- Tiêu chí về nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS là căn cứ để các cơ sở giáo dục đánh giá, hoạch định kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TDTT hiện có.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để các cơ sở có chức năng đào tạo nâng cấp trình độ cho giáo viên TDTT tham khảo trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ vừa làm vừa học.
152 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhu cầu về chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên Thể dục thể thao cấp Trung học cơ sở các tỉnh phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của người lao động trong xã hội hiện đại, phù hợp với mục tiêu xây dựng một xã hội học tập của nền giáo dục hiện đại.
- Đồng thời là quá trình rèn luyện của mỗi giáo viên về năng lực tổ chức giờ học và truyền đạt kiến thức môn học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Nâng cao năng lực tự đổi mới và phát triển trình độ chuyên môn của giáo viên trước xu thế hiện đại hóa của nền giáo dục nước nhà.
- Đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên ở bậc đại học; nâng cao thế giới quan khoa học của người giáo viên trước hiện thực và diễn biến phát triển của sự nghiệp GD&ĐT thế hệ trẻ.
- Là phương thức chuyển giao công nghệ tiến hành hoạt động NCKH cho giáo viên, dẫn dắt họ vào thực tiễn quan sát, thu thập, đánh giá và tìm kiếm giải pháp khắc phục những tồn tại đang diễn ra trong hoạt động dạy và học; đặt ra trước giáo viên yêu cầu phải học tập và lao động khoa học để ứng dụng những tiến bộ về khoa học và công nghê vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hành NCKH trong quá trình đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học, là quá trình giúp đỡ và hướng dẫn giáo viên triển khai những kiến thức cơ bản đã được trang bị về phương pháp NCKH vào thực tiễn dạy học môn Thể dục ở nhà trường THCS; là quá trình chuyển hóa từ kiến thức thành kỹ năng, từ hiểu biết sang hành động.
Mục tiêu của biện pháp
Thực hành hoạt động NCKH trong đào tạo nâng cấp đối với giáo viên THCS hướng tới mục tiêu sau:
- Góp phần khắc phục có hiệu quả thực trạng còn nhiều hạn chế của giáo viên TDTT cấp THCS về năng lực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn; chậm thích ứng trước những đổi mới của GDPT; tham gia thiếu hiệu quả hoạt động “Sáng kiến kinh nghiệm” do các nhà trường THCS tổ chức.
- Góp phần nâng cao năng lực đáp ứng của giáo viên trước nhu cầu chuyên môn của thực tiễn GDPT; tạo tiềm lực và động lực để giáo viên chủ động, tích cực trong hoạt động tự học, tự nâng cao trình độ.
- Tạo điều kiện và cơ hội để giáo viên tự tin và tích cực tham gia công cuộc ĐMGD với vai trò chủ thể; phát triển khả năng đóng góp của bản thân đối với sự nghiệp GDTC cho thế hệ trẻ.
- Nâng cao năng lực tham mưu và triển khai công tác GDTC trường học theo hướng chất lượng và hiệu quả; góp phần cải thiện sức hấp dẫn của môn học Thể dục đối với học sinh; chủ động, linh hoạt tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc về chuyên môn trong phạm vi nhà trường.
- Phát triển khả năng và nhu cầu phát hiện, tìm kiếm giải pháp khắc phục những tồn tại của thực tiễn GDTC.
- Nâng cao khả năng tư duy và trình bày ý tưởng trong công tác thuyết phục, giáo dục nhận thức cho học sinh về giá trị của hoạt động TDTT.
Nội dung của biện pháp
Đổi mới nội dung học phần Bài tập NVSP theo hướng thực hành hoạt động NCKH (Bài tập NCKH), nhằm trang bị cho giáo viên kiến thức và kỹ năng về các vấn đề sau:
Phương pháp lựa chọn và xác định định hướng nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực GDTC trường học:
- Hoạt động dạy, học và kiểm tra đánh giá môn Thể dục.
- Chương trình, nội dung chương trình GDTC nội và ngoại khóa.
- Hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trường học.
- Các yếu tố chi phối chất lượng và hiệu quả GDTC trường học.
- Thể lực và hoạt động thể lực của học sinh.
- Đặc điểm và diễn biến tâm, sinh lý của học sinh dưới ảnh hưởng của vùng, miền và luyện tập thể dục, thể thao.
- Vai trò của TDTT trong giáo dục và giáo dưỡng học sinh cấp THCS.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ GDTC trường học.
- Quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong công tác GDTC cho học sinh cấp THCS.
Phương pháp đánh giá, nội dung đánh giá thực trạng, con đường và biện pháp khắc phục tồn tại, phát triển về các vấn đề:
- Chất lượng và hiệu quả GDTC nội, ngoại khóa trong nhà trường cấp THCS.
- Phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá các giai đoạn dạy học động tác và các loại hình bài tập kỹ thuật thể thao.
- Tố chất thể lực của học sinh (chung và từng loại), bài tập phát triển từng loại tố chất thể lực.
- Bài tập kỹ thuật, các lỗi sai thường mắc trong dạy và học động tác.
- Nhận thức và tính tích cực của học sinh trong hoạt động thể dục, thể thao nội và ngoại khóa.
- Tuyển chọn và tổ chức huấn luyện đội tuyển các môn thể thao; tổ chức các hình thức ngoại khóa thể dục, thể thao trong nhà trường.
- Đổi mới và tích hợp GDTC trong giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp.
Phương pháp lựa chọn tiêu chí đánh giá và đánh giá kết quả nghiên cứu đối với từng loại đề tài:
- Phương pháp xác định nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá thực trạng các loại hình nghiên cứu về GDTC trường học.
- Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả thu thập được của các loại định hướng nghiên cứu.
Phương pháp cấu trúc và trình bày nội dung nghiên cứu theo từng loại đề tài:
- Nội dung, cấu trúc nội dung và phương pháp trình bày các mục: tên đề tài và lý do chọn đề tài; mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Cấu trúc nội dung, phương pháp trình bày các vấn đề trọng tâm của đề tài: cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; thực trạng, phương pháp và kết quả khắc phục thực trạng.
Tổ chức triển khai biện pháp
- Đổi mới nội dung chương trình môn học bài tập NVSP theo hướng tiếp cận nội dung và thực hành triển khai các loại hình đề tài NCKH phổ biến trong lĩnh vực GDTC trường học.
- Môn học được thiết kế với 2 nội dung cơ bản: trang bị kiến thức và thực hành các nội dung nghiên cứu về lĩnh vực GDTC trường học; tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận và thực hành hoạt động đánh giá thực trạng, tìm kiếm và triển khai biện pháp khắc phục, đổi mới.
