Phân tích ANOVA được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về ROE trung bình giữa hai nhóm DN này (phụ lục 10). Với P-value = 0,201, giả thiết không có sự khác biệt thực sự về ROE trung bình giữa hai nhóm DN trong năm 2010 được chấp nhận. Tuy nhiên, trong năm 2011, P-value = 0,037 < 0,05 cho phép kết luận yếu tố quy mô có ảnh hưởng đến ROE hay nói các khác, các DN may quy mô lớn có ROE lớn hơn so với các DN may quy mô vừa và nhỏ với mức ý nghĩa 0,05.
167 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may ở địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Vì vậy, các giải pháp sẽ được đề xuất trước tiên đối với các DN. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của DN không thể tách rời với các động thái của các cơ quan quản lý nhà nước và các ngành có liên quan. Vì vậy, cũng sẽ có những giải pháp trên giác độ vĩ mô được đề cập đến.
Các giải pháp từ phía DN may trong vùng
Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm
Năm 2010 và 2011, ngành may Ấn độ đã có những tiến bộ vượt bậc do bên cạnh các thị trường trọng điểm Mỹ, EU, Nhật mà hầu như quốc gia xuất khẩu may nào cũng nhắm đến thì nhiều ngành may Ấn độ đã mạnh dạn tấn công vào thị trường Nga, mang lại một lượng giá trị xuất khẩu cao từ thị trường này. Quay trở lại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhiều DN may vẫn đạt được tăng trưởng doanh thu tốt, ROE dương là do một mặt tìm kiếm thêm các thị trường xuất khẩu mới (Hàn Quốc, Cu Ba, Đông Âu, Nam Mỹ, Trung Đông), một mặt quan tâm hơn đến thị trường nội địa. Rõ ràng, quyết định đúng đắn liên quan đến thị trường cũng là một giải pháp gia tăng năng lực cạnh tranh của các DN may. Bên cạnh đó, việc đưa ra các sản phẩm phù hợp với các thị truờng sẽ là phương thức giúp củng cố năng lực cạnh tranh đó. Với các dự đoán về thị trường ở trên, định hướng thị trường cho các DN may trong vùng có thể như sau:
+ Thị trường Mỹ và EU sẽ vẫn là thị trường hàng đầu của các DN may trong vùng. Do đây là một thị trường có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, nhãn hiệu và các vấn đề liên quan đến đạo đức (trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường) nên các dòng sản phẩm truyền thống của các DN (áo sơ mi, quần âu, bộ vest, áo jacket) vẫn hướng đến đáp ứng chất lượng trên hết. Bên cạnh đó, do chế độ ăn uống, có một bộ phận không nhỏ khách hàng có nhu cầu đối với quần áo size lớn. Vì vậy, việc chủ động chào hàng các mẫu sản phẩm size lớn sẽ giúp DN dễ thâm nhập thị trường hơn. Ngoài ra, trào lưu sử dụng trang phục định hình (shape wear) đang được ghi nhận nhiều ở thị trường Mỹ và đặc biệt là EU. Đây cũng là một hướng mới cho đa dạng hoá sản phẩm của các DN may.
+ Thị trường Nhật trong các năm qua tương đối ổn định và có dung lượng lớn. Thị trường Hàn Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và vươn lên trở thành thị trường lớn của các DN may trong vùng. Các DN may trong vùng vẫn sẽ duy trì mức thâm nhập vào các thị trường này. Hai thị trường này có đặc điểm là khá chuộng hình thức và vì vậy trang phục ngoài của Việt nam vào thị trường này vẫn phải dưới tên của các nhãn hiệu đã được biết đến. Trang phục lót, trang phục mặc ngủ và trong nhà dễ thâm nhập dưới nhãn hiệu riêng của DN hơn. Riêng đối với thị trường Nhật vốn là một thị trường rất khắt khe, vấn đề chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Họ kiểm soát sản phẩm nhập khẩu rất chặt chẽ. Hàng dễ bị trả lại nếu bị phát hiện những lỗi, dù rất nhỏ (chẳng hạn có dị vật kim loại trong trang phục – Tấn Hùng, ). Thị trường này chỉ thích hợp với những DN may có công nghệ đủ hiện đại để làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, có hệ thống quản lý chất lượng thực sự tốt để đảm bảo nghiêm ngặt sự tuân thủ tiêu chuẩn của khách hàng.
+ Thị trường Trung quốc và các nước ASEAN: mặc dù Trung quốc là một công xưởng may của thế giới nhưng trong những năm gần đây, thị trường này có sự phân hoá rất rõ. Lớp khách hàng giàu có mới nổi chỉ sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng của Mỹ và châu Âu. Ở bậc trung lưu có thể sử dụng các nhãn hiệu cao cấp của Trung Quốc. Tầng lớp lao động vẫn rất coi trọng giá sản phẩm trong khi sản phẩm hàng may của Trung quốc ngày càng đắt hơn do chi phí nhân công tăng. Đây chính là cơ hội cho các DN may Việt nam tìm chỗ đứng, dù nhỏ hẹp trên thị trường này. Với các nước trong khu vực, đặc biệt Lào, Campuchia là những thị trường khá gần với vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, các DN may trong vùng có thể thâm nhập bằng các sản phẩm có nhãn hiệu riêng của mình.
+ Thị trường Trung Đông đã dần dần xuất hiện trong danh sách thị trường của các DN may trong vùng. Nếu các DN may trong vùng vẫn muốn hướng đến thị trường này thì bên cạnh các sản phẩm cơ bản như đã nêu trên, các DN nên phát triển các sản phẩm trang phục phù hợp với bản sắc văn hoá riêng của đạo Hồi (áo quần thụng, áo khoác thụng, bộ đồ tắm cho phụ nữ đạo Hồi gần giống bộ quần áo mặc nhà của phụ nữ Việt nam).
+ Thị trường nội địa với nhiều đoạn thị trường có nhu cầu khá đa dạng đối với hàng may mặc. Bản thân vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ cũng là một thị trường triển vọng khi có số lượng dân tương đối lớn. Chính sự khác biệt về thu nhập giữa các tỉnh, giữa các nhóm dân cư sẽ tạo cơ hội cho các nhóm DN may khác nhau.
Ngoài ra, các thị trường Nam Mỹ, Nam Phi, Ngacũng có rất nhiều tiềm năng cho các DN may trong vùng khai thác. Về sản phẩm, với tất cả các thị trường, nhu cầu đối với trang phục chức năng (đồng phục, đồ bảo hộ lao động) đang gia tăng. Trên thực tế, có nhiều DN đã chuyển hướng sang may đồ bảo hộ lao động và đạt được kết quả ngoài mong đợi.
Lựa chọn nâng cấp phương thức sản xuất hàng may mặc phù hợp
Như đã đề cập nhiều lần, có nhiều phương thức sản xuất và kinh doanh hàng may mặc đang được các DN áp dụng. Về nguyên tắc, các phương thức sản xuất càng bao phủ nhiều giai đoạn tạo giá trị hoặc hướng đến các giai đoạn tạo giá trị cao trong chuỗi giá trị thì càng đem lại nhiều giá trị gia tăng cho DN may và dịch chuyển đến các phương thức sản xuất hàng may nhiều giá trị hơn cũng là một trong những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị may (Trương Hồng Trình, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm, 2010). Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải rằng phương thức càng cao càng nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN may. Bài toán phân công lao động luôn được giải quyết một cách tự nhiên trong nền kinh tế mà theo sự giải quyết đó, năng lực cạnh tranh của DN cũng được xác định.
