Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc
tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả như sau:
1. Xây dựng được danh lục cây thuốc gồm 431 loài thuộc 321 chi, 124 họ. Số
lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành
Ngọc lan với 111 họ, 303 chi, 407 loài. Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ cao, với
90 họ, 241 chi, 311 loài. So sánh với Danh lục cây thuốc cả tỉnh Thừa Thiên Huế do
Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015, NCS đã xác
nhận lại 219 loài có trong danh lục và bổ sung thêm 212 loài cho danh lục các loài
thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh.
2. Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc
là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var.
echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc
biệt loài Thu hải đường (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được
đặt theo tên khu bảo tồn.
3. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc được thống kê 10 nhóm gồm: Toàn
cây, lá, rễ, thân, quả, vỏ, củ, hoa, hạt và nhựa tinh dầu, trong đó chiếm tỷ lệ cao là
bộ phận lá, toàn cây và rễ được dùng nhiều, trong khi các bộ phận như hoa, nhựa,
tinh dầu được sử dụng ít.
4. Cây thuốc được phân chia thành 22 nhóm chữa bệnh trong đó nhóm cây
chữa bệnh tê thấp, đau nhức, xương khớp, đau xương có số lượng loài cao nhất.
5. Có hơn 46 loài thuộc diện cần bảo tồn, trong đó: 10 loài thực vật thuộc
Sách đỏ Việt Nam (2007) với 3 loài (EN) và 7 loài (VU). Theo Nghị định số
06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) có 24 loài cần được bảo vệ,10 loài thuộc
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) với 6 loài (EN) và 4 loài (VU). Theo IUCN
(2020) có 10 loài và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ (2021) có 29 loài
cần được bảo vệ
128 trang |
Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm sử dụng cây thuốc được bí truyền cho thầy lang sau, không chia sẻ ra
ngoài.
90
3.4. Các giải pháp quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững nguồn tài
nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn Sao La
3.4.1. Giải pháp quản lý, khai thác bền vững tài nguyên cây thuốc
3.4.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý sử dụng
đất của chính quyền địa phương.
Giao đất, giao rừng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, theo
hướng phân quyền quản lý, góp phần nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, đảm bảo
chức năng phòng hộ, đa dạng sinh học và tạo nguồn sinh kế cho người dân sống
bằng nghề rừng. Trong giai đoạn 2011-2015, đất rừng lâm nghiệp huyện A Lưới
được điều chỉnh tăng 4.979,9 ha so với hiện trạng đất lâm nghiệp năm 2008. Trong
đó, đất rừng đặc dụng giảm 100,1 ha, đất rừng phòng hộ tăng (+ 146,9 ha) và đất
rừng sản xuất tăng (+4.933,1 ha). Kết quả điều chỉnh đất lâm nghiệp của huyện A
Lưới đến năm 2020 tăng 623,1 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất
tăng, đất rừng đặc dụng không tăng [160].
Rừng giao cho cộng đồng không ngừng tăng trong những năm qua, giai đoạn
2009-2020, diện tích được giao 25000 ha[161]. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát,
chúng tôi thấy rừng giao bị khai thác và thay đổi hiện trạng khá lớn. Chính vì vậy,
cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện giao đất khoán rừng để thu hồi
những diện tích đất lâm nghiệp đã nhận nhưng không sử dụng để giao cho người
khác, đặc biệt là có sự đánh giá theo các thời kỳ, các hộ có mô hình phát triển tốt.
Để làm tăng giá trị của rừng sản xuất, căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm
dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2030 [161]. Các cấp chính quyền cần có nghiên cứu đánh giá để đưa ra mô
hình kết hợp trồng rừng và dược liệu phù hợp, vừa tăng giá trị lợi nhuận vừa đảm
bảo đa dạng sinh học nơi đây.
3.4.1.2. Tăng cường hoạt động giáo dục, tuyên truyền thay đổi nhận thức.
Khu Bảo tồn Sao La nằm trong hành lang đa dạng sinh học, có nhiều hoạt
động của dự án "Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Kông mở rộng
giai đoạn 2", nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á, trong giai đoạn
2011-2019. Trong các hợp phần của dự án có phục hồi hành lang đa dạng sinh học,
91
bảo vệ hệ sinh thái và quản lý bền vững nguồn tài nguyên,... Hệ thống biển báo,
bảng tuyên truyền được xây dựng trong khu vực.
Dự án CarBi giai đoạn I (2011-2017) đã mang lại nhiều kết quả trong việc hỗ
trợ sinh kế cho người dân, nhằm giảm động cơ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất
hợp pháp. Với thành công bước đầu. Dự án "Dự trữ carbon và Bảo tồn đa dạng
sinh học rừng" - CarBi giai đoạn 2 được khởi động. Quỹ phát triển nông thôn sẽ
được quản lý bởi chính người dân để thay đổi sinh kế hay gia tăng thu nhập từ hoạt
động nông lâm kết hợp hoặc sinh kế khác.
Trong những năm qua, các cấp chính quyền và các dự án đã có các chương
trình tập huấn, hội thảo để phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học, về hoạt động
chăn nuôi sản xuất, giúp ổn định sinh kế, người dân đã có cuộc sống ổn định hơn.
Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cộng đồng cũng nên được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch
truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông, tấm gương tiêu biểu, các cuộc thi
viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động bà con trong khu vực
tham gia ...
3.4.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực khoa học công nghệ phục vụ công tác điều tra, phát triển tài nguyên
cây thuốc còn thiếu ở địa phương. Ban quản lý KBT Sao La chủ yếu bảo vệ rừng và
quản lý rừng về hành chính. BQL đã phối hợp tạo một số hoạt động sinh kế cho
người dân. Tuy nhiên, tài nguyên cây thuốc nơi đây chưa được quan tâm đúng mức.
Các hình thức trồng, nhân giống, buôn bán thường có tính tự phát, hoặc theo đặt
hàng của một nhóm, tổ chức doanh nghiệp đơn lẻ.
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ y tế phụ trách ở địa
phương, các già làng, người cao tuổi có kinh nghiệm dùng cây thuốc, cán bộ kiểm
lâm địa bàn về nhận dạng, giá trị sử dụng, các bài thuốc đã được công bố, tình hình
sử dụng và khai thác ở địa phương. Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng,
thu hái, chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo dược liệu được thu hái sạch và đúng
cách.
Chính quyền và các tổ chức dự án nên tạo điều kiện cho cán bộ và người dân
được đi thăm quan, học hỏi các mô hình trồng dược liệu thâm canh, mang lại hiệu
92
quả cao ở một số tỉnh ở trong nước. Từ đó, thúc đẩy mong muốn và quyết tâm xây
dựng dược liệu của địa phương.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều trường Đại học, các Viện nghiên cứu chuyên
ngành, nên cần phát huy nguồn lực này để phát triển và tư vấn hướng phát triển cho
dược liệu tỉnh, cũng như các đánh giá, nghiên cứu liên quan về dược liệu. Xây dựng
quy trình, tài liệu hướng dẫn phù hợp điều kiện các vùng.
Trong việc đào tạo nhân lực, cần chú ý đến sự tham gia của các độ tuổi, các
dân tộc, để có sự kết nối và kế thừa. Cần có sự thông hiểu đối tượng tham gia, để có
hình thức truyền đạt và cách thức tiến hành phù hợp.
