Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài markhamia stipulata var. canaense v.s. dang và stereospermum binhchauensis v.s. dang thuộc họ quao (bignoniaceae)

Về thành phần hóa học của cây thiết đinh Cà Ná (M. stipulata var. canaense V.S. Dang) chủ yếu là triterpenoid và flavonoid. Các triterpen có khung cơ bản là cycloartane đã được tìm thấy loài M. lutea. Tuy nhiên các cycloartane của loài M. stipulata var. canaense V.S. Dang có nhóm hydroxy gắn ở vị trí C-7 (MS02, MS04, MS05) đã đem lại sự mới mẻ về cấu trúc so với các cycloartane đã được phân lập từ loài M. lutea cũng như các loài khác. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên phát hiện trong chi Markhamia nhóm hợp chất glycolipid dưới dạng các dẫn xuất của glycerol (MS16) và phytosphingolipid (MS17). Về thành phần hóa học của cây quao Bình Châu S. binhchaunesis V.S. Dang là coumarin, iridoid, triterpenoid, và flavonoid. Đây là lần đầu tiên phát hiện các hợp chất flavonoid (SB01, SB02, SB03, SB04) và flavanoid (SB05, SB06) trong chi Stereopermum, trong khi các loài khác S. acuminatissimum, S. kunthianum, S. personnatum, S. suaveolens and S. zenkeri thì quinone là rất thường gặp đã đem lại sự mới mẻ về thành phần hóa học trong chi Stereopermum

pdf126 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loài markhamia stipulata var. canaense v.s. dang và stereospermum binhchauensis v.s. dang thuộc họ quao (bignoniaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân tử giả với m/z: ([M+H] + = 283,28 cho phép xác định CTPT của SB01 là C17H14O4. Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT (phụ lục 18b, 18c) của SB01 cho các tín hiệu cộng hưởng của 17 carbon: trong đó có 1 carbon carbonyl, 4 carbon vòng thơm mang oxy, 10 carbon vòng thơm không mang oxy, và 2 carbon methoxy giúp xác định SB01 là flavonoid khung chrysin mang 2 nhóm thế methoxy. Phổ 1H-NMR (phụ lục 18d) của SB01 cũng chứng tỏ là khung chrysin mang 2 nhóm thế methoxy với các tín hiệu: 2 proton methine vòng thơm ghép cặp meta với nhau ở δH 6,41 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6) và 6,72 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-8), 5 proton methine vòng thơm ở δH 7,95 (2H, dd, J = 2,0 và 8,0 Hz, H-2', H-6'), δH 7,49 (3H, m, H-3', H-4', H-5'), 1 proton olefin ở δH 6,68 (1H, s, H-3). Ngoài ra, còn có sự hiện diện 6 proton của hai nhóm methoxy ở δH 3,79 (3H, s, 5-OCH3) và 3,85 (3H, s, 7-OCH3), 83 Phổ HMBC (phụ lục 18e) của SB01 cho thấy 6 proton của hai nhóm methoxy ở δH 3,79 (3H, s, 5-OCH3) và 3,85 (3H, s, 7-OCH3) lần lượt cho tương quan với 2 carbon vòng thơm mang oxy ở δC 160,1 (C-5) và δC 163,6 (C-7) đã giúp xác nhận 2 nhóm methoxy δC 55,9 (5-OCH3) gắn vào δC 160,1 (C-5) và δC 55,7 (7-OCH3) gắn vào δC 163,6 (C-7) khung flavonoid. Tóm lại từ các dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với tài liệu tham khảo[96], cấu trúc của SB01 được xác định là 5,7-dimethoxyflavone (chrysin 5,7-dimethyl ether). Hình 4.25: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB01 4.2.19. Kaempferol (SB02) Phổ 1 H-NMR (phụ lục 19a) của SB02 cho các tín hiệu proton: 2 proton vòng thơm ghép cặp meta ở δH 6,53 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8) và δH 6,27 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 4 proton vòng thơm ghép cặt ortho ở δH 8,14 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-2', H-6') và δH 7,01 (2H, d, J = 8,5 Hz, H-3', H-5'). Ngoài ra còn có 1 proton của nhóm hydroxyl kiềm nối ở δH 12,16 (1H, s, OH-5) cho thấy SB02 là một flavonoid. Phổ 13C-NMR kết hợp với DEPT (phụ lục 19b, 19c) của SB02 cho các tín hiệu cộng hưởng của 15 carbon tương tự như MS09. Nhưng SB02 bị mất tín hiệu của carbon methine vòng thơm ở δC 102,8 (C-3) thay vào đó tín hiệu của 1 carbon vòng thơm mang oxy ở δC 136,6 (C-3), đã giúp xác định SB02 là flavonoid mang 4 nhóm thế hydroxy ở C-5, C-3, C-7 và C-4'. Tóm lại từ các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [97], cấu trúc của SB02 được xác định là 3,5,7,4'-tetrahydroxyflavon (kaempferol). 84 Hình 4.26: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB02 4.2.20. Luteolin (SB03) Dựa vào dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR (phụ lục 20a, 20b) của SB03 hoàn toàn giống MS10 và so sánh với tài liệu tham khảo cấu trúc của SB03 được xác định là Luteolin Hình 4.27: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB03 4.2.21. Luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside (SB04) Dựa vào dữ liệu phổ ESI-MS, 1H-NMR và 13C-NMR (phụ lục 21a,21b, 21c) của SB04 hoàn toàn giống MS14 và so sánh với tài liệu tham khảo cấu trúc của SB04 được xác định là luteolin7-O-β-D-glucopyranoside. 85 Hình 4.28: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB04 4.2.22. Naringenin 7-O-β-D-glucopyranoside (SB05) Phổ ESI-MS (phụ lục 22a) cho mũi ion phân tử giả với m/z: ([M+Na]+ = 457,19 cho phép xác định CTPT của SB05 là C21H22O10. Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR (phụ lục 22b, 22c) của SB05 tương tự như MS12, cho thấy SB05 có khung aglycon là naringenin. Tuy nhiên SB05 còn có 1 carbon acetal ở δC 99,6 (C-1’’) tương ứng với proton anomer ở δH 4,95 (1H, d, J = 8,0 Hz, H- 1''); 4 carbon oxymethine ở δC 73,0-77,1 (C-2''C-5''); 1 carbon oxymethylen ở δC 60,5 (C-6’’) cho thấy sự hiện diện của 1 đơn vị đường β-D-glucopyranoide (Glc). Phổ HMBC (hình 4,29, phụ lục 22d) của SB05 cho thấy proton anomer ở δH 4,95 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-1'') tương tác với carbon vòng thơm kề oxy ở δC 165,2 (C- 7), chứng tỏ đơn vị đường Glc gắn vào aglycon ở vị trí C-7. Từ các dữ liệu phổ ESI-MS, NMR và so sánh với tài liệu [98], cấu trúc của SB05 được xác định là narigenin 7-O-β-D-glucopyranoside. Hình 4.29: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB05 86 4.2.23. Eriodictyol 7-O-β-D-glucopyranoside (SB06) Dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR kết hợp DEPT(phụ lục 23a, 23b, 23c) tương tự như SB05 chứng tỏ SB06 cũng là một flavonoid mang một đơn vị đường β-D-glucose. Tuy nhiên SB06 bị mất đi tín hiệu của một carbon methine vòng thơm ở 115,1 (C-3') thay vào đó tín hiệu của carbon tứ cấp vòng thơm mang oxy ở 145,2 (C-3') chứng tỏ khung aglycon của SB06 là eriodictyol. Ngoài ra phổ HMBC (hình 4,30, phụ lục 23d) cho thấy sự tương quan của proton anome ở 4,98 (1H, d, J = 7,5, H-1) với carbon tứ cấp vòng thơm mang oxy ở 165,2 (C-7) xác định đơn vị đường β-D-glucose gắn vào vị