1. Kết luận
1. Lưu vực hồ Ba Bể có tổng diện tích là 55.291,06 ha bao gồm 11 xã
thuộc 02 huyện của tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể (04 xã), huyện Chợ Đồn (07
xã). Chiều dài lưu vực là 784,64 km, độ rộng lưu vực 20,50 km, độ cao trung
bình 691,850 m, độ dốc trung bình là 48,67%, chiều dài nhánh sông chính là
27,68 km, gồm 66 tiểu lưu vực, 480 nhánh sông với tổng độ các nhánh sông
là 268,87 km. Điểm cao nhất trong lưu vực là 1.417,0 m và điểm thấp nhất là
147,0 m so với mực nước biển.
2. Diện tích nhóm đất nông nghiệp trong lưu vực có 52.859,27 ha
chiếm 95,60% DTLV, trong đó đất SXNN có 4.107,15 ha chiếm 7,43%, diện
tích đất lâm nghiệp 48.609,63 ha, chiếm 87,92%, đất NTTS có 142,43 ha
chiếm 0,26% DTLV.
3. Theo hiện trạng năm 2015 trong lưu vực có 6 LUT và 27 kiểu sử
dụng đất phổ biến thì có 14 kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững.
Trong đó LUT2 vụ lúa - màu có 3 kiểu gồm 2 vụ lúa và cây màu là rau đông,
ngô hoặc khoai lang, LUT3 là 1 vụ lúa - màu có 4 kiểu là Đỗ tương - Lúa
mùa - Ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - rau đông; lúa mùa- thuốc là và lúa
mùa - dưa hấu. LUT4 chuyên màu có 3 kiểu là 3 vụ rau, trồng mía và trồng
dong riềng. LUT5 trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có 4 kiểu là:
chè, hồng, quýt và xoài. LUT1 chuyên lúa và kiểu sử dụng đất trồng rừng sản
xuất tuy có HQTH trung bình nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an
ninh lương thực và bảo về môi trường sinh thái.
4. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đã xác định được
tiềm năng đất trồng lúa 2 vụ (LUT1) tối đa chỉ đạt 2.134,4 ha (S1:329,6 ha;
S2:318,1 ha và S3: 1.487,4 ha). Đất 2 vụ lúa - màu (LUT2) có 2.134,40 ha
(S1: 231,50 ha; S2: 313,05 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất lúa mùa - màu (LUT3)
có 2.095,65 ha (S1: 26,31 ha, S2: 301,66 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất chuyên
màu và cây công nghiệp hàng năm (LUT4) rất lớn với 18.768,87 ha (S1:
5.751,93 ha; S2: 3.374,04 ha và S3: 9.642,90 ha). Đất cây ăn quả và cây công
nghiệp lâu năm (LUT5) có 6.057,29 ha (S1: 70,56ha; S2: 2.540,54 ha và S3:
3.446,20 ha). Đất trồng rừng (LUT6) rất lớn, với 52.274,10 ha (S1: 49.144,29
ha, S2:143,54 ha và S3: 2.986,27 ha). Đất không thích hợp trồng rừng chỉ có
3.016,96 ha.
5. Đã nghiên cứu xây dựng 4 mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững
tương ứng với các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu: Mô hình thâm canh130
lúa có nước tưới chủ động tại tiểu vùng hạ lưu; Mô hình sử dụng đất dốc
không có tưới trên đất lúa cạn - màu với kiểu sử dụng đất lúa cạn - đậu tương
- ngô lai tại tiểu vùng trung lưu; Mô hình thâm canh khoai môn; Mô hình
trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại tiểu vùng thượng lưu.
186 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và LX – LM - rau đông, LX – LM - khoai lang.
124
- Loại sử dụng 1 lúa-màu (LUT3): diện tích đề xuất 853,39 ha, tăng
139,94 ha. LUT này có thể áp dụng kiểu sử dụng đất LM – dưa hấu hoặc LM-
thuốc lá; Đỗ tương xuân –LM - ngô đông; Ngô xuân – LM - ngô đông. Đây là
những kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Riêng với nhưng nơi đất dốc không có đất gieo trồng lúa nước tại vùng đệm
thì duy trì lúa cạn - đậu tương - ngô lai. Mô hình này đã được thử nghiệm tuy
hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa lớn đối với vấn đề an ninh, góp phần
bảo vệ rừng bảo tồn đa dạng sinh học.
- Loại sử dụng chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm (LUT4): đề
xuất 1.172,49 ha, giảm 250 ha để chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm
và cây ăn quả. LUT này ưu tiên phát triển một số kiểu sử dụng như trồng
dong riêng, trồng mía. Đất bãi ven sông, vùng hạ lưu giao thông thuận lợi thì
trồng 3 vụ rau.
- Loại sử dụng trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (LUT5)
được đề xuất tăng 300 ha, từ 638,14 ha lên 938,14 ha. Đây là loại sử dụng đất
có tiềm năng rất lớn, có thể phát triển thành quy mô lớn để tạo ra hàng hoá.
Tuy nhiên từ nay đến năm 2020 còn ngắn chỉ đề xuất tăng 300 ha, tập trung
ưu tiên trồng hồng kết hợp trồng rau bò khai dưới tán cây hồng. Ngoài cây
hồng có thể mở rộng phát triển cây quýt, cây chè. Cây xoài là cây trồng mới
đưa vào vùng này có thể khẳng định là phù hợp và cũng cho HQTH cao cả về
kinh tế, xã hội và môi trường nên khuyến khích phát triển.
- Loại sử dụng đất lâm nghiệp (LUT6): Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt
diện tích đất rừng quốc gia. Riêng đất rừng sản xuất chuyển 50 ha sang trồng
cây CN lâu năm và cây ăn quả nhưng khai thác, đưa vào sử dụng trồng rừng
30 ha từ đất chưa sử dụng, trong đó có 20 ha từ đất bằng và 10 ha từ đất đồi
núi nên thực giảm 20 ha. Với kiểu đất trồng rừng sản xuất có thể áp dụng mô
hình nông lâm kết hợp với các phương thức như: Mô hình nông lâm - súc kết
hợp hay Mô hình nông lâm kết hợp.
3.6.2. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại lưu vực hồ Ba Bể
3.6.2.1.Giải pháp về chính sách
Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến sử dụng đất nông
nghiệp bền vững đã chỉ ra những yếu tố có tương quan chặt như tổ chức sản
125
xuất, chính sách, thị trường Do vậy để thúc đẩy sử dụng đất bền vững cho
nông nghiệp cần có những tác động đến các yếu tố nói trên thông qua thực
hiện một số chính sách sau:
- Khuyến khích và có cơ chế để hình thành các hợp tác xã sản xuất
chuyên canh như hợp tác xã trồng chè, hợp tác xã trồng rau, các nhóm sở
thích trong sản xuất nông nghiệp.
- Có cơ chế, chính sách huy động sự tham gia của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ vào thu mua, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp như
hồng không hạt, chè, mận, quýt, rau... nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu
nhập cho hộ nông dân.
- Hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi các mô
hình sử dụng đất kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả, bền vững, hình
thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trước mắt tập trung vào mô hình
trồng hồng không hạt, mô hình trồng chè, mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt.
- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa các kỹ thuật mới, giống vật nuôi
và cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có việc áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng
trong sản xuất để nâng cao hiệu qủa sử dụng đất và bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ các địa phương, các nhóm sở thích xây dựng thương hiệu mang
chỉ dẫn địa lý Ba Bể cho một số sản phẩm như hồng, chè, rau bò khai, hỗ trợ
xúc tiến tiêu thu sản phẩm.
3.6.2.2. Giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn bằng xây dựng ruộng bậc thang
Từ kết quả xác định xói mòn đất do mưa dựa vào phương trình mất đất
phổ dụng, tính toán từng hệ số xói mòn và thành lập được bản đồ dự báo xói
mòn đất lưu vực hồ Ba Bể được thể hiện tại hình dưới cho thấy, nguy cơ xói
mòn đất xảy ra trên địa bàn lưu vực hồ rất lớn, đặc biệt là các xã Tân Lập,
Đồng Lạc, Nam Cường, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Bằng Phúc, Đồng Phúc và
Quảng Khê có mức độ xói mòn mạnh. Do vậy, giải pháp duy nhất là xây dựng
ruộng bậc thang không chỉ sử dụng cho trồng lúa nước mà còn sử dụng cho cả
trồng cây hàng năm như trồng màu và trồng cây ăn quả. Đây không phải là
một giải pháp mới nhưng ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới thì xây
dựng ruộng bậc thang vẫn luôn là sản phẩm kiến trúc từ tự nhiên văn minh và
hiệu quả nhất trên đất dốc.
126
Hình 3.1: Bản đồ phân cấp nguy cơ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể
Các khu vực có độ dốc lớn hơn 80 nên sử dụng phương pháp xây ruộng bậc
thang, một điểm cần đặc biệt chú ý khi xây dựng ruộng bậc thang chính là
chiều rộng của bậc thang bao nhiêu thì phù hợp, tùy thuộc vào cây trồng, độ
dốc và độ dày tầng đất mịn. Đối với cây ăn quả là cây trồng có diện tích tán
lớn thì ruộng bậc thang rộng từ 3-6 m, cây chè và các cây trồng có tán nhỏ thì
bậc thang có thể làm rộng khoảng 1,5-2,0 m, trồng theo hàng đơn. Những nơi
có độ dốc thấp, tầng đất dày, có lao động và vốn đầu tư thì làm bậc thang rộng
4-5 m để trồng hàng đôi. Độ dốc càng lớn thì bề rộng bậc thang càng nhỏ, độ
dốc từ 10-120 có thể làm bậc thang rộng tối đa 6m, độ dốc từ 14-160 bề rộng
bậc thang tối đa 4m, còn độ dốc trên 200 thì bề rộng bậc thang chỉ nên làm tối
đa 3m. Khi xây ruộng bậc thang cần lưu ý, lớp đất bề mặt được đưa gọn sang
một bên hoặc đưa xuống dưới phần diện tích đã san bằng, đến khi hoàn thành
bậc thang mới xúc lớp đất mặt này trả lại. Bậc thang nên được thiết kế dốc
127
vào phía sườn đồi, ở mép ngoài bậc thang nên đắp bờ, còn dọc theo mép trong
của bậc thang nên đào rãnh để hạn chế dòng chảy khi mưa xuống.
3.6.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ trong đó chú trọng đến giống, kỹ
thuật canh tác
Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nói chung
và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp
còn một số tồn tại ảnh hưởng đến sự bền vững nhưng tuỳ thuộc vào từng loại
cây trồng mà khoa học cần được ưu tiên tác động:
- Với lúa: tập trung cho chọn lựa phát triển các giống lúa chất lượng
cao tại địa phương như Bao Thai, Khẩu Nua Lếch. Sử dụng bộ giống lúa
thuần, giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng tốt trong sản xuất như:
PC6, BG1, DT 68, Nếp 87 và các giống lúa mới khác đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu, loại bỏ và thay thế dần các giống lúa kém chất lượng, giá trị thu nhập
thấp không còn phù hợp.
- Với cây chè: Bao gồm cả chè trung du và chè shan tuyết, năng suất
đạt 60 tạ/ha, phát triển theo hướng cải tạo nâng cao chất lượng, giá trị sản
phẩm, giá trị trên diện tích đất trồng chè; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; phát triển công
nghệ chế biến hiện đại phù hợp; sử dụng các giống chè chất lượng cao và xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Bắc Kạn. Sử dụng và khai thác có hiệu
quả các cây chè đầu dòng hiện có và các giống chè mới có năng suất, chất
lượng cao thay thế dần diện tích các giống chè cũ năng suất chất lượng thấp.
- Với cây ăn quả đặc sản: Khoa học và công nghệ tập trung theo
hướng nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chăm sóc, cải tạo thay thế
dần những vườn cây ăn quả đã già cỗi, năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh bằng
các giống tốt, sạch sâu bệnh; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa theo quy
trình VietGapĐầu tư thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung, thay thế diện
tích cây ăn quả già cỗi, vườn chè mất khoảng đảm bảo mật độ để khai thác,
kinh doanh có hiệu quả. Chăm sóc, cải tạo vườn cây giống đầu dòng cam quýt
(0,5 ha), hồng không hạt (0,5 ha) để chủ động trong việc cung ứng giống tốt.
- Với lâm nghiệp: tiếp tục có những nghiên cứu nhân giống bằng
phương pháp nuôi cấy mô các giống cây lâm nghiệp có lợi thế hơn các cây
128
trồng lâm nghiệp hiện có như keo, mỡ với mục tiêu giảm giá bán cây giống
để phát triển trên đất rừng sản xuất tại lưu vực. Triển khai nghiên cứu phát
triển các cây dược liệu dưới tán rừng để khuyến cáo cho người dân vùng lõi
áp dụng, tạo nguồn sinh kế cho đồng bào.
3.6.2.4. Giải pháp phát triển thuỷ lợi
Kết quả xác định khả năng tưới nước cho các cây trồng dựa trên bản
đồ thuỷ lợi cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động
rất thấp nên nhiều diện diện tích đất lúa bao gồm cả đất lúa 2 vụ cũng bị thiếu
nước trong mừa khô. Đây là mùa vụ chỉ có 20% tổng lượng mưa cả năm nên
nguồn nước tưới càng khan hiếm. Do vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ
thống thuỷ lợi bằng các hồ đập nhỏ chứa nước trong mùa mưa để tưới trong
mùa khô.
129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Lưu vực hồ Ba Bể có tổng diện tích là 55.291,06 ha bao gồm 11 xã
thuộc 02 huyện của tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể (04 xã), huyện Chợ Đồn (07
xã). Chiều dài lưu vực là 784,64 km, độ rộng lưu vực 20,50 km, độ cao trung
bình 691,850 m, độ dốc trung bình là 48,67%, chiều dài nhánh sông chính là
27,68 km, gồm 66 tiểu lưu vực, 480 nhánh sông với tổng độ các nhánh sông
là 268,87 km. Điểm cao nhất trong lưu vực là 1.417,0 m và điểm thấp nhất là
147,0 m so với mực nước biển.
2. Diện tích nhóm đất nông nghiệp trong lưu vực có 52.859,27 ha
chiếm 95,60% DTLV, trong đó đất SXNN có 4.107,15 ha chiếm 7,43%, diện
tích đất lâm nghiệp 48.609,63 ha, chiếm 87,92%, đất NTTS có 142,43 ha
chiếm 0,26% DTLV.
