Luận án Nghiên cứu xu hướng nhập khẩu thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2006 - 2014 (chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược)

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới bệnh tật tới nhập khẩu thuốc của ba nhóm bệnh chính: nhiễm khuẩn, tim mạch và ung thư đã cho thấy, có mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết do bệnh năm trước đó với nhập khẩu thuốc điều trị nhóm bệnh đó vào năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu tại Iran vào năm 2013, theo đó, tại quốc gia này, sự chuyển đổi mô hình dịch tễ từ các bệnh truyền nhiễm sang các vấn đề về ung thư và các bệnh không truyền nhiễm đã ảnh hưởng đến cơ cấu và xu hướng nhập khẩu theo hướng tăng tỷ trọng của nhóm thuốc điều trị bệnh không truyền nhiễm. Có khá nhiều quốc gia sử dụng các mô hình kinh tế y tế, trong đó có các chỉ số đo lượng về bệnh tật như tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong để ước lượng chi tiêu cho y tế (hay chi tiêu dành cho thuốc) của một số bệnh cụ thể, đặc biệt là nhóm bệnh không truyền nhiễm hoặc các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh này. Quản lý việc sử dụng thuốc thông qua mô hình bệnh tật đã được chứng minh là biện pháp có hiệu quả nhằm tiết kiệm ngân sách dành cho chi phí sử dụng thuốc tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng các dữ liệu về mô hình bệnh tật để dự đoán sử dụng thuốc, từ đó điều tiết vấn đề nhập khẩu thuốc cũng như sản xuất trong nước vẫn chưa được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Ngay cả các doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất20 trong nước cũng chưa quan tâm nhiều đến mô hình bệnh tật trong nước ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng các thuốc nhập khẩu

pdf27 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xu hướng nhập khẩu thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng giai đoạn 2006 - 2014 (chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI Chu Quốc Thịnh NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG NHẬP KHẨU THUỐC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG GIAI ĐOẠN 2006-2014 CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: 62.72.04.12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Hà Nội, năm 2017 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Dược Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quốc Cường PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Hằng Phản biện 1: .. .. Phản biện 2: .. .. Phản biện 3: .. .. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá cấp Trường họp tại . vào hồi .....giờ..ngày.thángnăm Có thể tìm hiểu thêm tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Dược HN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhu cầu sử dụng thuốc của Việt Nam ngày càng tăng cao, tiền thuốc bình quân đầu người tăng gần 6 lần sau 15 năm từ 2000-2014, trong khi đó, công nghiệp dược trong nước mới chỉ chiếm 45% trong tổng chi phí thuốc và đang có xu hướng bị thay thế bởi thuốc nhập khẩu do năng lực cạnh tranh kém, thể hiện sự trùng lắp về dạng bào chế và các nhóm thuốc, không tận dụng hết năng lực sản xuất nhà máy. Sự phụ thuộc của ngành Dược vào thuốc nhập khẩu là một trong những nguyên nhân khiến cho chi phí tiền thuốc bình quân trên đầu người trong tổng chi y tế của Việt Nam năm 2009 ở mức cao gần 2 lần so với trung bình của các quốc gia Châu Á và cao trên 3 lần so với trung bình của các quốc gia châu Âu. Để giảm gánh nặng của chi tiêu cho thuốc, Bộ Y tế luôn luôn nhấn mạnh mục đích của việc nhập khẩu là nhập khẩu bổ sung các thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị (nhập khẩu bổ sung) và nhập khẩu thay thế các thuốc sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu (nhập khẩu thay thế). Để đạt được mục tiêu này, cần phải có các bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các chính sách nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu thuốc. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu: 1. Phân tích xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam giai đoạn 2006-2014. Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm quản lý tốt hơn việc nhập khẩu thuốc và góp phần nâng cao việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuốc của ngành công nghiệp dược Việt Nam. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng nhập khẩu thuốc của Việt Nam Tiền thuốc bình quân đầu người của Việt Nam tăng 6 lần sau 15 năm từ 5,40 USD/người năm 2006 lên 32,22 USD/người năm 2014. Mặc dù xét về mặt số lượng, thị phần thuốc sản xuất trong nước tại Việt Nam đang ở mức cao nhất (74%) nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Malaysia: 45%, Thailand: 72%, Indonesia: 70%, Philippines: 57%) nhưng xét về mặt giá trị, tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước thấp hơn và đang có xu hướng bị thay thế bởi thuốc nhập khẩu; ngành công nghiệp dược trong nước đang thể hiện sự trùng lắp về dạng bào chế và nhóm thuốc (tập trung vào nhóm thuốc thông thường, dạng bào chế đơn giản), nhà máy trong nước vẫn chưa được sử dụng hết công suất thiết kế (mới đạt khoảng 47%). Bối cảnh này dẫn đến việc nhập khẩu thuốc của Việt Nam là điều tất yếu và cần thiết. Việt Nam là quốc gia nhập siêu với khoảng hơn 50% thuốc thành phẩm và 90% nguyên liệu dùng để sản xuất trong nước phải nhập khẩu. Thuốc nhập khẩu bao phủ tất cả các nhóm tác dụng dược lý, trong đó tỷ trọng SĐK của nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn-ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,89%; tiếp theo là nhóm thuốc tim mạch (7,05%), nhóm thuốc tác động lên dạ dày-ruột (6,68%). Về vấn đề vi phạm chất lượng của thuốc nhập khẩu đang là vấn đề đáng báo động, trong đó theo báo cáo của Cục Quản lý Dược, từ năm 2011 đến tháng 7/2014, hai quốc gia Ấn Độ và Hàn Quốc có tỷ lệ thuốc vi phạm chất lượng nhiều nhất (chiếm 73,78% và 11,59% tổng số 164 lô thuốc nhập khẩu vi phạm chất lượng). Điều này đặt ra cho các nhà quản lý cần có các biện pháp để hạn chế nhập khẩu các thuốc từ các quốc gia này. 3 1.2. Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam Kể từ khi gia nhập chính thức Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006, chính sách quản lý nhập khẩu thuốc của Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định để có thể vừa đảm bảo mục đích của việc nhập khẩu (nhập khẩu bổ sung những mặt hàng trong nước không sản xuất được hoặc không đủ nhu cầu; hoặc nhập khẩu thay thế các mặt hàng trong nước sản xuất kém hiệu quả, không có lợi bằng nhập khẩu) vừa phải cân đối một cách hợp lý việc bảo hộ thị trường nội địa, đồng thời vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại theo quy định của WTO. Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam được tóm tắt trong sơ đồ sau: Hình 1.1: Các chính sách quản lý nhập khẩu thuốc tại Việt Nam 1.3. Tổng quan về phương pháp phân tích xu hướng Trong lĩnh vực y tế, mục tiêu cơ bản của phân tích xu hướng là để dự báo cho sự thay đổi của sự kiện/hiện tượng, chẳng hạn như chi tiêu cho thuốc, cho y tế trong tương lai. Các phương pháp sau đây thường được áp dụng: Chính sách quản lý nhập khẩu thuốc Chính sách thuế Chính sách phi thuế quan Tác động lên thương nhân Hàng rào kỹ thuật Hạn chế số lượng Thương mại tạm thời Hành chính 4 1.3.1. Mô tả chuỗi số thời gian Mô tả chuỗi thời gian sử dụng các chỉ số như: giá trị trung bình qua thời gian; lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình; tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển trung bình, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc, tốc độ tăng (giảm) trung bình. Sau đó, sử dụng các chỉ số này để dự báo cho các giá trị trong tương lại, với giả định các chỉ số này ít có sự thay đổi trong giai đoạn tiếp theo. 1.3.2. Sử dụng các mô hình xu hướng Đối với mô hình xu hướng đơn biến, có 3 mô hình phổ biến thường được sử dụng bao gồm mô hình xu hướng tuyến tính (linear trend model); xu hướng lũy thừa (exponential trend model) và xu hướng bậc hai (quadratic trend model). Bên cạnh đó, mô hình tự tương quan (AR–autoregressive model), trung bình động (MA– moving average) và ARIMA cũng là các mô hình xu hướng đơn biến thường được nhắc đến. Đối với mô hình xu hướng đa biến, người ta cũng sử dụng hồi quy tuyến tính (linear regression), mô hình vector tự hồi quy VAR (vector autoregressive model) hay Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VEC (vector error correction). 1.3.3. Một số phân tích đặc thù khác Ngoài các phương pháp trên, phân tích chuỗi số thời gian theo giai đoạn (interrupted time series analysis) là một trong các phương pháp phân tích phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến y dược để đánh giá tác động của một can thiệp/chính sách đối với chuỗi số thời gian. Để có thể áp dụng phương pháp này, chuỗi thời gian cần tối thiểu 9 quan sát và kiểm định điểm gãy (chow test) phải cho kết 5 quả ý nghĩa. Trong các nghiên cứu về sử dụng thuốc, mô hình hồi quy từng phần (segmented regression model) là cách tiếp cận thống kê hay được sử dụng do phù hợp với dữ liệu có số lượng quan sát nhỏ để lượng giá các thay đổi về xu hướng (trend) và mức độ (level) tiêu thụ thuốc. 1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu về xu hướng thuốc nhập khẩu thuốc trên thế giới đều nằm trong các nghiên cứu về thị trường thuốc nói chung. Ngay cả các nghiên cứu với trọng tâm là thuốc nhập khẩu thì các kết quả cũng được so sánh, bàn luận với các dữ liệu của thuốc sản xuất trong nước, để từ đó có cái nhìn tổng quát về thị trường dược phẩm. Các phân tích này đều đưa ra dự báo cho nền công nghiệp dược. Các nghiên cứu về xu hướng tiêu thụ thuốc hay chi tiêu cho thuốc trên thế giới cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội (như: tổng sản phẩm quốc dân (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), kỳ vọng sống khi sinh, dân số, cấu trúc dân số, chất lượng cuộc sống, sự thay đổi công nghệ kỹ thuật, hành vi sử dụng thuốc); các yếu tố thuộc về bệnh tật (tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong) và các yếu tố thuộc về chính sách có ảnh hưởng với xu hướng tiêu thụ, chi tiêu cho thuốc nói chung và thuốc nhập khẩu nói riêng. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu: phân tích dọc sử dụng bộ số liệu hồi cứu, kết hợp định tính và định lượng theo 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 là nghiên cứu định lượng nhằm phân tích xu hướng nhập khẩu, giai đoạn 2 kết hợp định tính và định lượng nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng nhập khẩu 2.2. Nghiên cứu định lượng 6 - Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ số liệu về thuốc, được quy đổi theo tên hoạt chất, nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2014, trừ các hoạt chất thuộc nhóm đông y, sinh phẩm chẩn đoán invitro, dịch chạy thận nhân tạo. - Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2016 tại Hà Nội, Việt Nam. - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ, gồm: Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số hoạt chất 997 1049 1181 1247 1226 1059 1063 1059 1056 - Thu thập số liệu: dựa trên mẫu trích xuất số liệu được thiết kế sẵn trên định dạng excel do Tổng cục Hải quan cung cấp, bổ sung trường thông tin “hoạt chất”. Gắn các mã: ATC từ bậc 1 đến bậc 5; thuốc mang tên gốc/tên thương mại; thuốc thuộc/không thuộc Danh mục thuốc thiết yếu; mã quốc gia xuất xứ (nhóm 1: thuốc sản xuất tại các nước tương tự Việt Nam về tiêu chuẩn chất lượng và trình độ công nghệ sản xuất; nhóm 2: thuốc sản xuất tại các nước này có nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc cao hơn các nhà máy tại Việt Nam). Thu thập các biến số bổ sung về dân số, cơ cấu dân số, kỳ vọng sống khi sinh, GDP, CPI, tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ chết do bệnh từ năm 2006 đến năm 2014 từ các nguồn báo cáo chính thống. - Nhập liệu, quản lý số liệu: Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính với phần mềm Excel và được xử lý bằng phần mềm STATA 10.0. - Phân tích số liệu: + Tính toán các chỉ số: liều DDD/DID thuốc nhập khẩu/sản xuất trong nước; kim ngạch nhập khẩu (KNNK), KNNK bình quân đầu người, KNNK hiệu chỉnh lạm phát, tỷ lệ KNNK/DDD giữa thuốc xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 và nhóm 2. 7 + Sử dụng các chỉ số mô tả chuỗi số thời gian (tốc độ tăng tổng và tốc độ tăng trung bình năm), mô hình đơn biến hồi quy tuyến tính y=at+b để phân tích xu hướng nhập khẩu thuốc vào Việt Nam. + Sử dụng mô hình phân tích xu hướng đa biến để phân tích các yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội, bệnh tật và năng lực sản xuất trong nước đến xu hướng nhập khẩu thuốc theo các bước như sơ đồ: + Sử dụng mô hình hồi quy từng phần (segmented regression model) để phân tích ảnh hưởng của yếu tố chính sách: 2.3. Cấu phần nghiên cứu định tính Biến có đặc tính không dừng Đồng liên kết ở cùng cấp (biến gốc hoặc cùng ở sai phân bậc 1) Mô hình VAR Mô hình VEC Kiểm định nhân quả Granger Không Có Không có đồng liên kết Có đồng liên kết Định lượng mối liên hệ ngắn/dài hạn 8 - Đối tượng nghiên cứu: bao gồm 4 nhóm đại diện cho: nhà hoạch định chính sách; chuyên gia; doanh nghiệp dược, bệnh viện. - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2016-12/2016 tại thành phố Hà Nội, Việt Nam. - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, mỗi nhóm 2 người như sau: Stt Nhóm Đối tượng cụ thể 1. Nhà hoạch định chính sách 1 lãnh đạo Cục quản lý Dược 1 lãnh đạo cấp phòng 2. Chuyên gia 1 chuyên gia dược 1 chuyên gia kinh tế y tế 3. Doanh nghiệp 1 lãnh đạo doanh nghiệp nhập khẩu thuốc 1 lãnh đạo văn phòng đại diện của công ty dược đa quốc gia 4. Bệnh viện 1 lãnh đạo khoa dược bệnh viện trung ương 1 lãnh đạo khoa dược bệnh viện tỉnh/thành phố - Phương pháp thu thập: Phỏng vấn sâu đối tượng dựa trên Bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho từng nhóm đối tượng. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài từ 45 đến 90 phút, thông tin được ghi chép hoặc ghi âm tuỳ thuộc vào yêu cầu của đối tượng. - Thu thập, quản lý và phân tích số liệu: Tiến hành gỡ băng thu các cuộc phỏng vấn sâu, tổng hợp các thông tin đã ghi chép. Các thông tin dược mã hóa, dãn nhãn và làm sạch. Các thông tin sau khi được mã hóa được phân tích theo chủ đề. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xu hướng nhập khẩu thuốc thành phẩm vào Việt Nam 3.1.1. Tình hình nhập khẩu thuốc giai đoạn 2006-2014 Trong cả giai đoạn 2006-2014, thuốc nhập khẩu vào nước ta có nguồn gốc xuất xứ từ 75 quốc gia, chứa 1.811 hoạt chất và tổng số công ty nhập khẩu thuốc là 119 công ty. KNNK thuốc tăng nhanh, từ 502 triệu USD năm 2006 đến 1.767 triệu USD năm 2014 (R2 = 0,98), 9 tương ứng với mức tăng tổng là 252,0% và mức tăng trung bình năm là 17,5%, KNNK tính theo bình quân đầu người và đã điều chỉnh theo lạm phát tăng từ 6,28 USD năm 2006 lên đến 19,48USD năm 2014 (R2 = 0,97) tương ứng với tổng mức tăng và mức tăng trung bình năm là 210,19% và 15,7%. Kết quả này cho thấy nhu cầu về thuốc nhập khẩu của người dân Việt Nam là tăng thực tế, không phải do tác động của các yếu tố về trượt giá hay tăng dân số. Các nhóm thuốc nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao trong các năm từ 2006 đến 2014 đều không có sự thay đổi, bao gồm cả những nhóm thuốc chữa bệnh thông thường (nhóm J-hệ kháng khuẩn với tỷ trọng từ 21,10- 26,89%; nhóm A-thuốc đường tiêu hóa và chuyển hóa với tỷ trọng từ 18,83- 20,31% và nhóm N- thuốc hệ thần kinh với tỷ trọng từ 8,03- 9,10%) và nhóm thuốc chữa bệnh chuyên khoa đặc trị (nhóm C-thuốc hệ tim mạch với tỷ trọng từ 9,05- 10,95%; nhóm L- thuốc chống ung thư và tác nhân điều hòa miễn dịch với tỷ trọng từ 5,14- 9,35%; và nhóm B-thuốc hệ máu và cơ quan tạo máu với tỷ trọng từ 7,21- 8,19%). Xét về mặt xu hướng, các nhóm J-hệ kháng khuẩn, N-Thuộc hệ thần kinh và P-chống ký sinh trùng (là những nhóm thuốc chữa bệnh thông thường) có xu hướng giảm tỷ trọng KNNK (hệ số góc a<0, hệ số R2 tương ứng là 0,67; 0,77 và 0,84). Ngược lại, các nhóm C-thuốc tim mạch và L-thuốc chống ung thư và tác nhân điều hòa miễn dịch (là những nhóm thuốc điều trị các bệnh chuyên khoa đặc trị) có xu hướng tăng tỷ trọng KNNK (hệ số góc a>0, hệ số R2 tương ứng là 0,86 và 094). Mười quốc gia có KNNK lớn nhất có cả các các quốc gia thuộc nhóm 1 (Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Singapore) và nhóm 2 (Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Italy, Anh, Mỹ, Bỉ, Australia), chiếm 10 72,98-76,85% tổng KNNK. Trong đó, tỷ trọng KNNK của các thuốc sản xuất tại các quốc gia thuộc nhóm 1 có xu hướng tăng, thuốc sản xuất tại các quốc gia thuộc nhóm 2 có xu hướng giảm (p<0,05). Thuốc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu mang tên thương mại (trên 90%) và có xu hướng ngày càng tăng (R2=0,76). Thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ trọng từ 46,36–57,72%; thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu lần 6 chiểm 30-35%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm thuốc xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 và nhóm 2 khi phân tích theo các cách phân loại này. 3.1.2. Xu hướng nhập khẩu một số nhóm thuốc điển hình - Nhóm kháng khuẩn tác dụng toàn thân: Nhóm kháng sinh có xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng, cả về mặt giá trị (KNNK tăng từ 96,3 triệu USD năm 2006 lên 367,1 triệu USD năm 2014 tương ứng mức tăng tổng là 281,2% và mức tăng trung bình năm là 18,9%) và số lượng tiêu thụ (liều DDD tăng từ 157,4 triệu liều năm 2006 lên 479,0 triệu liều năm 2014 tương ứng mức tăng tổng là 204,3% và mức tăng trung bình năm là 16,2%). Phân tích theo mã ATC bậc 3 và bậc 4, các nhóm được nhập khẩu nhiều nhất là J01DD-Cephalosporin thế hệ 3; J01DB-Cephalosporin thế hệ 1; J01DC-Cephalosporin thế hệ 2, J01CR-Các penicilin khác, J01CA-Các penicilin phổ rộng, các penicillin; J01M- Quinolon; và J01F-Macrolid và lincosamid. Về mặt xu hướng, các nhóm kháng sinh thế hệ cao và thế hệ mới có xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng trong khi nhóm kháng sinh kinh điển, thế hệ thấp có xu hướng giảm. Kháng sinh nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 1, mức độ chênh lệch giữa thuốc nhập khẩu xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 so với nhóm 2 về cả KNNK và DDD đều có xu hướng tăng theo thời gian (R2 tương ứng = 0,36 và 0,59). Các quốc gia nhóm 2 cung cấp 11 vào Việt Nam chủ yếu nhóm J01CR-Dạng kết hợp của penicilin bao gồm ức chế beta-lactamase; J01DC-Cephalosporin thế hệ 2 và J01DH-Carbapenem, các quốc gia nhóm 1 cung ứng vào Việt Nam chủ yếu các nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1, thế hệ 3 và thế hệ 4 (J01DB, J01DD và J01DE) và nhóm penicillin phổ rộng (J01CA), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Thuốc điều trị đái tháo đường Thuốc điều trị đái tháo đường có xu hướng nhập khẩu ngày càng tăng về cả giá trị (KNNK năm 2006 là 15,05 triệu USD tăng lên 57,43 triệu USD năm 2014, với mức tăng tổng 281,59% và mức tăng trung bình năm 18,78%) và số lượng (liều DDD tăng từ 103,38 triệu liều năm 2006 lên 261,82 triệu liều năm 2014, với mức tăng tổng 153,26% và mức tăng trung bình năm 13,22%). Ba nhóm nhập khẩu nhiều nhất là Sulphonylurea, Biguanid và Insulin (chiếm 94,22-98,46%liều DDD và 77,26-98,18% KNNK). Về mặt xu hướng, nhóm Sulphonylurea, Insulin, thuốc điều trị đái tháo đường thế hệ mới như nhóm Ức chế men DPP-4 và Meglitinide có xu hướng tăng (R2>0,05, a>0 với p<0,05). Nhóm Biguanid và Thiazolidinedione có xu hướng giảm (R2>0,05, a<0 với p<0,05). Thuốc điều trị đái tháo đường chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia nhóm 2. - Thuốc điều trị tăng huyết áp Thuốc điều trị tăng huyết áp có xu hướng nhập khẩu tăng cả về giá trị (KNNK tăng 320,22% sau 9 năm, mức tăng trung bình năm là 20,2%) và số lượng (liều DDD tăng từ 9,28 triệu liều năm 2006 lên 26,00 triệu liều năm 2014, với mức tăng tổng 180,17% và mức tăng trung bình năm 14,66%). 12 Ba nhóm có tỷ trọng KNNK và tỷ trọng DDD cao nhất là nhóm thuốc ức chế men chuyển (C09A và C09B), thuốc chẹn kênh canxi (C08) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin 1 (C09C và C09D). Xét về mặt giá trị nhập khẩu, thuốc điều trị tăng huyết áp có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 thấp hơn khoảng 2-5 lần so với quốc gia nhóm 2 nhưng xét về liều DDD, thuốc có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 đang dần chiếm ưu thế hơn so với quốc gia nhóm 2. 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng nhập khẩu thuốc Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy toàn bộ các biến số nghiên cứu quan tâm đều không dừng tại điểm gốc nhưng có tính dừng khi điều chỉnh bằng cách lấy sai phân bậc 1 (trừ biến kỳ vọng sống khi sinh). Kết quả kiểm định tính đồng liên kết (sử dụng phương pháp Johansen) giữa các biến số giả thuyết là có mối liên quan cho thấy các biến này có tính đồng liên kết. Từ đó, mô hình VEC đã được áp dụng để phân tích về mối liên quan giữa các chuỗi số thời gian. 3.2.1. Mối liên quan của KNNK với các yếu tố về kinh tế - văn hóa – xã hội Kết quả phân tích mối liên quan giữa KNNK và các biến số KNNK tại độ trễ 1 chu kì, dân số, CPI và GDP sử dụng mô hình VEC cho thấy trong cả ngắn hạn và dài hạn, không có yếu tố nào được chỉ ra là có mối liên quan một cách có ý nghĩa thống kê đối với biến số KNNK nói chung (p>0,05). Kết quả phân tích mối liên quan giữa cơ cấu dân số, thể hiện thông quan chỉ số tỷ trọng người dân dưới 15 tuổi và tỷ lệ người dân từ 65 tuổi trở lên với KNNK cho thấy có mối liên hệ tỷ lệ thuận có ý nghĩa thống kê giữa KNNK và tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên trong cả ngắn hạn và dài hạn (p<0,0001). Kiểm định nhân quả Granger cho 13 thấy tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên gây ra nhân quả Granger đối với KNNK (p<0,0001), không có mối liên hệ theo chiều ngược lại. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy yếu tố thuộc về văn hoá, hành vi sử dụng thuốc (của cả người dân, người bán thuốc và bác sỹ kê đơn thuốc) cũng có tác động rất lớn đến xu hướng nhập khẩu thuốc. 