- Môn học và giờ học được tổ chức thực hiện dưới dạng triển khai thực hành hoạt động NCKH: học viên lựa chọn định hướng nghiên cứu; thiết kế và trình bày tên đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên, thảo luận đóng góp của nhóm, tổ; học viên hoàn thiện bài tập NCKH với đề tài đã được giảng viên góp ý và sửa chữa.
3.3.3.3. Biện pháp thứ ba: Đào tạo bổ sung một số loại hình kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu của ĐMGD sau năm 2015.
Thực tiễn GD&ĐT trong hệ thống các nhà trường sư phạm đã coi năng lực phân tích và đánh giá chương trình, năng lực tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là loại hình NVSP đặc biệt quan trọng và cần được trang bị cho người giáo viên tương lai [55].
Năng lực phân tích và đánh giá chương trình là điều kiện tiên quyết để mỗi giáo viên: hiểu rõ mục tiêu của chương trình môn học, những giá trị cơ bản cần đạt được của môn học đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ; tính phù hợp giữa nội dung chương trình, thời lượng đào tạo với mục tiêu đề ra; sự cân đối giữa cấu trúc của nội dung chương trình với điều kiện triển khai và năng lực tiếp thu của người học; con đường và cách thức triển khai hoạt động dạy học có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu.
Năng lực phân tích và đánh giá chương trình quyết định mức độ thể hiện vai trò chủ thể của người giáo viên đối với quá trình dạy học; là cơ sở và tiền đề phát huy sức sáng tạo của người giáo viên trong hoạt động đào tạo và đổi mới phương pháp truyền thụ.
Hơn nữa, xu thế đổi mới GDPT đã trao cơ hội và trọng trách cho người giáo viên tham gia sâu rộng vào quá trình xây dựng và phát triển chương trình môn học ở mỗi nhà trường và địa phương. Điều đó đồng nghĩa với việc, năng lực xây dựng và phát triển chương trình là nhu cầu của thực tiễn giáo dục đối với mỗi giáo viên nói chung và cấp THCS nói riêng.
Kiến thức và kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học là điều kiện để giáo viên thực thi các hoạt động: xác định nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá; cấu trúc đề thi, thang điểm phù hợp với mục tiêu của môn học, điều kiện triển khai hoạt động dạy và học, phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh. Đảm bào cho công tác kiểm tra đánh giá thực sự khách quan, khoa học.
Bên cạnh đó, năng lực tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá còn là cơ sở để giáo viên tiến hành các hoạt động hỗ trợ và tác động nâng cao chất lượng đào tạo; tác động đổi mới đào tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Mục tiêu của biện pháp
Thông qua việc bổ sung 2 môn học mới (Xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học, Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học) vào chương trình đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT cấp THCS nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Góp phần khắc phục và hạn chế những bất cập đã diễn ra trong hoạt động đào tạo giáo viên TDTT của các khoa GDTC trong các nhà trường sư phạm; nâng cao tính đáp ứng, tính cập nhật của chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của giáo viên và chất lượng GDTC của hệ thống các nhà trường THCS; phát triển tiềm lực tham gia ĐMGD nói chung và GDTC trường học nói riêng của đội ngũ giáo viên TDTT.
- Mở rộng phạm vi làm chủ tiến trình đào tạo của mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện chức năng dạy học và cơ hội để giáo viên phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực trong ĐMGD.
- Tạo nguồn lực tại chỗ cho các nhà trường THCS tham gia đổi mới và phát triển chương trình GDTC, hoạt động kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tăng tính hiệu quả của quá trình thiết kế chương trình và xác định yêu cầu kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện vùng miền, thể lực của học sinh.
- Chủ động và tích cực hóa tiến trình chuẩn bị tham gia đổi mới hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh của giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc.
Nội dung của biện pháp
Trên cơ sở:
- Phân tích và đánh giá năng lực triển khai các hoạt động chuyên môn của giáo viên thông qua thực tiễn GDTC trường học.
- Nghiên cứu những bất cập về nội dung của chương trình đào tạo giáo viên TDTT cấp THCS trong các nhà trường sư phạm.
- Diễn biến đổi mới và nhu cầu của thực tiễn đổi mới GDPT đối với giáo viên TDTT cấp THCS.
Bổ sung vào chương trình đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT cấp THCS 2 môn học:
- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trong GDTC trường học.
- Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học.
Đối với môn học Xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học.
- Khái niệm về chương trình trong GD&ĐT.
- Vị trí của chương trình trong GD&ĐT.
- Cấu trúc của chương trình đào tạo.
- Nội hàm chất lượng đào tạo của chương trình.
- Động lực đổi mới chương trình trong thực tiễn giáo dục.
- Các quan điểm cơ bản trong xây dựng và phát triển chương trình.
- Các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển chương trình.
- Phương pháp luận trong xây dựng và phát triển chương trình.
- Qui trình xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học.
- Phương pháp đánh giá chương trình.
Đối với môn học Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học.
- Khái niệm về kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT.
- Kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT (các cấp độ kiểm tra đánh giá trong giáo dục; vị trí, mục đích, ý nghĩa, chức năng và yêu cầu kiểm tra đánh giá trong dạy học; phân loại mục tiêu trong đánh giá kết quả học tập; đặc điểm phép đo lường trong đánh giá kết quả học tập).
- Vai trò và mối quan hệ giữa kiểm tra đánh giá kết quả học tập với hoạt động dạy học và giáo dục học sinh
- Các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá trong GD&ĐT (hình thức, phương pháp, trình tự và tiêu chí kiểm tra đánh giá).
- Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng quan sát trong GDTC trường học (định nghĩa, đặc điểm, phân loại, phương pháp và hình thức tổ chức, kỹ thuật kiểm tra đánh giá bằng quan sát trong GDTC)
- Phương pháp kiểm tra viết trong GDTC trường học (định nghĩa, phân loại, kỹ thuật viết và đánh giá câu trắc nghiệm).
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp trong GDTC trường học (định nghĩa, phân loại, kỹ thuật viết và đánh giá câu trắc nghiệm).
- Kiểm tra đánh giá trong các giai đoạn dạy học động tác.
- Kiểm tra đánh giá trong giáo dục các tố chất thể lực.
Tổ chức triển khai biện pháp
Đối với công tác tổ chức đào tạo
Trong giai đoạn thực nghiệm, bước đầu:
- Bố trí thời lượng cho 2 môn học mới, mỗi môn gồm 2 ĐVHT thuộc phần tự chọn của khối kiến thức chuyên ngành, hoặc cấu trúc thành 2 chuyên đề thuộc 2 môn: Lý luận và phương pháp GDTC, Lý luận và phương pháp GDTC trường học (chuyên đề Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trong GDTC trường học - 30 tiết, chuyên đề Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học - 15 tiết).
- Tiến trình giảng dạy 2 môn học mới được thực hiện vào thời điểm học viên đã được học các môn: Lý luận và phương pháp GDTC; Lý luận và phương pháp GDTC trường học. Đảm bảo cho học viên đã được học và hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về phương pháp và nguyên tắc dạy học, tổ chức giờ học TDTT trước khi tiếp thu kiến thức mới.