3. Theo hiện trạng năm 2015 trong lưu vực có 6 LUT và 27 kiểu sử
dụng đất phổ biến thì có 14 kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững.
Trong đó LUT2 vụ lúa - màu có 3 kiểu gồm 2 vụ lúa và cây màu là rau đông,
ngô hoặc khoai lang, LUT3 là 1 vụ lúa - màu có 4 kiểu là Đỗ tương - Lúa
mùa - Ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - rau đông; lúa mùa- thuốc là và lúa
mùa - dưa hấu. LUT4 chuyên màu có 3 kiểu là 3 vụ rau, trồng mía và trồng
dong riềng. LUT5 trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có 4 kiểu là:
chè, hồng, quýt và xoài. LUT1 chuyên lúa và kiểu sử dụng đất trồng rừng sản
xuất tuy có HQTH trung bình nhưng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an
ninh lương thực và bảo về môi trường sinh thái.
4. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đã xác định được
tiềm năng đất trồng lúa 2 vụ (LUT1) tối đa chỉ đạt 2.134,4 ha (S1:329,6 ha;
S2:318,1 ha và S3: 1.487,4 ha). Đất 2 vụ lúa - màu (LUT2) có 2.134,40 ha
(S1: 231,50 ha; S2: 313,05 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất lúa mùa - màu (LUT3)
có 2.095,65 ha (S1: 26,31 ha, S2: 301,66 ha và S3: 1.767,69 ha). Đất chuyên
màu và cây công nghiệp hàng năm (LUT4) rất lớn với 18.768,87 ha (S1:
5.751,93 ha; S2: 3.374,04 ha và S3: 9.642,90 ha). Đất cây ăn quả và cây công
nghiệp lâu năm (LUT5) có 6.057,29 ha (S1: 70,56ha; S2: 2.540,54 ha và S3:
3.446,20 ha). Đất trồng rừng (LUT6) rất lớn, với 52.274,10 ha (S1: 49.144,29
ha, S2:143,54 ha và S3: 2.986,27 ha). Đất không thích hợp trồng rừng chỉ có
3.016,96 ha.
5. Đã nghiên cứu xây dựng 4 mô hình sử dụng đất hiệu quả, bền vững
tương ứng với các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu: Mô hình thâm canh
130
lúa có nước tưới chủ động tại tiểu vùng hạ lưu; Mô hình sử dụng đất dốc
không có tưới trên đất lúa cạn - màu với kiểu sử dụng đất lúa cạn - đậu tương
- ngô lai tại tiểu vùng trung lưu; Mô hình thâm canh khoai môn; Mô hình
trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại tiểu vùng thượng lưu.
6. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, bền vững trong địa bàn
lưu vực cụ thể gồm: LUT1 duy trì sản xuất 2 vụ lúa 647,36 ha, tăng 232,06
ha; LUT2 2 lúa - màu: 544,55 ha, giảm 372 ha, các kiểu sử dụng đất cần áp
dụng là LX - LM - ngô đông và LX - LM - rau đông, LX – LM - khoai lang.
LUT3 (1 lúa-màu): 853,39 ha, tăng 139,94 ha, các kiểu sử dụng đất gồm: LM
- dưa hấu hoặc LM - thuốc lá; Đỗ tương xuân – LM - ngô đông; Ngô xuân –
LM - ngô đông. Thượng nguồn thiếu nước áp dụng kiểu sử dụng đất lúa mùa
cạn - đậu tương - ngô lai. LUT4 (chuyên màu và cây CN hàng năm): 1.172,49
ha, giảm 250 ha. LUT này ưu tiên phát triển một số kiểu sử dụng như trồng
dong riêng, trồng mía. Đất bãi ven sông, vùng hạ lưu giao thông thuận lợi thì
trồng 3 vụ rau. LUT 5 là cây CN lâu năm và cây ăn quả: từ 638,14 ha lên
938,14 ha, tăng 300 ha. Cây trồng ưu tiên là cây hồng, cây quýt, cây chè.
LUT6 rừng sản xuất đề xuất 21.313,57 ha, riêng rừng phòng hộ và rừng bảo
tồn vẫn duy trì.
Để sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn lưu vực, nghiên cứu
đã đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: giải pháp về chính sách, giải pháp bảo vệ
đất, chống xói mòn bằng xây dựng ruộng bậc thang, giải pháp về khoa học
công nghệ trong đó chú trọng đến giống, kỹ thuật canh tác và giải pháp phát
triển thuỷ lợi.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên chưa đi sâu đánh giá ảnh
hưởng của việc sử dụng đất tới mức độ bồi lắng lòng hồ Ba Bể nên cần được
tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để có cảnh báo cho việc bảo vệ đất kết hợp
bảo vệ hồ Ba Bể.
131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Hà Thị Nguyệt, Hoàng Văn Hùng (2016),
‘’Nghiên cứu xác định hệ thống thủy văn lưu vực sông Chợ Lèng, tỉnh Bắc Kạn
(thuộc hệ thống lưu vực hồ Ba Bể) bằng công nghệ GIS”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 155, Số 10, tr. 61-66.
2. Nguyễn Quang Thi, Chu Văn Trung, Âu Thị Hoa, Hoàng Văn Hùng (2016),
‘’Ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm ALES đánh giá phân hạng thích nghi
đất trồng dưa hấu trên địa bàn xã Quảng Khê huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 159, Số 14, tr. 4-51.
3. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Phan Đình Binh, Chu Văn Trung, Phạm
Văn Tuấn (2016), “Xây dựng các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý và bảo
vệ đất nông nghiệp tại lưu vực hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 150, Số 05, tr. 103-108.
4. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Văn Hùng, Hoàng Thị Thúy Hằng (2016), “Nghiên
cứu tình hình sử dụng đất và môi trường vùng đệm hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn-khu
vực nghiên cứu huyện Chợ Đồn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học
Thái Nguyên, Tập 149, Số 04, tr. 75-80.
5. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Nguyễn Quang Thi (2013), “Ứng dụng công
nghệ GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá mối
tương quan giữ rừng với tỷ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 9/2013, tr. 169-
175.
6. Nguyen Quang Thi, Hoang Van Hung, Phan Dinh Binh, Nguyen Thu Thao
(2015), “Agricultural Land in Ba Be Lake Basin, Bac Kan Province in the
context of Climate Change”, Proceedings of The international Conference on
livelihood Development and Sustainable Environmental Management in the
Context of Climate Change (LDEM), Thai Nguyen University of Agriculture
and Forestry. Thai Nguyen, November 13-15, 2015, pp. 236-242.
7. Nguyễn Quang Thi, Hoàng Thị Thúy Hằng, Hoàng Văn Hùng (2015), “Nghiên
cứu vùng nhạy cảm với môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”, Kỷ yếu Hội
nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật, lần thứ 6, Hà Nội,
tr. 1686-1692.
8. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh (2015), “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) và viễn thám nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2005-2015”, Kỷ yêu Hội nghị GIS toàn quốc năm 2015, Hà Nội,
tr. 682-686.
