Đối với trường hợp số đầu đọc là số chẵn, việc chọn số lượng đầu đọc được tính đến
khả năng bù sai số lệch tâm. Nếu chọn số lượng đầu đọc 2 thì khi đó đầu đọc nằm trên đường
kính của vòng tròn khắc độ chỉ bù sai số lệch tâm theo một trục.
Lắp đặt thêm 2 đầu đọc nằm trên đường kính vuông góc thì sai số lệch tâm được hiệu
chỉnh theo hai hướng vuông góc. Vì vậy chọn số đầu đọc được chọn là 4 để đảm bảo các
đầu đọc nằm đối xứng nhau qua tâm đĩa chia độ, khi đó tín hiệu ra của từng cặp đầu đọc sẽ
lệch pha một góc 180o giúp cho việc hiệu chỉnh sai số lệch tâm đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở đã phân tích như trên, lựa chọn số đầu đọc phù hợp là 6 và được phân thành
hai nhóm như trên hình 2.22. Khi đó đầu đọc H1 được sử dụng chung trong cả hai nhóm, giá
trị góc θ được xác định bằng trung bình cộng của giá trị góc θ(Hj) tính trong từng trường
hợp nhóm 1 và nhóm 2 riêng biệt
128 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu, xây dựng chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát ra từ nguồn phát 5 phản xạ lại đi đến màn chắn 6, camera 7 sẽ
chụp xác định vị trí tia laser phản xạ, mô hình thực nghiêm đo khoảng cách cánh tay đòn
được thể hiện trên hình 3.15.
Hình 3.15: Mô hình thực nghiêm đo khoảng cách cánh tay đòn
Như đã phân tích ở bên trên độ chính xác của phép đo không chỉ phụ thuộc vào độ
chính xác của giao thoa kế laser đo khoảng cách mà còn phụ thuộc rất nhiều đến độ chính
xác khi xác định vị trí tia laser phản xạ. Việc xác định tâm của vết laser sử dụng phương
pháp nội suy trọng tâm [4,19]. Theo phương pháp này trọng tâm của vết laser được xác định
thông qua cường độ sáng của từng điểm ảnh không phụ thuộc vào hình dạng và dạng phân
bố cường độ sáng của ảnh [21,52] chỉ cần hình dạng và phân bố cường độ của ảnh không
thay đổi trong quá trình đo khi đó trọng tâm ảnh được xác định chính xác. Với phương pháp
nội suy trọng tâm cho phép nội suy điểm ảnh nhỏ hơn kích thước của pixel ( sub pixel) Hình
3.16, thể hiện ảnh của tia laser phản xạ, giá trị x,y trên hình là tọa độ tâm của tia laser đơn
vị là pixel.
Hình 3.16: Ảnh camera thu được của tia laser phản xạ
Quá trình quy đổi đơn vị pixel sang đơn vị độ dài mm được thực hiện như sau: dịch
chuyển bàn đo một khoảng cách nhỏ (trong phạm vi của một gương góc) sao cho ảnh của tia
laser phản xạ nằm trong trường quan sát, so sánh tọa độ dịch chuyển của ảnh với kết quả
Gương góc
Bàn đo dịch chuyển
Giao thoa kế laser đo khoảng cách
Camera
Màn chắn Nguồn phát laser
98
hiển thị trên giao thoa kế laser đo độ dài sẽ xác định được giá trị một pixel tương ứng với
bao nhiêu mm. Tiến hành đo khảo sát xác định giá trị quy đổi pixel sang mm kết quả đạt
được mỗi một pixel tương ứng với 0,0032 mm. Độ lặp lại của camera xác định vị trí là 1
pixel
Quá trình đo thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường
- Nhiệt độ: (20 ± 1) oC
- Độ ẩm không khí: (40 60) %RH.
- Áp suất khí quyển: (101325 ± 100) Pa
3.4.4. Độ không đảm bảo đo của phép đo chiều dài cánh tay đòn trên mô hình thực
nghiệm.
+ Xác định thành phần u(LD)
Trong phép đo chiều dài cánh tay đòn luận án sử dụng sử dụng giao thoa kế laser hai tần
số để đo khoảng cách LD giống với thiết bị được sử dụng trong mục 3.3.2. Độ không đảm
bảo của phép đo độ dài cánh tay đòn u(LC) được xác định theo công thức 3.21, khi đó thay
thế giá trị h bằng khoảng cách dịch chuyển bàn đo trong trường hợp này lấy bằng giá trị LD
giá trị dịch chuyển của bàn đo.
+ Xác định Giá trị 𝒖𝑨
Giá trị uA xác định thông qua phép đo lặp lại thực hiện lặp lại các phép đo khoảng cách LD
Áp dụng công thức tính độ không đảm bảo loại A [24] :
uA = √
∑ (Li−L̅)
n
1
2
(n−1)×n
(3.56)
Trong đó:
Li : kết quả đo riêng rẽ
n : là số lần đo
L̅ : là giá trị trung bình của các lần quan trắc
+ Xác định 𝒖𝑪𝑴𝑹
- 𝑢𝐶𝑀𝑅: độ không đảm bảo đo của phép đo xác định vị trí tia laser phản xạ được xác
định:
uCMR
2 = 𝑐𝐶𝑀𝑅1
2 uCMR1
2 + 𝑐𝐶𝑀𝑅2
2 uCMR2
2 (3.57)
Trong đó:
𝑢𝐶𝑀𝑅1: Thành phần độ không đảm bảo do ảnh hưởng giá trị độ chia của camera xác
định vị trí
𝑢𝐶𝑀𝑅2
2 : Thành phần độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng độ lặp lại của camera xác
định vị trí.
Theo GUM [24] giá trị 𝑐𝐶𝑀𝑅1 , 𝑐𝐶𝑀𝑅2 xác định như sau:
99
𝑐𝐶𝑀𝑅1 =
1
2√3
và 𝑐𝐶𝑀𝑅2 =
1
√3
(3.58)
rc: Giá trị độ chia của camera, Rp: Độ lặp lại
3.5. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp bộ tạo góc nhỏ
3.5.1. Sơ đồ nguyên lý
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng các phương pháp khắc phục sai số, nghiên cứu phương
pháp đánh giá độ không đảm bảo đo, mục tiêu của luận án đề ra đối với của bộ tạo góc nhỏ:
+ Phạm vi tạo góc ± 30'
+ Độ không đảm bảo đo U =0,1"
Luận án đã thiết kế tích hợp bộ tạo góc nhỏ có sơ đồ nguyên lý như trên hình 3.17.
Hình 3.17: Sơ đồ kết cấu bộ tạo góc nhỏ được thiết kế
Chùm tia laser phát ra từ giao thoa kế laser hai tần số HP 5529 A 5 qua bộ tách tia 6
chia thành hai chùm tia có tần số là f1 và f2. tia f1 đi vào gương 7 H1, tia f2 đi vào gương 3
H2 thông qua gương góc 450 4. Hai gương góc phản xạ (corner cube) H1 và H2 được gắn
chặt vào cánh tay đòn 1, tia f1 và f2 sau khi phản xạ kết hợp với nhau tại bộ thu nhận tín hiệu
của giao thoa kế laser. Khi xoay cánh tay đòn một góc bằng cách vặn vít me đo 2 tạo ra sự
dịch chuyển gương H1 và H2, thành phần f2 – f1 thay đổi một lượng f tỷ lệ với sự dịch
chuyển của gương, giá trị góc được xác định bằng tỷ số giữa khoảng dịch chuyển h và
chiều dài cánh tay đòn L.
5
1
4
f1 f2
f2 – f1 ± ∆f f1
2
L
3
6
7 H1
H2
100
3.5.2. Cánh tay đòn
Hình 3.18: Kết cấu cánh tay đòn
Cánh tay đòn là cụm chi tiết quan trọng của bộ tạo góc nhỏ, để đảm bảo kết cấu cứng
vững, cơ cấu tạo chuyển động quay của cánh tay đòn là pam me (2). Hai gương góc phản
xạ (3) được lắp cố định trên thân cánh tay đòn, khoảng cách giữa hai tâm gương chính là
khoảng cách cánh tay đòn L là một trong hai kích thước quan trọng ảnh hưởng đế độ chính
xác của bộ tạo góc nhỏ. Luận án thiết kế chế tạo bộ tạo góc nhỏ có giá trị danh nghĩa chiều
dài cánh tay đòn L= 300 mm.
