Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12-15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ

Nghiên cứu dọc được thực hiện bằng cách đo đạc trên 420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ em Việt Nam (50 nam, 55 nữ) ở bốn độ tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1. Mẫu tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts: - Hình thái sọ mặt ở nam và nữ.  Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi diễn ra mạnh. Nam và nữ có cùng hướng tăng trưởng, nhưng k hác nhau về mức độ tăng trưởng.  Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ theo từng thời điểm (p < 0,05): chiều dài nền sọ sau, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới, độ nhô của môi dưới. - Tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts.  Các số đo chiều dài nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam tăng từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa (p < 0,05); chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 2,13mm, ở nam chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 3,19mm, ở nữ chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 1,17mm.  Các số đo chiều dài nền sọ sau đều tăng tịnh tiến ở nam, nữ và chung hai giới, từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa thống kê.  Khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm ở trẻ 12 – 15 tuổi tăng có có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).  Hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa thống kê ( p > 0, 05).  Ở trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, không có sự khác biệt số đo liên quan chiều cao mặt dưới theo tuổi (p > 0, 05). 134  Xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương hàm dưới tương đối ổn định góc Ba–N–A không đổi. + Độ lồi mặt thay đổi trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Mức độ thay đổi góc cành lên do tăng trưởng diễn ra ở giai đoạn từ 12 đến 15 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Các răng cửa ngày càng nhô ra trước, giai đoạn 12 – 15 tuổi độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê (p > 0, 05). + Giai đoạn 12 – 15 tuổi, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E giảm cả hai giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 2. So sánh và đánh giá mối tương quan giữa giá trị tiên đoán và thực tế theo theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM . - Phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm VCeph 6.0 TM về tốc độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể giữa các phép đo tiên đoán và thực tế trong các đặc điểm xương và cấu trúc răng.  Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã cho thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813). T ương quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7, chiều dài cành ngang xương hàm dưới (r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài nền sọ sau (r = 0,620), góc mặt (r = 0,601), khoảng cách từ Porion đến PtV (r = 0,543), độ cắn phủ (r = 0,508). Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5: Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324).  Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 135 0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827), góc cung hàm dưới (r = 0,701), nhô môi trên/đường E (r = 0,711). Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), vị trí răng 6 hàm trên so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565). tiên đoán kém trong chiều dài môi trên (r = 0,206). - Tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu:  Đa số các đặc điểm có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc điểm thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng.  Chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi) .  Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/Ptv = 0,68 (14 tuổi).  Độ nhô răng cửa hàm dưới – góc răng cửa (r = – 0,76) (13 tuổi).  Góc trục mặt – chiều cao mặt toàn bộ r = – 0,71 (15 tuổi).

pdf169 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12-15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ dày môi là những yếu tố quan trọng của khuôn mặt. Vị trí môi bị ảnh hưởng bởi vị trí và độ nghiêng của hàm trên và răng cửa hàm dưới và do đó được đáp ứng với điều trị chỉnh hình răng. Đáng chú ý là nam giới có mức tăng trung bình lớn hơn trong chiều dài môi trên và độ dày môi thấp hơn so với nữ. Khác với nghiên cứu Bergman R. T. và cs (1999) [18] khi nghiên cứu về môi cho rằng chiều dài môi trên được đo trong một vị trí thoải mái môi. Độ dài trung bình từ Subnasale đến môi trên là 20,1 ± 1,9mm cho trẻ em gái và 23,9 ± 1,5mm cho trẻ em trai. Một môi trên ngắn có thể lúc nào cũng có cảm giác cười. Môi dài làm cho khó khăn để xem răng cửa hàm trên. Chiều dài môi quá dài thường được kết hợp với mô lỏng lẻo. Ở nam, môi trên độ tăng bình quân 3,8mm từ 8 tuổi đến 18 tuổi với sự thay đổi lớn đang diễn ra trong độ tuổi từ 10 đến 16 năm, ở nữ môi phát triển 2,04mm trong độ tuổi từ 8 đến 18 tuổi, tăng tổng thể của 12,11% với sự thay đổi lớn đang diễn ra trong độ tuổi từ 10 đến 14 năm tuổi. Trong một thời gian điều trị chỉnh hình răng mặt điển hình trong một bệnh nhân, chỉ có chiều dài môi kéo dài tối thiểu của môi trên khoảng 1mm. Việc đánh giá độ nhô môi, chiều dài môi và khoảng cách từ vị trí tiếp xúc hai môi đều bị ảnh hưởng bởi tư thế môi lúc chụp phim. Bất kỳ sự cố gắng khép kín môi hay cường cơ môi hơn so với bình thường đều làm cho kết quả đánh giá thiếu chính xác. Chiều dài môi trên và vị trí tiếp xúc môi còn gợi ý mức độ lộ răng và nướu khi nói cười. Việc này có thể đánh giá trực tiếp trên lâm sàng, từ đó giúp đưa ra quyết định làm trồi hay lún răng khi lập kế hoạch điều trị. Tương tự, Hoffelder L. B (2007) [60], Subtelny J. D. và cs (1959) [111] cho rằng các mối quan hệ trước sau giữa các tư thế môi đã được nghiên cứu 123 riêng để đánh giá thay đổi mối quan hệ vị trí của môi và xương ổ răng. Theo quan điểm thực tế là xương ổ răng, cũng như môi, tăng chiều dọc cùng với tốc độ tăng trưởng. Điều này cho phép sự thừa nhận rằng sau khi 9 tuổi tăng trưởng theo chiều dọc của môi trên có xu hướng để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trong khu vực hàm trên hoặc ngược lại. Ngược lại, Wisth P. J. và cs (2007) [123] cho rằng nhô ra của cằm thay đổi gần như giống hệt cho cả hai mô cứng và mềm, theo kinh điển sự thay đổi của độ dày mô mềm trên cằm là sự thay đổi Nasion. Điều này có nghĩa rằng những thay đổi mô mềm ở cằm là yếu tố chính trong lồi mặt. Các mặt lồi xương giảm ở cả