Luận án Ngô Tất Tố - Nhà báo (những thành tựu xuất sắc qua mảng tạp văn - tiểu phẩm)

Làm thế nào để xác định giá trị đích thực của một tác phẩm? Trong lời bạt: Đọc nhà văn hiện đại nhớ Vũ Ngọc Phan, giáo sư Trần Hữu Tá có viết: “Thời gian thường rất khắc nghiệt đối với mọi trước tác của người nghệ sĩ. Nó thải loại không thương tiếc những gì thiếu giá trị đích thực. Do đó một tác phẩm nào đấy, ngay cả sáng tác chớ đừng nói đến nghiên cứu, sau khi ra đời chừng mươi năm còn được người đọc nhắc tới, có thể coi là sáng giá."(1). Thời gian là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm, căn cứ vào yếu tố thời gian thì rõ ràng những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố xứng đáng được gọi là những tác phẩm sáng giá, bởi vì nó ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, mà cho đến nay vẫn còn được đông đảo người đọc quan tâm. Đó là điều hiếm thấy trong làng báo nước ta.

pdf116 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ngô Tất Tố - Nhà báo (những thành tựu xuất sắc qua mảng tạp văn - tiểu phẩm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập trung đả kích kẻ thù. Lối hành văn này, vừa giải quyết vấn đề cần bàn, vừa thu hút đƣợc sự chú ý của độc giả, chẳng hạn trong bài Không nên quên một bọn văn sĩ ông viết: "Bệnh hoa liễu cũng nhƣ một vài bệnh khác, ngoài cái nguyên nhân thứ hai là nạn mãi dâm, còn có nguyên nhân thứ nhất gây ra mầm bệnh mà không phải là loại vi trùng. Nếu không trừ đƣợc nguyên nhân thứ nhất của bệnh, không thể cấm bệnh không đƣợc lan ra. Nguyên nhân thứ nhất của bệnh hoa liễu là gì?". Lời giải đáp cho câu hỏi là những lời buộc tội của ông đối với bọn "văn sĩ thiếu lƣơng tâm, quen dùng văn chƣơng khiêu dâm để quyến rũ bạn đọc phụ nữ... Họ phá hủy nền liêm sỉ của trai gái bằng những ngòi bút mạnh bạo. Họ mô tả trần truồng cái chân tƣớng ái tình bằng giọng văn hay (1) Con cháu khôn hơn ông vải, Sđd, trang 226 (2) Kiểu đất ở phố Hàng Trống, Sđd, trang 120. (3) Ông Thông Reo dám tiết lộ việc bí mật của ông Quỳnh. Sđd, trang 99. (4) Kính mừng Tổ quốc Việt Nam và tiếc thay cho làng báo của nó. Sđd, trang 181 (5) Hiệp tác hay hiếp tác? Sđd, trang 375. Luận án thạc sĩ 94 hớm và lả lơi. Họ làm đƣợc cảnh tƣợng của dục tình ở mặt giấy cũng hoạt động nhƣ ở màn ảnh". Rồi ông đạt tiếp câu hỏi thứ hai: Cái ảnh hưởng ấy nó đưa chị em phụ nữ đến đâu?" Bƣớc thứ nhất là đến cuộc đời lãng mạn, từ lãng mạn đến mãi dâm không xa, rồi từ mãi dâm đến bệnh hoa liễu càng không xa nữa... Cũng có khi những câu hỏi của ông là những lời chất vấn nhƣ trong bài: Cái khí giới của bọn phú hào dùng để bóc lột dân nghèo hay là nạn vay lãi ở thôn quê(1). Sau khi phân tích những thủ đoạn bóc lột của bọn phú hào, ông đi đến kết luận: "Làm thân vô sản ở nông thôn, họ đã chịu đủ các thứ bóc lột. Một việc đi vay, ăn một miếng đã phải trả đến mƣời miếng, cặm cụi suốt năm đến tối, thằng còng làm chƣa chắc đủ cho thằng ngay ăn. Vậy mà còn phải nộp sưu nộp thuế, còn thuế đóng góp với dân làng? Phỏng họ còn gì để nuôi con nuôi vợ?. Ngô Tất Tố đƣa ra lời chất vấn và yêu cầu chính phủ phải giải quyết ngay, nếu muốn cho dân nghèo có cái ăn nhƣ lời ông Gô-đa nói hôm nọ. Ông còn sử dụng loại câu cảm thán để nói mát, khen đó rồi chê đó, giả vờ đồng ý rồi quay ngƣợc lại để đả kích: "Phải! đuổi là phải! mắng là phải! Muốn giữ vẻ đẹp cho tỉnh Hà Đông tất nhiên ông buộc phải bài trừ lũ dân xấu ấy. Đành rằng trời sinh ra họ vẫn xấu nhƣng xấu thì để ở nhà, ai cho phép họ đƣợc đem bày vào mắt ông đại sứ! Vậy mà họ không biết xấu, còn cố lằng nhằng ở lại cho đến khi đƣợc chào ông Godart vài câu và đƣa cho ông cái bản nguyện vọng của họ. Dơ quá!"(2). Tuy nhiên cũng có những câu ông viết rất dài, ông dùng đến 205 chữ, để kể một xâu dài chức tƣớc của Phạm Quỳnh, nhƣng ngƣời đọc không cảm thấy nó lằng nhằng nhƣ dây muống vì ông đã 14 lần sử dụng hai từ: "tức là... tức là..." ông kể với cái giọng khinh bỉ và nhƣ cố tình liệt kê ra cho hết chức tƣớc của Phạm Quỳnh rồi kết luận: "Ở đời chỉ có cậu phƣờng chèo là một mình có thể làm nhiều việc trái nhau...”(3). Cách ngắt đoạn cũng đƣợc ông vận dụng khá linh hoạt. Câu văn đoạn văn thƣờng ngắn. Có lúc ông tạo ra những mẩu đối thoại. "Nói cho gẫy gọn, thì chiểu hôm qua ở phòng kín của hội Khai trí tiến đức do 67 vé bầu, ông Lục đƣợc làm Viện trƣởng. - Vì cớ gì mà họ bầu ông Lục? - Vì ông Lục là ngƣời có học. (1) Sđd, trang 182. (2) Ông Phủ Hoài Đức muốn giữ vẻ đẹp cho tỉnh Hà Đông, Sđd trang 173. (3) Tiên sinh Phạm Quỳnh cãi lộn với ông Thượng Chi, Sđd trang 107. Luận án thạc sĩ 95 - Không phải. - Vì ông Lục là dân biểu do dân bầu ra. - Càng không phải. - Thế thì vì gì? - Vì trời. - Anh vẫn chƣa hết cái óc mê tín? - Đâu phải? Cái "trời" tôi nói đây không phải là "trời" mù mù xanh xanh, mà nhiều ngƣời vẫn gọi là chúa tể của vũ trụ, cái "trời" tôi nói đây là "trời" của dân..."(1) Một vấn đề nữa cần lƣu ý trong tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là mỗi bài báo của ông, ông viết giống nhƣ một truyện ngắn, có cốt truyện, có nhân vật. Do đó có hai thành phần ngôn ngữ mà chúng tôi chú ý đến. Đó là ngôn ngữ tác giả, và ngôn ngữ nhân vật. Ngô Tất Tố viết báo là để bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm của mình, thể hiện lòng yêu nƣớc thƣơng dân, ông luôn luôn quan tâm đến vận mệnh của đất nƣớc và đời sống của nhân dân lao động. Ông đứng về phía nhân dân để đấu tranh, cái tôi của ông - một nhà văn , một nhà báo chân chính bộc lộ khá rõ nét, nhất là ở những bài đả kích bọn quan lại phong kiến, bọn thực dân Pháp. Tác giả thƣờng xuất hiện ở ngôi thứ nhất "tôi" và "chúng tôi", ông trực tiếp kể lại sự kiện nào đó rồi bình luận và đi đến kết luận vấn đề một cách cụ thể, đấu tranh trực tiếp với kẻ thù, vạch trần những thủ đoạn của chúng. Có khi ông dùng "mình" để nói với độc giả rồi lồng vào ý đả kích kẻ thù. Ông là ngƣời dẫn chuyện trực tiếp, cũng có lúc trở thành nhân vật phụ hoặc ngƣời làm chứng trƣớc những diễn biến phức tạp của sự kiện. Ông luôn xuất hiện đúng lúc và đúng mức, không lạm dụng "cái tôi" để nói về mình, mà cái "tôi" ở đây là "cái tôi tập thể", đó là đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Chính vì vậy mà ngƣời đọc luôn có thiện cảm với ông, và bài viết của ông có tác dụng mạnh mẽ. Ngôn ngữ nhân vật: Khi cần khẳng định một cách khách quan về các sự kiện chung hay từng chi tiết có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề bài viết, ông đã để cho nhân vật