3.2.2. Mối liên quan của KNNK với các yếu tố về tình hình bệnh tật Sử dụng mô hình VEC và kiểm định Granger phân tích mối liên quan giữa KNNK với các biến số liên quan đến tình hình bệnh tật (biến số về tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ chết do bệnh) của 3 nhóm bệnh: nhiễm khuẩn, tim mạch và ung thư. Đối với bệnh tim mạch: trong ngắn hạn tại độ trễ 1 kì, sự gia tăng của KNNK nhóm thuốc tim mạch, tỷ lệ chết và tỷ lệ hiện mắc trước đó 1 năm sẽ dẫn đến sự giảm đi của giá trị KNNK nhóm thuốc tim mạch tại thời điểm hiện tại (p<0,0001). Trong dài hạn, các biến số về tỷ lệ chết và hiện mắc của bệnh tim mạch giảm (hoặc tăng) lên 1% sẽ dẫn tới KNNK thuốc tim mạch giảm (hoặc tăng) lên tương ứng là 11,35% và 3,08% (p<0,0001). Đối với bệnh ung thư: trong ngắn hạn tại độ trễ 1 kì, KNNK nhóm thuốc ung thư trước đó 1 năm giảm 1% thì KNNK thuốc ung thư tại thời điểm hiện tại tăng 4,623% (p<0,001); tỷ lệ chết do ung thư giảm 1% thì KNNK thuốc ung thư tăng 0,105% (p <0,0001) và tỷ lệ hiện hiện mắc ung thư tăng 1% thì KNNk thuốc ung thư tăng 0,4778% (p=0,001). Trong dài hạn, khi tỷ lệ chết do ung thư giảm đi 1% thì KNNK thuốc ung thư tăng lên khoảng 0,64% (p=0,051). Đối với bệnh nhiễm khuẩn: trong ngắn hạn tại độ trễ 1 kì, các biến số về KNNK nhóm thuốc kháng khuẩn, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm ở kỳ trước đó không có mối liên quan 14 có ý nghĩa thống kê đối với KNNK nhóm thuốc kháng khuẩn hiện tại (p>0,05). Trong dài hạn, tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ hiện mắc các bệnh truyền nhiễm có liên quan có ý nghĩa thống kê với KNNK thuốc kháng khuẩn ở mức ý nghĩa lần lượt là p<0,0001 và p<0,10. Sự gia tăng 1% tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm được chỉ ra là dẫn đến sự gia tăng của 3,979% KNNK thuốc kháng khuẩn trong dài hạn (p<0,0001). Sự gia tăng 1% tỷ lệ hiện mắc các bệnh truyền nhiễm dẫn đến sự gia tăng 0,6152% KNNK thuốc kháng khuẩn. Nghiên cứu định tính đưa ra các lý giải về chiều ảnh hưởng (tỷ lệ thuận hay tỷ lệ nghịch) về mối liên quan giữa các yếu tố về bệnh tật với KNNK nhóm thuốc là do bản chất của bệnh (cấp tính hay mãn tính, khả năng phát hiện bệnh, có hay không có biện pháp dự phòng bằng thuốc). 3.2.3. Ảnh hưởng của công nghiệp dược trong nước đến nhập khẩu thuốc Ba nhóm thuốc được phân tích là thuốc kháng sinh, thuốc điều trị đái tháo đường và thuốc điều trị huyết áp. Thuốc kháng sinh: đối với 4 nhóm kháng sinh thông thường là J01CA-penicillin phổ rộng, C01CR-kết hợp của penicillin với thuốc ức chế beta-lactamase, J01DB-Cephalosporin thế hệ 1 và J01DC- Cephalosporin thế hệ 2, không tìm thấy có mối liên quan ngắn hạn nào có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng lại có mối liên quan dài hạn giữa DID thuốc sản xuất trong nước với DID thuốc khẩu khẩu có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 (p<0,05) theo chiều tỷ lệ nghịch. Cụ thể: DID của thuốc kháng sinh nhóm J01CA, J01CR, J01DB, J01DC trong nước cứ tăng 1% thì DID của thuốc kháng sinh nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 giảm tương ứng 0,73%; 0,66%; 4,86% và 1,56% (p<0,05). Riêng nhóm J01DD-cephalosporin thế hệ 3, về 15 mặt ngắn hạn và dài hạn, DID thuốc trong nước được chỉ ra là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với DID thuốc nhập khẩu xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 (p<0,0001) theo chiều hướng tỷ lệ thuận: DID trong nước của nhóm kháng sinh J01DD tăng lên 1% thì DID nhập khẩu xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 cũng tăng lên với mức tăng cao hơn là 1,425% (về mặt ngắn hạn) và 0,520% (về mặt dài hạn). Thuốc điều trị tăng huyết áp: DID của thuốc huyết áp trong nước có mối liên hệ tỷ lệ thuận với DID của thuốc huyết áp nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1. DID của thuốc huyết áp trong nước tăng 1% thì DID của thuốc huyết áp nhập khẩu nhóm 1 cũng tăng và mức tăng lên đến 15,6%, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thuốc điều trị đái tháo đường: Trong dài hạn, nếu DID của thuốc tiểu đường trong nước tăng 1% thì DID của thuốc tiểu đường nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 cũng tăng nhưng mức tăng là rất nhỏ bằng 0,164%. Nghiên cứu định tính đưa ra các lý giải về sự khác nhau về chiều của mối liên quan: đối với thuốc thông thường hoặc có dạng bào chế thông thường, sự tăng trưởng của thuốc sản xuất trong nước sẽ dẫn tới giảm nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 1; ngược lại, nếu thuốc chuyên khoa đặc trị hoặc có dạng bào chế hiện đại, sự tăng trưởng của thuốc sản xuất trong nước ít ảnh hưởng tới nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 1, cả hai nhóm đều tăng trưởng theo nhu cầu sử dụng. 3.2.4. Ảnh hưởng của các chính sách lên nhập khẩu thuốc Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, trong giai đoạn 2006- 2012, các chính sách tác động tới thuốc nhập khẩu theo hướng thúc đẩy toàn diện việc nhập khẩu thuốc, đảm bảo mục tiêu cung ứng thuốc và giai đoạn 2012-2016, các chính sách quản lý nhập khẩu tập 16 trung vào định hướng cơ cấu nhập khẩu thuốc, đảm bảo mục đích nhập khẩu thuốc là nhập khẩu bổ sung những thuốc trong nước chưa đáp ứng nhu cầu hay nhập khẩu thay thế thuốc mà sản xuất trong nước không ưu việt hơn thuốc nhập khẩu về giá và hiệu quả điều trị. Sự ra đời của các chính sách liên quan đến đấu thầu thuốc vào năm 2011-2012 đã thể hiện những nỗ lực của việc điều chỉnh cơ cấu này. Sử dụng mô hình hồi quy từng phần để đánh giá sự tác động của chính sách đấu thầu thuốc. Kết quả cho thấy: các quy định về đấu thầy có tác dụng điều chỉnh lại cơ cấu thuốc nhập khẩu theo hướng giảm tỷ trọng các nguồn gốc từ các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc; tăng tỷ trọng các thuốc có nguồn gốc từ Châu Âu, Mỹ. Kết luận này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở các nhóm thuốc: B-Máu và cơ quan tạo máu, C-Hệ tim mạch, J-Hệ kháng khuẩn, R-Hệ hô hấp, S-Giác quan. Đây là các nhóm được sử dụng chủ yếu tại bệnh viện và cũng là các nhóm thuốc có sự cạnh tranh giữa quốc gia nhóm 1 và nhóm 2. Nghiên cứu định tính cũng chỉ ra các chính sách khác như: chính sách thuốc mang tên gốc, thuốc generic, thuốc thiết yếu còn yếu và chưa được được triển khai đầy đủ trên thực tế. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Xu hướng nhập khẩu thuốc tại Việt Nam So với các quốc gia đang phát triển, mức tăng trưởng thị trường thuốc nhập khẩu của Việt Nam đứng ở mức trung bình, thấp hơn so với Iran hay Bangladesh, nhưng lại cao hơn so với Ấn Độ. So với thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu có mức tăng nhanh hơn và như vậy, mục tiêu phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc là rất khó đạt được. So sánh danh mục hoạt chất thuốc nhập khẩu với số lượng hoạt chất thực tế của thuốc sản xuất trong nước, nhận thấy vẫn còn 843 hoạt chất có trong danh sách hoạt chất của thuốc nhập khẩu nhưng 17 không có trong danh sách hoạt chất thuốc sản xuất trong nước, trong đó có 67 hoạt chất là thuốc thiết yếu. Danh sách hoạt này có ý nghĩa rất lớn đối với cả nhà quản lý và các doanh nghiệp dược. Thuốc nhập khẩu vào Việt Nam trùng lắp với sản xuất trong nước gồm các nhóm: chống nhiễm khuẩn; thuốc đường tiêu hóa và chuyển hóa bao gồm vitamin, thuốc bổ, thuốc tác dụng trên dạ dày, ruột. Một số nhóm là cần do sản xuất trong nước còn hạn chế như thuốc tim mạch, thuốc chống ung thư và thuốc hệ máu và cơ quan tạo máu. Cơ cấu và xu hướng nhập khẩu phù hợp xu hướng về mô hình bệnh tật tại Việt Nam (bệnh truyền nhiễm giảm, không truyền nhiễm tăng) Thuốc sản xuất tại các quốc gia nhóm 1 ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thuốc vào Việt Nam. Thực trạng này cũng tương tự như một số quốc gia kém hoặc đang phát triển trên thế giới (Malaysia, Bangladesh, Iran...). Các nhà quản lý cần phải lưu ý điều này vì thuốc xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 (Ấn Độ, Hàn Quốc) có tỷ lệ vi phạm chất lượng cao nhất. Đối với nhóm thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, sản xuất trong nước hiện vẫn đóng góp chính vào nhu cầu tiêu thụ của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh nhập khẩu đang có tốc độ tăng nhanh hơn so với kháng sinh sản xuất trong nước. Đây là một chỉ báo đáng lo ngại cho ngành công nghiệp dược trong nước vì kháng sinh là mặt hàng đang được các doanh nghiệp trong nước tập trung sản xuất và có năng lực sản xuất. So sánh liều DID của nhóm thuốc này sử dụng tại Việt Nam với các quốc gia Châu Âu và Hàn Quốc, mức độ tiêu thụkháng sinh ở Việt Nam cao gấp 2- 3 lần so với trung bình các quốc gia Châu Âu, gấp 3,5-6,5 lần so với nước Châu Âu có mức tiêu thụ kháng sinh thấp nhất (Hà Lan), gấp gần 2 lần so Hàn Quốc. Việc sử dụng quá mức 18 nhóm kháng khuẩn tác dụng toàn thân là một trong nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, cần có những chính sách để hạn chế nhập khẩu và sử dụng thuốc nhập khẩu kháng sinh, đặc biệt với những nhóm trong nước đã đáp ứng hầu hết nhu cầu điều trị. Đối với nhóm điều trị đái tháo đường và tăng huyết áp, khi so sánh với dữ liệu thuốc sản xuất trong nước nhận thấy, năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Thuốc nhập khẩu đái tháo đường và tăng huyết áp đã bao phủ tất cả các nhóm điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Kết quả phân tích theo nguồn gốc xuất xứ cho thấy, đối với cả hai nhóm này, nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 2, tuy nhiên ngày càng có xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia nhóm 1. Điều này thể hiện sự bất hợp lý trong việc nhập khẩu nhóm thuốc này và sự bất cập của nền công nghiệp dược trong nước. Ngay cả đối với các nhóm thuốc năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng nhu cầu như Biguanid, Sulphonylurea và thuốc chẹn kênh canxi, liều DDD thuốc sản xuất trong nước vẫn giảm nhanh. 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhập khẩu thuốc tại Việt Nam Một trong các yếu tố được chỉ ra là có liên quan một cách có ý nghĩa thống kê đến KNNK thuốc nói chung trong nghiên cứu này là cơ cấu dân số trên 65 tuổi (thể hiện mức độ dân số “già” của một quốc gia). Trong nghiên cứu này, trong cả ngắn hạn và dài hạn, tỷ trọng dân số trên 65 tuổi được chỉ ra là có mối liên hệ thuận chiều với KNNK nói chung, hay nói cách khác, sự gia tăng dân số ở nhóm tuổi từ 65 trở lên sẽ dẫn đến sự gia tăng về KNNK thuốc nói chung. Kết quả này khá tương đương với một số kết luận về mối liên quan giữa sự già hóa và chi tiêu y tế đã được nghiên cứu trên thế giới. 19 Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy tâm lý “thích dùng thuốc ngoại” “sợ thuốc nội” của cả cán bộ y tế và người dân Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến xu hướng nhập khẩu thuốc. Vấn đề này đã được nhìn nhận bởi các nhà quản lý ngành y tế Việt Nam nhưng rất cần những nỗ lực thực sự để giải quyết. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới bệnh tật tới nhập khẩu thuốc của ba nhóm bệnh chính: nhiễm khuẩn, tim mạch và ung thư đã cho thấy, có mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết do bệnh năm trước đó với nhập khẩu thuốc điều trị nhóm bệnh đó vào năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu tại Iran vào năm 2013, theo đó, tại quốc gia này, sự chuyển đổi mô hình dịch tễ từ các bệnh truyền nhiễm sang các vấn đề về ung thư và các bệnh không truyền nhiễm đã ảnh hưởng đến cơ cấu và xu hướng nhập khẩu theo hướng tăng tỷ trọng của nhóm thuốc điều trị bệnh không truyền nhiễm. Có khá nhiều quốc gia sử dụng các mô hình kinh tế y tế, trong đó có các chỉ số đo lượng về bệnh tật như tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong để ước lượng chi tiêu cho y tế (hay chi tiêu dành cho thuốc) của một số bệnh cụ thể, đặc biệt là nhóm bệnh không truyền nhiễm hoặc các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh này. Quản lý việc sử dụng thuốc thông qua mô hình bệnh tật đã được chứng minh là biện pháp có hiệu quả nhằm tiết kiệm ngân sách dành cho chi phí sử dụng thuốc tại một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc sử dụng các dữ liệu về mô hình bệnh tật để dự đoán sử dụng thuốc, từ đó điều tiết vấn đề nhập khẩu thuốc cũng như sản xuất trong nước vẫn chưa được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Ngay cả các doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất 20 trong nước cũng chưa quan tâm nhiều đến mô hình bệnh tật trong nước ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng các thuốc nhập khẩu. Kết quả này đã cho thấy các thuốc sản xuất trong nước cạnh tranh với các thuốc có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1 (có tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ sản xuất tương tự Việt Nam) trong việc cung ứng thuốc tại Việt Nam. Còn thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 2 đang có “sân chơi” riêng tại thị trường Việt Nam. Điều này cũng là hợp lý trong bối cảnh năng lực của công nghiệp dược trong nước còn hạn chế, chưa sản xuất được các thuốc có dạng bào chế hiện đại, chuyên khoa đặc trị và không có thuốc phát minh nên các thuốc này vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu từ quốc gia nhóm 2. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả ban đầu của các quy định mới trong chính sách đấu thầu thuốc tại Việt Nam trong việc điều chỉnh cơ cấu thuốc nhập khẩu: làm tăng giá trị nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 2 và làm giảm giá trị nhập khẩu của của thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 1. Đây là các kết quả thể hiện tác động tích cực bước đầu của chính sách và cũng phù hợp với phản hồi của xã hội trong thời gian áp dụng chính sách này. Kết quả nghiên cứu về tỷ trọng thuốc biệt dược gốc trong tổng giá thuốc nhập khẩu vào Việt Nam cho thấy thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ trọng trị khá cao (48-58%). Cùng với kết quả nghiên cứu định tính về ảnh hưởng của chính sách cho thấy, hiện nay Việt Nam không những đang thiếu các chính sách thúc đẩy sử dụng thuốc generic, các quy định về đấu thầu thuốc hiện đang thực thi lại tạo một sân chơi riêng cho nhóm thuốc biệt dược gốc. Điều này có thể sẽ làm cho tình trạng sử dụng thuốc biệt dược gốc ngày càng gia tăng nếu không có những điều chỉnh phù hợp. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, chính sách thúc đẩy sử dụng thuốc generic đã được chứng minh 21 là làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc do đó tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc quốc gia. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN - Về xu hướng nhập khẩu thuốc giai đoạn 2006-2014 Trong giai đoạn 2006-2014, KNNK thuốc có mức tăng tổng và mức tăng hàng năm tương ứng là 252,0% và 17,5%, cao hơn mức tăng của thuốc sản xuất trong nước. Trong tổng số 1.811 hoạt chất được nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2006-2004, có 843 hoạt chất (tương ứng 46,83%) công nghiệp dược trong nước chưa sản xuất được. Trong 843 hoạt chất này có 67 hoạt chất thuộc danh mục thuốc thiếu yếu. Nhập khẩu thuốc vào Việt Nam phù hợp với xu hướng bệnh tật tuy nhiên còn một số điểm chưa phù hợp. Bao gồm: còn trùng lắp với sản xuất trong nước, chủ yếu nhập khẩu thuốc xuất xứ từ các quốc gia có tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự Việt Nam, tỷ trọng thuốc mang tên thương mại, biệt dược gốc cao (tương ứng trên trên 95% và khoảng 50%), tỷ trọng thuốc thiết yếu không có xu hướng giảm. Nhóm kháng kháng sinh nhập khẩu có xu hướng tăng cả về KKNK và liều DDD, trong đó tốc độ tăng liều DID cao hơn so với sản xuất trong nước (tăng 179,3% so với tăng 38,5% trong 9 năm). Tuy nhiên, liều DDD của kháng sinh sản xuất trong nước gấp 3,5-7 lần so với nhập khẩu, đóng góp chính vào tiêu thụ của người dân. Tổng tiêu thụ kháng sinh của Việt Nam ở mức cao so với các nước Châu Âu và Hàn Quốc và có xu hướng ngày càng tăng. Các quốc gia nhóm 2 cung cấp vào Việt Nam chủ yếu các nhóm cần thiết cho nhu cầu điều trị trong khi đó, các quốc gia nhóm 1 cung ứng vào Việt Nam chủ yếu nhóm thuốc không cần thiết khi trong 22 nước đã đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụhoặc nhóm thuốc cần thiết nhưng năng lực trong nước có khả năng đáp ứng. KNNK và liều DID nhóm thuốc điều trị đái tháo đường và điều trị tăng huyết áp nhập khẩu tăng nhanh sau 9 năm (thuốc điều trị đái tháo đường KNNK tăng gần 4 lần và DID tăng 2 lần; con số này đối với nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp là 4 lần và 3 lần). Thuốc sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hết các nhóm thuốc trong hướng dẫn điều trị của Bộ y tế, tiến tới phụ thuộc vào các quốc gia nhóm 1. Mức tiêu thụ thuốc cả hai nhóm thuốc điều trị đái tháo đường (4,79-8,70DID) và tăng huyết áp (12,57–33,41DID) đang có xu hướng tăng nhưng đang ở mức thấp so với các quốc gia có cùng tỷ lệ mắc bệnh. - Về một số yếu tố liên quan đến xu hướng