trí (C-7). Tóm lại từ dữ liệu phổ NMR kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo [98,99], cấu trúc của SB06 được xác định là eriodictyol 7-O-β-D-glucopyranoside. Hình 4.30: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB06 4.2.24. Specioside (SB07) Phổ ESI-MS (phụ lục 24a) cho mũi ion phân tử giả với m/z: ([M+Na]+ = 531,08 cho phép xác định CTPT của SB07 là C24H28O12. Phổ 1H-NMR và 13C-NMR kết hợp với DEPT (phụ lục 24b,24c, 24d) cho thấy SB07 có 24 carbon, trong đó có 9 carbon gồm: 1 carbon carbonyl ở δC 166,6 (C-1), 1 carbon vòng thơm mang oxy ở δC 160,0 (C-7), 1 carbon vòng thơm ở δC 125,0 (C- 87 4), 4 carbon methine vòng thơm tương quan với 4 proton methine vòng thơm ghép cặp ortho với nhau ở δH 7,58 (2H, d, J = 9,0, H-5'', H-9) và 6,80 (2H, d, J = 8,5, H- 6, H-8), 2 carbon olefin ngoài vòng tương quan với 2 proton olefin ghép trans ở δH 7,62 (1H, d, J = 16,0, H-3) và 6,47 (1H, d, J = 16,0, H-2), cho thấy SB07 có một nhánh p-trans-coumaroyl. Ngoài ra SB07 còn có 1 carbon acetal ở δC 97,8 (C-1) tương quan với proton anomer ở δH 4,61 (1H, d, J = 7,5, H-1), 4 carbon oxymethine ở δC 70,2-77,4 (C-2C-5) và 1 carbon oxymethylen mang oxy ở δC 61,4 (C-6) tương quan với 2 proton oxymethylen ở δH 3,71 (1H, dd, J = 7,5 và 13,0, H-6a) và 3,41-3,45 (1H, m, H-6b), giúp xác định đơn vị đường β-D-glucopyranoside (β-D-Glc). Như vậy phần aglycon của SB07 có 9 carbon gồm: 2 carbon olefin ở δC 141,1 (C-3), 101,7 (C- 4), 1 carbon acetal ở δC 93,0 (C-1), 1 carbon bậc bốn mang oxy ở δC 65,7 (C-8), 2 carbon oxymethine ở δC 79,2 (C-6), 58,2 (C-7), 1 carbon oxymethylen ở δC 58,5 (C- 10) và 2 carbon methine ở δC 35,0 (C-5), 42,0 (C-9) lần lượt tương quan với 2 proton olefin ở δH 6,42 (1H, dd, J = 1,5 và 6,0, H-3) và 4,93 (1H, dd, J = 4,0 và 6,0, H-4), 1 proton anomer ở δH 5,10 (1H, d, J = 9,0, H-1), 2 proton oxymethine ở δH 4,97-5,00 (1H, m, H-6) và 3,65 (1H, br s, H-7), 2 proton methine δH 2,45-2,48 (1H, m, H-5) và 2,45 (1H, d, J = 8,0 và 8,5, H-9), chứng tỏ SB07 có phần aglycon là iridoid. Phổ HMBC (hình 4,31, phụ lục 24e) cho thấy proton methine δH 2,45-2,48 (1H, m, H-5) và 2,45 (1H, d, J = 8,0 và 8,5, H-9) đều cho tương tác với carbon acetal ở δC 93,0 và carbon oxymethine ở δC 79,2. Đồng thời proton olefin ở δH 6,42 (1H, dd, J = 1,5 và 6,0, H-3) cho tương tác với carbon acetal ở δC 93,0 nên carbon acetal này phải là C-1 và carbon oxymethine C-6. Mặt khác 2 proton của 2 carbon này ở δH 5,10 (1H, d, J = 9,0, H-1) và δH 4,97-5,00 (1H, m, H-6) lần lượt cho tương tác với carbon acetal ở δC 97,8 (C-1’) và 1 carbon carbonyl ở δC 166,6 (C-1), giúp chứng minh đơn vị đường β-D-Glc và dây nhánh p-trans-coumaroyl lần lượt gắn vào khung iridoid ở vị trí C-1 và C-6. Tóm lại từ các dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với tài liệu [100,101], cấu trúc của SB07 được xác định là 6-O-p-trans-coumaroylcatalpol (specioside). 88 Hình 4.31: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB07 4.2.25. Lupeol (SB08) Phổ APCI-MS (phụ lục 25a) cho mũi ion phân tử giả với m/z: ([M-OH]+ = 409,42) cho phép xác định CTPT của SB08 là C30H50O. Phổ 13C-NMR kết hợp DEPT (phụ lục 25b, 25c) cho tín hiệu cộng hưởng của 30 carbon: 1 carbon olefin, 1 carbon exo-methylene, 1 carbon oxymethine, 5 carbon tứ cấp, 5 carbon methine, 10 carbon methylene, và 7 carbon methyl. Sự hiện diện của 7 nhóm methyl, 1 carbon olefin ở 150,1 (C-20), và 1 carbon exocyclic methylene ở 109,5 (C-29) giúp xác nhận khung sườn 3β-hydroxylup-20(29)-ene. Phổ 1H-NMR (phụ lục 25d) cũng giúp xác nhận lại SB08 là một lupeol, với các tín hiệu: 2 proton olefin ở 4,68 (brs, H-29a) và 4,54 (brs, H-29b) đặc trưng 2 proton exo-methylen; 3 proton methyl ở δH 1,64 (s, H-30); 1 proton oxymethine ở δH 2,97 (1H, ddd, 5,0, 5,5, 11,0, H-3); và 6 nhóm methyl bậc ba ở δH 0,65-0,98. Phổ HMBC (hình 4,32, phụ lục 25e) cho thấy các tương quan giữa proton oxy methine ở δH 2,97 (1H, ddd, J = 5,0, 5,5 và 11,0 Hz, H-3) với 2 carbon methyl ở δC 28,0 (C-23) và δC 15,6 (C-24); 2 proton exo-methylene ở δH 4,68 (1H, brs, H-29a), δH 4,55 (1H, brs, H-29b) và 3 proton methyl ở δH 1,64 (3H, s, H-30) cùng cho tương quan với carbon methine ở δC 47,3 (C-19) và carbon tứ cấp δC 150,1 (C-20) chứng tỏ nhóm isopropenyl gắn carbon tại C-19 của khung 3β-hydroxylup-20(29)-en. Tóm lại từ các dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với tài liệu [102], cấu trúc của SB08 được xác địn là 3β-hydroxylup-20(29)-en (lupeol). 89 Hình 4.32: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB08 4.2.26. Acid oleanoic (SB09) Dựa vào dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR (phụ lục 26b, 26d) của SB09 hoàn toàn giống MS06 và so sánh với tài liệu tham khảo cấu trúc của SB09 được xác định là acid oleanoic. Hình 4.33: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB09 4.2.27. Bergapten (SB10) Phổ 1H-NMR (phụ lục 27a) cho các tín hiệu: 3 proton methoxy ở 4,33 (s, 5- OCH3), 1 proton vòng thơm ở 7,14 (s, H-8), 2 proto olefin ghép cis ở 8,19 (1H, d, J = 10,0, H-4) và 6,24 (1H, d, J = 10,0, H-3), đặc trưng cho khung coumarin; 2 proton vòng thơm ghép cis của vòng furan ở 7,83 (1H, d, J = 2,0, H-2’) và 7,28 (1H, d, J = 2,5, H-3’). Phổ 13C-NMR kết hợp phổ DEPT (phụ lục 27b, 27c) cho thấy tín hiệu 12 carbon: 1 carbon carbonyl 160,7 (C-2), 4 carbon vòng thơm mang oxy, 6 carbon vòng thơm, và 1 carbon methoxy giúp xác nhận khung sườn furocoumarin. 90 Phổ HMBC (hình 4.34, phụ lục 27d), 2 proton olefin ở δH 8,19 (H-4) và 6,23 (H-3) cùng tương quan với carbon carbonyl nhóm chức ester ở δC 160,7 (C-2). Bên cạnh đó, proton ở δH 8,19 (H-4) có thêm tương quan với 2 carbon bậc bốn mang oxygen ở δC 153,9 (C-8a) và 150,9 (C-5), còn proton ở δH 6,23 (H-3) cho tương quan với carbon bậc bốn ở δC 107,2 (C-4a). Thêm nữa, proton ở δH 7,13 (H-8) cũng cho tương quan với hai carbon C-4a và C-8a.Vậy vòng furan sẽ gắn vào khung coumarin ở vị trí C-6 và C-7. Ngoài ra trên phổ HMBC cho thấy tín hiệu tương quan giữa 3 proton methoxy 4,33 (3H, s, 5-OCH3) và carbon vòng thơm mang oxy ở 150,9 (C-5) chứng tỏ nhóm OCH3 gắn vào vị trí C-5. Tóm lại dựa vào dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [103], cấu trúc của SB10 được xác định là bergapten. Hình 4.34: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB10 4.2.28. 