Luận án Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Phần trên luận án đã phân tích, bên cạnh khung pháp lý thì để tạo các mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trên nội vùng và liên vùng nhà nước cần có những cơ chế khuyến khích. Tuy nhiên đến nay, vùng KTTĐ miền Trung vẫn cần thêm những cơ chế thúc đẩy LKKT vùng của nhà nước. Điều này cũng đã được nhấn mạnh nhiều trong các hội thảo diễn đàn về liên kết vùng KTTĐ miền Trung. Đó là: Vùng KTTĐ miền Trung cần có thêm các cơ chế đặc biệt về khai thác hiệu qủa vùng biển, mà miền Trung có lợi thế rất lớn, về du lịch cũng là một trong những lợi thế mà không phải ở vùng nào cũng có được. Vùng cần được hỗ trợ bố trí nguồn đầu tư và chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của vùng, đặc biệt là tuyến đường liên vùng, chẳng hạn đường ven biển, đường vành đai,.; hoặc xây dựng các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ các thế mạnh của vùng, như hậu cần nghề cá, phát triển du lịch,

pdf188 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển CLKN gắn với công nghiệp hỗ trợ. 4.4 Kiến nghị Ngoài các giải pháp trên, luận án kiến nghị một số nội dung sau để tăng cường LKKT vùng KTTĐ: Thứ nhất, cần tăng cường phối hợp giữa chính quyền các địa phương: Xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển của các tỉnh, Chính quyền các địa phương cũng cần phối hợp với nhau để cùng xây dựng những công trình cấp nước, xử lý chất thải nguy hại, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, xây dựng đường giao thông kết nối liên tỉnh nhằm giảm nhu cầu vốn đầu tư, gia tăng năng lực kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trên vùng và cuối cùng là tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Mô hình phối hợp giữa chính quyền các địa phương có thể thực hiện theo mô hình liên kết của TP Hồ Chí Minh với tỉnh Long An xây dựng tuyến đường nối kết tỉnh Long An với Thành phố Hồ Chí Minh; hoặc Vĩnh Phúc liên kết với Hà Nội để xây dựng khu nghỉ mát, vui chơi giải trí cuối tuần cho Hà Nội; hoặc Hà Nội cùng Vĩnh Phúc dự kiến xây dựng khu công nghiệp phụ trợ phục vụ cả vùng; Đà Nẵng liên kết với các tỉnh Tây Nguyên trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ 149 tầng giao thông và bảo vệ môi trường xanh vì vậy, trong vùng KTTĐ Miền Trung cũng có có thể áp ứng dụng mô hình này. Các địa phương liên kết với nhau phải tuân theo pháp luật hiện hành. Thực tế, ở Việt Nam chưa có luật pháp điều chỉnh hoạt động LKKT giữa các tỉnh. Vì thế, khi có nhu cầu Chính quyền các địa phương cùng nhau bàn bạc và thỏa thuận LKKT để phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Thứ hai, cần có giải pháp về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Trong thời gian qua, du lịch là một trong những thế mạnh của vùng, đồng thời Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vẫn tiếp tục xác định một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng là dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng cao vì vậy bảo vệ cảnh quan môi trường tốt là yêu cầu bắt buộc, nhất là ở các đô thị, trung tâm ven biển, các đô thị vệ tinh, các điểm di tích lịch sử, du lịch Bên cạnh đó, mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh đòi hỏi vùng cần có những giải pháp để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. Từ những vấn đề trên đòi hỏi quá trình phát triển kinh tế của vùng cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động đến cảnh quan, môi trường. Do đó cần thực hiện một số giải pháp sau: - Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường với tăng trưởng - Tăng cường sự phối hợp liên vùng, liên ngành trong quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường. - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy định, quy chế, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ môi trường. - Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến và quản lý môi trường đối với sản xuất công nghiệp càng nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường. - Cần khảo sát, nghiên cứu, đánh giá cẩn thận khi lựạ chọn vị trí, thiết kế, xây dựng các công trình công cộng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông (kể cả đường bộ và đường sắt), cảng biển, sân bay. - Kiên cố hoá hệ thống đê, kè - Rà soát, khoanh vùng các nguồn thải lớn, kiểm soát chặt chẽ từng nguồn, thường xuyên kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc xả thải. - Đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn từ các nhà máy đóng tàu. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy định bảo vệ môi trường, quy định về chất thải. 150 Tiểu kết chương 4 Từ những phân tích đánh giá ở chương thứ ba, căn cứ vào bối cảnh trong và ngoài nước, trong chương này luận án kiến nghị các quan điểm, định hướng, đề xuất mô hình, giải pháp và một số kiến nghị để tăng cường LKT vùng KTTĐ miền Trung. Cụ thể: Các quan điểm tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung là: phải coi liên kết doanh nghiệp là trọng tâm, nòng cốt để thúc đẩy LKKT vùng, lấy các dấu hiệu thị trường làm cơ sở liên kết, lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở đánh giá LKKT vùng, nhà nước thúc đẩy là điều kiện thực hiện LKKT vùng và cần xác định nội dung và mô hình LKKT vùng phù hợp với đặc trưng của từng lĩnh vực và trình độ phát triển. Định hướng tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung được đưa ra là: tăng cường mức độ LKKT toàn vùng, hướng đến gia tăng mức độ chặt chẽ trong thực hiện các nội dung liên kết và đảm bảo các yêu cầu của LKKT vùng KTTĐ. Để thực hiện được các quan điểm và định hướng này cần đa dạng hoá các mô hình thực hiện liên kết, trong đó, nhấn mạnh đến hai mô hình là (i) mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra các CLKN, (ii) mô hình liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản nhằm hình thành các chuỗi giá trị. Từ đó các giải pháp cần thực hiện gồm: Đổi mới tư duy của các chủ thể về LKKT vùng; Hoàn thiện các điều