Luận án Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái các bãi giữa sông hồng đoạn khu vực Hà Nội trong bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống cộng đồng dân cư địa phương

Kết quả phân tích phần lớp phủ trình bày trong phần 3.2 và biến động đường bờ phần 3.1 kết hợp sử dung công cụ đo diện tích google map năm 2017 [93] cho thấy tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực nghiên cứ là 883 hecta, giá trị nông nghiệp các bãi bồi toàn khu vực nghiên cứu đạt mức 883 x 70 triệu = 61,8 tỷ đồng. Như vậy, không chỉ cung cấp đất canh tác nông nghiệp, khu vực bãi còn là nơi cư ngụ của 93 hộ dân sống cố định với tổng nhân khẩu là 325 người và 129 hộ sống theo mùa (296 khẩu) (Bãi Hồng Hà, Bãi An Dương có 129 hộ dân sống phụ thuộc vào nghề khai thác thuỷ sản. Vào mùa lũ, giai đoạn tháng 5 đến tháng 7, năng xuất bình quân đạt 17kg cá/hộ/ngày. Như vậy, tổng giá trị khai thác cá trực tiếp quanh 02 bãi đạt 17x129x100 nghìn = 210 triệu/ngày. Tuy nhiên, ngoài mùa sinh sản, sản lượng khai thác cá giảm mạnh. - Giá trị môi trường, các giá trị bảo vệ lũ lụt, thiên tai; Các hệ sinh thái đồng cỏ có vai trò lớn trong hấp phụ các bon. Theo nghiên cứu của Janowiak, Đại học Kentucky Hoa Kỳ một hecta trảng cỏ có thể dự trữ 30 đến 50 tấn Các bon [65]. Như vậy các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng đoạn qua Hà Nội là nơi dự trữ các bon đáng kể. Với diện tích khoảng 210 hecta các bãi, khu vực nghiên cứu dự trữ trung bình khoảng 8.400 tấn Các bon, góp phần điều hoà không khí, giảm ô nhiễm cho thành phố Hà Nội.

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái các bãi giữa sông hồng đoạn khu vực Hà Nội trong bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống cộng đồng dân cư địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt đoạn chảy qua Hà Nội đối với bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống con người, vì vậy thiếu các khuyến nghị cho chính quyền địa phương trong quy hoạch, ban hành chính sách nhằm sử dụng bền vững khu vực này. Chúng tôi nhận thấy rằng cần thiết phải có nghiên cứu nhằm giám sát diễn thế sinh thái, thống kê, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học và vai trò của bãi bồi đoạn qua Hà Nội. Nghiên cứu sẽ cung cấp các dữ liệu cơ bản về sinh thái, đa dạng sinh học trong khu vực, làm cơ sở để thực hiện các nghiên cứu lâu dài, chuyên sâu trong tương lai. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong các hoạt động tăng cường quản lý quy hoạch, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của hệ sinh thái các bãi giữa sông Hồng đoạn khu vực Hà Nội trong bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống cộng đồng dân cư địa phương”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm thu thập số liệu khoa học liên quan đến sinh thái, đa dạng sinh học (thực vật có mạch, thú nhỏ, chim, bò sát, lưỡng cư và cá) và sự thay đổi các kiểu sinh cảnh tại các bãi bồi sông Hồng đoạn qua Hà Nội theo thời gian. Dữ liệu thu thập được phân tích nhằm đưa ra các luận cứ chứng minh tầm quan trọng của hệ sinh thái các bãi bồi với bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống con người. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được vai trò sinh thái của các bãi bồi sông Hồng với bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống cư dân địa phương. - Cung cấp dẫn liệu khoa học, một số kiến nghị cho việc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu phục vụ công tác quản lý, quy hoạch dân cư và bảo tồn đa dạng sinh học của thành phố Hà Nội. - Kiến nghị một số giải pháp thực hiện quản lý, sử dụng bền vững hệ sinh thái các bãi bồi sông Hồng đoạn qua thành phố Hà nội. 3. Nội dung nghiên cứu - Phân tích biến động của đường bờ, cảnh quan tại khu vực nghiên cứu theo thời gian, không gian. - Nghiên cứu diễn thế các thảm thực vật, các kiểu sinh thái trên các bãi bồi theo không gian, thời gian. - Lập danh lục động vật, thực vật tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá giá trị bảo tồn các loài quý hiếm dựa trên các quy định quốc tế (Danh lục đỏ, Công Ước) và trong nước (Sách đỏ, Nghị định của Chính phủ). Đồng thời xác định đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố không gian của một số nhóm loài sống tại các bãi bồi. - Phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các nhóm động vật với nhau và với sinh cảnh sống. Xác định hệ số đa dạng sinh học, hệ số tương quan đa dạng sinh học một hoặc một số nhóm động vật với các khu vực khác và giữa các sinh cảnh khác nhau trên khu vực nghiên cứu. - Đánh giá các hoạt động sinh kế của các dân cư địa phương tại và xung quanh các bãi bồi. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cộng đồng dân cư địa phương. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
 - Bổ sung, cung cấp dữ liệu về sinh thái, hiện trạng đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu (thực vật, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú nhỏ). - Là tài liệu cơ sở phục vụ các nghiên cứu sâu hơn về đa dạng sinh học, đa dạng thành phần loài và tập tính sinh thái, sinh sản của các loài chim tại các bãi giữa, bãi bồi sông Hồng. - Xác định giá trị của các hệ sinh thái thông qua việc xác định các loài quý, hiếm, có giá trị kinh tế qua đó đóng góp cho quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của Thành phố Hà Nội. - Cung cấp dẫn liệu khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo nhằm ban hành các chủ chương, chính sách phát triển bền vững khu vực sông Hồng, góp phần ổn định đời sống dân cư. 4 - Là cơ sở tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học. 5. Những đóng góp mới của luận án - Bổ sung một loài, một họ chim mới; hai loài chim có vùng phân bố mới cho danh lục chim Việt Nam. - Cung cấp thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài chim sinh sống và di cư tại khu vực nghiên cứu. - Bổ sung cơ sở dữ liệu nền về sinh thái, đa dạng sinh học các nhóm thực vật có mạch, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú nhỏ cho khu vực nghiên cứu. - Xác định được vai trò của hệ sinh thái các bãi bồi sông Hồng đoạn qua Hà Nội với đa dạng sinh học và đời sống con người. - Đưa ra được các giải pháp nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu. 