Luận án Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ HBV-RNA và mối liên quan với HBEAG, HBV-DNA ở bệnh nhân viêm gan virus b mạn tính điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarate

Tuy nhiên, điểm khác biệt so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tác giả Luo H. (2019) đã thực hiện các phân tích đa biến với các biến số đầu vào gồm tuổi, giới tính, chỉ số BMI cơ thể, nồng độ ALT, HBV-DNA, HBsAg, tình trạng đáp ứng virus và chuyển đảo HBeAg liệu có ảnh hưởng đối với nồng độ HBV-RNA huyết tương. Kết quả thu được mô hình tối ưu trước điều trị là HBV RNA có liên quan với chuyển đảo HBeAg huyết thanh. Như vậy kết quả nghiên cứu của tác giả Luo H. khá tương đồng với chúng tôi, khi đã chứng minh nồng độ HBV-RNA huyết tương trước điều trị có giá trị dự báo đối với tình trạng chuyển đảo HBeAg huyết thanh sau 12 tháng điều trị ở mức khá tốt (AUC = 0,78; 95% CI: 0,57 – 0,91; p < 0,05), với điểm cắt tối ưu là 5,34 log10copies/mL, độ nhạy đạt 85,71%, độ đặc hiệu đạt 74,07%. So sánh với nồng độ HBV-DNA huyết tương không thể hiện giá trị dự báo đối với tình trạng chuyển đảo HBeAg huyết thanh sau 12 tháng điều trị (AUC = 0,54; p > 0,05). sự chuyển đảo HBeAg được nhận định là yếu tố tốt nhất có liên quan đến nồng độ HBV-RNA huyết tương trước điều trị. Từ đây, tác giả đã nhận định nồng độ HBV-RNA huyết tương trước điều trị là yếu tốt tiên lượng độc lập đối với tình trạng chuyển đảo HBeAg huyết thanh sau 12 tháng. Trong các khái niệm về đáp ứng điều trị khi sử dụng thuốc kháng virus NAs, đáp ứng huyết thanh bao gồm tình trạng thanh thải HBeAg và chuyển đảo HBeAg sau thời gian điều trị. Sự khác biệt giữa tình trạng thanh thải và chuyển đảo HBeAg là do sự xuất hiện của kháng thể anti-HBe trong máu của những bệnh nhân mà trước đó có kết quả xét nghiệm anti-HBe âm tính. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không cho thấy nồng độ HBV-RNA huyết tương trước điều trị là một yếu tố tiên lượng độc lập đối với sự chuyển đảo HBeAg huyết thanh, nhưng việc là một yếu tố tiên lượng độc lập đối với tình trạng thanh thải HBeAg sau 12 tháng điều trị cũng cho thấy nồng độ HBV-RNA huyết tương trước điều trị là ứng cử viên tiềm năng cho việc dự báo chuyển đảo HBeAg huyết thanh tiếp sau đó. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi có quy mô 77 bệnh nhân VGBMT tham gia nghiên cứu, sau 12 tháng theo dõi chỉ còn 50 bệnh nhân (64,94%), số bệnh nhân đạt tình trạng chuyển đảo huyết thanh HBeAg là 7 người trong số 27 bệnh nhân có HBeAg dương tính tại thời điểm trước điều trị. Như vậy tỷ lệ chuyển đảo HBeAg huyết thanh trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 25,93% sau 12 tháng điều trị TDF. Nghiên cứu của tác giả Luo H. và CS (2019) có 25/30 bệnh nhân HBeAg dương tính tại thời điểm trước điều trị. Sau 12 tháng dùng ETV, số người đạt tình trạng chuyển đảo HBeAg là 10/25 người (chiếm 40,00%). Đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu cho sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với Luo H. vì sự khác biệt về số lượng bệnh nhân chuyển đảo HBeAg sau 12 tháng có thể ảnh hưởng đến kết quả các phân tích thống kê. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đây, một nghiên cứu meta- analysis đã cho thấy tỷ lệ đạt chuyển đảo HBeAg sau 12 tháng điều trị từ 13,5% đến 28,1% [105]. Trong đó tỷ lệ chuyển đảo HBeAg sau 12 tháng thấp nhất là những nghiên cứu sử dụng Lamivudine đạt 13,5% (95%CI: 4,2%; 29,3%), trong khi tỷ lệ này ở nghiên cứu dùng Placebo đạt 10,7% (95%CI: 5,6%;17,7%). Đối với các nghiên cứu sử dụng TDF, tỷ lệ bệnh nhân đạt chuyển đảo HBeAg sau 1 năm điều trị đạt 26,7% (95% CI: 11,1%; 49,2%), cao nhất trong các nghiên cứu dùng đơn trị liệu. Các nghiên cứu sử dụng ETV đơn trị liệu, tỷ lệ bệnh nhân đạt chuyển đỏa HBeAg sau 1 năm điều trị khoảng 23,9% (95% CI: 15,7% - 33,9%). Như vậy, tỷ lệ chuyển đảo HBeAg huyết thanh ở nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với các tác giả khác trên thế giới. Vì Luo H. và CS (2019) không đề cập đến phương pháp chọn mẫu, nên việc kết luận tỷ lệ chuyển đảo HBeAg huyết thanh của tác giả cao hơn so với các nghiên cứu được đề cập là một kết luận không đủ dữ kiện để đạt được độ tin cậy. Tuy nhiên, điểm hạn chế chung gặp phải trong nghiên cứu của chúng tôi vào Luo H. là số lượng mẫu nghiên cứu còn chưa thực sự đủ lớn. Điều này có thể do những bênh nhân viêm gan virus B chủ yếu điều trị ngoại trú sau lần nhập viện đầu tiên nhằm xác chẩn và tương đối khó khăn trong việc đảm bảo sự chấp hành đầy đủ liệu trình điều trị và khám xét định kỳ. Tuy nhiên, đây cũng chính là vấn đề mà các nghiên cứu trong tương lai cần chủ động để khắc phục, nhằm đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao, có thể giúp đánh giá tốt hơn vai trò của dấu ấn HBV-RNA đối với việc dự báo đáp ứng huyết thanh HBeAg trong điều trị.

