Luận án Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp. gây ra và biện pháp phòng trị

Thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên - Có 8 loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa và hô hấp lợn tại Điện Biên: F. buski, A. suum, T. suis, A. strongylina, Gnathostoma sp., M. elongatus, M. pudendotectus, M. hirudinaceus. Trong đó, có 1 loài giun tròn thuộc giống Gnathostoma hoàn toàn mới về đặc điểm di truyền so với những loài đã công bố trên ngân hàng gen quốc tế. - Lợn bản địa nhiễm sán lá là 2,75%, nhiễm giun tròn 76,87% và nhiễm giun đầu gai 6,88% (qua mổ khám); Qua xét nghiệm phân: nhiễm sán lá 2,56%, giun tròn 75,91% và giun đầu gai 6,62%; - Lợn nhiễm sán lá, giun đầu gai tăng dần theo tuổi, nhiễm giun tròn có xu hướng giảm dần. Lợn nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ nhiễm sán lá, giun tròn và giun đầu gai cao hơn nhiều so với lợn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt; mùa Hè và mùa Thu lợn nhiễm giun, sán cao hơn so với mùa Đông và mùa Xuân. Vùng núi cao lợn nhiễm giun, sán cao hơn các vùng sinh thái khác. Giun phổi và bệnh giun phổi ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên * Kết quả định danh loài giun tròn ký sinh ở phổi lợn Bằng kỹ thuật hình thái học và sinh học phân tử đã xác định được giun tròn ký sinh ở phổi lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên là loài giun M. elongatus và M. pudendotectus. * Đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi lợn - Tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên qua mổ khám là 22,14%, cường độ nhiễm dao động từ 6 - 113 giun/lợn; qua xét nghiệm phân là 20,67%, cường độ nhiễm chủ yếu ở mức dưới 500 trứng/gam phân. - Tỷ lệ lưu hành của loài M. elongatus là 20,55%, hỗn hợp gồm M. elongatus và M. pudendotectus là 1,46%. Không phát hiện thấy lợn nhiễm đơn lẻ loài M. pudendotectus. - Lợn 3 - 6 tháng tuổi nhiễm giun phổi với tỷ lệ và cường độ cao nhất, sau đó giảm dần; Lợn nuôi ở mùa Hè và mùa Thu nhiễm giun phổi là 24,72% và 21,93%, cao hơn so với mùa Đông (15,82%) và mùa Xuân (18,65%); lợn nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ nhiễm giun phổi cao nhất (27,80%) và thấp nhất ở lợn nuôi nhốt (7,18%); Vùng địa hình bằng phẳng có tỷ lệ nhiễm giun phổi thấp hơn ở vùng núi cao. - Xác định được 7 loài giun đất tại Điện Biên. Trong đó, có 2 loài Pontoscolex corethrurus và Pheretima aspergillum là vật chủ trung gian của giun phổi lợn. Tỷ lệ giun đất mang ấu trùng giun phổi là 24,51%, cường độ nhiễm trung bình 10,92 ấu trùng/giun đất. - Nuôi lợn theo phương thức thả rông và bán chăn thả làm tăng nguy cơ nhiễm giun phổi từ 1,50 đến 3,87 lần so với lợn được nuôi nhốt hoàn toàn.

doc140 trang | Chia sẻ: huydang97 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhiễm giun, sán đường tiêu hóa và hô hấp ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên, đặc điểm bệnh do giun phổi Metastrongylus spp. gây ra và biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phế quản. Gan màu vàng nhạt. 198 4 65 Bề mặt phổi có các điểm xuất huyết, lòng khí quản có ít dịch nhày, màu vàng và bọt khí, có nhiều giun Metastrongylus spp. ở phế quản. Gan hơi vàng. 126 5 65 Bề mặt phổi có một số điểm xuất huyết nhẹ, có nhiều giun Metastrongylus spp. ở phế quản. Gan có biểu hiện không rõ ràng. 89 ĐC (5 lợn) 66 Không có tổn thương 0 Kết quả bảng 3.26 cho thấy: Mổ khám cả 5 lợn gây nhiễm đều thấy có giun phổi ký sinh ở hai bên chi nhánh khí quản, số lượng giun phổi Metastrongylus spp. ký sinh ở lợn thí nghiệm biến động từ 89 đến 357 giun phổi/lợn. Như vậy, lợn gây nhiễm với số ấu trùng khác nhau thì số lượng giun ở mỗi lợn là khác nhau và tổn thương đại thể cũng thể hiện ở mức độ khác nhau. Tổn thương đại thể chủ yếu ở lợn mắc bệnh giun phổi là bề mặt phổi có nhiều đốm trắng, bề mặt phổi mất trơn láng, nhất là vùng rìa và thùy dưới phổi; có vùng phổi bị gan hóa, sung huyết, xuất huyết; hạch lâm ba phổi sưng, lòng khí quản có chứa niêm dịch, gan màu vàng, sưng và cứng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [15], Phan Địch Lân và cs. (2005) [18]: lợn mắc bệnh giun phổi khi kiểm tra thấy các phế nang có hiện tượng viêm, bề mặt phổi có nhiều đốm trắng, nhất là rìa phổi, có nhiều giun trong khí quản nhỏ, nhiều thùy phổi trở nên cứng và dai do mất cấu tạo xốp, niêm dịch và chất thẩm xuất tạo thành một chất quánh có màu vàng sẫm. Cơ tim nhão, xoang bao tim có nước, cơ tim nhão, dạ dày và ruột trống không. Kết quả nghiên cứu các biến đổi bệnh lý đại thể ở lợn bản địa gây nhiễm giun phổi tại tỉnh Điện Biên có một số đặc điểm tương tự với nhận xét của các tác giả trên. Mổ khám 5 lợn bản địa ở lô đối chứng, không lợn nào có giun phổi ký sinh và không có tổn thương ở phổi và các cơ quan khác. Để xác định mức độ tổn thương bệnh lý ở mức tế bào, chúng tôi đã thu thập mẫu bệnh phẩm là các mẫu phổi, gan, tim, khí quản, phế quản và ruột non của lợn gây nhiễm giun phổi Metastrongylus spp.. Tiêu bản tổ chức học được thực hiện theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin, quan sát các biến đổi vi thể dưới kính hiển vi quang học. Kết quả được trình bày ở bảng 3.27 và hình 3.30. Bảng 3.27. Tổn thương vi thể của lợn mắc bệnh giun phổi do gây nhiễm Số tiêu bản có tổn thương vi thể Kết quả theo dõi Tổn thương vi thể chủ yếu Số tiêu bản Tỷ lệ (%) 15 tiêu bản phổi Nhu mô phổi sung huyết, xuất huyết. 15 100 Phế nang rách, giãn rộng, ứ dịch viêm. 13 86,67 Lòng phế nang tăng tiết dịch, xâm nhập tế bào viêm. 12 80,00 Lát cắt phế quản có giun phổi. 10 66,67 Lympho bào xâm nhập mô phổi tạo thành các nang lympho. 8 53,33 Thâm nhiễm tế bào viêm (chủ yếu là bạch cầu ái toan) ở lớp biểu mô lót phế nang. 5 33,33 15 tiêu bản gan Nhu mô gan bị phá hủy, tăng sinh, tái tạo các tiểu thùy. 9 60,00 Tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu ái toan thâm nhiễm tổ chức gan. 7 46,67 15 tiêu bản cơ tim Màng tim phù, xuất huyết. 6 40,00 Tim xuất huyết, cơ tim giãn, thoái hóa, các sợi cơ, bó cơ phì đại, tách xa nhau. 5 33,33 15 tiêu bản khí quản Khí quản có nhiều tế bào viêm thâm nhiễm. 