Kết quả thu được từ mô hình thí nghiệm rất khả quan, cho thấy rằng việc xử
lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác thải trong hệ thống lên men nóng là một hướng đi
nhiều hứa hẹn để giải quyết các vấn đề về chất thải ở các đô thị hiện nay ở nước ta,
đồng thời việc thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý đem lại giá trị kinh tế lớn và
có ý nghĩa phát triển bền vững cho tương lai.
Để nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn, cần tiếp tục có các nghiên cứu
chuyên sâu khác:
1) Cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý như các giải pháp
tiền xử lý chất thải, phân loại chất thải tại nguồn,.
2) Cần tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn thiết bị, công nghệ cũng như xác định các chỉ
tiêu kinh tế, đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi của công nghệ xử
lý chất thải này, trong cả hệ thống quản lý chất thải đô thị. Cần có nghiên cứu kiểm
chứng về quy mô và điều kiện áp dụng công nghệ, nghiên cứu về nhu cầu và cân
bằng năng lượng của hệ thống xử lý chất thải, so sánh nhu cầu năng lượng giữa 2
chế độ lên men ấm và nóng để làm rõ ưu, nhược điểm của chúng.
3) Một số hướng nghiên cứu, các chương trình cần tiếp tục triển khai là nghiên cứu
mô hình xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật đô thị, mô hình phân loại rác tại
nguồn, xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý
chất thải đồng thời tạo năng lượng.
166 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu quá trình xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác hữu cơ bằng phương pháp sinh học kỳ khí ở chế độ lên men nóng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng mô hình cho phép tiết kiệm thời gian
và chi phí nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời, sử dụng phần mềm đã chức năng như
GPS-X cho phép mô phỏng để quản lý hữu hiệu các quá trình diễn ra khi vận hành
trạm xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.
Phần mềm GPS-X mô phỏng khả năng phân hủy kỵ khí của chất thải. Đối
với hỗn hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm, phần mềm GPS-X áp dụng mô
hình động học quá trình xử lý chất thải của Baston đối với pha lỏng, pha rắn [41] .
Khả năng phân hủy kỵ khí của chất thải phụ thuộc vào nhiệt độ, thành phần, tính
chất của bùn cặn và môi trường trong bể phản ứng. Từ phương trình cân bằng chất:
0 = (-1)+Y + (1-Y), với Y = Hiệu suất sinh khối tạo thành, quá trình sinh hóa phân
hủy của cơ chất ở dạng đơn giản nhất được mô tả bằng ma trận Peterson (Bảng
3.20) [122].
Bảng 3.20. Ma trận Peterson đơn giản mô tả quá trình sinh hóa của cơ chất
Quá trình
Biến số
Biểu thức của phản ứng sinh hóa
S X M
Sinh trưởng của X -1 Y 1-Y Xv SKs
S
Phân hủy của X +1 -1 bX
Chú thích
Cơ
chất
Vi
khuẩn
Khí
metan
: tốc độ phát triển
Ks: hệ số bán bão hòa
b: hệ số phân h y
Y: hiệu suất tạo sinh khối tạo
thành
Dấu – chỉ hai quá trình ngược
nhau: sinh khối tạo thành và cơ
chất phân h y
133
Trong chất thải chứa các thành phần hữu cơ phân hủy được XS và chất không
phân hủy được hay gọi là chất trơ XI. Với chất hữu cơ có khả năng phân hủy được
phân ra làm nhiều loại: chất hữu cơ phân hủy nhanh XS1, chất hữu cơ phân hủy
chậm XS2 và chất hữu cơ khó phân hủy XS3. Khả năng sinh khí metan khác nhau đối
với từng loại chất thải, phụ thuộc vào thành phần, tính chất của từng loại chất thải.
Bảng 3.21 thể hiện thành phần, tính chất của bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm.
Bảng 3.21.Thành phần bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm
STT Thành phần Ký hiệu Đơn vị Bùn bể
tự hoại
Chất thải
thực phẩm
1 Chất hữu cơ phân hủy được XS gCOD/m
3
X x
2 Chất trơ XI gCOD/m
3
X x
3 Vi khuẩn sinh metan Xm gCOD/m
3
X -
4 Vi khuẩn sinh axit Xa gCOD/m
3
X -
Ghi chú:
x: có thành phần này trong chất thải.
-: Không có thành phần này trong chất thải
Trong thành phần bùn bể tự hoại có chất hữu cơ phân hủy được (XS), chất trơ
(XI), vi khuẩn kỵ khí (Xm) và vi khuẩn sinh axit (Xa). Quá trình phân hủy của bùn
bể tự hoại diễn ra chậm, chủ yếu là quá trình phân hủy chất chất hữu cơ và quá trình
phân hủy của vi khuẩn kỵ khí. Tương tự các nghiên cứu khác đối với xử lý kỵ khí
bùn cặn cũng đã áp dụng mô hình động học bậc nhất và phương trình Monod hoặc
phương trình Contois đối với chất thải rắn ([71], [66], [59]). Quá trình phân hủy
của vi khuẩn kỵ khí Xm tuân theo phương trình bậc nhất, còn quá trình thủy phân
(hydrolysis) của chất hữu cơ XS xảy ra theo phương trình Contois: μ = μ maxS/(KX +
S) [120] . Được phát triển từ phương trình Monod, phương trình Contois có hệ số
bão hòa tỷ lệ với nồng độ bùn, cho phép mô phỏng quá trình phản ứng với mật độ
bùn cao. Hình 3.2 mô tả quá trình phân hủy kỵ khí sinh mêtan của bùn bể tự hoại.
Đồ thị sinh khí của bùn bể tự hoại là sự kết hợp giữa phương trình bậc 1 và phương
trình Contois.
134
XS
X
S
X
b
0
200
400
600
800
0 2 4 6 8 10
Thời gian (ngày)
Khí CH4
(mgCO
D/L/da
y)
Phương trình bậc 1
Phương trình Contois
Hình 3.31. Dạng đồ thị sinh khí của bùn bể tự hoại [121]
Trong thành phần bùn bể tự hoại có chất hữu cơ phân hủy được (XS), vi
khuẩn kỵ khí (XB) và chất trơ (XI). Quá trình phân hủy của bùn bể tự hoại diễn ra
mạnh trong 1-2 ngày đầu, chủ yếu là quá trình phân hủy của cả chất hữu cơ và của
vi khuẩn kỵ khí, sau đó chỉ còn quá trình phân hủy của vi khuẩn kỵ khí. Quá trình
phân hủy của vi khuẩn tuân theo phương trình bậc nhất r = bX, còn quá trình phân
hủy chất hữu cơ XS xảy ra theo phương trình Contois: μ = μ maxS/(KS.X+ S) [121] .
Được phát triển từ phương trình Monod, phương trình Contois có hằng số bão hòa
tỷ lệ với nồng độ bùn, cho phép mô phỏng quá trình phản ứng với mật độ bùn cao.
Trong thành phần chất thải thực phẩm gồm có chất hữu cơ phân hủy được
(XS) và chất trơ (XI). Các chất hữu cơ phân hủy được chiếm tỉ lệ lớn trong chất thải
thực phẩm. Thành phần phức tạp này bao gồm các chất phân hủy nhanh, các chất
phân hủy chậm và các chất khó phân hủy XS1, XS2 và XS3. Dạng đồ thị phân hủy kỵ
khí sinh mêtan của chất thải thực phẩm bao gồm 3 vùng I, II, III, tương ứng với quá
trình phân hủy các thành phần XS1, XS2 và XS3. 2 đỉnh đường cong tương ứng với
quá trình phân hủy XS2 và XS3. Dạng đồ thị sinh khí của chất thải thực phẩm có
dạng đồ thị như hình 3.3. [120] .