Theo kết quả nghiên cứu của Papalcuer, Gibbon và Thomsen (2005), Gereffi (2010), nhiều công ty kinh doanh hàng may mặc ở các thị trường may phát triển như EU, Mỹ, Nhậtlựa chọn phương thức OBM, ODM. Xu hướng kinh doanh của họ là chỉ thực hiện công đoạn Marketing thương hiệu, đôi khi là thiết kế và cả bán lẻ sản phẩm mang thương hiệu của mình (vì đây là những công đoạn đem lại nhiều giá trị nhiều nhất). Họ vẫn rất cần đến các DN thực hiện các công đoạn còn lại như cung ứng nguyên liệu và đặc biệt là may – ráp (một số DN còn muốn kiểm soát cả việc cung ứng nguyên liệu để hưởng nhiều lợi nhuận hơn và kiểm soát quy cách chặt chẽ hơn). Thực tế trong thời gian qua (năm 2010-2011) của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ cũng như ở 2 vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và Bắc bộ, khi đơn hàng sụt giảm và bấp bênh, giá nguyên liệu tăng cao thì những DN chỉ đóng vai trò thầu phụ (CMT) lại ít rủi ro hơn.
Ngoài ra, do nhận thức về giá trị gia tăng được hưởng nhiều hơn khi trở thành các nhà sản xuất hàng may ở phương thức cao hơn, hiện đang có xu hướng của các DN may chuyển sang OEM, ODM, thậm chí có công ty còn tham vọng trở thành OBM, thì năng lực cạnh tranh của các DN hoạt động theo phương thức CMT sẽ tự động được nâng lên do sự khan hiếm các DN thuộc loại hình này. Ngoài ra, OEM và ODM, OBM đòi hỏi nguồn vốn lớn để dự trữ nguyên liệu, đầu tư vào, các hoạt động logistic và Marketing, nhân lực có trình độ để tham gia vào các công đoạn đòi hỏi chất xám nhiều như thiết kế, Marketing và các hoạt động phối hợp, kiểm soátVì vậy, nếu các DN quy mô nhỏ, với hạn chế về các vấn đề trên, vẫn cố gắng tham gia vào các phương thức sản xuất OEM hay ODM, năng lực cạnh tranh của họ tất yếu giảm xuống một cách tương đối. Với những phân tích trên, rõ ràng không có công thức chung cho mọi DN may, dù trong một vùng kinh tế đặc thù. Định hướng trong thời gian tới cho các DN may vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên như sau:
1) Đối với nhóm DN quy mô lớn và định hướng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, các nước phát triển trong EU, Nhật và cả Hàn Quốc: đây là những thị trường có định hướng tiêu dùng nhãn hiệu rất rõ rệt, đặc biệt trong giới trẻ và những người có thu nhập trung bình khá trở lên (Gereffi và Frederick, 2010; Gherzi Group, 2010; và CBI, 2008 và 2011). Đây cũng là thị trường của những nhãn hiệu trang phục nổi tiếng theo nhiều cấp hạng. Phần lớn các DN sản xuất may mặc trên các thị trường này là theo phương thức OBM và ODM nên họ sẽ tìm kiếm các OEM và CMT ở các nước có giá lao động rẻ. Vì vậy, nếu các DN đi theo các phương thức này thì dễ được lựa chọn hơn. Đặc biệt, do thành công trong đàm phán giữa Việt nam và Hàn Quốc liên quan đến Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và ASEAN, khâu cắt và may được hưởng ưu đãi thuế nên các DN hướng vào thị trường này theo phương thức CMT sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
2) Nhóm các DN quy mô lớn có định hướng xuất khẩu sang các thị trường như Nam Mỹ, Nga, Đông và Trung Âu, ASEAN: đây là những thị trường có sự phân hoá đáng kể. Nhiều người có thu nhập cao thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó lại có những người thu nhập thấp và rất thấp nên chỉ quan tâm đến giá. Một bộ phận không nhỏ khách hàng có quan tâm đến giá trị cảm nhận của khách hàng nhưng cởi mở hơn trong chọn lựa nhãn hiệu. Vì vậy, các DN may quy mô lớn vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có thể áp dụng phương thức OBM, ODM. Trên thị trường này, cũng có nhiều nhà kinh doanh quần áo theo phương thức OBM và ODM nên họ cần đến các OEM và CMT và các DN may của vùng cũng có thể đảm nhiệm đồng thời vai trò OEM và CMT.
3) Nhóm các DN quy mô lớn hướng vào thị trường nội địa:
Với thị trường nội địa, các DN may quy mô lớn có thể áp dụng phương thức OBM và ODM. Họ có thể cung cấp các sản phẩm có nhãn hiệu riêng của mình cho những nhóm khách hàng có xu hướng sử dụng hàng Việt nam nhưng có quan tâm đến đẳng cấp sản phẩm hay giá trị cảm nhận.
4) Nhóm các DN vừa và nhỏ có định hướng xuất khẩu:
Với nhóm DN này, khả năng đầu tư xây dựng thương hiệu, dự trữ nguyên liệu không cao do giới hạn về nguồn lực. Khi đó, tốt nhất là họ vẫn chỉ chấp nhận phương thức OEM hoặc/và CMT.
5) Nhóm các DN vừa và nhỏ hướng vào thị trường nội địa:
Các DN này cũng có thể làm theo mô hình của các DN quy mô lớn: tạo sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình (ODM) nhắm đến những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, lựa chọn hàng may mặc dễ dãi hơn. Ngoài ra, họ còn có thể trở thành các OEM, CMT của chính các DN may trong nước, những DN thích đảm nhiệm vai trò ODM, OBM hơn.
Cải thiện năng suất và giảm chi phí
Với những dự báo không mấy khả quan về nền kinh tế thế giới trong những năm đến, hành vi của người dân ở các thị trường lớn của ngành may Việt nam như EU, Mỹ và Nhật vẫn có khuynh hướng thắt chặt chi tiêu đối với nhiều mặt hàng trong đó có trang phục. Và vì vậy, một trong những tiêu chuẩn ưa thích trong thời gian tới của những người mua từ các thị trường này vẫn là giá thấp. Trong khi đó, phần lớn thị trường nội địa của các DN may trong vùng cũng thuộc nhóm nhạy cảm với giá.
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ nói riêng vẫn theo đuổi chiến lược giá thấp. Và kết quả phân tích điểm mạnh và điểm yếu ở mục 3.2 cũng cho thấy chiến lược này vẫn phải tiếp tục được theo đuổi bởi nhiều DN may trong vùng. Chiến lược này, trong tương lai gần vẫn phù hợp các DN áp dụng phương thức CMT và OEM, và những DN áp dụng OBM hướng vào thị trường nội địa và các thị trường quốc tế có thu nhập không cao. Vì vậy, cố gắng tiết kiệm chi phí vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp may Việt nam. Tuy nhiên, một trong những nhân tố tác động rất lớn đến chi phí là năng suất lao động. Năng suất lao động và chất lượng lao động vừa tác động đến chi phí, vừa ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Nhìn chung, năng suất của lao động trong ngành may Việt nam nói chúng, ngành may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ nói riêng, không cao. Vì vậy, mặc dù mặt bằng thù lao cho lao động thấp hơn Trung quốc, Ấn độ nhưng sản phẩm may trong vùng cũng như của Việt nam vẫn khó cạnh tranh về giá. Vì vậy, giảm chi phí luôn phải gắn với tăng năng suất.
