Từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trên đây cho phép đưa ra
những kết luận và đóng góp mới của luận án như sau:
1. Đã hoàn thiện phương pháp mới điều chế nano bạc với hệ thống thiết bị
bao gồm nguồn điện áp cao 0 ÷ 25 kV dòng điện một chiều 0 ÷ 250 mA với
thiết bị phản ứng thủy tinh hai lớp trong suốt cách điện, chịu nhiệt cho
phép điều chế dung dịch nano bạc tinh khiết với dung môi là nước cất hai
lần, nghiên cứu phản ứng hòa tan anôt và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình điện hóa ở điện áp cao. Hệ thống ổn định trong quá trình nghiên
cứu và có khả năng ứng dụng trong thực tế.
2. Dung dịch nano bạc thu được từ quá trình điện hóa điện áp cao có các đặc
tính giống với sản phẩm từ các phương pháp khác như:
- Phổ UV-Vis có đỉnh ở khoảng 420 ÷ 450 nm.
- Hạt nano có dạng hình cầu với kích thước phân bố chủ yếu < 40 nm.
- Nồng độ nano bạc trong dung dịch có thể đạt 300 ppm theo phân tích
AAS và có giá trị khác với phương pháp xác định theo hao hụt trọng
lượng anôt và giả thiết theo dòng Faraday.
Điểm khác biệt so với dung dịch nano bạc thu được bằng các phương
pháp khác:
143 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (anot) tạo dung dịch nano bạc bằng điện áp cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi theo các chế độ điện phân khác nhau.
3.3.3. Hiện tượng đặc biệt khi điện phân điện áp cao
3.3.3.1. Sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa các phương pháp tính
Nồng độ dung dịch nano bạc sau khi chế tạo bằng phương pháp điện
phân điện áp cao được xác định bằng ba phương pháp: tính theo công thức
Faraday (
), hao hụt khối lượng ( ∆
), và phân tích AAS (
). Trường
hợp lý tưởng, toàn bộ dòng điện điện phân dành cho quá trình hòa tan anôt và
toàn bộ lượng bạc hòa tan đều có kích thước nano thì ta có:
= ∆
= ∆
(3.6)
Tuy nhiên thực tế trong tất cả các thí nghiệm, kết quả đo giữa các
97
phương pháp trên đều có quy luật chung là nồng độ Ag trong dung dịch tính
theo Faraday (
) luôn lớn hơn nồng độ tính theo phương pháp hao hụt khối
lượng ( ∆
), và ( ∆
) luôn lớn hơn (
) điều này chỉ ra rằng có một cơ chế
phức tạp trong quá trình điện hóa điện áp cao. Sự chênh lệch nồng độ này cho
phép ta nghĩ tới một cơ chế điện hóa khác bên cạnh các phản ứng theo định
luật Faraday.
3.3.3.2. Hiện tượng nổ khí
Trong quá trình điện phân đôi khi có xuất hiện hiện tượng nổ khí phát ra
từ trong lòng ống phản ứng điện hóa ở phần không khí phía trên dung dịch
điện phân. Tuy xuất hiện không thường xuyên nhưng đây là hiện tượng đáng
chú ý. Có thể đây là hiện tượng xảy ra khi có sự kết hợp một lượng đủ lớn của
khí ôxi và hiđrô sinh ra trong quá trình điện phân đúng theo tỷ lệ thể tích
O2 : H2 = 1 : 2. Như vậy khí sinh ra trong quá trình điện phân dẫn ta đến một
hướng mới: nghiên cứu về lượng khí sinh ra trong quá trình điện hóa điện áp
cao vì nếu quá trình thoát khí O2 lượng nhỏ trên anôt bên cạnh quá trình hòa
tan bạc thì thể tích đo được có thể đạt đúng tỷ lệ tối ưu theo Faraday.
3.3.3.3. Phân bố năng lượng điện phân điện áp cao
Khi áp vào hệ điện hóa điện cực bạc trong môi trường nước cất hai lần
một điện áp cao một chiều thì năng lượng điện sẽ chuyển hóa thành các dạng
năng lượng khác nhau theo phương trình 3.7:
Ei = Eeh + Enh (3.7)
Trong đó: Ei - năng lượng cung cấp bởi nguồn điện áp cao.
Eeh - năng lượng phản ứng hóa học và điện hóa.
Enh - năng lượng nhiệt sinh ra trong quá trình điện phân
được xác định bằng thực nghiệm theo công thức:
Enh = Ed + Ec + Ev + Em (3. 8)
98
Với: Ed - năng lượng làm nóng nước cất hai lần
Ec - năng lượng làm nóng nước làm mát
Ev - năng lượng làm bay hơi nước trong bình phản ứng
Em - năng lượng nhiệt tổn thất ra môi trường
Các đại lượng Ei, Ed, Ec, Ev, Em này được tính theo các công thức sau:
Ei = U.I.t, (Wh) (3.9)
Trong đó: U - hiệu điện thế cao áp (Vôn), I - cường độ dòng điện (A),
t - thời gian điện phân (giờ).
Ed = mdd.C.(Tdd2 – Tdd1), (Wh) (3.10)
Trong đó: mdd - khối lượng dung dịch (kg), C - nhiệt dung riêng của nước
(=4187 J/kg.độ = 1,163 Wh/kg.độ), Tdd1 - nhiệt độ ban đầu của dung dịch(K),
Tdd2 – nhiệt độ sau phản ứng của dung dịch (K).
Ec = mlm.C.(Tlm2 – Tlm1), (Wh) (3.11)
Trong đó: mlm - khối lượng nước làm mát (kg), C - nhiệt dung riêng của
nước(= 4187 J/kg.độ = 1,163 Wh/kg.độ), Tlm1 - nhiệt độ ban đầu của nước làm
mát(K), Tlm2 - nhiệt độ sau của nước làm mát (K)
Ev = .mbh (3.12)
Trong đó: - nhiệt hóa hơi của nước (=2260 kJ/kg), mbh - khối lượng
bay hơi (kg).
Từ phương trình (3.7), (3.8) rút ra:
Ee = Ei - Ed - Ec - Ev - Em (3.13)
Như vậy khi tính được các đại lượng Ei, Ed, Ec, Ev, Em sẽ biết được phần
năng lượng dành cho phản ứng điện hóa và hóa học tạo nano bạc.
Thực hiện phản ứng bằng nguồn chỉnh lưu cao áp có hiển thị điện thế,
dòng điện, biết thời gian phản ứng nên có thể tính được năng lượng vào do
dòng một chiều cung cấp. Xác định được thể tích của nước cất hai lần trong
thiết bị phản ứng, thể tích của nước làm mát, nhiệt độ đầu và cuối của dung
99
dịch cũng như nước làm mát sẽ tính được hai đại lượng Ed, Ec.
Thực tế xác định nhiệt độ của dung dịch sau thời gian thí nghiệm nhỏ
hơn 353 oK nên có thể bỏ qua phần năng lượng làm bay hơi nước. Tương tự
phần năng lượng mất mát ra ngoài môi trường được xem là không đáng kể
nên sẽ có phương trình tính Ee như sau:
Ee = Ei - Ed - Ec (3.14)
Khảo sát các giá trị năng lượng ở thí nghiệm với khoảng cách điện cực
khác nhau kết quả trong bảng 3.19.
Bảng 3.17. Các giá trị năng lượng ở khoảng cách điện cực khác nhau.
