Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Để đánh giá đúng và đầy đủ hơn vai trò của hoạt động du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tăng cường hiệu quả của từng loại du lịch, luận án đã vận dụng lý thuyết thống kê của SNA để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đó luận án đã thực hiện một số nội dung sau: (1) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản về du lịch, về tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ của du lịch và tăng trưởng kinh tế từ phía cung, phía cầu trong tác động, ảnh hưởng liên ngành của toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở lý thuyết của TSA và SNA. Trong nội dung này Luận án đã làm rõ cách xác định và phương pháp tính đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Đồng thời, Luận án đã đề xuất nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế, du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế. (2) Xây dựng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên chi tiêu của khách quốc tế, khách nội địa và Bảng I-O. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, Luận án đã xây dựng nguồn thông tin phù hợp cho từng nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch, nhóm chỉ tiêu phục vụ cho tính toán đánh giá tác động và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó đề xuất 6 bước tính toán cụ thể để lượng hóa tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế.

pdf122 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mua vừa được phân bổ (tại dòng 2 cột 2): 30.400 + 397 = 30.797 (tỷ VN đồng); Chi tiêu đối với sản phẩm khác của khách du lịch quốc tế đến (dòng 8 cột 3) được tính bằng số tiền khách du lịch đã mua sản phẩm khác (biểu hiện dòng 8 cột 1, bằng 10.900 tỷ VN đồng) cộng với chi tiêu vừa được phân bổ từ khoản chi mua hàng là sản phẩm vật chất khác (đã tách phí thương nghiệp và vận tải) do khách du lịch mua (dòng 8 cột 2): 10.900 + 18.975 = 29.875 (tỷ VN đồng). Giá trị các dòng khác của cột 3 không thay đổi so với cột 1 do sản phẩm dịch vụ có quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ nên không có phí thương nghiệp và 87 phí vận tải. Không phải tiến hành tách và phân bổ phí thương nghiệp và phí vận tải đối với các sản phẩm dịch vụ này. + Tiếp theo, tách thuế sản phẩm ra khỏi giá trị sản phẩm mua sắm trong cột 5 theo từng dòng được ước lượng như sau: Cột 5 = Cột 3 x Cột 4 + Chi tiêu của khách du lịch quốc tế theo giá cơ bản trong cột 6 được tính cho từng loại sản phẩm theo công thức: Cột 6 = Cột 3 – Cột 5 Tương tự như vậy, kết quả tính toán chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản được trình bày trong Bảng 3.6 dưới đây: Bảng 3.6: Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản Đơn vị tính : Tỷ VN đồng, lần STT Ngành sản phẩm Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá sử dụng Tách phí lưu thông từ chi mua hàng hóa của khách du lịch Tách thuế sản phẩm từ chi tiêu của khách du lịch nội địa Chi tiêu của khách du lịch nội địa theo giá cơ bản Tách phí thương nghiệp, vận tải và khác Chi tiêu của khách sau khi tách phí thương nghiệp, vận tải Tỷ lệ thuế SP so với chi tiêu Thuế sản phẩm trong chi tiêu của khách du lịch (lần) A B 1 2 3=1+2 4 5 = 3 x 4 6 = 3 - 5 Tổng số 121.743 17.303 121.743 10.915 110.828 1 Thương nghiệp 2.915 2.915 0,100 291 2.624 2 Vận tải 27.756 295 28.051 0,082 2302 25.748 3 Dịch vụ lưu trú 28.117 28.117 0,091 2550 25.567 4 Dịch vụ ăn uống 29.644 29.644 0,088 2610 27.033 5 Thăm quan 8.238 8.238 0,060 491 7.746 6 Dịch vụ y tế 1.474 1.474 0,045 67 1.408 7 Vui chơi 3.547 3.547 0,116 412 3.136 8 Khác 5.665 14.093 19.758 0,111 2193 17.565 Mua hàng 17.303 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 88 3.1.2. Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin từ Bảng I-O Thực hiện theo bước 2 tại mục 2.3 của Chương 2, số liệu trong Bảng I-O năm 2012 giá cơ bản của TCTK, gồm 164 ngành sản phẩm được gộp thành 8 nhóm ngành sản phẩm du lịch, tương ứng với các khoản chi tiêu của khách du lịch trong điều tra cũng do TCTK thực hiện. Từ đó tính toán ma trận hệ số chi phí trực tiếp dạng phi cạnh tranh (không bao gồm sản phẩm nhập khẩu) Ad theo công thức (2.5); hệ số chi phí toàn phần bằng (I- Ad)-1 và ma trận hệ số chi phí gián tiếp theo công thức (2.12). Kết quả tính toán các ma trận được trình bày trong Bảng 3.7, 3.8 và 3.9 dưới đây. Bảng 3.7: Hệ số chi phí trực tiếp dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam 1 Thương nghiệp 0,007 0,007 0,016 0,026 0,002 0,020 0,009 0,029 2 Vận tải 0,009 0,008 0,010 0,010 0,060 0,008 0,012 0,011 3 Dịch vụ lưu trú 0,001 0,000 0,003 0,000 0,036 0,000 0,004 0,000 4 Dịch vụ ăn uống 0,007 0,002 0,010 0,002 0,068 0,002 0,017 0,002 5 Thăm quan 0,000 0,000 0,000 0,000 0,004 0,000 0,000 0,000 6 Dịch vụ y tế 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,005 0,001 0,000 7 Vui chơi 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000 0,022 0,000 8 Các ngành còn lại 0,246 0,408 0,276 0,449 0,095 0,248 0,191 0,399 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Bảng 3.8: Hệ số tác động gián tiếp dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam STT Ngành 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Thương nghiệp 0,020 0,028 0,031 0,049 0,013 0,033 0,020 0,050 2 Vận tải 0,014 0,017 0,016 0,020 0,066 0,014 0,017 0,020 3 Dịch vụ lưu trú 0,002 0,001 0,003 0,001 0,036 0,001 0,005 0,001 4 Dịch vụ ăn uống 0,008 0,004 0,011 0,004 0,069 0,003 0,019 0,004 5 Thăm quan 0,000 0,000 0,000 0,000 0,004 0,000 0,000 0,000 6 Dịch vụ y tế 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,005 0,001 0,000 7 Vui chơi 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000 0,022 0,000 8 Các ngành còn lại 0,435 0,706 0,492 0,784 0,278 0,440 0,361 0,702 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Bảng 3.9: Hệ số chi phí toàn phần dạng phi cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam 89 STT Ngành 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Thương nghiệp 1,020 0,028 0,031 0,049 0,013 0,033 0,020 0,050 2 Vận tải 0,014 1,017 0,016 0,020 0,066 0,014 0,017 0,020 3 Dịch vụ lưu trú 0,002 0,001 1,003 0,001 0,036 0,001 0,005 0,001 4 Dịch vụ ăn uống 0,008 0,004 0,011 1,004 0,069 0,003 0,019 0,004 5 Thăm quan 0,000 0,000 0,000 0,000 1,004 0,000 0,000 0,000 