Hình 3.3: Năng suất trong ngành may của một số nước xuất khẩu hàng may hàng đầu sang thị trường Mỹ so với năng suất chuẩn của thế giới (%)
(Nguồn: O’Route Group Partner, 2011)
Tổ chức tồn kho nguyên phụ liệu hiệu quả
Mục đích của việc tổ chức tồn kho nguyên phụ liệu hiệu quả là nhằm giảm thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình tồn kho (do hư hỏng, mất mát) và giảm thời gian đưa nguyên phụ liệu vào quá trình sản xuất. Một số gợi ý sau có thể giúp đạt được mục tiêu này:
+ Sử dụng trang thiết bị phù hợp để tồn kho nguyên phụ liệu: các cuộn vải nên được để trên các pallet gỗ để tránh hư hỏng trong quá trình tồn kho. Sự đầu tư này rất cần thiết trong bối cảnh miền Trung thường có mùa mưa dài, độ ẩm cao. Bên cạnh đó, cần có các kệ nhiều tầng (chỉ cần bằng các vật liệu re tiền) dùng cho việc lưu trữ các nguyên, phụ liệu nhẹ như các cuộn chỉ, các hộp đựng con suốt chỉ, đựng kim (cho máy may)Tuyệt đối tránh để các nguyên phụ liệu, bán thành phẩm may la liệt trên nền nhà vì như vậy sẽ cản trở việc di chuyển trong chuyền may, có thể gây tai nạn lao động đồng thời có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, kệ nhiều tầng cũng rất hữu ích cho việc để bán thành phẩm, các bộ phận sản phẩm may dở dang.
+ Xác định vị trí đặt để nguyên vật liệu hợp lý: căn cứ vào kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm may, bộ phận kho sẽ phải sắp xếp các loại nguyên, phụ liệu tại các vị trí phù hợp theo nguyên tắc cái gì cần trước thì phải được đặt ở nơi dễ lấy nhất (ngoài cùng/trên cùng nếu xếp chồng lên nhau).
Nhận dạng và giảm thiểu các hoạt động không tạo giá trị gia tăng
Trong các hoạt động của doanh nghiệp may, có những hoạt động tạo giá trị gia tăng một cách trực tiếp (như thiết kế, cung ứng nguyên liệu, cắt, may) hoặc một cách gián tiếp (như đào tạo, xây dựng chiến lược). Để vẫn có thể duy trì lợi thế về chi phí, các doanh nghiệp cần nhận dạng và giảm thiểu các hoạt động không tạo giá trị (theo cảm nhận của khách hàng), bao gồm:
+ Thiết kế sản phẩm theo hướng đơn giản hơn trong sản xuất mà không làm giảm giá trị cảm nhận: ví dụ giảm mũi thêu mà vẫn không ảnh hưởng đến hình thêu trang trí trên hàng may, hay không nhất thiết phải in hình băng ngang qua phần dây kéo trên các áo khoác có mũ vì nó làm phức tạp cho việc sản xuất trong khi khách hàng không cảm nhận rõ ràng giá trị của kiểu in như vậy.
+ Giảm thời gian di chuyển của người thợ trong các hoạt động may: các DN may có thể trang bị các kệ nhiều tầng có bánh xe để nhân viên có thể vận chuyển nguyên phụ liệu đến nơi làm việc và ngược lại, vận chuyển thành phẩm về nơi tập kết nhanh hơn
+ Giảm thời gian thao tác của thợ trong các công đoạn may thông qua việc bố trí dụng cụ gần tầm tay của người thợ; trang bị cho từng nhân viên các hộp nhỏ nhiều ngăn để chứa các vật dụng nhỏ như các ống chỉ nhiều màu, các con suốt có màu chỉ khác nhau, kéo cắt chỉ, dụng cụ tháo chỉ, các loại nút áo) hay các vật nhỏ chuyên dụng để giúp thao tác nhanh hơn chẳng hạn miếng mút để cắm kim gút (thợ có thể cần nhiều lần trong trường hợp cần ghim các nếp gấp tạo dáng cho sản phẩm.
+ Giảm thời gian chờ đợi của thợ do máy hỏng, cung cấp nguyên phụ liệu không kịp
+ Đảm bảo may đúng ngay từ đầu để tránh tình trạng phải chỉnh sửa sản phẩm
2) Đổi mới các phương pháp sản xuất và tổ chức sản xuất hàng may
+ Áp dụng mô hình tổ chức sản xuất tế bào (Cellular Manufacturing Model)
Công nghệ nhóm được khởi xướng từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước dựa trên ý tưởng khai thác sự tương đồng về thuộc tính của các vật. Ứng dụng trong sản xuất, công nghệ nhóm thể hiện ở sự phân chia các thiết bị sản xuất thành các nhóm nhỏ máy móc, mỗi nhóm tương ứng với một tập hợp các kiểu bộ phận cấu thành và vì vậy được gọi là sản xuất tế bào. Dù có nhiều quan điểm hơi khác nhau nhưng nhìn chung mô hình sản xuất tế bào và công nghệ nhóm (Group Technolgy) vẫn thường được coi là tương tự.
Về lí thuyết lẫn thực tế, việc áp dụng mô hình sản xuất này giúp tối thiểu hóa thời gian nhập vật liệu, cải thiện chất lượng, giảm thiểu mức sản phẩm dở dang và mức tồn kho, cải thiện hoạt động giao hàng, nâng cao năng suất.
Việc bố trí máy trong ngành may thường theo dây chuyền. Số máy và số nhân công tùy thuộc vào loại hàng may và đôi khi bị chi phối bởi mức chất lượng được đặt hàng và thời hạn giao hàng. Số lượng nhân công trong một dây chuyền may thường vào khoảng 35-40 người. Ý tưởng của mô hình GT là chia toàn bộ dây chuyền thành một số nhóm/bộ phận bao gồm khoảng 5 đến 10 nhân công. Bất cứ hàng may nào cũng có thân trước và thân sau. Cách tổ chức này hướng đến phân chia các hoạt động may của thân sau sẽ được thực hiện bởi một bộ phận và các hoạt động may thân trước sẽ được thực hiện bởi một bộ phận khác. Các tổ khác sẽ thực hiện việc ráp thân trước với thân sau và hoàn tất việc may. Do quy mô của nhóm nhỏ nên việc truyền thông giữa các thành viên dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng thắt nút cổ chai trong dây chuyền may do dễ điều chỉnh sự phân công công việc. Ngoài ra, người thợ cũng cảm nhận được rõ ràng hơn trách nhiệm của mình đối với chất lượng hàng may và vì vậy, chất lượng được cải tiến hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những DN may có không gian rộng.
+ Áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn LEAN
Hiệu quả ứng dụng LEAN đã được chứng thực ở Cty CP Dệt May 29/3, PHUGATEXkhi nó giúp kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện đơn hàng ở từng công đoạn, từng chuyền may, giảm tồn kho đến mức thấp nhất, tăng năng suất vượt bậcVì vậy, các DN may, đặc biệt là những DN muốn đi theo phương thức OEM quy mô lớn thì nên áp dụng phương pháp sản xuất này. Tuy nhiên, để việc áp dụng thực sự hiệu quả, việc nâng cao thái độ và trình độ của đội ngũ nhân lực trong các DN may là điều kiện tiên quyết.
+ Áp dụng phương pháp sản xuất hàng may hoàn chỉnh trong dệt kim
Mục tiêu giảm thiếu chi phí còn có thể được thực hiện thông qua đổi mới phương pháp sản xuất hàng may. Chẳng hạn, trong việc sản xuất hàng dệt kim phẳng, việc đổi mới phương pháp sản xuất sẽ cho phép giảm thiểu chi phí nhân công, và đặc biệt là hao phí nguyên liệu trong quá trình cắt và may. Hiện nay, phương pháp sản xuất hàng may hoàn chỉnh đang được xem là một phương pháp tiên tiến: bằng việc áp dụng máy móc hiện đại, tất cả các bộ phận của sản phẩm may: các thân, tay, túi và các bộ phận trang trí đều được dệt trực tiếp trên máy. Sợi của toàn bộ sản phẩm đều từ một cọc nên độ đồng nhất về chất lượng cao. Nhờ công nghệ không có đường nối nên sản phẩm hoàn toàn vừa vặn và dễ chịu khi mặc; không có hoạt động cắt nên việc hao hụt nguyên liệu được giảm thiểu; các chi phí sau dệt được tiết kiệm đến mức tối đa.
Sản phẩm hoàn chỉnh
Hình 3.2: Mô hình sản phẩm của phương pháp sản xuất hoàn chỉnh trong dệt kim
Nguồn: Peterson và Ekwall (2007)
3) Đổi mới trang thiết bị và tin học hoá các hoạt động sản xuất
+ Đổi mới trang thiết bị:
Như đã từng trình bày, năng suất của một thiết bị chuyên ngành có thể bằng 5 người lao động. Và như kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy các DN may ở phía Nam và phía Bắc có mức thu nhập trung bình của lao động cao hơn một cách khác biệt so với nhóm các DN may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ nhưng chi phí lao động trung bình lại không cao hơn thực sự. Để tránh quá phụ thuộc vào lao động, mặt khác, có thể tăng thu nhập lao động mà không làm tăng chi phí, yêu cầu tất yếu dẫn đến việc trang bị các thiết bị chuyên dùng. Hiện nay, rất nhiều trang thiết bị của ngành may đã được sản xuất và chào bán trên thị trường bởi nhiều công ty ở các nước sản xuất thiết bị may nổi tiếng như Đức, Nhật, MỹThực tế của nhiều doanh nghiệp may lớn của Việt nam như May 10, hay của trong vùng như Hoà Thọ, 29/3, HBI.. cho thấy việc ứng dụng các máy trải vải tự động (May 10), máy cắt tự động, dàn treo vi tính hoáđã giúp tăng năng suất và tiết kiệm chi phí khá lớn. Mới đây, công ty Fitted Fashion (Mỹ) vừa đưa vào sử dụng máy quét toàn thân 3 chiều để hỗ trợ thiết kế quần Jean hoặc các bộ quần áo sao cho vừa nhất với từng khách hàng
+ Trang bị công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất hàng may
Cùng với sự đổi mới trang thiết bị may, các doanh nghiệp may còn phải áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất của mình. Hiện nay, những giai đoạn được đặc biệt quan tâm xét về mặt ứng dụng tin học hóa và tự động hóa là công đoạn thiết kế, trải vải, cắt. Do công đoạn cắt là một trong những công đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hàng may (vì nếu được thực hiện khoa học và chính xác thì sẽ giúp tiết kiệm vải rất nhiều cho doanh nghiệp) nên nếu doanh nghiệp đảm nhiệm luôn công đoạn cắt thì việc ứng dụng công nghệ thiết kế hỗ trợ bởi vi tính CAD (computerized-aid-design) ngày càng được nhiều doanh nghiệp may công nhận tầm quan trọng. Có nhiều nhà cung cấp phần mềm cho việc giác sơ đồ để cắt nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Lectra (Pháp) và Gerber Technology (Mỹ).
Trong khi đó, hệ thống CAM (Computer Aided Manufacturing - sản xuất nhờ máy tính) gồm máy trải vải tự động và máy cắt tự động được xem là ứng dụng công nghệ cao nhất hiện nay của ngành may công nghiệp. Máy trải và máy cắt là hai thiết bị đầu cuối, có thể liên kết đến tập tin (file của phần mềm giác sơ đồ) để tự động hoàn toàn công tác trải, cắt. Công nghệ này giúp nâng cao năng suất và chất lượng một cách rõ rệt. Thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ này sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh trong trường hợp đơn hàng lớn và giá nhân công tăng. Mới đây, công ty Gerber Technology vừa giới thiệu một phiên bản mởi của phần mềm thiết kế AccuMark (phiên bản mới được đặt tên là AccuMark 8.5) mà có thể giúp cho các nhà thiết kế tạo kiểu, phân size, đánh dấuvà phần mềm này có thể tích hợp với một phần mềm khác của công ty là Yunique PLM (quản lý chu kỳ sống sản phẩm).
+ Trang bị công nghệ thông tin vào việc quản lý trong DN may
Một DN may thường phải đối diện với nhiều vấn đề quản lý như quản lý thông tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị xuất, quản lý các đơn vị gia công và thầu phụ, quản nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thương hiệu. Các vấn đề này tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của DN may và nếu không được thực hiện một cách hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chi phí của DN. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có ý nghĩa rất lớn. Hiện nay, nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa ra nhiều gói giải pháp cho ERP và đây chính là cơ hội cho các DN may trong vùng. Tuy nhiên, các DN phải ý thức được rằng việc ứng dụng luôn đòi hỏi sự đầu tư ban đầu cả về tiền bạc và công sức của nhà quản trị. Tuy nhiên, khi hệ thống phát huy tác dụng thì hiệu quả là rất lớn.
4) Nâng cao trình độ và giữ chân lao động
Trình độ lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và vì vậy ảnh hưởng đến chi phí. Các giải pháp cần được áp dụng bao gồm:
+ Đào tạo các nhà thiết kế ở trong nước và gửi ra nước ngoài để đào tạo nâng cao và thực tập nghề nghiệp. Giải pháp này rất có ý nghĩa với các DN may trong vùng muốn phát triển theo hướng OBM và ODM.
+ Đào tạo kiến thức và kỹ năng quản trị cho các nhà quản trị cấp cao và cấp trung. Giải pháp này rất quan trọng với các DN phát triển theo hướng OEM, OBM và ODM
+ Nâng cao trình độ và kỹ năng Marketing cho đội ngũ quản trị của các DN, đặc biệt là kiến thức về xây dựng thương hiệu đối với các DN phát triển theo hướng OBM.
