Luận án Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khuyến nông qua tập huấn công nghệ "Một phải năm giảm" chỉ thực hiện ở An Giang

Qua nghiên cứu, Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới "Ba giảm ba tăng" và "Một phải năm giảm" đã có tác động đến hiệu quả kỹ23 thuật và hiệu quả sản xuất trong thực tế sản xuất của nông dân ĐBSCL. Để có thể mở rộng ứng dụng công nghệ "Một phải năm giảm" vào sản xuất lúa, đề nghị tập trung thực hiện các chính sách sau đây

pdf24 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khuyến nông qua tập huấn công nghệ "Một phải năm giảm" chỉ thực hiện ở An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xác nhận tác động tích cực của hoạt động khuyến nông đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở ĐBSCL chưa có nghiên cứu cập nhật và đầy đủ về ảnh hưởng của chương trình “Ba giảm ba tăng” (3G3T) và “Một phải năm giảm” (1P5G) sau quá trình triển khai. Mặt khác, hoạt động khuyến nông là dịch vụ nhưng các nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ít có trên lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, cần nghiên cứu ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân ở ĐBSCL; đồng thời, về chất lượng dịch vụ khuyến nông để nâng cao chất lượng các chương trình này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (1) Xác định tác động của các chương trình khuyến nông 3G3T và 1P5G đối với thực hành canh tác và hiệu quả kỹ thuật của ND trồng lúa ở ĐBSCL. (2) Xác định tác động của các chương trình khuyến nông 3G3T, 1P5G đối với hiệu quả kinh tế và thu nhập của ND trồng lúa ở ĐBSCL. (3) Xác định các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông. (4) Gợi ý các giải pháp thúc đẩy công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là tác động của chương trình khuyến nông đối với thu nhập của nông dân trồng lúa và chất lượng dịch vụ. Phạm vi thực hiện ở ĐBSCL từ năm 2010-2011. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng nhưng cũng có sử dụng nghiên cứu định tính GT (Grounded Theory) để bổ sung yếu tố hiệu quả vào mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng (xem 2.2.5.5). Về nghiên cứu ảnh hưởng chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dựa theo lý thuyết về đổi mới công nghệ trong nông nghiệp và dùng phương pháp đánh giá tác động. 2 Về nghiên cứu chất lượng dịch vụ, dùng lý thuyết về chất lượng DV và mô hình quan hệ chất lượng DV và hài lòng. Dữ liệu thứ cấp là các tài liệu liên quan được chính thức phát hành. Về dữ liệu sơ cấp, có hai bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nông dân. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu kiểm chứng các lý thuyết về tác động của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong thực tế sản xuất lúa ở ĐBSCL; mặt khác, đóng góp vào tìm hiểu, xác định các yếu tố quan trọng của DV khuyến nông. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu xác định tác động của chương trình khuyến nông 3G3T, 1P5G đối với thực hành canh tác, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của trồng lúa ở ĐBSCL; nghiên cứu áp dụng thang đo chất lượng dịch vụ vào tập huấn khuyến nông. Đó là cơ sở để gợi ý giải pháp tăng cường công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông. 1.6.Bố cục luận án. Luận án có 6 chương. Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1. Giới thiệu. Gồm có lý thuyết về đánh giá tác động, đổi mới công nghệ, khuyến nông, chất lượng dịch vụ và kinh nghiệm thực tiễn về các chương trình khuyến nông trên thế giới và trong nước. 2.2. Tổng quan lý thuyết. 2.2.1. Đánh giá tác động Leeuw và Vaessene (2009) cho rằng đánh giá tác động chủ yếu quan tâm đến kết quả cuối cùng của những can thiệp như là chương trình, dự án đến phúc lợi cộng đồng, gia đình, cá nhân.Theo White (2006), đánh giá thông dụng là: đánh giá vào tác động của biện pháp can thiệp trên kết quả phúc lợi cuối (trước sau), đánh giá liên quan đến thiết lập đối chứng (counterfactual). Theo Khandker và cộng sự (2010) các phương pháp đánh giá tác động được áp dụng phổ biến như sau: (1) Đánh giá ngẫu nhiên hóa (Randomized evaluation). (2) Phương pháp đối chiếu (Matching method), đặc biệt là so sánh điểm xu hướng (PSM-propensity score matching). 3 (3) Phương pháp sai biệt kép (DD:Double- difference hay DID- diffence in difference). (4) Phương pháp biến công cụ (IV-Instrument Variable). (5) Thiết kế Gián đoạn hồi qui (Regression Discontinuity) và Phương pháp tuần tự (Pipeline). Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên hóa ngày càng phổ biến. Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được thực hiện hoàn toàn ngẫu nghiên hay bán ngẫu nhiên, khi các mẫu can thiệp và đối chứng được chọn ngẫu nhiên, tùy thuộc vào một số đặc điểm quan sát được như là sở hữu đất đai hay thu nhập (Khandker và cs., 2010). Trong trường hợp thực hiện được việc chọn mẫu ngẫu nhiên, so sánh đơn giữa trung bình kết quả đầu ra giữa nhóm xử lý và nhóm đối chứng là đủ để đánh giá tác động, khác biệt giữa hai nhóm chính là tác động của can thiệp (Leeuw và Vaessene, 2009). 