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến bãi bồi trên thế giới Hiện có nhiều nghiên cứu liên quan đến bãi bồi, các vùng đất ngập nước theo mùa, các đảo giữa sông trên thế giới. Các nghiên cứu tập trung vào các nội dung khác nhau như địa lý, thuỷ văn, sinh thái, khu hệ động thực vật, biến đổi khí hậu... Các nghiên cứu này được thực hiện bằng nhiều phương pháp, công nghệ khác nhau như sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp hệ thông tin địa lý GIS, mô hình hoá các hệ sinh thái, chụp ảnh cố định, điều tra khu hệ động, thực vật... Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan gồm: 1.1.1. Nghiên cứu về địa lý, thuỷ văn Các nghiên cứu về địa lý, thuỷ văn cho thấy các bãi bồi sông thường không ổn định, có sự biến động theo thời gian, không gian và các biến đổi này thường diễn ra mạnh mẽ trong ngắn hạn do các động lực tự nhiên và nhân tạo. 1.1.2. Các nghiên cứu về sinh thái Tổng hợp các nghiên cứu thể hiện rằng: ít có nghiên cứu về sinh thái các bãi bồi sông do chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đầu tư của các nhà quản lý, các nhà khoa học do diện tích các bãi bồi thường không đủ lớn, chưa đáp ứng tiêu chí của một Khu bảo tồn thiên nhiên. 1.1.3. Các nghiên cứu về khu hệ động vật, thực vật Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu về khu hệ động, thực vật hoang dã tại các bãi bồi. Các nghiên cứu bước đầu khẳng định vai trò của các bãi bồi sông đối với bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có khẳng định vai trò của các bãi bồi với khu hệ cá và chim di trú. 1.1.4. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám GIS Về ứng dụng viễn thám, các nghiên cứu trên phần nào khẳng định việc sử dụng công nghệ viễn thám GIS là công cụ hữu hiệu, phù hợp, khoa học để giám sát thay đổi cảnh quan, dòng chảy, đường bờ sông, biển, giám sát đa dạng sinh học. 1.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam 1.2.1. Địa lý, thuỷ văn Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về sông Hồng. Tuy nhiên các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào chế độ thuỷ văn, phòng chống lụt và một số ít nghiên cứu về nguồn lợi thuỷ sản. Không có nghiên cứu về vai trò của các bãi bồi, bãi giữa, bãi nổi của sông Hồng đoạn qua khu vực Hà Nội đối với bảo tồn đa dạng sinh học và con người. 1.2.2. Các nghiên cứu về sinh thái Không có nghiên cứu về sinh thái các bãi bồi sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái tập trung nhiều vùng cửa sông Hồng (cửa Ba Lạt). 1.2.3. Các nghiên cứu về khu hệ động, thực vật Có thể thấy, các nghiên cứu sâu về đa dạng sinh học Hà Nội chủ yếu tập trung ở những khu vực còn rừng che phủ như VQG Ba Vì, rừng đặc dụng Hương Sơn, khu vực Đồng Mô, Sóc Sơn. Một vài nghiên cứu bước đầu về chim di cư khẳng định các 6 bãi giữa sông Hồng khu vực Hà Nội có tầm quan trọng. Hiện chưa có công bố về khu hệ thú nhỏ, bò sát, lưỡng cư, cá được thực hiện tại các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Các nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp ven sông ở Việt Nam và Hà Nội cũng còn nhiều hạn chế. 1.2.4. Các nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám GIS Như vậy, tổng hợp các nghiên cứu ứng dụng viễn thám tại Việt Nam cho thấy: công nghệ viễn thám GIS khá phổ biến trong công tác quản lý đất đai, biến động cảnh quan, đa dạng sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu ứng dụng công nghệ này trong nghiên cứu đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế. 7 Chương II THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2017. Bảng 2.1 Phân bổ thời gian nghiên cứu các nhóm trong năm TT Đối tượng Thời gian T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng 1 Thực vật X X X 12 2 Thú nhỏ X X 12 3 Cá X X X X X X X X 12 4 Bò sát – Lưỡng cư X X X X X 12 5 Chim X X X X X X X X X X X 24 6 Dân sinh- Kinh tế X X X 08 (tổng số ngày điều tra thực địa = 78 ngày) 2.2. Địa điểm Nghiên cứu được tiến hành tại 4 địa điểm chính: (1) khu vực bãi bồi thuộc các xã Hồng Hà, Liên Hà, huyện Đan Phượng; (2) bãi An Dương, Nghi Tàm, Nhật Tân, Phúc Xá, quận Tây Hồ; (3) bãi bồi Phường Long Biên Long Biên - Vĩnh Tuy; (4) bãi Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Ngoài ra, một số địa điểm tại khu vực bãi bồi thuộc các xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ cũng được tiến hành khảo sát mỗi khi có thông tin về các đối tượng nghiên cứu từ các đồng nghiệp và người dân địa phương, địa điểm nghiên cứu trình bày bảng 2.3. Bảng 2.3. Các địa điểm nghiên cứu chính TT Địa điểm Toạ độ Ghi chú 1 Đan Phượng Từ 21°08'13.9"N 105°41'15.9"E đến 21°07'01.4"N 105°43'05.6"E Hồng Hà, Liên Hà 2 An Dương Từ 21°05'48.9"N 105°47'50.9"E đến 21°05'23.0"N 105°49'52.1"E Bao gồm cả khu vực Phú Thượng, Nhật Tân và Tứ Liên 3 Long Biên - Vĩnh Tuy Từ 21°01'19.3"N 105°52'18.9"E đến 21°00'42.8"N 105°52'58.1"E Khu vực vườn Nhãn, chân cầu Long Biên 4 Thanh Trì 20°56'45.7"N 105°52'56.0"E đến 20°55'43.4"N 105°52'43.6"E Thuộc xã Yên Mỹ 8 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại được áp dụng cho điều tra các nhóm đối tượng. Một số phương pháp được áp dụng chung cho tất cả từng nhóm nghiên cứu trong khi một số phương pháp đặc trưng áp dụng riêng cho các nhóm. Các phương pháp chung gồm: - Phương pháp kế thừa: Kế thừa số liệu về đa dạng sinh học, sinh thái, địa lý, thuỷ văn đã có trong khu vực làm căn cứ thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu đã tham khảo 34 tài liệu nước ngoài và 51 tài liệu tiếng Việt và một số báo cáo công bố trên 9 website - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập thông tin về các đối tượng nghiên cứu khó bắt gặp trong quá trình điều tra thực địa. - Điều tra thực địa: Phương pháp điều tra thực địa được áp dụng cho tất cả các nhóm, mỗi nhóm loài có phương pháp thực địa riêng và được trình bày cụ thể trong phương pháp riêng của từng nhóm. - Phương pháp xử lý số liệu: Việc thống kê, thu thập số liệu được thực hiện thông qua phần mềm Microsoft Exell. Xác định Chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon Index) [80]: Tần xuất xuất hiện (Frequency) cho biết số lượng các địa điểm nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm [75]. Độ phong phú (abundance) được tính theo công thức của Curtis và Mclntosh (1950). Tỷ lệ (A/F) giữa độ phong phú (abundance) và tần xuất (frequency) của mỗi loài được sử dụng để xác định các dạng phân bố không gian của loài đó trong quần xã nghiên cứu [68]. Chỉ số tương đồng SI được xác định theo công thức SI = 2C/ (A+B), trong đó: C = số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B; A = số lượng loài của khu vực A; B = số lượng loài của khu vực B [80]. Để đánh giá giá trị bảo tồn của các loài sử dụng các tài liệu: Danh lục đỏ IUCN (2017) [94], Sách đỏ Việt Nam (2007) [41,42], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP [4], Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ [6], Phụ lục Công ước CITES sửa đổi 2017 [3]. 