hai giới, trong khi các mô lồi trên khuôn mặt, không bao gồm mũi, gần như không thay đổi. Mặt khác, Ferrario V. F. và cs (1997,1999) [49], [50] cho rằng sự khác biệt kích thước liên quan đến tuổi và tăng dần từ 1 – 18 tuổi. Nói cách khác, Bondevik O. và cs (1995) [29] cho rằng có giảm đáng kể độ dày của môi trên cả nam và nữ. Riêng ở nam có một sự gia tăng đáng kể trong độ dày của mô mềm trên hàm dưới. Halazonetis D. J. và cs (2007) [58] cho rằng mũi và cằm lồi tăng theo tuổi, tương tự cho cả hai giới. Khác với nghiên cứu của chúng tôi, Bishara và cs (1985) [24] nghiên cứu một mẫu theo chiều dọc từ độ tuổi từ 5 đến 45 tuổi. Các cấu trúc mô mềm thay đổi theo tuổi, nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại bất kỳ điểm thời gian (5, 10, 15, 25, 45 tuổi). Tuy nhiên, khoảng cách của môi trên với đường thẩm mỹ là khác nhau đáng kể ở 15 tuổi (p = 0,014 ). Như vậy, môi dưới có vẻ là một khu vực của thay đổi cao có thể là do các yếu tố tư thế và cũng vì môi dưới bị ảnh hưởng bởi không chỉ là vị trí răng cửa hàm dưới mà còn là răng cửa hàm trên, đặc biệt là ở những bệnh nhân hô lớn và độ cắn chìa. Môi dưới cũng được cho rằng khó khăn nhất để tiên đoán. 4.3. Bàn luận về giá trị tiên đoán và thực tế Đánh giá tăng trưởng sọ mặt là yếu tố tiềm năng cho thành công hay thất bại của chỉnh hình răng mặt. Khả năng tiên đoán tăng trưởng sẽ cải thiện thực 124 sự cho việc thiết lập kế hoạch điều trị đặc biệt là giai đoạn đầu điều trị. Chúng ta không thể biết vị trí của từng răng nếu chúng ta không biết vị trí của xương nền trong suốt quá trình điều trị. tiên đoán tăng trưởng sớm thường dựa trên sự thay đổi của kích thước sọ mặt chẳng hạn như: góc xương hàm dưới, góc mặt phẳng khớp cắn, trục mặt Trong một nghiên cứu hơn 6 năm, Ricketts [104] báo cáo đánh giá tiên đoán mục tiêu điều trị (VTO), ông chứng minh sự tăng trưởng và thay đổi của hàm dưới đã được tiên đoán đúng 52 trong tổng số 55 bệnh nhân, một tỷ lệ chính xác 96%, cho tiên đoán sự phát triển của hàm dưới. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định xem tiên đoán tăng trưởng dọc theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM có thể tiên đoán số lượng và hướng của sự phát triển trong tương lai sọ mặt ở trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ giai đoạn phát triển từ 12 – 15 tuổi. Nếu quá trình này đánh giá tăng trưởng chính xác, nó có thể được sử dụng như một phần của việc tiên đoán đánh giá chẩn đoán của trẻ em, để lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng. 4.3.1. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nữ. Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nữ. Các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng dọc theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ: Độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813), chiều cao mặt dưới (r = 0,810), độ lồi mặt (r = 0,804), độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên (r = 0,793), độ nhô môi trên/đường E (r = 0,786), chiều cao mặt phía sau (r = 0,776), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,773). Tương quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7. Góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,658), chiều dài cành ngang xương hàm dưới 125 (r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài nền sọ sau (r = 0,620), góc mặt (r = 0,601), khoảng cách từ Porion đến PtV (r = 0,543), độ cắn phủ (r = 0,508). Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5. Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), góc cung hàm dưới (r = 0,497), góc cành lên (r = 0,390), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324) (Bảng 3.18). Mô mềm là một trong những khu vực quan trọng nhất của sự quan tâm trong việc đánh giá tiên đoán và lập kế hoạch điều trị. Trong nghiên cứu này, các vị trí tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,773), độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, chiều dài môi trên là thông số liên quan đến mô mềm đã được tiên đoán mức độ chính xác, tiên đoán tương quan kém ở nữ thể hiện chiều dài nền sọ trước (r = 0,223), độ nhô của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn (r= 0,197). Tương tự, Kocadereli I. (1999) Thổ Nhĩ Kỳ [73] cho rằng các thông số cho thấy mối tương quan giữa “dự đoán” và các phép đo “thực tế”. Các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng của Ricketts đã được tìm thấy mối tương quan là 0,90 cho mặt phẳng hàm dưới, 0,85 cho độ lồi và trục mặt, 0,84 cho mặt phẳng khẩu cái, 0,81 đối với chiều cao mặt dưới. Các hệ số tương quan đã tìm thấy giữa 0,50 và 0,69 cho các phép đo sau: độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, chiều dài xương hàm dưới, vị trí Porion/PtV, góc BNA, chiều cao hàm trên. Kết quả của nghiên cứu chúng tôi phù hợp với kết quả của Enacar (1991) (dẫn nguồn[73]) áp dụng phân tích Ricketts để tiên đoán tốc độ tăng trưởng tiên đoán trong thời gian bốn năm trên 32 thanh thiếu niên Thổ Nhĩ Kỳ không có điều trị chỉnh hình răng. Ông kết luận rằng có mối tương quan cao giữa các “dự đoán” và các phép đo “thực tế” về xương, răng và thông số hàm dưới đã được tiên đoán chính xác . 4.3.2. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nam 126 Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” nam, các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,857), độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E (r = 0,736), góc cung hàm dưới (r = 0,701), nhô môi trên/đường E (r = 0,711). Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), chiều dài nền sọ sau (r = 0,593), độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,598), vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565). Dự đoán kém trong chiều dài môi trên (r = 0,206) (Bảng 3.19). Tương tự kết quả Thames và cs (1985) [113] cho rằng các cấu hình mô mềm mô mũi và môi trên đã được tìm thấy lui nhiều hơn so với trường hợp thực tế trong mẫu nam Thổ Nhĩ Kỳ theo tiên đoán tăng trưởng. Halazonetis D. J. và cs (2007) [58] cho rằng môi dưới có vẻ là một khu vực thay đổi cao có thể là do các yếu tố tư thế và cũng vì môi dưới bị ảnh hưởng bởi không chỉ là vị trí răng cửa hàm dưới mà còn là răng cửa hàm trên, đặc biệt là ở những bệnh nhân hô lớn và độ cắn chìa. Môi dưới cũng được biết đến là khó khăn nhất để tiên đoán. Erbay E. F., Caniklioğlu C. M. (2002) [48] cho rằng có sự khác nhau giữa các phân tích khi đánh giá mô mềm. Kocadereli I. (1999) [73] đã thử nghiệm phương pháp tiên đoán trong thời gian 7 năm ở trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ và báo cáo tiên đoán chính xác đối với hầu hết các phép đo xương, nhưng ít chính xác liên quan đến mô mềm, nghiên cứu ở trẻ nam cho thấy mối tương quan ở một số các thông số hàm dưới và hàm trên được chứng minh đo góc: chiều cao mặt dưới, trục mặt, độ nhô hàm 127 trên chiều cao hàm trên, mặt phẳng khẩu cái, mặt phẳng hàm dưới, vị trí cành lên, góc cung hàm dưới được tiên đoán chính xác nhất của tất cả các phép đo. Những con số này cho thấy tiên đoán hướng phát triển theo phân tích Ricketts là chính xác trong tiên đoán một số khía cạnh của tăng trưởng. Trong nghiên cứu này, các vị trí môi trên là thông số chỉ liên quan đến mô mềm đã được tiên đoán kém trong nhóm nam, các đặc điểm xương và cấu trúc răng được tiên đoán khá chính xác. 4.3.3. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung hai giới Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung hai giới, các hệ số tương quan phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng chung cả hai giới thể hiện: Chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,834), độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên (r = 0,833), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,744), độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,719), góc trục mặt (r = 0,715), độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,7090), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,709). Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7: tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,643), độ cắn chìa (r = 0,629), góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,626), góc cung hàm dưới (r = 0,564), khoảng cách từ Po đến PtV (r = 0,578), góc mặt (r = 0,511). Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5. Chiều cao mặt phía sau (r = 0,493), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,426), chiều dài cành ngang xương hàm dưới (r = 0,389), góc cành lên (r = 0,377), chiều dài môi trên (r = 0,350). Tương quan kém thể hiện: Góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,282), độ nhô của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn (r = 0,275), chiều dài nền sọ trước (r = 0,197) (Bảng 3.17). Kết quả chúng tôi tương tự Schulhof và Bagha (1975) [108] khi tìm thấy 128 phương pháp tiên đoán máy tính RMDS của Ricketts được 73% chính xác trong việc tiên đoán sự tăng trưởng hàm dưới. Họ phát hiện ra chương trình máy tính RMDS thành công hơn trong việc tiên đoán sự tăng trưởng hàm trên với độ chính xác 74% và tăng trưởng hàm dưới với độ chính xác 78% . Kocadereli I. (1999) [73] sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung gộp nam, nữ. Trong nghiên cứu của ông, các hệ số tương quan phương pháp tiên đoán tăng trưởng của Ricketts đã được tìm thấy là lớn hơn 0,7 cho các phép đo: chiều cao mặt dưới, trục mặt, góc vòng cung hàm dưới, mặt phẳng hàm dưới. Hệ số tương quan là giữa 0,5 – 0,69 cho các đặc điểm: độ nhô hàm trên, môi dưới/đường E, chiều dài môi trên, độ sâu trên khuôn mặt, độ sâu hàm trên, góc mặt phẳng khẩu cái, chiều dài sọ sau, chiều cao cành lên trong trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ chung (nam và nữ ). Các hệ số tương quan đã được tìm thấy ít hơn r = 35% cho chiều cao hàm trên, lệch sọ, vị trí cành lên và vị trí khớp thái dương hàm Porion – PtV chung cả nam và nữ. Trong một nghiên cứu của Sagdi (dẫn nguồn [73]) tiên đoán tăng trưởng đã được sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm trong cả hai giới đều được tìm thấy là 61,53% chính xác. Điều tra tiên đoán tăng trưởng của Thames và cs (1985) [113] đã chứng minh có độ chính xác trung bình kém trong việc tiên đoán những thay đổi mô mềm. Do đó, biến các mô mềm được loại khỏi phân tích tiên đoán Ricketts do không chính xác, cũng như góc cung hàm dưới mô tả cấu trúc của hàm dưới không thích hợp cho việc đánh giá hiệu quả điều trị . Khác biệt với chúng tôi khi Parikakis K. A. và cs (2009) [89] cho rằng các kết quả phân tích phim sọ nghiêng cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các số đo của tiên đoán và thực sự tăng trưởng. Góc nhô mặt lớn hơn so với tiên đoán. Đối với các số đo xương ổ răng, U6/PtV trong nhóm thực tế lớn hơn so với tiên đoán và răng hàm dưới nhô hơn với cạnh răng cửa nhô ra dẫn đến cắn chìa nhỏ hơn tiên đoán. Giá trị của tiên đoán tăng trưởng 129 Ricketts chủ yếu cho các răng hàm dưới nên được chấp nhận một cách thận trọng. Sự khác biệt trung bình giữa nhóm thực tế và tiên đoán là < 1mm ngoại trừ sự phân kỳ trong độ nghiêng của răng hàm dưới. Như vậy, phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có giá trị trong trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ liên quan đến xương và xương ổ răng và có thể sử dụng phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM như một công cụ để tiên đoán tốc độ tăng trưởng trong thời gian điều trị của các cá nhân trong giai đoạn phát triển, nó có thể có những tác động thực sự đến quá trình điều trị chỉnh hình răng. Tóm lại, phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đánh giá độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể giữa các phép đo tiên đoán và thực tế trong: độ nhô răng cửa hàm trên, chiều cao mặt toàn bộ, độ nhô răng cửa hàm dưới, góc răng cửa, chiều cao mặt dưới, độ lồi mặt, độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên, độ nhô môi trên/ đường thẩm mỹ E, chiều cao mặt phía sau, tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, độ cắn chìa, độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới, góc trục mặt, vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm ở nữ. Góc răng cửa, độ nhô răng cửa hàm dưới, góc mặt phẳng hàm dưới, cao mặt toàn bộ, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, độ lồi mặt, độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên, góc mặt phẳng khớp cắn, góc trục mặt, độ cắn phủ, góc cung hàm dưới, nhô môi trên/đường thẩm mỹ E ở nam. 4.4. Phân tích tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu Kể từ nghiên cứu về các mối liên quan của các đặc điểm sọ mặt của Solow (dẫn nguồn [3]) được thực hiện, sự tương quan về hình thái và tăng trưởng được chú ý rộng rãi và hình thành một số phương pháp nghiên cứu sự phối hợp trong tăng trưởng cũng như tiên đoán sự tăng trưởng của các kích thước sọ – mặt – răng. 130 Qua kết quả về sự tương quan giữa các đặc điểm khảo sát trong nghiên cứu, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: đa số các đặc điểm có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc điểm thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng. Bên cạnh đó, cũng có một số mối tương quan đáng lưu ý trong giai đoạn tăng trưởng: Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/PtV = 0,68 (14 tuổi) (Bảng 3.22). Chiều dài nền sọ sau, số đo này bao hàm lồi cầu và tương quan khớp hoặc là vị trí lồi cầu đối với hõm khớp, khoảng cách từ Po/PtV đánh giá sự tăng trưởng của đầu lồi cầu và sự thay đổi của điểm mốc vào XHD. Khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ Po/PtV tăng và ngược lại nghĩa là khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ Po đến mặt phẳng PtV cũng tăng và ngược lại (mối tương quan thuận chiều). Ricketts lấy khoảng cách từ điểm sau nhất của lồi cầu đến mặt phẳng chân bướm làm chiều dài nền sọ sau, do sự đắp xương ở bờ sau cành lên, xương hàm dưới tăng trưởng ra sau và mang theo lồi cầu, làm tăng khoảng cách từ lồi cầu và mặt phẳng chân bướm, đồng thời kéo theo sự di chuyển ra sau của lỗ ống tai ngoài (Biểu đồ 1, phần Phụ lục 3). Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và chiều trước sau xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước: chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi) (Bảng 3.20). Chiều dài nền sọ trước có tương quan thuận khá chặt với chiều trước sau của xương hàm trên và xương hàm dưới. Điều này có nghĩa khi nền sọ trước tăng kích thước, xương hàm trên và xương hàm dưới cũng dài thêm. Mức độ tăng trưởng của nền sọ sẽ tăng trưởng tương đương mức độ tăng trưởng của khối mặt. Nền sọ trước tăng trưởng thêm 2,13 mm từ 12 đến 15 tuổi trong khi chiều dài tương đốì xương hàm dưới tăng thêm 2,73 mm từ 12 – 15 tuổi. Điều này hợp lý với sự tăng trưởng chung của khối sọ mặt. Trong độ tuổi này chiều dài nền sọ trước tăng kích thước chủ yếu nhờ vào sự hình thành xoang trán và sự đắp xương ở mặt ngoài xương trán, đẩy điểm Nasion về phía trước ra xa điểm Cc, cùng lúc đó có sự tiêu xương ở bờ trước đi kèm với sự đắp xương ở 131 bờ sau cành lên xương hàm dưới làm tăng chiều dài của cành ngang xương hàm dưới (Biểu đồ 2, phần Phụ lục 2). Có mối tương quan nghịch giữa góc trục mặt (Cc–Gn/Ba–N) và chiều cao mặt toàn bộ (Xi–Pm/Ba–N) với r = – 0,71 (15 tuổi) (Bảng 3.23): do hai góc này có chung cạnh tham chiếu là Ba–N nhưng hai cạnh còn lại hợp với nhau thành một góc nhọn vì vậy khi góc trục mặt tăng thì chiều cao mặt toàn bộ sẽ giảm nghĩa là khi cằm phát triển nhô về phía trước thì cá thể đó thuộc loại mặt ngắn hay trung bình, ngược lại góc trục mặt nhỏ gợi ý sự lùi về sau của cằm thì cá thể đó có thể thuộc loại mặt dài (Biểu đồ 3, phần Phụ lục 2). Giữa chiều cao mặt dưới và chiều cao mặt toàn bộ cũng có hệ số tương quan cao r = 0,76 (13 tuổi), chiều cao mặt dưới thể hiện tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới có chung đường thẳng tham chiếu với chiều cao mặt toàn bộ (Xi –Pm) nên giá trị này tăng thì giá trị kia cũng tăng và ngược lại (Biểu đồ 4, phần Phụ lục 2). Mối tương quan giữa vị trí răng cửa dưới và khoảng cách của môi dưới so với đường thẩm mỹ (r = 0,58) (12 tuổi) (Bảng 3.20) nghĩa là khi răng cửa dưới ở vị trí ra trước thì môi dưới nhô ra trước làm ảnh hưởng đến nét mặt nhìn nghiêng của đối tượng đó. Tương tự , Rains M. D. (1982) [96] cho rằng độ nhô của mô mềm vùng cằm có tương quan cao với độ nhô cằm mô cứng (r = 1). Do đó, khi có quyết định điều trị cần xét mối tương quan giữa các đặc điểm để đạt được sự hài hòa về cả mặt chức năng lẫn thẩm mỹ. Như vậy, khối mặt tăng trưởng cả theo chiều đứng và chiều trước sau cùng với sự tăng trưởng của nền sọ. Chính nhờ sự tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều đứng của khối mặt mà hướng tăng trưởng của khối mặt nhìn chung hình thể dạng mặt hầu như ít bị thay đổi trong quá trình tăng trưởng. Tóm lại, một khuôn mặt hài hòa chấp nhận được là kết quả của sự bù trừ lẫn nhau giữa các thành phần xương và xương, răng và răng cũng như giữa xương mặt và răng, các thành phần này luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển của chủ thể, cùng nhau tạo nên một hệ thống 132 nhai đặc trưng và nét thẩm mỹ riêng biệt của từng người. Ý nghĩa ứng dụng của công trình Với phương pháp phân tích và so sánh dọc trên một cỡ mẫu tương đối lớn và đồng đều giữa nam và nữ, một loạt các đặc điểm hình thái trên phim tia X đã được xác lập ở trẻ em Việt Nam ở độ tuổi dậy thì theo phân tích Ricketts. Nghiên cứu đã khai thác được thế mạnh của việc theo dõi dọc bằng cách kết hợp cả phương pháp đo đạc các thông số trên phim ở bốn độ tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi và đánh giá được khả năng tiên đoán của phân tích Ricketts. Nghiên cứu đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts bước đầu tạo nên hệ thống dữ liệu làm cơ sở cho việc tiên đoán tăng trưởng sau này. Ricketts đã xây dựng một phương pháp tiên đoán tăng trưởng cho phép phác thảo hình dạng và kích thước sọ mặt ở tương lai. Công trình đã nêu lên được những đặc điểm hình thái, các quy luật phát triển của hệ thống sọ mặt trong giai đoạn từ 12 – 15 tuổi. Đây là những số liệu cơ bản, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hướng tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng hầu như ít thay đổi trong giai đoạn 12 – 15 tuổi. Vì vậy, những điều trị tác động lên khối hàm mặt làm thay đổi hướng tăng trưởng sẽ có khuynh hướng không ổn định sau điều trị. 133 KẾT LUẬN Nghiên cứu dọc được thực hiện bằng cách đo đạc trên 420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ em Việt Nam (50 nam, 55 nữ) ở bốn độ tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1. Mẫu tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts: - Hình thái sọ mặt ở nam và nữ.  Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi diễn ra mạnh. Nam và nữ có cùng hướng tăng trưởng, nhưng khác nhau về mức độ tăng trưởng.  Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ theo từng thời điểm (p < 0,05): chiều dài nền sọ sau, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới, độ nhô của môi dưới. - Tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts.  Các số đo chiều dài nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam tăng từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa (p < 0,05); chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 2,13mm, ở nam chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 3,19mm, ở nữ chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 1,17mm.  Các số đo chiều dài nền sọ sau đều tăng tịnh tiến ở nam, nữ và chung hai giới, từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa thống kê.  Khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm ở trẻ 12 – 15 tuổi tăng có có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).  Hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).  Ở trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, không có sự khác biệt số đo liên quan chiều cao mặt dưới theo tuổi (p > 0,05). 134  Xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương hàm dưới tương đối ổn định góc Ba–N–A không đổi. + Độ lồi mặt thay đổi trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Mức độ thay đổi góc cành lên do tăng trưởng diễn ra ở giai đoạn từ 12 đến 15 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Các răng cửa ngày càng nhô ra trước, giai đoạn 12 – 15 tuổi độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Giai đoạn 12 – 15 tuổi, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E giảm cả hai giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 2. So sánh và đánh giá mối tương quan giữa giá trị tiên đoán và thực tế theo theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM . - Phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V- Ceph 6.0 TM về tốc độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể giữa các phép đo tiên đoán và thực tế trong các đặc điểm xương và cấu trúc răng.  Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã cho thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813). Tương quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7, chiều dài cành ngang xương hàm dưới (r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài nền sọ sau (r = 0,620), góc mặt (r = 0,601), khoảng cách từ Porion đến PtV (r = 0,543), độ cắn phủ (r = 0,508). Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5: Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324).  Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 135 0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827), góc cung hàm dưới (r = 0,701), nhô môi trên/đường E (r = 0,711). Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), vị trí răng 6 hàm trên so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565). tiên đoán kém trong chiều dài môi trên (r = 0,206). - Tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu:  Đa số các đặc điểm có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc điểm thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng.  Chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi).  Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/Ptv = 0,68 (14 tuổi).  Độ nhô răng cửa hàm dưới – góc răng cửa (r = – 0,76) (13 tuổi).  Góc trục mặt – chiều cao mặt toàn bộ r = – 0,71 (15 tuổi). 136 KIẾN NGHỊ Do giới hạn về thời gian, chúng tôi không thể tiếp tục theo dõi sự thay đổi và phát triển của cấu trúc sọ – mặt – răng sau tuổi dậy thì. Do đó, từ những vấn đề ghi nhận được sau quá trình nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất sau: 1. Cần tiếp tục theo dõi các cá thể sau tuổi dậy thì để đánh giá toàn diện hơn về sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng của người Việt nhằm làm phong phú hơn nguồn tài liệu tham khảo vốn dĩ còn rất hạn chế trong vấn đề này. 2. Quy mô của nghiên cứu cần mở rộng hơn về cỡ mẫu, địa dư để giúp hạn chế những nhược điểm đặc thù của mẫu nghiên cứu được chọn trên vùng miền. Từ đó, góp phần nâng cao tính phổ quát và suy rộng của đề tài. CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Lê Nguyên Lâm, Trần Thị Quỳnh Như (2014), “Phân tích Ricketts ở trẻ 15 tuổi tại Trường Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”, Y học thực hành – số 5 (917), tr.131–134. 2. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Bắc Hùng (2014), “Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích Ricketts” Y học thực hành – số 6 (923), tr.67–71. 3. Lê Nguyên Lâm, Tôn Mỹ Ngọc, Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (2014), “Khảo sát độ nhô môi và đặc điểm nền sọ trước ở trẻ 15 tuổi theo phân tích Ricketts, Holdaway tại Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”. Y học thực hành – số 7 (925), tr.120–124. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Đức Lánh, Hoàng Tử Hùng (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Thị Thu Loan, Mai Đình Hưng (2008), “Chỉ số sọ mặt chiều trước sau trên phim cephalometric ở nhóm người Việt Nam lứa tuổi 18 – 19”. Tạp chí nghiên cứu khoa học, 54(2), tr.78-81. 3. Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng (2000), Sự tăng trưởng phức hợp sọ mặt răng ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi (Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng), Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Trịnh Thị Thái Hà, Trương Mạnh Nguyên (2013), “Nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ mặt và khuôn mặt hài hòa trên ảnh chuẩn hóa kỹ thuật số ở một nhóm sinh viên tuổi 18 – 25”, Y học thực hành, 867(4), tr. 32-35. 5. Lê Võ Yến Nhi (2009), Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội Trú Bệnh Viện, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Tuyết Oanh (2011), Sự tăng trưởng của xương hàm dưới (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi), Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc, Trần Thị Phương Thảo (2013), “Nhận xét một số đặc điểm hình thái mô mềm khuôn mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên có khớp cắn Angle loại I”, Y học thực hành, 874(6), tr.147-150. 8. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), Thiết kế nghiên cứu và thống kê y học, Nhà xuất bản Y học. 9. Đống Khắc Thẩm (2004), Bài giảng chỉnh hình răng mặt – Kiến thức điều trị và dự phòng, Nhà xuất bản Y học, tr. 23 – 35. 10. Đống Khắc Thẩm (2010), Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở trẻ từ 3 – 13 tuổi về mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. TIẾNG ANH 11. Ajayi E. O.(2005 ), “Cephalometric norms of Nigerian children”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 128(5), pp. 653–656. 12. Al–Azemi R., Artun J. (2012), “Postero-anterior cephalometric norms for an adolescent Kuwaiti population”, Eur J Ortho, 34(3), pp. 312–317. 13. Alcalde R. E., Jinno T., Orsini M. G., Sasaki A.(2000), “Soft tissue cephalometric norms in Japanese adults”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 118(1), pp. 84–89. 14. Arat Z. M., Türkkahraman H., English J. D., Gallerano R. L., Boley J. C. (2010), “Longitudinal growth changes of the cranial base from puberty to adulthood”, Angle Orthod, 80(4), pp. 537–544. 15. Arboleda C., Buschang P. H., Camacho J. A., Botero P., Roldan S. (2011), “A mixed longitudinal anthropometric study of craniofacial growth of Colombian mestizos 6 –17 years of age”, Eur J Orthod, 33(4), pp. 441–449. 