2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp Đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ (innovation) được định nghĩa như là phương pháp mới, tập quán và công cụ dùng để thực hiện công việc, được chia làm 2 loại, có loại bao gồm thiết bị (như máy kéo, phân bón), và có loại không bao gồm thiết bị mà chỉ là qui trình, phương pháp (Sunding và Zilberman, 2000); tạo ra hiệu suất cao hơn (Ellis, 1988). Ảnh hưởng của đổi (K/L)t (K/L) t+1 Ft F t+1 A B C Tỉ suất vốn/lao động (K/L) Năng suất lao động (Y/L) O Hình 2.2: Ảnh hưởng của trình độ công nghệ (Mô hình Kaldor) Nguồn: Kinh tế học nông nghiệp bền vứng (Đinh Phi Hổ, 2008) 4 mới công nghệ đã được mô tả bởi Kaldor vào 1957, ông cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật, tức là trình độ công nghệ (Đinh Phi Hổ, 2008). Trong hình 2.2, đường biểu diễn Ft năng suất lao động (Y/L) là một hàm số theo tỉ suất vốn lao động (K/L)t ở thời điểm t. Nếu trình độ công nghệ thay đổi, đường Ft sẽ dịch chuyển lên đường Ft+1, nằm phía trên đường Ft. Với mọi mức vốn/lao động, năng suất lao động sẽ cao hơn. Theo Colman & Young (1989), Seitz và cs.(2002), đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất.Thông qua đổi mới công nghệ, hàm sản xuất sẽ dịch chuyển lên, như là: có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với một khối lượng đầu vào như cũ hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ nhưng với khối lượng đầu vào ít hơn (hình 2.3). 2.2.3. Khuyến nông Khuyến nông. Thuật ngữ “khuyến nông” (“extension”) xuất phát từ sự phát triển giáo dục ở Anh trong hậu bán thế kỷ 19 với các chủ đề nông nghiệp được các giảng viên lưu động đưa vào giảng dạy ở các vùng nông thôn (Jones và Garforth, 1997). Valera và Plopino (1987) tóm tắt khuyến nông là dịch vụ hỗ A Lượng phân bón fo f1 B TP2 TP1 Tổng Sản phẩm Hình 2.3- Đổi mới công nghệ và đường cong tổng sản phẩm Nguồn: Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (Colman và Young ,1998) 5 trợ có mục đích chính là làm tăng năng suất, dần dần mở rộng đến các DV đáp ứng nhu cầu phát triển con người. Theo Van den Ban và Hawkins (1996) các phương pháp khuyến nông chủ yếu là: (1) Truyền thông đại chúng, (2) khuyến nông theo nhóm gắn với các mô hình trình diễn, (3) khuyến nông cá nhân, (4) Kết hợp truyền thông và dùng các phương tiện nghe nhìn, (5) Truyền thông dân gian, (6) Dùng công nghệ thông tin hiện đại. Khuyến nông T&V (Huấn luyện và viếng thăm-traing and visit). Cán bộ KN được giao trách nhiệm phụ trách từng nhóm ND, phải thường xuyên gặp gỡ hướng dẫn nông dân giải quyết các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (Van den Ban và Hawkins, 1996). Phương pháp Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD). Phương pháp PTD (Participatory Technical Development) là phương pháp tạo sự tham gia của ND qua học tập, thí nghiệm, thực hành được thực hiện trên đồng ruộng (Dhollander, 2007). Các bước thực hiện chính là: (1) Xác định và phân tích trở ngại, nhu cầu; (2) Tìm kiếm giải pháp, ý tưởng mới; (3) Thử nghiệm các lựa chọn, ý tưởng mới; (4) Đánh giá và phổ biến kết quả thử nghiệm (5) Nhân rộng và thể chế hóa PTD (Nguyễn Duy Cần&Vromant, 2009). Phương pháp trường học ngoài đồng của nông dân (FFS). FFS (Farmer field School) cung cấp cơ hội cho nông dân học tập qua thực hành ngoài đồng ruộng; làm cho nông dân trở thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình, có khả năng quyết định, chủ động giải quyết các vấn đề xảy ra trong sản xuất. Lớp học FFS có 20-25 nông dân, tập trung huấn luyện định kỳ trong suốt mùa vụ, thường được kết hợp với PTD trong huấn luyện ND (SUSTAINET EA, 2010). 2.2.4. Một số khái niệm liên quan luận án Hiệu quả là khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả kinh tế liên quan chi phí để đạt mục tiêu đưa ra, hoặc là kết quả đạt được với chi phí cho trước. Hiệu quả môi trường liên quan môi trường và sức khoẻ cộng đồng (Adger và cộng sự, 2003). Hiệu quả kỹ thuật là mức sản lượng tối đa có thể đạt được ở mức chi phí nguồn lực nhất định trong điều kiện có nhiều công nghệ, kỹ thuật sản xuất khác 6 nhau. Hiệu quả phân phối đề cập đến sự điều chỉnh các nguồn lực và sản lượng để phản ánh các giá cả liên quan và kỹ thuật sản xuất đã được chọn. Hiệu quả kinh tế là khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Ellis, 1988). Lợi nhuận. Lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí (Guell, 2008). Theo Đinh Phi Hổ (2008) chỉ tính sản xuất của nông hộ thì: Lợi nhuận = giá trị tổng sản phẩm - tổng chi phí sản xuất (chi phí lao động gồm cả chi phí lao động gia đình và lao động thuê ngoài) Thu nhập gia đình = lợi nhuận + giá trị lao động gia đình của nông hộ 2.2.5. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng 2.2.5.1. Chất lượng dịch vụ Chất lượng là tất cả đặc điểm, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ liên quan tới khả năng làm thỏa mãn những nhu cầu hàm ẩn hoặc được xác định. Sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng khi nó đáp ứng hoặc vượt mong đợi của khách hàng (Kotler và Keller, 2009). Parasuraman, Zeithhaml và Berry (gọi tắt là PZB) (1985, 1988) tổng hợp dịch vụ có ba đặc tính là: vô hình, khác biệt, không thể tách rời và đưa ra thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL có 5 thành phần với 22 mục hỏi, cho điểm theo thang đo Likert từ 1 đến 7, tính điểm cảm nhận trừ cho mong đợi. Năm thành phần của SERVQUAL là: (1) Phương tiện hữu hình (Tangibles), (2) Tin cậy (Reliability), (3) Đáp ứng (Responsiveness), (4) Đảm bảo (Assurance), (5) Cảm thông (Empathy). Khi áp dụng vào nghiên cứu thực tế các ngành dịch vụ, số lượng các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ rút ra được có thể ít họăc nhiều hơn 5 thành phần kể trên (PZB, 1991). Cronin và Taylor (1992) cho rằng những nhân tố của chất lượng dịch vụ có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành hay lãnh vực nghiên cứu và chỉ có cảm nhận về thể hiện của dịch vụ mới đo lường chất lượng dịch vụ có hiệu quả, từ đó, ông đưa ra thang đo chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường cảm nhận (thay vì cả mong đợi và cảm nhận như SERVQUAL) gọi là SERVPERF. Thang đo nầy không lệ thuộc vào kinh nghiệm của người tiêu dùng, các thành phần và biến quan sát cũng giống như SERVQUAL. 