Dạng năng
lượng
(Wh)
Khoảng cách giữa các điện cực (mm)
500 600 650 750 800 900 950 1000
Ei 615,40 729,40 718,00 785,00 761,30 795,00 980,30 1.044,70
Ed
Giá trị 13,50 16,30 24,00 23,20 28,30 34,20 32,10 23,20
% 2,19 2,23 3,34 2,96 3,72 4,30 3,27 2,22
Ec
Giá trị 595,40 521,00 669,90 665,00 707,10 688,50 707,10 837,40
% 96,75 71,43 93,30 84,71 92,88 86,60 72,13 80,16
Ee
Giá trị 6,50 192,10 24,10 96,80 25,90 72,30 241,10 184,10
% 1,06 26,34 3,36 12,33 3,40 9,09 24,59 17,62
Kết quả từ bảng 3.17 được biểu diễn trên hình 3.30. Hình 3.30a, b, c cho
thấy năng lượng cung cấp và làm nóng dung dịch cũng như làm nóng nước
làm mát có xu hướng tăng tuyến tính với khoảng cách điện cực. Điều này phù
hợp với quy luật khi tăng khoảng cách điện cực thì lượng nước trong bình
điện phân tăng lên, đồng thời chiều dài tiếp xúc của nước cất hai lần và nước
làm mát tăng lên làm cho nhiệt lượng cần thiết để đạt tới nhiệt độ nhất định
cũng phải tăng theo. Mặt khác hình 3.30b, c cho thấy hiệu suất hay tỷ lệ năng
lượng làm mát dung dịch và nước làm mát biến đổi không đồng đều chứng tỏ
100
sự phân bố năng lượng không đều theo khoảng cách điện cực dẫn đến năng
lượng dành cho phản ứng điện hóa và hóa học, hiệu suất năng lượng điện hóa
và hóa học thay đổi không đồng đều (hình 3.30d).
a b
c d
Hình 3.30. Ảnh hưởng của khoảng cách điện cực đến năng lượng tại phản ứng
a - Năng lượng cung cấp, b - Năng lượng làm nóng nướclàm mát, c - Năng
lượng làm nóng dung dịch, d - Năng lượng và hiệu suất dành cho phản ứng
điện hóa và hóa học
Như vậy sự phân bố năng lượng của hệ điện phân điện áp cao một chiều
không đồng đều và phần năng lượng dành cho phản ứng điện hóa và hóa học
là nhỏ từ 1,06 ÷ 26,34 % so với năng lượng của nguồn điện vào. Phần lớn
năng lượng còn lại được dành cho quá trình sinh nhiệt tạo ra nhiệt độ cao
trong ống điện phân và quá trình truyền nhiệt từ dung dịch ra ngoài nước làm
mát. Theo [95] thì nhiệt độ trong ống phản ứng đạt > 70 oC là một trong các
điều kiện cần để có plasma điện cực.
101
Đây chính là một trong các đặc điểm khác biệt với quá trình điện phân ở
điện áp thông thường là phần lớn năng lượng dành cho phản ứng điện hóa và
hóa học còn năng lượng tạo nhiệt không đáng kể và ít đóng góp ảnh hướng tới
quá trình điện phân.
3.3.3.4. Lượng khí thoát ra
Khi tiến hành hệ điện phân điện áp cao với điện cực bạc trong dung môi
nước cất hai lần thì ngay lập tức trên anôt và catôt đều có xuất hiện sự thoát
khí có thể quan sát được. Với hệ điện phân này có thể xác định được khí trên
anôt là O2 và trên catôt là H2 theo các phương trình sau:
Tại anôt: O2- - 2e- =
O2 (3.15)
Tại catôt: 2H+ + 2e- = H2 (3.16)
Giả thiết rằng toàn bộ dòng điện áp vào hệ điện phân đều dành cho phản
ứng điện phân nước, theo định luật Faraday ta có thể tính được thể tích của
tổng lượng khí hydro và ôxi của quá trình điện hóa từ phương trình tổng:
H2O = H2 +
O (3.17)
Trong trường hợp này, nếu số mol khí H2 thoát ra ở catôt là n có thể xác
định được theo định luật điện phân Faraday:
=
.
. . (3.18)
Trong đó:
i (A) - dòng trung bình.
t (s) - thời gian điện phân.
F - Hằng số Farday (F = 96500).
Z - Số electron trao đổi để tạo ra một phân tử H2
(z = 2).
Đồng thởi với nó là khí O2 thoát ra ở anôt với số mol khí là
theo
phương trình (3.17). Ta hoàn toàn có thể tính toán tổng lượng khí (VF) ta thu
102
được trong quá trình điện phân bao gồm cả H2 và O2 là
.
. Đồng thời thể tích
khí thực tế (Vr) cũng có thể xác định được bằng thực nghiệm. Thông thường
thì Vr<<VF vì hiệu suất dòng điện áp vào hệ điện hóa luôn < 100% bởi vì một
phần còn được dùng cho các quá trình khác như hòa tan anôt, mất đi do điện
trở của dung dịch. Bảng 3.18 trình bày thể tích khí theo dòng Faraday (VF) và
thể tích khí thực tế đo được (Vr). Tuy nhiên khi điện phân điện áp cao với điện
cực Ag. Kết quả bảng 3.18 cho thấy Vr >> VF, ngược lại với quá trình thoát
khí ở điện phân thông thường. Do đó, rõ ràng quá trình tạo khí không chỉ do
dòng Faraday mà còn do nguyên nhân khác cần được giải thích.
Bảng 3.18. Thể tích khí của quá trình điện hóa điện áp cao so với tính toán
theo định luật Faraday
Ký hiệu mẫu Dòng điện,
(mA)
VF,
(ml)
Vr,
(ml)
Vr/VF
, 93,6 14,7 63 4,3
, 83,5 21,9 75 3,4
, 88 18,4 80 4,3
, 91,2 23,9 110 4,6
, 87,7 18,4 73 4,0
, 80,9 21,2 80 3,8
, 87,5 18,3 61 3,3
, 115,7 36,4 150 4,1
, 119,3 22,5 80 3,6
, 106,7 39,1 250 6,4
, 112,1 17,6 110 6,3
3.3.3.5. Hiện tượng phi Faraday
Kết quả bảng 3.18 cho thấy lượng khí thoát ra của quá trình điện hóa
điện áp cao phi Faraday lớn hơn 3,4 ÷ 6,4 lần so với quá trình điện phân dung
dịch nước thông thường. Nguyên nhân của quá trình tạo khí với lượng lớn này
cũng được nhận thấy qua hình ảnh, video quan sát quá trình phản ứng điện
103
cực. thời gian đầu lượng khí thoát ra trên điện cực catôt rất nhỏ, sau đó lớn
dần và phân tán vào dung dịch thành các bọt nhỏ li ti. Khi đạt điều kiện nhất
định sẽ xuất hiện tia lửa sáng trên catôt và một số trường hợp cả trên anôt với
màu sắc khác nhau (hình 3.31).
Hình 3.31. Ảnh hiện tượng plasma sau 5 và 35 phút
a - trên anôt, b - trên catôt
Theo Mizuno [96], hiện tượng phát quang tạo thành plasma điện cực khi
thực hiện quá trình điện cực trong dung dịch điện ly K2CO3 ở điện áp trên
140 V ở nhiệt độ trên 70 oC như mô tả trong hình 3.32.
Trong các thí nghiệm, khi áp điện thế rất cao vào hệ nước cất hai lần, sau
khoảng thời gian sau 3 5 phút thì xuất hiện hiện tượng có các tia lửa màu
vàng ở catôt và màu xanh ở anôt. Đây là hiện tượng khác biệt thú vị của điện
phân điện áp cao so với điện phân ở điện áp thông thường. Hiện tượng này
a
b
104
chính là plasma điện cực ở chế độ điện phân điện áp cao khi có đủ điều kiện
để tạo ra plasma điện cực theo [96] bao gồm: có khí ở xung quanh điện cực,
có điện trường lớn và điện áp cao, có nhiệt độ cao > 70 oC do nước được dòng
điện làm nóng lên.
Hình 3.32. Plasma điện cực catôt trong thí nghiệm của Mizuno với anôt
vonfram, catôt lưới Pt trong dung dịch K2CO3 2M với điện thế DC
a-100 V; b-200 V; c-250 V; d-350 V
Khí ở xung quanh điện cực catôt là khí H2 và khí xung quanh điện cực
anôt là O2 sinh ra do quá trình điện phân nước ở trên các điện cực. Chỉ khi
nào lượng khí sinh ra trên các điện cực đủ lớn thì mới có thể xuất hiên các tia
plasma quầng trên các điện cực. Điều này lý giải tại sao khi điện phân điện áp
cao thì hiện tượng plasma điện cực không xuất hiện ngay mà phải đến 3 5
phút hoặc thậm chí sau 15 phút (với khoảng cách điện cực lớn) mới xuất hiện
plasma ở hai điện cực. Ngoài ra, ở hai điện cực có hai tia plasma có màu sắc
khác nhau xuất hiện ở khoảng không bao quanh gần điện cực. Sự khác nhau
105
về màu sắc plasma chính là do bản chất của khí tạo ra plasma, ở catôt có màu
cam ứng với plasma H2, ở anôt có plasma màu xanh dương ứng với plasma
O2. Do vậy có thể khẳng định rằng plasma ở điện phân cao áp một chiều là
plasma quầng (corona plasma). Ở phía anôt là plasma quầng dương còn ở
catôt là quầng âm. Rõ ràng là plasma quầng dương nhỏ hơn và có vị trí gần
điện cực hơn là plasma quầng âm.