6 Dịch vụ y tế 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 1,005 0,001 0,000 7 Vui chơi 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000 1,022 0,000 8 Các ngành còn lại 0,435 0,706 0,492 0,784 0,278 0,440 0,361 1,702 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Bảng I-O 5 năm được xây dựng một lần và áp dụng cho các năm đó. Hệ số Bảng I-O thường được sử dụng để đánh giá, phân tích vĩ mô nền kinh tế cho khoảng 5 tiếp theo nếu không có thay đổi lớn về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Do đó Bảng I-O 2012 theo giá cơ bản năm của Việt Nam được sử dụng để ước lượng tác động của du lịch đến nền kinh tế cho năm 2013. Bên cạnh việc cung cấp các hệ số định mức kỹ thuật của nền kinh tế, Bảng I-O còn cung cấp các tỷ lệ để tách phí thương nghiệp, phí vận tải và thuế sản phẩm từ chi tiêu của khách du lịch theo giá sử dụng. Từ đó chuyển chi tiêu của khách du lịch từ giá sử dụng về giá cơ bản theo nhóm ngành sản phẩm du lịch. 3.1.3. Thu thập, tổng hợp và xử lý khác về thu nhập và lao động Phục vụ cho tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế, ngoài các thông tin về chi tiêu của khách du lịch và các ma trận của Bảng I-O, cần thiết khai thác và xử lý thông tin về véc tơ hệ số lao động, VA và thu nhập của người lao động so với GO năm 2012. Kết quả khai thác, tổng hợp và xử lý thông tin nói trên được trình bày trong Bảng 3.10. Cụ thể: - Thông tin về số lao động năm 2012 (cột 1) và GO năm 2012 (cột 2) do TCTK công bố năm 2015 trong Niên Giám Thống kê được tổng hợp theo 8 nhóm sản phẩm du lịch đã chọn, trình bày tại Bảng 3.10 . Tính được véc tơ hệ số lao động theo các ngành (cột 3) như sau: 90 Véc tơ hệ số lao động năm 2012 (cột 3) = Lao động năm 2012 (cột 1) : Giá trị sản xuất năm 2012 (cột 2) - Bảng I-O 2012 cung cấp thông tin về véc tơ hệ số VA, thu nhập của người lao động so với GO theo nhóm ngành. Đây là cơ sở để ước lượng được số lao động tham gia phục vụ hoạt động du lịch hay lượng hóa được tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tạo việc làm trong nền kinh tế. Bảng 3.10: Lao động, giá trị sản xuất và các véc tơ hệ số năm 2012 STT Tên ngành Số lao động năm 2012 (Người) GO giá hiện hành 2012 Các véc tơ hệ số năm 2012 Lao động/GO VA/GO Thu nhập của người lao động /GO A B 1 2 3 =1/2 4 5 Tổng cộng 51.422.439 8.833.678.217 0,0058 0,3333 0,2139 1 Thương nghiệp 6.313.871 462.175.072 0,0137 0,6455 0,4313 2 Vận tải 1.498.315 243.477.085 0,0062 0,3059 0,1920 3 Dịch vụ lưu trú 187768 31800648 0,0059 0,6002 0,3587 4 Dịch vụ ăn uống 1949621 200361010 0,0097 0,3461 0,2423 5 Thăm quan (Du lịch) 44782 7601117 0,0059 0,6261 0,2894 6 Dịch vụ y tế 482.411 83.842.808 0,0058 0,4356 0,3674 7 Vui chơi 256.042 9.927.052 0,0258 0,6639 0,4906 8 Các ngành còn lại 40.689.629 7.794.493.425 0,0052 0,3124 0,1994 Nguồn:Kết quả tổng hợp của tác giả 91 3.2. Tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 Áp dụng cách tính đã trình bày từ bước 3 đến bước 6 tại mục 2.3 của Chương 2 để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013. Kết quả tính toán gồm các chỉ tiêu: VA, GDP, nhu nhập của người lao động và lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo cách đánh giá trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp. 3.2.1. Giá trị sản xuất của du lịch năm 2013 Giá trị sản xuất trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa năm 2013 được ước tính theo Bước 3 trong mục 2.3 như sau: - Giá trị sản xuất trực tiếp của du lịch bằng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa theo giá cơ bản (cột 6 trong Bảng 3.5 và 3.6). Khi đó, chi tiêu của khách du lịch với vai trò là tác động ban đầu và trực tiếp đến nhu cầu của nền kinh tế. Theo phương trình cân bằng tổng thể, cầu sẽ cân bằng với cung tại điểm thực hiện giao dịch, mua bán hàng hóa. Khi đó: Giá trị sản xuất trực tiếp của du lịch quốc tế đến/ nội địa (Cột 1, 2 Bảng 3.11) = Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến/nội địa theo giá cơ bản (Cột 6 bảng 3.5 và Cột 6 Bảng 3.6) - Giá trị sản xuất gián tiếp của du lịch: Áp dụng công thức (2.13) tại Bước 3 để tính GO gián tiếp của khách du lịch được ước lượng cho khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa như sau: GO gián tiếp của du lịch = Tổng chi tiêu của khách du lịch theo giá cơ bản (Cột 6 bảng 3.5 và 3.6) X Ma trận hệ số tác động gián tiếp (Bảng 3.8) Lưu ý : Tổng chi tiêu của khách quốc tế/nội địa theo giá cơ bản tại cột 6 của Bảng 3.6 và Bảng 3.7 được chuyển thành ma trận đường chéo để thực hiện bước tính. - Giá trị sản xuất tổng hợp của du lịch GO tổng hợp của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa bằng tổng GO sản xuất trực tiếp và gián tiếp. Kết quả tính toán GO của du lịch năm 2013 được trình bày trong Bảng 3.11 dưới đây: 92 Bảng 3.11: Giá trị sản xuất của du lịch năm 2013 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ STT Ngành sản phẩm GO của du lịch quốc tế đến GO của du lịch nội địa Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp A B 1 2 3 =1+2 4 5 6=4+5 Tổng số 158.479 124.223 282.702 110.828 83.767 194.595 1 Thương nghiệp 3.534 12.392 15.925 2.625 8.326 10.951 2 Vận tải 28.269 19.505 47.774 25.748 13.040 38.788 3 Dịch vụ lưu trú 44.037 14.160 58.196 25.567 9.515 35.082 4 Dịch vụ ăn uống 35.345 21.713 57.057 27.033 14.523 41.556 5 Thăm quan 12.540 13.369 25.908 7.746 9.431 17.177 6 Dịch vụ y tế 1.681 12.348 14.030 1.408 8.283 9.690 7 Vui chơi 6.514 11.174 17.688 3.136 7.545 10.680 8 Khác 26.559 19.562 46.122 17.565 13.105 30.670 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Theo kết quả trong Bảng 3.11, xét trên tổng số GO trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến lớn hơn của du lịch nội địa lần lượt là 1,43; 1,48 và 1,45 lần. Điều này cho thấy, trong năm 2013 du lịch quốc tế đến ảnh hưởng tới GO lớn hơn so với du lịch nội địa. Tổng số GO tổng hợp so với GO trực tiếp của du lịch quốc tế đến là 1,784 lần; trong khi đó tỷ lệ này của du lịch nội địa là 1,756 lần. Tỷ lệ này cho biết trong năm 2013, du lịch quốc tế đến có tác động tốt hơn đến toàn bộ nền kinh tế. 3.2.2. Giá trị tăng thêm của du lịch năm 2013 Giá trị tăng thêm của du lịch bao gồm: VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của hoạt động du lịch quốc tế và du lịch nội địa được ước lượng cụ thể như sau: 93 - Ước lượng VA trực tiếp, gián tiếp Từ đó VA trực tiếp, gián tiếp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được ước lượng theo công thức (2.15) bằng cách nhân (x) GO trực tiếp, gián tiếp của du lịch với hệ số VA so với GO (cột 4, Bảng 3.10). - Ước lượng VA tổng hợp VA tổng hợp của du lịch bằng tổng VA trực tiếp và gián tiếp. Kết quả ước lượng VA du lịch năm 2013 của Việt Nam được trình bày trong Bảng 3.12 dưới đây. Bảng 3.12: Giá trị tăng thêm của du lịch năm 2013 Đơn vị tính: Tỷ VN đồng S T T Ngành sản phẩm Giá trị tăng thêm của du lịch quốc tế đến Giá trị tăng thêm của du lịch nội địa Giá trị tăng thêm trực tiếp Giá trị tăng thêm gián tiếp Giá trị tăng thêm tổng hợp Giá trị tăng thêm trực tiếp Giá trị tăng thêm gián tiếp Giá trị tăng thêm tổng hợp A B 1 2 3 =1+2 4 5 6=4+5 Tổng số 70.795 57.257 128.052 47.302 38.715 86.017 1 Thương nghiệp 2.281 7.999 10.281 1.694 5.375 7.069 2 Vận tải 8.647 5.966 14.613 7.875 3.988 11.864 3 Dịch vụ lưu trú 26.431 8.499 34.930 15.346 5.711 21.057 4 Dịch vụ ăn uống 12.231 7.514 19.745 9.355 5.026 14.381 5 Thăm quan 7.851 8.370 16.221 4.850 5.904 10.754 6 Dịch vụ y tế 732 5.379 6.111 613 3.608 4.221 7 Vui chơi 4.325 7.419 11.744 2.082 5.009 7.091 8 Khác 8.297 6.111 14.408 5.487 4.094 9.581 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Xét về ảnh hưởng của du lịch quốc tế, Bảng 3.12 và Sơ đồ 3.2 cho thấy, năm 2013 du lịch quốc tế tác động trực tiếp tới xuất khẩu tạo ra tổng VA là 70.795 tỷ đồng 94 và tác động gián tiếp, lan tỏa đến các ngành biểu hiện qua tổng VA gián tiếp là 57.257. Do đó, tác động tổng hợp đóng góp vào VA của toàn bộ nền kinh tế là 128.052 tỷ đồng, chiếm 3,6 % GDP của Việt Nam. Trong đó, du lịch quốc tế tác động tổng hợp đến VA của dịch vụ lưu trú là 34.930 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng tác động), dịch vụ ăn uống 19.745 tỷ đồng (15,4%), dịch vụ tham quan 16.221 tỷ đồng (12,7%) và dịch vụ vận tải hành khách 14.613 tỷ đồng (11,4%). Một điều thú vị cho thấy từ kết quả tính toán, việc chi tiêu của khách du lịch lan tỏa khá mạnh đến các ngành trong nền kinh tế tưởng chừng như không có liên quan đến hoạt động du lịch. Cụ thể, VA của các ngành khác do tác động tổng hợp của du lịch quốc tế là 14.408 tỷ đồng chiếm 11,3% tổng VA được tạo ra từ tác động tổng hợp của du lịch quốc tế đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng của hoạt động du lịch quốc tế trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị tăng thêm tổng hợp của du lịch quốc tế đến của Việt Nam năm 2013 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. Xét về ảnh hưởng của du lịch nội địa, kết quả trình bày trong Bảng 3.12 và Biểu đồ 3.3 dưới đây thể hiện điều tương tự đối với tác động của du lịch nội địa đến VA của các ngành, tuy mức độ có khác nhau đôi chút. Chi tiêu khách du lịch nội địa lan tỏa đến VA của toàn bộ nền kinh tế là 86.017 tỷ đồng, chiếm 2,4% GDP. Tác động tổng 95 hợp của du lịch nội địa tạo ra VA của một số ngành tiêu biểu tương ứng như: dịch vụ lưu trú 21.057 tỷ đồng (chiếm 24,5% tác động tổng hợp của du lịch nội địa đến VA toàn nền kinh tế), dịch vụ ăn uống 14.381 tỷ đồng (16,7 %); tham quan 10.754 tỷ đồng (12,5%) Du lịch nội địa lan tỏa đến VA của các ngành còn lại của nền kinh tế là 9.581 tỷ đồng (chiếm 11,1%), tương đương với tỷ lệ đóng góp vào VA của các ngành khác do tác động của du lịch quốc tế. Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giá trị tăng thêm tổng hợp của du lịch nội địa của Việt Nam năm 2013 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả Chi tiêu của khách du lịch quốc tế bằng 143 % so với chi tiêu của khách du lịch nội địa. Tuy nhiên do cấu trúc chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa là khác nhau dẫn đến chi tiêu của khách du lịch quốc tế lan tỏa đến giá trị gia tăng của nền kinh tế cao hơn khách du lịch nội địa khá nhiều (149%). Trong đó ảnh hưởng trực tiếp của khách du lịch quốc tế đến VA cao hơn khách du lịch nội địa là 150% và ảnh hưởng gián tiếp của khách du lịch quốc tế so với khách du lịch nội địa là 148% (Bảng 3.12). Từ tác động của du lịch đến VA có thể ước lượng được GDP tương ứng do hoạt động du lịch quốc tế và nội địa đã tạo ra trong Bảng 3.13 dưới đây. 3.2.3. Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 Tổng sản phẩm trong nước được tạo ra từ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được trình bày trong Bảng 3.13 dưới đây: 96 Bảng 3.13: Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 Đơn vị tính: Tỷ VN đồng STT Nội dung Giá trị tăng thêm của du lịch Thuế sản phẩm của du lịch Tổng sản phẩm trong nước của du lịch A B 1 2 3 =1+2 1 Du lịch trong nước 1.1 Tác động trực tiếp (2.1+3.1) 118.098 14.153 132.251 1.2 Tác động gián tiếp (2.2+3.2) 95.971 11.502 107.473 1.3 Tác động tổng hợp (2.3+3.3) 214.069 25.655 239.724 2 Du lịch quốc tế đến 2.1 Tác động trực tiếp 70.795 8.484 79.280 2.2 Tác động gián tiếp 57.257 6.862 64.119 2.3 Tác động tổng hợp 128.052 15.346 143.398 3 Du lịch nội địa 3.1 Tác động trực tiếp 47.302 5.669 52.971 3.2 Tác động gián tiếp 38.715 4.640 43.355 3.3 Tác động tổng hợp 86.017 10.309 96.326 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế đến (chỉ tiêu ở cột 1; dòng 2.1, 2.2 và 2.3 được lấy từ kết quả tại dòng tổng số của cột 1, cột 2 và cột 3 của Bảng 3.12 ở trên. Tương tự, VA trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch nội địa (chỉ tiêu ở cột 1; dòng 3.1, 3.2 và 3.3 trong Bảng 3.13 được lấy từ kết quả tại dòng tổng số của cột 4, cột 5 và cột 6 của bảng 3.12 ở trên). Tỷ lệ giữa thuế sản phẩm so với VA giá hiện hành năm 2013 theo giá hiện hành bằng: 0,119 (= 362.375 tỷ đồng/3.221.887 tỷ đồng) – TCTK, Niên giám năm 2015 (tr. 172) được sử dụng để ước lượng thuế sản phẩm của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa trong cột 2. GDP của du lịch (cột 3) được tính theo công thức 2.17), bằng tổng của VA giá cơ bản của du lịch (cột 1) cộng với thuế sản phẩm của du lịch (cột 2). 