Để xác định có bao nhiêu nhân tố hình thành bước đầu cần có, đủ để mô tả
các biến số, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích nhân tố chính với giá trị
eigenvalues >1 (eigenvalues của một nhân tố là tỷ số của tổng biến thiên của
thang đo và biến thiên được giải thích bởi nhân tố đó. Giá trị eigenvalues > 1
cho thấy tổng biến thiên của thang đo lớn hơn biến thiên của nhân tố đó[88]).
Kết quả phân tích phát hiện 7 nhân tố có giá trị eigenvalues > 1 và giải thích
52,5% biến thiên của các biến quan sát. Kết quả sau khi phân tích, 31/32 biến số
có hệ số tải nhân tố > 0,5 và được sắp xếp lại thành 7 nhân tố. Như vậy, 31 tiểu
mục thuộc 7 nhân tố được hình thành có giá trị dự đoán sự hài lòng đối với công
việc của DS bệnh viện với độ tin cậy cao. Dựa vào nội dung và ý nghĩa các biến
số trong từng nhân tố, các nhân tố được xác định là: Lãnh đạo (6 tiểu mục); Cơ
hội thăng tiến (3 tiểu mục); Đồng nghiệp (6 tiểu mục); Công việc (3 tiểu mục);
thu nhập (5 tiểu mục); Điều kiện làm việc (3 tiểu mục) và Đào tạo (5 tiểu mục).
Các tiểu mục này đã được chúng tôi sử dụng để phân tích sự hài lòng đối với
công việc của DS và các yếu tố liên quan.
176 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan
và các cộng sự (2011) giải thích rằng 24% số DS không hài lòng với mức thu nhập
không phải vì mức thu nhập họ nhận được, mà do sự đối xử không công bằng [89].
Nghiên cứu của Liu và White (2011) cũng cho rằng các yếu tố bên ngoài, chẳng
hạn như tiền lương, là một yếu tố gây bất mãn quan trọng, vì một số DS bệnh
viện với mức lương thấp đã kém hài lòng với công việc và có nhiều khả năng rời
bỏ công việc để tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn [70]. Nghiên cứu
của tác giả Hà Thị Soạn, năm 2004, tại Vĩnh Phúc cho thấy nguyên nhân không
hài lòng với công việc của điều dưỡng hộ sinh, KTV do thu nhập thấp chiếm tỷ
lệ 63% [39].
132
Nhân tố có mức tác động thứ hai đến sự hài lòng công việc của DS là điều
kiện làm việc. Đặc biệt, điểm đánh giá hài lòng của DS với điều kiện làm việc là
thấp nhất trong các nhân tố (3,03-307 điểm) và có tới >70% DS cho rằng cơ sở
vật chất nơi làm việc, tài liệu chuyên môn và trang thiết bị làm việc chưa đáp
ứng được yêu cầu. Đây cũng là tình trạng của khoa dược nói riêng và hệ thống
bệnh viện nói chung. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2012 cho thấy đang có
một sự quá tải tại các bệnh viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở bệnh
viện đã xuống cấp nghiêm trọng [9]. Nghiên cứu của Lưu Hoài Chuẩn cũng cho
thấy 60% bác sỹ công tác tại các trạm y tế xã cho là họ thiếu trang thiết bị y tế
để phục vụ công tác [21]. Kết quả nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy 90% DS
bệnh viện ở bệnh viện hạng nhất đã hài lòng với môi trường làm việc trong khi
chỉ có 80% DS bệnh viện hạng hai hài lòng (p < 0,05). Điều này cũng một phần
là do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của bệnh viện hạng nhất tốt hơn, đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của các DS tốt hơn so với các bệnh viện hạng hai. Hầu hết các
nghiên cứu đều chỉ ra sự thiếu hụt DS là ở những vùng sâu, vùng xa, kém phát
triển bởi ở những khu vực này, bệnh viện khó có thể thu hút các DS về phát triển
khi cơ sở vật chất nghèo nàn so với các thành phố lớn [59]. Môi trường làm việc
không thuận lợi sẽ không tạo điều kiện phát huy năng lực chuyên môn của
NVYT [92]. Điều này phần nào giải thích sự tương đồng về thiếu hụt DS tại BV
tuyến huyện.
Nhân tố thứ ba cũng rất quan trọng, đó là cơ hội thăng tiến. DS bệnh viện
hài lòng với nhân tố này với điểm đánh giá hài lòng từ 3,39 – 3,61. Tuy nhiên,
có 60,6% DS chưa thực sự hài lòng vì cho rằng chưa phát huy được năng lực
của bản thân trong công việc và có hơn một nửa DS (53,5%) chưa có cơ hội cải
thiện vị trí công việc hiện tại. Ở Mỹ, DS bệnh viện rất quan tâm tới cơ hội thăng
tiến. Nghiên cứu của Michael chỉ ra rằng DS bệnh viện Mỹ nhận thức cơ hội
thăng tiến hoặc tiến bộ của họ là ít hơn và do đó tạo ra sự bất mãn của các DS
bệnh viện [102]. Đồng thời nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy thiếu cơ hội thăng
133
tiến là nguyên nhân thứ 3 làm cho các DS không hài lòng sau tiền lương thấp và
cơ hội làm việc với các chuyên gia khác ít [62].
Trong nhân tố đồng nghiệp, DS khá hài lòng với các đồng nghiệp của khoa
dược (điểm hài lòng từ 3,38-3,69 điểm), đặc biệt là trưởng khoa dược (3,68-3,69
điểm). Điều này một phần được giải thích bởi có tới hơn nửa (51,6%) số lượng
DS tham gia nghiên cứu là trưởng/phụ trách khoa dược. Kết quả nghiên cứu
cũng phù hợp với phát hiện của Herzberg và cộng sự (1959), khi DS bệnh viện
có công việc tốt hay mối quan hệ tích cực với lãnh đạo, đồng nghiệp và cấp
dưới, sự hài lòng công việc của họ tăng lên [81]. Tuy nhiên, với các đồng nghiệp
ngoài khoa dược, số DS chưa thực sự hài lòng với các điều dưỡng viên trong BV
chiếm tỷ lệ 85,9% với điểm đánh giá hài lòng chỉ đạt 3,00 điểm. Theo kết quả
nghiên cứu, tỷ lệ DS hài lòng với quan hệ với điều dưỡng viên (14,1%) thấp hơn
nhiều so với sự hợp tác với bác sĩ (43,2%). Như vậy, có nghĩa là DS cảm thấy
mối quan hệ của họ với điều dưỡng chưa tốt. Theo nhiều nghiên cứu, DS bệnh
viện hài lòng nhất với đồng nghiệp khi các chuyên gia CSSK khác như y tá và
bác sĩ tôn trọng họ [102].
Điểm hài lòng của DS đối với lãnh đạo BV dao động từ 3,42-3,56. Có gần
một nửa số DS (44,6%) cho rằng lãnh đạo BV luôn quan tâm tới đời sống của
nhân viên trong BV và có hơn một nửa (59,4%) DS cho rằng lãnh đạo BV đối
xử công bằng với mọi người. Theo nghiên cứu của Michael, DS tại các bệnh
viện ở Mỹ hài lòng nhất khi các lãnh đạo của họ xem xét đến việc khiếu nại và
trả lời cho họ một cách kịp thời. Họ hài lòng với công việc cao hơn khi cảm thấy
lãnh đạo có trách nhiệm, công bằng, quyết định, phù hợp, hiểu biết và hiểu rõ
chức năng công việc của họ. Lãnh đạo và quản lý dược cần phải nghiên cứu các
chức năng công việc của nhân viên, cũng như các hoạt động hàng ngày và công
việc của bộ phận dược. Lãnh đạo cần phải chứng minh sự đồng cảm với nhân
viên của họ [102].