Các tia phát sáng trên anôt và catôt được trình bày tại hình 3.31 cho thấy
hình ảnh của plasma anôt (hình 3.31a) và catôt (hình 3.31b) khi điện phân
bằng dòng một chiều điện áp cao.
3.3.4. Các phản ứng tạo thành hạt nano kim loại bạc phân tán trong dung dịch
3.3.4.1. Phản ứng hòa tan anôt kim loại ở điện áp cao
Khi áp vào hệ hai điện cực của cùng một kim loại như bạc một điện áp
cao từ hơn 8 kV và dòng từ 40 mA sẽ nhận thấy kim loại ở điện cực anôt sẽ bị
hòa tan, còn catôt không tan.
Hình 3.33. Anôt bạc sau thí nghiệm điện phân điện áp cao
Kim loại bạc anôt bị hòa tan như trong hình 3.33 cho thấy cực dương đã
xảy ra phản ứng điện hóa 3.19:
Ag - e = Ag+ (3.19)
106
Trong mục 3.2, quá trình khảo sát đều cho thấy hàm lượng bạc hòa tan
vào nước cất bằng dòng điện phân điện áp cao ở các điều kiện thí nghiệm khác
nhau được xác định theo phương pháp hao hụt khối lượng anôt đều nhỏ hơn
nồng độ được tính lý thuyết theo định luật Faraday từ dòng hòa tan anôt. Hiệu
suất của dòng điện để hòa tan anôt (%) có sự thay đổi khi thay đổi thông
số điện phân như: khoảng cách giữa hai điện cực, nhiệt độ ban đầu, thời gian
phản ứng, mật độ dòng điện chứng tỏ ngoài quá trình hòa tan anôt còn có các
quá trình khác như quá trình điện phân nước sinh ra khí O2 và khí H2.
Mặt khác, tỷ lệ
/ ∆
cho thấy nồng độ Ag trong dung dịch theo
phương pháp hao hụt khối lượng ( ∆
) lớn hơn so với nồng độ dung dịch đo
được bằng phương pháp AAS (
). Điều này chứng tỏ rằng không phải tất
cả lượng bạc hòa tan đều chuyển hóa thành hạt nano bạc phân tán trong dung
dịch. Trong thực tế, đôi khi tồn tại một lượng rất nhỏ Ag lắng đọng trên bề
mặt catôt và thành ống điện hóa sau khi kết thúc thí nghiệm (hình 3.34).
Hình 3.34. Kim loại Ag lắng đọng trên bề mặt catôt và thành ống điện hóa
sau khi kết thúc thí nghiệm
107
Sự lắng đọng một lượng bạc trên bề mặt catôt là do trong quá trình điện
phân điện áp cao, ngoài các ion Ag+ bị khử trong lòng dung dịch tạo nano
bạc, còn có quá trình phóng điện của ion Ag+ có thể khuếch tán tới catôt tạo ra
các hạt bạc dạng bột ở catôt có kích thước lớn hơn nanomet không phân tán
vào dung dịch và có thể quan sát được.
3.3.4.2. Các phản ứng điện hóa trên điện cực
Trong trường hợp mạ điện, ion kim loại sẽ di chuyển từ anôt sang catôt
và kết tủa theo phản ứng:
Ag+ + e = Ag (3.20)
Với điện áp trên các điện cực rất cao so với điện thế phân hủy nước, trên
catôt không nhận thấy quá trình kết tủa kim loại theo phản ứng (3.20) mà lập
tức xuất hiện các bọt khí thoát ra xung quanh các điện cực catôt và anôt. Do
đó quá trình điện cực chỉ ưu tiên cho quá trình tạo khí hiđrô theo phản ứng
(3.21) và trên anôt ngoài quá trình hòa tan kim loại theo phản ứng (3.20) sẽ
còn có phản ứng thoát oxy theo phương trình (3.22):
2H2O + 2e = H2↑ + 2OH
- (3.21)
2H2O - 4e = O2↑ + 4H
+ (3.22)
Tổng lượng khí hiđrô (3.21) và ôxy (3.22) xác định được tại các điều
kiện phản ứng khác nhau như đã được trình bày tại bảng 3.18.
3.3.4.3. Điện phân nước plasma
Sau khi plasma xuất hiện, bọt khí thoát ra từ khu vực gần anôt và catôt
trở lên mãnh liệt và tạo thành bọt khí lớn. Điều này chứng tỏ plasma đã tạo ra
lượng khí rất lớn do quá trình phân hủy nước theo các phương trình (3.23)
trên anôt và (3.24) trên catôt.
4H2O = 3H2 + O2 + H2O2 (3.23)
2H2O = 2H2 + O2 (3.24)
108
Theo Mizuno và Chaffin, quá trình phân hủy nước bằng plasma có thể
tạo ra lượng khí H2 nhiều hơn quá trình điện hóa theo Faraday đến 80 lần.
Thực tế lượng khí đo được tại bảng 3.18 nhỏ hơn theo tài liệu chứng tỏ có thể
cường độ plasma ở đây nhỏ hơn hoặc chứng tỏ có các quá trình tương tác với
khí sinh ra trong lòng dung dịch làm tiêu thụ đáng kể lượng khí được tạo
thành từ các điện cực.
3.3.4.4. Các phản ứng trong lòng dung dịch tạo nano kim loại
Hình 3.35 là diễn biến của quá trình hòa tan anôt bạc và điện ly nước
bằng dòng một chiều điện áp cao từ hình ảnh các video của các thí nghiệm.
Hình 3.35. Diễn biến của quá trình hình thành dung dịch nano bạc bằng
dòngmột chiều điện áp cao.
Khi bắt đầu phản ứng bọt khí chưa có nên nước trong suốt (hình 3.35a),
nhưng sau thời gian ngắn bọt khí phát triển nhiều nhưng rất nhỏ và phân tán
vào trong nước làm biến đổi dung dịch thành màu trắng (hình 3.35b). Sau đó
bọt khí phát triển to dần bắt đầu từ phía trên gần anôt rồi hình thành bọt khí
lớn ngay trên bề mặt các điện cực hoặc từ giữa lòng dung dịch. Khoảng sau
109
3 ÷ 15 phút nhận thấy bắt đầu biến đổi màu ngay trong lòng dung dịch tại
khoảng giữa hoặc gần phía catôt (hình 3.35c) tùy thuộc vào điều kiện phản
ứng như khoảng cách giữa các điện cực, đường kính điện cực. Cũng tương tự
màu có thể từ vàng (hình 3.35d) đến đen (hình 3.35e). Kết thúc phản ứng màu
của dung dịch sẽ đồng nhất (hình 3.35e).
Như ở trên đã cho thấy, các phản ứng điện hóa và plasma trên các điện
cực đã cung cấp cho dung dịch qua các phương trình từ (3.19) đến (3.24) các
ion Ag+, H+, OH- và H2, O2 cũng như H2O2, H2 và O2. Như vậy trong lòng
dung dịch có thể xảy ra các phản ứng hóa học sau:
H+ + OH- = H2O (3.25)
2Ag+ + 2OH- = Ag2O + H2O (3.26)
Ag2O + H2 = 2Ag + H2O (3.27)
2Ag+ + H2 = 2Ag + 2H
+ (3.28)
Ngoài ra sự có mặt của H2O2 nên cũng có thể xảy ra các phản ứng hóa
học trong lòng dung dịch như:
Ag2O + H2O2 = Ag2O2+ H2O (3. 29)
Ag2O2+ 2H2 = 2Ag + 2H2O (3. 30)
H2 + H2O2 = 2H2O (3. 31)
Đo tỷ lệ % khí H2 trong hỗn hợp khí thu được cũng chứng tỏ khí H2 đã
mất đi một phần trong các phản ứng (3.27), (3.28) và (3.30), (3.31).