kiện thực hiện LKKT vùng; Hoàn thiện khung pháp lý thực hiện LKKT vùng KTTĐ; Hoàn thiện bộ máy điều phối phát triển vùng KTTĐ và Tăng cường các chính sách khuyến khích LKKT vùng. Ngoài các giải pháp trên, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị để tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung. 151 KẾT LUẬN Luận án “Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu LKKT vùng KTTĐ với cách tiếp LKKT từ phía các chủ thể sản xuất là trung tâm, và LKKT phải hướng tới mục tiêu vùng KTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng nhanh và hiệu quả của cả nước. Theo đó LKKT vùng là liên kết giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trên vùng trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm 3 nội dung: liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết hỗ trợ hình thành nên các CLKN hoặc các chuỗi giá trị. Các nội dung liên kết này được thực hiện theo các hình thức với mức độ liên kết từ thấp đến cao là (i) giao dịch thị trường thuần tuý, (ii) hợp đồng ngắn hạn, (iii) hợp đồng dài hạn và (iv) quan hệ cổ phần. Để đánh giá các nội dung này sử dụng các tiêu chí là hệ số Moran (I) đo lường mức độ LKKT toàn vùng, các tiêu chí đánh giá cụ thể cho mức độ liên kết theo các nội dung (chấm điểm thực hiện các nội dung LKKT vùng trong một số ngành lĩnh vực; tiêu chí đánh giá đảm bảo các yêu cầu của liên kết (thương số vùng; quy mô FDI, mật độ kinh tế, VA/GO, NSLĐ). Căn cứ vào các nội dung đó, đánh giá thực trạng LKKT vùng KTTĐ miền Trung luận án đã chỉ ra được kết quả đạt được trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung là hình thành một số mô hình LKKT trên vùng và có những hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó đã phát hiện ra những dấu hiệu bất cập trong LKKT vùng KTTĐ miền Trung, gồm: (i) mức độ LKKT toàn vùng còn thấp, (ii) Các nội dung liên kết chưa được thực hiện đầy đủ, liên kết chủ yếu mang tính ngắn hạn chính vì vậy các mô hình CLKN hay chuỗi giá trị chưa được hoàn chỉnh; (iii) LKKT chưa thực sự xuất phát từ thị trường, vai trò thúc đẩy của chính quyền cũng chưa được thực hiện tốt; (iv) Năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn lực trên vùng vì thế còn thấp so với mục tiêu trở thành là vùng động lực tăng trưởng của cả nước. Nguyên nhân của những hạn chế này là do: (i) nhận thức của các chủ thể về LKKT vùng chưa đúng và đầy đủ; (ii) thiếu các điều kiện cho thực hiện LKKT vùng; (iii) thiếu khung pháp lý hoàn thiện; (iv) hoạt động của bộ máy điều phối phát triển vùng KTTĐ còn nhiều bất cập; (v) thiếu các chính sách khuyến khích LKKT vùng. Từ những đánh giá như vậy, luận án đề xuất các quan điểm, định hướng tăng cường LKKT vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn tới là phải lấy LKKT của các doanh nghiệp làm trung tâm, LKKT phải xuất phát từ thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo đánh giá LKKT, sự thúc đẩy của nhà nước là điều kiện để thúc đẩy LKKT vùng và tính phù hợp của mô hình LKKT. 152 Để thực hiện các quan điểm, định hướng này cần phải thực hiện 5 nhóm giải pháp, gồm: (i) Đổi mới tư duy và nhận thức của các chủ thể về LKKT vùng; (ii) Hoàn thiện các điều kiện thực hiện LKKT vùng; (iii) Hoàn thiện khung pháp lý cho thực hiện LKKT vùng KTTĐ; (iv) Hoàn thiện bộ máy điều phối vùng KTTĐ cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính; (v) Tăng cường các chính sách khuyến khích LKKT vùng. Tuy luận án đã đạt được những mục tiêu đề ra nhưng vì những lý do cả khách quan và chủ quan nên mới chỉ tập trung nghiên cứu LKKT nội vùng, chưa đề cập đến LKKT của vùng KTTĐ miền Trung với các vùng lân cận và quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng trong điều kiện hội nhập quốc tế (trong đó có việc hình thành cộng đồng kinh tế AEC). Hạn chế trên của luận án là gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để hoàn thiện và phát triển thêm nghiên cứu của mình. 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phí Thị Hồng Linh, Trần Văn Thành (2014), “Liên kết vùng để phát triển bền vững”, Hội thảo khoa học quốc gia Định hướng và giải pháp phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh mới của Hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - Đại học KTQD, Hà Nội 2. Phí Thị Hồng Linh, Trần Văn Thành (2014), “Bộ máy thể chế vùng: Kinh nghiệm từ CHLB Đức”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 18 tháng 9/2014, Tr 54-56 3. Phí Thị Hồng Linh (2016), “Động lực tăng trưởng theo ngành tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”, Hội thảo khoa học quốc gia Động lực phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2035. Bắc Ninh, Tháng 8/2016, tr439-457 4. Phí Thị Hồng Linh (2016), “Lựa chọn ngành động lực tăng trưởng cho vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Kinh tế & phát triển, Số 231(II) tháng 9/2016, tr83-89 5. Phí Thị Hồng Linh (2017), “Phát triển bền vững du lịch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Đánh giá mô hình liên kết giữa Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thời cơ và thách thức đối với Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội, Tháng 12/2017 , tr 241-250 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akita, T. và Kataoka, M. (2002), 'Interregional Interdependence and Regional Economic Growth: An Interregional Input‐Output Analysis of the Kyushu Region', Review of Urban & Regional Development Studies, Volume 14, Issue 1 March 2002, 18-40. 2. Ansell, C. và Gash, A (2008), 'Collaborative governance in theory and practice', Journal of Public Administration Research and Theory, Volume 18, Issue 4, October 2008, 543-571 3. Bai, C.E và cộng sự (2012), Spatial spillover and regional economic growth in China, China Economic Review, doi:10.1016/j.chieco.2012.04.016 4. Ban chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. 6. Boja, C. (2011), 'Clusters Models, Factors and Characteristics', International Journal of Economic Practices and Theories, Vol. 1, No. 1, 2011 (July), 34-43. 