5,7- Dihyroxychoromone (SB11) Phổ APCI-MS (phụ lục 28a) cho mũi ion phân tử giả với m/z: ([M-H]- m/z = 177,68) cho phép xác định CTPT của SB11 là C9H6O4. Phổ 13C-NMR kết hợp DEPT (phụ lục 28b, 28c) của SB11 xuất hiện 9 tín hiệu cộng hưởng gồm 1 carbon carbonyl ở δC 181,8 (C-4), 4 carbon vòng thơm mang oxy, 4 carbon vòng thơm. Ngoài ra phổ 1H-NMR (phụ lục 26d) của hợp chất SB11 xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng của 2 proton vòng thơm ghép cặp meta ở δH 6,28 (1H, s, H-6); δH 6,35 (1H, s, H-8), và 2 proton ghép cis ở δH 7,75 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-2); δH 6,19 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-3), cho phép dự đoán SB09 có khung căn bản là chromone. Phổ HMBC (hình 4,35, phụ lục 28e) cho thấy proton ở δH 7,75 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-2) và δH 6,19 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-3) đều cho tương quan với 1 carbon carbonyl ở δC 181,8 (C-4). Mặt khác, 2 proton ở δH 7,75 (H-2) và δH 6,19 (H-3) lần lượt tương quan với carbon vòng thơm mang oxygen ở δC 158,3 và carbon vòng thơm không mang oxy ở δC 105,8 giúp xác nhận 2 carbon này là C-9 và C-10. Ngoài ra, 91 proton ở δH 6,35 (1H,s) lần lượt cho tương quan với 2 carbon C-9, C-10 và 2 carbon ở δC 99,4 (C-6), 164,2 (C-8) xác nhận proton này là H-8, 2 carbon trên lần lượt là C-6 và C-7. Tóm lại từ dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [104], cấu trúc của SB11 được xác định là 5,7-dihyroxychromone. Hình 4.35: Các tƣơng tác HMBC chính và cấu trúc của hợp chất SB11 4.3. Hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập đƣợc 4.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn cao từ lá thiết Đinh Cà Ná được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2: Phần trăm (%) gây độc tế bào của các phân đoạn cao từ lá thiết đinh Cà Ná ở nồng độ thử là 100 µg/mL STT Mẫu Dòng tế bào MCF-7 HeLa Hep G2 1 MSH 72,11 ± 1,96 52,60 ± 1,20 49,64 ± 2,27 2 MSH.I 19,95 ± 4,26 0,78 ± 4,78 2,00 ± 0,49 3 MSH.II 55,81 ± 2,16 35,49 ± 1,86 39,34 ± 1,73 4 MSH.III 86,84 ± 2,78 95,03 ± 0,79 92,71 ± 0,99 5 MSH.IV 95,83 ± 0,64 95,59 ± 1,62 90,91 ± 1,13 6 MSH.V 79,00 ± 0,06 92,75 ± 1,83 61,89 ± 2,13 7 MSE 28,98±4,00 6,72 ± 2,99 13,57 ± 6,22 8 MSE.I 35,57 ± 1,79 13,61 ± 2,48 23,65 ± 4,96 9 MSE.II 60,29 ± 1,94 37,48 ± 3,52 46,13 ± 1,78 10 MSE.III 41,36 ± 4,16 6,08 ± 2,21 12,50 ± 3,24 11 MSE.IV 21,67 ± 4,74 1,92 ± 1,01 -9,57 ± 4,30 92 12 MSE.V 5,98 ± 6,27 -7,33 ± 1,26 -7,88 ± 5,41 13 Camptothecin 51,85 ± 1,32 65,08 ± 2,59 51,85 ± 0,32 *nồng độ thử là 0,01 µg/mL đối với dòng MCF-7 và 0,07 µg/mL đối với dòng HepG2, 1,00 µg/mL đối với HeLa Kết quả cho thấy các phân đoạn MSH.IV, có hoạt tính gây độc trên 3 dòng tế bào ung thư vú MCF-7, HeLa, Hep G2 ở nồng độ 100 µg/mL cao nhất với phần trăm gây độc tế bào lần lượt là 95,83 ± 0,64%, 95,59 ± 1,62%, 90,91 ± 1,13%. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các phân đoạn cao từ lá quao Bình Châu được trình bày tở bảng 4.3 Bảng 4.3: Phần trăm (%) gây độc tế bào của các phân đoạn cao từ lá quao Bình Châu ở nồng độ thử là 100 µg/mL STT Mẫu Dòng tế bào MCF-7 HeLa Hep G2 1 SBH.I 12,92 ± 4,62 10,77 ± 0,45 0,71 ± 4,98 2 SBH.II 34,48 ± 3,22 12,91 ± 2,46 17,63 ± 5,64 3 SBH.III 44,41 ± 0,85 19,64 ± 0,94 20,14 ± 4,48 4 SBH.IV 41,94 ± 3,19 24,30 ± 1,19 17,37 ± 4,05 5 SBH.V 29,12 ± 3,15 18,83 ± 2,87 -3,02 ± 3,88 6 SBE.I 68,51 ± 1,71 56,31 ± 3,52 33,37 ± 3,39 7 SBE.II 60,56 ± 1,07 83,26 ± 5,56 53,79 ± 1,20 8 SBE.III 44,09 ± 1,47 44,57 ± 3,83 44,07 ± 0,61 9 SBE.IV 32,55 ± 5,50 35,89 ± 1,89 14,72 ± 8,33 10 SBE.V 1,31 ± 6,09 -4,97 ± 6,57 -12,43 ± 2,03 13 Camptothecin* 51,85 ± 1,32 65,08 ± 2,59 51,85 ± 0,32 *nồng độ thử là 0,01 µg/mL đối với dòng MCF-7 và 0,07 µg/mL đối với dòng HepG2, 1,00 µg/mL đối với HeLa Kết quả cho thấy phân đoạn SBE.II có hoạt tính gây độc trên 3 dòng tế bào ung thư vú MCF-7, cổ tử cung HeLa, gan Hep G2 ở nồng độ 100 µg/mL khá cao với phần trăm gây độc tế bào lần lượt là 60,56 ± 1,07%, 83,26 ± 5,56%, 53,79 ± 1,20%. Kết quả thử hoạt gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được từ cây Thiết đinh Cà Ná được trình bày ở Bảng 4.4, và 4.5. 93 Bảng 4.4: Phần trăm (%) kết quả hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất ở nồng độ thử là 100 µg/mL STT Mẫu Dòng tế bào MCF-7 HeLa Hep G2 NCI-H460 Jurkat 1 MS02* 92,72 ± 0,11 85,92 ± 3,99 91,25 ± 1,91 94,52 ± 1,67 91,84 ± 1,21 2 MS03 29,58 ± 3,06 6,66 ± 2,08 10,31 ± 1,59 -1,10 ± 3,13 21,54±3,78 3 MS04 5,06 ± 2,03 - - - - 4 MS05 72,16±0,34 - - - - 5 MS07 27,67 ± 1,57 86,36±3,69 29,50 ± 1,84 - - 6 MS08 43,38 ± 2,11 26,19 ± 1,25 5,57 ± 1,02 - - 7 MS10 71,39 ± 0,09 - 71,20 ± 2,46 - - 8 MS13 77,41 ± 0,82 - - - - 9 MS14 5,06 ± 2,03 - - - - 10 MS16 75,08 ± 2,81 63,72 ± 1,74 66,76 ± 1,68 - - 11 MS17 19,69 ± 3,18 12,76 ± 2,36 -4,43 ± 3,21 - - - Không thử nghiệm * Nồng độ 50 µg/mL Kết quả cho thấy các hợp chất MS03, MS04, MS08, MS17 không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở nồng độ 100 µg/mL. Các hợp chất MS05, MS07 chỉ thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên 1 dòng tế bào ung thư. Hai hợp chất MS02 và MS16 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào cao trên các dòng tế bào ung thư. Đặc biệt MS02 thể hiện hoạt tính cao trên 5 dòng tế bào ở nồng độ 50 µg/mL. Bảng 4,5: Giá trị IC50 của một số hợp chất trên các dòng tế bào ung thư STT Mẫu Dòng tế bào (IC50, µg/mL) MCF-7 HeLa Hep G2 NCI-H460 Jurkat 1 MS02 16,51 ± 0,22 29,55 ± 1,64 25,26 ± 1,06 24,21 ± 0,38 14,72 ± 0,38 2 MS05 53,38 ± 0,56 - - - - 3 MS13 61,88 ± 0,90 - - - - 4 MS16 48,51 ± 1,78 63,30 ± 0,27 57,94 ± 4,82 - - 5 Camptothecin* 0,005 ± 0,001 0,089 ± 0,088 0,079 ± 0,023 0,003 ± 0,000 0,005 ± 0,001 94 Kết quả cho thấy MS02 thể hiện hoạt tính ức chế các dòng tế bào ung thư tốt với giá trị IC50 từ 14 -28 µg/mL. 4.3.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các phân đoạn cao từ lá thiết đinh Cà Ná Bảng 4.6: Kết quả hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các phân đoạn từ lá thiết đinh Cà Ná STT Mẫu IC50 (µg/mL) 1 MSHI 527,530 2 MSHII - 3 MSHIII 141,785 4 MSHIV 145,908 5 MSHV - 6 MSEI - 7 MSEII 71,436 8 MSEIII 51,339 9 MSEIV 93,333 10 MSEV 70,909 Kết quả thử hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của một số hợp chất được phân lập từ cây thiết đinh Cà Ná được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Kết quả hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất STT Mẫu IC50 (µg/mL) 1 MS09 - 2 MS10 82,862 3 MS13 103,763 4 MS14 159,411 5 Acarbose 134,125 Kết quả cho thấy MS10, MS13, MS14 thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α- glucosidase. Trong đó hợp chất MS10 có IC50 khá tốt với IC50 = 82,862 µg/mL. 95 4.4. Nhận xét chung Về thành phần hóa học của cây thiết đinh Cà Ná (M. stipulata var. canaense V.S. Dang) chủ yếu là triterpenoid và flavonoid. Các triterpen có khung cơ bản là cycloartane đã được tìm thấy loài M. lutea. Tuy nhiên các cycloartane của loài M. stipulata var. canaense V.S. Dang có nhóm hydroxy gắn ở vị trí C-7 (MS02, MS04, MS05) đã đem lại sự mới mẻ về cấu trúc so với các cycloartane đã được phân lập từ loài M. lutea cũng như các loài khác. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên phát hiện trong chi Markhamia nhóm hợp chất glycolipid dưới dạng các dẫn xuất của glycerol (MS16) và phytosphingolipid (MS17). Về thành phần hóa học của cây quao Bình Châu S. binhchaunesis V.S. Dang là coumarin, iridoid, triterpenoid, và flavonoid. Đây là lần đầu tiên phát hiện các hợp chất flavonoid (SB01, SB02, SB03, SB04) và flavanoid (SB05, SB06) trong chi Stereopermum, trong khi các loài khác S. acuminatissimum, S. kunthianum, S. personnatum, S. suaveolens and S. zenkeri thì quinone là rất thường gặp đã đem lại sự mới mẻ về thành phần hóa học trong chi Stereopermum. Về hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư của một số hợp chất phân lập từ cây thiết đinh Cà Ná nồng độ 100 µg/mL cho thấy các hợp chất MS02, MS05, MS13, MS16 có hoạt tính gây độc tế bào. Đặc biệt hợp chất MS02 có hoạt tính gây độc tế bào cao trên 5 dòng tế bào ung thư MCF-7, HeLa, Hep G2, NCI-H460, Jurkat với IC50 lần lượt là 16,51 ± 0,22, 29,55 ± 1,64, 25,26 ± 1,06, 24,21 ± 0,38, 14,72 ± 0,38 (µg/mL). Từ các kết quả thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất cycloartane từ loài M. stipulata var canaense V.S. Dang đã gợi ý một số nhận định ban đầu về mối liên hệ giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính gây độc tế bào: Trong số các hợp chất cycloartane phân lập được (MS01- MS05), thì hợp chất MS02 thể hiện hoạt tính mạnh trên 5 dòng tế bào ung thư trong cấu trúc phân tử có nhóm hydroxy tại C-7, trong khi hợp chất MS03 có hoạt tính yếu thì không có nhóm hydroxy ở vị trí trên thay vào đó là vị trí C-22, MS05 có hoạt tính nhưng thấp hơn so với MS02 khi trong phân tử vừa có nhóm hydroxy tại C-7 vừa có nhóm hydroxy tại vị trí C-24 và C-25, và MS01 có hoạt tính cũng thấp hơn MS02 khi không có nhóm hydroxy tại vị trí C-7 và cả trên dây nhánh (HeLa, 34,74 µg/mL) [109]. Điều đó cho thấy các hợp chất triterpen có khung cycloart-24-en-28-oic acid có các nhóm hydroxy trên dây nhánh đã làm giảm hoạt tính, trong khi nhóm hydroxy tại C-7 làm tăng cường hoạt tính gây độc tế bào. 96 Các hợp chất falvonoid MS10, MS13, MS14 phân lập được thể hiện hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ở mức độ trung bình (giá trị IC50 từ 82,862 µg/mL đến 159,411 µg/mL). Điều này một lần nữa cho thấy các hợp chất flavonoid thường có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase mạnh, phù hợp với các nghiên cứu đã công bố trên thế giới [110, 111,112]. Các hợp chất phân lập từ loài thiết đinh Cà Ná (M. stipulata var. canaense V.S. Dang) được trình bày dưới đây: Hợp chất R1 R2 R3 R4 MS01(Δ24) H H H H MS02 (Δ24) OH H - - MS03(Δ24) H H - - MS04 OH H OH OH MS05 OH H OH OH Hợp chất R1 R2 R3 R4 R5 MS06 H H H CH3 CH3 MS07 H CH3 H H CH3 MS08 OH CH3 OH H CH3 97 Hợp chất R1 R2 R3 MS09 (Δ2) H H H MS10 (Δ2) H OH H MS11 (Δ2) CH3 H CH3 MS12 H H H MS13 (Δ2) Glc H H MS14 (Δ2) Glc OH H MS15 MS16 MS17 98 Các hợp chất phân lập từ loài quao Bình Châu (S. binhchaunesis V.S. Dang) được trình bày dưới đây: Hợp chất R1 R2 R3 R4 R5 SB01(Δ2) CH3 CH3 H H H SB02(Δ2) H H OH OH H SB03(Δ2) H H H OH OH SB04 (Δ2) Glc H H OH OH SB05 Glc H H OH H SB06 Glc H H OH OH SB07 99 SB08 SB09 SB10 SB11 100 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN - Bằng phương pháp sắc ký và các phương pháp phổ hiện đại đã phân lập và nhận danh 28 hợp chất từ hai loài thiết đinh Cà Ná (M. stipulata var. canaense V.S. Dang) và quao Bình Châu (S. binhchaunesis V.S. Dang): + Từ lá loài thiết đinh Cà Ná (M. stipulata var. canaense V.S. Dang) tại Ninh Thuận đã phân lập và nhận danh được 17 hợp chất. Trong đó có 5 hợp chất mới và 12 hợp chất đã biết:  5 hợp chất mới là: 1α,3β,7β-trihydroxycycloart-24-en-28-oic acid (markhacanasin A, MS02), 1α,3β,22-trihydroxycycloart-24-en-28-oic acid (markhacanasin B, MS03), 1α,3β,7β,24(S),25-pentahydroxycycloartane-28-oic acid (markhacanasin C, MS04), 1α,3β,7β,24(R),25-pentahydroxycycloartane-28-oic acid (24-epi markhacanasin C, MS05), 1-O-β-D-glucopyranosyl-(2S,3S,4R,10Z)-2-[(2’R)- 2’-hydroxytetracosanoylamino]-octadec-10-en-1,3,4-triol (markhasphingolipid A, MS17).  12 hợp chất đã biết là: acid mollic (MS01), acid oleanolic (MS06), acid ursolic (MS07), acid 6β,19α-dihydroxyursolic (MS08), apigenin (MS09), luteolin (MS10), 4’,7-dimethylapigenin (MS11), naringenin (MS12), apigenin 7-O-β-D- glucopyranoside (MS13), luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside (MS14), tectoquinone (MS15), 2,3-dihydroxypropyl palmitate (MS16) , + Từ lá loài quao Bình Châu (Stereopermum binhchaunesis V.S. Dang) tại Bà Rịa- Vũng Tàu đã phân lập và nhận danh được 11 hợp chất, bao gồm: chrysin 5,7-dimethyl ether (SB01), kaempferol (SB02), luteolin (SB03), luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside (SB04), naringenin 7-O-β-D-glucopyranoside (SB05), eriodictyol 7-O-β-D- glucopyranoside (SB06), lupeol (SB08), acid oleanoic (SB09), bergapten (SB10), 5,7- dihyroxychoromone (SB11), specioside (SB07). - Đã thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên 11 hợp chất. Kết quả cho thấy: + Hợp chất 24-epi markhacanasin C (MS05) và hợp chất apigenin 7-O-β-D- glucopyranoside (MS13) có hoạt tính gây độc tế bào trên dòng ung thư vú (MCF-7) với IC50 lần lượt là 53,38 ± 0,56; 61,88 ± 0,90 (µg/mL) . 