4 26,67 Trứng giun phổi nằm trong tổ chức liên kết giữa các tấm sụn khí quản. 3 20,00 15 tiêu bản phế quản Thâm nhiễm tế bào viêm mạn tính ở phế quản. 5 33,33 15 tiêu bản ruột non Ruột non có ổ hoại tử. 5 33,33 Mô ruột xâm nhập nhiều tế bào viêm, chủ yếu lympho bào và bạch cầu ái toan. 3 20,00 Niêm mạc ruột thoái hóa, long tróc, xâm nhập nhiều tế bào viêm. 3 20,00 Kết quả nghiên cứu tổn thương vi thể ở bảng 3.27 cho thấy: - Tổn thương vi thể ở phổi: có 100% số tiêu bản có biểu hiện sung huyết, xuất huyết; 86,67% số tiêu bản phế nang rách, giãn rộng, ứ dịch viêm; có 80% số tiêu bản có biểu hiện lòng phế nang tăng tiết dịch, xâm nhập tế bào viêm; tỷ lệ tiêu bản lát cắt phế quản có giun phổi là 66,67%; số tiêu bản có lympho bào xâm nhập mô phổi tạo thành các nang lympho chiếm 53,33%; số tiêu bản thâm nhiễm tế bào viêm (chủ yếu là bạch cầu ái toan) ở lớp biểu mô lót phế nang chiếm 33,33%. - Tổn thương ở gan: số tiêu bản gan có biểu hiện nhu mô gan bị phá hủy, tăng sinh, tái tạo các tiểu thùy chiếm 60%; 46,67% số tiêu bản có tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu ái toan thâm nhiễm tổ chức gan. Trong quá trình di hành, ấu trùng giun phổi gây tổn thương niêm mạc ruột, phá hoại thành mạch, hạch lâm ba, hệ mao mạch và tổ chức phổi. Lòng phế nang tăng cường tiết dịch, có hiện tượng xâm nhập tế bào viêm, mô phổi sung huyết, xuất huyết, phế quản bị giãn, nhiều phế nang phổi bị rách, có sự tăng sinh các tế bào lympho, đại thực bào, nhất là bạch cầu ái toan. Ngoài ra, quan sát tiêu bản vi thể dưới kính hiển vi còn có hình ảnh lát cắt ngang giun phổi lợn trong lòng phế quản. Để hoàn thành vòng đời của mình, ấu trùng giun phổi khi vào cơ thể lợn di hành và làm tổn thương các cơ quan mà chúng đi qua. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [14], khi lợn ăn phải giun đất có chứa ấu trùng gây nhiễm hoặc ăn phải ấu trùng gây nhiễm ở môi trường bên ngoài, ấu trùng qua niêm mạc ruột rồi vào hạch lâm ba, màng treo ruột, theo máu về phổi, chui qua mạch máu phổi vào phế bào, rồi về chi nhánh khí quản ký sinh, qua 2 lần lột xác phát triển thành giun trưởng thành. Giun phổi Metastrongylus spp. ký sinh trong khí quản phổi làm phá hủy mô kẽ và gây tắc nghẽn phổi (Alcaide và cs., 2005) [37]. Về mặt mô học, tổ chức phổi của lợn nhiễm giun tròn Metastrongylus trở nên cứng, rắn chắc và có màu xám hoặc trắng, khí thũng ở phổi, phổi phù và xuất huyết, tế bào phổi bị xơ hóa, chức năng phổi bị suy giảm, hạch phổi sưng to; bạch cầu ái toan tăng (Patra và cs., 2013 [106], Lechner và cs., 2016) [85]. Roesel (2018) [110] cho biết: ấu trùng di hành gây tổn thương ruột, phá hoại thành mạch, hạch lâm ba, hệ mao mạch và tổ chức phổi; đồng thời mang vi khuẩn vào những nơi đó, gây viêm thứ phát. Kết quả nghiên cứu các biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn bản địa gây nhiễm giun phổi tại tỉnh Điện Biên có một số đặc điểm tương tự với nhận xét của các tác giả trên. 3.2.5.2. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun phổi trên lợn nhiễm tự nhiên ngoài thực địa * Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun phổi tự nhiên ngoài thực địa Để xác định tỷ lệ lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh giun phổi tại các địa phương, chúng tôi đã quan sát và ghi chép những triệu chứng lâm sàng ở những lợn chỉ nhiễm giun phổi Metastrongylus spp. trên thực địa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.28. Bảng 3.28. Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun phổi ở các địa phương Số lợn nhiễm (con) Số lợn có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) Kết quả theo dõi Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số lợn (con) Tỷ lệ (%) 126 31 24,60 - Sốt 41 - 42oC 23 74,19 - Ăn ít hoặc bỏ ăn 29 93,55 - Ho nhiều, khó thở, ủ rũ 31 100 - Da khô, lông xù. 28 90,32 - Gầy, còi cọc, tăng trọng kém, phát dục chậm. 31 100 Bảng 3.28 cho thấy: Quan sát 126 lợn chỉ nhiễm giun phổi, không nhiễm các loài giun, sán khác thấy 31 lợn có biểu hiện triệu chứng, chiếm tỷ lệ 24,60%. Trong đó, số lợn gầy, còi cọc, tốc độ tăng trọng kém, phát dục chậm, ho nhiều, khó thở, ủ rũ chiếm tỷ lệ 100% số lợn có biểu hiện triệu chứng. Số lợn ăn ít hoặc bỏ ăn chiếm tỷ lệ 93,55%. Số lợn có biểu hiện da khô, lông xù chiếm 90,32%. Số lợn sốt cao 41 - 42oC chiếm 74,19%. Như vậy, lợn tại các địa phương của tỉnh Điện Biên bị bệnh giun phổi cũng có những triệu chứng lâm sàng tương tự như triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun phổi do gây nhiễm. Nguyễn Hữu Hưng (2010) [11] cho biết: ở giai đoạn đầu, lợn nhiễm giun phổi vẫn ăn bình thường, sau đó ăn ít hoặc bỏ ăn, suy dinh dưỡng. Con vật ho khan, thường vào sáng sớm hoặc chiều tối, lợn khó thở, nhịp thở ngắn, thở gấp, chảy nhiều nước mũi, con vật hay nằm. Tình trạng kéo dài nhiều ngày, lợn gầy còm, suy yếu dần và chết. Kết quả nghiên cứu về biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun phổi ở các địa phương của tỉnh Điện Biên của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên. * Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi ở các địa phương. Mổ khám 1.163 lợn nuôi tại các nông hộ ở tỉnh Điện Biên, quan sát 98 lợn chỉ nhiễm giun phổi. Kết quả quan sát tổn thương đại thể của lợn nhiễm giun phổi được trình bày ở bảng 3.29. Bảng 3.29. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh giun phổi ở các địa phương Số lợn mổ khám chỉ nhiễm giun phổi (con) Số lợn có tổn thương (con) Tỷ lệ (%) Kết quả theo dõi Tổn thương đại thể chủ yếu Số lợn (con) Tỷ lệ (%) 98 23 23,47 * Ở phổi - Bề mặt phổi có đốm trắng, nhất là vùng rìa và thùy dưới phổi. 23 100,0 - Phổi sung huyết, xuất huyết 20 86,96 - Phổi bị khí thũng 10 43,48 - Phổi bị gan hóa. 7 30,43 - Trong lòng khí quản có chứa niêm dịch màu vàng sẫm, nhớt. 6 26,09 * Ở các cơ quan khác - Gan hơi sưng, xuất hiện các đốm trắng, trên bề mặt có các điểm xuất huyết 6 26,09 - Màng bao tim viêm, tích nước, cơ tim nhão 4 17,39 Qua bảng 3.29. chúng tôi nhận thấy: Trong 98 lợn chỉ nhiễm giun phổi, có 23 lợn có tổn thương đại thể, chiếm tỷ lệ 23,47%. Các tổn thương đại thể tập trung chủ yếu ở các cơ quan như phổi, gan và tim lợn. Ở phổi: 100% số lợn có bề mặt phổi xuất hiện nhiều đốm trắng nhất là vùng rìa và thùy dưới phổi; 86,96% số lợn có phổi sung huyết, xuất huyết; 43,48% số lợn có phổi bị khí thũng; 30,43% số lợn có phổi bị gan hóa và 26,09% số lợn có lòng khí quản chứa niêm dịch màu vàng sẫm, nhớt. Quan sát trên lợn nhiễm giun phổi ở các địa phương, chúng tôi còn thấy gan của một số lợn có hiện tượng hơi sưng, xuất hiện các đốm trắng, trên bề mặt có các điểm xuất huyết (26,09%) và màng bao tim viêm, tích nước, cơ tim nhão (17,39%). Những tổn thương trên là do quá trình di hành của giun phổi ở giai đoạn ấu trùng gây nên. Như vậy, tổn thương đại thể ở lợn bị bệnh giun phổi tại các huyện của tỉnh Điện Biên cũng tương tự như tổn thương đại thể ở lợn bị bệnh giun phổi do gây nhiễm. Tuy nhiên, mức độ tổn thương ở lợn gây nhiễm quan sát được rõ ràng hơn so với lợn nhiễm ngoài thực địa. 3.2.6. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh giun phổi cho lợn bản địa 3.2.6.1. Xác định hiệu lực và an toàn của thuốc tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm Để có cơ sở khoa học cho việc dùng thuốc có hiệu quả, chúng tôi đã thử nghiệm 3 loại thuốc hiện đang sử dụng phổ biến trên thị trường là ivermectin, tetramisol và fenbendazol để tẩy giun phổi cho lợn thí nghiệm. Bảng 3.30. Thử nghiệm hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi trên lợn gây nhiễm Tên thuốc và liều lượng TT lợn Trước tẩy Sau khi tẩy Phản ứng sau dùng thuốc 10 ngày 15 ngày Mổ khám ngày thứ 16 (số giun/lợn) Ivermectin (0,3 mg/kgTT) 1 + - - - Không 2 + - - - Không 3 + - - - Không Tetramisol (15 mg/kg TT) 1 + - - - Không 2 + - - - Không 3 + - - - Không Fenbendazol (5 mg/kg TT) 1 + - - - Không 2 + - - - Không 3 + - - - Không Đối chứng (Không dùng thuốc) 1 + + + 137 2 + + + 113 3 + + + 128 Ghi chú: (+): có trứng giun phổi trong phân; (-): không có trứng giun phổi trong phân. Kết quả bảng 3.30 cho thấy: Sử dụng thuốc ivermectin liều 0,3 mg/kg TT (tiêm dưới da), tetramisol liều 15 mg/kg TT (trộn thức ăn) và fenbendazol liều 5 mg/kg TT (trộn thức ăn) để tẩy giun phổi cho lợn thí nghiệm. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm lại phân ở các ngày 10 và 15, thấy tất cả số lợn thí nghiệm đều sạch trứng giun phổi. Mổ khám 9/9 lợn thí nghiệm, thấy cả 9 lợn đều không có giun phổi ký sinh sau 16 ngày dùng thuốc tẩy. Đồng thời, cả 9 lợn thí nghiệm đều không có biểu hiện bất thường nào sau khi dùng thuốc. Lô đối chứng không sử dụng thuốc tẩy, kết quả xét nghiệm phân sau 15 ngày theo dõi thấy cả 3 lợn vẫn có trứng giun phổi trong phân, mổ khám thấy 3 lợn đều có giun phổi ký sinh ở chi nhánh khí quản, cường độ nhiễm dao động từ 113 đến 137 giun/lợn. Từ kết quả ở bảng 3.30, chúng tôi nhận thấy, thuốc ivermectin liều 0,3 mg/kg TT, tetramisol liều 15 mg/kg TT và fenbendazol liều 5 mg/kg TT đều có hiệu lực tẩy giun phổi cao và an toàn đối với lợn. Tuy nhiên, thử nghiệm này mới chỉ được tiến hành với số lượng ít lợn gây nhiễm. Vì vậy, để có kết luận về hiệu lực và độ an toàn của thuốc, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm các thuốc trên với liều lượng không thay đổi và với số lượng lợn nhiều hơn ngoài thực địa. 3.2.6.2. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi trên diện hẹp ngoài thực địa Chúng tôi đã thử nghiệm hiệu lực tẩy của ivermectin, tetramisol và fenbendazol cho 75 lợn nhiễm giun phổi ngoài thực địa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.31. Bảng 3.31. Hiệu lực của thuốc tẩy giun phổi cho lợn trên diện hẹp ngoài thực địa Tên thuốc và liều lượng Số lợn trước dùng thuốc (con) Số lợn sạch trứng sau dùng thuốc 15 ngày (con) Tỷ lệ sạch trứng (%) Tỷ lệ an toàn (%) Ivermectin (0,3 mg/kgTT) 25 24 96,00 100 Tetramisol (15 mg/kg TT) 25 25 100 100 Fenbendazol (5 mg/kg TT) 25 23 92,00 100 Kết quả bảng 3.31 cho thấy: Cả ba loại thuốc ivermectin, tetramisol và fenbendazol đều có tác dụng tẩy giun phổi tốt (hiệu lực cao và an toàn), trong đó thuốc tetramisol liều 15mg/kg TT là thuốc có hiệu lực tẩy cao nhất (100%), thấp hơn là ivermectin liều 0,3 mg/kg TT (96,0%) và fenbendazol liều 5 mg/kg TT (92,0%). Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế ở các địa phương mà người chăn nuôi có thể lựa chọn thuốc đặc hiệu để tẩy giun phổi cho lợn. Nếu có thể, nên sử dụng thuốc tetramisol liều 15 mg/kg TT tẩy giun phổi cho lợn để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Ferguson (1987) đã sử dụng thuốc ivermectin với liều 0,3 mg/kg TT tiêm dưới da để tẩy giun phổi cho lợn, hiệu quả tẩy đạt 97,8 - 100%, thuốc an toàn và không có phản ứng phụ (dẫn theo Nguyễn Hữu Hưng, 1997) [10]. Kết quả nghiên cứu của Stewart và cs. (1981) [120] cho thấy, dùng fenbendazol liều 5 mg/kg TT điều trị cho lợn nhiễm giun phổi cho hiệu quả tẩy sạch lên đến 99,9%. Như vậy, hiệu lực tẩy giun phổi cho lợn bản địa của thuốc ivermectin và fenbendazol trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. 3.2.6.3. Sử dụng thuốc có hiệu lực tẩy giun phổi cho lợn tại các địa phương của tỉnh Điện Biên Từ kết quả ở bảng 3.30 và 3.31, chúng tôi thấy tetramisol là thuốc có hiệu lực cao nhất và an toàn trong điều trị bệnh giun phổi ở lợn. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn thuốc này để tẩy cho những đàn lợn nhiễm giun phổi của tỉnh Điện Biên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.32. Bảng 3.32. Hiệu lực của thuốc tetramisol cho lợn nhiễm giun phổi tại Điện Biên Huyện Số lợn được tẩy (con) Hiệu lực tẩy sau 15 ngày Số lợn sạch trứng (con) Hiệu lực tẩy (%) Mường Chà 48 47 97,92 Điện Biên 41 38 92,68 Điện Biên Đông 35 33 94,29 Mường Ảng 29 27 93,10 Mường Nhé 40 39 97,50 Tính chung 193 184 95,34 Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy: Khi sử dụng thuốc tetramisol liều 15 mg/kg TT (trộn thức ăn) để tẩy giun phổi cho 193 lợn, sau khi tẩy 15 ngày, xét nghiệm thấy có 184 lợn sạch trứng, chỉ còn 9/193 lợn (4,66 %) có trứng giun phổi trong phân nhưng với số lượng trứng/lần thải phân đã giảm rất nhiều. Như vậy, thuốc tetramisol cho hiệu lực tẩy sạch đạt tỷ lệ 95,34%. Các tác giả Teuscher và cs. (1968) [128], Phạm Văn Chức và cs (1986) [2] đều cho rằng, sử dụng tetramisole với liều 15 mg/kg thể trọng, có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh giun phổi ở lợn. Tetramisol dùng trộn lẫn thức ăn hoặc tiêm dưới da đều có hiệu quả tẩy giun phổi cho lợn. Thực tế cho thấy, tetramisol không những có tác dụng tẩy giun phổi mà còn tẩy được nhiều loại giun tròn khác, hiệu lực tẩy cao và an toàn, có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, góp phần bảo vệ sức khỏe đàn lợn. 3.2.7. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun phổi cho lợn Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh giun phổi cho lợn như sau: 1. Tẩy giun phổi cho lợn Ba loại thuốc: ivermectin liều 0,3 mg/kgTT, tetramisol liều 15 mg/kg TT, fenbendazol liều 5 mg/kg TT đều cho kết quả tẩy giun phổi tốt. Tùy từng địa phương, từng điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn một trong những loại thuốc đó để tẩy giun phổi cho lợn. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc tetramisol để có hiệu quả tẩy giun phổi tốt nhất. Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương mà có thể chọn thời điểm tẩy cho phù hợp. - Đối với lợn nuôi tại các nông hộ ở vùng núi cao hoặc bán sơn địa, lợn được nuôi thả rông, ăn thức ăn tận dụng, thời gian nuôi kéo dài (1 - 2 năm) thì định kỳ tẩy giun phổi cho lợn vào thời điểm: + Đối với lợn con: tẩy giun phổi lần đầu ở thời điểm 2,5 - 3 tháng tuổi. + Đối với lợn sau cai sữa: tẩy giun phổi lần hai ở thời điểm 5 - 6 tháng tuổi. + Đối với lợn 6 - 12 tháng: tẩy giun phổi lần ba ở thời điểm 9 - 10 tháng tuổi. + Đối với lợn nái: định kỳ 4 tháng tẩy 1 lần (3 lần/năm). - Đối với lợn được nuôi tại các nông hộ ở các thị trấn, thành phố: lợn được nuôi nhốt, thức ăn tổng hợp hoặc thức ăn tận dụng được nấu chín, thời gian nuôi ngắn (7 - 10 tháng) thì định kỳ tẩy giun phổi cho lợn vào thời điểm sau: + Đối với lợn con: tẩy giun phổi lần đầu ở thời điểm 2,5 - 3 tháng tuổi. + Đối với lợn sau cai sữa: tẩy giun phổi lần hai ở thời điểm 6 tháng tuổi. + Đối với lợn nái: định kỳ 5 - 6 tháng tẩy 1 lần (2 lần/năm). - Chú ý tẩy giun phổi cho lợn vào mùa Hè và mùa Thu. Sau khi dùng thuốc tẩy giun phải nhốt lợn trong chuồng trong 2 - 3 ngày để lợn thải phân tại chuồng, tiện cho việc thu gom phân ủ để diệt trứng giun, tránh mầm bệnh vương vãi ra môi trường và bãi chăn thả. 2. Xử lý phân để tiêu diệt mầm bệnh Chuồng nuôi phải có hố chứa phân và được thu gom hàng ngày, sau khi thu gom, phân được ủ yếm khí hoặc hiếu khí để diệt trứng giun, sán trước khi đem đi sử dụng cho trồng trọt, tuyệt đối không sử dụng phân chưa được xử lý để bón cho cây trồng, tránh làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. 3. Xây dựng và vệ sinh chuồng nuôi Xây dựng chuồng nuôi ở nơi cao ráo, nền chuồng lát gạch hoặc láng xi măng để hạn chế lợn tiếp xúc với vật chủ trung gian. Thường xuyên quét dọn chuồng trại, thu gom và ủ phân để diệt trứng giun phổi. Không nuôi lợn trong chuồng nền đất và nền ốp tre, gỗ. 4. Quản lý lợn Lợn phải được nuôi nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông hoặc bán chăn thả để hạn chế lợn tiếp xúc với vật chủ trung gian mang ấu trùng giun phổi có sức gây bệnh. 5. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng lợn. Tùy điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi để đầu tư hợp lý cho chăn nuôi lợn. Cung cấp thức ăn, nước uống sạch sẽ, cho lợn ăn đủ về lượng và chất để nâng cao sức đề kháng với bệnh nói chung và bệnh giun phổi nói riêng. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kết luận như sau: 1.1. Thành phần loài và đặc điểm nhiễm giun, sán ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên - Có 8 loài giun, sán ký sinh ở đường tiêu hóa và hô hấp lợn tại Điện Biên: F. buski, A. suum, T. suis, A. strongylina, Gnathostoma sp., M. elongatus, M. pudendotectus, M. hirudinaceus. Trong đó, có 1 loài giun tròn thuộc giống Gnathostoma hoàn toàn mới về đặc điểm di truyền so với những loài đã công bố trên ngân hàng gen quốc tế. - Lợn bản địa nhiễm sán lá là 2,75%, nhiễm giun tròn 76,87% và nhiễm giun đầu gai 6,88% (qua mổ khám); Qua xét nghiệm phân: nhiễm sán lá 2,56%, giun tròn 75,91% và giun đầu gai 6,62%; - Lợn nhiễm sán lá, giun đầu gai tăng dần theo tuổi, nhiễm giun tròn có xu hướng giảm dần. Lợn nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ nhiễm sán lá, giun tròn và giun đầu gai cao hơn nhiều so với lợn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt; mùa Hè và mùa Thu lợn nhiễm giun, sán cao hơn so với mùa Đông và mùa Xuân. Vùng núi cao lợn nhiễm giun, sán cao hơn các vùng sinh thái khác. 1.2. Giun phổi và bệnh giun phổi ở lợn bản địa tỉnh Điện Biên * Kết quả định danh loài giun tròn ký sinh ở phổi lợn Bằng kỹ thuật hình thái học và sinh học phân tử đã xác định được giun tròn ký sinh ở phổi lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên là loài giun M. elongatus và M. pudendotectus. * Đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi lợn - Tỷ lệ nhiễm giun phổi ở lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên qua mổ khám là 22,14%, cường độ nhiễm dao động từ 6 - 113 giun/lợn; qua xét nghiệm phân là 20,67%, cường độ nhiễm chủ yếu ở mức dưới 500 trứng/gam phân. - Tỷ lệ lưu hành của loài M. elongatus là 20,55%, hỗn hợp gồm M. elongatus và M. pudendotectus là 1,46%. Không phát hiện thấy lợn nhiễm đơn lẻ loài M. pudendotectus. - Lợn 3 - 6 tháng tuổi nhiễm giun phổi với tỷ lệ và cường độ cao nhất, sau đó giảm dần; Lợn nuôi ở mùa Hè và mùa Thu nhiễm giun phổi là 24,72% và 21,93%, cao hơn so với mùa Đông (15,82%) và mùa Xuân (18,65%); lợn nuôi theo phương thức thả rông có tỷ lệ nhiễm giun phổi cao nhất (27,80%) và thấp nhất ở lợn nuôi nhốt (7,18%); Vùng địa hình bằng phẳng có tỷ lệ nhiễm giun phổi thấp hơn ở vùng núi cao. - Xác định được 7 loài giun đất tại Điện Biên. Trong đó, có 2 loài Pontoscolex corethrurus và Pheretima aspergillum là vật chủ trung gian của giun phổi lợn. Tỷ lệ giun đất mang ấu trùng giun phổi là 24,51%, cường độ nhiễm trung bình 10,92 ấu trùng/giun đất. - Nuôi lợn theo phương thức thả rông và bán chăn thả làm tăng nguy cơ nhiễm giun phổi từ 1,50 đến 3,87 lần so với lợn được nuôi nhốt hoàn toàn. * Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun phổi trên lợn bản địa - Thời gian hoàn thành vòng đời của giun phổi trên lợn gây nhiễm là 31 - 36 ngày. - Lợn nhiễm giun phổi có triệu chứng gầy còm, da khô, ho khan và ho kéo dài; tốc độ tăng trọng giảm 30% so với lợn không mắc bệnh. - Tổn thương đại thể của lợn nhiễm giun Metastrongylus spp. chủ yếu ở phổi, với biểu hiện cứng, rắn chắc và có màu xám hoặc trắng; phổi bị khí thũng, lòng phế nang tăng cường tiết dịch; gan sưng, hơi cứng và có màu vàng. Tổn thương vi thể chủ yếu là quá trình xâm nhập tế bào viêm, mô phổi sung huyết, phế quản giãn, nhiều phế nang phổi bị rách cùng với sự tăng sinh của các tế bào lym phô, đại thực bào, nhất là bạch cầu ái toan, cơ tim phì đại, xuất huyết. - Lợn nhiễm giun phổi có số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là tăng bạch cầu hạt so với lợn đối chứng. * Biện pháp phòng chống bệnh giun phổi Thuốc ivermectin liều 0,3 mg/kg TT, tetramisol liều 15 mg/kg TT, fenbendazol liều 5 mg/kg TT đều cho hiệu quả tẩy giun phổi lợn cao và an toàn. Trong đó, tetramisol có hiệu quả tẩy giun phổi tốt nhất. * Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh giun phổi cho đàn lợn bản địa Biện pháp tổng hợp phòng, chống bệnh giun phổi cho lợn bản địa gồm 5 biện pháp chính. 2. Đề nghị Cho phép áp dụng biện pháp tổng hợp phòng chống bệnh giun phổi cho lợn tại tỉnh Điện Biên và các tỉnh miền núi khác. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Tuyen N. V., Lan N. T. K., Doanh P. N (2019), “Morphological and molecular characteristics of adult worms of Gnathostoma Owen, 1836 (Nematoda) collected from domestic pigs in Dien Bien Province, northern Vietnam”, Folia Parasitologica, 66:010. Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Kim Lan (2019), “Tình hình nhiễm sán lá ruột F. buski trên đàn lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXVI, số 7, tr. 74 - 79. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Ngân (2020), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun phổi trên lợn bản địa tại huyện Điện Biên Đông và Mường Ảng, tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXVII, số 5, tr. 66 - 73. Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân (2020), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun phổi trên lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXVII, số 7, tr. 59 - 66. Tuyen N. V., Lan N. T. K., Doanh P. N (2021), Molecular phylogenetic relationships of Metastrongylus nematodes with emphasis on specimens from domestic pigs in Vietnam, Journal of Helminthology, 95, e52, 1 - 6. Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Diệu Thùy (2021), Tình hình nhiễm giun đầu gai Macracanthorhynchus hirudinaceus Pallas, 1781 ở lợn bản địa nuôi tại tỉnh Điện Biên, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XXVIII số 6, tr. 67 - 74. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt Thái Trần Bái (1983), Giun đất Việt Nam (Hệ thống học, khu hệ, phân bố và địa lý động vật), Luận án Tiến sĩ khoa học, Đại học M. V. Lomonosov, Nga. (bản dịch tiếng Việt). Phạm Văn Chức, Vũ Công Minh (1986), “Kết quả nghiên cứu bệnh giun phổi lợn”, Kết quả hoạt động khoa học Kỹ thuật Thú y 1975 - 1985. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học Thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. La Văn Công (2016), Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn và biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Nxb Đại học Nông nghiệp. La Văn Công, Đặng Thị Mai Lan, Nguyễn Thùy Dương (2020), “Tình hình nhiễm giun đầu gai Macracanthorhynchus hirudinaceus ở lợn tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 27 (7) : 53 - 58. Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Lực, Nguyễn Thị Minh (2017), Động vật chí Việt Nam (Giun tròn ký sinh bộ Trichocephalida, Rhabditida và Strongylida), Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tập 31, tr. 28 - 40. Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Huế, Phạm Diệu Thùy (2019), “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại một số địa phương tỉnh Bắc Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc, tr. 63 - 67. Nguyễn Đình Hiền và Đỗ Đức Lực (2017), Giáo trình Thiết kế thí nghiệm, Nxb Nông nghiệp. Lương Văn Huấn (1996), Giun, sán ký sinh ở lợn một số tỉnh phía Nam và biện pháp phòng ngừa, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp. Nguyễn Hữu Hưng (1997), Nghiên cứu về bệnh giun phổi heo tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, Luận văn Thạc sĩ Thú y, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Hữu Hưng (2010), Giáo trình bệnh ký sinh trùng gia súc, gia cầm, Nxb Đại học Cần Thơ. Phạm Văn Khuê (1982), Giun, sán ký sinh ở lợn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y (giáo trình đào tạo bậc đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tâp 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 13 - 20. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Trần Đức Hạnh, Hạ Thúy Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2014), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Hà Nội. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun, sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000), “Giun tròn chủ yếu ký sinh ở lợn và hiệu quả của thuốc tẩy”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, 11 (1) : 70 - 73. Phan Lục, Ngô Thị Hoà, Phan Tuấn Dũng (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016), Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Đỗ Văn Nhượng, Trần Minh Khôi, Lê Văn Triển (1995), “Các loài và phân loài giun đất mới giống Pheretima Kinberg, 1867 (Megascolecidae - Oligochaeta) ở Sơn La và Nghệ An”, Tạp chí Sinh học, 17 (3) : 88 - 94. Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Một số đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm thuốc Praziquantel điều trị bệnh sán lá ruột lợn ở Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 2 (42) : 85 - 88. Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, Lê Thanh Hòa (2017), “Một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh giun lươn ở lợn tại tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 24 (1) : 67 - 71. Trần Văn Quyên, Lại Thị Cúc, Nguyễn Văn Thọ (2008), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun, sán trên đàn lợn tại một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6 (1) : 42 - 46. Nguyễn Đức Tân (1996), Vòng đời giun phổi Metastrongylus và đặc điểm dịch tễ học bệnh giun phổi lợn ở một số tỉnh miền Trung cùng biện pháp phòng trừ, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hòa, Trương Quang (2011), Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tổng cục thống kê Việt Nam (2021), “Niên giám thống kê năm 2020 - Nông, lâm nghiệp và thủy sản”, Nxb Thống kê. Nguyễn Thu Trang (2010), Bệnh giun tròn ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Nguyễn Thanh Tùng (2013), Khu hệ giun đất ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam. Nguyễn Đình Trường, Nguyễn Thị Thu Hiền (2018), “Tình hình nhiễm giun đũa ở lợn tại Thanh Chương”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nghệ An, số 6, tr. 38 - 41. Trương Vĩnh Yên (2008), Tình hình nhiễm giun, sán và bệnh tích do giun, sán gây ra ở heo tại 3 huyện Bình Tân, Trà Ôn và Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. II. Tài liệu Tiếng nước ngoài Abdelaziz A., El Alaoui Z., Brik K., Hassouni T., Lamri D., El Kharrim K., Belghyti D. (2019), “Helminthfauna of wild boars (Sus scrofabarbarus) in Morocco”, Advances in Animal and Veterinary Sciences, 7 (8) : 629 - 633. Alcaide M., Frontera E., Rodríguez M. J., Sáez I. E., Domínguez - Alpízar J. L., Reina D., Navarrete I. (2005), “Parasitosis pulmonares del cerdo ibérico Situación actual de la metastrongilosis en España”, Mundo Ganadero, pp. 40 - 44. Alita S. L., Esperanza M. D. F., Gianne E. L. U., Adrian P. Y. (2018), “Short review on the zoonotic implications of detected gastrointestinal parasites in poultry layer and pigs in selected farms in Cebu and Leyte, Philippines”, Journal of Agriculture and Technology Management, 21 (2) : 1 - 6. Allotey J., Manyaapelo O., Randome I., Loeto D. (2016), “Prevalence of helminth parasites of pigs slaughtered in sentlhane farms and Gaborone North Abattoirs, Botswana”, Journal of Applied Zoological Research, 27(2) : 150 - 156. Anderson R. C. (2000), Nematode Parasites of Vertebrates. Their Development and Transmission. 