pdf170 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ HBV-RNA và mối liên quan với HBEAG, HBV-DNA ở bệnh nhân viêm gan virus b mạn tính điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarate, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A levels in patients with Chronic Hepatitis B treated with Tenofovir Disoproxil Fumarate, Journal of Military Pharmaco – Medicine, 49(5): 124-136. https://doi.org/10.56535/jmpm.v48i5.356 3. Ung N.D., Ching N.T., Tho H.H., et al. (2023). Selective detection of HBV pre-genomic RNA in chronic hepatitis B patients using a novel RT-PCR assay. Clinical and Experimental Medicine,: 1-9. https://doi.org/10.1007/s10238-023-01162-6 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Liaw Y.F., Chu C.M. (2009). Hepatitis B virus infection. The lancet. 373(9663): 582-592. 2. Sheena B.S., Hiebert L., Han H., et al. (2022). Global, regional, and national burden of hepatitis B, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet Gastroenterology & Hepatology. 7(9): 796-829. 3. Alberts C.J, Clifford G.M, Georges D., et al. (2022). Worldwide prevalence of hepatitis B virus and hepatitis C virus among patients with cirrhosis at country, region, and global levels: a systematic review. The Lancet Gastroenterology & Hepatology. 7(8): 724-735. 4. Xia Y., Guo H. (2020). Hepatitis B virus cccDNA: Formation, regulation and therapeutic potential. Antiviral research. 180: 104824. 5. Yang H.C., Kao J.H. (2014). Persistence of hepatitis B virus covalently closed circular DNA in hepatocytes: molecular mechanisms and clinical significance. Emerging microbes & infections. 3(1): 1-7. 6. Myint A., Tong M.J., Beaven S.W. (2020). Reactivation of hepatitis B virus: a review of clinical guidelines. Clinical liver disease. 15(4): 162. 7. Lai C.L., Wong D.K.H., Wong G.T., et al. (2020). Rebound of HBV DNA after cessation of nucleos/tide analogues in chronic hepatitis B patients with undetectable covalently closed circular DNA. JHEP Reports. 2(3): 100112. 8. Yuan C., Peng J., Xia R., et al. (2022). Reactivation of occult hepatitis b virus infection during long-term entecavir antiviral therapy. Frontiers in Microbiology. 13: 865124. 9. van Bömmel F., Bartens A., Mysickova A., et al. (2015). Serum hepatitis B virus RNA levels as an early predictor of hepatitis B envelope antigen 131 seroconversion during treatment with polymerase inhibitors. Hepatology. 61(1): 66-76. 10. Shin J.W., Jung S.W., Park B.R., et al. (2012). Prediction of response to entecavir therapy in patients with HBeAg‐positive chronic hepatitis B based on on‐treatment HBsAg, HBeAg and HBV DNA levels. Journal of viral hepatitis. 19(10): 724-731. 11. Lampertico P., Agarwal K., Berg T., et al. (2017). EASL 2017 Clinical Practice Guidelines on the management of hepatitis B virus infection. Journal of hepatology. 67(2): 370-398. 12. Viganò M., Puoti M., Lampertico P. (2016), "Nucleos (t) ide Analogue Based Therapy and Management of Patients", Hepatitis B Virus in Human Diseases, Springer, pp. 339-359. 13. Zhao L., Chen F., Quitt O., et al. (2021). Hepatitis B virus envelope proteins can serve as therapeutic targets embedded in the host cell plasma membrane. Cellular Microbiology. 23(12): e13399. 14. Pfefferkorn M., Schott T., Böhm S., et al. (2021). Composition of HBsAg is predictive of HBsAg loss during treatment in patients with HBeAg- positive chronic hepatitis B. Journal of Hepatology. 74(2): 283-292. 15. Qiu Y., Huang L., Yang W., et al. (2016). Hepatitis B surface antigen quantification at hepatitis B e antigen seroconversion predicts virological relapse after the cessation of entecavir treatment in hepatitis B e antigen- positive patients. International Journal of Infectious Diseases. 43: 43-48. 16. Adraneda C., Tan Y.C., Yeo E.J., et al. (2022). A critique and systematic review of the clinical utility of hepatitis B core-related antigen. Journal of Hepatology. 78(4): 731-741. 17. Jansen L., Kootstra N.A., van Dort K.A., et al. (2016). Hepatitis B virus pregenomic RNA is present in virions in plasma and is associated with a response to pegylated interferon alfa-2a and nucleos (t) ide analogues. 132 The Journal of infectious diseases. 213(2): 224-232. 