134
Với nhân tố công việc, có tới 72,8% DS chưa thực sự hài lòng với vị trí
công tác hiện tại do điểm đánh giá hài lòng thấp nhất (3,15 điểm).Tuy nhiên,
trong số 31,9% DS hài lòng với công việc, có tới 94,1% là các trưởng/phụ trách
khoa dược. Sự khác biệt về mức độ hài lòng của trưởng/phụ trách khoa dược với
các nhân viên có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này có thể dễ dàng hiểu được
bởi trưởng khoa dược là người có vị trí công tác khác hẳn so với nhân viên.
Có tới 79,3% DS cho rằng lãnh đạo BV chưa tạo điều kiện cho bản thân
học tập nâng cao trình độ chuyên môn do điểm đánh giá hài lòng chỉ đạt 3,13
điểm. Ngoài ra, vẫn còn hơn 70% DS cho rằng lãnh đạo BV chưa tạo điều kiện
cho nhân viên tham gia những khóa tập huấn về chuyên môn dược (điểm đánh
giá hài lòng 3,23 điểm) và học tập những kiến thức bổ sung (điểm đánh giá hài
lòng 3,26 điểm). Cũng có sự khác biệt về mức độ hài lòng với đào tạo giữa
trưởng/phụ trách khoa dược và nhân viên. Hầu hết trong số các DS hài lòng với
đào tạo là trưởng/phụ trách khoa dược. Điều này có lẽ bởi nhiều DS là
trưởng/phụ trách khoa dược được BV tạo điều kiện học đại học hệ chuyên tu (có
tới 64,8% đối tượng nghiên cứu là tốt nghiệp đại học hệ chuyên tu).
Từ kết quả phân tích cho thấy có 07 nhân tố chính tác động tới sự hài lòng
của DS công tác tại BV, qua đó ảnh hưởng tới nhu cầu công việc của người DS.
Trong đó 3 nhân tố đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và đây là cơ sở cho việc đề
xuất giải pháp tác động để thu hút DS về công tác tại BV.
4.3.2. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân với sự hài lòng công việc
của DS
Sự hài lòng chung của DS đối với công việc được xem là yếu tố đầu ra cuối
cùng để xem xét các yếu tố liên quan.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra có sự tương quan giữa giới tính
và mức độ hài lòng công việc của DS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DS nữ
(36,6%) hài lòng cao hơn DS nam (12,2%) (p<0,05). Các nghiên cứu của Brush
và cộng sự (1987); Herzberg và cộng sự (1959); Spector (1997) đều cho kết quả
135
tương tự [81], [74]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Michael lại chỉ ra rằng
nam giới hài lòng hơn nữ giới [102]. Một điểm quan trọng cần xem xét là tỷ lệ
lực lượng lao động nữ ngày càng tăng trong hệ thống CSSK, trong đó có ngành
dược [86]. Các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng nam giới và phụ nữ thể hiện thái
độ khác nhau đối với những công việc và thực tiễn trong sự phát triển của xã
hội, điều này giải thích cho sự khác biệt trong nhận thức về hài lòng công việc
và nhu cầu công việc của họ [67], [78].
Kết quả cho thấy DS chuyên tu hài lòng (31,2%) hơn DS chính quy (20%).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực
trạng DS công tác tại BV.Theo một báo cáo cho thấy, tỷ lệ DS chính quy về tỉnh
công tác so với số đi học chiếm tỷ lệ thấp (chưa đến 50%).Quảng Ninh chỉ có 5%
DS chính quy về tỉnh nhận công tác trong 5 năm[58].Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ
DS chính quy về công tác trong lĩnh vực BV rất thấp (11%), chủ yếu là lĩnh vực
kinh doanh phân phối (41,9%). Đồng thời, DS chuyên tu làm việc ở lĩnh vực
dược BV cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (44,8%). Do vậy, để khắc phục được tình
trạng thiếu hụt DS tại các BV địa phương, trong khi khó thu hút DS chính quy
thìviệc tăng cường cử DTC tại địa phương đi học chuyên tu cũng là một giải
pháp.
Theo kết quả, không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với mức độ hài
lòng công việc của DS (p=0,081). Trong đó, nhóm tuổi ≤30 có tỷ lệ hài lòng
thấp nhất (4,3%), tiếp đến là nhóm tuổi 31-40, hài lòng cao nhất là nhóm từ 51-
60 tuổi. Kết quả này khá tương đồng với nhiều nghiên cứu về DS trên thế giới.
Theo một nghiên cứu về mức độ hài lòng công việc của DS Malaysia, DS ở
nhóm tuổi 26-35 ít hài lòng với công việc nhất, trong khi DS trên 55 tuổi hài
lòng với công việc nhất [91]. Nghiên cứu của Patrick nói rằng càng lớn tuổi, thu
nhập càng cao, DS làm việc tại các địa điểm hành nghề độc lập sẽ càng sự hài
lòng với công việc [85]. Tương tự như vậy, một nghiên cứu về sự hài lòng của
136
DS BV Hồng Kông cũng khẳng định DS trẻ, mới ít hài lòng với công việc hơn
do cảm thấy ít được đáp ứng trong công việc hơn [116].
Có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi liên quan tới mức độ hài lòng về công
việc. Cụ thể là nhóm DS trẻ thì ít hài lòng (8,0%) hơn so với nhóm DS lớn tuổi.
Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tương tự là thâm niên công
tác, có sự khác biệt giữa nhóm DS thâm niên công tác lâu năm và nhóm DS
công tác ít năm (1-5 năm), trong đó nhóm DS có thâm niên công tác ít có xu
hướng ít hài lòng với công việc hơn. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không có
ý nghĩa thống kê.
Có 47,3% trưởng/phụ trách khoa dược hài lòng với công việc trong khi hầu
hết (99%) nhân viên chưa hài lòng. Như vậy, vị trí quản lý là vị trí DS bệnh viện
mong muốn nhất. Theo nghiên cứu của Michael, DS dành thời gian tối đa cho
các hoạt động quản lý hài lòng hơn đáng kể hơn so với những người dành thời
gian tối đa cho các hoạt động lâm sàng [102]. Tỷ lệ hài lòng của DS lâm sàng
khá thấp cho thấy ở nước ta, DS lâm sàng còn mới và chưa được quan tâm và
tạo điều kiện đúng mức. Kết quả này khá tương phản so với kết qủa từ một số
nước. Trên thế giới, DS làm công tác dược lâm sàng được đánh giá khá cao. Kết
quả nghiên cứu của Olson và Lawson (1996) cho thấy mối liên hệ giữa mức độ
hài lòng công việc của các DS bệnh viện và sự tham gia vào các hoạt động dược
lâm sàng [116]. Sự hài lòng trong công việc trung bình tăng lên khi thời gian
dành choviệc thực hiện các hoạt động lâm sàng tăng lên,tương ứng với sự hài
lòng trong công việc giảm khi thời gian dành cho việc thực hiện chức năng phân
phối tăng lên [116].
Để tăng cường thu hút DS về làm việc tại bệnh viện, đặc biệt ở những vùng
nông thôn, miền núi, tuyến địa phương, ngành y tế cần có những biện pháp nâng
cao mức độ hài lòng công việc của DS, đặc biệt cải thiện những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng công việc như: thu nhập, điều kiện làm việc, cơ hội đào
tạo, học tập
137
4.3.3. Các yếu tố nhu cầu để đáp ứng sự hài lòng
Như vậy, khía cạnh mong muốn nhất của DS hiện nay để đáp ứng sự hài
lòng với công việc là thu nhập. Điều này hoàn toàn thống nhất với kết quả nhân
tố Thu nhập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của DS ở trên. Việc
cải thiện lương và phúc lợi là một mong muốn chính đáng của DS. Stello đã chỉ
ra khi xem xét trong bối cảnh của các sự kiện, một điều trở nên rõ ràng đối với
các nhà nghiên cứu, đó là tiền lương là một vấn đề chủ yếu gây ra sự không hài
lòng. Ở Trung Quốc, không có một tiêu chuẩn quốc gia về việc trả lương cho
các DS, các bệnh viện khác nhau lại có cấu trúc và cơ chế lương khác nhau [89].
Nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất của DS bệnh viện để đáp ứng yêu
cầu công việc là một nhu cầu cấp thiết. Hiện nay, Bộ Y tế đã nhận thức được
thực trạng cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế, trong Đề án giảm tải bệnh viện đã chỉ
rõ “Đầu tư hạn chế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các bệnh viện tuyến dưới
chưa đáp ứng được nhu cầu. Bệnh viện tuyến tỉnh, gần như chưa có bệnh viện
nào xây dựng được khoa, phòng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện
tuyến huyện, nhìn chung mới đạt từ 30 - 50% số trang thiết bị so với danh mục
trang thiết bị theo yêu cầu [9].
Yếu tố nhu cầu của DS tiếp đến là cơ hội học tập và cập nhật kiến thức, đặc
biệt là kiến thức dược lâm sàng. Ngày nay, nhu cầu được học tập nâng cao trình
độ của DS càng ngày càng cần thiết. Số lượng bệnh mới, thuốc mới trong xã hội
đang không ngừng gia tăng đòi hỏi người DS cần không ngừng trau dồi kiến
thức để đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay, số lượng bệnh viện có ít DS,
đặc biệt tại các bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ bệnh viện huyện có
1 DS trên cả nước chiếm 70,3% [5]. Tại khu vực ĐBSH, tỷ lệ bệnh viện huyện
chỉ có 1 DS chiếm 46,7%, bệnh viện có 2 DS chiếm 24,2% [2]. Điều này cũng
góp phần giải thích tại sao DS khoa dược phải kiêm nhiệm nhiều việc và chịu
nhiều áp lực công việc. Do vậy, nhu cầu mong muốn giảm áp lực công việc của
họ là chính đáng. Bên cạnh đó, các DS cũng mong muốn có cơ hội thăng tiến
138
như “bổ nhiệm” hay “thử sức ở những vị trí mới”, chiếm tỷ lệ 5,8% trong số các
DS được khảo sát.Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng DS bệnh viện nhận thức
rằng cơ hội thăng tiến hoặc tiến bộ là ít hơn và do đó tạo ra sự bất mãn giữa các
DS bệnh viện [102].
Khá tương đồng với mong muốn và nhu cầu của DS bệnh viện, kết quả
nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận cũng có 5 khía cạnh cần được cải thiện để làm
tăng mức độ hài lòng đối với công việc của NVYT cơ sở là: lương và phúc lợi
67,4%, đào tạo nâng cao và học tập liên tục 37,6%, trang thiết bị 34,8%, cơ sở
vật chất 24,1% và thấp nhất là giảm áp lực công việc 14,9% [33]. Nghiên cứu
của Marjolein Dieleman tại miền Bắc Việt Nam, cho thấy những yếu tố mà
NVYT cơ sở chưa hài lòng với công việc theo thứ tự là: thu nhập thấp, giao
thông khó khăn, không cập nhật thông tin (tuyến huyện) và thiếu kiến thức
(tuyến xã), và quá tải công việc ngoài kế hoạch [76]. Qua kết quả phân tích sự
hài lòng của DS đang công tác ở các BVĐK tuyến huyện khu vực phía bắc với
độ tin cậy cao mặc dù cỡ mẫu chỉ có 213 DS. Nhưng với những nhân tố được
chỉ ra là những nhân tố chính mà thực tế hiện nay các DS đang công tác tại
BVĐK tuyến huyện gặp phải nên đã phản ánh được sự hài lòng của DS đang
công tác tại các BVĐK tuyến huyện phía bắc nói riêng và DS đang công tác tại
các BVĐK tuyến huyện trên toàn quốc nói chung. Tuy nhiên để có thể đánh giá
một cách đầy đủ hơn nữa cần tiếp tục nghiên cứu ở các khu vực còn lại và mở
rộng ở các tuyến tỉnh và tuyến trung ương để thấy được bức tranh toàn cảnh về
sự hài lòng của người DS đang công tác tại BV.
139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Thực trạng nhân lực dƣợc bệnh viện
a. Nhân lực dƣợc BVĐK tuyến tỉnh
Tính đến cuối năm 2012 số lượng nhân lực dược đang công tác tại các
BVĐK tuyến tỉnh trong cả nước là 2081 người. Trong đó, dược sĩ có trình độ từ
đại học trở lên chiếm tỷ lệ 19,6%, DTC chiếm tỷ lệ 71,3% và DT chiếm tỷ lệ
9,1%. Có sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực giữa các khu vực, vùng miền, giữa
các tỉnh và thành phố. Đa số BVĐK tuyến tỉnh ở các khu vực trong cả nước và
ở các hạng bệnh viện đều thiếu DS, đặc biệt là khu vực TN.
Phân bố DS công tác trong các BVĐK tuyến tỉnh không hợp lí có sự chênh
lệch các vùng miền, khu vực thành phố và các tỉnh còn lại, trung bình mỗi
BVĐK tuyến tỉnh trong cả nước có 6,5DS/BV, trong đó nhiều nhất là khu vực
ĐNB với 8,8 DS/BV, thấp nhất là khu vực TN với 3,6 DS/BV; BV ở các thành
phố lớn có nhiều DS hơn (10,6 DS/BV) ở các tỉnh còn lại (6,1DS/BV).
b. Nhân lực dƣợc BVĐK tuyến huyện
Tính năm 2012 cả nước có 6602 cán bộ dược đang công tác tại BVĐK
tuyến huyện. Tuy nhiên số DS có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp
15,3%, DTC chiếm tỷ lệ 75,6% và DT chiếm tỷ lệ 9,1%. Mặt khác có sự cân
đối về cơ cấu nhân lực dược giữa các khu vực thành thị và nông thôn và ngay
trong một tỉnh cũng có sự mất cân đối. Đa số các khu vực trong cả nước, ngay
cả những thành phố lớn trực thuộc trung ươngtỷ lệ DS/DTC, DS/BS, DS/GB
đều thấp và chưa đạt so với quy định trong Thông tư 08 và có tình trạng thiếu
DS và thừa TCD ở tuyến huyện.
Phân bố DS công tác trong các BVĐK tuyến huyện cũng có sự bất hợp lí
giữa các vùng miền, khu vực, trung bình cả nước chỉ có 1,5 DS/BV, nhiều nhất
là khu vực ĐBSCLvới 2,1DS/BV, thấp nhất là khu vực TN chỉ có 0,8DS/BV.
Có sự thiếu hụt DS ở các BVĐK tuyến huyện. Đặc biệt hiện nay cả nước vẫn
140
còn 134 BVĐK tuyến huyện chiếm gần 20% không có DS, không những ở các
huyện vùng sâu vùng xa vùng khó khăn mà ngay cả vùng đồng bằng cũng có
những BV không có DS như khu vực ĐBSH 22 BV không có DS, ĐNB 08 BV
không có DS.
