Tiếp theo trong giai đoạn 2006-2017, xuất khẩu tiếp tục là động lực chính
của tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực không ngừng
tăng, chủng loại mặt hàng đa dạng, trong đó nổi bật lên là sự giảm sút của dầu thô,
sự vươn lên ngoạn mục của các mặt hàng công nghệ và sự nỗ lực của các mặt
hàng nông sản có thế mạnh (rau quả, hạt điều, cà phê và gạo) [26]. Năm 2010,
nhờ dự án Samsung (Bắc Ninh), mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã có
bước phát triển đột phá, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,3 tỷ USD, tăng 3,9 lần so với
năm 2009 và từ năm 2013, mặt hàng này đã vượt dệt may trở thành mặt hàng xuất
khẩu hàng đầu Việt Nam và có xu hướng bỏ xa các mặt hàng ở nhóm ngay sau,
tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 67,2%/năm và giai đoạn
2013-2017 là 29%/năm. Năm 2017, số tuyệt đối đóng góp vào tổng kim ngạch
xuất khẩu của mặt hàng này là 45,3 tỷ USD, chiếm 21,2%, bỏ xa dệt may xếp thứ
hai tới 19,23 tỷ USD; bên cạnh đó là sự vươn lên tích cực của 4 mặt hàng: rau
quả, hạt điều, cà phê và gạo đạt tổng trị giá xuất khẩu 12,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
6% tổng kim ngạch.
175 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chiều rộng khiến cho Việt Nam khó có thể duy trì
được tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Với việc tiếp tục xác định xuất khẩu
tiếp tục là nhân tố chủ chốt đối với tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn tới, chúng
ta cần tính toán, xem xét và lựa chọn mặt hàng có lợi thế so sánh để tập trung đầu
tư phát triển, tham gia thực chất và hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, đem
lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho Việt Nam.
138
(2) Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên gắn với bảo
vệ môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
và chất lượng hàng hóa
Hiện nay, các lợi thế về tài nguyên đang ngày càng thu hẹp. Việc khai thác
quá mức tài nguyên để đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong ngắn hạn sẽ
làm suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn, dẫn đến suy thoái, cạn
kiệt nguồn tài nguyên và mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển
bền vững của các thế hệ trong tương lai. Thời gian qua, chúng ta chưa dành sự
quan tâm thích đáng đối với nguồn tài nguyên sẵn có; tăng trưởng xuất khẩu một
số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, chè kéo theo sự suy giảm diện tích
rừng và đa dạng sinh học; khai thác thủy sản quá mức làm suy giảm nghiêm trọng
sinh quyển biển; tăng diện tích nuôi trồng thủy sản kéo theo suy giảm diện tích
rừng ngập mặn Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các nước sử dụng
ngày càng nhiều các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hạn chế nhập khẩu
hàng hóa từ bên ngoài vào nội địa thì việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về
chất lượng và môi trường được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu hàng hóa.
(3) Tăng cường ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
vào xuất khẩu hàng hóa; sự tham gia của khu vực kinh tế trong nước đối với xuất
khẩu hàng hóa
Các nước đang phát triển như Việt Nam cần nắm bắt thành tựu của cuộc
cách mạng 4.0 để du nhập công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực, nâng cao trình
độ, tay nghề của người lao động, từ đó tăng hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ, kiểm
soát chất lượng, giảm giá thành hàng hóa. Đồng thời, cần tạo điều kiện khuyến
khích và tăng cường hơn nữa sự tham gia của khu vực kinh tế trong nước vào hoạt
động xuất khẩu, tạo cơ hội cho khu vực kinh tế trong nước vừa là đối tác tham gia
trong chuỗi sản xuất hàng hoá với doanh nghiệp FDI, vừa phát triển dần thành đối
thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, qua đó khơi gợi, thúc đẩy động lực sáng
tạo cho mọi thành phần kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Điều
này một mặt làm tăng tính chủ động cho các doanh nghiệp trong nước, qua đó
139
tăng tính độc lập, chủ động của Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế, mặt
khác cho phép chúng ta phát huy quyền thu hút, lựa chọn nhà đầu tư có chất lượng
cao, gắn với chuyển giao công nghệ, tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế
trong tương lai.
4.2.2. Định hướng
(i) Phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, có sự cân bằng hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng
cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, có hàm lượng công nghệ cao.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Trong điều kiện tích lũy nội bộ còn thấp, để hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của quốc gia - đây là con đường nhanh nhất giúp Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trước
mắt, chúng ta vẫn phải duy trì mở rộng quy mô xuất khẩu ở mức hợp lý, nhưng
mặt khác, chúng ta cần xây dựng lộ trình, chuẩn bị điều kiện để chuyển dịch sang
phát triển xuất khẩu theo chiều sâu các sản phẩm có lợi thế so sánh (hàng công
nghiệp cơ khí, chế tạo, hàng nông lâm thủy sản), dựa trên cơ sở của việc nâng
cao năng suất, giá trị và hàm lượng chất xám trong sản phẩm để đóng góp nhiều
hơn cho nền kinh tế.
(ii) Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường,
đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài
nguyên không tái tạo.
Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên đã tạo cơ hội cho
Việt Nam đạt thứ hạng cao trên thế giới đối với một số sản phẩm xuất khẩu đặc
trưng như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điềuTuy nhiên, thời gian qua, Việt Nam
chưa khai thác một cách hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây nên nhiều hệ
lụy đối với phát triển kinh tế, môi trường và xã hội. Vì vậy, giai đoạn tới, trong
hoạt động xuất khẩu cần có sự khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường
lâu bền; không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút
140
nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp; chú trọng phát triển
các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài
nguyên không tái tạo trên cơ sở nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi
trường đều cùng có lợi", trong đó ưu tiên phát triển kinh tế.