18. Wang J., Shen T., Huang X., et al. (2016). Serum hepatitis B virus RNA is encapsidated pregenome RNA that may be associated with persistence of viral infection and rebound. Journal of hepatology. 65(4): 700-710. 19. Nguyễn Văn Diễn (2018). Bước đầu nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ HBV RNA với HBV DNA và hoạt độ ALT huyết thanh ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính va xơ gan do HBV. Luận văn bác sĩ nội trú, Học viện Quân y. 20. Nguyễn Đình Ứng, Nguyễn Hồng Thăng, Hồ Hữu Thọ và cs (2020). Biến động dấu ấn HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân Viêm gna vi rút B mạn tính điều trị bằng Tenofovir Disoproxil Fumarate. Tạp chí Y học Việt Nam. 492(7): 54-58. 21. Phạm Thị Ngọc Bích, Đào Văn Long (2014). Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở cán bộ viên chức tại Hà Nội. Y học Việt Nam. 1: 58 - 62. 22. Nguyễn Xuân Nguyệt Ninh (2017). Thực trạng và nhận thức về nhiễm virus Viêm gan B của các đối tượng đến xét nghiệm tại trung tâm Y tế huyện Cần Giuộc năm 2015. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 10: 138 - 143. 23. Nguyễn Quang Hưng, Đào Quang Minh (2019). Thực trạng nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng nguy cơ cao tại trung tâm Giáo dục và Lao động xã hội Hải Phòng năm 2013. Tạp ý Y học cộng đồng. 3: 145 - 149. 24. Ngũ Quốc Vĩ; Dương Hồng Bảo Châu (2018). Tình hình nhiễm virus Viêm gan B (HBV) và một số yếu tố liên quan ở sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ năm 2015-2016. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 15: 117 - 124. 25. Lê Thị Hồng Vân; Lê Thị Vân Trang; Ngô Tuấn Minh và cs (2022). Thực trạng nhiễm virus Viêm gan B ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ có HBsAg (+) tại Bệnh viện Quân y 103. Vietnam Medical Journal. 2: 88 - 92. 26. Chen C.J., Iloeje U.H., Yang H.I. (2007). Long-term outcomes in 133 hepatitis B: the REVEAL-HBV study. Clinics in liver disease. 11(4): 797-816. 27. Liu C., Wang L., Xie H., et al. (2018). The relationship between serum hepatitis B virus DNA level and liver histology in patients with chronic HBV infection. PloS one. 13(11): e0206060. 28. Chen C.J., Yang H.I., Su J., et al. (2006). Risk of hepatocellular carcinoma across a biological gradient of serum hepatitis B virus DNA level. Jama. 295(1): 65-73. 29. Kim G.A., Han S., Choi G.H., et al. (2020). Moderate levels of serum hepatitis B virus DNA are associated with the highest risk of hepatocellular carcinoma in chronic hepatitis B patients. Alimentary pharmacology & therapeutics. 51(11): 1169-1179. 30. Papatheodoridis G.V, Chan H.L., Hansen B.E., et al. (2015). Risk of hepatocellular carcinoma in chronic hepatitis B: assessment and modification with current antiviral therapy. Journal of hepatology. 62(4): 956-967. 31. Hosaka T., Suzuki F., Kobayashi M., et al. (2013). Long‐term entecavir treatment reduces hepatocellular carcinoma incidence in patients with hepatitis B virus infection. Hepatology. 58(1): 98-107. 32. Kumada T., Toyoda H., Tada T., et al. (2013). Effect of nucleos (t) ide analogue therapy on hepatocarcinogenesis in chronic hepatitis B patients: a propensity score analysis. Journal of hepatology. 58(3): 427-433. 33. Liaw Y.F. (2009). HBeAg seroconversion as an important end point in the treatment of chronic hepatitis B. Hepatology international. 3(3): 425-433. 34. Hsu Y.S., Chien R.N., Yeh C.T., et al. (2002). Long-term outcome after spontaneous HBeAg seroconversion in patients with chronic hepatitis B. Hepatology. 35(6): 1522-1527. 35. Hui C.K., Leung N., Shek T.WH, et al. (2007). Sustained disease 134 remission after spontaneous HBeAg seroconversion is associated with reduction in fibrosis progression in chronic hepatitis B Chinese patients. Hepatology. 46(3): 690-698. 36. Sarin S.K., Kumar M., Lau G.K., et al. (2016). Asian-Pacific clinical practice guidelines on the management of hepatitis B: a 2015 update. Hepatology international. 10: 1-98. 37. Yang H.I., Lu S.N., Liaw Y.F., et al. (2002). Hepatitis B e antigen and the risk of hepatocellular carcinoma. New England Journal of Medicine. 347(3): 168-174. 38. Lin S.M., Yu M.L., Lee C.M., et al. (2007). Interferon therapy in HBeAg positive chronic hepatitis reduces progression to cirrhosis and hepatocellular carcinoma. Journal of hepatology. 46(1): 45-52. 