3.4.1.4. Thu hút nguồn vốn đầu tư
Có các chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp,
nhà khoa học, người dân nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm các giống cây thuốc. Thu
hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác
quốc tế, nhằm tranh thủ sự viện trợ về tài chính, trang thiết bị nghiên cứu khoa học
và sự giúp đỡ đào tạo, kinh nghiệm nghiên cứu Đặc biệt quan tâm tới quan hệ
bốn nhà: nhà khoa học, nhà quản lí, nhà nông, nhà doanh nghiệp để tổ chức mô hình
bảo tồn và phát triển.
Để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc vùng trồng dược liệu, chính quyền
từng địa phương cần có sự định hướng cho người dân lấy ngắn nuôi dài, tích lũy và
tái đầu tư sản xuất. Thành lập các tổ nhóm sản xuất giỏi, để hỗ trợ nhau cùng phát
triển.
Có chính sách kêu gọi các Chương trình, dự án, doanh nghiệp tư nhân có nhu
cầu phát triển dược liệu, để có tính định hướng tốt cho sản phẩm và vận dụng được
nguồn tiền đầu tư.
3.4.1.5. Giải pháp phát triển thị trường dược liệu
Kết nối sản xuất và sử dụng dược liệu với vấn đề sinh kế, phát triển được
chuỗi giá trị, nâng cấp sản phẩm và tiếp cận thị trường và quan hệ đối tác. Cụ thể là:
xây dựng mạng lưới giao thông, chợ, điểm văn hóa, mở thêm chợ phiên hàng hóa,
trung tâm giao lưu, xây dựng biểu tượng hàng hóa đặc trưng, hội chợ thảo dược
của tỉnh, các mặt hàng. Tích cực tham gia các phiên chợ quảng bá sản phẩm nông
lâm sản trong cả nước, trưng bày. Dự án đầu tư chợ Bốt Đỏ, A Lưới với tổng mức
93
đầu tư 9,3 tỷ đồng, đường giao thông, nhà làm việc và công viên, ... sớm được đưa
vào sử dụng, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện A Lưới.
Khu vực Nam Đông, A Lưới có phong cảnh đẹp, nhiều hệ thống sông suối có
thể phát triển hình thức du lịch sinh thái. Xu hướng phát triển du lịch sinh thái, mạo
hiểm có thể vừa đóng góp ngân sách cho địa phương, đồng thời là cơ hội cho sự
quảng bá sản phẩm cây thuốc đặc trưng của địa phương.
Việc xây dựng thương hiệu cây thuốc cần có sự đồng bộ và thống nhất của
các cấp chính quyền. Giáo dục và tuyên truyền để cho mỗi người dân hiểu rõ về sản
phẩm, có thể giới thiệu và truyền đạt đến người mua một cách chính xác và đầy đủ
nhất. Huế có nhiều danh lam thắng cảnh, là điểm đến của các khách du lịch trong
nước và thế giới, nên việc xây dựng các hình ảnh pano, áp phích quảng cáo ở các
khu vực công cộng hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả rất cao.
3.4.2. Bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc
3.4.2.1. Bảo tồn đa dạng tài nguyên cây thuốc
Theo nghiên cứu có 431 loài thực vật bậc cao có mạch làm thuốc tại khu vực,
tuy nhiên chỉ có hơn 60 loài hay được sử dụng thường xuyên, nên cần có nghiên
cứu đánh giá tìm hiểu, để có danh lục hoàn chỉnh. (bảng 3.10). Các loài thuốc được
ưu tiên bảo tồn được phân chia theo các cấp độ và giá trị sử dụng, giá trị nguồn gen
để dễ trong việc quản lý và bảo tồn loài cây thuốc:
- Nhóm cây dễ bị tổn thương: nhóm cây đang bị người dân khai thác cạn kiệt
và thu mua với khối lượng lớn như: Thiên niên kiện (H. occulta (Lour.) Schott), Kê
huyết đằng (Millettia reticulata Benth), Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus
Blume),
- Nhóm cây có khả năng cho năng suất, giá trị kinh tế và có thị trường ổn
định: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino), Bình vôi
(S. dielsiana Y.C. Wu), Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre), Chè dây
(Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch.) ,
- Nhóm cây thuốc quý hiếm có trong Danh lục đỏ Việt Nam, Thế giới và cây
thuốc quý của đồng bào. Vương tùng (Murraya glabra (Guillaum.) Guillaum.),
Thất diệp chi hoa (Paris chinensis Franch.), Giác đế đài to (Goniothalamus
macrocalyx Ban),
94
- Bảo tồn nguyên vị: Dựa trên dữ liệu các loài nguy cấp, quý hiếm đã được
trình bày ở bảng 3.9, có 46 loài cây thuốc thuộc diện cần được bảo tồn nguyên vị tại
KBT Sao La, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nhiều cây thuốc bị khai thác nguyên liệu
nhiều cũng cần được đánh giá và cảnh báo về khai thác và có kế hoạch trồng, tái
sinh trữ lượng.
Khu vực rừng tự nhiên ở tiểu khu 398 và 402 thuộc xã Thượng Quảng huyện
Nam Đông có địa hình khá phức tạp, núi đất xen lẫn núi đá vôi và tạo ra nhiều
thung lũng có diện tích rộng, có nhiều suối chảy qua, do được che chắn nên kín gió
và hạn chế được mưa bão, các khu vực này rất thuận lợi cho việc nhân trồng và
ươm giống các loài thuốc quý như: Phá lửa (T. subflabellata P.P. Ling & C.T.Ting),
Bình vôi nhựa đỏ (S. dielsiana Y.C. Wu), Lá khôi (A. gigantifolia Stapf), Lập địa
không quá cao từ khoảng 400 – 800 m, đỉnh cao nhất khu vực cao khoảng 1150 m.
Toàn bộ khu vực có độ ẩm tương đối cao và ổn định trong ngày, rất thích hợp cho
việc nhân giống tái sinh cây thuốc. Ở xã Thượng Long có tiểu khu 403 có địa hình
tương tự có thể triển khai dự án bảo tồn. Toàn bộ khu vực thuộc KBT Sao La ở
huyện Nam Đông được bao quanh một diện tích lớn rừng cộng đồng và phải qua
nhiều đồi núi, với đường đi hiểm trở. Chính vì vậy, đây là khu vực rất thuận lợi cho
công tác bảo tồn tại chỗ cây thuốc.
Khu vực xã A Roàng, huyện A Lưới có tuyến đường HCM nhánh tây đi qua
các tiểu khu: 250, 348, 351,352,353 trên một diện tích rộng và có các tuyến đường
tiểu ngạch vào các tiểu khu, thích hợp cho việc nhân giống tái sinh một số loại dược
liệu như: Lan kim tuyến (A. setaceus Blume), Hoàng đằng (F. recisa Pierre), Ngải
tiên (Hedychium coronarium Koenig), Cốt toái bố (Drynaria roosii Nakaike), Lá
thông (Psilotum nudum (L.) P. Beauv.), ... Với địa hình dốc với nhiều suối rất thuận
lợi cho việc xây dựng mô hình bảo tồn cây thuốc tại KBT. Một số khu vực đã được
gắn tên cây gỗ. Tuy nhiên, mô hình cây thuốc chưa được quan tâm đúng mức.