7. Boudeville, J. (1966); Problems of regional economic planning; Edinburgh, Edinburgh University Press. 8. Bùi Tất Thắng (2017), Liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, truy cập ngày 3/11/2017 tại Name=MOFUCM110267&dID=115205&_afrLoop=31302410764394730#!%40 %40%3FdID%3D115205%26_afrLoop%3D31302410764394730%26dDocNam e%3DMOFUCM110267%26_adf.ctrl-state%3D11r9c63ul7_4 9. Bùi Trinh và cộng sự (2012), ‘Phân tích mối quan hệ giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế khác dựa trên mô hình cân đối liên ngành, liên vùng’ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012), 147-157 10. Cai, J và cộng sự (2006), ‘Tourism’s Forward and Backward Linkages’, Journal of Travel Research, First Published August, vol 5, issue 1, 36-52. 155 11. Chen, Y. (2011), Inter-provincial regional cooperation in China : a case study of Pan-Pearl River Delta cooperation, (Thesis). University of Hong Kong, Pokfulam, Hong Kong SAR. 12. Chính phủ (1997), Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngày 29/ 11/1997. 13. Chính phủ (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng ngày 24/6/2002. 14. Chính phủ (2003), Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai ngày 05/6/2003. 15. Chính phủ (2004), Quyết định 1020/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức điều phối phát triển các VKTTĐ ngày 28/9/2004 16. Chính phủ (2004), Quyết định 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức ĐPPT các VKTTĐ ngày 18/2/2004. 17. Chính phủ (2004), Quyết định số 148/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ngày 13/8/2004. 18. Chính phủ (2005), Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 ngày 17/6/2005. 19. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP Về Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngày 7/9/2006. 20. Chính phủ (2007), Quyết định 159/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với các VKTTĐ ngày 10/10/2007. 21. Chính phủ (2009), Quyết định số 1866/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ngày 8/10/2010 22. Chính phủ (2009), Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Định đến năm 2020 ngày 14/4/2009. 23. Chính phủ (2009), Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh TT -Huế đến năm 2020 ngày 17/6/2009. 24. Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/2010/QĐ- TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 ngày 10/11/2010. 25. Chính phủ (2013), Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh 156 đồng lớn ngày 25/10/2013. 26. Chính phủ (2014), Quyết định số 1874/QĐ-TTg Phê quyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 13/10/2014. 27. Chính phủ (2014), Quyết định số 644/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” ngày 5/5/2014. 28. Chính phủ (2015), Quyết định số 1012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 03/07/2015. 29. Chính phủ (2015), Quyết định số 2059/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng KTTĐ giai đoạn 2015 - 2020 ngày 24/11/2015. 30. Chính phủ (2015), Quyết định số 2360/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ giai đoạn 2015 - 2020 ngày 22/12/2015. 31. Chính phủ (2015), Quyết định số 32/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan ngày 13/1/2015 32. Chính phủ (2015), Quyết định số 941/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ giai đoạn 2015 - 2020 ngày 25/6/2015 33. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ngày 16/5/2016. 34. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 ngày 6/2/2017. 35. Cục thống kê các tỉnh thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ, Niên giám thống kê các địa phương thuộc 4 vùng KTTĐ 2015, 2016 36. Đào Hữu Hòa (2008), ‘Liên kết trong chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp của các địa phương vùng KTTĐ Miền Trung: Thực trạng và giải pháp’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 6 (29), 101-109. 37. Davoudi, S.; Stead, D. (2002), ‘Urban–rural relationships: An introduction and brief history’, Built Environment, 28, 269–277. 157 38. Dawkins, C. J. (2003), ‘Regional development theory: conceptual foundations, classic works, and recent developments’, Journal of Planning literature, 18(2), 131-172. 39. Đinh Sơn Hùng và cộng sự, (2011), Cơ chế LKKT giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp. (đề tài cấp thành phố), TP Hồ Chí Minh. 40. Diwangkari, A. (2014), Metropolitan Transport Planning Collaboration in Decentralized Indonesia. Case Study of Greater Yogyakarta, Master thesis at Radbound University at Blekinge Institute of Technology 41. Douglass, M. (1998), East Asian Urbanization: Patterns, Problems, and Prospects, Standford University Press. 42. Friedmann, J. (1966): Regional development policy: A case study of Venezuela; Cambridge, Mass: MIT Press. 43. Fujita, M., Krugman P, and Venables, A. (1999). The Spatial Economy: Cities, Regions, and International Trade, Cambridge: MIT Press. 44. Gallup J, L và cộng sự (1998), Geography and Economic Development, NBER Working Paper No. 6849, NBER Program(s): ITI 45. Geary, R. C. (1954), ‘The Contiguity Ratio and Statistical Mapping’, The Incorporated Statistician Vol 5 No3, 115-145 46. Greenhut, M. (1956), Plant Location in Theory and Practice, Chapel Hill: University of North Carolina Press 47. Harthoorn, R và Wossink. G (1987), ‘Backward and forward effects of Dutch agriculture’, European Review of Agricultural Economics, Volume 14, Issue 3, 1 January 1987, Pages 325-333 48. Henderson, J. (1974), ‘The Sizes and Types of Cities’, American Economic Review Vol 64, No. 4 (Sep), 640-656. 