Luận án Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của Fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở vịnh Nha Trang

- Tiếp tục nghiên cứu phân tích cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của fucoidan từ các loài rong nâu khác của Việt Nam nhằm tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính kháng ung thư và các hoạt tính sinh học khác từ đó làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rong nâu của Việt Nam. - Nghiên cứu chuyển hóa fucoidan bằng con đường xúc tác sinh học (chuyển hóa bằng enzyme) để tạo ra các sản phẩm oligo-fucoidan mới có hoạt tính sinh học đặc hiệu hơn và mạnh hơn sử dụng cho mục đích làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

pdf120 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của Fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở vịnh Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nghiên cứu đặc trưng cấu trúc, đây lần lượt là các mảnh disacarit có chứa cả fucose và galactose [FucGal(SO3 -)]- và [FucGal(SO3 -)2] 2- (bảng 3.11). Kết quả phân tích phổ khối nhiều lần MALDI-TOF/MS/MS của các mảnh ion này cho thấy vị trí liên kết thích hợp nhất của các gốc galactose là điểm cuối của đầu mạch không khử. Kết quả phân tích liên kết bằng methyl hóa cũng cho thấy có 8% các gốc Gal là ở phía đầu mạch không khử (bảng 3.10). Các kết quả phân tích phổ khối và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của fucoidan từ rong Costaria costata [17] và Saccharina latissima [26] cũng cho những kết quả tương tự, đó là các gốc galactose ở vị trí cuối cùng trên các đoạn mạch có cấu tạo là các gốc α-L-Fucp liên kết 3. Để làm sáng tỏ thêm nhận định trên, chúng tôi tiến hành phân tích phổ khối nhiều lần ESI-MS/MS của mảnh ion [GalFuc(SO3 -)3] 3- ở số khối m/z 187,65 (Hình 3.18) Hình 3.18. Phổ khối nhiều lần ESI-MS/MS của mảnh ion [GalFuc(SO3 -)3] 3- tại số khối m/z 187,65 Trên phổ ESI-MS/MS của mảnh [GalFuc(SO3)3] 3- m/z 187,65 cho thấy tín hiệu mạnh nhất là mảnh ở m/z 159,97 của ion B′1 (phông in nghiêng để ký hiệu là 92 ion hỗn hợp và dấu “′” để ký hiệu ion được sulfate hóa kép) tương ứng với gốc galactose sulfate hóa kép ở phía đầu mạch không khử chiếm đa số (hình 3.18). Bên cạnh đó, tín hiệu khá cao của mảnh ion 0,2A1 ở m/z 182,99 và 0,2X1 ở m/z 138,97 chỉ ra sự có mặt của gốc fucose không khử, được sulfate hóa ở vị trí C-2 và C-4 [124]. Tuy nhiên, tín hiệu của cả hai ion kiểu ion B- xuất hiện ở m/z 225,01 và m/z 151,98 là thấp. Do vậy, tín hiệu tương tự ở m/z 199 (0,2A1) cần phải được phát hiện, đã không được tìm thấy. Kết quả này có thể được giải thích do gốc galactose ở đầu mạch không khử được sulfate hóa ở vị trí C-3, kết hợp với tín hiệu ở của mảnh ion 0,3A1 ở m/z 168,98 cho thấy nhóm sulfate còn có thể ở C-4/C-6. Đồng thời mảnh m/z ở 168,98 còn chỉ ra khả năng nhóm sulfate ở vị trí C-3 của gốc fucose phía đầu mạch khử [124]. Như vậy, mảnh [GalFuc(SO3)3] 3- m/z 187,65 là hỗn hợp của hai disacarit như được trình bay trong bảng 3.11. Kết quả phân tích phổ ESI-MS/MS của ion triply sulfated tetrasacarit [Fuc3Gal(SO3)3] 3- ở m/z 285,03 (Hình 3.19) cho thấy khả năng mảnh này tồn tại ít nhất 3 biến thể cấu trúc (bảng 3.11). Hình 3.19. Phổ khối ESI-MS/MS của mảnh ion [Fuc3Gal(SO3)] 3- tại m/z 285,03 93 Lần đầu tiên, bằng phương pháp phân tích phổ khối nhiều lần MS/MS của fucooligosacarit sulfate hóa đã xác định được cấu trúc của fucoidan có mạch nhánh: do không phát hiện thấy các ion của gốc fucose lần lượt được tách ra (dựa vào các ion chuẩn đoán dạng B-) [19], ví dụ như mảnh ở m/z 298,042- tương ứng với trisacarit fucotriose bị mất một phân tử nước được phân tách và/hoặc mảnh ở m/z 225,012- tương ứng với disacarit fucobiose sulfate hóa kép được sinh ra do mất một gốc fucose. Tín hiệu của mảnh ion Y1 - ở m/z 259,01 [Gal(SO3 -)] cho phép đề xuất biến thể cấu trúc với gốc sulfated galactose ở phía đầu khử (Fuc-Fuc-Fuc-Gal). Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên chúng tôi không phát hiện thấy các tín hiệu cho thấy sự tồn tại của mảnh fucotriose, do đó biến thể cấu trúc Fuc-Fuc-Fuc-Gal không tồn tại. Biến thể cấu trúc Fuc-Fuc-Gal-Fuc cũng không tồn tại, vì không phát hiện thấy tín hiệu của ion dạng Y2 ′′ ở m/z 187,66 tương ứng với mảnh (Gal-Fuc). Thật lạ là không phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào của sự phân mảnh vỡ vòng galactose nằm ở phía trong mạch, hơn nữa kết quả phân tích methyl hóa cũng không phát hiện thấy các gốc galactose liên kết 4-, 3- (bảng 3.10). Như vậy, sự phân mảnh vỡ vòng không xảy ra có thể được giải thích do nhóm sulfate chiếm vị trí C-3 của các gốc galactose, theo Tissot và cộng sự thì nhóm sulfate ở vị trí C-3 bền vững hơn các trạng thái khác [124]. Trên phổ MALDI-TOF/MS (hình 3.15) ta thấy tín hiệu ở m/z 960,95 tương ứng với một oligosacarit hỗn hợp có thành phần chứa cả hai gốc galactose và fucose [Fuc3Gal2(SO3Na)2-Na] - , đây là mảnh ion đáng được lưu ý nhất. Đặc trưng cấu trúc của mảnh oligosacarit này sẽ được phân tích bằng khối phổ nhiều lần MALDI- TOF/MS. Kết quả đo phổ MALDI-TOF/MS/MS của mảnh m/z 960,95 (hình 3.20) cho thấy ion [Fuc3Gal2(SO3Na)2 - Na] - có thể được sinh ra từ mảnh ion mẹ [Fuc3Gal2(SO3)3] 3- bị mất gốc sulfate, mảnh ion này đã được phát hiện bằng phổ khối ESI-MS ở m/z 339,05. Tuy nhiên trong phổ khối nhiều lần ESI-MS/MS do cường độ của ion mẹ thấp nên không nhận được nhiều thông tin từ phổ này. Thay vào đó phổ khối nhiều lần MALDI-TOF/MS của ion này tương đối đơn giản. Các dữ liệu trên phổ MALDI-TOF/MS/MS có khả năng đưa ra dự đoán ít nhất bốn biến thể cấu trúc của ion này (bảng 3.11). Các biến thể của một số ion sulfate hóa kép, 94 được sinh ra do sự phân tách các liên kết glycoside và phá vỡ vòng đường, được ký hiệu bằng dấu móc lửng (“′”) nhằm hạn chế tối đa nhiều ký hiệu rườm rà trên phổ, như chúng ta đã biết liên kết glycoside thường dễ bị phân tách ở vị trí gần với gốc sulfate [138]. Tập hợp đầy đủ các ion dạng Y- và B- được phát hiện trên phổ khối nhiều lần MALDI-TOF/MS của ion [Fuc3Gal2(SO3Na)2-Na] - cho phép đề xuất sự tồn tại của các biến thể cấu trúc duy nhất của ion này: Fuc-(1→4)-Gal-(1-3)-Fuc-(1-4)-Gal-(1→3)-Fuc Và Gal-(1→3)-Fuc-(1-4)-Gal-(1-3)-Fuc-(1→3)-Fuc Các biến thể cấu trúc này được sulfate hóa một cách ngẫu nhiên (do sự mất gốc sulfate xảy ra ngẫu nhiên) ở vị trí C-2 và C-4 của cả hai gốc galactose và fucose. Kiểu liên kết của gốc Gal chủ yếu được xác định nhờ các kết quả phân tích methyl hóa bởi các mảnh sinh ra từ sự phá vỡ vòng các gốc Gal bị trùng lấp với các ion mảnh sinh ra do phân tách các liên kết glycoside (hình 3.20). Hình 3.20. Phổ khối Negative-ion tandem MALDI-TOF/MS của ion mảnh [Fuc3Gal2(SO3Na)2 - Na] - tại m/z 960,95. 