16. Athanasiou A. E. ( 1995), Orthodontic Cephalometry , Mosby-Wolfe, pp. 273-274. 17. Baccetti T., Franchi L., Mc Namara J. A. Jr. (2011), “Longitudinal growth changes in subjects with deepbite”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 140(2), pp. 202–209. 18. Bergman R. T. (1999 ), “Cephalometric soft tissue facial analysis”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 116(4), pp. 373–389. 19. Bingmer M., Ozkan V., Jo J. M., Lee K. J., Baik H. S. and Schneider G. (2010), “A new concept for the cephalometric evaluation of craniofacial patterns (multiharmony)”, European Journal of Orthodontics, 32, pp. 645–654. 20. Bishara S. E. (1981), “Longitudinal cephalometric standards from 5 years of age to adulthood”, Am J Orthod, 79(1), pp. 35–44. 21. Bishara S. E. (2000), “Facial and Dental Changes in Adolescents and Their Clinical Implications”, Angle Orth, 70(6), pp. 471–483. 22. Bishara S. E., Abdalla E. M., Hoppens B. J. (1990), “Cephalometric comparisons of dentofacial parameters between Egyptian and North American adolescents”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 97(5), pp. 413–421. 23. Bishara S. E., Fernandez A. G. (1985), “Cephalometric comparisons of the dentofacial relationships of two adolescent populations from Iowa and Northern Mexico”, Am J Orthod, 88(4), pp. 314–322. 24. Bishara S. E., Hession T. J., Peterson L. C. (1985), “Longitudinal soft–tissue profile changes: A study of three analyses”, Am J Orthod, 88(3), pp. 209–223. 25. Bishara S. E., Jakobsen J. R. (1985), “Longitudinal changes in three normal facial types”, Am J Orthod, 88(6), pp. 466–502. 26. Bishara S. E., Jakobsen J. R., Hession T. J., Treder J. E. (1998), “Soft tissue profile changes from 4 to 45 years of age”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,114(6), pp. 698–706. 27. Bjork A. (1969), “Prediction of mandibular growth rotation", Am J Orthodontics, 55(6), pp. 157–169. 28. Blanchette M. E., Nanda R. S., Currier G. F., Ghosh J., Nanda S. K. (1996), “A longitudinal cephalometic study of the soft tissue profile of short – and long – face syndromes from 7 to 17 years”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 109(2), pp. 116–131. 29. Bondevik O. (1995), “Growth changes in the cranial base and the face: a longitudinal cephalometric study of linear and angular changes in adult Norwegians”, Eur J Orthod, 17(6), pp. 525–532. 30. Burstone C. J. (1963), “Process of maturation and growth prediction”, Am J Orthodontics, 49(12), pp.123–137. 31. Buschang P. H., Ary S. P., Arto D. (1999), “Incremental growth charts for condylar growth between 6 and 16 years of age”, European Journal of Orthodontics, 21, pp. 167–173. 32. Buschang P. H., Gandini Junior L. G. (2002), “Mandibular Skeletal growth and modelling between 10 and 15 years of age”, Eur J Orthod, 24(1), pp. 69–79. 33. Buschang P. H., Santos–Pinto (1998), “Condylar growth and glenoid fossa displacement during childhood and adolescence”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,113(4), pp. 437–442. 34. Carlson D. S. (1981), Craniofacial biology, Center For Human Grow And Development The University Of Michigan Ann Arbor, Michigan, pp. 1–33. 35. Chang H. P., Kinoshita Z., Kawamoto T. (1993), “A study of the growth changes in facial configuration”, Eur J Orthod, 15(6), pp. 493–501. 36. Chung C. H., Mongiovi V. D. (2003), “Craniofacial growth in untreated skeletal Class I subjects with low, average, and high MP–SN angles: A longitudinal study”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,124(6), pp. 670–678. 37. Chung C. H., Wong W. W. (2002), “Craniofacial growth in untreated skeletal Class II subjects: A longitudinal study”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,122(6), pp. 619–626. 38. Chvatal B. A., Behrents R. G., Ceen R.F., Buschang P. H. (2005), “Development and testing of multilevel models for longitudinal craniofacial growth prediction”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 128(1), pp. 45–56. 39. Cook A. H., Sellke T. A., BeGole E. A. (1994), “The variability and reliability of two maxillary and mandibular superimposition techniques. Part II”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,106(5), pp. 463–471. 40. Cooke M. S., Wei S. H. (1988), “A summary five–factor cephalometric analysis based on natural head posture ang the true horizontal”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 93(3), pp. 213–223. 41. Csiki I., Jianu R. (2008), “Are the Ricketts Norms Adequate for Middle European Adolescents?”, Timisoara Medical Journal, pp. 1–2. 42. De Smit A., Dermaut L. (1984), “Soft– tissue profile preference”, Am J Orthod, 86(1), pp. 67–73. 43. Dixon A.D. (1997), Fundamentals of Craniofacial Growth, CRC Boca Raton New York, pp.189-201. 44. Downs W. B. (1971), “Analysic of the dento–facial profile”, Angle Orthod, 41, pp. 161–168. 45. Duthie J., Bharwani D., Tallents R. H., Bellohusen R., Fishman L. (2007), “A longitudinal study of normal asymmetric mandibular growth and its relationship to skeletal maturation”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,132(2), pp. 179–184. 46. El–Batouti A., Ogaard B., Bishara S. E. (1994), “Longitudinal cephalometric standards for Norwegians between 6 and 18 years of age”, Eur J Orthod, 16(6), pp. 501–509. 47. Enlow D. H. (1975), Handbook of Facial Growth, W. B. Saunders Company, pp.77–146. 48. Erbay E. F., Caniklioğlu C. M. (2002), “Soft tissue profile in Anatolian Turkish adults: Part II. Comparison of different soft tissue analyses in the evaluation of beauty”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 121, pp. 65–72. 49. Ferrario V. F., Sforza C., Miani A. J., Pizzini G. (1997), “A size– Standardized analysis of soft tissue facial profile during growth”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,112(1), pp. 28–33. 50. Ferrario V. F., Sforza C., Serrao G., Colombo A., Ciusa V. (1999), “Soft tissue facial growth and development as assessed by the three–dimensional computerized mesh diagram analysis”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,116(2), pp. 215–228. 51. Fields H. W., Proffit W. R., Nixon W. L., Phillips C., Stanek E. (1984), “Facial pattern differences in long–faced children and adults”, Am J Orthod, 85(3), pp. 217–223. 52. Formby W. A., Nanda R. S., Currier G. F. (1994), “Longitudinal changes in the adult facial profile”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 105(5), pp. 464–476. 