Luận án Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra

Nguyên tắc công khai trong HĐTT có vai trò, đóng góp quan trọng vào quá trình nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, phòng, chống tham nhũng, phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật nâng cao chất lượng QLNN và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra; bảo đảm quyền của công dân được tham gia vào hoạt động QLNN thông qua việc giám sát, kiến nghị, phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Ở trong nước và nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc công khai trong HĐTT, tuy nhiên việc nghiên cứu trực tiếp, cụ thể, toàn diện về nguyên tắc công khai thì chưa có, các công trình chủ yếu nghiên cứu đến các cơ quan thanh tra, một số HĐTT, nguyên tắc công khai chỉ được đề cập ở một khía cạnh nhỏ. Nhiều khía cạnh về lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ. Để góp phần tiếp tục giải quyết những vấn đề còn chưa được làm rõ, và toàn diện về vấn đề lý luận về nguyên tắc công khai trong HĐTT và hoạt động QLNN; phân tích, đánh giá khách quan, cụ thể về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật nguyên tắc công khai trong HĐTT theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện nguyên tắc công khai trong HĐTT ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. Tác giả nghiên cứu tổng thể các khái niệm về thanh tra, HĐTT, công khai, nguyên tắc, qua đó khẳng định nguyên tắc công khai là một trong những nguyên tắc QLNN, được nhà nước bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc công khai trong HĐTT vừa mang đặc điểm của nguyên tắc công khai trong hoạt động QLNN vừa mang đặc trưng riêng của HĐTT, cụ thể: Thứ nhất, nguyên tắc công khai được thực hiện xuyên suốt quá trình tiến hành thanh tra. Thứ hai, tùy theo tính chất, nội dung công việc mà xác định phạm vi, nội dung công khai trong HĐTT. Thứ ba, nguyên tắc công khai có tính bắt buộc thực hiện trong HĐTT. 2. Nội dung của nguyên tắc công khai trong HĐTT bao gồm: nội dung công khai, hình thức công khai, đối tượng được công khai. Trong đó, nội dung công khai bao gồm: Công khai nội dung thanh tra, phạm vi thanh tra, đối tượng thanh tra, thời hạn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; công khai buổi công bố quyết định thanh tra; công khai nội dung làm việc với đối tượng thanh tra, các bên liên quan; công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra; công khai kết luận thanh tra. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc công khai trong HĐTT bao gồm: Thứ nhất, hệ thống các chính sách pháp luật về thanh tra; thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ Chính phủ (hành chính trung ương) tới chính quyền cơ sở; thứ ba, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền; thứ tư, nguồn tài chính nhà nước cần thiết để cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động và thực thi được các mục tiêu quốc gia; thứ năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phong tục, tập quán của xã hội; thứ sáu, ý thức pháp luật của các cơ quan QLNN, của công dân; thứ bảy, vấn đề hội nhập quốc tế.

pdf227 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan được tiến hành giữa các biến số để thấy được mối liên hệ giữa các biến số độc lập (thâm niên công tác, chức vụ, đơn vị công tác) với các biến phụ thuộc là các phương án nghiên cứu đưa ra. Ngoài ra, các ý kiến đóng góp khác ngoài bảng câu hỏi qua phỏng vấn trực tiếp được đưa vào một mục riêng. I. Thông tin chung về đối tượng khảo sát (cơ cấu mẫu) - Thâm niên công tác Bảng 1: Thâm niên công tác Tần số (người) Tần suất (%) Mới vào ngành 0 0.0 Từ 1 năm - < 5 năm 52 17.3 5 năm 18 6.0 Trên 5 năm 230 76.7 Tổng 300 100.0 Thâm niên công tác của các cán bộ thu được qua khảo sát là trên 5 năm chiếm cao nhất với 230 người chiếm 76.7%; nhóm từ 1 năm -<5 năm là 52 người chiếm 17.3% và nhóm công tác được 5 năm 18 người chiếm 6.0%. Tuy nhiên, do 2 nhóm đối tượng có công tác từ 5 năm trở xuống chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó trong quá trình phân tích tương quan với thâm niên công tác ở các phần dưới đây chúng tôi gộp hai nhóm từ 1 năm - <5 năm và 5 năm công tác lại thành chung là nhóm thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống. - Giới tính Bảng 2: Giới tính Tần số (người) Tần suất (%) Nam 183 61.0 Nữ 117 39.0 Tổng 300 100.0 Về cơ cấu giới tính trong cuộc khảo sát, tỷ lệ nam giới là 61.0% (183 người) và nữ giới là 117 người chiếm 39.0%. - Trình độ học vấn Biểu đồ 1: Trình độ học vấn Nhóm trình độ học vấn Đại học chiếm phần lớn trong cuộc khảo sát với 66.7% và trình độ trên đại học là 33.3%. - Chức vụ Bảng 3: Chức vụ Tần số (người) Tần suất (%) Phó Tổng thanh tra, Vụ trưởng, vụ phó (gọi tắt là lãnh đạo Thanh tra Chính phủ), Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra 54 18.0 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng 61 20.3 Thanh tra viên, cán bộ công chức 185 61.7 Tổng 300 100.0 Nhóm giữ chức vụ Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra là 54 người chiếm 18.0%; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng 61 người với 20.3% và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Thanh tra viên, cán bộ công chức với 185 người chiếm61.7%. - Khu vực Biểu đồ 2: Khu vực 66.7% 33.3% Đại học Trên đại học 8.3% 90.7% Nông thôn Đô thị Khu vực đô thị chiếm phần lớn trong cuộc khảo sát này chiếm tới 90.7%, tỷ lệ những người ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 8.3%. - Đơn vị công tác Bảng 4: Đơn vị công tác Tần số (người) Tần suất (%) 1. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 220 73.3 2. Thanh tra sở, ngành 38 12.7 3. Thanh tra quận, huyện 17 5.7 4. Thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1 0.3 5. Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 24 8.0 Tổng 300 100.0 Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 220 người; thanh tra sở, ngành 38 người; thanh tra quận, huyện 17 người; thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1 người và Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 24 người. Do cơ quan thanh tra quận, huyện và thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh 1 người, số lượng thấp, nên trong quá trình phân tích mối tương quan với đơn vị công tác, chúng tôi gộp 2 đơn vị trên vào cùng một nhóm để phân tích. II. Nội dung nghiên cứu 1. Đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra Biểu đồ 3: Đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra 0.7% 40.0% 59.3% Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Nghiên cứu tiến hành khảo sát đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, kết quả phần lớn ý kiến đánh giá là rất quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ tới 99.3%, trong đó có 178 người chiếm tỷ lệ 59.3% đánh giá rất quan trọng, 120 người cho là quan trọng với 40.0%. Bên cạnh đó, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ trong số những người được hỏi cho rằng việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra không quan trọng, chiếm có 0,7%. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy được tầm quan trọng việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, do đó vấn đề này cần được chú trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra hiện nay. Vậy có mối liên hệ giữa thâm niên công tác của cán bộ với đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hay không? Kết quả thể hiện ở bảng tương quan dưới đây: Bảng 5: Mối tương quan giữa thâm niên công tác của người trả lời với đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra Từ 5 năm trở xuống Trên 5 năm Rất quan trọng 63.3% 58.9% Quan trọng 30.0% 41.1% Không quan trọng 6.7% 0.0% Tổng 100.0% 100.0% Thâm niên công tác có ảnh hưởng đến nhận thức về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra. Cả hai nhóm có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm đều đánh giá việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra rất quan trọng chiếm tỷ lệ khá cao trên 58.0%. Những người công tác trên 5 năm có 41.1% lại đánh giá việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra ở mức độ quan trọng, tỷ lệ này ở nhóm thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống thấp hơn 30.0%. Đặc biệt, có 6.7% nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống cho rằng việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra không quan trọng, trong khi đó không có ai trong nhóm có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên lựa chọn phương án này. Bảng 6: Mối tương quan giữa chức vụ của người trả lời với đánh giá về mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, công chức Rất quan trọng 63.0% 55.7% 59.5% Quan trọng 33.3% 44.3% 40.5% Không quan trọng 3.7% 0.0% 0.0% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% Bảng tương quan trên cho thấy, đa phần ý kiến đều đánh giá mức độ rất quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra chiếm tỷ lệ trên 55.0% ở cả ba vị trí công tác trên. Tuy nhiên, tỷ lệ những người giữ chức vụ Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra đánh giá rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (63.0% so với 55.7%) và bộ phận thanh tra viên, cán bộ, công chức (63.0% so với 59.5%). Trên 40.0% nhóm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và thanh tra viên, cán bộ, công chức đánh giá việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra ở mức độ quan trọng; đồng thời, không có ai ở 2 nhóm này lựa chọn phương án không quan trọng. Bảng 7: Đánh giá mức độ quan trọng của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra xét theo đơn vị công tác Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ Rất quan trọng 57.7% 50.0% 77.8% 75.0% Quan trọng 42.3% 50.0% 11.1% 25.0% Không quan trọng 0.0% 0.0% 11.1% 0.0 Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Giữa các đơn vị có một số điểm khác nhau trong việc đánh giá mức độ quan trọng của thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra. Trên 75.0% trong số những người được hỏi ở cơ quan thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ở Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ lựa chọn mức độ rất quan trọng. Tỷ lệ này cao hơn so với các đơn vị thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra sở, ngành là trên 50.0%. Trong khi đó tỷ lệ đánh giá ở mức độ quan trọng của thanh tra sở,ngành là cao nhất với 50.0%, cơ quan trung ương thấp hơn 25.0% và thấp nhất là thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh 11.1%. Đặc biệt, có 11.1% người trả lời ở đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho rằng việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra là không quan trọng, không có ai ở các đơn vị khác lựa chọn phương án này. 2. Đánh giá về mức độ công khai trong hoạt động thanh tra Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra theo quy trình thanh tra với 3 bước là chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết luận thanh tra. Ở đây chúng tôi tiến hành cho điểm theo thang đánh giá 5 mức độ tương ứng số điểm tăng dần từ 1 đến 5 điểm là cao nhất của việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra. Từ kết quả khảo sát tác giả tính điểm trung bình và xếp thứ bậc các tiêu chí trong quy trình thanh tra ở cả 3 bước. Để thấy rõ hơn và làm căn cứ đánh giá về mức độ công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay. Đồng thời, tác giả luận án cũng so sánh mối tương quan giữa một số biến độc lập như thâm niên công tác, chức vụ, đơn vị công tác của người trả lời với một số biến phụ thuộc đánh giá về mức độ công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay của quy trình thanh tra theo 3 bước. 2.1. Chuẩn bị thanh tra Bảng 8: Đánh giá về mức độ công khai bước Chuẩn bị thanh tra Nội dung Cho điểm mức độ thực hiện 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Điểm TB Thứ bậc 1. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân 16 13 46 71 154 4.11 2 2. Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra 14 17 63 77 129 3.97 3 3. Công khai quyết định thanh tra 6 11 25 64 194 4.43 1 Bảng số liệu trên cho thấy, ở bước chuẩn bị thanh tra mức độ cho điểm ở các nội dung đánh giá phân bổ cả từ 1 điểm đến 5 điểm. Về Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân và Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra số lượng người chấm 1-3 điểm cao hơn so với nội dung Công khai quyết định thanh tra. Ngược lại, số lượng người chấm nội dung Công khai quyết định thanh tra 5 điểm chiếm cao nhất với 194 người. Số lượng chấm 4 điểm ở cả 3 nội dung trên tương đương nhau. Điểm trung bình của 3 nội dung khảo sát về mức độ công khai trong việc chuẩn bị thanh tra sắp xếp theo thứ bậc là: 1. Công khai quyết định thanh tra, ĐTB = 4.43; 2. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân, ĐTB = 4.11; 3. Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra, ĐTB = 3.97. Như vậy, công khai quyết định thanh tra là nội dung được thực hiện tốt hơn các nội dung khác trong bước chuẩn bị thanh tra. Ngược lại, việc công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra bị đánh giá thấp hiện nay. Bảng 9: Đánh giá về mức độ công khai bước chuẩn bị thanh tra xét theo chức vụ Nội dung Điểm trung bình Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ công chức 1. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân 4.05 3.93 4.20 2. Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra 3.84 3.72 4.09 3. Công khai quyết định thanh tra 4.41 4.30 4.48 Bảng số liệu trên cho thấy, nhóm Thanh tra viên, cán bộ, công chức đánh giá mức độ công khai ở cả 3 nội dung với ĐTB từ 4.09 đến 4.48 cao nhất, trong khi đó nhóm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng có điểm trung bình thấp nhất ở cả 3 nội dung ĐTB từ 3.72 đến 4.30 cụ thể: Nội dung công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân: nhóm Thanh tra viên, cán bộ, công chức ĐTB = 4.20, nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 4.05; nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ĐTB = 3.93. Nội dung công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra: nhóm thanh tra viên, cán bộ, công chức ĐTB = 4.09, nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 3.84; nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ĐTB = 3.72. Nội dung công khai quyết định thanh tra: nhóm thanh tra viên, cán bộ, công chức ĐTB = 4.48, nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 4.41; nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ĐTB = 4.30. Bảng 10: Đánh giá về mức độ công khai bước chuẩn bị thanh tra xét theo đơn vị công tác Nội dung Điểm trung bình Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân 4.18 3.66 4.22 4.17 2. Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra 4.13 3.37 3.72 3.63 3. Công khai quyết định thanh tra 4.43 4.29 4.33 4.71 Giữa các nhóm đơn vị công tác có sự khác nhau về đánh giá mức độ công khai ở bước Chuẩn bị thanh tra: ở nội dung Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân, 3 nhóm thuộc đơn vị thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thanh tra Chính phủ, thanh bộ có ĐTB trên 4.0; trong khi đó nhóm đơn vị thanh tra sở, ngành có ĐTB thấp hơn 3.66. Tương tự, Công khai nội dung, thời gian, địa điểm nắm tình hình với đối tượng thanh tra nhóm thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ĐTB = 4.13, các nhóm đơn vị khác có ĐTB = 3.37 (thanh tra sở, ngành) và ĐTB = 3.63 (Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ). Về nội dung Công khai quyết định thanh tra, tất cả các nhóm đơn vị công tác có ĐTB trên 4.0, trong đó nhóm cơ quan trung ương ĐTB = 4.71 cao nhất, thấp nhất nhóm thanh tra sở, ngành ĐTB = 4.29. Như vậy, mức độ công khai bước chuẩn bị thanh tra được các cán bộ ở đơn vị thanh tra thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điểm trung bình khá cao. Trong khi đó, nhóm đơn vị thanh tra sở, ngành mức độ công khai các nội dung ở bước chuẩn bị thanh tra có ĐTB thấp hơn so với các đơn vị trên. 2.2. Tiến hành thanh tra Bảng 11: Đánh giá về mức độ công khai bước tiến hành thanh tra theo các nội dung Nội dung Cho điểm mức độ thực hiện 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Điểm TB Thứ bậc 1. Công khai buổi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra và các cơ quan báo chí 10 16 53 85 136 4.07 3 2. Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra 23 23 41 81 132 3.92 5 3. Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra. 14 26 34 86 140 4.04 4 4. Công khai việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra 4 18 35 50 193 4.37 2 5. Công khai với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thời gian thanh tra 1 12 34 60 193 4.44 1 Kết quả đánh giá về mức độ công khai các nội dung ở bước Tiến hành thanh tra cho thấy, nội dung công khai với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thời gian thanh tra có ĐTB = 4.44 cao nhất; thứ hai, công khai việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra ĐTB = 4.37; thứ ba, Công khai buổi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra và các cơ quan báo chí ĐTB = 4.07; thứ tư, Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra ĐTB = 4.04, trong đó có 26 người cho 2 điểm cao hơn các nội dung khác; thứ năm, Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra ĐTB = 3.92, đặc biệt ở nội dung này có tới 23 người chấm điểm ở mức 1,2 điểm. Từ kết quả trên có thể nói, việc công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra và Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra chưa nhận được sự đánh giá cao của phần lớn cán bộ ở các đơn vị so với các nội dung khác. Bảng 12: Đánh giá về mức độ công khai bước tiến hành thanh tra ở các nội dung xét theo chức vụ Nội dung Điểm trung bình Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ, công chức 1. Công khai buổi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra và các cơ quan báo chí 4.00 4.06 4.10 2. Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra 3.79 3.63 4.05 3. Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra. 3.89 3.83 4.15 4. Công khai việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra 4.18 4.57 4.37 5. Công khai với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thời gian thanh tra 4.30 4.65 4.43 Xét tương quan đánh giá mức độ công khai giữa các nội dung trong cùng một chức vụ ở cả 3 nhóm vị trí công việc ta thấy: nội dung Công khai với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thời gian thanh tra vẫn có ĐTB cao nhất lần lượt là: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ĐTB = 4.65; Thanh tra viên, cán bộ, công chức ĐTB = 4.43; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 4.30; Nội dung Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra nhận được đánh giá thấp nhất trong cả 3 nhóm chức vụ với ĐTB của từng nhóm là: nhóm thanh tra viên, cán bộ công chức ĐTB = 4.05, nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 3.79; nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng ĐTB = 3.63. Nội dung Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra có ĐTB = 3.89 (Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra) và ĐTB = 3.83 (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng). Bảng 13: Đánh giá về mức độ công khai bước tiến hành thanh tra ở các nội dung xét theo đơn vị công tác Nội dung Điểm trung bình Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Công khai buổi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra và các cơ quan báo chí 4.05 3.89 4.44 4.25 2. Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra 4.05 3.53 4.11 3.17 3. Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra. 4.15 3.82 4.33 3.13 4. Công khai việc thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra 4.29 4.66 4.44 4.54 5. Công khai với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thời gian thanh tra 4.36 4.61 4.72 4.71 Đánh giá về thực trạng mức độ công khai bước tiến hành thanh tra xét theo đơn vị công tác cho thấy, ở các đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh tất cả 5 nội dung trên có ĐTB khá cao từ 4.11 đến 4.72 điểm, cao hơn so với các đơn vị khác. Một số nội dung ở bước tiến hành thanh tra, đơn vị thanh tra sở, ngành, cơ quan trung ương đánh giá thấp hơn các nội dung khác và thấp hơn so với các đơn vị như: Công khai việc tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, xác minh với đối tượng thanh tra; Công khai với đối tượng thanh tra việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo của đối tượng thanh tra; Công khai buổi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra và các cơ quan báo chí với ĐTB từ 3.13 đến 3.89 điểm, thể hiện chi tiết ở bảng số liệu trên. Các cán bộ công tác tại thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh đánh giá độ công khai bước tiến hành thanh tra đều có ĐTB trên 4.0. Do đó, mức độ công khai ở 2 nhóm đơn vị này nhận được đánh giá cao hơn so với 2 nhóm đơn vị thanh tra sở, ngành và cơ quan trung ương. 2.3. Kết thúc thanh tra Bảng 14: Đánh giá về mức độ công khai bước Kết thúc thanh tra Nội dung Cho điểm mức độ thực hiện 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Điểm TB Thứ bậc 1. Công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 26 17 41 60 156 4.01 2 2. Công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 2 8 19 51 220 4.60 1 3. Công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân 12 31 71 72 114 3.82 3 Về mức độ công khai bước Kết thúc thanh tra, việc công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra nhận được đánh giá cao của nhiều cán bộ, ĐTB = 4.60 cao nhất. Công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra chiếm vị trí thứ hai với ĐTB = 4.01 và thấp nhất là công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân ĐTB = 3.82. Đặc biệt, trong nội dung công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân có tới 31 người chỉ cho 2 điểm, 71 người cho 3 điểm, cao hơn so với các nội dung khác. Bảng 15: Đánh giá về mức độ công khai bước kết luận thanh tra xét theo chức vụ Nội dung Điểm trung bình Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ công chức 1. Công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 3.97 3.61 4.16 2. Công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 4.54 4.80 4.56 3. Công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân 3.75 3.63 3.89 Đánh giá mức độ công khai kết luận thanh tra giữa các chức vụ ta thấy: nội dung công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân ở cả 3 nhóm chức vụ có ĐTB từ 3.63 đến 3.89 điểm, thấp hơn so với 2 nội dung công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra và công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra. Thực trạng công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra nhóm Thanh tra viên, cán bộ công chức có ĐTB = 4.16 cao hơn so với nhóm giữ chức vụ Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra ĐTB = 3.97 và nhóm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng ĐTB = 3.61. Nội dung công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra nhận được đánh giá cao của cả 3 nhóm chức vụ với ĐTB từ 4.54 đến 4.80 điểm. Bảng 16: Đánh giá về mức độ công khai kết luận thanh tra xét theo đơn vị công tác Nội dung Điểm trung bình Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 4.11 3.29 4.56 3.83 2. Công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra 4.54 4.87 4.94 4.46 3. Công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân 3.88 3.50 3.67 3.88 Thực trạng công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra được đánh giá cao ở các đơn vị với ĐTB từ 4.46 (Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ) đến ĐTB cao nhất 4.94 điểm (thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Công khai dự thảo kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra được các cán bộ ở cơ quan thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh đánh giá tốt ĐTB = 4.11 và 4.56; trong khi đó cán bộ thuộc thanh tra sở, ngành đánh giá mức độ công khai nội dung này thấp nhất chỉ đạt ĐTB = 3.29. Công khai kế hoạch thanh tra hàng năm của cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra và cơ quan báo chí, công dân, nhóm cán bộ ở đơn vị thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan trung ương đánh giá ĐTB cao hơn 2 đơn vị khác với 3.88 điểm. trong khi đó nhóm đơn vị thanh tra sở, ngành có ĐTB thấp hơn nhất = 3.50. Như vậy, nội dung Công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra được cán bộ ở cả 4 nhóm đơn vị đánh giá cao. Bên cạnh đó, nội dung công khai kết luận thanh tra với cơ quan báo chí, công dân chưa nhận được điểm đánh giá cao của cả 4 đơn vị trên. 3. Lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra tại các đơn vị hiện nay Biểu đồ 4: Lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra tại các đơn vị hiện nay Kết quả khảo sát thực trạng các đơn vị lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra hiện nay là hầu hết chọn hình thức Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan với 294/300 người lựa chọn, chiếm tới 98.0%. Có 71.7% trong số những người được hỏi lựa chọn hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan. Chỉ có tỷ lệ nhỏ người được hỏi cho biết đơn vị lựa chọn công khai kết luận thanh tra bằng hình thức tổ chức 98.0% 8.7% 71.7% 12.3% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra Quyết định TT, Đoàn TT, đối tượng TT, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Tổ chức họp báo Công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan Hình thức khác (niêm yết công