1.2. Nhu cầu dƣợc sĩ tại BVĐK
a. Nhu cầu DS ở BVĐK tuyến tỉnh
Có sự thiếu hụt DS ở BVĐK tuyến tỉnh, hiện nay với 408 DS đang công tác
tại BVĐK tuyến tỉnh để đáp ứng nhu cầu DS theo TT08, trước hết là tỉ số
DS/BS thì số lượng DS cả nước cần phải bổ sung tối thiểu ở tuyến tỉnh là
171DS. Do sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực dược và sự phân bố không đồng
đều tại các khu vực trong cả nước nên có sự chênh lệch về nhu cầu DS giữa các
khu vực, số lượng DS tuyến tỉnh cần phải bổ sung nhiều nhất thuộc khu vực
BTB&DHMT là 51DS. Nếu tính theo số GB thì số lượng DS cần phải bổ sung
ở BVĐK tuyến tỉnh toàn quốc tối thiểu là 220DSvà có sự chênh lệch giữa các
khu vực trong đó khu vực BTB&DHMT cần bổ sungnhiều DS nhất là 75DS,
thấp nhất là TN 23DS.
b. Nhu cầu DS ở BVĐK tuyến huyện
Số lượng DS hiện đang công tác tại các BVĐK tuyến huyện trên toàn quốc
là 1.009DS. Nếu tính theo GB số lượng DS và phù hợp với TT08 và TT22 cũng
như từ thực tế công tác tại đơn vị thì trung bình một BVĐK tuyến huyện có tối
thiểu 3DS/BV thì tuyến huyện cả nước cần phải bổ sung tới 1.013DS, tức là bổ
sung số lượng nhiều hơn cả số hiện có. Điều này cho thấy tình trạng thiếu DS ở
tuyến huyện là rất lớn, trong đó thiếu nhiều nhất là khu vực BTB &DHMT cần
phải bổ sung thêm 278 DS.
1.3. Sự hài lòng đối với công việc của dƣợc sĩ
Có 7 nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng đối với công việc của DS đang làm
việc tại các BV đa khoa tuyến huyện với độ tin cậy cao đó là: Thu nhập, Điều
141
kiện làmviệc, Cơ hội thăng tiến, Đồng nghiệp, Lãnh đạo, Đào tạo và Công việc. 7
nhân tố này quyết định 57,1 % mức độ hài lòng của các DS.
Nhìn chung, các DS hài lòng đối với công việc chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có
24,9%; DS đào tạo hệ chuyên tu hài lòng hơn loại hình chính quy.Có 3 nhân tố
tác động nhiều nhất tới mức độ hài lòng của DS là: Thu nhập, Điều kiện làm việc,
Cơ hội thăng tiến. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc các BV tuyến huyện rất khó
khăn trong việc tuyển dụng DS, dẫn tới tình trạng thiếu hụt DS.
2. KIẾN NGHỊ
- Nhà nước có những chính sách thu hút DS ưu tiên đặc biệt hoặc bắt buộc
DS chính quy mới ra trường về công tác tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng
xa và đặc biệt những bệnh viện hiện không có DS.
- Tiếp tục thực hiện đào tạo theo địa chỉ để tạo điều kiện cho số TCD còn
thừa ở tuyến huyện nâng cao trình độ vừa đảm bảo hợp lý về cơ cấu nhân lực
dược trong bệnh viện(tăng DS và giảm TCD) và đảm bảo tính bền vững về mặt
nhân lực (DS chuyên tu hài lòng hơn DS chính quy)
- Nhà nước và ngành Y tế tiếp tục ban hành các văn bản về công tác dược
bệnh viện là cơ sở để các BV cải thiện công tác dược bệnh viện cũng như về
nhân lực dược ở BV, tiếp tục tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
các BV đặc biệt là tuyến huyện.
- Bệnh viện cần có giải pháp nâng cao thu nhập cho nhân viên nói chung và
DS nói riêng bên cạnh đó cần cải thiện điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến,
khuyến khích và tạo điều kiện cho các DS hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ,
học tập nâng cao trình độđể người DS được phát huy tốt năng lực làm việc, yên
tâm công tác góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
- Cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của DS trên quy mô
lớn hơn ở tuyến huyện cũng như ở tuyến tỉnh nhằm tìm hiểu rõ hơn sự hài lòng
của DS ở khu vực điều trị.
A
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, Hà Thái Sơn, Trần Thị Oanh,
(2014), “ Phân tích thực trạng nhân lực dược tại các bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh”, Tạp chí dược học, 6/2014 (458),trang5-10.
2. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, (2014), “Sự phát triển nhân lực
dược bệnh viện tuyến huyện từ năm 2010-2012”, Tạp chí dược học, 5/2014
(457), trang 9-12.
3. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, (2014), “ Phân tích thực trạng
phân bố nhân lực dược tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện khu vực đồng
bằng Sông Hồng ”, Tạp chí dược học, 1/2014 (453), trang 7-12.
4. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, (2014), “ Đánh giá sự hài lòng
của dược sĩ đang công tác tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện”, Tạp chí dược
học, 9/2014 (461), trang 9-14.
5. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, (2012), “ Thực trạng nhân lực
dược bệnh viện huyện hiện nay”, Tạp chí dược học, 10/2012 (438),trang 6- 9.
6. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên, (2012), “ Phân tích thực trạng
phân bố nguồn nhân lực dược Việt Nam ”, Tạp chí dược học, 8/2012 (437),
trang 2- 5.
7. Trần Bá Kiên, Nguyễn Thanh Bình, (2015), “Bước đầu xác định nhu
cầu dược sĩ tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện”, Tạp chí dược học, 1/2015
(465), trang 56-59.
8. Hung Viet Le, Huong Thanh Thi Nguyen, Kien Ba Tran (2009),
“Situation distributed pharmacists in Viet Nam”, Proceeding on the sixth Indochina
conference on pharmacetitcal sciences, 12/2009, trang 618- 620.
B
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thanh Bình (2007), "Thực trạng nhân lực dược hiện nay ở các địa phương
trong toàn quốc", Tạp chí dược học, (số 370), Tr 5-9
2. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2014), "Phân tích thực trạng phân bố nhân lực
dược tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đồng bằng sông Hồng", Tạp chí dược
học, (Số 453),
3. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2014), "Sự phát triển nhân lực dược bệnh viện
tuyến huyện từ năm 2010-2012", Tạp chí dược học, (457), Tr 2-5
4. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2012), "Phân tích thực trạng phân bố nguồn
nhân lực dược Việt Nam", Tạp chí dược học, (số 437), tr 2 - 5
5. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2012), "Thực trạng phân bố nhân lực dược
bệnh viện huyện hiện nay", Tạp chí dược học, (số 438), Tr 6-9
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quyết định số :12/2001/QĐ - BGD & ĐT về
chương trình khung đào tạo dược sỹ, ban hành ngày 26 tháng 4 năm 2001.
7. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2009), Giáo trình Kinh tế dược, Tr 9-12, NXB
Y học Hà Nội.
8. Bộ môn Quản trị nhân lực (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2012), Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012- 2020, Tr 6-12, Hà
Nội.
10. Bộ Y tế (2012), Đề án Phát triển hệ thống đào tạo nhân lực dược giai đoạn 2011 -
2020, Tr 5-8, Hà Nội,
11. Bộ Y tế (2012), "Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân năm 2011, nhiệm vụ công tác 2012", Tạp chí Dược học, (số 430), Tr 2-4
12. Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2010.
13. Bộ Y tế (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa dược bệnh viện.
14. Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010: Hà Nội.
15. Bộ Y tế (2010), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2009: Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2009.
C
17. Bộ Y tế (2008), Hội nghị tăng cường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế, Hà
Nội.
18. Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, Tr 413 - 435, Nhà xuất bản Y
học,
19. Bộ Nội vụ Bộ Y tế (2007), Thông tư liên tịch số 08/2007/BYT - BNV về hướng dẫn
định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước , ban hành ngày 05
tháng 06 năm 2007.