49. Hershberg, T. (1996), ‘Regional cooperation: Strategies and incentives for global competitiveness and urban reform’, National Civic Review, Vol 85 No2, 25-30 50. Hirschman, A. O (1958), The strategy of economic development, New Haven, Conn, Yale University Press 51. Hirschman, A. O (1977), The Passions and the Interests: Political Arguments For Capitalism Before Its Triumph. Princeton, NJ: Princeton University Press 158 52. Hồ Kỳ Minh và Lê Minh Nhất Duy (2012), Liên kết kinh tế vùng: Từ lý luận đến thực tiễn, truy cập ngày 3/7/2017 tại 20vung_tu%20ly%20luan%20den%20thuc%20tien_Ho%20Ky%20Minh_%20N hat%20Duy.pdf 53. Hoàng Ngọc Phong và cộng sự (2016), Thể chế kinh tế vùng ở Việt Nam - Hiện trạng và giải pháp. Mã số KX.01.13/11-15, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước. 54. Hoàng Văn Cương và cộng sự (2016), Liên kết vùng: Giải pháp để phát triển bền vững các KCN Duyên hải miền Trung, Hội thảo khoa học quốc tế ‘Những tư tưởng kinh tế, quản trị hiện đại và khả năng vận dụng khi Việt Nam tham gia AEC và TPP’, HCM, tháng 9 năm 2016. 55. Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (2016), Nghị quyết số 87/NQ-Hội đồng vùng về Phiên họp Hội đồng vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung tháng 8 năm 2016 ngày 16/9/2016. 56. Hughes, D.W và Holland, D. W, (1994), ‘Core-Periphery Economic Linkage: A Measure of Spread and Possible Backwash Effects for the Washington Economy’, Land Economics, Vol 70, No 3, University of Wisconsin Press, 364-377. 57. IMF (2017) International Monetary Fund World Economic Outlook (April- 2017), truy cập ngày 8/11/2017 tại by-projected-gdp-capita.php 58. IPCC (2014), Climate change 2014, Synthesis Report, Summary for Policymakers truy cập ngày 3/9/2017 tại https://www.ipcc.ch/pdf/assessment- report/ar5/syr/AR5_SYR_FINAL_SPM.pdf 59. Isard, W. (1951), ‘Interregional and regional input output analysis: A model of a space economic’, Review of economic and statistics, Vol 33, No. 4, pp 318-328, The MIT Press. 60. Jacobs, D.; de Man, A.P. (1996): ‘Cluster, industrial policy and firm strategy: A menu approach’, Journal Technology Analysis & Strategic Management, Vol. 8(4): 425-438. 61. Jang, J., (2009), ‘Regional Development Policy in Korea-Past, Present and Future’, Journal of the Economic Geographical Society of Korea, Vol.12, No.4, 2009, 576-596. 159 62. Jin, R và cộng sự (2015), ‘Spatial Correlation Analysis of 2013 Per capita GDP in the Area of Beijing, Tianjin and Hebei’, American Journal of Theoretical and Applied Statistics, 4(4): 312-316 63. Kaplinsky, R. and M. Morris (2001), A Handbook for value chain research, November: report to International Development Research Center (IDRC), Canada 64. Klaassen L.H., Berg L van den, Burns L. (1987): Spatial Cycles; Aldershot, England, Brookfield, pp. 1-8, 146-157. 65. Koschatzky, K.; Lo, V. (2007): Methodological framework for cluster analyses. Fraunhofer Institute for Systems and Innovation Research: Working Papers Firms and Region, No. R1/2007, Karlsruhe, Germany 66. Krugman, P. (1991), ‘Increasing returns and economic geography’, Journal of Political Economy, Volume 99, Issue 3 (Jun., 1991), 483-499 67. Kuchiki, A. (2005), ‘A Flowchart Approach to Asia’s Industrial Cluster Policy’ Eds. Kuchiki, A. and M. Tsuji, Industrial Clusters in Asia. London: Macmillan, 169-199. 68. Lâm Chí Dũng (2014), Khắc phục lực cản trong liên kết vùng KTTĐ miền Trung, Hội thảo khoa học về chính sách phát triển vùng, Đà Nẵng, 2014. 69. Lê Anh Vũ và Nguyễn Văn Huân (2016), Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng liên kết vùng ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới, động lực và chính sách phát triển vùng, Lý thuyết, kinh nghiệm và hành động, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2016 70. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 71. Lê Thế Giới, (2008), ‘Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển kinh tế vùng KTTĐ miền Trung’, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 2(25) - 2008, 161-171. 72. Lê Văn Nắp (2009), Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Viện Chiến lược Phát triển, Hà Nội. 73. Lê Xuân Bá (2003), ‘Về vấn đề LKKT ở Việt Nam hiện nay’, Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 14/2003, 8-9 74. Lê Xuân Đình và cộng sự (2015), Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. 160 75. Leontief, W. (1936), ‘Quantitative Input and Output Relations in the Economic System of the United States’, The Review of Economic and Statistics, Vol 18, 105-25 76. Li, X. and Xu, X.X. (2006), ‘On the temporo-spatial variations of the border effects: approach and empirics’, Geographical Research, Vol. 25, No. 5, pp. 792-802. 77. Ling and Jiang (2013), ‘Intergovernmental Cooperation in Cheng-Yu Economic Zone: A Case Study on Chinese Regional Collaboration under Synergy Governance’, Canadian Social Science, Vol. 9, No. 3, 2013, pp. 15-23 78. Markusen, A. R. (1987). Regions: The economics and politics of territory. Rowman & Littlefield Pub Inc. 79. Marshall, A. (1890), “Principles of Economics”, London. 80. Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism, Japan (MLIT) (2016) An Overview of Spatial Policy in Asian and European Countries, dữ liệu cập nhật 3/2015, truy cập ngày 20/11/2016 tại https://www.mlit.go.jp/kokudokeikaku/international/spw/general/korea/index_e.h tml, 81. Moran, P. A. P. (1950). "Notes on Continuous Stochastic Phenomena". Biometrika. 37 (1): 17-23 82. Moreno, R. và cộng sự (2005), Geographic and sectoral clusters of innovation in Europe, The Annals of regional Science Vol 39 No 4, 715-739 83. Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 84. Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Học hỏi và sáng tạo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 85. Ngô Doãn Vịnh chủ biên (2006), Hướng tới sự phát triển của đất nước, Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 86. Ngô Hà Tấn - Đào Hữu Hoà (2014), Liên kết giữa các địa phương vùng KTTĐ miền Trung trong chính sách phát triển các KCN, Hội thảo khoa học về chính sách phát triển vùng, Đà Nẵng, 2014. 87. Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2015), Liên kết phát triển và tổ chức liên kết phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. 