7 2.2.5.2. Hài lòng Hài lòng là cảm giác vui thích hoặc thất vọng bắt nguồn từ sự so sánh thể hiện của sản phẩm dịch vụ cảm nhận được với mong đợi của khách hàng (Oliver, 1980; Lin, 2003; Kotler và Keller, 2009) 2.2.5.3. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng PZB (1988) cho rằng chất lượng dịch vụ và hài lòng có liên quan nhau, trong đó, hài lòng qua thời gian có từ cảm nhận về chất lượng dịch vụ. Cronin và Taylor (1992) đưa ra kết quả nghiên cứu khuyến cáo là chất lượng dịch vụ là tiền tố của sự hài lòng của khách hàng. Theo Olajide (2011), chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có liên quan nhau. Do đó, không nên đo lường chất lượng dịch vụ mà không đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Kotler và Keller (2009) cho rằng sự hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ. 2.2.5.4. Một số công trình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng dịch vụ, cơ bản áp dụng thang đo SERVQUAL. 2.2.5.5. Nghiên cứu định tính bổ sung mô hình quan hệ chất lượng DV và hài lòng Nghiên cứu của Võ Thị Lang và cs. (2008) ở ĐBSCL trong vụ Đông Xuân 2004-2005 cho thấy nông dân có nhận thức về tác động môi trường và sức khỏe con người của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp. Rahman và Thapha (1999) thấy rằng nông dân nhận thức rõ về tác động bất lợi của kỹ thuật nông nghiệp hiện đại đối với môi trường đất, nước và sức khỏe con người. Như vậy, vấn đề đặt ra là nghiên cứu cảm nhận, đánh giá của nông dân về hiệu quả của công nghệ mới được chuyển giao qua dịch vụ tập huấn khuyến nông và ảnh hưởng của nó đến hài lòng về chất lượng dịch vụ đó. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp GT (Grounded Theory), phỏng vấn nhóm nông dân từ 2 lớp tập huấn 1P5G ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong vụ ĐX 2010-201, cho thấy nông dân quan tâm biện pháp kỹ thuật giúp lúa xanh tốt, khỏe mạnh, ruộng lúa phát triển đều, sản xuất có hiệu quả kinh tế; họ cũng ý thức được biện pháp canh tác bền vững là phải bảo vệ sức khỏe người sản xuất và bảo vệ môi trường. Do đó, đề nghị bổ sung yếu tố cảm nhận về hiệu quả của công nghệ mới 8 trong nông nghiệp vào mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng để tăng mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu. 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về các chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới và đánh giá chất lượng dịch vụ trong nông nghiệp 2.3.1. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM-Integrated Pest Management) Quản lý dịch hại tổng hợp là quá trình xử lý dựa trên quyết định bao gồm việc sử dụng nhiều biện pháp phối hợp để tối hảo hóa việc kiểm soát tất cả dịch hại bằng phương cách vững chắc có tính tiết kiệm và sinh thái. Đến những năm 1970, khái niệm “Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM) hiện đại được đưa ra bao gồm tất cả những loại dịch hại cây trồng (Ehler, 2006). Các nhà khoa học của IRRI đã dùng cách tiếp cận FFS cho IPM ở Philippines từ năm 1978 đến 1980. Bốn nguyên tắc của IPM là: (1) Trồng cây khỏe;(2) Bảo vệ thiên địch;(3) Thăm đồng thường xuyên;(4) Nông dân là chuyên gia IPM. Trong thập kỷ 1990, đã mở 75.000 lớp IPM cho hơn 2 triệu nông dân ở Châu Á. Một khảo sát đánh giá tác động của IPM trên 24 nông dân trồng lúa đã tham gia huấn luyện IPM ở Indonesia cho thấy hiệu quả làm giảm phun thuốc trừ sâu rầy, tăng năng suất và lợi nhuận của nông dân so với trước khi tập huấn (FAO Community IPM Programme, 2002). 2.3.2.Hệ thống thâm canh lúa (SRI-System for Rice Intensification) Theo Africare, Oxfarm African và WWF-ICRISAT Project (2010), hệ thống SRI là tập hợp các biện pháp quản lý cây trồng khác với lối canh tác truyền thống được phát triển vào những năm 1980 nhằm làm lợi cho hộ ND ít đất. SRI tăng hiệu quả sử dụng đầu vào, làm tăng năng suất với nhập lượng ít hơn, do đó giúp tăng được thu nhập; đồng thời làm lợi cho sức khỏe của họ và môi trường do dùng nước và hóa chất ít hơn. Kết quả thực hiện SRI rất ấn tượng nên đã được WWF và nhiều tổ chức quốc tế khác tài trợ triển khai ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. 2.3.3. Chương trình "Ba giảm ba tăng" trong sản xuất lúa. Do sử dụng giống lúa năng suất cao, nông dân phải dùng nhiều phân bón hóa học, nhất là phân đạm. Nông dân thường sạ quá dầy, bón phân không cân đối, đặc biệt là quá nhiều phân đạm và dùng thuốc BVTV không đúng (Nguyễn Hữu Huân và cộng sự, 2010). Nghiên cứu 3G3T được Nguyễn Hữu Huân và cộng sự (2010) tiến hành đầu tiên vào năm 2002 trong vụ ĐX và HT ở ĐBSCL. 9 Kết quả là ở các lô thí nghiệm giảm giống, lượng đạm và thuốc trừ sâu rầy nhưng năng suất tăng hơn so với đối chứng. Trên cơ sở đó, IRRI đã tài trợ cho dự án thực hiện các mô hình thí điểm 3G3T qui mô lớn ở tỉnh Cần Thơ và Tiền Giang trong 2 năm 2002-2004 và Bộ Nông nghiệp&PTNT đã chính thức phát động chương trình nầy vào năm 2006 trên cả nước. Kết quả đánh giá tác động ở ba tỉnh An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng vào năm 2006 cho thấy ND 3G3T sử dụng giống, phân đạm thấp, số lần phun thuốc BVTV giảm đối chứng. Tuy năng suất giữa 2 nhóm tương đương nhau, lợi nhuận của nông dân áp dụng 3G3T cao hơn nhờ giảm chi phí sản xuất (Huelgas và Templeton, 2010). Võ Thị Lang và cs. (2008) điều tra tại hai Tỉnh An Giang và Cần Thơ vụ Đông Xuân 2004-2005, đánh giá tác động theo phương pháp ngẫu nhiên hóa cho thấy nông dân có tham gia chương trình 3G3T sử dụng lượng