Thanh tra các cơ sở có nguy cơ xâm phạm quyền con người như nhà tù,
trường học, bệnh viện. Việc thanh tra có thể được thực hiện theo chuyên đề định
kỳ, đột xuất ngẫu nhiên hoặc theo khiếu nại, tố cáo từ người dân.
- Báo cáo, kiến nghị giúp Quốc hội hoàn thiện các quy định về tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền công dân,
quyền con người, đồng thời giúp cơ quan hành chính cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao hiệu quả công việc. Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới
luật có phù hợp với Hiến pháp hay không, việc thực thi nhân quyền của Chính
phủ, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có đúng thủ tục, trình tự pháp luật và theo
hướng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người hay không.v.v.212
- Thực hiện công tác thông tin, truyền thông thông qua các biện pháp như
công khai kết quả điều tra, kiến nghị của Thanh tra đây là công cụ không thể
thiếu để nâng cao uy tín của Thanh tra Quốc hội, đồng thời nâng cao tính minh
bạch trong hoạt động của cơ quan này.
185 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu so sánh cơ quan thanh tra quốc hội trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải pháp”, tr. 36
147
chọn làm thanh tra phải đủ năng lực để điều hành hoạt động thanh tra. Trên cơ sở
học tập kinh nghiệm của các quốc gia có mô hình Thanh tra Quốc hội, tác giả
đưa ra một số gợi ý sau:
- Thanh tra Quốc hội do Quốc hội bầu, hoạt động chuyên trách (trong thời
gian làm Thanh tra Quốc hội thì không đảm đương các vai trò khác thậm chí
không nên là đại biểu Quốc hội), có nhiệm kỳ 5 năm, không phụ thuộc vào
nhiệm kỳ Quốc hội; được hưởng lương trực tiếp từ ngân sách nhà nước do Quốc
hội thông qua;
- Tiêu chuẩn của Thanh tra Quốc hội: Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia
thì người được bổ nhiệm làm thanh tra là người am hiểu về pháp luật đặc biệt là
trong lĩnh vực quản lý hành chính, theo đó, họ có thể đã từng làm bộ trưởng hoặc
đã từng là thẩm phán có kinh nghiệm xét xử các vụ án hành chính. Mặt khác, để
đáp ứng vai trò là cơ quan nhân quyền thì Thanh tra cũng cần phải có hiểu biết
về quyền con người; bên cạnh trình độ chuyên môn, Thanh tra Quốc hội phải là
người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực
hoạt động nhân quyền
- Các thành viên khác được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức trên cơ sở giới thiệu của Thanh tra Quốc hội. Việc lựa chọn
các thành viên này phải dựa trên tiêu chuẩn rõ ràng như yêu cầu về trình độ
chuyên môn (am hiểu pháp luật, có khả năng thực hiện các nghiệp vụ điều tra,
phân tích và xử lý số liệu, hiểu biết trong lĩnh vực nhân quyền), về phẩm chất,
đạo đức. Cần phải lưu ý, công việc của Thanh tra Quốc hội tương đối lớn, các
Thanh tra viên phần lớn là chủ thể đứng đầu và chịu trách nhiệm về hoạt động
của cơ quan thanh tra nhưng để thực hiện được các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan
thanh tra như điều tra, phân tích và xử lý số liệu thì chủ yếu là do đội ngũ giúp
việc. Số lượng đội ngũ giúp việc theo kinh nghiệm của nhiều nước có thể lên đến
hàng chục thậm chí cả trăm người, là những chuyên gia trong các lĩnh vực nhân
quyền, quản lý hành chính Do đó, Việt Nam cũng cần phải thiết kế đội ngũ
giúp việc phải đảm bảo số lượng đủ lớn nhằm phục vụ các công việc chuyên
môn của cơ quan thanh tra.
- Ngân sách cho cơ quan Thanh tra Quốc hội: Để đảm bảo tính độc lập cho
Thanh tra Quốc hội, Quốc hội quyết định chi trực tiếp thông qua một đạo luật
148
hay một nghị quyết thường niên. Theo kinh nghiệm một số nước, lương dành
cho Thanh tra Quốc hội có mức tương đương với hàm bộ trưởng.
4.3.3. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội
Trên cơ sở xác định vị trí, chức năng của Thanh tra Quốc hội là dạng cơ
quan có tính độc lập (tương lai xa là cơ quan hiến định độc lập) có chức năng
hỗn hợp vừa là cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan
hành chính đồng thời là CQNQQG để xác định nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh
tra Quốc hội Việt Nam. Mặt khác cần phải lưu ý, sự thành lập Thanh tra Quốc
hội cũng đồng nghĩa với việc thêm cơ quan trong cơ cấu Quốc hội. Do vậy, một
mặt, Thanh tra Quốc hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền riêng
của mình nhưng mặt khác cũng cần phải rà soát lại chức năng nhiệm vụ của các
cơ quan có liên quan trong bộ máy nhà nước, đảm bảo sự phối hợp giữa Thanh
tra Quốc hội với các cơ quan để giải quyết các công việc có thể bị trùng lặp sau
khi Thanh tra Quốc hội ra đời.
Trước hết là trong mối quan hệ với các cơ quan nằm trong cơ cấu của Quốc
hội. Có nhiều quan điểm cho rằng, trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo
hiện nay các cơ quan chuyên môn của Quốc hội chủ yếu đóng vai trò là cơ quan
“trung chuyển” các đơn thư khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mà chưa thực sự có sự tham gia thoả đáng với tư cách là chủ thể đại diện
và bảo vệ cho quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó, trong Quốc hội còn có Ban
Dân nguyện hiện đang thuộc UBTVQH với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận đơn
thư khiếu nại, tố cáo. Nhưng với vị trí hiện tại, đội ngũ nhân lực còn mỏng, thiếu
tính chuyên nghiệp,205 việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Dân nguyện vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng đáp ứng vẫn còn xa với nhu cầu
của thực tiễn. Trước thực trạng đó, việc hoàn thiện Ủy ban dân nguyện để đáp
ứng nhu cầu nâng cao mối liên hệ giữa Quốc hội với người dân nhằm phát huy
dân chủ, tăng cường vai trò của cơ quan dân cử đã được đặt ra.206
205 Theo Báo cáo công tác của Ban Dân nguyện, cơ cấu của Ban có 1 Trưởng Ban là Ủy viên UBTVQH, 4
người là Đại biểu Quốc hội và 1 người không phải là đại biểu Quốc hội cùng đội ngũ giúp việc (Vụ Dân
nguyện: khoảng 22 người). Xem: Trần Hồng Cẩn, Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ban dân nguyện
thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học: 2015,
tr.38, 39.
