Luận án Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide và hydroxamate

Ursolic acid (3) và 3-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid (5) cũng là những dẫn chất triterpenoid được nghiên cứu nhiều. Vì thế luận án tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các hợp chất benzamide đi từ các acid này. Ursolic acid đã được acetyl hóa tương tự như hợp chất 81 để thu được hợp chất 86. Sau đó cho hợp chất 86 phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N nhận được sản phẩm benzamide 87 (sơ đồ 3.8). Hợp chất cuối cùng là hợp chất triterpenoid (5) cũng được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene với tỉ lệ mol là 1:1,5 trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N thu được hợp chất 88a. Giống như hợp chất 83a, hợp chất 88a cũng được thủy phân bằng LiOH với tỉ lệ mol là 1:5 trong dung môi MeOH thì nhận được hợp chất 88b (sơ đồ 3.9), trên phổ proton của hợp chất 88b không còn thấy tín hiệu singlet 3H ở 2,05 ppm nữa, điều này chứng tỏ nhóm 3β-acetoxy của hợp chất 88a đã chuyển thành nhóm 3β-hydroxy ở hợp chất 88b. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 87 ngoài các tín hiệu của khung ursan còn xuất hiện tín hiệu singlet 1H ở 7,53 ppm là của nhóm -NH, 4 proton của vòng thơm xuất hiện ở vùng từ 7,13 - 6,77 ppm (hình 3.16).

pdf141 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide và hydroxamate, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.1.3. Kết quả tổng hợp các hợp chất lai của betulinic acid có chứa nhóm benzamide Betulinic acid (2) cũng là một dẫn chất của triterpenoid với nhiều hoạt tính sinh học nên luận án cũng tiếp tục khai thác hướng nghiên cứu tổng hợp các hợp chất benzamide đi từ betulinic acid. Betulinic acid được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N nhận được sản phẩm 84 (sơ đồ 3.7). Sơ đồ 3.7: Tổng hợp các hợp chất 84 và 85 Tiếp theo, betulinic acid (2) được oxi hóa bằng tác nhân Jone (Cr3O/H2SO4) trong dung môi acetone thu được hợp chất 69 (sơ đồ 3.7). Nhóm -OH ở vị trí cacbon số 3 trong phân tử đã bị oxy hóa, điều này được khẳng định trên phổ proton khi tín hiệu đặc trưng của proton H-3 không xuất hiện trên phổ của hợp chất 69. Ngoài ra trên phổ IR của hợp chất 69, xuất hiện tín hiệu hấp thụ đặc trưng của nhóm cacbonyl keton vòng tại bước sóng 1701 cm-1. Như vậy các dữ liệu cho phép khẳng định cấu trúc của hợp chất 69 [30,31]. Hợp chất 69 sau đó được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMP/Et3N nhận được sản phẩm benzamide 85 (sơ đồ 3.7). Cấu trúc của hợp chất 84 và 85 cũng được chứng minh tương tự. 86 Hình 3.14: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của hợp chất 84, 85 3.1.4. Kết quả tổng hợp các hợp lai của một số triterpenoid khác có chứa nhóm benzamide Ursolic acid (3) và 3-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid (5) cũng là những dẫn chất triterpenoid được nghiên cứu nhiều. Vì thế luận án tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các hợp chất benzamide đi từ các acid này. Ursolic acid đã được acetyl hóa tương tự như hợp chất 81 để thu được hợp chất 86. Sau đó cho hợp chất 86 phản ứng với 1,2-diaminobenzene trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N nhận được sản phẩm benzamide 87 (sơ đồ 3.8). Hợp chất cuối cùng là hợp chất triterpenoid (5) cũng được cho phản ứng với 1,2-diaminobenzene với tỉ lệ mol là 1:1,5 trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP/Et3N thu được hợp chất 88a. Giống như hợp chất 83a, hợp chất 88a cũng được thủy phân bằng LiOH với tỉ lệ mol là 1:5 trong dung môi MeOH thì nhận được hợp chất 88b (sơ đồ 3.9), trên phổ proton của hợp chất 88b không còn thấy tín hiệu singlet 3H ở 2,05 ppm nữa, điều này chứng tỏ nhóm 3β-acetoxy của hợp chất 88a đã chuyển thành nhóm 3β-hydroxy ở hợp chất 88b. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 87 ngoài các tín hiệu của khung ursan còn xuất hiện tín hiệu singlet 1H ở 7,53 ppm là của nhóm -NH, 4 proton của vòng thơm xuất hiện ở vùng từ 7,13 - 6,77 ppm (hình 3.16). Trên phổ 13C-NMR cũng xuất hiện đầy đủ tín hiệu của các nguyên tử cacbon, nhóm cacbonyl ở C-28 xuất hiện ở 176,6 ppm, nhóm cacbonyl ( CH3C=O) xuất hiện ở tín hiệu 171,0 ppm, 6 nguyên tử cacbon của vòng thơm xuất hiện ở vùng trường mạnh hơn, ở tín hiệu 140,6 ppm là của C-2’; ở tín hiệu 126,6 ppm là của C-1’; ở tín hiệu 126,1 ppm 87 là của C-4’; ở tín hiệu 124,7 ppm là của C-6’; ở tín hiệu 119,4 ppm là cuả C-5’ và ở tín hiệu 118,2 ppm là của C-3’ (hình 3.17). Sơ đồ 3.8: Tổng hợp hợp chất 87 Sơ đồ 3.9: Tổng hợp các hợp chất 88a-b 88 Hình 3.15: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của hợp chất 87,88a-b Hình 3.16: Phổ 1H-NMR của hợp chất 87 89 Hình 3.17: Phổ 13C-NMR của hợp chất 87 Cấu trúc của hợp chất 87 còn được chứng minh bằng phổ khối lượng phân giải phân giải cao. Trên phổ khối lượng phân giải cao của hợp chất 87 tìm thấy mảnh m/z [M+H]+ là 589,4329 (hình 3.18) phù hợp với khối lượng tính toán theo lý thuyết cho công thức phân tử C38H57N2O3 của hợp chất 87 là 589,4363. Như vậy, dựa vào các dữ liệu trên có thể khẳng định cấu trúc của hợp chất 87 phù hợp với các dữ liệu trên phổ đồ. Cấu trúc của các hợp chất 88a-b cũng được chứng minh tương tự bằng các phương pháp phổ hiện đại. Một số tín hiệu cộng hưởng đặc trưng của các hợp chất được tổng hợp trong bảng 3.6 và bảng 3.7. 90 Hình 3.18: Phổ LC-MS/MS của hợp chất 87 Bảng 3.6: Tín hiệu đặc trưng trên phổ 1H-NMR của hợp chất 87, 88a-b Chất H 87 88a 88b NH 7,53 (1H, s) 7,13( 1H, s) 7,12 (1H, br.s) H-3’; H-5’ 6,77 (2H, m) 6,84 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz); 6,81 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz) 6,84 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz); 6,81 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz) H-4’ 7,02 (1H, t, J = 8,0 Hz) 7,06 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz) 7,06 (1H, td, J = 8,0; 1,5 Hz) H-6’ 7,13 (1H, d, J = 8,5 Hz) 7,25 (1H, dd, J = 8,0; 1,5 Hz) 7,24 (1H, dd, J = 8,5; 1,5 Hz) CH3CO 2,05 (3H, s) 2,05 (3H, s) H-3 4,50 (1H, m) 4,49 (1H, dd, J = 5,0; 11,5 Hz) 3,21 (1H, td, J = 5,0; 11,0 Hz) H-13 2,87 (1H, dd, J = 3,5; 13,0 Hz) 2,88 (1H, dd, J = 3,5; 13,0 Hz) C-94 #1690 RT: 5.74 AV: 1 NL: 1.65E8 T: FTMS + p ESI SIM ms [587.5000-590.5000] 587.6 587.8 588.0 588.2 588.4 588.6 588.8 589.0 589.2 589.4 589.6 589.8 590.0 590.2 590.4 m/z 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 R el at iv e A bu nd an ce 589.4329 590.4356 588.4661587.5426 91 H-23 0,84 (3H, s) 0,98 (3H, s) 0,97 (3H, s) H-24 0,85 (3H, s) 0,84 (3H, s) 0,77 (3H, s) H-25 0,92 (3H, s) 0,86 (3H, s) 0,88 (3H, s) H-26 1,15 (3H, s) 1,06 (3H, s) 1,06 (3H, s) H-27 0,99 (3H, s) 0,90 (3H, s) 0,98 (3H, s) H-29 0,95 (3H, s) 1,29 (3H, d, J = 5,5 Hz) 1,25 (3H, d, J = 5,5 Hz) H-30 0,87 (3H, s) 1,27 (3H, d, J = 6,5 Hz) 1,24 (3H, d, J = 6,5 Hz) Bảng 3.7: Tín hiệu đặc trưng trên phổ 13C-NMR của hợp chất 87, 88a Chất C 87 88a C-21 207,1 C-28 176,6 172,6 CH3C=O 171,0 172,1 C-1’ 126,6 127,0 C-2’ 140,6 139,9 C-3’ 118,2 118,8 C-4’ 126,1 125,0 C-5’ 119,4 120,2 C-6’ 124,7 124,2 Ngoài phổ 1H-NMR, 13C-NMR thì trong khẳng định cấu trúc của các chất tổng hợp phổ khối lượng đóng vai trò rất quan trọng. Đó là loại phổ được lựa 92 chọn đo đầu tiên để kiểm tra xem sản phẩm phản ứng được tạo thành có là chất dự kiến hay không. Pic ion phân tử của các hợp chất hữu cơ nói chung không phải là vạch riêng lẻ mà là một cụm pic vì các nguyên tố chứa trong hợp chất đều tồn tại các đồng vị như 12C là đồng vị của 13C, 1H là đồng vị của 2H, 14N là đồng vị của 15N, 16O là đồng vị cua 18O. Vì thế nên bên cạnh các vạch chính ứng với [M+H] + còn có các vạch [M+H+1] + , [M-H+1] + , [M+H+2] +.. là các vạch được tạo nên bởi đồng vị có số khối lớn hơn 1 đvk (13C) so với nguyên tử bền 12C, các vạch này có cường độ phù hợp với quy tắc đa thức đồng vị, sự có mặt của các pic này giúp tính toán công thức cộng của hợp chất và kiểm tra sự phù hợp giữa CTPT dự kiến với CTPT trên phổ đồ. Kết quả phân tích cụm pic ion phân tử để khẳng định CTPT của các hợp chất được thể hiện trong bảng 3.8. Bảng 3.8: Kết quả phân tích phổ khối của các hợp chất lai có chứa nhóm benzamide STT Chất CTPT KLPT ESI-MS [M+H]+ 1 77a C40H61N2O4 633,4553 633,4593 2 77b C41H63N2O4 647,4710 647,4748 3 77c C42H65N2O4 661,4866 661,4883 4 77d C42H65N2O4 661,4966 661,4903 5 77e C44H65N2O4 685,4939 685,4904 6 83a C37H55N2O3 575,4134 575,4172 7 80 C35H49N2O3 545,3737 545,3702 8 84 C36H55N2O2 547,4258 547,4225 9 85 C36H53N2O2 545,4029 545,4064 10 87 C38H57N2O3 589,4363 589,4329 11 88a C38H55N2O4 603,4156 603,4115 12 83b C35H53N2O2 533,4001 533,4070 13 88b C36H53N2O4 561,4050 561,4012 93 Dựa vào bảng kết quả phân tích phổ khối, có thể kết luận rằng CTPT dự kiến của các chất phù hợp với CTPT trên phổ đồ. Như vậy, luận án đã nghiên cứu tổng hợp thành công 13 hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide và đó là những hợp chất mới, các hợp chất thu được với hiệu suất khá cao. Cấu trúc của các sản phẩm đã được chứng minh bằng các phương pháp phổ hiện đại như IR, 1H-NMR, 13C-NMR và LC-MS/MS. 3.2. Kết quả tổng hợp các hợp lai của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate Mặc dù nhiều dẫn xuất của acid triterpenoid đã được điều chế và sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào của chúng [92-99] nhưng các hợp chất lai của triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate thì được mô tả rất ít cho đến nay. Acid hydroxamic là nhóm được nghiên cứu rộng rãi với nồng độ ức chế nằm trong khoảng micromol đến nanomol. Chính vì thế với việc nghiên cứu thành công quy trình tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide, bằng các phương pháp tương tự luận án tiếp tục đặt ra hướng nghiên cứu tiếp theo là tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate nhằm mục tiêu tìm ra những hợp chất mới có hoạt tính sinh học lý thú. 3.2.1. Kết quả tổng hợp các hợp chất lai của betulin có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối ester Các dẫn xuất ester 76a, 76b, 76e và 76f thu được khi cho betulin phản ứng với các anhydride acid khác nhau (sơ đồ 3.3) được cho phản ứng với H2NOH.HCl hoặc HNMeOMe.HCl với tỉ lệ mol là 1:2 trong dung môi DMF trong sự có mặt của BOP/DMAP thu được các sản phẩm hydroxamate 89a-h (sơ đồ 3.10). Cấu trúc của các hợp chất 89a-h được chứng minh bằng các phương pháp phổ hiện đại. Trong phân tử của các hợp chất này đều có chứa nhóm chức -CONHOH hoặc -CONMeOMe (gọi chung là nhóm hydroxamate). 94 Sơ đồ 3.10: Tổng hợp các hợp chất 89a-h Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 89a ngoài xuất hiện đầy đủ tín hiệu proton của khung lupan, còn xuất hiện thêm tín hiệu singlet 1H ở vùng trường yếu 10,39 ppm là đặc trưng của nhóm -NH, tín hiệu singlet 1H ở 8,69 ppm là của nhóm -OH trong -CONHOH (hình 3.19). Trên phổ 13C-NMR ngoài các tín hiệu của khung lupan, đặc biệt là nhóm cacbonyl của ester xuất hiện ở 172,8 ppm còn xuất hiện nhóm cacbonyl ở 168,3 ppm là của nhóm cacbonyl trong - CONHOH (hình 3.20). Trên phổ hồng ngoại IR cũng xuất hiện tín hiệu ở 3354 cm-1 với đỉnh nhọn là đặc trưng của nhóm -NH, ngoài nhóm cacbonyl của ester C-28 ở tín hiệu 1706 cm-1 còn xuất hiện thêm tín hiệu ở 1698 cm-1 là của nhóm cacbonyl trong -CONHOH. Trên phổ khối lượng của hợp chất 89a tìm thấy mảnh m/z [M+H]+: 558,3437 (hình 3.21) phù hợp với khối lượng tính toán theo lý thuyết cho CTPT C34H56NO5 là 558,3458. So sánh các kết quả phân tích phổ này với các tài liệu tham khảo đã được công bố trước đó [62, 63], có thể khẳng định cấu trúc của hợp chất 89a phù hợp với dữ liệu phổ đồ. 95 Hình 3.19: Phổ 1H-NMR của hợp chất 89a Hình 3.20: Phổ 13C-NMR của hợp chất 89a 96 Hình 3.21: Phổ LC-MS/MS của hợp chất 89a Sơ đồ 3.11:Cơ chế hình thành sản phẩm 89a Đối với hợp chất 89b trên phổ 1H-NMR ngoài tín hiệu của khung lupan còn xuất hiện thêm tín hiệu singlet 3H ở 3,72 ppm là đặc trưng cho nhóm -NMe và tín hiệu singlet 3H ở 3,17 ppm là của nhóm -OMe (hình 3.22). Trên phổ 13C- NMR ngoài nhóm -C=O của este (C-28) ở tín hiệu 173,3 ppm, còn xuất hiện C-B21L2 #5920 RT: 14.88 AV: 1 NL: 4.90E6 T: FTMS + p ESI SIM ms [556.5000-559.5000] 556.6 556.8 557.0 557.2 557.4 557.6 557.8 558.0 558.2 558.4 558.6 558.8 559.0 559.2 559.4 m/z 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 R e la tiv e A b u n d a n ce 558.3437 559.3469 557.5972 557.8488 558.1019557.3305 558.6008 559.0940556.5800 558.8276557.2203 97 thêm tín hiệu ở 171,1 ppm là của nhóm -C=O trong nhóm -CONMeOMe (hình 3.23). Trên phổ IR xuất hiện hai tín hiệu ở 1733 và 1667 cm-1 là của hai nhóm -C=O này. Hình 3.22: Phổ 1H-NMR của hợp chất 89b