Phát triển xuất khẩu theo hướng chú trọng nâng cao khả năng đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế về môi trường của hàng hóa xuất khẩu, áp dụng các quy trình
và phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường cũng là cách để nâng cao hiệu
quả, giá trị của hàng hóa của Việt Nam. Các hàng rào kỹ thuật về môi trường đối
với sản phẩm xuất khẩu ngày càng được các nước áp dụng rộng rãi trong buôn
bán quốc tế. Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường là biện pháp hữu
hiệu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, tăng khả năng xâm nhập thị và cải
thiện môi trường sản xuất trong nước.
(iii) Tăng cường ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
vào tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu hoạt động sản xuất, xuất khẩu; tạo
điều kiện để khu vực kinh tế trong nước có vai trò quan trọng hơn trong xuất khẩu
hàng hóa
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ
mạng lưới sản xuất toàn cầu theo hướng chuyển dịch ưu thế từ nước có nhiều lao
động phổ thông và tài nguyên sang nước có nhiều trung tâm nghiên cứu, có nhiều
lao động chuyên môn, kỹ năng; số lượng lớn lao động sẽ bị thay thế bởi dây
chuyền sản xuất tự động, rô bốt Trong bối cảnh đó, việc tăng cường ứng dụng
các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào hoạt động sản xuất hàng hóa nói chung
và xuất khẩu nói riêng trở nên quan trọng và được dự báo sẽ là nhân tố quyết định
hàng đầu đối với hiệu quả xuất khẩu trong giai đoạn tới. Đứng trước yêu cầu phải
nâng cao tay nghề để theo kịp nhu cầu phát triển hay làm các công việc lỗi thời,
thu nhập thấp và có nguy cơ thất nghiệp, dự báo năng suất lao động, kỹ năng làm
việc của người lao động nước ta trong giai đoạn tới sẽ được cải thiện đáng kể, qua
đó nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Và trong tiến trình đó,
khu vực kinh tế trong nước cần tham gia tích cực hơn trong “bức tranh” xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam, trở thành đối trọng tương xứng với khu vực FDI, từ đó
141
tạo ra động lực cạnh tranh cho cả hai khu vực kinh tế trong xu thế phát triển, góp
phần mở rộng quy mô nền kinh tế.
(iv) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác và tận dụng tốt cơ hội từ
các hiệp định thương mại song phương và đa phương để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đa dạng hóa thị trường nhằm hạn chế rủi ro của sự phụ thuộc vào một số
thị trường khi bối cảnh quốc tế có nhiều biến động về kinh tế, chính trị. Trên cơ sở
nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của từng loại thị trường cũng như các FTAs song
phương và đa phương hiện có, chúng ta cần lựa chọn và xác định nhóm mặt hàng
phù hợp nhất cho từng loại thị trường để tập trung xuất khẩu đạt hiệu quả cao
nhất, chẳng hạn: với thị trường Đông Nam Á là các mặt hàng gạo, thực phẩm, rau
quả, cà phê, ca cao, thủy sản, cao su; với thị trường Đông Bắc Á là các mặt hàng
dệt may, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm ngũ cốc, rau quả đông lạnh và
tươi sống, sắn và các sản phẩm từ sắn, giày dép, xơ sợi dệt các loại, sản phẩm cao
su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hàng gia dụng, sản phẩm cơ
khí, sản phẩm điện tử; với thị trường các nước nói tiếng Trung Quốc là rau quả,
thủy sản, thịt gia súc gia cầm, hạt điều, sắn lát, sản phẩm cao su, dệt may, giày
dép, sản phẩm nhựa, máy vi tính và linh kiện, dây và cáp điện, hàng tiêu dùng, đồ
gia dụng, gỗ nội thất nguồn gốc tự nhiên; với thị trường Úc là hàng hóa có hàm
lượng công nghệ cao (điện thoại, máy ảnh và linh kiện); với EU là các mặt hàng
công nghệ cao, sản xuất chế tạo và chế biến, thủy sản, giày dép, cao su, hàng thủ
công mỹ nghệ, dệt may, cà phê, chè, hạt tiêu, điện tử, điện thoại; với thị trường
Mỹ là các mặt hàng như dệt may, da giày, điện, điện tử, đồ gỗ, cơ khí, ba lô, túi
xách, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thiết bị máy móc, đồ gỗ; quan tâm đến
khả năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường Canada, Achentina, Brazil, Chile;
thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi các mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, điện thoại di
động, thủy sản, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, dụng cụ
phụ tùng, xơ sợi dệt.
4.3. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa
4.3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
(i) Cơ sở lý thuyết
142
Cơ sở lý thuyết của nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa là bộ 03 tiêu chí,
gồm 9 chỉ tiêu và một cách đơn giản nhất, muốn nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhất
thiết các chỉ tiêu này phải trở nên tốt hơn, tăng trưởng kim ngạch đạt cao so với
các nước trong khu vực; cán cân thương mại cải thiện theo hướng tích cực, giảm
nhập siêu với thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và tăng nhập khẩu công nghệ
nguồn từ Mỹ, EU; tăng tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế;
tạo ra thêm nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế thay vì chỉ thuần túy gia công,
lắp ráp; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần xuất khẩu
thô, tăng xuất khẩu hàng đã qua chế biến và hàng công nghệ cao; tỷ trọng đóng
góp vào xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước gia tăng; tạo thêm nhiều việc
làm, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; và tiếp cận gần hơn với các
tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và chất lượng hàng hóa.