206 Kết luận số 444/KLĐĐQH12, ngày 20/12/2010 của Đảng đoàn Quốc hội về “Đề án đổi mới công tác tiếp
xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội” đã chỉ rõ: “Giao cho Ban soạn thảo Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi)
nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về địa vị pháp lý của Cơ quan Dân nguyện của Quốc hội, trên cơ sở
đó xây dựng và trình Đảng Đoàn đề án về thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội”.
149
Trong khi đó, Thanh tra Quốc hội thành lập sẽ có sự hỗ trợ đắc lực trong
việc tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của người dân, không những vậy, bản thân
cơ quan này còn có thẩm quyền giải quyết thay vì chỉ chuyển đến các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền như các cơ quan của Quốc hội. Với tinh thần tinh gọn
bộ máy nhà nước, thiết nghĩ Quốc hội nên chuyển giao việc tiếp nhận và giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vốn đang thuộc nhiệm vụ của các cơ quan
chuyên môn hiện nay cho Thanh tra Quốc hội, các cơ quan này chỉ có sự phối
hợp với Thanh tra Quốc hội trong lĩnh vực này khi cần thiết. Việc này sẽ giúp
các cơ quan chuyên môn của Quốc hội tập trung vào nhiệm vụ chính là xây dựng
pháp luật. Hơn nữa, người dân cũng sẽ thực hiện quyền khiếu nại tố cáo dễ dàng
hơn khi xác định một đầu mối có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Mặt khác, khi chuyển giao nhiệm vụ này cho Thanh tra Quốc hội thì về lâu dài có
thể xem xét việc tồn tại của Ban dân nguyện vì chức năng của Ban dân nguyện có
thể được thực hiện thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Quốc hội đáp ứng
mục tiêu tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng207. Tuy vậy, việc xem xét này cần có sự tính toán kỹ lưỡng và có lộ trình
để đảm bảo tính khả thi.
Sự tác động tiếp theo của việc thành lập Thanh tra Quốc hội đó chính là
hệ thống cơ quan thanh tra đang có. Như đã nhận định ở Chương 3, việc tồn tại
Thanh tra Quốc hội không có nghĩa là chúng ta loại bỏ hoàn toàn tổ chức thanh
tra nằm trong cơ cấu của hệ thống cơ quan hành chính vì dù các thiết chế thanh
tra đều thực hiện chức năng của mình trên cơ sở điều tra làm sáng tỏ sự việc
nhưng Thanh tra Quốc hội và hệ thống cơ quan thanh tra nằm trong hệ thống cơ
quan hành chính có vai trò và chức năng riêng trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước. Việc xem xét tái cơ cấu hệ thống thanh tra hiện tại cần dựa trên
quy định pháp luật về phân định thẩm quyền giữa Thanh tra Quốc hội với cơ
quan thanh tra nằm trong cơ cấu của hệ thống cơ quan hành chính. Muốn như
vậy, chúng ta phải xác định rõ tính chất của từng loại thanh tra để từ đó phát huy
được hiệu quả của từng loại. Thông thường, thanh tra trong cơ cấu cơ quan hành
chính đóng vai trò là thanh tra nội bộ hay như chúng ta gọi là thanh tra hành
207 Xem: Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 12 năm 2017 về “Một số vấn
đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
150
chính. Loại thanh tra này được Ủy ban pháp luật phân tích trong Báo cáo thẩm
tra Dự án Luật Thanh tra năm 2010 là: “Chủ yếu phục vụ cho hoạt động quản lý
của cơ quan hành chính hay nói cách khác là thực hiện hoạt động thanh tra
trong phạm vi quản lý trực tiếp của người lãnh đạo đối với những cá nhân, tổ
chức trực thuộc, liên quan trực tiếp tới việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, có
tính chất như kiểm tra. Hoạt động này gắn với thẩm quyền lãnh đạo, điều hành
của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, giúp Thủ trưởng thanh tra việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức thuộc quyền, nếu phát hiện
có vi phạm thì kiến nghị Thủ trưởng cơ quan xử lý để bảo đảm sự thông suốt,
hiệu lực, hiệu quả trong vận hành bộ máy thuộc quyền quản lý của mình”.208
Như vậy, thanh tra hành chính gắn với hoạt động quản lý hành chính và chịu sự
chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan hành chính. Còn Thanh tra Quốc hội, thanh tra là
một trong những hoạt động cơ bản để bảo vệ quyền con người trên cơ sở kiểm
soát hệ thống cơ quan hành chính thì tính chất thanh tra khác với thanh tra hành
chính, cụ thể: hoạt động của Thanh tra Quốc hội không phụ thuộc vào hoạt động
quản lý hành chính, thanh tra viên có mối quan hệ độc lập với các thủ trưởng cơ
quan hành chính. Điểm nổi bật của Thanh tra Quốc hội là có mối quan hệ rất gắn
bó với người dân, kiểm soát của Thanh tra Quốc hội gắn liền với phát huy dân
chủ. Do vậy, cơ sở để Thanh tra Quốc hội vào cuộc để điều tra các hành vi của
quan chức hành chính là dựa trên các khiếu nại, tố cáo của người dân. Mục đích
không phải phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính mà là bảo vệ quyền và lợi
ích của công dân, của con người.
Cũng cần phân biệt Thanh tra Quốc hội với thanh tra chuyên ngành. Theo
phân tích của Ủy ban Pháp luật, thanh tra chuyên ngành là: “Thanh tra việc thực
hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành các quy định về quy chuẩn kỹ
thuật, về chuyên môn nghiệp vụ về một ngành, lĩnh vực nhất định và thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của bộ, ngành, bảo đảm cho pháp luật chuyên ngành được
thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của mọi
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn xã hội. Hoạt động thanh tra
chuyên ngành được tiến hành thường xuyên, nếu phát hiện có vi phạm thì xử
208 Theo báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thanh tra của Ủy ban pháp luật số 2296/BC-UBPL12.
151
phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.209 Kinh nghiệm
nhiều nước cho thấy,“hoạt động thanh tra chuyên ngành luôn gắn với những cơ
quan thực hiện chức năng quản lý về ngành, lĩnh vực, do chính cơ quan này thực
hiện thông qua đội ngũ cán bộ của cơ quan đó chứ không nhất thiết phải thành
lập cơ quan riêng”.210 Như vậy, thực chất thanh tra chuyên ngành cũng có tính
chất tương tự như thanh tra hành chính là để đảm bảo cho hoạt động quản lý
hành chính một cách hiệu quả nhưng khác ở chỗ là diện thanh tra rộng hơn
không chỉ cơ quan hành chính mà còn cả tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân
thủ các quy định pháp luật về chuyên ngành. Mặt khác, nội dung thanh tra của
thanh tra chuyên ngành thiên về tính kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ hơn là hoạt
động quản lý hành chính. Đối tượng điều tra của Thanh tra Quốc hội cũng có
diện rộng như thanh tra chuyên ngành, chẳng hạn Thanh tra Quốc hội có thể điều
tra một bệnh viện khi có đơn thư khiếu nại của công dân cho rằng bệnh viện này
không tuân thủ một quy định nào đó về khám chữa bệnh. Đây cũng là đối tượng
thuộc quyền của Thanh tra y tế nhưng khác với Thanh tra Quốc hội là việc thanh tra
bệnh viện của Thanh tra y tế không nhất thiết phải dựa trên khiếu nại của người dân
mà hoạt động này có thể tiến hành mang tính định kỳ. Việc xác định rõ tính chất
của từng loại thanh tra, trên cơ sở đó quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng loại
thanh tra một cách hợp lý, qua đó, thẩm quyền của từng loại thanh tra không bị
chồng chéo mà có sự phối hợp, bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động.