95 Như vậy, bằng các phương pháp phân tích khối phổ nhiều lần của các mảnh oligosacarit trọng lượng phân tử thấp (LMW) được điều chế bằng phương pháp tự thủy phân, đã xác định được các đặc trưng cấu trúc của fucoidan SmF3. Các kết quả phân tích đã chỉ ra sự có mặt của các oligosacarit hỗn hợp có thành phần chứa cả gốc galactose và fucose, nhưng khác với các fucoidan từ bộ Laminariales [17,19], hỗn hợp tự thủy phân của các fucoidan từ bộ rong này chỉ chứa lượng nhỏ các thành phần hỗn hợp, bao gồm chỉ có galactose ở cuối mạch. Các mảnh được cấu tạo chỉ gồm các gốc α-L-Fucp với mức độ polyme hóa lên đến 5 đơn vị gốc đường và có tới 3 nhóm sulfate trên phân tử cũng đã được phát hiện, kết hợp với các kết quả phân tích liên kết bằng methyl hóa (bảng 3.10) đã xác định được liên kết chủ yếu trong các mảnh đó là liên kết 3 và ở mức độ ít hơn là liên kết 4. Phân tích khối phổ (MS) đã chứng minh được vị trí của gốc sulfate trên cả gốc α-L-Fucp và β-D-Galp ở C-2 và/hoặc C-4, kết quả phân tích phổ 13C-NMR của fucoidan sulfate hóa và đề sulfate hóa còn cho thấy nhóm sulfate ở vị trí C-6 của gốc β-D-Galp và có thể ở cả C-3 của gốc β-D-Galp ở cuối mạch và gốc α-L-Fucp liên kết 4, như các mảnh sau đã được tìm thấy và được phân tích: Fuc (2SO3 -)-(1→3)-Fuc(2SO3 -), Fuc-(1→3)-Fuc(2,4SO3 -), Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Fuc(2,3SO3 -), Fuc(2,4SO3 -)-(1→3)-Fuc; Gal(4/6, 3SO3 -)-(1→3/4)- Fuc(2/3SO3 -) và Fuc(2,4SO3 -)-(1→4)-Gal(2SO3 -). Dựa trên kết quả phân tích methyl hóa đã xác định được kiểu liên kết chủ yếu của gốc β-D-Galp là liên kết (1→4), trong trường hợp này sulfate chiếm vị trí C-3, tương ứng với mảnh sau đây đã được phát hiện: Fuc-(1→4)-Gal(3SO3 -)-(1→3)-Fuc(2SO3 -)-(1→3)-Fuc(2SO3 -). Không phát hiện thấy tín hiệu của mảnh sinh ra từ sự phân mảnh phá vỡ vòng đường của các gốc galactose liên kết 4, nguyên nhân có thể do nhóm sulfate ở vị trí C-3 là vị trí bền vững ít xảy ra khả năng phá vỡ vòng [124]. Phân tích kỹ hơn các oligosacarit hỗn hợp với bậc polymer hóa cao hơn cho thấy fucoidan SmF3 chứa các đoạn mạch được cấu tạo bởi các gốc α-L-Fucp và β-D-Galp liên kết luân phiên, như các cấu trúc sau đây đã được tìm thấy: 96 Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)- Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)- Fuc Gal(2SO3 -)-(1→3)-Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)- Fuc-(1→3)- Fuc Không phát hiện thấy các đoạn mạch được tạo bởi các gốc galactose liên kết với nhau, khác với fucoidan từ bộ Laminariales, fucoidan từ bộ rong này có chứa các mạch galactan [17,19,129]. Từ các kết quả phân tích chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng các oligosacarit thu được bằng tự thủy phân, được tạo ra từ các mạch nhánh và phần mạch chính linh động nhất của fucoidan tự nhiên trong điều kiện tự thủy phân được lựa chọn. Phần trọng lượng phân tử cao còn lại sau quá trình tự thủy phân (phần không bị thủy phân) có thể chứa các mảnh của mạch chính, bao gồm các gốc galactose liên kết 6 ở cuối đầu mạch khử, do vậy nó đã không được tìm thấy trong phân đoạn khối lượng phân tử thấp SmF3-AH. Vì thế, chúng tôi cho rằng các liên kết 1,6 là liên kết bền trong điều kiện tự thủy phân. Do sự khử sulfate diễn ra một cách ngẫu nhiên trong quá trình tự thủy phân và/hoặc trong nguồn ion của khối phổ, nên một số gốc đường được phát hiện không có gốc sulfate. Tuy nhiên, phân đoạn fucoidan SmF3 là một polysacarit sulfate hóa cao (35%). Như vậy, có thể hầu hết các nhóm -OH tự do trên polysacarit tự nhiên được sulfate hóa (ngoại trừ các vị trí bị hạn chế không gian) bởi vì trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR không phát hiện được bất kỳ nhóm acetyl nào. Kết luận: Bằng các phương pháp phân tích hóa học kết hợp với các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối, cấu trúc của fucoidan SmF3 có thể được mô tả như sau: mạch chính của polysacarit là →3)-Fuc(2,4SO3 -)-(1→3)- Fuc(2,4SO3 -)-(1→, gốc α-L-Fucp(3SO3 -) liên kết 4 rải rác có thể được chèn vào trong mạch chính và gốc galactose liên kết 6 ở cuối đầu mạch khử. Các vị trí mạch nhánh thích hợp là các gốc galactose liên kết 1,2,6- hoặc 1,3,6- (kết quả phân tích methyl hóa, bảng 3.10) và/hoặc các gốc fucose liên kết 1,3,4- (kết quả phân tích phổ khối, hình 3.19), các gốc này có khả năng tạo liên kết glycoside với các gốc galactose ở cuối mạch hoặc là với các mạch được tạo thành bởi các gốc α-L-Fucp sulfate hóa và β-D-Galp sulfate hóa liên kết luân phiên nhau. Cả hai gốc α-L-Fucp và β-D-Galp được sulfate hóa ở vị trí C-2 và/hoặc C-4 (đôi khi là C-6 của gốc 97 β-D-Galp) và có thể ở vị trí C-3 của các gốc: β-D-Galp ở cuối mạch, β-D-Galp liên kết 4 và α-L-Fucp liên kết 4. Lần đầu tiên đã phát hiện ra sự có mặt đồng thời của các gốc →3)-α-L-Fucp và gốc →4)-β-D-Galp liên kết luân phiên nhau trong galactofucan từ chi rong Sargassum. 3.7. ĐÁNH GIÁ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA FUCOIDAN Theo các công trình [14,16,39,52,69,98,121] thì hoạt tính kháng ung thư của fucoidan phụ thuộc vào các đặc điểm cấu trúc như mức độ sulfate hóa, thành phần đường và kiểu liên kết giữa các gốc đường. Các tác giả [90,93] đã công bố rằng hàm lượng sulfate là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của fucoidan. Fucoidan có trọng lượng phân tử thấp (< 2000 Da) với thành phần chính là fucose và một lượng lớn sulfate có hoạt tính kháng u mạnh hơn fucoidan dị thể trọng lượng phân tử cao và hàm lượng sulfate thấp. Các phân đoạn fucoidan (Sh2 và Sh3) từ rong Sargassum hornery có cấu tạo mạch thẳng với các gốc (1→3); (1→4)- và (1→4)-α-L-Fucp sắp xếp xen kẽ nhau đã được công bố là có hoạt kháng khối u ác tính mạnh hơn phân đoạn Sh1 được cấu tạo bởi các gốc (1→3)- α-L-Fucp [99]. Theo các tác giả [36,91,142] fucoidan thuộc bộ Chordariales và Laminariales được tạo nên bởi các gốc (1→3)-α-L- Fucp, nhóm sulfate ở vị trí C-2 