(ii) Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế
Cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam được xây dựng dựa trên các bài học thành công và chưa thành công từ
nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong nâng cao hiệu quả
xuất khẩu, đó là chính sách xuất khẩu phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể; chuyển
dịch xuất khẩu theo các giai đoạn phù hợp với kinh tế trong nước và thế giới; khơi
thông nguồn lực; phát huy lợi thế cạnh tranh; điều hành tỷ giá hối đoái theo tín
hiệu thị trường; khai thác tốt vai trò của FDI trong xuất khẩu, đồng thời có cơ chế
định hướng, kiểm soát nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực phù hợp; phối hợp linh
hoạt các chính sách để thúc đẩy xuất khẩu; quan tâm đúng mức tới thị trường
trong nước; đồng thời chú trọng nhiều hơn tới công tác bảo vệ môi trường và phát
triển nguồn nhân lực theo kịp xu thế.
(iii) Nguyên nhân chủ quan gây ra các hạn chế
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cần có giải pháp khắc phục các nguyên
nhân chủ quan gây ra hạn chế đối với việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá
ở Việt Nam, trong đó cần tập trung vào tính minh bạch và hiệu lực của cơ chế
chính sách; tăng tính chủ động trong sản xuất, kinh doanh; chú trọng đào tạo,
143
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy nhà
nước; cải thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ thương mại.
(iv) Bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi mà đáng kể nhất là cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá
trị, quá trình phân công lao động trên thế giới, sự tham gia ngày càng lớn của máy
móc, rô bốt vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống sẽ dẫn tới lao động
rẻ của mô hình lắp ráp, gia công ở các nước đang phát triển sẽ mất dần lợi thế,
chuỗi giá trị toàn cầu được rút ngắn lại ở tầng thấp, lao động phổ thông đối mặt
với nguy cơ mất việc trong khi nhu cầu tăng cao đối với lao động có kỹ năng.
Trong cuộc cách mạng này, các nước đang phát triển có nhiều bất lợi, nhất là các
quốc gia đang dựa vào lợi thế nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào như Việt Nam và
điều này đặt ra yêu cầu cần phải chủ động có các giải pháp thay đổi, thích ứng và
tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng này vào sản xuất, xuất khẩu hàng hoá thay vì
thụ động để tụt lại phía sau.
(v) Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất hướng về xuất khẩu
là định hướng xuyên suốt quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam và điều này
được thể hiện nhất quán trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà
nước. Trong quá trình đó, xuất khẩu đã và đang khẳng định vai trò quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất khẩu tiến tới ngưỡng của sự gia tăng
về số lượng, việc nghiên cứu, chuyển đổi dần chiến lược xuất khẩu từ chiều rộng
sang chiều sâu được xem là giải pháp hữu hiệu để xuất khẩu tiếp tục duy trì vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế. Giải pháp cho vấn đề này được xây dựng dựa
trên cơ sở tiếp tục khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của nước ta trong phân công
lao động quốc tế, lựa chọn ngành mũi nhọn đầu tư, tham gia các công đoạn cao
hơn trong GVC, chú trọng tới nguồn nhân lực, cải cách bộ máy hành chính, hỗ trợ
khu vực kinh tế trong nước phát triển, nhất là khu vực tư nhân; và dành sự ưu tiên,
quan tâm đáng kể tới vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trong mối tương quan
với hiệu quả xuất khẩu hàng hóa.
144
4.3.2. Các giải pháp chủ yếu
4.3.2.1. Hoàn thiện, đổi mới các cơ chế, chính sách của Nhà nước
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo chuẩn mực phổ biến của nền
kinh tế thị trường hiện đại; củng cố môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng,
minh bạch, an toàn và ổn định nhằm thu hút các thành phần kinh tế theo nguyên
tắc một chế độ pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp, không phân biệt hình thức
sở hữu, thành phần kinh tế, bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố đầu vào mà trọng
tâm là vốn, đất đai và cơ hội kinh doanh.
- Ban hành chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp gắn với sản
xuất quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đồng thời tạo thêm
nhiều việc làm; ưu đãi đầu tư vào các địa bàn khó khăn để vừa tạo điều kiện phát
triển kinh tế, vừa giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn. Các
chính sách này cần minh bạch, cụ thể và nhất quán nhằm tạo tâm lý an tâm cho nhà
đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ban hành chính sách khuyến khích thành lập các trung tâm/viện nghiên
cứu (thông qua giải pháp hỗ trợ về tín dụng, thuế) nhằm cải thiện năng lực đổi
mới sáng tạo của quốc gia - điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối
cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
- Hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tăng tính hiệu
lực của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo,
nghiên cứu thông qua các bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền và chỉ dẫn địa
lý.
- Sửa đổi, hoàn thiện: luật pháp liên quan đến đất đai để khuyến khích, tạo
điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, phát triển sản xuất lớn; luật pháp về lao động và
thị trường lao động nhằm tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động trong nước
và ngoài nước, qua đó tạo động lực cải thiện và tăng năng suất lao động; luật pháp
về môi trường nhằm trang bị công cụ hữu hiệu quan trắc và cảnh bảo môi trường,
kiểm soát và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới
chất lượng hàng hóa xuất khẩu; cân bằng giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên
145
thiên nhiên nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn tới sản
xuất nông nghiệp nước ta.
- Nghiên cứu, ban hành thể chế đổi mới vượt trội áp dụng cho các địa
phương, vùng kinh tế động lực để các khu vực này thực hiện tốt vai trò đầu tàu,
thúc đẩy phát triển kinh tế.