39. Bộ Y Tế (2019). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút B. 40. Fung J., Lai C.L., Seto W.K., et al. (2011). Nucleoside/nucleotide analogues in the treatment of chronic hepatitis B. Journal of antimicrobial chemotherapy. 66(12): 2715-2725. 41. Marino A., Cosentino F., Ceccarelli M., et al. (2021). Entecavir resistance in a patient with treatment‑naïve HBV: A case report. Molecular and Clinical Oncology. 14(6): 1-4. 42. Fu Y., Wu S., Hu Y., et al. (2020). Mutational characterization of HBV reverse transcriptase gene and the genotype-phenotype correlation of antiviral resistance among Chinese chronic hepatitis B patients. Emerging Microbes & Infections. 9(1): 2381-2393. 43. Pan Youlu, Xia Heye, He Yanwen, et al. (2023). The progress of molecules and strategies for the treatment of HBV infection. Frontiers in Cellular and Infection Microbiology. 13: 143. 44. Liang X., Gao Z., Xie Q., et al. (2019). Long-term efficacy and safety of tenofovir disoproxil fumarate in Chinese patients with chronic hepatitis 135 B: 5-year results. Hepatology International. 13: 260-269. 45. Liu T., Sun Q., Gu J., et al. (2022). Characterization of the tenofovir resistance-associated mutations in the hepatitis B virus isolates across genotypes A to D. Antiviral Research. 203: 105348. 46. Liver European Association For The Study Of The (2012). EASL clinical practice guidelines: management of chronic hepatitis B virus infection. Journal of hepatology. 57(1): 167-185. 47. Yu D., Heathcote J. (2011). Tenofovir in the treatment of chronic hepatitis B. Clinical Practice. 8(5): 527. 48. Chihava R., Apath D., Moyo M., et al. (2020). One-pot synthesized nickel- cobalt sulfide-decorated graphene quantum dot composite for simultaneous electrochemical determination of antiretroviral drugs: lamivudine and tenofovir disoproxil fumarate. Journal of Sensors. 2020: 1-13. 49. Liaw Y.F., Sheen I.S., Lee C.M., et al. (2011). Tenofovir disoproxil fumarate (TDF), emtricitabine/TDF, and entecavir in patients with decompensated chronic hepatitis B liver disease. Hepatology. 53(1): 62-72. 50. Fung S., Kwan P., Fabri M., et al. (2014). Randomized comparison of tenofovir disoproxil fumarate vs emtricitabine and tenofovir disoproxil fumarate in patients with lamivudine-resistant chronic hepatitis B. Gastroenterology. 146(4): 980-988. e1. 51. Marcellin P., Gane E., Buti M., et al. (2013). Regression of cirrhosis during treatment with tenofovir disoproxil fumarate for chronic hepatitis B: a 5-year open-label follow-up study. The Lancet. 381(9865): 468-475. 52. Gordon S.C., Krastev Z., Horban A., et al. (2013). Efficacy of tenofovir disoproxil fumarate at 240 weeks in patients with chronic hepatitis B with high baseline viral load. Hepatology. 58(2): 505-513. 53. Buti M., Tsai N., Petersen J., et al. (2015). Seven-year efficacy and safety of treatment with tenofovir disoproxil fumarate for chronic hepatitis B 136 virus infection. Digestive diseases and sciences. 60(5): 1457-1464. 54. Liu Y., Miller M.D., Kitrinos K.M. (2014). HBV clinical isolates expressing adefovir resistance mutations show similar tenofovir susceptibilities across genotypes B, C and D. Liver International. 34(7): 1025-1032. 55. Tsukuda S., Watashi K. (2020). Hepatitis B virus biology and life cycle. Antiviral research. 182: 104925. 56. Al-Sadeq Duaa W, Taleb Sara A, Zaied Roan E, et al. (2019). Hepatitis B virus molecular epidemiology, host-virus interaction, coinfection, and laboratory diagnosis in the MENA region: An update. Pathogens. 8(2): 63. 57. Belaiba Z., Ayouni K., Gdoura M., et al. (2022). Whole genome analysis of hepatitis B virus before and during long-term therapy in chronic infected patients: Molecular characterization, impact on treatment and liver disease progression. Frontiers in Microbiology. 13: 1020147. 58. Zhao F., Xie X., Tan X., et al. (2021). The functions of hepatitis B virus encoding proteins: viral persistence and liver pathogenesis. Frontiers in immunology. 12: 691766. 59. Ouyang Y., Fu X., Peng S., et al. (2019). Plasma miR-146a predicts serological conversion of hepatitis B e-antigen (HBeAg) in chronic hepatitis B patients treated with nucleotide analogs. Annals of Translational Medicine. 7(18). 