K
h
í
C
H
4
(
m
g
C
O
D
/l
/n
g
ày
)
135
Hình 3.32. Dạng đồ thị sinh khí của chất thải thực phẩm theo thời gian [120]
Sau khi xác định được các thành phần có trong bùn bể tự hoại và chất thải
thực phẩm, thiết lập được ma trận mô phỏng quá trình xử lý kỵ khí của bùn bể tự
hoại và chất thải thực phẩm, tác giả sử dụng số liệu kết quả thí nghiệm sinh khí
metan theo mẻ ở chế độ lên men nóng (mẻ 1, mẻ 2) để chạy mô hình GPS-X. Số
liệu đầu vào để chạy mô hình GPS-X được thể hiện trong bảng 3.22, 3.23, 3.24,
3.25 và trong phụ lục 2, bảng 2.2 và bảng 2.4.
Bảng 3.22. Thành phần nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu Giá trị COD (mg/l)
Mẻ 1 Mẻ 2
Bùn cơ chất 9.600 6.900
Bùn bể tự hoại 12.600 16.100
Chất thải thực phẩm 135.000 172.000
Bảng 3.23. Tỉ lệ phối trộn Bùn bể tự hoại: Chất thải thực phẩm mẻ 1
Chế độ lên men Tỉ lệ phối trộn theo thể tích
(Bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm) ở chế độ lên men nóng
Tỉ lệ phối trộn theo
COD (g)
Đối
chứng 1,2:0 1:1 1:10 1:100 0:1,2
Tỉ lệ phối trộn theo
thể tích
Đối
chứng 10:00 9:01 1:01 1:09 0:10
Baseline (tõ bùn nÒn)
Region III Region I I
Region II
Thêi gian (ngày)
Khí
CH
4
(L/
L/n
gà
y)
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0 1 2 3
XS-1
XS-2
XS-3
Đường nền Thời gian (ngày)
Vùng II Vùng III
Vùng I
K
h
í
C
H
4
(
l/
n
g
ày
)
0 20 30
136
Bảng 3.24. Tỉ lệ phối trộn Bùn bể tự hoại: Chất thải thực phẩm mẻ 2
Chế độ lên men Tỉ lệ phối trộn theo thể tích
(Bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm) ở chế độ lên men nóng
Tỉ lệ phối trộn theo
COD (g)
Đối
chứng 0.8:0 1:1 1:10 1:100 0:0.8
Tỉ lệ phối trộn theo
thể tích
Đối
chứng 10:00 9:01 1:01 1:09 0:10
Bảng 3.25. Tải lƣợng COD nạp vào hệ thí nghiệm lên men nóng
Mẻ Đơn vị Tỉ lệ phối trộn theo thể tích
(Bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm) ở chế độ lên men nóng
Đối
chứng 10:00 9:01 1:01 1:09 0:10
Mẻ 1 g/l 9.6 10.2 16.3 49.0 106.6 119.8
Mẻ 2 g/l 6.9 8.7 11.5 45.6 90.1 101.4
Từ kết quả lượng khí metan sinh ra ở chế độ lên men nóng đo được trong thí
nghiệm theo mẻ lần thứ 1 và lần thứ 2 (bảng 2.2 và bảng 2.4 phần phụ lục), tiến
hành hiệu chỉnh bằng phần mềm GPS-X để quá trình mô phỏng khả năng sinh khí
của bùn bể tự hoại và Chất thải thực phẩm với các tỉ lệ phối trộn khác nhau tương
đồng với các giá trị đo thực tế từ kết quả thí nghiệm. Các thông số được trình bày
trong bảng trong bảng 3.26, 3.27.
Bảng 3.26. Các giá trị tính toán tham khảo
Thông số Ký
hiệu
Đơn vị Khoảng giá
trị
Giá trị
chọn
Nguồn
TLTK
Thông số động học
Hệ số phát triển cực đại
của vi khuẩn sinh axit
axit
1/ngày
4-16 4 Baston et al,
2002
Hệ số bán bão hòa của vi KSa gCOD/m3 20-150 20 Baston et al,
137
khuẩn sinh axit 2002
Hệ số phát triển cực đại
của vi khuẩn sinh metan
m
1/ngày
0,08-0,1 0,08 Yasui et al
(2008).
Hệ số bán bão hòa của vi
khuẩn sinh metan
KSm
gCOD/m3
27-107 100 Yasui et al
(2008).
Hệ số phân hủy của vi
khuẩn sinh metan
bM 1/ngày 0,001-
0,006
0,006 Baston et al,
2002
Hệ số phân hủy của vi
khuẩn sinh axit
baxit 1/ngày 0,04-0,3 0,04 Baston et al,
2002
Hệ số phân hủy hiếu khí
bH 1/ngày 0,16-0,31 0,21 Yasui et al
(2008).
Hệ số phân hủy hiếu khí
của vi khuẩn tự dưỡng
ba 1/ngày 0,25-0,7 0,25 Yasui et al
(2008).
Hệ số tỷ lượng
Hiệu suất tạo sinh khối Y gCOD/
gCOD
0,08 0,08 Baston et al,
2002
Hệ số thủy phân kỵ khí
fe
-
0,07 0,07 (a): Yasui et
al (2006).
Tốc độ amoni hóa m3/gCOD/
ngày
0,008 0,008 Yasui et al
(2008).
Nồng độ vi khuẩn sinh
metan
X g/m
3
800-1.700 1.500 Yasui et al
(2008).
Bảng 3.27. Bảng giá trị các thông số động học xác định đƣợc
sau khi hiệu chỉnh mô hình
Thông số động học Ký hiệu Đơn vị Giá trị Ghi chú
Thông số động học của bùn bể tự hoại
Hệ số phân hủy nội sinh của bùn bể tự
hoại
kd,b
1/ngày
0,4
(0,5-0,3)
Giá trị TB
(max-min)
138
Hệ số thủy phân bão hòa của bùn bể tự
hoại
KX,b
-
0,04
Thông số động học của chất thải thực phẩm
Hệ số phân hủy nội sinh của chất thải
thực phẩm
kd,r
1/ngày
1,0
(1,5-0,7)
Giá trị TB
(max-min)
Hệ số thủy phân bão hòa của Chất thải
thực phẩm
KX,r
-
0,4
Hệ số đặc trưng cho giai đoạn phân hủy n - 8
Hệ số tốc độ phân hủy của Chất thải
thực phẩm
k 1/ngày 0,65
Hệ số thủy phân của các hợp chất chậm
phân hủy của Chất thải thực phẩm
Kh.Xs23,r 1/ngày 0,4
Kết quả chạy phần mềm GPS-X cho thấy giá trị kd trung bình của bùn bể tự
hoại là 0,4 (1/ngày) và kd trung bình của chất thải thực phẩm là 1,0 (1/ngày) được
thể hiện trong hình 3.33 (Phụ lục bảng 4.3.1, 4.3.2). Độ lệch chuẩn giá trị kd của bùn
bể tự hoại là 0,07 và của chất thải thực phẩm là 0,28. Hình 3.33 cho thấy độ lệch
chuẩn của chất thải thực phẩm cao hơn của bùn bể tự hoại chứng tỏ thành phần, tính
chất của chất thải thực phẩm phức tạp, dao động trong khoảng giá trị lớn hơn so với
bùn bể tự hoại. Vì vậy biên độ dao động độ lệch chuẩn của kd cũng khá lớn.
Hình 3.33. Giá trị kd của bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm
Thông số động học kd của chất thải
kd bùn bể tự hoại kd chất thải thực phẩm
139
Kết quả chạy phần mềm GPS-X với với các tỉ lệ phối trộn khác nhau, biểu
diễn quá trình sinh khí metan, được trình bày trong hình 3.34 và 3.35. Qua kết quả
mô phỏng cho thấy diễn biến động học khả năng sinh khí của bùn bể tự hoại và chất
thải thực phẩm với các tỉ lệ phối trộn khác nhau tương đồng với các giá trị đo thực
tế từ kết quả thí nghiệm. Lượng khí metan sinh ra từ quá trình phân hủy chất thải
thực phẩm cao hơn lượng khí mêtan được sinh ra từ quá trình phân hủy bùn bể tự
hoại trong điều kiện kỵ khí. Các đồ thị thu được cho thấy quá trình phân hủy kỵ khí
sinh khí metan đối với bùn bể tự hoại diễn ra mạnh trong 1-2 ngày đầu, sau đó quá
trình phân hủy chất hữu cơ giảm dần do trong thành phần bùn cặn chất hữu cơ phân
hủy được chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với khối lượng. Đối với chất thải thực phẩm, quá
trình phân hủy kỵ khí sinh khí metan diễn ra nhanh mạnh sau 2-3 ngày do quá trình
phân hủy của chất hữu cơ phân hủy chậm XS3. Thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy
trong chất thải thực phẩm cao hơn trong bùn bể tự hoại. Vì vậy khi tỉ lệ phối trộn
chất thải thực phẩm tăng lên trong hỗn hợp Bùn bể tự hoại: Chất thải thực phẩm,
lượng khí metan sinh ra sẽ nhiều hơn.