Hình 3.23: Phổ 13C-NMR của hợp chất 89b Hợp chất 89b còn được chứng minh bằng phổ khối lượng phân giải cao, trên phổ khối lượng tìm thấy mảnh m/z [M+H]+: 586,2869 (hình 3.24) phù hợp với khối lượng tính toán theo lý thuyết cho CTPT C36H60NO5 là 586,2866. So sánh với các dữ liệu phổ ở một số tài liệu đã được công bố trước đó [62, 63], có 98 thể khẳng định cấu trúc dự kiến của hợp chất 89b như trên phổ đồ. Cấu trúc của các hợp chất khác cũng được khẳng định tương tự. Hình 3.24: Phổ LC-MS/MS của hợp chất 89b C-B28 #4569 RT: 11.49 AV: 1 NL: 1.59E5 T: FTMS + p ESI SIM ms [584.5000-587.5000] 585.5 585.6 585.7 585.8 585.9 586.0 586.1 586.2 586.3 586.4 586.5 586.6 586.7 586.8 586.9 587.0 587.1 587.2 m/z 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 R e la ti v e A b u n d a n c e 586.2869 586.0152 586.7262 99 Hình 3.25: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của hợp chất 89a-h 100 Bảng 3.9: Ttín hiệu đặc trưng trên phổ 1H-NMR của các hợp chất 89a-h Chất H 89a 89b 89c 89d 89e 89f 89g 89h NH 10,39 (1H, s) 10,35 (1H, s) 10,38 (0,5H, d) OH 8,69 (1H, s) 8,69 (1H, s) 8,62 (0,5H, d) OMe 3,72 (3H, s) 3,67 (3H, s) 3,66 (3H, m) 3,74 (3H, s) NMe 3,17 (3H, s) 3,17 (3H, s) 3,17 (3H, s) 3,16 (3H, s) Ha-29 4,69 (1H, s) 4,68 (1H, s) 4,69 (1H, s) 4,68 (1H, s) 4,69 (1H, s) 4,67 (1H, s) 4,69 (1H, s) 4,67 (1H, s) Hb-29 4,55 (1H, s) 4,58 (1H, s) 4,55 (1H, s) 4,58 (1H, s) 4,56 (1H, s) 4,58 (1H, s) 4,55 (1H, s) 4,57 (1H, s) Ha-28 4,27 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,27 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,27 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,26 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,25 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,34 1H, d, J = 11,0 Hz) 4,18 (0,5H, d, J = 6,0 Hz); 4,16 (0,5H, d, J = 6,0 Hz); 4,28 (1H, d, J = 11,0 Hz) 101 Hb-28 4,25 (1H, d, J = 11,0 Hz) 3,89 (1H, d, J = 11,0 Hz) 3,85 (1H, d, J = 11,0 Hz) 3,86 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,22 (1H, d, J = 11,0 Hz) 4,21 (1H, d, J = 11,0 Hz) 3,79 (0,5H, dd, J = 8,0; 1,0 Hz); 3,65 (0,5H, dd, J = 8,0; 1,0 Hz) 4,22 (1H, d, J = 11,0 Hz) H-19 2,97- 2,94 (1H, m) 2,45- 2,41 (1H, m) 2,73- 2,67 (1H,m) 2,98- 2,94 (1H, m) 2,98- 2,94 (1H, m) 2,93- 2,88 (1H, m) 2,87- 2,85 (1H, m) 2,81- 2,73 (1H, m) H-26 1,03 (3H, s) 1,02 (3H, s) 1,02 (3H, s) 1,03 (3H, s) 1,03 (3H, s) 1,07 (3H, s) 1,03 (3H, s) 1,03 (3H, s) H-27 0,97 (3H, s) 0,98 (3H, s) 0,97 (3H, s) 0,97 (3H, s) 0,97 (3H, s) 0,97 (3H, s) 0,98 (3H, s) 0,98 (3H, s) H-23 0,93 (3H, s) 0,96 (3H, s) 0,93 (3H, s) 0,96 (3H, s) 0,93 (3H, s) 0,96 (3H, s) 0,93 (3H, s) 0,93 (3H, s) H-25 0,87 (3H, s) 0,84 (3H, s) 0,87 (3H, s) 0,82 (3H, s) 0,87 (3H, s) 0,84 (3H, s) 0,86 (3H, s) 0,86 (3H, s) H-24 0,76 (3H, s) 0,76 (3H, s) 0,78 (3H, s) 0,76 (3H, s) 0,76 (3H, s) 0,77 (3H, s) 0,76 (3H, s) 0,76 (3H, s) 102 3.2.2. Kết quả tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid khác có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối amide Như đã trình bày ở phần tổng quan nhiều dẫn xuất amide của triterpenoid có hoạt tính sinh học lý thú, chính vì thế nên sau khi đã tổng hợp thành công các hợp chất lai của betulin có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối ester, luận án tiếp tục nghiên cứu quy trình tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid khác có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối amide. Đầu tiên là tổng hợp các dẫn xuất amide 91, 93, 95: Betulinic acid (2), 3-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid (5) và hợp chất 81 được cho phản ứng với 6-aminohexanoic acid với tỉ lệ mol là 1:2 trong dung môi DMF, trong sự có mặt của tác nhân BOP và xúc tác DMAP trong khoảng thời gian 24 giờ thu được các dẫn xuất amide 91, 93, 95. Trên phổ 1H-NMR của các hợp chất này ngoài các tín hiệu của khung lupan còn xuất hiện thêm tín hiệu vân phổ có dạng triplet 1H ứng với độ dịch chuyển từ 5,67-5,80 ppm (trong dung môi CDCl3), điều này cho thấy nhóm cacboxylic của các acid 2, 5 và 81 đã được chuyển thành nhóm amide. Hình 3.26: Phổ 1H-NMR của hợp chất 91 Các hợp chất 91, 93, 95 sau đó được cho phản ứng với H2NOH.HCl hoặc HNMeOMe.HCl với tỉ lệ mol là 1:2 trong dung môi DMF trong sự có mặt của 103 BOP/DMAP thu được các hợp chất hydroxamate 92a-b, 94a-b và 96a-b (sơ đồ 3.12; 3.13 và 3.14). Sơ đồ 3.12: Tổng hợp các hợp chất 90a-b, 92a-b Sơ đồ 3.13: Tổng hợp các hợp chất 94a-b 104 Sơ đồ 3.14: Tổng hợp các hợp chất 96a-b Cấu trúc của các hợp chất cũng được chứng minh bằng các phương pháp phổ hiện đại. Trên phổ 1H-NMR của hợp chất 92a ngoài các tín hiệu của khung lupan còn xuất hiện thêm tín hiệu singlet 1H ở 10,30 ppm là đặc trưng của nhóm -NH và tín hiệu singlet 1H ở 8,61 ppm là của nhóm -OH trong nhóm hydroxamic -CONHOH, ngoài ra còn xuất hiện tín hiệu triplet 1H ở 7,37 ppm là đặc trưng của nhóm -NH trong nhóm amide ở cầu nối ankyl (do tương tác với 2 proton của nhóm -CH2 ở vị trí 1’(phần cầu nối ankyl) nên vân phổ có dạng triplet và cộng hưởng ở trường mạnh hơn) (hình 3.27). Trên phổ 13C-NMR của hợp chất 92a ngoài tín hiệu 206,9 ppm của nhóm xeton vòng và 170,1của CH3CO- còn xuất hiện thêm tín hiệu nhóm cacbonyl của amid ở C-28 tại tín hiệu 173,1 ppm và nhóm cacbonyl trong nhóm hydroxamic ở 172,8 ppm (hình 3.28). Trên phổ khối lượng phân giải cao tìm thấy mảnh m/z [M+H]+: 641,4489 (hình 3.29) phù hợp với khối lượng tính toán theo lý thuyết cho CTPT C38H61N2O6 là 641,4429. Như vậy, cấu trúc dự kiến của hợp chất 92a phù hợp với phổ đồ. Cấu trúc của các hợp chất khác cũng được chứng minh tương tự. 105 Hình 3.27: Phổ 1H-NMR của hợp chất 92a Hình 3.28: Phổ 13C-NMR của hợp chất 92a 106 Hình 3.29: Phổ LC-MS/MS của hợp chất 92a Khi nghiên cứu thực nghiệm về 2 proton trong nhóm chức hydroxamic - CONHOH tác giả Rachel Cold [100] đã cho thấy rằng trong dung môi không proton như DMSO, H của N-H hoạt động như là ptoton acid hơn là N-OH. Do linh động hơn nên -NH cộng hưởng ở trường yếu hơn (δ = 10,30-12,37 ppm). Hơn nữa các proton này rất linh động và dễ bị trao đổi hoặc hỗ biến cho nhau nên một số chất cho tín hiệu -NH, -OH rất yếu như ở hợp chất 89g hai tín hiệu cộng hưởng của mỗi proton -NH và -OH bị tách làm hai tín hiệu doublet với cường độ 0,5H hoặc có trường hợp không cho tín hiệu trên phổ đồ như chất 89e. Ngoài các nhóm trên