20. Trần Thị Châu, và cộng sự (2005), Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề
nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở TP. Hồ Chí Minh, Tr 8-10, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội.
21. Lưu Hoài Chuẩn, Vũ Thị Minh Hạnh, các cộng sự (2003), "Đánh giá hiệu quả hoạt
động của bác sx xã/phường tại một số địa phương",
22. Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính và cộng sự (2010), Nghiên cứu thực trạng quá tải,
dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất các giải pháp khắc phục, Tr
1-10, Viện chiến lược và chính sách y tế.
23. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Quản trị kinh doanh, Tr 167, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh, Tr 52-
72, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
25. Phạm Trí và cộng sự Dũng (2010), "Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối
với công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, tỉnh
Bình Thuận", Tạp chí Y tế công cộng, (số 16 tháng 11/2010), Tr 8-10
26. Trương Việt Dũng (2008), "Đào tạo nhân lực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội",
Tạp chí chính sách y tế, (số 3), Tr 28-33
27. Ngô Thị Kim Giang, Trương Đông Giang (2014), "Thực trạng mô hình tổ chức,
nhân sự và sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế dự phòng tuyến quận
huyện, Thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Y tế công cộng, (số 32), Tr 42-48
28. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Thị Ngọc Phương (2013), "Các nhân tố tác động
đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại trường Đại học Tiền Giang", Tạp
chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, (28), tr 102-109
29. Phạm Thanh Kỳ (1997), Báo cáo kết quả điều tra khảo sát nhân lực Dược Việt
Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ.
30. Phạm Đình Luyến (2005), Nghiên cứu thực trạng đào tạo và sử dụng nhân lực dược
tại một số tỉnh phía nam, Luận án tiến sĩ dược học, Học viện Quân y.
D
31. Phan Thị Minh Lý (2011), "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về
công việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên
Huế", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (số 3 (44)),
32. Phan Thị Nguyệt Minh (2012), Phân tích tổ chức hoạt động khám thai và sự hài
lòng của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Luận án thạc sỹ, Trường đại học Y
tế công cộng.
33. Lê Thanh Nhuận, Lê Cự Linh (2009), "Phát triển bộ công cụ đo lường sự hài lòng
với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở", Tạp chí y tế công cộng, (số 11/11
năm 2009), Tr 18-20.
34. Thủ tướng chính phủ (2014), Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
35. Nguyễn Huy Quang (2011), "Nguồn nhân lực y tế ở Đông Nam Á: Những thiếu
hụt, thách thức trong phân bố và thương mại quốc tế trong dịch vụ y tế", Tạp chí y
tế công cộng, (18+19), tr 1-3
36. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
37. Trần Qụy, và cộng sự (2005), Sự hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện
và các yếu tố liên quan, Tr 33-34, NXB GTVT, Hà Nội.
38. Sở Y tế Hải Dương (2013), Thông báo số 232/TB-SYT tuyển dụng bác sỹ, dược sỹ
đại học năm 2013 của ngành Y tế Hải Dương.
39. Hà Thị Soạn, cộng sự, (2005), Hiện trạng nguồn nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ
thuật viên tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân tỉnh Phú Thọ, năm 2004, Tr 17-
21, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội.
40. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BYT Quy định quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất và dùng làm thuốc.
41. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 31/2012/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng
trong bệnh viện.
42. Bộ Y tế (2011), Thông tư 15/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt
động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện.
43. Bộ Y tế (2003), Quyết định số : 475/2003/QĐ-BYT về việc ban hành chương trình
khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành đào tạo dược sĩ trung học , ban
hành ngày 07 tháng 02 năm 2003.
44. Hội Khoa học kĩ thuật y tế (2013), "Nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh: Số
lượng, cơ cấu, phân bố và dự báo cung - cầu đến 2020",
E
45. Ban quản lý dự án "Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế" (2013), Bài toán
về nhân lực y tế, Hội nghị tổng kết 2 năm thực hiện dự án "Chương trình phát triển
nguồn nhân lực y tế", Hà Nội.
46. Ban quản lý dự án "Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế" (2012), Hội nghị
tổng kết Dự án Hỗ trợ Y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long,
47. Nguyễn Hữu Thắng, Trần Thị Nga (2014), "Sự hài lòng với công việc của cán bộ y
tế xã tại huyện Bình Lục và Kim Bảng tỉnh Hà Nam năm 2012", Tạp chí Y tế công
cộng, (tháng 9/2014 số 33), tr 4-8
48. Lê Thị Phương Thảo (2012), "So sánh mức độ hài lòng của nhân viên đối với
doanh nghiệp tại ngân hàng Sài gòn thương tín và ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Huế", Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, (số 3), Tr 10-17
49. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Tr
398, NXB Lao động - Xã hội,
50. Ngô Thông (2012), Hướng dẫn sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS.
51. Thủ tướng Chính phủ (2009), Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, ngày 30/07/2009, về
chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã
hội đặc biệt khó khăn.
52. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/05/2009 về
việc quy định chế độ phụ cấp đối với NVYT thôn, bản.
53. Trần Đức Thuận, Lê Cự Linh, (2011), Đánh giá nhu cầu, thực trạng đào tạo và sử
dụng cán bộ Y tế trình độ sau đại học giai đoạn 2003 - 2007, Đề tài khoa học cấp
Bộ.
54. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê 2012, Tr 20-30, NXB Thống kê,
Hà Nội
55. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Tr 30-35, NXB Thống kê, Hà Nội.
56. Trường đại học Dược Hà Nội (2014), Chuẩn đầu ra ngành đào tạo Dược học, trình
độ Cao đẳng.
57. Trường đại học Dược Hà Nội (2014), Chuẩn đầu ra ngành đào tạo Dược học, trình
độ Đại học sửa đổi, bổ sung.
58. Trường đại học Dược Hà Nội (2010), Báo cáo thực trạng nguồn nhân lực dược tại
Việt Nam.
59. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Tr 7-18,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
F
60. Ngô Kim Yến, Trương Đông Giang (2014), "Thực trạng mô hình tổ chức, nhân lực
và sự hài lòng với công việc của nhân viên y tế dự phòng tuyến quận huyện, TP Đà
Nẵng", Tạp chí Y tế công cộng, (số 32 tháng 7/2014), tr 8-10.
TIẾNG ANH
61. Council for Pharmacy Education Accreditation (2011), Accreditation Standards
and Guidelines for the Professional Program in Pharmacy Leading to the Doctor
of Pharmacy Degree. pp 1-3.
62. Isha Patel Akram Ahmad (2013), "Job satisfaction among India pharmacists", J
Pharm Bioallied Sci, (4), pp 326
63. American Society of Health System Pharmacists (2007), "Exploring Factors of Job
Satisfaction Among U.S. Hospital Pharmacists", Am J Health Sys Pharm,, (53),
64. Ugrid M. Amphon J., Benjaporn R. and Paichit P. (2000), Future policy options for
human resources for health pp 6 - 7, Production in the Ministry of Public Health,
Thailand.
65. ASHP Pharmacy Staff Survey (2013), "2012 ASHP Pharmacy Staff Survey
Results", Am J Health‐Sys Pharm,, (70), pp 2130-2135
66. Bureau of Statistics Australian (2007), Multipurpose household survey (MPHS)
2006-2007 financial year. ABS Canberra.
67. Major B., Konar, E. (1986), "An investigation of sex differences in pay
expectations and their possible causes", Academy of Management Journal, (4), pp
330-337
68. Michele Babich, Kevin Hall (2012), Hospital Pharmacy in Canada Report, pp 30-
37, Hospital Pharmacy in Canada Editoria board, Canada.