3.5.3. Giao thoa kế laser
Bộ tạo góc nhỏ sử dụng giao thoa kế laser:
- Hãng sản xuất: HEWLETT PACKARD
- Nước sản xuất: Mỹ
- Ký hiệu HP5529A Số hiệu: S/N 3403A00531
+ Phạm vi đo: (0-30) m
+ Độ chính xác ổn định tần số tương đối: 2,9 x 10-9.
Bước sóng của giao thoa kế laser được so sánh trực tiếp với nguồn laser He-Ne ổn định
tần số bằng I ốt bước sóng 633 nm chuẩn đầu đo lường lĩnh vực độ dài.
3.5.4 Phần mềm đo
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế bộ tạo góc nhỏ đã tìm hiểu phần mềm đo góc của
nguồn giao thoa kế laser, cải tiến phần mềm để phù hợp với các kích thước động học của
bộ tạo góc nhỏ
101
\
Hình 3.19: Giao diện phần mềm của bộ tạo góc nhỏ
Nội dung chủ yếu là dựa trên các kích thước chiều dài cánh tay đòn khảo sát tính toán
giá trị hệ số giao thoa ( Optics Calibration Factor).
Bộ tạo góc nhỏ được chế tạo và lắp đặt trên tấm đế bằng thép dầy 20 mm bao gồm các
cụm chi tiết cánh tay đòn được chế tạo bằng hợp kim nhôm trên đó có gắn 02 gương góc
phản xạ khoảng cách giữa hai tâm gương chính là chiều dài cánh tay đòn L được xác định
theo phương pháp được xây dựng theo mục 3.4.3.
Luận án đã sử dụng ổ quay có điều chỉnh được khe hở căn chỉnh khe hở của ổ quay. Pan
me dịch chuyển có phạm vi đo (0-25) mm, giá trị độ chia 0,001 mm dùng để tạo ra chuyển
động quay mịn và chính xác.
Hình 3.20: Bộ tạo góc nhỏ
02 gương
phản xạ góc
Cánh tay đòn
Nguồn
laser
Đế
Bộ tách tia
102
3.6. Tính toán độ không đảm bảo đo của bộ tạo góc nhỏ được chế tạo
Bộ tạo góc nhỏ được chế tạo có giá trị danh nghĩa chiều dài cánh tay đòn L= 300 mm
Phạm vi tạo góc lớn nhất của bộ tạo góc nhỏ ± 30', như vậy góc θ sẽ dịch chuyển từ -
30' đến +30', khi đó khoảng dịch chuyển h lớn nhất hM xác định
hM = 2 × L × sin θMax = 2 × 300 × sin 30
′ = 5,23 mm ( 3.59)
3.6.1. Xác định các thành phần độ không đảm bảo đo uf(h) của giao thoa kế laser
Bộ tạo góc nhỏ được sử dụng trong điều kiện môi trường như sau:
- Nhiệt độ: (20 ± 1) oC
- Độ ẩm không khí: (50 ± 10) %RH.
- Áp suất khí quyển: (101325 ± 100) Pa
Thành phần độ không đảm bảo đo của giao thoa kế laser đo khoảng dịch chuyển h của
bộ tạo góc nhỏ được chế tạo làm việc tại điều kiện môi trường phòng thí nghiệm được cho
trong bảng 3.2 khi đó các giá trị u(t), u(R), u(p) được xác định :u(t) =1oC , u(R) = 10 % RH,
u(p) = 100 Pa
Bảng 3.2 Thành phần độ không đảm bảo đo của giao thoa kế laser
Thành phần Độ lớn Loại
Hệ số nhậy ci =
ix
f
)(.(h)u i ii xuc
Bước sóng laser
u1(λ)= 1,45 ×10-9
u1(λ)=1,1610-8
B h
1,45 ×10-9h
1,1610-8h
Sai số phương
trình Edlen
5×10-8 B h
5
√3
× 10−8 × h
Nhiệt độ không
khí
u(t) B -9,310-7h
1
√3
× 9,3 × 10−7 × h
Áp suất khí
quyển
u(p) B 2,710-9
100
√3
× 2,7 × 10−9 × h
Độ ẩm không
khí
u(R) B -8,510-9h
10
√3
× 8,5 × 10−9 × h
u(h)
Giá trị u(h) được xác định theo công thức 3.44, thay giá trị u(t), u(h), u(R) như trên ta
có u(h)
u𝑓
2(h) = (1,45 × 10−9 × ℎ)2 + (1,16 × 10−8)2 + (2,89 10 − 8 × h)2 +
(0,58 × 9,3 × 10−9 × h)2 + (57,73 × 2,7 × 10−9 × h)2 + (5,78 × 8,5 × 10−9 × h)2
(3.60)
103
uf(h) = 0,5610-6h = 0, 56h µm (3.61)
Trong đó giá trị h khoảng dịch chuyển của gương góc tính bằng m. Khoảng dịch chuyển
h trong bộ tạo góc nhỏ có gía trị lớn nhất là 5,3 mm (0,0053 m) thay thế giá trị hM vào công
thức 3.61 ta có
uf(h) = 0,560,0053 = 0,00296 µm (3.62)
3.6.2 Tính toán thành phần độ không đảm bảo đo 𝒖𝒂(𝒉) do ảnh hưởng của việc lắp
đặt hệ thống
Thành phần 𝒖𝒂(h ) gây ra do việc lắp đặt hệ thống, khi lắp đặt đoạn AB đường
thẳng nối hai tâm của gương góc phản xạ không vuông góc với chùm tia laser phát ra như
trên hình 3.21. Khi đó khoảng dịch chuyển h1 và h2 thay đổi một lượng:
- h1(1-cos)
- h2 (1-cos)
Hình 3.21: Sơ đồ tính toán ĐKĐB đo do lắp đặt hệ thống
Với góc nhỏ ta có
cos(α) ≅ 1 −
α2
2
( 3.63)
h1(1 − cosα) ≅
1
2
h1α
2 ( 3.64)
h2(1 − cosα) ≅
1
2
h2α
2 (3.65)
Trong kỹ thuật đo độ dài, thành phần sai số d thuộc loại sai số cosin
h = h1(1 − cosα) + h2(1 − cosα) ≅
1
2
α2(h1 + h2) (3.66)
Xét theo phân bố hình chữ nhật ta có:
ua(h) =
h
2×√3
=
α2(h1+h2)
2×√3
(3.67)
Luận án đã tiến hành lắp đặt căn chỉnh bộ tạo góc nhỏ xác định góc có giá trị lớn
nhất là 0,0029 rad. Thành phần độ không đảm bảo đo ua(h) được xác định
α
A
B
Gương 45o
Nguồn laser
104
ua(h) =
h
2 × √3
=
α2(h1 + h2)
2 × √3
=
0,00292 × 5,23
2 × √3
= 0,000013 mm = 0,013 μm
Độ không đảm bảo đo u(h) được xác định
u2(h) = uf
2(h) + ua
2(h) (3.68)
u (h) = √0,002962 + 0,0132= 0,0133µm (3.69)
3.6.3. Xác định thành phần u(L)
Theo công thức 3.45 mục 3.3.3.1 xác định chiều dài cánh tay đòn và công thức 3.46
tính toán độ không đảm bảo đo u(L) bao gồm hai thành phần
- Thành phần u(LC) được xác định thông qua phép đo độ dài khoảng cách tâm giữa
hai gương góc
- Thành phần độ không đảm bảo đo uE(L) phụ thuộc vào điều kiện môi trường làm
việc của bộ tạo góc nhỏ.
3.6.3.1 Xác định giá trị u(LC)
Áp dụng phương pháp tính được thể hiện trong mục 3.4.2 tính toán u(LC) đối với bộ
tạo góc nhỏ được chế tạo như sau
- Xác định Giá trị 𝑢𝐴
Luận án đã tiến hành đo thử nghiệm để xác định giá trị uA kết quả đo thử nghiệm được cho
trong bảng 3.3
Bảng 3.3: Kết quả đo lặp lại chiều dài cánh tay đòn
TT
Kết quả
đo TT
Kết quả
đo TT
Kết quả
đo TT
Kết quả
đo
(mm) (mm) (mm) (mm)
1 ` 14 299,9821 27 299,9891 39 299,9883
2 299,9861 15 299,9864 28 299,9881 40 299,9868
3 299,9884 16 299,9892 29 299,9883 41 299,9831
4 299,9886 17 299,9876 30 299,9871 42 299,9887
5 299,9857 18 299,9862 31 299,9838 43 299,9896
6 299,9864 19 299,9836 32 299,9861 44 299,9832
7 299,9846 20 299,9879 33 299,9838 45 299,9863
8 299,9832 21 299,9863 34 299,9847 46 299,9839
9 299,9834 22 299,9872 35 299,9836 47 299,9837
10 299,9838 23 299,9838 36 299,9857 48 299,9834
11 299,9882 24 299,9857 37 299,9859 49 299,9861
12 299,9866 25 299,9838 38 299,9834 50 299,9898
13 299,9892 26 299,9878
Áp dụng công thức tính 3.13 độ không đảm bảo loại A :
105
uA = √
∑ (LDi−L̅𝐷)
n
1
2
(n−1)×n
= 0,0003 mm = 0,3 μm (3.70)
Trong đó:
Li : kết quả đo riêng rẽ
n : là số lần đo
𝐿𝐷̅̅̅̅ : là giá trị trung bình của các lần quan trắc
L̅𝐷 =
∑ Li
n
1
n
= 299,9861 mm (3.71)
- Xác định u(LD)
Thành phần độ không đảm bảo đo của máy đo chiều dài khi xác định khoảng cách LD
được xác định thông qua đặc trưng kỹ thuật của máy đo độ dài xác định khoảng cách LD.