2.3.1. Nghiên cứu biến động các bãi bồi Việc theo dõi quá trình biến động đường bờ, bãi bồi sông Hồng chảy qua khu vực Hà Nội được thực hiện trên ảnh vệ tinh SPOT5 và VNREDSat-1 ở các thời điểm khác nhau. 2.3.2. Nghiên cứu thực vật - Việc nghiên cứu Danh mục thực vật cũng được tiến hành theo mùa nhằm đảm bảo một số loài thân thảo mọc theo mùa được ghi nhận đầy đủ. - Xác định các dạng sống, thảm thực vật dựa trên sách “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật” của Hoàng Chung [17]. 2.3.3. Nghiên cứu các loài động vật 2.3.3.1. Nghiên cứu thú nhỏ, bò sát, lưỡng cư và cá Phương pháp chính được áp dụng cho cả 4 nhóm gồm: 9 - Thu thập mẫu vật: - Các loài cá, bò sát, lưỡng cư, thú sau khi thu thập thông tin được định loại bằng hình thái kết hợp với sử dụng các tài liệu nhận dạng như: Danh lục các loài thú Việt Nam 2008 của Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn và cộng sự; Nhận dạng một số loài bò sát - ếch nhái ở Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Vũ Khôi 2005; Định loại các loài cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên, 1978; Đối với một số loài còn nghi ngờ chúng tôi tham khảo ý kiến các chuyên gia chuyên ngành của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.3.3.2. Nghiên cứu chim Đối với các loài chim di cư việc điều tra, giám sát được tiến hành trong hai giai đoạn: Mùa di cư mùa thu và di cư mùa xuân. Di cư mùa thu được bắt đầu từ đầu cuối tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 11, di cư mùa xuân được bắt đầu từ đầu tháng 3 và kết thúc vào đầu tháng 5. Sử dụng các sách hướng dẫn thực địa của Robson, 2009 và Lê Mạnh Hùng, 2012 để tiến hành định loại các loài [25] [76]. 2.3.4. Nghiên cứu dân sinh, kinh tế - Sử dụng bản đồ, tư liệu, thông tin từ cổng thông tin điện tử của UBND thành phố Hà Nội, các huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Thanh Trì kết hợp với khảo sát thực tế, phỏng vấn người dân địa phương. 10 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Biến động cảnh quan, các kiểu sinh thái 3.1.1 Sự biến động đường bờ Phân tích ảnh vệ tinh đánh giá biến động đường bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội bằng ảnh SPOT 5, VNREDSAT-1 thời kỳ 2002 và 2013 và bằng phương pháp chồng ghép bản đồ, sử dụng phần mềm xử lý bản đồ Mapinfor, xác định dòng chảy sông Hồng đoạn qua Hà Nội qua các thời kỳ khác nhau. Việc phân tích, đo đạc và đánh giá biến động đường bờ, bãi bồi bằng ảnh viễn thám cho thấy được sự thay đổi về hiện trạng và hình dáng đường đi của lòng sông và đường bờ sông. Kết quả phân tích ảnh cũng cho thấy tất cả các bãi hình thành với diện tích lớn đều do sự biến đổi dòng chảy tại các khúc cua của lòng sông. 11 Bảng 3.1. Diện tích bãi bồi thời kỳ năm 2002 - 2016 Năm Bãi bồi 2002 2016 Tỷ lệ biến động Diện tích (ha) Hồng Hà 29,7 301,6 87,8% An Dương 271,7 329,1 17,6% Long Biên 140,4 177,9 21,1% Thanh Trì 468,4 517,3 9.4% Kết quả so sánh ảnh vệ tinh cho thấy giai đoạn 2002-2013, các bãi chủ yếu được bồi đắp theo chiều ngang, về phía bắc của dòng chảy, khu vực bồi rộng nhất đạt 1000 m tại Hồng Hà. Phía hạ lưu quá trình bồi lắng ít hơn, điểm rộng nhất tại khu vực này chỉ đạt 250m tại Yên Mỹ - Thanh Trì đạt 250m. 3.1.2. Sự biến động diện tích các bãi bồi Phân tích dữ liệu ảnh vệ tinh trên phần mềm google earth qua các thời kỳ khác nhau, cho kết quả có sự biến động mạnh mẽ cảnh quan các bãi bồi theo không gian và thời gian. Kết quả biến động diện tích các bãi bồi khu vực nghiên cứu trình bày bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Biến động diện tích các bãi bồi khu theo thời gian (m2) Địa điểm Năm 2002 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Hồng Hà 597728 2795052 2773702 2518568 3016251 An Dương 2717534 2337719 3232142 3373807 3290774 Long Biên 1403719 1589522 1570853 1185138 1779053 Thanh Trì 4684018 4962473 4962473 5173254 5173254 3.1.3. Biến động về kích thước không gian Hình dạng các bãi bồi không cố định, thường có xu hướng kéo dài từ Tây sang Đông, dọc theo dòng chảy của sông Hồng. Nghiên cứu các đường cắt ngang và dọc lớn nhất có thể thấy các bãi bồi mới hình thành có sự biến động mạnh (Hình 3.5). 12 Kết quả biến động đường bờ, diện tích các bãi bồi, cảnh quan và kích thước các bãi bồi có mối liên hệ chặt chẽ với phân bố các thảm thực vật, diễn thế thực vật từ đó tạo ra các kiểu sinh thái, sinh cảnh khác nhau cho các loài động vật sinh sống tự nhiên trong hệ sinh thái các bãi bồi sông Hồng đoạn qua Hà Nội. 3.1.4. Biến động hệ sinh thái các bãi bồi Cùng với quá trình hình thành và biến động các bãi bồi, các hệ sinh thái trên các bãi bồi cũng có sự diễn thế mạnh mẽ, được đánh giá thông qua biến động đất trống, thảm thực vật, hệ sinh thái nông nghiệp. Sử dụng ảnh vệ tinh google earth và công cụ đo diện tích Polygon cung cấp trên hệ thống google earth để đo đạc, kết quả trình bày trong Hình 3.6 dưới đây: Sự giảm dần diện tích trảng cỏ, cây bụi và đất trống là do có sự cạnh tranh của hệ sinh thái nông nghiệp và hoạt động khai thác cát do tác động của con người. Với sự gia tăng mạnh mẽ của đất nông nghiệp có thể quan sát tại bãi bồi Hồng Hà, với diện tích 0 hecta năm 2008 tăng lên 119 hecta năm 2016. Phân tích số liệu cho thấy 1432 3631 4051 4437 4280 179 1004 1157 1011 1000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Năm 2002 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Hình 3.5. Đồ thị biến động về chiều rộng và chiều dài bãi bồi Hồng Hà 2002-2016 Chiều dài Chiều rộng 599000 1346211 1346211 786156 220066 0 1281824 1024646 764582 864358 0 15033 15033 119604 119604 0 0 372779 615456 1196767 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 Năm 2002 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Hình 3.6. Biến đổi các diện tích các kiểu sinh thái bãi bồi Hồng Hà giai đoạn 2002 - 2016 Diện tích đất trống (m2) Diện tích trảng cỏ, cây bụi (m2) Diện tích cây gỗ (m2) Diện tích nông nghiệp (m2) Chiều dài Thời gian Diện tích Thời gian 13 giai đoạn 2016 diện tích canh tác nông nghiệp đã đạt 50% trên 4 kiểu sinh thái (nông nghiệp, trảng cỏ - cây bụi, đất trống, cây gỗ). Các bãi bồi khác như An Dương, Long Biên, Thanh Trì cũng có