo mật • Thông tin cá nhân của Ông/Bà sẽ được giữ bí mật. • Khi hình ảnh liên quan đến Ông/Bà được sử dụng để minh họa trong đề tài, phần mặt sẽ được làm mờ, tên bệnh nhân sẽ được viết tắt. II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. Chữ ký của người tham gia: Họ tên___________________ Chữ ký___________________ Ngày tháng năm_________________ Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. Họ tên: Bùi Đức Ái Chữ ký ___________________ Ngày tháng năm _________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ket_qua_phau_thuat_noi_soi_cat_thuc_quan.pdf
  • doc30_ Mẫu Thông tin luận án đưa lên mạng (2022).doc
  • pdf20240606094051.pdf
  • pdf20240627135355.pdf
  • pdfTom tat Luan an NCS Bùi Đức Ái.pdf
Luận văn liên quan