140
a. Đối chứng
b. Tỉ lệ Bùn : Chất thải: 10 :0
c. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 9:1
d. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:1
e. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:9
g. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:10
Hình 3.34. Kết quả lƣợng khí metan sinh ra khi chạy phần mềm GPS-X lần 1
R
2
= 0,9518
R
2
= 0,9568 R
2
= 0,9536
R
2
= 0,9542
R
2
= 0,9518
R
2
= 0,9635
R
2
= 0,9324
141
a. Đối chứng
b. Tỉ lệ Bùn : Chất thải: 10 :0
c. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 9:1
d. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:1
e. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:9
g. Tỉ lệ Bùn: Chất thải: 1:10
Hình 3.35. Kết quả lƣợng khí metan sinh ra khi chạy phần mềm GPS-X lần 2
R
2
= 0,9489 R
2
= 0,9104
R
2
= 0,9589
R
2
= 0,9534
R
2
= 0,91
R
2
= 0,9435
142
Ghi chú:
Kết quả chạy phần mềm GPS-X thí nghiệm lần 1 trên hình 3.5 (a, b, c, d, e, g);
Kết quả chạy phần mềm GPS-X thí nghiệm lần 2 trên hình 3.6 (a, b, c, d, e, g);
Đường cong bao gồm các dấu (+) là kết quả đường cong sinh khí metan khi chạy
mô hình trong phòng thí nghiệm.
Đường nét liền là kết quả sinh khí metan mô phỏng bằng phần mềm GPS-X.
Methane gas flow (L/day): Lượng khí metan sinh ra (l/ngày).
Time (days): Thời gian (ngày).
Quá trình xử lý kỵ khí của vi sinh vật dị dưỡng kỵ khí bao gồm 3 giai đoạn
chủ yếu: thủy phân (bẻ gẫy) các phân tử lớn (rắn) thành các phân tử nhỏ, tạo thành
axit béo dễ bay hơi (VFA) và cuối cùng là giai đoạn tạo metan. Giai đoạn tạo metan
thường là chậm nhất, tuy vậy khi đánh giá về tốc độ xử lý kỵ khí thông qua các
thông số động học thì thường chỉ nói về tốc độ xử lý kỵ khí chung mà thôi [4] .
Qua bảng thông số động học 3.10, ta thấy tốc độ phân hủy của vi khuẩn sinh metan
thấp 0,006 1/ngày, thấp hơn so với tốc độ phân hủy của vi khuẩn sinh axit, 0,04
1/ngày.
Trong một hệ thống xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm, cơ
chất cần xử lý là một hỗn hợp nhiều thành phần với khả năng phân hủy rất khác
nhau do bản chất của chất thải hay do diễn biến của nó trước khi tới hệ thống xử lý.
Do vậy hệ số tốc độ cũng chỉ có tính đại diện thấp khi so sánh tốc độ xử lý của các
loại chất thải có bản chất khác nhau [4] .
Hoạt tính của vi sinh vật cùng chủng loại trong cùng hệ thống xử lý cũng có
thể thay đổi do các yếu tố ngoại cảnh tác động như vận hành bị ngắt quãng hay xuất
hiện các yếu tố gây độc đối với chúng. Tải lượng ô nhiễm thay đổi cũng ảnh hưởng
đến tốc độ phân hủy.
Kết quả chạy phần mềm GPS-X cho phép xác định được các giá trị thông số
động học của quá trình xử lý kỵ khí: xác định được hệ số phân hủy nội sinh kd bùn
bể tự hoại từ 0,4 (1/ngày) và kd của chất thải thực phẩm cao hơn 1,0 (1/ngày) chứng
tỏ khả năng phân hủy của chất thải thực phẩm cao hơn nhiều so với khả năng phân
hủy của bùn bể tự hoại do trong chất thải thực phẩm thành phần hữu cơ dễ phân hủy
chiếm tỉ lệ lớn, trong khí đó tỉ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy của bùn bể tự hoại thấp, tỉ
143
lệ chất trơ chiếm tỉ lệ lớn. Kết quả đồ thị hình 3.5 và 3.6 với tổng các bình phương
sai số nhỏ nhất R2 từ 0,91- 0,9589 chứng tỏ kết quả thông số động học được xác
định bằng phần mềm GPS-X đáng tin cậy. Kết quả hệ số phân hủy nội sinh của chất
thải thực phẩm nằm trong khoảng giá trị của kết quả nghiên cứu đối với chất thải
thực phẩm kd dao động 0,1-10 (1/ngày) với thí nghiệm được thực hiện liên lục trong
234 ngày, với 51 mẫu chất thải thực phẩm, thời gian lưu thủy lực 20-25 ngày với tải
lượng hữu cơ 2-11g COD/l/ngày [119] .
Kết quả chạy mô hình GPS-X được biểu diễn bằng hình 3.5 và 3.6 trong luận án:
đường cong sinh khí khi mô phỏng bằng phần mềm GPS-X tương đồng với kết quả
thực nghiệm. Ngoài ra, kết quả hệ số kd của NCS tìm được tương đồng với giá trị
kdtrong TLTK của Baston et al, 2002, kd của bùn là 0,4 (1/ngày) và kd của chất rắn
là 1 (1/ngày) ở chế độ lên men nóng.
3.3.2. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH KÍCH THƢỚC BỂ PHẢN ỨNG KỲ KHÍ
DỰA TRÊN THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC
Từ thông số động học hệ số phân hủy nội sinh kd (1/ngày)và nồng độ vi
khuẩn X (g/m3) và hệ số phát triển cực đại của vi khuẩn sinh metan µm (1/ngày),
cho phép thiết kế hệ thống xử lý kỵ khí chất thải: tính toán, xác định được kích
thước của bể phản ứng theo công thức 3.15 và 3.16 [4] .
Thể tích bể phản ứng được xác định theo phương trình:
Q. (Co-C) + Xr. Vr.(µm-kd) = 0 (3.15)
Từ đó ta có thể tính bể phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức 3.16:
)(
).(
mp
o
b
kX
QSS
V
(3.16)
Trong đó:
Vb: thể tích bể phản ứng (m
3
)
Q: lưu lượng dòng thải nạp vào (m3/ngày).
µm: Hệ số phát triển cực đại của vi khuẩn sinh metan (1/ngày)
kd: hệ số phân hủy nội sinh (1/ngày).
So: nồng độ cơ chất dòng vào (g/m
3
).
S: nồng độ cơ chất dòng ra (g/m3).
144
X: Nồng độ vi sinh trong hệ (g/m3).
Giả thiết bài toán: tính toán thiết kế bể phản ứng ở chế độ lên men nóng với
lưu lượng dòng thải hỗn hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm nạp vào Q = 100
tấn/ngày, CODvào = 19.000 mg/l, CODra = 7.500 mg/l. Thành phần chất thải như
sau: bùn bể tự hoại 90% thể tích, chất thải thực phẩm chiếm 10% thể tích. Với tỉ
trọng của bùn 1 kg/l tương đương 1 tấn/m3, tỉ trọng của chất thải thực phẩm 1
kg/l tương đương 1 tấn/m3.
Với thông số động học xác định ở trên với kd bùn = 0,4; kd rác = 1,0 và giá trị
µm = 0,08; X = 1.500 g/m
3
(tham khảo), thể tích bể phản ứng được xác định như
sau:
)(
).(
)(
).(
mdrac
o
mdbun
o
rácbùnbe
kX
QSS
kX
QSS
VVV
=
)08,01.(1500
10).750019000(
)08,04,0.(1500
90).750019000(
= 2.240 (m
3
).