60. Zlotnick A., Venkatakrishnan B., Tan Z., et al. (2015). Core protein: A pleiotropic keystone in the HBV lifecycle. Antiviral research. 121: 82-93. 61. Lamontagne R.J., Bagga S., Bouchard M.J. (2016). Hepatitis B virus molecular biology and pathogenesis. Hepatoma research. 2: 163. 62. Wang J., Yu Y., Li G., et al. (2018). Relationship between serum HBV- RNA levels and intrahepatic viral as well as histologic activity markers in entecavir-treated patients. Journal of hepatology. 68(1): 16-24. 63. Jiang B., Hildt E. (2020). Intracellular trafficking of HBV particles. 137 Cells. 9(9): 2023. 64. Wang J., Sheng Q., Ding Y., et al. (2018). HBV RNA virion-like particles produced under nucleos (t) ide analogues treatment are mainly replication-deficient. Journal of hepatology. 68(4): 847-849. 65. Köck J., Theilmann L., Galle P., et al. (1996). Hepatitis B virus nucleic acids associated with human peripheral blood mononuclear cells do not originate from replicating virus. Hepatology. 23(3): 405-413. 66. Shen S., Xie Z., Cai D., et al. (2020). Biogenesis and molecular characteristics of serum hepatitis B virus RNA. PLoS pathogens. 16(10): e1008945. 67. Gao M., Feng C., Ying R., et al. (2019). A novel one-step quantitative reverse transcription PCR assay for selective amplification of hepatitis B virus pregenomic RNA from a mixture of HBV DNA and RNA in serum. Archives of Virology. 164: 2683-2690. 68. Nazir S. (2023). Medical diagnostic value of digital PCR (dPCR): A systematic review. Biomedical Engineering Advances: 100092. 69. Prakash K. (2019). Hepatitis B virus RNA in serum and liver tissue- quantification using digital PCR. Doctor of Philosophy (Medicine). University of Gothenburg. Sahlgrenska Academy. 70. Limothai U., Chuaypen N., Poovorawan K., et al. (2020). Reverse transcriptase droplet digital PCR vs reverse transcriptase quantitative real‐time PCR for serum HBV RNA quantification. Journal of Medical Virology. 92(12): 3365-3372. 71. Prakash K., Larsson S.B., Rydell G.E., et al. (2020). Hepatitis B virus RNA profiles in liver biopsies by digital polymerase chain reaction. Hepatology Communications. 4(7): 973-982. 72. Hatakeyama T., Noguchi C., Hiraga N., et al. (2007). Serum HBV RNA is a predictor of early emergence of the YMDD mutant in patients treated 138 with lamivudine. Hepatology. 45(5): 1179-1186. 73. Tsuge M., Murakami E., Imamura M., et al. (2013). Serum HBV RNA and HBeAg are useful markers for the safe discontinuation of nucleotide analogue treatments in chronic hepatitis B patients. Journal of gastroenterology. 48(10): 1188-1204. 74. Lam A.M., Ren S., Espiritu C., et al. (2017). Hepatitis B virus capsid assembly modulators, but not nucleoside analogs, inhibit the production of extracellular pregenomic RNA and spliced RNA variants. Antimicrobial agents and chemotherapy. 61(8): e00680-17. 75. Hadchouel M., Pasquinelli C., Fournier J.G., et al. (1988). Detection of mononuclear cells expressing hepatitis B virus in peripheral blood from HBsAg positive and negative patients by in situ hybridisation. Journal of medical virology. 24(1): 27-32. 76. Mei S.D., Yatsuhashi H., del Carmen P.M., et al. (2000). Detection of HBV RNA in peripheral blood mononuclear cells in patients with and without HBsAg by reverse transcription polymerase chain reaction. Hepatology Research. 18(1): 19-28. 77. Zhang W., Hacker H.J., Mildenberger M., et al. (2004). Detection of HBV RNA in serum of patients. Hepatitis B and D Protocols: Volume 1: Detection, Genotypes, and Characterization: 29-40. 78. Rokuhara A., Matsumoto A., Tanaka E., et al. (2006). Hepatitis B virus RNA is measurable in serum and can be a new marker for monitoring lamivudine therapy. Journal of gastroenterology. 41: 785-790. 79. Prakash K., Rydell G.E., Larsson S.B., et al. (2018). High serum levels of pregenomic RNA reflect frequently failing reverse transcription in hepatitis B virus particles. Virology journal. 15: 1-8. 80. Laras A., Papatheodoridi M., Panopoulou E., et al. (2022). Serum hepatitis B virus RNA detectability, composition and clinical 139 significance in patients with ab initio hepatitis B e antigen negative chronic hepatitis B. Virology Journal. 19(1): 1-12. 81. Hacker H.J., Zhang W., Tokus M., et al. (2004). Patterns of circulating hepatitis B virus serum nucleic acids during lamivudine therapy. Ann N Y Acad Sci. 1022: 271-81. 