và/hoặc C-4 (cấu trúc dạng I). Mạch chính của fucoidan từ bộ Fucales được tạo nên bởi các gốc (1→3)- và (1→4)-α-L-Fucp, nhóm sulfate ở vị trí C2 và/hoặc C4 (cấu trúc dạng II) [25,24,35]. Fucoidan từ các loài rong thuộc họ Alariaceae và Sargassaceae là các polysacarit dị thể sulfate hóa được tạo thành bởi các gốc (1→3)- hoặc (1→4)-linked α -L-Fucp và β-D-galactopyranose (β-D-Galp) (cấu trúc dạng III) [48,98,99]. Theo tác giả [99] fucoidan thuộc nhóm cấu trúc dạng I có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh khối và sự hình thành khuẩn lạc của các tế bào ung thư ruột kết, các fucoidan thuộc nhóm cấu trúc dạng II ức chế đáng kể sự phát triển của các tế bào khối u ác tính và cuối cùng fucoidan thuộc nhóm cấu trúc dạng III là tác nhân hóa trị lý tưởng cho ung thư vú. Mặc dù các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của fucoidan đã bắt 98 đầu từ hàng thập kỷ trước, tuy nhiên mối quan hệ tương tác giữa hoạt tính sinh học với cấu trúc và cơ chế phân tử của fucoidan tác động lên các tế bào ung thư vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng. Đặc điểm cấu trúc chung của phần lớn fucoidan rong nâu Việt Nam thuộc nhóm cấu trúc dạng III là các galactofucan sulfate hóa, với thành phần chính là fucose và galactose, cùng với một lượng nhỏ các đường đơn khác là mannose, rhamnose, xylose và glucose. Do sự khác nhau về thành phần monosacarit, kiểu sắp xếp giữa các gốc đường ở mạch chính cũng như mạch nhánh đã tạo nên sự da dạng cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan. Kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư của 06 mẫu fucoidan rong nâu Việt Nam chỉ ra rằng tất cả các mẫu đều có hoạt tính kháng ít nhất 02 dòng tế bào ung thư với các mức độ khác nhau. Tất cả 06 mẫu fucoidan đều có hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2, trong đó fucoidan từ rong S.mcclurei với hàm lượng sulfate cao nhất (33,15%) có hoạt tính mạnh nhất. Tuy nhiên mẫu fucoidan S.swartzii với hàm lượng sulfate thấp nhất (20,04 %) có hoạt tính mạnh hơn fucoidan từ rong S.polycystum, S.denticapum và Turbinaria ornata. Với dòng tế bào ung thư màng tim RD, fucoidan từ rong S.mcclurei có hàm lượng sulfate cao nhất cho kết quả âm tính, trong khi cả 05 mẫu fucoidan còn lại đều có kết quả dương tính với dòng tế bào ung thư này. Từ những kết quả này cho thấy hoạt tính kháng ung thư của các galactofucan sulfate hóa từ rong nâu Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào nhóm sulfate, mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thành phần đường, kiểu liên kết glycoside giữa các gốc đường, kiểu liên kết mạch nhánh và thậm chí là cả nhóm uronic axít [69]. Hoạt tính kháng ung thư ruột kết DLD-1 của các phân đoạn fucoidan từ rong Sargassum mcclurei và kháng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 của các phân đoạn fucoidan từ rong S.swartzii có thể được giải thích là do cấu trúc mạch chính được tạo nên bởi các gốc α-L-Fucp liên kết 1,3 và β-D- Gal liên kết 1,4. Các kết quả tương tự cũng đã được công bố cho fucoidan từ các nguồn rong khác [98,99,121]. 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu được các kết quả như sau: 1. Fucoidan từ 08 loài rong nâu phổ biến nhất ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bao gồm: S.oligocystum, S.denticapum, S.swartzii, S.polycystum, S.mcclurei, Padina australis và Turbiaria ornata đã được phân lập. 2. Phân tích thành phần hóa học bao gồm thành phần đường, hàm lượng uronic axít và hàm lượng sulfate của 08 mẫu fucoidan. Kết quả cho thấy fucoidan của rong nâu Việt Nam thuộc nhóm sulfate galactofucan, trong khi đó fucoidan từ các loài rong nâu của vùng ôn đới là các sulfate fucan. 3. 05 loại fucoidan thô đã được phân đoạn tinh chế và phân tích thành phần hóa học của tất cả các phân đoạn thu được. 4. 06 mẫu fucoidan thô và 09 phân đoạn của chúng đã được khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên 05 dòng tế bào ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư vú để tìm ra các phân đoạn có hoạt tính tốt dùng cho mục đích phân tích cấu trúc. 5. Phân tích các đặc trưng cấu trúc của 05 phân đoạn fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào tốt từ 05 loài rong S.denticapum, S.polycystum, S.swartzii, S.mcclurei và Turbinaria ornata. Kết quả chỉ ra rằng: - Cấu trúc mạch chính của 05 phân đoạn fucoidan được tạo thành chủ yếu bởi các gốc 1→3)- α-L-Fucopyranose. - Nhóm sulfate gắn chủ yếu ở vị trí C-4 và một phần ở vị trí C-2 trên các gốc đường pyranose. Việc phân tích các đặc trưng cấu trúc của các phân đoạn fucoidan có hoạt tính tốt cho phép chúng tôi đưa ra một số nhận định ban đầu về các yếu tố cấu trúc có ảnh hưởng đến hoạt tính kháng u của fucoidan từ một số loài rong thuộc chi Sargassum Việt Nam. 6. Bằng phương pháp tự thủy phân (autohydrolysis) sử dụng chính các nhóm (-SO3H) của phân tử fucoidan làm nguồn axít để chuyển hóa polysacarit fucoidan 100 về dạng oligosacarit-fucoidan phù hợp cho phân tích khối phổ. Đây là một nét mới của luận án. 7. Lần đầu tiên tại Việt Nam đã kết hợp 2 kỹ thuật phân tích khối phổ nhiều lần MALDI-TOF/MS/MS và ESI-MS/MS trong phân tích cấu trúc của polysacarit. Sự kết hợp này giúp chúng ta thu nhận được nhiều hơn các thông tin về thành phần và đặc trưng cấu trúc của các mảnh ion carbohydrate trong khối phổ, nhờ vậy đã cho phép giải thích được một cách tường minh hơn cấu trúc phức tạp của fucoidan có nguồn gốc từ rong Việt Nam. Đây là tính mới của luận án so với các nghiên cứu cùng lĩnh vực này ở trong nước. 8. Lần đầu tiên cấu trúc của phân đoạn fucoidan SmF3 có hoạt tính gây độc tế bào ung thư từ Sargassum mcclurei đã được thiết lập. Mạch chính của fucoidan SmF3 gồm: →3)-Fucp(4,2SO3 -)-(1→3)-Fucp(4,2SO3 -)-(1→ họa tiết xen vào các gốc (1→4)-Fucp(3SO3 -) và (→6)-Galp ở cuối đầu khử. Mạch nhánh tồn tại các đoạn mạch sau: Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)-Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)- Fuc và Gal(2SO3 -)-(1→3)-Fuc(2SO3 -)-(1→4)-Gal-(1→3)- Fuc-(1→3)- Fuc Với sự có mặt đồng thời của các gốc →3)-α-L-Fucp và gốc →4)-β-D-Galp liên kết luân phiên trong mạch galactofucan từ rong Sargassum, chứng tỏ fucoidan từ rong Sargassum mcclurei có cấu trúc mới so với các fucoidan đã nghiên cứu từ chi Sargassum. KIẾN NGHỊ - Tiếp tục nghiên cứu phân tích cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của fucoidan từ các loài rong nâu khác của Việt Nam nhằm tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính kháng ung thư và các hoạt tính sinh học khác từ đó làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rong nâu của Việt Nam. - Nghiên cứu chuyển hóa fucoidan bằng con đường xúc tác sinh học (chuyển hóa bằng enzyme) để tạo ra các sản phẩm oligo-fucoidan mới có hoạt tính sinh học đặc hiệu hơn và mạnh hơn sử dụng cho mục đích làm thuốc hoặc thực phẩm chức năng. 101 CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Pham Duc Thinh, Roza V. Menshova, Svetlana P. Ermakova, Stanislav D. Anastyuk, Bui Minh Ly and Tatiana N. Zvyagintseva. Structural Characteristics and Anticancer Activity of Fucoidan from the Brown Alga Sargassum mcclurei. doi:10.3390/md11051456, Mar. Drugs 2013, 11, 1456- 1476. 