nhập khẩu thuốc Nghiên cứu định lượng đã chỉ ra ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của sự gia tăng dân số ở nhóm tuổi từ 65 trở lên (thể hiện mức độ “già” hoá dân số) dẫn tới sự gia tăng về KNNK thuốc. Điều này dự báo về khả năng chi tiêu dành cho thuốc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới do dân số Việt Nam đang già hoá. Ngoài ra, nghiên cứu định tính cũng cho thấy tâm lý thích dùng thuốc ngoại, không tin tưởng vào thuốc sản xuất trong nước cũng tác động đến xu hướng nhập khẩu thuốc. Tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ chết do bệnh có ảnh hưởng tới KNNK của nhóm thuốc điều trị bệnh đó năm tiếp theo. Chiều của mối quan hệ tuỳ thuộc vào bản chất của bệnh cấp tính hay mãn tính và khả năng dự phòng của bệnh. Đối với bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ chết do bệnh càng tăng sẽ dẫn tới tăng KNNK trong năm tiếp theo. Đối với bệnh mãn tính, dễ phát hiện, có biện pháp dự phòng bằng thuốc (bệnh đái tháo đường), tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ chết do bệnh càng giảm sẽ dẫn tới tăng KNNK trong năm tiếp theo. Còn đối với bệnh mãn tính, phát hiện muộn, không có biện pháp dự 23 phòng bằng thuốc (ung thư), tỷ lệ hiện mắc tăng và tỷ lệ chết do bệnh giảm sẽ làm tăng KNNK trong năm tiếp theo. Năng lực sản xuất trong nước có tác động tới xu hướng nhập khẩu thuốc xuất xứ từ quốc gia nhóm 1. Đối với các thuốc thông thường, năng lực sản xuất trong nước càng tăng, xu hướng nhập khẩu nhóm thuốc này từ quốc gia nhóm 1 càng giảm. Còn đối với các thuốc chuyên khoa đặc trị hoặc có dạng bào chế hiện đại, năng lực sản xuất trong nước càng tăng, xu hướng nhập khẩu thuốc này từ quốc gia nhóm 1 vẫn tăng và với tốc độ nhanh hơn so với sản xuất trong nước. Các quy định mới về đầu thuốc tại Thông tư 01 & Thông tư 36 đã có tác động tích cực trong việc điều chỉnh xu hướng nhập khẩu thuốc: làm tăng giá trị và liều DID nhập khẩu thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 2 và làm giảm giá trị và liều DID nhập khẩu của của thuốc có nguồn gốc từ quốc gia nhóm 1, thể hiện rõ tác động ở các nhóm thuốc sử dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, các quy định này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ trọng của thuốc biệt dược gốc. Các chính sách liên quan đến thuốc thiết yếu, thuốc generic và thuốc mang tên gốc gần như chưa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu thuốc. KIẾN NGHỊ * Đối với Bộ Y tế: Thường xuyên cập nhật và công bố hoạt chất trong nước chưa bao phủ được để định hướng cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Đối với hoạt chất thuộc danh mục thuốc thiết yếu trong chưa bao phủ được, Bộ Y tế xem xét phân công doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất đồng thời tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư và cấp phép nhanh thuốc sản xuất trong nước. Đưa các thuốc hiện sử dụng nhiều, được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia nhóm 1 và doanh nghiệp dược trong nước có năng lực sản 24 xuất vào danh sách thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị không chào thầu nhập khẩu đối với thuốc có xuất xứ từ quốc gia nhóm 1. Dự đoán cụ thể mức gia tăng chi tiêu dành cho thuốc nói riêng và cho y tế nói chung trong bối cảnh tốc độ già hoá dân số của Việt Nam khá nhanh để từ đó có các chính sách đáp ứng phù hợp. Sử dụng các dữ liệu về mô hình bệnh tật để dự đoán mức độ sử dụng và chi tiêu dành cho thuốc, từ đó điều tiết vấn đề nhập khẩu thuốc cũng như sản xuất trong nước. Tiếp tục theo dõi để đánh giá tác động dài hạn của chính sách đấu thầu thuốc để phát huy các điểm tích cực, đồng thời có giải pháp điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu đối với thuốc biệt dược gốc.Tăng cường việc thực hiện chính sách thuốc thiết yếu và chính sách kê đơn thuốc mang tên gốc để điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu thuốc. Triển khai các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc phát minh như giảm giá thuốc phát minh thanh toán bảo hiểm y tế thông qua đàm phán giá thuốc hoặc quy định thuốc phát minh đấu thầu cạnh tranh với nhóm thuốc tương đương về tiêu chuẩn kỹ thuật thay vì được tham gia gói thầu riêng. * Đối với doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất trong: ưu tiên sản xuất hoạt chất trong nước chưa sản xuất được ngay khi Cục Quản lý dược công bố. Dự báo xu hướng nhập khẩu sử dụng các chỉ số về kinh tế, xã hội và bệnh tật để nhập khẩu thuốc phù hợp với bối cảnh Việt Nam. * Các nhà nghiên cứu: Tiếp tục theo dõi và phân tích dữ liệu trong thời gian dài hơn. Tận dụng bộ số liệu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với việc nhập khẩu của từng hoạt chất hoặc phân nhóm nhỏ. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.   Chu Quốc Thịnh, Điều Huy Quân Anh, Nguyễn Vĩnh Nam (2015), “Trends in the consumption of imported diabetic agent in Vietnam from 2006-2011: a quantitative study”, The 1st International Conference on Pharmacy Education and Research Network of Asean, Bangkok, pp.107-111. 2.   Chu Quốc Thịnh, Hứa Thanh Thủy (2016), “Tiêu thụ kháng sinh tại Việt Nam và mức độ đáp ứng của công nghiệp dược trong nước giai đoạn năm 2006-2014”, Tạp chí dược học Số 487, tr.2-8. 3.   Chu Quốc Thịnh, Hứa Thanh Thủy (2016), “Tiêu thụ thuốc điều trị đái tháo đường nhập khẩu tại Việt Nam và mức độ đáp ứng của công nghiệp dược trong nước giai đoạn năm 2006-2014.”, Tạp chí dược học Số 488, tr.65-69.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_tom_tat_luan_an_7909_2118520.pdf
Luận văn liên quan