- Chú trọng trang bị cho học viên kỹ năng phân tích, đánh giá và đổi mới chương trình; kỹ năng thiết kế đề thi, nội dung và yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đối với công tác xây dựng chương trình và thiết kế bài giảng
Xây dựng và thiết kế bài giảng được thực hiện trên cơ sở thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Kết hợp trang bị kiến thức nền tảng với kiến thức về phương pháp triển khai thực hiện, đảm bảo tính ứng dụng cao trong thực tiễn dạy học trong các nhà trường phổ thông.
- Nội dung kiến thức bám sát nhu cầu của thực tiễn ĐMGD đối với giáo viên về năng lực tham gia phát triển chương trình và đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá.
- Nội dung kiến thức và kỹ năng mới được trang bị trên nền tảng hiểu biết và kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp mà giáo viên đã tích lũy được, thông qua đó phát triển năng lực đánh giá, phát hiện và hình thành ý tưởng đổi mới.
- Kết hợp hình thành và phát triển nhu cầu, tính tích cực của giáo viên đối với công tác phát triển chương trình và đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học; có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của giáo viên đối với các hoạt động đó trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.
3.3.4. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các biện pháp thông qua thực tiễn đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT (hệ vừa làm vừa học)
3.3.4.1. Bước đầu đánh giá tính đáp ứng của các biện pháp đối với nhu cầu về chuyên môn của thực tiễn giáo dục
Trước khi triển khai thực nghiệm các biện pháp trong thực tiễn đào tạo nâng cấp trình độ cho giáo viên từ cao đẳng lên đại học, đề tài đã bước đầu khảo sát ý kiến đánh giá của: 25 chuyên viên phụ trách môn học của 25 Sở Giáo dục các tỉnh phía Bắc và hiệu trưởng, hiệu phó của 900 trường THCS các tỉnh phía Bắc; 47 chuyên gia về lĩnh vực GDTC trường học, cán bộ quản lý và giảng viên đã tham gia công tác đào nâng cấp cho giáo viên TDTT của khoa GDTC các trường ĐHSP về tính đáp ứng của các biện pháp trước yêu cầu:
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính khoa học.
- Đảm bảo tính khả thi.
Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.31 và 3.32.
Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.31 và 3.32 cho phép có một số nhận xét sau:
- Các biện pháp bước đầu nhận được sự ủng hộ của đông đảo những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực GDTC trường học, của cán bộ quản lý các nhà trường THCS phía Bắc.
- Nội dung các biện pháp đã phản ánh đúng nhu cầu của thực tiễn giáo dục đối với đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS; Có giá trị nhằm đạt được mục tiêu của tiến trình nâng cao chất lượng GDTC trong các nhà trường THCS phía Bắc.
- Đáp ứng yêu cầu khoa học đối với quá trình tổ chức đào tạo; phù hợp với khả năng tiếp thu của người học và điều kiện triển khai hoạt động đào tạo của các nhà trường có chức năng đào tạo nâng cấp trình độ cho giáo viên.
3.3.4.2. Tổ chức thực nghiệm
* Tổ chức thực nghiệm
Tiến trình thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các biện pháp diễn ra trong 3 năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012 và 2012 - 2013 với 2 lớp đào tạo nâng cấp theo hình thức vừa làm vừa học tại tỉnh Phú Thọ và Điện Biên.
Hoạt động thu thập số liệu nghiên cứu được thực hiện đối với các nội dung và đối tượng:
- Kết quả học tập 4 môn thể thao: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông và Đá cầu (quá trình nghiên cứu chỉ lựa chọn 4 môn có điều kiện triển khai hoạt động dạy và học thuận lợi hơn so với các môn thể thao khác).
- Kết quả học tập các môn lý thuyết: bài tập thực hành NCKH, Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trong GDTC trường học, Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học.
- 64 học viên của khóa 3 lớp vừa làm vừa học do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức đào tạo tại tỉnh Phú Thọ và 82 học viên khóa 4 tại tỉnh Điện Biên.
* Xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả các biện pháp
Đối với biện pháp 1
Hiệu quả của biện pháp được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Điểm đánh giá kết quả học tập các môn thể thao của học viên là điểm trung bình chung của nội dung lý thuyết và thực hành; so sánh kết quả kiểm tra ban đầu và kết quả học tập các môn thể thao của học viên các lớp thực nghiệm với học viên các khóa học trước khi tiến hành đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Tự đánh giá của học viên về giá trị của biện pháp đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao.
- Đánh giá của giảng viên trực tiếp giảng dạy về hiệu quả của biện pháp đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao.
Đánh giá về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao của học viên thông qua các tiêu chí phù hợp với nội dung đào tạo được qui định tại chương trình và đặc điểm của môn học. Điểm số của môn học được tổng hợp và qui chuẩn theo Barem điểm với các tiêu chí cụ thể:
Đối với môn Bóng đá
Kỹ thuật tâng bóng; kỹ thuật dẫn bóng; kỹ thuật đá bóng và thể lực chuyên môn.
Đối với môn Bóng chuyền
Kỹ thuật phát bóng cao tay; kỹ thuật chuyền bóng cao tay; kỹ thuật đệm bóng bước 1; kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà tại vị trí số 2 và số 4 và thể lực chuyên môn
Đối với môn Cầu lông
Kỹ thuật phát cầu thấp gần và cao sâu; kỹ thuật đánh cầu cao sâu; kỹ thuật đập cầu và thể lực chuyên môn
Đối với môn Đá cầu
Kỹ thuật tâng cầu, đỡ cầu các điểm chạm; kỹ thuật phát cầu; kỹ thuật chuyền cầu và đá cầu tấn công và thể lực chuyên môn
Đối với biện pháp 2
Hiệu quả của biện pháp được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Điểm số đánh giá về kiến thức và kỹ năng thực hành bài tập NCKH mà học viên đạt được.
- Đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của học viên về giá trị của biện pháp đối với việc nâng cao năng lực thực hành hoạt động NCKH của học viên.
Trong đó, kiến thức và kỹ năng thực hành hoạt động NCKH được đánh giá thông qua điểm số thực hiện bài tập NCKH với các tiêu chí đánh giá:
- Khả năng phát hiện và phân tích thực trạng; phương pháp và nội dung đánh giá thực trạng.
- Nội dung, phương pháp, biện pháp giải quyết thực trạng.
- Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả các giải pháp khoa học thông qua thực nghiệm hoặc thu thập ý kiến đánh giá của các đối tượng.
- Hình thức trình bày, cấu trúc nội dung đề tài.
Đối với biện pháp 3
Hiệu quả của biện pháp được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Điểm số các môn học mà học viên đạt được sau quá trình học tập.