88. Nguyên Chương (2009), “LKKT giữa các tỉnh của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 6(35), trang 133-140. 161 89. Nguyễn Ngọc Sơn và cộng sự (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Nguyễn Quang Thái (2014), Mấy vấn đề về thể chế kinh tế vùng, Phân tích và tổng thuật, Hội thảo khoa học quốc gia về Thể chế kinh tế vùng, Hà Nội. 91. Nguyễn Văn Huân, (2012), Liên kết vùng từ lý luận đến thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo: Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012: Kinh tế Việt Nam 2012, triển vọng 2013, Vũng Tàu. 92. Nguyễn Văn Nam và cộng sự (2010), Chính sách phát triển bền vững các Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin truyền thông, Hà Nội. 93. Nguyễn Xuân Thiên (2015), Tăng cường liên kết vùng KTTĐ Trung bộ để thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển ngành du lịch, Tạp chí Ngiên cứu Đông Nam Á, Số 7/2015, 39-45 94. OECD, (2012), "What can be learned from the Korean experience?", in Industrial Policy and Territorial Development: Lessons from Korea, OECD Publishing, Paris 95. OECD, (2013), Rural-Urban Partnerships: An Integrated Approach to Economic Development; OECD: Paris, France. 96. Perroux, F. (1955): A Note on the Notion of Growth Pole, Economie Appliquee. 97. Phan Trọng Phú và cộng sự, (2015), Điều tra, khảo sát và đánh giá việc triển khai quá trình thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về liên kết vùng kinh tế tại các vùng kinh tế - xã hội, Đề tài nhánh 6, Mã số: SNKT (2015)-06, Ban Kinh tế Trung ương. 98. Porter, M. (1985), Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, The Free Press. New York 99. Porter, M. (1990), The competitive advantage of Nations, MacMillan, New York 100. Porter, M. (1998), Clusters and the New Economics of Competition, Boston: Harvard Business Review. 101. Porter, M. và cộng sự, (2010), Final Project: Shipbuilding cluster in the Republic of Korea, Harvard Business School, Boston, MA 102. Presidential Committee on Regional Development (PCRD), (2009), Paradigm Shift in Regional Policy and New Regional Development Policy, Seoul: PCRD 103. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 104. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước 2015, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội 162 chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 105. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 106. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội 107. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 108. Ricardo, D. (1817) On the principles of political economy and Taxation, London, John Murray, Albemarle Street. 109. Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng (2017), Liên kết phát triển mạng lưới giao thông vận tải giữa Đà Nẵng và các địa phương vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Báo cáo Đề án. 110. Thomson, A.M, and Perry. J. L. (2006), ‘Collaboration Processes: Inside the Black Box’, Public Administration Review Vol 66, no. 6 (Supplement): 20-32 111. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2015, 2016 112. Trần Hữu Hiệp (2013), Một số vấn đề về phát triển vùng và liên kết vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp khai khác tiềm năng Kinh tế - xã hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng liên kết vùng, Cần Thơ. 113. Trần Thị Thu Hương và cộng sự (2016), Mô hình bộ máy tổ chức liên kết vùng, Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2015, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 114. Trương Bá Thanh (2009), Liên kết kinh tế miền Trung và Tây Nguyên - Từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 3(32), trang 133-137 115. UBND tỉnh TT Huế, UBND tỉnh Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Biên bản thoả thuận liên kết phát triển du lịch 3 địa phương TT Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. 116. UNCTAD (2001), World Investment Report: Promoting linkages; truy cập ngày 15/9/2017 tại 117. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (2015), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Hà Nội. 163 118. Vogel, J.S. (1994), ‘Structural change in agriculture: Production linkages and agricultural demand - led industrialization’, Oxford Economic Papers Vol 46 No1, 136-156. 119. Vũ Thành Tự Anh, và cộng sự (2012), Đồng bằng sông Cửu Long: Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, Báo cáo phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long. 120. WB, (2017), World Development Indicators database, World Bank, 17 April 2017 truy cập tại 121. Weber, A (1909), Theory of the Location of Industries, The University Of Chicago Press, Chicago, Illinois truy cập ngày 10/11/2016 tại https://archive.org/stream/ alfredweberstheo00webe/alfredweberstheo00webe_djvu.txt 122. WEF (2017), The Global Competitiveness Report 2016-2017, truy cập ngày 25/9/2017 tại 2017/05FullReport/TheGlobalCompetitivenessReport2016-2017_FINAL.pdf 123. Yamawaki. H, (2001), The Evolution and Structure of Industrial Clusters in Japan, The International Bank for Reconstruction and Development, The World Bank 124. Yu, D. và Wei, Y.D (2008), ‘Spatial data analysis of regional development in Greater Beijing, China, in a GIS environment’, Papers in Regional Science, Vol 87 (1), pp. 97-117 PHỤ LỤC 01 KẾT QUẢ TÍNH CHỈ SỐ MORAN (I) Moran (I) năm 2010 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,831772878 0,270833333 -1,117898603 0,245992126 -1,172986105 0 > to <= 130000 4 -0,678402119 0,088541667 -1,439719094 0,094751968 -1,391738016 0 > to <= 195000 6 -0,366692485 0,050925926 -0,517098672 0,039885389 -0,584300113 0 > to <= 260000 8 -0,243287339 0,016927083 0,051594525 0,015374508 0,054136986 Moran (I) năm 2011 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,828049379 0,270833333 -1,110743759 0,245751513 -1,166049101 0 > to <= 130000 4 -0,647913279 0,088541667 -1,337256096 0,094812122 -1,292279634 0 > to <= 195000 6 -0,357718238 