9. Nguyễn Quang Thi, Phan Đình Binh, Hoàng Văn Hùng (2015), ”Thực trạng và
giải pháp phát triển nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam và tỉnh Bắc Kạn”, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học - Chính sách nông nghiệp nông thôn và vấn đề người
nông dân bỏ ruộng, Hội khoa học đất Việt Nam, Hà Nội, tr. 67-71.
10. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung, Sẻn Păn Nha Kếp Kẹo, Nguyễn Quang Thi,
Trần Thị Mai Anh (2013), “Nghiên cứu xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại một
số khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn bằng
công nghệ GIS và viễn thám”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần
thứ 7, Tập 2, ISBN: 978-604-915-044-9, tr. 196-204.
132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tài liệu tiếng Việt:
1. Trần Thị Mai Anh, Hoàng Văn Hùng và Ma Thị Hạnh (2013), "Đánh giá tiềm
năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Cao Kỳ, huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số
9/2013, tr. 155-160.
2. Nguyễn Đình Bồng, Phạm Minh Hạnh và Bùi Tuấn Anh (2012), "Cơ chế, chính
sách quản lý đất nông nghiệp bền vững", Quản lý bền vững đất nông
nghiệp-Hạn chế thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, NXB Nông nghiệp,
tr. 152-171.
3. Cục Kiểm lâm (2000), "Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường của đập dự
kiến xây dựng trên sông Gâm", Dự án PARC VIE/95, Hà Nội. .
4. Ngô Xuân Cường (2012), "Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất chè xanh chất
lượng cao dạng Mao Tiêm từ giống Phúc Vân Tiên tại Phú Thọ", Báo cáo kết
quả đề tài dự án tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2010.
5. Nguyễn Thị Hồng Chiên (2015), Nghiên cứu diễn biến bồi lắng lòng hồ Hòa Bình
và phân tích một số nguyên nhân gây bồi lắng làm cơ sở khoa học cho việc
quản lý bền vững hồ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Kim Chương (1985), Vận dụng các phương pháp định lượng trong
phân loại lãnh thổ Tây Bắc về mặt xói mòn tự nhiên gia tốc, Luận án Phó
tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Kim Chương (2010), "Về phương pháp phân tích LVS phục vụ quy
hoạch sử dụng đất", Tuyển tập các báo cáo khoa học về Tài nguyên Môi
trường, tr. 110-115.
8. Nông Thế Diễn (2016), "Điều tra, thu thập và trồng thử nghiệm một số loài rau,
cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu tại Đồn Đèn-Khuổi Luông vùng đệm
Vườn quốc gia Ba Bể", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
1999–2010.
9. Trần Văn Diễn (1996), "Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính
huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình", Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và
tiềm năng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 141-160.
10. Lê Quốc Doanh (2001), "Một số vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng
trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam", Khoa học và công nghệ bảo vệ và
sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Quốc Doanh và Lê Văn Tiềm (2001), "Một số mô hình cây trồng thích hợp
trên đất dốc huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa", Khoa học Công nghệ
bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thế Đặng (1998), "Nghiên cứu triển khai kỹ thuật canh tác bền vững
trên đất dốc miền núi phía Bắc", Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu và Đặng Văn Minh (2003), "Đất đồi núi",
Đất đồi núi Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Hội khoa học đất (2015), "Hiện trạng sử dụng đất Việt Nam", Hội thảo quốc
gia Đất Việt Nam - Hiện trạng sử dụng và thách thức, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
133
15. Trần Văn Điền (2015), "Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân
trên đất dốc ở tỉnh Bắc Kạn", Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học của
nghiên cứu sinh giai đoạn 1999-2014, NXB Nông nghiệp, tr. 203-219.
16. Trần Văn Điền, Hoàng Văn Hùng và Trịnh Hữu Liên (2013), "Xây dựng cơ sở
dữ liệu quản lý sử dụng đất đai bền vững các vùng đất dốc với sự hỗ trợ của
công nghệ viễn thám và GIS thử nghiệm tại xã Nam Cường, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí khoa học Đất, số 42, tr. 129-133.
17. Hoàng Sĩ Động (1996), "Hệ thống Nông - Lâm kết hợp để quản lý tài nguyên
thiên nhiên ở tỉnh Hà Bắc", Kỷ yếu Hội thảo về Nông - Lâm kết hợp trên đất
dốc ở miền Bắc Việt Nam, Dự án của FAO về tăng cường các chương trình
trồng rừng ở châu Á, Vĩnh Phú, tr. 75-81.
18. Nông Minh Đồng (2016), "Điều tra tuyển chọn cây đầu dòng và nhân giống vô
tính chè Shan (Chè tuyết) tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn",
Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.
19. Đào Ngọc Đức (2009), Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông
nghiệp hớp lý huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
20. Gilmour D. và Nguyễn Văn San (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Hà Nội.
21. Nguyễn Trọng Hà (1996), Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự
báo xói mòn trên đất dốc, Luận án phó tiến sĩ, Trường Ðại học Thủy lợi, Hà
Nội.
22. Phạm Quang Hà và Lê Thái Bạt (2015), "Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất ở
Đông Á và Đông Nam Á để phát triển bền vững", Kỷ yếu Hội thảo quốc gia
Đất Việt Nam hiện trạng sử dụng và thách thức, NXB Nông nghiệp, tr. 310-
311.
23. Bùi Thanh Hải (2013), "Nghiên cứu phân hạng thích nghi đất lúa bằng công
nghệ GIS tại phường Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên", Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 99-103.
24. Nguyên Ninh Hải (2012), Tích hợp phàn mềm ALES và GIS trong đánh giá
thích nghi đât đai phục vụ lập quy hoạch dụng đất cấp xã (ví dụ tại xã IA
DREH huyện Krong Pa), Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Hạnh (2011), Bài giảng Quản lý lưu vực, Trường Đại học Lâm
nghiệp.
26. Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ (2001), "Quy trình công nghệ sử dụng và
bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp", Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo, nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 26-39.
27. Từ Quang Hiển (1996), "Nghiên cứu Nông - Lâm kết hợp trên đất dốc ở tỉnh
Bắc Thái", Kỷ yếu Hội thảo về Nông - Lâm kết hợp trên đất dốc ở miền Nam
Việt Nam, Dự án của FAO về tăng cường các chương trình trồng rừng ở
Châu Á, Vĩnh Phú, tr. 29-34.
28. Triệu Đức Hiệp và Ma Từ Đông Điền (2016), "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè Shan tại xã Bằng Phúc, huyện
Chợ Đồn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.
29. Đỗ Thị Hoàn (2009), Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây
trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng
134
hóa tại huyện Yên Đinh, tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Hoan (1996), Báo cáo một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu
quả kinh tế vụ đông ở huyện Nam Thanh - tỉnh Hải Hưng, Trường Đại học
Nông nghiệp I, Hà Nội.
31. Phạm Xuân Hoàn (1994), Bài giảng Nông – Lâm kết hợp, Trường Đại học
Lâm nghiệp.
32. Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2012), "Kết quả giám sát việc đảm bảo đời
sống của nhân dân sinh sống trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu Bảo
tồn thiên nhiên Kim Hỷ, huyện Na Rỳ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn", Báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
33. Lưu Đức Hồng (1993), "Định hướng kinh tế - xã hội vùng gò đồi", Tạp chí
Kinh tế và Dự báo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước, Tập 1, tr. 12-16.