sự biến động khác nhau. Bên cạnh các sinh cảnh trên cạn, tại tất cả các bãi bồi đều tồn tại kiểu sinh cảnh mặt nước (không kể sông), các sinh cảnh này được tạo thành do các tác động tự nhiên như ngập nước theo mùa và do hoạt động đào, khai thác cát của con người. Các sinh cảnh này đóng vai trò quan trọng cho các loài chim di trú, một số loài bò sát, lưỡng cư. 3.2. Khu hệ thực vật 3.2.1. Đa dạng thành phần loài trong quần xã Tổng số 291 loài, thuộc 197 chi, 86 họ và 3 ngành thực vật bậc cao, có mạch đã được ghi nhận. Trong tổng số các loài ghi nhận không có loài nào nằm trong Danh lục đỏ IUCN (2017), Sách đỏ Việt Nam (2007) [64] cũng như các Nghị định của Chính Phủ. Trong số 291 loài ghi nhận, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 01 họ, 01 chi và 01 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ, 6 chi, 12 loài; ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 79 họ, 197 chi, 278 loài (Phụ lục I). Có thể thấy số lượng các họ ghi nhận tương đối lớn, tuy nhiên, mỗi họ có số loài không nhiều, trong đó 82 họ có dưới 10 loài. Họ có số loài nhiều nhất là họ Cỏ (Poacea) với 20 loài (chiếm 6,79%); họ Mùng tơi (Basellaceae) có 19 loài (chiếm 6,62%), tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 16 loài (chiếm 5,57%). 3.2.2. Đa dạng về dạng sống Về dạng sống, phần lớn các loài thực vật ghi nhận là cây thân thảo với 153 loài (55%); tiếp đến là cây bụi 53 loài (19%), cây gỗ 46 loài (17%), cây leo hoặc bò 26 loài (9%). Cây gỗ phân bố trong khu vực này phần lớn là các loài cây trồng, cây ăn quả, cây cảnh, cây bóng mát hoặc chắn sóng bảo vệ đê. Loài Dướng (Broussonetia papyrifera) là loài thân gỗ ưu thế mọc tự nhiên tại bãi bồi sông Hồng. 3.2.3. Các loài thực vật có giá trị kinh tế và bảo tồn Tổng số 128 loài cây trồng, có giá trị kinh tế đã được ghi nhận trong khu vực trong đó nhóm cây lương thực gồm 65 loài (chiếm 50,8%), cây cảnh 25 loài (chiếm 19,5%), cây ăn quả 25 loài (chiếm 19,5 %) và cây lấy gỗ 13 loài (chiếm 10,2%). 3.2.4. Các kiểu sinh thái Nghiên cứu bước đầu xác định đối với các bãi bồi mới hình thành (dưới 3 năm) có đặc trưng ưu thế là các loài cỏ tháp bút (Equisetum ramosissimum), Dây lức (Phyla nodiflora), Cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona), Cỏ tranh (Imperata cylindrica). Một số khu vực tại Nhật Tân, An Dương, Phúc Xá, Thanh Trì được xác định còn tương đối hoang sơ chưa bị tác động với sinh cảnh đặc trưng là các loài cây gỗ, cây bụi đan xen. 3.2.5. Phân bố các kiểu sinh thái theo mặt cắt ngang Như phân tích mục 3.2 nêu trên, các bãi bồi hoặc phần bãi bồi mới hình thành (dưới 3 năm) có đặc trưng ưu thế là các loài cỏ tháp bút (Equisetum ramosissimum), dây lức (Phyla nodiflora), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa colona), cỏ tranh (Imperata cylindrica), trong khi các khu vực hình thành lâu năm (trên 5 năm) và có nền đất ổn định các loài thân gỗ nhỏ, cây bụi dần chiếm ưu thế như dướng, đay dại, sung, mimoza thân gỗ 14 Quan sát ảnh vệ tinh qua các thời kỳ, kết quả cho thấy tại các bãi bồi mới hình thành, quá trình diễn thế theo chiều ngang. Tại bãi Hồng Hà, giai đoạn 2002 toàn bộ bãi bồi là đất trống, đến giai đoạn 2008 các quần xã thực vật tiên phong được hình thành, tiếp theo là trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ mọc rải rác, cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả và nhà ở, giai đoạn 2016 đất nông nghiệp chiếm 50%. Tại bãi An Dương quá trình diễn thế tương tự, giai đoạn 2002 bãi bồi với 100% là đất trống đến giai đoạn 2016 thì tỷ lệ xâm lấn nông nghiệp đã đạt 98%; phân bố không gian các kiểu sinh thái bãi Long Biên thể hiện hình. 3.2.6 Phân bố các kiểu sinh thái theo chiều dọc từ thượng nguồn đến hạ nguồn khu vực nghiên cứu Năm Bãi Hồng Hà Bãi Phúc Xá Bãi Long Biên Bãi Thanh Trì Năm 2002 Đất trống Đất trống Đất trống + Trảng cỏ, Cây bụi Nông Nghiệp (ưu thế) +, Mặt nước Năm 2016 Nông nghiệp + Trảng cỏ - cây bụi Nông nghiệp Nông nghiệp + Đất trống, Trảng cỏ - Cây bụi + Mặt nước Nông Nghiệp (ưu thế) +, Mặt nước Phân tích kết quả cho thấy về thành phần các loài thực vật theo phân bố theo chiều dọc, thống kê cho thấy có 214 loài thực vật phân bố ở tất cả các điểm nghiên cứu. Bãi bồi Hồng Hà có phần bố 221 loài (chiếm 73,5 %); bãi bồi Phúc Xá có 242 loài (chiếm 76,9 %); bãi bồi Long Biên có 279 loài (chiếm 95,8 %); bãi bồi Thanh Trì có phân bố 284 loài (chiếm 97,6%). 3.3. Khu hệ cá 3.3.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Nghiên cứu ghi nhận tổng số 78 loài cá thuộc 10 bộ và 24 họ. Trong số các loài cá được ghi nhận có 10 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 ở các cấp bậc khác nhau (chiếm 12,8%) trong đó có 05 loài nguy cấp (E): cá Mòi cờ (Clupanodon thrissa), cá Cháy (Tenualosa reeversii), cá Chuối hoa (Channa maculata), cá Chình nhật (Anguilla japonica), cá Lợ (Cyprinus multitaeniata) và 04 loài Sẽ nguy cấp (V) gồm: cá Măng (Elopichthys bambusa), cá Chày chàng. Đánh giá mức độ đa dạng về bậc họ cho thấy: đa dạng nhất là Bộ cá Nheo (Siluriformes) với 6 họ chiếm 25%, tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) với 5 họ chiếm 21%. Về bậc loài: Đa dạng nhất là bộ cá Chép (Characiformes) với 46 loài chiếm 59%, tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) với 12 loài chiếm 15%. Bộ cá Vược (Perciformes) với 8 loài chiếm 10%, bộ cá Trích (Clupeiformes) với 03 loài, chiếm 4% các bộ còn lại có số loài rất ít (từ 1 – 2 loài). Nghiên cứu xác định phần lớn các loài cá sinh sản vào mùa lũ, từ tháng 5 đến tháng 8, phân bố tại lòng sông dọc các bãi. Các loài định cư và di cư sinh sản quanh các bãi gồm cá Vền (Megalobrama terminalis), cá Mòi (Clupanodon thrissa), cá 15 Chiên (Bagarius rutilus), cá Chày (Squaliobarbus curriculus), cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá Lăng (Hemibagrus guttatus), cá Chép (Cyprinus carpio). Nghiên cứu tiến hành đánh giá mối tương quan về cấu trúc thành phần loài với một số khu vực lân cận gồm đoạn ngã ba sông Đà - Lô - Thao [33] và khu vực cửa sông Ba Lạt [39]. Kết quả trình bày Bảng 3.10 Bảng 3.10. Hệ số tương quan cấu trúc thành phần các loài cá giữa khu vực nghiên cứu và một số khu vực lân cận TT Địa điểm Số Bộ Số họ Hệ số tương quan họ Số loài/phụ loài Số loài tương đồng Chỉ số tương quan loài 1. Ngã ba sông Đà - Lô - Thao 11 26 0,96 91 78 0,91 2. Cửa sông Ba Lạt 15 45 0,25 111 5 0,03 Như vậy có thể thấy thành phần các loài cá ghi nhận tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phong phú, tỉ lệ phần trăm các loài có giá trị thương mại và bảo tồn cao. Trong số 78 loài cá ghi nhận có 23 loài có giá trị kinh tế. 3.3.2. Một số loài cá có giá trị bảo tồn - Cá mòi cờ Clupanodon thrissa Linnaeus, 1758 (Sách đỏ Việt Nam bậc E). - Cá chuối hoa Channa maculata (Sách đỏ Việt Nam bậc E) 3.3.3 Về phân bố các loài theo sinh cảnh sống Quá trình nghiên cứu xác định một số loài cá sống dựa vào hoặc sinh sản ven các bãi bội như (phân bố ven bờ) gồm 24 loài, trong đó chủ yếu là các loài có kích thước nhỏ như cá Mòi, cá Diếc, cá Mại, cá Tép 54 loài cá còn lại là những loài thường sinh sống xa bờ, tại các khu vực nước sâu như các loài cá Măng, cá Chiên, cá Trắm đên, cá Chép, các Mè. 3.4. Khu hệ Lưỡng cư 3.4.