Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học cây màn màn hoa tím (cleome chelidonii l.f.) và màn màn hoa vàng (cleome viscosa l.)

Đặc biệt, một số cao từ Màn màn hoa tím còn thể hiện tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào, làm tăng tỷ lệ tế bào sống khoảng 25% đến 60% so với mẫu chứng (p < 0,05). Cụ thể, cao EtOAc từ thân Màn màn hoa tím có tác dụng kích thích sự tăng trưởng tế bào ở nồng độ 50 và 100 µg/mL tại cả 3 thời điểm khảo sát 24, 48 và 72 giờ. Trong đó, sau 24 giờ tiếp xúc, cả 2 nồng độ 50 và 100 µg/mL đều làm tăng khoảng 25% tỷ lệ tế bào sống (p < 0,05); sau 48 và 72 giờ, kết quả tương tự nhau: Nồng độ 50 µg/mL làm tăng khoảng 25% - 30%, nồng độ 100 µg/mL làm tăng khoảng 50% - 60%73 (p < 0,05). Cao từ lá Màn màn hoa tím cũng tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào HepG2 ở nồng độ 50 và 100 µg/mL, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê sau 48 và 27 giờ (tăng 25% - 50%, p < 0,05). Ở nồng độ 25 µg/mL, cao EtOAc của cả lá và thân Màn màn hoa tím đều làm tăng tỷ lệ tế bào sống so với mẫu chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

pdf104 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học cây màn màn hoa tím (cleome chelidonii l.f.) và màn màn hoa vàng (cleome viscosa l.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục 22e) cho thấy 3 proton của nhóm methyl C-2' tại δH 1,23 (3H, t; 7,0) cho tương tác với carbon methylene C-1' tại δC 62,3 ppm chứng tỏ nhóm methyl này phải gắn với C-1', vậy nhánh là nhóm ethyl. Proton anomer H-1 tại δH 4,63 (1H, d; 3,5) cho tương tác với carbon methylene C-1' chứng tỏ nhánh ethyl gắn vào đơn vị đường tại vị trí C-1. Proton methylene kề oxygen H-6b tại δH 3,42 (1H, dd; 11,5 và 6,0) cho tương tác với carbon tại δC 68,8 và 71,1 ppm. Đồng thời, proton H-1 δH 4,63 (1H, d; 3,5) cũng cho tương tác với δC 71,1 ppm chứng tỏ δC 71,1 ppm là carbon C-5 và δC 68,8 ppm là carbon C-4. Proton H-5 tại δH 3,55 (1H, dd; 10,0 và 3,5) và proton anomer H-1 đều cho tương quan với carbon δC 69,6 ppm nên chứng tỏ đó là carbon C-3, và carbon C-2 có δC 68,3 ppm. Dựa vào hằng số ghép cặp trên phổ 1H-NMR cho thấy J3-4 = 3,5 Hz (ghép ae), J4-5 = 3,5 Hz (ghép ae). Như vậy nhóm OH ở C-4 định hướng ở trục và proton định hướng ở xích đạo. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 22 được trình bày trong bảng 3.22. Từ dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, kết hợp với phổ DEPT, HSQC, HMBC, các đặc trưng vật lý và so sánh với tài liệu đã công bố[92], xác định hợp chất 22 là ethyl α- galactopyranoside. 3.1.23. Hợp chất 23: Adenine Hình 3.23: Cấu trúc hóa học hợp chất 23 Hợp chất 23 được phân lập dưới dạng vô định hình, màu trắng. Phổ khố lượng HR-ESI-MS cho đỉnh ion phân tử giả m/z: 136,0635 [M-H]- (tính toán lý thuyết cho [C5H4N5] - là 136,0623) xác định công thức phân tử là C5H5N5. (Phụ lục 23a) 65 Bảng 3.23: Dữ liệu phổ NMR hợp chất 23 Vị trí δC a,b [36] δC a,b δH a,c (J = Hz) HMBC (1H-13C) 2 152,5 152,3 8,10 (1H, s) 4, 6 4 151,4 151,6 - 5 117,4 117,3 - 6 155,4 155,2 - 8 139,4 139,5 8,08 (1H, s) 4, 5 -NH2 - - 7,07 (2H, s) 6 -NH - - 3,39 - 3,42 (1H, br s) aDMSO-d6, b125MHz, c500 MHz Phổ 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, δH ppm, J = Hz) (Phụ lục 23b), hợp chất 23 xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng đặc trưng của 2 proton thơm tại δH 8,08 (1H, s) và 8,10 (1H, s), 2 proton amine bậc nhất tại δH 7,06 (2H, s), 1 proton nhóm -NH tại δH 3,39 - 3,42 (1H, br s). Phổ 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6, δH ppm, J = Hz) (Phụ lục 23c) cho thấy hợp chất 23 có 5 carbon sp2 : C-2 (δC 152,3); C-8 (δC 139,5); C-4 (δC 151,6); C-5 (δC 117,3) và C-6 (δC 155,2) với độ dịch chuyển đặc trưng của khung adenine. Các tương tác của khung adenine được thể hiện rõ trên phổ HMBC, tín hiệu proton của nhóm -NH2 δH 7,07 (2H, s) tương tác với carbon tại δC 117,3 chứng tỏ là carbon tứ cấp C-5. Mặt khác, proton tại δH 8,08 (1H, s) tương tác với carbon C-5 nên là proton H-8 và đồng thời proton H-8 này cũng tương tác với carbon tại δC 151,6 nên khẳng định được đó là carbon C-4. Proton tại δH 8,10 (1H, s) tương tác với carbon C-4 chứng tỏ đó là proton H-2 và proton H-2 cũng tương tác với carbon tại δC 155,2 nên chứng tỏ carbon tại δC 155,2 là carbon C-6. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 23 được trình bày trong bảng 3.23. Từ các biện luận trên, kết hợp với tài liệu tham khảo[36], xác định hợp chất 23 là adenine. 3.1.24. Hợp chất 24: 5-(Hydroxymethyl)-2-furaldehyde Hợp chất 24 thu được dưới dạng dầu, màu vàng. Phổ 1H-NMR (Phụ lục 24a) cho tín hiệu proton của nhóm aldehyde (-CHO) tại δH 9,56 (1H, s), hai tín hiệu proton ghép cặp ortho với hằng số ghép đặc trưng của vòng furan tại δH 7,23 (1H, d; 3,5) và 6,52 (1H, d; 3,5). 66 Phổ 13C-NMR kết hợp phổ DEPT (Phụ lục 24b, 24c) cho tín hiệu sáu carbon, bao gồm 2 carbon bậc bốn mang oxy tại δC 161,0 và 152,3; 2 carbon methine tại δC 123,2 và 110,0; 2 carbon bậc hai tại δC 57,5 và 1 carbon carbonyl (C=O) tại δC 177,8. O H O HO 12 34 5 6 Hình 3.24: Cấu trúc hóa học hợp chất 24 Dựa vào các dữ liệu trên, cho phép dự đoán hợp chất 24 gồm có 1 vòng furan và 2 nhóm thế -CHO và -CH2OH. Phổ HMBC (Phụ lục 24e) cho thấy proton của nhóm aldehyde (-CHO) tương quan với carbon bậc bốn vòng thơm mang oxy tại δC 152,3; vậy đây là C-2. Carbon bậc bốn vòng thơm mang oxygen còn lại tại δC 161,0 là C-5. Hai proton của nhóm -CH2- cho tín hiệu tại δH 4,70 (2H, s) ngoài tương quan với carbon C-5 (δC 161,0) còn thể hiện tương quan với carbon bậc ba tại δC 110,0 suy ra đây là tín hiệu của carbon C-4. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 24 được trình bày trong bảng 3.24. Dựa vào các bảng số liệu phổ hợp chất 24 và so sánh tài liệu tham khảo[3] khẳng định hợp chất 24 là 5-(hydroxymethyl)-2-furaldehyde. Bảng 3.24: Dữ liệu phổ NMR hợp chất 24 Vị trí δC a,b [3] δC a,b δH a,c (J = Hz) 1 178,2 177,8 9,56 (1H, s) 2 153,4 152,3 - 3 123,7 123,2 7,23 (1H, d; 3,5) 4 110,2 110,0 6,52 (1H, d;3,5) 5 163,0 161,0 - 6 57,5 57,5 4,70 (2H, s) aCDCl3, b125MHz, c500 MHz 3.1.25. Hợp chất 25: Emodin-8-O-β-D-glucopyranoside Hợp chất 25 thu được dạng vô định hình, màu cam. Phổ HR-ESI-MS m/z: 433,1134 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho [C21H21O10] + là 433,1134) xác định công thức phân tử là C21H20O10. (Phụ lục 25a) Phổ 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6, δH ppm, J = Hz) (Phụ lục 25b) cho hai cặp tín hiệu ghép metha của proton thơm; một tại δH 7,46 (1H, br s, H-4) và 7,15 (1H, br s, H-2) và một tại δH 7,26 (1H, d; 2,5; H-5) và δH 6,97 (1H, d; 1,5; H-7) cùng với một tín 67 hiệu của nhóm methyl tại δH 2,40 ppm. Đồng thời, tín hiệu proton anomer tại δH 5,02 - 5,10 (1H, m, C-1') và nhóm -CH2- tại δH 3,71 (1H, d; 11,0) và 3,52 (1H, t; 6,0) đặc trưng của đường β-D-glucopyranoside. → HMBC Hình 3.25: Cấu trúc hóa học hợp chất 25 Bảng 3.25: Dữ liệu phổ NMR hợp chất 25 Vị trí δC a,b [79] δC a,c δH a,d (J = Hz) HMBC (1H-13C) COSY (1H-1H) 1 162,4 161,7 (1-OH) 13,23 (1H, s) 2 122,1 124,1 7,15(1H, brs) 3 145,4 146,7 - 4 120,4 119,2 7,46 (1H, brs) 5 108,2 108,8 7,26 (1H, d; 2,5) 6 164,5 164,8 - 7 108,4 108,5 6,97 (1H, d; 1,5) 8 161,8 161,2 - 9 185,7 186,2 - 10 180,5 181,2 - 11 110,9 112,9 - 12 134,7 136,4 - 13 113,1 114,5 - 14 131,6 132,1 - -CH3 21,4 21,4 2,40 (3H, s) Glc 1' 101,4 100,9 5,02-5,10 (1H, m) 8, 3', 5' 2' 2' 73,3 73,3 3,41 - 3,42 (1H, m) 1', 3', 4' 1', 3' 3' 76,3 76,3 3,33 (1H, m) 1', 2', 4', 5' 2', 4' 4' 69,6 69,5 3,23 - 3,26 (1H, m) 2', 3', 5', 6' 3', 5' 5' 77,7 77,3 3,41 - 3,42 (1H, m) 1', 3', 4', 6' 4', 6' 6' 60,4 60,6 3,71 (1H, d; 11,0) 3,50 (1H, t; 6,0) 4', 5' 5' aDMSO-d6, b75MHz, c125MHz, d500 MHz 68 Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT (Phụ lục 25c, 25d) cho 15 tín hiệu carbon đặc trưng của emodin tại δC 161,7 (C-1); 124,1 (C-2); 146,7 (C-3); 119,2 (C-4); 108,8 (C-5); 164,8 (C-6); 108,5 (C-7); 161,2 (C-8); 186,2 (C-9); 181,2 (C-10); 136,4 (C-11); 112,9 (C-12); 114,5 (C-13); 132,1 (C-14) và 21,4 (-CH3) và 6 tín hiệu carbon glucose tại δC 100,9 (C-1'); 73,3 (C-2'); 76,3 (C-3'); 69,5 (C-4'); 77,3 (C-5') và 60,6 (C-6'). Phổ HMBC (Phụ lục 25f) cho thấy proton anomer tại δH 5,02 - 5,10 (1H, m, H-1') tương tác với carbon C-8 tại δC 161,2; điều này khẳng định phần đường glucose gắn vào khung emodin tại vị trí C-8. Ngoài ra, trên phổ COSY (Phụ lục 25g), cho thấy có sự tương tác của các 2 proton liền kề nhau của phần đường glucose. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất 25 được trình bày trong bảng 3.25. Từ dữ liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR, kết hợp với phổ DEPT, COSY, HSQC, HMBC, các đặc trưng vật lý và so sánh với tài liệu đã công bố[79], cấu trúc hợp chất 25 được xác định là emodin-8-O-β-D-glucopyranoside. 3.2. Khả năng gây độc tế bào và tác dụng bảo vệ tế bào gan Phương pháp thử nghiệm khả năng gây độc tế bào và tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết/hoạt chất trên dòng tế bào HepG2 được nêu ra trong mục 2.3. Thử nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Dược lý, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các cao chiết n-hexane, EtOAc và MeOH được khảo sát tại 3 nồng độ 25, 50 và 100 µg/mL và ủ với dòng tế bào HepG2, theo dõi sự phát triển của tế bào sau 24, 48 và 72 giờ và được so sánh với hợp chất doxorubicin - hợp chất làm độc tế bào đã biết[56, 107]. Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3.26 và 3.27. (Phụ lục 26a-c, 27a-c, 28a-c, 29a-c) Các hợp chất tinh khiết được khảo sát tại 3 nồng độ 25, 50 và 100 µM và ủ với dòng tế bào HepG2. Sau 24 giờ, thay môi trường, tế bào được xử lý với CCl4 2 mM có hoặc không có hợp chất tinh khiết trong 24 giờ và được so sánh với hợp chất quercetin, hợp chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan đã biết[39, 51, 103]. Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3.28 và 3.29. (Phụ lục 30a, 30b) 69 Bảng 3.26: Khả năng gây độc tế bào của các cao chiết từ Màn màn hoa tím trên dòng tế bào HepG2 Nồng độ (µg/ml) OD570 trung bình ± SEM % so với mẫu chứng Cao n-hexane Cao EtOAc Cao MeOH Cao n-hexane Cao EtOAc Cao MeOH Lá Thân Chứng Lá Thân Chứng Lá Thân Chứng Lá Thân Lá Thân Lá Thân Xử lý tế bào trong 24 giờ 100 0,288 ± 0,006 0,281 ± 0,010 0,243 ± 0,002 0,228 ± 0,008 0,269 ± 0,002 0,213 ± 0,003 0,289 ± 0,009 0,293 ± 0,009 0,313 ± 0,012 110,7 108,3 107,0 126,4 92,3 93,7 50 0,299 ± 0,007 0,281 ± 0,008 0,260 ± 0,006 0,247 ± 0,007 0,266 ± 0,004 0,216 ± 0,007 0,287 ± 0,002 0,300 ± 0,010 113,8 107,0 114,7 123,6 91,9 95,9 25 0,292 ± 0,008 0,270 ± 0,007 0,263 ± 0,008 0,246 ± 0,009 0,250 ± 0,005 0,231 ± 0,007 0,270 ± 0,007 0,281 ± 0,010 111,0 102,7 97,9 108,1 86,2 90,0 DOX 10 0,149 ± 0,005 0,149 ± 0,005 0,164 ± 0,006 56,7 59,3 52,5 Xử lý tế bào trong 48 giờ 100 0,377 ± 0,006 0,402 ± 0,010 0,282 ± 0,005 0,331 ± 0,012 0,420 ± 0,003 0,265 ± 0,009 0,325 ± 0,006 0,313 ± 0,007 0,326 ± 0,005 110,5 117,8 124,9 158,4 99,7 95,9 50 0,358 ± 0,010 0,367 ± 0,004 0,341 ± 0,011 0,447 ± 0,012 0,396 ± 0,006 0,319 ± 0,004 0,351 ± 0,008 0,323 ± 0,010 94,9 97,1 140,1 124,3 107,4 98,9 25 0,369 ± 0,013 0,367 ± 0,005 0,378 ± 0,011 0,424 ± 0,011 0,360 ± 0,007 0,359 ± 0,005 0,313 ± 0,010 0,314 ± 0,007 97,7 97,2 118,2 100,3 96,0 96,3 DOX 10 0,113 ± 0,004 0,112 ± 0,003 0,091 ± 0,002 29,9 31,2 27,9 Xử lý tế bào trong 72 giờ 100 0,448 ± 0,011 0,429 ± 0,012 0,315 ± 0,010 0,446 ± 0,009 0,441 ± 0,014 0,289 ± 0,012 0,408 ± 0,011 0,403 ± 0,014 0,339 ± 0,022 126,9 121,4 154,0 152,2 120,3 118,6 50 0,395 ± 0,009 0,394 ± 0,016 0,353 ± 0,009 0,442 ± 0,011 0,420 ± 0,012 0,329 ± 0,009 0,408 ± 0,008 0,410 ± 0,017 99,1 98,7 134,2 127,6 120,1 120,8 25 0,380 ± 0,017 0,388 ± 0,011 0,399 ± 0,006 0,464 ± 0,011 0,441 ± 0,017 0,393 ± 0,006 0,443 ± 0,012 0,406 ± 0,010 95,2 97,3 118,2 112,3 130,6 119,5 DOX 10 0,071 ± 0,002 0,076 ± 0,001 0,068 ± 0,001 17,8 19,3 20,0 70 Bảng 3.27: Khả năng gây độc tế bào của các cao chiết từ Màn màn hoa vàng trên dòng tế bào HepG2 Nồng độ (µg/ml) OD570 trung bình ± SEM % so với mẫu chứng Cao n-hexane Cao EtOAc Cao MeOH Cao n-hexane Cao EtOAc Cao MeOH Lá Thân Chứng Lá Thân Chứng Lá Thân Chứng Lá Thân Lá Thân Lá Thân Xử lý tế bào trong 24 giờ 100 0,248 ±0,009 0,232 ±0,014 0,234 ± 0,004 0,276 ± 0,009 0,274 ± 0,009 0,244 ± 0,009 0,244 ± 0,011 0,267 ± 0,008 0,230 ± 0,007 99,3 92,9 113,1 112,2 106,2 116,3 50 0,271 ± 0,008 0,254 ± 0,008 0,250 ± 0,008 0,266 ± 0,008 0,256 ± 0,007 0,242 ± 0,005 0,225 ± 0,013 0,265 ± 0,011 104,6 98,0 109,9 105,7 97,9 115,5 25 0,285 ±0,006 0,260 ±0,004 0,259 ± 0,012 0,264 ± 0,003 0,258 ± 0,010 0,266 ± 0,004 0,248 ± 0,016 0,250 ± 0,013 109,8 100,3 99,2 96,7 108,2 108,7 DOX 10 0,157 ± 0,004 0,186 ± 0,006 0,119 ± 0,006 60,5 69,8 51,7 Xử lý tế bào trong 48 giờ 100 0,321 ± 0,009 0,314 ± 0,009 0,268 ± 0,008 0,293 ± 0,011 0,274 ± 0,009 0,271 ± 0,012 0,314 ± 0,008 0,322 ± 0,008 0,312 ± 0,007 99,2 97,2 108,4 101,4 100,9 103,4 50 0,347 ± 0,007 0,308 ± 0,011 0,306 ± 0,011 0,307 ± 0,012 0,304 ± 0,009 0,291 ± 0,008 0,315 ± 0,010 0,311 ± 0,002 96,0 85,4 105,7 104,6 101,2 99,8 25 0,344 ± 0,009 0,329 ± 0,008 0,365 ± 0,003 0,295 ± 0,014 0,297 ± 0,008 0,332 ± 0,004 0,329 ± 0,003 0,311 ± 0,005 95,4 91,0 88,9 89,4 105,6 99,8 DOX 10 0,129 ± 0,003 0,130 ± 0,006 0,114 ± 0,003 35,7 39,3 36,4 Xử lý tế bào trong 72 giờ 100 0,351 ± 0,017 0,405 ± 0,014 0,299 ± 0,019 0,371 ± 0,016 0,279 ± 0,013 0,303 ± 0,014 0,428 ± 0,019 0,365 ± 0,007 0,325 ± 0,008 105,4 121,7 122,3 92,2 131,7 112,3 50 0,401 ± 0,006 0,368 ± 0,005 0,333 ± 0,011 0,390 ± 0,016 0,374 ± 0,028 0,345 ± 0,012 0,383 ± 0,017 0,372 ± 0,013 106,1 97,2 113,1 108,3 117,8 114,5 25 0,407 ± 0,015 0,368 ± 0,015 0,378 ± 0,008 0,398 ± 0,011 0,356 ± 0,020 0,390 ± 0,017 0,364 ± 0,009 0,381 ± 0,014 107,5 97,3 102,1 91,4 112,0 117,2 DOX 10 0,073 ± 0,002 0,075 ± 0,001 0,066 ± 0,001 19,2 19,3 20,3 71 Bảng 3.28: Khả năng gây độc tế bào của các hợp chất trên dòng tế bào HepG2 Hợp chất Nồng độ (µM) OD570 trung bình ± SEM Chứng % so với mẫu chứng Quercetin 10 0,183 ± 0,004 0,191 ± 0,003 95,8 6 100 0,169 ± 0,172 0,161 ± 0,003 68,2 50 0,147 ± 0,139 0,177 ± 0,010 78,6 25 0,140 ± 0,132 0,194 ± 0,010 68,2 8 100 0,165 ± 0,010 0,161 ± 0,003 102,7 50 0,162 ± 0,008 0,177 ± 0,010 91,6 25 0,152 ± 0,008 0,194 ± 0,010 78,3 20 100 0,143 ± 0,006 0,161 ± 0,003 89,0 50 0,153 ± 0,018 0,177 ± 0,010 86,3 25 0,406 ± 0,018 0,194 ± 0,010 209,8 5 100 0,188 ± 0,010 0,161 ± 0,003 116,7 50 0,140 ± 0,003 0,177 ± 0,010 78,8 25 0,149 ± 0,009 0,194 ± 0,010 77,0 4 100 0,187 ± 0,012 0,161 ± 0,003 116,4 50 0,174 ± 0,006 0,177 ± 0,010 98,1 25 0,141 ± 0,004 0,194 ± 0,010 72,6 18 100 0,167 ± 0,012 0,161 ± 0,003 103,6 50 0,166 ± 0,008 0,177 ± 0,010 93,8 25 0,164 ± 0,006 0,194 ± 0,010 84,8 9 100 0,151 ± 0,007 0,161 ± 0,003 94,1 50 0,169 ± 0,008 0,177 ± 0,010 95,3 25 0,157 ± 0,003 0,194 ± 0,010 81,0 10 100 0,175 ± 0,004 0,161 ± 0,003 109,1 50 0,167 ± 0,005 0,177 ± 0,010 94,1 25 0,188 ± 0,005 0,194 ± 0,010 97,0 72 Bảng 3.29: Tác dụng phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào gan HepG2 do CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ của các chất phân lập từ cao MeOH lá/thân Màn màn hoa tím và Màn màn hoa vàng Mẫu thử và nồng độ OD570nm trung bình ± SEM % phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng CCl4 2 mM (-) CCl4 2 mM (+) Môi trường 0,191 ± 0,003 0,157 ± 0,010 Mẫu chứng DMSO 1% 0,161 ± 0,003 0,119 ± 0,004 Màn màn hoa tím Lá Hợp chất (100 µM) 6 0,172 ± 0,009 0,125 ± 0,005 13,3 8 0,165 ± 0,010 0,133 ± 0,003 32,3 5 0,188 ± 0,010 0,125 ± 0,009 14,1 Thân 20 0,143 ± 0,006 0,105 ± 0,008 -34,7 Màn màn hoa vàng Lá 4 0,187 ± 0,012 0,106 ± 0,005 -33,5 18 0,167 ± 0,012 0,150 ± 0,006 74,2 9 0,151 ± 0,007 0,147 ± 0,004 66,5 Thân 10 0,175 ± 0,004 0,146 ± 0,006 64,1 Đối chứng quercetin 10 µM 0,183 ± 0,004 0,184 ± 0,004 80,3 Kết quả cho thấy: Đa số các cao chiết n-hexane, EtOAc và MeOH từ thân và lá của Màn màn hoa tím, không làm giảm tỷ lệ tế bào sống ở 3 nồng độ khảo sát 25, 50 và 100 µg/mL so với mẫu chứng có nồng độ DMSO tương đương sau 24, 48 và 72 giờ tiếp xúc. Trong khi, mẫu đối chứng doxorubicin ở nồng độ 10 µg/mL làm giảm lần lượt khoảng 40%, 70% và 80% tỷ lệ tế bào HepG2 sống sau 24, 48 và 72 giờ. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với độc tính của doxorubicin.[55, 107] Đặc biệt, một số cao từ Màn màn hoa tím còn thể hiện tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào, làm tăng tỷ lệ tế bào sống khoảng 25% đến 60% so với mẫu chứng (p < 0,05). Cụ thể, cao EtOAc từ thân Màn màn hoa tím có tác dụng kích thích sự tăng trưởng tế bào ở nồng độ 50 và 100 µg/mL tại cả 3 thời điểm khảo sát 24, 48 và 72 giờ. Trong đó, sau 24 giờ tiếp xúc, cả 2 nồng độ 50 và 100 µg/mL đều làm tăng khoảng 25% tỷ lệ tế bào sống (p < 0,05); sau 48 và 72 giờ, kết quả tương tự nhau: Nồng độ 50 µg/mL làm tăng khoảng 25% - 30%, nồng độ 100 µg/mL làm tăng khoảng 50% - 60% 73 (p < 0,05). Cao từ lá Màn màn hoa tím cũng tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào HepG2 ở nồng độ 50 và 100 µg/mL, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê sau 48 và 27 giờ (tăng 25% - 50%, p < 0,05). Ở nồng độ 25 µg/mL, cao EtOAc của cả lá và thân Màn màn hoa tím đều làm tăng tỷ lệ tế bào sống so với mẫu chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đối với cao n-hexane và MeOH từ thân và lá Màn màn hoa tím, sau 24 và 48 giờ, không làm thay đổi tỷ lệ tế bào sống (p > 0,05). Tuy nhiên, sau 72 giờ, cao n-hexane ở nồng độ 100 µg/mL từ thân và lá làm tăng lần lượt 21,4% và 26,9% tỷ lệ tế bào sống so với mẫu chứng (p < 0,05). Sau 72 giờ tiếp xúc, cao MeOH từ cả thân và lá Màn màn hoa tím làm tăng khoảng 20% - 30% tỷ lệ tế bào sống so với mẫu chứng cả 3 nồng độ 25, 50 và 100 µg/mL (p < 0,05); không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tế bào sống giữa 3 nồng độ này (p > 0,05). Đối với Màn màn hoa vàng, các cao n-hexane, EtOAc và MeOH không thay đổi tỷ lệ tế bào sống có ý nghĩa thống kê so với mẫu chứng tương ứng cả 3 nồng độ khảo sát (25, 50 và 100 µg/mL) sau khoảng thời gian xử lý tế bào khác nhau là 24, 48 và 72 giờ (p > 0,05), ngoại trừ cao EtOAc, cao MeOH từ lá và cao n-hexane từ thân ở nồng độ 100 µg/mL làm tăng khoảng 20% - 30% tỷ lệ tế bào sống sau 72 giờ (p < 0,05). Khảo sát hoạt tính của 8 hợp chất phân lập được từ Màn màn hoa tím và Màn màn hoa vàng, cụ thể là cleomeside A (6), cleomeside B (8), quercetin-3-O-[β-D- glucopyranosyl-(1→2)]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside (5) từ cao lá và cleomeside C (20) từ cao thân của Màn màn hoa tím; quercetin-3-O-β-D- glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (4), kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl- 7-O-α-L-rhamnopyranoside (18), visconoside A (9) từ cao lá và visconoside B (10) từ cao thân của Màn màn hoa vàng. (Sơ đồ 1-4) Khảo sát khả năng gây độc tế bào với 8 hợp chất ở 3 nồng độ 25, 50 và 100 µM trên dòng tế bào HepG2 sau 24 giờ (Bảng 3.28) cho thấy ở nồng độ 100 µM, tất cả 8 hợp chất đều không làm thay đổi tỷ lệ tế bào