+ Đào tạo nâng cao kỹ năng tác nghiệp cho công nhân, đào tạo nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng quản lý cho các giám sát chuyền may. Giải pháp này sẽ phát huy tác dụng rất lớn đối với các DN may theo phương thức CMT, OEM.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng nhảy việc vốn rất phổ biến ở các DN may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, các DN may cần phải coi trọng việc xây dựng các chế độ thù lao khuyến khích có tính thúc đẩy, thiết kế môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.
Gia tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm
Đối với các DN may đi theo phương thức ODM và OBM, sản phẩm hoàn chỉnh được bán cho khách hàng thường mang thương hiệu của DN. Do mức sống của người Việt nam và của nhiều thị trường khác ngày càng được nâng cao nên khách hàng khi mua trang phục không chỉ còn quan tâm đến lợi ích cơ bản của sản phẩm may mặc là che thân nữa mà còn quan tâm hơn cả đến việc sử dụng sản phẩm này để thể hiện với những người xung quanh họ là ai. Khi đó, nếu sản phẩm và thương hiệu gợi cho người những cảm xúc nào đó thật sự tích cực thì khách hàng sẽ chấp nhận mua dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng đối với các DN đi theo định hướng thời trang hoá như Tổng Cty CP Dệt May Hoà Thọ Để gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng, các DN có thể xem xét các giải pháp sau:
+ Đầu tư chiều sâu vào thiết kế nhằm đưa ra các mẫu mã độc đáo và thật sự sáng tạo chứ không phải là sự sao chép
+ Chọn lựa nguyên liệu cũng theo tinh thần mỗi trang phục là một tác phẩm nghệ thuật
+ Gia tăng các hoạt động xúc tiến thương hiệu bằng các hoạt động đặc thù như biểu diễn thời trang, tham gia các hội chợ của ngành.
Giảm thời gian thực hiện đơn hàng
Thời gian thực hiện đơn hàng (Lead time) là thời gian cần thiết bắt đầu từ khi nhận đặt hàng của khách hàng cho đến khi khách hàng nhận được sản phẩm. Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết khi ngành may đang có xu hướng phát triển theo hướng thời trang.
Khái niệm thời trang có thể hiểu là sự thay đổi và thành công của các xu hướng ngắn hạn hoặc các phong cách mới nhất của quần áo và thiết kế (Choudrry 2011). Ngành công nghiệp thời trang có một số đặc điểm sau:
- Chu kỳ sống ngắn: sản phẩm thời trang thường có tuổi thọ ngắn, chỉ nổi trội ở một mùa thường khoảng vài tuần đến vài tháng.
- Tính linh hoạt cao: nhu cầu của khách hàng rất hay thay đổi dưới tác động của một số nhân tố như thời tiết hay cách ăn mặc của những nhân vật nổi tiếng, đặc biệt là các ngôi sao điện ảnh.
- Khả năng dự đoán thấp: do nhu cầu rất dễ thay đổi nên việc dự đoán lượng cầu là rất khó.
- Quyết định mua đôi khi có tính bốc đồng rất cao: quyết định mua của khách hàng thường ở tại điểm bán do nhiều yếu tố kích thích.
Với những đặc điểm trên, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng theo hướng thời trang cũng trở thành một xu hướng thay đổi của nhiều nhà bán lẻ. Khái niệm “thời trang nhanh (fast fashion)” được sử dụng ngày càng nhiều, đề cập đến một chiến lược bán lẻ thời trang nhằm thích ứng các loại sản phẩm bán với các xu hướng thời trang mới nhất nhưng với giá cả hợp lí và hệ thống phân phối thuận tiện để nhiều người có thể có được sản phẩm.
Định hướng của ngành dệt may Việt nam là phát triển theo hướng thời trang. Cho dù chỉ hướng đến phục vụ các DN kinh doanh hàng may, các chuỗi bán lẻ hàng may như các nhà sản xuất CMT, OEM, ODM hay hướng đến người tiêu dùng cuối cùng như OBM thì yếu tố thời gian vẫn là nhân tố then chốt cho sự thành công của DN trong cuộc cạnh tranh. Để giảm thời gian thực hiện đơn hàng, các DN may cần:
+ Chủ động chào hàng sớm
+ Thiết lập mô hình tự liên kết giữa các DN may hoặc thông qua vai trò của Hiệp hội may miền Trung để cùng chia sẻ thực hiện đơn hàng
+ Kiểm soát nguồn nguyên, phụ liệu từ khi chào hàng
+ Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất một cách chặt chẽ
Phát triển khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói
Như đã trình bày ở trên, các công ty kinh doanh hàng may hàng đầu ở Mỹ và EU đang có xu hướng ưa thích các nhà cung cấp có thể cung cấp cho họ càng nhiều dịch vụ liên quan đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng này càng nhiều càng tốt. Những nhà sản xuất hàng may có cơ hội được chọn lựa nhiều hơn nếu bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm may có giá cạnh tranh, họ còn có thể cung cấp thông tin về các loại nguyên liệu mới, tham gia vào hoạt động thiết kế, tư vấn các xu hướng thới trang, đảm nhận các hoạt động logistic đầu vào và đầu ra, kiểm soát chất lượng
Giải pháp này thích hợp với các DN có khả năng về vốn lớn vì chắc chắn nhu cầu đầu tư sẽ rất cao. Ngoài ra, giải pháp này cũng phải được thực hiện đồng bộ với giải pháp đào tạo nhân lực trong ngành vì việc thực hiện giải pháp đòi hỏi loại lao động có nhiều chất xám.
Một số giải pháp khác:
* Đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao niềm tin của người mua
Do thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn là EU và Mỹ vốn có quan niệm rõ ràng về thương mại bình đẳng nên đòi hỏi khắt khe về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, với cộng đồng. Người mua thường ở xa và mong muốn giảm thiểu chi phí kiểm soát chất lượng. Kết hợp những yêu cầu này, các doanh nghiệp may sẽ cần phải đạt được các chứng nhận liên quan đến hoạt động sản xuất của mình như chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo trách nhiệm xã hội theo ISO 9000, hay ISO 14000, OSHAS 18000
* Định hướng bảo vệ môi trường trong việc sản xuất sản phẩm
Thị trường Mỹ và EU cũng là hai thị trường thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường của các doanh nghiệp cung cấp hàng may. Vì vậy, để lấy thiện cảm của thị trường tiêu dùng đầu cuối và cũng vì vậy, khả năng đạt được đơn hàng sẽ lớn hơn. Khi tham gia vào các thị trường khó tính này, những vấn đề sau cần được DN lưu ý:
+ Tiêu thụ nước: người ta tính toán được rằng phải mất khoảng 2650 lít nước để làm nên 1 cái áo sơ mi và khoảng 10.000 lít nước để sản xuất một cái quần Jean. Về mặt môi trường, sự tiêu thụ nước như vậy ảnh hưởng khá lớn đến sử dụng nguồn nước một cách bền vững. Vì vậy, một số công ty chẳng hạn như Nike đã có nỗ lực kiểm soát việc sử dụng nước của các nhà cung cấp.
+ Sử dụng hóa chất: trong chuỗi giá trị may, hóa chất được sử dụng ở nhiều khâu như nhuộm (vải, sợi). Việc sử dụng hóa chất nhiều trong khâu này đã là nguyên nhân gây ô nhiềm nghiêm trọng cho không khí và nguồn nước. Vì vậy, nhiều công ty đang hướng đến sử dụng các nguyên liệu có tính tự nhiên, ít gây ô nhiễm môi trường hơn.