4.3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy, nhân lực liên quan đến
xuất khẩu
- Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan
đến thuế và hải quan - là hai lĩnh vực còn nhiều tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dẫn tới giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Việc
đánh giá tiến bộ của cải cách thủ tục hành chính không chỉ theo chiều dọc mà cần
theo chiều ngang, có sự so sánh giữa các địa phương trong nước, so sánh với các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Đổi mới cơ chế sử dụng cán bộ; tăng cường công tác luân chuyển, phân
định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của bộ máy nhân lực phục vụ xuất khẩu,
quy định cụ thể cơ chế chịu trách nhiệm của người đứng đầu, làm việc có thưởng
phạt rõ ràng, xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu; tinh giảm bộ máy đi kèm
với cải cách mạnh mẽ chính sách tiền lương và thu nhập để huy động người tài
vào bộ máy; cải thiện cơ chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất
khẩu, từ đội ngũ công nhân kỹ thuật, có trình độ để sử dụng máy móc, công nghệ
hiện tại nhằm chuyển dần từ lợi thế chi phí lao động thấp sang cạnh tranh bằng
nguồn nhân lực chất lượng cao tới đội ngũ quản lý và chủ doanh nghiệp cho phù
hợp với sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng 4.0. Đối với người lao động cần
thuần thục về kỹ năng và chuyên môn hóa, đối với nhà quản lý cần có kiến thức
quản trị, kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, về thị trường thế giới, về mở
cửa, hội nhập, về vai trò, ứng dụng của khoa học công nghệ...
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc tham gia đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, xuất khẩu; áp dụng cơ chế, chính sách đặt hàng
146
đào tạo nghề đối với các ngành nghề thiếu hụt nguồn nhân lực hoặc nhân lực
không đáp ứng yêu cầu.
- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật
trong khối ASEAN và các nước khác. Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài
về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao, đầu tư vào việc phát triển
khoa học công nghệ để tăng chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
[13].
4.3.2.3. Nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Hiện tại, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta tỷ trọng nguyên vật liệu
nhập khẩu còn lớn (dệt may, giày dép, điện tử), muốn tăng kim ngạch xuất khẩu,
không có cách nào khác là phải tăng nguyên liệu nhập khẩu và điều này tác động
tiêu cực tới cán cân thanh toán. Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu và
nhân công trong nước, chúng ta hoàn toàn có thể tiến tới chủ động nguồn nguyên
liệu đầu vào cho sản xuất, thậm chí còn xuất khẩu nguyên phụ liệu ra nước ngoài.
Do đó, nâng cao năng lực sản xuất trong nước giai đoạn tới cần tập trung nhiều
vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để rút ngắn “thời kỳ gia công”, tăng
dần các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp hỗ
trợ là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động trong khai thác nguồn lực sẵn
có, nâng cao năng lực và hiệu quả của sản xuất trong nước. Các giải pháp khuyến
nghị gồm:
- Xem xét, lựa chọn danh sách các sản phẩm nguyên phụ liệu ưu tiên hỗ trợ
trên cơ sở nhu cầu và mức độ phụ thuộc/mức độ đóng góp, từ đó ban hành chính
sách ưu đãi vượt trội để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất công
nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu liệu thay thế hàng nhập khẩu để hỗ trợ
hiệu quả cho sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn, nếu lựa chọn ưu tiên đầu tư vào
nguyên phụ liệu cho dệt may (nhuộm, sợi, vải giả da), cần có chính sách
khuyến khích đầu tư theo hướng tập trung trong khu công nghiệp để vừa giảm chi
phí lại vừa giảm thiểu/quản lý chặt xả thải ra môi trường, đồng thời tạo được
chuyển biến lớn trong công nghiệp hỗ trợ.
147
- Ban hành chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia
vào sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào; đồng thời có cơ chế ràng buộc trách nhiệm
kết nối với các doanh nghiệp trong nước trở thành vệ tinh để tham gia chuỗi cung
ứng của họ trên cơ sở các bên cùng chia sẻ lợi ích.
- Lựa chọn có trọng điểm những ngành, vùng sản xuất có thể mạnh đặc
trưng, vượt trội để đặc biệt khuyến khích đầu tư, tránh tình trạng hầu như ngành,
lĩnh vực nào cũng được ưu đãi dẫn tới không có sự khác biệt lớn giữa các ngành,
vùng dẫn tới quá trình thực thi thiếu trọng tâm, trọng điểm và không đạt hiệu quả
như mục tiêu chính sách đề ra ban đầu.
- Tập trung phát triển các cụm nhóm sản xuất theo hướng giá trị, xây dựng
hệ sinh thái sản xuất thông qua kết nối hàng ngang và hàng dọc, hình thành các
cụm liên kết có lợi thế về kết cấu hạ tầng giao thông, tài nguyên, nguồn nhân lực,
logistics để trở thành động lực của tăng trưởng.
- Cập nhật hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tiệm cận với tiêu
chuẩn quốc tế để vừa là rào cản đối với những sản phẩm kém chất lượng, vừa tạo
môi trường cạnh tranh cho sản phẩm có chất lượng.
4.3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu
Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ xuất khẩu như hệ thống
cảng biển, phương tiện vận tải, kho ngoại quan, máy móc thiết bị liên quan có tác
động rất lớn tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, tiếp tục đầu tư nâng cấp và
xây dựng mới cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ xuất khẩu là rất yếu tố quan trọng
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia hiệu quả và thực chất vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Các giải pháp cụ thể hướng tới bao gồm:
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư
trong và ngoài nước tham gia đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ trực tiếp
cho xuất khẩu hàng hóa như đường bộ, đường sắt, cảng trung chuyển, kho bãi
nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp,
góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu; ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng, kho tàng
bến bãi tại các cảng biển lớn của Việt Nam, trong đó cần tính toán, sắp xếp thứ tự
148
ưu tiên đầu tư các cảng biển có ưu thế để phát triển thành trung tâm trung chuyển
hàng hóa của khu vực Đông Nam Á và châu Á.
- Ban hành chính sách thu hút đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ hiện
đại, có vai trò quan trọng đối với sản xuất, xuất khẩu như logistics, tài chính, bảo
hiểm, viễn thông, phân phối để hỗ trợ cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam tham gia
sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó lựa chọn lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư;
thúc đẩy và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ hỗ
trợ xuất khẩu; nghiên cứu khả năng kết hợp với doanh nghiệp nước ngoài thành
lập/mở rộng cơ sở phân phối ở nước ngoài mà trước mắt là trong khu vực ASEAN
để tạo kênh bán hàng chủ động cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, nhất là hàng
hóa nông, thủy sản.