2nd Edition, CABI Publishing, Wallingford, Oxon (UK), pp. 131 - 133. Angela - Maria G. G., Pérez-Martín J. E., Gamito-Santos J. A., Calero-Bernal R. Alonso M. A., Frontéra Carion E. M. (2013), “Epidemiologic Study of Lung Parasites (Metastrongylus spp.) in Wild Boar (Sus scrofa) in Southwestern Spain”, Journal of Wildlife Diseases, 49 (1) : 157 - 162. Anaiá P. S., Pena, H. F. D. J., Nava, A., Sousa, A. O. D., Holsback, L., Soares, R. M. (2018), “Endoparasites in domestic animals surrounding an Atlantic Forest remnant, in São Paulo State, Brazil”, Brazilian Journal of Veterinary Parasitology, 27 (1) : 12 - 18. Antipov A. A., Bakhur T. I., Feshchenko D. V., Romanishina T. A., Avramenko N. V., Goncharenko V. P., Zghozinska O. A., Solovyova L. M., Koziy N. V., Pidborska R. V., Shahanenko V. S., Dzhmil V. I., Tyshkivska N. V. (2018), “Earthworms (Lumbricidae) as intermediate hosts of lung Nematodes (Metastrongylidae) of swine in Kyiv and Zhytomyr Regions of Ukraine”, Vestnik Zoologii, 52 (1) : 59 - 64. Atawalna1 J., Attoh - Kotoku V., Folitse1 R. D., Amenakpor C. (2016), “Prevalence of Gastrointestinal Parasites among Pigs in the Ejisu Municipality of Ghana”, Scholars Journal of Agriculture and Veterinary Sciences, 3 (1) : 33 - 36. Barratt M. E. J., Herbert I. V. (1972), “Homocytotropic and haemagglutinating antibody response of pigs to the lungworm, Metastrongylus spp.”, Journal of Comparative Pathology, 82 (4) : 463 - 470. Beaver P. C., Jung R. C., Cupp E. W. (1984), Clinical Parasitology, 9th edition. Philadelphia, PA: Lea and Febiger, pp. 291 - 292. Berrios N., Juan J. S. (2019), Prevalencia de Metastrongylus spp. en ganado porcino sacrificado en el camal municipal del distrito de Sócota, Cajamarca 2018, Universidad nacional Pedro Ruiz Gallo. Bettina L., Hinney B., Duscher G., Joachim A. (2017), “High lungworm burden in enclosed wild boar from Eastern Austria”, Jacobs Journal of Veterinary Science, 2 (1) : 28 - 28. Biddau M., Cerchi M., Cabras P. A., Mesina G., Deiana, A. M., Garippa G., (2003), “Nematodi broncopolmonari in cinghiali della provincia di Nuoro”, Journal of Mountain Ecology, 7 : 185 - 187. Bowles J., Hope M., Tiu W.U., Liu S.X., McManus D.P. (1993), “Nuclear and mitochondrial genetic markers highly conserved between Chinese and Philippines Schistosoma japonicum”, Acta tropica., 55 (4) : 217 - 229. Brewer, M. T., Greve J. H. (2019), Internal Parasites, Diseases of Swine : 1028 - 1040. Calvopina M., Caballero H., Morita T., Korenaga M. (2016), “Human Pulmonary Infection by the Zoonotic M. salmi Nematode. The First Reported Case in the Americas”, American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 95 (4) : 871 - 873. Castle B., Odani J., JhaR., Ogasawara N., Zaleski H. (2018), “PSVII - 11 Survey of Disease, Management and Biosecurity Practices of Hawaii Swine Farmers”, Journal of Animal Science, 96 (3) : 53 - 54. Dadas S., Mishra S., Jawalagatti V., Gupta S., Vinay T.S., Gudewar J. (2016), “Prevalence of gastro-intestinal parasites in pigs (sus scrofa) of Mumbai Region”, International Journal of Science, Environment and Technology, 5 (2) : 822 - 826. Da Silva D., Muller G. (2013), “Parasities of the respiratory tract of Sus scrofa (wild boar) from commercial breeder in southern Brazil and its relationship with A. suum”, Parasitology research, 112 (3): 1353 - 1356. Dărăbuş G., Hora F. S., Mederle N., Morariu S., Ilie M., Suici T., Imre M. (2019), “Prevalence and intensity of digestive and pulmonary parasites in wild boars in Romania”, Journal of Zoo and Wildlife Medicine, 50 (1) : 270 - 273. Diana G., Rossi L, Mentaberre G, Casas E, Velarde R, Nosal P, Serrano E, Segales J, Fernandez-Llario P, Feliu C. (2014), “An identification key for the five most common species of Metastrongylus”, Parasitology research, 113 (9) : 3495 - 3500. Denev Y. (1964), “Treatment of Metastrongylus infection in pigs”, Veterinarno Medicinski Nauki (Sofia), 1 : 15 - 19. Ejinaka O. R., Onyali I. O (2020), “Parasitic gastrointestinal helminths and protozoa in pigs at Enugu, Nigeria”, The Biomedical Diagnostics, 4 (1) : 67 - 74. Fabio C., Vincenzo M., Luigi E., Anselmo P., Laura ., Antonio B., Giuseppe C., Domenico B. (2019), “Helminths of Wild Boar (Sus scrofa) in the Calabrian Region of Southern Italy”, Journal of Wildlife Diseases, 55 (2) : 416 - 420. Ferguson D. L. (1971),“Anthelmintic activity of L - tetramisole against experimental Metastrongylus spp. infection in swine”, Cornell Veterinarian, 61 (4) : 681 - 686. Forrester D. J., Porter J. H., Belden R. C., Frankenberger W. B. (1982), “Lungworms of feral swine in Florida”, Journal of the American Veterinary Medical Association, 181(11) : 1278 - 1280. Geldhof P. (2018), The use of serology in the control of A. suum infections in pigs, Proefschrift voorgelegd voor het behalen van de graad van Doctor in de, Universiteit Gent, pp. 4. Giovanni P., Barbara M., Giulia D. O., Giulia B. (2016), “Lung parasites of the genus Metastrongylus Molin, 1861 (Nematoda: Metastrongilidae) in wild boar (Sus scrofa L., 1758) in Central - Italy: An eco -epidemiological study”, Veterinary Parasitology, 217 : 45 - 52. Gomathi M., Subramanian N., Muthu M. (2016), “Prevalence of gastrointestian parasites in domestic pigs collected from Cheyyar, Thiruvannamalai district”, International Journal of Development Research, 6 (11) : 10466 - 10473. Gowda C. K., Puttalakshmamma G. C., Placid E. D. S., Mamatha G. S., Chandranaik B. M. (2020), “Comparative studies on the prevalence of gastrointestinal parasites of pigs from Bengaluru urban and rural districts”, Journal of Veterinary Parasitology, 34 (1) : 43 - 48. Heidi H. P., Nao T. S., Heidi L. E., Stine T. N., Gitte L., Mariann C. (2020), Surveillance of important bacterial and parasitic infections in Danish wild boars (Sus scrofa),  Acta Veterinaria Scandinavica, 62 (41) : 1 - 10. Heinz M. (2016), Encyclopedia of Parasitology fourth edition, Springer : 1508 - 1509, 1819, 2343. Higashitsuii K., Terai S., Kitamura Y. (1984), “Anthelmintic efficary of flubendazole against helminthic infection in pigs”, Journal of the Hockaido Veterinary Medical Association 28 (5) : 103 - 108. Horak I. G. (1978), “Parasites of domestic and wild animals in south africa. VII. Helminths in pigs slaughtered at the pretoria municipal abattoir”, Onderstepoort J. vet. Res. 45 (1) : 43 - 47. Hosaneide G. A., Juliana T. S., Felipe B. V. A., Larissa C. F., Sérgio S. A., Vinícius L. R. V. (2020), “Prevalence and risk factors associated with swine gastrointestinal nematodes and coccidia in the semi-arid region of northeastern Brazil”, Tropical Animal Health and Production, 52 (1): 379 - 385. Humbert J. F. (1992), “Histopathologic study of the host - parasite relationship: the earthworm, wild boar - metastrongyle model”, Rev Sci Tech, 11 (4) : 