+ Rác thải: rác thải từ hoạt động sản xuất hàng may cũng cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Ở đây, rác thải ở nhiều khâu như cắt, mayvà thậm chí cả ở khâu tiêu dùng. Ở Anh, Mark & Spencer đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ chẳng hạn như Oxfarm, đưa ra chính sách chiết khấu cho khách hàng mang đồ cũ đến mua, và những đồ cũ này sẽ được viện trợ cho dân ở các nước nghèo.
Các giải pháp ở tầm vĩ mô
Phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành may trong vùng
Như đã đề cập trong phần phân tích cơ hội và đe doạ đối với các DN may trong vùng nói chung và Việt nam nói riêng, việc ký kết các FTA, TPP hay tham gia chuỗi cung ứng ASEAN (SAFSA)đều liên quan đến xuất xứ của nguyên phụ liệu và vì vậy đòi hỏi rất cao về sự chủ động của các DN đối với yếu tố này.
Đã từ lâu, vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ luôn được đề cập đến bởi bản thân các DN may, bởi các cơ quan quản lý Nhà nước, bởi các Hiệp hội nghềTrên thực tế, một số mô hình cũng đã được triển khai (ITG Phong Phú ở Đà nẵng: dệt-nhuộm-may). Tuy nhiên, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vẫn tiến triển rất chậm. Có nhiều nguyên nhân cho thực trạng này:
+ Việc phát triển một số ngành phụ trợ đòi hỏi vốn rất lớn mà điển hình là nhuộm. Các chuyên gia ước tính rằng nếu muốn đầu tư một nhà máy dệt nhuộm thực sự hiện đại phải mất ít nhất 20 triệu đô la trong khi chỉ cần khoảng 100 nghìn đô la là có thể có một xưởng may. Các ngành sản xuất phụ liệu như chỉ, nút áo, dây khoáthì năng động hơn.
+ In/nhuộm là khâu cực kỳ quan trọng để gia tăng giá trị cho vải cũng như cho sản phẩm may. Nhưng đây cũng là khâu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đó là lý do mà nhiều DN dệt nhuộm ở thành phố Hồ Chí Minh muốn di dời để mở rộng sản xuất nhưng nhiều địa phương không cho phép. Trong khi đó, xét về khâu này, các DN ở Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Ý, Mỹ, Trung Quốclại rất vượt trội. Họ đã cho ra rất nhiều dòng vải với các chất liệu, hoa văn vô cùng đa dạng, phong phú.
+ Nguyên phụ liệu của nước ngoài được nhập khẩu dễ dàng vào Việt nam với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn, đặc biệt là hàng của Trung Quốc. Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước nhìn thấy ngay đây nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt nên thiếu sự quyết tâm.
Để hài hoà giữa mục tiêu phát triển ngành may theo hướng thời trang, tăng tỷ lệ nội địa hoá nhưng đồng thời khai thác tốt lợi thế so sánh và bảo vệ môi trường, Chính phủ và các cơ quan chức năng nên định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ một có có chọn lọc:
Định hướng ngành:
Trong nhóm công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực chỉ may, chỉ thêu, nút áo, dây kéo, các loại nhãn quần áo, các sản phẩm trang trí (ruy băng, ren, cườm) không đòi hỏi công nghệ quá phức tạp, ít gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nên dành ưu tiên phát triển các ngành này. Không nên quá đặt nặng vào việc phải phát triển bằng mọi giá ngành nhuộm khi chi phí kinh tế và chi phí xã hội quá cao.
2) Định hướng địa phương
Sẽ không hiệu quả nếu cả 5 tỉnh của vùng đều đầu tư dàn trải vào ngành công nghiệp phụ trợ mà nên có sự phân công dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của các địa phương cũng như nên có sự đầu tư tập trung nguồn lực để ngành công nghiệp phụ trợ của vùng phải chí ít là cạnh tranh được với đối thủ cạnh tranh nặng ký là Trung Quốc.
Trong 5 tỉnh, mật độ DN may lớn nhất là ở Quảng Nam, Đà nẵng rồi đến Huế. Như đã nói, ngành nhuộm luôn phải đối mặt với thách thức về môi trường. Trong khi đó, thành phố Đà nẵng (và Quảng Nam cũng tương tự) rất cần gìn giữ môi trường biển để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch. Vì vậy, nếu vẫn muốn phát triển dệt nhuộm thì hoặc đặt ở Thừa Thiên Huế, hoặc đặt ở các khu công nghiệp Chu lai và Dung Quất. Các nhóm ngành còn lại có thể phát triển ở Đà nẵng, Quảng Nam và sau đó là Thừa Thiên Huế
Tăng cường chức năng quản lý nhà nước và hỗ trợ DN
+ Bên cạnh các ưu đãi đã được thực hiện trong thời gian qua, các cấp chính quyền tại các địa phương như Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Bình Định (những tỉnh xác định may là ngành kinh tế mũi nhọn) cần cụ thể hoá sự ủng hộ của mình bằng việc quy hoạch không gian cụ thể cho các DN may cùng với các DN công nghiệp phu trợ. Trên thực tế, Bình Định, Thừa Thiên Huế cũng đã thực hiện một phần giải pháp này và cần sự duy trì trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các DN may cũng như các DN công nghiệp phụ trợ rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền về phí thuê đất nhằm giảm chi phí hoạt động.
+ Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chủ trương hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ, các DN may phục vụ xuất khẩu
+ Đào tạo nguồn lực: Sở Lao động Thương Binh và Xã hội ở các địa phương chỉ đạo và hỗ trợ các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường đào tạo nghề trong các địa phương chủ động mở các lớp đào tạo nghề may công nghiệp, có các chính sách về phí và tìm việc làm để thu hút người lao động.
+ Xúc tiến thương mại: Các Sở Công thương của các tỉnh/thành phố trong vùng cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm may trong vùng thông qua nhiều hoạt động: thông qua các chuyến thăm của lãnh đạo địa phương đến các nước nằm trong thị trường mục tiêu của vùng; cùng các DN may quy mô vừa và nhỏ nhưng có uy tín tham gia các hội chợ hàng may quốc tế để tăng độ tin cậy cho khách hàng, hỗ trợ mặt bằng trưng bày sản phẩm...
+ Thông tin thị trường: Các Sở Công thương của các tỉnh/thành phố trong vùng còn có thể phát huy chức năng hỗ trợ DN may của mình thông qua việc chủ động liên hệ với các Thương vụ của các Đại sứ quán Việt nam ở các thị trường tiềm năng của ngành may trong vùng nhằm tìm kiếm các thông tin về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, các đối tác, những người mua lớnđể cung cấp cho các DN may của địa phương mình.
+ Cấp giấy chứng nhận xuất xứ: để tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, Bộ Công Thương cần phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, văn phòng đại diện tại miền Trung trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O và kiểm soát việc cấp giấy chứng nhận này nhằm tránh hiện tượng gian lận cũng như rút ngắn thời gian của thủ tục.