- Tăng cường ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào
quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa; quản lý vận tải trên nền tảng của điện toán đám
mây; hợp tác với các tập đoàn logistics lớn của nước ngoài nhằm tận dụng cơ hội
chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực; khuyến khích xây
dựng mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với ngân hàng, với các
hãng công nghệ để đảm bảo an toàn, an ninh cho hàng hóa xuất khẩu.
4.3.2.5. Nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu
Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chủ
yếu ở công đoạn thấp, dựa vào khai thác những lợi thế so sánh sẵn có là lao động
rẻ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, chưa chủ động nghiên cứu đầu tư vào các mặt
hàng có hàm lượng công nghệ cao, hàng hóa có có tính đặc trưng, khác biệt để
tham gia vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị. Để cải thiện
tình trạng này, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Đầu tư, áp dụng công nghệ cao để hướng tới chế biến sâu các mặt hàng
nguyên liệu, khoáng sản, hạn chế xuất khẩu quặng thô, tận dụng các cơ hội thuận
lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu.
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm
tăng năng suất, sản lượng; kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm,
giảm tổn thất sau thu hoạch; đồng thời tăng cường đầu tư vào công nghệ bảo
149
quản, chế biến sâu các sản phẩm từ nông nghiệp nhằm định vị lại vị trí, thế mạnh
của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, chủ động xây dựng thương hiệu cho hàng
hoá xuất khẩu Việt Nam, chủ động liên kết điều tiết cung cầu đối với các mặt
hàng Việt Nam có thế mạnh (tiêu, cà phê, cao su...), tăng phần giá trị gia tăng thu
về cho nền kinh tế.
- Đổi mới, áp dụng máy móc, tiến bộ công nghệ ở tất cả các khâu của quá
trình sản xuất; xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật hàng hóa sản xuất đáp ứng yêu cầu
của các thị trường “khó tính”; tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng/số lượng
nông sản xuất khẩu, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hạn
chế/tránh các vụ kiện.
- Nghiên cứu, lựa chọn ra sản phẩm đặc trưng, thế mạnh để có chính sách
ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thay vì đầu tư dàn trải
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
- Nghiên cứu và triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân phù hợp cam kết
của WTO, hỗ trợ thiết bị và kinh phí kiểm tra dư lượng kháng sinh, vệ sinh an
toàn thực phẩm, hỗ trợ bảo quản hàng nông sản sau thu hoạch.
4.3.2.6. Phát huy vai trò của khu vực kinh tế trong nước trong xuất khẩu
Khu vực kinh tế trong nước phát triển là nền tảng để phát triển kinh tế Việt
Nam độc lập, tự chủ, đối trọng với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra động
lực đổi mới, sáng tạo và cạnh tranh cho sự phát triển chung. Để phát huy vai trò
của khu vực kinh tế trong nước, giai đoạn tới cần tập trung vào một số giải pháp
sau:
- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, phân định rõ những
ngành nào Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, ngành nào cần nắm cổ phần chi phối
để nâng cao tính tự chủ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhà nước, đặt doanh nghiệp
Nhà nước vào môi trường cạnh tranh; đổi mới quản trị doanh nghiệp Nhà nước
theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế; người đứng đầu phải
chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
150
- Hoàn thiện chức năng quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm
quyền tự chủ của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường;
khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản
của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thành lập một cơ quan chuyên trách của
Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tư nhân theo hướng
kết hợp hài hòa giữa số lượng và chất lượng, tái cơ cấu hệ thống sản xuất và dịch
vụ ở khu vực này, thích ứng mô hình hình tăng trưởng mới của nền kinh tế theo
hướng phát triển dựa vào khoa học và công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng
cao, giá trị gia tăng cao và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tạo bước đột phá và có cơ chế chính sách thúc đẩy hình thành và phát
triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt,
mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ công nghệ và khoa
học kỹ thuật; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường
công tác thông tin và xúc tiến hỗ trợ họ trong tìm và mở rộng thị trường; cải thiện
năng lực quản trị để nâng cao hiệu quả và kiểm soát tốt rủi ro kinh doanh.
4.3.2.7. Phát huy lợi thế của quá trình mở cửa, hội nhập thúc đẩy xuất khẩu
Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, điều này đồng nghĩa
với việc gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới, dẫn tới nền kinh tế dễ bị
tổn thương bởi những biến động bên ngoài, đặc biệt là nguy cơ “đánh mất” thị
trường tiêu thụ và thua thiệt về lợi ích trong các quan hệ thương mại. Toàn cầu
hóa gắn liền với quá trình tiến hành tự do hóa thương mại, thực chất là quá trình
phân chia thị trường. Một nền kinh tế có thể độc lập, tự chủ và phát triển bền vững
hay không phụ thuộc nhiều vào khả năng củng cố, mở rộng và đa dạng hóa thị
trường. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy các thị trường đang có kim ngạch lớn thì
Việt Nam cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam. Các giải pháp cụ thể bao gồm:
151
- Củng cố vững chắc thị trường truyền thống, thị trường của các đối tác lớn;
đẩy mạnh đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng kênh phân phối hàng
hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc tế để bảo đảm sự
đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.
- Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự
phù hợp và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông
thuận lợi, ổn định cho hàng hóa xuất khẩu.
- Tăng cường tuân thủ các chuẩn mực về kiểm dịch động thực vật nhằm
nâng cao mức độ an toàn của các sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam
trong giai đoạn thực thi EVFTA và CPTPP để khai thác tối đa lợi ích của hai hiệp
định này mang lại.
- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị
trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn
bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm
nhập thị trường hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại ở
nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tập
trung giới thiệu, quảng bá các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, các mặt
hàng mới có tiềm năng với thị trường nước sở tại; đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ
thương hiệu các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu của nước ta tại các thị trường xuất
khẩu, nhất là thị trường trọng điểm.