101 + Hợp chất 2,3-dihydroxypropyl palmitate (MS16) có hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng ung thư vú (MCF-7), ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư gan (Hep G2) với IC50 lần lượt là 48,51 ± 1,78; 63,30 ± 0,27; 57,94 ± 4,82 (µg/mL). + Đặc biệt hợp chất mới Markhacanasin A (MS02) có hoạt tính gây độc tế bào trên cả 5 dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư gan (Hep G2), ung thu phổi (NCI-H460), ung thư máu (Jurkat), với IC50 lần lượt là: 16,51 ± 0,22; 29,55 ± 1,64; 25,26 ± 1,06; 24,21 ± 0,38; 14,72 ± 0,38 (µg/mL). - Đã thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase trên 4 hợp chất MS09, MS10, MS13, MS14. Kết quả cho thấy chỉ có 3 hợp chất luteolin (MS10), apigenin 7-O-β-D- glucopyranoside (MS13), luteolin 7-O-β-D-glucopyranoside (MS14) có hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase với IC50 lần lượt là 82,862; 103,763; 159,411 (µg/mL). KIẾN NGHỊ Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học ở các cao còn lại và các bộ phận khác của cây thiết đinh Cà Ná và quao Bình Châu nhằm tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase. Thử nghiệm thêm một số hoạt tính sinh học khác như hoạt tính ức chế enzyme xanthine oxidase, tryptophan hydroxylase, hoạt tính kháng viêm. 102 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Trong nƣớc 1. Ngô Trọng Nghĩa, Võ Công Thìn, Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Phan Nhật Minh, Bùi Trọng Đạt, Trần Công Luận, Mai Đình Trị, Nguyễn Tấn Phát, Các acid triterpen từ lá thiết đinh Cà ná Markhamia stipulata var. canaense V.S. Dang, (2017), Tạp chí hóa học, số 55 (5E34), 311 -314. 2. Ngô Trọng Nghĩa, Phan Nhật Minh, Bùi Trọng Đạt ,Trần Công Luận, Mai Đình Trị, Nguyễn Tấn Phát, Các flavonoid từ lá thiết đinh cà ná Markhamia stipulata var, Canaense V.S. Dang, (2018), Tạp chí hóa học, số 56(3E12), 182-185. 3. Ngo Trong Nghia, Nguyen Nu Dan Phuong , Pham Nguyen Kim Tuyen , Ngo Quoc Luan , Phan Nhat Minh , Bui Trong Dat , Tran Cong Luan , Mai Dinh Tri , Nguyen Tan Phat, Phytochemical constituents of n-hexane extract from the leaves of Markhamia stipulata var. canaense V. S. Dang, (2018), Tạp chí hóa học, 56 (4E), 96-99. 4. Ngo Trong Nghia, Truong Ngoc Bao Hien, Phan Nhat Minh, Le Tien Dung, Dang Van Son, Tran Cong Luan, Mai Dinh Tri, Nguyen Tan Phat, Flavonoids and iridoid from the leaves of Stereospermum binhchauensis V.S. Dang, (2018), Tạp chí hóa học, 56, (4E1), 100-103. 5. Ngo Trong Nghia, Bui Thi Thanh Thuy, Phan Nhat Minh, Dang Van Son, Tran Cong Luan, Mai Dinh Tri, Nguyen Tan Phat, Phytochemical constituents of n-hexane extract from the leaves of Stereospermum binhchauensis V.S. Dang, (2018), Tạp chí học, 56 (6E1). Ngoài nƣớc 1. Trong Nghia Ngo, Nhat Minh Phan, Trong Dat Bui, Van Son Dang, Cong Luan Tran, Dinh Tri Mai, Tan Phat Nguyen (2017), Cytotoxic cycloartane triterpenoids from the leaves of Markhamia stipulata var. canaense, Phytochemsitry letters, 22, 251 -254. 2. Trong Nghia Ngo, Cong Thin Vo, Nguyen Kim Tuyen Pham, Nhat Minh Phan, Trong Dat Bui, Quoc Luan Ngo, Van Son Dang, Cong Luan Tran, Dinh Tri Mai Tan Phat Nguyen (2019), Markhacanasin C, cycloartane triterpenoid from the leaves of Markhamia stipulata var. canaense V.S. Dang, Natural Products Research, 33(2), 174-179. 103 3. Trong Nghia Ngo, Nu Dan Phuong Nguyen, Ngoc Thien Ly Nguyen, Nguyen Kim Tuyen Pham, Nhat Minh Phan, Trong Dat Bui, Van Son Dang, Cong Luan Tran, Dinh Tri Mai & Tan Phat Nguyen (2019), Markhasphingolipid A, new phytosphingolipid from the leaves of Markhamia stipulata var, canaense V.S. Dang, Natural Products Research (https://doi.org/10.1080/14786419.2018.1561686). 4. Dinh Tri Mai, Trong Nghia Ngo, Ngoc Thien Ly Nguyen, Quoc Luan Ngo, Nhat Phan Minh, Trong Dat Bui, Van Son Dang, Cong Luan Tran, Nguyen Kim Tuyen Pham, Nguyen Minh An Tran & Tan Phat Nguyen (2019), Cytotoxic activity and phytochemical composition of Stereospermum binhchauensis V,S, Dang leaves, Natural Products Research (https://doi.org/10.1080/14786419.2019.1585847). 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D. J. Mabberley, Mabberley’s plant-book: a portable dictionary of plants, their classification and uses, Cambridge University Press, 2008 , 3 rd edition, 1,021 p, New York. 2. Đặng Văn Sơn, Họ Quao (Bignoniaceae Juss, 1789) trong hệ thực vật Nam bộ Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 2012, 34(3SE), 40–50. 3. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển 3,Nhà xuất bản trẻ,Tp.HCM, 2000, 83- 93. 4. Trần Hợp, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2002, 700- 709. 5. D. V. Son, A new variety of Markhamia stipulata (Bignoniaceae) from Southern Vietnam, Taiwania, 2015, 60, 129-132. 6. M. R. Kernan, A. Amarquaye, J. L. Chen, J. Chan, D. F. Sesin, N. Parkinson, Z. J. Ye, M. Barrett, C. Bales, C. A. Stoddart, B. Sloan, P. Blanc, C. Limbach, S. Mrisho, E. J. Rozhon, Antiviral phenylpropanoid glycosides from the medicinal plant Markhamia lutea, J. Nat. Prod., 1998, 61, 564-570. 7. D. Lacroix, S. Prado, A. Deville, S. Krief, V. Dumontet, J. Kasenene, E. Mouray, C. Bories, B. Bodo, Hydroperoxy-cycloartane triterpenoids from the leaves of Markhamia lutea, A plant in gested by wild chimpanzees, Phytochemistry, 2009, 70, 1239-1245. 8. F. Nchu, J. B. Githiori, L. J. McGaw, J. N. Eloff, Anthelmintic and cytotoxic activities of extracts of Markhamia obtusifolia Sprague (Bignoniaceae), Vet Parasitol, 2011, 183,184-188. 9. F. Nchu, M.A. Aderogba, L.K. Mdee, J.N. Eloff, Isolation of anti-Candida albicans compounds from Markhamia obtusifolia (Baker) Sprague (Bignoniaceae), 2010, South African Journal of Botany, 2010, 76, 54–57. 10. R. A. El Dib, A. H. Gaara, S. M. El-Shenawy, J. A. A. Micky, A. A. Mohammed, M. S. Marzouk, Leaf extract of Markhamia platycalyx: polyphenolic profile, acute toxicity, anti-inflammatory, hepatoprotective and in vitro antioxidant activities, Drug Res (Stuttg), 2014, 64, 680-689. 105 11. K. M. Basma, N. . H. Ashraf, N. S. Mamdouh, S. W. Amira, S. K. Mohamed, Antimicrobial And Gc/Ms Studies For Saponifiable And Volatile Oil Of Markhamia Platycalyx Leaves, European Journal Of Pharmaceutical And Medical Research, 2015, 2(7), 57-63. 12. F. Tantangmo, B. N. Lenta, F. F. Boyom, S. Ngouela, M. Kaiser, E. Tsamo, B. Weniger, P. J. Rosenthal, C. Vonthron-Sénécheau, Antiprotozoal activities of some constituents of Markhamia tomentosa (Bignoniaceae), Ann Trop Med. Parasitol, 2010, 104, 391-398. 13. M. O. Sofidiya, F. O. Agunbiade, N. A. Koorbanally, A. Sowemimo, D. Soesan, T. Familusi, Antiulcer activity of the ethanolic extract and ethylacetate fraction of the leaves of Markhamia tomentosa in rats, Journal of Ethnopharmacology, 2014, 157, 1-6. 14. M. O. Sofidiya, F. O. Agunbiade, N. Koorbanally, A. A. Sowemimo, D. Soesan, T. Familusi, Antiulcer activity of ethanolic extract of Markhamia tomentosa leaves in rats, Planta Med, 2014, 80, PG3. 