sống, không thể hiện khả năng gây độc tế bào HepG2 (p < 0,05). Ở nồng độ 50 µM, đa số các chất làm giảm tỷ lệ tế bào sống không có ý nghĩa thống kê so với mẫu chứng tương ứng (p > 0,05), ngoại trừ hợp chất 5 và 6 làm giảm tỷ lệ tế bào sống có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở nồng độ 25 µM, các hợp chất 4, 5, 6 và 8 làm giảm khoảng 25% - 30% tỷ lệ tế bào sống (p < 0,05) trong khi hợp chất 9, 10 và 18 làm thay đổi không đáng kể tỷ lệ này (p < 0,05). Đặc biệt, hợp 74 chất 20 ở nồng độ 25µM làm tăng tỷ lệ tế bào sống 100 % so với mẫu chứng tương ứng (p < 0,05). Dựa trên kết quả thu được, tiến hành khảo sát tác động bảo vệ tế bào gan HepG2 của các hợp chất trên để phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào HepG2 do tác nhân độc gan CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ bằng phương pháp MTT. Kết quả được trình bày trong bảng 3.29. Kết quả cho thấy CCl4 2 mM ức chế sự tăng trưởng của tế bào HepG2, làm giảm tỷ lệ tế bào sống khoảng 20% - 25% so với mẫu chứng môi trường hoặc môi trường bổ sung DMSO 1% (p < 0,05). Kết quả này phù hợp với báo cáo trước đây về tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào HepG2 của CCl4 2 mM sau 24 giờ tiếp xúc. [39, 51, 103] Kết quả cũng cho thấy, dung môi DMSO 1% làm dung môi trung gian để hòa tan mẫu thử cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tế bào HepG2. Do đó, để đảm bảo kết quả chính xác, loại bỏ ảnh hưởng của DMSO, kết quả tác động bảo vệ tế bào gan của các hợp chất trên được so sánh với mẫu chứng bệnh CCl4 2 mM có bổ sung DMSO 1% của chất đối chứng quercetin được so sánh với mẫu bệnh xử lý tế bào với CCl4 2 mM. Về tác dụng bảo vệ tế bào gan, kết quả cho thấy sự ức chế tăng trưởng do CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ được phòng ngừa khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy quercetin 10 µM (p < 0,01). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tác dụng bảo vệ tế bào gan của quercetin 10 µM đã được báo cáo trước đây.[39, 51, 103] Từng hợp chất riêng lẻ không gây độc tế bào, tỷ lệ sống tế bào HepG2 thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với mẫu chứng DMSO 1% (p > 0,05). Ở nồng độ 100 µM, các hợp chất 8, 9, 10 và 18 thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan HepG2 phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào do CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ tiếp xúc (p < 0,05) trong đó các hợp chất 9, 10 và 18 thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan tốt với tỷ lệ phòng ngừa từ 65% đến 75%. 3.3. Nhận xét chung Màn màn hoa tím và Màn màn hoa vàng là hai loài dược liệu đã được người dân sử dụng để điều trị bệnh về gan rất hiệu quả. Trên thế giới, có nhiều công bố về hoạt tính sinh học của hai loài này, tuy nhiên những nghiên cứu về thành phần hóa học hai loài này chưa có nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 75 Các hợp chất flavonoid phân lập từ loài Màn màn hoa tím (C. chelidonii L.f.) Hợp chất R1 R2 R3 R4 2 OH OH Rha H 3 OH OH Glc H 5 OH OH Glc-(1→2)-Rha Rha 6 (Mới) OH OH Glc-(1→2)-Rha 4-acetyl-Rha 7 OH OH (6-Coumaroyl)-Glc-(1→2)-Rha Rha 8 (Mới) OH OH (6-Coumaroyl)-Glc-(1→2)-Rha 4-acetyl-Rha 16 H OH 2,4-Diacetyl-Rha H 19 H OH Rha -(1→6)-Glc H 20 (Mới) H OH [2-(6-Feruloyl)-3-(6-coumaroyl)-Glc]-Rha Rha Các hợp chất flavonoid phân lập từ loài Màn màn hoa vàng (C. viscosa L.) Hợp chất R1 R2 R3 R4 1 OH OH H Rha 4 OH OH Glc Rha 9 (Mới) OH OH Glc-(1→3)-(4-acetyl)-Rha Rha 10 (Mới) OH OH Sinapinoyl (1→6)- Glc-(1→3)-(4-acetyl)-Rha Rha 11 H OH CH3 H 12 H OCH3 CH3 H 13 H OH Glc H 14 H OH H Rha 15 H OH 4-Acetyl-Rha H 17 H OH Rha Rha 18 H OH Glc Rha 76 21 23 24 22 25 Kết quả nghiên cứu của luận án đã phân lập và xác định cấu trúc của 25 hợp chất, trong đó có 5 hợp chất mới lần đầu tìm thấy. Thành phần hóa học chính của hai loài này là các hợp chất flavonoid chủ yếu là dẫn xuất khung quercetin và kaempferol, điều này tương đồng với những nghiên cứu của các tác giả trước đây[5, 49] . Ngoài ra các hợp chất 2, 3, 5, 7, 11, 12, 13, 15, 16, 21, 22, 23, 24 và 25 mặc dù đã biết từ một số loài thực vật khác nhưng đây là lần đầu tiên tìm thấy chúng hiện diện trong chi Cleome. Các hợp chất 1, 4, 14, 17, 18 và 19 được tìm thấy trong các loài C. amplyocarpa, C. brachycarpa, C. chrysantha và C. droserifolia.[91], nhưng đây là lần đầu tìm thấy trong hai loài Màn màn hoa tím và Màn màn hoa vàng. Các hợp chất quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (4) và kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (18) có hàm lượng tương đối lớn trong lá Màn màn hoa vàng. Có thể sử dụng các hợp chất này như là chất chuẩn đối chiếu trong loài Màn màn hoa vàng. Ngoài ra, kết quả thử nghiệm hoạt tính bảo vệ gan trên các cao chiết và một số chất phân lập cho thấy đáp ứng trên mô hình thử nghiệm. Tác dụng bảo vệ gan của các cao chiết và một số hợp chất phân lập từ hai loài Màn màn phù hợp với báo cáo từ nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Quang và cs[4] cũng như các nghiên cứu trên thế giới. [13, 31, 55,59, 58, 105] Kết quả nghiên cứu trong luận án góp phần giải thích tác dụng trị viêm gan mạn tính của dược liệu Màn màn đã được sử dụng trong dân gian[1, 6, 8]. 77 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Từ hai loài Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.) tại tỉnh Bình Dương, bằng các phương pháp sắc ký, đã phân lập được 25 hợp chất tinh khiết, các hợp chất phân lập được chủ yếu là flavonoid, trong đó có 5 hợp chất mới và 20 hợp chất đã biết. Bằng các phương pháp phổ hiện đại như IR, UV, 1D-NMR, 2D-NMR, MS, HR-MS đã xác định được cấu trúc 25 hợp chất này như sau. ● Loài Màn màn hoa tím + 3 hợp chất mới: Cleomeside A (6), cleomeside B (8) và cleomeside C (20). + 10 hợp chất đã biết: Quercitrin (2), isoquercitrin (3), quercetin 3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-α-L- rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside (5), quercetin-3-O-[2"-O-(6'''-p- coumaroyl)-β-D-glucopyranosyl]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamnopyranoside (7), kaempferol-3-O-(2,4-O-diacetyl-α-L-rhamnopyranoside) (16), kaempferol-3-O-α- L-rhamnopyranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside (19), glycerol monostearate (21), ethyl α-galactopyranoside (22), adenine (23) và emodin-8-O-β-D-glucopyranoside (25). ● Loài Màn màn hoa vàng + 2 hợp chất mới: Visconoside A (9) và visconoside B (10). + 10 hợp chất đã biết: Quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (4), quercetin-7-O- α-L-rhamnopyranoside (1), kaempferol-3-O-methylether (11), kaempferol-3,4'-O- dimethylether (12), kaempferol-3-O-β-D-glucopyranoside (13), kaempferol-7-O-α-L- rhamnopyranoside (14), kaempferol-3-O-(4-O-acetyl-α-L-rhamnopyranoside) (15), kaempferol-3,7-O-α-L-dirhamnopyranoside (17), kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl- 7-O-α-L-rhamnopyranoside (18) và 5-(hydroxymethyl)-2-furaldehyde (24). Các cao chiết từ thân, lá của cả hai loài đều không có hoạt tính độc tế bào, thể hiện tác dụng tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào khoảng 20% - 30% sau 72 giờ. Cleomeside A (6), cleomeside B (8), cleomeside C (20), visconoside A (9), visconoside B (10), quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (4), 78 quercetin-3-O-[β-D-glucopyranosyl-(1→2)]-α-L-rhamnopyranoside-7-O-α-L-rhamno pyranoside (5), kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (18) đều không thể hiện hoạt tính độc tế bào. Hợp chất cleomeside C (20) làm tăng tỷ lệ tế bào sống 100% ở nồng độ 25µM. Các hợp chất cleomeside B (8), visconoside A (9), visconoside B (10) và kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosyl-7-O-α-L-rhamnopyranoside (18) thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan HepG2 và phòng ngừa sự ức chế tăng trưởng tế bào do CCl4 2 mM gây ra sau 24 giờ tiếp xúc ở nồng độ 100 µM, trong đó các hợp chất 9, 10 và 18 thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào gan tốt với tỷ lệ phòng ngừa 65% - 75%. KIẾN NGHỊ Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học và hoạt tính bảo vệ tế bào gan của Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) và Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.) ở Việt Nam. Tiếp tục nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan in vivo trên một số mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol, cyclophosphamide và ethanol. Dựa trên các kết quả thu được cho thấy dược liệu Màn màn có khả năng phát triển thành nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược ở nước ta. Cho nên cần có kế hoạch để bảo tồn và phát triển loài cây này. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiểu, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tập II, tr. 222-223. [2] Đỗ Thị Hồng Tươi, Lê Thị Thu Vân, Huỳnh Thị Kim Loan (2014), “Xây dựng mô hình in vitro mô phỏng tình trạng tổn thương tế bào gan bằng tác nhân CCl4 trên dòng tế bào HepG2”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), tr. 273-280. [3] Nguyen Thi Hoai Thu, Lam Phuc Khanh, Nguyen The Duy, Nguyen Thi Kim Chanh, Nguyen Kim Phi Phung, Poul Erik Hansen (2011), “Chemical constituents from leaves of Sonneratia alba J.E. Smith (Sonneratiaceae)”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 14, số T6-2011, tr. 11-17. [4] Nguyễn Tuấn Quang, Triệu Duy Điệt, Vũ Bình Dương, Chúc Mai Hiên (2011), “Đánh giá một số tác dụng sinh học của cao thân, lá, cây Màn màn tím (Cleome chelidonii L. f., Capparaceace)”, Tạp chí Y Dược học quân sự, số 3-2011, tr. 7-13. [5] Nguyễn Tuấn Quang, Triệu Duy Điệt, Vũ Bình Dương, Nguyễn Trung Hiếu, Chúc Mai Hiên (2011), “Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học của cây màn màn tím (Cleome chelidonii L.f.)”, Tạp chí Y Dược học quân sự, số 2-2011, tr. 40-45. [6] Phạm Hoàng Hộ (2003), “Cây cỏ Việt Nam”, Nhà xuất bản trẻ, tập I, tr. 597-598. [7] Sỹ Danh Thường (2009), “Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3”, Viện ST&TNSV-Viện KH&CN Việt Nam, 22/10/2009. [8] Võ Văn Chi (2003), “Từ điển thực vật thông dụng”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tập 1, tr. 711-712. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH [9] Ahmed S., Sultana M., Hasan M.M.U., Azhar I. (2011), “Analgesic and antiemetic activity of Cleome viscosa”, Pak. J. Bot., 43, pp. 119-122. [10] Ailian Z., Huayi Q., Qi Y., Guolin Z. (2006), “Chemical study on Rostellularia procumbens”, Chin. J. Appl. Environ. Biol., 12(2), pp. 170-175. 80 [11] Bainiwal L.K., Vijayvergia P., Vijayvergia R. (2013), “Determination of preliminary phytoconstituents, total phenolic and flavonoids contents in the roots, leaves and stems of Cleome viscosa Linn.”, Int. J. Biol. Pharmaceut. Res., 4(12), pp. 891- 895. [12] Barakat H.H., El-Mousallamy A.M.D., Souleman A.M.A., Awadalla S. (1991), “Flavonoids of Ochradenus baccatus”, Phytochemistry, 30(11), pp. 3777-3779. [13] Battu G., Pragada R., Murthy P.P., Rao E.S., Kiran P.M., Srikanth M., Praneeth V.S.D., Rao T.M. (2012), “In vitro anti-oxidant and hepatoprotective activities of Cleome chelidonii root extracts”, J. Pharm. Res., 5(6), pp. 3155-7. [14] Bawankule D.U., Chattopadhyay S.K., Pal A., Saxena K., Yadav S., Faridi U., Darokar M.P., Gupta A.K., Khanuja S.P.S. (2008), “Modulation of inflammatory mediators by coumarinolignoids from Cleome viscosa in female swiss albino mice”, Inflammopharmacology, 16(6), pp. 272-277. [15] Biswas S.M., Jana A. (2010), “Bioactivity of acid 2-amino-9-(4-oxoazetidin-2-yl) nonanoic from the root exudates Cleome viscosa ”, Bio-Research, 8(1), pp. 651-656. [16] Bose A., Gupta J.K., Dash G.K., Ghosh T., Si S., Panda D.S. (2007), “Diuretic and antibacterial activity of aqueous extract of Cleome rutidosperma DC.”, Indian J. Pharm. Sci., 69(2), pp. 292-294. [17] Bose A., Khuntia A., Gupta J.K., Si S.