1063 - 70. Igor S., Ivan P., Ivan P., Jasna P., Radomir R., Doroteja M., Božidar S. (2018), “Determination of endoparasites by faecal examination in the wild boar population in vojvodina (serbia)”, Macedonian Veterinary Review, 41 (1) : 39 - 46. Jaggers S. E., Herbert I. V. (1968), “Studies on the resistance of pigs to the lungworm Metastrongylus spp.”, Journal of Comparative Pathology, 78 (2) : 161 - 172 . Järvis T., Kapel C. H., Moks E., Talvik H., Mägi E. (2007),“Helminths of wild boar in the isolated population close to the northern border of its habitat area”, Veterinary Parasitology, 150 (4): 366 - 369. Kagira J. M., Kanyari P. N., Githigia S. M., Maingi N., Nanga J. C., Gachohi J. M. (2012), “Risk factors associated with occurrence of nematodes in free range pigs in Busia District, Kenya”, Tropical Animal Health and Production, 44 (3) : 657 - 664. Kalin M. S., Megan R., Wise D. V. (2019), “Survey of gastrointestinal helminths of feral hogs from Texas”, The Southwestern Naturalist, 63 (2) : 91 - 95. Kanka T., Rolinec M., Kasarda R., Imrich I., Bučko O. (2017), “Endoparasites prevalence of wild boar (Sus scrofa) in CHKO Stiavnické Vrchy”, Research in pig breeding, 11 (1) : 18 - 21. Karaye G. P., Dogo A. G., Iliyasu D., Madu H. K. (2016), “Prevalence of Swine Gastrointestinal Parasites in Four Selected Local Government Areas of Nasarawa State”, Nigeria, International Journal of Livestock Research, 6 (1) : 21 - 26. Kouam M. K., Ngueguim F. D., Kantzoura V. (2018), “Internal Parasites of Pigs and Worm Control Practices in Bamboutos, Western Highlands of Cameroon”. Journal of Parasitology Research, 2018, 1 - 10. Kaur M., Singh B. B., Sharma R., Gill J. P. S. (2017), “Prevalence of gastro intestinal parasites in pigs in Punjab, India”, J Parasit Dis, 41 (2) : 438 - 486. Krause H., Pleger D., Hiepe T., Buchw Alder R. (1969), “Lungworm infection in pigs. I. Incidence of Metastrongylus in domestic and wild pigs”, Monatshefte Veterinarmedizin, pp. 776 - 780. Lahmar S., Torgerson P. R., Mhemmed H., Tizaoui L., Mhadhbi N., Bani A.,  Driss H., Ghrissi N., Makhzoumi M., Ben Houidi A., Dhibi M., Said Y., Pozio E., Boufana B. (2019), “Cystic echinococcosis and other helminth infections of wild boar in northeastern and northwestern regions of Tunisia”, Parasitology, 146 (10) : 1263 - 1274. Lai M., Zhou R. Q., Huang H. C., Hu S. J. (2011), “Prevalence and risk factors associated with intestinal parasites in pigs in Chongqing, China”, Research in Veterinary Science, 91 (3) : 121 - 124. Lechner B., Hinney B., Duscher G., Joachim A. (2016), “High lungworm burden in enclosed wild boar from Eastern Austria”, Jacobs Journal of Veterinary Science and Research, 2 (1) : 28 - 28. Lekko Y. M., Kwoji I. D., Gadzama J. J., Ezema K. U., Mishara M. (2018), “Survey for Gastrointestinal Parasites of Pigs in Maiduguri Borno State, Nigeria”, International Journal of Livestock Research, 8 (2) : 65 - 69. Leignel V., Humbert J. F., Elard L. (1997), “Study by ribosomal DNA ITS2 sequencing and RAPD analysis on the systematics of four Metastrongylus species (Nematoda:Metastrongyloidea)”, the Journal of Parasitology, 83 (4) : 606 - 611. Lindquist W. D., Leland S. E., Ridley R. K. (1971), “Field experiments on levamisole against certain helminths of pigs with emphasis on test activity against lungworms”, American Journal of Veterinary Research, 32 : 1301 - 1304. Mansouri M., Sarkari B., Mowlavi G. R. (2016), “Helminth Parasites of Wild Boars, Sus scrofa, in Bushehr Province, Southwestern Iran”, Iranian Journal of Parasitology, 11 (3) : 377 - 382.  Mariana P. P., Vassilena D. (2018), “Studies on the gastrointestinal and lung parasite fauna of wild boars (Sus scrofa scrofa L.) from Bulgaria”, Annals of Parasitology, 64 (4) : 379 - 384. Mariana P. P., Katerina T., Vassilena D. (2019), “Pathomorphological studies on wild boars infected with Metastrongylus spp., Ascarops strongylina and M. hirudinaceus”, Journal of Veterinary Research, 63 : 191 - 195. Marruchella G., Paoletti B., Speranza R., Di Guardo G. (2012), “Fatal bronchopneumonia in a M. elongatus and Porcine circovirus type 2 co - infected pig”, Research in Veterinary Science, 93 (1) : 310 - 312. Márquez D., Washington H. (2008), Prevalencia de Metastrongylus en cerdos faenados en el matadero municipal del cantón Pasaje (tesis de pregrado). UTMACH, Unidad Académica de Ciencias Agropecuarias, Machala, Ecuador. Matsubayashi M., Kita T., Narushima T., Kimata I., Tani H., Sasai K., Baba E. (2009), “Coprological survey of parasitic infections in pigs and cattle in slaughterhouse in Osaka, Japan”, Journal of Veterinary Medical Science, 71 (8) : 1079 - 1083. Mizgajska W. H., Jarosz W. (2010), “Potential risk of zoonotic infections in recreational areas visited by Sus scrofa and Vulpes vulpes”, Wiadomości Parazytologiczne, 56 (3) : 243 - 251. Mohanty A., Panda D. N., Panda M. R., Mohanty B. N., Dehuri M., Sahu A. (2014), Prevalence of lung worm infection in local pigs of Odisha, Journal of Veterinary Parasitology, 28 (2) : 172 - 173. Monar Garay, Jean Paul (2005), Prevalencia de Metastrongylus metastrongiloides en cerdos faenados en el camal municipal del cantón Machala provincia de El Oro (tesis de pregrado). UTMACH, Unidad Académica de Ciencias Agropecuarias, Machala, Ecuador. Morita T., Haruta K., Shibata - Haruta A., Kanda E., Imai S., Ike K. (2007), “Lung worms of wild boars in the western region of Tokyo, Japan”, Journal of Veterinary Medical Science, 69 (4) : 417 - 20. Nagy G., Varga G., Csivincsik A., Sugar L. (2013), “Occurrence of M. asymmetricus (Noda, 1973) in Hungary”, Magyar Allatorvosok Lapja, 135 (5) : 308 - 312. Nguyen Huu Hung, Chau Ba Loc, Ho Quynh Tram (2000), “Study on Helminthes in pigs at Tan Phu Thanh village in Jircas - CTU - CLRRI, Development of new technologies and their practice for sustainable farming systems in the Mekong delta” (Proceedings of the 2000 annual workshop of Jircas Mekong delta project), Mekongdelta farming systems R and D institute Cantho university, Cantho, Viet Nam, pp. 122 - 127. Nissen S., Poulsen I. H., Nejsum P., Olsen A., Roepstorff A., Rubaire A. C., Thamsborg S. M. (2011), “Prevalence of gastrointestinal nematodes in growing pigs in Kabale District in Uganda”, Tropical Animal Health and Production, 43 (3) : 567 - 72. Nonga H. E., Paulo N. (2015), “Prevalence and intensity of gastrointestinal parasites in slaughter pigs at Sanawari slaughter slab in Arusha, Tanzania”, Livestock Research for Rural Development, 27 (1). Nosal P., Morawski P., Kowal J., Nowosad B. (2009), “The first record of the