53. Fortier E. (2000), “Soft tissue profile changes in female 12 – 20 years”, Master’s Thesis, The University of Western Ontario London. 54. Fudalej P., Kokich V. G., Leroux B. (2007), “Determining the cessation of vertical growth of the craniofacial structures to facilitate placement of single – tooth implants”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 131(4), pp. 59–67. 55. Fudalej P. (2007), “Mandibular Growth Rotation Effects on Postretention Stability of Mandibular Incisor Alignment”, Angle Orthodontist, 77(2), pp. 199–205. 56. Ghafari J., Engel F. E., Laster L. L. (1987), “Cephalometric superimposition on the cranial base: A review and a comparison of four methods”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 91(5), pp. 403–413. 57. Gu Y., Hagg U., Wu J., Yeung S. (2011), “Differences in dentofacial characteristics between southern versus northern Chinese adolescents”, Aust Orthod J, 27(2), pp. 155–161. 58. Halazonetis D. J. (2007), “Morphometric evaluation of soft–tissue profile shape”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,131, pp. 481–489. 59. Hamamci N., Arslan S. G., Sahin S. (2010) “Longitudinal profile changes in an Anotolian Turkish population”, Eur J Orthod, 32(2), pp. 199–206. 60. Hoffelder L. B., Martinelli F. L., Bolognese A. M. (2007), “Soft–tissue changes during facial growth in skeletal Class II individuals”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,131(4), pp. 490–495. 61. Hong S. O., Ryu D. M., Lee D. W., Jung J. H. (2013), “Arch coordination does not affect the stability in class III orthognathic surgery patients”. J Craniofac Surg, 24(6), pp. 581–588. 62. Ioi H., Nakata S., Nakasima A., Counts A. L. (2007), “Comparison of cephalometric norms between Japanese and Caucasian adults in antero– posterior and vertical dimension”, Eur J Orthod, 29(5), pp. 493–499. 63. Jacob H. B., Buschang P. H. (2011), “Vertical craniofacial growth changes in French – Canadians between 10 and 15 years of age”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,139(6), pp. 797–805. 64. Jacobson A. (1995), Radiographic cephalometry, Quintessence Publishing Co Inc., U.S., pp. 3–113. 65. Johnston L. E. (1975), “A simplified approach to prediction”, Am J Orthod, 6(3), pp. 253–257. 66. Karlsen A. T. (1995), “Craniofacial growth differences between low and high MP–SN angle males: a longitudinal study”, Angle Orthod, 65(5), pp. 341 – 350. 67. Karlsen A. T. (1999), “Morphology and growth in convex profile facial patterns: A longitudinal study”, Angle Orthod, 69(4), pp. 334–344. 68. Kerr J. S. (1979), “A Longitudinal Cephalometric Study of Dento–facial Growth from 5 to 15 Years”, Br J Orthod, 6(3), pp. 115–121. 69. Kim J., Nielsen I. L. (2002), “A Longitudinal Study of Condylar Growth and Mandibular Rotation in Untreated Subjects with Class II Malocclusion”, Angle Orthod, 72(2), pp. 105–111. 70. Kim M. J., Choi B. R., Huh K. H. (2009), “Comparison of measurements from digital cephalometric radiographs and 3D MDCT-synthetized cephalometric radiographs and the effect of head position’’, Korean Journal of Oral and Maxillofacial Radiology,39(3); pp. 133-147. 71. Kim Y. E., Nanda R. S., Sinha P. K. (2002), “Transition of molar relationships in different skeletal growth patterns”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 121(3), pp. 280–290. 72. Kim Y. K. (2009), “Evaluation of skeletal and surgical factors related to relapse of mandibular setback surgery using the bioabsorbable plate” Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 37, pp. 63–68. 73. Kocadereli I., Telli A. E. (1999), “Evaluation of Ricketts ‘ long– range growth prediction in Turkish children”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 115(5), pp. 515–520. 74. Lee R. S., Daniel F. J., Swartz M., Baumrind S., Korn E. L. (1987), “Assessment of a method for the prediction of mandibular rotation”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 91(5), pp. 395–402. 75. Lewis A. B., Roche A. F. (1988), “Late growth changes in the Craniofacial Skeleton”, Angle Orthod, 12, pp. 127–135. 76. Lin N. H., Ranjitkar S., Macdonald R., Hughes T., Taylor J. A., Townsend G. C. (2006), “New growth references for assessment of stature and skeletal maturation in Australians”, Aust Orthod J, 22(1), pp. 1–10.r 77. Lundstrom A., Woodside D. G. (1983), “Longitudinal changes in facial type in cases with vertical and horizontal mandibular growth directions”, European Journal of Orthodontics, 5, pp. 259–268. 78. Maj G., Luzi C. (1964), “Longitudinal study of mandibular growth between 9 and 13 years as a basis of an attempt of its prediction”, Angle Orthod, 34, pp. 220–230. 79. Marshall S. D., Low L. E., Holton N. E., Franciscus R. G., Frazier M., Qian F., Mann K., Schneider G., Scott J. E., Southard T. E. (2011), “Chin development as a result of differential jaw growth”,Am J Orthod Dentofacial Orthop,139(4), pp. 456–464. 80. Mauchamp O., Sassouni V. (1973), “Growth and prediction of the skeletal and soft– tissue profile”, Am J Orthod, 64(1), pp. 83–94. 81. Mc Namara J. A. (1984), “A method of cephalometric evaluation”, Am J Orthod, 86(6), pp. 449–469. 82. Mitchell D. L., Jordan J. F., Ricketts R. M. (1975), “Arcial growth with metallic implants in mandibular growth prediction”, Am J Orthod, 68(6), pp. 655–659. 83. Moate S. J., Darendeliler M. A. (2002), “Cephalometric norms for the Chinese: a compilation of existing data”, Aust Orthod J,18(1), pp. 19–26. 84. Nanda R. S. (2000), “The contributions of craniofacial growth to clinical orthodontics”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,117(5), pp. 553–555. 85. Nanda S. K. (1992), “Differenttial growth of the female face in the anteroposterior dimension”, Angle Orthod, 62(1), pp. 23–34. 86. Nguyen D. D., Turley P. K. (1998), “Changes in the Caucasian male facial profile as depicted in fashion magazines during the twentieth century”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,114(2), pp. 208–217. 87. Nielsen I. L. (1989), “Maxillaty superimposition: A comparison of three methods for cephalometric evaluation of growth and treatment changes”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 95(5), pp. 422–431. 88. Ochoa B. K., Nanda R. S. (2004), “Comparison of maxillary and mandibular growth”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 125(2 ), pp. 148–159. 89. Parikakis K. A., Moberg S., Hellsing E. (2009), “Evaluation of the variable anchorage straightwire technique using Ricketts growth prediction”, Eur J Orthod, 31(1), pp. 76–83. 