Có thể mô tả các phản ứng tạo hạt nano bạc trong dung dịch qua hình
3.36. Hình 3.36a là ống phản ứng ở giai đoạn đầu từ 3 15 phút điện phân
điện áp cao, khi chưa hình thành các tác nhân phản ứng. Hình 3.36b: bắt đầu
xuất hiện plasma điện cực và thoát khí mãnh liệt ở catôt và anôt, đồng thời
anôt bị hòa tan tạo ra các ion Ag+ và các hợp chất của Ag (Ag2O, Ag2O2).
Hình 3.36c: các ion Ag+ và các hợp chất của bạc phản ứng với khí H2 từ catôt
tạo nano Ag ở vùng giữa của ống phản ứng. Hình 3.36d: phản ứng tiếp tục
110
làm cho dung dịch chuyển màu lan dần về hai phía điện cực anôt và catôt.
hình 3.36e: quá trình phản ứng kết thúc và thu được dung dịch nano bạc.
Hình 3.36. Mô hình mô tả các phản ứng trong dung dịch để tạo thanh hạt
nano bạc kim loại.
Những kết quả đã cho thấy trong hệ thí nghiệm lượng khí hiđrô chiếm
ưu thế trong dung dịch nên các phản ứng khử ion bạc hoặc các hợp chất của
bạc ngay trong lòng dung dịch để tạo thành bạc kim loại dạng nano theo các
phản ứng (3.27), (3.28) và (3.30) sẽ chiếm ưu thế. Điều đó chứng tỏ khả năng
hình thành nano kim loại để tạo thành dung dịch nano bạc có cơ sở từ các
phản ứng điện hóa hòa tan kim loại và thoát khí cũng như các phản ứng tạo
khí do điện ly nước plasma và phản ứng khử hóa học giữa khí hiđrô nguyên
tử hoặc phân tử được tạo thành trong dung dịch với với các sản phẩm hòa tan
anôt của kim loại bạc. Phản ứng (3.26) theo [11] có
= 7,7 hay tích số tan
= 10-7,7 chứng tỏ dung dịch có chứa rất ít ion Ag+. Điều này cũng được
khẳng định bởi độ dẫn điện của dung dịch sau điện phân tăng không đáng kể.
111
Bảng 3.19. Tỷ lệ %H2 đo được khi điện phân điện áp cao, điện cực bạc F = 4
mm, khoảng cách H = 850 mm.
TT Thời
gian
(ph)
Thời điểm xuất hiện
plasma
(ph)
Dòng điện
trung bình
(mA)
Thể tích khí
hỗn hợp
(ml)
%
H2
1
, 15 112,86 150 86
4
, 11 113,83 85 70
2
, 12 116,70 80 12
5
, Không xuất hiện 134,17 27 13
Khảo sát tỷ lệ khí H2 ở điện cực bạc F = 4 mm, khoảng cách H = 850
mm theo bảng 3.19 cho thấy % H2 tăng dần theo thời gian phản ứng trong cả
trường hợp có plasma điện cực và không có plasma điện cực. Thời gian càng
dài, thời điểm xuất hiện plasma điện cực càng ngắn thì lượng khí sinh ra càng
nhiều và tỷ lệ hidro càng cao. Có trường hợp %H2 lên tới 86% cho thấy phản
ứng thoát khí hidro xảy ra mãnh liệt.
3.3.5. Ảnh hưởng của vị trí tương đối anôt-catôt
Vị trí tương đối giữa anôt và catôt có vai trò quan trọng quá trình điện
phân nói chung và điện phân điện áp cao một chiều nói riêng. Sự ảnh hưởng
của vị trí tương đối giữa anôt-catôt có thể kể đến là: ảnh hưởng tới quá trình
hòa tan anôt ,chuyển động của các hạt mang điện tích, quá trình trao đổi điện
tích trên điện cực và quá trình thoát khí trên điện cực và trong lòng dung dịch.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch
điện ly nếu có. Như đã trình bày ở mục 3.3.4, sự hình thành nano bạc trong
dung dịch là ở các phản ứng (3.27), (3.28) và (3.30). Do đó điều kiện để tác
nhân khử là khí H2 gặp và tiếp xúc được với ion Ag
+ và các hợp chất của bạc
là rất quan trọng. Trong các thí nghiệm điều chế ở trên nano bạc bằng phương
pháp điện phân điện áp cao, thông thường vị trí ống điện phân thẳng đứng:
anôt ở trên, catôt ở dưới (như hình 3.37a). Để làm rõ hơn cơ chế hình thành
112
dung dịch nano bạc vị trí tương đối anôt-catôt được thay đổi như mô tả trong
hình 3.37b, c với các thông số công nghệ trong bảng 3.20.
Bảng 3.20. Chế độ điện phân khảo sát vị trí tương đối anôt-catôt
Vị trí tương đối anôt-catôt Ống thẳng đứng
anôt ở trên, catôt
ở dưới
Ống nằm
ngang
Ống thẳng đứng
Catôt ở trên,
anôt ở dưới
Đường kính điện cực, (mm) 3 3 3
Danôt-catôt, (mm) 650 650 650
Thời gian điện phân, (phút) 30 30 30
Nhiệt độ ban đầu, (oC) 25 25 25
Dòng điện điện phân trung
bình, (mA)
61,8 48,5 61,8
Điện áp trung bình, (kV) 13,07 10,40 14,1
Ở cả ba trường hợp, chế độ điện phân gần tương đương nhau chứng tỏ có
xảy ra quá trình hòa tan anôt. Do đó, chất lỏng thu được là nước cất trong đó
có bạc. Tuy nhiên có sự khác nhau về tính chất của nó.
Hình 3. 37. Sơ đồ mô tả vị trí tương đối của anôt-catôt trong các thí nghiệm
điện phân điện áp cao tạo dung dịch nano bạc.
a
b
c
113
3.3.5.1. Ống điện phân thẳng đứng: anôt ở trên, catôt ở dưới (hình3.37a)
Trường hợp này thuận lợi cho quá trình điều chế dung dịch thu được có
tính ổn định cao (hình 3.40a), thực tế quá trình khử ion Ag+ và các hợp chất
của bạc diễn ra thuận lợi nhờ khí hidro thoát ra bởi chuyển động ngược chiều
nhau của hai tác nhân ôxi hóa – khử này.
3.3.5.2. Ống điện phân nằm ngang (hình 3.37b)
Quá trình thí nghiệm thấy rằng dung dịch hầu như không chuyển màu
tốc độ hình thành hạt nano Ag trong dung dịch là rất chậm. Dung dịch sau khi
điện phân với thời gian 30 phút vẫn có dạng không màu mặc dù anôt bị ăn
mòn, chứng tỏ có quá trình hòa tan anôt bạc thành ion Ag+. Tuy nhiên ion kim
loại không bị khử bởi khí hidro, do khí sinh ra trong quá trình điện phân được
thu hồi ở đường ống ngay phía trên catôt và anôt. Ion Ag+ có thể chuyển động
tới catôt và phóng điện trên dòng giới hạn tại catôt tạo ra lớp kim loại bột trên
catôt, lượng hòa tan rất ít nên dung dịch có màu trắng đục (hình 3.38).
a b
Hình 3.38. Thí nghiệm điện hóa cao áp
a - anôt và catôt nằm ngang; b - dung dịch thu được sau điện phân
114
3.3.5.3. Ống điện phân thẳng đứng: Anôt ở dưới, catôt ở trên (hình 3.37c)
Khi đảo ngược vị trí của anôt và catôt: anôt ở dưới, catôt ở trên Độ phân
tán của dung dịch thu được ban đầu tương tự trường hợp anôt ở trên, catôt ở
dưới (hình 3.39a). Tuy nhiên độ bền của dung dịch không cao. Sau 12h dung
dịch bị lắng chứng tỏ kích thước hạt lớn (hình 3.39b). Khi điện phân cũng cho
thấy anôt bị hòa tan tương tự hai trường hợp ở trên chứng tỏ có sự hòa tan
anôt tạo ion Ag+ nhưng do anôt nằm ở dưới nên quá trình điện cực chủ yếu
sinh ra khí ôxi, lượng khí hidro sinh ra chủ yếu do điện cực plasma, ít hơn so
với trường hợp catôt nằm ở dưới, đồng thời ion Ag+ và H2 có cùng chiều
chuyển động nên xác suất gặp nhau để phản ứng khó khăn hơn. Ion Ag+ sẽ
chủ yếu phóng điện trên catôt tạo ra kim loại bạc dạng hạt có kích thươc lớn
trên catôt và các hạt này hòa tan một phần vào dung dịch điện phân. Do kích
thước lớn nên hạt không tự ổn định và lắng đọng sau thời gian ngắn. Ngoài ra,
sau điện phân còn phát hiện một lượng mùn kim loại bám trên catôt như trong
hình 3.39c.