Như vậy, từ sự phân biệt trên đây, có thể thấy, hệ thống thanh tra nằm trong
hệ thống cơ quan hành chính cần giới hạn lại chức năng là cơ quan thanh tra
nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính và cần phải tập trung vào vai trò
này. Về mảng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân nên
chuyển sang cho Thanh tra Quốc hội với vai trò là CQNQQG trên cơ sở kiểm
soát nền hành chính công. Với những tính chất độc lập, khách quan gắn bó với
quyền con người sẽ đảm bảo hiệu quả trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo
của người dân đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước.
Cuối cùng, việc thành lập Thanh tra Quốc hội còn tác động đến một số
209 Theo báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thanh tra của Ủy ban pháp luật s số2296/BC-UBPL12.
210 Theo báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thanh tra của Ủy ban pháp luật số 2296/BC-UBPL12.
152
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Như đã phân tích ở phần ưu điểm của
Thanh tra Quốc hội trong việc thực hiện một số hoạt động tư pháp, liên hệ đến
Việt Nam, có thể xem xét việc trao cho Thanh tra Quốc hội được quyền thực
hiện việc truy tố, buộc tội các loại tội phạm trong lĩnh vực tham ô, tham nhũng
giống như vai trò của Công tố viên đặc biệt ở một số quốc gia trao cho Thanh tra
Quốc hội. Ngoài ra, pháp luật cần trao thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp vốn đang thuộc về Viện kiểm sát cho Thanh tra Quốc
hội để đảm bảo tính khách quan. Hiện nay, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát,
Viện kiểm sát trên cơ sở thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có
thẩm quyền giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.211 Tuy
nhiên, khi có Thanh tra Quốc hội, thẩm quyền này nên trao cho cơ quan thanh
tra. Điều này sẽ hợp lý hơn vì trong hoạt động tố tụng Viện kiểm sát là cơ quan
tiến hành tố tụng với tư cách là cơ quan thực hành quyền công tố, thậm chí Viện
kiểm sát còn tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của luật. Như
vậy, nếu khiếu nại, tố cáo đó liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng của người
có thẩm quyền của Viện kiểm sát thì việc Viện kiểm sát tiếp nhận giải quyết sẽ
không đảm bảo được tính khách quan. Bên cạnh đó, các khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tố tụng đa phần liên quan đến yếu tố quyền con người, quyền công
dân, do vậy, thông qua kênh tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo Thanh tra
Quốc hội sẽ nắm bắt và bảo vệ kịp thời các quyền của người dân ở những nơi
quyền con người dễ bị xâm phạm như nhà tù, trại giam, đảm bảo vai trò là cơ
quan nhân quyền quốc gia.
Như vậy, trên cơ sở xem xét nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước khác trong bộ máy nhà nước như đã phân tích ở trên, đồng thời dựa vào ý
tưởng xây dựng cơ quan Thanh tra Quốc hội theo mô hình hỗn hợp vừa là cơ
quan kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính đồng thời là cơ quan nhân quyền
quốc gia, tác giả đề xuất một số nhiệm vụ quyền hạn cụ thể cho Thanh tra Quốc
hội như sau:
- Tiếp nhận và tiến hành điều tra để giải quyết cá khiếu nại, tố cáo của
người dân về các quyết định hành chính của cơ quan hành chính và trong hoạt
động tư pháp. Đặc biệt là Thanh tra Quốc hội có thể xem xét các quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị cho rằng xâm phạm đến các quyền cơ bản của con
211 Xem Điều 22, Điều 23, Điều 29 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
153
người, của công dân. Nếu xét thấy cần thiết thì trong trường hợp này, Thanh tra
Quốc hội có thể tự mình khởi xướng việc điều tra mà không cần phải dựa trên
khiếu nại, tố cáo của người dân. Việc điều tra có thể được thực hiện một cách
độc lập hoặc có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước khác nếu cần thiết. Quá
trình điều tra nếu có phát hiện có tội phạm trong lĩnh vực tham ô, tham nhũng có
thể thực hiện quyền truy tố, buộc tội như một Công tố viên đặc biệt.
- Thanh tra các cơ sở có nguy cơ xâm phạm quyền con người như nhà tù,
trường học, bệnh viện. Việc thanh tra có thể được thực hiện theo chuyên đề định
kỳ, đột xuất ngẫu nhiên hoặc theo khiếu nại, tố cáo từ người dân.
- Báo cáo, kiến nghị giúp Quốc hội hoàn thiện các quy định về tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính theo hướng bảo vệ tốt hơn quyền công dân,
quyền con người, đồng thời giúp cơ quan hành chính cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao hiệu quả công việc. Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới
luật có phù hợp với Hiến pháp hay không, việc thực thi nhân quyền của Chính
phủ, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có đúng thủ tục, trình tự pháp luật và theo
hướng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người hay không.v.v.212
- Thực hiện công tác thông tin, truyền thông thông qua các biện pháp như
công khai kết quả điều tra, kiến nghị của Thanh tra đây là công cụ không thể
thiếu để nâng cao uy tín của Thanh tra Quốc hội, đồng thời nâng cao tính minh
bạch trong hoạt động của cơ quan này.
- Hợp tác với các cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, khu vực
ASEAN, trong khuôn khổ hoạt động nhân quyền có liên quan tới quốc gia.
- Kiến nghị việc xây dựng kế hoạch nhân quyền quốc gia cho từng giai
đoạn từ 2 đến 3 năm hoặc lâu hơn.
- Đề xuất và thúc đẩy việc tham gia, phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước
quốc tế về nhân quyền. Tham gia xây dựng các văn kiện nhân quyền mới của
Liên hợp quốc hoặc khu vực ASEAN.
- Xem xét, góp ý báo cáo của chính phủ gửi các cơ quan nhân quyền quốc
tế và khu vực, đặc biệt là trong các đợt kiểm điểm định kỳ (UPR).
- Theo dõi kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và cá nhân
khác có liên quan đến nhân quyền.
