Luận án Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam

Trong mô hình nghiên cứu, đầu tiên luận án sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng. Tuy nhiên, do các quan sát ở đây là dữ liệu bảng cho nên mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) có thể sẽ phù hợp hơn với bộ số liệu này, do vậy 2 phương pháp này cũng được đề xuất sử dụng để phân tích. Nếu như phương pháp OLS xem tất cả các hệ số đều không thay đổi trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau, mô hình FEM sẽ loại bỏ những biến có giá trị không thay đổi theo thời gian một cách mặc nhiên thì mô hình REM lại giả định rằng không có sự tương quan giữa biến độc lập (biến giải thích) và sai số. Sau khi có kết quả sẽ tiến hành lần lượt các kiểm định khác nhau sau để lựa chọn mô hình phù hợp nhất

pdf187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy tắc xuất xứ trong các FTA, Việt Nam cần phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ nhằm làm tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu CNC. Tiếp tục khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các ngành sản xuất hàng CNC có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng hình thành mạng lưới các khu sản xuất hàng công nghệ cao với cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. 5.2.1.7. Đẩy mạnh việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Hoạt động NC&PT sẽ có tác động mạnh đến sản xuất hàng CNC, làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kết quả của NC&PT sẽ là những bằng phát minh sáng chế, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, chế tạo các sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt là hàng CNC. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu công cụ (quy trình, biểu mẫu, tiêu chí đánh giá, thẩm định), động lực để đầu tư cho NC&PT 148 thông qua các chính sách của nhà nước, các ưu đãi và cơ chế quản lý các dự án NC&PT; đồng thời các doanh nghiệp cũng chưa kiểm soát được hết những yếu tố rủi ro của những dự án R&D như mẫu lỗi thời, chi phí sản xuất cao, thiếu nguồn lực triển khai. Mặt khác, trang thiết bị cho hoạt động NC&PT còn quá thiếu. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn là có trang thiết bị hoặc phòng thí nghiệm NC&PT, còn lại đa số là không có trang thiết bị cho NC&PT, số còn lại sử dụng ngay thiết bị sản xuất cho hoạt động này. Trong khi đó, kinh phí NC&PT được phần lớn DN hạch toán chung vào chi phí sản xuất. Mới có một số doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN và một số thì đầu tư một tỷ lệ lợi nhuận cho NC&PT. Vì vậy, việc khuyến khích trích 10% lợi nhuận cho quỹ KH&CN còn khó thực hiện. 5.2.1.8. Chính sách tỷ giá hối đoái (TGHĐ) phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế Ngân hàng Nhà nước phải điều hành và thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng CNC nói riêng. Chính sách tỷ giá hối đoái là một chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chính sách này cần phải được phối hợp một cách nhịp nhàng với các chính sách khác (như chính sách tài khóa), tùy theo từng thời kỳ, tạo tỷ giá hối đoái có lợi và không chênh lệch quá lớn so với giá thực tế trên thị trường. Trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, thì các nhà hoạch định chính sách thường phá giá đồng nội tệ. Về mặt lý thuyết, việc làm này sẽ khiến cho nhập khẩu giảm và khuyến khích xuất khẩu. Khó khăn chủ yếu ở đây là phải xác định được một tỷ giá vừa đủ nhưng cũng phải phù hợp để thu được một hiệu ứng có lợi cho ngoại thương và bảo toàn được đội ngũ bán hàng. Thành công của chính sách tỷ giá hối đoái là đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng của một loạt các chính sách khác đi kèm để giữ cho nền kinh tế không suy sụp trong điều kiện lạm phát tăng khá cao như hiện nay. 149 Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chính sách tỷ giá hối đoái phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Trong xu thế toàn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá. Thứ hai, Chính sách tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước. Thứ ba, kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đấy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh. nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa. 5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 5.2.2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường Một trong những khó khăn từ phía doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng công nghệ cao là khả năng hiểu biết thị trường nước ngoài còn hạn chế. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, đặc biệt là một số vấn đề cơ bản như: hệ thống chính trị, luật pháp, luật thương mại; có như vậy chúng ta mới nắm vững những đặc điểm khác biệt giữa Việt Nam và các nước. Cần nắm được hệ thống luật pháp và các quy định về thuế và hải quan 150 của các nước, đặc biệt hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, luật đối kháng, luật thuế chống bán phá giá.Nắm vững các cơ quan có vị thế trong quyết định chính sách thương mại của các nước. Nghiên cứu kỹ về chính sách thương mại của các nước, những thay đổi, biến động về chính sách và tổ chức trong mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển. Nắm vững thông tin về hệ thống phân phối hàng hoá CNC của các thị trường, về đối thủ cạnh tranh... Để khai thác tốt hơn những lợi thế của mình, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, đổi mới mẫu mã, bao bì, đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam tại các thị trường ngoài nước. 5.2.2.2.Giải pháp phát triển thị trường, tận dụng những ưu đãi có được từ các Hiệp định thương mại tự do Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA đã ký kết và có hiệu lực thực hiện. Do vậy, các tổ chức, cơ quan liên quan của Chính phủ cần tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng CNC trên thế giới, cũng như nâng cao hiểu biết về luật pháp, chính sách của các thị trường nhập khẩu để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với hàng CNC: Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm, chú trọng và có đóng góp tích cực trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại cần phải thực hiện tốt hơn nữa, phát huy hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngày một tăng, đặc biệt trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra những cơ hội lớn về khả năng tiếp cận thị trường. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại tại các quốc gia tiềm năng và có công nghệ tốt, hướng đến những thị trường có tiềm năng xuất khẩu hàng CNC mới. Tạo 151 đột phá mạnh mẽ trong công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tập trung xúc tiến đầu tư nước ngoài vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu phục vụ xuất khẩu hàng công nghệ cao. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau: (i) Đẩy mạnh hoạt động đàm phán thương mại song phương và đa phương; (ii) tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp Chính phủ, xử lý các rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại giữa các nước; (iii) phát huy vai trò của cơ quan đại diện và cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong công tác phát triển thị trường; (iv) củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời phát triển các thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là đối với hàng công nghệ cao; (v) ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế; (vi) nâng cao năng lực của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng CNC.Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua quan hệ với Việt kiều: cộng đồng Việt kiều ở các nước, tuy không đông như các nước khác, nhưng cũng đã hình thành từ lâu đời, bám rễ sâu sắc và có đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị xã hội cũng như kinh tế thương mại của nước sở tại. Theo số liệu của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng Việt kiều và người Việt sinh sống làm ăn lâu dài ở các nước có khoảng trên 3 triệu người. Vì vậy, giữ quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Việt sẽ có cơ hội thúc đẩy buôn bán với các nước theo nhiều cách. Việt kiều có thể đứng ra làm trung gian môi giới bán sản phẩm Việt Nam sang các nước và ngược lại, hoặc làm cố vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh tại các thị trường nước ngoài, cung cấp cho chúng ta những thông tin bổ ích. 152 Xây dựng phương án cảnh báo sớm, chủ động phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các xung đột thương mại có liên quan đến xuất khẩu hàng CNC, để tránh những biện pháp hạn chế thương mại, bảo hộ thị trường trong nước. 5.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế so sánh của hàng CNC Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm hàng CNC kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu các mặt hàng này. Do vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, quy trình quản lý hiệu quả; tăng cường chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường đầu tư các loại máy móc thiết bị, công nghệ mới, thiết bị hiện đại, đồng bộ; đầu tư đầy đủ hệ thống đo lường, kiểm soát các thông số công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. 5.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng công nghệ cao 5.2.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hàng công nghệ cao Để kết nối thị trường trong và ngoài nước, cần chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Ngược lại, nó sẽ là một lực cản lớn đối với sự phát triển.Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Do vậy, cần phải chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải, đường cáp quang truyền dẫn, sân bay quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế; tiếp tục hiện đại hóa hệ thống sân bay, bến cảng, bưu chính viễn thông có tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng 153 lưới kết cấu hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng CNC nói riêng.Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức phát triển hiện đại như thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong các hoạt động kinh tế. Chú trọng việc khai thác, đa dạng hóa các nguồn vốn ngoài các nguồn truyền thống. Bên cạnh các nguồn đầu tư CSHT truyền thống như nguồn đầu tư công, nguồn ODA, trái phiếu chính phủ (chủ yếu là trái phiếu trong nước), cần có một số nguồn mới, với những cơ chế vượt trội. Một là, nguồn vốn từ việc thoái vốn từ các doanh nghiệp nhà nước, đây là một nguồn khá lớn. Hai là, nguồn vốn từ huy động nguồn lực đất đai, bất động sản. Đây là một nguồn lực khá tiềm năng, Nhà nước có thể đứng ra đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển CSHT. Đồng thời, Nhà nước đền bù, giải tỏa cả đất hành lang của công trình hạ tầng. Ba là, nguồn vốn từ hợp tác công tư (PPP), nhất là từ tư nhân trong nước. 5.2.3.2. Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên: Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có vốn lớn, trang thiết bị hiện đại mà nguồn nhân lực lại không bảo đảm cho việc sản xuất, quản lý, kinh doanh thì doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển được bởi con người là chủ thể quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng CNC nói riêng, nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải chú trọng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp bằng các biện pháp sau: Thường xuyên gửi các cán bộ kinh doanh trẻ, có triển vọng tới các trung tâm đào tạo kinh doanh quốc tế ở trong và ngoài nước. Tạo điều kiện để các nhân viên còn yếu kém và chưa có kinh nghiệm và nghiệp vụ đi học các lớp đào tạo bổ sung hoặc đào tạo tại chức. 154 Bố trí để các nhân viên trẻ, có năng lực, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong doanh nghiệp cùng làm việc với những nhân viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm thực tiển để các nhân viên trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm Đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ giám định hàng hóa. Có được đội ngũ lao động tốt là điều kiện cần đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đội ngũ lao động này làm việc một cách có hiệu quả, trung thành với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải có chế độ khen thưởng hợp lý, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm hoặc làm tổn hại đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, một vấn đề lưu ý với doanh nghiệp khi phát triển nguồn nhân lực phải biết đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về xuất khẩu hàng CNC. Hiện nay, hầu hết các giao dịch bán hàng vào thị trường ngoài nước đều được tiến hành theo hình thức bán hàng trực tiếp, vì vậy đào tạo cán bộ làm công tác xuất khẩu trực tiếp sang các nước là vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp đang vướng mắc. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực Việt Nam tuy có một số ưu điểm nhưng không ít hạn chế, nổi bật nhất là chưa phù hợp với thị trường lao động quốc tế. Do vậy cần khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế và kinh doanh quốc tế có chất lượng; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế. Đầu tư vào đội ngũ cán bộ là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược; đầu tư cả về cơ cấu cán bộ và cả về chất lượng cán bộ để đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức, kinh nghiệm quản lý cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý doanh nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 155 một mặt tăng cường việc học tập thấm nhuần đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác thông qua thực tiễn sản xuất kinh doanh, cọ sát với thị trường trong và ngoài nước, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao, cần tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Để phát huy tính tích cực và hoạt động lao động sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao phải làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng một cách khoa học, dân chủ, đúng đắn. Do vậy, phải tiến hành quy hoạch và có cơ chế quản lý, sử dụng lao động từ tuyển chọn, bố trí, đánh giá đến chế độ đãi ngộ, chăm lo mọi mặt đời sống cho người lao động. Trong công tác quy hoạch, cần xác định trước những dự báo chiến lược về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở đó có sự đầu tư đúng mức, hợp lý cho từng loại hình cơ sở vật chất nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hợp lý và mang lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải đổi mới đồng bộ cả về chương trình, nội dung, phương pháp Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo theo tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Cần hướng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, trên cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. 156 Thứ ba, cùng với việc coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng KH&CN. Đây là hai trụ cột, đồng thời là động lực mới cho sự phát triển đất nước. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ cũng phải thật sự là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ; nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ và là nhân tố giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tăng cường huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá: Hiện nay, vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất hàng hóa, chất lượng hàng hóa, đến công tác thu mua hàng hóa, đến quá trình nghiên cứu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa.của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới để tăng thêm vốn phục vụ cho công tác kinh doanh xuất khẩu hàng CNC, ngoài nguồn vốn của mình các doanh nghiệp phải huy động thêm từ các nguồn vốn trong và ngoài nước. Cụ thể doanh nghiệp có thể huy động từ các nguồn vốn sau: Vốn vay từ các Ngân hàng, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, huy động vốn từ lợi nhuận tích lũy được của doanh nghiệp, vay từ các nhà nhập khẩu là khách hàng của doanh nghiệp, tận dụng nguồn vốn của các bạn hàng, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chú trọng giới thiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường các nước. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích hợp; đây là điều cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường... Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu cơ hội việc làm, tư vấn pháp lý về các lĩnh vực liên quan đến thương mại quốc tế. Xây dựng, bảo vệ và phát 157 triển nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu doanh nghiệp là những vấn đề cần được quan tâm bởi những lợi ích đặc biệt mà nó mang lại. Để doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh, mà cái đích cuối cùng của doanh nghiệp là phải làm thế nào để sản phẩm của mình bán được nhanh nhất, nhiều nhất thì cần phải nhận thức được ích lợi của thương hiệu như một công cụ hữu hiệu để củng cố vị trí và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và có những hướng ưu tiên cho việc xây dựng thương hiệu nhằm mang tới người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Thực tế đã chứng minh những thương hiệu có giá trị lớn trên thị trường đều có những lợi thế rất lớn trong việc xâm nhập, mở rộng thị trường cũng như thuyết phục khách hàng ra quyết định mua, nhất là các nhãn hàng tiêu dùng nhanh. Vì vậy, việc xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu doanh nghiệp cần phải được chú trọng. Các doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một kiểu nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp là điều cần thiết tạo sự nhận biết của khách hàng; có sự đăng ký tại cơ quan đăng ký thương hiệu nhằm bảo hộ quyền sở hữu thương hiệu; có chiến lược bảo vệ và phát triển nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình phải tiến hành đăng ký cho từng loại sản phẩm, nhất là sự chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài.Để nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại thì chiến lược xây dựng hình ảnh và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam là cực kỳ cần thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam phải giữ được chữ tín với khách hàng, cần chú trọng tập trung các nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và thế giới, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh 158 tranh và xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm về các hàng hóa tổ chức tại Ấn Độ nhằm quảng bá, giới thiệu các mặt hàng của mình một cách sâu rộng hơn. Những công việc cụ thể mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian tới: Một là, thành lập một bộ phận chuyên trách việc thu thập và xử lý thông tin. Phòng này có các chức năng như: Điều tra, thăm dò nhu cầu thị trường; Chỉ ra các nhu cầu trên thị trường, các đoạn thị trường mà công ty có thể hướng tới; Thu hồi các thông tin phản hồi từ phía đối tác Hai là, xúc tiến các hoạt động mở văn phòng giao dịch tại những khu vực thị trường trọng điểm của doanh nghiệp, chọn các kiôt phân phối và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuếch trương và tuyên truyền thế mạnh của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài, báo, tạp chí, cải tiến hình thức quảng cáo sản phẩm để phù hợp với từng thị trường. Ba là, thúc đẩy và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức trong và ngoài nước: tổ chức các triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước, các cuộc thi sản phẩm, quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch hàng hoá ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, hướng dẫn các doanh nghiệp về thương mại điện tử, xây dựng các trang web, liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường, chào hàng và tìm đối tác kinh doanh. Bốn là, quan hệ với các nhà phân phối lớn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng cao uy tín hàng CNC xuất khẩu của doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất khẩu hàng hoá. Đồng thời đưa hàng hoá của doanh nghiệp vào kênh phân phối của họ, qua đó nâng cao khả năng xâm nhập thị trường nước ngoài. 159 Năm là, tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác thị trường tiếp xúc được với thị trường trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm ứng phó trước những biến động của thị trường. Sáu là, tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc, thu thập thông tin thị trường từ các tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài đến thăm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Thời gian gần đây, Việt Nam đã đón rất nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài, các thương nhân đến Việt Nam. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin, tiếp xúc với các tổ chức, doanh nhân để chọn cho mình hướng kinh doanh thích hợp và ký kết được những hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với khối lượng lớn. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng CNC của Việt Nam tại thị trường nước ngoài thì sự hỗ trợ từ phía Chính phủ là rất cần thiết, nhưng những nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp trong ngành lại là điều quan trọng hơn hết, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp Việt Nam phải trực tiếp đối đầu với những rào cản về kỹ thuật, về tiêu chuẩn lao động, về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm dần các hàng rào bảo hộ của Chính phủ... trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nguồn vốn hạn chế, quy mô kinh doanh nhỏ, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thiếu kinh nghiệm thương trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải thực hiện các biện pháp nhằm hoàn thiện chính bản thân mình, củng cố điểm mạnh để tận dụng cơ hội và biến thách thức thành cơ hội mới, khắc phục các hạn chế, giảm dần thách thức. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng CNC trên trường quốc tế. Phát triển hệ thống thông tin thị trường xuất khẩu: tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý thông tin và xúc tiến thương mại. Bí quyết bảo đảm sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp trước hết là thông tin. Thông tin chính là tiền đề 160 cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và cho thành công của doanh nghiệp. Cả thị trường trong nước và thị trường thế giới đều tác động trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể về tiếp cận thị trường, thu thập và xử lý thông tin về tình hình cung cầu của các mặt hàng xuất khẩu khác nhau ở thị trường trong và ngoài nước, thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, thông tin về giá cả, thông tin về chính sách của nhà nước và của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu. Khi có đầy đủ thông tin thì các quyết định kinh doanh nói chung và xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp sẽ chính xác hơn, đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng marketing mix phù hợp với điền kiện của doanh nghiệp. 