Luận án sử dụng đồng thời giao thoa kế laser hai tần số tiến hành đo khoảng cách LD, và
khoảng cách dịch chuyển gương góc h của bộ tạo góc nhỏ. Do đó có thể sử dụng phương
pháp tính độ không đảm bảo đo giao thoa kế laser mục 3.61 để xác định độ không đảm bảo
của phép đo độ dài cánh tay đòn u(LD), khi đó thay giá trị h bằng giá trị LD.
u(LD) = 0,5610-6LD = 0, 56LD µm (3.72)
Giá trị LD được xác định bằng kết quả trung bình L̅𝐷 = 299,9861 mm
u(LD) = 0, 560,2999861 = 0,18 µm (3.73)
Trong công thức 3.69 giá trị LD được đổi sang đơn vị m.
- Xác định 𝑢𝐶𝑀𝑅
Thành phần độ không đảm bảo đo của phép đo xác định vị trí tia laser phản xạ được
xác định theo công thức 3.57, sử dụng các số liệu tính trong mục 3.4.3.
uCMR
2 = (
1
2√3
)
2
× 3,22 + (
1
√3
)
2
× 3, 22 (3.74)
uCMR = √(
1
2√3
)
2
× 3,22 + (
1
√3
)
2
× 3, 22 = 2,07 µm (3.75)
3.6.3.2. Xác định thành phần độ không đảm bảo đo 𝑢𝐸(𝐿)
Bộ tạo góc nhỏ làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm, nhiệt độ phòng thí nghiệm
biến thiên điều này dẫn đến chiều dài cánh tay đòn L cũng thay đổi ảnh hưởng đến độ không
đảm bảo đo tổng của bộ tạo góc nhỏ. Bộ tạo góc nhỏ làm việc trong điều kiện nhiệt độ biến
thiên trong khoảng : (20 ± 1) oC, áp dụng công thức 3.46 và 3.47.
𝑢𝐸
2(𝐿) = [𝑐∆𝑡 × u(∆t)]
2 + [𝑐𝛼 × u(α)]
2 (3.76)
Vật liệu chế tạo thân cánh tay đòn là hợp kim A600 có hệ số dãn nở nhiệt
α = (14±1,4) ×10-6 / oC, do đó u(α) có giá trị là 1,4 10-6 phân bố hình chữ nhật.
106
Khoảng biến thiên nhiệt độ so với nhiệt độ tiêu chuẩn 20oC là ± 1oC, độ không đảm
bảo đo u(t) = 1 và có phân bố hình chữ nhật.
𝑐∆𝑡 =
∂L
∂∆t
= α × Lc ; 𝑐𝛼 =
∂L
∂α
= ∆t × Lc
Giá trị uE(L) được xác định
uE(L) = √[14 × 10−6 × 0,2999861 ×
1
√3
]2 + [1 × 0,2999861 ×
1,4×10−6
√3
] = 2,4 μm
(3.77)
Độ không đảm bảo đo chiều dài cánh tay đòn u(L) được xác định
u(L) = √uA
2 + uLD
2 (LD) + uCMR
2 + uE
2(L)
u(L) = √0, 32 + 0,182 + 2,072 + 2, 42 = 3,19 μm (3.78)
3.6.4 Xác định độ không đảm bảo đo tổng hợp chuẩn 𝒖𝒄(𝜽)của bộ tạo góc nhỏ
Độ không đảm bảo đo tổng hợp của bộ tạo góc phẳng nhỏ được xác định theo công
thức 3.18:
uc(θ) = √(
1
L
× u(h))
2
+ (
h
L2
× u(L))
2
(3.79)
uc(θ) = √[
1
299,9861
× 0,0000133]
2
+ [
5,23
299,98612
× 0,00319 ]
2
= 1,9 × 10−7 𝑟𝑎𝑑
(3.80)
Giá trị uc(θ) = 1,9 × 10
−7 𝑟𝑎𝑑 đổi sang đơn vị giây uc(θ) ≅ 0,04"
Độ không đảm bảo đo mở rộng của bộ tạo góc nhỏ được xác định theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025 với hệ số phủ k=2
U = k × uc(θ) = 2 × 0,04 = 0,08
3.7. Đánh giá bộ tạo góc nhỏ bằng phương pháp so sánh liên phòng
Do bộ tạo góc nhỏ là chuẩn đo lường được xây dựng theo dạng chuẩn đầu nên phương
pháp đánh giá độ chính xác của nó là xây dựng phương pháp tính toán độ không đảm bảo đo
của các yếu tố thành phần và của cả hệ thống. Đồng thời để kiểm chứng lại kết quả tính toán
độ chính xác luận án tiến hành so sánh liên phòng với phòng thí nghiệm đo lường độ dài của
KRISS. Sử dụng ống tự chuẩn trực kiểu H&W số A142/12 137S do hãng Higer Walt chế
tạo có phạm vi đo (0-10)' và giá trị độ chia 0,2"làm vật mẫu. Phương pháp đo được thực hiện
bằng cách đặt gương phẳng lên bàn đo của bộ tạo góc nhỏ, điều chỉnh trục đo của ống tự
chuẩn trực (vật mẫu) vuông góc với mặt phản xạ của gương phẳng, xác định vị trí gốc sau
đó lần lượt quay bộ tạo góc nhỏ tạo thành các góc cách nhau 30, Độ lệch góc do của ống tự
chuẩn trực được xác định:
107
do = MC − M0 (3.81)
Trong đó: , MC, Mo là giá trị đọc trên bộ tạo góc nhỏ và ống tự chuẩn trực cùng một vị
trí đo.
Kết quả đo của KRISS được cho trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn số:07-04231-003
Kết quả đo của luận án được cho trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn V01.CN5.0003.17
Kết quả đo so sánh như sau:
Bảng 3.4: Kết quả đo so sánh ống tự chuẩn trực với KRISS
Thứ tự
Giá trị danh
nghĩa
Độ lệch ["] Trị số
En KRISS Luận án
1 0’ 0 0 0.00
2 30” 0 0 0.00
3 1’ 0 -0.1 0.20
4 1’30” -0.1 0 -0.20
5 2 0 -0.1 0.20
6 2’30” -0.1 0 -0.20
7 3’ -0.1 0 -0.20
8 3’30” -0.1 -0.1 0.00
9 4’ 0 -0.1 0.20
10 4’30” -0.1 -0.2 0.20
11 4’40” -0.1 0 -0.20
12 4’50” -0.1 0.1 -0.39
13
5’ (Điểm gốc) 0 0
0.00
14 5,10” 0 0 0.00
15 5’20” 0 0.1 -0.20
16 5’30” 0 0.1 -0.20
17 6’ 0 -0.1 0.20
18 6’30” -0.1 -0.1 0.00
19 7’ -0.1 -0.2 0.20
20 7’30” -0.1 -0.3 0.39
21 8’ -0.2 -0.1 -0.20
22 8’30” -0.3 -0.2 -0.20
23 9’ -0.4 -0.5 0.20
24 9’30” -0.4 -0.5 0.20
25 10’ -0.5 -0.6 0.20
108
Hình 3.22 : Biểu đồ so sánh kết quả hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực giữa KRISS và luận án thực hiện
Tiến hành so sánh kết quả đo giữa VMI và KRISS thông qua tính toán trị số En công
thức
En =
xlab−xref
√URef
2 +ULab
2
(3.82)
Trong đó: - xref và xlab Là kết quả đo tại KRISS và kết quả đo do luận án thực hiện
- Uref và Ulab là độ không đảm bảo đo của KRISS và độ không đảm bảo đo
tại do luận án thực hiện.