212 Đặng Dũng Chí (2015), “Đề xuất mô hình, chức năng, thẩm quyền của cơ quan nhân quyền quốc gia Việt
Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Cơ quan nhân quyền quốc gia – Thực tiễn quốc tế và bài học kinh nghiệm
với Việt Nam, Hà Nội.
154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Ngoài cơ sở thực tiễn đã phân tích ở Chương 3 thì cơ sở chính trị, pháp lý cũng
thể hiện Thanh tra Quốc hội hoàn toàn có khả năng được tiếp nhận ở Việt Nam.
Sự tiếp nhận Thanh tra Quốc hội rõ ràng sẽ đòi hỏi sự thay đổi về cơ cấu tổ
chức cũng như một số nhiệm vụ quyền hạn của một số cơ quan nhà nước trong
bộ máy nhà nước Việt Nam để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của thiết chế
mới đồng thời khắc phục được những hạn chế tồn tại của các cơ quan nhà nước
đang vận hành.
Có thể thấy mô hình Thanh tra Quốc hội phù hợp với Việt Nam sẽ là dạng
mô hình hỗn hợp vừa là cơ quan kiểm soát quyền lực đồng thời là cơ quan nhân
quyền quốc gia. Tuy vậy, những gợi mở về mô hình Thanh tra Quốc hội trên đây
chỉ là bước nghiên cứu khởi đầu, cần phải có những nghiên cứu sâu sắc hơn, chi
tiết hơn để Thanh tra Quốc hội khi được thành lập ở Việt Nam sẽ thực sự là cơ
quan đáp ứng nhu cầu thực hiện tốt hơn chức năng của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa cũng như phát huy quyền làm chủ của người dân.
155
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu dưới góc độ so sánh mô hình Thanh tra Quốc
hội trên thế giới, có thể thấy, Thanh tra Quốc hội có được thiết kế khá đa dạng
nhưng dù là dạng mô hình Thanh tra Quốc hội cổ điển hay mô hình Thanh tra
Quốc hội hiện đại thì vai trò nổi bật của cơ quan này chính là chức năng kiểm
soát hệ thống cơ quan hành chính thông qua hoạt động điều tra phần lớn dựa trên
các khiếu nại của người dân.
Mặc dù là loại cơ quan ra đời sau so với các cơ quan trong các nhánh quyền
lực truyền thống nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khoản hơn 100 năm phát triển,
Thanh tra Quốc hội đã lan toả nhanh chóng và ngày càng trở nên phổ biến trên
thế giới. Điều này được lý giải ở nhiều khía cạnh nhưng có thể tựu trung lại ở
một số luận điểm sau:
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội đáp ứng được tính đặc thù trong cơ chế kiểm
soát đối với hệ thống cơ quan hành chính. Cần phải thấy rằng, việc thiết kế các
hình thức kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đối tượng chịu sự
kiểm soát hay nói cách khác là muốn kiểm soát quyền lực nhà nước một cách
hiệu quả thì nhà nước cần phải xác định chủ thể chịu sự kiểm soát thực hiện loại
quyền lực nhà nước nào, loại quyền lực đó có tính chất như thế nào để áp dụng
phương pháp kiểm soát cho phù hợp. Theo đó, để kiểm soát cơ quan hành chính
– những cơ quan thực thi quyền lực hành chính: số lượng cơ quan rất lớn; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn gắn liền với đời sống người dân trên nhiều phương
diện, nguyên tắc hoạt động vừa có sự thống nhất vừa đảm bảo sự chủ động linh
hoạt,213 đòi hỏi cơ chế kiểm soát cũng cần phải có sự mềm dẻo, linh hoạt đồng
thời cần phải có cơ quan chuyên trách đáp ứng tính chuyên môn và độc lập trong
quá trình kiểm soát. Thanh tra Quốc hội chính là sự bổ trợ phù hợp cho cơ chế
kiểm soát hệ thống cơ quan hành chính.
Thứ hai, Thanh tra Quốc hội đáp ứng được xu hướng phát triển của các nhà
nước pháp quyền hiện đại. Kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề luôn có ở
213Các đặc điểm cơ quan hành chính dựa trên quan điểm của GS.TS Lê Minh Tâm phát biểu tại Hội thảo
khoa học “Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc thực thi công vị của cơ quan hành chính
nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Thanh tra Chính phủ, 12/2018.
156
mọi hình thức nhà nước dù có thể mức độ và cách thức của mỗi thời kỳ có sự
khác nhau. Trong nhà nước pháp quyền thì vấn đề kiểm soát quyền lực càng
được chú trọng. Mặt khác, nhà nước pháp quyền hiện đại chỉ ra được mối quan
hệ mật thiết giữa kiểm soát quyền lực với các yếu tố khác của nhà nước dân chủ
như kiểm soát quyền lực nhằm tăng cường mối quan hệ giữa người dân với cơ
quan đại diện (Quốc hội/Nghị viện) hay kiểm soát quyền lực nhằm hướng tới
bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Thanh tra Quốc hội là một
thiết chế mang đậm tính xã hội - cơ quan “thân thiện” với người dân. Quá trình
thực hiện thẩm quyền của cơ quan thanh tra luôn lấy yếu tố bảo vệ quyền lợi của
người dân làm tiêu chí để đánh giá các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan nhà nước. Với những báo cáo của Thanh tra Quốc hội, Quốc
hội thực hiện tốt hơn vai trò đại diện của mình thông qua việc chấn chỉnh hoạt
động của các cơ quan hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu Thanh tra Quốc hội có ý nghĩa rất quan
trọng khi mà các cơ chế kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan hành
chính của nước ta hiện nay tỏ ra chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù chúng ta đã có
cả hệ thống cơ quan thanh tra để thực hiện việc kiểm soát mang tính chuyên
nghiệp trong hoạt động hành chính nhưng với thiết kế hệ thống cơ quan thanh tra
nằm trong cơ cấu cơ quan hành chính như hiện nay thực sự chưa phát huy được
những thế mạnh của kiểm soát quyền lực bằng hoạt động thanh tra. Với những
điều kiện cả về cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị và pháp lý đều cho ta thấy những
yếu tố khả thi cho việc vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam.
Thanh tra Quốc hội sẽ góp phần đa dạng hoá cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước đặc biệt là nhà nước ta đang có xu thế vận dụng loại ngày một nhiều
hơn loại cơ quan kiểm soát độc lập để hỗ trợ cho các cơ chế kiểm soát quyền lực
truyền thống vốn còn nhiều hạn chế. Không những vậy, Thanh tra Quốc hội với
mô hình hỗn hợp kết hợp hợp chức năng của CQNQQG sẽ đáp ứng được yêu
cầu thành lập cơ quan nhân quyền ở Việt Nam. Dẫu vậy, việc nghiên cứu này
vẫn chỉ mang tính tiền đề để có những nghiên cứu sâu sắc, cụ thể hơn nữa về
việc thiết kế mô hình Thanh tra Quốc hội ở Việt Nam để nếu mô hình này được
vận dụng trên thực tế thì sẽ mang lại những hiệu quả đáng kể trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước.