3.2.4. Thu nhập của người lao động từ du lịch Thực hiện theo bước 6, thu nhập của người lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa được đo lường trực tiếp, gián tiếp và ước lượng từ GO tương ứng của 97 du lịch theo các công thức 2.18 như sau: Thu nhập của người lao động từ du lịch = GO của du lịch (Cột 2, Bảng 3.11) X Tỷ lệ thu nhập của người lao động so với GO Thu nhập của người lao động tổng hợp của du lịch được tính theo công thức 2.19 bằng tổng của thu nhập của người lao động trực tiếp và gián tiếp của du lịch. 3.2.5. Lao động du lịch Lao động du lịch được tạo ra do tác động trực tiếp, gián tiếp của du lịch quốc tế đến, du lịch nội địa tới nền kinh tế năm 2013 được ước lượng theo công thức sau: Lao động du lịch = Véc tơ hệ số lao động (Cột 3, Bảng 3.10) X GO của du lịch (Cột 2, Bảng3.10 ) Kết quả tính toán thu nhập của người lao động và lao động theo cách đo lường trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp được trình bày trong Bảng 3.14 và Bảng 3.15. Bảng 3.14: Thu nhập của người lao động tạo ra do tác động của du lịch năm 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Ngành Tổng thu nhập của người lao động của du lịch quốc tế Tổng thu nhập của người lao của du lịch nội địa Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp A B 1 2 3 4 5 6 Tổng cộng 44.053 37.219 81.272 29.598 25.114 54.712 1 Thương nghiệp 1.524 5.344 6.868 1.132 3.591 4.722 2 Vận tải 5.428 3.745 9.173 4.944 2.504 7.448 3 Dịch vụ lưu trú 15.798 5.080 20.878 9.172 3.413 12.586 4 Dịch vụ ăn uống 8.565 5.261 13.826 6.551 3.519 10.070 5 Du lịch 3.629 3.869 7.497 2.242 2.729 4.971 6 Dịch vụ y tế 618 4.537 5.155 517 3.043 3.560 7 Vui chơi 3.196 5.483 8.679 1.538 3.702 5.240 8 Khác 5.296 3.901 9.196 3.502 2.613 6.115 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 98 Kết quả tính toán tác động của du lịch đến thu nhập của người lao động trình bày trong Bảng 3.14 phù hợp với tác động của du lịch đến VA. Ở đó, tác động tổng hợp từ du lịch quốc tế đến thu nhập của người lao động lớn hơn tác động của du lịch nội địa đến chỉ tiêu này là 1,49 lần. Du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động là 44.053 tỷ đồng chiếm 62,2% VA do tác động trực tiếp. Trong khi đó, du lịch nội địa tác động gián tiếp đến chỉ tiêu này là 37.291 tỷ đồng chiếm đến 65% của VA do tác động gián tiếp. Cũng có kết quả tương tự đối với tác động trực tiếp và gián tiếp của du lịch nội địa. Tổng số lao động tạo ra trong các ngành do tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa tới nền kinh tế (Bảng 3.15) lần lượt là 2.340.730 người và 1.592.338 người, tương ứng với 4,5 % và 3% so với tổng số lao động của cả nước năm 2013. Như vậy, tổng số lao động trong các ngành phục vụ khách du lịch trong năm 2013 ước tính 3.933.068 người chiếm 7,5 % tổng số lao động cả nước. Bảng 3.15: Lao động du lịch năm 2013 Đơn vị tính: Người STT Ngành Lao động du lịch quốc tế Lao động du lịch nội địa Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Tác động tổng hợp A B 1 2 3 5 6 7 Tổng cộng 1.216.393 1.124.337 2.340.730 834.622 757.716 1.592.338 1 Thương nghiệp 48.274 169.286 217.560 35.854 113.745 149.599 2 Vận tải 173.963 120.033 293.996 158.450 80.246 238.696 3 Dịch vụ lưu trú 260.016 83.606 343.623 150.963 56.182 207.145 4 Dịch vụ ăn uống 343.922 211.275 555.197 263.050 141.312 404.362 5 Du lịch 73.878 78.762 152.640 45.638 55.563 101.201 6 Dịch vụ y tế 9.674 71.050 80.724 8.099 47.656 55.754 7 Vui chơi 168.019 288.203 456.222 80.873 194.601 275.474 8 Khác 138.647 102.121 240.768 91.696 68.412 160.107 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 99 3.3. Nhận xét, đánh giá và khuyến nghị 3.3.1. Nhận xét, đánh giá Từ kết quả tính toán các chỉ tiêu VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa phản ánh tác động của hai loại du lịch này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2013, cụ thể: 3.3.1.1. Đánh giá giá trị tăng thêm của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa Bảng 3.16: So sánh giữa chi tiêu và giá trị tăng thêm của khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa STT Ngành kinh tế Du lịch quốc tế đến Du lịch nội địa Chi tiêu của khách quốc tế đến theo giá cơ bản (Tỷ VND) Giá trị tăng thêm tổng hợp (Tỷ VND) Giá trị tăng thêm tổng hợp so với chi tiêu (Lần) Chi tiêu của khách nội địa theo giá cơ bản (Tỷ VND) Giá trị tăng thêm tổng hợp (Tỷ VND) Giá trị tăng thêm tổng hợp so với chi tiêu (Lần) A B 1 2 3 4 5 6 Tổng cộng 158.479 128.052 0,81 110.828 86.017 0,78 1 Thương nghiệp 3.534 10.281 2,91 2.624.470 7.069 2,69 2 Vận tải 28.269 14.613 0,52 25.748.148 11.863.895 0,46 3 Dịch vụ lưu trú 44.037 34.930 0,79 25.567.336 21.056.667 0,82 4 Dịch vụ ăn uống 35.345 19.745 0,56 27.033.437 14.380.916 0,53 5 Thăm quan 12.540 16.221 1,29 7.746.488 10.754.343 1,39 6 Dịch vụ y tế 1.681 6.111 3,63 1.407.522 4.220.608 3,00 7 Vui chơi 6.514 11.744 1,80 3.135.538 7.091.083 2,26 8 Khác 26.559 14.408 0,54 17.565.048 9.580.675 0,55 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả. 100 Chi tiêu của khách quốc tế đến và khách nội địa theo giá cơ bản là 158.479 tỷ đồng và 110.828 tỷ đồng, VA tổng hợp do tác động từ chi tiêu của khách quốc tế và nội địa theo giá cơ bản lần lượt là 128.052 tỷ đồng và 86.017 tỷ đồng. Tỷ lệ giữa chi tiêu của khách quốc tế và nội địa giá cơ bản bằng 1,43 lần (=158.479/110.828), trong khi đó tỷ lệ giữa GDP tổng hợp của khách du lịch quốc tế đến và GDP tổng hợp của du lịch nội địa đạt ở mức cao hơn là 1,50 lần (=143.398/96.326). Từ đó cho thấy tác động tổng hợp đến nền kinh tế từ chi tiêu của khách quốc tế đến cao hơn so với chi tiêu của khách nội địa. Điều này cũng được biểu hiện qua việc so sánh giữa tỷ lệ VA tổng hợp và chi tiêu theo từng loại. VA tổng hợp so với tổng chi tiêu của khách quốc tế đến là 0.81, trong khi đó tỷ lệ này của khách nội địa chỉ là 0.78. Hay nói cách khác, so với chi tiêu của khách nội địa, chi tiêu của khách quốc tế đến có ảnh hưởng mạnh hơn đến nền kinh tế cả về quy mô và mức độ lan tỏa. Số liệu so sánh trong Bảng 3.16 cho thấy, trong một số ngành, VA tổng hợp lớn hơn nhiều so với chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và nội địa theo giá cơ bản. Đó là các ngành: (1) Thương mại: VA tổng hợp lớn gấp gần 2,9 lần và 2,7 lần so với chi tiêu thực tế của khách du lịch quốc tế và nội địa cho ngành này; (2) Du lịch: VA tổng hợp của hoạt động thăm quan so với chi tiêu của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa lần lượt là 1,3 và 1,4 lần; (3) Các tỷ lệ này trong hoạt động dịch vụ y tế đạt mức cao nhất, lần lượt đối với khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đạt khoảng 3,6 và 3 lần; trong hoạt động Vui chơi tỷ lệ này theo hai loại khách lần lượt đạt 1,8 và gần 2,3 lần. Điều này cho thấy, chi tiêu của cả hai loại khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa đối với nhóm ngành dịch vụ gồm: Thương mại; Thăm quan; Dịch vụ y tế và Vui chơi ảnh hưởng nhiều đến VA tổng hợp (từ 1,4 đến 3 lần). Trong khi đó, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến và nội địa đối với các ngành khác tác động đến VA tổng hợp thấp hơn (đều nhỏ hơn 1). 