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Khu hệ Lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu có độ đa dạng thấp. Có tổng số 7 loài thuộc 01 bộ, 4 họ đã được ghi nhận trong quá trình điều tra, trong đó họ cóc (Bufonidae) có 02 loài, họ nhái bầu (Mycrohylidae) có 3 loài, họ ếch nhái (Ranidae) có 2 loài, họ ếch cây (Rhacophoridae) có 02 loài. Trong số các loài ghi nhận, không có loài nào có tên trong Danh lục IUCN, 2017, Sách đỏ Việt Nam năm 2007, không có loài nào thuộc danh mục các loài được bảo vệ theo quy định của Chính phủ. 3.4.2 Các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn, kinh tế Trong 7 loài lưỡng cư ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, không có loài nào thuộc danh mục quý, hiếm, không có tên trong các Phụ lục CITES. Tuy nhiên các loài đều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái bãi bồi sông Hồng là nguồn thức ăn của các loài bò sát, chim, đồng thời là sinh vật tiêu thụ các loài côn trùng, giáp xác tại hệ sinh thái này. Có một loài có giá trị kinh tế đó là ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus), hiện loài này đã được nuôi trồng thương phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 16 3.4.2. Phân bố các loài lưỡng cư theo sinh cảnh sống Tại các bãi bồi sông Hồng, các thuỷ vực và khu vực cây gỗ (những nơi ẩm ướt) là các sinh cảnh thích hợp cho các loài lưỡng cư. Tại các bãi bồi lâu năm, theo chiều ngang từ bờ ra sông việc ghi nhận các lưỡng cư cũng không thực sự nhiều, khu vực cát trống, trảng cỏ, cây bụi chỉ ghi nhận các cá thể cóc nhà và nghoé vào mùa mưa. Các sinh cảnh ao, rãnh nước ven bờ ghi nhận các cá thể nghoé (Fejervarya limnocharis), chẫu chuộc (Sylvirana guentheri), cóc nhà (Duttaphrynus melanosstictus) một số thời điểm trong năm. 3.4.3. Phân bố các loài lưỡng cư theo không gian từ thượng nguồn đến hạ nguồn Kết quả phân tích cho thấy, khu vực An Dương là nơi có ghi nhận nhiều loài nhất (7 loài, chiếm 33%), trong đó khu vực Hồng Hà có số lượng loài ít nhất (4 loài, chiếm 5%). Kết quả này thể hiện khu vực Hồng Hà là khu vực bãi bồi mới, nhiều biến động và phần lớn diện tích là bãi bồi, cát trống không thích hợp cho sinh tồn của các loài lưỡng cư. 3.5. Khu hệ bò sát 3.5.1. Đa dạng thành phần loài Kết quả điều tra ghi nhận tổng số 12 loài Bò sát thuộc 2 bộ, 4 họ gồm họ Tắc kè (Gekkonidae) 3 loài; họ Thằn lằn bóng (Scincidae) 01 loài; họ Rắn nước (Colubridae) 5 loài; họ Rắn hổ (Elapidae) 3 loài và họ Ba ba (Trionychidae) 01 loài. Trong 12 loài bò sát ghi nhận tại khu vực nghiên cứu có 02 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN 2017 [79] ở cấp Sẽ bị đe doạ (VU) là Rắn hổ mang bắc (Naja atra) và Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis). Hổ mang bắc hiện cũng được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007 [63] ở mức nguy cấp. Ngoài ra, có 04 loài được liệt kê trong Phụ lục II Công ước CITES và Nhóm IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP gồm: Rắn cạp nong (Bungarus fasciata), Rắn cạp nia bắc (Bungarus multicinctus), Rắn hổ mang bắc (Naja atra) và Rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus). Rắn sọc dưa cũng có tên trong sách Đỏ Việt Nam 2007 ở mức độ sẽ nguy cấp (V). 3.5.2. Các loài bò sát có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu - Rắn hổ mang bắc Naja atra Cantor, 1842 (Sẽ bị đe doạ - VU) - Ba ba trơn Pelodiscus sinensis Wiegmann, 1835 (Sẽ bị đe doạ - VU) 3.5.3. Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh sống Sinh cảnh sống chính của các loài bò sát tại các bãi bồi là quanh các thuỷ vực ráp khu dân cư, khu vực sinh cảnh cây gỗ, cây trồng nông nghiệp, cây bụi, trảng cỏ. Riêng loài ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) theo kết quả phỏng vấn ngư dân chỉ ghi nhận tại lòng sông Hồng, không ghi nhận tại các thuỷ vực trong bãi bồi. 3.5.4. Phân bố các loài bò sát theo không gian từ thượng nguồn đến hạ nguồn Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7/13 loài bò sát ghi nhận tại bãi bồi Hồng Hà, chiếm tỷ lệ 58%; 9/13 loài bò sát ghi nhận tại bãi bồi An Dương chiếm tỷ lệ 69%; 8/13 loài bò sát ghi nhận tại bãi bồi Vĩnh Tuy, chiếm tỷ lệ 61%; 5/13 loài bò sát ghi nhận tại bãi bồi Thanh Trì, chiếm tỷ lệ 38%. 17 3.5.5. Vai trò của các loài bò sát trong hệ sinh thái Các loài bò sát có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái trong đó có cân bằng quần thể các loài côn trùng và các loài gặm nhấm là những loài có khả năng gây hại cho nông nghiệp. Ngoài ra các loài bò sát nhỏ còn là nguồn thức ăn của một số loài chim ăn thịt. 3.6. Khu hệ chim 3.6.1. Đa dạng cấu trúc thành phần loài Tổng số 232 loài chim thuộc 15 bộ và 51 họ đã được ghi nhận. Trong đó có 192 loài di cư (chiếm 83%), 38 loài định cư (16%) và hai loài di cư sinh sản (1%) (Hình 3.30). Trong tổng số 232 loài ghi nhận có 7 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2017) gồm: Vịt mỏ nhọn (Mergus squamatus -nguy cấp), Sẻ đồng ngực vàng (Emberiza aureola - nguy cấp), Bạch anh (Oriolus mellianus -nguy cấp), Đại bàng đen (Aquila clanga - Sẽ bị đe doạ), Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha - Sẽ bị đe doạ), Đớp ruồi mỏ to (Rhinomyias brunneata - Sẽ bị đe doạ) và Thiên đường đuôi đen (Terpsiphone atrocaudata - Sắp bị đe doạ ) [94)]. Ngoài ra, có 3 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (2007) gồm Cò nhạn (Anastomus oscitans - hiếm), Vịt mỏ nhọn (thiếu dẫn liệu - DD), Đuôi cụt bụng đỏ (hiếm) [23]. Bên cạnh đó, có 17 loài cũng đã được ghi nhận trong Công ước CITES. Phân tích sự tương đồng giữa khu vực nghiên cứu và VQG Xuân Thuỷ và KBT thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải cho thấy khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng loài cao hơn hai khu vực. Mức có độ tương đồng loài so với VQG Xuân Thuỷ và Khu BTTN Tiền Hải khá cao, lần lượt là SI = 0,64% và 0,58. Nhiên cứu phát hiện và bổ sung một họ và một loài mới cho Danh lục chim Việt Nam là loài Bạc má tai đen (Remiz consobrinus) thuộc họ Bạc má nâu (Remizidae) (Hình 3.31) [25], [32], [49]. 