157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vị trí, vai trò của Thanh tra Quốc hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nhà nước pháp quyền hiện đại”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2017.
2. “Vai trò của thanh tra trong kiểm soát quyền lực đối với hệ thống cơ quan
hành chính ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Thanh tra (3), 2016, tr. 39
– 42.
3. “Mô hình Thanh tra Quốc hội của Thuỵ Điển, Phần Lan và các giá trị tham
khảo đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (16), 2017, tr. 57 -
64.
4. “Khả năng vận dụng mô hình Thanh tra Quốc hội trong việc nâng cao chất
lượng giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan hành chính ở Việt Nam”,
Tạp chí Pháp luật và phát triển (9+10), 2018, tr. 67 - 74.
5. “Thanh tra Quốc hội cổ điển và những biến dạng của Thanh tra Quốc hội
trong nhà nước hiện đại”, Tạp chí Pháp luật và phát triển (11+12), 2018, tr.
72 - 78.
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật
1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X tại Đại hội
đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011
2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020.
3. Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
4. Chỉ thị số 12/TW của Ban Bí thư, ngày 12/7/1992.
5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
năm 1999.
6. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011).
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
8. Kết luận số 444/KLĐĐQH12, ngày 20/12/2010 của Đảng đoàn Quốc hội về
“Đề án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội”.
9. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
10. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
11. Hiến pháp Thuỵ Điển 1809.
12. Hiến pháp Phần Lan 1999.
13. Hiến pháp Hàn Quốc 1992.
14. Hiến pháp Croatia 1990.
15. Hiến pháp Namibia 1990.
16. Hiến pháp Nga 1993.
17. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014.
18. Luật Thanh tra năm 2010.
19. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
20. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.
21. Đạo luật hướng dẫn cho Thanh tra Quốc hội Thuỵ Điển.
22. Hướng dẫn hành chính dành cho Thanh tra Quốc hội Thuỵ Điển.
159
23. Đạo luật về truy cập công đối với các thông tin và bí mật Thuỵ Điển.
24. Luật Thanh tra Quốc hội Phần Lan.
25. Luật Thanh tra Quốc hội Philippines.
26. Luật Thanh tra Quốc hội Bồ Đào Nha
27. Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thanh tra của Ủy ban pháp luật số 2296/BC-
UBPL12
B. Các tài liệu tham khảo khác
Tiếng Việt
28. Nguyễn Quang Anh, “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước
và những giá trị tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
số 6/2015.
29. Vũ Hồng Anh, “Tổ chức và hoạt động của một số Nghị viện trên thế giới”,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
30. Ban chỉ đạo tổng kết lý luận của Ban chấp hành trung ương, Báo cáo tổng
kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
31. Trần Hồng Cẩn, “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động Ban dân nguyện thuộc
Ủy ban thường vụ Quốc hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay”, Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015.
32. Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2005, tái bản lần thứ 1 năm 2014.
33. Nguyễn Đăng Dung, Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2004.
34. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp
quyền, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
35. Nguyễn Đăng Dung, “Nhà nước pháp quyền là nhà nước phòng chống sự
tuỳ tiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2009.
36. Nguyễn Sỹ Dũng, “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên
thế giới”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội năm 2001.
37. Hoàng Ngọc Dũng, “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải
cách hành chính ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc
160
gia, Hà Nội, 2015.
38. Nguyễn Sỹ Dũng, “Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên
thế giới”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2001.
39. Đỗ Văn Đại, “Suy nghĩ về phương pháp so sánh pháp luật”, Tạp chí Luật
học, số 11/2007.
40. Nguyễn Minh Đoan – Vũ Thu Hạnh, “Quan niệm về kiểm soát và cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2014.
41. Trần Ngọc Đường, “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 2/2016.
42. Trần Ngọc Đường, Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện
nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
43. Đại học quốc gia Hà Nội, Pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến – Một số tiểu
luận của các học giả nước ngoài, Nxb. Lao động - xã hội, Hà Nội, 2012.
44. Hoàng Hùng Hải, “Thanh tra Quốc hội trên thế giới và giá trị tham khảo
đối với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2014.
45. Tô Văn Hòa, “Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia Asean”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.
46. Nguyễn Thị Hồi, “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức
bộ máy nhà nước ở một số nước”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2003.
47. Lê Thiên Hương, “Cơ chế kiểm tra, giám sát đối với bộ máy hành
chínhNhà nước”, Tạp chí quản lý Nhà nước, số 4/2014.
48. Nguyễn Thuý Hoa, “Vấn đề lý luận và thực tiễn về Quốc hội Việt Nam – Cơ
quan đại diện cao nhất của nhân dân”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015.
49. Tường Duy Kiên, “Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người”,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
50. Tường Duy Kiên, “Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước
và suy nghĩ về cơ chế đảm bảo quyền con người ở nước ta”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 15/2009.
161
51. Nguyễn Văn Kim, “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của
một số nước trên thế giới”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
52. Nguyễn Văn Niên, Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
53. Phạm Hữu Nghị “Về việc xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt
Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2012.
54. Lê Minh Quân, “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân”, Tạp chí Cộng sản, số 10/2013.
55. Nguyễn Văn Tiếc, “Hoàn thiện thể chế về công khai, minh bạch trong quản
lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 7/2013.
56. Vũ Anh Tuấn, “Bàn thêm về mối quan hệ giữa phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 5/2012.
57. Đặng Minh Tuấn, “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực theo Hiến
pháp 2013”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2016.
58. Mai Văn Thắng, “Bàn về thiết chế Ombudsman liên bang ở Nga”, Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 2/2015.
59. Thái Vĩnh Thắng, “Tìm hiểu tư tưởng triết học pháp quyền của Chủ tịch Hồ
Chí Minh”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2000
60. Thái Vĩnh Thắng, “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước”, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2011.
61. Trịnh Xuân Thắng, “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
thông qua việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy nhà nước”, Tạp
chí Tổ chức Nhà nước, số 11/2012.
62. Thái Thị Thu Trang và Đậu Công Hiệp, “Vai trò của thanh tra trong việc
kiểm soát quyền lực của cơ quan hành chính một số nước trên thế giới và
vấn đề này ở Việt Nam”, Tạp chí Thanh tra, số 3/2016.
63. Đoàn Trọng Truyến, So sánh hành chính các nước Asean, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1999.
64. Trịnh Quốc Toản và Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Thực hiện các quyền
hiến định trong Hiến pháp 2013, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
162
Nxb. Hồng Đức, 2015.
65. Lã Khánh Tùng, Cơ quan nhân quyền quốc gia 101 câu hỏi – đáp, Nxb.
Hồng Đức, Hà Nội, 2017.