- Bảo tồn chuyển vị: Những cây thuốc được khai thác và thu hái nhiều cần
được nhân giống số lượng lớn phục vụ cho công tác trồng phục hồi và phục vụ sản
xuất. Hiện nay một số thầy lang và bà con trồng một số cây thuốc tại vườn nhà.
Mục đích trồng chủ yếu chữa bệnh cho gia đình và một số người bệnh trong thôn,
chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhiều loài cây thuốc còn trồng giấu ở
rừng hay rẫy xa khu dân cư. Cần có chương trình phát triển các vườn cây thuốc tại
95
địa phương, để bà con có thể tiếp cận cây thuốc dễ dàng hơn, thay đổi tư duy của
một số thầy lang khi chia sẻ thông tin với mọi người.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao cho Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành “Trung tâm Bảo tồn
Tài nguyên Thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ Động, Thực vật” (CCRR). Với giai
đoạn mở rộng và xây dựng các phân khu chức năng. Trong đó bao gồm Khu vực 4:
Vườn thực vật (dự kiến 35 ha) và Khu vực trồng, bảo tồn cây thuốc quý với diện
tích nhà kính dự kiến 2000 m2 (Hình 3.34)
Hình 3.34. Phân khu chức năng dự kiến của CCRR
Khu vực khoanh nuôi và được bảo vệ nghiêm ngặt, có các hệ thống chăm
sóc, nước tưới đầy đủ. Đây là khu vực đặc biệt có thể di thực và bảo tồn cây thuốc
cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cây thuốc ở miền Trung Việt Nam nói
chung.Trong thời gian xây dựng và giải phóng mặt bằng, chúng tôi đã tiến hành di
thực cây thuốc thiên niên kiện về trung tâm CCRR để trồng, bước đầu cây cho thấy
sự thích nghi và phát triển tốt.
96
Hình 3.35. Cây Thiên niên kiện (a. Thân củ làm giống; b. Cây sau 1 tháng trồng; c.
cây sau 2 tháng trồng; d. cây sau 4 tháng trồng)
- Để bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc cần bảo tồn đa dạng sinh học tại địa
phương: quản lý rừng tự nhiên, hạn chế việc đốt phá rừng để phát triển cây công
nghiệp, di cư tự do
- Có các bộ hướng dẫn về thời vụ thu hái các loài dược liệu cụ thể, giúp cho
cây có thể phát tán hạt, tránh thu hái theo kiểu tận diệt, mất khả năng hồi phục.
3.4.2.1. Bảo tồn tri thức bản địa
Nguồn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi,
Cơ Tu, Bru Vân Kiều,.... rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên đang đứng trước
nguy cơ ngày càng bị mai một do người già biết dùng cây thuốc dần mất đi, trong
khi người trẻ có nhiều lựa chọn mới trong sinh kế.
Huyện A Lưới đã đưa ra đề án: “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 -2020”. Dự án đã sưu tầm, trưng
bày những hiện vật, chất liệu truyền thống của các dân tộc, nghề đan lát, tuy
nhiên. Tri thức bản địa cây thuốc của các dân tộc chưa được đề cập và nghiên cứu.
a
b
c
d
97
Tại khu vực nghiên cứu, NCS nhận thấy mặc dù hệ thống các cơ sở y tế đã
phát triển khắp nơi trên địa bàn, mỗi xã đều có trạm xá riêng,... công tác phòng và
bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo. Tuy nhiên, vai trò của cây thuốc vẫn
được sử dụng song song. Nên có sự đánh giá ở từng xã để xây dựng vườn cây thuốc
tại trạm y tế xã, thông qua đó giáo dục cách khai thác và bảo tồn cây thuốc
Hình 3.36. Trạm xá xã Thượng Quảng và mô hình Vườn thuốc nam.
Trên địa bàn huyện A Lưới, mô hình cây thuốc nam đã nhân rộng hơn 30
vườn cây thuốc, trong đó có 21 vườn thuộc trạm Y tế các xã và một số đồn biên
phòng trên địa bàn. Một ví dụ điển hình cho phát triển các vườn thuốc nam tại địa
phương như mô hình "Vườn thuốc nam" tại xã Thượng Long, huyện Nam Đông của
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Các loài được trồng trong vườn gồm: Ý
98
dĩ, Kim ngân, Sả,... tuy nhiên không có cây thuốc bản địa trong vườn. Nên chăng
cần có sự xem xét bảo tồn cây thuốc ở những trạm xá ngay tại địa phương để từ đó
nhân rộng mô hình tại nhà dân.
Khu vực nghiên cứu có các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều,....
cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có tri thức sử dụng dược liệu, nền văn hóa riêng.
Khuyến khích bà con các dân tộc biên soạn sách thuốc cho dân tộc mình. Nên tổ
chức lễ tôn vinh các già làng, thầy lang có nhiều đống góp cho công tác chữa bệnh ở
địa phương. Cần có các chuyên đề giáo dục tầm quan trọng của cây thuốc bản địa
trong chương trình học của con em đồng bào nơi đây.
Đây cũng là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức
khỏe, chữa trị bệnh tật và các dịch vụ du lịch văn hóa. Chính vì vậy, cần phải có
nghiên cứu trong thời gian dài, ghi chép và đánh giá.
99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc
tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả như sau:
1. Xây dựng được danh lục cây thuốc gồm 431 loài thuộc 321 chi, 124 họ. Số
lượng cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau, chủ yếu tập trung ở ngành
Ngọc lan với 111 họ, 303 chi, 407 loài. Trong đó, lớp Ngọc lan chiếm tỷ lệ cao, với
90 họ, 241 chi, 311 loài. So sánh với Danh lục cây thuốc cả tỉnh Thừa Thiên Huế do
Lê Nguyễn Thới Trung cùng cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015, NCS đã xác
nhận lại 219 loài có trong danh lục và bổ sung thêm 212 loài cho danh lục các loài
thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh.
2. Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học có tác dụng làm thuốc
là: Tỏi hoa ẩn quả lông (Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var.
echinata Aver., Tillich & T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc
biệt loài Thu hải đường (Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được
đặt theo tên khu bảo tồn.
3. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc được thống kê 10 nhóm gồm: Toàn
cây, lá, rễ, thân, quả, vỏ, củ, hoa, hạt và nhựa tinh dầu, trong đó chiếm tỷ lệ cao là
bộ phận lá, toàn cây và rễ được dùng nhiều, trong khi các bộ phận như hoa, nhựa,
tinh dầu được sử dụng ít.
4. Cây thuốc được phân chia thành 22 nhóm chữa bệnh trong đó nhóm cây
chữa bệnh tê thấp, đau nhức, xương khớp, đau xương có số lượng loài cao nhất.
5. Có hơn 46 loài thuộc diện cần bảo tồn, trong đó: 10 loài thực vật thuộc
Sách đỏ Việt Nam (2007) với 3 loài (EN) và 7 loài (VU). Theo Nghị định số
06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019) có 24 loài cần được bảo vệ,10 loài thuộc
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) với 6 loài (EN) và 4 loài (VU). Theo IUCN
(2020) có 10 loài và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ (2021) có 29 loài
cần được bảo vệ
6. Đã đánh giá hoạt tính gây độc của cao chiết 12 loài dược liệu tiềm năng
trên 5 dòng tế bào ung thư ở người gồm ung thư phổi (SK-LU-1 và A549), ung thư
cổ tử cung (Hela), ung thư vú (MCF-7) và ung thư biểu mô (KB). Qua đó xác định
được cao chiết của 4/12 loài dược liệu có tác dụng diệt các dòng tế bào ung thư thử
100
nghiệm là Xà căn ba vì, Bình vôi, Kê huyết đằng, Râu hùm việt. Hoạt tính kháng
viêm, có 07/12 cao chiết từ các loài dược liệu tiềm năng gồm: Kê huyết đằng, Cà
gai leo, Bá bệnh, Bạch hoa xà, Râu hùm việt, Bình vôi và Xương khỉ.