Nếu chọn bể phản ứng hình trụ, chọn đường kính bể phản ứng 11m, ta có
chiều cao bể phản ứng như sau:
xH
D
V
4
. 2
5,23
1114.3
240.24
.
4
22
x
x
D
xV
H
(m)
Vậy kích thước bể phản ứng: D=11m, H=23.5m.
Kiểm tra thời gian lưu thủy lực
4,22
100
240.2
Q
V
(ngày)
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm và các công trình đã công
bố.
145
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Thí nghiệm theo mẻ
- Kết quả thí nghiệm cho thấy xử lý kết hợp được bùn bể tự hoại và chất thải
thực phẩm bằng phương pháp sinh học kỵ khí ở cả 2 chế độ: chế độ lên men
ấm và chế độ lên men nóng.
-Việc xử lý kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm cho hiệu
suất xử lý theo COD cao hơn nhiều so với chỉ xử lý riêng bùn bể tự hoại
hoặc chất thải thực phẩm ở cả 2 chế độ lên men. Chế độ lên men ấm, khi xử
lý kết hợp hai loại chất thải nói trên với các tỉ lệ phối trộn khác nhau, hiệu
suất xử lý theo COD trung bình dao động 39,2%-85,5% so với xử lý riêng
bùn bể tự hoại hiệu suất xử lý theo COD trung bình chỉ đạt 24,3%. Với chế
độ lên men nóng, hiệu suất xử lý theo COD trung bình dao động 42,7-86,2%
khi xử lý kết hợp, so với xử lý riêng bùn bể tự hoại chỉ đạt 24,9%.
- Chế độ lên men nóng có nhiều ưu điểm hơn chế độ lên men ấm khi xử lý
kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm: lượng khí metan sinh ra (Nml
CH4/gCOD) ở chế độ lên men nóng cao hơn 0,57-11%, hiệu suất xử lý theo
COD cao hơn 3-14%. Thời gian phân hủy giảm 16-19% so với chế độ lên
men ấm.
- Ở chế độ lên men nóng, với tỉ lệ phối trộn 1:1 theo COD, tương ứng 9:1
theo thể tích cho lượng khí metan sinh ra cao nhất 264-278 Nml CH4/gCOD,
hiệu suất sinh khí metan cao nhất 75-80% so với các tỉ lệ phối trộn khác.
Thí nghiệm liên tục
- Quá trình vận hành ở chế độ liên tục với tỷ lệ bùn bể tự hoại: chất thải thực
phẩm là 1:1 tính theo COD, tương ứng 9:1 theo thể tích, đạt được hiệu suất
sinh metan cao, đạt 76%.
- Tỉ lệ khí CH4 trong khí biogas chiếm tỉ lệ 34,4% - 57,8%; tỉ lệ khí CO2 dao
động 42-64,2%.
- Hiệu suất xử lý theo COD 58-75%; hiệu suất xử lý theo VS dao động 60-
78%.
146
- Bể phản ứng vận hành ổn định cho phép đạt hiệu suất xử lý theo COD cao
nhất đạt 75%. Bể phản ứng hoạt động ổn định ở tải lượng hữu cơ là 1.5 kg
COD/m
3
.ngày.
- Bùn sau xử lý an toàn về chỉ tiêu kim loại nặng cũng như tiêu diệt triệt để
mầm bệnh, có thể sử dụng làm phân bón an toàn trong nông nghiệp.
Kết quả mô phỏng
Kết quả chạy phần mềm GPS-X, sử dụng kết quả thí nghiệm theo mẻ để hiệu
chỉnh mô hình, cho phép xác định được hệ số phân hủy nội sinh kd của bùn bể tự
hoại là 0,4 (1/ngày); kd của chất thải thực phẩm là 1,0 (1/ngày).
Từ giá trị thông số động học hệ số phân hủy nội sinh kd của bùn bể tự hoại là
0,4 (1/ngày); kd của chất thải thực phẩm là 1,0 (1/ngày) cho phép thực hiện các phép
tính toán công nghệ, thiết kế bể phản ứng. Đồng thời, kết quả của nó làm tiền đề
cho các nghiên cứu ở mức độ sâu hơn, nghiên cứu mô phỏng quá trình xử lý bùn bể
tự hoại và chất thải thực phẩm ở quy mô công nghiệp hoặc xử lý kết hợp các dòng
chất thải: bùn bể tự hoại, bùn từ trạm xử lý, chất thải thực phẩm,...
147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Kết luận 1:
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực
phẩm bằng phương pháp sinh học kỵ khí ở chế độ lên men nóng hiệu quả và khả thi
về mặt công nghệ, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu đã đánh giá thành phần, tính chất của bùn bể tự hoại, của chất
thải thực phẩm có khả năng phân hủy bằng phương pháp sinh học kỵ khí.
Bùn bể tự hoại có giá trị COD cao (dao động 12.600-79.500 mg/l), tỉ lệ
VS/TS 63%-82%; chất thải thực phẩm có COD dao động 118.450-241.000
mg/l, tỉ lệ VS/TS dao động 79%-95%. Tỉ lệ COD/N của bùn bể tự hoại dao
động 9-18/1, chất thải thực phẩm có tỉ lệ COD/N cao hơn, từ 85-179/1. Do
vậy, xử lý kết hợp hai nguồn này để tạo môi trường thuận lợi cho quá trình
xử lý kỵ khí là cách tiếp cận hợp lý.
- Nghiên cứu cho thấy việc xử lý kết hợp chất thải thực phẩm và bùn bể tự
hoại đảm bảo quá trình sinh khí biogas diễn ra ổn định, cho hiệu suất xử lý
theo COD cao hơn nhiều so với chỉ xử lý riêng bùn bể tự hoại. Trong thí
nghiệm theo mẻ, khi xử lý kết hợp hai nguồn chất thải nói trên ở chế độ lên
men nóng, hiệu suất xử lý theo COD với tỉ lệ phối trộn bùn bể tự hoại: chất
thải thực phẩm khác nhau dao động 42,7%-86,2% so với xử lý riêng bùn bể
tự hoại chỉ đạt 24,9%. Trong thí nghiệm liên tục ở chế độ lên men nóng với tỉ
lệ phối trộn tối ưu bùn bể tự hoại:chất thải thực phẩm theo thể tích 9:1 (tương
ứng tỉ lệ phối trộn theo COD 1:1) cho hiệu suất xử lý theo COD đạt 58%-
75%.
- Chế độ lên men nóng cho lượng khí metan sinh ra cao hơn 0,57% - 11%,
hiệu suất xử lý theo COD cao hơn 3% - 14%, rút ngắn thời gian phân hủy
xuống 16% - 19% so với chế độ lên men ấm.
148
- Bùn sau xử lý kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm ở chế độ
lên men nóng an toàn về mặt vi sinh, tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, có thể sử
dụng làm phân bón, chất cải tạo đất cho cây trồng.
Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định sự phù hợp của cách tiếp cận này, có thể
xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác hữu cơ, thu hồi khí biogas ở chế độ lên men
nóng.
Kết luận 2:
Nghiên cứu đã đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh metan
như: tỉ lệ phối trộn bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm và tải lượng hữu cơ của chất
thải:
- Tỉ lệ phối trộn bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình
sinh metan. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm theo mẻ đã xác định được tỉ
lệ hỗn hợp bùn bể tự hoại: chất thải thực phẩm tối ưu đối với thành phố Hà
Nội là 9:1 theo thể tích, (tương ứng tỉ lệ 1:1 theo COD) cho hiệu suất sinh
khí metan cao nhất, đạt 80% ở chế độ lên men nóng, cho lượng khí metan
dao động 264-278 Nml CH4/gCOD.