66. Nguyễn Văn Tuấn, “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015.
67. Đào Trí Úc, Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn, “Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn”,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
68. Đào Trí Úc, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thuận, Vũ Công Giao (đồng
chủ biên), Các thiết chế hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triển
vọng ở Việt Nam, Viện chính sách công và pháp luật, Hà Nội, 2013.
69. Văn phòng thường trực về nhân quyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội, 2015.
70. Frauke Lisa Seidensticker - Anna Wuerth, Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Cơ
quan nhân quyền quốc gia – Mô hình, chương trình, thách thức và giải
pháp”, Hà Nội, tháng 10/2007.
71. Thanh tra Chính phủ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Tổ chức hoạt
động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới”, Hà Nội,
1999.
72. Trần Quốc Việt, “Tư tưởng, quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước ở
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7/2012.
73. Lê Trọng Vinh, “Cơ quan thanh tra Nghị viện Thụy Điển”, Tạp chí Nội vụ,
số 6/1999.
74. Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Tiếng nước ngoài
75. Anna - elina Pohjolainen, Human Right Institutions – The Role of United
Nations, Đan Mạch, 2006.
76. David Peppiatt, An Ombudsman Overview, Briefing Paper for The
163
Ombudsman Project Inter-agency Steering Group Meeting, British Red
Cross, 1997.
77. Evgeny Finkel, “Defending Rights, Promoting Democracy: The Institution
of Ombudsman in Poland, Russia and Bulgaria”, Hebrew, Jerusalem.
78. Gabriele Kucsko – Stadlmayer, “The Relation between Ombudsman and the
Courts – The viewpoint of the Venice Commission”, (Round Table with the
Russian Commissioners for Human Rights 22/23 tháng 10 năm 2011).
79. Hironori Yamamoto, Tool for Parliamentary Oversight – A Comparative
Study of 88 National Parliaments, 2007.
80. Hilaire Barnett, Constitutional and administrative law, Queen Mary and
Westfield College, 2003.
81. International Ombudsman Institute and Linda C. Reif, Internetinal
ombudsman yearbook, Vol. 1, 1997/ Vol.2, 1999 / Vol. 3, 2000 ed.
82. José de Faria, “The Portuguese Ombudsman: From the inception to the
present and towards the future.Overview of its mission and
responsibilities”, 2016.
83. Jacob Soderman, “How to be a good Ombudsman”, Marid, 2004.
84. João Tiago Silveira “Ombudsman: protection of the rights of minorities in
Portugal and best international practices”, 2014.
85. Kamal Hossain, Leonard F.M. Besselink, Haile Selassie Gebre Selassie,
Edmond Volker “Human Rights Commissions and Ombudsman Offices:
National Experiences Throughout the World”, Published by Martinus
Nijhoff Publishers, 2000.
86. Lars Lindstrom, “Supervision of the Courts by the Swedish Parliamentary
Ombudsman”, 2012.
87. Linda. C. Reifed, The Ombudsman, Good Governance and the
International Human Rights System.
88. Linda C. Reft, The Role of National Human Rights Institutrions in Good
Governance and Human Rights Protection, Citation: 13 Harv. Hum. Rts. J.
1 2000.
89. Ombudsman and Prisons Oversight Arne Fliflet, Parliamentary
164
Ombudsman, Norway Workshop 4: Protecting the Particularly Vulnerable
Thursday, June 11, 2009.
90. Penny YT Tai “The Hong Kong Ombudsman and Human Rights
Protections Revisited”, Citation: 17 Asia Pac. L. Rev. 95 2009.
91. P.Nikiforos Diamandouros “The Ombudsman Institution and The Quality of
Democracy”, 2006.
92. “Portuguese Ombudsman - National Human Rights Institution (Report to
the Parliament 2014)”.
93. Roy Gregory, Philip James Giddings, “Righting Wrongs: The Ombudsman
in Six Continents”, International Institute of Admistrative Sciences,
Published by IOS Press, 2000.
94. The Danish Ombudsman, ed.by the Danish Ombudsman and the Ministry
of foreign affairs, 1995.
95. Trevor Buck, Richard Kirkham và Brian Thompson, “The Ombudsman
Enterprise and Administrative Justice”, Published by Ashgate Publishing
Limited, Printed and bound in Great Britain by the MPG Books Group,
UK, 2011.
96. Asian Devolopment Bank, “The Strengthening the Ombudsman Institution
in Asia - Improving Accountability in Public Service Delivery through the
Ombudsman”, Phillippines 2011.
97. Richard Kirkham, “The parliamentary ombudsman – withstanding the test
of time”, ed. By TSO (the Stationery Office), 2007.
98. Yunus Emre Silay, A Comparetive Examination between The Ombudsman
Institutions of The EU, The UK, The Sweden and The Turkey, Westminster
Law University, 2013.
99. Н. А. Баклан, Legal Status of the Ombudsman in the Russian State, 2006.
C. Website
100.
96.
165
102.
103.
104. https://books.google.com
105. www.ombudsman.gov.ph
106. https://www.jo.se
107. https://cyberleninka.ru
108.
109. www.dangcongsan.vn
110.
111.
112.
113.
114.
PHỤ LỤC 1
BẢNG SO SÁNH MÔ HÌNH THANH TRA QUỐC HỘI CỔ ĐIỂN VÀ
THANH TRA QUỐC HỘI HIỆN ĐẠI
Tiêu chí Thanh tra Quốc hội cổ điển Thanh tra Quốc hội hiện đại
Hoàn cảnh
ra đời và
số nước áp
dụng
- Xuất hiện tại Thụy Điển năm
1809.
- Nhu cầu kiểm soát quyền lực
lúc đầu là của nhà Vua, sau đó
là của Quốc hội (Nghị viện).
- Các nước khu vực Scadinavia
là những nước có mô hình
Thanh tra Quốc hội cổ điển.
- Xuất hiện vào cuối thế kỷ XX,
cùng với phong trào phát huy
dân chủ.
- Thanh tra Quốc hội đã lan tỏa
ra các nước ở các khu vực khác
trên thế giới như châu Á, châu
Mỹ, châu Phi
Vị trí và
chức năng
- Cơ quan hiến định độc lập
- Chức năng kiểm soát quyền lực
- Bổ sung một số chức năng
khác như chức năng bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người hay
chức năng phòng, chống tham
nhũng.
Nguyên
tắc hoạt
động
- Tính độc lập
- Tính chuyên nghiệp
- Tính công khai
Cơ cấu,
tổ chức
- Thanh tra được Quốc hội (Nghị viện) bổ nhiệm, có nhiệm kỳ
độc lập với Quốc hội; số lượng thường 1 người, tiêu chuẩn: có
điều kiện về trình độ chuyên môn (am hiểu pháp luật) và phẩm
chất đạo đức (có uy tín với công chúng, được Quốc hội tín
nhiệm).