+ Hải quan của các địa phương trong vùng cũng có thể hỗ trợ DN may nhiều hơn trong việc giảm thiểu thời gian thực hiện đơn hàng trong việc giải quyết thủ tục thông quan, kiểm tra độc tố trong vải nhập
+ Bộ Công Thương tiếp tục vận động Quốc hội đưa quy định cấm nhập hàng may đã qua sử dụng vào luật Thương mại để hỗ trợ nhiều hơn cho những DN may có định hướng là thị trường nội địa.
+ Hỗ trợ thành lập trung tâm thiết kế tại vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ theo mô hình cung cấp dịch vụ thiết kế cho các DN. Do thiết kế là hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng vượt trội, kiến thức thời trang phong phúnên đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này tại Việt nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ nói riêng còn thiếu và yếu. Các DN may lớn có thể bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư một trung tâm thiết kế riêng nhưng chưa hẳn hoạt động có hiệu quả. Với các DN may nhỏ muốn đi theo phương thức OBM hướng đến thị trường trong nước thì điều này lại các khó khăn. Vì vậy, một trug tâm thiết kế chung cho vùng có thể là một giải pháp tập trung nguồn nhân lực tinh hoa của lĩnh vực thiết kế hướng đến phục vụ chung cho ngành may trong vùng.
+ Cương quyết chống hàng giả, hàng nhái cũng là cách thức mà các cơ quan quản lý Nhà nước có thể hỗ trợ cho các DN sản xuất hàng may theo phương thức ODM và OBM
Tăng cường hợp tác nội vùng trong phát triển ngành may
Như đã từng trình bày, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN may trong vùng không chỉ được nhìn dưới góc độ của từng DN, từng địa phương mà còn phải trên giác độ toàn vùng. Các địa phương trong vùng nên gạt bỏ tư duy lợi ích cục bộ, tránh quan điểm phải phát triển đồng đều theo kiểu dàn hàng ngang cùng tiến mà nên theo quan điểm phát triển theo kiểu cài răng lược: khai thác lợi thế so sánh và bù đắp cho nhau sự thiếu hụt. Vì vậy, rất cần đến sự hợp tác, liên kết trong lĩnh vực may của vùng. Có hai cấp hợp tác, liên kết có thể được triển khai:
+ Ở cấp độ DN: để thực hiện các đơn hàng tương đối lớn trong thời hạn ngắn, các DN may cần chủ động tìm kiếm và thiết lập trước các mối quan hệ liên kết với nhau theo một số mô hình:
- Một DN may lớn làm trung tâm và một số DN may vừa và nhỏ làm vệ tinh. DN lớn đứng ra nhận các đơn hàng lớn rồi chia sẻ đơn hàng với các DN vệ tinh
- Một số DN may quy mô vừa và nhỏ tham gia liên kết với nhau dựa trên một mối quan hệ đồng đẳng. Các DN này sẽ liên danh để tham gia đấu thầu các đơn hàng và cùng chia sẻ với nhau đơn hàng đó.
Trên thực tế, các mối liên kết thường rất dễ bị phá vỡ khi các thành viên coi trọng mục tiêu và lợi ích cá nhân hơn mục tiêu và lợi ích chung. Vì vậy, điều quan trọng nhất để sự liên kết được bền vững là các DN hay đúng hơn là các nhà quản trị, chủ sở hữu của các DN may cần thay đổi tư duy khi tham gia các liên kết: tôn trọng lơi ích nhóm trên lợi ích cá nhân. Ở cấp DN, sự hợp tác còn có thể thực hiện trong các hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, đào tạo nhân lực, cho các thành viên vay vốn để nhập nguyên liệu, thành lập trung tâm cắt để thuận lợi hơn trong việc đầu tư và khai thác các thiết bị chuyên dùng
Sự liên kết, hợp tác rộng rãi và chính thức nhất chính là qua Hiệp hội Dệt may Miền Trung.
+ Ở cấp địa phương: chính quyền các địa phương trong vùng cần ngồi lại cùng nhau để cùng đưa ra định hướng phát triển đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN may trong vùng so với hai đầu đất nước và xa hơn là so với các nước trong vùng như Campuchia, Thái Lan, IndonesiaỞ cấp này, sự liên kết có thể thực hiện ở các hoạt động:
Quy hoạch không gian cho các ngành công nghiệp phụ trợ như đã nói ở trên
Liên kết mở hội chợ quốc tế cho hàng may và các nguyên phụ liệu may của vùng
Cùng tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng may của các DN trong vùng trên các thị trường nước ngoài
Chống hàng giả, hàng nhái
Như vậy, xuất phát từ những phân tích thiên về định tính các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, một hệ thống giải pháp đã được đề xuất. Và xuất phát từ tầm quan trọng của các nhân tố thuộc DN, các giải pháp từ phía các DN cũng được xem là trọng yếu nhất. Năng lực cạnh tranh luôn hàm ý một sự so sánh và luôn mang tính tương đối. Khi năng lực cạnh tranh của một DN được nâng lên thì đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của đối thủ tham chiếu giảm xuống. Vì vậy, các gợi ý trên chỉ thực sự có ý nghĩa nếu các DN chọn cho mình giải pháp thích hợp và triển khai nó một các linh hoạt.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, sự phát triển về kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ luôn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của khu vực duyên hải miền Trung. Vai trò động lực của vùng vẫn còn duy trì trong cả thời gian tới. Trong sự phát triển đó, ngành may luôn được ghi nhận là giữ vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương trong vùng. Vì lẽ đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may không chỉ là vấn đề được quan tâm bởi bản thân các doanh nghiệp mà còn bởi chính quyền và các cơ quan quản lý của ngành trong vùng.
Với tư cách là một luận án tiến sĩ, đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ” đã được triển khai dựa trên một nền lý luận phong phú và một hệ thống dữ liệu thứ cấp và sơ cấp với phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp với mục tiêu và bối cảnh thực hiện đề tài. Với tất cả các nội dung đã được trình bày ở trên, có thể tổng kết một số vấn đề về luận án như sau:
1. Kết quả đạt được của luận án
So sánh với mục tiêu đã đề ra của luận án, đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau:
+ Tổng hợp được một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về năng lực cạnh tranh, bao gồm các quan điểm nghiên cứu năng lực; nội hàm của khái niệm về năng lực cạnh tranh; chọn lọc mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở cấp doanh nghiệp và một số lý luận cơ bản về hoạt động may mặc.
+ Xuất phát từ sự phân tích các đặc điểm riêng có của ngành may, các quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh cùng với các cân nhắc khi thiết kế một mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh, đề tài đã chọn áp dụng quan điểm nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên phương diện hiệu quả hoạt động (Performance) và đề xuất mô hình lý thuyết để đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may trong một vùng kinh tế đặc thù. Trong hai mô hình này, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng cũng đã được tổng hợp một cách chi tiết.
+ Chọn lọc được một bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may có tính ứng dụng, phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ dựa trên kết quả nghiên cứu sơ bộ ý kiến của các nhà quản trị trong một số doanh nghiệp may điển hình, các cán bộ quản lý Nhà nước trong ngành, một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực may kết hợp với tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng về khả năng thu thập số liệu thực tế.