82. Hilger C., Velhagen I., Zentgraf H., et al. (1991). Diversity of hepatitis B virus X gene-related transcripts in hepatocellular carcinoma: a novel polyadenylation site on viral DNA. Journal of virology. 65(8): 4284-4291. 83. Breitkreutz R., Zhang W., Lee M., et al. (2001). Hepatitis B virus nucleic acids circulating in the blood: distinct patterns in HBs carriers with hepatocellular carcinoma. Annals of the New York Academy of Sciences. 945(1): 195-206. 84. Huang Y.W., Chayama K., Tsuge M., et al. (2010). Differential effects of interferon and lamivudine on serum HBV RNA inhibition in patients with chronic hepatitis B. Antivir Ther. 15(2): 177-84. 85. Ji X., Xia M., Zhou B., et al. (2020). Serum hepatitis B virus RNA levels predict HBeAg seroconversion and virological response in chronic hepatitis B patients with high viral load treated with nucleos (t) ide analog. Infection and Drug Resistance: 1881-1888. 86. Pan J., Xu J., Luo H., et al. (2021). Factors and virological significance of hepatitis B virus pregenomic RNA status after 5 years of antiviral therapy. International Journal of Infectious Diseases. 105: 418-423. 87. Song D.S., Jang J.W., Yoo S.H., et al. (2021). Improving the prediction of relapse after nucleos (t) ide analogue discontinuation in patients with chronic hepatitis B. Clinical Infectious Diseases. 73(4): e892-e903. 88. van Bömmel F., Berg T. (2021). Risks and Benefits of Discontinuation of Nucleos (t) ide Analogue Treatment: A Treatment Concept for Patients With HBeAg‐Negative Chronic Hepatitis B. Hepatology 140 communications. 5(10): 1632-1648. 89. Kranidioti H., Manolakopoulos S., Khakoo S.I. (2015). Outcome after discontinuation of nucleot (s) ide analogues in chronic hepatitis B: relapse rate and associated factors. Annals of gastroenterology: quarterly publication of the Hellenic Society of Gastroenterology. 28(2): 173. 90. Yu X., Wang M., Yu D., et al. (2020). Comparison of serum hepatitis B virus RNA levels and quasispecies evolution patterns between entecavir and pegylated-interferon mono-treatment in chronic hepatitis B patients. Journal of Clinical Microbiology. 58(9): 10.1128/jcm. 00075-20. 91. Wang X., Wang Z., Chi X., et al. (2020). Efficacy of a combination of HBV RNA and HBeAg in predicting HBeAg seroconversion in patients treated with entecavir for 144 weeks. International Journal of Infectious Diseases. 99: 171-178. 92. Wu Y., Wen J., Tang G., et al. (2021). On-treatment HBV RNA dynamic predicts entecavir-induced HBeAg seroconversion in children with chronic hepatitis B. Journal of Infection. 83(5): 594-600. 93. Lythgoe K.A., Lumley S.F., Pellis L., et al. (2021). Estimating hepatitis B virus cccDNA persistence in chronic infection. Virus Evolution. 7(1): veaa063. 94. Wei L., Ploss A. (2021). Hepatitis B virus cccDNA is formed through distinct repair processes of each strand. Nature communications. 12(1): 1591. 95. Thompson A.J., Jackson K., Bonanzinga S., et al. (2023). Baseline serum HBV RNA is associated with the risk of hepatitis flare after stopping nucleoside analog therapy in HBeAg-negative participants. Hepatology Communications. 7(8): 1-10. 96. Nguyễn Hồng Thắng, Nguyễn Văn Diễn, Vũ Nguyễn Quỳnh Anh và cs. (2020). Khảo sát nồng độ HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính trước điều trị. Tạp chí Y học Việt Nam. 492(1&2): 46-50. 97. Nguyen Ung Dinh, Le Do Quyen, Vu Quynh Anh Nguyen, et al. (2023). 141 Selective detection of HBV pre-genomic RNA in chronic hepatitis B patients using a novel RT-PCR assay. Clinical and Experimental Medicine: 1-9. 98. Niklasch M., Zimmermann P., Nassal M. (2021). The hepatitis B virus nucleocapsid—dynamic compartment for infectious virus production and new antiviral target. Biomedicines. 9(11): 1577. 99. Luo H., Zhang X., Cao L.H., et al. (2019). Serum hepatitis B virus RNA is a predictor of HBeAg seroconversion and virological response with entecavir treatment in chronic hepatitis B patients. World journal of gastroenterology. 25(6): 719. 100. Wang M.L., Liao J., Ye F., et al. (2021). Distribution and factors associated with serum HBV pregenomic RNA levels in Chinese chronic hepatitis B patients. Journal of Medical Virology. 93(6): 3688-3696. 