3.6.2. Phân bố theo sinh cảnh sống Năm dạng sinh cảnh sống chính của các loài chim đã được xác định trong khu vực nghiên cứu: 3.6.4. Phân bố theo không gian Dựa vào kết quả ghi nhận loài tại 4 điểm lựa chọn chính, nghiên cứu bước đầu xác định đặc trưng phân bố các loài theo khu vực. Kết quả cho thấy khu vực An Dương ghi nhận số loài nhiều nhất với 205 loài (chiếm 36%), tiếp đến là Thanh Trì với 138 3% 14% 30% 27% 26% Sinh cảnh Ao Sinh cảnh đất trống Sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi Sinh cảnh cây gỗ Sinh cảnh nông nghiệp 18 loài (chiếm 24%). Khu vực Vĩnh Tuy với 124 loài (chiếm 22 %), Hồng Hà, Đan Phượng ghi nhận ít loài nhất với 98 loài (chiếm 17%). Bảng 3.20. Chỉ số tương đồng về đa dạng các loài chim tại các khu vực nghiên cứu chính Khu vực so sánh Số loài tương đồng Chỉ số SI Đan Phương - An Dương 76 0,50 An Dương - Vĩnh Tuy 118 0,71 An Dương - Thanh Trì 136 0,79 Đan Phương - Thanh Trì 57 0,48 Đan Phượng - Vĩnh Tuy 61 0,54 Vĩnh Tuy - Thanh Trì 69 0,71 Trên thực tế bãi bồi Hồng Hà-Đan Phượng là bãi bồi mới hình thành được mở rộng trong vòng 11 năm đến 1000m trong khi các bãi bồi tại An Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì ít biến động. Về đặc trưng sinh cảnh cũng có sự khác biệt giữa Hồng Hà với phần còn lại với đặc trưng lớn về thảm thực vật trảng cỏ, cây bụi và đất trống, trong khi tại An Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì với ưu thế là đất nông nghiệp. 3.6.5. Đặc tính di cư Kết quả xác định khu vực nghiên cứu có tầm quan trọng đối với các loài chim di cư, trú đông. Trong tổng số 232 loài ghi nhận có đến 192 loài di cư, trú đông. Trong tổng số 192 loài di cư có 26 loài thường xuyên trú đông trong khu vực và 97 loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes). 3.6.6. Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài sinh sản trong khu vực - Dô nách nhỏ Glareola lactea Temminck, 1820 Ngày 17/10/2010, 04 cá thể Dô nách nhỏ được ghi nhận và chụp ảnh tại khu vực phía nam bãi An Dương. Đây là ghi nhận đầu tiên cho khu vực Đông Bắc và được nhận định là loài lang thang hiếm [27]. Tháng 5/2017, sinh sản của Dô nách nhỏ lần đầu tiên được ghi nhận sinh sản tại Việt Nam. Quá trình sinh sản đã được tiến hành theo dõi từ tháng 5 đến hết tháng 6/2017 tại khu vực Hồng Hà, huyện Đan Phượng. 19 Hình 3.39. Sinh cảnh các loài Dô nách nâu và nhỏ sinh sản bị ngập nước - Dô nách nâu Glareola maldivarum Forster, 1795 Dô nách nâu được ghi nhận tại khu vực bãi bồi thuộc huyện Đan Phượng và Thanh Trì trong các đợt điều tra từ năm 2013. Tuy nhiên, tháng 5/2017, cùng với loài Dô nách nhỏ, lần đầu tiên khu vực sinh sản của loài này đã được ghi nhận. Quá trình sinh sản bước đầu đã được tiến hành nghiên cứu từ tháng 5 đến tháng 7/2017. Tổng số khoảng 800 cá thể đã được ghi nhận, trong đó có 40-45 tổ đã được giám sát. Đây là ghi nhận chính thức về sinh sản của loài này tại miền Bắc Việt Nam [76]. Hình 3.45. Ổ trứng Dô nách nâu tại Hồng Hà - Cú lợn lưng nâu Tyto longimembris Vị trí, cách thức làm tổ Tổng số 6 tổ đã được ghi nhận, giám sát trong vòng 3 năm từ 2012-2014, trong đó có 3 tổ nằm trong địa bàn các xã Liên Hà, Liên Hồng, huyện Đan Phượng, 2 tổ tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ và 1 tổ tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm. 20 Hình 3.49. Cú lợn lưng nâu, con non tại khu vực nghiên cứu 3.6.7. Các loài chim có giá trị bảo tồn, quý hiếm - Vịt mỏ nhọn Mergus squamatus Gould, 1864 (Nguy cấp - EN) - Bạch anh Oriolus mellianus Stresemann, 1922 (Nguy cấp - EN) - Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) Temminck & Schlegel, 1850 (Sẽ bị đe doạ - VU) - Đớp ruồi mỏ to Rhinomyias brunneata Slater, 1897 (Sẽ bị đe doạ - VU) - Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata Eyton, 1839 (Sắp bị đe doạ - NT) - Choi choi chân vàng - Charadrius hiaticula Linnaeus, 1758 - Choi choi lớn - Charadrius placidus Gray & Gray, 1863 3.7. Khu hệ thú nhỏ 3.7.1. Đa dạng thành phần các loài thú Tổng số 17 loài thú nhỏ thuộc 4 bộ và 6 họ đã được ghi nhận (Bảng 3.23). Trong số 17 loài ghi nhận có 01 loài được ghi nhận trong Danh lục đỏ của IUCN, 2017 ở mức sắp bị đe doạ (NT) là Mèo rừng (Prionailurus bengalensis). Đặc biệt, Mèo rừng cũng được ghi nhận trong nhóm IB - Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Thành phần các loài ghi nhận chủ yếu thuộc bộ Dơi (Chiroptera) - 08 loài chiếm 47%, 3.7.4. Các loài thú có giá trị bảo tồn, kinh tế Chỉ có loài Mèo rừng (Prionailurus bengalensis) có tên trong danh mục IUCN, sách Đỏ Việt Nam 2007 [41], [94] và có tên trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2016 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [4]. 3.8. Các mối quan hệ sinh thái Nghiên cứu mặt cắt các bãi bồi theo hướng từ bờ ra lòng sông cho thấy sắp xếp đặc trưng hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên theo thứ tự gồm: cây trồng lấy gỗ - cây ăn quả - cây lương thực – cây thuốc, gia vị - trảng cỏ, cây bụi – đất trống – lòng sông – bãi bồi. 21 Cây gỗ Cây ăn quả Cây lương thực Cây gia vị Trảng cỏ, cây bụi Đất trống Sông Hình 3.57. Sơ đồ hệ sinh thái điển hình tại các bãi bồi nghiên cứu Một số chuỗi thực ăn điển hình được xác định tại hệ sinh thái thuộc địa điểm nghiên cứu trình bày trong Bảng 3.25. Bảng 3.25. Sơ đồ chuỗi thức ăn điển hình tại các bãi bồi Sinh vật tiêu thụ cuối cùng Chim ăn thịt Mèo rừng, Rắn Chim nước Sinh vật tiêu thụ trung gian Các loài rắn, gặm nhấm, chim khác Gặm nhấm, chim Cá Côn trùng Côn trùng, Cỏ dại, cây trồng Côn trùng, động, thực vật thuỷ sinh Sinh vật sản xuất Thực vật hoang dại, cây trồng Thực vật hoang dại, cây trồng Đối với nhóm thú chỉ duy nhất loài mèo rừng thuộc động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu của mèo rừng là các loài gặm nhấm có phân bố tại các bãi bồi. Các loài chuột có nguồn thức ăn chủ yếu là quả, rễ cây, côn trùng, giáp xác trong bãi bồi. Thống kê các loài chim ghi nhận tại khu vực nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 232 loài có 22 loài chim ăn thịt (chiếm 10%); 46 loài chim ăn cá, động vật thuỷ sinh (20%), 130 loài chim ăn côn trùng (56%) và 33 loài ăn hạt thực vật (14%). 