- Tải lượng hữu cơ ảnh hưởng đến lượng khí metan sinh ra. Trong thí nghiệm
liên tục: Bể phản ứng kỵ khí hoạt động ổn định với tải lượng hữu cơ là 1,5kg
COD/m
3
.ngày, với lượng khí metan trong hỗn hợp khí biogas đạt 57,8%, với
hiệu suất xử lý theo COD đạt 75%.
Kết luận 3:
Nghiên cứu đã xác định được thông số động học đặc trưng của quá trình xử lý kỵ
khí hai chất thải nói trên ở chế độ lên men nóng. Kết quả chạy phần mềm GPS-X
cho phép xác định được hệ số phân hủy nội sinh kd của bùn bể tự hoại là 0,4
(1/ngày); kd của chất thải thực phẩm là 1,0 (1/ngày). Từ thông số động học kd của
bùn bể tự hoại và chất thải thực phẩm cho phép thực hiện các phép tính toán công
nghệ, thiết kế các công đoạn xử lý bùn cặn, cũng như hiệu chỉnh các chế độ vận
hành của các trạm xử lý chất thải.
149
KIẾN NGHỊ
Kết quả thu được từ mô hình thí nghiệm rất khả quan, cho thấy rằng việc xử
lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác thải trong hệ thống lên men nóng là một hướng đi
nhiều hứa hẹn để giải quyết các vấn đề về chất thải ở các đô thị hiện nay ở nước ta,
đồng thời việc thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý đem lại giá trị kinh tế lớn và
có ý nghĩa phát triển bền vững cho tương lai.
Để nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn, cần tiếp tục có các nghiên cứu
chuyên sâu khác:
1) Cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý như các giải pháp
tiền xử lý chất thải, phân loại chất thải tại nguồn,...
2) Cần tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn thiết bị, công nghệ cũng như xác định các chỉ
tiêu kinh tế, đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi của công nghệ xử
lý chất thải này, trong cả hệ thống quản lý chất thải đô thị. Cần có nghiên cứu kiểm
chứng về quy mô và điều kiện áp dụng công nghệ, nghiên cứu về nhu cầu và cân
bằng năng lượng của hệ thống xử lý chất thải, so sánh nhu cầu năng lượng giữa 2
chế độ lên men ấm và nóng để làm rõ ưu, nhược điểm của chúng.
3) Một số hướng nghiên cứu, các chương trình cần tiếp tục triển khai là nghiên cứu
mô hình xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật đô thị, mô hình phân loại rác tại
nguồn, xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý
chất thải đồng thời tạo năng lượng.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Việt Anh, 2007. Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến. Nhà xuất bản Xây
dựng.
[2] Nguyễn Việt Anh (2011) Đánh giá mô hình kinh doanh trong quản lý phân bùn:
hoạt động hút và vận chuyển phân bùn ở Việt Nam.
[3] Nguyễn Việt Anh (2010) Báo cáo đề tài nghị định thư: “Giải pháp thu gom và
xử lý chất thải tổng hợp theo mô hình bán tập trung cho các đô thị Việt
Nam”.
[3’] Nguyễn Việt Anh (2016). Quản lý phân bùn bể tự hoại – nhìn từ góc độ kiểm
soát ô nhiễm và thu hồi tài nguyên. Tạp chí Cấp thoát nước, Số 6(110).
[4] Lê Văn Cát, 2007. Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và phốtpho. NXB Khoa
học tự nhiên và Công nghệ.
[5] Trần Đức Hạ, Trần Thị Hiền Hoa, Nguyễn Quốc Hòa, Trần Công Khánh, Trần
Thị Việt Nga, Lê Thị Hiền Thảo, 2011. Cơ sở hóa học và vi sinh vật học
trong kỹ thuật môi trường. NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] Trần Đức Hạ, Nguyễn Văn Tín. Xử lý nước thải các nhà máy bia theo mô hình
lọc ngược kỵ khí – eroten hoạt động gián đoạn. Hội thảo khoa học công
nghệ đại học Xây dựng lần thứ 14. Trang 85-93.
[7] Cao Thế Hà, Lê Văn Chiều, 2013. Chuyên đề: Nghiên cứu hoàn thiện, xây dựng
tổ hợp các quá trình và thiết bị xử lý, phân tích lựa chọn các công nghệ
thành phần. Thiết kế hệ thống XLNT công nghiệp đa năng quy mô pilot
UNI-FI.
[8] Cao Thế Hà, Nguyễn Việt Hà, Lê Văn Chiều, 2013. Rác sinh hoạt ở Việt Nam.
Hội thảo về xanh hóa lĩnh vực chất thải rắn. Sheraton, Hà Nội, 13/11/2013.
[9] Thái Mạnh Hùng, Tạ Mạnh Hiếu, Phạm Văn Ánh, Nguyễn Hữu Tuyên, Nguyễn
Việt Anh , Đinh Thúy Hằng (2011) Động học c a quá trình tạo biogas và
quần thể methanogen trong bể xử lý kỵ khí ở nhiệt độ cao xử lý kết hợp bùn
thải và rác hữu cơ.
151
[10] Thái Mạnh Hùng, 2011. Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu tối ưu quá trình xử lý
hỗn hợp bùn và rác hữu cơ bằng phương pháp lên men kỵ khí ở nhiệt độ
cao để tận thu năng lượng. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[11] Nguyễn Thu Huyền, 2010. Luận án NCS: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý phân bùn bể tự hoại cho các đô thị Việt Nam – nghiên cứu điển
hình cho thành phố Hà Nội.
[12] Nghiêm Vân Khanh, 2012. Luận án NCS: Nghiên cứu quá trình xử lý chất thải
rắn hữu cơ bằng công nghệ sinh học cấp khí tự nhiên trong điều kiện Việt
Nam, Đại học Xây dựng.
[13] Tôn Thất Lãng, 2006. Luận án NCS: “Nghiên cứu mô hình thực nghiệm xử lý
kỵ khí tốc độ cao để xử lý nước thải phát sinh từ công nghiệp dệt nhuộm”.
Viện Môi trường và Tài Nguyên – TP Hồ Chí Minh
[14] Nguyễn Đình Mãi (2011). Luận văn cao học: “ Nghiên cứu ứng dụng mô hình
DM1 và SM xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân h y
sinh học”, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[15] Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín, 2012.
Cấp thoát nước. NXB Khoa học và Kỹ thuật.[13] Nguyễn Văn Phước (2009).
Nghiên cứu xử lý bùn thải công nghiệp. Đề tài NCKH Sở KHCN TP Hồ
Chí Minh.
[16] Nguyễn Văn Phước (2009). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Nhà xuất
bản Xây dựng.
[17] Dan – Tâm, 2014. Khái niệm quản lý rác và nước thải tổng hợp cho các làng
nghề ở Việt Nam. Hướng tiếp cận và kinh nghiệm c a dự án INH ND. Hội
thảo : “Nghiên cứu về nước và phát triển bền vững trong hợp tác khoa học
và công nghệ Việt Nam – CHLB Đức năm 2014”. Hà Nội, ngày 19/3/2014.
[18] Nguyễn Thị Kim Thái (2005). Báo cáo đề tài: “Đánh giá công nghệ xử lý chất
thải rắn đô thị ở Việt Nam”.
[19] Nguyễn Thị Kim Thái (2005). Quản lý phân bùn bể tự hoại theo phương thức
bền vững ở các đô thị Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học Đại học
Xây dựng, Hà Nội.
152
[20] Nguyễn Thị Kim Thái, Nguyễn Thu Huyền (2004). Xử lý phân bùn bể phốt ở
các đô thị Việt Nam – Đề xuất mô hình công nghệ phù hợp. Tạp chí Cấp
thoát nước số 20, 11/2004.
[21] Phan Mộng Thu,2012. Nghiên cứu xử lý bùn sau hệ thống xử lý nước thải th y
sản bằng biện pháp phân compost trong điều kiện kỵ khí và hiếu khí. Đề
tài NCKH- Trường ĐH Đồng Tháp.
[22] Nguyễn Thị Kim Thư, 2012. Luận án NCS: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử
lý nước thải c a bể tự hoại và đề xuất các mô hình áp dụng phù hợp trong
điều kiện Việt Nam.