34. Nguyễn Huệ và Thái Phiên (2005), "Quản lý đất dốc, cái nhìn từ những nghiên
cứu dài hạn", Báo cáo khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội.
35. Hoàng Văn Hùng (2013), "Nghiên cứu xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại
một số khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc
Kan bằng công nghệ GIS và viễn thám", Kỷ yếu hội nghị Khoa học Địa lí
toàn quốc lần thứ 7, tr. 196-204.
36. Hoàng Văn Hùng, Chu Văn Trung và Nguyễn Quang Thi (2013), "Ứng dụng
công nghệ GIS và viễn thám xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh
giá mối tương quan giữa rừng với tỉ lệ hộ nghèo tại xã Khang Ninh, huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr.
169-175.
37. Hoàng Văn Hùng, Đặng Kim Vui và Chu Văn Trung (2012), "Ứng dụng viễn
thám và GIS trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại khu vực Vườn
quốc gia Ba Bể", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 23, tr. 68-
73.
38. Lê Anh Hùng (2015), "Phân cấp phòng hộ cho các loại hình sử dụng đất lâm
nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn", Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, số19, tr. 138-144.
39. Nguyễn Việt Hùng, Zoelitz-Moeller Reinhard và Đào Châu Thu (2011), "Đánh
giá chỉ số xói mòn đất trong hệ phương trình mất đất phổ dụng tại tỉnh Hòa
Bình", Tạp chí khoa học Đất, số 38, tr. 110-114.
40. Mai Thị Huyền (2011), "Ứng dụng USLE trong kiểm soát xói mòn-Trường
hợp ứng dụng tại Việt Nam", Báo cáo kết quả nghiên cứu, Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
41. Trần Trung Kiên (2012), "Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống
ngô lai nhập nội từ Trung Quốc tại vùng trung du miền núi phía Bắc Việt
Nam", Đề tài cấp Đại học Thái Nguyên.
42. Lê Văn Khoa và Nguyễn Xuân Cự (1993), "Tiềm năng đất lâm nghiệp vùng
Trung tâm Bắc Bộ", Báo cáo thuộc Chương trình KN 03-01. 12/1993.
43. Lê Tất Khương (2016), "Xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp bằng giống cây
ăn quả đặc sản tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn", Báo cáo kết quả đề tài dự
án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.
44. Đỗ Thị Lan (2012), "Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất
rừng nhằm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định
Hoá, tỉnh Thái Nguyên", Đề tài cấp bộ của Bộ GD&ĐT B2010-TN03-08.
135
45. Lê Thị Linh (2013), Đánh giá đất đai định tính và định lượng phục vụ quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện, Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ.
46. Lương Đức Loan (1986), "Nghiên cứu các biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải
tạo đất đỏ vàng khai hoang phục hóa", Báo cáo tổng kết chương trình cấp
Nhà nước 02-15.
47. Lương Đức Loan (1990), "Các quá trình chủ đạo thoái hóa đất dốc, biện pháp
ổn định và nâng cao độ phì nhiêu", Hội thảo khoa học kỹ thuật và phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Thái.
48. Lương Đức Loan, Nguyễn Tứ Hải và Hồ Công Trực (1998), Nghiên cứu biện
pháp bảo vệ đất chống xói mòn cho cây cà phê ở Tây Nguyên, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
49. Lương Đức Loan và Nguyễn Tử Siêm (1979), "Tính chất đất đỏ vàng và biện
pháp cải tạo", Kết quả nghiên cứu chuyên đề chính về Thổ nhưỡng Nông hóa
1969-1979.
50. Nguyễn Kim Lợi (2005), Bài giảng kiểm soát xói mòn, Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
51. Nguyễn Kim Lợi (2010), Bài giảng giới thiệu về mô hình SWAT, Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Kim Lợi (2013), "Hệ hỗ trợ trực tuyến cảnh báo lũ cho lưu vực sông
Vu Gia, tỉnh Quảng Nam", Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc 2013,
NXB Đại học Nông nghiệp, tr. 9-18.
53. Nguyễn Kim Lợi (2013), Tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình SWAT phiên
bản 2012, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
54. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Mấn và Trịnh Văn Thịnh (1995), Nông nghiêp bền vững cơ sở và
ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
56. Đặng Văn Minh (2013), "Đánh giá thực trạng môi trường đất và nước tại
huyện Ba Bể, Bắc Kạn", Tạp chí khoa học Đất, số 42, tr. 57-60.
57. Đặng Văn Minh, Nguyễn Văn Minh và Đặng Trung Kiên (2013), "Ứng dụng
mô hình DPSIR xây dựng chỉ thị môi trường tại huyện Ba Bể, Bắc Kạn", Tạp
chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 13-22.
58. Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chóng xói
mòn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
59. Nguyễn Ngọc Nông (2001), "Một số kết quả và bài học kinh nghiệm chuyển
giao kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp bền vững ở Bắc Kạn", Kỷ yếu Hội
thảo Đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển
bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, tr. 101-107.
60. Hoàng Bích Ngọc (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác tự
do khoáng sản vàng, thiếc đến môi trường địa lý ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Cao Bằng, Luận án tiến sĩ, Viện Địa lý, Hà Nội.
61. Hoàng Thanh Oai và Hoàng Văn Hùng (2012), "Đánh giá tiềm năng đất đai và
định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Quang Thuận, huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái
Nguyên, 97 (09), tr. 11-17.
136
62. Đặng Quang Phán, Đào Châu Thu và Thân Thế Hùng (2008), "Kết quả nghiên
cứu phủ thảm biện hữu cơ chống xói mòn đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ", Tạp chí Khoa học Đất, số 29, tr. 79-83.
63. Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (2002), Sử dụng đất bền vững miền núi và vùng
cao ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
64. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm và Trần Đức Toàn (1997), Cơ cấu cây trồng và
biện pháp canh tác chống xói mòn bảo vệ đất dốc, Giáo trình Thổ nhưỡng
học, NXB Nông nghiệp.
65. Thái Phiên (2002), "Quản lý xói mòn quy mô lưu vực cho phát triển nông lâm
nghiệp bền vững", Báo cáo khoa học Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội.
66. Thái Phiên (2000), "Xói mòn đất dưới các hệ thống du canh bỏ hóa ngắn trên đất
dốc", Tạp chí Khoa học Đất, số 13, tr. 109-116.
67. Nguyễn Hải Phong (2015), "Đánh giá và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất
đồi núi có hiệu quả tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", Báo
cáo khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
68. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
69. Nguyễn Huy Phồn (1996), Đánh giá các loại hình sử dụng đất chủ yếu trong
nông lâm nghiệp góp phần định hướng sử dụng đất vùng trung tâm Miền núi
Bắc Bộ Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam.
70. Lê Hữu Phúc (1994), Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất vùng gò đồi ở tỉnh Quảng
Trị, Luận án PTS Khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội.
71. Lê Đình Quế (2012), Bài giảng tài nguyên thiên nhiên và vấn đề khai thác tài
nguyên nhiên ở Trung Du và Miền núi Bắc Bộ, Trường Đại học Cần Thơ.
72. Đỗ Ngọc Quỹ (1996), "Một số vấn đề quản lý đất phân cho cây chè", Tạp chí
Khoa học Đất, số 7, tr.14-18.