2. Phạm Đức Thịnh, Trần Thị Thanh Vân, Bùi Văn Nguyên, Lê Lan Anh và Bùi Minh Lý. Thành phần và đặc điểm cấu trúc của các polysaccharide tan trong nước từ một số loài rong nâu Việt Nam. Tạp chí Hóa học, 2013, 51 (6ABC), 838-842. 3. Pham Duc Thinh, Bui Minh Ly, Tran Thi Thanh Van, Le Lan Anh, Svetlana P. Ermakova, Tatyana N. Zvyagintseva. Fucoidans from brown seaweeds collected from Nhatrang Bay: Isolation, structural characteristics, and anticancer activity. Journal of Chemistry, 2013, Vol. 51(5), 539-545. 4. Pham Duc Thinh, Tran Thi Thanh Van and Bui Minh Lý. Studies fucoidan from brown seaweeds in Vietnam. Proceedings of VAST-IRD symposium on marine science. Haiphong-Vietnam, November 28th - 29th, 2013. 386-395 (ISBN: 978-604-913-162-2). 5. Pham Duc Thinh, Bui Minh Ly, Nguyen Duy Nhut, Cao Thi Thuy Hang, Tran Thi Thanh Van, Le lan Anh, S.P. Ermakova and T, N. Zvyagintseva, Composition, structural characteristics and bioactivities of fucoidan from some Vietnamese seaweeeds, Conference proceeding, the 2nd Analytical Vietnam Conference 2011, HCM city, April 7-8,2011, p.238-242. 6. Bùi Minh Lý, Nguyễn Duy Nhứt, Trần Thị Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Linh, Hoàng Ngọc Minh, Phạm Đức Thịnh, Võ Mai Như Hiếu, Ngô Quốc Bưu, Nguyễn Đình Thuất, Cao Thị Thúy Hằng, Đặng Xuân Cường, Nghiên cứu fucoidan và công nghệ sản xuất chúng từ rong nâu Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội 2010, 64-73 (ISBN: 978-604-913-012-0). 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bùi Minh Lý. Đánh giá hiện trạng và Nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong Mơ (Sargassum) tại Khánh Hòa. Đề tài cấp tỉnh Khánh Hòa, 2010. 2. Bùi Minh Lý. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất fucoidan quy mô pilot từ một số loài rong nâu Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu KH&CN cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2006. 3. Ngô Quốc Bưu, Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Bùi Minh Lý và cs. Báo cáo nghiệm thu đề tài Điều tra cơ bản: “Hiện trạng và nguồn lợi rong biển kinh tế ven biển phía Nam Việt Nam”. 1999, pg 1-41. Nghiệm thu tại Hội đồng cấp Trung tâm KHTN và CNQG. Hà Nội 5-1999. 4. Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Thành Thị Thu Thủy, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sung. Nghiên cứu fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào tách từ rong nâu Sargasum swartzii bằng phương pháp phổ khối nhiều lần. Tạp chí Hóa học, 2009, T. 47 (3), Tr. 300 - 307. 5. Nguyễn Duy Nhứt. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của polysaccharide từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa. Luận án tiến sỹ Hóa học, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2008. Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Đại và Phạm Hữu Trí. Một số loài rong biển mới bổ sung cho khu hệ rong biển Việt Nam - Phần I. Tuyển tập Nghiên cứu biển, 2002, 12, 149-158 . 7. Nguyễn Hữu Đại và Phạm Hữu Trí. Một số loài rong biển mới bổ sung cho Việt Nam - Phần II. Tuyển tập Nghiên cứu biển, 2003, 13, 95-114 . 8. Nguyễn Hữu Đại. Rong Mơ (Sargassaceae) Việt Nam. Nguồn lợi và sử dụng. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1997, 198 trang. 9. Nguyễn Hữu Dinh và Huỳnh Quang Năng. Năm loài mới thuộc chi rong Mơ - Sargassum ở ven biển Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 2001, 23 (1): 1-10. 10. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến. Rong biển miền Bắc Việt Nam. Nhà XB KHKT, 1993, Hà Nội. 11. Trần Thị Thanh Vân, Võ Mai Như Hiếu và Bui Minh Lý. Phân tích đặc điểm cấu trúc của fucoidan chiết từ loài rong nâu Turbinaria ornata. Tạp chí Hóa học, 2009, T.47 (4A), 483-487. 12. Trần Thị Thanh Vân. Nghiên cứu cấu trúc polysaccharide dạng agar chiết từ một số loài rong biển Việt Nam. Luận án tiến sỹ Hóa học, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Hà Nội. 103 TIẾNG ANH 13. Adhikaria, U.; Mateub, C.G.; Chattopadhyaya, K.C.; Pujolb, A.; Damonteb, E.B.; Ray, B. Structure and antiviral activity of sulfated fucans from Stoechospermum marginatum. Phytochemistry. 2006, 67, 2474-2482. 14. Aisa, Y.; Miyakawa, Y.; Nakazato, T.; Shibata, H.; Saito, K.; Ikeda, Y.; Kizaki, M. Fucoidan induces apoptosis of human HS-Sultan cells accompanied by activation of caspase-3 and down-regulation of ERK pathways. Am. J. Hematol. 2004, 78, 7-14. 15. Ajisaka, T, H. Q. Nang & N. H. Dinh. Sargassum denticarpum Ajisaka sp. nov. and S. longifructum Tseng et Lu: Two zygocarpic species of Sargassum from Việt Nam. Jap. J. Phycology. 1994, 42, 393-400. 16. Alekseyenko T.V.; Zhanayeva, S.Y.; Venediktova A.A.; Zvyagintseva, T.N.; Kuznetsova, T.A.; Besednova, N.N.; Korolenko, T.A. Antitumor and antimetastatic activity of fucoidan, a sulfated polysaccharide isolated from the Okhotsk sea Fucus evanescens brown alga. Bull. Exp. Biol. Med. 2007, 143, 730-732. 17. Anastyuk, S. D., Imbs, T.M., Shevchenko, N.M., Dmitrenok, P.S., Zvyagintseva, T.N. ESIMS analysis of fucoidan preparations from Costaria costata. Chem. Nat. Comp. 2009, 45, 79-86. 18. Anastyuk, S. D., Shevchenko, N. M., Nazarenko, E. L., Dmitrenok, P. S., and Zvyagintseva, T. N. Structural analysis of a fucoidan from the brown alga Fucus evanescens by MALDI-TOF and tandem ESI mass spectrometry. Carbohydrate Research. 2009, 344(6), 779-787. 