69. Brikend Azir (2011), "Job satisfaction: a literature review", Management Research
and Practice, (4), pp 77-86
70. Liu C. S., White L. (2011), "Key determinants of hospital pharmacy staff„s job
satisfaction", Research in Social and Administrative Pharmacy, 7, (1), pp 51-53
71. Human Resources Development Canada (2011), A Situational Analysis of Human
Resource Issues in the Pharmacy Profession in Canada, pp 1-7,
72. William Chuck (2000), "Human resource management", 1st edition.
73. Cigna (2009), An Overview of Education and Training Requirements for Global
Healthcare Professionals, pp 3-13, Workforce and Training Task Force,
G
74. Brush D. H., Moch M. K., & Pooyan A, (2004), "Individual demographic
differences and job satisfaction", Journal of Organizational Behavior, pp 32-35
75. Human Services Health Resources and Services Administration Bureau of Health
Professions Department of Health (2008), The Adequacy of Pharmacist Supply:
2004 to 2030, pp 35-38, United States Health Resources and Services
Administration Bureau of Health Proessions
76. Marjolein Dieleman, Pham Viet Cuong, Le Vu Anh, Tim Martineau (2003),
"Identifying factors for job motivation of rural health workers in North Viet Nam",
Human Resources for Health 2003, (1), pp 205-206
77. Julia E. McMurray, Eric Williams, Mark D. Schwartz, Jeffrey Douglas, Judith Van
Kirk, T. Robert Konrad, Martha Gerrity, Judy Ann Bigby & Mark Linzer (1997),
"Physician Job Satisfaction - Developing a Model Using Qualitative Data", J Gen
Intern Med, ( 11), pp 4
78. Cook E. P. (2003), "The gendered context of life: Implications for women„s and
men„s career-life plans", Career Development Quarterly, (3), pp 227-237
79. Seston E., Hassell K., Ferguson J. & Hann M. (2009), "Exploring the relationship
between pharmacists„ job satisfaction, intention to quit the profession, and actual
quitting", Research in Social and Administrative Pharmacy, (2), pp 32
80. Lawler E.F, Boudreau J.W (2006), "HR Support for Corporate Boards", Human
Resource Planning Journal, (4), pp 29
81. Herzberg F., Mausner B., and Snyderman B. (1959), The motivation of work, pp
121-128, NY Wiley, New York.
82. FIP (2012), "Global Pharmacy Workforce Report", www.fip.org/humanresources.
83. FIP (2009), "Global Pharmacy Workforce Report", www.fip.org/humanresources.
84. Project Manager FIP (2009), Human resources and education, pp 3-18,
85. Patrick Hardigan, Manuel Carvajal, (2007), "Job Satisfaction among Practicing
Pharmacists: A Rasch Analysis", The internet journal of Allied Health Sciences and
Practice, (4), pp 2-8
86. Nicola Hawthorne, Claire Anderson (2009), The global pharmacy workforce: a
systematic review of the literature, pp 1-8,
87. Samantha Hlambelo (2011), "A pharmacy career in the NHS", The Pharmaceutical
journal, (266), pp 131-132
88. Robert Ho (2006), Handbook of univariate and multivariate data analysis and
interpretation with SPSS, pp 223-229, Chapman & Hall/CRC, Boca Raton.
H
89. Duan J. J., Li, G. C., Situ, B., Tao, J. H., Deng, X., Wu, J. Y., & Xu, F. (2011),
"Survey of career identity and job satisfaction among young hospital pharmacists in
Guangdong province, China", African Journal of Pharmacy and Pharmacology,
(3), pp 386-392
90. Arnold G Vulto Jacqueline Surugue (2006), "Workforce of EU hospitals and
pharmacy services", European Journal of Hospital Pharmacy Practice, (4), pp 31-
34
91. Sivakami Janahiraman, Thomas Paraidathathu (2007), "Job satisfaction among
Malaysian pharmacists", Journal Sains Kesihatan Malaysia, (2), pp 79-90
92. Joint Learning Initiative (2004), Human Resources for Health: Overcoming the
Crisis, pp 46-50, Cambridge (MA): Harvard University Press, (364),
93. Stefane M Kabene, Carole Orchard, John M Howard, Mark A Soriano, Leduc and
Raymond (2006), "The importance of human resources management in health care:
a global context", Human Resources for Health Development Journal, (4), pp 75
94. N. Kapol, Maitreemit, Pongcharoensuk P. and Armstrong E.P. (2008), "Evaluation
of curricula content based on Thai Pharmacy competency standards", American
Journal of Pharmaceutical Education, (1), pp 1-9
95. Knapp Katherine K., Bijal M. Shah, and Mitchell J. Barnett (2010), "The
pharmacist addregate demand index to explain changing pharmacist demand over a
ten-year period", American Journal Pharmaceutical Education, (10), pp 189
96. David A Knapp (2002), "Professionally determined need for pharmacy services in
2020", American Journal of Pharmaceutical Education, (66), pp 421-427
97. Nezaam Luddy (2005), Job satisfaction among employees at a public Health
Institution in the Western Cape, Master University of the Western Cape.
98. Kathie Lynas (2007), "Health Boards Step in to Deal with Hospital Pharmacist
Shortage in Newfoundland", Canadian Pharmacists Journal, (140), pp 12
99. Vittorio Maio, Neil I. Goldfarb, and Christine W. Hartmann (2004), Pharmacists’
Job Satisfaction: Variation by Practice Setting, pp 184-189, (3),
100. Management Sciences for Health (2012), MDS3: Managing Access to Medicines
and Other Health Technologies, pp 1005-1030, Management Sciences for Health,
Arlington.
101. Stewart KR Maswoswe JJ, Enigbokan M, Egbunike I, Jackson DM, , "Combating
pharmacist shortage through labor certification",
I
102. Michael Nana Nyame-Mireku, et al (2012), Determinants of job satisfaction among
hospital pharmacists and their intent to leave using Herzberg's two - factor theory,
Capella University, Office of Scientific and Technical Information
103. Spector P. E (1997), Job satisfaction: Application, assessment, causes, and
consequences, pp 8-17, Thousand Oaks, California. (5),
104. Julie Pallant (2001), SPSS Survival Manual - A step by step guide to data analysis
using SPSS for Windows (Version 10), pp 12-40, Allen & Unwin, Australia.
105. Nipa Payanantana, Sumon Sakolcha, Kitti Pitaknitinun, Duangta Palakornkul,
Nopdol Thongnopnua (2005), "Future Human Resources Balance for Pharmacy
and Health Consumer Protection Services in Thailand ", Human Resources for
Health Development Journal, (5),
106. Robin Fincham and Peter Rhodes (2008), Principles of Organizational Behaviour
4e: Glossary. Oxford University Press.
107. Pharmaceutical Society of Great Britain Royal (2008), "Plans for Revalidation in
Pharmacy Announced", News release, (3), pp 1-3
108. T.P Sharp (2008), "Job satisfaction among psychiatric registered nurses in New
England.", Journal of Psychiatric and Mental Health Nursing, (15), pp 374-378
109. N. Srisombat (2010), "Challenges of Pharmacy Education in Thailand", Silpakorn
University International journal, (9), pp 19-39
110. Donald T., Kishi (2000), "A glimpse of pharmacy practice in Japan", Am J Health-
Syst Pharm, (57), pp 1357-1360
111. The Centre for Pharmacy Workforce Studies (2003), Supply Of And Demand For
The Pharmacy Workforce In Great Britain,
112. N Tongnopnea (2002), Changing of context that affect pharmacy education:
strategic to develop academy and professional of pharmacy In Proceeding of the
Second seminar on pharmacy education, Bangkok, Thailand.