thì một nhóm các proton quan trọng khác trong cấu trúc của các dãy chất trên là các proton mạch nhánh. Đa số các chất đều có đủ số proton mạch nhánh với độ dịch chuyển hóa học của các nhóm -CH2 trong khoảng 1,25-3,94 ppm. Các chất được đo trog dung môi DMSO nên do ảnh hưởng của các proton của nhóm methyl trong dung môi DMSO deuteri hóa không hoàn toàn ( = 2,50 ppm) nên trong một số chất không quan sát được 2 proton của nhóm -CH2 cho tín hiệu tại vị trí khoảng 2,50 ppm. Phổ khối lượng của các hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate cũng được dùng để xác định cấu trúc của các hợp chất tổng hợp được. Phổ MS được ghi trên máy LC-MS/MS của hãng Thermo, cột sắc ký C18 (100 mm x 2.1 mm, C-44 #1146 RT: 3.90 AV: 1 NL: 6.78E8 T: FTMS + p ESI SIM ms [639.5000-642.5000] 639.6 639.8 640.0 640.2 640.4 640.6 640.8 641.0 641.2 641.4 641.6 641.8 642.0 642.2 642.4 m/z 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 R el at iv e A bu nd an ce 641.4489 642.4512 640.4673 107 1.7 μm,Waters, Ireland. Dưới đây là bảng kết quả dữ liệu phổ khối của các hợp chất hydroxamat có nguồn gốc từ các tritecpenoit. Bảng 3.10: Kết quả phân tích phổ khối của hợp chất 89a-h, 90a-b, 92a-b, 94a-b và 96a-b. Chất CTPT KLPT ESI-MS m/z [M+H]+ 91 C38H60NO6 626,4321 626,4376 93 C36H60NO4 570,4445 570,4482 . 95 C35H58NO4 556,4288 556,4259 89a C34H56NO5 558,3458 558,3437 89b C36H60NO5 586,2866 586,2869 89c C35H58NO5 572,4237 572,4257 89d C37H62NO5 600,3523 600,3534 89e C35H58NO5 572,4315 572,4324 89f C37H62NO5 600,4626 600,4641 89g C38H60NO5 610,3866 610,3858 89h C40H64NO5 638,4279 638,4221 90a C32H50NO5 528,4089 528,4064 90b C34H54NO5 556,5202 556,5251 92a C38H61N2O6 641,4429 641,4489 92b C40H65N2O6 669,3538 669,3528 94a C36H61N2O4 585,4626 585,4622 94b C38H65N2O4 613,3339 613,3348 96a C35H59N2O4 571,4470 571,4433 96b C37H63N2O4 559,3283 559,3259 108 Hình 3.30: Cấu trúc hóa học và một số đặc trưng vật lý của các hợp chất 90a- b, 92a-b, 94a-b, 96a-b 109 Như vậy, chúng tôi đã nghiên cứu tổng hợp thành công 16 hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối ester và cầu nối amide. Các hợp chất mới tổng hợp đước đã được chứng minh bằng các phương phổ hiện đại như phổ hồng ngoại IR, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- NMR và 13C-NMR, phổ khối lượng LC-MS/MS. 3.3. Hoạt tính chống ung thư của các hợp chất lai Với mong muốn tổng hợp các hợp chất lai có hoạt tính sinh học nhằm tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính chống ung thư nên các hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide và hydroxamate sau khi được tổng hợp đã được tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với hai dòng tế bào ung thư ở người là KB (ung thư biểu mô) và Hep-G2 (ung thư gan), cùng với phép thử hoạt tính của chất chuẩn Ellipticine. Quá trình khảo sát hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện tại phòng Hóa Sinh Ứng Dụng của Viện Hóa Học. Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất được trình bày trong bảng 3.11 và bảng 3.12. Bảng 3.11: Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất lai có chứa nhóm benzamide STT Hợp chất IC50 (µM) KB IC50 (µM) Hep-G2 1 77a 202,2 202,2 2 77b 197,9 166,0 3 77c 193,7 115,6 4 77d 193,7 128,9 5 77e 186,9 108,0 6 80 214,0 234,9 7 83a 222,7 168,5 8 83b 240,2 176,8 9 84 15,4 12,1 110 10 85 234,9 234,9 11 87 216,6 158,7 12 88a 68,2 137,1 13 88b 152,5 209,0 14 Ellipticine 1,3 1,5 Bảng 3.12: Kết quả thử hoạt tính của các hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate STT Hợp chất IC50 (µM) KB IC50 (µM) Hep-G2 1 89a 29,76 23,39 2 89b 55,71 93,25 3 89c 8,5 67,11 4 89d 87,71 65,77 5 89g 52,25 71,75 6 89h 58,14 113,70 7 89e 7,60 97,0 8 89f 63,84 9,13 9 90a 23,15 24,72 10 90b 50,09 141,03 11 92a 3,06 4,22 12 92b 68,2 137,1 13 94a 43,71 64,42 14 94b 103,76 106,66 15 96a 35,08 45,07 16 96b 5,18 6,21 111 17 Ellipticine 1.3 1,5 Kết quả thử hoạt tính của các sản phẩm lai đã được thể hiện chi tiết trong bảng 3.11 và bảng 3.12. Kết quả chỉ ra phần lớn các hợp chất lai đều thể hiện hoạt tính gây độc đối với hai dòng tế bào này ở những nồng độ khác nhau. Đối với dãy hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide thì hợp chất 84 là hợp chất có hoạt tính sinh học tốt nhất trên cả 2 dòng tế bào KB và Hep-G2 với giá trị IC50 ở 12,1µM và 15,4 µM. Mặt khác, so sánh độc tính tế bào của các hợp chất 3-acetyl với các hợp chất 3-hydroxy, có thể dễ dàng nhận thấy các hợp chất có nhóm 3-acetyl (83a và 88a) có hoạt tính mạnh hơn so với các hợp chất 3-hydroxy (83b và 88b) (bảng 3.11). Đối với dãy hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate, có thể thấy rằng hầu hết các hợp chất đều có hoạt tính sinh học, trong đó có 4 hợp chất 89c, 89e, 92a, 96b thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng tế bào ung thư KB và 3 hợp chất 89f, 92a, 96b thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng tế bào ung thư Hep-G2 với giá trị IC50 < 10 µM. Đặc biệt, hai hợp chất 92a và 96b có hoạt tính gây độc mạnh trên cả 2 dòng tế bào KB và HepG-2 với giá trị IC50 tương ứng là 3,06 và 4,22 µM (hợp chất 92a); 5,18 và 6,21 µM (hợp chất 96b); những giá trị này chỉ cao hơn một chút so với chất chuẩn Ellipticine. Trong tất cả các hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate thì hợp chất 92a và 96b có hoạt tính cao nhất trên cả hai dòng tế bào KB và Hep-G2, trong công thức cấu tạo của hợp chất này có nhóm 3-acetyl và nhóm methyl. Ngoài ra, cũng có thể nhận thấy rằng hợp chất 89c, 89e, 89f là những hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate được tổng hợp qua cầu nối ester thể hiện hoạt tính thấp hơn so với các hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate được tổng hợp qua cầu nối amide như hợp chất 92a, 96b. 112 Hình 3.31: Cấu trúc hóa học một số hợp chất lai có hoạt tính tốt Từ so sánh kết quả thử hoạt tính của các hợp chất lai có chứa nhóm benzamide và nhóm hydroxamate thì thấy rằng các hợp chất lai có chứa nhóm benzamide có hoạt tính thấp hơn so với hoạt tính của các hợp chất lai có chứa nhóm hydroxamate, điều này có thể do cầu nối C-C ở mạch nhánh, phần cầu nối có ảnh hưởng đến hoạt tính. Đây là những kết quả rất thú vị, có thể làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về phát triển các hợp chất có hoạt tính chống ung thư. 113 KẾT LUẬN 1.Luận án đã nghiên cứu tổng hợp thành công 13 hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide, trong đó bao gồm: + 5 hợp chất mới của betulin có chứa nhóm benzamide qua cầu nối ester (77a- e). +3 hợp chất mới của các dẫn xuất diacid pentacyclic triterpenoid có chứa nhóm benzamide (80, 83a-b). +2 hợp chất mới của betulinic acid có chứa nhóm benzamide (84, 85). +1 hợp chất mới của ursolic acid có chứa nhóm benzamide (87). + 2 hợp chất mới của 3β-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid có chứa nhóm benzamide (88a-b). 