161 KẾT LUẬN Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của luận án đã đạt được, các mục tiêu của luận án đã được giải quyết, cụ thể là các nội dung chính sau đây: Trên cơ sở tổng quan hơn 30 công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến xuất khẩu và xuất khẩu hàng CNC, luận án cho rằng việc nghiên cứu đề tài luận án có ý nghĩa khoa học, đặc biệt là về mặt thực tiễn bởi hiện tại chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích xuất khẩu hàng CNC tại Việt Nam. Luận án đã chỉ rõ khái niệm về hàng CNC, xuất khẩu hàng CNC và các khái niệm liên quan, xác định rõ 18 sản phẩm là hàng công nghệ cao trong lĩnh vực chế tạo, chỉ rõ được 5 nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao, đưa ra và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam. Luận án đã sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành, tiếp cận điển hình, tiếp cận quản lý nhà nước về thương mại quốc tế đối với hàng CNC, xây dựng khung phân tích từ đó làm rõ các phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng hợp thông tin và các phương pháp phân tích thông tin như sử dụng mô hình trọng lực mở rộng và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu chuyên sâu như chỉ số lợi thế so sánh, chỉ số định hướng khu vực, chỉ số tập trung thương mại, chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu, mô hình thị phần không đổi để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, có thể thấy xuất khẩu hàng công nghệ cao đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: xuất khẩu hàng CNC 162 tăng nhanh và tương đối bền vững với tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu hàng CNC trong giai đoạn 2000-2017 đạt hơn 31%. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tập trung vào xuất khẩu các sản phẩm thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Thị trường xuất khẩu hàng CNC được mở rộng, phát triển theo hướng xuất khẩu đến các các nước phát triển như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhờ vậy, thị phần xuất khẩu hàng CNC tăng mạnh trong những năm qua, từ mức chỉ chiếm 0,06% tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC của thế giới năm 2000, thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đã chiếm 2,29% tổng giá trị xuất khẩu hàng CNC của thế giới vào năm 2017. Nhờ tăng mạnh xuất khẩu hàng CNC, Việt Nam đã chuyển từ quốc gia nhập siêu liên tục trong giai đoạn 2000-2011 sang bắt đầu trở thành quốc gia có thặng dư thương mại từ năm 2012. Các sản phẩm công nghệ cao có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới, trong đó có các sản phẩm có sự gia tăng về sức cạnh tranh như 752 (cụm xử lý số liệu tự động), 761 (Tivi), 764 (Thiết bị liên lạc viễn thông) và 881 (Máy chụp ảnh và thiết bị). Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực như Thái Lan và Trung Quốc. Ngược lại, các nước như Ấn Độ, Pakistan lại không có sự cạnh tranh với Việt Nam về hàng CNC. Chính phủ đã ban hành được hệ thống các chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích được xuất khẩu hàng CNC. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng CNC cũng còn một số hạn chế như sau: xuất khẩu hàng CNC chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hàm lượng giá trị gia tăng trong giá trị xuất khẩu còn thấp; Xuất khẩu hàng CNC trong những năm qua chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu, chưa có sự lan tỏa; Xuất khẩu hàng CNC vào một số thị trường lớn như EU27, Hoa Kỳ, Nhật Bản còn thấp so với tiềm 163 năng, năng lực xuất khẩu của đất nước; Xuất khẩu hàng CNC lệ thuộc tương đối lớn vào một số thị trường như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc Còn nhiều mặt hàng CNC chưa có tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Có thể có hiện tượng chuyển hướng thương mại ở một số thị trường đối với một số sản phẩm. Chính sách xuất khẩu hàng CNC còn chưa thật sự phù hợp với năng lực và thực tế của doanh nghiệp, sự đồng hành của chính phủ với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng CNC còn bất cập. Từ kết quả mô hình trọng lực đã chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam là GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu, chỉ số về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và nước nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lạm phát, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, khoảng cánh về kinh tế giữa 2 quốc gia, biến giả về biên giới và thành viên của các FTA. Kết quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác động tiêu cực đồng thời kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các giả thuyết đã đưa ra. Trên cơ sở phân tích quan điểm và định hướng, luận án đã đề xuất 8 giải pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có các giải pháp như hoàn thiện thể chế, tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, giải pháp về mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3”, Bài Nghiên cứu NC-05/2008, Trường Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. 2. Phạm Thị Hoàng Anh (2019), “Điều hành tỷ giá- Công cụ lãi suất đang phát huy hiệu lực”, Tạp chí tài chính, website: ngan-hang/dieu-hanh-ty-gia-cong-cu-lai-suat-dang-phat-huy-hieu-luc- 303509.html, ngày truy cập: 10/1/2020). 3. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Bộ Công Thương, Hà Nội. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2015, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2016, Hà Nội. 5. Bộ KH&CN (2019), Sở hữu trí tuệ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của địa phương, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Hà Nội. 6. Bộ Công Thương (2019), Thỏa thuận thương mại quốc tế, website: https://moit.gov.vn/thoa-thuan-thuong-mai-quoc-te, ngày truy cập 22/7/2019. 7. Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai, (2013), Giáo Trình Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. Cục Đầu tư nước ngoài (2017), Tình hình đầu tư, website: gov.vn/chuyenmuc/172/So-lieu-FDI-hang-thang, ngày truy cập: 12/5/2017. 9. Lê Xuân Định (2015), Khoa học và công nghệ thế giới tri thức cho phát triển, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Trần Thọ Đạt và Quang Cảnh Lê (2015), Giáo trình ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 11. Trần Trung Hiếu và Phạm Thị Thanh Thủy (2010), “Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 31(3+4/2010), tr.12-21. 165 12. Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Thay đổi và phát triển doanh nghiệp, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. 13. Trần Nhuận Kiên (2011), "Phân tích sự chuyển biến trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 11 (402), tr.68-76. 14. Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch nông sản Việt Nam: Phân tích bằng mô hình trọng lực”, Tạp chí những vẫn đề kinh tê và Chính trị thế giới, Số 3 (277), tr.47-52. 15. Trần Thanh Long, Phan Thị Quỳnh Hoa (2015), "Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 13, tr.32-34. 16. Luật công nghệ cao (2008), Số 21/2008/QH11 ngày 13 tháng 11 năm 2008. 17. Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định về hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. 18. Ngô Thị Mỹ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch nông sản Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 233, tháng 11 năm 2016, tr. 106-112 19. Phạm Thị Ngân, Nguyễn Thanh Tú (2015), "Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ", Tạp chí Khoa học Thương mại, 80, tr. 10-19. 20. Phạm Văn Nhớ, Vũ Thanh Hương (2014), "Analyzing the Determinants of Service Trade Flows Between Vietnam and the European Union: A Gravity Model Approach", VNU Journal of Science: Economics and Business, 30 (5E), tr. 51-64 21. Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành phân loại thống kê Khoa học và Công nghệ. 22. Nguyễn Xuân Thắng (2015), Kinh tế thế giới và Việt Nam 2014-2015, Nỗ lực phục hồi để chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 166 23. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 24. Thủ tướng Chính phủ (TTCP) (2019), Quyết định phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Hà Nội. 25. Đào Ngọc Tiến (2013), "Ảnh hưởng của các nhân tố tới luông xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước TPP", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 5 (2013), tr.23-27. 26. Đào Ngọc Tiến (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của Việt Nam và hàm ý chính sách trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, Hội thảo Nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương. 27. Tổng cục Hải Quan (2017), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2016, website: https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?I D=1038&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1 %BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%AD ch, ngày truy cập: 15/8/2018. 28. Tổng cục Hải quan (2018), Số liệu thống kê, địa chỉ webistie: https:// www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?&G roup=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20 k%C3%AA, ngày truy cập: 20/8/2018. 29. Tổng cục Thống kê (2019), Số liệu thống kê, địa chỉ website: gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715, ngày truy cập: 22/8/2019. 30. Nguyễn Thành Trung (2012), “Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam và dự báo đến năm 2015”, Cục Xúc tiến Thương mại, Hà Nội. 31. Nguyễn Văn Tuân (2009), Hỏi và đáp về kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội. 32. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chinh, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sỹ An và Nguyễn Đức Thành (2011), Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp 167 định khu vực tự do đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015, Báo cáo nghiên cứu cho Dự án MUTRAP-III. 33. Lê Danh Vĩnh và Hồ Trung Thanh (2012), Quan điểm và Định hướng phát triển xuất khẩu nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020, trong Lê Danh Vĩnh (Chủ biên), "Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020", NXB Công Thương, Hà Nội. Danh mục tài liệu nước ngoài 34. Anderson J. E. (1979), “A Theoretical for the Gravity Equation”, The American Economic Review, 69(1), pp. 106-116. 35. Anderson, J.E. and V. Wincoop, 2003, “Gravity with gravitas: A solution to the border puzzle”, The American Economic Review, Vol. 93(1), pp.170-192. 36. Balassa B. (1965). Trade liberalization and revealed comparative advantages, The Manchester School of Economic and Social Studies 33(2), pp. 91-123. 37. Baesu V., C. T. Albulescu, Z. Farkas and A. Drăghici. (2015), “Determinants of the High-Tech Sector Innovation Performance in the European Union: A Review.” Procedia Technology, Vol. 19, pp. 371−378. 38. Bergstrand J. H. (1986), “The Gravity Equation in International Trade: Some Microeconomic Foundations and Empirical Evidence”, The Review of Economics and Statistics, 67(3), 474-481. 39. Bikker, J. A. (1987) “An International Trade Flow with Substitution: An Extension of the Gravity Model”, Kyklos, Vol. 40, No. 3, pp. 315-337. 40. Bojnec, S. and I. Ferto. (2011), ‘Impact of research and development on manufacturing trade’, Zbornik radova Ekonomskog fakulteta u Rijeci, Vol. 29, No. 1, pp.65-88. 41. Braunerhjelm, P. and P. Thulin. (2008), Can Countries Create Comparative Advantages? R&D Expenditures, High-Tech Exports and Country Size in 19 OECD Countries, 1981-1999. International Economic Journal, vol. 22(1), pp. 95-111. 168 42. Davis, L. (1982), Technology Intensity of U.S Output and Trade, Department of Commerce, International Trade Administration, Washington. 43. Diop N. and Ghali S. (2012), Are Jordan and Tunisia’s Exports Becoming more technologically sophisticated? Analysis using highly disaggregated export databases, Working Paper 723, Economic Research Forum. 44. Dreze, J. (1961) “Leo Exportation Intra-CEE en 1958 et al Position Belge”, Recherches Economiques de Louvain, Vol. 27, pp.717-738. 45. Dornbusch, R., and Y.C. Park. (1987), “Korean Growth Policy.” Brookings Papers on Economic Activity 1987(2), pp.389- 454. 46. Edwards, L. and R. Z. Lawrence (2010), Do Developed and Developing Countries Compete Head to Head in High-tech?, NBER Working Paper 16105, Cambridge. 47. Ekananda, M. and D.J. Parlinggoman (2017), The Role of High-Tech Exports and of Foreign Direct Investment on Economic Growth, European Research Studies Journal, Vol.XX (4A), pp.194-212. 48. Ferragina, A. M. and F. Pastore, (2007), High tech export performance: which role for diversification? ETSG 2007 Athens Ninth Annual Conference 13-15 September 2007 Athens University of Economics and Business. Retrieved April 5, 2012, from ETSG2007/papers/ferragina.pdf. 49. Filippini, C. and V. Molini, (2003), The Determinants of East Asian Trade Flows: A Gravity Equation Approach, Journal of Asian Economics 14(5), pp. 695-711. 50. Frankel, J.A, and R.N. Cooper, (1998) “Regional Trading Blocs in the World Trading System”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 2, pp. 144-145. 51. Gallagher, K. and R. Porzecanski, (2008). China matters: China’s Economic Impact in Latin America’. Latin American Research Review 43(1), pp. 185-200. 52. Gokmen Y. and U. Turen (2013), The Determinants of High Technology Exports Volume: A Panel Data Analysis of EU-15 Countries, International Journal of Management, Economics and Social Sciences, Vol. 2(3), pp.217-232. 169 53. Gbetnkom D. and A.S. Khan, (2002), Determinants of Agricultural exports: The case of Cameroon, African economic research consortium, Cameroon. 54. Guerrieri, P. and S. Iammarino (2007). The dynamics of export specialisation in the regions of the Italian Mezzogiorno: Persistence and change. Địa chỉ: http:// www-sre.wu-wien.ac.at/ersa/ersaconfs/ersa03/ cdrom/.../123.pdf. 55. Hatzichronoglou, T. (1997). “Revision of the High-Technology Sector and Product Classification”, OECD Science, Technology and Industry Working Papers 1997/02, OECD Publishing. 56. Hatter, V. (1985): “U.S. High Technology Trade and Competitiveness”, Office of Trade and Development Analysis, Staff Report, U.S Department of Commerce, International Trade Administration, Washington. 57. Hatab, Abu, Romstad and Huo (2010), “Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach”, Modern Economy 1, pp. 134-143. 58. Ivus, O. (2010), Do Stronger Patent Rights Raise High-Tech Exports to the Developing World? Journal of International Economics 81(1), pp. 38-47. 59. Kabaklarli, E., M. S. Duran, and Y. T. Üçler (2017), The Determinants of High-Technology Exports a Panel Data Approach for Selected OECD Countries, Dubrovnik International Economic Meeting, 3(1), pp. 888-900. 60. Lall, S. (2000), “The Technological Structure and Performance of Developing Country Manufactured Exports, 1985-98”, Oxford Development Studies, Vol. 28, No. 3, pp. 337-369. 61. Landesmann, M. and M. Pfaffermayr, (1997), Technological Competition and Trade Performance, Applied Economics 29(2), pp.179-106. 62. Lee J-W., I. Park, (2005), Free Trade Areas in East Asia: Discriminatory or Nondiscriminatory?, The World Economy, Vol. 28(1), pp. 21-48. 63. Linnemann H. (1966), “An Econometric Study of International Trade Flows”, Amsterdam, North-Holland. 170 64. Lucas, R. E. (1988). On the mechanics of economic development, Journal of Monetary Economics, Vol. 22, pp. 3-42. 65. Manisha, and S. Kaur (2016), Changing Pattern of India’s High Technology Exports: A Study of Competitiveness of Pharmaceutical Products, Business Analyst 37 (1), pp.117-146. 66. Mathur, S. K. (1999) “Pattern of International Trade, New Trade Theories and Evidence from Gravity Equation Analysis”, The Indian Economic Journal, Vol. 47, No. 4, pp. 68-88. 67. Mayer, J., A. Butkevicius, and A. Kadri. (2002) Dynamic Products in World Exports, Discussion Papers No. 159, UNCTAD, Geneva. 68. Martinez-Zarzoso, I. and L. Márquez-Ramos. (2008), ‘The Effect of Trade Facilitation on Sectoral Trade’, B.E. Journal of Economic Analysis & Policy, Vol. 8 (1), Article 42. 69. Mani, S. (2000), Exports of High Technology Products from Developing Countries: Is it real or Statistical Artifact, Discussion Paper Series, Institute for New Technologies, The United Nations University. 70. Mehregan N., Dehghanpur M., Dehmoobed B. (2011), “Factors that affect on hi-tech industries export”, Journal of Science and Technology Policy, Vol. 3, No 4, pp. 69 -83. 71. Michalski, B. (2014), Competitiveness of Polish mid-tech and high-tech exports to the European Union (EU-27) in the first decade of the 21st century, Poznan University of Economic Review 14(4), pp. 54-70. 72. Mohsen M., Samaneh S., Abbas R. K. (2017), “Determinants of high- tech export in developing countries based on Bayesian model averaging”, Preliminary communication, vol. 35, no. 1, pp. 199-215. 73. Nguyen Viet Tien, M. Henry, (2016), Vietnam’s Exports to TPP Countries: Gravity Model, Trade Determinants and Trade Potentials, The ninth Vietnam Economists Annual MeetingVEAM 2016, Vietnam. 74. Paas, T. (2000) “The gravity approach for modeling international trade patterns for economies in transition”, International Advances in Economic Research, Vol. 6, No. 4, pp. 633-648. 171 75. Pham C. S., X. Nguyen, P. Sgro, and X. Tang. (2017), Has China Displaced its Competitors in High-tech Trade?, The World Economy, 40(8), pp. 1569-1596. 76. Pasierbiak, P. (2013) The Technological Leadership of the Japanese Economy? Acta Asiatica Varsoviensia, Vol. 26, pp.7-23. 77. Sandu S. and Bogdan Ciocanel (2014), Impact of R&D and Innovation on High-tech Export, Procedia Economics and Finance, Vol. 15, pp. 80-90. 78. Sapir, A. (1981) “Trade benefits under the EEC generalized system of preferences”, European Economic Review, Vol. 15, No. 3, pp. 339--355. 79. Schneider, P.H. (2005), International Trade, Economic Growth and Intellectual Property Rights: A Panel Data Study of Developed and Developing Countries, Journal of Development Economics, 78(1), pp.529-547. 80. Srholec, M. (2007), High-Tech Exports from Developing Countries: A Symptom of Technology Spurts or Statistical Illusion?, Review of World Economics, Vol. 143, pp.227-255. 81. Tebaldi E. (2011), The Determinants of High-Technology Exports: A Panel Data Analysis, Atlantic Economic Journal, Vol. 39 (4), pp. 343-353. 82. Tinbergen J. (1962), “Shaping the World Economy: Suggesstions for an International Economy Policy”, New York: The Twentieth Century Fund. 83. Wei G., J. Huang and J. Yang, (2012), “The impacts of food safety standards on China’tea export”, China Economic Review, Vol.21(2), pp. 253-264. 84. World Bank (1999), World Development Indicators 1999, Washington, D.C. 85. World Bank (2011), World Development Indicators 2011, Washington D.C. 86. World Bank (2015), Taking Stock: An Update on Vietnam’s Recent Economic Development, World Bank, Hanoi, Vietnam. 87. World Bank (2019a), “World Bank Integrated Trade Solution (WITS)”, WITS/, truy cập ngày 11/6/2019. 88. World Bank (2019b), “World Development Indicators”, truy cập ngày 20/6/2019. 172 89. Xing, Y. (2011), China’s high-tech exports: Myth and Reality, Discussion Paper: 11-05, GRIPS Policy Research Center, National Graduate Institute for Policy Studies. 90. Xiong, J. và S. Qureshi (2013), The Quality Measurement of China High- Technology Exports, Procedia Computer Science 17, pp. 290-297. 91. Yeats A. J. (1998), “Does MERCOSUR’s Trade Performance Raise Concerns about the Effects of Regional Trade Arrangements?”, The World Bank Economic Review 12(1), pp. 1-28. 92. Zhang, K. H. (2007) “Determinants of Complex Exports: Evidence from CrossCountry Data for 1985-1998”, Economia Internazionale/ International Economics, Vol. 60, No. 1, pp. 111-122. 173 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Danh mục các mã hàng công nghệ cao Mã Nội dung 524 Hóa chất vô cơ khác; hợp chất hữu cơ và vô cơ của kim loại quý 541 Các sản phẩm y tế và dược trừ tân dược 712 Tua bin hơi và tua bin hơi khác, và các bộ phận rời của chúng 716 Thiết bị điện chạy bằng rôto và phụ tùng 718 Máy phát điện, và các bộ phận rời của chúng 751 Máy móc văn phòng 752 Máy hoặc cụm xử lý dữ liệu tự động và phụ tùng 759 Phụ tùng máy văn phòng và máy xử lý dữ liệu tự động 761 Ti vi 764 Thiết bị liên lạc viễn thông khác và phụ tùng 771 Thiết bị để biến đổi, điều chỉnh dòng điện và phụ tùng 774 Bộ máy có thể xuất cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, và các thiết bị X-quang 776 Van nhiệt, van catốt lạnh hoặc van quang catốt 778 Máy móc thiết bị dùng điện khác 792 Trang thiết bị máy bay, tàu vũ trụ và phụ tùng 871 Dụng cụ quang học và thiết bị 874 Thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra, phân tích, điều khiển 881 Bộ máy chụp ảnh và thiết bị Nguồn: Lall, 2000 174 . xttest0 Phụ lục 2 BreuKếtsch quảand kiểm Paga địnhn La gphươngrangian sai m ucủalti psaili sốer thaytest đổ fio củar r amôndo hìnhm ef fREMects exportijt[group,t] = Xb + u[group] + e[group,t] Estimated results: Var sd = sqrt(Var) exportijt 1.722329 1.312375 e .2709386 .5205176 u .6338121 .7961232 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 1144.33 Prob > chibar2 = 0.0000 . collin exportijt pgdpitpg175dpj t ipritiprjt exit tltsit fdiit infit disij edisijt institutionit ftaijt borij (obs=648) Phụ lục 3 CKếtoll quảine akiểmrity định Dia hiệngnos tượngtics đa cộng tuyến với mô hình REM SQRT R- Variable VIF VIF Tolerance Squared ---------------------------------------------------- exportijt 2.00 1.42 0.4993 0.5007 pgdpitpgdpjt 3.20 1.79 0.3120 0.6880 ipritiprjt 3.03 1.74 0.3304 0.6696 exit 9.46 3.08 0.1057 0.8943 tltsit 10.99 3.32 0.0910 0.9090 fdiit 34.23 5.85 0.0292 0.9708 infit 5.67 2.38 0.1765 0.8235 disij 1.52 1.23 0.6573 0.3427 edisijt 1.39 1.18 0.7220 0.2780 institutionit 8.02 2.83 0.1246 0.8754 ftaijt 1.50 1.22 0.6683 0.3317 borij 1.17 1.08 0.8541 0.1459 ---------------------------------------------------- Mean VIF 6.85 Nguồn: Kết quả từ kiểm định từ phần Cmềmond Stata Eigenval Index --------------------------------- 1 10.0144 1.0000 2 1.1865 2.9052 3 0.8318 3.4699 4 0.6631 3.8861 5 0.2818 5.9616 6 0.0125 28.3580 7 0.0050 44.8915 8 0.0037 51.9116 9 0.0007 123.9248 10 0.0005 142.5008 11 0.0001 276.9439 12 0.0000 791.6489 13 0.0000 1940.9802 --------------------------------- Condition Number 1940.9802 Eigenvalues & Cond Index computed from scaled raw sscp (w/ intercept) Det(correlation matrix) 0.0004

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xuat_khau_hang_cong_nghe_cao_cua_viet_nam.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng anh-đã chuyển đổi.pdf
  • pdfTom tat luan an Tieng Viet-đã chuyển đổi.pdf
  • docTrang thong tin tieng Viet.doc
Luận văn liên quan