113. US Bureau of Labor Statistics (2011), Occupational Outlook Handbook, 2010 –
2011 Edition – Pharmacists.
114. US Bureau of Labor Statistics (2011), "Pharmacy Technicians and Aides",
Occupational Outlook Handbook,
115. Kate Anne Walker, Marie Pirotta, (2007), "What keeps Melbourne GPs satisfied in
their jobs?", Australian Family Physician, (36), pp 2-5
J
116. Lau WM, Pang J, Chui W, (2011), "Job satisfaction and the association with
involvement in clinical activities among hospitalpharmacists in Hong Kong", The
international journal of pharmacy practice, (19), pp 3-10
117. World Health Organization (2011), ""Classifying health workers: Pharmaceutical
technicians and assistants"", www.who.int/hrh/statistics.
118. World Health Organization (2011), "Pharmaceutical technicians and assistants",
www.who.int/hrh/statistics.
119. World Health Organization (2010), "Assessment of the Pharmaceutical Human
Resources and Strategic Framework", www.who.int/hrh/statistics.
120. World Health Organization (2008), "Working together for health",
www.who.int/hrh/statistics.
121. Yukii (2005), "Role of the Clinical Pharmacist in Pharmaceutical Care", Japanese
Journal of Pharmaceutical Health Care and Sciences (31), pp 113 - 120
TIẾNG PHÁP
122. Marc Collet (2005), "La démographie des pharmaciens à l‟horizon 2030 – Un
exercice de projection au niveau national", Études et Résultats, (438 ), pp 3-5
123. Ministère de L`emploi (2005), Projections du nombre de pharmaciens en activité
en France à I`horizon 2030.
K
PHỤ LỤC 1
Biểu mẫu thu thập số liệu nhân lực Bệnh viện
Biểu mẫu số..
1. Tên Bệnh viện:
2. Địa chỉ bệnh viện:
3. Tuyến:
4. Hạng BV:
5. Khu
vực:.
6. Số giƣờng bệnh theo kế hoạch
7. Tổng số bác sĩ:
8. Tổng số dƣợc sĩ:
9. Tổng số TCD và KTV dƣợc:
10. Tổng số Dƣợc tá: .
L
PHỤ LỤC 2
THƢ NGỎ
Kính gửi:Các Dược sĩ đang làm việc tại các BVĐK tuyến huyện
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đang triển khai đề tài: Nghiên cứu thực trạng
nguồn nhân lực dược bệnh viện và xác định nhu cầu nhân lực dược sĩ tại các bệnh
viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện trong giai đoạn hiện nay”. Đây là một nghiên cứu
hoàn toàn mang tính chất khoa học. Chúng tôi cam kết rằng những ý kiến của
ông/bà sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự cộng tác tích cực của Ông/Bà.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thay mặt nhóm NC
Trần Bá Kiên
Phiếu phỏng vấn sau khi được trả lời xin gửi về theo địa chỉ đã được đề sẵn
trên phong bì kèm theo. Mọi thông tin cần thiết xin liên hệ theo địa chỉ sau:
ThS. Trần Bá Kiên
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng dược - TW - Hải Dương
324- Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương- Tỉnh Hải Dương
ĐT: (0320)3890486 (CQ) ; 0989206272 (DĐ).
E-mail: tranbakienhd2007@yahoo.com .vn
M
PHIẾU PHỎNG VẤN DƢỢC SĨ CÔNG TÁC TẠI KHOA DƢỢC BỆNH
VIỆN
Mã số:
I- Thông tin cá nhân
1. Họ tên :.
2. Giới tính □ Nam □ Nữ
Năm sinh:
3. Số năm công tác tại bệnh viện:..năm
4. Trình độ chuyên môn cao nhất ..;
5. Trường đại học mà Ông/Bà tốt nghiệp Hệ
6.Vị trí công tác hiện tại:..
Mức độ hài lòng trong công việc
Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của
Ông/Bà về các vấn đề sau, bằng cách khoanh
tròn/bôi màu vào ô mà Ông (Bà) cho là phù
hợp nhất:
(1): "Rất không đồng ý"
(2): "Không đồng ý "
(3): "Chưa thực sự đồng ý"
(4): "Đồng ý"
(5): "Rất đồng ý"
R
ất
k
h
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
K
h
ô
n
g
đ
ồ
n
g
ý
C
h
ư
a
th
ự
c
sự
đ
ồ
n
g
ý
Đ
ồ
n
g
ý
R
ất
đ
ồ
n
g
ý
Q
1
Lãnh đạo bệnh viện luôn khích lệ nhân viên làm
việc
1
Q
2
Lãnh đạo bệnh viện đối xử công bằng với tất cả
mọi người trong bệnh viện
1
Q
3
Lãnh đạo bệnh viện luôn tôn trọng nhân viên 1
Q
4
Lãnh đạo bệnh viện luôn động viên nhân viên
hoàn thành tốt công việc của mình
1
Q
5
Lãnh đạo bệnh viện luôn quan tâm tới đời sống
nhân viên
1
N
Q
6
Lãnh đạo bệnh viện ghi nhận vai trò của Ông/Bà
trong công việc
1
Q
7
Trưởng khoa dược luôn quan tâm giúp đỡ Ông/Bà
trong công việc
1
Q
8
Trưởng khoa dược luôn làm tốt vai trò điều hành
quản lý khoa
1
Q
9
Trưởng khoa dược bệnh viện luôn ghi nhận vai trò
của Ông/Bà trong công việc
1
Q
10
Các đồng nghiệp khoa dược luôn hợp tác với
Ông/Bà trong công việc
1
Q
11
uan hệ của Ông/Bà với đồng nghiệp khoa dược
rất thân thiện
1
Q
12
Ông/Bà có mối quan hệ hợp tác tốt với các bác sỹ
trong bệnh viện
1
Q
13
Ông/Bà có mối quan hệ hợp tác tốt với các điều
dưỡng viên trong bệnh viện
1
Q
14
Ông/Bà có cơ hội phát huy được năng lực của
mình trong công việc
1
Q
15
Ông/Bà có cơ hội cải thiện vị trí công tác hiện tại
của mình
1
Q
16
Hiện tại Ông/Bà đang thuộc diện quy hoạch cán
bộ quản lý trong bệnh viện
1
Q
17
Lãnh đạo bệnh viện luôn tạo điều kiện cho nhân
viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn
1
Q
18
Bệnh viện có chính sách hỗ trợ kinh phí hợp lý
cho cán bộ đi học
1
Q
19
Lãnh đạo bệnh viện luôn khuyến khích cán bộ học
tập những kiến thức bổ sung (ngoại ngữ, tin
học,)
1
Q
20
Lãnh đạo bệnh viện luôn tạo điều kiện cho nhân
viên tham gia những khóa tập huấn về chuyên
môn (dược lâm sàng, thông tin thuốc, văn bản
quản lý dược)
1
O
Q
21
Trưởng khoa dược luôn tạo điều kiện cho Ông/Bà
học tập nâng cao trình độ chuyên môn
1
Q
22
Ông/Bà hài lòng với mức thu nhập hiện tại của
mình
1
Q
23
Khoản thu nhập hiện tại của Ông/bà là nguồn thu
nhập chính của gia đình
1
Q
24
Ngoài tiền lương, Bệnh viện còn có các nguồn
phúc lợi hỗ trợ thêm cho nhân viên
1
Q
25
Bệnh viện có chính sách phân chia nguồn phúc
lợi cho nhân viên một cách hợp lý
1
Q
26
Chế độ phúc lợi có khuyến khích thành tích lao
động của các cá nhân trong bệnh viện
1
Q
27
Bệnh viện có đủ tài liệu phục vụ cho công việc
chuyên môn của Ông/Bà
1
Q
28
Bệnh viện có đủ trang thiết bị phục vụ cho công
việc chuyên môn của Ông/Bà
1
Q
29
Ông/Bà hài lòng với cơ sở vật chất nơi làm việc
(phòng làm việc) của mình
1
Q
30
Ông/Bà hài lòng với nghề nghiệp mà mình đã
được đào tạo
1
Q
31
Công việc hiện tại phù hợp với chuyên môn mà
Ông/Bà được đào tạo
1
Q
32
Ông/bà hài lòng với vị trí công tác hiện tại 1
7. Một cách tổng quát, mức độ hài lòng của Ông/Bà với công việc hiện tại của
mình?