- Tự đánh giá của học viên và đánh giá của giảng viên về giá trị được tạo ra từ biện pháp đối với bản thân học viên.
Trong đó, kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển chương trình, về kiểm tra và đánh giá trong GDTC trường học của học viên được đánh giá bằng điểm số mà học viên đạt được thông qua các tiêu chí đánh giá:
Đối với môn học Xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học:
- Mức độ nắm vững những kiến thức cơ bản về xây dựng và phát triển chương trình đã được trang bị thông qua nội dung môn học.
- Khả năng phân tích, đánh giá tổng thể và từng thành phần cấu trúc nên chương trình môn học Thể dục, chương trình từng môn thể thao thuộc cấp độ nhà trường phổ thông.
- Kỹ năng xác định mục tiêu, thiết kế nội dung và phân bổ thời lượng cho từng nội dung của chương trình môn học Thể dục cấp THCS, phù hợp với điều kiện tổ chức đào tạo và khả năng tiếp thu của các đối tượng là học sinh phổ thông.
Đối với môn học Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học:
- Mức độ nắm vững những kiến thức cơ bản về kiểm tra đánh giá đã được trang bị thông qua nội dung môn học.
- Kỹ năng lựa chọn nội dung, xác định hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Thể dục của học sinh trong chương trình môn học Thể dục ở nhà trường phổ thông.
- Kỹ năng thiết kế đề thi, đáp án môn thi và thiết lập ma trận đề thi, đáp án môn thi.
3.3.4.3. Kết quả thực nghiệm các biện pháp thông qua thực tiễn đào tạo nâng cấp đối với giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc
* Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ nhất
Kết quả học tập của học viên
Kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao (Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Đá cầu) được phản ánh thông qua điểm số mà học viên đã đạt được sau quá trình học tập và được trình bày tại bảng 3.33.
Bảng 3.33. Tổng hợp điểm kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn Thể thao
của học viên khóa 3 tại tỉnh Phú Thọ và khóa 4 tại tỉnh Điện Biên (n = 146)
TT
Môn học
Kết quả học tập của học viên
Điểm giỏi
(9 - 10)
%
Điểm khá
(7 – 8)
%
Điểm
trungbình (5 – 6)
%
Điểm
dưới 5
%
I
Phú Thọ (n = 64)
1
Bóng đá
64
100
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2
Bóng chuyền
12
18.75
51
79.69
1
1.56
0
0.00
3
Cầu lông
26
40.63
38
59.37
0
0.00
0
0.00
4
Đá cầu
27
42.19
37
57.81
0
0.00
0
0.00
II
Điện Biên (n= 82)
1
Bóng đá
29
35.37
53
64.63
0
0.00
0
0.00
2
Bóng chuyền
25
30.49
51
62.19
6
3.72
0
0.00
3
Cầu lông
16
19.51
66
80.49
0
0.00
0
0.00
4
Đá cầu
50
60.98
31
37.80
1
1.22
0
0.00
Kết quả học tập các môn thực hành của học viên được trình bày tại bảng 3.33 cho thấy, đa số học viên ở cả Phú Thọ và Điện Biên đều đạt điểm khá - giỏi, còn số ít đạt điểm trung bình và không có trường hợp nào dưới điểm trung bình. Điều đó cho phép có một số nhận xét sau:
- Nội dung các môn học phù hợp với khả năng tiếp thu vả nền tảng thể lực của học viên; tổ chức giảng dạy và thời lượng dành cho từng môn học là hợp lý, cho phép học viên có đủ điều kiện để hoàn thành các yêu cầu của môn học.
- Kiến thức và kỹ năng mà học viên tiếp thu được đảm bảo cho học viên có nền tảng chuyên môn để thực hiện có hiệu quả chương trình môn học Thể dục cấp THCS, đặc biệt là đối với môn học tự chọn.
- Phạm vi các môn học và kết quả học tập đạt được, cho phép học viên đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình theo hướng mở rộng phạm vi tự chọn.
So sánh kết quả học tập từng môn thể thao và giữa các loại kết quả đạt được của học viên ở bốn môn thể thao được trình bày tại các biểu đồ 3.1; 3.2; 3.3; 3.4 cho thấy:
- Đại đa số học viên đạt kết quả khá và giỏi ở tất cả các môn thể thao có trong chương trình thực nghiệm. Tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi trong từng môn khá cao, đặc biệt là môn Bóng đá ở lớp Phú Thọ.
- Tỷ lệ các mức điểm khá, giỏi giữa các môn thể thao phân bố tương đối đồng đều phản ánh năng lực tiếp thu của học viên đáp ứng khá tốt yêu cầu của các môn học.
Để khẳng định sự tăng trưởng về năng lực thực hành các môn thể thao của học viên thông qua quá trình học tập, quá trình nghiên cứu đã so sánh kết quả học tập của học viên với kết quả kiểm tra ban đầu ở từng môn học. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 3.34
Kết quả học tập cả bốn môn của hai lớp tại Phú Thọ và Điện Biên sau quá trình thực nghiệm với biện pháp thứ nhất của đề tài đã tăng lên với số điểm đạt được cao hơn hẳn so với kết quả kiểm tra ban đầu.
Tại Phú Thọ kết quả học tập các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông và Đá cầu của học viên sau thực nghiệm lần lượt có Ttính = 16,11; 14,13; 13,83; và 18,09 > Tbảng = 2 có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p < 0,05 hay nói cách khác các biện pháp mà đề tài áp dụng vào đối tượng nghiên cứu đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình đào tạo.
Tại Điện Biên kết quả học tập các môn Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông và Đá cầu của học viên sau thực nghiệm lần lượt có Ttính = 20,08; 18,01; 17,18; 15,09 > Tbảng = 2 có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Điều này chứng tỏ biện pháp đã lựa chọn vào thực tiễn đào tạo cho học viên khóa 4 tại Điện Biên đã mang lại hiệu quả cao:
Bảng 3.34. So sánh kết quả học tập các môn thể thao trước và sau thực nghiệm của học viên khóa 3 tại tỉnh Phú Thọ và khóa 4 tại tỉnh Điện Biên
TT
Môn học
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
t
p
I
Phú Thọ (n = 64)
1
Bóng đá
6,39 ± 0,37
8,81 ± 1,08
16,11
<0.05
2
Bóng chuyền
5,92 ± 0,48
7,98 ± 0,88
14,13
<0.05
3
Cầu lông
6,17 ± 0,41
8,47 ± 1,36
13,83
<0.05
4
Đá cầu
6,09 ± 0,25
8,44 ± 0,83
18,09
<0.05
II
Điện Biên (n= 82)
1
Bóng đá
5,74 ± 0,34
7,98 ± 0,68
20,08
<0.05
2
Bóng chuyền
5,54 ± 0,77
7,96 ± 0,71
18,01
<0.05
3
Cầu lông
5,60 ± 0,33
8,04 ± 1,21
17,80
<0.05
4
Đá cầu
5,68 ± 1,46
8,33 ± 1,07
15,09
<0.05
Kết quả so sánh trình bày tại bảng 3.34 cho thấy kiến thức và kỹ năng thực hành từng môn thể thao của học viên có sự tăng trưởng rõ rệt sau thời gian đào tạo, điều đó cho phép có một số nhận xét và đánh giá như sau:
- Thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS so với nhu cầu của thực tiễn giáo dục và diễn biến ĐMGD còn một khoảng cách rất đáng kể.