hạt giống thấp hơn, dùng phân đạm và số lần phun xịt thuốc sâu rầy ít hơn; nhưng đạt thu nhập ròng cao hơn nông dân không tham gia. 2.3.4. Chương trình "Một phải năm giảm" 1P5G là sự mở rộng của 3G3T, thêm phải dùng giống xác nhận, và giảm sử dụng nước tưới bằng cách áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẻ (AWD- Alternate Wetting and Drying) và giảm thất thoát sau thu hoạch. Giống xác nhận (certified seed) là giống chất lượng đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TCVN 1776:2004. Tiết kiệm nước bằng kỹ thuật ướt khô xen kẻ (AWD-Alternate Wetting and Drying). Nguyên tắc là cho nước vào mặt ruộng không ngập sâu quá 5 cm và không thấp hơn mặt ruộng 15 cm, không để ngập nước liên tục. Thất thoát trong thu hoạch và sau thu hoạch. Chủ yếu là sử dụng máy gặt đập liên hợp và máy sấy đúng kỹ thuật. Cách tổ chức thực hiện Chương trình 3G3T và 1P5G. Ngành Nông nghiệp các tỉnh tổ chức các lớp tập huấn 3G3T kết hợp xây dựng các mô hình thí điểm diện tích khoảng 100 ha, mỗi lớp 50 nông dân. Công tác truyền thông, thông tin cũng được thực hiện đồng thời. Tập huấn 1P5G tổ chức ở An Giang theo dạng các lớp FFS. Các tỉnh khác tập huấn, hội thảo mở rộng chương trình 3G3T thành 1P5G. Đến cuối năm 2011, toàn vùng ĐBSCL đã tổ chức 224 lớp tập huấn 1P5G cho 5560 nông dân tham gia với diện tích áp dụng là 6.869,2 ha (Cục Trồng trọt, 2012). 10 2.3.5. Chương trình “Khuyến nông có sự tham gia” Chương trình Khuyến nông có sự tham gia (Participatory Extension Programme-PAEX do 2012), được tổ chức VVOB (Bỉ) tài trợ thực hiện từ 2008-2012 ở 4 tỉnh Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang và Sóc Trăng. Mục đích là giúp ND, cán bộ khuyến nông và các cấp quản lý các dịch vụ khuyến nông cải thiện chất lượng của hoạt động khuyến nông thông qua tăng cường sử dụng phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD). 2.3.6. Khảo sát chất lượng dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn và hài lòng của nông dân Chương trình Cải thiện cung ứng DV công trong nông nghiệp và PTNT1, đã tiến hành điều tra chất lượng DV và hài lòng của người dân ở hai tỉnh Cao Bằng và Hòa Bình trong hai năm 2008 và 2010 để đánh giá tác động theo phương pháp trước sau. Kết quả cho thấy có sự gia tăng tiếp cận các DV KN và hài lòng của ND ở hai tỉnh (PS-ARD, 2010). 2.4. Khung phân tích của luận án Chương trình khuyến nông có hai thuộc tính: Nội dung là công nghệ mới và hình thức hoạt động là dịch vụ. Công nghệ mới làm cho chương trình có tác động đến thực hành và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa (nhóm giả thuyết 1); hiệu quả kinh tế - thu nhập của nông dân (nhóm giả thuyết 2). Mặt khác, chất lượng dịch vụ dẫn đến hài lòng (Cronin và Taylor, 1992; Kotler và Keller, 2009) và theo kết quả nghiên cứu định tính ở 2.2.5.5, cảm nhận về hiệu quả của công nghệ mới cũng có ảnh hưởng đến hài lòng của nông dân (nhóm giả thuyết 3). Từ kết quả kiểm định các giả thuyết, đề xuất các giải pháp tăng cường công tác khuyến nông; đồng thời, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông. Khung phân tích được thể hiện trong sơ đồ ở Hình 2.7. 1 Chương trình được tài trợ bởi tổ chức Swiss Agency for Development and Cooperation SDC 11 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu. Áp dụng hai phương pháp phân tích chính là đánh giá tác động và phân tích hồi qui mô hình quan hệ chất lượng và hài lòng. 3.2. Các giới hạn trong nghiên cứu Các chương trình KN được giới hạn là 3G3T và 1P5G.Thu nhập được giới hạn là lợi nhuận trồng lúa, tính trong vụ ĐX 2009-2010. Chọn 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang để nghiên cứu các chương trình KN trên cây lúa. Nghiên cứu chất lượng DV được giới hạn trong tập huấn 1P5G ở An Giang. 3.3. Phương pháp nghiên cứu và các giả thuyết Nhóm giả thuyết (1): Thực hành sản xuất và hiệu quả kỹ thuật gồm: H1a, H1b, H2, H3a,,H3b, H4. Nhóm giả thuyết (2): Hiệu quả kinh tế-thu nhập gồm: H5, H6, H7 Nhóm giả thuyết (3): chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông Mô hình hồi qui tuyến tính: Y= bo + b1 X1 +b2 X2+ b3X3 +b4X4 + b5X5 + b6X6 + e DỊCH VỤ KN ---------------- - Tập huấn - Mô hình trình diễn - Truyền thông -Tư vấn THỰC HÀNH CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ------------------- - Sự dụng giống xác nhận -Giảm lượng giống - Giảm phân đạm - Giảm thuốc BVTV - Giảm nước tưới - Giảm thất thoát sau thu hoạch - Tăng năng suất HIỆU QUẢ KINH TẾ -THU NHẬP -Giảm chi phi SX -Giảm giá thành sản xuất lúa -Tăng giá bán -Tăng lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận Hình 2.7. Sơ đồ khung phân tích của luận án CÔNG NGHỆ MỚI - "Ba giảm ba tăng" -"Một phải năm giảm" CT KHUYẾN NÔNG CHUYỂN GIAO CN Giải pháp đẩy mạnh công tác KN Giải pháp nâng cao chất lượng DV tập huân KN Hài lòng Nhóm giả thuyết (3) Nhóm giả thuyết (2) Nhóm giả thuyết (1) - Chất lượng DV - Hiệu quả công nghệ mới 12 Biến phụ thuộc Y: Hài lòng. Các biến độc lập: X1 = Phương tiện hữu hình, X2 = Tin cậy, X3 = Đáp ứng, X4 = Đảm bảo, X5= Cảm thông, X6 = Hiệu quả của công nghệ mới. Các giả thuyết H8, H9, H10, H11, H12, H13 đưa ra để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi qui các biến độc lập. 3.4. Cơ sở dữ liệu 3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi Bảng câu hỏi 1. Kiến thức quan điểm thực hành và hiệu quả sản xuất lúa. Có 42 câu hỏi và bảng tính chi phí sản xuất, lợi nhuận. Bảng câu hỏi 2: Chất lượng tập huấn "Một phải năm giảm". thang đo chất lượng dịch vụ có 23 mục hỏi; thang đo hiệu quả có 4 mục hỏi, thang đo hài lòng có 5 mục hỏi, với thang điểm Likert từ 1 đến 7. 