Rất không hài lòng □ Không hài lòng □ Bình thường □
Hài lòng □ Rất hài lòng □
(Nếu rất không hài lòng/ không hài lòng, Ông/Bà trả lời tiếp câu 8 và câu 9)
(Nếu hài lòng/ rất hài lòng, Ông/Bà trả lời tiếp câu 10)
P
8. Ông bà có thể bổ sung thêm các lí do khiến ông bà chưa thật sự hài lòng?
9. Lý do nào khiến ông/bà vẫn tiếp tục làm việc tại đây?
..
.
10. Ông/Bà có thể bổ sung thêm một số lý do khiến Ông/Bà hài lòng với công việc
hiện tại:
.
.
Q
PHỤ LỤC 3
Danh sách các BVĐK tuyến huyện thực hiện phỏng vấn sâu
STT Tên Bệnh viện Tỉnh
1 BVĐK C1 Hải Dương
2 BVĐK C2 Hải Dương
3 BVĐK A2 Hải Dương
4 BVĐK A1 Hưng Yên
5 BVĐK D1 Hưng Yên
6 BVĐK D2 Hà Nội
7 BVĐK B1 Quảng Ninh
8 BVĐK B2 Quảng Ninh
9 BVĐK E1 Thái Bình
10 BVĐK E2 Thái Bình
11 BVĐK F1 Hải Phòng
12 BVĐK F2 Bắc Ninh
13 BVĐK G1 Bắc Giang
14 BVĐK G2 Thừa Thiên Huế
15 BVĐK K1 Hà Nam
16 BVĐK K2 Hòa Bình
R
PHỤ LỤC 4
Nội dung phỏng vấn sâu Lãnh đạo bệnh viện
1. Số lƣợng Dƣợc sĩ hiện tại của đơn vị nhƣ thế nào?
a/ Nếu thiếu?
- Cần bổ sung bao nhiêu? Đảm nhận công việc gì?
- Có tuyển không? Có tuyển được không? Tại sao không tuyển
được?
- Đơn vị có chế độ chính sách gì để thu hút dược sỹ về công
tác?
b/ Nếu đủ?
- Lý do tại sao không cần tuyển thêm DS.
+ Có biết TT08 không? Việc không tuyển thêm có
căn cứ TT08 không?
+ Có biết TT22 không? Việc không tuyển có căn cứ
vào đây không?
Nội dung phỏng vấn sâu Trƣởng/ Phụ trách khoa dƣợc bệnh viện
2. Số lƣợng Dƣợc sĩ hiện tại của khoa dƣợc nhƣ thế nào?
a/ Nếu thiếu?
- Cần bổ sung bao nhiêu? Đảm nhận công việc gì?
- Có tuyển không? Có tuyển được không? Tại sao không tuyển
được?
- BV có chế độ chính sách gì để thu hút dược sỹ về công tác?
b/ Nếu đủ?
- Lý do tại sao không cần tuyển thêm DS.
- Có biết TT22 không? Việc không tuyển có căn cứ vào đây
không?
S
PHỤ LỤC 5
MA TRẬN CÁC NHÂN TỐ
Nội dung
Nhântố
1 2 3 4 5 6 7
Lãnh đạo bệnh viện luôn khích
lệ nhân viên làm việc
0,825
Lãnh đạo bệnh viện đối xử công
bằng với tất cả mọi người trong
bệnh viện
0,749
Lãnh đạo bệnh viện luôn tôn
trọng nhân viên
0,858
Lãnh đạo bệnh viện luôn động
viên nhân viên hoàn thành tốt
công việc của mình
0,792
Lãnh đạo bệnh viện luôn quan
tâm tới đời sống nhân viên
0,635
Lãnh đạo bệnh viện ghi nhận vai
trò của Ông/Bà trong công việc
0,710
Trưởng khoa dược luôn quan
tâm giúp đỡ Ông/Bà trong công
việc
0,680
Trưởng khoa dược luôn làm tốt
vai trò điều hành quản lý khoa
0,785
Trưởng khoa dược bệnh viện
luôn ghi nhận vai trò của
Ông/Bà trong công việc
Các đồng nghiệp khoa dược
luôn hợp tác với Ông/Bà trong
công việc
0,938
Quan hệ của Ông/Bà với đồng
nghiệp khoa dược rất thân thiện
0,910
T
Nội dung
Nhântố
1 2 3 4 5 6 7
Ông/Bà có mối quan hệ hợp tác
tốt với các bác sỹ trong bệnh
viện
0,502
Ông/Bà có mối quan hệ hợp tác
tốt với các điều dưỡng viên
trong bệnh viện
0,696
Ông/Bà có cơ hội phát huy được
năng lực của mình trong công
việc
0,805
Ông/Bà có cơ hội cải thiện vị trí
công tác hiện tại của mình
0,794
Hiện tại Ông/Bà đang thuộc
diện quy hoạch cán bộ quản lý
trong bệnh viện
0,553
Lãnh đạo bệnh viện luôn tạo
điều kiện cho nhân viên học tập
nâng cao trình độ chuyên môn
0,617
Bệnh viện có chính sách hỗ trợ
kinh phí hợp lý cho cán bộ đi
học
0
,676
Lãnh đạo bệnh viện luôn khuyến
khích cán bộ học tập những kiến
thức bổ sung (ngoại ngữ, tin
học,)
0,697
Lãnh đạo bệnh viện luôn tạo
điều kiện cho nhân viên tham
gia những khóa tập huấn về
chuyên môn (dược lâm sàng,
thông tin thuốc, văn bản quản lý
dược)
0,695
U
Nội dung
Nhântố
1 2 3 4 5 6 7
Trưởng khoa dược luôn tạo điều
kiện cho Ông/Bà học tập nâng
cao trình độ chuyên môn
0,738
Ông/Bà hài lòng với mức thu
nhập hiện tại của mình
0,698
Khoản thu nhập hiện tại của
Ông/bà là nguồn thu nhập chính
của gia đình
0,663
Ngoài tiền lương, Bệnh viện còn
có các nguồn phúc lợi hỗ trợ
thêm cho nhân viên
0,615
Bệnh viện có chính sách phân
chia nguồn phúc lợi cho nhân
viên một cách hợp lý
0,748
Chế độ phúc lợi có khuyến
khích thành tích lao động của
các cá nhân trong bệnh viện
0,680
Bệnh viện có đủ tài liệu phục
vụ cho công việc chuyên môn
của Ông/Bà
0,748
Bệnh viện có đủ trang thiết bị
phục vụ cho công việc chuyên
môn của Ông/Bà
0,764
Ông/Bà hài lòng với cơ sở vật
chất nơi làm việc (phòng làm
việc) của mình
0,718
Ông/Bà hài lòng với nghề
nghiệp mà mình đã được đào tạo
0,709
V
Nội dung
Nhântố
1 2 3 4 5 6 7
Công việc hiện tại phù hợp với
chuyên môn mà Ông/Bà được
đào tạo
0,697
Ông/bà hài lòng với vị trí công
tác hiện 7tại
0,647
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_luan_an_004_2118515.pdf