Thông qua kết quả tính toán Trị số En lớn nhất là tại điểm 4’50” là -0,39 tại điểm 7’30” là
0,39. Trị số : |En | 1 Kết quả đo đạt yêu cầu
3.8. Kết luận chương ba
Khi tạo góc nhỏ theo nguyên lý sin dùng độ chính xác của nó phụ thuộc độ chính xác
của cánh tay đòn, và thiết bị đo khoảng cách dịch chuyển.
- Luận án đã nghiên cứu đưa ra phương pháp đo khoảng cách tâm ảo giữa hai gương
góc của cánh tay đòn, đây là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định đến độ chính xác
của bộ tạo góc nhỏ. Với phương pháp đo mới này đã ứng dụng để đo đo độ dài cánh tay đòn
đạt độ chính xác đến 2,07 µm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ như: độ ổn định
tâm quay, vị trí gương góc, xác lập điều kiện môi trường làm việc của bộ tạo góc nhỏ đảm
bảo độ chính xác theo yêu cầu nhỏ hơn 0,1 .
- Bộ tạo góc nhỏ được nghiên cứu, thiết kế chế tạo có đặc trưng kỹ thuật: phạm vi đo
± 30', độ không đảm bảo đo mở rộng U= 0,08.
- Độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ đạt được đã được kiểm chứng thông qua so sánh
quốc tế với Viện nghiên cứu về chuẩn và khoa học Hàn Quốc (KRISS).
-1
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Đ
ộ
lệ
ch
[
"]
Thứ tự điểm đo
Biểu đồ so sánh
KRISS thực hiện Luận án thực hiện
109
- Để đạt được yêu cầu về khả năng tự hiểu chuẩn đối với chuẩn đầu/quốc gia, luận án
đã dẫn truyền độ chính xác góc bằng phương pháp đo độ dài từ giao thoa kế laser theo định
nghĩa radian trong hệ đơn vị đo lường quốc tế SI.
110
CHƯƠNG 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA LĨNH
VỰC GÓC
Nội dung nghiên cứu của chương này bao gồm: nghiên cứu đưa ra yêu cầu về hệ thống
chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc, tích hợp chuẩn góc nhỏ và chuẩn góc toàn vòng thành
hệ thống chuẩn. Xây dựng sơ đồ dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc tại Việt Nam, xây
dựng phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực và đa diện góc sử dụng hệ thống chuẩn mới
được chế tạo.
4.1. Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc phải đảm bảo đầy đủ các yêu tố kỹ
thuật để hiệu chuẩn được các chuẩn, phương tiện đo góc trong xã hội và nghiên cứu khoa
học của quốc gia. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của luận án thiết lập hệ thống chuẩn quốc
gia lĩnh vực góc theo sơ đồ hình 4.1
Hình 4.1: Sơ đồ khối hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc
Chuẩn góc công tác, phương tiên đo góc
HỆ THỐNG CHUẨN ĐO LƯỜNG QUỐC GIA LĨNH VỰC GÓC
Ống tự chuẩn Trực
Độ phân giải: 0, 010,1
Độ không đảm bảo đo
U= (0,10, 3)
Chuẩn góc toàn vòng
Độ chính xác: 0,3"
Tự hiệu chuẩn theo phương pháp
EDA áp dụng nguyên lý vòng tròn
khép kín.
Bộ tạo góc nhỏ sử dụng giao thoa
Laser
Phạm vi đo: ±30'
U = 0, 08
Liên kết trực tiếp đến chuẩn đầu độ
dài
Đa diện góc
Độ không đảm bảo đo
U=0,3"
111
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc phải thực hiện được việc duy trì và dẫn
xuất chuẩn đo lường góc, từ các các chuẩn thuộc hệ thống chuẩn đo lường quốc gia đơn vị
góc được sao truyền xuống chuẩn, phương tiện đo góc có độ chính xác thấp hơn đáp ứng
nhu cầu của cơ sở. Nghiên cứu, xây dựng chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc phải đảm
bảo việc liên kết chuẩn, đánh giá được độ chính xác của chuẩn, đảm bảo độ ổn định của
chuẩn.
4.2. Tích hợp hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc được kết hợp từ bộ tạo góc nhỏ và chuẩn
góc toàn vòng giúp cho hệ thống thực hiện được việc hiệu chuẩn các chuẩn, phương tiên đo
góc nhỏ và phạm vi đo đến 360o. Hệ thống được thực hiện bằng cách cố định chuẩn góc toàn
vòng lên bàn đo của bộ tạo góc nhỏ như trên hình 4.2.
Hình 4.2: Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc
Hệ thống bao gồm chuẩn góc nhỏ và chuẩn góc toàn vòng, việc tích hợp này giúp cho
hệ thông làm việc ổn định thỏa mãn được yêu cầu về độ chính xác khi hiệu chuẩn các chuẩn
góc khác như ống tự chuẩn trực và đa diện góc. Trong trường hợp hiệu chuẩn đa diện góc
bằng phương pháp hiệu chuẩn chéo sự kết hợp này sẽ nâng cao khả năng đọc, độ chính xác
của thiết bị bằng cách quay chuẩn góc toàn vòng mang đa diện góc đến vị trí cần đo sau đó
tiếp tục tinh chỉnh bằng bộ tạo góc nhỏ đến giá trị cần kiểm. Tổng hợp số đọc trên chuẩn
góc toàn vòng và bộ tạo góc nhỏ chính là số đọc khi hiệu chuẩn đa diện góc hay nói cách
khác khi hiệu chuẩn đa diện quang học phạm vi đo phụ thuộc và chuẩn góc toàn vòng, độ
Bộ tạo góc nhỏ
Chuẩn góc toàn vòng
Đa diện góc Ống tự chuẩn trực
112
chính xác phụ thuộc bộ tạo góc nhỏ. Khi tiến hành hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực gương đo
sẽ được đặt lên bàn đo của chuẩn góc toàn vòng cố định bàn đo của chuẩn góc toàn vòng lúc
này chuẩn góc toàn vòng có tác dụng như một đồ gá để thực hiện việc hiệu chuẩn.
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc được xây dựng có đặc trưng kỹ thuật
Bảng 4.1: Đặc trưng kỹ thuật của chuẩn đo lường lĩnh vực góc
Chuẩn góc toàn vòng
Tên gọi Đặc trưng kỹ thuật
Đĩa chia độ 10800 vạch
Giá trị vạch chia 20μm
Đầu đọc 06 đầu đo SMD-01
Bộ nội suy tín hiệu Nội suy 210 bit
( X 1024)
Độ phân giải thiết bị 0,12”
Sai số ± 0,3
Bộ tạo góc nhỏ
Cánh tay đòn L = (299,9861 ± 0,00207) mm
Giao thoa kế laser đo
khoảng cách dịch
chuyển h
Laser He-Ne bước sóng 633 nm
ổn định tần số 2×10-9 Được dẫn
xuất trực tiếp từ nguồn laser ổn
định tần số bằng i ốt chuẩn
đầu/quốc gia đo lường độ dài
Phạm vi đo ± 30´
Bước dịch chuyển 1
Độ không đảm bảo đo U=0,08
Luận án sử đã tích hợp một số chuẩn góc để xây dựng hệ thống chuẩn đo lường quốc
gia lĩnh vực góc phẳng:
+ Giao thoa kế laser HP 5529A
+ Ống tự chuẩn trực H&W 137S
+ Đa diện quang học H&W LE 3573
4.3. Dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc
Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc được xây dựng thực hiện liên kết đến
chuẩn tự nhiên (vòng tròn giá trị độ lớn 2π không có sai số) đối với chuẩn góc toàn vòng.
Hệ thống cũng được liên kết đến định nghĩa radian trong hệ đơn vị SI được xác định bằng
tỷ số giữa chiều dài cung tròn và bán kính thông qua bộ tạo góc nhỏ. Chuẩn đơn vị góc từ
hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc sẽ được duy trì và dẫn xuất tới chuẩn, phương
tiện đo góc có độ chính xác thấp hơn [43]. Để đảm bảo duy trì độ chính xác của chuẩn đối
113
với chuẩn góc toàn vòng phải xây dựng quy trình đánh giá chuẩn thông qua phương pháp tự
hiệu chuẩn. Xác định độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ thông qua phép đo chiều dài như xác
định chính xác cánh tay đòn, giao thoa kế laser đo khoảng cách dịch chuyển sẽ được liên kết
đến nguồn laser ổn định tần số bằng i ốt chuẩn đầu đo lường độ dài.