19. Anastyuk, S.D.; Shevchenko, N.M.; Nazarenko, E.L.; Imbs, T.I.; Gorbach, V.I.; Dmitrenok, P.S.; Zvyagintseva, T.N. Structural analysis of a highly sulfated fucan from the brown alga Laminaria cichorioides by tandem MALDI and ESI mass spectrometry. Carbohydr. Res. 2010, 345, 2206-2212. 20. Anastyuk, S.D., Imbs, T.I., Dmitrenok, P.S., and Zvyagintseva, T.N. Rapid Mass Spectrometric Analysis of a Novel Fucoidan, Extracted from the Brown Alga Coccophora langsdorfii. The ScientificWorld Journal. 2014, ID 972450, 9 pages. 21. Andriy Synytsya, Woo-Jung Kim, Sung-Min Kim, Radek Pohl, Alla Synytsya, František Kvasnicˇka Jana Copíková, Yong Il Park. Structure and antitumour activity of fucoidan isolated from sporophyll of Korean brown seaweed Undaria pinnatifida. Carbohydrate Polymers. 2010, 81, 41-48. 22. Berteau O. and Mulloy B. Sulfated fucans, fresh perspectives: structures, functions, and biological properties of sulfated fucans and an overview of enzymes active toward this class of polysaccharide. Glycobiology. 2003, 13 (6), 29R-40R. 104 23. Bilan, M.I, Grachev A.A., Ustuzhanina N.E. Structure of a fucoidan from the brown seaweed Fucus evanescens C. Ag. Carbohydrate Research. 2002, 337, 719-730. 24. Bilan, M.I.; Grachev, A.A.; Shashkov, A.S.; Nifantiev, N.E.; Usov, A.I. Structure of a fucoidan from the brown seaweed Fucus serratus L. Carbohydr. Res. 2006, 341, 238-245. 25. Bilan, M.I.; Grachev, A.A.; Ustuzhanina, N.E.; Shashkov, A.S.; Nifantiev, N.E.; Usov, A.I. A. Highly regular fraction of a fucoidan from the brown seaweed Fucus distichus L. Carbohydr. Res. 2004, 339, 511-517. 26. Bilan M.I.; Grachev A.A.; Shashkov A.S.; Kelly M.; Sanderson C.J.; Nifantiev N.E.; Usov A.I. Further studies on the composition and structure of a fucoidan preparation from the brown alga Saccharina latissima. Carbohydr Res. 2010, 345, 2038-2047. 27. Bilan. M.I., Grachev. A.A., Shashkov. A.S, Thuy. T.T.T, Van. T.T.T, Ly. B.M, Nifantiev. N.E, Usov. A.I. Preliminary investigation of a highly sulfated galactofucan fraction isolated from the brown alga Sargassum polycystum. Carbohydrate Research, 2013, 377, 48-57. 28. Bitter, T.; Muir, H.M. A modified uronic acid carbazole reaction. Anal. Biochem. 1962, 4, 330–334. 29. Black, W.A.P.; Dewar, E.T.; Woodward, F.N. Manufacture of algal chemicals. IV.-Laboratory-scale isolation of fucoidin from brown marine algae. J. Sci. Food Agric. 1952, 3, 122-129. 30. Carpenter, K.E.; Niem, V.H. FAO species identification guide for fishery purposes. In the living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 1. Seaweeds, corals, bivalves and gastropods, Rome, FAO. 1998, 1-686. 31. Chandía, N.P.; Matsuhiro, B. Characterization of a fucoidan from Lessonia vadosa (Phaeophyta) and its anticoagulant and elicitor properties. Int. J. Biol. Macromol. 2008, 42, 235-240. 32. Chen, P.; Baker, A.G.; Novotny, M.V. The use of osazones as matrices for the matrix-assisted laser desorption/ionization mass spectrometry of carbohydrates. Anal. Biochem. 1997, 244, 144-151. 33. Cheng, Z.L.; Wang, S. Study on anticoagulant activities in vitro of fucoidan and fucoidan/collagen blends. J. Funct. Polym. 2003, 16, 557-560. 34. Chevolot, L.; Foucault, A.; Chauber, F. Further data on the structure of brown seaweed fucans: relationships with anticoagulant activitity. Carbohydr. Res. 1999, 319, 154-165. 35. Chevolot, L.; Mulloy, B.; Racqueline, J. A disaccharide repeat unit is the structure structure in fucoidans from two species of brown algae. Carbohydr. Res. 2001, 330, 529-535. 36. Chizhov, A.O.; Dell, A; Morris, H.R. A study of fucoidan from the brown seaweed Chorda filum. Carbohydr. Res. 1999, 320, 108-119. 105 37. Choi, E.M.; Kim, A.J.; Kim, Y.; Hwang, J.K. Immunomodulating activity of arabinogalactan and fucoidan in vitro. J. Med. Food. 2005, 8, 446-453. 38. Cumashi, A.; Ushakova, N.A.; Preobrazhenskaya, M.E.; D'Incecco, A.; Piccoli, A.; Totani, L.; Tinari, N.; Morozevich, G.E.; Berman, A.E.; Bilan, M.I.; Usov, A.I.; Nadezhda E.; Grachev, A.A.; Sanderson, C.J.; Kelly, M.; Rabinovich, G.A.; Iacobelli, S. A comparative study of the anti- inflammatory, anticoagulant, antiangiogenic, and antiadhesive activities of nine different fucoidans from brown seaweeds. Glycobiology 2007, 17, 541- 552. 39. Cun Zhuang, Hiroko Itoh, Takashi Mizuno, and Hitoshi Ito. Antitumor Active Fucoidan from the Brown Seaweed, Umitoranoo (Sargassum thunbergii). Biosci, Biotech, Biochem. 1995, 59 (4), 563-567. 40. Daniel, R., Berteau, O., Chevolot, L., Varenne, A., Gareil, P. and Goasdoue, N. Regioselective desulfateion of sulfated L-fucopyranoside by a new sulfoesterase from the marine mollusk Pecten maximus: Application to the structural study of algal fucoidan (Ascophyllum nodosum). European Journal of Biochemistry. 2001, 268, 5617-5626. 41. Daniel, R.; Berteau, O.; Jozefonvicz, J.; Goasdoue, N. Degradation of algal (Ascophyllum nodosum) fucoidan by an enzymatic activity contained in digestive glands of the marine mollusk Pecten maximus. Carbohydr. Res. 1999, 322, 291-297. 42. Daniel, R.; Chevolot L.; Carrascal M.; Tissot, B.; Mourão, P.A.S.; Abian, J. Electrosprayionization mass spectrometry of oligosaccharides derived from fucoidan of Ascophyllum nodosum. Carbohydr. Res. 2007, 342, 826-834. 43. Dillon T., Kristensen, K. and O'hEcoha, C. The seed mucilage of Ascophyllum nodosum. Proceedings of the Royal Irish Academy, Section B: Biological, Geological, and Chemical Science. 1953, 55, 189-194. 44. Doares S.H., Albersheim P., Darvill A.G. An imporoved method for the preparation of standards for glycosyl-linkage analysis of complex carbohydrates. Carbohydr Res. 1991, 210, 311-317. 45. Dodgson, K. S.; Price, R. G. A Note on the Determination of the Ester Sulfate Content of Sulfated Polysaccharides. Biochem. J. 1962, 84, 106 - 110. 46. Doh-ura, K.; Kuge, T.; Uomoto, M.; Nishizawa, K.; Kawasaki, Y.; Iha, M. Prophylactic effect of dietary seaweed fucoidan against enteral prion infection. Antimicrob. Agents Chemother. 2007, 51, 2274-2277. 47. Domon, B.; Costello, C.E. A systematic nomenclature for carbohydrate fragmentations in FAB-MS/MS spectra of glycoconjugates. Glycoconj. J. 1988, 5, 397-409. 48. Duarate, M.; Cardoso, M.; Noseda, M. Structural studies on fucoidans from the brown seaweed Sargassum stenophyllum. Carbohydr. Res. 2001, 333, 281-293. 