22 Từ phân tích chuỗi thức ăn cho thấy, hệ sinh thái khu vực nghiên cứu có vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi sống, cung cấp thức ăn cho các loài động vật, thực vật, trong đó các loài có mối quan hệ dinh dưỡng chặt chẽ với nhau. Mặc dù hoạt động canh tác nông nghiệp làm mất sinh cảnh của nhiều loài, tuy nhiên một phần diện tích đất nông nghiệp lại cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài khác. 3.9. Vai trò của các bãi bồi với đời sống dân cư Kết quả phân tích phần lớp phủ trình bày trong phần 3.2 và biến động đường bờ phần 3.1 kết hợp sử dung công cụ đo diện tích google map năm 2017 [93] cho thấy tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực nghiên cứ là 883 hecta, giá trị nông nghiệp các bãi bồi toàn khu vực nghiên cứu đạt mức 883 x 70 triệu = 61,8 tỷ đồng. Như vậy, không chỉ cung cấp đất canh tác nông nghiệp, khu vực bãi còn là nơi cư ngụ của 93 hộ dân sống cố định với tổng nhân khẩu là 325 người và 129 hộ sống theo mùa (296 khẩu) (Bãi Hồng Hà, Bãi An Dương có 129 hộ dân sống phụ thuộc vào nghề khai thác thuỷ sản. Vào mùa lũ, giai đoạn tháng 5 đến tháng 7, năng xuất bình quân đạt 17kg cá/hộ/ngày. Như vậy, tổng giá trị khai thác cá trực tiếp quanh 02 bãi đạt 17x129x100 nghìn = 210 triệu/ngày. Tuy nhiên, ngoài mùa sinh sản, sản lượng khai thác cá giảm mạnh. - Giá trị môi trường, các giá trị bảo vệ lũ lụt, thiên tai; Các hệ sinh thái đồng cỏ có vai trò lớn trong hấp phụ các bon. Theo nghiên cứu của Janowiak, Đại học Kentucky Hoa Kỳ một hecta trảng cỏ có thể dự trữ 30 đến 50 tấn Các bon [65]. Như vậy các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng đoạn qua Hà Nội là nơi dự trữ các bon đáng kể. Với diện tích khoảng 210 hecta các bãi, khu vực nghiên cứu dự trữ trung bình khoảng 8.400 tấn Các bon, góp phần điều hoà không khí, giảm ô nhiễm cho thành phố Hà Nội. - Thảm thực vật tự nhiên với những loài cỏ có rễ ăn sâu (rễ cỏ Tranh dài đến 5m) giúp cố định cát, đất, ổn định đường bờ. 3.10. Các tác động hệ sinh thái bãi bồi sông Hồng Hai yếu tố đe doạ đối với các hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu được xác định gồm sự xâm lấn, chuyển đổi các sinh cảnh tự nhiên thành đất nông nghiệp, làm giảm đáng kể diện tích các bãi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là các loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt ruồi đục quả kéo theo việc tiêu diện các loài côn trùng khác là thức ăn của hàng trăm loài chim trong khu vực. Hoạt động khai thác cát cũng như xói lở tự nhiên cũng tác động đến mất sinh cảnh của các loài động thực vật tại khu vực nghiên cứu. Chỉ tính khu vực bãi Hồng Hà, Liên Hà, hoạt động khai thác cát năm 2014 phá huỷ trên 73ha đất bề mặt [95]. Hoạt động xây dựng và phát triển các điểm du lịch được xác định làm mất sinh cảnh của các loài chim hoang dã. So sánh bản đồ vệ tinh giai đoạn 2013 đến 2017 chỉ tính riêng khu vực Bãi Đá sông Hồng đã được mở rộng lên gấp đôi. Đến nay tổng diện tích khu du lịch khoảng 266,53ha. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng, làm nhà trái phép cũng đang diễn ra tại một số khu vực thuộc phường Tứ Liên, Nhật Tân... Ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong mùa cạn tại khu vực bãi sông Hồng đe doạ các hệ sinh thái tự nhiên của bãi giữa. Theo quan sát, trong mùa khô khu vực nghiên 23 cứu lượng rác sinh hoạt xả bừa bãi đã gây ô nhiễm các thuỷ vực quanh bãi. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh phế liệu của một số hộ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tác động khá mạnh đến các hệ sinh thái. Săn bắt chim, động vật hoang dã tại khu vực nghiên cứu diễn ra khá phổ biến và không được kiểm soát, đặc biệt cao điểm diễn ra vào mùa chim di cư. Khai thác tận diệt: Quá trình khảo sát đã ghi nhận việc khai thác cá quanh các bãi. Ngoài việc sử dụng lưới truyền thống, một số ngư dân địa phương sử dụng xung điện để khai thác tận diệt, đặc biệt là khu vực gần bờ nơi nhiều loài cá lựa chọn làm bãi đẻ. Mặt khác, việc khai thác thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh vào mùa sinh sản các loài cá khiến quẩn thể của các loài bị đe doạ nghiêm trọng. Tại Hồng Hà, Trung Châu, trảng cỏ chiếm phần diện tích khá lớn thu hút dân địa phương chăn nuôi gia súc, gia cầm (trâu, bò, dê, gà, lợn) ảnh hưởng lớn đến các trảng cỏ, cây bụi tự nhiên, làm mất sinh cảnh, gây nhiễu loạn đến các loài động vật hoang dã. 3.11. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững 1. Quy hoạch, sử dụng đất, các công trình hạ tầng: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của khu vực bãi giữa, bãi bồi trong bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Hà Nội đã ban hành quyết định số 4924/QĐ-UBND, ngày 24/9/2014 về việc phê duyệt quy hoach bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 [68] vì vậy chúng tôi đề xuất: - UBND TP Hà Nội xem xét, bổ sung khu vực các bãi bồi sông Hồng vào quy hoạch thành lập Khu bảo tồn vùng nước nội địa. - Không mở rộng đất nông nghiệp tại Hồng Hà – Đan Phượng; giảm tỷ lệ đất nông nghiệp tại An Dương xuống dưới 50%, Thanh Trì xuống 60%. - Không phát triển công trình hạ tầng (đô thị, cầu) tại bãi Hồng Hà. Tại khu vực từ chân cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì không xây dựng thêm cầu vượt sông mới. 2. Quản lý, sử dụng tài nguyên: - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cần giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát hoạt động sử dụng đất, khai thác tài nguyên dọc sông Hồng; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận, huyện tăng cường quản lý các hoạt động khai thác cát, săn bắt động vật hoang dã. - Thực hiện xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường [35] khi cấp phép khai thác tài nguyên trên toàn tuyến sông Hồng. - Ban hành quy định cấm khai thác cát tại các bãi bồi Hồng Hà, Vĩnh Tuy. 3. Canh tác nông nghiệp bền vững: - Canh tác nông nghiệp bền vững, hài hoà chỉ có thể triển khai trên cơ sở quản lý của chính quyền địa phương kết hợp với nâng cao nhận thức bảo tồn. Cần quản lý diện tích canh tác đất nông nghiệp dưới 50% tổng diện tích các bãi bồi. 24 - UBND thành phố Hà Nội xem xét giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, lấy ý kiến các chuyên gia, dân cư địa phương, ban hành quy định diện tích canh tác nông nghiệp tối đa tại các bãi bồi. - Tại khu vực Hồng Hà cần bổ sung rừng trồng gỗ, giảm diện tích trồng chuối xuống 50% so với hiện tại. - Khu vực An Dương ưu tiên phát triển trồng ngô, cây họ đậu, giảm diện tích rau xanh trong khu vực quy hoạch đất nông nghiệp. 