[23] Trần Minh Trí, 2006. Luận án NCS “Nghiên cứu xử lý nước rỉ bãi rác bằng
công nghệ sinh học kỵ khí UASB ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô
pilot” , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[24] Tổng cục môi trường, 2011. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011- Chất
thải rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[25] Urenco, 2011. Số liệu điều tra khảo sát c a URENCO 12 – tháng 4/2011 tiến
hành tại Nội thành Hà Nội.
[26] Trần Hữu Uyển, 1985. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu bể
biogas.
[27] Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2012. Giáo trình xử lý nước thải.
[28] Xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch.
nuoc-thai-theo-co-che-phat-trien-sach ngày 18/2/2010.
[29] Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy sản thu hồi khí Biogas theo cơ
chế phát triển sạch CDM tại nhà máy Thuận An 1.
ngày 29/10/2013.
[30 TCVN 5987:1995. Chất lượng nước – Xác định nitơ Ken-đan (Kjeldahl).
[31] TCVN 6202:1996. Chất lượng nước – Xác định phốtpho.
[32] TCVN 6491:1999. Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học
153
Tiếng Anh
[33] Amann RI. (1995). Molecular microbial ecology manual (eds. Akkermans et
al.), The Netherlands, Kluwer Academic.
[34] Angelidaki, I., Ellegaard, L., 2003. Co-digestion of manure and organic wastes
in centralized biogas plants. Applied biochemistry and biotechnology.
Vol.109 (1-3): 95-105.
[35] Angelidaki, I., Ellegaard, L., Sorensen, A.H., Schmidt, J.E. (2002) Anaerobic
processes. (In: Angelidaki I, editor. Environmental biotechnology). Institute
of Environment and Resources. Technical University of Denmark (DTU).
pp. 1-114.
[36] Antije Schnapke, 2010. Biowaste – to – Energy in the city of tomorrow.
International Workshop Hanoi, 25
th
– 27th October 2010.
[37] APHA-AWWA-WPCF. Standard Methods for the examination of water and
wastewater. L. S. Clesceri and Greenberg. Washington, DC 20005,
American Public Health Association. (1999).
[38] Appels, L., J. Baeyens, 2008. Principles and potential of the anaerobic
digestion of waste-activated sludge. Progress in Energy and Combustion
Science 34(6), p.755-781.
[39] Archer DB, Kirsop BH (1991) The microbiology and control of anaerobic
digestion, p. 43 – 91. In: Anaerobic digestion: a waste treatment
technology, A. Wheatly (ed) Elsevier Applied Science, London.
[40] Baldasano, J.M and Soriano, C, 2000. Emission of greenhouse gases from
anaerobic digetion processes: comparison with other municipal solid waste
treatments. Water Science and Technology. Vol 42 (3): 275-282.
[41] Bastone, D.J, Keller, J, Angelidaki, I, Kalyuzhnyu, S.V, Pavlostathis, S.G,
Rozzi, A, Sanders, W.T.M, Siegrist, H & Vavilin, V.A. (2002) Anaerobic
digestion model No.1 (ADM1), IWA Scientific and Technical report No.13,
IWA, ISBN 1900222 78 7.
[42] Bitton G (1999) Wastewater microbiology. John Wiley & Sons, New York
154
[43] Björnsson, L., Murto, M., Jantsch, T.G., Mattiasson, B. (2001) Evaluation of
new methods for the monitoring of alkalinity, dissolved hydrogen and the
microbial community in anaerobic digestion. Water Research, 35 (12),
2833-2840.
[44] Bolzonella D, Battistoni P, Susini C, Cecchi F, 2006. Anaerobic codigestion of
waste activated sludge and OFMSW: the experiences of Viareggio and
Treviso plants (Italia). Water Science and Technology Vol 53 No8 pp 203-
211. IWA Publishing 2006.
[45] Butt EP, Morse GK, Guy JA and Lester JN, 1998. Co-recycling of sludge and
municipal solid waste: a cost-benefit analysis. Environmental techonolgy
Vol 19, pp1163-1175.
[46] Carballa, M., Omil, F., Alder, A. C. and Lema, J. M., 2005. Comparison
between the conventional anaerobic digestion of sewage sludge and its
combination with a chemical or thermal pre-treatment concerning the
removal of pharmaceuticals and personal care products. 4th International
Symposium on Anaerobic Digestion of Solid Waste, Copenhagen,
Denmark.
[47] Cecchi F, Pavan P, Alvarez, Bassetti A, Cozzolino C, (1991). Anaerobic
digestion of Minicipal solis waste: Thermophilic vs. Mesophilic
performance at high solids. Waste Management & Research 9, 305-315.
[48] Cecchi, F& Traverso, P.G (1985). Biogas from the organic fraction of
municipal solid waste. Preliminary study. La Chimica e l’Industrial, 67,
609-616.
[49] Cecchi, F& Traverso, P.G (1986). Biogas from the organic fraction of
municipal solid waste and primary sludge. Part II. La Chimica e
l’Industrial, 22, 7-13.
[50] Cecchi, F& Traverso, P.G, Perin, G& Vallini, G. (1988). Comparison of
codigestion performance of two differently collected organic fractions of
municipal solid waste with sewage sludge. Environmental Technology
Letters, 9, 391-400.
155
[51] Cecchi, F. Marcomini, A., Pavan, P., Fazzini,G &Mata-Alvarez,J (1990).
Mesophilic digestion of the organic fraction of refuse: performance and
kinetic study. Waste management & research, 8, 33-44.
[52] Chericharo, 2007. Anaerobic Reactors: Biological Wastewater treatment
Volume 4. IWA Publishing.
[53] Choi E, Rim JM (1991) Competition and inhibition of sulfate reducers and
methane producers in anaerobic treatment. Water Sci. Technol. 23: 1259 –
1264.
[54] Chongrak Polprasert. 1989. Organic Waste Recycling. John Wiley & Sons
[55] Costello DJ, Greenfield PF, Leo PL, 1991. Dynamic modelling of single –stage
high rate anaeorbic reator: Model derivation. Water Res. 25(7). 847-855.
[56] Creating a Recycling – Based Community. http: //kururun.jp[50] Danish
Energy Agency, 1995. Denmark’s Energy Future, December.
[57] David Liu H.F, Liptak Bela G., 1999. Environmental Engineer’s Handbook.
CRC Press LLC, ISBN 0-8493-2157-3.
[58] De Baere. L., 2000. Anaerobic digestion of solid waste: state-of-the-art. Water
science and technology. Vol 41 (3): 283-290.
[59] Derbal K, 2009. Application of the IWA ADM1 model to simulate anaerobic
co-digestion of organic waste with waste activated sludge in mesophilic
condition. Bioresource Technology.
[60] Delgenes, J.P, Penaud, V. And Moletta, R., 2003. Pretreatment for the
enhancement of anaerobic digestion of solid wastes (In: Biomethanization
of the organic fraction of municipal solid wastes). IWA publishing.
[61] Demirel, B., S. Ergun, 2009. Performance and behaviour of the microbial
community of an anaerobic biogas digester using sugar beet silage as
mono-substrate. Biosystems Engineering 102(4): (2009). 444-452.
[62] Dieter D, Angelika S, 2008. Biogas from Waster and renewable Resources.
[63] Edelmann W, Engeli H, Gradenecker M, 2000. Co - digestion of organic waste
and sludge from sewage treatment. Water Science and Technology Vol 41
No3 pp 213-221. IWA Publishing 2000.
156
[64] Fabien M, 2003. An introduction to Anaerobic Digestion of Organic Waste.
Remade Scotland.
[65] Fricke, K., Santen, H. And Wallmann, R., 2005. Comparison of selected
aaerobic and anaerobic procedures for MSW treatment. Waste
management. Vol. 25:799-810.
[66] Galí, 2009. Modified version of ADM1 model for agro-waste application.
Bioresource Technology.
[67] Garcia H, J.L. (2003) Reactor sizing, process kinetics and modelling of
anaerobic digestion of complex wastes. Ed. Mata-Alvarez,
Biomethanaization of the organic fraction of municipal solid wastes, IWA,
UK, pp. 21-58.