+ Đưa ra các đánh giá tương đối hệ thống về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng trên nhiều phương diện theo phương pháp tiếp cận: dựa trên dữ liệu đại diện của từng nhóm doanh nghiệp nhưng có tính đến yếu tố cá biệt; chỉ ra sự khác nhau về năng lực cạnh tranh giữa các nhóm doanh nghiệp may với quy mô khác nhau, loại hình kinh tế khác nhau và có đánh giá tham chiếu với các doanh nghiệp cùng đặc điểm trong các vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và Bắc bộ (đây cũng chính là 3 nhân tố gốc ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ). Sự khác biệt đó cũng đã được tiến hành kiểm định một cách đơn giản bằng phân tích ANOVA.
+ Phân tích một cách định tính sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng. Trong đó, vai trò của các nhân tố thuộc doanh nghiệp được ghi nhận là quan trọng nhất.
+ Dựa trên những phân tích về cơ hội, thách thức đối với các DN may trong vùng, điểm mạnh và điểm yếu của các DN may trong vùng và của một số đối thủ cạnh tranh chính, luận án đã dề xuất một số giải pháp có thể áp dụng ở cấp doanh nghiệp lẫn cấp vĩ mô. Quan điểm đưa ra các giải pháp ở cấp vi mô là không có giải pháp chung cho mọi doanh nghiệp mà chỉ là các giải pháp có tính gợi ý và có đưa ra nhiều phương án để các doanh nghiệp, căn cứ và mục tiêu và đặc điểm nguồn lực của mình, có thể lựa chọn áp dụng. Trong các giải pháp được gợi ý, những giải pháp mới, được hình thành theo quan điểm cá nhân của người viết đã được trình bày một cách chi tiết như các giải pháp về đa dạng hoá thị trường và sản phẩm; giải pháp về lựa chọn phương thức sản xuất hàng may phù hợp; phát triển chọn lọc các ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết trong vùng
2. Những điểm mới của đề tài
Trong những kết quả nêu trên, luận án đã đóng góp một số điểm mới trong nghiên cứu, bao gồm:
+ Mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may trong một vùng kinh tế đặc thù, trong đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiềm năng cạnh tranh được triển khai theo chuỗi giá trị may. Và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may của một vùng kinh tế đặc thù được xây dựng trên tinh thần của mô hình Kim cương của Porter, có tính đến các yếu tố riêng có của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may trong một vùng kinh tế đặc thù.
+ Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DN may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ được biến đổi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ: xuất phát từ phạm vi nghiên cứu rộng, số lượng khách thể nghiên cứu nhiều trong khi cấp độ nghiên cứu là doanh nghiệp nên phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu có tính đại diện của nhóm có tính đến yếu tố cá biệt của các doanh nghiệp là phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá cũng đồng thời phát hiện bản chất của sự ảnh hưởng của một số nhân tố có tính cơ bản như quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh tế của doanh nghiệp và đặc biệt là yếu tố vùng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố loại hình doanh nghiệp thường được cho là có ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp may nói riêng nhưng qua kết quả kiểm định đơn giản lại cho thấy rất ít ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hình thành vốn kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Một phát hiện mới của luận án nữa là yếu tố vùng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may quy mô vừa và nhỏ nhiều hơn so với các doanh nghiệp may quy mô lớn do phạm vi hoạt động rộng hơn của các doanh nghiệp may quy mô lớn đã dần xoá nhoà yếu tố phạm vi vùng.
+ Trong khi quan điểm có tính trào lưu hiện nay là các doanh nghiệp may nên chuyển sang phương thức sản xuất hàng may OEM, ODM và thậm chí OBM để đạt được nhiều giá trị gia tăng hơn thì luận án lại đưa giải pháp theo quan điểm riêng: lựa chọn phương thức sản xuất phải tương ứng với chiến lược thị trường mục tiêu và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp may. Bởi vì các phương thức sản xuất hàng may khác nhau hàm ý các hoạt động tạo giá trị gia tăng. Trong khi đó, tuỳ theo thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng đến mà họ sẽ phải làm việc với những kiểu người mua có yêu cầu và mong đợi khác nhau về sản phẩm may cũng như hoạt động tạo giá trị của nhà cung cấp. Vì mỗi phương thức sản xuất đều có yêu cầu riêng về nguồn nhân lực (chuyên gia thiết kế, quản trị cung ứng, Marketing), trang thiết bị chuyên dùng (thiết kế, cắt, may, trang trí và hoàn tất) và vì vậy là về vốn đầu tư (thiết bị, dự trữ nguyên liệu, các hoạt động xây dựng thương hiệu). Vì vậy, sẽ là một cuộc chơi quá sức đối với các doanh nghiệp may hạn chế về nguồn lực nhưng lại muốn theo đuổi các phương thức sản xuất cao hơn.
+ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng được trình bày theo cách nhìn nhận riêng của tác giả: chỉ nên phát triển một cách có chọn lọc theo ngành và theo địa phương trong vùng trên cơ sở vừa đạt được mục tiêu riêng của ngành may là tăng tỷ lệ nội địa hoá, vừa khai thác lợi thế so sánh để đảm bảo mục tiêu hiệu quả của các nhà đầu tư, đồng thời hài hoà lợi ích với các ngành kinh tế khác trong một mục tiêu chung là phát triển bền vững.
3. Các hướng nghiên cứu mới
Ngoài các kết quả nghiên cứu nêu trên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có thể nghiên cứu sâu hơn theo một số hướng sau:
+ Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong vùng tham chiếu với các doanh nghiệp may trong một số nước là đối thủ chính như Campuchia, Trung Quốc, Bangladesh, Srilanka, Thái Lan, Ấn độ
+ Nghiên cứu chéo nhân tố phương thức sản xuất hàng may đối với năng lực cạnh tranh của các nhóm doanh nghiệp may với quy mô khác nhau để xác định liệu nhân tố phương thức sản xuất hàng may có ảnh hưởng thực sự đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may không. Đồng thời việc nghiên cứu chéo sẽ giúp xác định năng lực cạnh tranh của các nhóm doanh nghiệp với quy mô khác nhau sản xuất và kinh doanh theo những phương thức sản xuất hàng may khác nhau. Nói cách khác là xác định, một cách định lượng, doanh nghiệp thuộc loại quy mô nhỏ thì áp dụng phương thức sản xuất nào sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn và tương tự như vậy là doanh nghiệp may quy mô lớn.
+ Nghiên cứu chéo nhân tố phương thức sản xuất hàng may đối với năng lực cạnh tranh của các nhóm doanh nghiệp may trên những thị trường khác nhau. Theo hướng nghiên cứu này, các doanh nghiệp may sẽ được phân nhóm theo phương thức sản xuất hàng may và theo thị trường mục tiêu, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh và kiểm định sự tác động đồng thời của hai nhóm nhân tố này.
Như vậy, luận án đã đạt được những mục tiêu đề ra trong điều kiện nghiên cứu trên một phạm vi rộng và bị giới hạn về khả năng tiếp cận dữ liệu thực tế. Các kết quả nghiên cứu luôn nhắm đến mục tiêu là cơ sở cho các nhà hoạch định xây dựng các chính sách cả về vi mô lẫn vĩ mô nhằm duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ trong thời gian tới.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
màu 20-21,60,64,65,68,69,71,78,81,82,84,85,87,88,90,92,94,99,101,105,121,122,147
ĐEN 1-19,22-59,61-63,66,67,70,72-77,79,80,83,86,89,91,93,95-98,100,102-104,106-120,123-146,148-166