- Phó Thanh tra;
- Đội ngũ giúp việc: thường số lượng lớn, do Thanh tra quyết
định.
- Ngân sách độc lập, Quốc hội quyết định trực tiếp.
- Văn phòng làm việc riêng.
- Một số quốc gia thanh tra viên
được hình thành từ các nhánh
quyền lực khác như Tổng thống
(châu Phi, Pháp, Philippines),
tuy nhiên điều này không làm
mất đi tính độc lập cho thanh
tra.
Nhiệm vụ,
quyền hạn
cơ bản
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về các
vấn đề liên quan đến sử dụng quyền lực công xâm phạm đến
quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội (một số quốc
gia nhận các khiếu nại tố cáo từ mọi người không chỉ công dân
nước mình, ví dụ: Thụy Điển, Bồ Đào Nha);
- Tự mình khởi xướng điều tra nếu có căn cứ chủ thể sử dụng
quyền lực công xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người dân,
xã hội.
- Tiến hành điều tra khi có căn cứ nêu trên theo quy định pháp
luật.
- Ra các khuyến nghị, cảnh báo, yêu cầu cho các chủ thể có liên
quan.
- Nhiệm vụ, quyền hạn tập
trung thực hiện chức năng tư
pháp - mục tiêu là đảm bảo
“công bằng trong hành chính”,
theo dõi hoạt động của chính
quyền từ trung ương xuống địa
phương, thậm chí còn có thể
lan sang cả tòa án đối với các
quy định về thủ tục tố tụng,
một số nước quy định Thanh
- Phạm vi rộng hơn, không chỉ
bảo vệ người dân trước quan
chức hành chính mà còn nhiều
lĩnh vực khác, như: xem xét
quyền lợi của người dân trong
việc hưởng các chế độ phúc lợi
xã hội (chăm sóc sức khỏe, giáo
dục, quyền lợi của người già,
trẻ em), một số quốc gia
Thanh tra Quốc hội còn là thiết
tra như một Công tố viên đặc
biệt, có quyền truy tố các chủ
thể vi phạm ra trước tòa (ví
dụ: Thụy Điển, Phần Lan)
chế bảo vệ Hiến pháp (kiến
nghị sửa đổi các đạo luật vi
hiến như Ba Lan, Bồ Đào
Nha); Đối tượng chịu sự
giám sát không chỉ dừng lại
quan chức hành chính từ trung
ương đến địa phương mà còn cả
những cá nhân, tổ chức khác có
sử dụng tài sản công, cung cấp
dịch vụ công thậm chí cả khu
vực tư nhân.
Kết quả
điều tra
của Thanh
tra
- Đưa ra các bình luận, khuyến nghị không mang tính cưỡng chế.
- Tuy nhiên trên thực tế, trước áp lực của công chúng, tính công
khai trong quá trình giải quyết và sức thuyết phục của kết quả
điều tra, các khuyến nghị của Thanh tra thường được các chủ thể
tiếp thu và có biện pháp khắc phục thỏa đáng.
- Kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan nhà nước có liên quan
để hoàn thiện pháp luật, chính sách.
- Nếu cấu thành tội phạm có
quyền quyết định truy tố như
một Công tố viên đặc biệt.
PHỤ LỤC 2
CƠ QUAN THANH TRA QUỐC HỘI TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
STT Khu vực/quốc gia Cơ quan thanh tra
North America
1.
Canada
Alberta Ombudsman
2. British Columbia Ombudsperson
3. Manitoba Ombudsman
4. Ombudsman New Brunswick
5. Ombudsman Nova Scotia
6. Ombudsman Ontario
7. Protecteur du Citoy en du Québec
8. Ombudsman Sakatchenwan
9. Ombudsman City of Montréal
10. Ombudsman Toronto
11. Commissioner of Offical Languages
12. Veterans Ombudsman
13. Hydro One Ombudsperson
14. Taxpayers’ Ombudsman
15.
USA
Ombudsman Dayton-Montgomery County
16. Sate of lowa - Office of Ombudsman
Europe
17. Albania People’s Advocate
18. Armenia Human Rights Defender
19.
Austria
Volksanwaltschaft
20. Landesvolksanwalt Vorarlberg
21. Azerbaijan Commissioner for Human Rights
(Ombudsman)
22.
Belgium
The Federal Ombudsman
23. Flemish Ombudsman Service
24. Méditeur de la Wallonie et de la Fédération
Wallonie-Bruxelles
25. Ombudsvrouw stad Antwerpen
26. Ombudswoman City of Ghent
27. Ombudsfrau der Deutschsprachigen
Gemeinschaft Belgens
28. Pensions Ombudsman
29. Bulgaria Ombudsman of the Republic
30. Public Mediator of Sofia Municipality
31. Croatia Croatian People’s Ombudswoman
32. Cyprus Commissioner for Administration and the
Protection of Human Rights
33. Czech Republic Public Defender of Rights
34. Debmark Danish Parliamentary Ombudsman
35. Estonia Chancellor of Justice
36. European Union European Ombudsman
37. Faroe Islands Faroese Parliamentary Ombudsman
38.
Finland
Parliamentary Ombudsman
39. Chancellor of Justice
40. France Le Défenseur des droits
41. Georgia Public Defende (Ombudsman)
42.
Germany
Petitions Committee of the German
Bundestag
43. Ombudsman for the State of Schleswig-
Holstein
44. Gibraltar Public Services Ombudsman
45.
Greece
Greek Ombudsman
46. City of Athens Ombudsman
47. Greenland Inatsisartut Ombudsmandiat/
Ombudsmanden for Inatsiartut
48. Hungary Commissioner for Fundamental Rights
49. Iceland The Althing Ombudsman
50.
Ireland
Ombudsman
51. Ombudsman for Children
52. Ombudsman for the Defence Forces
53.
Israel
State Comptroller & Ombudsman
54. Ombudsman of the Israeli judiciary
55. Ombudswoman of the Conference on Jewish
Material Claims against Germany
56.
Italy
Ombudsman of the Autonomous Province
Bolzano (South Tyrol)
57. Difensore regionale della Lombardia
58. Difensore Civico della Toscana
59. Difensore Civico e Garante dei Minori della
Provincia Autonoma di Trento
60. Difensore Civico della Regione autonoma
Valle d’Aosta
61. Kosovo Ombudsperson Institution
62. Latvia Ombudsman’s Office of the Republic of
Latvia
63. Lithuania Seimas (Parliamentary) Ombudsmen’s
Office
64. Luxembourg Ombudsman
65. Macedonia Ombudsman
66. Malta Parliamentary Ombudsman
67. Moldova Theo People’s Advocate (Ombudsman)
68.
Netherlands
National Ombudsman
69. Municipal Ombudsman Amsterdam
70. Municipal and Children’s Ombudsman of
Rotterdam
71. Norway Norwegian Parliamentary Ombudsman
72. Poland Commissioner for Human Rights
73. Portugal Provedor de Justica
74. Principat d’Andorra Raonador del Ciutadà
75. Romania People’s Advocate
76.