0,050925926 -0,477331149 0,03977845 -0,540088975 0 > to <= 260000 8 -0,228968769 0,016927083 0,161649222 0,01535947 0,169697943 Moran (I) năm 2012 Lag Increment Neighb or Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,901735089 0,270833333 -1,252333639 0,261357991 -1,274832751 0 > to <= 130000 4 -0,579848373 0,088541667 -1,108512257 0,090910502 -1,093974798 0 > to <= 195000 6 -0,33763347 0,050925926 -0,388329642 0,046714663 -0,405455691 0 > to <= 260000 8 -0,220682367 0,016927083 0,225339762 0,016334874 0,22938816 Moran (I) năm 2013 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,959601185 0,270833333 -1,363525533 0,284935156 -1,329356043 0 > to <= 130000 4 -0,473239881 0,088541667 -0,750236064 0,085016211 -0,76563347 0 > to <= 195000 6 -0,317827858 0,050925926 -0,300565159 0,057193403 -0,283618879 0 > to <= 260000 8 -0,219897173 0,016927083 0,231374888 0,017808447 0,225576711 Moran (I) năm 2014 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,915579964 0,270833333 -1,278937089 0,28068307 -1,256296444 0 > to <= 130000 4 -0,492359833 0,088541667 -0,814491953 0,086079232 -0,826059731 0 > to <= 195000 6 -0,317209264 0,050925926 -0,297823986 0,055303587 -0,285793594 0 > to <= 260000 8 -0,223899781 0,016927083 0,200610233 0,017542692 0,19705889 Moran (I) năm 2015 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 -0,375443473 0,270833333 -0,241044381 0,258393232 -0,246778603 0 > to <= 130000 4 -0,402001401 0,088541667 -0,510826882 0,091651692 -0,502085116 0 > to <= 195000 6 -0,272965964 0,050925926 -0,10176893 0,045396992 -0,107788179 0 > to <= 260000 8 -0,196354447 0,016927083 0,412327844 0,016149577 0,422136742 Moran (I) năm 2016 Lag Increment Neighbor Pairs MoransI VarNormalI ZNormalI VarRandI ZRandI 0 > to <= 65000 2 0,20131824 0,270833333 0,867225078 0,258739614 0,887261062 0 > to <= 130000 4 -0,473743809 0,088541667 -0,751929601 0,091565097 -0,739411242 0 > to <= 195000 6 -0,354887854 0,050925926 -0,464788885 0,04555094 -0,491446822 0 > to <= 260000 8 -0,27064271 0,016927083 -0,158662996 0,016171226 -0,162328675 PHỤ LỤC 02: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG Đơn vị tính: tấn 2010 2012 2013 2014 2015 2016 Sản lượng khai thác Cả nước 2.414.411 2.705.439 2.803.846 2.920.366 3.049.944 3.163.309 I Vùng KTTĐ Bắc Bộ 107.858.0 114.776.0 114.986.0 122.172.0 123.867.0 134716 So với cả nước (%) 4,47 4,24 4,10 4,18 4,06 4,26 III Vùng KTTĐ Miền Trung 351.219 422.799 452.101 481.304 509.239 530.860 So với cả nước (%) 14,55 15,63 16,12 16,48 16,67 16,78% 1 TT -Huế 25.817 33.659 34.384 35.887 39.157 31.393 2 Đà Nẵng 35.810 32.848 32.287 32.347 34.173 33.763 3 Quảng Nam 49.484 63.479 66.322 72.118 77.852 82.600 4 Quảng Ngãi 98.453 125.839 140.043 150.586 158.687 171.093 5 Bình Định 141.655 166.974 179.065 190.366 202.370 212.011 IIII Vùng KTTĐ Phía Nam 370.551 402.543 387.756 406.039 427.462 448.782 So với cả nước (%) 15,35 14,88 13,83 13,9 14,02 14,18 IV Vùng KTTĐ ĐBSCL 554.253 618.353 655.954 669.703 675.531 722.132 So với cả nước (%) 22,96 22,86 23,39 22,93 22,15 22,82 Sản lượng nuôi trồng Cả nước 2.728.334 3.115.315 3.215.901 3.412.799 3.532.246 3.640.647 I Vùng KTTĐ Bắc Bộ 242.012.0 283.904.0 297.635.0 313.071.0 328.145 343.275 So với cả nước (%) 8,87 9,11 9,26 9,17 9,29 9,43 II Vùng KTTĐ Miền Trung 39.751 46.747 46.354 49.796 51.213 51.181 So với cả nước (%) 1,46 1,50 1,44 1,46 1,45 1,41 1 TT -Huế 9.392 12.065 13.209 14.910 15.143 14.012 2 Đà Nẵng 913 732 745 788 807 806 3 Quảng Nam 13.765 18.840 17.300 18.866 19.499 20.050 4 Quảng Ngãi 6.938 6.687 6.307 5.787 6.032 6.344 5 Bình Định 8.743 8.423 8.793 9.445 9.732 9.969 III Vùng KTTĐ Phía Nam 236.474 267.424 274.074 287.406 306.343 318.943 So với cả nước (%) 8,67 8,58 8,52 8,42 8,7 8,76 IV Vùng KTTĐ ĐBSCL 793.221 889.386 878.783 944.124 970.050 983.109 So với cả nước (%) 29,07 28,55 27,33 27,66 27,54 27,0 Nguồn: NGTK 2015, 2016 – Tổng cục Thống kê PHỤ LỤC 03: THƯƠNG SỐ VÙNG CÁC NGÀNH VÙNG KTTĐ MIỀN TRUNG Ngành 2010 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,74 1,26 1,65 0,74 0,62 Khai khoáng 0,12 0,21 0,18 0,10 0,11 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1,63 0,84 0,76 0,62 0,62 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1,38 1,31 1,03 0,96 0,93 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước 0,75 0,69 0,55 1,60 2,56 Xây dựng 2,01 3,82 2,16 2,09 2,05 Bán buôn, bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 0,86 0,85 0,93 0,82 0,75 Vận tải kho bãi 0,95 1,04 1,16 1,51 1,57 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3,39 2,07 2,93 2,86 2,61 Thông tin và truyền thông 0,35 0,11 0,43 0,30 0,31 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,31 0,05 0,07 0,05 0,09 Hoạt động kinh doanh bất động sản 1,03 0,52 0,82 0,73 0,73 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 0,26 0,87 0,59 0,77 0,71 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,08 0,46 0,67 0,94 1,30 Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, ANQP và bảo đảm xã hội bắt buộc 0,58 0,88 0,72 1,04 1,10 Giáo dục và Đào tạo 0,76 0,76 0,69 0,72 0,66 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 1,23 0,99 0,90 1,24 1,30 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,16 1,45 1,82 1,82 1,71 Hoạt động dịch vụ khác 0,24 0,06 0,07 1,05 0,87 Nguồn: Tính toán của tác giả từ NGTK 2016 các địa phương và NGTK 2016, Tổng cục Thống kê PHỤ LỤC SỐ 04: CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC CÁC ĐỊA PHƯƠNG SỬ DỤNG ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ Thuế nhập khẩu Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuê đất Đào tạo Thuế thu nhập cao Chân Mây- Lăng Cô Miễn 5 năm đối với nguyên liệu 10% trong 15 năm, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo Giảm 50% Đà Nẵng Miễn phí máy móc, lnh kiện chuyên dung, nguyên vật liệu chưa sản xuất được trong nước 15% sau 12 năm hoạt động (miễn 3 năm kể từ khi có thu nhập và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo) 