lungworm, M. asymmetricus (Noda, 1973), in the wild boar from Poland”, Wiadomosci Parazytologiczne, 55 (3) : 227 - 230. Nosal P., Kowal J., Nowosad B. (2010), “Structure of Metastrongylidae in wild boars from southern Poland”, Helminthologia, 47 : 212 - 218. Nwafor I. C., Roberts H., Fourie P. (2019), “Prevalence of gastrointestinal helminths and parasites in smallholder pigs reared in the central Free State Province”, Onderstepoort Journal of Veterinary Research, 86 (1) : 1 - 8. Patra G., Prasad H., Jonathan Lalsiamthara, Kataria J. L., David Malsawmkima, Lalrinkima H. (2013), “Lungworm Infestation in Piglets in Different Parts of Mizoram, India”, Research Journal of Parasitology, 8: 37 - 44. Patra G., Al-Abodi H. R., Sahara A., Ghosh S., Borthakur S. K., Polley S., Behera P., Deka A. (2019), “Prevalence of parasitic fauna of pigs in North Eastern region of India”, Biological Rhythm Research, 51 (1) : 1 - 18. Permin A., Yelifari L., Bloch P., Steenhard N., Hansen N. P., Nansen P. (1999), “Parasites in cross - bred pigs in the Upper East region of Ghana”, Vet. Parasitol, 87 (1) : 63 - 71. Rajesh J., Prasad H., Sarma K., Deka D., Zosangpuii, Chethan G. (2020), “Prevalence of Gastro-Intestinal Parasites in Semi-intensive Pig Farming in Mizoram”, International Journal of Livestock Research, 10 (6) : 61 - 65. Roesel K., Dohoo I., Baumann M., Dione M., Grace D., Clausen P. H. (2017), “Prevalence and risk factors for gastrointestinal parasites in small - scale pig enterprises in Central and Eastern Uganda”, Parasitol Res, 116 (1) : 335 - 345. Roesel K. (2018), Assessment of the parasitic burden in the smallholder pig value chain and implications for public health in Uganda, Dissertation PhD of Biomedical Sciences, Freien Universität Berlin. Saltos Ayala J. E. (2018), Factores de riesgo asociados a la presencia de helmintos entéricos zoonóticos en el sector de Chimbaloma del cantón Otavalo (Bachelor's thesis, Quito: UCE). Sasaki N. (1963), “Studies on the treatment of Metastrongylus infection in pigs. II. Anthelmintic effects of cyanacethydrazide and diethylcarbamazine on pigs artificially and naturally infected with lungworms”, Journal of the Japan Veterinary Medical Association, 16 (7) : 251 - 255; 262. Sasaki O., Katsuno M. (1986), “Antibody - dependent adherence of guinea pig ái toanophils to the third - stage larvae of Metastrongylus apri”, Journal of Veterinary Medical Science, 48 (3) : 623 - 627. Schwartz K. J. (2004), “Lungworm infection. In: Swine Disease Manual, third ed. American Association of Swine Veterinarians”, Iowa, pp. 101 - 102. Sharma D., Singh N. K., Singh H., Rath S. S., (2020), Copro-prevalence and Risk Factor Assessment of Gastrointestinal Parasitism in Indian Domestic Pigs, Helminthologia, 57 (1) : 28 - 36. Shittu O., Babamale O. A., Opeyemi O. A., Ibrahim O. A., Kadir R. A., Ajibaye O. (2018), “A Cross Sectional Survey Of Gastrointestinal Helminths In Confined Pigs In Ogbomoso, South-West Nigeria”, Philipp J Vet Anim Sci, 44 (1) : 76 - 85. Senlik B., Cirak V. Y., Girisgin O., Akyol C. V. (2011), “Helminth infections of wild boars (Sus scrofa) in the Bursa province of Turkey”, Journal of Helminthology, 85 (4) : 404 - 408. Solaymani M. S., Mobedi I., Rezaian M., Massoud J., Mohebali M., Hooshyar H., Ashrafi K., Rokni M. B. (2003), “Helminth parasites of the wild boar, Sus scrofa, in Luristan province, western Iran and their public health significance”, Journal of Helminthology, 77 (3) : 263 - 267. Stewart T. B., Marti O. G., Hale O. M. (1981), “Efficacy of fenbendazole against five genera of swine parasites”, American Journal of Veterinary Research, 42 (7): 1160 - 2. Stewart T. B., Hoyt P. G., (2006), Internal parasites. In: Straw, B., Zimmermann, J.J., D’Allaire, S., Taylor, D.J. (Eds.), Diseases of Swine, ninth ed. Blackwell Publishing, Oxford, pp. 901 - 914. Stockdale P. H. (1976), “Pulmonary pathology associated with metastrongyloid infections”, British veterinary journal, 132 (6) : 595 - 608. Stojanov I., Pavlović I., Pušić I., Prodanov - Radulović J., Ratajac R., Marčić D., Savić B. (2018), “Determination of endoparasites by faecal examination in the wild boar population in Vojvodina (Serbia)”, Macedonian Veterinary Review, 41 (1) : 39 - 46. Subramaniam T., D’Souza B. A., Victor D. A. (1967), “Bronchopneumonia in pigs due to Metastrongylus apri”, Indian Veterinary Journal, 44 : 121 - 127. Tamura K., Stecher G., Peterson D., Filipski A., Kumar S. (2013), MEGA6: Molecular evolutionary genetics analysis version 6.0”, Molecular Biology and Evolution., 30 (12) : 2725 - 2729. Taposhi R. D., Anita R. D., Nurjahan B., Sonia A., Bikash C. B. (2014), “Revalence of end parasites of pig at Mymensingh, Bangladesh”, Journal of Agriculture and Veterinary Science, 7 (4) : 31 - 38. Taylor M. A., Coop R. L., Wall R. L. (2015), Veterinary Parasitology, Blackwell Publishing. Teuscher E., Komijn R. E., Alvarez R. (1968), “Tetramisol en Cerdos: Ensayos Efectuados en el Ecuador con animales naturalmente infestados por Metastrongylus y otros nemsitodos, Universidad Central Facultad de Ingenieria Agrondmica y MedicinaVeterinaria Quito - Ecuador, pp. 60 - 66. Walley J. K. (1957), “A new drug cyanacethydrazide for the oral and subcutaneous treatment of lungworm disease in animals”, Journal of the American Veterinary Medical Association, 131 (12) : 539 - 544. Welber D. Z. L., Weslen F. P. T., Gustavo F., B. C. C., Carolina B., Willian G. M., Flávia C. F., Lucas V. C. G., Luciana P., Murilo A. B., Thais R. S., Alvimar J. .C. (2014), “Anthelmintic efficacy of ivermectin and abamectin, administered orally for seven consecutive days (100 μg/kg/day), against nematodes in naturally infected pigs”, Veterinary Science, 97 (3) : 546 - 549. William J. Foreyt (2001), Veterinary Parasitology Reference Manual Fifth Edition, Blackwell, pp. 144. Yoshihara S., Nakagawa M., Suda H., Taira N. (1990), “White spots of the liver in pigs experimentally infected with Metastrongylus apri”, Japanese Journal of Parasitology, 39 (4) : 365 - 368. Yoshihara S. (2004), “Lesions in the liver of guinea - pigs infected with the swine lungworm, Metastrongylus apri”, Journal of Helminthology, 78 (3) : 285 - 286. III. Tài liệu mạng internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_nhiem_giun_san_duong_tieu_hoa_va_ho_hap_o.doc
  • docLUẬN ÁN TÓM TẮT TIẾNG ANH NCS. NGUYỄN VĂN TUYÊN.doc
  • docLUẬN ÁN TÓM TẮT TIẾNG VIỆT NCS. NGUYỄN VĂN TUYÊN.doc
  • docxTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN NCS NGUYỄN VĂN TUYÊN.docx
  • docTRÍCH YẾU LUẬN ÁN NCS. NGUYỄN VĂN TUYÊN.doc
Luận văn liên quan