- Có cơ chế khuyến khích sự tham gia cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài trong tổ chức giới thiệu, phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống bán
buôn, bán lẻ tại nhập khẩu; tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống
phân phối hàng của Việt Nam tại thị trường nước ngoài.
4.4. Tiểu kết Chương 4
Chương 4 tập trung vào 3 nội dung chính: thứ nhất, bối cảnh trong nước và
thế giới tác động tới xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn tới; thứ hai, quan
điểm và định hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm
2030; và thứ ba, khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
152
xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn tới, tập trung vào (i) hoàn thiện, đổi mới
các cơ chế, chính sách của Nhà nước; (ii) nâng cao chất lượng hoạt động của bộ
máy, nhân lực liên quan đến xuất khẩu; (iii) nâng cao năng lực sản xuất trong
nước; (iv) đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu; (v) nâng cao giá trị gia tăng
cho hàng hoá xuất khẩu; (vi) phát huy vai trò của khu vực kinh tế trong nước
trong xuất khẩu; (vii) phát huy lợi thế của quá trình mở cửa, hội nhập thúc đẩy
xuất khẩu.
153
KẾT LUẬN
Luận án “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
đến năm 2030” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá, kinh
nghiệm của quốc tế về nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá, từ các nghiên cứu
trong nước và ngoài nước liên quan tới xuất khẩu hàng hoá và các khoảng trống
nghiên cứu cần tiếp tục được thực hiện, luận án lựa chọn ra 03 nhóm tiêu chí sử
dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hoá là: (i) tiêu chí hiệu quả về kinh tế,
chứa đựng trong đó 05 chỉ tiêu đánh giá là kim ngạch và tốc độ tăng trưởng, cán
cân thương mại, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giá trị gia tăng của xuất khẩu
và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu; (i) tiêu chí hiệu quả về xã hội, bao gồm 02 chỉ
tiêu là tạo thêm nhiều việc làm và tăng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước;
và (iii) tiêu chí hiệu quả về môi trường, gồm 02 chỉ tiêu là tiếp cận tiêu chuẩn
quốc tế về bảo vệ môi trường và về chất lượng hàng hoá. Luận án khái quát kinh
nghiệm của một số nước lân cận là Thái Lan và Trung Quốc trong việc nâng cao
hiệu quả xuất khẩu, rút ra các bài học thành công có thể học tập và những bài học
thất bại nên tránh, làm căn cứ cho việc vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt
Nam.
Từ bộ 03 tiêu chí về hiệu quả xuất khẩu được luận chứng lựa chọn, luận án
đã thực hiện đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-
2017 - giai đoạn tăng cường mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả cho thấy
nếu chỉ xem xét ở khía cạnh kim ngạch, tốc độ tăng trưởng, đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
và tạo việc làm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam đạt hiệu quả. Tuy
nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, thông qua các chỉ tiêu bổ trợ như giá trị gia tăng mang
lại cho nền kinh tế, sự tham gia của khu vực kinh tế trong nước vào xuất khẩu,
khả năng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường hay mức độ
hàng hoá tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, ta thấy hiệu quả còn thấp; xuất
khẩu tăng cao nhưng giá trị gia tăng nền kinh tế thu được thấp so với kim ngạch
đạt được, sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp FDI đối ngược với
sự suy giảm của doanh nghiệp trong nước, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng
154
trong khi khả năng kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu còn nhiều hạn chế
dẫn tới hàng hóa thường xuyên vấp phải rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu
Thực trạng này dẫn tới yêu cầu cần phải nghiên cứu, ban hành các chính sách, giải
pháp hạn chế những tác động tiêu cực của việc mở rộng xuất khẩu đến môi
trường, đến tài nguyên thiên nhiên; tăng cường xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng
công nghệ cao, sự tham gia của khu vực kinh tế trong nước vào hoạt động xuất
khẩu, giảm dần sự phụ thuộc của hàng hoá xuất khẩu vào nguyên vật liệu nhập
khẩu
Từ các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và trên
thế giới giai đoạn tới có nhiều thay đổi lớn như cuộc cách mạng 4.0, các xu hướng
phát triển thương mại hiện đại trong tương lai, sự xoay trục của nền kinh tế thế
giới, biến đổi khí hậu gia tăng và thực trạng hiệu quả xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam đạt được trong giai đoạn 2006-2017, luận án xác định quan điểm và định
hướng phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2021- 2030; và đề xuất
nhóm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa giai đoạn tới
năm 2030, tập trung vào cơ chế, chính sách; bộ máy, nhân lực liên quan đến xuất
khẩu; năng lực sản xuất trong nước; cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu; khu vực
kinh tế trong nước; và phát huy lợi thế của quá trình mở cửa, hội nhập thúc đẩy
xuất khẩu.
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình, lần đầu tiên luận án luận
chứng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ở tầm quốc gia,
hỗ trợ đắc lực cho công tác hoạch định chính sách thương mại quốc tế của quốc
gia trong tương lai. Tuy nhiên, do giới hạn của phạm vi và quy mô, tại nghiên cứu
này, luận án chưa dành thời gian để xem xét, đánh giá hiệu quả đối với từng nhóm
mặt hàng xuất khẩu riêng biệt. Thông qua nghiên cứu và xây dựng một bộ các tiêu
chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ở tầm vĩ mô, luận án cung cấp cơ sở lý
thuyết hữu hiệu để đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của quốc gia,
với góc nhìn đa chiều hơn các nghiên cứu trước đây, thông qua đó, luận án cung
cấp thêm một kênh thông tin hữu hiệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và
hoạch định chính sách thương mại quốc tế trong tương lai, đồng thời, mở ra
155
hướng nghiên cứu mới về các vấn đề liên quan tới hiệu quả xuất khẩu hàng hóa
một cách cụ thể hơn, như hiệu quả xuất khẩu ở quy mô cấp tỉnh; theo nhóm
hàng/mặt hàng; khả năng điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với tính chất
mặt hàng và hệ thống số liệu thống kê hiện có và thu thập được để tiếp tục hoàn
thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ở tầm vĩ mô./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Đào Thanh Hương (2017), “Làm gì để tăng cường xuất khẩu hàng hoá
Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11, tr.47-
49.