- Tăng thời lượng của chương trình dành cho các môn thể thao là cần thiết, có tính thực tiễn cao, góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc.
- Sự tăng trưởng về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao của đội ngũ giáo viên đồng thời đã minh chứng về hai vấn đề: tính cấp thiết và thực tiễn của việc lồng ghép quan điểm “đào tạo lại” trong quá trình đào tạo nâng cấp cho đội ngũ giáo viên; giá trị của biện pháp trước nhu cầu của thực tiễn GDTC trường học.
Để khẳng định hiệu quả của việc đổi mới phương thức đào tạo nâng cấp từ trình độ cao đẳng lên đại học đối với giáo viên TDTT cấp THCS, quá trình nghiên cứu đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra ban đầu và kết quả học tập sau quá trình đào tạo về kỹ năng thực hành các môn thể thao của học viên khóa 2 (học theo phương thức không kết hợp đào tạo lại) với học viên khóa 3 (lớp thực nghiệm - theo phương thức kết hợp đào tạo lại) lớp đào tạo nâng cấp được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ và khóa 3 (học theo phương thức không kết hợp đào tạo lại) với khóa 4 (lớp thực nghiệm - theo phương thức kết hợp đào tạo lại) được tổ chức tại Điện Biên. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 3.35 và 3.36.
Với kết quả kiểm tra ban đầu về kỹ năng thực hành các môn thể thao trước khi tiến hành đào tạo nâng cấp giữa học viên khóa 2 và khóa 3 tại Phú Thọ là tương đương nhau vì đều có Ttính = 1,38; 0,78; 1,13 và 1,20. Tại Điện Biên, quá trình kiểm tra cũng cho kết quả với Ttính = 1,23; 1,40; 1,70 và 1,94 và đều < Tbảng = 2. Hay nói một cách khác sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa các nhóm là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 0,05.
Bảng 3.35. So sánh kết quả kiểm tra ban đầu về kỹ năng thực hành các môn thể thao của học viên trước khi tiến hành đào tạo nâng cấp
TT
Môn học
Kết quả kiểm tra
ban đầu
Kết quả kiểm tra ban đầu
t
p
I
Phú Thọ
Khóa 2; n = 63
Khóa 3; n = 64
1
Bóng đá
6,16 ± 1,08
6,39 ± 0,83
1,38
0.05
2
Bóng chuyền
5,78 ± 0,88
5,92 ± 0,78
0,78
0.05
3
Cầu lông
5,95 ± 1,36
6,17 ± 1,19
1,13
0.05
4
Đá cầu
5,89 ± 0,83
6,09 ± 0,95
1,20
0.05
II
Điện Biên
Khóa 3; n = 73
Khóa 4; n = 82
1
Bóng đá
5,57 ± 0,68
5,74 ± 0,80
1,23
0.05
2
Bóng chuyền
5,34 ± 0,71
5,54 ± 0,85
1,40
0.05
3
Cầu lông
5,31 ± 1,21
5,60 ± 1,04
1,70
0.05
4
Đá cầu
5,35 ± 1,07
5,68 ± 1,17
1,94
0.05
Bảng 3.36. So sánh kết quả học tập các môn thể thao của học viên giữa
phương thức kết hợp đào tạo lại với phương thức không kết hợp đào tạo lại
TT
Môn học
Kết quả học tập
Kết quả học tập
t
p
I
Phú Thọ
Khóa 2; n = 63
Khóa 3; n = 64
1
Bóng đá
7,97 ± 0,57
8,81 ± 0,37
6,93
<0.05
2
Bóng chuyền
7,60 ± 0,40
7,98 ± 0,48
3,24
<0.05
3
Cầu lông
8,02 ± 0,49
8,47 ± 0,41
3,79
<0.05
4
Đá cầu
8,02 ± 0,42
8,44 ± 0,25
5,86
<0.05
II
Điện Biên
Khóa 3; n = 73
Khóa 4; n = 82
1
Bóng đá
7,39 ± 0,34
7,98 ± 0,68
5,08
<0.05
2
Bóng chuyền
7,25 ± 0,77
7,96 ± 0,71
5,13
<0.05
3
Cầu lông
7,38 ± 0,33
8,04 ± 1,21
4,59
<0.05
4
Đá cầu
7,47 ± 1,46
8,33 ± 1,07
4,77
<0.05
Từ kết quả học tập các môn thể thao của học viên sau quá trình đào tạo cho thấy: tại Phú Thọ, kết quả học tập bốn môn Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông và Đá cầu giữa học viên khóa 3 (kết hợp đào tạo lại) so với khóa 2 (không kết hợp đào tạo lại) có sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P Tbảng = 2. Tại Điện biên cũng cho kết quả tương tự giữa khóa 4 và khóa 3, với Ttính = 5,08; 5,13; 4,59 và 4,77 > Tbảng = 2. Hay nói cách khác các biện pháp mà đề tài áp dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình đào tạo. Điều đó khẳng định hiệu quả của việc đổi mới nội dung và thời lượng dành cho quá trình dạy và học các môn thể thao.
Đánh giá của học viên về nội dung và giá trị của biện pháp đối với sự phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân
Để khẳng định giá trị của biện pháp đối với sự phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp của giáo viên cấp THCS, quá trình nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của học viên 2 lớp thực nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và Điện Biên, tổng hợp kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.37.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.37 cho phép có nhận xét sau:
- 100% học viên đánh giá cao về giá trị đạt được của biện pháp, có tác động tích cực khắc phục những tồn tại cơ bản của giáo viên TDTT cấp THCS về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao.
- Nội dung và thời lượng dành cho việc dạy và học từng môn thể thao phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên; cấu trúc nội dung từng môn thể thao phù hợp với yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp mà giáo viên đảm nhận.
- Giá trị mà biện pháp tạo ra có tính thực tiễn cao, trực tiếp góp phần nâng cao NLCM của giáo viên trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục.