thay lời tác giả nói chuyện với bạn đọc nhƣ lời chú Khán Ngốc (chú Khán Ngốc kể chuyện ông Phó Quỳnh), nhà tiên tri (Mười năm nữa báo chí Bắc kỳ sẽ cổ động đến "thò lò", "quay đất”). Hay nhân vật bác Ba Tụy trong Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập để tự nhân vật nói với ngƣời đọc về cảnh sống cùng cực của mình là cách chế biến đất sét để ăn. (1) Bọn dân biểu suy đới ông Phạm Huy Lục là phải, Sđd trang 95. Luận án thạc sĩ 96 Đọc văn tiểu phẩm của ông "Bạn đọc có thể ngạc nhiên thấy văn Ngô Tất Tố rất hiện đại, ngày nay đọc vẫn không thấy thừa chữ nào, kể cả những bài viết từ năm 1930 là thời kỳ ngƣời ta còn chuộng văn biền ngẫu. Ông là một nhà nho, nhƣng ông không lạm dụng từ Hán Việt. Văn ông gọn, sắc nhƣng không cộc lốc, lai căng nhƣ những nhà văn Tây học, cũng không lằng nhằng dây muống nhƣ các nhà văn cựu học. Ông viết nhƣ ông nói, không trau chuốt mà cũng không dễ dãi, nhiều chỗ thâm thúy đáo để”(1). Đôi khi ông dùng điển cố văn học, nhƣng ông diễn đạt lại bằng cách nói có hình ảnh của dân gian, nên ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc ngay, không cần phải suy nghĩ nhiều, ông viết là để cho công chúng độc giả bình dân đọc, ngƣời ít học đọc văn của ông cũng có thể hiểu đƣợc. Điều đó cho thấy chẳng những ông hiểu và viết về đời sống dân quê một cách sâu sắc, mà ông còn là một cây bút của dân quê. Thời kỳ 1930-1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ gần nhƣ chiếm địa vị độc tôn trong đời sống văn học nƣớc ta. Về phƣơng diện ngôn ngữ đã có bƣớc đổi mới và phát triển hơn trƣớc. Lối văn biền ngẫu đầy rẫy điển cố và chữ Hán ngày càng tỏ ra lạc lõng. Với nhóm Tự lực văn đoàn, văn xuôi Việt Nam trò nên sáng sủa và giản dị hơn. "Tuy nhiên do xa rời tiếng nói của nhân dân lao động, ngôn ngữ của Tự lực văn đoàn nhanh chóng trở thành kiểu cách, sáo rỗng và vô duyên. Các nhà văn hiện thực phê phán đã có công lớn trong việc đƣa tiếng nói chắc thiệt, sinh động của quần chúng vào văn học, nhất là Ngô Tất Tố và Nam Cao"(2). Chẳng những trên lĩnh vực văn học, mà trên lĩnh vực báo chí cũng vậy, lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng, đƣợc Ngô Tất Tố vận dụng đƣa vào bài viết một cách tự nhiên, linh hoạt biến nó trở thành văn chƣơng. Ngôn ngữ trong văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, vừa thể hiện đầy đủ đặc trƣng của ngôn ngữ báo chí vừa là ngôn ngữ văn chƣơng. Chẳng những ngƣời cùng thời với ông mà cho đến nay, chúng tôi nhận thấy chƣa ai có thể vƣợt qua ông về phƣơng diện này. 4. Giọng điệu nghệ thuật Giọng điệu nghệ thuật là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần hình thành nên phong cách riêng của nhà văn. Một nhà văn có tài bao giờ cũng có tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, không pha tạp hoặc lẫn lộn vào đâu đƣợc cả. Trên lĩnh vực báo chí cũng vậy, những nhà báo tài năng luôn luôn chú ý việc trau dồi vốn ngôn ngữ và kỹ năng viết lách để đạt đến trình độ có giọng văn riêng, khi đọc đến bài viết ngƣời đọc (1) Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn học Hà Hội 1993, tập I, trang 38 (2) Lịch sử Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 1978, tập 5, trang 51-52 Luận án thạc sĩ 97 không cần xem tên tác giả, cũng biết là bài này của ai. Trong khoảng mƣời lăm năm cầm bút, Ngô Tất Tố đã viết cho nhiều tờ báo và ông đã ký hơn mƣời bút hiệu khác nhau. Nhƣng ngƣời đọc vẫn say sƣa tìm đến những bài báo ngắn, trên các mục "Nói mà chơi”, "Nói hay đừng" với giọng văn sắt đanh, luôn vạch mặt chỉ trán những điều chƣớng tai gai mắt trong xã hội đƣơng thời. Ngƣợc dòng thời gian, chúng tôi nhận thấy việc dùng chữ quốc ngữ để viết báo, viết văn có từ thời Trƣơng Vĩnh Ký (năm 1865), lúc ấy công việc của các ông chủ yếu là dịch thuật hoặc biên tập lại những sách bằng chữ Hán và chữ Pháp, rồi dùng chữ quốc ngữ để truyền bá trong dân gian. Việc sáng tác bằng chữ quốc ngữ chƣa đƣợc phát triển, bởi vì "vào thời Trƣơng Vĩnh Ký, viết quốc ngữ mà viết văn xuôi, không ai cho là viết văn cả. Chỉ có làm thơ nôm là ngƣời ta còn chú ý đến, chứ viết quốc ngữ mà viết trơn tuồn tuột nhƣ lời nói, ai cũng cho là dễ dàng, đã đƣợc kể là "văn" đâu!"(1). Cho đến khi Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí ra đời (năm 1915), thì quốc văn mới thịnh hành, và bắt đầu xuất hiện giọng văn hoa mỹ trên báo, nhƣng cũng chỉ dừng lại ở mức độ phỏng theo văn phong của phƣơng Tây, thỉnh thoảng vẫn còn những câu pha trộn với giọng văn biền ngẫu trong văn học truyền thống cổ. Bƣớc sang giai đoạn 1930 - 1945, đặc điểm chung của tình hình văn học Việt Nam thời kỳ này là có sự giao lƣu mạnh mẽ với văn học thế giới, nhất là văn học hiện đại phƣơng Tây. Vả lại, bản thân đời sống xã hội nƣớc ta lúc ấy cũng đã đổi khác, xã hội có nhiều giai cấp mới ra đời (vô sản tƣ sản, tiểu tƣ sản), đòi hỏi phải có những món ăn tinh thần khác nhau, vƣợt khỏi giới hạn của nền văn học truyền thống vốn chịu ảnh hƣởng của văn học phong kiến Trung Quốc. Cho nên ngay cả các nhà nho nhƣ Ngô Tất Tố, cũng phải tìm đến với phƣơng Tây để học cách đổi mới lối văn của mình. Ngô Tất Tố làm báo, viết văn trong thời kỳ nền văn học nƣớc ta vừa chuyển tiếp từ vùng văn học trung đại sang hiện đại. Ông viết đủ các thể loại, nhƣng các sáng tác văn học và công trình nghiên cứu của ông đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn các loài bình luận ngắn đăng trên các báo. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan, không đề cập đến mảng báo chí của Ngô Tất Tố, tác giả viết: "Nhà văn theo nghĩa tôi dùng ở đây là những ngƣời viết văn xuôi hay văn vần, có tính cách vĩnh viễn, đăng trong các báo chí hay trong những sách đã xuất bản, mà điều cốt yếu là những văn phẩm của họ đã đƣợc ngƣời (1) Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại, NXB Văn học - Hội Nghiên cứu giảng day Văn học TP HCM, 1994, tập 1, trang 26 Luận án thạc sĩ 98 đồng thời chú ý. Về điều này, nhà viết báo khác nhà văn ở chỗ chỉ viết rặt những bài về thời sự, có tính chất riêng hẳn về chính trị, tôn giáo, kinh tế xã hội, nói tóm lại, về tất cả những vấn đề không có tính cách văn chƣơng và chỉ có ý nghĩa giá trị trong một thời gian ngắn rất ngắn"(1). Với tài năng và nghệ thuật thể hiện điêu luyện, Ngô Tất Tố đã biến "những vấn đề không có tính cách văn chƣơng" trở thành những tác phẩm văn chƣơng. Và những tác phẩm này, chẳng những "chỉ có ý nghĩa giá trị trong một thời gian ngắn", mà cho đến bây giờ đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, vẫn còn đƣợc ngƣời đọc yêu thích. Vấn đề không chỉ ở việc thể hiện tấm lòng yêu thƣơng và căm thù mãnh liệt, ở cái nhìn sắc sảo, tinh tế, ở sự phát hiện nhanh nhạy "mỗi ngày một chuyện", mà điều khiến chúng ta đánh giá cao những bài báo của Ngô Tất Tố còn do ở giá trị nghệ thuật trào phúng, ông lấy cái hài làm phƣơng tiện chủ yếu để tấn công kẻ thù. Cái hài trong văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố mang tính chất xã hội sâu sắc, khác với cái hài xa rời ý nghĩa xã hội, một nét điển hình của mỹ học tƣ sản. Có những hiện tƣợng trong cuộc sống, mới nhìn tƣởng chừng nhƣ không có một chút hài hƣớc nào cả, nhƣng với con mắt biết sàng lọc của ngƣời nghệ sĩ, nó lại lấp lánh cái hài. Ngô Tất Tố biết sử dụng tiếng cƣời làm vũ khí phê phán, có sức gợi cảm đặc biệt. Ở đây, có khi tiếng cƣời nhƣ ngọn roi quất mạnh vào mặt đối thủ, có khi lại là sự mỉa mai, giễu cợt, mới đọc qua tƣởng nhƣ bông đùa nhẹ nhàng, nhƣng sau mới ngấm dần, càng ngấm càng đau. Giọng văn của ông giản dị, tự nhiên, nhƣng giàu chất lý luận. Ông nói lý lẽ trực tiếp với cuộc sống, nhƣng không rơi vào công thức hoặc khái niệm trừu tƣợng khô khan. Trong các bài báo của mình, Ngô Tất Tố thƣờng dùng những hình ảnh sinh động, cụ thể, nhiều khi có khả năng gây cƣời, song vẫn giữ đƣợc thái độ nghiêm túc và tính chiến đấu mạnh mẽ. Thủ pháp gây cƣời trong văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, không phải là cƣờng điệu, phóng đại sự vật, hiện tƣợng nào đó đang tồn tại trong tự nhiên - xã hội, mà ông dùng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày để so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ sự thật về ngƣời, về việc ông đang đề cập đến. Chẳng hạn, để phê phán cái "hiến pháp chân vạc" kỳ cục của Phạm Quỳnh (lấy ba quyền làm chủ là nƣớc Pháp, triều đình Huế và dân An-nam), Ngô Tất Tố đem nhân vật chú Khán Ngốc ra làm ngƣời phán xét, coi cái ấy nhƣ một "kiểu nhà chính trị" (1) Sđd, trang 12. Luận án thạc sĩ 99 rồi so sánh nó với kiểu nhà gỗ gạch có ba cột đối nhau, để đi đến kết luận "thế giới chả có kiểu "xây đắp" nào rành rành ba góc nhƣ vậy". Rồi ông khen chú Khán Ngốc đã "không bị ông Quỳnh nhồi sọ" (Chú Khán Ngốc kể chuyện ông Phó Quỳnh). Hoặc Ngô Tất Tố đem chuyện hai ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh tranh cãi nhau về thuyết "bảo hộ" và "trực trị", để sánh với việc đánh bài Tây. Ông dùng hình ảnh "chị cái, chị con" để chỉ Quỳnh, Vĩnh vừa nói lên đƣợc cái bề ngoài tƣởng nhƣ họ đối lập nhau, nhƣng thực chất bên trong là cùng một giuộc, vừa vạch mặt họ chỉ là những quân bài của thực dân Pháp, không hơn không kém (Không phải đánh bốc, đánh bài Tây đấy!). Trong khi so sánh, Ngô Tất Tố thƣờng hay dùng điển tích, so sánh truyện xƣa với truyện nay, lấy chuyện ngƣời này để nói ngƣời khác, làm cho bài báo vừa hấp dẫn ngƣời đọc, vừa có tác dụng đả kích thâm thúy. Vốn Hán học đã giúp nhiều cho ông về điều này. Nhƣ trong bài: Ông Thống sứ với trận mưa hôm nọ, tác giả kể lại sự tích nhƣ thế nào là "mƣa theo xe", để chửi tên Thống sứ Tholance, hết hạn ở Đông Dƣơng về nƣớc, trời đổ một trận mƣa, rửa hết những rác rƣởi nhơ bẩn mà hắn đã làm ở Việt Nam. Có khi ngƣời viết cứ so sánh một cách bình thản, dƣờng nhƣ khách quan để ngƣời đọc tự rút ra kết luận nhƣ trong bài Báo Tân Việt với vợ Chu Mãi Thần. Có lúc ông lại kết luận một cách lửng lơ, giễu cợt, nhƣ: "Đó là truyện ở Trang Tử. Không hiểu ông Pagès có biết chữ Tàu hay không, nhƣng chắc có đọc qua chuyện ấy, cho nên ngài mới làm đúng nhƣ hệt" . Ngô Tất Tố còn hay dùng lối tỉ dụ để châm biếm một cách rất tài tình. Trong bài Quan tỉnh Bắc Giang với ba nghìn cơ dân, ông chế giễu việc dân đói lại đem phát chẩn nƣớc mắm và phát quá ít, dân số trong vùng bị đói là 2842 ngƣời, chỉ có 5 thùng nƣớc mắm. Ngô Tất Tố góp bàn cách chia nhƣ sau: Cách thứ I: Cho mỗi ngƣời mút một ít; Cách thứ II: pha thêm nƣớc lã; Cách thứ III: vẩy nƣớc mắm vào mặt mỗi ngƣời rồi đọc chú; Cách thứ IV: cho mỗi ngƣời ngửi một cái rồi về. Đúng là rất khôi hài, ngƣời dân đói không có gì để ăn, lại đem phát nƣớc mắm và phát với số lƣợng rất ít. Hoặc để đả kích chủ trƣơng đánh thuế chó của thực dân Pháp, ông giả vờ nhƣ tán thành việc đó, vì hữu thân tắc hữu tô”, rồi ông đả vào một chi tiết để ngƣời đọc thấy vấn đề thật là mỉa mai, nực cƣời. Ông bàn: Loài chó tuy hết thảy đều không có sản nghiệp, không có lƣơng tháng, không có nghề gì kiếm ăn, nhƣng cũng có con sƣớng, con khổ. Khổ là chó nhà nghèo, quanh năm ăn đói nhịn khát, sƣớng là chó nhà giàu, thƣờng đƣợc no bụng luôn luôn. Vậy mà nhất luật bắt mỗi đầu chó đều Luận án thạc sĩ 100 phải 4 hào công sƣu, e rằng không đƣợc công bằng"(1). Từ đây, tác giả gợi cho ngƣời đọc nghĩ đến chính sách thuế thân, một thứ thuê cực kỳ vô nhân đạo do thực dân Pháp đặt ra. Khi chế độ kiểm duyệt của thực dân Pháp còn khắt khe, một số bài báo Ngô Tất Tố đã sử dụng lối viết quanh co, mát mẻ, vừa khen đấy, lại vừa chê đấy. Chẳng hạn, ông khen báo Grande Réforme đƣa ra đề nghị "trừ nạn nhân mãn"," bằng cách tuyệt đƣờng sinh dục", nhƣng đó là "một cách giải quyết đến tận gốc", "cái giải pháp ấy nó nhân đạo làm sao!". Liền sau đó, ông bàn cách: "cứ để cho nhà săm, nhà chứa và nhà cô đầu tự do hoành hành thì vi trùng hoa liễu có thể dần dần tiêu diệt cả dân tộc Việt Nam". Cuối cùng ông cho rằng ý kiến này cũng không đƣợc vì "ở xứ Đông Dƣơng cũng cần đến ngƣời Việt Nam để làm cu ly khai mỏ, lấy mủ cao su và vỡ rừng hoang cho những nhà đại điền chủ"(2). Có lần ông đã lên tiếng: ''Dân chúng tôi rất lấy làm cảm động" về lời nói thiết tha, thành thực của quan toàn quyền Đông Dƣơng Brévié "mong cho một ngƣời dân nghèo nhất xứ Đông Dƣơng cũng có một bát gạo thứ hai". Rồi sau đó, ông phân tích: Đông Dƣơng chính là "bờ xôi ruộng mật", hàng năm có bao nhiêu gia đình công chức Pháp "nheo nhóc kéo sang" ít lâu sau lại "phởn phơ kéo về"... Việt Nam lại đứng hàng đầu trong việc đóng góp với "mẫu quốc"...Thế thì vì đâu dân Việt Nam đói khổ? Sau khi đặt câu hỏi, ông đƣa luôn ra lời giải đáp nhƣ ngọn roi quất vào mặt bọn thực dân xâm lƣợc: "Chính phủ bấy nay chỉ chăm lo cho công quỹ mà quên kẻ làm giàu cho công quỹ, đã quá thiên trọng quyền lợi cho quan lại thực dân của mẫu quốc mà ngăn ngừa hất hủi ngƣời dân thuộc quốc ở xứ này, tự gây ra một cái hố sâu để ngăn cách đời sinh hoạt của hai dân Nam - Pháp"(3). Ngô Tất Tố còn vận dụng cả tục ngữ, ca dao, giai thoại văn học, truyện