2.Luận án đã nghiên cứu tổng hợp thành công 16 hợp chất lai của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate bao gồm : + 8 hợp chất mới của betulin có chứa nhóm hydroxamate qua cầu ester (89a-h). + 4 hợp chất mới của 3β-acetoxy-21-oxolup-18-ene-28-oic acid có chứa nhóm hydroxamate (90a-b và 92a-b). + 2 hợp chất mới của betulinic acid có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối amide (94a-b). +2 hợp chất mới của hợp chất 81 có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối amide (96a-b). 3. Luận án đã tổng hợp được 3 dẫn xuất amide mới 91, 93, 95. Đây là các dẫn xuất mới chưa thấy mô tả trong các tài liệu tham khảo. 4. Đã chứng minh được cấu trúc của 29 hợp chất mới tổng hợp được bằng các phương pháp phổ hiện đại như phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, và phổ khối lượng phân giải cao (HRMS). 5. Đã thử hoạt tính gây độc tế bào của 29 hợp chất mới trên hai dòng tế bào ung thư ở người là tế bào KB (ung thư biểu mô) và tế bào HepG2 (ung thư gan). Kết quả cho thấy có 5 hợp chất 89c, 89e, 89f, 92a, 96b có hoạt tính tốt với giá trị IC50 <10 µM. Đây là những kết quả rất lý thú, có thể làm tiền đề để mở rộng hướng nghiên cứu. 114 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Lần đầu tiên thiết kế và tổng hợp thành công 13 hợp chất mới của một số triterpenoid có chứa nhóm benzamide và 16 hợp chất mới của một số triterpenoid có chứa nhóm hydroxamate qua cầu nối ester và amide. 2. Đã tổng hợp được 3 dẫn xuất amide mới 91, 93, 95, chưa thấy công bố trong các tài liệu nào. 3. Đã đưa ra phương pháp cải tiến tổng hợp các dẫn chất benzamide và hydroxamate bằng tác nhân hoạt hóa BOP thay vì sử dụng các tác nhân hoạt hóa cũ là DCC hay CDI, từ đó mở ra hướng mới hiệu quả tổng hợp các hợp chất này. 4. Đã khẳng định được cấu trúc của các hợp chất mới từ kết quả phân tích dữ liệu phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng proton và phổ khối lượng. 5. Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của 29 hợp chất mới trên 2 dòng tế bào ung thư ở người, tế bào KB (ung thư biểu mô) và tế bào Hep-G2 (ung thư gan), trong đó có 5 hợp chất mới 89c, 89e, 89f, 92a, 96b có hoạt tính gây độc tế bào ung thư mạnh với giá trị IC50 < 10 µM. 115 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Dang Thi Tuyet Anh, Dinh Thi Cuc, Le Nhat Thuy Giang, Nguyen Thi Hien, Vu Ngoc Doan, Nguyen Ha Thanh, Nguyen Van Tuyen and Phan Van Kiem. Design, synthesis and cytotoxic evaluation of novel lupane triterpenoid and ursolic acid derived 2-aminobenzamides. Natural Product Communications, 2018, 13(7), 817-822. 2. Dinh Thi Cuc, Nguyen Thi Hien, Vu Ngoc Doan, Le Nhat Thuy Giang, Hoang Thi Phuong, Vu Duc Cuong, Dang Thi Tuyet Anh, Nguyen Van Tuyen. Targeting cancer cells with betulinic acid derived 2- aminobenzamide and hydroxamic. Vietnam journal of chemistry, 2018, 56(4e), 188-191. 3. Dinh Thi Cuc, Le Nhat Thuy Giang, Nguyen Thi Hien, Vu Ngoc Doan, Nguyen Tuan Anh, Hoang Thi Phuong, Luc Quang Tan, Dang Thi Tuyet Anh, Nguyen Van Tuyen. Design and synthesis of betulin derived 2- aminobenzamides. Vietnam journal of chemistry, 2018, 56(4e), 1-4. 4. Dang Thi Tuyet Anh, Dinh Thi Cuc, Le Nhat Thuy Giang, Nguyen Thi Hien, Vu Ngoc Doan, Nguyen Ha Thanh, Nguyen Van Tuyen and Phan Van Kiem. Synthesis and cytotoxic evaluationof novel lupane triterpenoid derived hydroxamates. Natural Product Communications, 2019 (submit). 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Avaiable online : www.who/int/cancer/en (accessed 02.09.2015). 2. IMS Health. Development in cancer treatments, Market Dynamics, patient access and value-global oncology trend report 2015. 3. Brian Green, Michael D. Bentley, Bong Y. Chung, Nicholas G. Lynch, Bruce L.Jensen. Isolation of Betulin and Rearrangement to Allobetulin. A Biomimetic Natural Product Synthesis. Journal of Chemical Education, 2007, 84(12), p 1985. 4. Alakurtti S, Mäkelä T, Koskimies S, Yli-Kauhaluoma J. Pharmacological properties of the ubiquitous natural product betulin. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 2006, 29(1), 1–13. 5. Yang X, Li Y, Jiang W, Ou M, Chen Y, Xu Y, Shao J. Synthesis and Biological Evaluation of Novel Ursolic acid Derivatives as Potential Anticancer Prodrugs. Chemical Biology & Drug Design, 2015, 86(6), 1397–1404. 6. Bai KK, Yu Z, Chen FL, Li F, Li WY, Guo YH. Synthesis and evaluation of ursolic acid derivatives as potent cytotoxic agents. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2012, 22(7), 2488–2493. 7. Weichert W, Denkert C, Noske A, Darb-Esfahani S, Dietel M, Kalloger SE, Huntsman DG, Köbel M. Expression of Class I Histone Deacetylases Indicates Poor Prognosis in Endometrioid Subtypes of Ovarian and Endometrial Carcinomas. Neoplasia, 2008, 10, 1021-1027. 8. Ryan QC, Headlee D, Acharya M, Sparreboom A, Trepel JB, Ye J, Figg WD, Hwang K, Chung EJ, Murgo A, Melillo G, Elsayed Y, Monga M, Kalnitskiy M, Zwiebel J, Sausville EA. Phase I and pharmacokinetic study of MS-275, a histone deacetylase inhibitor, in patients with advanced and refractory solid tumors or lymphoma. Journal of Clinical Oncology, 2005, 23, 3912-3922. 117 9. Zhou N, Moradei O, Raeppel S, Leit S, Frechette S, Gaudette F, Paquin I, Bernstein N, Bouchain G, Vaisburg A, Jin Z, Gillespie J, Wang J, Fournel M, Yan PT, Trachy-Bourget MC, Kalita A, Lu A, Rahil J, MacLeod AR, Li Z, Besterman JM, Delorme D. Discovery of N-(2-aminophenyl)- 4-[(4- pyridin-3-ylpyrimidin-2-ylamino)methyl]benzamide (MGCD0103), an orally active histone deacetylase inhibitor. Journal of Medicinal Chemistry, 2008, 51, 4072-4075. 