15. M. B. Ibrahim, A. A. Sowemimo, L. Venables, N. A. Koorbanally, G. V. Awolola, M. O. Sofidiya, O. A. Odukoya, T. Koekemoer, D. V. M. Van, Biological evaluation of phytoconstituents from Markhamia tomentosa ethanolic leaf extract, South African Journal of Botany, 2018, 115, 31–36. 16. Dina M. E., Riham S. E., Dina R. A., Fatma S. E., and Mohamed M., Cytotoxicity and Chemical Investigation of the Aerial Parts of Markhamia zanzibarica (Bojer Ex Dc.) K. Schum. (Bignoniaceae), Life Science Journal, 2016;13(2). 17. K. C. Joshi, P. Singh, R. T. Pardasani, Chemical constituents of the stem heartwood of Markhamia stipulata, Planta Med.,1978, 34, 219-221. 18. R. Gormann, M. Kaloga, H. Kolodziej, Novel flavonoids from leaf extracts of Markhamia acuminata and Spathodea campanulata, Planta Med., 2006,72, 035. 19. K. C. Joshi, P. Singh, M. C. Sharma, Quinones and other constituents of Markhamia platycalyx and Bignonia unguiscati, J. Nat. Prod.,1985, 48, 145. 20. P. Singh, A. Singh, Quinonoid constituents of the bark of Markhamia stipulata Wall., Pharmazie, 1980, 35, 701-702. 21. T. Kanchanapoom, R. Kasai, K. Yamasaki, Phenolic glycosides from Markhamia stipulata, Phytochemistry, 2002, 59, 557-563. 106 22. M. R. Khan, S. M. Mlungwana, γ-Sitosterol, A cytotoxic sterol from Markhamia zanzibarica and Kigelia africana, Fitoterapia, 1999, 70, 96-97. 23. M. W. Callmander, P. B. Phillipson, G. E. Schatz, Two new species Stereospermum (Bignoniaceae) from Madagascar, Novon, 2012, 22,141–147. 24. D. V. Son, A New Species of Stereospermum (Bignoniaceae) from Southern Viet Nam, Acta Phytotax. Geobot., 2015, 66(2), 91-94. 25. K. S. T. Ramsay, P. Wafo, Z. Ali, A. Khan, Chemical constituents of Stereospermum acuminatissimum and their urease and α-chymotrypsin inhibitions, Fitoterapia, 2012, 83, 204–208. 26. R. V. Bharathi, B. K. Veni, Jayashree, L. Suseela, M. T. Margesnan, Antioxidant and wound healing studies on different extracts of Stereospermum colais leaf, Int. J. Res. Pharm. Sci., 2010, 4, 435–439. 27. B. Onegi, C. Kraft, I. Kohler, M. Freund, K. Jenett-Siems, K. Siems, G. Beyer, M. F. Melzig, U. Bienzle, E. Eich, Antiplasmodial activity of naphthoquinones and one anthraquinone from Stereospermum kunthianum, Phytochemistry, 2002, 60, 39-44. 28. U. S. Kumar, A. K. Tiwari, S. V. Reddy, P. Aparna, R. J. Rao, A. Z. Ali, J. M. Rao, Free radical scavenging and xanthine oxidase inhibitory constituents from Stereospermu personatum, J. Nat. Prod., 2005, 68, 1615-1621. 29. G. J. Aruna, R. T. Darshini, Studies on seed germination of Stereospermum suaveolens with respect to different parameter, Environmental and Experimental Biology, 2014, (12), 33–37. 30. R. B. Kingsley, M. Mishra, P. Brindha, A. Subramoniam, Anti-diabetic activity of active fractions of Stereospermum tetragonum DC and isolation of active principles, Journal of Young Pharmacists, 2013, 5, 7-12. 31. B. N. Lenta, B. Weniger, C. Antheaume, D. T. Noungoue, S. Ngouela, J. C. N. Assob, C. Vonthron-Sénécheau, P. A. Fokou, K. P. Devkota, E. Tsamo, N. Sewald, Anthraquinones from the stem bark of Stereospermum zenkeri with antimicrobial activity, Phytochemistry, 2007, 68, 1595-1599. 32. F. P. Ching, E. K. I. Omogbai, S. O. Okpo, and R. I. Ozolua, Antiinflammatory activity of aqueous extract of Stereospermum kunthianum(Cham, Sandrine Petit) 107 stem bark in rats, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 2009, 71(1), 106 – 110. 33. T. Balasubramanian, K. Ch. Tapan, S. Mahananda, and L. M. Sundar, Anti- inflammatory effect of Stereospermum suaveolens ethanol extract in rats, Pharmaceutical Biology, 2010, 48(3), 318–323. 34. K. V. Rao, T. J. McBride, J. J. Oleson, Recognition and evaluation of lapachol as an antitumor agent, Cancer research, 1968, 28, 1952-1954. 35. K. S. T. Ramsay, P. Wafo, Z. Ali, A. Khan, O. O. Oluyemisi, B. P. Marasini, I. A. Khan, N. T. Bonaventure, M. I. Choudhary, Atta-ur-Rahman, Chemical constituents of Stereospermum acuminatissimum and their urease and α- chymotrypsin inhibitions, Fitoterapia, 2012, 83, 204-208. 36. T. Kanchanapoom, P. Noiarsa, H. Otsuka, S. Ruchirawat, Lignan, phenolic and iridoid glycosides from Stereospermum cylindricum, Phytochemistry, 2006, 67, 516-520. 37. R. Ghogomu-Tih, B. Bodo, B. Nyasse, B. L. Sondengam, Isolation and identification of (-)-olivil and (+)-cycloolivil from Stereospermum kunthianum, Planta Med., 1985, 51, 464. 38. R. Ghogomu-Tih, B. Nyasse, E. Tsamo, B. L. Sondengam, Chemical constituents of the stem heart wood of Stereospermum kunthianum, Planta Med., 1986, 52, 342, 39. U. S. Kumar, P. Aparna, R. J. Rao, T. P. Rao, J. M. Rao, 1-methylanthraquinones and their biogenetic precursors from Stereospermum personatum, Phytochemistry, 2003, 63, 925-929, 40. M. R. Haque, K. M. Rahman, M. N. Iskander, C. M. Hasan, M. A. Rashid, Stereochenols A and B, two quinones from Stereospermum chelonoides, Phytochemistry, 2006, 67, 2663-2665. 41. B. A. W. Sab, J. Jacob, G. G. Manjunath, V. K. Singh, D. Mundkinajeedu, S. Shankarappa, Cycloolivil, a lignan from the roots of Stereospermum suaveolens, Pharmacognosy Research, 2015, 7, 45-48. 42. A. F. I. Awang, Q. U. Ahmed, S. A. A. Shah, J. Md. Jaffri, K. G., A. B. M. H. Uddin, S. Ferdosh & Md. Z. I. Sarker, Isolation and characterization of novel 108 antibacterial compound from an untapped plant, Stereospermum fimbriatum, Nat. pro. Res., 2018, doi.org/10.1080/14786419.2018.1494170. 43. S. E. Sherif, A. E. Ru, L. Wenhan, P. Peter, Methods for isolation, purification and structural elucidation of bioactive secondary metabolites from marine invertebrates, Nature protocols, 2008, 3(12), 1820-1831. 44. Đỗ Thị Hồng Tươi, Lê Thị Thu Vân, Huỳnh Thị Kim Loan, Xây dựng mô hình in vitro mô phỏng tình trạng tổn thương tế bào gan bằng tác nhân carbon tetraclorid trên dòng tế bào HepG2, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, 18(1), 273-280. 45. Y. Jian-Hong, P. Jian-Xin, W. Jin, L. Xiao-Nian, H. Fei, S. Jia, L.Yan, S. Han- Dong, Unusual cycloartane triterpenoids from Kadsura ananosma, Phytochemistry, 2015, 109, 36–42. 46. W. Kazuki, M. Yoshihiro, S. Hiroshi, S. Yutaka, Cycloartane Glycosides from the Rhizomes of Cimicifuga racemosa and Their Cytotoxic Activities, Chem. Pharm. Bull., 2002, 50(1), 121—125. 47. N.T. M. Nuong, H. H. T. Duong, Selective cytotoxicity of a Vietnamese traditional formula, Nam Dia long, against MCF-7 cells by synergistic effects, Complementary and Alternative Medicine, 2016, 16:220. 