Hình 3.39. Dung dịch thu được sau các chế độ điện phân
a - ống thẳng đứng, anôt ở trên, catôt ở dưới; b - ống thẳng đứng, anôt ở dưới
catôt ở trên; c - lớp mùn kim loại bám trên điện cực sau điện phân điện áp cao
115
Như vậy rõ ràng chỉ có trường hợp ống thẳng đứng, anôt ở trên, catôt ở
dưới là thuận lợi nhất cho quá trình hình thành hat nano bạc điện hóa điện áp
cao.
3.3.6. Nhận xét
- Cơ chế tạo dung dịch nano kim loại bạc trong dung dịch điện ly nước
cất hai lần ở điện áp cao một chiều là cơ chế điện hóa tương tự với điện
phân thông thường bởi chỉ điện cực anôt bị hòa tan tạo ra ion Ag+ ,
Ag2O, Ag2O2.
- Có sự thoát khí ở khu vực hai điện cực anôt và catôt.
- Plasma điện cực làm phân hủy nước tạo ra lượng lớn khí H2 có tính khử
mạnh.
- Hạt nano bạc được hình thành chủ yếu trong ống điện phân ở khoảng giữa
hai điện cực anôt và catôt do quá trình khử các ion Ag+, Ag2O, Ag2O2 của
H2.
- Hệ điện phân điện áp cao cho hiệu quả cao nhất trong trường hợp ống
thẳng đứng, anôt ở trên, catôt ở dưới.
116
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trên đây cho phép đưa ra
những kết luận và đóng góp mới của luận án như sau:
1. Đã hoàn thiện phương pháp mới điều chế nano bạc với hệ thống thiết bị
bao gồm nguồn điện áp cao 0 ÷ 25 kV dòng điện một chiều 0 ÷ 250 mA với
thiết bị phản ứng thủy tinh hai lớp trong suốt cách điện, chịu nhiệt cho
phép điều chế dung dịch nano bạc tinh khiết với dung môi là nước cất hai
lần, nghiên cứu phản ứng hòa tan anôt và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình điện hóa ở điện áp cao. Hệ thống ổn định trong quá trình nghiên
cứu và có khả năng ứng dụng trong thực tế.
2. Dung dịch nano bạc thu được từ quá trình điện hóa điện áp cao có các đặc
tính giống với sản phẩm từ các phương pháp khác như:
- Phổ UV-Vis có đỉnh ở khoảng 420 ÷ 450 nm.
- Hạt nano có dạng hình cầu với kích thước phân bố chủ yếu < 40 nm.
- Nồng độ nano bạc trong dung dịch có thể đạt 300 ppm theo phân tích
AAS và có giá trị khác với phương pháp xác định theo hao hụt trọng
lượng anôt và giả thiết theo dòng Faraday.
Điểm khác biệt so với dung dịch nano bạc thu được bằng các phương
pháp khác:
- Giá trị độ dẫn điện dung dịch rất nhỏ (< 103 µS/cm) do không bị lẫn các
ion của các chất phản ứng.
- Thế Zêta có giá trị âm hơn -30 mV (|| ≥ 30 mV).
Những điểm khác này cho thấy hệ nano bạc rất tinh khiết và ổn định.
3. Các quá trình điện hóa quan trọng cần xác định quy luật tác động:
- Quá trình hòa tan anôt bạc tạo Ag+ càng nhiều càng tốt.
- Quá trình tạo chất khử như H2 điện hóa trên catôt và plasma điện hóa đủ
117
và phân tán tốt.
- Quá trình tạo nano bạc từ Ag+ và H2 trong lòng thiết bị.
Do các phản ứng này vừa bị ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ vừa tác
động lẫn nhau nên khảo sát cho thấy điều kiện thực nghiệm tạo ra ion Ag+ đạt
hiệu suất cao nhất tới 86,42 % và hiệu suất tạo nano cao nhất được xác định
chỉ đạt được 31,7 %. Mặt khác năng lượng được phân bố cho các phản ứng
điện cực nhỏ so với năng lượng làm nóng dung dịch.
Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố điện hóa trên hệ thiết bị đã chế tạo
cho thấy chế độ tối ưu khi điện phân tạo dung dịch nano Ag là:
Khoảng cách điện cực: DAnôt-catôt = 600 ÷ 700 mm.
Thời gian điện phân: t = 50 phút.
Nhiệt độ ban đầu: T = 5 oC.
Đường kính điện cực 3mm.
4. Quá trình hình thành dung dịch nano bạc bằng phản ứng điện hóa điện áp
cao có thể được xảy ra theo các phản ứng sau:
- Quá trình điện hóa hòa tan anôt bạc tạo Ag+ và thoát khí H2 trên catôt.
- Quá trình plasma điện hóa tạo khí H2, O2, và H2O2.
- Quá trình phản ứng trung hòa giữa các ion và các phản ứng hóa học khử
Ag+ và các sản phẩm trung gian của bạc: Ag2O, Ag2O2 bằng H2 mới sinh
để tạo nano bạc kim loại.
118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đoàn Thị Kim Bông, Nguyễn Minh Thùy, Nguyễn Nhị Trự (2012). Điều
chế dung dịch nano bạc bằng kỹ thuật điện phân kết hợp siêu âm, Tạp
chí Hóa học, 50(5A), Tr. 343-346.
2. Nguyễn Đức Hùng, Mai Văn Phước, Nguyễn Minh Thùy (2012), Độ dẫn
điện của dung dịch nano bạc, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công
nghệ Quân sự, 17, Tr. 96-101.
3. Nguyễn Đức Hùng, Lưu Việt Hưng, Nguyễn Minh Thùy (2012), Ứng
dụng UV-Vis nghiên cứu dung dịch nano bạc điều chế bằng phương
pháp hòa tan anôt siêu cao áp, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công
nghệ Quân sự, 19, Tr. 94-99.
4. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Minh Thùy, Nguyễn Thanh Hải, Phan Thị
Trang, Nguyễn Nhị Trự (2014), Hiệu ứng điện ly plasma trong quá trình
điều chế dung dịch nano bạc bằng dòng một chiều cao áp, Tạp chí Hóa
học, 52(3), Tr. 326-333.
5. Mai Văn Phước, Nguyễn Minh Thùy, Nguyễn Đức Hùng (2012), Ảnh
hưởng của khoảng cách điện cực đến quá trình tạo nano bạc bằng
phương pháp hòa tan anốt điện áp siêu cao áp, Tạp chí Khoa học và Kỹ
Thuật, 149, Tr. 109-117.
6. Nguyễn Minh Thùy, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh,
Nguyễn Nhị Trự (2012). Dung dịch nano bạc điều chế bằng phương
pháp điện hóa cao áp: khả năng diệt khuẩn và ứng dụng trong y-dược,
Tạp chí Hóa học, 50(5A), Tr. 136-140.
7. Nguyen Duc Hung, Nguyen Minh Thuy, Nguyen Nhi Tru (2012). The
mechanism of nanosilver solution formation by anodic dissolution with
high DC voltage, Proceedings of the First International Workshop on
119
Nano Materials for Energy Conversion & Fuel cell, pp. 283-297, Ho Chi
Minh City, August 2012.
8. Nguyen Duc Hung, Mai Van Phuoc, Nguyen Minh Thuy (2012),
Manufactoring of nano silver solution using electrochemical technology,
Tạp chí Hóa học, 50(2), Tr. 261-263.
9. Nguyen Duc Hung, Mai Van Phuoc, Nguyen Minh Thuy, Nguyen Nhi
Tru (2013). “Preparation of Nanosilver Colloidal Solution by Anodic
Dissolution under High DC Voltage”, Electrochemistry, 81(6), pp. 454-
459 (ISSN 1344-3542).