7. Từ loài Xà căn ba vì đã phân lập được 9 hợp chất gồm 1 hợp chất mới,
3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid (OB10); 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập
được từ chi Ophiorrhiza gồm 3β,19α,23,24–tetrahydroxyurs-12-en-28-oic acid
(OB2), 3β,6β,23–trihydroxyolean-12-en-28-oic acid (OB3), rotundic acid (OB5) và
blumenol A (OB9); và 4 hợp chất đã biết khác gồm vincosamide (OB1), (5S)-5-
carboxystrictosidine (OB11), vegeloside (OB12) và sweroside (OB14).
8. Đã đánh giá hoạt tính chống ung thư và kháng viêm của 9 hợp chất được
phân lập từ loài Xà căn ba vì. Trong đó, hợp chất OB5 có tác dụng ức chế cả 5 dòng
tế bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 từ 37,89đến 48,22 μg/mL. Ngoài ra,
(OB5) có tác dụng kháng viêm ở mức độ trung bình giá trị IC50 từ 58,25 đến 58,72
μg/mL.
9. Đánh giá hiện trạng khai thác, mối đe dọa, để ra được biện pháp bảo tồn và
hướng phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa thực vật làm thuốc.
Kiến nghị
Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chưa thể nghiên cứu hết phạm vi KBT
Sao La vì vậy để có các thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc và động thái của hệ sinh
thái KBT Sao La, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Mở rộng khu vực nghiên cứu để thống kê đầy đủ về thành phần loài và các
kiểu thảm thực vật. Vẽ bản đồ kiểu thảm thực vật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quản lí.
- Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số loài thực vật bản địa nhằm nhân
giống phục vụ cho công tác phục hồi rừng ở địa phương. Bên cạnh đó nghiên cứu
và bảo tồn các loài dược liệu quí.
- Chọn lựa những loài cây thuốc quý hiếm, và có giá trị cao có thể đưa vào
chương trình phát triển sinh kế cho người dân bản địa, giúp tăng nguồn thu và góp
phần bảo vệ rừng.
- Tiếp tục nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của cao chiết và các hoạt
chất chính từ loài Xà căn ba vì trên động vật thí nghiệm. Đồng thời đánh giá độc
101
tính cấp và độc tính bán trường diễn để làm căn cứ khoa học trong việc phát triển
các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư.
- Nghiên cứu các mô hình trồng thử nghiệm các loài dược liệu tiềm năng này
nhằm đánh giá khả năng phát triển vùng dược liệu lớn cũng như xây dựng quy trình
công nghệ tách chiết lượng lớn để phục vụ cho việc phát triển và thương mại hóa
sản phẩm.
102
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Lần đầu tiên xây dựng được Danh lục cây thuốc của 431 loài thuộc 321
chi, 124 họ, tại KBT Sao La kèm theo mẫu nghiên cứu. Đánh giá đa dạng và tiềm
năng chữa trị của các loài cây thuốc có mạch nơi đây. Bổ sung thêm 212 loài cho
danh lục các loài thực vật có giá trị dược liệu ở tỉnh do Lê Nguyễn Thới Trung cùng
cộng sự tổng hợp và thống kê năm 2015.
* Đã phát hiện và công bố 03 loài mới cho khoa học là: Tỏi hoa ẩn quả lông
(Aspidistra heterocarpa Aver., Tillich & V. T. Pham var. echinata Aver., Tillich &
T. A. Le); Acranthera hoangii Hareesh & T.A. Le và đặc biệt loài Thu hải đường
(Begonia saolaensis Y.M. Shui, T.A. Le & C.T. Vu) được đặt theo tên khu bảo tồn.
* Lần đầu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu hóa học của loài Xà căn ba vì, đã
phân lập được 9 hợp chất gồm 1 hợp chất mới lần đầu phân lập được trong tự
nhiên (OB10: 3β,23,24–trihydroxyurs-12-en-28-oic acid)
* Đã đánh giá hoạt tính chống ung thư và kháng viêm của 9 hợp chất được
phân lập từ loài Xà căn ba vì.
103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Leonid V. Averyanov, H.-J. Tillich, Van The Pham, Sinh Khang Nguyen,
Tuan Anh Le, Hoang Tuan Nguyen, Tatiana V. Maisak, Anh Hoang Le Tuan,
Danh Duc Nguyen, Quang Cuong Truong, Thi Lien Thuong Nguyen and Tien
Chinh Vu (2018) New taxa and taxonomic notes in Aspidistra (Convallariaceae
s.s.) in China, Laos and Vietnam, Nordic Journal of Botany 2018: e01833 doi:
10.1111/njb.01833
2. Vadakkoot Sankaran Hareesh, Tuan Anh Le, Chinh Vu Tien, Cuong
Pham Viet (2018) Acranthera hoangii (Rubiaceae), a new species from central
Vietnam. Webbia: Journal of Plant Taxonomy and Geography. pp1-5.
3. Yu - Min Shui, Chinh Tien Vu, Tuan Anh Le, Thi Thanh Dat Pham, Van
Dat Nguyen, Thi Minh Hoang Duong (2019) Two new cane-like species of Begonia
L. (Begoniaceae) in central Vietnam. Phytotaxa 411 (1): 057–064
4. Le Canh Viet Cuong, Le Tuan Anh, Ton That Huu Dat, Tran Thi Phuong
Anh, Le Quynh Lien, Young Ho Kim & Hoang Le Tuan Anh (2019): Cytotoxic and
anti-inflammatory activities of secondary metabolites from Ophiorrhiza baviensis
growing in Thua Thien Hue, Vietnam, Natural Product Research, DOI:
10.1080/14786419.2019.1693564
5. Lê Tuấn Anh, Hà Thị Huyền, Vũ Tiến Chính (2021) Kết quả điều tra
nguồn tài nguyên cây thuốc của Khu bảo tồn Sao la, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị
toàn quốc lần thứ ba Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trang 395-402.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ranjana Bohra, Karishma Singh, Lipi Nogai, An overview on corona virus
a global pandemic outbreak. The International Journal of Indian Psychology.
Volume 8, Issue 2, April- June, 2020, pp. 885-887
2. Önder OTLU, Ceyhun BEREKETOĞLU, Tuğba Raika KIRAN, Aysun
BAY KARABULUT, Medicinal Plants for Prevention and Treatment of
Coronavirus Disease. Akıllı Sistemler ve Uygulamaları Dergisi, Cilt: 4, Sayı: 1,
Sayfa 74-85, 2021
3. Quyết định số 2020/QĐUBND ngày 09/10/2013 của Uỷ Ban Nhân Dân
tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định thành lập Khu Bảo tồn Sao La, Thừa Thiên Huế.