3.3.1.2. Đánh giá tổng sản phẩm trong nước của du lịch Theo kết quả tính toán trình bày trong bảng 3.17, GDP tổng hợp của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa lần lượt là 143.398 tỷ đồng và 96.326 tỷ đồng, tương đương với 4,0% và 2,69% của GDP cả nước. 101 Bảng 3.17: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam tạo ra từ tác động của du lịch năm 2013 Chỉ tiêu Trực tiếp Gián tiếp Tổng hợp GDP giá hiện hành năm 2013 A 1 2 3 4 1. Giá trị tăng thêm tạo ra do tác động của hoạt động du lịch (Tỷ VNĐ) 118.098 95.971 214.069 3.584.262 - Du lịch quốc tế 70.795 57.256 128.051 - Du lịch nội địa 47.303 38.715 86.018 2. Thuế SP tạo ra do hoạt động du lịch (Tỷ VNĐ) 14.153 11.502 25.655 3. GDP tạo ra do tác động của hoạt động du lịch (Tỷ VNĐ) 132.251 107.473 239.724 - Du lịch quốc tế 79.280 64.118 143.398 - Du lịch nội địa 52.971 43.355 96.326 4. GDP tạo ra do tác động của hoạt động du lịch so với GDP của cả nước (%) 3,69 3,00 6,69 - Du lịch quốc tế 2,21 1,79 4,00 - Du lịch nội địa 1,48 1,21 2,69 Nguồn: - Cột 4: TCTK, Niên giám Thống kê năm 2015 (2006, tr.170). - Các cột còn lại: Tính toán của tác giả. Bảng 3.17 cho biết chi tiêu của khách du lịch trong nước gồm du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa tạo ra GDP du lịch tổng hợp là 239.724 tỷ đồng chiếm 6,69% GDP cả nước, trong đó tạo ra GDP du lịch trực tiếp là 132.251 tỷ đồng, bằng 3,69% GDP cả nước và GDP du lịch gián tiếp là 107.473 tỷ đồng, chiếm 3,00 % GDP cả nước. Trong khi đó, theo ước tính của tác giả Luận án, VA của hoạt động du lịch (ngành 79) theo phân ngành VSIC2007 năm 2013 chỉ chiếm chưa đến 0,169% GDP cả nước. 102 3.3.1.3. Đánh giá lao động của du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa Nếu chi tiêu của khách quốc tế đến so với chi tiêu nội địa là 1,42 lần thì lao động tổng hợp của hai loại du lịch này có tỷ lệ là 1.46 lần (=1.780.732/1.217.330). Tỷ lệ này một lần nữa cho thấy ảnh hưởng mạnh hơn đối với tạo việc làm trong nền kinh tế của khách du lịch quốc tế đến so với khách du lịch nội địa. Lao động tổng hợp lớn hơn lao động trực tiếp của du lịch quốc tế đến và nội địa là 1,85 và 1,83 lần. Trong đó, tỷ lệ này trong ngành thương nghiệp trên 4 lần, tham quan trên 2 lần, dịch vụ y tế trên 6 lần và vui chơi giải trí gần 3 lần. Điều này đã khẳng định thêm về vai trò và mức độ ảnh hưởng tốt hơn đến nền kinh tế của các ngành dịch vụ phục vụ du lịch. 3.3.2. Khuyến nghị đẩy mạnh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế 3.3.2.1. Chính sách thu hút khách du lịch Theo cách tiếp cận và đánh giá của Luận án tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tổng chi tiêu của khách quốc tế và khách nội địa. Tổng chi tiêu của khách phụ thuộc vào mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch và số lượng khách du lịch. - Về chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế và nội địa luôn có sự khác biệt. Cần có chính sách cụ thể để kích thích chi tiêu của khách du lịch, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế. Để tăng chi tiêu bình quân của khách cần phân tích thị trường khách du lịch theo từng nhóm để tìm ra những nhóm nước có mức độ chi tiêu cao và ổn định. Đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế cần phân loại khách theo từng quốc gia hoặc nhóm quốc gia có mức chi tiêu bình quân một khách ở mức cao trong một thời gian dài. Từ đó có chính sách quảng bá, thu hút và ưu tiên những nhóm này đến Việt Nam. Như vậy vừa nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, vừa phát triển du lịch theo chiều sâu, tăng cường xuất khẩu trực tiếp hàng hóa nội địa, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao tác động tổng hợp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. - Về tăng số lượng khách du lịch: Thu hút để tăng số lượng khách du lịch là công việc hầu hết các quốc gia cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng cho hoạt động du lịch cũng như làm tăng tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Để khuyến khích tăng số lượng khách du lịch quốc tế cần nghiên cứu để hạn chế tối đa những bất lợi trong thủ tục, quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch đến và lưu lại ở Việt Nam. Các chính sách này cần được nghiên cứu một cách cụ thể theo từng nhóm quốc 103 gia dựa trên thông tin phản ánh thực trạng của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm các nước trong khu vực và quốc tế. 3.3.2.2. Chính sách khuyến khích chi tiêu Kết quả tính toán trong Luận án cho thấy, khuyến khích chi tiêu để tăng quy mô doanh thu từ du lịch là cần thiết. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của hoạt động du lịch có quy mô tương đương phụ thuộc vào cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Một số sản phẩm du lịch (ứng với các khoản chi tiêu của khách du lịch) có tác động tổng hợp cao đến tăng trưởng kinh tế như: thương nghiệp, dịch vụ tham quan, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Cần có chính sách để kích thích làm tăng chi tiêu của khách du lịch đối với nhóm các sản phẩm du lịch này. Đầu tư phát triển những ngành này vừa đảm bảo hỗ trợ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, vừa là điều kiện để tăng cường tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Phân tích tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhóm ngành sản phẩm du lịch cho phép xác định hướng đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển đối với những ngành có khả năng tác động lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam là đất nước có tiềm năng về du lịch với lợi thế về nhiều mặt: Sự đa dạng và phong phú về di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, văn hóa và lễ hội truyền thống, do đó cần tập trung nguồn lực phát triển các ngành sản phẩm du lịch có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế. 