73. Hà Quý Quỳnh (2009), Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch
và quản lý các vườn quốc gia vùng Đông Bắc Việt Nam (phần đất liền),
Luận án tiến sĩ, Viện Địa lý, Hà Nội.
74. Đỗ Đình Sâm (2006), "Đất và dinh dưỡng đất", Cẩm nang ngành Lâm nghiệp,
Đại học Lâm nghiệp, tr. 87-102.
75. Nguyễn Tử Siêm (2000), "Bàn về tính bền vững trong sử dụng đất đồi núi và
phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc", Tạp chí Khoa học Đất, số 13,
tr. 31-36.
76. Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam - thoái hoá và
phục hồi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
77. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Kạn (1997), "Nghiên cứu các hệ
thống nông – lâm kết hợp và điều tra đất", Báo cáo số 08, Chương trình hợp
tác lâm nghiệp Việt Nam – Phần Lan, Bắc Kạn.
78. Hoàng Sơn, Cấn Văn Thơ và Nguyễn Sĩ Huống (1993), Báo cáo kết quả nghiên
cứu tăng trưởng và chất lượng rừng công nghiệp tại vùng nguyên liệu giấy,
Chương trình Hợp tác Phát triển lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển, 12/1993.
79. Nguyễn Dương Tài, Hoàng Sơn và Cấn Văn Thơ (1993), "Sinh trưởng của rừng
Bạch đàn trong vùng nguyên liệu giấy", Tạp chí Lâm nghiệp, 8/1993, tr. 8-9.
80. Nguyễn Văn Tạo và Đỗ Ngọc Quỹ (2000), "Cây chàm lá nhọn, cây bóng mát
cho chè kinh doanh", Tạp chí Khoa học Đất, số 13, tr. 21-25.
137
81. Đào Văn Toàn (2011), "Suy thoái, ô nhiễm đất biện pháp khắc phục", Báo cáo
khoa học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
82. Nguyễn Văn Toàn (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh
thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
83. Nguyễn Văn Toàn (2001), Hiện trạng khả năng mở rộng đất sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
84. Nguyễn Văn Toàn (2005), "Đất đồi núi Việt Nam - Hiện trạng và tiềm năng phát
triển các cây trồng lâu năm và cây đặc sản", Khoa học công nghệ nông
nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 3 - Đất Phân bón, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. Nguyễn Văn Toàn (2010), Đất gò đồi Đông Bắc hiện trạng và định hướng sử
dụng bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
86. Nguyễn Văn Toàn (2010), "Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng
Đông Bắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp", Báo cáo tổng hợp kết quả
khoa học, Mã số KC.08.01/06-10.
87. Nguyễn Văn Toàn (2010), "Ứng dụng phương trình mất đất phổ dụng và hệ
thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ xói mòn đất vùng gò đồi Đông
Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/100.000", Tạp chí khoa học Đất, số 33, tr. 36-41.
88 Trần Đức Toàn (1998), "Các phương thức quản lý tổng hợp cho sản xuất nông
nghiệp có hiệu quả và sử dụng liên tục đất đồi trọc Tam Đảo, Vĩnh Phú",
Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu giai đoạn
1990-1997, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
89. Đỗ Đình Toát (2016), "Điều tra đánh giá sạt lở các khu vực trọng điểm: Thị xã
Bắc Kạn và thị trấn Chợ Rã - Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề tài
dự án tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.
90. Lê Hoàng Tú (2011), "Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu
vực sông Đa Tam tỉnh Lâm Đồng", Báo cáo khoa học, Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
91. Trần Tuấn Tú và Nguyễn Trường Ngân (2009), "Ứng dụng GIS và viễn thám
đánh giá xói mòn đất lưu vực hồ Dầu Tiếng", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và
Công nghệ lần thứ 11, tr. 1660-1664.
92. Đàm Trọng Tuấn (2012), Giao đất giao rừng tại cộng đồng dân tộc thiểu số
miền núi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
93. Phạm Anh Tuấn (2014), Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng
đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
94. Nguyễn Văn Tuất (2016), "Xây dựng mô hình thâm canh lúa và đậu tương năng
suất cao tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 1999–2010.
95. Lưu Hải Tùng (2007), "Hiện trạng xói mòn và sự mất P do xói mòn gây ra ảnh
hưởng đến môi trường tại lưu vực suối Rạt tỉnh Bình Phước", Báo cáo khoa
học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
96. Nguyễn Thanh Tùng (2015), "Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình", Báo cáo khoa học, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
97. Lưu Quốc Thái (2007), "Quá trình thị trường hóa đất đai ở trung quốc-một số
đánh giá và bài học kinh nghiệm", Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 2, tr.39-
41.
138
98. Đỗ Văn Thanh (2011), "Đánh giá tổng hợp môi trường sinh thái phục vụ quy
hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững tại tỉnh Bắc Giang", Báo cáo khoa
học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
99. Lê Quốc Thanh (2003), Tác động của các loại hình sử dụng đất đối với sự phát
triển nông nghiệp huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ nông
nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
100. Hoàng Viết Thảo (2011), "Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc
nghiên cứu xói mòn đất tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo
khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
101. Nguyễn Văn Thắng và Phạm Thị Ngọc Lan (2010), Bài giảng Quản lý tổng
hợp lưu vực sông, Trường Đại học Thủy lợi.
102. Cấn Văn Thơ, Hoàng Sơn và Nguyễn Dương Tài (1994), Kiến thức bản địa
của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
103. Đào Châu Thu (2008), Sử dụng đất dốc cho sản xuất nông nghiệp tiềm năng
và thách thức, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
104. Nguyễn Thị Thanh Thu (2015), "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
canh tác ven sông trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội", Báo cáo
khoa học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
105. Khổng Ngọc Thuận (2009), "Thực trạng và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội", Báo cáo khoa học, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
106. Nguyễn Ngọc Trinh (2000), "Xuất khẩu được khai thông, đã có tiền đề đẩy
mạnh xuất khẩu trong năm 2000", Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế 1999 -
2000 Việt Nam thế giới, NXB Tiến Bộ, Hà Nội.
107. Nguyễn Trần Trọng, Đồng Xuân Ninh và Lưu Đức Hồng (1994), Kinh tế gò
đồi với phát triển sản xuất hàng hoá, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
108. Hoàng Trần Trung (2014), "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và đề
xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang", Báo cáo khoa học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
109. Lê Sĩ Trung (2005), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho một số giải pháp trong
quy hoạch sử dụng đất góp phần quản lý rừng bền vững vùng đệm vườn
Quốc gia Ba Bể, Luận án Tiến sĩ, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
110. Nguyễn Văn Trương (1985), Kiến tạo mô hình Nông lâm kết hợp, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
111. Trần Văn Trường, Nguyễn Cao Huần và Đặng Hải Linh (2008), "Tiếp cận
phân tích liên kết lưu vực và cảnh quan trong nghiên cứu sử dụng hợp lý lưu
vực các hồ chứa Đông Nam Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh", Kỷ yếu Hội nghị
khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.
759-768.
112. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tổng hợp kết quả dự án điều
tra thoái hóa đất tỉnh Băc Kạn.