Đánh giá của giảng viên trực tiếp giảng dạy về giá trị của biện pháp đối với việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho học viên
Ý kiến đánh giá của 27 giảng viên trực tiếp giảng dạy các lớp thực nghiệm về giá trị của biện pháp thông qua thực tiễn đào tạo nâng cấp cho giáo viên TDTT cấp THCS được trình bày tại bảng 3.38.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.38 cho phép có nhận xét sau:
- Định hướng về mục tiêu và nội dung của biện pháp đã phát huy hiệu quả thông qua quá trình thực nghiệm; năng lực thực hành các môn thể thao của học viên đã có sự cải thiện đáng kể, đảm bảo cho học viên có thể giảng dạy có chất lượng tất cả các nội dung thuộc chương trình môn học Thể dục cấp THCS.
- Phát triển năng lực thực hành các môn thể thao đã tạo điều kiện tốt để học viên phát triển năng lực về phương pháp và tổ chức giờ học; phát triển năng lực thiết kế và sử dụng các bài tập chuyên môn phù hợp đặc điểm các môn thể thao trong quá trình dạy học động tác và giáo dục các tố chất thể lực. - Mở rộng khả năng đáp ứng của học viên trước yêu cầu đổi mới GDPT, nâng cao chất lượng giờ học và sức thu hút của môn học đối với học sinh.
- Khắc phục đáng kể những hạn chế của quá trình đào tạo trước đó tại các nhà trường cao đẳng địa phương, nâng cao năng lực đáp ứng của giáo viên trước nhu cầu về chuyên môn của thực tiễn GDPT.
* Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ hai
Kết quả học tập của học viên
Kiến thức và kỹ năng thực hành bài tập NCKH về lĩnh vực GDTC trường học của học viên hai lớp thực nghiệm được phản ánh thông qua điểm số mà học viên đạt được, kết quả được tổng hợp và trình bày theo phân loại định hướng nghiên cứu tại bảng 3.39.
Bảng 3.39. Tổng hợp kết quả thực hành bài tập NCKH
của học viên các lớp tham gia thực nghiệm
(Được trình bày theo phân loại định hướng nghiên cứu do học viên lựa chọn)
TT
Định hướng nghiên cứu được học viên lựa chọn
Số lượng
Kết quả học tập của học viên (n = 146)
Điểm giỏi
(9 - 10)
Điểm khá
(7 - 8)
Điểm TB
(5 - 6)
Điểm dưới TB
1
Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cấp THCS
11
0
7
4
0
2
Phương pháp giảng dạy môn học theo hướng tích cực hóa học sinh
15
0
12
3
0
3
Đổi mới nội dung và tổ chức giờ học môn tự chọn
9
0
7
2
0
4
Bài tập phát triển các tố chất thể lực cho học sinh các lứa tuổi cấp THCS
16
0
12
4
0
5
Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập môn học thể dục của học sinh THCS
20
0
16
4
0
6
Đánh giá diễn biến phát triển thể lực của học sinh dưới tác động của luyện tập TDTT
15
0
12
3
0
7
Phương pháp phòng ngừa chấn thương trong luyện tập các môn thể thao
12
0
9
3
0
8
Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học
18
0
18
0
0
9
Đặc điểm tâm lý và nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh các dân tộc vùng cao
21
0
18
3
0
10
Các hình thức, nội dung tổ chức tập luyện ngoại khóa và xây dựng đội tuyển các môn thể thao
9
0
6
3
0
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.39 cho phép có nhận xét sau:
- Đa số học viên đạt điểm khá và giỏi thông qua bài tập thực hành NCKH đã phản ánh những giá trị về kiến thức và kỹ năng về NCKH mà học viên đã thu nhận được.
- Tính đa dạng về định hướng nghiên cứu mà học viên lựa chọn và tìm cách giải quyết đã phản ánh sự phong phú về vốn thực tiễn GDTC trường học mà học viên đã tích lũy được thông qua hoạt động nghề nghiệp.
- Thành tích học tập mà học viên đạt được tuy chỉ là bước khởi đầu, song là minh chứng về tiềm năng cần được khai thác và phát triển; minh chứng về sự cần thiết phải dẫn dắt và tạo điều kiện để học viên được thực hành hoạt động NCKH.
- Giá trị của biện pháp không chỉ là sự chuyển giao tới học viên khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá và giải quyết những tồn tại, những vấn đề cấp thiết của thực tiễn giáo dục, mà còn là quá trình tạo dựng ở học viên niềm tin và bản lĩnh để phát triển năng lực NCKH, phát triển nhu cầu tự học và khám phá.
Tự đánh giá của học viên về giá trị của biện pháp thông qua việc nâng cao khả năng thực hành hoạt động NCKH
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá của học viên các lớp thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.40.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.40 cho phép có nhận xét sau:
- Đại đa số học viên có nhận thức sâu sắc về giá trị của biện pháp đối với việc nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp của bản thân; có tác động hoàn thiện và phát triển tiềm lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục.
- Thực hành NCKH không chỉ là quá trình dẫn dắt và phát triển ở học viên năng lực tư duy và giải quyết những vấn đề chuyên môn, mà còn là quá trình mở rộng phạm vi ảnh hưởng và giá trị hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên TDTT đối với sự nghiệp GD&ĐT thế hệ trẻ.
- Bồi dưỡng và phát triển năng lực hoạt động NCKH còn là quá trình trực tiếp nâng cao trình độ chuyên môn cho học viên một cách toàn diện, trang bị cho học viên phương pháp tự học, tự phát triển trình độ một cách tự giác và có hiệu quả.
Đánh giá của giảng viên về giá trị của biện pháp thông qua việc nâng cao khả năng thực hành hoạt động NCKH cho học viên
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 27 giảng viên tham gia giảng dạy các lớp thực nghiệm về giá trị của biện pháp được trình bày tại bảng 3.41.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.41 cho phép có nhận xét sau:
- Thực hành hoạt động NCKH là phương thức đào tạo gắn lý luận với thực tiễn, tạo điều kiện để học viên được thực hành các bài tập nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy và học môn Thể dục cấp THCS; nội dung và yêu cầu không vượt quá khả năng tiếp thu của học viên, có tác dụng phát huy tiềm năng chuyên môn mà học viên đã tích lũy được từ thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hành hoạt động NCKH có giá trị vượt ra ngoài phạm vi của một môn học trong quá trình đào tạo nâng cấp cho giáo viên TDTT cấp THCS; có tác dụng khắc phục thực trạng yếu kém về năng lực NCKH - một trở ngại lớn đối với sự phát triển trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên thuộc cấp học.
- Phát triển năng lực tiến hành hoạt động NCKH đồng thời là quá trình trang bị kiến thức và kỹ năng tự học cho học viên, thúc đẩy ở họ nhu cầu tự hoàn thiện trình độ chuyên môn trước diễn biến và sự phát triển của thực tiễn giáo dục.