3.4.2. Lấy mẫu - Bảng câu hỏi 1. Dùng phương pháp lấy mẫu nhiều giai đoạn (multi- stage), phân vùng ra nhiều cấp: Tỉnh, huyện, xã để lấy mẫu ngẫu nhiên. Chọn 3 tỉnh Angiang, Cần Thơ, Tiền Giang thực hiện nhiều chương trình KN cho cây lúa, có tập quán canh tác thâm canh lúa để tiêu biểu cho sản xuất lúa ĐBSCL. Mỗi tỉnh một huyện, mỗi huyện 3 xã. Tổng số quan sát là 309, trong đó, 176 nông dân có tham gia và 133 không tham gia các Chương trình 3G3T, 1P5G. Cỡ mẫu 309 đạt yêu cầu cho các ước lượng trung bình tổng thể quan trọng trong đề tài nghiên cứu. - Bảng câu hỏi 2. Chọn mẫu bằng cách lấy ngẫu nhiên 7/11 lớp tập huấn 1P5G vụ HT 2011 ở An Giang, cỡ mẫu là 181, đạt yêu cầu phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.5.1. Thống kê mô tả Phân tích đặc điểm mẫu, thực hành canh tác, nhận thức của ND dưới dạng các bảng thống kê phân tích tần số và phân tích chéo để thấy được biểu hiện của biến theo từng địa phương. 3.5.2.Đánh giá tác động Áp dụng phương pháp đánh giá tác động ngẫu nhiên hóa để đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến nông. Dùng Independent Sample T-test của SPSS và χ2 để kiểm định các giả thuyết nhóm (1) và (2). 13 3.5.2. Phân tích Chất lương tập huấn "Một phải năm giảm" Xây dựng thang đo chất lượng tập huấn KN, thang đo hiệu quả, thang đo hài lòng; hồi qui hài lòng theo các thành phần của thang đo. Kiểm định mô hình hồi qui. Kiểm định các giả thuyết nhóm (3). Chương 4 THỰC HÀNH VÀ HIỆU QUẢ SX LÚA THEO CÔNG NGHỆ MỚI 4.1. Giới thiệu. Gồm đặc điểm mẫu nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế chương trình khuyến nông 3G3T, 1P5G. 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu. Không có sự khác nhau về lao động, học vấn kinh nghiệm và ruộng đất giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nhóm đối chứng. 4.3. Nhận thức của nông dân. ND dựa nhiều vào kinh nghiệm trong chọn giống, phân, thuốc và cũng nhận thức được ảnh hưởng thuốc BVTV đối với sức khỏe con người. 4.4. Thực hành sản xuất và hiệu quả kỹ thuật 4.4.1. Giống lúa ND 3G3T, 1P5G trồng lúa chất lượng cao và nhiều hơn nông dân nhóm đối chưng. Tỉ lệ dùng giống xác nhận của họ cũng cao hơn (Bảng 4.16). Bảng 4.16. Phẩm cấp giống các nhóm nông dân sử dụng Phẩm cấp giống Tham gia Chương trình 3G3T/1P5G Tổng Không Có Giống thường : Số người 76 70 146 Tỉ lệ (%) 57,1 41,9 48,7 Giống xác nhận: Số người 57 97 154 Tỉ lệ (%) 42,9 58,1 51,3 Tổng : Số người 133 167 300 Tỉ lệ (%) 100 100 100 Kiểm định giả thuyết H1a: Có mối liên hệ giữa việc tham gia chương trình 3G3T, 1P5G và việc sử dụng giống xác nhận trong canh tác lúa của nông dân. Kiểm định χ 2 có giá trị p (2 bên)= 0,009 <0,001, chấp nhận H1a. 14 Kiểm định giả thuyết H1b: Có sự khác biệt về lượng giống sử dụng giữa nông dân 3G3T và nông dân canh tác theo tập quán. Kiểm định T có giá trị p (2 đuôi)= 0,000 <0,001, chấp nhận H1b (Bảng 4.22). 4.4.2- Lượng phân bón Kiểm định giả thuyết H2: Có sự khác biệt về lượng phân đạm sử dụng giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nông dân canh tác theo tập quán. Kiểm định T có giá trị p (2 đuôi) = 0,000 < 0,01, chấp nhận H2 (Bảng 4.22). 4.4.3- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Đa số nông dân “Ba giảm ba tăng”, “Một phải năm giảm” không phun thuốc trừ sâu rầy trong vòng 40 ngày sau khi sạ (Bảng 4.21). Bảng 4.21. Tình hình phun thuốc trừ sâu rầy của 2 nhóm nông dân trong vòng 40 ngày sau khi sạ Phun thuốc trừ sâu rầy trong vòng 40 ngày Tham gia 3G3T/ 1P5G Tổng không có Không Số người 39 124 163 Tỉ lệ (%) 29,3 70,5 52,8 Có Số người 94 52 146 Tỉ lệ (%) 70,7 29,5 47,2 Tổng Số người 133 176 309 Tỉ lệ 100 100 100 Kiểm định giả thuyết H3a: Có mối liên hệ giữa việc tham gia chương trình 3G3T, 1P5G và việc phun thuốc trừ sâu rầy trong vòng 40 ngày sau khi sạ của nông dân. Kiểm định χ2 có giá trị p (2 bên) = 0,000 < 1%, chấp nhận H3a. Tổng lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật nông dân sử dụng là tổng của hoạt chất thuốc cỏ; thuốc trừ ốc, côn trùng, sâu rầy và thuốc trừ bệnh. Kiểm định giả thuyết H3b: Có sự khác biệt về tổng lượng hoạt chất thuốc BVTV sử dụng giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nông dân canh tác theo tập quán. Kiểm định T có p (2 đuôi)= 0,003 <1%, chấp nhận H3b (Bảng 4.22). 15 Bảng 4.22. So sánh thực hành và hiệu quả kỹ thuật giữa nông dân tham gia và không tham gia chương trình khuyến nông Chỉ tiêu Nông dân 3G3T/1P5 G (A) ND canh tác theo tập quán (B) Chênh lệch (A)-(B) Trị số T Giá trị p ( 2-đuôi) Lượng giống (kg/ha) 141,10 162,04 - 20,94 -5,118** 0,000 Lượng đạm (kg N/ha) 101,53 115,90 - 14,37 -3,598** 0,000 Lượng lân (kg P2O5/ha) 55,26 61,77 - 6,50 -2,371* 0,019 Lượng kali (kg K2O/ha) 56,98 54,92 2,06 0,703 0,483 Lượng nước phun (lít/1000m2) 29,90 28,62 1,29 0,193 0,055 Số lần phun thuốc trừ cỏ 1,31 1,34 -0,03 -0,518 0,605 Số lần phun thuốc trừ sâu, rầy 3,49 3,75 -0,26 -1,228 0,221 Số lần phun thuốc trừ bệnh 4,24 4,57 -0,34 -2,148* 0,033 Lượng hoạt chất thuốc trừ cỏ (gram a.i/ha) 345,13 407,11 -61,98 -2,079* 0,039 Lượng hoạt chất thuốc trừ ốc, sâu rầy (gram a.i/ha) 689,64 806,36 -116,72 -1,185 0,237 Lượng hoạt chất thuốc trừ bệnh (gram a.i/ha) 1047,37 1275,84 -228,47 2,742** 0,006 Tổng lượng hoạt chất sử dụng (gram a.i./ha) 2.082,14 2.489,31 -407,17 - 2,963** 0,003 16 Năng suất (tấn/ha) 7,464 7,423 0,041 0,514 0,608 Ghi chú: (*) có ý nghĩa thống kê 5% (**) có ý nghĩa thống kê 1% 4.4.4. Sử dụng nước. Nông dân 3G3T, 1P5G sử dụng nước ít hơn ND không tham gia 4.4.5. Thu hoạch và sau thu hoạch Năng suất lúa trung bình của cả hai nhóm tương đương (Bảng 4.22). Kiểm định giả thuyết H4: Có sự khác biệt về năng suất giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nông dân canh tác theo tập quán. Kiểm định T có giá trị p (2 đuôi) = 0,608 > 5%. Bác bỏ giả thuyết H4 (Bảng 4.22). 