[68] Gregor D Z, Natasa U Z, Milenko R, 2008. Full-scale anaerobic co-digestion
of organic waste and municipal sludge. Biomass and Bioenergy 32 (2008)
162-167.
[69] Hammer JM (1986) Water and wastewater technology. John Willey & Sons,
New York.
[70] Hansen, KH, Angelidaki, I., Ahring, B.K., 1998. Anaerobic digestion of swinc
manure – inhibition by amonia. Water research. Vol 32(1), 5-12.
[71] Hansruedi S, Dea Vogt, Jaime L, Garcia H, Willi G, 2002. Mathematical
Model for Meso-and Thermophilic Anaerobic Sewage Sludge Digestion.
Environmental Science Technology. 2002, 36, 1113-1123.
[72] Hartmann, H. and Ahring, B.K., 2005. Anaerobic digestion of the organic
fraction of municipal solid waste: influence of co-digestion with manure.
Water research. Vol. 39: 1543-1552.
[73] Hartmann, H. and Ahring, B.K., 2006. Strategic for the anaerobic digestion of
the organic fraction of municipal solid waste: an overview. Water science
and technology. Vol. 53 (8):7-22.
[74] Hartmann, H. Angelidaki, I., and Ahring, B.K, 2003. Co-digestion of organic
fraction of municipal solid waste with other waste types (In:
157
Biomethanization of the organic fraction of municipal solid wastes. Editor:
Mata-Alvarez, J). IWA Publishing.
[75] Haruki W, Tomokazu K, Shuichi O, Masaaki O (1997). Inactivation of
pathogenic bacterial under mesophilic and thermophilic conditions. Water
Sci. Technol. 36, pp 25-32.
[76] Hecht, C. and C. Griehl, 2009. Investigation of the accumulation of aromatic
compounds during biogas production from kitchen waste. Bioresource
Technology 100(2): pp 654-658.
[77] Hendriks, A and Zeeman, G, 2009. Pretratment to enhance digestibility of
lignocellulosic biomass. Bioresource Technology. 100(1): 10-18.
[78] Henson JM, Smith PH, White DC (1989) Examination of thermophilic
methane-poducing digesters by analysis of bacterial lipids. Appl Environ
Microbiol 50: 1428 – 1433.
[79] Hydromantis, Inc. (2006). GPS-X Version 5.0, Tutorial Guide.
[80] James L Waish, Jr., P.E, Charles C. Ross., P.E, Michael S. Smith, Stephen R.
Harper, W. Allen Wilkins (1988) Hand book on biogas utilization.
[81] Jingquan L, 2006. Optimization of Annaerobic digestion of sewage sludge
using thermophilic anaerobic pre-treatment. PhD Thesis. Technical
University of Denmark.
[82] Kalyan A, Ishwar K.P, Milind A.J, 2011. Advanced Thermodynamics
Engineering. Taylor & Francis Group, 2011.
[83] Kaparaju, P., Buendia, I., Ellegaard, L., and Angelidaki, I., 2007. Effect of
mixing on methane production during thermophilic anaerobic digestion of
manure: Lab-scale and pilot-scale studies. Bioresource technology. Vol
99:4919-4928.
[84] Karim,K., Klasson,T., Hoffmann, R., Drescher,S.R., DePaolo, D.W. and Al-
Dahhan, M.H., 2005. Anaerobic digestion of animal waste. Effect of mixing.
Bioresource technology. Vol 96: 1607-1612.
158
[85] Kiely G, Tayful G, Doaln C, Tanji K, 1997. Physical and mathematical
modelling of anaerobic digestion of organic waste. Water Res 31 (3), 534-
540.
[86] Lettinga G, Field J, van Lier J, Zeeman G, Hulshoff LW (1997) Advanced
anaerobic wastewater treatment in the near future. Water Sci. Technol. 35:
5 – 12.
[87] Lissen G, Vandevivere,P., De Baere, l., Biey, E.M. and Verstraete, W., 2001.
Solid waste digestor: process performance and practice for municipal solid
waste digestion. Water science and technology. Vol 44(8): 91-102.
[88] Mackie RI, Bryant MP (1981) Metabolic activity of fatty acid-oxydizing
bacteria and the contribution of acetate, propionate, butyrate and CO2 to
methanogenesis in cattle waste at 40 and 60 C. Appl. Environ. Microbiol.
41: 1363 – 1373.
[89] Mata-Alvarez, Cecchi, F., Pavan, P.& Llabres, P. (1990). Performances of the
digester treating the organic fraction of municipal solid waste differently
sorted. Biological Waste, 33, 181-199.
[90] Mata-Alvarez, J (2002). Fundamentals of the anaerobic digestion process (in:
Biomethannization of the organic fraction of municipal solid wastes. IWA
publishing company.
[91] Mata-Alvarez, J., Macé, S., amd Llabres, P., 2000. Anaerobic digestion of
organic solid waste: an overview of research achievements and perspective.
Bioresource technology. Vol.74: 3-16.
[92] Matthew R.C, 2012. Development and Application of an F/M Based Anaerobic
Digestion Model and the RT-RiboSyn Molecular Biology Method. Graduate
thesis. University of South Florida
[93] McCarty, P.L, 1964. Anaerobic waste treatment fundamental, Part 1. Chemist.
Micro. Pub. Works.
[94] McInernay MJ, Bryant MP, Hespell RB, Costerton JW (1981) Syntrophomonas
wolfei, gen. nov. sp. nov., an anaerobic syntrophic, fatty acid oxydizing
bacterium. Appl. Environ. Microbiol. 41: 1029 – 1039.
159
[95] Meroney, R.N. and Colorado, P.E., 2009. CFD simulation of mechanical draft
tube mixing in anaerobic digestion tanks. Water research. Vol. 43:1040-
1050.
[96] Metcalf and Eddy, Inc. (1991) Wastewater engineering: treatment, disposal,
reuse. 3
rd
Ed. McGraw-Hill, New York.
[97] Navita S, Sudip N, T.A. Kral, Pradeep K, 2015. Growth and survivability of
methanogens at high presssure and high temperature: implications for
subsurface life on mars. 46
th
Lunar and Planetary Science Conference.
[98] Nayono. Satoto Endar, 2009. Anaerobic digestion of organic solid waste for
energy production. (PhD 2009).
[99] Niclas K., A. Westphal, S. Schmidt, P. Scherer, 2010. Anaerobic Digestion of
Renewable Biomass: Thermophilic Temperature Governs Methanogen
Population Dynamics. Appl. Environ. Microbiol. March 2010 vol. 76 no. 6
1842-1850.
[100] Palmowski, L.M and Muller, J.A., 2000. Influence of the size reduction of
organic waste on their anaerobic digestion. Water science and technology.
Vol. 41(3): 155-162.
[101] Palmowski, LM and Muller, JA, 2000. Influence of the size reduction of
organic waste on their anaerobic digestion. Water science and technology.
Vol. 41 (3). 155-162.
[102] Parawira, W., Murto, M., Read, J.S., Mattiasson, B. (2005) Profile of
hydrolases and biogas production during two-stage mesophilic anaerobic
digestion of solid potato waste. Process Biochemistry, 40 (9), 2945-2952.
[103] Piotr S, Anna KS, Katarzyna K, Stanislaw L, 2008. Kinetic investigations of
methane co-fermentation of sewage sludge and organic fraction of
municipal solid wastes. Bioresource Technology 99 (2008) 5731-5737.
[104] Polprasert C (1989) Organic waste recycling. John Wiley & Sons, Chichester,
UK.
160
[105] Schink, B. (1997) Energetics of syntrophic cooperation in methanogenic
degradation. Microbiology and Molecular Biology Reviews, 61 (2), 262-
280.
[106] Sharma, S.K, Mishra, I.M, Sharma, M.P, Saini, J.S, 1988. Effect of particle
size on biogas generation from biomass residues. Biomass 17, 251-263.
[107] Sosnowski, P., Wiecrozech, A., Ledakowicx, A., (2003). Anaerobic co-
digestion of sewage sludge and organic fraction of municipal solid waste.