10. Nguyen Duc Hung, Nguyen Minh Thuy, Nguyen Nhi Tru (2013).
Characteristics and electrochemical mechanisms of a nanosilver solution
formed by anodic dissolution with high DC voltage, The European
Physical Journal - Applied Physics,63, pp. 20402 (ISSN 1286-0050).
11. Nguyen Minh Thuy, Nguyen Duc Hung, Nguyen Nhi Tru (2013).
Plasma effect of the high DC voltage electrochemistry for purely
colloidal nanosilver solution preparation. Paper NFT-009, Proceedings
of the IWNA 2013, pp. 369-374, November 2013, Vung Tau, Vietnam.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Đoàn Thị Kim Bông, Nguyễn Nhị Trự (2012), "Điều chế dung dịch nano
bạc bằng kỹ thuật điện phân kết hợp siêu âm", Tạp chí Hóa học, 50(5A),
Tr. 343-346.
2. Trần Thị Ngọc Dung, Nguyễn Hoài Châu, Đào Trọng Hiền, Nguyễn
Thúy Phượng, Ngô Quốc Bưu, Nguyễn Gia Tiến (2011), "Nghiên cứu
tác dụng Của băng nano bạc lên quá trình điều trị vết thương bỏng ", Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, 49(3), Tr. 87-92.
3. Đặng Văn Đường, Trần Văn Chung, Trần Quốc Tùy (2003), Giáo trình
hóa lý, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
4. Trần Hiệp Hải (2008), Phản ứng điện hóa và ứng dụng, Nhà xuất bản
Giáo dục.
5. Nguyễn Đức Hùng, Trần Quốc Tùy (2004), Giáo trình lý thuyết và điện
hóa công nghệ, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
6. Nguyễn Đức Hùng (2005), "Vật liệu nano từ công nghệ chế tạo đến khả
năng ứng dụng", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự,
03(10), Tr. 121–131.
7. Nguyễn Đức Hùng (2008), "Chế tạo vật liệu nanô kim loại bằng công
nghệ điện hóa và khả năng ứng dụng", Kỹ thuật và Trang bị, 10(97), Tr.
38.
8. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Tiến Dũng (2009), "Chế tạo dung dịch bạc
kim loại bằng phương pháp điện hóa", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và
Công nghệ quân sự, 8(2), Tr. 67-71.
9. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Việt Hưng (2011), "Điều chế dung dịch keo
nano bạc bằng chất khử sacarozơ", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và
Công nghệ quân sự, 10(15), Tr. 86-91.
10. Trương Anh Khoa, Phạm Trung Sản, Nguyễn Hoàng, Lê Lan Anh
(2012), "Nghiên cứu điều chế bạc nano ứng dụng trong y học bằng
phương pháp điện hóa", Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học , 17, Tr.
35-40.
11. Liđin R. A., Molosco V. A., Anđreeva L. L. (2001), Tính chất lý hóa học
các chất vô cơ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
121
12. Trương Ngọc Liên (2000), Điện hóa lí thuyết, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
13. Đặng Văn Phú, Bùi Duy Du, Nguyễn Triệu, Võ Thị Kim Lăng, Nguyễn
Quốc Hiến, Bùi Duy Cam (2008), "Chế tạo keo bạc nano bằng Phương
pháp chiếu xạ sử dụng Polyvinyl/Pyrolidon/Chitosan làm chất ổn định",
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 46(3), Tr. 81-86.
14. Nguyễn Công Phúc, Nguyễn Đức Hùng (2010), "Hoạt tính diệt khuẩn
của nano bạc và nano compozit Ag/Al2O3 được kết tủa điện hóa", Tạp
chí Hóa học, 41(4), Tr. 409-413.
15. Phạm Trung Sản, Trương Anh Khoa, Ngô quốc Quyền (2010), "Hiệu
ứng từ điện trở khổng lồ của đa lớp Ni-Cu-Co kết tủa bằng điện hóa",
Hội nghị khoa học ký niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Tr. 196-201.
16. Võ Hữu Thịnh, Nguyễn Nhị Trự (2013), "Điều chế dung dịch nano đồng
bằng kỹ thuật điện hóa", Tạp chí Khoa học và công nghệ, 51(5B), Tr. 21-
26.
17. Trịnh Thanh Thủy, Từ Ngọc Hân, Lê Khắc Bình, Lê Viết Hải (2008),
"Chế tạo màng mỏng SnO2 có cấu trúc nano bằng phương pháp sol-gel",
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 11(6), Tr. 73-78.
Tiếng anh:
18. Abid J.P., Wark A.W., Brevet P.F., Girault H.H. (2002), "Preparation of
silver nanoparticles in solution from a silver salt by laser irradiation",
Chem Commun (Camb), 7, pp. 792-3.
19. Akbar S.A., Verweij H. (2002), Literature Review: Steric Stabilization,
Department of Materials Science & Engineering, Ohio State University,
2041 College Road, Watts Hall 291, Columbus OH 43210-1178, USA.
20. Alexander Fridman, Plasma Chemistry, Cambridge University Press,
2008.
21. Alwitt R. S. and Takei H. (1983), Crystalline Aluminum Oxide Films:
Thin Films Science and Technology, in Passivity of Metals and
Semiconductors, New York: Elsevie, 4, pp. 741-746.
22. Amro El-Badawy, David Feldhake, Raghuraman Venkatapathy (2010),
Scientific, Technical, Research, Engineering and Modeling Support
122
Final Report State of the Science Literature Review: Everything
Nanosilver and More, U.S Environmental Protection Agency Office of
Research and Development Washington,.
23. Andrew N. Shipway, Eugenii Katz, Itamar Willner (2000), "Nanoparticle
arrays on surfaces for electronic, optical and sensoric applications",
ChemPhysChem, 1(1), pp. 18-52.
24. Ann Dowling; Roland Clift and Working Group (2004), Nanoscience
and nanôtechnologies: opportunities and uncertainties, John Enderby,
Ed. London: The Royal Society & The Royal Academy of Engineering.
25. Anna Zielińska-Jurek, Joanna Reszczyńska, Ewelina Grabowska and
Adriana Zaleska (2012), Nanoparticles Preparation Using
Microemulsion Systems, Microemulsions - An Introduction to Properties
and Applications, InTech.
26. Ashokkumar M., Grieser F. (2002), "Preparation of colloids",
Encyclopedia of Surface and Colloid Science, Marcel Dekker, Inc.
27. Baghbanzadeh M., Carbone L., Cozzoli P.Davide, Kappe C.Oliver
(2011), "Microwave-Assisted Synthesis of Colloidal Inorganic
Nanocrystal", Angew.Chem.Int.Ed, 50, pp. 11312–11359.
28. Butterworth Heinemann ; Joachim C. (2005), "To be nano or not to be
nano?", Nature, 4, pp. 107-109.
29. Buu N. Q. , Dung T. T. N. , Chau N. H. , Hieu D. T. (2011), "Studies on
manufacturing of topical wound dressings based on nanosilver produced
by aqueous molecular solution method", J. Exp. Nanoscience, 6(4), pp.
409-421, 2011.
30. Cabrini S., Kawata S. (2012), Nanofabrication Handbook, CRC Press.
31. Challa S. S. R. Kumar, Josef Hormes, Carola Leuschner, Ryan Richards,
Helmut Bönnemann (2005), Nanofabrication Towards Biomedical
Applications: Techniques, Tools, Applications, and Impact, Wiley-VCH
Verlag GmbH & Co. KGaA.
32. Charles P. Poole, Jr. Frank J. Owens. (2003), Introduction to
nanôtechnology, John Wiley & Sons, Inc..
33. Chau N. H, Dung T. T. N., Buu N. Q. (2008), "Some results in
manufacturing of nanosilver and investigation of its application for
disinfection", J. Advances in Sci. & Tech, 2, pp. 241-248.
34. Chi C. , Xie H. , Li Y. , Cong R. , Zhou M. , Tang Z. (2011),
"Photoelectron Imaging of Ag-(H2O)x, Ag(OH)-(H2O)y (x=1, 2); y=0-
123
4)", The Journal of Phys. Chem. A, 115, pp. 5380-5386.
35. De Graef M. (2003), Introduction to Conventional transmission Electron
Microscopy, Cambridge University Press.