10. Zhu P, Martin E, Mengwasser J, Schlag P, Janssen KP, Göttlicher M. Induction of HDAC2 expression upon loss of APC in colorectal tumorigenesis. Cancer Cell, 2004, 5, 455-463 11. Arrowsmith CH, Bountra C, Fish PV, Lee K, Schapira M. Epigenetic protein families: a new frontier for drug discovery. Nature Reviews Drug Discovery, 2012, 11, 384-400 12. retrieved 28/05/14 13. Munster PN, Troso-Sandoval.T, RossenN, Rifkind R, Marks PA, Richon VM. Histone deacetylase inhibitors sensitize tumour cells for cytotoxic effects of natural killer cells. Cancer Res, 2001, 61, 8492-8497 14. Mottamal M, Zheng S, Huang TL, Wang G . Histone deacetylase inhibitors in clinical studies as templates for new anticancer agents. Molecules, 2015, 20(3), 3898-3941. 15. US Food and Drug Administration. FDA approves Beleodaq to treat rare, aggressive form of non-Hodgkin lymphoma [media release]. 2014; TopoTarget a S. FDA grants orphan drug status for belinostat for the treatment of peripheral T-cell lymphoma (PTCL) [media release]. 9 Sept 2009. cfm? releaseid=531003. 16. Qian DZ, Kato Y, Shabbeer S, Wei Y, Verheul HM, Salumbides B, Sanni T, Atadja P, Pili R. Targeting tumor angiogenesis with histone deacetylase inhibitors: the hydroxamic acid derivative LBH589. Clin Cancer Res, 2006, 12(2), 634-42.; Laubach JP, Moreau P, San-Miguel JF, Richardson PG. 118 Panobinostat for the treatment of multiple myeloma. Clin Cancer Res, 2015, 21(21), 4767-73. 17. Tsepaeva OV, Nemtarev AV, Abdullin TI, Grigor’eva LR, Kuznetsova EV, Akhmadishina RA, Ziganshina LE, Cong HH, and Mironov VF . Design, synthesis, and cancer cell growth inhibitory activity of triphenylphosphonium derivatives of the triterpenoid betulin. Journal of Natural Products, 2017, 80 (8) , 2232-2239 18. Patlolla JMR, Rao CV. Triterpenoids for cancer prevention and treatment: current status and future prospects. Curr Pharm Biotechnol, 2012, 13,147– 155 . 19. Thibeault D, Guthier C, Legault J, Bouchard J, Dufour P and Andre´ Pichette. Synthesis and structure-activity relationship study of cytotoxic germanicane- and lupane-type 3β-O-monodesmosidic saponins starting from betulin. Bioorganic Med Chem, 2007, 15, 6144–6157. 20. Franziska B. Mullauer, J.H.K., Jan Paul Medema. Betulin is a potent anti- tumor agent that is enhanced by cholesterol. PLoS One, 2009, 4(4), e5361. 21. I-Chen Sun, Jing Kang Sen., Hui Kang Wang, L. Mark Cosentino, and Kuo-Hsiung Lee. Anti-AIDS agents. 32.1 Synthesis and anti-HIV activity of betulin derivatives. Bioorganic Med Chem Lett, 1998, 8, 1267–1272. 22. I-Chen Sun, Hui Kang Wang, Yoshiki Kashiwada, Jing-Kang Shen, L. Mark Cosentino, Chin-Ho Chen, Li-Ming Yang and Kuo-Hsiung Lee. Anti- AIDS agents. 34. Synthesis and structure-activity relationships of betulin derivatives as anti-HIV agents. J Med Chem, 1998, 41, 4648–4657. 23. Kashiwada Y, Chiyo J, Ikeshiro Y, Nagao T, Okabe H, Cosentino LM, Fowkec K and Lee KH. 3,28-Di-O-(dimethylsuccinyl)-betulin isomers as anti-HIV agents. Bioorg Med Chem Lett, 2011, 11, 183–5. 24. Kazakova OB, Giniyatullina GV, Yamansarov EY, Tolstikov GA. Betulin and ursolic acid synthetic derivatives as inhibitors of Papilloma virus. Bioorganic Med Chem Lett , 2010, 20, 4088–4090. 119 25. Chue KT, Chang MS, Ten LN. Synthesis and antibacterial activity of betulin esters. Chemistry of Natural Compounds, 2011, 47(4), 583–586. 26. Son LB , Kaplun AP , Spilevskiĭ AA , Andiia-Pravdivyĭ IuE , Alekseeva SG , Gribor'ev VB , Shvets VI . The synthesis of betulinic acid from betulin and its solubilization with liposomes. Russ J Bioorganic Chem, 1998, 24, 787–793. 27. Sheng-Jie Yang, M.-C.L., Hong-Mei Xiang, Qi Zhao, Wei Xue, Song Yang. Synthesis and in vitro antitumor evaluation of betulin acid ester derivatives as novel apoptosis inducers. Europan J Med Chem, 2015, 102, 249–255. 28. Kommera H, Kaluderović GN, Dittrich S, Kalbitz J, Dräger B, Mueller T, Paschke R. Carbamate derivatives of betulinic acid and betulin with selective cytotoxic activity. Bioorganic Med Chem Lett, 2010, 20, 3409– 3412. 29. Đặng Thị Tuyết Anh. Nghiên cứu tổng hợp và thăm dò hoạt tính kháng HIV của một số dẫn xuất chứa tritecpenoit và nucleozit, Luận án Tiến sĩ hóa học. Viện Hóa Học, mã LA12.0571.3, 2012. 30. Dang Thi Tuyet Anh, Nguyen Thi Kim Tuyet, Pham The Chinh, Nguyen Ha Thanh, Ba Thi Cham, Hoang Thi Phuong, Luu Van Boi, Nguyen Van Tuyen, Matthias D’hooghe. Synthesis and cytotoxic evaluation of novel amide- triazole-linked triterpenoid-AZT conjugates. Tetrahedron Lett, 2015, 56, 218–224. 31. Dang Thi Tuyet Anh, Nguyen Thi Kim Tuyet, Pham The Chinh, Nguyen Ha Thanh, Ba Thi Cham, Doan Duy Tien, Matthias D’hooghe, Nguyen Van Tuyen. Synthesis and cytotoxic evaluation of novel ester-triazole-linked triterpenoid-AZT conjugates. Bioorganic Med Chem Lett, 2014, 24, 5190– 5194. 32. Monneret Claude. Histone deacetylase inhibitors. Eur. J. Med. Chem, 2005, 40, 1-13. 120 33. Qiao Z. Chidamide, a novel histone deacetylase inhibitor, synergistically enhances gemcitabine cytotoxicity in pancreatic cancer cells. Biochemical and Biophysical Research Communications, 2013, 434, 95-101. 34. Pauer LR, Olivares J, Cunningham C, Williams A, Grove W, Kraker A, Olson S, Nemunaitis J. Phase I study of oral CI-994 in combination with carboplatin and paclitaxel in the treatment of patients with advanced solid tumors. Cancer Investigation, 2004, 22, 886-896. 35. Lee BI, Park SH, Kim JW. MS-275, a histone deacetylase inhibitor, selectively induces transforming growth factor beta type II receptor expression in human breast cancer cells. Cancer Res, 2001, 61, 931-934. ; MS-275 (NSC-706995) preclinical toxicity summary, July 3, 2000, NCI Drug Development Group. 36. Fournel M, Bonfils C, Hou Y, Yan PT, Bourget MCT, Kalita A, Liu J, Lu AH, Zhou NZ, M.-F. Robert, MGCD0103, a novel isotype-selective histone deacetylase inhibitor, has broad spectrum antitumor activity in vitro and in vivo. Mol. Cancer Ther., 2008, 7, 759-768. 37. Gediya LK, Belosay A, Khandelwal A, Purushottamachar P, Njar VC. Improved synthesis of histone deacetylase inhibitors (MS-275 and CI-994) and inhibitory effects of HDIs alone or in combination with RAMBAs or retinoids on growth of human LNCaP prostate cancer cells and tumor xenografts. Bioorg. Med. Chem., 2008, 16, 3352-3360. 