90. Park C. S., Park J. K. (2012), “ Comparison of conventional lateral cephalograms with corresponding CBCT radiographs’’, Imaging Sci Dent, 42(4), pp.201–205. 91. Pedreira M. G., Almeida M. H., Ferrer K. J. N. (2010), “Evaluation of maxillary atresia associated with facial type”, Dental Press J Orthod, 15(3), pp. 71–77. 92. Pérez I. E., Chávez A. K., Ponce D. (2011), “Cephalometric norms from posteroanterior rickets cephalograms from hispanic americans peruvian non adult patients”, Acta Odontol. Latinoam, 24(3), pp. 265-271. 93. Platou C., Zachrisson B. U. (1983), “Incisor position in Scandinavian children with ideal occlusion”, Am J Orthod, 83(4), pp. 341–352. 94. Prahl–Andersen B., Ligthelm–Bakker A. S., Wattel E., Nanda R. (1995), “Adolescent growth changes in soft tissue profile”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,107, pp. 476–483. 95. Proffit W. R. (2007), “ Comtemporary orthodontic ”, Mosby Elsevier, 4th edition, pp. 27–72. 96. Rains M. D., Nanda R. (1982), “Soft–tissue changes associated with maxillary incisor retraction”, Am J Orthod,81(6), pp. 481–488. 97. Rakosi.T (1982). Atlas and Manual of Cephalometric Radiography, Mosby, pp 141-170. 98. Ranly D. M. (1988), “A Synoposis of Craniofacial Growth”, Appleton and Lange, pp.88–95. 99. Richardson M. E. (1997), “Late lower arch crowding in relation to soft issue maturation”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,112(2), pp. 159–164. 100. Ricketts R. M. (1960), “A foundation for cephalometric communication”, Am J Orthodontics, 46(5), pp. 330–357. 101. Ricketts R. M. (1960), “The influence of orthodontic treatment on facial growth and development”, Angle Orthod, 30(3), pp. 103–135. 102. Ricketts R. M. (1961), “Cephalometric analysis and synthesis”, Angle Orthod, 31, pp. 141–145. 103. Ricketts R. M. (1972), “A principle of Arcial Growth of the Mandible”, Angle Orthod, 42(4), pp. 368–385. 104. Ricketts R. M., Hilgers J. J., Schulhof R. J. (1979), “Bioprogessive Therapy”, Rocky Mountain, pp. 35–55. 105. Riolo M. L., Moyers R. E., Mc Namara J. A., Hunter W. S. (1974), “An Atlas of Craniofacial Growth: Cephalometric Standards from the University School Growth Study The University of Michigan”, Center For Human Grow And Development. pp. 348–351. 106. Rothstein T., Xuan Lan Phan (2001), “Dental and facial skeletal characteristics and growth of females and males with Class II Division 1 malocclusion between the ages of 10 and 14 (revisited). Part II. Anteroposterior and vertical circumpubertal growth”. Am J Orthod Dentofacial Orthop, 120, pp. 542–555. 107. Scheideman G. B., Bell W. H., Legan H. L., Finn R. A., Reisch J. S. (1980), “Cephalometric analysis of dentofacial normals”, Am J Orthod, 78(4), pp. 404–420. 108. Schulhof R. J., Bagha L. (1975), “A statistical evaluation of the Ricketts and Johnston growth– forecasting methods”, Am J Orthod, 67(3), pp. 258–276. 109. Shen G., Darendeliler M. A. (2006), “Cephalometric evaluation of condylar and mandibular growth modification: a review”, Orthod Craniofac Res, 9(1), pp. 2–9. 110. Subtelny J. D. (1970), “Cephalometric diagnosis, growth, and treatment: Something old, something new?”, American J Orthodont, 57(3), pp. 262–286. 111. Subtelny J. D., Rochester M. S. (1959), “A longitudinal study of soft tissue facial structures and their profile chakacteristics, defined in relation to underlying skeletal structures”, Am J Orthod, 45(7), pp. 481–507. 112. Suzuki A., and Yasuhide T. (1991), “Parental data used to predict growth of craniofacial form”, Am J Orthod Dentofac Orthop, 99, pp. 107–121. 113. Thames T. L., Sinclair P. M., Alexander R. G. (1985), “The accuracy of computerized growth prediction in Class II high–angle cases”, Am J Orthod, 87(5), pp. 398–405. 114. Thilander B., Persson M., Adolfsson U. (2005), “Roentgen–cephalometric standards for a Swedish population. A longitudinal study between the ages 5 and 31 years”, Eur J Orthod, 27(4), pp. 370–389. 115. Thomas R. G. (1979), “An evaluation of the soft–tissue facial profile in the North American black woman”, Am J Orthod, 76(1), pp. 84–94. 116. Thordarson A., Johannsdottir B., Magnusson T. E. (2006), “Craniofacial changes in Icelandic children between 6 and 16 years of age – a longitudinal study”, Eur J Orthod, 28(2), pp. 152–165. 117. Topouzelis N., Kavadia S., Sidiropoulou S.(2002),“Cephalometric study of the internal structures of the craniofacial complete in adult Greeks with normal occlusion and harmonious face”, Hellenic Orthodontic Rewiew, 5, pp. 33–48. 118. Valdés Z. R. P., Díaz L. F. R., Tamargo O. T. B. (2004), “Lateral cephalometric Ricketts in adolescents 12 to 14 years with normal occlusion, 2001–2003”, Revista Cubana de Estomatol, 41(2), pp.1-10. 119. Valente R. O., Oliveira M. G. (2003), “Normative values and sexual dimorphism in aesthetically pleasant profiles, through cephalometric computerized analysis (Ricketts and McNamara)”, Pesqui Odontol Bras, 17(1), pp. 29–34. 120. Van der Beek M. C. J., Hoeksma J. B., Prahl–Andersen B. (1991), “Vertical facial growth: a longitudinal study from 7 to 14 years of age”, Eur J Orthod,13(3), pp. 202–208. 121. Van der Linden F. P. G. M. (1986), “Facial Growth and Facial Orthopedics”, Quintessence Publishing Co Ltd, pp. 179–183. 122. West K. S., Mc Namara J. A. J. (1999), “Changes in the craniofacial complex from adolescence to midadulthood: A cephalometric study”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,115(5), pp. 521–532. 123. Wisth P. J. (2007), “Changes of the soft tissue profile during growth”, Eur J Orthod, 29(1), pp. 114–117. 124. Wolfe S. M., Araujo E., Behrents R. G., Buschang P. H. (2011), “Craniofacial growth of Class III subjects six to sixteen years of age”, Angle Orthod, 81(2), pp. 211–216. PHỤ LỤC 1 MÁY CHỤP PHIM TIA X, KHOA X QUANG, BỆNH VIỆN 121. PHỤ LỤC 2 BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU Biểu đồ 1. Tương quan giữa chiều dài nền sọ sau và khoảng cách từ Po đến mặt phẳng PtV Biểu đồ 2. Tương quan giữa chiều dài thân xương hàm dưới và chiều dài nền sọ trước Biểu đồ 3. Tương quan giữa góc trục mặt và cao mặt toàn bộ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 10 20 30 40 50 60 C A O M Ặ T D Ư Ớ I (đ ộ ) CAO MẶT TOÀN BỘ (độ) Biểu đồ 4. Tương quan giữa chiều cao mặt dưới và chiều cao mặt toàn bộ PHỤ LỤC 3 HÌNH ẢNH CHỤP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Trẻ lúc 12 tuổi Trẻ lúc 15 tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_1_6426.pdf
Luận văn liên quan