* Kết quả thực nghiệm biện pháp thứ ba
Kết quả học tập của học viên
Kết quả học tập đối với chuyên đề Xây dựng và phát triển chương trình và chuyên đề Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học được trình bày tại bảng 3.42.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.42 cho phép có nhận xét sau:
Đa số học viên đạt kết quả khá và giỏi đối với cả 2 chuyên đề; nội dung của 2 chuyên đề là hoàn toàn mới đối với chương trình đào tạo giáo viên TDTT, song rất gần gũi đối với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của học viên. Do đó học viên có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp thu và thực hành có hiệu quả kiến thức mà 2 chuyên đề cung cấp.
Bảng 3.42. Tổng hợp kết quả học tập của học viên các lớp thực nghiệm
đối với 2 chuyên đề Xây dựng và phát triển chương trình,
Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học
TT
Chuyên đề
Số lượng
Kết quả học tập của học viên
Điểm giỏi
(9 - 10)
Điểm khá
(7 - 8)
Điểm TB
(5 - 6)
Điểm
dưới TB
I
Lớp tại Phú Thọ
n = 64
1
Xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học
32
8
21
3
0
2
Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học
32
7
23
1
0
II
Lớp tại Điện Biên
n = 82
1
Xây dựng và phát triển chương trình trong GDTC trường học
41
5
32
4
0
2
Kiểm tra đánh giá trong GDTC trường học
41
1
37
3
0
Tự đánh giá của của học viên và đánh giá của giảng viên về giá trị của biện pháp
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá của học viên về giá trị của biện pháp được trình bày tại bảng 3.43.
Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 27 giảng viên tham gia đào tạo nâng cấp cho giáo viên TDTT cấp THCS về giá trị của biện pháp được trình bày tại bảng 3.44.
Phân tích kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.43 và bảng 3.44 cho phép có nhận xét sau:
- Bằng thực tiễn hoạt động chuyên môn đã tích lũy được, 100% giảng viên và học viên đánh giá cao giá trị của biện pháp, ý nghĩa và tính cấp thiết của khối lượng kiến thức được trang bị đối với thực tiễn GDPT.
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng về xây dựng và phát triển chương trình, về hoạt động kiểm tra đánh giá là quá trình hướng tới sự hoàn thiện cho học viên năng lực tổ chức và triển khai hoạt động dạy học môn Thể dục ở cấp THCS; nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên TDTT trước nhu cầu của thực tiễn GDPT.
- Là loại hình nghiệp vụ chuyên biệt, đảm bảo cho học viên có tính tự chủ cao trong quá trình triển khai hoạt động chuyên môn và tham gia ĐMGD tại các nhà trường.
- Là quá trình lý luận hóa, tri thức hóa những kinh nghiệm và kỹ năng của học viên về tổ chức thực hiện chương trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mà học viên đã trải qua trong thực tiễn GDTC trường học; tạo nền tảng để học viên chủ động phát triển loại hình nghiệp vụ chuyên biệt chưa được đào tạo ở hệ cao đẳng.
3.3.5. Bàn luận về các biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục
3.3.5.1. Về định hướng lựa chọn biện pháp
Nhằm nâng cao năng lực đáp ứng của giáo viên trước nhu cầu của thực tiễn dạy và học môn Thể dục, các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường đã có các biện pháp:
- Bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ tại địa phương và nhà trường.
- Tập huấn theo chuyên đề, theo dự án.
- Tạo điều kiện để giáo viên tự học và tham gia các hoạt động “Sáng kiến kinh nghiệm”.
- Đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học.
Tuy nhiên, trước những “lỗ hổng” lớn về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc (nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là từ sự hạn chế về năng lực đào tạo của các trường cao đẳng địa phương), đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục mang tính triệt để, với qui mô và thời lượng thích hợp.
Trước yêu cầu đó, loại hình đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học (với các hình thức đào tạo tại chức, chuyên tu và liên thông) đã thực sự phát huy hiệu quả, có giá trị hướng tới sự hoàn thiện về trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trước nhu cầu của thực tiễn GDPT; đã chứng minh tính hơn hẳn và toàn diện so với các loại hình bồi dưỡng khác.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà các nhà trường đại học đã đạt được trong việc thực hiện trọng trách đào tạo nâng cấp cho giáo viên THCS, thực tiễn dạy và học loại hình này cũng đã bộc lộ những tồn tại về chương trình đào tạo cần được khắc phục:
- Việc thiết kế nội dung và thời lượng dành cho các môn thể thao chưa bám sát thực tiễn trình độ được đào tạo của học viên đã được đào tạo tại các nhà trường cao đẳng địa phương.
- Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đến việc bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học và NCKH cho học viên.
- Thiếu sự chuẩn bị cho học viên tham gia có hiệu quả diễn biến ĐMGD.
Vì vậy, đặc trưng cơ bản của việc lựa chọn biện pháp là:
- Hướng tới nâng cao chất lượng loại hình đào tạo nâng cấp trình độ cho giáo viên THCS thông qua đổi mới chương trình.
- Lấy đổi mới nội dung chương trình làm phương tiện và thiết chế để khắc phục những tồn tại về chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc; khắc phục những hạn chế do quá trình đào tạo ở các nhà trường cao đẳng địa phương để lại.
- Thông qua đổi mới nội dung chương trình, cung cấp cho học viên một số kiến thức mới, kỹ năng mới nhằm hoàn thiện năng lực hoạt động nghề nghiệp.
Với những đặc trưng đó, đảm bảo cho các biện pháp được lựa chọn có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao khả năng đáp ứng của giáo viên trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục.
3.3.5.2. Về nội dung của các biện pháp
Nội dung các biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục có đặc điểm sau:
- Hoạt động đổi mới chương trình đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học là tiền đề và là xuất phát điểm của quá trình xây dựng mục tiêu và cấu trúc nội dung của cả 3 biện pháp; cùng phản ánh những đòi hỏi mang tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục. Tuy nhiên, nội dung của mỗi biện pháp lại phản ánh một định hướng khác nhau của quá trình đào tạo.
- Đều nảy sinh từ thực trạng về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và những hạn chế của thực tiễn hoạt động đào tạo nâng cấp; đều lấy sự góp phần hoàn thiện về NLCM đối với giáo viên TDTT cấp THCS làm mục tiêu để thiết kế nội dung biện pháp.
- Nội dung mỗi biện pháp hướng tới một năng lực chuyên biệt của người giáo viên trước thềm của ĐMGD, nhưng có tác động hỗ trợ và phát triển lẫn nhau nhằm tạo ra chuyển biến tích cực về chất lượng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên đối với sự nghiệp GDTC trường học.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh nội dung các biện pháp có tính khả thi cao trong quá trình tổ chức thực hiện, không chỉ phản ánh được nhu cầu của thực tiễn giáo dục mà còn phản ánh được nhu cầu của bản thân giáo viên trước yêu cầu của ĐMGD. Tổng hòa các biện pháp đã tạo ra tính cập nhật, tính toàn diện của chương trình trước yêu cầu về chất lượng của loại hình đào tạo nâng cấp trình độ từ cao đẳng lên đại học cho đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS.