2. Đào Thanh Hương (2017), “Để nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng
hoá Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, tr.25-27.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Lê Thị Vân Anh (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động, Hà
Nội.
2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hoàng Xuân Bình (2011), LATS Mối quan hệ giữa mở cửa thương mại và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trường ĐH
Ngoại thương, Hà Nội.
4. Lê Thanh Bình (2010), LATS Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Thái
Lan, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Duy Bột (2006), Thương mại quốc tế và sự phát triển thị trường xuất
khẩu, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2007), Giáo trình Kinh tế quốc tế,
NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB
ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
8. Ban Kinh tế Trung ương (2018), Kinh tế Việt Nam 2018.
9. Bộ Công Thương (2011), Báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định thương
mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam.
10. Bộ Công Thương (2012), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với kinh tế và thương mại Việt Nam, khuyến nghị chính sách thực hiện Chiến lược
xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
đối với nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút,
sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Thế giới (2016), Báo cáo Việt Nam 2035
- Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
14. Lê Thị Chiên, [Trực tuyến],
hoi-dang/97356/Vai-tro-cua-khoa-hoc-cong-nghe-trong-phat-trien-luc-luong-san-
xuat-hien-dai-o-Viet-Nam-hien-nay. [Truy cập 3/1/2018].
15. Phan Thế Công (2011), "Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của
Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 27.
16. Nguyễn Văn Công (2014), “Thách thức đối với chính sách tỷ giá của Việt
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 -
Những thách thức mới.
17. Mai Thế Cường (2006), LATS Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Bùi Hữu Đạo, [Trực tuyến], https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-thue/nang-
cao-kha-nang-dap-ung-cac-quy-dinh-va-tieu-chuan-quoc-te-ve-moi-truong-doi-
voi-mot-so-mat-hang-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-
kinh-te-quoc-te.aspx. [Truy cập 2/1/2018].
19. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
20. Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa và Nguyễn Khắc Minh (2010), Giáo trình mô
hình tăng trưởng kinh tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
21. Erwin Schweisshelm, [Trực tuyến],
canh-tpp/. [Truy cập 3/1/2018].
22. Đoàn Thị Mỹ Hạnh và Đinh Thị Liên (2009), Tài liệu học tập Thương mại
quốc tế, Trường Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2014), LATS Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO, Trường
ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Quang Hiệp (2016), LATS Phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
25. Hà Văn Hội (2012), "Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam: Những
bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó," Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội,
số 28.
26. Phạm Thị Thanh Hồng và Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), "Chất lượng cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát
triển, số 188.
27. Phùng Thị Vân Kiều (2012), "Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những
ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản," Viện Nghiên cứu Thương mại.
28. Nguyễn Việt Khôi (2014), Chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên
quốc gia: Những tiếp cận thực tiễn từ Trung Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
29. Phạm Thu Nga (2011), Luận văn Chính sách khuyến khích xuất khẩu của
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Ngoại
thương, Hà Nội.
30. Phan Tiến Ngọc (2014), LATS Tác động của đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
31. Đặng Thị Tuyết Nhung và Đinh Công Khải (2010), Chuỗi giá trị ngành dệt
may Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
32. Paul R. Krugman và Maurice Obstfeld (1996), Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết
và chính sách, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Dương Văn Quảng (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế (sách dịch), Học viện
Ngoại giao, Hà Nội.
34. Quốc hội (2005), Luật Thương mại.
35. Đỗ Tiến Sâm (2002), Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO và tác
động tới Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Lê Minh Tâm (2004), Xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hàng công nghiệp
chủ lực xuất khẩu thời kỳ 2001-2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Trung Thanh (2009), LATS Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
38. Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Tỵ (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đào Ngọc Tiến (2010), LATS Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam trong xu thế tự do hóa thương mại, Trường ĐH Ngoại thương,
Hà Nội.
40. Đào Ngọc Tiến và Vũ Hoàng Nam (2006), "Tác động của AFTA và BTA đối
với xuất khẩu của Việt Nam: Phân tích định lượng," Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số
16.
41. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), LATS Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới
tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
42. Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp,
NXB Thống kê, Hà Nội.
43. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.
44. Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao, [Trực tuyến],
quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien. [Truy cập 3/1/2018].
45. Đinh Lê Yên (2016) [Trực tuyến],
nganh-thuy-san-chat-luong-chua-theo-kip-nhu-cau-article-16701.tsvn. [Truy cập
3/1/2018].
46. [Trực tuyến], https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-thuong-mai-quoc-te-va-qua-
trinh-hinh-thanh-phat-trien-cua-thuong-mai-quoc-te/038dea2a. [Truy cập
2/1/2018].
47. [Trực tuyến], àn-về-chuỗi-giá-trị-toàn-cầu-và-vị-
tr%C3%AD-của-các-doanh-nghiệp-việt-nam/. [Truy cập 2/1/2018].
48. [Trực tuyến],
bang-cap-chung-chi-2018013115032792.htm. [Truy cập 1/1/2018].
49. [Trực tuyến], [Truy cập
1/1/2018].
B. TIẾNG ANH
50. Asian Development Bank (2015), Thailand industrialization and economic
catch-up.
51. Balassa B. (1985), "Exports, Policy Choices, and Economic Growth in
Developing Countries after the 1973 Oil Shock", Journal of Development
Economics, vol. 18, pp. 23-35.