(2012), “Evaluation of central nervous system depressant activity of Cleome rutidosperma”, Alt. Med. Studies, 2(8), pp. 38-42. [18] Bose A., Mondal S., Gupta J.K., Ghosh T., Si S., Debbhuti D. (2007), “A study on antimicrobial activity of Cleome rutidosperma DC”, J. Nat. Rem., 7(1), pp. 132-134. [19] Bose A., Smith P.J., Lategan C.A., Gupta J.K., Si S. (2010), “Studies on in vitro antiplasmodial activity of Cleome rutidosperma”, Drug Res., 67(3), pp. 315-318. [20] Bose U., Bala V., Ghosh T.N., Gunasekaran K., Rahman A.A. (2011), “Antinociceptive, cytotoxic and antibacterial activities of Cleome viscosa leaves”, Braz. J. Pharmacog., 21(1), pp. 165-169. [21] Chakraborty A.K., Charde M.S., Roy H., Bhanja S., Behera M. (2010), “Comparative study of antioxidant activity between ethanolic and aqueous extract of Cleome rutidosperma”, Int. J. Pharm. Sci. Res., 1(11), pp. 112-116. [22] Chatterjee A., Chattopadhyay S.K., Tandon S., Kaur R., Gupta A.K., Maulik P.R., Kant R. (2013), “Isolation of a unique dipyridodiazepinone metabolite nevirapine 81 during large scale extraction of Cliv-92 from the seeds of Cleome viscosa”, Ind. Crops. Prod., 45, pp. 395-400. [23] Chattopadhyay S.K., Kumar S., Kaur R., Tandon S., Rane S. (2008), “Identification and quantification of two antihepatotoxic coumarinolignoids cleomiscosin A and cleomiscosin B in the seeds of Cleome viscosa using liquid chromatography-tandem mass spectrometry”, Biomed. Chromatogr., 23, pp. 340-356. [24] Chauhan J.S., Srivastava S.K., Srivastava S.D. (1979), “Kaempferide 3-glucuronide from the roots of Cleome viscosa”, Phytochemistry, 18(4), p. 69. [25] Devi B.C., Ramesh C. (2015), “Studies on anti-diabetic activity of Cleome viscosa in alloxan-induced diabetic rats”, S. Am. J. Acad. Res., 2(1), pp. 1-8. [26] Devi B.P., Boominathan R., Mandal S.C. (2003), “Evaluation of antipyretic potential of Cleome viscosa Linn. (Capparidaceae) extract in rats”, J. Ethnopharmacol., 87(1), pp. 11-13. [27] Devi B.P., Boominathan R., Mandal S.C.(2004), “Studies on psychopharmacological effects of Cleome viscosa Linn. extract in rats and mice”, Phytother. Res., 18(2), pp. 169-172. [28] Dey P.S.A., Manavalan R. (2009), “Effect of the methanolic extract of Cleome chelidonii on drug metabolizing enzymes, antioxidant status, chemomodulatory efficacy in mice”, J. Basic Appl. Sci., 5(1), pp. 37-46. [29] Dhanalakshmi, Kumar D.S., Prasad M.S., Koli V., Kumar B. P., Harani A. (2011), “Antimicrobial activity evaluation of Cleome viscose Linn.”, Eur. J. Exp. Biol., 1(1), pp.103-105. [30] El-Sayed M.M., Mahmoud M.A.A., El-Nahas H.A.K., El-Toumy S.A.H., El-Wakil E.A., Ghareeb M.A. (2010), “Bio-guided isolation and structure elucidation of antioxidant compounds from the leaves of Ficus sycomorus”, Pharmacology online, 3, pp. 317-332. [31] Ethadi S., Pragada R., Battu G. (2013), “Evaluation of anti-inflammatory and hepatoprotective activities of different extracts of Cleome chelidonii root in albino rats”, Int. J. Pharma Bio Sci., 4(4), pp. 111-119. [32] Faheemuddin M.D., Janarthan M., Durraivel S. (2013), “Evaluation of protective effect of Cleome viscosa extract on diet induced atherosclerosis in diabetic rats”, J. Chem. Pharm. Sci., 6(4), pp. 238-242. 82 [33] Gopal Y.V., Ravindernath A., Kalpana G., Reddy V.P. (2012), “Antitumor activity of Cleome viscosa against Ehrlich Ascites carcinoma (EAC) in Swiss albino mice”, Int. J. Phyto. Pharm., 2(2), pp. 51-55. [34] Gupta N.K., Dixit V.K. (2009), “Evaluation of hepatoprotective activity of Cleome viscosa Linn. extract”, Indian J. Pharmacol., 41(1), pp. 36-40. [35] Gupta N.K., Dixit V.K. (2009), “Hepatoprotective activity of Cleome viscosa Linn. extract against thioacetamide-induced hepatotoxicity in rats”, Nat. Prod. Res., 23(14), pp. 1289-1297. [36] Hiroyoshi M., Iizuka T., Nagai M., Hoshi K.(2003), “Adenine, an inhibitor of platelet aggregation from the leaves of Cassia alata”, Biol. Pharm. Bull., 26(9), pp. 1361-1364. [37] Holden P.R., James N.H., Brooks A.N., Roberts R.A., Kimber I., Pennie W.D. (2000), “Identification of a possible association between CCl4 induced hepatotoxicity and interleukin-8 expression”, J. Biochem. Mol. Toxic., 14(5), pp. 283-290. [38] Houglum K., Ramm G.A., Crawford D.H., Witztum J.L., Powell L.W., Chojkier M. (1997), “Excess iron induces hepatic oxidative stress and transforming growth factor beta1 in genetic hemochromatosis”, Hepatology, 26(3), pp. 605-610. [39] Huang W., Wan C., Zhou S. (2013), “Quercetin - A flavonoid compound from Sarcopyramis bodinieri with potential apoptotic activity in HepG2 liver cancer cells”, Trop. J. Pharm. Res., 12(4), pp. 529-533. [40] Hwang Y.P., Choi J.H., Kim H.G., Khanal T., Song G.Y., Nam M.S., Lee H.S., Chung Y.C., Lee Y.C., Jeong H.G. (2013), “Saponins, especially platycodin D, from Platycodon grandiflorum modulate hepatic lipogenesis in high-fat diet-fed rats and high glucose-exposed HepG2 cell”, Toxico. Appl. Pharm., 267(2), pp. 174-183. [41] Iredale J.P. (2007), “Model of liver fibrosis: exploring the dynamic nature of inflammation and repair in a solid organ”, J. Clin. Invest., 117(3), pp. 539-547. [42] Islam M.M., Islam M.Z., Shaekh M.P.E., Das P., Chowdhury H.K., Shahik S.M., Muzahid N.H., Khan M.A., Ekram A.E. (2014), “Screening of Cleome viscosa (L.) for dose mortality, insect repellency, cytotoxicity and larvicidal activities in the laboratory condition”, Int. J. Sci. Eng. Res., 5(1), pp. 2201-2212. [43] Jabloński J., Hołownia A., Jabłońska E., Moniuszko-Jakoniuk J., Braszko J., Iwanowska J., Marcińczyk M. (2005), “The effect of ethanol and nitric oxide on the N- 83 nitrosodimethylamine formation in HepG2 cells overexpressing CYP2E1”, Hum. Exp. Toxicol., 24(9), pp. 447-452. [44] Jain G.C., Agarwal S. (2006), “Favourable effect of Cleome viscosa L. on serum and hepatic lipids in hyperlipidemic rats”, Asian J. Exp. Sci., 20(2), pp. 331-336. [45] Jain N.K., Singhai A.K. (2012), “Ameliorative effects of Spinacia oleracea L. seeds on carbon tetrachloride (CCl4)-induced hepatotoxicity: In vitro and in vivo studies”, Asian Pac. J. Trop. Biomed., 2(1), pp. S232-S237. [46] Jana A., Biswas S.M. (2011), “Lactam nonanic acid, a new substance from Cleome viscosa with allelopathic and antimicrobial properties”, J. Biosci., 36(1), pp. 27-35. [47] Jane R.R., Patil S.D. (2012), “Cleome viscosa: An effective medicinal herb for otitis media”, Int. J. Sci. Nat., 3(1), pp. 153-158. [48] Jente R., Jaklipwic J., Olatunji G.A. (1990), “A cembranoid diterpene from Cleome viscosa”, Phytochemistry, 29(2), pp. 666-667. [49] Kapoor B.B.S., Mishra R. (2013), “Flavonoid contents from some Capparidaceous medicinal plants of North-West Rajasthan”, Indian J. Pharm. Biol. Res., 1(1), pp. 9-11. [50] Kerhoas L., Aouak D., Cingoz A., Routaboul J.M., Lepiniec L., Einhorn J., Birlirakis N. (2006), “Structural characterization of the major flavonoid glycosides from Arabidopsis thaliana seeds”, J. Agric. Food Chem., 54(18), pp. 6603-6612. [51] Kook D., Wolf A.H., Yu A.L., Neubauer A.S., Priglinger S.G., Kampik A., Welge- Lussen U.C. (2008), “The protective effect of quercetin