khai) họp báo 8.7% và hình thức khác như niêm yết công khai tại cơ quan đối tượng thanh tra 12.3%. Bảng 17: Thực trạng lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra tại các đơn vị Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan 98.6% 97.4% 94.4% 95.8% 2. Tổ chức họp báo 8.6% 0.0% 0.0% 29.2% 3. Công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan 75.9% 55.3% 66.7% 62.5% 4. Hình thức khác (niêm yết tại trụ sở cơ quan) 8.6% 13.2% 33.3% 29.2% Kết quả khảo sát về hình thức công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra tại các đơn vị cho thấy phần lớn các cơ quan đơn vị chọn công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan với tỷ lệ trên 94.0%. Bên cạnh đó, có công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đặc biệt ở các cơ quan thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 75.9% cao nhất, thấp nhất là đơn vị thanh tra sở, ngành 55.3%. Tổ chức họp báo để công khai kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra còn thấp, chỉ có cơ quan trung ương có 29.2% ý kiến cho biết có thực hiện; 8.6% nhóm đơn vị thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; không có ai ở nhóm đơn vị thanh tra sở, ngành và thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh lựa chọn phương án này. Hình thức niêm yết tại trụ sở cơ quan của đối tượng thanh tra được thực hiện nhiều hơn ở đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh chiếm 33.3%. 4. Hình thức công khai kết luận thanh tra nên lựa chọn để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân Biểu đồ 5: Hình thức công khai kết luận thanh tra nên lựa chọn để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến về hình thức nên lựa chọn để công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân hiện nay, kết quả hình thức Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 86.7% với 260/300 người lựa chọn. Thứ hai, là niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra chiếm 50.0% (150/300 người lựa chọn). Chỉ có 81 trong số những người được hỏi chọn hình thức thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chiếm 27.0%. Như vậy, theo ý kiến của nhiều người hình thức công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân nên lựa chọn hiện nay là Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. 50.0% 86.7% 27.0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan TT, cơ quan được giao thực hiện chức năng TT chuyên ngành hoặc cơ quan QLNN cùng cấp Niêm yết kết luận thanh tra kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng TT Bảng 18: Mối tương quan giữa thâm niên công tác lời với ý kiến nên lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân Từ 5 năm trở xuống Trên 5 năm 1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng 31.4% 25.7% 2. Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp 84.3% 87.4% 3. Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra 48.6% 50.4% Bảng tương quan trên cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa thâm niên công tác của cán bộ với ý kiến nên lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân. Những người làm việc từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm đều chọn hình thức đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp chiếm tỷ lệ tương ứng là 84.3% và 87.4%, và hình thức Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cả hai đối tượng trên đều có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là 25.7% (nhóm thâm niên công tác trên 5 năm) và 31.4% (đối với nhóm có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống). Bảng 19: Mối tương quan giữa chức vụ của người trả lời với ý kiến nên lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ công chức 1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng 24.1% 29.5% 27.0% 2. Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp 77.8% 90.2% 88.1% 3. Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra 35.2% 41.0% 57.3% Hình thức đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp nên được lựa chọn khi công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân ở nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chiếm tỷ lệ tới 90.2%, cao hơn nhóm Thanh tra viên, cán bộ công chức là 88.1% và nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra thấp hơn 77.8%. Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra được nhiều Thanh tra viên, cán bộ, công chức lựa chọn hơn hai nhóm chức vụ khác 57.3%; Tỷ lệ này ở nhóm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng là 41.0% và thấp nhất nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra chiếm 35.2%. Không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm chức vụ trong lựa chọn hình thức Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Bảng 20: Ý kiến nên lựa chọn hình thức công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân xét theo đơn vị công tác Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng 25.5% 18.4% 0.0% 75.0% 2. Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp 90.0% 71.1% 83.3% 75.0% 3. Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra 50.0% 36.8% 50.0% 70.0% Bảng kết quả tương quan giữa đơn vị công tác với hình thức nên lựa chọn khi công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: Xét từng hình thức ta thấy, Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được nhiều cán bộ thuộc cơ quan trung ương khuyến khích nên lựa chọn chiếm tới 75.0%, tỷ lệ này ở các đơn vị khác rất thấp, thậm chí không có ai ở Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lựa chọn; thanh tra sở, ngành chỉ có 18.4% cho rằng nên lựa chọn. Hình thức Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp nên được lựa chọn khi công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân ở đơn vị thanh tra thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm tới 90.0%; Thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh là 83.3% và dưới 75.0% cán bộ công tác tại Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, thanh tra sở, ngành lựa chọn phương án này. Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra được nhiều người ở các cơ quan trung ương cho rằng nên lựa chọn để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân chiếm 70.0%. Như vậy, nhiều cán bộ ở cả 4 nhóm đơn vị trên cho rằng hình thức nên lựa chọn khi công khai kết luận thanh tra để công khai với cơ quan báo chí, công luận, người dân là đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Trong khi đó, cả 2 hình thức là Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra cũng được nhiều cán bộ ở đơn vị cơ quan trung ương lựa chọn. 5. Nội dung kết luận thanh tra phải công khai theo cách Bảng 21: Nội dung kết luận thanh tra phải công khai theo cách Các hình thức Lựa chọn Không lựa chọn Tổng 1. Công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra 107 35.7% 193 64.3% 300 100.0% 2. Công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra 225 75.0% 75 25.0% 300 100.0% Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn ý kiến cho rằng nội dung kết luận thanh tra phải công khai theo cách thông báo kết luận thanh tra với 225/300 người lựa chọn chiếm tỷ lệ 75.0%. Trong khi đó, chỉ có 107/300 người chiếm 35.7% cho rằng cần phải công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra, có tới 64.3% không lựa chọn phương án này. Bảng 22: Mối tương quan giữa thâm niên công tác với cách công khai nội dung kết luận thanh tra Từ 5 năm trở xuống Trên 5 năm 1. Công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra 28.6% 37.8% 2. Công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra 81.4% 73.0% Bảng số liệu trên cho thấy ở hai nhóm đối tượng có thâm niên công tác khác nhau nhưng phần lớn vẫn cho rằng chọn công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra chiếm tỷ lệ tương ứng 81.4% với nhóm làm việc từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm là 73.0%. Tuy nhiên, với nhóm cán bộ có thâm niên công tác trên 5 năm có 37.8% ý kiến cho rằng phải công khai nội dung kết luận thanh tra theo cách công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra, cao hơn so với nhóm có thời gian công tác từ 5 năm trở xuống 28.6%. Bảng 23: Mối tương quan giữa chức vụ của người trả lời với cách công khai nội dung kết luận thanh tra Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ công chức 1. Công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra 42.6% 37.7% 33.0% 2. Công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra 63.0% 75.4% 78.4% Tỷ lệ khá cao những người có chức vụ Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra cho rằng nên công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra chiếm 42.6%, cao hơn nhóm thanh tra viên, cán bộ công chức 33.0% và nhóm có chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng 37.7%. Ngược lại, nhóm thanh tra viên, cán bộ, công chức và nhóm có chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trên 75.0% chọn công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra; tỷ lệ này ở nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra thấp hơn 63.0%. Bảng 24: Mối tương quan giữa đơn vị công tác của người trả lời với cách công khai nội dung kết luận thanh tra Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc TƯ Thanh tra sở, ngành Thanh tra quận, huyện, TT thị xã, TP thuộc tỉnh Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ 1. Công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra 31.4% 50.0% 27.8% 58.3% 2. Công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra 80.5% 57.9% 72.2% 54.2% Trên 50.0% nhóm cán bộ làm việc ở đơn vị thanh tra sở, ngành và cơ quan trung ương cho rằng công khai nội dung kết luận thanh tra phải công khai toàn bộ nội dung kết luận thanh tra. Tỷ lệ này ở đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ có 27.8%. Trong khi đó, có tới 80.5% thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 72.2% cán bộ đơn vị thanh tra quận, huyện, thanh tra thị xã, thành phố thuộc tỉnh lại chọn công khai nội dung bằng cách thông báo kết luận thanh tra cao hơn so với 2 đơn vị thanh tra sở, ngành và cơ quan trung ương. 6. Yếu tố ảnh hưởng đến việc cơ quan thanh tra không muốn công bố hoặc chỉ muốn công bố một phần kết luận thanh