Advances in environmental research, 609-616.
[108] Speece RE (1983). Anaerobic biotechnology for industrial wastewater
treatment. Environ. Sci. Technol. 17: 416 – 427.
[109] Stephenson, R., Laliberte, S., Hoy, P., Drew, A., and Britch, D., 2007. Full
scale and laboratory scale results from the trial of microslidge at the join
water pollution control plant at LosAngeles country. WEF/AWWA Joint
residuals and Biosolids Management Conference. Denver Co, April 15-17.
[110] Sterritt RM, Lester JN (1988) Microbiology for environmental and public
health engineers. E & FN Spon, London.
[111] Stroot, P.G., McMahon, K.D., Mackie, R.I., and Raskin, L., 2001. Anaerobic
codigestion of municipal solid waste and biosolids under various mixing
condition: Digester performance. Water research. Vol. 24 (7): 1804-1816.
[112] Stronach, S.H, Rudd,T., and Lester, J.N, 1986. Anaerobic digestion in waste
water treatment, Berlin, Springer.
[113] Tchobanoglous G, Theisen H, Vigil S 1993. Intergrated Solid Waste
Management. McGraw-Hill Inc.
[114] Vargine, P., Menin, G., Canziani, R., Ficara, E., Fabiyi, M., Novak, R.,
Sandon, A., Bianchi, A. and Bergna, G., 2007. Partial ozonation of
activated sludge to reduce excess sludge production: Evaluation of effects
on biomass activity in a full scale demonstration test. IWA Conference on
Wastewater Biosolids Sustainability. Moncton, New Brunswick, Canada,
June 24-27. [94] Vavilin, V.A., Rytov, S.V., Lokshina, L.Y. (1996) A
161
description of hydrolysis kinetics in anaerobic degradation of particulate
organic matter. Bioresource Technology, 56 (2-3), 229-237.
[115] Vavilin V.A, Rytov SC, Loksshina LY,1997. A balance between hydrolysis
and methanogenesis during the anaerobic-digestion of organic matter.
Microbio 66 (6), 712-717.
[116] Vesilind, P.A (Ed) (1998). Waste water treatment plan design (4th ed).
London, UK and Alexandria, VA, USA: IWA Publishing and the Water
Environment Federation.
[117] Veronica.M, Morten. P, Radziah. W, Ole. H, Henrik.B, 2012. Mesophilic
versus thermophilic anaerobic digestion of cattle manure: methane
productivity and microbial ecology. Microbial biotechnology. Volume 8,
Issue 5, Article first published online: 4 MAR 2015
[118] Vindis P, Mursecb P, M.Janzekovic, Cus F, 2009. The impact of mesophilic
and thermophilic anaerobic digestion on biogas production. Journal of
Achievements in materials and Manafacturing Engineering Vol 36. October
2009.
[119] Vuong T.H, Terashima. M, Yasui. H, 2015. A Dynamic Simulation of
methane fermentation process receiving food wastes. Japan-Taiwan Inter-
flow Workshop on Environmental Science and Technology, p.27,
2/Apr/2015, Kitakyushu, Japan..
[120] Yasui.H, Goel.R, Li.Y.Y, Noike.T.(2008). Modified ADM1 structure for
modelling municipal primary sludge hydrolysis. Water research 42 (2008),
249-259.
[121] Yasui.H, Komatsu.K, Goel.R, Li.Y.Y, Noike.T. (2008). Evaluation of state
variable interface between the Activated Sludge Models and Anaerobic
Digestion Model No1., IWA.
[122] Yasui.H, Sugimoto.M, Komatsu.K, Goel.R, Li.Y.Y, Noike.T, 2006. An
approach for substrate mapping between ASM and ADM1 for sludge
digestion. Water Science & Technology. Vol 54, No.4, pp 83-92, IWA.
162
[123] Young-chae S, Sang-Jo K, Jung Hui W, 2004. Mesophilic and thermophilic
temperature co-phase anaerobic digestion compared with single –stage
mesophilic and thermophilic digestion of sewage sludge. Water Research,
Vol 38, 1653-1662.
[124] Young J.C, Irwin T.J, 1999. Treatability asessments: Batch versus
continuous culture test. Industrial Wastewater, 7(1), pp 37-42.
[125] Zaher, U., Li,R., Jeppsson, U., Steyer, JP and Chen, S., 2009. GISCOD:
Generation intergrated solid waste co-digestion model. Water research.
Vol. 43: 2717-2727.
[126] Zinder SH, Cardwell SC, Anguish T, Lee M, Koch M (1984) Methanogenesis
in a thermophilic (58C) anaerobic digestor: Methanothrix sp. as an
important aceticlastic methanogen. Appl Environ Microbiol 47: 796 – 807.
[127] Zupancic, G.D, Uranjeck-Zevart, N and Ros, M, 2008. Full-scale anaerobic
co-digestion of organic waste and municipal sludge. Biomass and
bioenergy. Vol. 32:163-167.
163
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Việt Anh, Hidenari Yasui, 2012. Ứng dụng phần
mềm GPS-X mô phỏng quá trình xử lý bùn từ trạm xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học kỵ khí. Tạp chí Cấp thoát nước, số 4 (85). T6/2012.
2. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Việt Anh, Hidenari Yasui, 2012. Đánh giá khả
năng xử lý kết hợp bùn bể tự hoại và rác hữu cơ bằng phương pháp xử lý kỵ khí ở
hai chế độ lệ men ấm và lên men nóng. Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, số 4
(76)- T7/2012.
3. Nguyễn Việt Anh, Dương Thu Hằng, Thái Mạnh Hùng, Nguyễn Phương Thảo,
Zeig C., Wagner M., Yasui H., 2012. Xử lý kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và rác hữu
cơ ở chế độ lên men nóng (55oC). Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (1C), 2012,
trang 9-17.
4. Nguyễn Việt Anh, Dương Thu Hằng, Thái Mạnh Hùng, Nguyễn Phương Thảo,
Zeig C., Wagner M., Yasui H., 2012. Kết quả nghiên cứu xử lý kết hợp bùn bể tự
hoại và rác hữu cơ bằng phương pháp xử lý kỵ khí ở chế độ lên men nóng. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ 50 (2B), 2012, trang 61-71.
5. Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Phương Thảo, Đào Thị Minh Nguyệt, Vũ Thị Hoài
Ân, Vũ Thị Minh Thanh, 2013. Tiết kiệm và tận thu năng lượng trong hệ thống cấp
thoát nước. Tạp chí Cấp thoát nước, số 1+2 (88+89). T1+3/2013.3.
6. Nguyễn Việt Anh, Dương Thu Hằng, Vũ Thị Minh Thanh, Nguyễn Phương
Thảo, 2014. Đánh giá khả năng xử lý kết hợp để nâng cao hiệu quả khai thác các
công trình hạ tầng kỹ thuật và thu hồi tài nguyên từ chất thải đô thị. Tạp chí Cấp
thoát nước, số 1+2 (93+94) 2014.
7. Nguyen Viet Anh, Duong Thu Hang, Thai Manh Hung, Nguyen Phuong Thao,
Zeig C., Wagner M., Yasui H., 2012. Anaerobic co-digestion of organic waste and
septic tank sludge at thermophilic condition. In the proceedings of International
conference on sustainable concepts for industrial wastewater treatment and
industrial zones management, October 10-11th, 2012- Hanoi, Vietnam.
164
8. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Việt Anh, 2014. Xác định các thông số động học
c a quá trình phân h y kỵ khí kết hợp bùn bể tự hoại và rác hữu cơ
với phần mềm GPS-X. Tạp chí Xây dựng. T6/2014.
9. Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Việt Anh, 2014. Xử lý phân bùn bể tự hoại bằng
phương pháp phân h y kỵ khí, thu hồi Biogas. Tạp chí Khoa học công nghệ Xây
dựng. Số 20, T9/2014.
165
PHỤ LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_qua_trinh_xu_ly_ket_hop_bun_be_tu_hoai_va_rac_huu_co_bang_ph_ong_phap_sinh_hoc_ky_khi_o_c.pdf