Hình 4.3: Sơ đồ dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc
Sử dụng bộ tạo góc nhỏ để hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực, kết hợp chuẩn góc toàn vòng
với ống tự chuẩn trực hiệu chuẩn đa diện quang học, căn mẫu góc. Đối với các thiết bị mã
hóa góc quay (Rotary Encoder) được hiệu chuẩn trực tiếp thông qua chuẩn góc toàn vòng.
Nguồn laser ổn định tần số bằng Iốt
Bước sóng 633 nm
chuẩn đầu đo lường lĩnh vực độ dài
Ống tự chuẩn trực cấp chính xác cao
Ống tự chuẩn trực
Ni vô điện tử..
Vòng tròn khép kín
chuẩn tự nhiên góc
phẳng
2π
Bộ tạo góc nhỏ
Phạm vi đo: ± 30´
U=0,08
Chuẩn góc toàn vòng gia số
Độ chính xác 0,3
Hệ thống chuẩn đo lường quốc
gia lĩnh vực góc
Đa diện quang học
Căn mẫu góc
Bàn quay phân độ
Chuẩn, thiết bị đo góc dùng trong sản xuất và nghiên cứu khoa học và đo lường dân
dụng
114
4.4. Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn sử dụng chuẩn đo lường góc
được thiết lập
4.4.1. Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực sử dụng bộ tạo góc nhỏ
Ống tự chuẩn trực là chuẩn góc nhỏ có độ chính xác cao được sử dụng rộng rãi trong
việc hiệu chuẩn và kỹ thuật đo góc. Nguyên lý hoạt động của ống tự chuẩn trực được trình
bày trong mục 1.2.1.1.Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực sử dụng bộ tạo
góc nhỏ đảm bảo độ chính xác, thực hiện sao truyền chuẩn là một trong nhiệm vụ xây dựng
hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc. Phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực
được cũng dược sử dụng để thực hiện so sánh liên phòng với các phòng thí nghiệm khác.
4.4.1.1 Sơ đồ hiệu chuẩn
Lắp đặt ống tự chuẩn trực và bộ tạo góc nhỏ theo sơ đồ, điều chỉnh ống tự chuẩn trực
sao cho truc đo của ống tự chuẩn trực vuông góc với mặt gương phẳng như trên hình 4.4.
Hình 4.4: Sơ đồ hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực sử dụng bộ tạo góc nhỏ, 1) Giao thoa kế laser, 2)
Cánh tay đòn, 3) Gương phẳng, 4) Ống tự chuẩn trực cần hiệu chuẩn
- Nghiên cứu ảnh hưởng vị trí đặt gương phẳng đến độ chính xác của phép hiệu chuẩn
Hình 4.5: Sơ đồ tính toán ảnh hưởng của vị trí đặt gương trên bàn đo của bộ tạo góc nhỏ
xx’
O
yy’
a
θ θ
Bàn đo
Gương phẳng Ống tự chuẩn trực
H1 H2
115
Giả sử gương phẳng đặt trên bàn đo của bộ tạo góc nhỏ phương y măt phẳng gương
không trùng với phương x đi qua tâm bàn đo cách nhau môt đọan a như hình 4.5. Khi bàn
đo quay môt góc θ trục x quay đến vị trí x’ khi đó mặt gương phẳng cũng quay một góc
do tính chất song song của đường thẳng. Nguyên lý hoạt động của bộ tạo góc nhỏ không đòi
hỏi vị trí của gương phẳng trùng với tâm của bàn đo bộ tạo góc nhỏ điều này giúp cho việc
gá đặt gương phẳng được thuận tiện trong quá trình hiệu chuẩn.
4.4.1.2. Xác định vị trí kiểm ban đầu (vị trí gốc)
Trong quá trình hiệu chuẩn, vị trí 0 của bộ tạo góc nhỏ là vị trí khi đó đường thẳng nối
hai tâm của gương góc phản xạ H1 và H2 vuông góc với tia đo của giao thoa kế laser hình
4.4. Khi tiến hành hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực phải điều chỉnh điểm giữa của thang đo của
ống tự chuẩn trực trùng với vị trí 0 của bộ tạo góc như trên hình 4.6.
Hình 4.6: Sơ đồ xác định điểm gốc khi hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực
Nếu thang đo của ống tự chuẩn trực có dạng ± α thì điểm 0 của ống tự chuẩn trực trùng
với điểm 0 của bộ tạo góc nếu thang đo của ống tự chuẩn trực có dạng (0~ α) khi đo điểm
đo có giá trị α/2 sẽ là điểm gốc và được điều chỉnh trùng với điểm 0 của bộ tạo góc. Khi tiến
hành hiệu chuẩn điều chỉnh vị trí kiểm theo hai hướng của bộ tạo góc nhỏ, điều này giúp cho
việc dịch chuyển tạo khoảng cách dịch chuyển h của gương H1 và H2 h là nhỏ nhất mà vẫn
kiểm được toàn bộ thang đo của ống tự chuẩn trực.
4.4.1.3. Phương pháp hiệu chuẩn
Điều chỉnh du xích panme của bộ tạo góc nhỏ về vị trí: 12.5 mm theo thiết kế đây chính
là vị trí gốc của bộ tạo góc nhỏ, vị trí này đảm bảo tia đo của nguồn laser vuông góc với
đường thẳng nối tâm của hai gương góc. Đặt gương phẳng lên bàn đo điều chỉnh ống tự
chuẩn trực sao cho trục đo của nó vuông góc với mặt gương phẳng, căn chỉnh chiều cao tiêu
của ống tự chuẩn trực trùng với tâm của gương.
Điều chỉnh vị trí đo theo phương đứng và ngang của ống tự chuẩn trực cho tới khi trùng
với điểm gốc phép đo. Từ vị trí gốc điều chỉnh cách tay đòn về hai phía để tạo ra tập hợp các
góc chuẩn so sánh với giá trị hiển thị trên ống tự chuẩn trực.
Sai số được xác định bằng hiệu số giữa giá trị chỉ thị trên ống tự chuẩn trực và giá trị
góc của thiết bị tạo góc.
-
+ T
h
an
g
đ
o
c
ủ
a
Ố
n
g
t
ự
c
h
u
ẩn
t
rự
c
Ống tự chuẩn trực
được hiệu chuẩn
116
4.4.1.4. Độ không đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực sử dụng bộ tạo góc
nhỏ
Độ không đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực được xác định theo công
thức 4.4 [24] như sau
uEA
2 (θ) = uc
2(θ) + uR
2 (θ) + uA
2 (θ) (4.4)
Trong đó: uEA(θ): Độ không đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực.
uc (θ): Độ không đảm bảo đo của bộ tạo góc nhỏ
uR (θ): Độ không đảm bảo đo phụ thuộc độ phân giải của ống tự chuẩn
trực được hiệu chuẩn.
Giá trị uR (θ): được xác định:
uR =
r
2×√3
(4.5)
Trong đó r: độ phân giải của ống tự chuẩn trực được hiệu chuẩn
uA (θ): Thành phần độ không đảm bảo đo của phép đo lặp khi hiệu chuẩn ống tự
chuẩn trực.
uA (θ): được xác định trên cở sở tính toán độ lệch chuẩn thực nghiệm [24].
uA(θ) = √
∑ (Mi−M̅)
n
1
2
(n−1)×n
(4.6)
Trong đó Mi : Là kết quả đo lặp lại ống tự chuẩn trực trên cùng một vị trí đo
n: Số lần đo
Luận án đã tiến hành hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực theo phương pháp mới được sử
dụng sử dụng bộ tạo góc nhỏ, Kết quả giấy chứng nhận hiệu chuẩn số: V01.CN5.0004.17
4.4.2. Xây dựng phương pháp hiệu chuẩn đa diện góc
Thực hiện hiệu chuẩn đa diện góc bằng cách sử dụng tổ hợp chuẩn góc toàn vòng và
ống tự chuẩn trực để thực hiện trên cơ sở nguyên lý vòng tròn khép kín kép phương pháp
này còn được gọi là phương pháp hiệu chuẩn chéo [40]. Phương pháp hiệu chuẩn chéo được
thực hiện bằng cách so sánh các góc riêng biệt của đa diện với các góc của chuẩn góc toàn
vòng tương ứng. Thiết lập mô hình tính toán, giải hệ phương trình theo bình phương nhỏ
nhất sẽ xác định sai số góc của đa diện góc và thiết bị.
4.4.2.1 Lắp đặt thiết bị
Đặt đa diện góc lên bàn đo của chuẩn góc toàn vòng theo sơ đồ hình 4.7, điều chỉnh độ
cao của ống tự chuẩn trực trùng với tâm mặt đo của đa diện góc.