4. BirdLife International, Endemic Bird Areas factsheet: Annamese lowlands.
Downloaded from www.birdlife.org on 31/05/2018. IUCN Red List of Threatened
Species. 2018. Version 2017-3. . Downloaded on 31/05/2018
5. Ministry of Science and Technology, and Vietnam Academy of Science
and Technology, Vietnam Red Data Book, Science and Technology Publishing
House, 2007, Hanoi, Vietnam.
6. BirdLife International, The World Database of Key Biodiversity Areas.
Developed by the Key Biodiversity Areas Partnership, 2018a, Downloaded from
www.keybiodiversityareas.org on 31/05/2018.
7. Leonid V. Averyanov, L.V., Phan Ke Loc, Nguyen Tien Vinh, et al., An
Assessment of the Flora of the Green Corridor Forest Landscape, Thua Thien Hue
Province, Vietnam. Report No 1: Part One. Green Corridor Project, WWF Greater
Mekong & Vietnam Country Programme and FPD Thua Thien Hue Province, 2006,
Vietnam.
8. Averyanov L.V. Jacinto C. Regalado, Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc,
Flora and vegetation of Thuong Lo Municipality and allied areas (Thua Thien– Hue
Province). Henry Luce Foundation Technical Report, 2007, Vietnam.
9. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn, Thực vật học,Trường Đại học Dược Hà Nội,
2005:359-369
10. Kelly K., History of medicine. New York: Facts on file, 2009, 29-50.
11. Akhileshwar Kumar Srivastava, Significance of medicinal plants in
human life Chapter 1. Synthesis of Medicinal Agents from Plants, 2018, Copyright
105
© 2018 Elsevier Ltd. All rights reserved. ttp://dx.doi.org/10.1016/B978-0-08-
102071-5.00001-5
12. Tucakov J., Pharmacognosy, Beograd: Institute for text book issuing in
SR. Srbje, 1964,11- 30.
13. Glesinger L., Medicine through centuries. Zagreb: Zora,1954, 21-38.
14. Tucakov J., Pharmacognosy, Beograd: Institute for text book. issuing in
SR. Srbije,1964, 11-30.
15. Dimitrova Z., The history of pharmacy, Sofija: St Clement of Ohrid,
1999, 13-26.
16. Tucakov J., Healing with plants – phytotherapy. Beograd: Culture,1971,
180-90.
17. Trường Đại học Y Thái Bình, Thực vật dược dành cho hệ trung học,
2008.
18. Bottcher H., Miracle drugs. Zagreb: Zora; 1965, 23-139.
19. Wiart C., Etnopharmacology of medicinal plants. New Jersey: Humana
Press; 2006, 1-50.
20. P.G.Xiao, The Chinese Approach to Medicinal plants their Utilizationan
Coservation. In: O.kerele, V. Heywoood &H.Synge. The Conservation of Medicinal
plants, Cambridge University Press, 1991.
21. He S.A., Cheng Z.M, The role of Chinese botanical gardens in
Conservation of Medicinal plants. In: O.kerele, V. Heywoood &H.Synge. The
Conservation of Medicinal plants, Cambridge University Press.,1991.
22. Li T.S.C, Taiwanese Naviti Medicinal Plant: Phytopharmacology and
Therapeutic Values, Boca Raton, CRC/Taylor and Francis, 2006.
23. Pelagic V., Pelagic folk teacher, Beograd: Freedom; 1970, 500-2.
24. Katic R., La medicine en Serbie au moyen age, Beograd: Scientific work,
1958, 7-36.
25. Bazala V., The historical development of medicine in the Croatian lands,
Zagreb: Croation publishing bibliographic institute, 1943, 9-20.
26. Nikolovski B., Essays on the history of health culture in Macedonia,
Skopje: Macedonian pharmaceutical association,1995, 17-27.
106
27. Thorwald J., Power and knowledge of ancient physicians, Zagreb:
August Cesarec,1991, 10-255.
28. Katic R., The Serbian medicine from 9th to 19th centuries, Beograd:
Scientific work,1967, 22-37.
29. Nikolovski B., Arab pharmacy in Macedonia, Bulletin 1961,1,20- 7.
30. Katic R., In: The Chilandar medical codex N. 517. Milincevic V, editor.
Beograd: National library from Srbija; 1980, 9-80.
31. Whalley, Joyce Irene, and Pliny. 1982. Pliny the Elder, Historia
naturalis. Chicago (Author-Date, 15th ed.).
32. Carl. Linnaeus, Species Plantarum. London: The Ray Society, 2013,
London.
33. WHO, World Health Organization. The promotion and development of
traditional medicine. Technical Report Series. Geneva, 1978, 622.
34. Tsige Gebre Mariam and Kaleab Asres, Applied Research in medicinal
plants. In: Medhin Zewdu and Abebe Demissie, (eds.). Conservation and
Sustainable Use of Medicinal Plants of Ethiopia. IBCR, 2001, Addis Ababa.
35. Perry, Medicinal Plants of East and Southeast Asia: Attribute Properties
and Uses. The M.I.T.press, 1985.
36. Anderson, E. F., Ethnobotany of Hill trube of northern Thailand, Econ.
Bot., 1985, 40:38- 53
37. Bonet. M. A and Valles. J., Pharmaceutical ethnobotany in the Montseny
Biosphere Reserve (Catalonia, Iberian Peninsula). General results and new or
rarely reported medicinal plants. J. Pharmacy and Pharmacology, 2003, 55 (2): 259
– 270.
38. Merve Uzun, Ayla Kaya, An ethnobotanical research of medicinal plants
in Mihalgazi (Eskisdehir, Turkey), Pharmaceutical Biology, 2016, 54(12):2922-
2932.
39. Yusuf Ziya Kocabas, Adem Erol, Oguzhan Aktolun, Medicinal Plants of
Flora of KSU Avsar Campus (Kahramanmaras) and Surrounding Areas. Aksaray
J. Sci. Eng., 2017, 1, 2, 32-42.
40. K. W. Lin, Ethnobotanical study of medicinal plants used by the Jah Hut
peoples in Malaysia, Indian Journal of Medical Sciences, 2005, 59, 4, 156-161.
107
41. Getachew Alebie, Befkadu Urga, Amha Worku, Systematic review
on traditional medicinal plants used for the treatment of malaria in Ethiopia: trends
and perspectives. Malaria Journal, 2017, 16:307
42. Rivera. D and Obon. C., The ethnopharmacology of Madeira and Porto
Santo Islands a review, J. Ethnobotany, 1995, 7:121-126
43. Devesh Tewari, Archana N. Sah, Sweta Bawari and Rainer W.
Bussmann, Ethnobotanical investigations on plants used in folk medicine by native
people of Kumaun Himalayan Region of India. Ethnobotany Research &
Applications, 2020, 20:16,1-35.
44. Mandal A, Adhikary T, Chakraborty D, Roy P, Saha J, Barman A, Saha
P, Ethnomedicinal uses of plants by Santal tribe of Alipurduar district, West
Bengal, India. Indian Journal of Science and Technology, 2020,13(20): 2021-2029.
https://doi.org/ 10.17485/IJST/v13i20.565
45. Antony Joseph Raj, Saroj Biswakarma, Nazir A. Pala, Gopal Shukla,
Vineeta, Munesh Kumar, Sumit Chakravarty and Rainer W. Bussmann, Indigenous
uses of ethnomedicinal plants among forest-dependent communities of Northern
Bengal, India, Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine, 2018, 14:8, DOI
10.1186/s13002-018-0208-9
46. Sher H, Aldosari A, Ali A, de Boer HJ, Economic benefits of high value
medicinal plants to Pakistani communities: an analysis of current practice and
potential, J Ethnobiol Ethnomed, 2014, 10(1):71
47. Walia Zahra, Sachchida Nand Rai, Hareram Birla, et al., Chapter19
Economic Importance of Medicinal Plants in Asian Countries, Bioeconomy for
Sustainable Development, 2019, 59-377.