113. Trương Phúc Vi (2013), "Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ công tác quản
lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn", Báo cáo khoa học,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
114. Nguyễn Công Vinh (1999), Tác dụng của bón phân hợp lý đến bảo vệ đất và
năng suất cây trồng trên một số loại đất vùng đối núi phía Bắc, Luận án tiến
sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
139
115. Nguyễn Văn Vinh (1996), Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình, Luận án PTS
Khoa học Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
116. Liêu Đình Vọng (2016), "Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp chống sạt lở
các sông suối đổ vào hồ Ba Bể", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 1999–2010.
117. Liêu Đình Vọng (2016), "Xây dựng mô hình thâm canh và bảo quản sau thu
hoạch khoai môn Bắc Kạn", Báo cáo kết quả đề tài dự án tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 1999–2010.
118. Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Huy Trung (2013), "Nghiên cứu
phân vùng nhạy cảm môi trường huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 9, tr. 5-12.
119. Võ Tòng Xuân (1993), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu và phát triển hệ
thống canh tác tại Việt Nam, Đại học Cần Thơ.
*Tài liệu Tiếng Anh:
120. AnderSmyth A.J. and J. Dumanski (1993), "FESLM: an International
Framework for Evaluating Sustainable Land Management. World Soil
Resources Report 73", Food and Agriculture Organization, Rome, Italy.
121. Amat María, Pablo Vargas and José M. Gómez (2013), "Effects of human
activity on the distribution and abundance of an endangered Medierranean
high-mountain plant (Erysimum penyalarense)", Journal for Nature
Conservation, vol. 2, No. 11, pp. 262-271.
122. Arens P.L. (1997), "Land avalution standasds for rainged agriculture world
soil resources", Journal for Nature, vol. 1, No. 2, pp. 26-31.
123. Blanco Humberto and Rattan Lal (2008), "Principles of Soil Conservation and
Management", Journal for Nature Conservation, vol. 2, No. 2, pp. 88-92.
124. Courchamp Franck (2014), "Climate change, sea-level rise, and conservation:
keeping island biodiversity afloat", Cell Press, Trends in Ecology &
Evolution, pp. 1-4.
125. Cruz PCS. (2007), "Interactive Nutrition irrigation system deep under the
plains of rice production with the reality of farmers fertilizer and nutrient
management in South and Southeast Asia", Journal of Crop Science, vol. 2,
No. 7, pp. 13-28.
126. Le Trong Cuc (1988), Agroforestry practice in Viet Nam, EWC, EAPI,
Hawaii, USA.
127. Chao Koh Chin and F. C Yu (1995), Soil conservation handbook, Food and
Fertilizer Technology center for the Asian and Pacific Rigion.
128. Dien Ouyang and Bartholic J. (2001), "Web-Based GIS application for soil
erosion prediction", Proceeding of An International Symposium-Soil erosion
research for the 21st century, Honolulu, HI. Jan, pp. 3-5.
129. Dekui Niu and Guo Xiaomin (2002), "Analyis of the present research situation
and trend of soil erodibility", Proceedings of 12th ISCO conference: Process
of soil erosion and its environment effect, Beijing, Vol. 2, pp. 291-295.
130. Dierolf Thomas, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001), Soil fertility kit,
Printed by Oxford Graphic Printers.
140
131. Dumanski J., H. Eswaran and M. Latham (1991), "A proposal for an
international framework for evaluating sustainable land management",
Technical Papers.
132. FAO (1988), Guidelines Land Evaluation for Rual Development, FAO.
133. Fiener P., K. Auerswald and Van Oost K. (2011), "Spatio-temporal patterns in
land use and management affecting surface runoff response of agricultural
catchments – A review", Earth - Science Reviews, vol. 2, No. 1, pp. 92-104.
134. Genard K. R., Foster G. R. and Weesies G. A. (1997), "RUSLE - A guide to
conservation planning with the revised universal soil loss equation", USDA
Agricultural Handbook, pp. 703.
135. Hoang Van Hung, Rodney T. Buckney and Kim Vui Dang (2012), "Local
perceptions of plant conservation priority in Ba Be National Park, Vietnam:
differences with national and international priorities", Journal of Biological
Conservation, vol. 1, No. 3, pp. 34-39.
136. Hoang Van Hung, Luigi De Filippis and Rod Buckney (2011), "Population
structure and genetic diversity of the rare and endangered Sinocalamus
mucclure and Markhamia stipulata in Ba Be National Park, Vietnam", Asian
Journal of Plant Sciences, vol. 2, No. 2, pp. 312-322.
137. Karg J. (2013), "Wetland assessment, monitoring and management in India
using geospatial techniques. Guru Gobind Singh Indraprastha Univesity,
India", Journal of Environmental Management, Vol. 1, No. 5, pp. 1-12.
138. Konda H., Murai S. and Shibasaki R. (2002), "Reference to the soil erosion
and vegetation index model - 1, A watershed management application using
GIS, GPS and remote sensing, STAR program", Asian Institute of
Technology, Thailand.
139. Paul Vincent de Obade and Rattan Lal (2013), "Assessing land cover and soil
quality by remote sesing and geographical information systems (GIS)",
Catena ELSEVIER, pp. 77-92.
140. Ostobes Tomy (2010), Land Administation in Sweden, National Land Survey
of Sweden.
141. Ral L. (1998), "Postclearing soil Management and Sustainable and Use", The
International Board for Soil Research and Management and smallholder
Development in the Pacific Islands, Bangkok, Thailand.
142. Ronfort C. (2011), "Methodology for land use change scenario assessment for
runoff impacts: A case study in a north-western European Loess belt region
(Pays de Caux, France)", Catena ELSEVIER, pp. 36-48.
143. Sajjapongse Adisak and Robin N. Leslie (1997), Report of the eight annual
review meeting.
144. Smyth A.J. and Dumaski J. (1993), FESLM An International Frame- Work for
Evaluating Sustainable Land Management.
145. STAR program (2002), "Modelling in Geographic information system. A
watershed management application using GIS, GPS and remote sensing",
Asian Institute of Technology, Thailand.
146. Suphamit and Jarutanyaluk (1996), "Soil and water losses from agroforesry
plots at Phu Wiang watershed, Amphoe Phu Wiang, Changwat Khon Kaen"
Bangkok, Thailand.
147. Toan T.D. ; Podwojewskip and Orange (2005), "Effect of Land Use and Land
Management on water Budget and Soil Erosion in a Small Catchment in
141
Northern Part of VietNam, In Kheoruenromme l, Riddell AJ, Soitong K
(Editors)", SSWM 2004 - Innovative Practices for Sustainable Slopping
Lands and Watershed Management, 5-9 September 2004.
148. Yongping Wei (2009), "Balancing the economic, social and environmental
dimensions of agro-ecosystems: An intergrated modeling approach", School
of Resoursce Management, The University of Melbourne, Australia, pp. 263-
273.
149. Wekesa Amos and Madeleine Jönsson (2014), "Sustainable Agriculture Land
Management", We Effect, Regional Office East Africa, pp. 65.
150. Zheng Baojuan (2014), "Remote sensing of crop residue and tillage practices:
Present capabilities and fulture prospects", Soil and Tillage Research.
ELSEVIER.
142
PHỤ LỤC 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
1. Ngày điều tra:
2. Người điều tra:
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ
1.1. Họ tên chủ hộ: ..................................................................
Tuổi: ...................... Dân tộc: ...........................Giới tính: - Nam = 1; - Nữ = 2.