3.3.2.3. Chính sách đảm bảo chất lượng và hiệu quả của du lịch quốc tế Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đóng góp đáng kể đối với xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ và tác động không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách quảng bá và thu hút khách quốc tế để tăng quy mô và đảm bảo cơ cấu sản phẩm du lịch trong doanh thu từ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động du lịch quốc tế, bên cạnh việc quan tâm mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế về quy mô, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách nâng cao chất lượng khách du lịch quốc tế đến. Chính sách thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cần thể hiện rõ quan điểm phát triển bền vững, theo chiều sâu. Do đó tiến hành đánh giá, phân tích và xây dựng chiến lược ưu tiên cho các khách hàng theo các nước hoặc nhóm nước nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam. 104 3.3.3. Khuyến nghị về tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Để phục vụ cho việc quản lý, đánh giá và định hướng hoạt động du lịch, công tác thống kê đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần được thực hiện hàng năm trên cơ sở thống nhất về lý thuyết các khái niệm có liên quan cũng như phương pháp đo lường. Từ đó phối hợp, chia sẻ, xây dựng nguồn thông tin phù hợp và phân công thực hiện công việc tính toán, công bố chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch vào tăng trưởng kinh tế đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của chỉ tiêu này. Để thực hiện được công việc này trong thời gian tới cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: 3.3.3.1. Thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm có liên quan - Trước hết, cần thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm về khách du lịch nội địa để xác định và đo lường chi tiêu của khách này làm cơ sở tính toán tác động của nó đối với tăng trưởng và tạo việc làm trong nền kinh tế. Khách nội địa được xác định là khách đến thăm một nơi khác ngoài môi trường thường xuyên trong phạm vi đất nước mà họ đang cư trú. Tuy nhiên phạm vi được gọi là ngoài môi trường thường xuyên như thế nào chưa được đề cập đến. Cụ thể, có phân biệt về gianh giới hành chính (khác tỉnh, huyện hoặc xã), hoặc cách bao xa so với ngôi nhà họ đang sinh sống, Đây chỉ là một tiêu chí cần xác định rõ để xác định, nhận dạng và thống kê đối với khách nội địa. Bên cạnh đó còn một số khái niệm có liên quan chưa được hiểu và sử dụng thống nhất trong các văn bản và tài liệu của Việt Nam. Vì vậy, cần xây dựng và ban hành tài liệu như một cuốn từ điển du lịch về các khái niệm cơ bản nhằm xác định đúng, đủ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác thống kê du lịch nói chung và đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói riêng trong thời gian tới. - Việc chi tiết các phân tổ trong nội hàm của các chỉ tiêu có liên quan nhằm xác định và đo lường chi tiêu của du khách chi tiết nhất có thể cũng là một nội dung cần quan tâm ngay từ khi xây dựng khái niệm. Đây là cơ sở quan trọng để xác định ảnh hưởng của du lịch đối với hoạt động nào, quy mô là bao nhiêu cho từng hoạt động của nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở quan trọng để xác định việc tăng cường hoạt động du lịch từ xây dựng các hoạt động hỗ trợ du lịch có liên quan trong mối quan hệ liên ngành của toàn nền kinh tế. Ví dụ, cần bóc tách được chi tiêu của du khách đối với vận tải thành: vận tải hàng không, vận tải đường thủy, đường bộ hay đường sắt; mua sắm mặt hàng nông sản hay thủ công mỹ nghệ, 105 - Bên cạnh đó cần làm rõ hơn một số chỉ tiêu thống kê du lịch phản ánh kết quả hoạt động du lịch và phản ánh tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: đối với chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch cần làm rõ hơn các cách phân tổ theo thời gian lưu lại (khách nghỉ qua đêm và khách đi trong ngày) và phân tổ theo hình thức tổ chức chuyến đi (khách đi theo chương trình, tự sắp xếp) và phân tổ chéo giữa hai nhóm này. Cần xây dựng tiêu chí để xác định và phân biệt khi tiến hành điều tra, đảm bảo vừa đầy đủ về phạm vi, vừa kiểm tra chéo giữa các chỉ tiêu phản ánh du lịch. - Đối với chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế cần xây dựng và thống nhất về phạm vi và cách tính chỉ tiêu VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch. Chỉ tiêu này được xác định theo phân ngành kinh tế của SNA, theo TSA hay theo cách đánh giá từ tính toán tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp đối với toàn nền kinh tế như đã thực hiện trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh tác động của du lịch cần được tính toán chi tiết theo du lịch quốc tế và du lịch nội địa. - Hiện nay số lượt khách du lịch nội địa đang được tổng hợp còn bị tính trùng giữa các tỉnh, thành phố khác nhau (vì số liệu toàn quốc được tổng hợp từ số liệu của các tỉnh). Tuy TCDL đã dùng hệ số để loại bỏ sự tính trùng này, nhưng dù sao cũng là cách làm theo phương pháp gián tiếp nên có những hạn chế nhất định. Về lâu dài, đề nghị cần tiến hành điều tra khách du lịch nội địa từ đơn vị điều tra là hộ gia đình như khuyến nghị của UNWTO. 3.3.3.2. Thống nhất về phương pháp tính và nguồn thông tin Cần thống nhất phương pháp đánh giá tác động của du lịch xuất phát từ phía cầu (từ chi tiêu của khách du lịch) và từ phía cung (ảnh hưởng lan tỏa) của du lịch thông qua chi tiêu của du khách đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Từ đó xây dựng các bước tính cụ thể rõ ràng, tường minh cách ước lượng chỉ tiêu này. Trên cơ sở việc xác định phương pháp tính chi tiết theo từng bước, xây dựng nguồn thông tin dựa trên danh mục các chỉ tiêu qua việc rà soát theo từng nhóm thông tin: Thông tin đầu vào, nhóm thông tin được sử dụng làm công cụ tính toán và các thông tin hỗ trợ khác. 3.3.3.3. Phân công và phối hợp thực hiện Việc thực hiện chỉ tiêu này gắn liền với việc biên soạn TSA và SNA, vì vậy cần có sự phân công và phối hợp thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan, chủ yếu là giữa TCTK và TCDL. Trước tiên, xây dựng cơ chế phối hợp 106 thông qua thông tư liên Bộ hoặc quy định về chia sẻ và cung cấp thông tin đối với hệ thống chỉ tiêu cùng quan tâm được thể hiện qua các bảng, biểu cụ thể về nội dung, phạm vi, thời hạn gửi báo cáo và hình thức chia sẻ. TCTK và TCDL cần thống nhất về nội hàm, nguồn thông tin, phương pháp tính; phối hợp thực hiện trong thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và tính toán và công bố các chỉ tiêu có liên quan phục vụ tính toán chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. TCTK chịu trách nhiệm tính toán và công bố chỉ tiêu đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm cho xã hội chi tiết theo du lịch quốc tế đến và du lịch nội địa. Việc biên soạn được tiến hành thường xuyên hàng năm cùng với báo cáo thường niên về du lịch của Việt Nam. 