48. World Health Organization, Research for health: principles, perspective
and strategies/Advisory Committee on Health Research. Bull. WHO., 1994,72(4):
533-538.
49. Guan Wang, Market Analysis of “Herbal, Traditional & Alternative
Medicine 2020”. Asian Journal of Plant Science & Research., 2019, 9, 5,20-21.
50. https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/herbal-beauty-
products-market
108
51. Chandra Prakash Kala., Medicinal plants: Potential for economic
development in the state of Uttaranchal, India. International Journal of Sustainable
Development & World Ecology, 2006, 13, 492–498
52. Bukar BB, Dayom DW, Uguru MO, The growing economic importance
of medicinal plants and the need for developing countries to harness from it: A mini
review. IOSR J Pharm, 2016, 6(5), 42–42.
53. Keswani C, Bisen K, Singh SP, Singh HB, Traditional knowledge and
medicinal plants of India in intellectual property landscape, Med Plants-Int J
Phytomeds Relat Ind, 2017, 9(1), 1–11.
54. Sher H, Hussain F, Ethnobotanical evaluation of some plant resources in
Northern part of Pakistan, Afr J Biotechnol, 2009, 8(17), . 4066-4076.
55. Ghimire SK, McKey D, Aumeeruddy-Thomas Y, Heterogeneity in
ethnoecological knowledge and management of medicinal plants in the Himalayas
of Nepal: implications for conservation. Ecol Soc, 2004, 9(3),6.
56. Lorenzetti L., Why drug companies are betting big on “pharmerging”
countries, Fortune.com, 2015, 08/14/drug-companies.
57. Dubey NK, Kumar R, Tripathi P, Global promotion of herbal medicine:
India's opportunity. Curr Sci, 2004, 86(1), 37–41
58. Kuniyal CP, Bisht VK, Negi JS, Bhatt VP, Bisht DS, Butola JS,
Sundriyal RC, Singh SK, Progress and prospect in the integrated development of
medicinal and aromatic plants (MAPs) sector in Uttarakhand, Western Himalaya,
Environ Dev Sustain, 2015, 17(5), 1141–1162
59. Ali-Shtayeh MS, Yaniv Z, Mahajna J, Ethnobotanical survey in the
Palestinian area: a classification of the healing potential of medicinal plants, J
Ethnopharmacol, 2000, 73(1–2), 221–232.
60. Ghorbani A, Studies on pharmaceutical ethnobotany in the region of
Turkmen Sahra, north of Iran :(Part 1): general results, J Ethnopharmacol, 2005,
102(1), 58–68
61. Nirmal SA, Pal SC, Otimenyin SO, et al., Contribution of herbal
products in global market, The Pharma Rev, 2013,79-89.
https://www.researchgate.net/publication/320357308
109
62. Schippmann U, Leaman DJ, Cunningham AB, Walter S, Impact of
cultivation and collection on the conservation of medicinal plants: global trends
and issues, 2005, In: Jatisatienr, A., Paratasilpin, T., Elliott, S., et al. eds.
Conservation, cultivation and sustainable use of MAPs: a proceedings of
WOCMAP III: the IIIrd world congress on medicinal aromatic plants, Chiang Mai,
Thailand, February 3-7, 2003. ISHS, Leuven, 31-44. Acta Horticulturae nr. 676.
http:// www.actahort.org/books/676/
63. Kaplan W, Mathers., Global health trends: Global burden of dieases and
pharmaceutical needs, In: The world medicine situation 2011, Geneva, WHO, 2-21.
64. Cameron A, Ewen M, Ross-Degnan D et al., Medicine prices,
availability and affordability in 36 developing and middle-income countries: a
secondasry analysis, Lancet, 2009, 373, 240-249.
65. Hoebert J, Laing R, Stephens P., Pharmaceutical consumption, In: The
world medicine situation 2011, Geneva, WHO, 32-39.
66. World Health Organization.Globalization, TRIPS and access to
pharmaceuticals, WHO policy perspective on medicines, 2001, 3. WHO/ EDM/
2001, Geneva, WHO, 2.
67. Ransome-Kuti O., Finding the right road to health, World Health Forum,
1987, 8, 161-163.
68. Chiwuzie J, Ukoli F, Okojie O, et al., Traditional practitioners are here
to stay, World Health Forum, 1987, 8, 240-244.
69. Bukar BB, Uguru MO, Dayom DW., A comparative assessment of risk
perception and knowledge of malaria in two urban areas of Nigeria, J.Med. Pharm.
Sci., 2006, 2(1), 46-54.
70. Sri Astutik, Jürgen Pretzsch and Jude Ndzifon Kimengsi, Asian
Medicinal Plants’ Production and Utilization Potentials: A Review, Sustainability,
2019, 11, 54-83; doi:10.3390/su11195483
71. Shiv MP: Inventory of forestry resources for sustainable management
and biodiversity conservation. New Delhi; Indus Publishing Company, 1996.
72. Rajasekharan, P.E., Wani, Shabir H (Eds.), Chapter Distribution,
Diversity, Conservation and Utilization of Threatened Medicinal Plants,
Conservation and Utilization of Threatened Medicinal Plants, 2020, 3-30.
110
73. Parrotta JA, Agnoletti M, Traditional forest knowledge: challenges and
opportunities, For Ecol Manag, 2007, 249,1–4.
74. Gurib-Fakim A, Medicinal plants: traditions of yesterday and drugs of
tomorrow, Mol Asp Med, 2006, 27(1),1–93.
75. Gepts P., Plant genetic resources conservation and utilization: the
accomplishments and future of a societal insurance policy, Crop Sci.,
2006,46,2278–2292.
76. Figueiredo MSL, Grelle CEV., Predicting global abundance of a
threatened species from its occurrence: implications for conservation planning,
Divers Distrib., 2009, 15:117–121.
77. Coley PD, Heller MV, Aizprua R, et al., Using ecological criteria to
design plant collection strategies for drug discovery, Front Ecol Environ., 2003, 1,
421-428.
78. Hamilton AC., Medicinal plants, conservation and livelihoods, Biodivers
Conserv., 2004, 13, 1477–1517.
79. Havens K, Vitt P, Maunder M, et al., Ex situ plant conservation and
beyond, Bioscience, 2006, 56, 525–531.
80. Yu H, Xie CX, Song JY, Zhou YQ, Chen SL., TCMGIS-II based
prediction of medicinal plant distribution for conservation planning: a case study
of Rheum tanguticum. Chin Med., 2010, 5, 31, 1-9.
81. Muchugi A, Muluvi GM, Kindt R, et al., Genetic structuring of
important medicinal species of genus Warburgia as revealed by AFLP analysis,
Tree Genet Genome, 2008, 4, 787–795.
82. Ved DK, Goraya GS, Demand and supply of medicinal plants in India,
FRLHT, Bangaloreb and National Medicinal Plants Board, 2008, New Delhi.
83. Chaddha KL, Gupta R, Advances in horticulture, Medicinal and
aromatic plants, vol 11. Malhotra Publishing, 1995, New Delhi.