36. Debouttière P.-J., Roux S. , Vocanson F., Billotey C., Beuf O., Favre-
Réguillon A., Lin Y., Pellet-Rostaing S.,Lamartine R., Perriat6 P. and
Tillement O. (2006), "Design of Gold Nanoparticles for Magnetic
Resonance Imaging", Advanced Functional Materials, 16(18), pp. 2330-
2339.
37. Demling R. H., Burrell R.E. (2002), "The beneficial effects of
nanocrystalline silver as a topical antimicrobial agent", Leadership
Medica, 16(7).
38. Dial O.,Cheng C.C.,Scherer A. (1998), "Fabrication of high-density nano
structures by electron beam lithography", J.Vac.Sci.Technol, B166, pp.
3887-3890.
39. Dion Savio Antao (2009), A study of Direct Current Corona Discharges
in Gases and Liquids for Thin Film Deposition , Faculty of Drexel
University , Thesis.
40. E. A. S. (2001), "Nanomaterials, Encyclopedia of Materials: Science and
Technology", in Nanomaterials, Encyclopedia of Materials: Science and
Technology.
41. David Pozo Perez, Ed. (2010), Silver Nanoparticles, In-teh
www.intechweb.org.
42. Gordon Pedersen, Ed. (2013), A Fighting Chance: How to Win the War
Against Virus and Bacteria with Silver, Sound Concepts.
43. Klabunde K. J, Ed. (2001), Nanoscale Materials in Chemistry, Wiley.
44. Edwards, Hiram W.; Petersen, Robert P. (1936), "Reflectivity of
Evaporated Silver Films", Physical Review, 50(9), pp. 871-871.
45. Fang-Chia Chang, Carolyn Richmonds, and R.Mohan Sankarana.
(2010), "Microplasma-assisted growth of colloidal Ag nanoparticles for
point-of-use surface-enhanced Raman scattering applications",
J.Vac.Sci.Technol.A, 28(4), pp. L5-L8.
46. Feynman R. (1959), "There's Plenty of Room at the Bottom".
47. Francis F. Chen (1984), Introduction to Plasma Physics and Controlled
Fusion, Plenum Press.
124
48. Hodes G.(1995), "Principles, Methods and Applications", in Physical
Electrochemistry , Marcel Dekker.
49. Godyak, V.A; Piejak, R.B.; Alexandrovich, B.M. (1991), "Elcetrical
Characteristics of Paralled Plate RF Discharges in Argon", IEEE
Transact. Plasma Sci. PS, 19(4), pp. 660-670.
50. Hillebrenner, H.,Buyukserin, F.,Kang, M.,Mota, M.O.,Stewart, J.D. and
Martin,C.R. (2006), "Corking nano test tubes by chemical self-
assembly", J.Am. Chem. Soc., 128, pp. 4236.
51.
52. Huang H. H., Ni X. P., Loy G. L., Chew C. H., Tan K. L. , Loh F. C.,
Deng J. F. ,and Xu G. Q. (1996), "Photochemical Formation of Silver
Nanoparticles in Poly(N-vinylpyrrolidone)", Langmuir, 12(4), pp. 909-
912.
53. Hung N. D., Thuy N. M, Tuan D. T. (2011), "nano copper solution
formed by anodic dissolution process under high voltage", in The 3rd
International workshop on Nanôtechnology and application - IWNA
2011, Vung Tau, Vietnam.
54. Hunte R. J. (1981), Zeta Potential in Colloids Science, Academic Press.
55. Hopwood J. (1992), "Review of inductively coupled plasmas for plasma
processing", Plasma Sources Science and Technology, 1(2), pp. 109-116.
56. Jackson J.D. (1962), Classical Electrodynamics, John Wiley & Sons Inc.
57. Ji, J.H., Jung, J.H., Kim, S.S., Yoon, J.U., Park, J.D., Choi, B.S., Chung,
Y.H., Kwon, I.H., Jeong, J., Han, B.S., Shin, J.H., Sung, J.H., Song,
K.S., Yu, I.J. (2007), "Twenty-eight-day inhalation toxicity study of
silver nanoparticles in Sprague-Dawley rats", Inhal. Toxicol., 19, pp.
857-871.
58. Jiang Z. , Yuan W. , Pan H. (2005), "Luminescence effect of silver
nanoparticle in water phase", Spectrochimica Acta Part A, 61, pp. 2488-
2494.
59. John H. Chaffin, Stephen M. Bobbio, Hilary I. Inyang, and Life
Kaanagbara (2006), "Hydrogen Production by Plasma Electrolysis", J.
Energy Eng., 132, pp. 104-108.
60. Key F.S., Maass G. (2001), "Determining the properties of colloidal
silver", Silver Colloid, pp. 1-10.
125
61. Kim E.J., Yeum J.H., Cho J.H. (2014), "Effects of Polymeric Stabilizers
on the Synthesis of Gold Nanoparticles", Journal of Materials Science &
Technology, 30(2), pp. 107–111.
62. Klaus, T., R. Joerger, E. Olsson, C.-G. Granqvist (1999), "Silver-based
crystalline nano particles, microbially fabricated", Proc. Natl. Acad. Sci ,
96, pp. 13611-13614.
63. Köhler M., Fritzsche W. (2007), Nanotechnology- an introduction to
nanostructuring techniques, Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA.
64. Kolekar T.V., Yadav H.M., Bandgar S.S., Deshmukh P.Y. (2011),
"Synthesis By Sol-Gel Method And Characterization Of Zno
Nanoparticles", Indian Streams Research Journal, 1(1), p. 1.
65. Kowshik M., Ashtaputre S., Kharrazi S., Vogel W., Urban J., Kulkarni
S. K.and Paknikar K. M. (2003), "Extracellular synthesis of silver
nanoparticles by a silver-tolerant yeast strain MKY3", Nanotechnology,
14(1), pp. 95.
66. Kroesen G.M.W., Schram D.C., and de Haas J.C.M. (1990),
"Description of cascade arc plasma", Plasma Chemistry and Plasma
Processing, 10(4), pp. 531-551.
67. Kulkarni A.P. , Srivastava A. and Zunjarrao R.S. (2012), "Plant
mediated synthesis of silver nanoparticles and their applications", Int J
Pharm Bio Sci, 3(4), pp. 121-127.
68. Kumar, C. S. S. R., Hormes J., Leuschner C. (2005), Nanofabrication
towards biomedical applications: Techniques, tools, applications, and
impact, WILEY -VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim, pp. 431.
69. Leonard B. Loeb (1965), Electrical coronas, their basic physical
mechanisms, Berkeley, University of California Press.
70. Leroux, F.; Perwuelz, A.; Campagne, C.; Behary, N. (2006),
"Atmospheric air-plasma treatments of polyester textile structures",
Journal of Adhesion Science and Technology, 20(9), pp. 939.
71. Leslie-Pelecky D.L., V. Labhasetwar, and J. Kraus R.H (2005),
"Nanobiomagnetics", in Advanced Magnetic Nanostructures, D.J.
Sellmyer and R.S. Skomski, Ed. New York: Kluwer.
72. Letfullin R. R., Joenathan C., George T.F & Zharov V. P. (2006),
"Laser-induced explosion of gold nanoparticles: potential role for
nanophotothermolysis of cancer", Nanomedicine, 1(4), pp. 473-480.
126
73. Liang C. L., Zhong K., Liu M., Jiang L., Liu S. K., Xing D. D., Li H. Y.,
Na Y., Zhao W. X., Tong Y. X., Liu P. (2010), "Synthesis of
morphology-controlled silver nanostructures by electrodeposition",
Nano-Micro Letters, 2(1), pp. 6-10.
74. Ashby M. F. (2013), "Materials: a bief history", in Materials and the
Environment: Eco-informed Material Choice, Butterworth-Heinemann.
75. Mafune F, Kohno J, Takeda Y, et al. (2000), "Structure and stability of
silver nanoparticles in aqueous solution produced by laser ablation ",
JOURNAL OF PHYSICAL CHEMISTRY B , 104(35), pp. 8333-8337.
76. Maillard M., Giorgio S., Pileni M. P. (2002), "Silver nanodisks", Adv.
Mater., 14(15), pp. 1084-1086.
77. Masciangioli T., Zhang W. X. (2003), "Environmental technologies at
the nanoscale", Environ. Sci. Technol, 37, pp. 102A-108A.