against oxidative stress in the uman RPE in vitro”, Invest. Ophth. Vis. Sci., 49(4), pp. 1712-1720. [52] Koppula S., Ammani K., Bobbarala V. (2011), “Assessment of medicinal potentials of Cleome viscosa L. methanol extract”, Int. J. Chem. Anal. Sci., 2(2), pp. 12-14. [53] Kristanti A.N., Aminah N.S., Tanjung M. (2015), “Phenolic compounds from stem bark of Saccopetalumhors fieldii Benn”, Der Pharm. Lett., 7(3), pp. 149-152. [54] Kumar S., Ray A.B., Konno C., Oshima Y., Hikino H. (1988), “Cleomiscosin D, a coumarino-lignan from seeds Cleome viscosa”, Phytochemistry, 27(2), pp. 636-638. [55] Kumar S.V., Christina A.J.M., GeethaRani P.V., Nalini G., Chidambaranathan N. (2009), “Antifibrotic effect of Cleome viscosa Linn on CCl4 induced liver fibrosis”, Der Pharma Chemica, 1(2), pp. 92-96. [56] Lee T.K., Lau T.C., Irene O.Ng. (2002), “Doxorubicin-induced apoptosis and chemo sensitivity in hepatoma cell lines”, Cancer Chemoth. Pharm., 49(1), pp. 78-86. 84 [57] Li Z.C., Chen Z., Li X.R., Xu Q.M., Yang S.L. (2012), “Chemical constituents in roots and stems of Physalis alkekengi var. franchetii”, Chin. Trad. Herbal Drugs, 43(10), pp. 1910-1912. [58] Lima I.C., Nora R., Carvalho M.G., Douglas S.A. (2014), “Distribution and chemotaxonomic significance of phenolic compounds in Spermacoce verticillata (L.) G. Mey”, J. Pharm. Pharmacogn. Res., 2(1), pp. 14-18. [59] Mali R.G. (2010), “Cleome viscosa (wild mustard): A review on ethnobotany, phytochemistry and pharmacology”, Pharm. Biol., 48(1), pp. 105-112. [60] Martín-Renedo J., Mauriz J.L., Jorquera F., Ruiz-Andrés O., González P., González- Gallego J. (2008), “Melatonin induces cell cycle arrest and apoptosis in hepatocarcinoma HepG2 cell line”, J. Pineal Res., 45(4), pp. 532-540. [61] Masuda T., Jitoe A., Kato S., Nakatani N. (1991), “Acetylated flavonol glycosides from Zingiber zerumbet”, Phytochemistry, 30(7), pp. 2391-2392. [62] McCullough A.J. (2006), “Pathophysiology of nonalcoholic steatohepatitis”, J. Clin. Gastroenterol., 40(1), pp. 17-29. [63] Meex S.J., Andreo U., Sparks J.D., Fisher E.A. (2011), “Huh-7 or HepG2 cells: which is the better model for studying human apolipoprotein-B100 assembly and secretion?”, J. Lipid Res., 52(1), pp. 152-158. [64] Mehta K., Balaraman R., Amin A.H., Bafna P.A., Gulati O.D. (2003), “Effect of fruits of Moringa oleifera on the lipid profile of normal and hypercholesterolaemic rabbits”, J. Ethnopharmacol., 86(2-3), pp. 191-195. [65] Merekar A.N., Parjane S.K., Nirmal S.A., Laware R.B., Patel D.S. (2011), “Synergistic anthelmintic activity of rhizomes of Acorus calamus and aerial part of Cleome viscosa”, Pharmacology online, 2, pp. 1007-1009. [66] Mishra A., Mishra A.K., Jain S.K.(2010), “Anticonvulsant activity of Cleome viscosa seed extracts in Swiss albino mice”, Int. J. Pharm. Pharmaceut. Sci., 2(1), pp. 177-81. [67] Mismisuraya M.A., Alwi S.R.W., Chua L.S., Mustaffa A.A. (2015), “Review of hepatoprotective agents in herbs”, J. Eng. Sci. Technol., Special Issue, pp. 14-24. [68] Mobiya A.K., Patidar A.K., Selvam G., Jeyakandan M. (2010), “Hepatoprotective effect of Cleome viscosa L. seeds in paracetamol induced hepatotoxic rats”, Int. J. Pharm. Biol. Arch., 1(4), pp. 399-403. 85 [69] Mohammed A.E.I. (2015), “Phytoconstituents and the study of antioxidant, antimalarial and antimicrobial activities of Rhus tripartita growing in Egypt”, J. Pharmacogn. Phytochem., 4(2), pp. 276-281. [70] Mondal S., Dash G.K., Acharyya S. (2010), “Isolation of phytoconstituents from the roots of Cleome rutidosperma DC”, Drug Inv. Today, 2(1), pp. 92-95. [71] Mondal S., Dash G.K., Acharyya S., Brahma D.K. (2009), “Analgesic, anti- inflammatory and antipyretic studies of Cleome rutidosperma DC. roots”, J. Pharm. Res., 2(5), pp. 819-822. [72] Mondal S., Suresh P. (2012), “Wound healing activity of Cleome rutidosperma DC. roots”, Int. Curr. Pharm. J., 1(6), pp. 151-154. [73] Moya M., Benet M., Guzmán C., Tolosa L., Carmelo G.M., Pareja E., Castell J.V., Jover R. (2012), “Foxa1 reduces lipid accumulation in human hepatocytes and is down- regulated in nonalcoholic fatty liver”, Plos one, 7(1), e30014. [74] Nair S., Varalakshmi K.N. (2011), “Anticancer, cytotoxic potential of Moringa oleifera extracts on HeLa cell line”, J. Nat. Pharm., 2, pp. 138-142. [75] Nakajima K., Yamauchi K., Shigematsu S., Ikeo S., Komatsu M., Aizawa T., Hashizume K. (2000), “Selective attenuation of metabolic branch of insulin receptor down-signaling by high glucose in a hepatoma cell line, HepG2 cells”, J. Biol. Chem., 275(27), pp. 20880-20886. [76] Nakatani N., Jitoe A., Masuda T., Yonemori S. (1991), “Flavonoid constituents of Zingiber zerumbet Smith”, Agric. Biol. Chem., 55(2), pp. 455-460. [77] Okoro I.O., Umar I.A., Atawodi S.E., Anigo K.M. (2015), “Bioassay-guided evaluation of the antidiabetic activity of Cleome rutidosperma DC”, Int. J. Pharm. Pharm. Sci., 7(1), pp. 198-202. [78] Olszewska M., Wolbis M. (2002), “Further flavonoids from the flowers of Prunus spinosa L.”, Acta Pol. Pharm., 59(2), pp. 133-137. [79] Owis A.I. (2012), “Glycosides from Cassia brewsteri flowers growing in Egypt”, Asian J. Pharm. Life Sci., 2(4), pp. 428-435. [80] Pareek A., Godavarthi A., Issarani R., Nagori B.P. (2013), “Antioxidant and hepatoprotective activity of Fagonia schweinfurthii extract in CCl4 induced hepatotoxicity in HepG2 cell line and rats”, J. Ethnopharmacol., 150(3), pp. 973-981. 