Serbia
Protector of Citizens of the Republic of
Serbia
77. Provincial Protector of the citizens -
Ombudsman of the Autonomous Province of
Vojvodina
78. Slovak Republic Public Defender of Rights
79. Slovenia Human Rights Ombudsman
80.
Spain
Defensor del Pueblo
81. Defensor del Oueblo Andaluz
82. Arateko - Ombudsman for the Basque
Country
83. Procurador del Común de Castilla y León
84. Síndic de Creuges de Catalunya
85. Valedor do Pobo de Galicia
86. El Diputado de Común - Islas Canarias
87. Defensor del Pueblo de Navarra
88. Síndicde Greuges de la Comunitat
Valenciana
89. Síndicde de Greuges Barcelona
90. Defensor de la Ciutadania de Girona
91. Sweden Parliamentary Ombudsmen
92. Switzerland Municipal Ombudswoman of Zurich
93.
Turkey
Kamu DenetÇiliği Kurumu (Ombusman)
94. Ombusman of the Turkish Speaking
Community of Cyprus
95. UKraina Parliament Commissoner for Human Rights
96.
United Kingdom
Parliamentary and Health Service
Ombusman
97. Local Government and Social Care
Ombusman for England
98. Northern Ireland Public Services
Ombusman
99. Scottish Public Services Ombusman
100. Public Services Ombusman for Wales
101. Service Complaints Ombusman for the
Armed Forces
102. Uzbekistan Authorized Person of the Oliy Majlis of the
Republic of Uzbekistan for Hunman Rights
(Ombusman)
Caribbean & Latin America
103. Antigua Ombusman
104.
Argentia
Defensor del Pueblo de la Nación
105. Defensor del Pueblo de la Provincial del
Chaco
106. Defensoría del Pueblo de la Provincial de
Córdoba
107. Defensor del Pueblo de la Provincial de jujuy
108. Defensoría del Pueblo de la Provincial de
Santa Fe
109. Defensoría del Pueblo de la Ciudad
Autónoma de Buenos Aires
110. Defensoría del Pueblo de la Ciudad de
Neuquén
111. Defensoría del Pueblo de la Ciudad de
Posadas
112. Defensoría del Pueblo de la Ciudad de Río
Cuarto
113. Auditor General de Villa María
114. Procuración Penitenciaria de la Nación
115. Barbados Ombudsman
116. Bermuda Ombudsman
117. Cayman Islands Ombudsman
118. Curaçao Ombudsman
119. Guatemala Procuraduría de los Derechos Humanos
120. Haiti Office de la Protection du Citoyen
121. Mexico Comisión Nacional de los Derechos Humanos
122. Panama Defensoría del Pueblo
123. Peru Defensoría del Pueblo
124. Puerto Rico Ombudsman
125. Sint Maarten Ombudsman
126. Trinidad & Tobago Ombudsman
127. Turks & Caicos
Islands
Complaints Commissioner
128. Virgin Islands
(British)
Complaints Commissioner
Australia & Pacific
129.
Australia
Commonwealth Ombudsman
130. New South Wales Ombudsman
131. Ombudsman Northern Territory
132. Queensland Ombudsman
133. Ombudsman South Australia
134. Ombudsman Tasmania
135. Victorian Ombudsman
136. Ombudsman Western Australia
137. Inspector-Genneral of Taxation (IGT)
138. China - Hong Kong Ombudsman
139. Cook Islands National Ombudsman
140. New Zealand National Ombudsman
141. Papua New Guinea Ombudsman Commission
142. Samoa Ombudsman (Komesian o Sulufaiga)
143. Solomon
Islands
Ombudsman
144. Taiwan Control Yuan
145. Tonga Ombudsman
146. Vanuatu Ombudsman
Asia
147.
Bahrain
Inspector General Office - National Security
Agency
148. Ombudsman for the Ministry of Interior
149. China - Macao Commission against Corruption
150. India Lokayuk Organization (Ombudsman) of
Madhya Pradesh
151. Indonesia Ombudsman of the Indonesia
152. Iran General Inspection Organisation (GIO)
153.
Japan
Ministry of Internal Affairs &
Communications
154. National Federation of Administrative
Counselor’ Associations
155. Jordan Jordanian Intergrity and Anti-Corruption
Commmission
156.
Korea,
Republic of
Anti-Corruption & Civil Rights Commission
157. Ombudsman Commission of Gangwon
158. Civil Ombudsman of Siheung City
159. Small and Medium Business Ombudsman
160.
Pakistan
Wafaqi Mohtasib (Federal Ombudsman)
161. Azad jammu & Kashmir Mohtasib
(Ombudsman)
162. Provincial Ombudsman Balochistan
163. Provincial Ombudsman Khyber Pakhtunkhwa
164. Provincial Ombudsman Punjab
165. Probincial Ombudsman Sindh
166. Banking Mohtasib (Ombudsman) Pakistan
167. Federal Insuran Ombudsman
168. Federal Tax Ombudsman
169. Provincal Ombudsman Sindh for the
Protection against Harassment of Women at
the Workplace
170. Ombudsman Punjab for the Protection against
Harassment of Women at the Workplace
171. Sri Lanka Parliamentary Commissioner for
Administration (Ombudsman)
172. Thailan Ombudsman
173. Timor Leste Ombudsman for Human Rights and Justice
Africa
174. Benin Médiateur de la République
175. Botswana Botswana Ombudsman
176. Burkina Faso Médiateur du Faso
177. Burundi Ombudsman de la République
178. Djibouti Médiateur de la République
179. Ethiopia Institution of the Ombudsman
180. Gambia Office of the Ombudsman
181. Ghana Commission on Human Rights and
Administrative Justice
182. Guinea Médiateur de la République
183. Ivory Coast Médiateur de la République
184. Kenya Commission on Administrative justice
(Ombudsman)
185. Lesotho Ombudsman
186. Malawi Ombudsman
187. Mali Médiateur de la République
188.
Mauritius
Ombudsman
189. Ombudsperson for Children
190. Morocco Médiateur du Royaume du Maroc
191. Namibia Ombudsman
192. Niger Médiateur de la République
193. Nigeria Public Complaints Commission
194. Senegal Médiateur de la République
195. Sierra Leone Office of the Ombudsman
196.
South Africa
Public Protector
197. Wester Cape Police Ombudsman
198. Ombudsman of the City of Cape Town
199.
Sudan
Public Grievances Chamber (Ombudsman)
200. Federal Chamber of Justice for Public Service
Worker
201. Tanzania Commission for Human Rights and Good
Governance
202. Tunisia Médiateur Administratif
203. Uganda Inspector General of Government
204. Zambia Public Protector
205. Zimbabwe Zimbabwe Human Rights Commission
(ZHRC)