106 49. Dubois, M., Gilles, K. A., Hamilton, J. K., Rebers, P. A., and Smith, F. Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Anal. Chem. 1956, 28, 350-6. 50. Eluvakkal. T, Sivakumar. S.R and Arunkumar. K. Fucoidan in Some Indian Brown Seaweeds Found along the Coast Gulf of Mannar. Inter Journal of Botany. 2010, 6 (2), 176-181. 51. Fu, X.Y.; Xue, C.H.; Ning, Y.; Li, Z.J.; Xu, J.C. Acute antihypertensive effects of fucoidan oligosaccharides prepared from Laminaria japonica on renovascular hypertensive rat. J. Ocean Univ. Qingdao 2004, 34, 560-564. 52. Haneji, K.; Matsuda, T.; Tomita, M.; Kawakami, H.; Ohshiro, K.; Uchihara, J.; Masuda, M.; Takasu, N.; Tanaka, Y.; Ohta, T.; Mori, N. Fucoidan extracted from Cladosiphon okamuranus Tokida induces apoptosis of human T-Cell leukemia virus type 1-infected T-Cell lines and primary adult T-Cell leukemia cells. Nutrit. Cancer 2005, 52, 189-201. 53. Harvey, D. J. Matrix-assisted laser desorption/ionization mass spectrometry of carbohydrates and glycoconjugates. International Journal of Mass Spectrometry. 2003, 226, 1–35. 54. Hayashi, K.; Nakano, T.; Hashimoto, M.; Kanekiyo, K.; Hayashi, T. Defensive effects of a fucoidan from brown alga Undaria pinnatifida against herpes simplex virus infection. Int. Immunopharmacol. 2008, 8, 109-116. 55. Hemmingson, J.A.; Falshaw, R.; Furneaux, R.H.; Thompson, K. Structure and antiviral activity of the galactofucan sulfates extracted from Undaria pinnatifida (Phaeophyta). J. Appl. Phycol. 2006, 18, 185-193. 56. Hiroe Mori and Kazutosi Nisizawa. Sugar Constituents of Sulfated Polysaccharides from the Fronds of Sargassum ringgoldianum. Bulletin of the Japanese Society of Scientific Fisheries. 1982, 48 (7), 981-986. 57. dzDDAG9.dpbs. 58. Huynh Q. N and Nguyen H. D. The seaweed resources of Vietnam, A.T Critchley, M. Ohno. Seaweed resources of the World. 1998, 62-69, Japan. 59. Itsuko, K. Antiulcer agent and adhesion inhibitor for Helicobacter pylori. Eur. Pat. EP0645143. 1995. 60. Josep Zaia. Mass spectrometry of oligosaccharides. Mass Spectrom. Rev. 2004, 23, 161-227. 61. Josep Zaia. Principles of Mass spectroscopy of Glycosaminoglycan. Journal of Biomacromolecular Mass Spectrometry. 2004, 1 (1), 3-36. 62. Kawamoto, H.; Miki, Y.; Kimura, T.; Tanaka, K.; Nakagawa, T.; Kawamukai, M.; Matsuda, H. Effects of fucoidan from Mozuku on human stomach cell lines. Food Sci. Technol. Res. 2006, 12, 218-222. 107 63. Kawano, N.; Egashira, Y.; Sanada, H. Effect of dietary fiber in edible seaweeds on the development of D-galactosamine-induced hepatopathy in rats. J. Nutr. Sci. Vitaminol. (Tokyo). 2007, 53, 446-450. 64. Kawano, N.; Egashira, Y.; Sanada, H. Effect of various kinds of Edible seawees in diets on the development of D-galactosamine-induced hepatopathy in rats. J. Nutr. Sci. Vitaminol. (Tokyo). 2007, 53, 315-323. 65. Kima, M.H.; Joo, H.G. Immunostimulatory effects of fucoidan on bone marrow-derived dendritic cells. Immunol. Lett. 2008, 115, 138-143. 66. Koo, J.K. Studies on the isolation, purification and characterization of fucoidans from brown algae. Korea University (Korea). Ph.D thesis. 1994, 123 pages. 67. Kylin, H. Zur biochemie der Meersalgen. Z. Physiol. Chem. 1913, 83, 171 - 197. 68. Lee, J.B.; Hayashi, K.; Hashimoto, M.; Nakano, T.; Hayashi, T. Novel antiviral fucoidan from sporophyll of Undaria pinnatifida (Mekabu). Chem. Pharm. Bull. 2004, 52, 1091-1094. 69. Li, B., Lu, F., Wei, X., and Zhao, R.. Fucoidan: Structure and Bioactivity, Molecules. 2008, 13, 1671-1695. 70. Li, B.; Rui, X.Z.; Xin, J.W. Anticoagulant activity of fucoidan from Hizikia fusiforme. Agro Food Ind. Hi-tech. 2008, 19, 22-24. 71. Li, B.; Xin, J.W.; Sun, J.L.; Xu, S.Y. Structural investigation of a fucoidan containing a fucose-free core from the brown seaweed Hizikia fusiforme. Carbohydr. Res. 2006, 341, 1135-1146. 72. Li, B.; Xu, S.Y. Structural investigation of oligosaccharides in partial acid hydrolyzed products of fucoidan isolated from Hizikia fusiforme. Nat. Prod. Res. Dev. 2007, 19, 550-553. 73. Li, D.Y.; Xu, Z.; Huang, L.M.; Wang, H.B.; Zhang, S.H. Effect of fucoidan of L. japonica on rats with hyperlipidaemia. Food Sci. 2001, 22, 92-95. 74. Li, D.Y.; Xu, Z.; Zhang, S.H. Prevention and cure of fucoidan of L. japonica on mice with hypercholesterolemia. Food Sci. 1999, 20, 45-46. 75. Li, F.; Tian, T.C.; Shi, Y.C. Study on antivirus effect of fucoidan in vitro. J. N. Bethune Univ. Med. Sci. 1995, 21, 255-257. 76. Li, L.H.; Xue, C.H; Xue, Y.; Li, Z.J.; Fu, X.Y.; The effects of fucoidans from Laminaria japonica on AAPH mediated oxidation of human low- density lipoprotein. Acta Oceanol Sin. 2006, 25, 124-130. 77. Li, Z.J.; Xue, C.H.; Lin, H. The hypolipidemic effects and antioxidative activity of sulfated fucan on the experimental hyperlipidemia in rats. Acta Nutrim. Sin. 1999, 21, 280-283. 108 78. Likhitwitayawuid, K., Angerhofer, C., Cordell, G.A., Pezzuto, J.M. Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Stephania erecta. Journal of Natural Products. 1993, 56, 30-38. 79. Mandal, P.; Mateu, C.G.; Chattopadhyay, K.; Pujol, C.A.; Damonte, E.B.; Ray, B. Structural features and antiviral activity of sulfated fucans from the brown seaweed Cystoseira indica. Antivir. Chem. Chemother. 2007, 18, 153- 162. 80. Marais, M.F. and Joseleau, J.P. A fucoidan fraction from Ascophyllum nodosum. Carbohydrate Research. 2001, 336, 155-159. 81. Marcel Tutor Ale, Jørn D. Mikkelsen and Anne S. Meyer. Important Determinants for Fucoidan Bioactivity: A Critical Review of Structure- Function Relations and Extraction Methods for Fucose-Containing Sulfated Polysaccharides from Brown Seaweeds. Mar. Drugs. 2011, 9, 2106-2130. 82. Maruyamaa, H.; Tamauchib, H.; Iizuka, M.; Nakano, T. The role of NK cells in antitumor activity of dietary fucoidan from Undaria pinnatifida Sporophylls (Mekabu). Planta Med. 2006, 72, 1415-1417. 83. Merrill JE, Waaland JR. The seaweed resources of the United State of America. In: Seaweed resources of the world. JICA, 1998, pp. 303-323. 84. Mian, A.J and Percival, E. Carbohydrates of the brown seaweeds Himanthalia lorea, Bifurcaria bifurcate and Padina pavonia. Carbohydrate Research, 1973, 26, 133-146. 85. Micheline, R.S.; Cybelle, M.; Celina, G.D.; Fernando, F.S.; Hugo, O.R.; Edda, L. Antioxidant activities of sulfated polysaccharides from brown and red seaweeds. J. Appl. Phycol. 2007, 19, 153-160. 86. Minamisawa, T.; Hirabayashi, J. Fragmentations of isomeric sulfated monosaccharides using electrospray ion trap mass spectrometry. Rapid Commun. Mass Spectrom. 2005, 19, 1788–1796. 87. Mourão, P.A.S. Use of sulfated fucans as anticoagulant and antithrombotic agents: future perspectives. Curr. Pharmaceut. Des. 2004, 10, 967-981. 88. Mulloy B., Moura˜o P.A.S., Gray E. Structure: function studies of anticoagulant sulfated polysaccharides using NMR. Journal of Biotechnology. 2000, 77, 123-135. 89. Nagaoka, M., Shibata, H., Kimura-Takagi, I., Hashimoto, S., Kimura, K., Makino, T., Aiyama, R., Ueyama, S., and Yokokura, T. Structural study of fucoidan from Cladosiphon okamuranus Tokida. Glycoconj. J. 1999, 16 (1), 19-26. 90. Nishino, T., Aizu, Y., & Nagumo, T. The influence of sulfate content and molecular weight of a fucan sulfate from the brown seaweed Ecklonia kurome on its antithrombin activity. Thrombosis Research, 1991, 64(6), 723- 731. 109 91. Nishino, T., Nagumo, T., Kiyohara, H. and Yamada, H. Structural characterization of a new anticoagulant fucan sulfate from the brown seaweed Ecklonia kurome. Carbohydrate Research. 1991, 211 (1), 77-90. 92. Nishino, T., Nishioka, C., Ura, H. and Nagumo, T. Isolation and partial characterization of a novel amino sugar-containing fucan sulfate from commercial Fucus vesiculosus fucoidan. Carbohydrate Research, 1994, 255, 213-224. 93. Nishino, T.; Nagumo, T. Anticoagulant and antithrombin activities of oversulfated fucans. Carbohydr. Res. 1992, 229, 355-362. 94. Nishino, T.; Nagumo, T. Sugar constituents and blood-anticoagulant activities of fucose-containing sulfated polysaccharides in nine brown seaweed species. Nippon Nogeikagaku Kaishi, 1987, 61, 361-363. 95. Nishino, T.; Yokoyama, G.; Dobahi, K. Isolation, purification and characterization of fucose-containing sulfated polysaccharides from the brown seaweed Ecklonia kurome and their blood-anticoagulant activities. Carbohydr. Res. 1989, 186, 119-129. 96. Nora M.A.Ponce et al. Fucoidan from the brown seaweed Adenocystis utricularis: extraction methods, antiviral activity and structure studies. Carbonhydrate Research. 2003, 338, 153-165. 97. Ohno M., A. T. Critchley. Seaweed cultivation and marine ranching, Bull. Mar. Sci. Fish, 1997. 98. Olesya S. Vishchuk, Svetlana P. Ermakova, Tatyana N. Zvyagintseva. Sulfated polysaccharides from brown seaweeds Saccharina japonica and Undaria pinnatifida: isolation, structural characteristics, and antitumor activity. Carbohydrate Research. 2011, 346, 2769-2776. 99. Olesya S. Vishchuk, Svetlana P. Ermakova, Tatyana N. Zvyagintseva. The fucoidans from brown algae of Far-Eastern seas: Anti-tumor activity and structure-function relationship. Food Chemistry, 2013, 141, 1211-1217. 100. Park, Y.H., Jang D.S. and Kim S.B. Utilization of marine products (2nd edition); Chapter 4, Seaweed composition, Hyoungsul press, 1997a, 283-336. 101. Patankar, M.S., Oehninger, S., Barnett, T., Williams, R.L. and Clark, G.F. A revised structure for fucoidan may explain some of its biological activities. The Journal of Biological Chemistry. 1993, 268, 21770-21776. 102. Percival, E. and McDowell, R.H. Chemistry and enzymology of marine algal polysaccharides. Academic Press, London and NEW YORK, 1967, 6-28 & 73-96 &157-174. 103. Percival, E.G.V. and Ross, A.G. Fucoidin. Part I. The isolation and purification of fucoidin from brown seaweeds. Journal of the Chemical Society, 1950, 717-720. 110 104. Pereira, M. S., Melo, F. R. and Mourão, P. A. S. Is there a correlation between structure and anticoagulant action of sulfated galactans and sulfated fucans? Glycobiology. 2002, 12(10), 573-580. 105. Pereira, M.S., Mulloy, B. and Mourao, P.A.S. Structure and anticoagulant activity of sulfated fucans: Comparison between the regular, repetitive, and linear fucans from echinoderms with the more heterogeneous and branched polymers from brown algae. The Journal of Biological Chemistry, 1999, 274 (12), 7656-7667. 106. Pereira, M.S.; Vilela-Silva A.E.S.; Valente, A.; Mourão, P.A.S. A 2-sulfated, 3-linked α-L-galactan is an anticoagulant polysaccharide. Carbohydr. Res. 2002, 337, 2231-2238. 107. Ponce, N.M.A.; Pujol, C.A.; Damonte, E.B. Fucoidans from the brown seaweed Adenocystis utricularis: extraction methods, antiviral activity and structural studies. Carbohydr. Res. 2003, 338, 153-165. 108. Qiu, X.D.; Amarasekara, A.; Doctor, V. Effect of oversulfateion on the chemical and biological properties of fucoidan. Carbohydrate Polymers. 2006, 63, 224-228. 109. Riki Shiroma, Teruko Konishi, Shuntoku Uechi and Masakuni Tako. Structural Study of Fucoidan from the Brown Seaweed Hizikia fusiformis. Food Sci. Technol. Res., 2008, 14 (2), 176 - 182. 110. Rocha, H.A.O.; Moraes, F.A.; Trindade, E.S.; Franco, C.R.C.; Torquato R.J.S.; Veiga, S.S.; Valente, A.P.; Mourão, P.A.S.; Leite, E.L.; Nader, H.B.; Dietrich, C.P. Structural and hemostatic activities of a sulfated galactofucan from the brown alga Spatoglossum schroederi. J. Biol. Chem. 2005, 280, 1278-41288. 111. Rupérez, P., Ahrazem, O. and Leal, J. A. Potential antioxidant capacity of sulfated polysaccharides from edible brown seaweed Fucus vesiculosus. Journal Agricultural Food Chemistry. 2002, 50, 840-845. 112. Saad, O.M.; Leary, J.A. Delineating mechanisms of dissociation for isomeric heparin disaccharides using isotope labeling and ion trap tandem mass spectrometry. J. Am. Soc. Mass Spectrom. 2004, 15, 1274-1286. 113. Saito, A.; Yoneda, M.; Yokohama, S.; Okada, M.; Haneda, M.; Nakamura, K. Fucoidan prevents concanavalin A-induced liver injury through induction of endogenous IL-10 in mice. Hepatol. Res. 2006, 35(3), 190-198. 114. Shevchenko, N.M, Anastyuk, S.D, Gerasimenko, N.I, Dmitrenok, P.S, Isakov, V.V, Zvyagintseva, T.N. Polysaccharide and lipid composition of the brown seaweed Laminaria gurjanovae. Russ. J. Bioorgan. Chem. 2007, 33, 88-98. 115. Shi, Z.Y.; Guo, Y.Z.; Wang, Z. Pharmacological activity of fucoidan from Laminaria japonic. Journal of Shanghai Fish University. 2000, 9, 268-271. 