86 [81] Parimaladevi B., Boominathan R., Mandal S.C. (2003), “Studies on analgesic activity of Cleome viscosa in mice”, Fitoterapia, 74(3), pp. 262-266. [82] Patil R.C., Wavhal S.D., Yadav S.S., Deshpande V.D. (2012), “Antibacterial and bioenhancing activity of ethyl acetate extract of Cleome rutidosperma leaves”, J. Pharm. Res., 5(1), pp. 557-559. [83] Priyanka S., Sayanti G., Monideepa B., Lekhya P.C., Bhaskara R.K.V. (2014), “Phytochemical composition, antimicrobial, hemolytic activity and HPLC analysis of ethanolic extract Cleome viscosa stems”, Res. J. Pharm. Tech., 7(10), pp. 1140-1144. [84] Rahman S.M.M., Munir S., Hossain M.A. (2008), “Phytochemical study of the arial parts of Cleome rutidosperma DC. Plant”, Indo. J. Chem., 8(3), pp. 459-462. [85] Rao B.S., Reddy K.E., Parveen K., Narendra B.L., Shekhar S.C., Mangala L. (2014), “Effects of Cleome viscosa on hyperalgesia, oxidative stress and lipid profile in STZ induced diabetic neuropathy in Wistar rats”, Pak. J. Pharm. Sci., 27(5), pp. 1137-45. [86] Ray A.B., Chaitopadhyay S.K., Kumar S. (1985), “Structures of cleomiscosins, coumarinolignoids of Cleome viscosa seeds”, Tetrahedron, 41(1), pp. 209-214. [87] Sahu S.C. (2007), “Hepatotoxicity: From genomics to in vitro and in vivo models”, Wiley, England, pp. 25-28. [88] Sakthivadivel M., Gunasekaran P., Mathew J., Samraj A., Arivoli S., Tennyson S. (2014), “Evaluation of larvicidal efficacy of Cleome viscosa L. (Capparaceae) aerial extracts against Culex quinquefasciatus Say (Diptera: Culicidae)”, Asian Pac. J. Trop. Dis., 4(2), pp. S795-S798. [89] Saradha J.K., Rao B.S. (2010), “In vitro antibacterial activity of Cleome viscosa Linn.”, Pharma Science Monitor, 1(2), pp. 71-78. [90] Senthamilselvi M.M., Kesavan D., Sulochana N. (2012), “An anti-inflammatory and anti-microbial flavone glycoside from flowers of Cleome viscosa”, Org. Med. Chem. Lett., 2(19), pp. 1-5. [91] Sharaf M., El-Ansari M.A., Saleh N.A.M. (1997), “Flavonoids of Four Cleome and Three Capparis Species”, Biochem. Syst. Ecol., 25(2), pp. 161-166. [92] Shimizu Y., Maeda T., Hidaki Y., Tani H., Morita N. (2003), “Identification and effect of ethyl galactoside on the properties and baking quality of dough”, Food Res. Int., 36, pp. 373-379. 87 [93] Singletary K., MacDonald C., Wallig M., Fisher C. (1996), “Inhibition of 7,12- dimethylb enzanthracene (DMBA)-induced mamary tumorigenesis and DMBA-DNA adduct formation by curcumin”, Cancer Lett., 103(2), pp. 137-141. [94] Song N., Xu W., Guan H., Liu X., Wang Y., Nie X. (2007), “Several flavonoids from Capsella bursa-pastoris (L.) Medic.”, Asian J. Tradit. Med., 2(5), pp. 218-222. [95] Soudamini K.K., Unnikrishnan M.C., Soni K.B., Kuttan R. (1992), “Inhibition of lipid peroxidation and cholesterol levels in mice by curcumin”, Indian J. Physiol. Pharmacol., 36(4), pp. 239-243. [96] Sridhar N., Kiran B.V.V.S., Sasidhar D.K., Kanthal L.K. (2014), “In vitro antimicrobial screening of methanolic extracts of Cleome chelidonii and Cleome gynandra”, Bangladesh J. Pharmacol., 9(2), pp. 161-166. [97] Srivastava S.K. (1980), “Stigmasta-5,24(28)-diene-3β-O-α-L-rhamnoside from Cleome viscosa”, Phytochemistry, 19(11), pp. 2510-2511. [98] Srivastava S.K., Chauhan J.S., Srivastava S.D. (1979), “A new naringenin glycoside from Cleome viscosa”, Phytochemistry, 18(12), pp. 2057-2058. [99] Sudhakar M., Rao Ch.V., Rao P.M., Raju D.B. (2006), “Evaluation of antimicrobial activity of Cleome viscosa and Gmelina asiatica”, Fitoterapia, 77, pp. 47-49. [100] Tomar A., Tomar Y., Sati A., Rawat S., Sati S.C. (2015), “Antimicrobial activity of Cleome viscosa (seed)”, Eur. J. Pharm. Med. Res., 2(4), pp. 271-274. [101] Wake R.R., Patil N.A., Khadabadi S.S. (2011), “In vitro antimicrobial activity of extracts of seeds of Cleome viscosa”, Int. J. Pharm. Sci. Res., 2(8), pp. 2232-2236. [102] Wei Y., Xie Q., Fisher D., Sutherland I.A. (2011), “Separation of patuletin-3-O- glucoside, astragalin, quercetin, kaempferol and isorhamnetin from Flaveria bidentis Kuntze by elution-pump-out high-performance counter-current chromatography”, J. Chromatogr. A, 1218, pp. 6206-6211. [103] Weng C.J., Chen M.J., Yeh C.T, Yen G.C. (2011), “Hepatoprotection of quercetin against oxidative stress by induction of metallo thionein expression through activating MAPK and PI3K pathways and enhancing Nrf2 DNA-binding activity”, New Biotechnology, 28(6), pp. 768-777. [104] Williams L.A.D., Vasques E., Reid W., Porter R., Kraus W. (2003), “Biological activities of extract from Cleome viscosa”, Naturwissenschaften, 90(10), pp. 468-472. 88 [105] Yadav N.P., Chanda D., Chattopadhyay S.K., Gupta A.K., Pal A. (2010), “Hepato protective effects and safety evaluation of coumarinolignoids isolated from Cleome viscosa seeds”, Indian J. Pharm. Sci., 72(6), pp. 759-765. [106] Yao H.R., Liu J., Plumeri D., Cao Y.B., He T., Lin L., Li Y., Jiang Y.Y., Li J., Shang J. (2011), “Lipotoxicity in HepG2 cells triggered by free fatty acids”, Am. J. Transl. Res., 3(3), pp. 284-291. [107] Ye N., Qin J., Liu X., Shi W., Lin B. (2007), “Characterizing doxorubicin-induced apoptosis in HepG2 cells using an integrated microfluidic device”, Electrophoresis, 28(7), pp. 1146-1153. [108] Zhang Y., Morikawa T., Nakamura S., Ninomiya K., Matsuda H., Muraoka O., Yoshikawa M. (2007), “Bioactive constituents from chinese natural medicines. XXV. New flavonol bisdesmosides, sarmenosides I, II, III, and IV, with hepato protective activity from Sedum sarmentosum”, Heterocycles, 71, pp. 1565-1576. 89 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ● Phan Nhat Minh, Mai Dinh Tri, Nguyen Tan Phat, Bui Trong Dat, Nguyen Ngoc Hanh, Ngo Quoc Luan, Ma Thi Thu Thanh & Chung Hoang Huynh (2015), “Two new flavonol glycosides from the leaves of Cleome chelidonii L.f.”, Journal of Asian Natural Products Research, 17(4), pp. 338-342. ● Phan Nhật Minh, Mai Đình Trị, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Hạnh, Mã Thị Thu Thanh, Chung Hoàng Huynh (2014), “Góp phần khảo sát thành phần hóa học lá Màn màn hoa tím”, Tạp chí Dược liệu, số 2-2014, tr. 106-109. ● Phan Nhật Minh, Mai Đình Trị, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Hạnh (2013), “Cleomeside A, một coumaroyl flavonol glycoside mới từ lá cây Màn màn tím Cleome chelidonii L.f.”, Tạp chí Hóa Học, T.51(6ABC), tr. 78-81. ● Phan Nhật Minh, Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm Thúy, Mai Đình Trị, Nguyễn Tấn Phát, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Hồng, Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh (2015), “Phân lập quercetin diglycoside và kaempferol tetraglycoside và hoạt tính bảo vệ gan của cao methanol thân cây Màn màn hoa vàng (Cleome viscosa L.) và Màn màn hoa tím (Cleome chelidonii L.f.) trên mô hình gan chuột bị gây độc bằng CCl4”, Tạp chí Hóa học, T.53(4e3), tr. 1-6. ● Phan Nhật Minh, Nguyễn Tấn Phát, Lê Tiến Dũng, Nguyễn Việt Thống, Lê Thị Thùy Dương, Mai Thanh Phong, Mai Đình Trị (2015), “Flavonol glycoside phân lập từ lá cây Màn màn hoa vàng Cleome viscosa L.”, Tạp chí Hóa học, T.53(6e1,2), tr. 237-240.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_cay_man_man_hoa_tim_cl.pdf
Luận văn liên quan