38. Abdizadeh T, Kalani MR, Abnous K, Najaran ZT, Khashyarmanesh BZ, Abdizadeh R, Ghodsi R, Hadizadeh F. Design, synthesis and biological evaluation of novel coumarin-based benzamides as potent histone deacetylase inhibitors and anticancer agents. Eur. J. Med. Chem., 2017, 132, 42-62. 39. Arrowsmith CH, Bountra C, Fish PV, Lee K, Schapira M. Epigenetic protein families: a new frontier for drug discovery. Nature Reviews Drug Discovery, 2012, 11, 384-400. 121 40. Yoshiyuki Hirata, Tsutomu Sasaki, Hideaki Kanki, Chi-Jing Choong, Kumiko Nishiyama, Genki Kubo, Ayana Hotei, Masahiko Taniguchi, Hideki Mochizuki and Shinichi Uesato. New 5-Aryl-Substituted 2-Aminobenzamide-Type HDAC Inhibitors with a Diketopiperazine Group and Their Ameliorating Effects on Ischemia-Induced Neuronal Cell Death. Sci Rep 8, Article number: 1400 (2018). 41. Xie R, Li Y, Tang P & Yuan Q. Design, synthesis and biological evaluation of novel 2-aminobenzamides containing dithiocarbamate moiety as histone deacetylase inhibitors and potent antitumor agents. European Journal of Medicinal Chemistry, 2018, 143, 320–333. 42. Cai J, Wei H, Hong K H, Wu X, Cao M, Zong X, Ji M. Discovery and preliminary evaluation of 2-aminobenzamide and hydroxamate derivatives containing 1,2,4-oxadiazole moiety as potent histone deacetylase inhibitors. European Journal of Medicinal Chemistry, 2015, 96, 1–13. 43. Munster PN, Sandoval TT, Rossen N, Rifkind R, Marks PA, Richon VM. Histone deacetylase inhibitors sensitize tumour cells for cytotoxic effects of natural killer cells. Cancer Res, 2001, 61, 8492-8497 44. Thomas AL & Steward WP. Marimastat: the clinical development of a matrix metalloproteinase inhibitor. Expert Opinion on Investigational Drugs, 2000, 9(12), 2913–2922. 45. Mottamal M, Zheng S, Huang TL, Wang G. Histone deacetylase inhibitors in clinical studies as templates for new anticancer agents. Molecules, 2015, 20(3), 3898-3941. 46. Poole RM. Belinostat: First Global Approval. Drugs, 2014, 74,1543-1554. 47. Fenichel MP. FDA Approves New Agent for Multiple Myeloma. J Nat Cancer Inst, 2015, 107(6), 5-7. 48. Cai X, Zhai HX, Wang J, Forrester J, Qu H, Yin L, Lai CJ, Bao RD, Qian CG. Discovery of 7-(4-(3-Ethynylphenylamino)-7- methoxyquinazolin-6- yloxy)-N-hydroxyheptanamide(CUDC-101) as a Potent Multi-Acting 122 HDAC, EGFR, and HER2 Inhibitor for the Treatment of Cancer. J.Med.Chem, 2010, 53, 2000-2009. 49. Johnstone RW. Histone deacetylase inhibitors: Novel drugs for the treatment of cancer. Nature, 2002, 1, 287-299 50. Yoshida M, Kijima M, Akita M, Beppu T. Potent and specific inhibition of mammalian histone deacetylase both in vivo and in vitro by trichostatin A. J. Biol. Chem., 1990, 265, 17174-17179. 51. de Ruijter AJ, van Gennip AH, Caron HN, Kemp S, van Kuilenburg AP. Histone deacetylases: characterization of the classical HDAC family. Biochem J., 2003, 370, 737-749. 52. Zhang C, Richon V, Ni X, Talpur R, Duvic M. Selective induction of apoptosis by histone deacetylase inhibitor SAHA in cutaneous T-cell lymphoma cells: Relevance to mechanism of therapeutic action. J. Invest. Dermatol, 2005, 125, 1045-1052. 53. Dokmanovic M, Mark PA. Histone deacetylase inhibitors: discovery and development as anticancer agents. Expert Opin. Investig.Drugs, 2005, 14, 1497-1511. 54. Glaser KB. HDACs inhibitors: clinical update and mechanism based potential. Biochem. Pharmacol, 2007, 74, 659-871. 55. Marson CM , Mahadevan T , Dines J , Sengmany S , Morrell JM , Alao JP , Joel SP , Vigushin DM , Charles Coombes R . Structure-activity relationships of aryloxyalkanoic acid hydroxamides as potent inhibitors of histone deacetylase. Bioorganic and Medicinal Chemistry Letters, 2007, 17(1), 136-141. 56. Witt O, Deubzer HE, Milde T, Oehme I. HDAC family: What are the cancer relevant targets. Cancer Letters, 2009, 277, 8-21. 57. Hieu DT, Anh DT, Tuan NM, Hai PT, Huong LTT, Kim J, Hoa ND. Design, synthesis and evaluation of novel N -hydroxybenzamides/ N - hydroxypropenamides incorporating quinazolin-4(3 H)-ones as histone 123 deacetylase inhibitors and antitumor agents. Bioorganic Chemistry, 2018, 76, 258–267. 58. Dao Thi Kim Oanh, Hoang Van Hai, Sang Ho Park, Hyun-Jung Kim, Byung-Woo Han, Hyung-Sook Kim, Jin-Tae Hong, Sang-Bae Han, Van Thi My Hue, Nguyen-Hai Nam. Benzothiazole-containing hydroxamic acids as histone deacetylase inhibitors and antitumor agents. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2011, 21(24), 7509–7512. 59. Nam NH, Huong TL, Dung do TM, Dung PT, Oanh DT, Park SH, Kim K, Han BW, Yun J, Kang JS, Kim Y, Han SB. Synthesis, bioevaluation and docking study of 5-substitutedphenyl-1,3,4-thiadiazole-based hydroxamic acids as histone deacetylase inhibitors and antitumor agents. J Enzyme Inhib Med Chem, 2014, 29(5), 611-8. 60. Ha VT, Kien VT, Binh LH, Tien VD, My NT, Nam NH, Vu TK. Design, synthesis and biological evaluation of novel hydroxamic acids bearing artemisinin skeleton. Bioorganic Chemistry, 2016, 66, 63–71. 61. Ding C, Chen S, Zhang C, Hu G, Zhang W, Li L, Jiang Y. Synthesis and investigation of novel 6-(1,2,3-triazol-4-yl)-4-aminoquinazolin derivatives possessing hydroxamic acid moiety for cancer therapy. Bioorganic & Medicinal Chemistry, 2017, 25(1), 27–37. 62. Wiemann J, Heller L, Perl V, Kluge R, Ströhl D, & Csuk R. Betulinic acid derived hydroxamates and betulin derived carbamates are interesting scaffolds for the synthesis of novel cytotoxic compounds. European Journal of Medicinal Chemistry, 2015, 106, 194–210. 63. Wiemann, J., L. Heller, and R. Csuk. Targeting cancer cells with oleanolic and ursolic acid derived hydroxamates. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2016, 26(3), 907-909. 64. Roder CS, H.T, Gehrig AK, Mikus G. Misleading results of screening for illicit drugs during efavirenz treatment. Aids 21, 2007,1390–1391. 65. Romero DL, R.A.M., Genin MJ, Carolyn Biles, Mariano Busso, Lionel Resnick, Althaus IW, Fritz Reusser, Thomas RC, Tarpley WG. 124 Bis(heteroaryl)piperazine (BHAP) Reverse Transcriptase Inhibitors: Structure-Activity Relationships of Novel Substituted Indole Analogues and the Identification of 1-[(5-Methanesulfonamide-1H-indol2-yl)-carbonyl]- 4-[3-[(1-methylethyl)amino]-pyridinyl]pi. J Med Chem, 1993, 36(10), 1505–1508. 66. Dang TTA, L.N. Thuy Giang, Nguyen TH, Dinh TC, Nguyen HT, Nguyen TT, Hoang TP, Nguyen VT, Phan VK. Synthesis and cytotoxic evaluation of novel ester derivatives of betulin with AZT, d4T, and 3TC. Natural Product Communications, 2017, 12, 885-888. 