117
Hình 4.7: Sơ đồ lắp đặt thiết bị hiệu chuẩn đa diện góc
4.4.2.2. Phương pháp hiệu chuẩn
Theo sơ đồ hình 4.7, tại vị trí 1, mặt 1 của đa diện quang học là mặt có giá trị danh nghĩa
là 0° đặt trùng với vị trí 0 của bàn chia độ, căn chỉnh sao cho giá trị đọc của ống tự chuẩn là
nhỏ nhất ghi lại giá trị đọc trên ống tự chuẩn trực và chuẩn góc toàn vòng tại vị trí 1 ký hiệu
là 1, 1.
Quay chuẩn góc toàn vòng một góc bằng giá trị góc danh nghĩa của đa diện góc ký
hiệu =360o/n.
Điều chỉnh sao cho giá trị đọc trên ống tự chuẩn trực là nhỏ nhất ghi lại kết quả trên
ống tự chuẩn trực và chuẩn góc toàn vòng tại vị trí 2 ký hiệu 2, 2, mô hình toán học của
phép đo được biểu diễn:
2 1 1,2 2 1 1,2
1,2 1,2 2 1 2 1,1
α - α - γ - A = β - β - B
B - A = - (α - α - γ+β - β) = α
(4.7)
Trong đó: A1,2 sai lệch góc giữa mặt 1 và mặt 2 của đa diện góc
B1,2 sai lệch góc giữa vị trí 1và vị trí 2 của chuẩn góc toàn vòng.
1,1 Giá trị đo được tại mặt 1 và vị trí 1 của đa diện góc và chuẩn góc toàn vòng.
Lần lượt quay chuẩn góc toàn vòng một góc =360o/n đến vị trí thứ n kết quả đo được
biểu diễn như sau:
1,2 1,2 1,1
2,3 2,3 1,2
n-1,n n-1,n 1,n-1
n,1 n,1 1,n
B - A = α
B - A = α
B - A = α
B - A = α
(4.8)
Sau khi đo các mặt của đa diện góc quang học kết thúc một vòng tròn khép kín, cố
định chuẩn góc toàn vòng, quay mặt 2 của đa diện quang học về vị trí (0) của chuẩn góc toàn
vòng. Sau đó tiếp tục lặp các bước như trên kết hợp với nguyên lý vòng tròn khép kín, ta có
Chuẩn góc
toàn vòng
Đa diện góc
Ống tự chuẩn trực
118
hệ phương trình tuyến tính biểu diễn quan hệ giữa sai lệch góc của đa diên quang học và
chuẩn góc toàn vòng như sau
1,2 1,2 1,1
2,3 2,3 1,2
n-i,1 n-3,n-2 n,n-i
n,1 n-2,n-1 n,n
(B - A )= α
(B - A )= α
(B - A ) = α
(B - A ) = α
(4.9)
n-1
i,i+1 n,1
i=1
n-1
i,i+1 n,1
i=1
A +A =0
B +B =0
Hệ phương trình tính toán sai số góc của đa diện và chuẩn góc toàn vòng, hệ phương
trình được biểu diễn.
A × X = Y (4.10)
Hệ phương trình tính toán sai số góc của đa diện góc và bàn chia độ được biểu diễn dưới
dạng ma trận.
1 0 0 ... 0 0 1 0 0 ... 0 0
0 1 0 ... 0 0 0 1 0 ... 0 0
0 0 1 ... 0 0 0 0 1 ... 0 0
0 0 0 ... 1 0 0 0 0 ... 1 0
0 0 0 ... 0 1 0 0 0 ... 0 1
1 0 0 ... 0 0 0 1 0 ... 0 0
0 1 0 ... 0 0 0 0 1 ... 0 0
0 0 1 ... 0 0 0 0 0 ... 0 0
0 0 0 ... 1 0 0 0 0 ... 0 1
0 0 0 ... 0 1 1 0 0 ... 0 0
1 0 0 ... 0 0 0 0 0 ... 0 1
0 1 0 ... 0 0 1 0 0 ... 0 1
0 0 1 ... 0 0 0 1 0 ... 0 0
0 0 0 ... 1 0 0 0 0 ... 0 0
0 0 0 ... 0 1 0 0 0 ... 1 0
1 1 1 ... 1 1 0 0 0 ... 0 0
0 0 0 0 0 0 1 1 1 ... 1 1
1,1
1,2
1,3
1, 1
1,2
1,
2,3
2,1
3,3
2,2
2,3
1,
,1
2, 1
1,2
2,
2,3
3,4
,1
,2
1,
,3
,1
, 1
,
0
0
n
n
n n
n
n
n
n
n
n n
n
n
n n
n n
A
A
A
A
A
B
B
B
B
B
(4.11)
119
Trong đó A ma trận hệ số bao gồm (n2+2) hàng và 2n cột, X là vector bao gồm 2n phần
tử giá trị sai lệch góc của đa diện góc và chuẩn góc toàn vòng, Y vector có (n2+2) phần từ
giá trị đo được trong quá trình đo, áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất xác định giá
trị X như sau:
X = (ATA)−1ATY (4.12)
Giải hệ phương trình trên theo phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ tìm được tập hợp
các nghiệm Ai,i+1, Bi,i+1 là sai lệch góc của đa diện góc và chuẩn góc toàn vòng [12].
Trên cơ sở các công thức luận án đã xây dựng phần mềm tính toán xử lý kết quả đo hiệu
chuẩn đa diện góc sử dụng chuẩn góc toàn vòng. Theo giao diện của chương trình tính vùng
1 thể hiện ma trận đơn vị vùng 3 ghi kết quả quan trắc, ví dụ khi thực hiện phép đo đa diện
góc có 8 mặt kết quả quan trắc bao gồm (n2 +2) phương trình. Kết quả đo tương ứng với các
giá trị đo được tính toán theo phương trình 4.12. Vùng 2 vùng kết quả đo bao gồm 8 số hạng
đầu là sai số của đa diện góc 8 số hạng sau là sai số của chuẩn góc toàn vòng. Sau khi kết
thúc quá trình đo, xử lý số liệu ta có kết quả đo của đa diện góc quang học và chuẩn góc toàn
vòng, hình 4.8.
.
Hình 4.8: Bảng tính kết quả đo đa diện góc sử dụng nguyên lý vòng tròn khép kín
4.4.2.3. Tính toán độ không đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn đa diện góc sử dụng chuẩn
góc toàn vòng
Công thức tổng quát của giá trị Ak,k+1 và Bk,k+1 như sau khi giải hệ phương trình (4.12):
Ak,k+1 =
1
3n2
[(3n − 2) × R1] − 2 × R2 (4.13)
120
Trong đó R1: Là tổng các giá trị đo α riêng biệt thuộc biến Ak,k+1
R2: Là tổng các giá trị đo còn lại.
𝐵𝑘,𝑘+1 =
1
3𝑛2
[−(3𝑛 − 2) × 𝑍1] + 2 × 𝑍2) (4.14)
Trong đó Z1: Là tổng các giá trị đo α riêng biệt thuộc biến Bk,k+1
Z2: Là tổng các giá trị đo còn lại
k=1,2,3,,n
Theo tài liệu hướng dẫn tính toán độ không đảm bảo đo [24] đại lượng đo đầu ra Y
thường được xác định từ n đại lượng đầu vào z1,z2,zn .
Y = f(z1, z2,, z3 zk . , n) (4.15)
Khi đó độ không đảm bảo đo của đại lượng đo Y được xác định
u c
2(Y) = ∑ (
∂f
∂zk
)
2
n
k=1 uc
2(zk) (4.16)
Trong đó : uc(Y) độ không đảm bảo đo tổng hợp chuẩn của đại lượng Y
uc(zk) độ không đảm bảo đo của đại lượng đầu vào zk
Từ công thức 4.15 và 4.16 độ không đảm bảo đo u(Ai) được xác định:
u c
2(Ai) = ∑ (
∂f
∂αi,i+1
)
2
n
k=1 uc
2(αi,i+1) (4.17)
Trong phương pháp này việc xác định sai lệch góc của đa diện quang học cần hiệu chuẩn
thông qua thiết bị đo góc nhỏ là ống tự chuẩn trực, do đó giá trị 𝑢𝑐(𝛼𝑖,𝑖+1) chủ yếu phụ
thuộc độ không đảm bảo đo ống tự chuẩn trực.