101. Liu S., Liu Z., Li W., et al. (2020). Factors associated with the biphasic kinetics of serum HBV RNA in patients with HBeAg‐positive chronic hepatitis B treated with nucleos (t) ide analogues. Alimentary Pharmacology & Therapeutics. 52(4): 692-700. 102. Wu I.C., Liu W.C., Chiu Y.C., et al. (2021). Clinical implications of serum hepatitis B virus pregenomic RNA kinetics in chronic hepatitis B patients receiving antiviral treatment and those achieving HBsAg loss. Microorganisms. 9(6): 1146. 103. Khan N.U., Zalan A., Petruzziello A., et al. (2018). Suppl-1, M4: Determining the Actual Prevalence of Hepatitis B in Khyber Pakhtunkhwa- Pakistan: A Meta-Analysis. The open virology journal. 12: 33. 104. Brown R., Goulder P., Matthews P.C. (2022). Sexual dimorphism in chronic hepatitis B virus (HBV) infection: evidence to inform elimination efforts. Wellcome Open Research. 7. 105. Dakin H., Fidler C., Harper C. (2010). Mixed treatment comparison 142 meta‐analysis evaluating the relative efficacy of nucleos (t) ides for treatment of nucleos (t) ide‐naive patients with chronic hepatitis B. Value in Health. 13(8): 934-945. 106. Jiang B., Dai Q., Liu Y., et al. (2022). Levels of HBV RNA in chronic HBV infected patients during first-line nucleos (t) ide analogues therapy. Infectious Agents and Cancer. 17(1): 1-9. 107. Mak L.Y., Cloherty G., Wong D.K., et al. (2021). HBV RNA profiles in patients with chronic hepatitis B under different disease phases and antiviral therapy. Hepatology. 73(6): 2167-2179. 108. Qian J., Zhang C., Liu H., et al. (2022). Serum HBV RNA as a predictor of virological response in treatmentnaive chronic HBeAg-positive HBV- infected patients with normal alanine aminotransferase. Chinese Medical Journal. 135(19): 2351-2353. 109. van Campenhout M.J., van Bömmel F., Pfefferkorn M., et al. (2018). Host and viral factors associated with serum hepatitis B virus RNA levels among patients in need for treatment. Hepatology. 68(3): 839-847. 110. Sali S., Darvishi M., GhasemiAdl M., et al. (2019). Comparing the efficacy and safety of treating chronic hepatitis B infection during pregnancy with lamivudine, telbivudine, and tenofovir: a meta-analysis. Journal of Clinical and Translational Hepatology. 7(3): 197. 111. Liu J., Wang J., Yan T., et al. (2019). Efficacy and safety of telbivudine and tenofovir disoproxil fumarate in preventing hepatitis B vertical transmission: A real‐life practice. Journal of viral hepatitis. 26(10): 1170-1177. 112. Wang X., Chi X., Wu R., et al. (2021). Serum HBV RNA correlated with intrahepatic cccDNA more strongly than other HBV markers during peg- interferon treatment. Virology Journal. 18(1): 1-10. 113. van Campenhout M.J., van Bömmel F., Pfefferkorn M., et al. (2020). Serum hepatitis B virus RNA predicts response to peginterferon 143 treatment in HBeAg‐positive chronic hepatitis B. Journal of viral hepatitis. 27(6): 610-619. 114. Liao H., Liu Y., Wang J., et al. (2021). The differences between the reverse transcriptional efficiency of HBV pregenomic RNA and transcriptional efficiency of HBV covalently closed circular DNA. Hepatology. 74(3): 1720-1721. 115. Liu Y., Jiang M., Xue J., et al. (2019). Serum HBV RNA quantification: useful for monitoring natural history of chronic hepatitis B infection. BMC gastroenterology. 19: 1-9. 116. Li W., Deng R., Liu S., et al. (2021). Can the Ratio of Serum HBV RNA to DNA Reflect the Reverse‐Transcription Efficiency of Viral pgRNA? Hepatology. 74(1): 532-533. 117. Elshayeb A., Abdrabu M., Asar S., et al. (2021). Assessment of hepatitis B virus pregenomic RNA in high and low viremic chronic hepatitis B patients. Clinical and Experimental Hepatology. 7(1): 85-92. 118. Terrault N.A., Lok A.S., McMahon B.J., et al. (2018). Update on prevention, diagnosis, and treatment of chronic hepatitis B: AASLD 2018 hepatitis B guidance. Hepatology. 67(4): 1560-1599. 119. Wang Y., Liao H., Deng Z., et al. (2022). Serum HBV RNA predicts HBeAg clearance and seroconversion in patients with chronic hepatitis B treated with nucleos (t) ide analogues. Journal of Viral Hepatitis. 29(6): 420-431. 120. Ma G., Lou B., Lv F., et al. (2020). HBcrAg and pg RNA and the therapeutic effect in HBeAg‐positive patients receiving anti‐viral therapy, baseline serum HBV‐RNA is a powerful predictor of response. Journal of Viral Hepatitis. 