67. Périgaud C, G.G., Imbach JL. Nucleoside Analogues as Chemotherapeutic Agents: A Review. Nucleosides Nucleotides Nucleic Acids 1992, 11, 903– 945. 68. Gerhard Bringmann, WaeI Saeb, Laurent Aké Assi, Guido Francois, A. S. Sankara Narayanan, Karl Peters, and Eva-Maria Peters. Betulinic acid: Isolation from Triphyophyllum peltatum and Ancistrocladus heyneanus, antimalarial activity, and crystal structure of the benzyl ester. Planta Med, 1997, 63, 255–257 69. Steele JCP, Warhurst DC, Kirby GC, Simmonds MSJ. In Vitro and In Vivo Evaluation of Betulinic Acid as an Antimalarial. Phytother Research, 1999 Mar; 13(2), 115-119. 70. Alka Mital. Synthetic nitroimidazoles: Biological activities and mutagenicity relationships. Sci Pharm, 2009, 77, 497–520 71. Dang Thi Tuyet Anh, The Pham Chinh, Le Tuan Anh, Truong Hong Hieu, Vu Thi Thu Ha, Anatoly T, Soldatenkov and Nguyen Van Tuyen. New hybrids between triterpenoid acids and nucleoside HIV-RT inhibitors. Mendeleev Communications, 2015, 25, 96–98 72. Nguyễn Hải Nam. Một số mục tiêu phân tử và ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ung thư hiện nay. Nhà xuất bản Y học- Hà Nội, 2012, trang 103-186. 125 73. Andrianov V, Gailite V, Lola D, Loza E, Semenikhina V, Kalvinsh I, Finn P, Petersen KD, Ritchie JW, Khan N, Tumber A, Collins LS, Vadlamudi SM, Björkling F, Sehested M. Novel amide derivatives as inhibitors of histone deacetylase: Design, synthesis and SAR. European Journal of Medicinal Chemistry, 2009, 44, 1067-1085. 74. Chen PC, Patil V, Guerrant W, Green P, Oyelere AK. Synthesis and structure-activity relationship os histone deacetylase (HDAC) inhibitors with triazole-linked cap group. Bioorg. Med. Chem, 2008, 16, 4839-4853. 75. Egger G, Liang G, Aparicio A, Jones PA. Epigenetics in human disease and prospects for epigenetic therapy. Nature, 2004, 429, 457-463. 76. Mannhold R, Kubiny H, Folkers G. Epigenetic drug target. WILEYVCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim Germany, 2009. 77. Dokmanovic M, Marks PA. Prospects: Histone deacetylase inhibitors. Journal of Cellular Biochemistry, 2005, 96, 293-304. 78. El-Faham A, Funosas RS, Prohens R, & Albericio F. COMU: A Safer and More Effective Replacement for Benzotriazole-Based Uronium Coupling Reagents. Chemistry - A European Journal, 2009, 15(37), 9404–9416. 79. El-Faham A, & Albericio F. Peptide Coupling Reagents, More than a Letter Soup. Chemical Reviews, 2011, 111(11), 6557–6602. 80. Meienhofer J. The mixed carbonic anhydride method of peptide synthesis. In The Peptides: Analysis, Synthesis, Biology; Gross, E., Meienhofer, J., Eds.; Academic: New York, 1979; Vol 1, p 263. 81. Benoiton NL. In The Peptides: Analysis, Synthesis, Biology; Gross E, Meienhofer J, Eds; Academic: New York, 1981, Vol. 5, p 341. 82. Blodgett JK, Brammeier N M, Califano JC, Devin C, Tolle C. Presented atthe16th American Peptide Symposium, Minneapolis. MN 1999, June 26- July 1, poster c 039. 83. Phan Đình Châu. Các quá trình cơ bản tổng hợp hóa dược hữu cơ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2003, trang 199-221 126 84. Han SY, Kim YA. Recent development of peptide coupling reagents in organic synthesis. Tetrahedron. 2004, 60, 2447-2476 85. Joullié MM, Lassen KM. Evolution of amide bond formation. Arkivoc, part viii, 2010, 189-250. 86. Montalbetti C.A.G.N, Falque V. Amide bond formation and peptide coupling. Tetrahedron, 2005, 61, 10827-10852. 87. Timothy Sodeberg. Organic chemistry with a biological emphasis. University of Minnesota Morris Digital Well, USA, 2010, volume I, II. 88. Silverstein R M, Webster F X, Kiemle D J. Spectrometric Identification of Organic Compounds, 7th ed.; John Wiley & Sons, Inc.: New York, 2005; pp 171–172 89. F, W. 1H-NMR spectra of common triterpenoids (18 compounds). Fei Wang’s Acedamic Hompage., 2013. 90. Nguyễn Thị Hiển. Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất có cấu trúc lai từ betulin. Luận án tiến sĩ hóa học, Học Viện Khoa Học và Công Nghệ , 2017. 91. Tran Van Sung, Tran Van Lộc, Kamperdick C, Adam GA. Synthesis of amino acid conjugates and further derivatives of 3α-hydroxylup-20(29)- ene-23,28-dioic acid. Journal für praktische Chemie, 2000, 3, 42-63 92. Salvador JAR, Leal S, Valdeira AS, Gonçalves BMF, Alho D P S, Figueiredo SAC, Mendes VI. S. Oleanane-, ursane-, and quinone methide friedelane-type triterpenoid derivatives: Recent advances in cancer treatment. European Journal of Medicinal Chemistry, 2017, 142, 95–130. 93. Mo W, Su C, Huang J, Liu J, Chen Z, & Cheng K. Synthesis of acyl oleanolic acid-uracil conjugates and their anti-tumor activity. Chemistry Central Journal, 2016, 10:69. 94. Salvador JAR, Moreira VM, Gonçalves BM F, Leal AS, & JingY. Ursane- type pentacyclic triterpenoids as useful platforms to discover anticancer drugs. Natural Product Reports, 2012, 29(12), 1463. 127 95. Salvador JAR; Ed. Pentacyclic triterpenes as promising agents in cancer. Nova Science Publishers, Inc.: Hauppauge, NY, 2010, 321. 96. Wiemann J, Heller L, Csuk R. An access to a library of novel triterpene derivatives with a promising pharmacological potential by Ugi and Passerini multicomponent reactions. Eur. J. Med. Chem., 2018, 150, 176- 194. 97. Heller L, Knorrscheidt A, Flemming F, Wiemann F, Sommerwerk S, Pavel IS, Al-Harrasi A, Csuk R. Synthesis and proapoptotic activity of oleanolic acid derived amides. Bioorg. Chem., 2016, 68, 137-151. 98. Sommerwerk S, Heller L, Kuhfs J, & Csuk R. Selective killing of cancer cells with triterpenoic acid amides - The substantial role of an aromatic moiety alignment. European Journal of Medicinal Chemistry, 2016, 122, 452–464. 99. Csuk R. Betulinic acid and its derivatives: a patent review (2008 – 2013). Expert Opinion on Therapeutic Patents, 2014, 24(8), 913– 923. 100. Rachel Codd. Traversing the coordination chemistry and chemical biology of hydroxamic acids. Coordination Chemistry Reviews, 2008, 252, 1387-1408.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_tong_hop_cac_hop_chat_lai_cua_mot_so_trit.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Việt.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
Luận văn liên quan