0,3 USD/m2 Chu Lai Miễn 5 năm đối với nguyên liệu, miễn thuế với TSCĐ 10% trong 15 năm, miễn 4 năm kể từ khi có doanh thu, miễn 4 năm từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo 50 năm Hỗ trợ đào tạo lao động Giảm 50% Dung Quất Miễn 5 năm đối với nguyên liệu, miễn thuế với TSCĐ 10% trong 15 năm, miễn 4 năm giảm 50% cho 9 năm tiếp theo Miễn 11-15 năm đối với các dự án khuyến khích, miễn phí với các dự án đặc biệt Hỗ trợ chi phí đào tạo lao động kỹ thuật Giảm 50% Nhơn Hội Miễn 5 năm đối với nguyên liệu, miễn thuế với TSCĐ 10% được áp dụng trong 15 năm, miễn 4 năm khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; Miễn 11 năm, thời gian cho thuê 50 năm, có thể kiến nghị Chính phủ cho thuê 70 năm Hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí đào tạo lao động kỹ thuật Giảm 50% Nguồn: Lê Xuân Đình và cộng sự, 2015, NXB Thống kê PHỤ LỤC 05: CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Lĩnh vực ưu tiên đầu tư Phú Bài Phú Đa Đà Nẵng Hòa Cầm Dung Quất Tịnh Phong Phú Tài Nhơn Hội CN hóa dầu - hóa chất; x x CN nặng và quy mô lớn (thép tấm cán nóng, cán nguội, chế tạo thiết bị tàu thuỷ, cơ khí chế tạo khác) X x x X x x Sản xuất - lắp ráp ô tô; sản xuất động cơ, linh kiện; x X x x X x x Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử... x x x x x X x x Sản xuất VLXD cao cấp; vật liệu mới. x x x x x x x Sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu x x x x x x x x CN phụ trợ cho CN lọc hóa dầu, hóa chất, đóng tàu, cơ khí, luyện kim... x x x x x Đầu tư kinh doanh cảng biển và dịch vụ hàng hải x x Đầu tư phát triển CSHT sản xuất, thương mại và đời sống x x x Chế biến nông sản, thực phẩm x x x x x x x Chế biến lâm sản x x x x x x Chế biến thủy sản x x x x x x Giày, da, may mặc x x x x x Nhựa x x x Bao bì, in ấn x x x x Hóa mỹ phẩm x x Nguồn: : Lê Xuân Đình và cộng sự, 2015, NXB Thống Kê; Cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư - duyenhaimientrung.vn PHỤ LỤC SỐ 06 THÔNG TIN VỀ CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN Họ và tên chuyên gia, cán bộ lãnh đạo Địa chỉ/số điện thoại TS. Lê Văn Nắp Nguyên Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Điều phối phát triển các vùng KTTĐ Số điện thoại: 0912 116 433 Ông Trần Ngọc Hùng Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và Vùng lãnh thổ - Bộ Kế hoạch & Đầu tư Chánh văn phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ Số điện thoại: 0913 308 113 Ông Huỳnh Đức Trung Trưởng phòng Quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch - Sở VHTTDL Đà Nẵng Số điện thoại: 0905231108 huynhductrung@gmail.com Ông Hồ Thanh Tú Tổng Thư ký Hội lữ hành Đà Nẵng Số điện thoại: 0919622665 banthuky@luhanhdanang.vn Ông Phùng Đình Toàn Phó Chi cục trưởng - Chi thác thuỷ sản Quảng Ngãi Số điện thoại: 0914011503 Dinhtoan2014@gmail.com TS. Trần Gia Long Vụ Kế hoạch và tài chính - Bộ Nông nghiệp và PTNT Số điện thoại: 0986 663 858 Ông Nguyễn Tiến Thắng Tổng Cục khai thác thuỷ sản - Số 10 Nguyễn Công Hoan Số điện thoại: 0983 078 117 PHỤ LỤC SỐ 07 PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP VỀ TÌNH HÌNH LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH Kính gửi Quý công ty! Để có thông tin cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về liên kết phát triển di lịch trên địa bàn, phục vụ cho nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng tại vùng KTTĐ miền Trung, xin gửi tới quý công ty phiếu khảo sát và rất mong quý công ty bớt chút thời gian nghiên cứu, cung cấp thông tin với nội dung đề nghị sau đây: I. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP: 1. Tên doanh nghiệp:................................................................................................. 2. Địa chỉ:................................................................................................................... 3. Số điện thoại ............................................... Email ................................................ 4. Doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ năm:.............................................................. 5. Doanh nghiệp đang hoạt chính vào lĩnh vực:........................................................ 6. Loại hình doanh nghiệp: DN Nhà nước Công ty CP có vốn nhà nước Công ty TNHH Hợp tác xã Công ty CP không có vốn nhà nước Công ty hợp danh DN tư nhân DN có vốn đầu tư nước ngoài Khác II. NỘI DUNG CUNG CẤP THÔNG TIN: A. Thông tin về năng lực doanh nghiệp: 1. Tổng số lao động:. Người 2. Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tỷ đồng 3. Xin vui lòng đánh giá về tình hình kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp: Stt Tên sản phẩm, dịch vụ Thị trường Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Rất khó khăn Khó khan Bình thường Thuận lợi Rất thuận lợi 4. Xin vui lòng cho biết thông tin về các dịch vụ liên quan đến hoạt động chính của doanh nghiệp (hoạt động lữ hành, kinh doanh vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, cơ sở đào tạo, đơn vị quản lý điểm đến, .) Stt Tên các lĩnh vực liên quan Tình hình các lĩnh vực liên quan Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt B. Thông tin về hoạt động của doanh nghiệp: 1. Trên địa bàn có các Hiệp hội, Hội ngành nghề hay các tổ chức tương tự thuộc lĩnh vực kinh doanh của quý doanh nghiệp không: a. Có b. Không 2. Quý doanh nghiệp có tham gia vào các tổ chức ngành nghề này không: a. Có b. Không Nếu có, vui lòng cho biết tên tổ chức mà doanh nghiệp tham gia: Nếu không, xin vui lòng cho biết lý do tại sao chưa tham gia.. Trong thời gian tới có ý định tham gia không: . Nếu không vui lòng cho biết lý do:... 3. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực không: . Có . Không Nếu có, vui lòng trả lời các câu hỏi a, b, c, nếu không vui lòng trả lời tiếp câu d: a. Hình thức thoả thuận hợp tác là: Thảo thuận miệng Hợp đồng Thiết lập dự án hợp tác Liên doanh góp vốn Hình thức khác b. Nội dung hợp tác là: Trao đổi kinh nghiệm Chia sẻ thông tin Hỗ trợ về nhân lực Hỗ trợ nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị) Nội dung khác c. Đối tác hợp tác ở địa phương nào:.. d. Nếu hiện nay quý công ty chưa hợp tác thì trong thời gian tới Quý công ty có kế hoạch hợp tác hay có mong muốn hợp tác với các đơn vị cùng lĩnh vực không: . Có . Không Nếu có thì Quý công ty vui lòng cho biết: Dự định hình thức hợp tác là gì:. Nội dung mong muốn hợp tác.. Nếu không, vui lòng cho biết lý do: 4. Quý doanh nghiệp có hợp tác với các đơn vị cung cấp đầu vào (trang thiết bị, nguyên liệu) không: . Có . Không Nếu có, vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi a, b, nếu không vui lòng trả lời tiếp câu c: a. Hình thức thoả thuận hợp tác là: Thoả thuận miệng Ký hợp đồng một lần khi có nhu cầu Ký hợp đồng dài hạn Liên doanh với nhà cung cấp b. Đối tác hợp tác ở địa phương nào: c. Nếu hiện nay quý công ty chưa hợp tác thì trong thời gian tới Quý công ty có kế hoạch hợp tác hay có mong muốn hợp tác với các đơn vị cung cấp đầu vào không: . Có . Không Nếu có thì Quý công ty vui lòng cho biết: Dự định hình thức hợp tác là gì: Nếu không, vui lòng cho biết lý do: 5. Quý doanh nghiệp có thoả thuận hợp tác với các doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực du lịch không: Lĩnh vực Có Không Thoả thuận miệng Ký hợp đồng một lần khi có nhu cầu Ký hợp đồng dài hạn Liên doanh Vui lòng ghi rõ lý do a. Công ty lữ hành b. Khách sạn c. Nhà hàng d. Cơ quan khác (ghi cụ thể): 6. Quý doanh nghiệp có hợp tác với các đơn vị hỗ trợ trong các lĩnh vực sau không: Lĩnh vực Có Không Thoả thuận miệng Ký hợp đồng một lần khi có nhu cầu Ký hợp đồng dài hạn Liên doanh Vui lòng ghi rõ lý do a. Đào tạo nhân lực b. Vốn c. Đơn vị quản lý điểm đến d. Cơ quan khác (ghi cụ thể): Đối với những lĩnh vực hỗ trợ hiện nay chưa hợp tác, trong thời gian tới quý công ty có kế hoạch hay mong muốn hợp tác như thế nào: Lĩnh vực Hình thức hợp tác mong muốn Không (vui lòng ghi rõ lý do) Thoả thuận miệng Ký hợp đồng một lần khi có nhu cầu Ký hợp đồng dài hạn Liên doanh 7. Ý kiến khác của doanh nghiệp. Theo doanh nghiệp còn những tồn tại nào mà phiếu khảo sát chưa đề cập 8. Để thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động thì Quý công ty cần hỗ trợ những gì? Phiếu khảo sát này chỉ sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu liên kết trong phát triển du lịch vùng KTTĐ miền Trung; không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và được lưu trữ tại một địa chỉ duy nhất là bên khảo sát. Doanh nghiệp không cần ký tên và đóng dấu vào phiếu khảo sát này. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác quý báu của Quý vị! PHỤ LỤC SỐ 08 PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ THUỶ SẢN Kính gửi Ông/bà! Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về liên kết giữa hoạt động khai thác với các cơ sở chế biến thuỷ sản trên địa bàn, phục vụ cho nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng tại vùng KTTĐ miền Trung, mong quý ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự công tác tích cực từ các ông/bà. Xin chân thành cám ơn: Ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Họ và tên: Địa chỉ: Số điện thoại: 1. Gia đình có bao nhiêu tàu đánh bắt: a. 1 b. 2 c. 3 d >3 2. Công suất tàu (vui lòng cho biết cụ thể) : 3. Nhân lực đi đánh bắt: a. Người gia đình b. Thuê 4. Nguồn tiền để mua tàu, thuyền: a. Của gia đình: .% b. Vay họ hàng, người thân:..% c. Vay ngân hàng: ..% d. Bên thu mua hỗ trợ: .% e. Nguồn khác: (ghi cụ thể):.% 5. Thời gian đi đánh bắt: trung bình. ngày/chuyến, 6. Chi phí trung bình cho 1 chuyến đi: 7. Nguồn tiền đi khai thác: (chi phí đi ra ngư trường, tìm thuỷ sản, khai thác, chở về cảng để tiêu thụ) a. Của gia đình% b. Vay họ hàng, người thân: ..% c. Vay ngân hàng% d. Bên thu mua:..% e. Nguồn khác: (ghi cụ thể). 8. Khi đi khai thác, các thuyền thường tổ chức đi như thế nào: a. Đi cá nhân tự do b. Đi theo tổ đội * Nếu đi theo tổ đội: - Các tổ đội được tổ chức như thế nào: - Đi theo tổ đội có hiệu quả không: a. Có b. Không Vì sao:........ * Nếu đi tự do cá nhân: Lý do tại sao không đi theo tổ đội: Có nhu cầu đi theo tổ đội không: a. Có b. Không Vui lòng cho biết lý do: 9. Mua nhiên liệu, nước đá, lương thực, nước ngọt để đi biển theo cách thức nào: a. Mua trả tiền ngay b. Mua nợ sau đó đi về trả c. Ký hợp đồng với bên bán d. Cách khác:. 10. Các tàu có nhận được hỗ trợ về Phương tiện bảo quản, kỹ thuật bảo quản trên tàu không: a. Có b. Không Nếu có thì do bên nào hỗ trợ: 11. Các tàu có nhận được hỗ trợ trong tìm kiếm ngư trường không: a. Có b. Không Nếu có thì do bên nào hỗ trợ: 12. Các tàu có nhận được hỗ trợ về thông tin giá cả thị trường không: a. Có b. Không Nếu có thì do bên nào hỗ trợ: 13. Các thành viên trên tàu có được đào tạo hướng dẫn về nghiệp vụ đi biển không: a. Có b. Không Nếu có: - Từ bên nào:. 14. Các tàu nhận được sự hỗ trợ khác nào: Từ bên nào:. 15. Thoả thuận bán thuỷ sản sau khi khai thác: a. Có thoả thuận trước với bên mua từ trước khi đi khai thác b. Sau khi khai thác về mới bán (không có thoả thuận gì trước khi đi đánh bắt) 16. Địa điểm bán thuỷ sản sau khi khai thác a. Ngay tại cảng (bến) khi tàu về b. Bán ngay trên biển c. Khác:.. 17. Sau khi khai thác, thuỷ sản có được các cơ sở chế biến thu mua không: a. Có b. Không Nếu có thì hình thức mua bán là gì: Nếu không thì thường bán cho ai: Lý do tại sao không bán cho cơ sở chế biến: . .... Có mong muốn được bán thuỷ sản cho cơ sở chế biến không: 18. Để thuận lợi cho quá trình khai thác thuỷ sản, ông/bà cần hỗ trợ về vấn đề gì: 19. Để thuận lợi cho quá trình đánh bắt thuỷ sản, ông/bà cần giúp đỡ gì? 20. Để thuận lợi cho quá trình tiêu thụ thuỷ sản, ông/bà cần giúp đỡ gì? Trân trọng cảm ơn ông/bà!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_lien_ket_kinh_te_trong_vung_kinh_te_trong.pdf
  • docxLA_PhiThiHongLinh_E.docx
  • pdfLA_PhiThiHongLinh_Sum.pdf
  • pdfLA_PhiThiHongLinh_TT.pdf
  • docLA_PhiThiHongLinh_V.doc
Luận văn liên quan