52. Dierk Herzer and F. Nowark-Lehmann (2006), "Export-led growth in Chile:
Assessing in the role of export composition in productivity growth", The
Developing Economies.
53. E.M. Ekanayake (1999), "Exports and Economic Growth in Asian
Developing Countries: Cointergation and Error-Correction Models" Journal of
Economic Development, vol. 24, no. 2.
54. E.M. Ekanayake, Bala Veeramacheneni and Richard Vogel (2005),
“Causality between Exports and Economic Growth: Empirical Envidence from
the Latin American and Caribbean Countries”, Pennsylvania Economic Review,
vol. 12, no. 2, pp. 23-42.
55. F. Gustavo Filipe Canle (2009), "The expansion and diversification of the
export sector and economic growth: The Costa Rican experience", LSU Doctoral
Dissertations.
56. Gereffi (1999), "International trade and industrial upgrading in the apparel
commodity chain", Journal of International Economics, no. 48.
57. Grosman and Helpman (1990), “Comparative advantage and long-run
growth”, American Economic Review, vol. 35, no. 2, pp. 796-815.
58. Hendrik Van Den Berg (1997), "The relationship between international trade
and economic growth in Mexico", The North American Journal of Economics
and Finance, vol. 8, no. 1, pp. 1-21.
59. Vũ Thị Hạnh (2015), Essay on the export performance of Vietnam,
Université Libre de Bruxelles.
60. Hiau Looi Kee and Heiwai Tang (2015), "Trade and FDI liberalisation help
China move up the global value chains," VOX CEPR’s Policy Portal.
61. Jansen M. (2004), “Income Volatility in small and developing economies:
Export concentration matters”, WTO Discussion Paper, no. 3.
62. Jim Lee (2011), "Export specialization and economic growth around the
world", Economic Systems, vol. 35, pp. 45-63.
63. Justin Yifu Lin and Yongjun Li (2003), "Export and Economic Growth in
China: A demand-oriented analysis", China economic quarterly.
64. J. Imbs, C. Montenegro and R. Wacziarg (2012), Economic Intergation and
Structural Change.
65. Jia Jen (2012), "Determinants and impact of foreign direct investment in
China: A national and regional analysis", Loughborough University Economics
Department.
66. Kavoussi R.M. (1984), "Exports, Growth, and Causality in Developing
Countries", Journal of Development Ecomonics, vol. 14, pp. 1-12.
67. Krueger (1997), “Trade Policy and Economic Development: How we learn”,
NERB Working Paper, no. 5896.
68. Masound Mohammed (2014), "What is the role of export on economic
growth?," European Journal of Business and Management, vol. 6, no. 31.
69. Marko Javorsek and Ignacio Camacho (2015), “Trade in Value Added:
Concepts, Estimation and Analysis”, United Nations, no. 150.
70. Mah J.S. (2005), “Exports expansion, Economic Growth and Causality in
China”, Applied Economics Letters, vol. 12, pp.105-107.
71. Michalopoulos C. and Jay K. (1973), "Growth of exports and income in the
developing world: A neoclassical view", Aid Discussion Paper, vol. 28.
72. M.A. Arip, L.S. Yee and B.A. Karim (2010), "Export diversification and
economic growth in Malaysia", MPRA Paper.
73. M. Jansen (2004), "Income volatility in small and developing economies:
Export concentration matters", World Trade Organization.
74. M. Jansen, R. Piermartini and A. Amurgo-Pacheco (2007), "Export
diversification as an absorber of external shocks”.
75. O. Cadot, C. Carere ND V. Strauss-Kahn (2011), “Trade diversification,
Income and Growth: What do we know?”, Development Policies of FERDI, vol.
33.
76. P. K. Mishra (2011), "The Dynamics of Relationship between exports and
economic growth in India", International Journal of Economic Sciences and
Applied Research, vol. 4, no. 2, pp. 53-70.
77. Peter C. Y. Chow (1987), "Causality between export growth and industrial
development: Empirial envidence from the NICs", Journal of Development
Economics, vol. 26, pp. 55-62.
78. Robert K. Yin (2009), Case study research: Research and Design.
79. R. Wacziarg and J. Imbs (2003), "Stages of Diversification", American
Economic Review, vol. 93, no. 1.
80. Thanwa Jitsanguan (1988), "An empirical study of policy incentives and
comparative advantage in the fisheries industry in Thailand", University of
Hawaii.
81. Thorvaldur Gylfason ans Gylfi Zoega (2006), "Natural Resources and
Economic Growth: The Role of Investment", The World Economy, vol. 29, pp.
1091-1115.
82. Thorvaldur Gylfason, "Exports, Inflation and Growth (2006)", World
Development, vol. 27.
83. United Nations (2004), “Export diversification and economic growth: The
experience of selected least developed countries”, Development Papers, no. 24.
84. Vo Tri Thanh, Bui Trinh and Nguyen Anh Duong (2015), “Trade in Value
Added: The Case of Viet Nam”, ERIA Discussion Paper Series, vol. ERIA-DP-
2015-72
85. Vohra R. (2001), “Export and Ecnomic Growth: Futher Time Series
Evidence from the Less Developed Countries”, International Advances in
Economic Research, vol. 7, pp. 345-350.
86. Yousif Khalifa Al-Yousif (1997), "Exports and Economic Growth: some
empirical evidence from the Arab Gulf countries", Journal Applied Economics,
vol. 29, pp. 693-697.
87. Waithe T. L. K. and Francis B. (2011), “Export-led Growth: A case study of
Mexico”, International Journal of Business, Humannities and Technology, vol.
1.
88. William G. Tyler (1981), "Growth and export expansion in developing
countries: some empirical envidence", Journal of Development Economics, vol.
9, pp. 121-130.
89. World Bank, "WTIS," 2015, [Online],
https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en.
C. WEBSITE
90. Website của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, ADB, WB, WTO, IMF.
91. Niên giám Thống kê các năm.