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 tác giả Luận án đã làm rõ nguồn thông tin cần thiết từ TCTK và TCDL về tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó Chương 3 cũng trình bày cách nhìn nhận hoạt động du lịch từ cách tiếp cận khác nhau. Đó là cách tiếp cận từ phía cung và từ phía cầu, từ tác động trực tiếp đến tác động gián tiếp. Một cách xem xét hoạt động du lịch chi tiết hơn, cụ thể hơn qua việc phân chia du lịch thành du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Với cách nhìn nhận này nghiên cứu sẽ trình bày một cách đánh giá mới, chi tiết hơn nhằm đánh giá toàn diện, đầy đủ tác động của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở xây dựng mô hình và nguồn thông tin hiện có, Chương 3 trình bày các bước xử lý, hoàn thiện nguồn thông tin và công cụ để thử nghiệm tính toán Chương 3 đã thực hiện tính toán các chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đối với tăng trưởng kinh tế, gồm: VA, GDP, thu nhập của người lao động và lao động của du lịch năm 2013. Kết quả tính toán ở Chương 3 cho thấy vai trò của du lịch nói chung và ảnh hưởng ở mức cao hơn của du lịch quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua số liệu năm 2013. Việc tính toán thử nghiệm vừa cung cấp những thông tin đánh giá tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế năm 2013 vừa để khẳng định tính khả thi của phương pháp luận tác giả Luận án đề xuất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Chương 3 đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm tăng cường tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Để tăng tác động tổng hợp của du lịch tới tăng trưởng kinh tế, Chương 3 đề nghị tập trung thu hút nhằm tăng số lượng du khách nói chung và khách quốc tế nói riêng. Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến chất lượng khách thông qua mức chi tiêu bình quân và cơ cấu chi tiêu của khách theo quốc gia và hoặc nhóm quốc gia của khách quốc tế đến Việt Nam. Để tăng cường công tác thống kê du lịch nói chung và công tác đánh giá tác động tổng hợp của du lịch nói riêng cần tập trung giải quyết vấn đề về lý thuyết: Khái niệm, phương pháp tính, nguồn thông tin và phân công thực hiện giữa TCTK và TCDL trên cơ sở xây dựng quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin và phân công thực hiện cụ thể và hợp lý. 108 KẾT LUẬN Nhu cầu về du lịch của người dân trong nước và quốc tế có xu hướng ngày càng tăng lên đã cho thấy vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Chi tiêu của du khách đã ảnh trực tiếp đến sự phát triển không chỉ của các hãng, các công ty du lịch mà còn tác động đến nhiều hoạt động kinh tế khác có liên quan. Tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia của hoạt động du lịch được hình thành và phát triển. Sự cần thiết tiến hành nghiên cứu đo lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong mối liên hệ với tất cả các ngành có liên quan và các thành phần chính của hoạt động du lịch để có thể đánh giá, phân tích đầy đủ, toàn diện nhưng cũng tương đối cụ thể phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý và đưa ra các chính sách tốt hơn hỗ trợ cho hoạt động này trong thời gian tới. Để đánh giá đúng và đầy đủ hơn vai trò của hoạt động du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tăng cường hiệu quả của từng loại du lịch, luận án đã vận dụng lý thuyết thống kê của SNA để đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế. Nhằm thực hiện mục tiêu đó luận án đã thực hiện một số nội dung sau: (1) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận cơ bản về du lịch, về tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ của du lịch và tăng trưởng kinh tế từ phía cung, phía cầu trong tác động, ảnh hưởng liên ngành của toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở lý thuyết của TSA và SNA. Trong nội dung này Luận án đã làm rõ cách xác định và phương pháp tính đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Đồng thời, Luận án đã đề xuất nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của du lịch quốc tế, du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế. (2) Xây dựng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên chi tiêu của khách quốc tế, khách nội địa và Bảng I-O. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, Luận án đã xây dựng nguồn thông tin phù hợp cho từng nhóm chỉ tiêu phản ánh du lịch, nhóm chỉ tiêu phục vụ cho tính toán đánh giá tác động và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó đề xuất 6 bước tính toán cụ thể để lượng hóa tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế. (3) Trên cơ sở phương pháp đánh giá đã đề xuất, Luận án thử nghiệm tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng đối với trường hợp của Việt Nam năm 2013. Qua đó nhận xét, đánh giá kết quả tính toán và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động tổng hợp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động tổng hợp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hương (2011), Chủ nhiệm đề tài cơ sở “Hoàn thiện nội dung của hệ thống tài khoản quốc gia theo khuyến nghị sửa đổi của cơ quan thống kê Liên hợp quốc (SNA) 2008”; Viện Khoa học Thống kê; 2. Nguyễn Thị Hương (2012), “Nghiên cứu và đề xuất áp dụng một số nội dung đổi mới của SNA 2008 ở Việt Nam” Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 2; 3. Nguyễn Thị Hương (2013), “Quy trình biên soạn chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương, Thông tin Khoa Học Thống kê” Tờ Thông tin Khoa học Thống kê, số 3; 4. Nguyễn Thị Hương (2014), Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương", Viện Khoa học thống kê; 5. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O đánh giá tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học của đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh) ở Việt Nam; Viện Khoa học thống kê; 6. Nguyễn Thị Hương (2015), “Ứng dụng bảng I-O trong nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế” Tạp chí Con số và Sự kiện, số 6; 7. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp xây dựng bảng I-O phi cạnh tranh ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 7; 8. Nguyễn Thị Hương (2015), “Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình I-O phi cạnh tranh”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tháng 10. 9. Nguyễn Thị Hương (2016), “Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng cân đối liên ngành ”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Số 232(II), Tháng 10/2016. 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Ahlert, G. (2007), Methodological aspects of preparing the German TSA, empirical findings and initial reactions, Tourism Economics, 13(2), 275-287. (2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2010), Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (VCPA), Nhà xuất bản Thống kê. (3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả điều tra chi tiêu của khách Du lịch năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê. (4) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2015), Bảng cân đối liên ngành của Việt Nam (Input-Output:I/O) năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê. (5) Bryan, J., Jone, C.,& Munday, M. (2006), The contribution of tourism to the UK economy: Satellite account perspectives, Service Industry Journal, 26, 493-511 (6) Công cụ để khẳng định vai trò của ngành Du lịch VN trong nền kinh tế (2016), truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016 từ tro-cua-nganh-Du-lich-VN-trong-nen-kinh-te.vha> (7) Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam (2016), Wikipedia, truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015 từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_hi%E1%BB%87u_UNESCO_%E1%BB%9F _Vi%E1%BB%87t_Nam. (8) Fleetwood, S. (2004), Tourism satellite Accounts: The australian experience’, Estudios Turisticos, 161-162 (2004), pp. 43-53. (9) Frechtling, D. (1999), The Tourism Satellite Account : Foundations, progress and issues. Tourism Management, 20, 163-170 (10) Frechtling, D. (2008), Measurement and analysis of tourism economic contributions for sub-national region through the Tourism Satellite Account, Paper delivered to the International Tourism Conference on Knowlegde as Value Advantage for Tourist Destination, Malaga, Spain, October 29-31. (11) Heerschap, N., de Boer, B., Hoekstra, R., van Loon, A. & Tromp, L. (2005), A Tourism Satellite Account for the Netherlands: Approach and results’, Tourism Economics, 11, 393-409. (12) Nguyễn Lê Anh (2010), Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. 111 (13) Nguyễn Thị Hương (2012), Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các Quy trình Tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho Trung ương và địa phương, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Thống Kê. (14) Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2010), Nghiên cứu thống kê Tài khoản vệ tinh du lịch ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ. (15) Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. (16) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Du lịch, Luật số 44/2005/QH 11; (17) Riveta, G. (1999), Mexico’s experience in setting up its tourism satellite account. Tourism Economics, 5, 345-351. (18) Smith, S. (2000), New development in measuring tourism as an area of economic activity, In W. Gartner & D.Line (Eds.), Trend in outdoor recreation, leisure and tourism (pp, 225-234). Wallingford, UK: CAB International. (19) Tadayuki Hara (2008), Quantitative Tourism Industry Analysis of the Tourism Industry, The Dick Pope Sr.Institute for Tourism Studies. (20) Thijs ten Raa (2005), The Economics of Input-Output Analysis, Cambridge University Press. (21) Tổng cục Du lịch (2011), Báo cáo đề án“Triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch tại Việt Nam”. (22) Tổng cục Thống kê (2007), Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007, Nhà xuất bản Thống kê. (23) Tổng cục Thống kê (2012), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2012, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2015 từ (24) Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám Thống kê năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. (25) Tổng cục Thống kê (2003), Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê. (26) United Nations (1993), System of National Accounts 1993, United Nations Publication. 112 (27) United Nations (1999), Handbook of Input-Output Table Compilation and Analysis, United Nations Publication. (28) United Nations (2008), International Standard Industrial (ISIC Rev.4), United Nations Publication. (29) United Nations (2008), System of National Accounts 2008, United Nations Publication. (30) United Nations (2009), 2008 Tourism Satellite Account: Recommended Methodological Framework (TSA: RMF 2008), United Nations Publication. (31) University of Central Florida (2008), Economic Impact Analysis of the Tourism Industry, The Dick Pope Sr. Institute for Tourism Studies. (32) University of Vermont (1999), The Impact of the Tourism Sector on the Vermont Economy: The Input-Output Model, truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013 . (33) Viện Khoa học Thống kê (2012), Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và của một số nước, truy cập ngày 18 tháng 01 năm 2015 từ san-thong-ke-thuong-mai/1162-mot-so-khai-niem-chu-yeu-trong-thong-ke-du- lich-the-gioi-va-cua-mot-so-nuoc. (34) World Travel &Tourism Council, Travel & Toursim Economic Impact 2012 World, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014 từ 2012.pdf. (35) Worl Tourism Orgnization (2014), UNWTO Annual Report 2013, UNWTO Madrid. (36) Worl Tourism Orgnization (2016), UNWTO Annual Report 2015, UNWTO Madrid.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thong_ke_tac_dong_tong_hop_cua_du_lich_den_tang_truong_kinh_te_viet_nam_tv_2138.pdf
Luận văn liên quan