3.3.5.3. Về giá trị của các biện pháp
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng, việc đổi mới tổ chức đào tạo trên cơ sở đổi mới nội dung và thời lượng chương trình đã làm cho quá trình đào tạo nâng cấp trở nên có giá trị hơn đối với thực tiễn, góp phần khắc phục thực trạng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT.
Tạo tiền đề và đảm bảo cho học viên có sự hoàn thiện về trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giáo dục; có khả năng tự phát triển trình độ theo nhịp độ phát triển của nền giáo dục hiện đại; thực sự làm chủ chương trình đào tạo với vai trò chủ thể và kiến tạo nên sự đổi mới trong hoạt động dạy học; đảm đương chức năng tham mưu về lĩnh vực GDTC trong mỗi nhà trường, tạo được lòng tin và dấu ấn tốt đẹp về trình độ chuyên môn đối lãnh đạo, tập thể giáo viên và học sinh.
Góp phần hình thành trong cộng đồng giáo viên TDTT cấp THCS có cái nhìn lạc quan và tin tưởng vào năng lực của bản thân đối với hoạt động NCKH và tự tìm kiếm, phát triển tri thức.
Trang bị cho học viên tiềm lực tham gia ĐMGD, đổi mới chương trình theo hướng đáp ứng nhu cầu và phát triển năng lực của học sinh; có năng lực tạo ra tác động hướng tới việc hình thành và phát triển trong đông đảo giáo viên các bộ môn và học sinh nhu cầu luyện tập TDTT vì sức khỏe.
Tiểu kết chương 3
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn những tồn tại cơ bản sau:
- Còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao, đặc biệt là đối với các môn bóng, Đá cầu và Cầu lông.
- Thiếu tiềm lực về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của ĐMGD, đặc biệt là thiếu kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển chương trình; kiến thức và kỹ năng về kiểm tra đánh giá kết quả môn học; kiến thức và kỹ năng tự học, triển khai hoạt động NCKH.
- Các loại hình tập huấn ngắn hạn ít giá trị khắc phục những hạn chế về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS. Đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học được coi là loại hình đào tạo có giá trị cao trong việc khắc phục những hạn chế cơ bản của giáo viên. Tuy nhiên, loại hình đào tạo này cũng đã bộc lộ những tồn tại cần khắc phục.
Những hạn chế nêu trên của giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc là những hạn chế mang tính căn bản, có xuất phát điểm từ công tác đào tạo của các nhà trường CĐSP. Vì vậy, tập trung nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo nâng cấp cho giáo viên trở nên cấp bách, có ý nghĩa thiết thực phục vụ quá trình ĐMGD ở cấp THCS.
Đề tài đã xác định được 3 biện pháp hướng tới quá trình đào tạo nâng cấp từ trình độ cao đẳng lên đại học, nhằm nâng cao NLCM của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu của thực tiễn giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến một số kết luận sau:
1. Về nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc
Quá trình nghiên cứu đã cụ thể hóa được các tiêu chí phản ánh nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS gồm:
- Có kiến thức, kỹ năng để giảng dạy nội dung chương trình môn học Thể dục cấp THCS đảm bảo chất lượng.
- Có khả năng làm chủ nội dung chương trình môn học và tham gia đổi mới chương trình phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh và đặc điểm vùng miền.
- Có kiến thức và kỹ năng tổ chức, triển khai và đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Có khả năng tự học và triển khai hoạt động NCKH để phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục.
2. Về thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS Các tỉnh phía Bắc
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc còn những tồn tại sau:
- Còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao, đặc biệt đối với môn Đá cầu và các môn tự chọn trong chương trình môn học Thể dục cấp THCS.
- Thiếu kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển chương trình, về kiểm tra đánh giá kết quả môn học, về kiến thức, kỹ năng tự học và triển khai hoạt động NCKH.
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục là do:
- Giáo viên còn nhiều hạn chế về năng lực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Chất lượng đào tạo giáo viên TDTT cấp THCS của nhiều nhà trường CĐSP địa phương chưa đảm bảo.
- Môi trường và điều kiện hoạt động nghề nghiệp còn nhiều khó khăn đã hạn chế đáng kể sự phát triển NLCM của mỗi giáo viên.
- Các loại hình tập huấn ngắn hạn chỉ phục vụ cho các dự án đổi mới, ít giá trị khắc phục những hạn chế về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
- Đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học có giá trị cao trong việc khắc phục những hạn chế cơ bản của giáo viên. Tuy nhiên, loại hình đào tạo này đã bộc lộ những tồn tại: nội dung đào tạo và tổ chức đào tạo chưa quan tâm đúng mức đến việc khắc phục thực trạng; chưa hướng tới việc chuẩn bị tiềm lực cho giáo viên tham gia có hiệu quả các hoạt động của ĐMGD.
3. Về các biện pháp nâng cao khả năng đáp ứng của giáo viên TDTT cấp THCS các tỉnh phía Bắc trước nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục
Đề tài đã xác định được 3 biện pháp hướng tới quá trình đào tạo nâng cấp từ trình độ cao đẳng lên đại học cho đội ngũ giáo viên TDTT cấp THCS :
- Biện pháp thứ nhất: kết hợp “đào tạo lại” về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao trong quá trình tổ chức đào tạo nâng cấp từ cao đẳng lên đại học cho giáo viên TDTT cấp THCS.
- Biện pháp thứ hai: nâng cao khả năng thực hành hoạt động NCKH cho học viên, hướng tới góp phần nâng cao năng lực tự học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Biện pháp thứ ba: đào tạo bổ sung một số loại hình kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu của ĐMGD sau năm 2015.
Kết quả thực nghiệm chứng minh các biện pháp đã khắc phục có hiệu quả những hạn chế cơ bản của giáo viên về kiến thức và kỹ năng thực hành các môn thể thao thuộc chương trình môn học Thể dục cấp THCS. Nâng cao năng lực thực hành hoạt động NCKH; năng lực xây dựng, phát triển chương trình và triển khai hoạt động kiểm tra đánh giá. Tạo nguồn lực để giáo viên không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, mà còn có khả năng tự phát triển trình độ trước những đổi mới tiếp theo của thực tiễn giáo dục.
KIẾN NGHỊ
- Tiêu chí về nhu cầu chuyên môn của thực tiễn giáo dục đối với giáo viên TDTT cấp THCS là căn cứ để các cơ sở giáo dục đánh giá, hoạch định kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên TDTT hiện có.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để các cơ sở có chức năng đào tạo nâng cấp trình độ cho giáo viên TDTT tham khảo trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đối với hệ vừa làm vừa học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_luan_an_1_0203.doc