84. Akerele O, Heywood V, Singe H (eds), The conservation of medicinal
plants. Cambridge University Press, 1991, Cambridge.
85. Heywood V, Medicinal and aromatic plants as global resources,
Proceedings of WOCMAP-2 (2nd World congress on medicinal and aromatic plants
for human welfare at Mendoza, Argentina, 1997). Biological resources sustainable
111
use and ethnobotany. International Council for Medicinal and Aromatic plants,
1999.
86. Lubbe A, Verpoorte R, Cultivation of medicinal and aromatic plants for
specialty industrial materials, Ind Crop Prod, 2011, 34,785–801.
87. Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam (trồng, hái, chế biến trị bệnh ban
đầu), Nxb. Nông nghiệp, 1997, Hà Nội.
88. Tuệ Tĩnh, Nam dược thần hiệu (Lê Trần Đức dịch). NXB Y học, Hà Nội,
Tái bản lần thứ 4, 376 trang. 1996.
89. Tuệ Tĩnh, Hồng nghĩa giác tư y thư (Lê Đức Toàn Sao lục; Phòng Tu
Thư Huấn luyện Viện Đông y dịch; Nguyễn Sỹ Lâm hiệu đính và chú thích) NXB
Y học, Hà Nội, 1978
90. Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác), Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB
Y học, Hà Nội, 2005
91. Lê Trần - Chủ biên, Một số đặc điểm cơ bản hệ thực vật Việt Nam, 307
trang. Nxb KH&KT Hà Nội, 1999.
92. Pétélot A., Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du
Vietnam, Archives des Recherches Agronomiques et Pastorales du Vietnam, 1952,
Paris.
93. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13, Nxb. Y
học, 2005, Hà Nội.
94. Lê Trần Đức, Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu,
Nxb Nông nghiệp, 1997, Hà Nội
95. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương, Sổ tay cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y
học, 1980, Hà Nội.
96. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1,2; Nxb. Y học Hà Nội,
2012, Hà Nội.
97. Nguyễn Thượng Dong, Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở
Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2006, Hà Nội
98. Viện Dược liệu, Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và kỹ
thuật, 2016, Hà Nội.
112
99. Nguyễn Thị Thanh Vân, Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào Dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, Bài đăng trong sách Nam Bộ Dân tộc và tôn giáo, Nxb.
KHXH, 2005, Hà Nội, 165-190.
100. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Lý, Trần Công Khánh và cs., Thực vật chí
Việt nam 1-11. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, (2000-2007), Hà Nội.
101. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, và cs, Cây thuốc
và động vật làm thuốc ở Việt Nam -Tập 1,2 Viện Dược Liệu, Nxb. Khoa học và Kỹ
Thuật, 2006, Hà Nội.
102. Trinh Ngoc Bon, Pham Quang Tuyen, Hoang Thanh Son, et al., Panax
sp. in Tuyen Quang, North Vietnam – A Potential Plant for Poverty Reduction,
Asian Journal of Research in Botany 2(2) 2019, 1-10.
103. Đinh Văn Phê, Lê Thị Cẩm Nhung, Chu Đức Hà, và cs., Tình hình phát
triển cây giống Sâm Ngọc linh tại tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Tạp chí Khoa học
Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3(112)/2020, trang 122-126.
104. Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Văn Thanh, Lưu Đàm Ngọc Anh, và cs,
Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H' Mông và Dao tại xã Y Tý
và Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái
và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015, 1038-1043.
105. Trần Huy Thái, Đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên
cây thuốc tại một số xã vùng cao huyện Na Hang, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử
dụng bền vững một số loài có giá trị và triển vọng”. Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 2014-2016
106. Lại Thị Bảo Hiền, Hà Tuấn Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, và cs, Điều tra
kinh nghiệm sử dụng cây có ích của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thông
Nông, tỉnh Cao Bằng. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh
vật lần thứ 6, 2015, 1113-1119
107. Nguyễn Văn Dư, đề tài: "Điều tra, nghiên cứu các cây thuốc được sử
dụng trong các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và đề xuất các biện pháp bảo tồn”
mã số TN3/T10, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011-2014
108. Lê Xuân Cảnh, "Điều tra, đánh giá hệ sinh thái rừng khộp và rừng lá
rộng thường xanh ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp bảo tồn”. Mã số: TN3/T07.
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011-2014
113
109. Quyết định số:1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013, Quyết định phê duyệt
quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
Hà Nội.
110. Nguyễn Tiến Hưng, Phát triển dược liệu đáp ứng nguyên liệu cho
ngành công nghiệp dược, Hội thảo quốc gia lần 1 về phát triển dược liệu: "Phát
triển bền vững dược liệu trong thế kỷ 21". Bộ Y tế, 2003, 79-82.
111. Ninh Khắc Bản, Vũ Hương Giang, Trần Mỹ Linh, và cs, Tri thức sử
dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều tại vùng đệm
Vườn Quốc gia Bạch Mã, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật lần thứ 5, 2013, 950-956.
112. Vũ Tiến Chính và cs, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn
Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, tìm kiếm mốt số loài thực vật có hoạt tính sinh học là
thức ăn cho Sao la và đề xuất giả pháp bảo tồn chuyển vị (Ex - situ) tại trung tâm
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật. Đề tài KH-CN
cấp Viện Hàn lâm KHCNVN theo 7 hướng ưu tiên. Mã số đề tài: VAST04.09/18-
19, 2018-2019.
113. Lê Nguyễn Thới Trung, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh, Hồ Thị Cẩm Giang,
Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu ở tỉnh Thừa Thiên
Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 1(118), 2015,65-69.
114. Sở NN&PTNT tỉnh TT Huế - Dự án thành lập Khu bảo tồn sao la tỉnh
Thừa Thiên Huế (kèm tờ trình số: 1001/TTr-SNNPTNT ngày 23/9/2013).
115. Dervendzi V., Contemporary treatment with medicinal plants, Skopje:
Tabernakul,1992, 5-43.
116. Lukic P., Pharmacognosy, Beograd: SSO Faculty of Pharmacy, 1985,
8-22.
117. Kovacevic N., Fundamentals of pharmacognosy, Beograd: Personal
edition, 2000, 170-171.
118. Christophe Wiart, Medicinal Plants of the Asia - Pacific: Drugs for the
Future? World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd. , 2006, USA
119. Lã Đình Mỡi, Trần Minh Hợi, Dương Đức Huyến, và cs, Tài nguyên
thực vật Việt Nam những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, 2005, Hà Nội.
114
120. Allegra M., Antioxidant and Anti-Inflammatory Properties of Plants
Extract, Antioxidants (Basel, Switzerland), 8(11), 549, 2019,1-4.
https://doi.org/10.3390/antiox8110549
121. M.J. Cuellar, R.M.Giner, M.C.Recio, et al., Topical anti-inflammatory
activity of some Asian medicinal plants used in dermatological disorders,
Fitoterapia, 72, 2001, 221-229.
122. Nisarat Siriwatanametanon, Bernd L. Fiebich, Thomas Efferth, et al.,
Traditionally used Thai medicinal plants: In vitro anti-inflammatory, anticancer
and antioxidant activities, Journal of Ethnopharmacology, 130, 2010, 196–207.