Trình độ: (TH, THCS, PTTH, Sơ Cấp, Trung cấp, ĐH...)...........
1.2. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3
1.3. Số nhân khẩu: ..........................................................................................................................
1.4. Số người trong độ tuổi lao động: ............................................................................................
PHẦN II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT, HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA HỘ
2.1. Loại sử dụng đất nông nghiệp (LUT)
TT
Diện tích
(m2)
LUT
Tình
trạng
Loại đất
Địa
hình
K.năng
tưới,
tiêu
Dự kiến thay
đổi MĐSD
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
Mảnh 4
Mảnh 5
.........
Cách ghi:
- Loại sử dụng đất : ghi 1 lúa, 2 vụ lúa; 2 lúa+1 màu, 1 lúa + 2,3 màu, chuyên màu, cây
ăn quả, NTTS, rừng sản xuất (keo, mỡ...)...
- Tình trạng mảnh đất: ghi G - được giao; T - Thuê, mượn, đấu thầu, M - Mua
Tỉnh Bắc Kạn
Huyện:.
Xã:
Xóm/thôn:.
Phiếu số:
..........................
143
- Loại đất : Đất thung lũng dốc tụ (D), Đất đỏ vàng trên đá mắc ma axit ( Fa),...
- Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp...
- Khả năng tưới, tiêu: ghi (X) - Tưới, tiêu chủ động bằng máy; (Z) - Tưới, tiêu chủ động
bằng tay; (0) - dựa vào mưa
- Dự kiến thay đổi MĐSD: 2 lúa+1 màu, 1 lúa + 2,3 màu, chuyên màu, cây ăn quả, NTTS,
rừng sản xuất, cây dược liệu...
2.2. Cây trồng hàng năm
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục ĐVT
Vụ xuân Vụ mùa Vụ đông Ghi chú
Giá
(1000đ)
Thành
tiền
(1000d)
A. Chi phí vật
chất
.Diện tích trồng
1.Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
- Năng suất
Tổng sản lượng
2. Phân bón
Phân hữu cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc sinh trưởng
B. Công lao động
144
1. Làm đất
2. Cấy hoặc trồng
3. Làm cỏ
4.Bón phân
5. Phun thuốc BVTV
6. Thu hoạch
7. Tuốt lúa hoặc sơ chế
tách hạt ngô, hạt đậu
7. Vận chuyển
8. Thuỷ lợi phí
C. TỔNG THU
9.Lượng bán
10.Giá bán
Tổng thu
D. khả năng tiêu thụ
(%)
11.Tốt
12.Bình thường
13.Kém
E. Sự chấp nhận của
người sản xuất đối với
LUT, kiểu sử dụng đất
145
hiện có
13.Cao
14. Bình thường
15.Khôngchấp nhận
F. Thời gian phủ kín
mặt đất
16. >10 tháng
17. Từ 5 tháng đến <10
tháng
18. <5 tháng
2.3. Cây lâu năm ( tính trong thời kỳ kinh doanh)
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục ĐVT
- Tên loại cây trồng
- Mật độ tròng
- Diện tích
- Năm cho thu hoạch
- Năng suất
- Sản lượng
- Sản phẩm phụ
146
2. Chi phí
Hạng mục ĐVT Số lượng Thành tiền
A.Chi phí vật chất
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc kích thích tăng trưởng
B.Chi phí công lao động
1. Đào hố
2. Công trồng
3. Làm cỏ
4. Tạo tán, tỉa cành
5. Bón phân
6. Phun thuốc BVTV
147
7. Tưới nước
7. Thu hoạch
8. vận chuyển
C. Tæng Thu
8.Lượng bán
9.Giá bán
Tổng thu
D. khả năng tiêu thu ( tính theo%)
10.Tốt
11.Bình thường
12.Kém
E. Sự chấp nhận của người sản
xuất đối với LUT, kiểu sử dụng đất
hiện có
13.Cao
14.Bình thường
15.Không chấp nhận
F. Thời gian phủ kín mặt đất
16. >10 tháng
17. Từ 5 tháng đến <10 tháng
18. <5 tháng
Xin chân thành cảm ơn gia đình ông (bà)!
148
PHỤ LỤC 2:
CÁC LOẠI BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ lưu vực hồ Ba Bể
Hình 2: Sơ đồ hệ thống thủy văn lưu vực hồ Ba Bể
149
Hình 3: Sơ đồ phân chia cấp lưu vực hồ Ba Bể
150
Hình 4: Bản đồ phân cấp loại đất lưu vực hồ Ba Bể
151
Hình 5: Bản đồ phân cấp độ dốc lưu vực hồ Ba Bể
152
Hình 6: Bản đồ phân cấp độ dày tầng đất mịn lưu vực hồ Ba Bể
153
Hình 7: Bản đồ thành phần cơ giới đất lưu vực hồ Ba Bể
154
Hình 8: Bản đồ phân cấp nhiệt độ không khí lưu vực hồ Ba Bể
155
Hình 9: Bản đồ phân cấp lượng mưa trung bình năm lưu vực hồ Ba Bể
156
Hình 10: Bản đồ phân cấp chế độ tưới lưu vực hồ Ba Bể
157
Hình 11: Bản đồ phân cấp khả năng tiêu thoát nước lưu vực hồ Ba Bể
158
Hình 12: Bản đồ đơn vị đất đai lưu vực hồ Ba Bể
159
Hình 13: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT1
160
Hình 14: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT2
161
Hình 15: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT3
162
Hình 16: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT4
163
Hình 17: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT5
164
Hình 18: Bản đồ phân hạng thích hợp đất đai LUT6
165
Hình 19: Bản đồ đất lưu vực hồ Ba Bể
166
Hình 20: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể năm 2015
167
Hình 21: Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng đất lưu vực hồ Ba Bể đến năm 2020
168
Hình 22: Bản đồ phân cấp mức độ xói mòn đất lưu vực hồ Ba Bể
169
PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NCS THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hình 1: Cảnh quan cánh đồng lúa lưu vực hồ Ba Bể
Hình 2: Cảnh quan loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu
170
Hình 3: Cánh đồng trồng lạc tại lưu vực hồ Ba Bể
Hình 4: Cánh đồng trồng cây thuốc lá tại lưu vực hồ Ba Bể
171
Hình 5: Quang cảnh bãi trồng ngô tại lưu vực hồ Ba Bể
Hình 6: Quang cảnh bãi trồng sắn tại lưu vực hồ Ba Bể
172
Hình 7: Quang cảnh rừng cây mỡ lúc còn non tại lưu vực hồ Ba Bể
Hình 8: Sạt lở đất sau một trận mưa tại lưu vực hồ Ba Bể
173
Hình 9: Xói mòn đất tại lưu vực hồ Ba Bể
Hình 10: Lối xuống khu mặt nước hồ Ba Bể
174
Hình 11: Trồng cây bò khai dưới tán hồng không hạt
Hình 12: Cây cổ thụ trong vùng lõi vườn quốc gia Ba Bể
175
Hình 13: Người hướng dẫn khoa học và NCS đi thực địa
Hình 14: Người hướng dẫn khoa học và NCS đi thực địa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_tiem_nang_va_de_xuat_su_dung_ben_vung_dat.pdf