78. Nanbu, K.; Kageyama, J. (1996), "Detailed structure of dc glow
discharges — effects of pressure, applied voltage, and γ-coefficient",
Vacuum, 47(6-8), pp. 1031-1033.
79. Nicomp 380 User manual. 8203 Kristel Circle, Port Richey, FL 34668,
2006.
80. Park, J.; Henins, I.; Herrmann, H. W.; Selwyn, G. S.; Hicks, R. F.
(2001), "Discharge phenomena of an atmospheric pressure radio-
frequency capacitive plasma source", Journal of Applied Physics, 89, p.
20.
81. Phillip E. Savage, Sudhama Gopalan, Thamid I. Mizan, Christopher J.
Martino, Eric E. Brock. (1995), "Reactions at supercritical conditions:
Applications and fundamentals", AIChE Journal, 41(7), pp. 1723–1778.
82. Pitkethly, M. J. (2004), "Nanomaterials – the driving force", Nanôtoday,
7(12), p. 20.
83. Alwitt R. S. (2002), Anodizing. Northbrook IL 60065-0622, USA:
Boundary Technologies Inc.
84. Ramesh S. (2013), "Sol-Gel Synthesis and Characterization of
Ag3(2+x)Al(x)Ti(4-x)O(11+d)(0.0 ≤ x ≤ 1.0) Nanoparticles", Journal of
Nanoscience, pp. 1-9.
85. Rashid A. Khaydarov, Renat R. Khaydarov, Olga Gapurova, Yuri Estrin,
Thomas Scheper (2009), "Electrochemical method for the synthesis of
silver nanoparticles", J Nanopart Res, 11, pp. 1193-1200.
127
86. Riedel, Sebastian; Kaupp, Martin (2009), "The highest oxidation states
of the transition metal elements", Coordination Chemistry Reviews,
253(5-6), pp. 606-624.
87. Roy R., Hoover M.R., Bhalla1 A.S., lawecki T.S, Dey S., Cao W., Li J.,
Bhaskar S. (2007), "Ultradilute Ag-aquasols with extraordinary
bactericidal properties: role of the system Ag–O–H2O", Materials
Research Innovations, 11(1), pp. 3-18.
88. San P.T. , Hong D.M. , Chau N. , Quyen N.Q. , Khoa T.A. (2010), "The
Structure and Properties of Hard Magnetic FePt Films Deposited By
Pulse Plating", Journal of Science and Technology, 48(5A), pp. 150-154.
89. San P.T., Khoa T.A., Hoang N. (2010), "Electrochemical Method for
Synthesis of Silver Nanoparticles", Journal of Science and Technology,
48(5A), pp. 150-154.
90. San P.T., Khoa T.A., Hoang N., Anh L.L (2010), "Properties of
Colloidal Silver Prepared by Electrochemical Method", in The 5th
International Workshop on Advanced Materials Science and
Nanôtechnology, Hanoi, Vietnam.
91. Seong Cheol Kim, SungMin Kim, JungWan Kim and SangYul Lee
(2013), "Synthesis nanoparticles using solution plasma process and their
various applications", in The 4th International workshop on
Nanotechnology and Application - IWNA 2013, Vung Tau, Viet Nam,
pp. 71-74.
92. Sivaraman D., Panneerselvam P., Muralidharan P. , Purushoth Prabhu T.,
Vijaya Kumar R. (2013), "Green synthesis, characterization and anti-
microbial activity of silver nanoparticles produced using ipomoea
aquatica forsk leaf extract", International Journal of Pharmaceutical
Sciences and Research, 4(6), pp. 2280-2285.
93. Sung J. H., Ji J. H., Yoon J. U., Kim D. S., Song M. Y., Jeong J., Han B.
S., Han J. H., Chung Y. H., Kim J., Kim T. S., Chang H. K., Lee E. J,
Lee J. H., Yu I. J. (2008), "Lung function changes in Sprague-Dawley
rats after prolonged inhalation exposure to silver nanoparticles", Inhal.
Toxicol, 20, pp. 567-574.
94. Okumura T. (2010), "Inductively Coupled Plasma Sources and
Applications", Physics Research International, 2010, p. 14.
95. Tadahiko Mizuno, Tadayoshi Ohmori , Tadashi Akimoto and Akito
Takahashi (2000), "Production of Heat during Plasma Electrolysis in
Liquid ", Jpn. J. Appl. Phys., 39(10), pp. 6055-6061.
128
96. Tadahiko MIZUNO,Tadashi AKIMOTO, Kazuhisa AZUMI, Tadayoshi
OHMORI, Yoshiaki AOKI and AkitoTAKAHASHI (2005), "Hydrogen
Evolution by Plasma Electrolysis in Aqueous Solution", Japanese
Journal of Applied Physics, 44(1A), pp. 396-401.
97. Taek-Kyun Jung, Dong-Woo Joh, Hyo-Soo Lee and Min-Ha Lee (2011),
"Fabrication of Ni nanopowder using wire explosion process and its
characterization", Rev.Adv.Mater.Sci, 28, pp. 171-174.
98. Teresa D. Golden, Mark G. Shumsky , Yanchun Zhou , Rachel A.
VanderWerf , Robert A. Van Leeuwen , and Jay A. Switzer (1996),
"Electrochemical Deposition of Copper(I) Oxide Films", Chem. Mater.,
8(10), pp. 2499-2504.
99. Thompson G. E. and Wood G. C. (1983), "Anodic Films on Aluminum,
Treatise on Materials Science and Technology", in Corrosion Aqueous
Processes and Passive Films, J. C. Scully, Ed. New York: Academic
Press, 23, pp. 205-329.
100. Tien D.C., Liao C. Y., Huang J. C., Tseng K. H. , Lung J. K., Tsung T.
T., Kao W. S., Tsai T. H., Cheng T. W., Yu B. S., Lin H. M. and
Stobinski L. (2008), "Novel technique for preparing a nano-silver water
suspension by the arc-discharge method", Rev.Adv.Marter.Sci., 18, pp.
750-756.
101. Trop, M., Novak, M., Rodl, S., Hellbom, B., Kroell, W. Goessler, W.
(2006), "Silver-coated dressing Acticoat casued raised liver enzymes and
argyria-like symptoms in burn patient", J. Trauma, 60, pp. 648-652.
102. Tudose M., Munteanu C., Marinescu G., Culita D., Ionita P. (2013),
"The influence of redox chemical surface treatments on silver
nanoparticles", Digest Journal of Nanomaterials and Biostructures, 8(4),
pp. 1761 - 1770.
103. Uchi H., Kanno T., Alwitt R.S. (2001), "Structural Features of
Crystalline Anodic Alumina Films", Journal of The Electrochemical
Society, 148, pp. B17-B23.
104. USGS, Silver Statistics and Information.
105. Wade T.;Ross C. B. ; Crooks R. M. (1997), "An Electrochemical
Method Suitable for the Preparation of Nine Metal Nitrides", Chem.
Mater., 9, pp. 248-254.
106. Wei Chen, Weiping Cai, Liang Zhang, Guozhong Wang, Lide Zhang.
(2011), "Sonochemical Processes and Formation of Gold Nanoparticles
within Pores of Mesoporous Silica", Journal of Colloid and Interface
129
Science, 238, pp. 291-295.
107. William M. Haynes, Ed. (2013), Handbook of Chemistry and Physics,
CRC Press.
108. Williams D.B., Carter C.B (1996), Transmission Electron Microscopy: A
Textbook for Materials Science, Kluwer Academic/Plenum Publishers.
109. Xie Y.,Ye R.,Liu H. (2008), "Synthesis of silver nanoparticles in reverse
micelles stabilized by natural biosurfactant", Colloids and Surfaces A,
pp. 175-178.
110. Zeena S. Pillai, Prashant V. Kamat (2004), "What Factors Control the
Size and Shape of Silver Nanoparticles in the Citrate Ion Reduction
Method?", J. Phys. Chem. B, 108(3), pp. 945-951.
111. Zong-ming Xiu, Qing-bo Zhang, Hema L. Puppala, Vicki L. Colvin, and
Pedro J. J. Alvarez (2012), "Negligible Particle-Specific Antibacterial
Activity of Silver Nanoparticles", Nano Lett., 12(8), pp. 4271-4275.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_phan_ung_hoa_tan_dien_hoa_tai_duong_cuc_a.pdf