Vì vậy ta có:
u c
2( αi,i+1 ) ≅ uo
2 (4.18)
Trong đó giá trị uo là độ không đảm bảo đo của ống tự chuẩn trực sử dụng. Từ công thức
(4.16), (4.17) và (4.18) ta có:
u c
2(Ai,i+1) = (
1
3n2
) 2[n(3n − 2)2 + 4n(n − 1)]u o
2 =
1
9n2
(9n − 8)uo
2 (4.19)
Độ không đảm bảo đo được xác định
uc(Ai,i+1) = √(
1
n
−
8
9n2
) uo (4.20)
Dễ dàng nhận thấy giá trị độ không đảm bảo đo uc(Ai,i+1 ) của phương pháp hiệu chuẩn
đa diện góc quang học bằng độ không đảm bảo đo của ống tự chuẩn trực được sử dụng nhân
với hệ số √(
1
𝑛
−
8
9𝑛2
) . Hệ số này luôn nhỏ hơn 1, do đó khi áp dụng nguyên lý vòng tròn
121
khép kín để hiệu chuẩn đa diện góc quang học bằng phương pháp hiệu chuẩn chéo độ không
đảm bảo đo chủ yếu phụ thuộc và nhỏ hơn độ không đảm bảo đo của ống tự chuẩn trực được
sử dụng [17,47].
Luận án đã tiến hành hiệu chuẩn đa diện góc quang học theo phương pháp mới được
xây dựng, kết quả có trong phụ lục 3.
4.5. Kết luận chương bốn
- Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc được nghiên cứu chế tạo bao gồm
bộ tạo góc nhỏ và chuẩn góc toàn vòng được tích hợp thành hệ thống đảm bảo khả năng hiệu
chuẩn các chuẩn, thiết bị đo góc. Trên cùng một hệ thống có thể thực hiện được hiệu chuẩn
các chuẩn góc nhỏ và chuẩn toàn vòng. Đã tiến hành chuẩn ống tự chuẩn trực với độ không
đảm bảo đo của phép hiệu chuẩn U=0,1, phương pháp hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực đã
được Văn phòng Công nhận Việt Nam đánh giá và công nhận mang mã số V01.M-07.10,
xây dựng phương pháp hiệu chuẩn đa diện góc với độ không đảm bảo đo U=0,3.
- Đã xây dựng được sơ đồ dẫn xuất chuẩn đo lường lĩnh vực góc, từ hệ thống chuẩn
quốc gia đơn vị góc sẽ được dẫn xuất xuống các chuẩn có độ chính xác thấp hơn thông qua
việc hiệu chuẩn, đảm bảo tính liên kết chuẩn đo lường.
122
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu lý thuyết và xây dựng thực nghiệm, luận án đã đạt được kết quả
với những đóng góp mới mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:
• Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp thiết lập Hệ thống chuẩn quốc gia lĩnh vực
góc của các nước trên thế giới và các công trình nghiên cứu về chuẩn góc, luận án đã
xác định được yêu cầu kỹ thuật đối với Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực
góc tại Việt Nam bao gồm bộ tạo góc nhỏ chính xác và chuẩn góc toàn vòng, đáp ứng
nhu cầu dẫn xuất/hiệu chuẩn lĩnh vực góc tại Việt Nam.
• Đã nghiên cứu luận giải phương pháp tạo chuẩn góc toàn vòng trên cơ sở sử dụng đĩa
chia độ kiểu gia số và đã xây dựng được thuật toán và chương trình xử lý số liệu trên
cơ sở phương pháp EDA cho phép tự hiệu chuẩn thành công chuẩn góc toàn vòng gia
số độ không đảm bảo đo U= 0,3"và khẳng định khả năng làm chủ phương pháp tự
hiệu chuẩn đối với chuẩn đầu góc phằng.
• Đã chế tạo thành công chuẩn góc toàn vòng sử dụng đĩa chia độ gia số có 10800 vạch
chia với 6 đầu đọc chia ra hai nhóm 4 đầu đọc và 3 đầu đọc sử dụng chung một đầu
đọc ( đầu đọc chính) việc xử lý số liệu đo được thực hiện trên hai nhóm 4 và 3 đầu
đọc. Độ phân giải của chuẩn góc toàn vòng đạt 0,1, độ không đảm bảo đo U= 0,3.
Độ chính xác của chuẩn góc toàn vòng đã được đánh giá thông qua việc tự hiệu chuẩn
và được kiểm chứng bằng cách so sánh vòng với Viện nghiên cứu chuẩn và khoa học
Hàn Quốc KRISS.
• Luận án đã nghiên cứu đưa ra phương pháp đo khoảng cách tâm ảo giữa hai gương
góc của cánh tay đòn, đây là một trong hai vấn đề quan trọng quyết định đến độ chính
xác của bộ tạo góc nhỏ. Với phương pháp đo mới được xây dựng đã đạt được độ chính
xác đo độ dài cánh tay đòn đến 2,1 µm.
• Đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ, xác lập điều
kiện môi trường làm việc của bộ tạo góc nhỏ đảm bảo độ không đảm bảo đo nhỏ hơn
0,1 .
• Bộ tạo góc nhỏ được nghiên cứu, thiết kế chế tạo có đặc trưng kỹ thuật: Phạm vi đo
± 30', Độ không đảm bảo đo mở rộng U= 0,08. Độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ đạt
được đã được kiểm chứng thông qua so sánh quốc tế với Viện nghiên cứu về chuẩn và
khoa học Hàn Quốc (KRISS).
• Thiết lập được hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc phẳng có khả năng đảm
bảo đo lường đối với các chuẩn, phương tiện đo góc sử dụng trong toàn quốc. Xây
dựng quy trình hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực và đa diện góc sử dụng các chuẩn góc
mới được chế tạo.
123
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng độ chính xác của bộ tạo góc nhỏ như ảnh
hưởng của rung động, các thông số môi trường nâng cao độ chính xác của thiết bị.
2. Nghiên cứu tự động hóa điều khiển quá trình hoạt động của chuẩn góc toàn vòng nâng
cao khả năng làm việc của chuẩn.
3. Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác của chuẩn góc toàn vòng như tăng cường
thêm đĩa chia độ để thực hiện tự hiệu chuẩn bằng phương pháp hiệu chẩn chéo kết hợp
với phương pháp trung bình phân đoạn bằng nhau.
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Bùi Quốc Thụ, “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ chuẩn đầu góc phẳng nhỏ” (2007) Báo
cáo tổng hợp đề tài.
[2] Tiêu chuẩn Quốc gia “ Từ vựng quốc tế về Đo lường học – Khái niệm, thuật ngữ chung
và cơ bản” TCVN 6165 : 2009.
[3]Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng “ Kỹ thuật đo độ dài” Xưởng in tiêu chuẩn.
HÀ nội 1990
TIẾNG ANH
[4] Akondi Vyas, M B Roopashree, B R Prasad (2009 )“Performance of Centroiding Algorithms
at Low Light Level Conditions in Adaptive Optics” International Conference on Advances
in Recent Technologies in Communication and Computing
[5] A. Just, M. Krause, R. Probst, H. Bosse, H. Haunerdinger, Ch. Spaeth, G. Metz, and W.
Israel (2009),Comparison of angle standards with the aid of a high-resolution angle
encoder. Precision Engineering, 33(4):530 – 533,. pp 1, 9, 34
[6] APMP.L-K1.1 Final.doc 2005
[7] BIPM (2006), The International System of Units (SI). Comité International des Poids et
Mesures
[8] Brunson Instrument Company ; www.brunson.us
[9]. Ciddor, P.E (1996)., Refractive index of air: New equations for the visible and near
infrared. Applied Optics, 35(9): p. 1566-1573
[10] C. J. Evans, R. J. Hocken, and W. T. Estler(1996), Self- Calibration: Reversal,
redundancy, Error Separation, and Absolute Testing,Ann. CIRP 45, 17–34).
[11] Danaher Industrial control (2003), Encoder Application Handbook. 1-800-873-
8731-847-662-2666 Available: )
[12] D Amin-Shahidi (2009.). Ultra-precise on-axis encoder self-calibration for fast
rotary platforms. Master’sthesis, The University of British Columbia, 2009
[13]. Emerson, W.H. 2002, A reply to "Definitions of the units radian, neper, bel and decibel"
by I. M. Mills et al. Metrologia,. 39(1): p. 105-109.
[14] E-Motionsystem 2015 “The Equal- Division- Averaged (EDA) Method” Technical
Information
[15]. Evans, J.C., et al 1986, Measurement of angle in engineering. 3rd ed , ed., London:
H.M.S.O : HMSO Publications Centre. vii, 48
[16] E. W. Palmer (1988), Goniometer with continuously rotating gratings for use as an
angle standard, Prec. Eng. 10, 147–152.
[17] F. S Jing, Y. C. Lin, Y. F. Zhou, and G. X. Zhang (1992, Angular measurement by means
of rotation of linear gratings, Ann.CIRP 41, 585–587.