48. K. J. Nilesh, K. S. Abhay, Ameliorative effects of Spinacia oleracea L, seeds on carbon tetrachloride (CCl4) - induced hepatotoxicity: In vitro and in vivo studies, Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2012, S232-S237. 49. T.Ze, S. Ye, X. Peigen, W. Erxi, Recent Advances in Natural Bioactive Cycloartane Triterpenoids, Recent Progress in Medicinal Plants, 2011, 31, 49- 63. 50. Z. P. Xiao, H. K. Wu, T. Wu. Shi, H. Hang, H. A. Aisa, Kaempferol and quercetin flavonoids from Rosa rugosa, Chemistry of Natural Compound, 2006, V42(6),736- 737. 51. V. Vichai, K. Kirtikara, Sulforhodamine B colorimetric assay for cytotoxicity screening, Nature protocols, 2006, 3(1), 1112-1118. 52. J. J. Magadula, P. Erasto, Bioactive natural products derived from the East African flora, Nat. Prod. Rep., 2009, 26,1535-1554. 109 53. K. Atsuo, L. Jin-Ha, L. In-Su, L. Hee-Seob, P. Kwan-Hwa, C. Seiya, K. Doman, Two potent competitive inhibitors discriminating α-glucosidase family I from family II, Carbohydrate Research, 2004, 339, 1035-1040, 54. E. B. D. Melo, A. D. S. Gomes, I. Carvalho, α-and β-glucosidase inhibitors: chemical structure and biological activity, Tetrahedron, 2006, 62, 10277-10302. 55. N. X. Hai, L. C. Tri, D. V. N. Truong, L. H. Tho, N. T. Nhan, N. T. T. Mai, α- Glucosidase inhibitors from the bark of Mangifera mekongensis, Chem. Cent. J., 2016,10: 45. 56. N. Asano, Sugar-mimicking glycosidase inhibitors: bioactivity and application, Cell.Mol. Life Sci., 2009, 66, 1479-1492. 57. Q. D. Hua, L. Mei, Zh. Feng, L. L. Fu, B. H. Jia, Inhibitory potential of trilobatin from Lithocarphus polystachyus Rehd aganinst α-glucosidae and α-amylase linked to type 2 diabetes, Food chemistry, 2012, 130, 261 -266. 58. Z. B. Wang, H. Jiang, Y. G. Xia, B. Y. Yang, H. X. Kuang, α-glucosidase inhibitory constituents from Acanthopanax senticosus Harms leaves, Molecules, 2012, 17, 6269-6276. 59. V. A. Facundo, K. A. Rios, L. S. Moreira, J. S. L. T. Militão, R. G. Stabelli, R. Braz-Filho, E. R. Silverira, Two new cycloartanes from Combretum leprosum mart, (Combretaceae), Rev. Latinoamer. Quím., 2008, 36, 76-82. 60. M. T. Gutierrez-Lugo, M. P. Singh, W. M. Maiese, B. N. Timmerman, New antimicrobial cycloartane triterpenes from Acalypha communis, J. Nat. Prod., 2002, 65, 872-875. 61. E. Bedir, I. Calis., R. Aquino, S. Piacente, C. Pizza, Cycloartane Triterpene glycosides from the roots of Astragalus brachypterus and Astragalus microcephalus, J. Nat. Prod., 1998, 61, 1469-1472. 62. E. Guner, D. Seda, B. Erdal, Biotransformation of cyclocanthogenol by the endophytic fungus Alternaria eureka 1E1BL1, Phytochemistry, 2018, 151, 91-98. 63. B. N. T. Ignas, N. David, A. T. Leon, H. Dominique, V. Laurence, Cycloartane glycosides from leaves of Oxyanthus pallidus, Phytochemistry, 2010, 71, 2182- 2186. 64. T. V. Ganenko, M. I. Isaev , A. S. Gromova, N. D. Abdullaev, V. I. Lutskii, M. F. Larin, A. A. Semenov, M. B. Gorovits, N. K. Abubakirov, Triterpene glycosides 110 and their genins from Thalictrum foetidum, IV, Structure of cyclofoetigenin B, Chemistry of Natural Compounds, 1986, 3, 288-294. 65. M. I. Isaev, B. A. Imomnazarov, Yu. M. Fadeev, P. A. Kintya, Triterpene glycoside of Astragalus and their genins XLII, Cycloartanes of Astralus tragacantha, Chem. Nat. Comp., 1992, 3-4, 315-320. 66. X. I. Isaev, M. B. Gorovits, N. D. Abdullaev, N. K. Abubakirov, Triterpene glycosides of Astragalus and their genins, XVII, Cycloasgenin B from Astragalus tashkendicus, Chemistry of Natural Compounds, 1984, 6, 691-694. 67. K. D. Z. Kucherbaev, K. K. Uteniyazov, V. V. Kachala, Z. Saatov, A. S. Shashkov, Triterpene glycosides from plants of the Astragalus genus, III, Structure of cyclounifolioside C from Astragalus unifoliolatus, Chemistry of Natural Compounds, 2002, 38, 447-449, 68. F. Karabey, I. A. Khan, E. Bedir, Cycloartane-type glycosides from Astragalus schottianus, Phytochemistry Letters, 2012, 5, 320-324. 69. L. Lu, J. C. Chen, Y. Li, C. Qing, Y. Y. Wang, Y. Nian, M. H. Qiu, Studies on the Constituents of Cimicifuga foetida Collected in Guizhou Province and Their Cytotoxic Activities, Chem. Pharm. Bull., 2012, 5, 571-577. 70. T. K. Naubeev, A. A. Zhanibekov, K. K. Uteniyazov, K. M. Bobakulov, N. D. Abdullaev, Cycloasgenin C 3-O-β-D-xylopyranoside from Astragalus mucidus, Chemistry of Natural Compounds, 2014, 6, 1048-1049. 71. B. Aslanipour, D. Gülcemal, A. Nalbantsoy, H. Yusufogl, E. Bedir, Cycloartane- type glycosides from Astragalus brachycalyx FISCHER and their effects on cytokine release and hemolysis, Phytochemistry Letters, 2017, 21, 66-73. 72. F. C. Meng, C. Yuan, X. J. Huang, W. J. Wang, L. G. Lin, X. T. Zhang, H. Y. Jiao, Zhang Q. W., New cycloartane triterpene glycosides from Thalictrum ramosum, Phytochemistry Letters, 2016, 15, 108-112. 73. T. A. Mansoor, P. B. Shinde, X. Luo, J. K. Hong, C. O. Lee, C. J. Sim, B.W. Son, and Jung J. H., Renierosides, Cerebrosides from a Marine Sponge Haliclona (Reniera) sp., J. Nat. Prod., 2007, 70, 1481-1486. 74. E. J. T. Mbosso, J. C. A. Nguedia, F. Meyer, B. N. Lenta, S. Ngouela, B. Lallemand, V. Mathieu, P. V. Antwerpen, A. L. Njunda, D. Adiogo, E. Tsamo, Y. Looze, R. Kiss, R. Wintjens , Ceramide, cerebroside and triterpenoid saponin from 111 the bark of aerial roots of Ficus elastica (Moraceae), Phytochemistry, 2012, 83, 95-103. 75. T. Park, T. A. Mansoor, P. B. Shinde, B. Bao, J. Hong, and J. H. Jung, New Cerebrosides from a Marine Sponge Haliclona (Reniera) sp., Chem. Pharm. Bull., 2009, 57(1), 106-111. 76. B. Zhao, J. Ren, Z. Yuan, Isolation of a new cerebroside from Codonopsis lanceolata, Biochemical Systematics and Ecology, 2013, 46, 26-28. 77. Nguyễn Kim Phi Phụng, Khối phổ - Lý thuyết – Bài tập – Bài giải, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp, HCM, 2004, 95. 78. A. Liu, Z.-M. Zou, L.-Z.Xu, S.-L.Yang, A new cerebroside from Uvaria tonkinensis var, subglabra, J.Asian Nat. Prod. Res., 2005, 6, 861-865. 79. S. Sugiyama, M. Honda, R. Higuchi, and T. Komori, Biologically active glycosides from asteroidea, XXVI, Stereochemistry of the four diastereomers of ceramide and ceramide lactoside, Liebigs Ann. Chem., 1991, 349-356. 80. W. Seebacher, N. Simic, R. Weis, R. Saf, O. Kunert, Complete assignments of 1H and 13CNMR resonances of oleanolic acid, 18α-oleanolic acid, ursolic acid and their 11-oxo derivatives, Magn. Reson. Chem., 2003, 41, 636-638. 81. S. Q. Qiang, D. Jun, W. H. Xiu, Y. Xiang, T. Y. Duo, W. Q. Lan, Anti-hepatitis, antioxidant activities and bioactive compounds of Dracocephalum heterophyllum extracts, Bot. Stud., 2016, 57:16. 