27(8): 837-846. 121. Komatsu H., Inui A., Fujisawa T. (2017). Pediatric hepatitis B treatment. Annals of translational medicine. 5(3). PHỤ LỤC SỐ 03 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 1. Một số thiết bị phục vụ nghiên cứu Hệ thống máy realtime PCR Rotor-Gene Q (Qiagen, CHLB Đức) Tủ thao tác An toàn sinh học cấp II (Nuaire, Mỹ) Máy ly tâm và máy lắc ủ nhiệt (Eppendorf, CHLB Đức ) Tủ âm lưu trữ mẫu (Sanyo, Nhật Bản) 2. Hình ảnh minh hoạt kết quả định lượng HBV-RNA ở một số bệnh nhân Hình ảnh chạy dải nồng độ chứng chuẩn Kết quả chạy chứng chuẩn dải nồng độ 105 – 100 copies/ml Mỗi mẫu chứng lặp lại 3 lần, E= 1,02; R2 = 0,99194 Kết quả định lượng nồng độ HBV-RNA của bệnh nhân mã số 01MTFS32: 5,21 log10 copies/mL Kết quả định lượng nồng độ HBV-RNA của bệnh nhân mã số 01ATJS92: 4,69 log10 copies/mL Kết quả định lượng nồng độ HBV-RNA của bệnh nhân mã số 01QTAA67: 3,62 log10 copies/mL Kết quả định lượng nồng độ HBV-RNA của bệnh nhân mã số 01FTQA29: Dưới ngưỡng phát hiện Kết quả định lượng nồng độ HBV-RNA của bệnh nhân mã số 01JTTS61: Dưới ngưỡng phát hiện PHỤ LỤC SỐ 04: QUY TRÌNH THAO TÁC KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG NỒNG ĐỘ HBV-RNA HUYẾT TƯƠNG Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Ứng Ngành: Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới (97.20.109) Đề tài: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ HBV-RNA và mối liên quan với HBeAg, HBV-DNA ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính điều trị bằng Tenofovir Disoproxil Fumarate 1. Công tác chuẩn bị: - Chuẩn bị hóa chất: các thành phần tạo master mix (Đệm PCR; mồi/ mẫu dò; Enzyme phiên mã ngược; DEPC); Dịch tách chiết RNA từ mẫu bệnh phẩm; Chứng dương HBV-RNA nồng độ 105 copies/ml. - Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: Tube PCR 0,2 ml vô trùng; Pipette tips 10 µl; Pipette 1 – 10 µl; Pipette 10 – 200 µl; Pipette 100 – 1000 µl; Tube eppendorf 0,5 ml; 1 ml vô trùng; Khay đá bào giữ lạnh. - Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc: Máy vortex; Máy ly tâm có chức năng spin down; máy Realtime PCR Rotor –Gene Q kèm Rotor 36 wells. 2. Pha trộn tạo hỗn hợp phản ứng (master mix): - Rã đông hóa chất , trộn đều nhẹ bằng máy vortex và spin nhanh. Không để các thành phần hóa chất ở nhiệt độ phòng quá 30 phút. - Chuyển toàn bộ tube đựng hóa chất cần chuẩn bị lên khay đá giữ lạnh. - Chuẩn bị các tube phản ứng và tube mix các thành phần phản ứng. - Điền tên mẫu/đối chứng lên nắp từng tube phản ứng tương ứng. - Mix trộn các thành phần phản ứng theo bảng thành phần - Chú ý: (số lượng phản ứng cần chuẩn bị) = (số mẫu cần phân tích) x 2 + 4. Vì, mỗi mẫu cần lặp lại hai lần và cần thêm chứng âm (1); chứng chuẩn (3) vào mỗi lượt chạy. - Trộn đều master mix bằng cách pipette lên xuống vài lần. Chia 28 µl master mix vào từng tube phản ứng. Giữ lạnh tất cả các tube phản ứng trên khay đá hoặc block giữ nhiệt. - Thêm 12 µl RNA các mẫu bệnh phẩm tương ứng lên nắp tube phản ứng. Thêm 12 µl DEPC lên nắp tube phản ứng chứng âm. Thêm 12 µl DNA chứng dương lên nắp tube phản ứng chứng dương. 3. Vận hành máy Realtime - Đặt tube vào máy Realtime PCR theo thứ tự: chứng chuẩn, chứng âm và các mẫu cần phân tích - Cài đặt chu trình nhiệt trên Rotor-Gene Q theo bảng điều kiện phản ứng - Chạy chương trình; lưu file chương trình chạy vào folder theo quy định của phòng thí nghiệm 4. Phân tích kết quả: - Chọn tất cả các mẫu cần phân tích và chứng chuẩn, chứng âm tương ứng. - Phần mềm sẽ tự động tính toán nồng độ các mẫu cần phân tích theo nồng độ của các chứng chuẩn (đơn vị copies/ml). - Export dữ liệu ra dạng file office để lưu trữ theo quy định. 5. Một số điểm lưu ý: - Tất cả các hóa chất cần được bảo quản ở -20°C. Dịch tách RNA được bảo quản ở nhiệt độ -80°C. - Để tránh nhiễm và đảm bảo chất lượng xét nghiệm, các bước thực hiện trong tủ an toàn sinh học tại các khu vực riêng biệt đối với bước chuẩn bị master mix (phòng sạch 1) và tra mẫu (phòng sạch 2).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_su_bien_doi_nong_do_hbv_rna_va_moi_lien_q.pdf
  • pdf2. TTLA-Vi_NCS Nguyen Dinh Ung A5.pdf
  • pdf2_TTLA-en_NCS Nguyen Dinh Ung A5.pdf
  • pdf3. Trang thông tin luận án_NCS Nguyen Dinh Ung A5.pdf
Luận văn liên quan