111 116. Shibata, H.; Kimura-Takagi, I.; Nagaoka, M.; Hashimoto, S.; Aiyama, R.; Iha, M.; Ueyama, S.; Yokokura, T. Properties of fucoidan from Cladosiphon okamuranus tokida in gastric mucosal protection. BioFactors. 2000, 11, 235- 245. 117. Shimizu, J.; Wada-Funada, U.; Mano, H.; Matahira, Y.; Kawaguchi, M.; Wada, M. Proportion of murine cytotoxic T cells is increased by high molecular-weight fucoidan extracted from Okinawa mozuku (Cladosiphon okamuranus). J. Health Sci. 2005, 51, 394-397. 118. Silva, T.M.A.; Alves, L.G.; Queiroz, K.C.S.; Santos, M.G.L.; Marques, C.T.; Chavante, S.F.; Rocha, H.A.O.; Leite, E.L. Partial characterization and anticoagulant activity of a heterofucan from the brown seaweed Padina gymnospora. Braz. J. Med. Biol. Res. 2005, 38, 523-533. 119. Song, J.Q.; Xu, Y.T.; Zhang, H.K. Immunomodulation action of sulfate polysaccharide of Laminaria japonica on peritoneal macrophages of mice. Chin. J. Immunol. 2000, 16, 70-70. 120. Stewart, C. M., Higgins, H. G. and Austin, S. Seasonal variation in alginic acid, mannitol, laminarin and fucoidan in the brown alga, Ecklonia radiata. Nature. 1961, 192, 1208. 121. Svetlana Ermakova, Roza Men'shova, Olesya Vishchuk, Sang-Min Kim, Byung-Hun Um, Vladimir Isakov, Tatyana Zvyagintseva. Water-soluble polysaccharides from the brown alga Eisenia bicyclis: Structural characteristics and antitumor activity. Algal Research. 2013, 2, 51-58. 122. Thuy Thi Thanh Thu, Van Thi Thanh Tran, Yoshiaki Yuguchi, Ly Minh Bui and Tai Tien Nguyen. Structure of fucoidan from brown seaweed Turbinaria ornata as Studied by Electrospray ionization Mass spectrometry (MSIMS) and Small Angle X-ray Scattering (SAXS) Techniques. Mar.Drugs. 2013, 11, 2431-2443. 123. Tissot, B.; Daniel, R. Biological properties of sulfated fucans: the potent inhibiting activity of algal fucoidan against the human complement system. Glycobiology 2003, 13, 29G-30G. 124. Tissot, B.; Salpin, J.; Martinez, M.; Gaigeot M.; Daniel R. Differentiation of the fucoidan sulfated L-fucose isomers constituents by CE-ESIMS and molecular modeling. Carbohydr. Res. 2006, 341, 598-609. 125. Usov A. I. Structural diversity of brown algal fucoidans. The 1st Symposium on Marine Enzymes and Polysaccharides, Abstract book, 2012. Nhatrang. 126. Usov, A.I., Smirnova, G.P. and Klochkova, N.G. Polysaccharide of algae: 55. Polysaccharide composition of several brown algae from Kamchatka. Russian Journal of Bioorganic chemistry, 2001, 27(6), 395-399. 127. Usui, T. Isolation of highly purified fucoidan from Eisenia bicyclics and its anticoagulant and antitumor activities. Agric. Biol. Chem. 1980, 44, 1965- 1966. 112 128. Virginia García-Ríos, Elvira Ríos-Lea, Daniel Robledo and Yolanda Freile- Pelegrin. Polysaccharides composition from tropical brown seaweeds. Phycological Research. 2012, 60, 305-315. 129. Wang, J.; Zhang, Q.; Zhang, Z.; Zhang, H.; Niu, X. Structural studies on a novel fucogalactan sulfate extracted from the brown seaweed Laminaria japonica. Int. J. Biol. Macromol. 2010, 47, 126-131. 130. Wang, S.Z.; Bi, A.F. Clinic observation of fucoidan on patients with hyperlipidaemia. Med. J. Qilu. 1994, 173-174. 131. Wang, W.T.; Zhou, J.H.; Xing, S.T.; Guan, H.S. Immunomodulating action of marine algae sulfated polysaccharides on normal and immunosuppressed mice. Chin. J. Pharm Toxicol. 1994, 8, 199-202. 132. Wijesinghea W.A.J.P., Jeon Y. J. Biological activities and potential industrial applications of fucose rich sulfated polysaccharides and fucoidans isolated from brown seaweeds: A review. Carbohydrate Polymers. 2012, 88, 13–20. 133. Wu, X.W.; Yang, M.L.; Huang, X.L.; Yan, J.; Luo, Q. Effect of fucoidan on splenic lymphocyte apoptosis induced by radiation. Chin. J. Radiol. Med. Prot. 2003, 23, 430-432. 134. Wu, X.W.; Yang, M.L.; Huang, X.L.; Yan, J.; Luo, Q. Effect of Laminaria japonica polysaccharides on radioprotection and splenic lymphocyte apoptosis. Med. J. Wuhan Univ. 2004, 25, 239-241. 135. Yang, J.W.; Se, Y.Y.; Soo, J.O.; Sang, K.K.; Keon, W.K. Bifunctional effects of fucoidan on the expression of inducible nitric oxide synthase. Biochem. Biophys. Res. 2006, 346, 345-350. 136. Yang, X.L.; Sun, J.Y.; Xu, H.N. An experimental study on immunoregulatory effect of fucoidan. Chin. J. Marine Drugs 1995, 9-13. 137. Yoon, S.J.; Pyun, Y.R.; Hwang, J.K.; Mourão, P.A.S. A sulfated fucan from the brown alga Laminaria cichorioides has mainly heparin cofactor II- dependent anticoagulant activity. Carbohydr. Res. 2007, 342, 2326-2330. 138. Yu, G.; Zhao, X.; Yang, B.; Ren, S.; Guan, H.; Zhang, Y.; Lawson, A.M.; Chai, W. Sequence determination of sulfated carrageenan-derived oligosaccharides by high-sensitivity negative-ion electrospray tandem mass spectrometry. Anal. Chem. 2006, 78, 8499-8505. 139. Zhang, Q.B.; Yu, P.Z.; Zhou, G.F.; Li, Z.E.; Xu, Z.H. Studies on antioxidant activities of fucoidan from Laminaria japonica. Chin. Trad. Herbal Drugs 2003, 34, 824-826. 140. Zhao X.; Xue C.H.; Cai, Y.P.; Wang, D.F.; Fang, Y. The study of antioxidant activities of fucoidan from Laminaria japonica. High Tech. Lett. 2005, 11, 91-94. 113 141. Zhenqing Zhang and Robert J. Linhardt. Sequence Analysis of Native Oligosaccharides Using Negative ESI Tandem MS. Current Analytical Chemistry. 2009, 5, 225-237. 142. Zvyagintseva Tatiana. N, Nataliya M. Shevchenko, Alexander O. Chizhov, Tatiana N. Krupnova, Elena V. Sundukova, Vladimir V. Isakov. Water- soluble polysaccharides of some far-eastern brown seaweeds. Distribution, structure, and their dependence on the developmental conditions. J. Exp. Mar. Biol. Ecol. 2003, 294, 1-13. 143. Zvyagintseva, T.N.; Shevchenko, N.M.; Popivnich, I.B. A new procedure for the separation of water-soluble polysaccharides from brown seaweeds. Carbohydr. Res. 1999, 322, 32-39. i PHỤ LỤC 1 Bản đồ phân bố tại vùng biển phía nam của 6 loài rong nâu được chọn cho mục đích tách chiết fucoidan Phuù Quoác HAÛI PHOØNG VINH ÑAØ NAÜNG BÌNH ÑÒNH 20o 15o 10o 105 o 110 o Ñaûo Haûi Nam Coân Ñaûo HAI PHONG QUAÛNG NINH 20 o 15o 10o 105 o 110 o PHUÙ YEÂN Chú thích:  S. mcclurei  S. polycystum  S. oligocystum  S. swartzii  S. denticarpum  Turbinaria ornata                              

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_duc_thinh_0684.pdf
Luận văn liên quan