82. R. Aquino, F. Desimone, F. F. Vincieri, C. Przu, New polyhydroxylated triterpenes from Uncarla tomentosa, J. Nat. Prod., 1990, 53, 559-564. 83. X. F. Cao, J. S. Wang, P. R. Wang, L. Y. Kong, Triterpenes from the stem bark of Mitragyna diversifolia and their cytotoxic activity, Chinese Journal of Natural Medicines, 2014, 12, 06280631. 84. D. G. Lee, S.Y. Mok, C. Choi, E. J. Cho, H. Y. Kim, S. Lee, Analysis of apigenin in Blumea balsamifera Linn DC, and its inhibitory activity aganst aldose reductase in rat lens, Journal of Agricultural Chemistry and Environment, 2012, 1(1), 28-33. 85. S. Lee, M. J. Choi, J. M. Choi, S. Lee, H. Y. Kim, E. J. Cho, Flavonoids from Taraxacum coreanum protect from radical-induced oxidative damage, Journal of Medicinal Plants Research, 2012, 6 (40), 5377-5384. 112 86. Trần Thị Lụa , Nguyễn Ngọc Hạnh, Thành phần hóa học của hoa Artiso Đà Lạt, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2007, 7, 151-156. 87. R. A. Álvarez-Álvarez, S. M. Albillos, A. Rumbero, J. F. Martín, P. Liras, Molecular genetics of naringenin biosynthesis, a typical plant secondary metabolite produced by Streptomyces clavuligerus, Microb. Cell Fact., 2015, 14:178. 88. S. Mizobuch, Y. Sato, A new flavanone with antifungal activity isolated from Hops, Agric. Bioi. Chem., 1984, 4 (11), 2771-2775. 89. Ph. M. Giang, Ph. T. Son, Apigenin 7-β- glucoside from the leaves of Acanthus integrifolius t. anders., Acanthaceae, Journal of Chemistry, 2004, 42(4), 496-498. 90. M. Wang, J. E. Simon, I. F. Avilies, K. He, Q.-Y. Zheng, Y. Tadmor, Analysis of Antioxidative Phenolic Compouds in Artichoke, J. Agric. Food Chem., 2003, 51, 601-608. 91. R. Y. O. Moreira, M. S. P. Arruda1, A. C. Arruda1, L. S. Santos, A. H. Müller, G. M. S. P. Guilhon, Al. S. Santos, E. Terezo, Antraquinonas e naftoquinonas do caule de um espécime de reflorestamento de Tectona grandi (Verbenaceae), Braz. J. Pharm., 2006, 16(3), 392-396 92. R. Sacchi, F. Addeo, L. Paolillo, 1H and 13C-NMR of virgin olive oil, An overview, Magn. Reson. Chem., 1997, 35, S133-S145. 93. Q. Shu-Hua, Zh. Si, H. Jian-She, X. Zhi-Hui, W. Jun, L. Li-Juan, Glycerol Derivatives and Sterols from Sargassum parvivesiculosum, Chem. Pharm. Bull., 2004,52, (8), 986-988. 94. N. Sultana, J.A. Armstrong, P. G. Waterman, Benzopyran derivatives from the aerial parts of Eriostemon rhomboideus, Phytochemistry, 1999, 52, 895- 900. 95. E. H. Galicia, F. Calzada, R. R. Ramos, F. J. A. Aguilar, Monoglycerides and Fatty acids form Ibervillea sonorae Root: Isolation and Hypoglycemic Activity, Planta Med., 2007, 73, 236-240. 96. K. Sutthanut, B. Sripanidkulchai, C. Yenjai, M. Jay ,Simultaneous identification and quantitation of 11 flavonoidconstituents in Kaempferia parviflora by gas chromatography, Journal of Chromatography A, 2007, 1143,227–233. 113 97. Z. P. Xiao, H. K. Wu, S. T. Wu, H. Hang , H. A. Aisa, Kaempferol and quercetin flavonoids from Rosa rugosa, Chemistry of Natural Compound, 2006, V42(6), 736-737. 98. E. A. Ragab, M. Hosny, H. A. Kadry, H. A. Ammar, Flavanone Glycosides from Gleditsia caspia, J. Nat. Prod.. 2010, 3, 35-46. 99. V. M. Malikov, M. P. Yuldashev, Phenolic compounds of plants of the Scutellaria L. genus, Chem. Nat. Comp., 2002 , 38, 358–406 , 100. J. Asthana, A. K. Yadav, A. Pant, S. Pandey, M. M. Gupta, R. Pandey, Specioside ameliorates oxidative stress and promotes longevity in Caenorhabditis elegans, Comp. Biochem. Physiol., 2015, Part C, 169, 25–34. 101. C. M. Compadre, J. F. Jauregui, P. J. Nathan, A. G. Enriquez, Isolation of 6-O- (p-Coumaroyl)-Catalpol from Tabebuia rosea, J. Med. Plant Res., 1982, 46, 42- 44. 102. C. Venkata, S. Prakash, I. Prakash, Isolation and Structural Characterization of Lupane Triterpenes from Polypodium Vulgare, Res. J. Pharm. Sci., 2012, 1(1), 23-27. 103. A. J. Erlinda, A. R. John, Y. R. Consolation, Bioactive Furanocoumarin, Derivatives from Ficus pumila (Morraceace), Philippine Journal of Science, 1997,143-151. 104. R. Pendse, A. V. R. Rao, Venkatarauan K, 5,7-dihydroxychromone from Arachis hypogoea shells, Phytochemistry, 1973 , 22, 2033 -2034. 105. W. Guo-Wei, L. Chao, F. Xin, T. Xin-Hui, Y. Ji, L. Hui-Liang, Sh. Lei, Sh. Yun- Heng, and Zh. Wei-Dong, Eight Pairs of Epimeric Triterpenoids Involving a Characteristic SpiroE/F Ring from Abies faxoniana, J. Nat. Prod., 2015, 78, 50- 60. 106. B. Ibrahin, A. Sowemimo, L. Spies, T. Koekomoer, D.V. M. Van, O. A. Odukoya, Antiproliferative and apoptosis inducing activity of Markhamia tomentosa leaf extract on HeLa cells, J. Ethnopharmacol, 2013, 149, 745-749, 107. X. I. Isaev, B. A. Imomnazarov, Yu. M. Fadeev, P. A. Kintya, Triterpene glycosides of Astragalus and their genins, Chemistry of Natural Compounds, 1992, 3, 360-367. 114 108. X. I. Isaev, M. B. Gorovits , N. D. Abdullaev, N. K. Abubakirov, Triterpene glycosides of Astragalus and their genins, XVII, Cycloasgenin B from Astragalus tashkendicus, Chemistry of Natural Compounds, 1984, 6, 691-694. 109. M.B. Ibrahim , A.A. Sowemimo , L. Venables , N.A. Koorbanally, G.V. Awolola, M.O. Sofidiya, O.A. Odukoya, T. Koekemoer, M. Van de Venter, Biological evaluation of phytoconstituents from Markhamia tomentosa ethanolic leaf extract, South African Journal of Botany, 2018, 115, 31-36. 110. H. Chengyun, L. Xiaoling, J. Zhaojing, G. Sheng, M. Hanjun, L. Benguo, Interaction Mechanism of Flavonoids and α-Glucosidase: Experimental and Molecular Modelling Studies, Foods, 2019, 8, 355. 111. J. S. Kim, C. S. Kwon, K. H. Son, Inhibition of Alpha-glucosidase and Amylase by Luteoline, a Flavonid, Biosci. Biotechnol. Biochem., 2000, 64 (11), 2458- 2461. 112. K. Li, F. Yao, Q. Xue, H. Fan, L. Yang, X. Li, L. Sun and Y. Liu, Inhibitory effects against α-glucosidase and α-amylase of the flavonoids-rich extract from Scutellaria baicalensis shoots and interpretation of structure–activity relationship of its eight flavonoids by a refined assign-score method, Chemistry Central Journal, 2018, 12:82.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_sinh_hoc.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng việt.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới tiếng anh.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới TV.pdf
  • docxTrang thông tin đóng góp mới.docx
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan