Xét về ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa (hình 3.37b), độ chuyển hóa của TTCE đạt
cao nhất khi xúc tác được hoạt hóa ở khoảng thời gian 3 giờ (chuyển hóa 90%TTCE). Về
lý thuyết, khi thời gian hoạt hóa tăng thì số lượng tâm Pd kim loại hoạt động được tạo
thành nhiều hơn, thể hiện qua độ phân tán Pd kim loại tăng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng
khi tăng thời gian hoạt hóa từ 2 giờ lên 3 giờ, với độ phân tán Pd tăng từ 26,0% lên 55,4%.
Tuy nhiên, khi tăng thời gian hoạt hóa từ 3 giờ lên 4 giờ, lượng Pd kim loại hình thành quá
nhiều trên bề mặt chất mang C* và ở điều kiện nhiệt độ cao (300°C) dễ xảy ra hiện tượng
thiêu kết, co cụm tạo thành các đám Pd có kích thước lớn dẫn đến làm giảm số tâm kim
loại hoạt động, do đó làm giảm hoạt tính của xúc tác. Kết quả phân tích độ phân tán Pd
(bảng 3.13) minh chứng rõ điều này, sau 4 giờ hoạt hóa độ phân tán Pd kim loại giảm
xuống còn 29,8% và kích thước hạt Pd tăng từ 2,3nm lên 3,6nm. Kết quả là độ chuyển hóa
TTCE trên xúc tác hoạt hóa ở 4 giờ chỉ đạt 85%, thấp hơn so với khi hoạt hóa ở 3 giờ
(90%)
129 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát từ khả năng tạo nhiều tâm
hoạt động Pd thể hiện ở độ phân tán Pd cao nhất (55,4%) khi hoạt hóa xúc tác ở 300°C như
đã phân tích ở phần 3.8.1. Theo kết quả phân tích TPR-H2, trạng thái khử hóa các oxyt
PdO và CuO chỉ xảy ra khi nhiệt độ đạt đến 267°C (hình 3.28). Do đó, độ phân tán Pd
trong xúc tác hoạt hóa ở 200°C sẽ chỉ ở mức thấp (24,2%) do ở nhiệt độ này không phải
toàn bộ các oxyt kim loại đã được khử hết về dạng kim loại hoạt động. Còn ở nhiệt độ cao
350°C, về nguyên tắc ở nhiệt độ này toàn bộ các oxyt kim loại đã được chuyển về dạng
kim loại hoạt động, độ phân tán đạt được phải cao. Tuy nhiên, ở nhiệt độ này dễ xảy ra
98
hiện tượng thiêu kết các tâm kim loại mới được hình thành nên kết quả lại làm giảm số tâm
hoạt động, do đó giảm hiệu quả quá trình chuyển hóa TTCE.
Xét về ảnh hưởng của thời gian hoạt hóa (hình 3.37b), độ chuyển hóa của TTCE đạt
cao nhất khi xúc tác được hoạt hóa ở khoảng thời gian 3 giờ (chuyển hóa 90%TTCE). Về
lý thuyết, khi thời gian hoạt hóa tăng thì số lượng tâm Pd kim loại hoạt động được tạo
thành nhiều hơn, thể hiện qua độ phân tán Pd kim loại tăng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng
khi tăng thời gian hoạt hóa từ 2 giờ lên 3 giờ, với độ phân tán Pd tăng từ 26,0% lên 55,4%.
Tuy nhiên, khi tăng thời gian hoạt hóa từ 3 giờ lên 4 giờ, lượng Pd kim loại hình thành quá
nhiều trên bề mặt chất mang C* và ở điều kiện nhiệt độ cao (300°C) dễ xảy ra hiện tượng
thiêu kết, co cụm tạo thành các đám Pd có kích thước lớn dẫn đến làm giảm số tâm kim
loại hoạt động, do đó làm giảm hoạt tính của xúc tác. Kết quả phân tích độ phân tán Pd
(bảng 3.13) minh chứng rõ điều này, sau 4 giờ hoạt hóa độ phân tán Pd kim loại giảm
xuống còn 29,8% và kích thước hạt Pd tăng từ 2,3nm lên 3,6nm. Kết quả là độ chuyển hóa
TTCE trên xúc tác hoạt hóa ở 4 giờ chỉ đạt 85%, thấp hơn so với khi hoạt hóa ở 3 giờ
(90%).
Khi thay đổi tốc độ thể tích H2 trong quá trình hoạt hóa xúc tác, độ chuyển hóa TTCE
trên xúc tác hoạt hóa ở 0,86h-1 đạt cao nhất 90% và thấp nhất ở điều kiện 0,64h-1 (70%)
(hình 3.37c). Có thể lý giải hiện tượng này như sau: ở tốc độ thể tích thấp 0,64h-1, lượng
H2 không đủ để chuyển hết các PdO về kim loại hoạt động, dẫn tới số tâm Pd hình thành
thấp, độ phân tán Pd thấp (DPd = 22,1%) nên độ chuyển hóa của TTCE chỉ đạt 80%. Khi
tiếp tục tăng tốc độ thể tích lên 0,86h-1, lượng H2 đủ cho quá trình hoạt hóa xúc tác dẫn tới
số tâm Pd hình thành nhiều, độ phân tán Pd tăng lên 55,4%, dẫn tới tăng độ chuyển hóa
TTCE lên 90%. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng tốc độ thể tích H2 lên 1,07h
-1
, lúc này thời gian
tiếp xúc của H2 với xúc tác quá ngắn, nên số tâm kim loại Pd hoạt động tạo ra không nhiều
(DPd = 29,8% (bảng 3.14)), dẫn tới độ phân tán Pd giảm và độ chuyển hóa TTCE trong
phản ứng HDC giảm xuống còn 85%.
Vậy trong khoảng các giá trị đã nghiên cứu, điều kiện hoạt hóa xúc tác PC-2_2%
tốt nhất là nhiệt độ 300°C trong thời gian 3 giờ với tốc độ thể tích H2 0,86h
-1
.
3.9. Nghiên cứu xác định điều kiện phản ứng HDC TTCE
Để xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình phản ứng HDC TTCE, các yếu tố có
khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình như nồng độ tác nhân phản ứng H2, tốc độ thể
tích H2, nhiệt độ phản ứng đã được nghiên cứu. Khoảng giá trị được lựa chọn cho nghiên cứu
99
gồm: nồng độ dòng H2 (10%H2/Ar và 35%H2/Ar), tốc độ thể tích H2 (0,75h
-1
, 0,86h
-1
và
0,97h
-1
), nhiệt độ phản ứng (250°C, 300°C và 350°C). Trước khi phản ứng xúc tác được hoạt
hóa trong điều kiện nhiệt độ 300°C trong thời gian 3 giờ với tốc độ thể tích H2 0,86h
-1
.
3.9.1. Ảnh hưởng của nồng độ dòng H2 tới phản ứng HDC TTCE
Hai dòng H2 (10%H2/Ar và 35%H2/Ar) được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng tới
hiệu quả phản ứng HDC TTCE. Các điều kiện phản ứng khác được giữ không đổi ở nhiệt
độ 300°C, tốc độ thể tích H2 0,86h
-1
, nguyên liệu TTCE lôi cuốn bằng khí mang Ar với tốc
độ thể tích 256,8h-1 và khối lượng xúc tác 50mg. Độ chuyển hóa TTCE trong hai trường
hợp được thể hiện trên hình 3.38.
Hình 3.38. Độ chuyển hóa TTCE trên PC-2_2% khi thay đổi nồng độ H2
Kết quả cho thấy, phản ứng HDC TTCE sử dụng H2 có nồng độ 10%H2/Ar đạt hiệu
quả cao hơn (93% TTCE được chuyển hóa) và ổn định hơn so với khi dùng dòng H2 nồng
độ 35%H2/Ar (chuyển hóa 75% TTCE).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do: Theo một số nghiên cứu về cơ chế HDC [38,
39, 64], phản ứng cắt liên kết C–Cl xảy ra trên các tâm kim loại thứ hai (Cu), còn các tâm
kim loại quý chỉ có nhiệm vụ sinh nguyên tử H để tái sinh các tâm kim loại thứ hai đã tạo
liên kết với Cl. Vì thế, ở cùng tốc độ thể tích (0,86h-1) dòng H2 có nồng độ cao hơn sẽ giúp
tạo ra nhiều nguyên tử H hơn, phản ứng tách Cl đính trên tâm Cu xảy ra nhanh hơn, dẫn
100
đến lượng HCl được sinh ra nhiều hơn so với lượng HCl kịp thoát ra khỏi môi trường phản
ứng. Trong khi đó, HCl lại là nguyên nhân chính làm ngộ độc các tâm kim loại quý, nên
khi lượng HCl được tạo thành quá nhiều sẽ dẫn đến làm mất hoạt tính các tâm kim loại quý
và kết quả là độ chuyển hóa TTCE giảm.
Do đó, với cùng tốc độ thể tích H2 (0,86h
-1
) phản ứng HDC TTCE được thực hiện ở
nồng độ H2 là 10%H2/Ar cho hoạt tính xúc tác PC-2_2% tốt hơn nồng độ 35%H2/Ar.
3.9.2. Ảnh hưởng của tốc độ thể tích H2 tới phản ứng HDC TTCE
Ảnh hưởng của tốc độ thể tích H2 được nghiên cứu ở các giá trị 0,75h
-1
, 0,86h
-1
và
0,97h
-1
, trong cùng điều kiện phản ứng nhiệt độ 300°C, nồng độ H2 là 10%H2/Ar, nguyên
liệu TTCE lôi cuốn bằng khí mang Ar với tốc độ thể tích 256,8h-1 và khối lượng xúc tác
50mg. Kết quả được thể hiện trên hình 3.39.
Hình 3.39. Độ chuyển hóa TTCE trên PC-2_2% khi thay đổi tốc độ thể tích H2
Hình 3.39 cho thấy, khi tăng tốc độ thể tích H2 từ 0,75 h
-1
lên 0,86 h
-1
thì độ chuyển
hóa TTCE tăng từ 75% lên 93%, tiếp tục tăng tốc độ thể tích H2 lên 0,97 h
-1
độ chuyển hóa
TTCE lại giảm xuống còn 80%.
Ở tốc độ thể tích nhỏ (0,75 h-1), thời gian lưu của các nguyên tử hydro trong vùng
phản ứng dài, làm tăng khả năng tách Cl khỏi các tâm Cu. Tuy nhiên, cũng chính vì tốc độ
dòng khí chậm nên HCl tạo ra không thoát ra được khỏi vùng phản ứng lại làm ngộ độc
ngay các tâm Pd đang làm việc ở nhiệt độ cao (300°C). Kết quả là độ chuyển hóa TTCE
thấp. Trong khi đó, với tốc độ thể tích cao quá 0,97 h-1, thời gian lưu của các nguyên tử
101
trong vùng phản ứng quá ngắn dẫn tới thời gian tiếp xúc giữa xúc tác, TTCE và H2 ngắn,
nên phản ứng HDC TTCE xảy ra không triệt để và hiệu quả phản ứng không cao.
Vậy dòng 10%H2/Ar phản ứng với tốc độ thể tích 0,86h
-1
là phù hợp nhất cho quá
trình HDC TTCE trên xúc tác PC-2_2%.
3.9.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng HDC TTCE
Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng tới quá trình HDC TTCE được nghiên cứu ở 3 giá
trị 250°C, 300°C và 350°C trong cùng điều kiện: nồng độ H2 10%H2/Ar, tốc độ thể tích H2
0,86h
-1
, nguyên liệu TTCE lôi cuốn bằng khí mang Ar với tốc độ thể tích 256,8h-1 và khối
lượng xúc tác 50mg). Kết quả được thể hiện trên hình 3.40.
Hình 3.40. Độ chuyển hóa TTCE trên PC-2_2% khi thay đổi nhiệt độ phản ứng
Quan sát hình 3.40 có thể thấy, phản ứng HDC TTCE thực hiện ở nhiệt độ 300°C cho
độ chuyển hóa TTCE ổn định và cao nhất (95%) trong suốt 450 phút thử nghiệm.
Thực tế, phương pháp đốt thông thường dùng để xử lý các hợp chất clo hữu cơ cần
phải tiến hành ở nhiệt độ rất cao (trên 900°C) [8, 9, 110÷112] để phá vỡ các liên kết đặc
biệt là C-Cl. Trong khi đó, với quá trình HDC TTCE, quá trình tách loại clo được tiến hành
trong dòng H2, xảy ra theo phản ứng:
C2Cl4 + 5H2 → C2H6 + 4HCl (3.11)
Cơ chế của phản ứng này được miêu tả qua các giai đoạn hấp phụ TTCE và H2 trên
các tâm kim loại [108] phản ứng và nhả hấp phụ sản phẩm như sau:
102
(1) TTCE + σ ↔ TTCE-σ (Hấp phụ cân bằng cho TTCE)
(2) H2 + σ ↔ H2-σ (Hấp phụ cân bằng cho H2)
(3) TTCE-σ + H2-σ → CCl2H-CCl2H-σ + σ (Điều khiển tốc độ phản ứng)
(4) CCl2H-CCl2H-σ → CCl2 = CHCl-σ + HCl (Phản ứng nhanh)
(5) CCl2=CHCl-σ + 4H2-σ → C2H6-σ + 3HCl (Phản ứng nhanh)
(6) C2H6-σ → C2H6 (Nhả hấp phụ, nhanh)
Để thực hiện được các quá trình này, đòi hỏi phải cung cấp năng lượng cho phản ứng.
Ở nhiệt độ thấp 250°C, năng lượng không đủ cho quá trình cắt liên kết C-Cl nên phản ứng
xảy ra chậm và độ chuyển hóa không cao. Còn ở nhiệt độ cao quá 350°C năng lượng cung
cấp cho quá trình rất lớn nên phản ứng (1) và (2) sẽ diễn ra nhanh, nhưng phản ứng (3)
không kịp thực hiện dẫn đến tốc độ chuyển hóa không tăng mà lại giảm. Ngoài ra, ở nhiệt
độ cao (350°C) các tâm kim loại Pd và Cu dễ dàng bị thiêu kết co cụm lại với nhau thành
các đám kim loại có kích thước lớn, làm giảm số tâm hoạt động trong xúc tác, dẫn đến làm
giảm hoạt tính xúc tác.
Vậy nhiệt độ phù hợp nhất cho phản ứng HDC TTCE trên xúc tác PC-2_2% là
300°C.
3.10. Nghiên cứu khả năng duy trì hoạt tính của xúc tác Pd-Cu/C*
PC-2_2% được thử nghiệm hoạt tính trong khoảng thời gian dài (60 giờ) để nghiên
cứu khả năng làm việc của xúc tác cho quá trình HDC TTCE. Trước phản ứng mẫu được
hoạt hóa trong dòng H2 (10%H2/Ar) ở nhiệt độ 300°C với tốc độ thể tích H2 0,86 h
-1
trong
3 giờ. Sau đó mẫu được thử nghiệm phản ứng ở điều kiện: khối lượng xúc tác 50mg, tốc độ
thể tích H2/Ar 0,86 h
-1
và tốc độ thể tích khí mang Ar lôi cuốn nguyên liệu TTCE 256,8 h-1.
Kết quả thể hiện trên hình 3.41.
103
Hình 3.41. Độ chuyển hóa TTCE của xúc tác PC-2_2% trong 60 giờ
Hình 3.41 cho thấy, độ chuyển hóa TTCE ổn định ở mức 95% trong 25 giờ đầu phản
ứng, sau đó giảm mạnh từ 95% xuống còn 75% trong 20 giờ phản ứng tiếp theo, và cuối
cùng giữ nguyên ở mức 75% cho đến khi kết thúc quá trình thử nghiệm (60 giờ). Nguyên
nhân của hiện tượng này là khi mới tham gia phản ứng số lượng các tâm kim loại hoạt
động trên xúc tác lớn nên lượng H nguyên tử được tạo ra nhiều, tốc độ tách Cl và hoàn
nguyên các tâm kim loại thứ hai lớn, dẫn đến độ chuyển hóa TTCE cao (95%). Tuy nhiên,
sau một thời gian phản ứng vì lượng HCl được tạo ra ngày càng nhiều gây ra ngộ độc
nhiều tâm kim loại quý, làm cho lượng H nguyên tử được sinh ra ít hơn. Do đó phản ứng
tái sinh các tâm kim loại thứ hai xảy ra chậm dần và làm giảm hoạt tính xúc tác. Một yếu
tố khác cũng góp phần làm giảm hiệu quả chuyển hóa TTCE đó là do phản ứng được thực
hiện ở nhiệt độ cao (300°C) nên sau thời gian dài (25 giờ) cốc đã hình thành và bám trên
bề mặt xúc tác, che lấp một phần các mao quản và các tâm hoạt động (Pd và Cu kim loại),
dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác. Hiện tượng cốc hóa này đã được quan sát thấy bằng ảnh
SEM (hình 3.42) của mẫu PC-2_2% sau 60 giờ phản ứng.
104
(a) (b)
Hình 3.42. Ảnh SEM PC-2_2% trước (a) và sau (b) phản ứng 60 giờ
Với độ phóng đại của ảnh SEM (1000 lần) hình 3.42a cho thấy, trước phản ứng các
kim loại (Pd và Cu) ở dạng những hạt kim loại màu trắng, kích thước nhỏ phân bố đồng
đều trên nền chất mang xốp có chứa nhiều mao quản. Sau 60 giờ phản ứng bề mặt xúc tác
PC-2_2% thay đổi rõ nét (hình 3.42b), các hạt kim loại bị co cụm thành các đám kim loại
màu trắng với kích thước lớn hơn, số lượng mao quản giảm, bề mặt chất mang trở nên
nhẵn, lì, không xốp như trước. Điều này cho phép khẳng định lần nữa đã xảy ra hiện tượng
co cụm các tâm kim loại và cốc hóa che lấp các hệ thống mao quản trong xúc tác sau 60
giờ tham gia phản ứng HDC TTCE.
105
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu về xúc tác một cấu tử Pd, hai cấu tử Pd-Me mang trên
các chất mang khác nhau cho quá trình hydrodeclo hóa (HDC) tetracloetylen (TTCE), có
thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Xúc tác một cấu tử Pd/C* tổng hợp bằng phương pháp tẩm có những đặc điểm sau:
độ phân tán Pd trên chất mang thấp (đạt 8,9%), đường kính hạt hoạt động phân bố
trong dải rộng 10÷90nm chủ yếu là các hạt lớn, quá trình khử PdO về Pd khó (xảy ra
ở nhiệt độ cao), nhanh mất hoạt tính xúc tác (độ chuyển hóa TTCE giảm từ 94%
xuống 53% sau 3 giờ phản ứng).
2. Việc đưa cấu tử thứ hai (Ag, Cu, Ni và Fe) vào hợp phần xúc tác Pd/C* làm thay đổi
độ phân tán Pd, kích thước hoạt động của kim loại và nhiệt độ khử các oxyt kim loại
về kim loại hoạt động. Ag và Cu giúp cải thiện theo chiều hướng tích cực (tăng độ
phân tán Pd, giảm kích thước hạt hoạt động, giảm nhiệt độ khử oxyt) còn Ni và Fe
tạo ra những hiệu ứng ngược lại.
3. Trong ba loại vật liệu γ-Al2O3, C* và SiO2 được sử dụng để tổng hợp xúc tác hai cấu
tử Pd-Cu thì C* tỏ ra phù hợp hơn cả làm chất mang xúc tác cho quá trình HDC
TTCE thể hiện ở khả năng tăng độ phân tán Pd và tăng hấp phụ nguyên liệu, làm
tăng độ chuyển hóa TTCE.
4. Quá trình xử lý C* bằng HNO3 0,5M trước khi tổng hợp xúc tác làm thay đổi cấu
trúc liên kết chất mang, làm tăng diện tích bề mặt riêng, tăng độ phân tán Pd, giảm
kích thước các oxyt kim loại trong xúc tác, giảm nhiệt độ khử của các oxyt kim loại
về kim loại hoạt động, làm tăng hoạt tính và thời gian làm việc của xúc tác.
5. Xúc tác Pd-Cu/C* với tổng hàm lượng kim loại 2%kl, tỷ lệ mol 1Pd:2Cu có độ phân
tán Pd cao, phân bố đồng đều và kích thước PdO nhỏ (10 ÷ 20nm) và thể hiện hoạt
tính cao nhất trong phản ứng HDC TTCE.
6. Phản ứng HDC TTCE trên xúc tác Pd-Cu/C* hiệu quả nhất khi xúc tác được hoạt
hóa ở 300°C, 3 giờ và tốc độ thể tích H2 0,86 h
-1
và phản ứng ở nồng độ H2 là
10%H2/Ar, tốc độ thể tích H2 0,86 h
-1
và nhiệt độ phản ứng ở 300°C. Ở các điều kiện
này, độ chuyển hóa TTCE ổn định ở mức cao 95% trong 20 giờ. Sau 60 giờ phản
ứng, hoạt tính xúc tác vẫn duy trì được ở mức 75% mà chưa có dấu hiệu mất hoạt
tính.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
1 Đào Văn Tường (2006). Động học xúc tác. NXB khoa học và kỹ thuật.
2 Dự án xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng. 2012
3 Hồ Sỹ Thoảng, Lưu Cẩm Lộc (2007). Chuyển hóa hydrocacbon và cacbon oxit
trên các hệ xúc tác kim loại và oxit kim loại. NXB Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Hà Nội.
4 Lâm Vĩnh Ánh (2011). Nghiên cứu xử lý một số hợp chất clo hữu cơ bằng xúc
tác đồng oxit. Luận án Tiến sĩ Hóa học . Viện Khoa học và công nghệ quân sự.
5 Lớp học chuyên đề Pháp - Việt. Tổng hợp và đặc trưng tính chất xúc tác. Tháng
4 năm 2012 tại Viện Hóa học Việt Nam.
6 Nguyễn Đình Triệu (2001). Bài tập và thực hành Các phương pháp phổ. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
7 Nguyễn Đình Triệu (2001). Các phương pháp vật lý và hóa lý, tập 1 và tập 2.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8 Nguyễn Kiều Hưng, Đỗ Quang Huy, Trần Văn Sơn, Đỗ Sơn Hải, Đỗ Thị Việt
Hương. Nghiên cứu xử lý Polyclobiphenyl bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác. Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 24 (2008) 292-297.
9 Nguyễn Thanh Bình, Marion Engelmann-Pires, Jean-Marc Girauon. Oxi hóa
hoàn toàn clobenzen trên xúc tác perovskit LaCo1-xFexO3. Hội nghị xúc tác hấp
phụ toàn quốc lần thứ V (2009) 790-795.
10 Trịnh Khắc Sáu (2010). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy luật và hiệu
quả hấp phụ dioxin của một số loại than hoạt tính. Luận án Tiến sĩ Hóa học .
Viện Khoa học và công nghệ quân sự.
11 Từ Văn Mặc (2003). Phân tích hóa lý Phương pháp phổ nghiệm nghiên cứu cấu
trúc phân tử. NXB khoa học và kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo internet:
12
13 EuroChlor, eurochlor. Org/
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
14 Air Quality Guidelines - Second Edition. Chapter 5.13 Tetrachloroethylene. WHO
Regional Office for Europe, Copenhagen, Denmark, 2000.
15 Anderson J.R. & Pratt K.C. Introduction to characterization and testing of
catalysts. Academic Press, Australia (1985).
16 Andr´e Wiersma, Emile J. A. X. van de Sandt,y Marion A. den Hollander, Herman
van Bekkum,y Michiel, Makkee,1 and Jacob A. Moulijn. Comparison of the
Performance of Activated Carbon-Supported Noble Metal Catalysts in the
Hydrogenolysis of CCl2F2. Journal of catalysis 177, 29–39 (1998).
17 Andre´ L. Dantas Ramos, Pe´ricles da Silva Alves, Donato A.G. Aranda, Martin
Schmal. Characterization of carbon supported palladium catalysts: inference
of electronic and particle size effects using reaction probes. Applied Catalysis A:
General 277 (2004) 71–81.
107
18 Anna S ´ re˛bowata, Wojciech Juszczyk, Zbigniew Kaszkur, Janusz W. Sobczak,
Leszek Ke˛pin´ski, Zbigniew Karpin´ski. Hydrodechlorination of 1,2-
dichloroethane and dichlorodifluoromethane over Ni/C catalysts: The effect of
catalyst carbiding. Applied Catalysis A: General 319 (2007) 181–192.
19 Anna S ´ re˛bowata, Wojciech Juszczyk, Zbigniew Kaszkur, Zbigniew Karpin´ski,
Hydrodechlorination of 1,2-dichloroethane on active carbon supported
palladium–nickel catalysts. Catalysis Today 124 (2007) 28–35.
20 Anna Sr´ebowata, Wojciech Lisowski, JanuszW. Sobczak, Zbigniew Karpinski,
Hydrogen-assisted dechlorination of 1,2-dichloroethane on active carbon
supported palladium–copper catalysts. Catalysis Today 175 (2011) 576-584.
21 Azzeddine Lekhal, Benjamin J. Glasser, Johannes G. Khinast, Impact of drying on
the catalyst pro&le in supported impregnation catalysts. Chemical Engineering
Science 56 (2001) 4473-4487.
22 B.T. Meshesha, N. Barrabés, K. Föttinger, R.J. Chimentão, J. Llorca, F. Medina,
G. Rupprechter, J.E. Sueiras, Gas-phase hydrodechlorination of trichloroethylene
over Pd/NiMgAl mixed oxide catalysts. Applied Catalysis B: Environmental 117–
118 (2012) 236-245.
23 Beatriz Miranda, Eva Dı´az, Salvador Ordo´n˜ez, Aurelio Vega, Fernando V.
Dıíez. Performance of alumina-supported noble metal catalysts for the combustion
of trichloroethene at dry and wet conditions. Applied Catalysis B: Environmental
64 (2006) 262-271.
24 Benoˆıt Heinrichs, Francis Noville, Jean-Paul Schoebrechts, y and Jean-Paul
Pirard, Palladium–Silver Sol–Gel Catalysts for Selective Hydrodechlorination of
1,2-Dichloroethane into Ethylene. Journal of Catalysis 192, 108-118 (2000).
25 Benoˆıt Heinrichs, Jean-Paul Schoebrechts, and Jean-Paul Pirard, Palladium–
Silver Sol–Gel Catalysts for Selective Hydrodechlorination of 1,2-Dichloroethane
into Ethylene. III. Kinetics and Reaction Mechanism. Journal of Catalysis 200,
309-320 (2001).
26 Benoît Heinrichs, Francis Noville, Jean-Paul Schoebrechts, and Jean-Paul Pirard,
Palladium–silver sol–gel catalysts for selective hydrodechlorination of 1,2
dichloroethane into ethylene IV. Deactivation mechanism and regeneration.
Journal of Catalysis 220 (2003) 215-225.
27 Benoît Heinrichs, John W. Geus b, Stéphanie Lambert a, Jean-Paul Pirarda, A
TEM study on the localization of metal particles in cogelled xerogel catalyst.
Journal of Catalysis 241 (2006) 229-231.
28 Beteley T. Mesheshaa,b, Noelia Barrabésa, Jordi Llorcac, Anton Dafinovb,
Medinab Francisco, Karin Föttinger. PdCu alloy nanoparticles on alumina as
selective catalysts for trichloroethylene hydrodechlorination to ethylene. Applied
Catalysis A: General 453 (2013) 130-141.
29 Beteley Tekola Meshesha, HYDRODECHLORINATION OF CHLORINATED
ORGANIC WASTES OVER PD SUPPORTED MIXED OXIDE CATALYSTS.
Doctoral thesis, UNIVERSITAT ROVIRA I VIRGILI, DL: T.1347-2011.
30 Bijan F. Hagh. Catalytic Hydrodechlorinsltion. Department of Chemical
Engineering University of Califonia. Los Angeles, CA 90024.
108
31 Bo Yanga, Robbie Burcha, Christopher Hardacrea, Gareth Headdock, P. Hu.
Influence of surface structures, subsurface carbon and hydrogen, and surface
alloying on the activity and selectivity of acetylene hydrogenation on Pd surfaces:
A density functional theory study. Journal of Catalysis 305 (2013) 264-276.
32 By Hany M. AbdelDayem, Platinum-Copper on Carbon Catalyst Synthesised by
Reduction with Hydride Anion Initial Findings on Reactivity and Dispersion
Characteristics. Platinum Metals Rev, 2007, 51, (3), 138-144.
33 Carlos A. Gonza´lez and Consuelo Montes de Correa, Catalytic
Hydrodechlorination of Tetrachloroethylene over Pd/TiO2 Minimonoliths. Ind.
Eng. Chem. Res. 490 2010, 49, 490–497.
34 Carlos Andre´s Gonza´lez Sa´nchez, Cristian Orlando Maya Patin˜o, Consuelo
Montes de Correa. Catalytic hydrodechlorination of dichloromethane in the
presence of traces of chloroform and tetrachloroethylene. Catalysis Today 133–
135 (2008) 520–525.
35 Carlos J. Durán-Valle. Techniques Employed in the Physicochemical
Characterization of Activated Carbons. Universidad de Extremadura, Spain.
36 Claudia Amorima, Mark A. Keane, Catalytic hydrodechlorination of
chloroaromatic gas streams promoted by Pd and Ni: The role of hydrogen
spillover. Journal of Hazardous Materials 211– 212 (2012) 208– 217.
37 Claudia AMORIMa, Xiaodong WANG, Mark A. KEANE. Application of
Hydrodechlorination in Environmental Pollution Control: Comparison of the
Performance of Supported and Unsupported Pd and Ni Catalysts. Chinese
Journal of Catalysis Volume 32, Issue 5, 2011.
38 contentsJ.A. Cecilia, A. Infantes-Molina, E. Rodríguez-Castellón, A. Jiménez-
López, Gas phase catalytic hydrodechlorination of chlorobenzene over
cobaltphosphide catalysts with different P contents. Journal of Hazardous
Materials 260 (2013) 167– 175.
39 Dalia Angeles-Wedler, Katrin Mackenzie, and Frank-Dieter Kopinke. Palladium -
Catalyzed Hydrodechlorination for Water Remediation: Catalyst Deactivation and
Regeneration. International Journal of Environmental Science and Engineering 2:1
(2010) 49-52.
40 David B. Williams. Transmission Electron Microscopy. A Textbook for Materials
Science, Kluwer academic plennum publishers, 1996.
41 David R. Luebke, Lalith S. Vadlamannati, Vladimir I. Kovalchuk, Julie L. d’Itri,
Hydrodechlorination of 1,2-dichloroethane catalyzed by Pt–Cu/C: effect of
catalyst pretreatment. Applied Catalysis B: Environmental 35 (2002) 211–217.
42 Debasish Chakraborty, Parag P. Kulkarni, Vladimir I. Kovalchuk, Julie L. d’Itri,
Dehalogenative oligomerization of dichlorodifluoromethane catalyzed by
activated carbon-supported Pt–Cu catalysts: effect of Cu to Pt atomic ratio.
Catalysis Today 88 (2004) 169–181.
43 Dong Ju Moona, Moon Jo Chunga, Kun You Parka, Suk In Hong, Deactivation of
Pd catalysts in the hydrodechlorination of chloropentafluoroethane. Applied
Catalysis A: General 168 (1998) 159±170.
44 E. Auer, A. Freund, J. Pietsch, T. Tacke. Carbons as supports for industrial
precious metal catalysts. Applied Catalysis A: General 173 (1998) 259-271.
109
45 E. Dı´az, S. Ordo´n˜ez, A. Vega, J. Coca , Determination of Metal Dispersion
and Surface Acidity of a Pd/Al2O3 Catalyst by Gas Chromatography.
Chromatographia 2005, 61, March (No. 5/6).
46 E.V. Golubina, E.S. Lokteva, V.V. Lunin, N.S. Telegina, A.Yu. Stakheev, P.
Tundo, The role of Fe addition on the activity of Pd-containing catalysts in
multiphase hydrodechlorination. Applied Catalysis A: General 302 (2006) 32–41.
47 Edited by R.A. van Santen, P.W.N.M. van Leeuwen, J.A. Moulijn and B.A.
Averill. Studies in surface science and catalysis. Catalysis: An Integrated
Approach. Volume 123 (1999).
48 Ekaterina S. Lokteva1, Elena V. Golubina1, Stanislav A. Kachevsky1, Anara O.
Turakulova1, Valery V. Lunin1, and Pietro Tundo2, Heterogeneous catalysts and
process for reductive dechlorination of polychlorinated hydrocarbons. Pure Appl.
Chem., Vol. 79, No. 11, pp. 1905–1914, 2007.
49 Elena Lo´pez, Fernando V. Dı´ez, Salvador Ordo´n˜ez, Effect of organosulphur,
organonitrogen and organooxygen compounds on the hydrodechlorination of
tetrachloroethylene over Pd/Al2O3. Applied Catalysis B: Environmental 82 (2008)
264–272.
50 Elena Lo´pez, Salvador Ordo´n˜ez , Fernando V. Dı´ez. Deactivation of a
Pd/Al2O3 catalyst used in hydrodechlorination reactions: Influence of the nature
of organochlorinated compound and hydrogen chloride. Applied Catalysis B:
Environmental 62 (2006) 57–65.
51 Elena López, Salvador Ordóñez, Fernando V. Díez, Inhibition effects of
organosulphur compounds on the hydrodechlorination of tetrachloroethylene over
Pd/Al2O3 catalysts. Catalysis Today 84 (2003) 121–127.
52 Elena López, Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez, Kinetic
study of the gas-phase hydrogenation of aromatic and aliphatic organochlorinated
compounds using a Pd/Al2O3 catalyst. Journal of Hazardous Materials B97 (2003)
281–294.
53 Eva Díaz, Salvador Ordó˜nez, Rubén F. Bueres, Esther Asedegbega-Nieto,
Herminio Sastre, High-surface area graphites as supports for hydrodechlorination
catalysts: Tuning support surface chemistry for an optimal performance. Applied
Catalysis B: Environmental 99 (2010) 181–190.
54 Farrauto R.J & Bartholomew C.H. Fundamentals of industrial catalytic processes.
Blackie Academic & Professional, Tokyo (1997).
55 Francisco Alonso, Irina P. Beletskaya, and Miguel Yus, Metal-Mediated Reductive
Hydrodehalogenation of Organic Halides. Chem. Rev. 2002, 102, 4009-4091
56 Gabriele Centi, Supported palladium catalysts in environmental catalytic
technologies for gaseous emissions. Journal of Molecular Catalysis A: Chemical
173 (2001) 287–312.
57 Ganesh K. Parshetti, Ruey-an Doong. Dechlorination of chlorinated hydrocarbons
by bimetallic Ni/Fe immobilized on polyethylene glycol-grafted microfiltration
membranes under anoxic conditions. Chemosphere 86 (2012) 392–399.
58 Ganesh K. Parshetti, Ruey-an Doong. Dechlorination of trichloroethylene by
Ni/Fe nanoparticles immobilized in PEG/PVDF and PEG/nylon 66 membranes.
Water research 43 (2009) 3086 – 3094.
110
59 Ganesh K. Parshetti, Ruey-an Doong. Synergistic effect of nickel ions on the
coupled dechlorination of trichloroethylene and 2,4-dichlorophenol by Fe/TiO2
nanocomposites in the presence of UV light under anoxic conditions. water
research 45 (2011) 4198 e4 210.
60 H Y E O K C H O I , S O U H A I L R . A L - A B E D A N D S H I R I S H A G
A R W A L, Effects of Aging and Oxidation of Palladized Iron Embedded in
Activated Carbon on the Dechlorination of 2-Chlorobiphenyl. Environ. Sci.
Technol. 2009, 43, 4137–4142.
61 Hironao Sajiki, Akira Kume, Kazuyuki Hattori, Hisamistu Nagase and Kosaku
Hirota, Complete and truly catalytic degradation method of PCBs using Pd/C–
Et3N system under ambient pressure and temperature.Tetrahedron Letters 43
(2002) 7251–7254.
62 Hong Xie, Jane Y. Howe, Viviane Schwartz, John R. Monnier, Christopher T.
Williams, Harry J. Ploehn, Hydrodechlorination of 1,2-dichloroethane catalyzed by
dendrimer-derived Pt–Cu/SiO2 catalysts. Journal of Catalysis 259 (2008) 111–122.
63 Hsing-Lung Lien, Wei-Xian Zhang. Nanoscale Pd/Fe bimetallic particles:
Catalytic effects of palladium on hydrodechlorination. Applied Catalysis B:
Environmental 77 (2007) 110–116.
64 ionsChun-chi Lee, Ruey-an Doong. Enhanced dechlorination of
tetrachloroethylene by polyethyleneglycol-coated zerovalent silicon in the
presence of nickel ions. Applied Catalysis B: Environmental 144 (2014) 182–188.
65 J.A. Cecilia, A. Infantes-Molina, E. Rodríguez-Castellón, A. Jiménez-López. Gas
phase catalytic hydrodechlorination of chlorobenzene over cobalt phosphide
catalysts with different P contents. Journal of Hazardous Materials 260 (2013)
167–175.
66 J.W. Niemantsverdriet . Spectroscopy in Catalysis. 2nd Edition, Wiley-VCH (2000).
67 Jacinto Sa´, Silvia Gross, Hannelore Vinek, Effect of the reducing step on the
properties of Pd-Cu bimetallic catalysts used for denitration. Applied Catalysis A:
General 294 (2005) 226–234.
68 Jack Z. Zhanga, Héctor R. Colón-Mercadob, James G. Goodwin Jr. The effect of
low concentrations of tetrachloroethylene on H2 adsorption and activation on Pt
in a fuel cell catalyst. Journal of Power Sources 196 (2011) 8391– 8397.
69 Jianjun Weia, Xinhua Xub, Yong Liub, Dahui Wang. Catalytic
hydrodechlorination of 2,4-dichlorophenol over nanoscale Pd/Fe: Reaction
pathway and some experimental parameters. WAT E R RE S E ARCH 40 ( 2006 )
348 – 354.
70 Junjing Li, Huiling Liu, Xiuwen Cheng, Qinghua Chen, Yanjun Xin, Zhenpeng
Ma, Wenxian Xu, Jun Ma, Nanqi Ren, Preparation and characterization of
palladium/polypyrrole/foam nickel electrode for electrocatalytic
hydrodechlorination. Chemical Engineering Journal 225 (2013) 489–498.
71 Junming Suna, Ayman M. Karima, He Zhang, Libor Kovarika, Xiaohong Shari Li,
Alyssa J. Hensley, Jean-Sabin McEwenb, Yong Wang. Carbon-supported
bimetallic Pd–Fe catalysts for vapor-phase hydrodeoxygenation of guaiacol.
Journal of Catalysis 306 (2013) 47–57.
72 Kazuyuki Nakai, Kaori Nakamura, Pulse chemisorption measurement <Metal
dispersion measurement>. BEL-CAT Application note, CAT-APP-002, 6 June 2003.
111
73 L. Calvo, M.A. Gilarranz, J.A. Casas, A.F. Mohedano, J.J. Rodriguez,
Hydrodechlorination of diuron in aqueous solution with Pd, Cu and Ni on
activated carbon catalysts. Chemical Engineering Journal 163 (2010) 212–218.
74 L.M. Martı´nez Ta, C. Montes de Correa, J.A. Odriozola, M.A. Centenob,
Synthesis and characterization of sol–gel zirconia supported Pd and Ni catalysts.
Catalysis Today 107–108 (2005) 800–808.
75 Laura Prati, Alberto Villa, Claudio Campione, and Paolo Spontoni, Effect of gold
addition on Pt and Pd catalysts in liquid phase oxidations. Topics in Catalysis
Vol. 44, Nos. 1–2, June 2007.
76 Lori A. Pretzer a, Hyun J. Songa, Yu-Lun Fang b, Zhun Zhao b, Neng Guoc,
Tianpin Wuc, Ilke Arsland,Jeffrey T. Miller c, Michael S. Wong,
Hydrodechlorination catalysis of Pd-on-Au nanoparticles varies with particle size.
Journal of Catalysis 298 (2013) 206–217.
77 Luisa Ma. G+omez-Saineroa, Xos+e L. Seoanea, Emilio Tijerob, Adolfo Arcoyaa.
Hydrodechlorination of carbon tetrachloride to chloroform in the liquid phase
with a Pd/carbon catalyst. Study of the mass transfer steps. Chemical Engineering
Science 57 (2002) 3565 – 3574.
78 Luisa Ma. Gómez-Sainero, Xosé L. Seoane, Adolfo Arcoya. Hydrodechlorination
of carbon tetrachloride in the liquid phase on a Pd/carbon catalyst: kinetic and
mechanistic studies. Applied Catalysis B: Environmental 53 (2004) 101–110.
79 M. Gurrath, T. Kuretzky, H.P. Boehm, L.B. Okhlopkova, A.S. Lisitsyn, V.A.
Likholobov, Palladium catalysts on activated carbon supports Influence of
reduction temperature, origin of the support and pretreatments of the carbon
surface. Carbon 38 (2000) 1241–1255.
80 M. Legawiec-Jarzyna, A.´Sr˛ebowata, W. Juszczyk, Z. Karpi´nski,
Hydrodechlorination over Pd–Pt/Al2O3 catalysts A comparative study of chlorine
removal from dichlorodifluoromethane, carbon tetrachloride and 1,2-
dichloroethane. Applied Catalysis A: General 271 (2004) 61–68.
81 M.A. A´ lvarez-Montero, L.M. Go´ mez-Sainero, M. Martı´n-Martı´nez, F. Heras,
J.J. Rodriguez. Hydrodechlorination of chloromethanes with Pd on activated
carbon catalysts for the treatment of residual gas streams. Applied Catalysis B:
Environmental 96 (2010) 148–156.
82 M.A. Álvarez-Monteroa, L.M. Gómez-Saineroa, J. Juan-Juanb, A. Linares-
Solanob, J.J. Rodriguez. Gas-phase hydrodechlorination of dichloromethane with
activated carbon-supported metallic catalysts. Chemical Engineering Journal 162
(2010) 599–608.
83 M.A. Reiche, M. Maciejewski, A. Baiker. Characterization by temperature
programmed reduction. Catal. Today 56, (2000), 347-355.
84 Man Zhang, Deborah B. Bacik, Christopher B. Roberts, Dongye Zhao, Catalytic
hydrodechlorination of trichloroethylene in water with supported CMC-stabilized
palladium nanoparticles. water research 47 (2013) 3706 – 3715.
85 Marjolein L. Toebes, Jos A. van Dillen, Krijn P. de Jong, Synthesis of supported
palladium catalysts. Journal of Molecular Catalysis A: Chemical 173 (2001) 75–98.
86 Mark A. Keane, Colin Park, and Claudia Menini, Structure sensitivity in the
hydrodechlorination of chlorobenzene over supported nickel. Catalysis Letters
Vol. 88, Nos. 1–2, May 2003.
112
87 Martha Coboa, Andrés Orregob, Juan A. Conesa, Wash coated Pd/Al2O3 monoliths
for the liquid phase hydrodechlorination of dioxins. Applied Catalysis A: General
xxx (2012) xxx– xxx.
88 Masaaki Tabata, Abdul Ghaffar, Akifumi Shono, Keiichi Notomi,
Hydrodechlorination/detoxification of PCDDs, PCDFs, and co-PCBs in fly ash by
using calcium polysulfide. Waste Management 33 (2013) 356–362.
89 Mingming Zheng, Jianguo Bao, Peng Liao, Kun Wang, Songhu Yuan, Man Tong,
Huayun Long, Electrogeneration of H2 for Pd-catalytic hydrodechlorination of
2,4-dichlorophenol in groundwater. Chemosphere 87 (2012) 1097–1104.
90 Misael Martino, Roberto Rosal, Herminio Sastre, Fernando V. Díez,
Hydrodechlorination of dichloromethane, trichloroethane, trichloroethylene and
tetrachloroethylene over a sulfided Ni/Mo-g-alumina catalyst. Applied Catalysis
B: Environmental 20 (1999) 301-307.
91 N. Barrabes, D. Cornado, K. Foettinger, A. Dafinov, J. Llorcac, F. Medina, G.
Rupprechter, Hydrodechlorination of trichloroethylene on noble metal promoted
Cu-hydrotalcite-derived catalysts. Journal of Catalysis 263 (2009) 239–246.
92 N. Seshu Babu, N. Lingaiah, J. Vinod Kumar, P.S. Sai Prasad, Studies on alumina
supported Pd–Fe bimetallic catalysts prepared by deposition–precipitation
method for hydrodechlorination of chlorobenzene. Applied Catalysis A: General
367 (2009) 70–76.
93 N. Seshu Babu, N. Lingaiah, P.S. Sai Prasad, Characterization and reactivity of
Al2O3 supported Pd-Ni bimetallic catalysts for hydrodechlorination of
chlorobenzene. Applied Catalysis B: Environmental 111– 112 (2012) 309– 316.
94 Nan Chen, Kinetics of the Hydrodechlorination Reaction of Chlorinated
Compounds on Palladium Catalysts. A Dissertation, Submitted to the Faculty of
WORCESTER POLYTECHNIC INSTITUTE.
95 Nathalie Job, Benoit Heinrichs, Fabrice Ferauche, Francis Noville, Jose´ Marien,
Jean-Paul Pirard, Hydrodechlorination of 1,2-dichloroethane on Pd–Ag catalysts
supported on tailored texture carbon xerogels. Catalysis Today 102–103 (2005)
234–241.
96 Neil C. Concibido, Tetsuji Okuda, Yoichi Nakano, Wataru Nishijima and
Mitsumasa Okada, Enhancement of the catalytic hydrodechlorination of
tetrachloroethylene in methanol at mild conditions by water addition. Tetrahedron
Letters 46 (2005) 3613–3617.
97 Noelia Barrabés Rabanal, ELECTIVE HYDROGENATION CATALYSTS FOR
ENVIRONMENTAL PROCESSES: NITRATE AND CHLOROCOMPOUNDS
REMOVAL. Doctor from the Rovira i Virgili University Spain, DL: T-1539-
2009/ISBN:978-84-692-4557-6.
98 NURUL’AIN BINTI JABIT. THE PRODUCTION AND CHARACTERIZATION
OF ACTIVATED CARBON USING LOCAL AGRICULTURAL WASTE
THROUGH CHEMICAL ACTIVATION PROCESS. Thesis submitted in
fulfillment of the requirements for the degree of Master of Science. JUNE 2007.
99 O¨zer Orbay, Song Gao, Brian Barbaris, Erik Rupp, A. Eduardo Sa´ez, Robert G.
Arnold, Eric A. Betterton, Catalytic dechlorination of gas-phase
perchloroethylene under mixed redox conditions. Applied Catalysis B:
Environmental 79 (2008) 43–52.
113
100 Olívia Salomé G.P. Soares, José J.M. Órfão, Manuel Fernando R. Pereira, Nitrate
reduction in water catalysed by Pd–Cu on different supports. Desalination 279
(2011) 367–374.
101 Paul A. Webb and Clyde Orr. Analytical Methods in Fine Particle Technology.
Micromeritics Instrument Corporation. Norcross, GA, USA (1997), pp. 54.
102 Pil Kima, Younghun Kimb, Taewook Kangc, In Kyu Songc, and Jongheop Yic,
Preparation of nickel-mesoporous materials and their application to the
hydrodechlorination of chlorinated organic compounds. Catalysis Surveys from
Asia, Vol. 11, Nos. 1/2, June 2007 ( 2007).
103 R Mahalakshmy, P Indraneel & B Viswanathan. Surface functionalities of nitric
acid treated carbon - A density functional theory based vibrational analysis.
Indian Journal of Chemistry, Vol. 48A, March 2009, pp. 352-356.
104 Rajesh Gopinath Æ N. Seshu Babu Æ J. Vinod Kumar Æ N. Lingaiah Æ P. S. Sai
Prasad, Influence of Pd Precursor and Method of Preparation on
Hydrodechlorination Activity of Alumina Supported Palladium Catalysts. Catal
Lett (2008) 120:312–319.
105 Ruben F. Bueres, Esther Asedegbega-Nieto, Eva Dı´az, Salvador Ordo´n˜ez,
Fernando V. Dı´ez, Performance of carbon nanofibres, high surface area
graphites, and activated carbons as supports of Pd-based hydrodechlorination
catalysts. Catalysis Today 150 (2010) 16–21.
106 Ruben F. Bueres, Esther Asedegbega-Nieto, Eva Díaz, Salvador Ordóñez,
Fernando V. Díez, Preparation of carbon nanofibres supported palladium
catalysts for hydrodechlorination reactions. Catalysis Communications 9 (2008)
2080–2084.
107 Ruey-an Doong, Yuan-lung Lai. Effect of metal ions and humic acid on the
dechlorination of tetrachloroethylene by zerovalent iron. Chemosphere 64 (2006)
371–378.
108 S. Chandra Shekar, K.S. Rama Rao, E. Sahle-Demessie, Characterization of
palladium supported on γ-Al2O3 catalysts in hydrodechlorination of CCl2F2.
Applied Catalysis A: General 294 (2005) 235–243.
109 S. Ordóñez, H. Sastre, F.V. D´ıez. Thermogravimetric determination of coke
deposits on alumina suppoted noble metal catalyst used as hydrodechlorination
catalyst. Thermochimica Acta 379 (2001) 25-34.
110 S. Ordóñez, F.V. D´ıez, H. Sastre. Hydrodechlorination of tetrachloroethylene
over sulfided catalysts: kinetic study. Catalysis Today 73 (2002) 325–331.
111 S. Ordóñez, H. Sastre, F.V. D´ıez. Catalytic hydrodechlorination of
tetrachloroethylene over red mud. Journal of Hazardous Materials B81 (2001)
103–114.
112 S. Ordóñez, H. Sastre, F.V. D´ıez. Hydrodechlorination of tetrachloroethylene
over modified red mud: deactivation studies and kinetics. Applied Catalysis B:
Environmental 34 (2001) 213–226.
113 S.B. Halligudi, Biju M. Devassay, A. Ghoshb, V. Ravikumar, Kinetic study of
vapor phase hydrodechlorination of halons by Pd supported catalysts. Journal of
Molecular Catalysis A: Chemical 184 (2002) 175–181.
114 Salvador Ordo´n˜ez, Beatriz P. Vivas, Fernando V. Dı´ez, Minimization of the
deactivation of palladium catalysts in the hydrodechlorination of trichloroethylene
in wastewaters. Applied Catalysis B: Environmental 95 (2010) 288–296.
114
115 Salvador Ordóñez , Eva Díaz, Rubén F. Bueres, Esther Asedegbega-Nieto,
Herminio Sastre. Carbon nanofibre-supported palladium catalysts as model
hydrodechlorination catalysts. Journal of Catalysis 272 (2010) 158–168.
116 Salvador Ordóñez, Eva Díaz, Fernando V. Díez and Herminio Sastre,
REGENERATION OF Pd/Al2O3 CATALYSTS USED FOR
TETRACHLOROETHYLENE HYDRODECHLORINATION.
React.Kinet.Catal.Lett. Vol. 90, No. 1, 101−106 (2007).
117 Salvador Ordóñez, Fernando V. D´ıez, Herminio Sastre, Characterisation of the
deactivation of platinum and palladium supported on activated carbon used as
hydrodechlorination catalysts. Applied Catalysis B: Environmental 31 (2001)
113–122.
118 Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez, Hydrodechlorination of
aliphatic organochlorinated compounds over commercial hydrogenation catalysts.
Applied Catalysis B: Environmental 25 (2000) 49–58.
119 Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez, Hydrodechlorination of
tetrachloroethene over Pd/Al2O3: influence of process conditions on catalyst
performance and stability. Applied Catalysis B: Environmental 40 (2003) 119 130.
120 Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez. Characterisation and
deactivation studies of sulfided red mud used as catalyst for the
hydrodechlorination of tetrachloroethylene. Applied Catalysis B: Environmental
29 (2001) 263–273.
121 Salvador Ordóñez, Herminio Sastre, Fernando V. D´ıez. Hydrodechlorination of
aliphatic organochlorinated compounds over commercial hydrogenation catalysts.
Applied Catalysis B: Environmental 25 (2000) 49–58.
122 Santiago Go´mez-Quero, Fernando Ca´rdenas-Lizana, and Mark A. Keane, Effect
of Metal Dispersion on the Liquid-Phase Hydrodechlorination of 2,4-
Dichlorophenol over Pd/Al2O3. Ind. Eng. Chem. Res. 2008, 47, 6841–6853.
123 Satyakrishna Jujjuri, Mark A. Keane, Catalytic hydrodechlorination at low
hydrogen partial pressures: Activity and selectivity response. Chemical
Engineering Journal 157 (2010) 121–130.
124 Shinji Ishihara, Akiko Ido, Yasunari Monguchi, Hisamitsu Nagase, Hironao
Sajiki, Pd/C-catalyzed dechlorination of polychlorinated biphenyls under
hydrogen gas-free conditions. Journal of Hazardous Materials 229– 230 (2012)
15– 19.
125 Shujing Li, Yu-Lun Fang, Chris D. Romanczuk, Zhaohui Jin, Tielong Li, Michael
S. Wong, Establishing the trichloroethene dechlorination rates of palladium-
based catalysts and iron-based reductants. Applied Catalysis B: Environmental
125 (2012) 95– 102.
126 Snigdha Sushil, Vidya S. Batra. Review Catalytic applications of red mud, an
aluminium industry waste: A review. Applied Catalysis B: Environmental 81
(2008) 64–77.
127 Sophie L. Pirarda, Jean-Paul Pirarda, Georges Heyenb, Jean-Paul Schoebrechtsc,
Benoît Heinrichsa, Experimental procedure and statistical data treatmentfor the
kinetic study of selective hydrodechlorination of 1,2-dichloroethane into ethylene
over a Pd-Ag sol–gel catalyst. Chemical Engineering Journal 173 (2011) 801–812.
115
128 Ste´phanie D. Lambert, Ce´dric Gommes, Christelle Alie´, Natalia Tcherkassova,
Jean-Paul Pirard, Benoıˆt Heinrichs. Formation and structural characteristics of
Pd–Ag/SiO2 and Pd–Cu/SiO2 catalysts synthesized by cogelation. Journal of Non-
Crystalline Solids 351 (2005) 3839–3853.
129 Ste´phanie Lambert, Caroline Cellier, Eric M. Gaigneaux, Jean-Paul Pirard,
Benoıˆt Heinrichs, Ag/SiO2, Cu/SiO2 and Pd/SiO2 cogelled xerogel catalysts for
benzene combustion: Relationships between operating synthesis variables and
catalytic activity. Catalysis Communications 8 (2007) 1244–1248.
130 Ste´phanie Lambert, Caroline Cellier, Fabrice Ferauche, E´ric M. Gaigneaux,
Benoıˆt Heinrichs, On the structure-sensitivity of 2-butanol dehydrogenation over
Cu/SiO2 cogelled xerogel catalysts. Catalysis Communications 8 (2007) 2032–2036.
131 Ste´phanie Lambert, Christelle Alie´, Jean-Paul Pirard, Benoıˆt Heinrichs, Study of
textural properties and nucleation phenomenon in Pd/SiO2, Ag/SiO2 and Cu/SiO2
cogelled xerogel catalysts. Journal of Non-Crystalline Solids 342 (2004) 70–81.
132 Ste´phanie Lambert, Fabrice Ferauche, Alain Brasseur, Jean-Paul Pirard, Benoıˆt
Heinrichs, Pd–Ag/SiO2 and Pd–Cu/SiO2 cogelled xerogel catalysts for selective
hydrodechlorination of 1,2 dichloroethane into ethylene. Catalysis Today 100
(2005) 283–289.
133 Ste´phanie Lambert, Luigi Sacco, Fabrice Ferauche, Benoıˆt Heinrichs, Alfred
Noels, Jean-Paul Pirard, Synthesis of SiO2 xerogels and Pd/SiO2 cogelled xerogel
catalysts from silylated acetylacetonate ligand. Journal of Non-Crystalline Solids
343 (2004) 109–120.
134 Stéphanie Lambert, Caroline Cellier, Paul Grange, Jean-Paul Pirard, and Benoît
Heinrichs, Synthesis of Pd/SiO2, Ag/SiO2, and Cu/SiO2 cogelled xerogel catalysts:
study of metal dispersion and catalytic activity. Journal of Catalysis 221 (2004)
335–346.
135 Stéphanie Lambert, Jean-François Polard, Jean-Paul Pirard, Benoˆıt Heinrichs,
Improvement of metal dispersion in Pd/SiO2 cogelled xerogel catalysts for 1,2-
dichloroethane hydrodechlorination. Applied Catalysis B: Environmental 50
(2004) 127–140.
136 Stéphanie Lambert, Kim Yên Tran, Guilhem Arrachart, Francis Noville, Catherine
Henrist, Catherine Bied, Joël J.E. Moreau, Michel Wong Chi Man, Benoît
Heinrichs. Tailor-made morphologies for Pd/SiO2 catalysts through sol–gel
process with various silylated ligands. Microporous and Mesoporous Materials
115 (2008) 609–617.
137 Stéphanie Lamberta, Benoˆıt Heinrichs, Alain Brasseura, André Rulmontb, Jean-
Paul Pirarda, Determination of surface composition of alloy nanoparticles and
relationships with catalytic activity in Pd–Cu/SiO2 cogelled xerogel catalysts.
Applied Catalysis A: General 270 (2004) 201–208.
138 Sustainability Commitments and Actions. World chlorine council. 2007.
139 T. Wadayama, H. Osano, H. Yoshida, S. Oda, N. Todoroki. Carbon monoxide
adsorption on Pd-deposited Cu(1 1 0) surface: Infrared reflection absorption and
temperature programmed desorption studies. Applied Surface Science 254 (2008)
5380–5384.
140 Takanori Miyakea, Tetsuo Asakawa, Recently developed catalytic processes with
bimetallic catalysts. Applied Catalysis A: General 280 (2005) 47–53.
116
141 Tingting Dong, Hanjin Luo, Yiping Wang, Bingjie Hu, Hua Chen. Stabilization of
Fe–Pd bimetallic nanoparticles with sodium carboxymethyl cellulose for catalytic
reduction of para-nitrochlorobenzene in water. Desalination 271 (2011) 11–19.
142 V.D. Stytsenko, Surface modified bimetallic catalysts: preparation,
characterization, and applications. Applied Catalysis A: General 126 (1995) 1-26.
143 Varima Nagpala, Alok D. Bokarea, Rajeev C. Chikateb, Chandrashekhar V.
Rodec, Kishore M. Paknika. Reply to comment on “Reductive dechlorination of -
hexachlorocyclohexane using Fe–Pd bimetallic nanoparticles”, by C. Noubactep.
Journal of Hazardous Materials 235– 236 (2012) 392– 393.
144 Wataru Nishijima, Yusuke Ochi, Tsung-Yueh Tsai, Yoichi Nakano, Mitsumasa
Okada, Catalytic hydrodechlorination of chlorinated ethylenes in organic solvents
at room temperature and atmospheric pressure. Applied Catalysis B:
Environmental 51 (2004) 135–140.
145 Wenhei Wu, Jie Xu, Ryuichiro Ohnishi, Complete hydrodechlorination of
chlorobenzene and its derivatives over supported nickel catalysts under liquid
phase conditions. Applied Catalysis B: Environmental 60 (2005) 129–137.
146 William D. Rhodes, Vladimir I. Kovalchuk, Mark A. McDonald, Reaction
pathways of halocarbon catalytic oligomerization. Catalysis Communications 18
(2012) 98–101.
147 Xue Liu, Johannes G. Khinast, Benjamin J. Glasser, A parametric investigation of
impregnation and drying of supported catalysts. Chemical Engineering Science 63
(2008) 4517 – 4530.
148 Y. Cesteros, P. Salagre, F. Medina and J.E. Sueiras. TPD study about the surface
modification of some Ni/spinel catalysts in the hydrodechlorination of 1,2,4
trichlorobenzene. Influence on hydrogenation ability. Catalysis Letters 67 (2000)
147–153.
149 Yang-Soo Won. Thermal decomposition of tetrachloroethylene with excess
hydrogen. Journal of Industrial and Engineering Chemistry 15 (2009) 510–515.
150 Yasunari Monguchi, Akira Kume, Kazuyuki Hattori, Tomohiro Maegawa and
Hironao Sajiki, Pd/C–Et3N-mediated catalytic hydrodechlorination of aromatic
chlorides under mild conditions. Tetrahedron 62 (2006) 7926–7933.
151 Young Heon Choi, Wha Young Lee, Effect of second metals and Cu content on
catalyst performance of Ni–Cu/SiO2 in the hydrodechlorination of 1,1,2-
trichloroethane into vinyl chloride monomer. Journal of Molecular Catalysis A:
Chemical 174 (2001) 193–204.
152 Yuying Shu, Luis E. Murillo, Jeffrey P. Bosco, Wei Huang, Anatoly I. Frenkel,
Jingguang G. Chen, The effect of impregnation sequence on the hydrogenation
activity and selectivity of supported Pt/Ni bimetallic catalysts. Applied Catalysis
A: General 339 (2008) 169–179.
153 Zhen Zhang, Naman Cissoko, JingjingWoa, Xinhua Xu. Factors influencing the
dechlorination of 2,4-dichlorophenol by Ni–Fe nanoparticles in the presence of
humic acid. Journal of Hazardous Materials 165 (2009) 78–86.
154 Zhun Zhaoa, Yu-Lun Fanga, Pedro J.J. Alvarezb, Michael S.Wonga, Degrading
perchloroethene at ambient conditions using Pd and Pd-on-Au reduction catalysts.
Applied Catalysis B: Environmental 140–141 (2013) 468–477.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Hồng Liên, Chu Thị Hải Nam, Đặng Quốc Thắng (2009). Nghiên cứu quá
trình hydrodeclo hoá tetracloetylen trên xúc tác luỡng kim loại Pd-Cu/C*. Tạp chí
Hóa học, T.47 (4A) Tr 531-535, 2009.
2. Nguyễn Hồng Liên, Chu Thị Hải Nam, Hoàng Thị Hồng Huế (2009). Nghiên cứu khả
năng xúc tác của Pd-Ag/SiO2 tổng hợp bằng phương pháp Sol-Gel cho quá trình
Hydrodeclo hóa Tetracloetylen. Tạp chí Hóa học, T.47 (6A) Tr 144-149, 2009.
3. Chu Thị Hải Nam, Nguyễn Hồng Liên (2010). Hoạt tính xúc tác của Pd-Cu/γ-Al2O3
tổng hợp từ hai nguồn chất mang khác nhau cho phản ứng Hydrodeclo hóa
Tetracloetylen. Tạp chí hóa học, T48 (4C) Tr 194-198, 2010.
4. Nguyen Hong Lien, Chu Thi Hai Nam (2010). Characteristics and catalytic activity of
Pd-Cu/SiO2 synthesized by Sol-Gel method for the hydrodechlorination of
tetrachloroethylene. Journal of Chemistry. Vol 48 (5). P.562-567, 2010.
5. Hong Lien Nguyen, Thi Hai Nam Chu (2011). Effect of the second metal and support
form on the Pd/γ-Al2O3 catalytic activity for the hydrodechlorination of
tetrachloroethylene. 3
rd
Regional Conference on Chemical Engineering, EDSA
Shangri-la Hotel, Manila, Philippines, January 20-21, 2011.
6. Chu Thi Hai Nam, Nguyen Hong Lien, Dao Van Tuong (2011). Effect of Fe and Ni
on catalytic activity of Pd containing catalysts for hydrodechlorination of
tetrachloroethylene. Vietnam – Germany Conference. Catalytic and chemical
technology for sustainable development, Hanoi, February 21
st
-23
rd
2011.
7. Chu Thị Hải Nam, Cao Thủy Tiên, Đào Văn Tường, Nguyễn Hồng Liên (2012).
Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình hoạt hóa xúc tác đến hoạt tính của Pd-Ag/C*
trong phản ứng Hydrodeclo hóa Tetracloetylen. Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, T1
(N
0
.1) Tr 66-72, 2012.
8. Chu Thị Hải Nam, Cao Thủy Tiên, Đào Văn Tường, Nguyễn Hồng Liên (2013). Xác
định điều kiện hoạt hóa xúc tác Pd–Cu/C* cho quá trình xử lý hợp chất clo hữu cơ. Tạp chí
Hóa học, T.51 (2C) Tr 691-695, 2013.
9. Chu Thị Hải Nam, Trần Đức Hùng, Đào Văn Tường, Nguyễn Hồng Liên (2013). Ảnh
hưởng của thành phần tới cấu trúc và hoạt tính của xúc tác Ni–Cu/C* cho quá trình hydrodeclo
hóa tetracloetylen. Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, T2 (N0.3) Tr 124-129, 2013.