cổ tích, câu đối, văn tế... để đánh vào những cái xấu xa đê hèn của bọn đầu cơ chính trị, bọn quan lại tham nhũng, bọn nhà giàu... một cách tự nhiên mà sâu cay. Đọc qua các bài: Chúng ta phải cảm ơn đi chứ, Dân quê chúng tôi muốn được tự do mất cướp, Bà ấy chỉ hiểu lầm một câu Kiều, Một người oan, một người không oan... chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Chẳng hạn, ông dựa vào câu nói cửa miệng của dân gian "trơ nhƣ mặt thớt" để đả kích bọn ứng cử viên dân biểu Hà Nội. Ông viết: "Các ngài không ở thôn quê có thể không hiểu nỗi khó khăn của sự đi mƣợn. Đừng nói mƣợn mặt, mỗi khi có việc ăn uống, dân quê muốn mƣợn cái (1) Kêu thay cho mấy con chó Bắc Ninh, Sđd, trang 430. (2) Phải chừa lại số người làm cu ly, Sđd trang 438 (3) Cho no đủ đã, Sđd, trang 368. Luận án thạc sĩ 101 thớt thái thịt cũng phải xách đi xách về. Đằng này không đợi chúng ta hỏi mƣợn, chính các ông ấy tự mình đem mặt ra thay chúng ta, há chang là sự hào hiệp. Với sự hào hiệp ấy, nếu không ai tỏ lời cảm ơn, không khỏi có kẻ sẽ bảo "chúng ta là ngƣời rẻ của, coi cái mặt của ngƣời này không bằng cái thớt của ngƣời khác"(1). Đối với bọn dân biểu, Ngô Tất Tố chế giễu, nguyền rủa không tiếc lời. Ông dùng cả lối văn tế, để tống tiễn chúng đi, có đoạn ông viết: "... Rồi những kẻ ngồi trong hội nghị, uể oải ngáp dài. Rồi những kẻ nghe đọc diễn văn lim dim gật ngủ. Than ôi ! Mặt nạ cùng phường, Bù nhìn một lũ Bốn năm chẵn dạ vâng chày cối, bảo rằng bênh quyền lợi quốc gia Trăm miệng thì ăn nói quàng xiên Cũng gọi là cơ quan dân chủ..."(2). Bằng một giọng văn châm biếm, mỉa mai, ông tấn công quyết liệt vào bọn bồi bút tay sai, bọn nhà báo vô liêm sỉ... Trong bài Mười năm nữa báo chí Bắc kỳ sẽ cổ động đến "Thò lò" "quay đất', ông mƣợn lời một nhà tiên tri để chửi bọn nhà báo "chết rét", đã đi cổ động cho "những trò mọi rợ ấy". Ông đả kích mạnh mẽ những tờ báo đã tuyên truyền cho phong trào phục cổ, phong trào "vui vẻ trẻ trung" nhƣ Phong hóa và Ngày nay... Hoặc để phê phán cái thức văn chƣơng lãng mạn tiêu cực, sƣớt mƣớt của nhóm Tự lực văn đoàn, ông kể chuyện về một cô gái tự dƣng bỏ nhà ra đi, rồi bình luận: "Phải, mỗi lúc đẻ đƣợc một con gái, nuôi đƣợc đến 16 tuổi để đọc Đời mƣa gió, Đoạn tuyệt và Lạnh lùng bây giờ tự nhiên đoạn tuyệt với gia đình mà đi tìm cảnh lạnh lùng trong đời mƣa gió”(3). Rồi để vạch mặt bọn chuyên làm nghề bán thuốc lậu, là bịp bợm, dốt nát, đừng có "vác cái bằng sơ học yếu lƣợc vào làng báo" nhƣ mấy anh em Lê Ngọc Thiều, ông viết: "Cả ba đều xứng treo làm câu đối hai câu "Hán tự đếch biết Hán, Tây tự đếch biết Tây" của ông Tú Xƣơng"(4). Ngô Tất Tố đã vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật linh hoạt để làm cho vấn đề trở nên trào phúng sâu sắc. Đặc điểm của văn tiểu phẩm là phải mang giọng điệu châm biếm, đả kích. Ở đây Ngô Tất Tố đã dùng tiếng cƣời để làm tăng thêm giá trị châm biếm, đả kích. Ông đã dũng cảm lao vào các vấn để thời sự nóng hổi để múa bút. Ngòi bút của (1) Chúng ta phải cám ơn đi chứ, Sđd trang 371. (2) Nhớ Viện xưa, Sđd trang 292. (3) Sao không hỏi Tự lực ván đoàn? Sđd trang 481. (4) Một ngoài oan, một người không oan. Sđd trang 385 Luận án thạc sĩ 102 ông luôn bám sát vào mảnh đất hiện thực của đời sống, rồi dùng những kiến thức về văn hóa – xã hội phong phú của mình để quan sát hiện thực và phản ánh những vấn đề đang đƣợc đông đảo quần chúng quan tâm. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh va từng loại đối tƣợng, Ngô Tất Tố đã sử dụng nhiều biện pháp biểu hiện khác nhau: Khi thì ông dùng giọng văn đả kích, châm biếm trực tiếp, nhất là đối với bọn quan lại phong kiến. Ông đã viết rất nhiều bài về chúng và luôn dành cho chúng một nụ cƣời khinh bỉ. Lúc thì ông viết bằng một giọng văn hùng hồn đanh thép, nhƣ lời buộc tội của trạng sƣ. Loạt bài này thƣờng nhắm vào thực dân Pháp cùng các chính sách cai trị độc ác của chúng, ông dành những lời lẽ mỉa mai cho các đối tƣợng là bọn nhà báo tay sai, nhà báo trƣởng giả, bọn nhà giàu hãnh tiến, bọn buôn thần bán thánh, bọn lang băm và bọn bán thuốc lậu... Nghĩa là ông huy động tất cả sở trƣờng của mình vào cuộc chiến đấu với kẻ thù của dân tộc và nhân dân, bằng ngòi bút sắc bén, bằng giọng văn đanh thép, triệt để và dứt khoát. Bên cạnh đó, ông còn viết không ít bài sâu sắc, xúc động nói lên những nỗi đắng cay, cực khổ của ngƣời nông dân Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám (Một cái thảm trạng, làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập...). Ông còn vạch ra nguyên nhân của sự thiếu đói và kích động tinh thần đấu tranh của nông dân (Thế thì nhà báo là ông trời, Dạ dầy Nam không tốt bằng dạ dầy Bắc). Nhƣ vậy trong tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố chúng tôi thấy có ba giọng điệu chính: ông dùng giọng hài hƣớc mỉa mai để đả kích những tên quan lại phong kiến tay sai; giọng hùng hồn đanh thép để tố cáo thực dân Pháp là kẻ trực tiếp đã gây ra bao cảnh khốn cùng cho nhân dãn Việt Nam; giọng xúc động chân tình khi nói về cảnh sống khổ cực của ngƣời dân Việt Nam, nhất là ngƣời nông dân sau lũy tre làng. Tạp văn của Ngô Tất Tố đề cập đến những vấn đề chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, tôn giáo... nói chung đó là "những vấn đề không có tính cách văn chƣơng và chỉ có ý nghĩa giá trị trong một thời gian rất ngắn". Nhƣng sở dĩ tạp văn của ỏng đƣợc ngƣời cùng thời chú ý, và cho đến bây giờ nó vẫn còn đƣợc đông đảo độc giả quan tâm, vì ông thể hiện nó một cách rất văn chƣơng, và đƣợc viết bằng một giọng văn rất hiện đại, nhƣ Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: " Ông đã viết bằng một ngòi bút đanh thép, làm cho ngƣời tân học phải khen ngợi", "ông đã theo kịp cả những nhà vẫn thuộc phái tân học xuất sắc nhất"(1). Lời nhận xét này về Ngô Tất Tố, cách đây đã 57 năm, nhƣng đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. (1) Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện đại, NXB Văn học - Hội nghiên cứu giảng dạy ván học Tp HCM 1994, tập 2, trang 561. Luận án thạc sĩ 103 Hiện nay tạp văn tiểu phẩm là thể tài "ăn khách" trên các báo, nhƣng phần lớn các bài viết không để lại ấn tƣợng lâu dài trong lòng độc giả. Vì nhiều lý do khác nhau, nhƣng có một điều dễ nhận thấy là do phƣơng pháp biểu hiện của ngƣời viết chƣa sắc sảo. Điều này chúng ta có thể học tập ở Ngô Tất Tố qua mảng tạp văn tiểu phẩm. Có thể nói, để tài để viết văn tiểu phẩm là vô tận, nó bao gồm tất cả mọi khía cạnh của đời sống con ngƣời. Nhƣng điều quan trọng là ngƣời viết phải biết chọn lọc, vấn đề nào là thời sự nhất đang đƣợc đông đảo công chúng độc giả quan tâm. Ở Ngô Tất Tố, năng lực quan sát và xử lý tài liệu của ông rất giỏi. Chỉ một đoạn tin vắn, một câu hỏi, một câu chuyện, một chút hiện tƣợng trong đời sống... Cái gì vào tay ông cũng đều có thể viết thành văn chƣơng đƣợc cả. Chọn đề tài là một việc khó, nhƣng vấn đề khó hơn là sử dụng phƣơng pháp biểu hiện nhƣ thế nào cho thích hợp, vừa tạo đƣợc hiệu quả của bài viết, vừa hấp dẫn đƣợc ngƣời đọc. Từ một vấn đề cụ thể, Ngô Tất Tố luôn luôn tìm hiểu để phát hiện ra mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác, rồi thông qua mối liên hệ bản chất của sự vật mà biểu hiện thành chủ đề lớn. Từ những vấn đề tƣởng chừng nhƣ vụn vặt trong đời sống, ông biết khai thác cái ý nghĩa xã hội rộng lớn của nó, qua đó diễn đạt tƣ tƣởng của mình. Chẳng hạn nhƣ: mƣa gió là hiện tƣợng bình thƣờng trong tự nhiên, việc thay đổi một viên thống sứ cai trị xứ thuộc địa cũng là việc làm bình thƣờng của thực dân Pháp. Ngô Tất Tố đã liên kết hai hiện tƣợng này lại với nhau, rồi đem so sánh với truyện Trịnh Hoằng trong sử sách, để khái quát lên thành bài viết đả kích tên thống sứ Tholance. Trong nhiều bài viết, Ngô Tất Tố còn khai thác các hiện tƣợng xã hội có mâu thuẫn đối lập nhau nhƣ trong thời kỳ đƣợc gọi là "kinh tế phục hƣng", "Trong khi những nhà tƣ sản vui vẻ đón rƣớc tiếng hoan hô ấy, thì dân vô sản vẫn khóc mếu về cái nạn lên giá của đồ ăn dùng"(1). Ngô Tất Tố đã nêu lên hai cảnh sống đối lập giữa nhà tƣ bản với dân vô sản, qua đó ông giúp cho nhân dân chẳng những hiểu rõ bản chất bóc lột của giai cấp tƣ sản, mà còn căm ghét chúng. Ngô Tất Tố còn sử dụng phƣơng pháp "lấy gậy ông đập lƣng ông", để đánh địch những đòn chí mạng. Bài Hiệp tác hay hiếp tác?, ông lấy câu nói mà thực dân thƣờng hay rêu rao và bọn bồi bút tay sai hết lời ca tụng về chủ trƣơng Pháp-Việt đề huề, để phân tích và chỉ ra cho mọi ngƣời thấy đây không phải là Hiệp tác mà là hiếp tác. Ông lấy ý từ những (1) Dân vô sản và những ngày được gọi là kinh tế phục hưng, trang 165. Luận án thạc sĩ 104 bài diễn văn tràng giang đại hải của "mấy ông đế quốc" giải thích về việc "đánh chiếm thuộc địa", để đập lại luận điệu tuyên truyền lừa bịp của họ. Phƣơng pháp này đƣợc thể hiện trong nhiều bài: Hiệp tác hay hiếp tác? Cho no đủ đã, Dân An nam cũng phải có thuộc địa chứ!, Đừng giở ngón ấy ra nữa tôi can mấy ông Ngày nay Trong văn tiểu phẩm, phƣơng pháp này vô cùng lợi hại, vì qua phân tích, ngƣời viết vạch trần cái mâu thuẫn bên trong của nó, vạch trần tính chất bịp bợm đƣợc ngụy trang bằng những lời nói hoa mỹ. Ông chú ý đến từng câu, chữ của kẻ địch để tìm cái mâu thuẫn bên trong của vấn đề. Những bài văn nhƣ thế, thực chất đã lợi dụng đƣợc đầy đủ nhƣợc điểm của kẻ thù để đập lại chúng, ông đánh thẳng vào những luận điệu mà họ nêu ra, vạch trần các thủ đoạn lừa bịp của họ, phƣơng pháp này có ý nghĩa và tác dụng chiến đấu trực tiếp với kẻ thù. Việc áp dụng phƣơng pháp nào để biểu hiện tƣ tƣởng, thể hiện tinh thần chiến đấu, vẫn phải căn cứ vào đặc điểm của từng đối tƣợng, yêu cầu chiến đấu của từng giai đoạn lịch sử, chứ không sử dụng một cách tùy tiện. Những bài bình luận, bút chiến của Ngô Tất Tố, luôn rực rỡ màu sắc nghệ thuật. Trong quá trình bình luận, các hình tƣợng so sánh và sự châm biếm lúc nào cũng mạnh mẽ, bút pháp của ông linh hoạt và thú vị. Ông phân tích vấn đề rất cụ thể, sâu sắc và toàn diện, bất cứ luận điểm nào đƣợc ông nêu ra cũng đều đứng vững trên cơ sở chắc chắn của sự thật và lôgích, nên đối phƣơng không thể nào bắt bẻ đƣợc ông. Cấu tứ trong văn chƣơng chính luận biểu hiện rõ rệt tƣ duy lôgích, nhƣng ngôn ngữ thì rất có hình tƣợng, nên dễ hấp dẫn ngƣời đọc. Ông phân tích cụ thể từng vấn đề và từng đối tƣợng, phân tích qua các mặt đi sâu vào bản chất của vấn đề để bộc lộ rõ tƣ tƣởng của mình. Tuy khuôn khổ bài báo ngắn, nhỏ, nhƣng nội dung xã hội của bài, qua sự sửa gọt rút ngắn câu chữ cao độ, nên có một sức chứa rất phong phú và trở thành bài chính luận xuất sắc. Đây là điểm đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của Ngô Tất Tố, đáng để chúng ta học tập. Ngô Tất Tố kể một câu chuyện hoặc miêu tả một mảng hiện tƣợng nào đó của đời sống, không bao giờ ông nói đạo lý trừu tƣợng chung chung, mà ông thƣờng làm cho ngƣời đọc say mê bằng những hình tƣợng. Điều này mang lại sự hƣởng thụ nghệ thuật phong phú, đƣa lại cho ngƣời đọc một sự giáo dục sâu sắc. Ý nghĩa tích cực của các bài viết là đƣa ngƣời đọc đi tới nhận thức và căm ghét cái xã hội tối tăm, đầy rẫy sự lừa bịp và giả dối. Luận án thạc sĩ 105 Đặc điểm tính văn chƣơng trong tạp văn, qui định nó có thể dùng hình tƣợng để tƣ duy nhƣ các tác phẩm văn nghệ khác, có thể trên mặt chữ không lộ rõ một chút dấu vết nào của tƣ duy lôgích, nhƣng nó vẫn là "luận văn xã hội", là vũ khí chiến đấu, cần cho độc giả qua hình tƣợng mà thấy đƣợc kết cấu lôgích rõ ràng. Nếu xem nhẹ đặc điểm này nó sẽ mất cái đặc sắc của tạp văn, nó sẽ thành loại tác phẩm khác nhƣ tản văn thông thƣờng hoặc truyện ngắn vậy. Trong tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, ông còn sử dụng lối viết vòng vo, đây là biện pháp nghệ thuật cần thiết để đối phó với kẻ thù, để tránh sự bức hại về chính trị. Xã hội ngày nay không giống nhƣ thời Ngô Tất Tố, Ngô Tất Tố sống dƣới sự thống trị của các thế lực hắc ám, không có tự do ngôn luận, cho nên dùng hình thức này để tác chiến. Tóm lại, tạp văn của Ngô Tất Tố không bị chi phối bởi một hình thức cố định nào đó, mà phong phú nhiều hình, nhiều vẻ. Tùy theo yêu cầu của cuộc đấu tranh và đặc điểm của từng đối tƣợng mà ông áp dụng các biện pháp biểu hiện khác nhau. Ngô Tất Tố luôn bám sát đời sống hiện thực và yêu cầu chiến đấu để sáng tác tạp văn. Đó là đặc điểm thứ nhất, chúng ta cần nhận thức rõ, để học tập ông. Đặc điểm thứ hai, tạp văn của Ngô Tất Tố sắc sảo, hiện đại, hấp dẫn ngƣời đọc, không phải chỉ có vấn đề là do phƣơng pháp biểu hiện quyết định. Nguyên nhân cơ bản ở chỗ ông là ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ, chính lòng yêu nƣớc thƣơng dân, lòng căm thù mãnh liệt đã thôi thúc ông sáng tác. Ông đứng vững trên lập trƣờng dân chủ và trên mảnh đất hiện thực của đời sống, cùng chiến đấu, cùng sống với quảng đại quần chúng nhân dân lao động, sự hiểu biết về đời sống xã hội, hiểu biết về lịch sử, văn hóa rất sâu rộng của ông, thế giới quan của ông đƣợc tƣ tƣởng tiên tiến của thời đại soi sáng, đo là điều căn bản đảm bảo cho uy lực tƣ tƣởng và nguồn sáng tác tạp văn phong phú của ông. Nhờ vậy, phƣơng pháp biểu hiện nghệ thuật của ông, mới nhƣ cá gặp nƣớc vẫy vùng trong khoảng trời rộng lớn. Đó là những điều, ngày nay chúng ta cần học tập ở Ngô Tất Tố. Luận án thạc sĩ 106 KẾT LUẬN Bƣớc vào làng báo làng văn Ngô Tất Tố mang theo vốn Hán học chắc chắn vững vàng. Nhƣng ông không để cho những gì mình tiếp thu trƣớc đây ràng buộc, chi phối ngòi bút của mình. Ông luôn cố gắng tìm tòi học hỏi để vƣơn lên. Chỉ trong mấy năm cầm bút ông đã vƣợt hẳn những ngƣời cùng lứa tuổi và cùng có cái vốn Hán học nhƣ ông, đồng thời đuổi kịp những nhà báo nhà văn trẻ Tây học. Trong suy nghĩ cũng nhƣ trong các sáng tác của mình, ông luôn đứng về phía những ngƣời tiến bộ nhất thời bấy giờ. Sự nghiệp văn chƣơng của Ngô Tất Tố tuy không đồ sộ về số lƣợng, nhƣng lại khá phong phú về thể loại. Ông viết tạp văn, phóng sự, truyện ký, tiểu thuyết... So với một số nhà văn cùng thời với ông nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài... tuy ông không phong phú bằng họ, nhƣng ông lại chín chắn hơn, ông chỉ viết về những đề tài mình thật quen thuộc, những vấn đề mình thật sự quan tâm. Lập trƣờng tƣ tƣởng của ông đƣợc thể trong các sáng tác, không hề lạc hậu so với thời đại. Tất cả các sáng tác của ông đều có sự thống nhất và có liên quan chặt chẽ với nhau, và đều thể hiện lòng yêu nƣớc thƣơng dân của một nhà nho nghèo. Suốt cuộc đời làm báo và viết văn, ngòi bút của Ngô Tất Tố bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích gần hoặc xa của dân tộc và nhân dân để viết. Lòng thiết tha chân thành với cuộc sống thôi thúc ông sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình kiên trì bền bỉ đấu tranh chống lại những bất công ngang trái của xã hội. Lòng yêu nƣớc thƣơng dân của ông thật đáng trân trọng. Trong khoảng 15 năm (1930 -1945) Ngô Tất Tố đã viết hàng ngàn bài tạp văn tiểu phẩm đăng trên các báo và tạp chí, khắp Bắc – Trung - Nam. Hiện nay các nhà nghiên cứu chỉ mới sƣu tầm, in lại một phần rất nhỏ trong số ấy (112 bài). Không phải tất cả những bài báo này, bài nào cũng hay cũng có giá trị. Chỉ có điều không ai có thể phủ nhận đƣợc là: đọc tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, ngƣời đọc hôm qua và hôm nay đều cảm nhận đƣợc những bài viết của ông có một nét riêng độc đáo, khó có thể trộn lẫn với những bài báo của các nhà văn khác. Đó là nét sắc sảo "vừa thâm nho, uyên bác đậm tính triết lý phƣơng Đông, vừa đầy chất trí tuệ của phƣơng Tây". Luận án thạc sĩ 107 Qua tìm hiểu phân tích ở các chƣơng trên, cho thấy Ngô Tất Tố là một nhà báo xông xáo, năng lực viết báo "mỗi ngày một chuyện" của ông, thật đáng để những ngƣời cầm bút hôm nay nể phục. Ông đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, nhƣng lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra am hiểu sâu sắc, kể cả những vấn để vốn đƣợc xem là "gai góc" nhất, mà nhiều nhà báo nhà văn thời đó đã né tránh nhƣ: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Ông dũng cảm xông vào bất chấp mọi sự đe dọa, bắt bớ, tù đày của kẻ thù để viết, và đó chính là những bài báo hay có giá trị. Những vấn đề đƣợc Ngô Tất Tố đặt ra trong văn tiểu phẩm là những vấn đề mang tính thời sự, nhƣng bằng tài năng bằng nghệ thuật viết văn điêu luyện của mình, ông đã tạo cho tác phẩm có một sức sống lâu dài trong lòng độc giả. Làm thế nào để xác định giá trị đích thực của một tác phẩm? Trong lời bạt: Đọc nhà văn hiện đại nhớ Vũ Ngọc Phan, giáo sƣ Trần Hữu Tá có viết: “Thời gian thƣờng rất khắc nghiệt đối với mọi trƣớc tác của ngƣời nghệ sĩ. Nó thải loại không thƣơng tiếc những gì thiếu giá trị đích thực. Do đó một tác phẩm nào đấy, ngay cả sáng tác chớ đừng nói đến nghiên cứu, sau khi ra đời chừng mƣơi năm còn đƣợc ngƣời đọc nhắc tới, có thể coi là sáng giá..."(1). Thời gian là thƣớc đo giá trị đích thực của một tác phẩm, căn cứ vào yếu tố thời gian thì rõ ràng những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố xứng đáng đƣợc gọi là những tác phẩm sáng giá, bởi vì nó ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, mà cho đến nay vẫn còn đƣợc đông đảo ngƣời đọc quan tâm. Đó là điều hiếm thấy trong làng báo nƣớc ta. Tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố chắc chắn sẽ đƣợc đánh giá một cách đầy đủ hơn, đặt ở vị trí xứng đáng hơn, trong nền báo chí nƣớc nhà nói riêng và nền văn học nói chung. Chúng ta cảm phục Ngô Tất Tố về tài năng văn chƣơng của ông một phần, một phần khác là vì phẩm chất đạo đức của một ngƣời cầm bút chân chính, luôn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình với công chúng độc giả. Ngô Tất Tố hoạt động văn học trong một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp. Đất nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc. Từ những năm hai mƣơi đến Cách mạng tháng Tám thành công, ngọn cờ cách mạng đƣợc chuyển qua tay nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau trong xã hội, từ sĩ phu, giai cấp tƣ sản dân tộc đến giai cấp công nhân mà lực lƣơng tiên phong là Đảng cộng sản. Đảng cộng sản thì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các Luận án thạc sĩ 108 phong trào cách mạng do Đảng lãnh đạo bị đàn áp đẫm máu. Những nhà báo nhà văn có tƣ tƣởng tiến bộ vì sợ ngồi tù sự mất kế sinh nhai, nên ít ai dám nói thẳng nói thật những điều mình nghĩ. Còn một số không ít kẻ cơ hội "đua nhau chen lấn quanh túi tiền của thực dân Pháp và bọn nhà giàu ở thành thị, họ dùng báo chí văn chƣơng làm phƣơng tiện kiếm tiền hoặc để làm quan. Trong hoàn cảnh ấy, Ngô Tất Tố vẫn luôn giữ vững đƣợc phẩm chất đạo đức của một nhà nho yêu nƣớc chân chính. Ông luôn giữ cho ngòi bút của mình trong sạch, không hạ mình cầu cạnh kẻ quyền thế, không khuất phục trƣớc thế lực của đổng tiền. Trƣớc sau nhƣ một, ông sống về nghề báo nghề văn, dù nghèo nhƣng không bao giờ ông chịu để cho đồng tiền sai khiến. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, đó là điều hiếm có. Phẩm chất đạo đức của nhà báo Ngô Tất Tố, sẽ là tấm gƣơng sáng đối với những ngƣời cầm bút hôm nay. Luận án thạc sĩ 109 THƯ MỤC A- TÁC PHẨM VĂN HỌC: 1/- Ngô Tất Tố - Tác phẩm, tập I vấn, Nxb Văn học, HN-1977. 2/- Tuyển tập Ngô Tất Tố, tập I và II, Nxb Văn học, HN-1993 3/- Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, HN-1987 4/- Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, HN-1982 5/- Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, HN-1987 6/- Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Nxb Văn học, HN-1993 7/- Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục, 1990 B - LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 8/- Bạch Văn Hợp: Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 (giáo trình) ĐHSP-TP.HCM, 1985. 9/- Bùi Đức Tịnh: Những bước đầu của báo chí - tiểu thuyết và thơ mới, Nxb - TP.HCM, 1992 10/- Bùi Đình Khôi: Tiểu phẩm và cách viết tiểu phẩm, Hội Nhà báo Việt Nam, HN 1992. 11/- Dƣơng Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu, Bộ giáo dục – Trung tâm học liệu Sài Gòn, tái bản lần thứ 10, 1968 12/- Đỗ Đức Hiểu: Đổi mới phê bình văn học, Nxb KHXH và Nxb Mũi Cà Mau, 1993 13/- Đỗ Ngọc Thống: Về cách kết thúc tác phẩm, tạp chí Nha Trang số 2.1993. 14/- Đức Dũng: Ký báo chí (giáo trình), Phân viện báo chí và tuyên truyền - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995. 15/- Hà Minh Đức: Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, HN.1971. 16/- Hải Lan (Trung Quốc): Công tác phóng viên - chủ đề và tài liệu, Hội Nhà báo Việt Nam, 1992. 17/- Hanks Preus và Guinta Fioches (Đức): Trạng thái tâm lý báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam 1992 18/- Hoàng Nhƣ Mai: Đạo đức của người làm báo (đề cƣơng bài giảng) Khoa Ngữ văn báo chí ĐHKHXH và NV, TP.HCM. 19/- Hoàng Ngọc Hiến: Năm bài giảng về thể loại, Trƣờng viết văn Nguyễn Du, HN- 1992 20/- Hoàng Ngọc Hiến: Nhập môn văn học (dịch), Trƣờng viết văn Nguyễn Du, HN- 1992. 21/- Hoàng Trung Thông: Nhớ mãi bác Ngô Tất Tố, tạp chí Văn học số 1-1985. Luận án thạc sĩ 110 22/- Hoàng Dạ Vũ: Ngô Tất Tố và những luống cày, báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam số 43 ngày 26.10.1996. 23/- Hội Nhà báo Việt Nam: Nghề báo (bài giảng). 24/- Hội Nhà báo Việt Nam: Ngôn ngữ báo chí (bài giảng) 25/- Hội Nhà báo Việt Nam: Viết phóng sự trên báo (bài giảng) 26/- Hội Nhà báo Việt Nam Viết điều tra trên báo (bài giảng) 27/- Hội Nhà báo Việt Nam: Bình luận trên báo chí (bài giảng) 28/- Hội Nhà báo Việt Nam: Bút chiến (bài giảng) 29/- Hồng Chƣơng: 120 năm báo chí Việt Nam, Nxb TP.HCM-1985. 30/- Hồng Chƣơng: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Giáo khoa Mác -Lênin, HN-1987 31/- Huỳnh Nhƣ Phƣơng: Dẫn vào tác phẩm văn chương, Đại học Tổng hợp TP.HCM- 1986. 32/- Huỳnh Nhƣ Phƣơng: Những tín hiệu mới, Nxb Hội Nhà văn, 1994 33/- Huỳnh Văn Tòng: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945 (giáo trình), Đại học Tổng hợp TP.HCM-1992 34/- Huỳnh Văn Tòng: Truyền thông đại chúng nhập môn (giáo trình) Đại học Mở - bán công, TP.HCM-1993 35/- Kiều Thanh Quế: Phê bình Lều chõng - tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, trích Tri tân số 33 ngày 23.1.1942. 36/- Lâm Chí Hạo (Trung Quốc): Học tập phương pháp biểu hiện trong tạp văn của Lỗ Tấn, Hội Nhà báo Việt Nam-1992. 37/- Léonard Ray Teel-Ron Taylor (Pháp): Bước vào nghề báo (Trần Quang Dƣ và Kiều Anh dịch), Nxb, TP.HCM-1993 38/- Lê Trí Viễn: Một đời văn, Nxb Giáo dục và ĐHSP TP.HCM-1989 39/- Lê Trí Viễn: Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam. Nxb ĐH và THCN, HN-1987 40/- Lê Ngọc Trà: Lý luận văn học, Nxb Trẻ, 1990. 41/- Lê Ngọc Trà (chủ biên) Lâm Vinh - Huỳnh Nhƣ Phƣơng: Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa Thông tin HN-1994 42/- Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 1982. 43/- Lê Tiến Dũng: Lý luận văn học (giáo trình) ĐHSP Huế 1994. 44/- Lê Kim Ngân - Võ Thu Tịnh - Nguyễn Tƣờng Minh: Văn học Việt Nam tiền bán thế kỷ XX, Kim Văn Đê nhị A.B.C.D và kỹ thuật, Nxb Văn hiệp Sài Gòn, 1960. 45/- Lê Thị Đức hạnh: Đặc sắc trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, tạp chí Văn học số 6.1983. 46/- N.A. Gu-lai-ep: Lý luận văn học, Nxb-ĐH-THCN, HN-1992. 47/- Nguyễn Đăng Mạnh: Ngô Tất Tố - nhà báo, Lịch sử Văn học Việt Nam, tập V (1930-1945) Nxb Giáo dục, 1978. Luận án thạc sĩ 111 48/- Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Đình Chú - Nguyên An: Tác gia văn xuôi Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục -1993. 49/- Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Hoài Thu: Lời giới thiệu Hợp tuyển văn học Việt Nam 1920-1945, Nxb Văn học, HN-1987. 50/- Nguyễn Đăng Mạnh: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục,1994. 51/- Nguyễn Đăng Mạnh: Văn và dạy học văn, Nxb Thanh Hóa, 1993. 52/- Nguyễn Đình Chú: Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930 - 1945, Nxb Văn học, HN-1987. 53/- Nguyễn Hiến Lê: Hương sắc trong vườn văn, Q.1, Q.2, Sài Gòn, 1962. 54/- Nguyễn Hữu Ái: Tiểu phẩm báo chí (đề cƣơng bài giảng) ĐHKHXH và NV, TP.HCM. 55/- Nguyễn Hoành Khung: Lời giới thiệu về Ngô Tất Tố, Từ điển văn học, Tập II, Nxb KHXH, HN-1984 56/- Nguyễn Hoành Khung: Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nxb KHXH, HN-1989. 57/- Nguyễn Minh Đức: Ngô Tất tố - người của nhiều tòa soạn, tập san Giáo dục và Thời đại (chủ nhật) số 25 ngày 18.6.1995. 58/- Nguyễn Sơn: Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí (đề cƣơng bài giảng), Ban Văn hoá tƣ tƣởng Thành ủy TP.HCM. 59/- Nguyễn Thị Khánh Dƣ: Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nxb Giáo dục, 1995. 60/- Nguyễn Uyển: Nhà báo và nhân tố mới, Hội Nhà báo Việt Nam, 1992 61/- Nguyễn Văn Tố: Phê bình thi văn bình chú của Ngô Tất Tố, tập san Giai phẩm văn học Sài Gòn. 62/- Nguyễn Văn Hà: Báo chí ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1945 - 1975 (đề cƣơng bài giảng) ĐHKHXH và NV TP.HCM. 63/- Nguyễn Xuân Nam: Định nghĩa tạp văn, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, 1995. 64/- Nhiều tác giả: Từ điển văn học, Nxb. KHXH, HN-1984 65/- Nhiều tác giả, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, 1995 66/- Nhiều tác giả: Nghề nghiệp và công việc của Nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, HN 1992. 67/- Nhiều tác giả: Lịch sử văn học Việt Nam, tập V giai đoạn 1930 - 1945, Nxb Giáo dục, 1978. 68/- Phan Cự Đệ: Lời giới thiệu Ngô Tất Tố - tác phẩm, Nxb Văn học, HN-1977. 69/- Phan Cự Đệ: Tự lực văn đoàn con người và văn chương, Nxb Văn Luận án thạc sĩ 112 học, HN.1990. 70/- Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I và II. Nxb ĐH và THCN, HN- 1978. 71/- Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức: Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Nxb ĐH và THCN, HN-1987. 72/- Phan Ngọc: Ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam trong giai đoạn 1932-1940, tạp chí Sông Hƣơng số 2.1992. 73/- Phan Quang: Ngô Tất Tố - đôi điều cảm nhận, bán nguyệt san Kiến thức ngày nay, số 129 ngày 15.1.1994. 74/- Phan Quang: Về hiệu quả của báo chí, phát biểu tại Hội thảo về báo chí 1985. 75/- Phạm Tài Nguyên: Đấu tranh chống tiêu cực trên báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, HN 1992. 76/- Phong Lê: Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, HN-1994. 77- Phùng Quí Nhâm: Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ TP.HCM, 1991. 78/- Phùng Quí Nhâm- Lâm Vinh: Tiếp cận văn học, ĐHSP TP.HCM, 1994 79/- Phƣơng Lựu: Lý luận văn học, tập 3, Nxb Giáo dục, HN-1938. 80/- Quang Đạm: Cải tiến tin tức, Hội Nhà báo Việt Nam, HN1992. 81/- Tập san: Giai phẩm văn học, ấn hành tại Sài Gòn trước năm 1975, vì không còn bìa nên chúng tôi không xác định đƣợc thời gian cụ thể và nơi xuất bản. 82/- Thanh Lãng: Phê bình văn học thế hệ 1932, phong trào văn học Sài Gòn, 1973. 83/- Thế Phong: Lịch sử văn nghệ Việt Nam nhà văn tiền chiến 1930 - 1945, Vàng Son - Sài Gòn, 1971. 84/- Trần Hữu Tá: Lời bạt đọc "Nhà văn hiện đại" nhớ Vũ Ngọc Phan, Nxb Văn học và Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP.HCM-1994. 85/- Trần Đình sử: Lý luận văn học, Văn 12, Nxb Giáo dục, HN-1992. 86/- Trần Đình sử: Thử nghĩ vế ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam báo Văn nghệ số 23 năm 1990. 87/- Trần Đình Sử - Phƣơng Lựu - Nguyễn Xuân Nam: Lý-luận văn học, 3 tập, Nxb Văn học, HN-1988. 88/- Tran Đình Hƣợu - Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nxb. ĐH và THCN, HN-1982. 89/- Trần Ngọc Hồng: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (giáo trình) ĐHTH - TP HCM 1987-1988. 90/- Triệu Xuân: Vũ Bằng trọn đời say mê, TP.HCM xuân Quý Dậu Luận án thạc sĩ 113 1993 (in trong. Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Nxb Văn hóa thông tin, HN- 1993) 91/- Trƣơng Chính: Lời giới thiệu Tuyển tập Ngô Tất Tố, Nxb Văn học, HN-1993 92/- Trƣờng Tuyên huấn Trung ƣơng: Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập I và II, HN- 1978. 93/- Tuấn Minh: Tính hấp dẫn của báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, HN-1992. 94/- Văn Tâm: Giảng văn tập I, Nxb Giáo dục, HN 1992 95/- Vũ Bằng: Về một truyện dài nổi tiếng nhất của Ngô Tất Tố: truyện Tắt đèn, Sài Gòn tháng 9.1973. 96/- Vũ Bằng: Tại sao tôi lại bị Ngô Tất Tố liệt vào hàng súc sinh, Sài Gòn 9.1973. 97/- Vũ Bằng: Phá quầy, nhưng phục không chịu được, Sài Gòn 9.1973 98/- Vũ Bằng: Tại sao lại Tắt đèn? Tắt đèn làm gì?, Sài Gòn 9.1973. 99/- Vũ Bằng: Ngô Tất Tố, một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo, Sài Gòn 9- 1973. 100/- Vũ Bằng: Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn hóa thông tin, HN 1993. 101/- Vũ Đức Phúc - Nguyễn Đức Đàn: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 19451 Nxb Văn học, HN-1964. 102/- Vũ Ngọc Phan: Phê bình văn nghiệp Ngô Tất Tố, trích Nhà văn hiện đại. 103/- Vũ Ngọc Phan : Nhà văn hiện đại, tập I và II, Nxb Văn học và Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP.HCM, 1994. 104/- Vƣơng Trí Nhàn: Sổ tay truyện ngắn (sƣu tập, biên soạn, dịch) Nxb Tác phẩm mới, HN-1980. 105/- Vƣơng Trí Nhàn: Các nhà văn tiền chiến và nghề báo, báo Tuổi trẻ chủ nhật số 97 ngày 28-6-1997. Luận án thạc sĩ 114 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 4 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 18 4. GIỚI HẠN ĐẾ TÀI ....................................................................................................... 19 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 19 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................... 20 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 21 CHƢƠNG I: TƢ TƢỞNG VÀ QUAN NIỆM CỦA NGÔ TẤT TỐ VỀ LÀM BÁO VIẾT VĂN .................................................................................................................................. 21 1. Tình hình báo chí nƣớc ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ............................................................................................................... 21 2. Nhà báo Ngô Tất Tố - Cuộc đời và sự nghiệp........................................................... 27 3. Quá trình chuyển biến tƣ tƣởng của Ngô Tất Tố từ một nhà nho trở thành một nhà báo tiến bộ ..................................................................................................................... 30 4. Quan niệm của Ngô Tất Tố về làm báo và viết văn .................................................. 36 5. Nhân cách của ngƣời viết tạp văn – tiểu phẩm.......................................................... 41 CHƢƠNG II: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CỦA TẠP VĂN - TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ ........................................................................................................................................... 46 1. Tố cáo các thủ đoạn bóc lột của bọn tƣ sản làm giàu bất chính trên sự đau khổ của ngƣời dân ....................................................................................................................... 46 2. Lên án bọn quan lại phong kiến, bọn đầu cơ chính trị .............................................. 54 3. Đả kích thực dân Pháp cùng những chính sách cai trị tàn bạo của chúng. ............... 65 CHƢƠNG III: NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN TIỂU PHẨM CỦA NGÔ TẤT TỐ ............ 76 1. Đặc điểm của thể loại tạp văn ................................................................................... 76 2. Kết cấu ....................................................................................................................... 78 3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................................. 90 4. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................................... 96 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 106 THƢ MỤC .......................................................................................................................... 109 MỤC LỤC ........................................................................................................................... 114

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_ngo_tat_to_nha_bao_thanh_tuu_xuat_sac_qua_mang_tap_van_tieu_pham_8854.pdf
Luận văn liên quan