4. Bảo tồn kết hợp với du lịch sinh thái: Hệ sinh thái đặc trưng các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng chứa đựng các giá trị sinh thái đa dạng sinh học, văn hoá có tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Một số khu vực như bãi đá – Tứ Liên, Vườn Nhãn – Long Biên đã hình thành các khu du lịch tự phát. Đề xuất UBND Hà Nội kiểm tra, rà soát các hoạt động du lịch tự phát. Chỉ cấp phép kinh loại hình du lịch sinh thái trên các bãi bồi với tỷ lệ xây dựng cơ bản không vượt quá 5% diện tích của từng bãi. - Khu vực An Dương cho phép phát triển loại hình du lịch xem chim, đạp xe, giảm diện tích các khu du lịch xuống 50% so với hiện tại. Khu vực Hồng Hà thích hợp phát triển loại hình du lịch trải nghiệm xem chim, cắm trại (quản lý số lượng du khách). Khu vực Vĩnh Tuy, Thanh Trì phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp, chụp ảnh, diễn giải môi trường. 25 KẾT LUẬN 1. Các bãi bồi thuộc khu vực nghiên cứu có sự biến động lớn về đường bờ, diện tích, cảnh quan theo thời gian và không gian. Trong đó vùng thượng nguồn có mức độ bồi lắng cao hơn phần hạ nguồn. 2. Nghiên cứu ghi nhận 291 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 197 chi, 86 họ, 3 ngành. Thảm thực vật các bãi bồi khác nhau tuỳ theo địa điểm, trong đó các bãi bồi đã ổn định có xu hướng diễn thế chuyển từ trảng cỏ, cây bụi, đất trống sang đất nông nghiệp. 3. Khu hệ cá có thành phần loài tương đối đa dạng, nghiên cứu xác định được tổng số 78 loài cá thuộc 10 bộ và 24 họ, trong đó có 10 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 23 loài có giá trị kinh tế. 4. Khu hệ bò sát gồm 12 loài, lưỡng cư gồm 7 loài với số lượng loài ghi nhận thấp, có 4 loài có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm II-B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. 5. Khu vực nghiên cứu có tầm quan trọng đối với các loài chim, đặc biệt là các loài di cư. Tổng số 232 loài chim thuộc 15 bộ và 51 họ đã được ghi nhận trong đó có 38 loài định cư, 192 loài di cư và hai loài di cư sinh sản. Có 7 loài chim được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN (2017), 03 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 2007, 17 loài có tên trong Phụ lục Công ước CITES. Nghiên cứu bước đầu xác định các đặc điểm sinh học sinh thái của 3 loài chim Cú lợn lưng nâu, Dô nách nâu, Dô nách nhỏ. Khu hệ thú nhỏ ghi nhận 17 loài, có mức độ đa dạng thấp, nghiên cứu ghi nhận quần thể Mèo rừng sinh sống trong khu vực. Nghiên cứu đã bổ sung một họ, một loài mới cho Danh lục chim Việt Nam là loài Bạc má tai đen (Remiz consobrinus) thuộc họ Bạc má nâu (Remizidae). 6. Nghiên cứu bước đầu xác định mối quan hệ sinh thái giữa các nhóm động, thực vật tại khu vực nghiên cứu; tầm quan trọng của bãi bồi trong bảo tồn đa dạng sinh học và đời sống cộng đồng dân cư địa phương. 7. Các mối đe doạ của con người với hệ sinh thái các bãi bồi được đánh giá. Một số giải pháp, bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái được đề xuất. 8. Nghiên cứu xác định được tầm quan trọng của hệ sinh thái các bãi bồi sông Hồng đoạn qua khu vực Hà Nội với bảo tồn đa dạng sinh học như cung cấp nơi sống, chuỗi thức ăn cho động vật hoang dã; cung cấp các giá trị sinh thái phục vụ du lịch, giải trí, cung cấp đất nông nghiệp, nguồn thuỷ sản cho cư dân địa phương, các hệ sinh thái này còn giúp bảo vệ đất, cung cấp oxi, hấp phụ các bon níc, điều hoà tiểu khí hậu và cung cấp nơi ở cho con người. 26 KIẾN NGHỊ 1. Có thể nói kết quả nghiên cứu là các đánh giá ban đầu về sinh thái, đa dạng sinh học các bãi bồi sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu thêm về các nhóm động không sương sống, các loài thực vật thuỷ sinh cần nghiên cứu chi tiết bổ sung về khu hệ động thực vật trong khu vực, tập trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn cũng như các loài có giá trị kinh tế. 2. Các cơ quan chức năng cần quản lý nghiêm ngặt vấn đề khai thác cát dựa trên các căn cứ khoa học về sinh học, sinh thái để xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng. 3. Việc quy hoạch phát triển hạ tầng hai bên bờ sông Hồng, xây dựng các công trình thuỷ lợi cần phải có đánh giá khoa học về vai trò của các hệ sinh thái đối với đời sống dân cư địa phương. Ưu tiên phát triển các các dự án du lịch sinh thái. 4. Thành phố Hà Nội cần quan tâm bảo tồn và sử dụng bền vững các bãi bồi sông Hồng, quản lý hoạt động canh tác nông nghiệp của dân cư địa phương, bảo đảm hài hoà phát triển và bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. UBND thành phố Hà Nội cần xem xét, ban hành kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các bãi bồi sông Hồng 5. Quản lý đánh bắt thuỷ sản bền vững dựa trên đánh giá trữ lượng, quản lý các hoạt động săn, bắt chim, thú hay sử dụng các phương pháp khai thác thuỷ sản huỷ diệt như xung điện, lưới kích thước nhỏ. 6. Quản lý chặt chẽ sinh vật ngoại lai, xâm hại gồm các loài thuỷ sinh, thực vật tại các bãi bồi. 27 DANH LỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh. Một số dẫn liệu về di cư của các loài chim thuộc bộ Sẻ Passeriformes tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ - Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 749-757. 2. Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần các loài chim di cư tại thành phố Hà Nội qua các mùa di cư từ năm 2011 đến 2015. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Trang 582-590. 3. Lê Mạnh Hùng, Vương Tiến Mạnh 2016. Một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái loài cú lợn lưng nâu Tyto longimembris tại khu vực bãi giữa sông Hồng Hà Nội. Báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ lần thứ 6. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trang 1417-1421. 4. Le Manh Hung, Vuong Tien Manh 2017. Discovery of breeding colony of Pratincoles at Red River, Hanoi, Vietnam. BirdingAsia 23. 2017. 49-53. 5. Vương Tiến Mạnh 2016. Giá trị sinh thái của các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng và đề xuất giải pháp bảo tồn. Tạp chí Môi trường số 6/2016, tr 30-31. 6. Vương Tiến Mạnh 2017. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái sông Hồng. Tạp chí Môi trường số 5/2017, tr 57-58.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_vai_tro_cua_he_sinh_thai_cac_bai_giua_son.pdf
  • pdfTóm tắt LA tiếng anh.pdf
Luận văn liên quan