123. Miguel M. G., Antioxidant and anti-inflammatory activities of essential
oils: a short review. Molecules (Basel, Switzerland), 15(12), 2010, 9252–9287.
https://doi.org/10.3390/molecules15129252
124. Krishnakumar G, Dintu KP, Varghese SC, et al., Ophiorrhiza, a
promising herbaceous source of the anticancer compound camptothecin. Plant
Science Today, 7(2) 2020, 240–250. https://doi.org/10.14719/pst.2020.7.2.660
125. Anil J. Johnson, Renjith Rajan, Sabulal Baby, Secondary Metabolites
from Ophiorrhiza. The Natural Products Journal, 8,4, 2018, 248 - 267.
DOI: 10.2174/2210315508666180515104735
126. Varalee Viraporn, Mami Yamazaki, Kazuki Saito, et al., Correlation of
Camptothecin-producing Ability and Phylogenetic Relationship in the Genus
Ophiorrhiza, Planta Med, 77, 2011,759–764.
127. Nakamura K, Denda T, Kameshima O, Yokota M., Breakdown of
distyly in a tetraploid variety of Ophiorrhiza japonica (Rubiaceae) and its
phylogenetic analysis, J Plant Res, 120, 2007, 501–509.
128. Nakamura K, Chung SW, Kokubugata G, et al., Phylogenetic
systematics of the monotypic genus Hayataella (Rubiaceae) endemic to Taiwan, J
Plant Res, 119, 2006, 657–661.
129. Supaart Sirikantaramas, Hiroshi Sudo, Takashi Asano, et al., Transport
of camptothecin in hairy roots of Ophiorrhiza pumila. Phytochemistry, 68, 2007,
2881–2886.
130. Vineesh. V.R., Study to isolate and enhance the production of potential
antineoplastic secondary metabolites from selected medicinal plants with special
115
reference to Ophiorrhiza rugosa var. decumbans. Thesus submitted to Mahatma
Gandhi University - Amala Cancer Research Centre Thrissur, 2007, Kerala, India.
131. Renjith Rajan, Sibi Chirakkadamoolayil Varghese, Rajani Kurup, et al.,
HPTLC-based quantification of camptothecin in Ophiorrhiza species of the
southern Western Ghats in India . Cogent Chemistry, 2, 2016, 1275408
132. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III, Nxb. Trẻ,1999 &
2003, TP. Hồ Chí Minh.
133. Tran Ngọc Ninh, Ophiorrhiza, In: Nguyen, B.T. (Ed.) Checklist of plant
species of Vietnam, Vol. 3. Agriculture Publishing House, 2005, Hanoi, 132–134.
134. Thanh Trung Nguyen, Yi-Gang Wei, Fang Wen, et al., Ophiorrhiza
hoanglienensis (Rubiaceae), a new species from north-western Vietnam, Phytotaxa,
438 (4) 2020, 256–262. https://doi.org/10.11646/phytotaxa.438.4.4
135. Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb.
Nông nghiệp, 1997, Hà Nội.
136. Klein R. M. & Klein D. T., Phương pháp nghiên cứu thực vật, Tập 1.
Nguyễn Tiến Bân & Nguyễn Như Khanh (dịch), Nxb. Khoa học kỹ thuật, 1979, Hà
Nội.
137. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Danh
lục các loài thực vật Việt Nam, tập 1. Nxb. Nông nghiệp, 2001, Hà Nội.
138. Nguyễn Tiến Bân, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2,3. Nxb.
Nông nghiệp, 2003-2005, Hà Nội.
139. Brummitt R.K, Vascular plant families and genera, Royal Botanic
Garden, 1992, Kew.
140. Wu Zheng-yi and P.Re van et al., Flora of China và Flora of China -
Illustration, Vol 1-25, Science Press & Missouri Botanical Garden Press, Beijing &
St. Louis, 1994 - 2007, USA.
141. Võ Văn Chi & Trần Hợp, Cây cỏ có ích Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999, Hà
Nội.
142. The IUCN red list - https://www.iucnredlist.org/, 2020 (Ngày lấy
18/3/2021)
116
143. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Sách đỏ Việt Nam (phầnII-Thực vật), Nxb. Khoa học Tự nhiên và công nghệ, 2007,
Hà Nội.
144. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 06/2019/NĐ- CP.
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 2019, Hà Nội.
145. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 84/2021/NĐ- CP.
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22
tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp. 2021, Hà Nội.
146. Tanawat Chaowasku, Anissara Damthongdee, Hathaichanok Jongsook,
et al., Enlarging the monotypic Monocarpieae (Annonaceae, Malmeoideae):
recognition of a second genus from Vietnam informed by morphology and
molecular phylogenetics. Candollea 73, 2018, 261 – 275
147. Z. Zhang, H. N. ElSohly, M. R. Jacob, et al., New indole alkaloids from
the bark of Nauclea orientalis. Journal of Natural Products, 64, 2001, 1001-1005
148. J. Li, Q. Song, W. Xiang, S. Yang., Chemical studies on Ophiorrhiza
grandibracteolata. Tianran Chanwu Yanjiu Yu Kaifa, 21, 2009, 433-469
149. J.-Y. Tao, S.-J. Dai, F. Zhao, et al., New ursane-type triterpene with NO
production suppressing activity from Nauclea officinalis. Journal of Asian Natural
Products Research, 14, 2012, 97-104
150. I. A. Khan, O. Sticher, T. Rali, New triterpenes from the leaves of
Timonius timon. Journal of Natural Products, 56, 1993, 2163-2165
151. P. Ding, K.-W. Wang., Chemical constituents of Euscaphis japonica.
Chemistry of Natural Compounds, 54, 2018, 393-395.
152. T. Oyama, H. Aoyama, K. Yamada, et al., Isolation of a new triterpene,
rotundic acid, from Ilex rotunda. Tetrahedron Lett., 1968, 4639-4641.
153. N. H. T. Phan, N. T. D. Thuan, P. T. M. Huong, et al., Secondary
metabolites from Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex MIQ. Vietnam Journal of
Chemistry, 53, 2015, 137-141.
154. M. N. Galbraith, D. H. S. Horn., Structures of the natural products
blumenols A, B, and C., J. Chem. Soc., Chem. Commun., 1972, 113-114.
117
155. Zhao, W.-W., et al., "Antibacterial triterpenoids from the leaves of Ilex
hainanensis Merr." Natural Product Research 33(17), 2019, 2435-2439.
156. F. Ferrari, I. Messana, B. Botta, et al., Constituents of Guettarda
platypoda, Journal of Natural Products, 49, 186, 91150-1151.
157. H. Kawai, M. Kuroyanagi, A. Ueno., Iridoid Glucosides from Lonicera
japonica Thunb., Chemical & Pharmaceutical Bulletin, 36, 1988, 3664-3666.
158. W.-G. Ma, N. Fuzzati, J.-L. Wolfender, et al., Rhodenthoside A, a new
type of acylated secoiridoid glycoside from Gentiana rhodentha., Helvetica Chimica
Acta, 77, 1994, 1660-1671.
159. Báo cáo tổng kết công tác PCCCR-QLBVR năm 2020, Phương hướng
thực hiện nhiệm vụ năm 2021. Ban quản lý KBT Sao La (tháng 12/2020)
160. Quyết định 204/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế, Quyết định - Về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020, Thừa Thiên Huế.
161. Quyết định 1622/QĐ-UBND ngày 06 tháng 07năm 2020 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định - Phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và
các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2030, Thừa Thiên Huế.