4.5. Hiệu quả kinh tế-thu nhập 4.5.1. Tổng chi phí Tổng chi phí sản xuất lúa bao gồm các chi phí: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ lao động và chi phí khác. Kiểm định giả thuyết H5: Có sự khác biệt về tổng chi phí giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nông dân canh tác theo tập quán. T có giá trị p (2 đuôi) = 0,005 < 1%, chấp nhận giả thuyết H5 (Bảng 4.27). 4.5.2. Giá thành sản xuất Giá thành sản xuất 1 kg lúa của ND 3G3T, 1P5G thấp hơn 148 đ/kg so với giá thành của nông dân canh tác theo tập quán (Bảng 4.27). Kiểm định giả thuyết H6: Có sự khác biệt về giá thành sản xuất lúa giữa nông dân 3G3T, 1P5G và nông dân canh tác theo tập quán. Kiểm định T có giá trị p = 0,008 <1%, chấp nhận giả thuyết H6 (Bảng 4.27). 4.5.3. Lợi nhuận Do doanh thu cao hơn và tổng chi phí thấp hơn, lợi nhuận của nông dân 3G3T, 1P5G cao hơn lợi nhuận của nông dân canh tác theo tập quán2. Kiểm định giả thuyết H7: Có sự khác biệt về lợi nhuận giữa nông dân nông dân 3G3T, 1P5G và ND canh tác theo tập quán. Kiểm định T có giá trị p (2 đuôi)= 0,000 < 1%, chấp nhận giả thuyết H7 (Bảng 4.27). 2 Nông dân tham gia chương trình “Ba giảm ba tăng”, “Một phải năm giảm” giảm chi phí sản xuất có ý nghĩa nhưng năng suất tương đương với nông dân canh tác theo tập quán cho nên hạ được giá thành sản xuât, dù bán lúa bằng giá nhau, họ vẫn có lợi nhuận cao hơn. 17 4.6. Tóm tắt chương. Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới có tác động rõ đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân. Bảng 4.27. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa Chỉ tiêu Nông dân 3G3T/1P5G (A) ND canh tác theo tập quán (B) Khác biệt (A-B) Trị số T Giá trị p (2 đuôi) Doanh thu ( đ/ha) 33.200.668 31.327.726 1.872.942 4,020** 0,000 Tổng chi phí (đ/ha) 13.832.383 14.928.306 -1.095.924 - 2,854* 0,005 - Giống 961.015 1.016.129 -55.114 -0,611 0,542 - Phân bón 3.649.396 3.942.556 -293.160 -2,216* 0,028 - Thuốc BVTV 2.378.465 2.842.548 -464.083 -2,943** 0,004 - Dịch vụ lao động 6.727.077 7.023.883 -296.806 -1,626 0,105 - Chi phí khác 116.428 103.189 13.239 0,366 0,715 Lợi nhuận 19.368.285 16.399.420 2.968.865 5,543** 0,000 Tỉ suất lợi nhuận (%) 1,49 1,20 0,29 4,874** 0,000 Giá bán (đ/kg) 4.467 4.224 243 4,305** 0,000 Giá thành (đ/kg) 1.875 2.023 -148 -2,684** 0,008 Ghi chú: (*) có ý nghĩa thống kê 5%, (**) có ý nghĩa thống kê 1% Chương 5 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG VÀ HÀI LÒNG CỦA NÔNG DÂN 5.1. Giới thiệu. Phân tích các thang đo và hồi qui hài lòng theo chất lượng DV. 5.2. Đặc điểm mẫu. Tương tự với đặc điểm mẫu cả vùng ĐBSCL. 5.3. Phân tích thống kê các thang đo 5.3.1.Thang đo chất lượng dịch vụ Thang đo chất lượng dịch vụ có tổng cộng 23 biến. Phương tiện hữu hình có 4 biến: TAN1, TAN2, TAN3, TAN4, TAN5; Tin cậy có 4 biến: REL1, REL2, REL3, REL4; Đáp ứng có 4 biến: RES1, RES2, RES3, RES4; Đảm bảo có 6 biến: ASS1, ASS2, ASS3, ASS4, ASS5, ASS6; Cảm thông có 4 biến: EMP1, EMP2, EMP3, EMP4. Alpha của các thành phần đều lớn hơn 0,60 18 nhưng nếu bỏ bớt biến REL2 và ASS2 thì α của thành phần đó lớn hơn nên hai biến này là biến rác, không được đưa vào phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố với phép quay Varimax qua ba vòng đạt yêu cầu phân tích, từ 21 biến còn lại 15 biến sắp xếp thành 4 nhân tố: (1)-Tiện ích gồm 5 biến: TAN1, TAN4, ASS6, EMP3, EMP4. α = 0,758. (2)- Tổ chức lớp gồm 4 biến: TAN3, TAN5, REL1, REL3. α = 0,774. (3)- Giảng dạy gồm 3 biến: TAN2, RES3, ASS3. α = 0,722. (4)- Quan tâm gồm 2 biến: RES2, EMP2. α =0,800. 5.3.2. Thang đo hiệu quả của công nghệ "Một phải năm giảm" Thang đo hiệu quả có 4 biến là: EFF1, EFF2, EFF3, EFF4, giá trị trung bình chung của 4 biến xấp xỉ 6,6; α = 0,65. Đưa cả 4 vào phân tích nhân tố, có 2 nhân tố trích ra là: (1) Hiệu quả kinh tế gồm EFF1 và EFF2 . α = 0,672. (2) Hiệu quả môi trường gồm EFF3 và EFF4. α = 0,681. 5.3.3. Thang đo hài lòng Thang đo hài lòng gồm có 5 biến là SAT1, SAT2 và SAT3, SAT4 và SAT5, giá trị biến khá cao, từ 6,24 đến 6,61. α = 0,779. Qua phân tích nhân tố 5 biến nầy chỉ sắp xếp thành một nhân tố. 5.4. Phân tích hồi qui Mô hình nghiên cứu quan hệ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng được điều chỉnh do có sự sắp xếp lại các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ và thang đo hiệu quả (hình 5.2). Tiện ích Tổ chức lớp Giảng dạy Quan tâm Hiệu quả kinh tế Hài lòng Hiệu quả môi trường Hình 5.2. Mô hình quan hệ chất lượng DV và hài lòng (điều chỉnh) 19 Phương trình hồi qui: Hài lòng = B0 + B1 * Tiện ích + B2 * Tổ chức lớp + B3 * Giảng dạy + B4*Quan tâm + B5 * Hiệu quả kinh tế + B6 * Hiệu quả môi trường + e Các giả thuyết: H8: Tiện ích tác động cùng chiều đến hài lòng của ND về chất lượng tập huấn H9: Tổ chức lớp tác động cùng chiều đến hài lòng của ND về chất lượng tập huấn H10: Giảng dạy tác động cùng chiều đến hài lòng của ND về chất lượng tập huấn H11: Quan tâm tác động cùng chiều đến hài lòng của ND về chất lượng tập huấn H12: Hiệu quả kinh tế của công nghệ được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông tác động cùng chiều đến hài lòng của ND về chất lượng tập huấn H13: Hiệu quả môi trường của công nghệ được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông tác động cùng chiều đến tăng hài lòng của ND về chất lượng tập huấn Bảng 5.14. Tóm tắt mô hình Mô hìn h R R 2 R 2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng Change Statistics DW R 2 Chang e F Chang e df 1 df2 Sig. F Change 1 0,656(a) 0,431 0,418 0,45354 0,431 33,311 4 176 0,000 2 0,705(b) 0,497 0,480 0,42876 0,066 11,465 2 174 0,000 2,079 (a) Biến phụ thuộc: Tiện ích, Tổ chức lớp, Giảng dạy, Quan tâm (b) Biến phụ thuộc: Tiện ích, Tổ chức lớp, Giảng dạy, Quan tâm, Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả môi trường Kết quả phân tích hồi qui, Adj.R2= 0,48. Khi đưa thêm hai biến hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thì R2 change= 0,497-0,431=0,066 với sig.Fchange=0,000 < 0,01, có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0: R 2 change= 0. Do đó, việc bổ sung thang đo hiệu quả có ý nghĩa làm tăng mức độ giải thích của mô hình. Qua phân tích phương sai, F có giá trị p rất nhỏ (p = 0,000 < 0,01), mô hình hồi qui là phù hợp (bảng 5.14). Kiểm định mô hình hồi qui. Không có các hiện tượng tương quan giữa các phần dư (1<DW<3), phương sai thay đổi (dùng kiểm định Park) và đa cộng tuyến (VIF <10). Như vậy mô hình hồi qui sử dụng được. Kết quả hồi qui (Bảng 5.16) : Tiện ích có hệ số hồi qui B1 = + 0,259, T có p=0,000 <0,01. Chấp nhận giả thuyết H9 với độ tin cậy 99%, 20 Tổ chức lớp có hệ số hồi qui B2 = -0,041, T có p=0,491> 0,05. Bác bỏ giả thuyết H10. Giảng dạy có hệ số hồi qui là B3 = +0,116, T có p = 0,057 < 0,10. Chấp nhận giả thuyết H11 với độ tin cậy 90%. Quan tâm có hệ số hồi qui là B1 = +0,158, T có p = 0,000 <0,01. Chấp nhận giả thuyết H12 với độ tin cậy 99%. Hiệu quả kinh tế có hệ số hồi qui là B1 = +0,243, T có p = 0,000 < 0,01. Chấp nhận giả thuyết H13 với độ tin cậy 99. Hiệu quả môi trường có hệ số hồi qui là B1 = +0,127, kiểm định T có p = 0,034 <0,05. Chấp nhận giả thuyết H13 với độ tin cậy 95% Bảng 5.16. Thông số thống kê của các biến Hệ số Hệ số chuẩn hóa  T Giá trị p Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn VIF (hằng số) 0,780 0,466 1,675 0,096 Tiện ích 0,259 0,060 0,291 4,312 0,000 1,580 Tổ chức lớp -0,041 0,059 -0,047 -0,690 0,491 1,618 Giảng dạy 0,116 0,060 0,137 1,919 0,057 1,768 Quan tâm 0,158 0,040 0,240 3,942 0,000 1,283 Hiệu quả kinh tế 0,243 0,061 0,246 4,002 0,000 1,305 Hiệu quả môi trường 0,127 0,059 0,135 2,134 0,034 1,395 5.5. Tóm tắt chương Các thang đo xây dựng đều đạt độ tin cậy và giá trị. Mô hình hồi qui xác định được các biến tác động có ý nghĩa đến hài lòng. 21 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 6.1. Kết luận Trong lãnh vực sản xuất lúa ở ĐBSCL, các chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đã và đang được triển khai mạnh mẽ để tăng giá trị sản xuất và đời sống cho nông dân. Do đó, nghiên cứu của luận án có mục tiêu tổng quát là xác định ảnh hưởng của các chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới đối với thu nhập của nông dân trồng lúa, đồng thời các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ khuyến nông, từ đó gợi ý các giải pháp tăng cường công tác khuyến nông cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông. Luận án dùng phương pháp nghiên cứu khoa học định lượng có thực hiện nghiên cứu định tính để bổ sung mô hình hồi qui, thực hiện đúng qui trình nghiên cứu khoa học để thu thập dữ liệu và phân tích, kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy Chương trình khuyến nông "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" ở ĐBSCL có tác động làm tăng hiệu quả kỹ thuật, cụ thể là tăng tỉ lệ sử dụng giống xác nhận (chấp nhận giả thuyết H1a), giảm lượng giống lúa (chấp nhận giả thuyết H1b), giảm lượng phân đạm (chấp nhận giả thuyết H2) và thuốc bảo vệ thực vật (chấp nhận giả thuyết H3a và H3b); nhưng vẫn giữ ổn định năng suất (bác bỏ giả thuyết H4) và làm tăng hiệu quả kinh tế, cụ thể là giảm tổng chi phí sản xuất (chấp nhận giả thuyết H5), giảm giá thành sản xuất lúa (chấp nhận giả thuyết H6) và tăng lợi nhuận (chấp nhận giả thuyết H7). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với lý thuyết về tác động của công nghệ mới trong nông nghiệp và các nghiên cứu về "Ba giảm ba tăng" ở ĐBSCL của Huelgas và Templeton (2010), Võ Thị Lang và cộng sự (2008), về "Một phải năm giảm" Đoàn Ngọc Phả và cộng sự ở An Giang (2010), Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng về "Cánh đồng mẫu lớn" ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (2012). Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khuyến nông cho thấy Thang đo chất lượng dịch vụ xây dựng trên cơ sở Thang đo SERVQUAL đạt độ tin cậy giá trị phân biệt. Có sự sắp xếp lại các thành phần của thang đo do những nhân tố chất lượng dịch vụ có thể thay đổi theo lãnh vực nghiên cứu (Cronin và Taylor, 1992). Mô hình hồi qui có hệ số xác định điều chỉnh R2 = 48%, được kiểm định 22 là phù hợp. Việc bổ sung thang đo hiệu quả đã có ý nghĩa làm tăng mức độ giải thích của mô hình do R2change khác không và Fchange có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi qui không có hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan giữa các phần dư và phương sai thay đổi nên sử dụng được. Các thành phần chất lượng dịch vụ: Tiện ích, Tổ chức, Giảng dạy, Quan tâm có ý nghĩa thống kê, cho thấy các yếu tố nầy có tác động cùng chiều đến hài lòng của nông dân đến chất lượng tập huấn khuyến nông (chấp nhận các giả thuyết H8, H10, H11). Kết quả phân tích hồi qui phù hợp với khuyến cáo của Cronin và Taylor (1992), Kotler và Keller (2009) và các kết quả nghiên cứu trong nước là chất lượng dịch vụ dẫn tới đến sự hài lòng. Ngoài ra, biến độc lập Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường có ý nghĩa thống kê (chấp nhận các giả thuyết H12, H13) cho thấy nông dân cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của công nghệ mới được chuyển giao qua tập huấn khuyến nông. Như vậy, đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như sau: (1) Xác định được Chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, cụ thể là "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" có tác động cải thiện thực hành canh tác và và tăng hiệu quả kỹ thuật của nông dân ĐBSCL, cụ thể là phải sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống lúa, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, xác định được là công nghệ mới giúp giảm nhập lượng nhưng cho cùng kết quả đầu ra. (2) Xác định được Chương trình khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, cụ thể là "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" tác động làm tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập trong sản xuất lúa của nông dân ĐBSCL, cụ thể là giảm tổng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. (3) Xác định được các thành phần quan trọng của chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông, có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài lòng của nông dân là: Tiện ích, Giảng dạy và Quan tâm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện mục tiêu (4) là gợi ý giải pháp tăng cường công tác khuyến nông và nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông. 6.2. Các hàm ý về giải pháp Qua nghiên cứu, Chương trình khuyến nông chuyển giao công nghệ mới "Ba giảm ba tăng" và "Một phải năm giảm" đã có tác động đến hiệu quả kỹ 23 thuật và hiệu quả sản xuất trong thực tế sản xuất của nông dân ĐBSCL. Để có thể mở rộng ứng dụng công nghệ "Một phải năm giảm" vào sản xuất lúa, đề nghị tập trung thực hiện các chính sách sau đây. 6.2.1. Tăng cường công tác khuyến nông Gồm các giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ và ND, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tăng cường hoạt động khuyến nông quốc gia đồng thời “xã hội hóa” công tác ND. 6.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ khuyến nông Qua kết quả phân tích hồi qui, các biến: Tiện ích, Quan tâm, giảng dạy, Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường có tác động cùng chiều đến hài lòng. Do đó, để nâng cao sự hài lòng của ND về chất lượng các lớp tập huấn "Một phải năm giảm" trong thời gian tới, cần tiếp tục cải thiện các yếu tố: Tiện ích của lớp tập huấn, chất lượng giảng dạy, quan tâm của giảng viên trong tập huấn KN, đồng thời, chú ý lựa chọn công nghệ chuyển giao qua các lớp tập huấn KN thể hiện được hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường, được ND đánh giá cao. 6.3. Những đóng góp chính của luận án - Khẳng định tác động của các chương trình khuyến nông tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới "Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm" đối với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế-thu nhập trong sản xuất lúa của nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ trên cơ sở Thang đo SERVQUAL và dùng mô hình quan hệ chất chất lượng và hài lòng để đánh giá chất lượng dịch vụ trong nông nghiệp. Phương pháp nầy nhanh, ít tốn kém, rất tiện lợi để đánh giá chất lượng dịch vụ tập huấn khuyến nông. - Nghiên cứu định tính bổ sung yếu tố hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp vào mô hình quan hệ chất lượng và hài lòng. Đóng góp mới về mặt học thuật của luận án là khẳng định lý thuyết về tác động của đổi mới công nghệ trong nông nghiệp được chuyển giao qua chương trình KN trong điều kiện sản xuất lúa ở ĐBSCL và xây dựng mô hình định lượng đánh giá các yếu tố quan trọng của chất lượng dịch vụ trong tập huấn khuyến nông, là lĩnh vực ít được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng Thang đo SERVQUAL và mô hình quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng. Ngoài ra, luận án đã bổ sung yếu tố đánh giá, cảm nhận hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường 24 của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào mô hình hồi qui quan hệ chất lượng dịch vụ và hài lòng để làm tăng mức độ phù hợp của mô hình. 6.4. Hạn chế và hướng mở rộng cho các nghiên cứu tiếp theo Luận án có các hạn chế như sau: - Luận án chỉ phân tích được tác động của Chương trình khuyến nông đối với ba giảm: giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật và phải sử dụng giống xác nhận mà chưa phân tích được giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch do các điều kiện khách quan về cơ sở hạ tầng còn hạn chế. - Điều tra đánh giá tác động của Chương trình khuyến nông “Ba giảm ba tăng”, “ Một phải năm giảm” chỉ thực hiện trong một vụ Đông Xuân 2009-2010 ở ĐBSCL do hạn chế về nguồn lực và thời gian nghiên cứu. - Ngoài ra, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khuyến nông qua tập huấn công nghệ "Một phải năm giảm" chỉ thực hiện ở An Giang. Do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu tác động của chương trình khuyến nông "Một phải năm giảm" đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của sản xuất lúa ở ĐBSCL sau từng giai đoạn phát triển, nhất là qua Chương trình xây dựng "Cánh đồng lớn" theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra, đề nghị tiếp tục nghiên cứu áp dụng Thang đo SERVQUAL trong các lãnh vực dịch vụ nông nghiệp và xây dựng thang đo hiệu quả gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường chi tiết hơn để bổ sung cho mô hình quan hệ chất lượng và hài lòng trong lãnh vực dịch vụ nông nghiệp phù hợp hơn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ve_chat_luong_dich_vu_khuyen_nong_qua_tap.pdf
Luận văn liên quan