125
[18] Heindehain. (2006), Heidenhain's angle encoders without integral bearings
brochures.
[19] J. Vargas,1,* R. Restrepo,2 J. C. Estrada,3 C. O. S. Sorzano (2012), Shack–Hartmann
centroid detectionusing the spiral phase transform, (Doc.ID171465)
[]. © 2012 OpticalSociety of America
[20] L. L. Deck and P. J. de Groot (1998), Punctuated quadrature phaseshifting
interferometry, Opt. Lett. 23, 19-21).
[21]Manuel Guizar-Sicairos, Samuel T. Thurman, and James R. Fienup* (2008)“
Efficient subpixel image registration algorithms”The Institute of Optics, University of
Rochester,Rochester,NewYork,14627,USA
[22] M.J.A.vanKuijk2009. Autocalibration of incremental analogquadrature encoders
DCT2009.053 Master’s thesis
[23] ISO, ISO/CEI GUIDE 99:2007: International vocabulary of metrology — Basic and
general concepts and associated terms (VIM). First edition ed. 2007: International
Organization for Standardization.
[24] ISO - International Organization for Standardization (2008). Guide to the
expression of uncertainty in measurement.
[25] INTERNATIONALDOCUMENT (Edition 1999 E) OIML D2 Legal Units
measurement, International Organization of Legal Metrology
[26] J Sharp (2010) Laser_Gyro Ring laser
[27] Lauryna Siaudinyte1, Vytautas Giniotis (2011), New approach to vertical angle
calibration, Vilnius Gediminas Technical University, Saulėtekio ave. 11, LT - 10223
Vilnius,Lithuania. Environmental engineering,The 8th International Conference
[28] Lienhard Beckwith, Marangoni (1995), Mehcanical Measurements. Addison-
Wesley Longman,fifth edition, June
[29] Lu X D and Trumper D L 2007 Self-calibration of on-axis rotary encoders Ann. CIRP
56 499-504
[30] OIML - International Organization of Legal Metrology. Methods of reproduction of
plane angle units
[31] P. A. Orton, J. F. Poliakoff, E. Hatiris and P. D. Thomas. Automatic self-calibration of
an incremental motion encoder. Presented at IEEE Instrumentation and Measurement
Technology Conference.
[32] Peter L. Heydemann (1981). Determination and correction of quadrature fringe
measurement errors in interferometers. applied optics, 20:3382–3384, October.
[33] Peter G. Cramer 2010 Mathematical Tools for Analysis, Simulation and Design of
Robotic Angular Encoders – Roboticsprocedings.org
[34] Probst R 2008 Self-calibration of divide circle on the basis of a prime factor
algorithm Meas. Sci.Technol. 19 015101
126
[35] TaeBong Eom, DonYoung Chung, Tai Hyun Yoon, The small angle generator based
on a laser angle interferometer,Korea Research Institute of Standards and Science, P.O.
Box 102, Yousong, Taejeon305-600, Korea
[36] Tesa_Catalogue_En_pdf 2010
[37] Tanfer Yandayan, Bulent Ozgur, Nuraykaraboce and Orhan yaman .2012 High
precision small angle generator for realization of the SI unit of plane angle and
calibration of high precision autocollimator- Measurement Science and Technology
[38] The accuracy of angle encoders, 2009 Renishaw plc Issued 0909
[39] T.Masuda and M.Kajitani 1993 J. Robotics and Mechatronics 5 5 448
[40] T. Matsuda and M. Kajitani (1989), An automatic calibration system for angular
encoders, Prec. Eng. 11, 95–100.
[41] Tsukasa Watanabe, Hiroyuki Fujimoto and Tadashi Masuda 2005. Self-
Calibratable Rotary Encoder. Journal of Physics: Conference Series., 13, pp. 240-245.
[42] Tsukasa Watanabe (2014), Angle Metrology, TCL Workshop APMP 20 Sep National
Metrology Institute of Japan
[43] Valery A. Granovsky, Mikhail D. Kudryavtsev (2006) the plane angle concept and
its unit in the context of traceability problem XVIII IMEKO WORLD CONGRESS
Metrology for a Sustainable DevelopmentSeptember, 17 – 22
[44] Watanabe T et al. 2003 Automatic high precision calibration system for angle
encoder (II) Proc. SPIE5190 400-409
[45] Watanabe T et al. 2005 Self-calibratable rotary encoder J. Phys.: Conf. Ser. 240-245
[46] W. R. Moore, (1970). Foundations of Mechanical Accuracy, The Moore Special Tool
Co., Bridgeport, CT, USA, 201–50
[47] W. T. Elster. (1998), Uncertainty analysis for angle calibrations using circle colsure.
Journal of Research of the National Institute of Standards and Technology 103(2), pp.
141. 201
[48] W. T. Estler and Y. H. Queen (1993), An Advanced Angle Metrology System, Ann.
CIRP. 42, 573–76.
[49] X. Lu. (2007), Self-calibration of on-axis rotary encoders. CIRP annals -
manufacturing technology 56(1),
[50] X.-D. Lu and D.L. Trumper (2007). Self-calibration of on-axis rotary encoders. CIRP
Annals Manufacturing Technology, 56(1):499 – 504,.pp 11, 17, 37, 40
[51] Xiaodong Lu, Arash Jamalian, and Richard Graetz(2011) A new method for
characterizing axis of rotation radial error motion: Part 2. experimental results.
Precision Engineering,35(1):95–107
[52]Xiaoming Yin, Xiang Li, Liping Zhao and Zhongping Fang (2009) “Automatic
Centroid Detection for Shack-Hartmann Wavefront Sensor” 2009 IEEE/ASME
International Conference on Advanced Intelligent MechatronicsSuntec
127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1- Bùi Quốc Thụ, Vũ Khánh Xuân, Nguyễn Văn Vinh (2013), Ứng dụng mã hóa chuỗi
Fibonacci để đo góc theo phương pháp tuyệt đối, Hội nghị khoa học và công toàn
quốc về cơ khí lần thứ III, trang 509-514.
2- Bui Quoc Thu, Vu Khanh Xuan, Nguyen Van Vinh (2014), creation the
measurement device of small angle with high accuracy . ISEPD 2014 International
Symposium on Eco- materials Processing ang Design, Organized by international
Materials Socienty In coopetarion with Hanoi University of Science and Technology
and materials Research Society – Vietnam (V_MRS) ISBN 978-89-5708-236-2pp
.251-254.
3- Bùi Quốc Thụ, Vũ Khánh Xuân, Nguyễn Văn Vinh (2015), Ứng dụng nguyên lý vòng
tròn khép kín xây dựng phươg pháp hiệu chuẩn đa diện góc quang học, Hội nghị
khoa hoc và kỹ thuật đo lường toàn quốc lần thứ VI, cơ quan tổ chức: Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng tại Hà Nội năm 2015, trang 269-275.
4- Bùi Quốc Thụ, Nguyễn Văn Vinh, Vũ Khánh Xuân (2016), Nghiên cứu thiết kế, chế
tạo chuẩn đo lường góc có khả năng tự hiệu chuẩn đĩa chia độ sử dụng phương pháp
trung bình phân đoạn bằng nhau Tạp chí cơ khí Việt Nam số 8-2016 trang 76-79.
5- Bùi Quốc Thụ, Nguyễn Văn Vinh, Vũ Khánh Xuân (2016), Thiết lập, duy trì và dẫn
xuất chuẩn hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc tại Việt Nam. Hội nghị
khoa học và công nghệ toàn quốc về cơ khí-động lực 2016 trang 42-47.
6- Bùi Quốc Thụ, Nguyễn Văn Vinh, Vũ Khánh Xuân (2016), Nghiên cứu phương pháp
thiết lập hệ thống chuẩn đo lường quốc gia lĩnh vực góc Tạp chí cơ khí Việt Nam
số 10 2016, trang 64-69.
7- Bùi Quốc Thụ, Nguyễn Văn Vinh, Vũ Khánh Xuân (2016) , Hiệu chỉnh sai số do
độ lệch tâm và độ nghiêng của đĩa chia độ bằng phương pháp nhiều đầu đọc. Tạp
chí Khoa học và công nghệ các trường đại học kỹ thuật số 121 trang83-88 ISSN
2354-1083.
128
PHỤ LỤC
1- Thuật toán, phần mềm xử lý số liệu thực hiện tự hiệu chuẩn theo phương pháp EDA
2- Các giấy chứng nhận hiệu chuẩn ống tự chuẩn trực, đa diện quang học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_xay_dung_chuan_do_luong_quoc_gia_linh_vuc.pdf