tra Bảng 25: Yếu tố ảnh hưởng đến việc cơ quan thanh tra không muốn công bố hoặc chỉ muốn công bố một phần kết luận thanh tra Các yếu tố Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng Ảnh hưởng phần nào Không ảnh hưởng Tổng 1. Pháp luật về thanh tra còn thiếu quy định cụ thể về bảo đảm tính công khai 33 11.0% 130 43.3% 64 21.3% 73 24.4% 300 100.0% 2. Quy định pháp luật về tài liệu mật ảnh hưởng đến công khai kết luận thanh tra 61 20.3% 133 44.3% 60 20.0% 46 15.4% 300 100.0% 3. Cơ quan thanh tra không muốn va chạm với cơ quan ngôn luận, báo chí, người dân 24 8.0% 65 21.7% 130 43.3% 81 27.0% 300 100.0% 4. Cơ quan ngôn luận, báo chí thường có ý kiến trái chiều về Kết luận thanh tra 51 17.0% 56 18.7% 124 41.3% 69 23.0% 300 100.0% 5. Công dân thường ít quan tâm, một số nơi có trình độ chuyên môn thấp hoặc khó khăn trong tiếp nhận thông tin 17 5.7% 87 29.0% 114 38.0% 82 27.3% 300 100.0% Kết quả nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc cơ quan thanh tra không muốn công bố hoặc chỉ muốn công bố một phần kết luận thanh tra cho thấy, yếu tố Quy định pháp luật về tài liệu mật ảnh hưởng đến công khai kết luận thanh tra có ảnh hưởng mạnh chiếm tỷ lệ 20.3% (61/300 người lựa chọn) và ảnh hưởng (133/300 người chọn) chiếm tỷ lệ 44.3% cao hơn các yếu tố khác. Thứ nữa, Pháp luật về thanh tra còn thiếu quy định cụ thể về bảo đảm tính công khai có 130/300 người lựa chọn chiếm 43.3%. Một bộ phận người được phỏng vấn cho rằng cơ quan thanh tra không muốn va chạm với cơ quan ngôn luận, báo chí, người dân; Cơ quan ngôn luận, báo chí thường có ý kiến trái chiều về kết luận thanh tra và Công dân thường ít quan tâm, một số nơi có trình độ chuyên môn thấp hoặc khó khăn trong tiếp nhận thông tin phần nào ảnh hưởng chiếm tỷ lệ trên 38.0%. Bên cạnh đó, trên 27.0% ý kiến cho rằng cơ quan thanh tra không muốn va chạm với cơ quan ngôn luận, báo chí, người dân và Công dân thường ít quan tâm, một số nơi có trình độ chuyên môn thấp hoặc khó khăn trong tiếp nhận thông tin không ảnh hưởng đến việc cơ quan thanh tra không muốn công bố hoặc chỉ muốn công bố một phần kết luận thanh tra. 7. Giải pháp để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay Biểu đồ 6: Giải pháp để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay Có các giải pháp khác nhau để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay. Biểu đồ trên cho thấy, có 2 giải pháp ưu tiên được nhiều người lựa chọn để thực nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt 0.7% 58.7% 73.0% 59.0% 49.0% 76.0% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm Có các hình thức nâng cao nhận thức, ý thức đội ngũ cán bộ thanh tra về trách nhiệm thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra Nâng cao chất lượng các Kết luận thanh tra Có những quy định cụ thể về công khai trong từng loại hoạt động thanh tra cho phù hợp Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra Khác động thanh tra hiện nay: Thứ nhất là Quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm có 228/300 người chiếm tỷ lệ 76.0%; Thứ hai, 219/300 người lựa chọn giải pháp có những quy định cụ thể về công khai trong từng loại hoạt động thanh tra cho phù hợp, chiếm tỷ lệ 73.0%. Hai giải pháp Nâng cao chất lượng các kết luận thanh tra và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra chiếm tỷ lệ tương ứng 59.0% và 58.7%. Bên cạnh đó, cũng có 147 người trong số những người được hỏi cho rằng cần có các hình thức nâng cao nhận thức, ý thức của đội ngũ cán bộ thanh tra về trách nhiệm thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra, chiếm 49.0%. Như vậy, để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra cần huy động tổng hợp các giải pháp khác nhau, những cũng cần thực hiện và phát huy tối đa giải pháp ưu tiên để mang lại hiệu quả cao nhất. Bảng 26: Mối tương quan giữa chức vụ của người trả lời với lựa chọn giải pháp để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra viên, cán bộ công chức 1. Quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm. 87.0% 77.0% 72.4% 2. Có các hình thức nâng cao nhận thức, ý thức của đội ngũ cán bộ thanh tra về trách nhiệm thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra 46.3% 55.7% 47.6% 3. Nâng cao chất lượng các Kết luận thanh tra 53.7% 68.9% 57.3% 4. Có những quy định cụ thể về công khai trong từng loại hoạt động thanh tra cho phù hợp. 70.4% 73.8% 73.5% 5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra 59.3% 57.4% 58.9% 6. Giải pháp khác 3.7% 0.0% 0.0% Xét tương quan giữa chức vụ của người trả lời với các giải pháp để thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay, kết quả không có sự khác nhau nhiều giữa các nhóm chức vụ, tiêu biểu chỉ có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm ở giải pháp quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm nhóm Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra chiếm tỷ lệ cao nhất với 87.0%, cao hơn nhóm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng 77.0%. Nhóm giữ chức vụ Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và nhóm Thanh tra viên, cán bộ công chức lựa chọn 3 giải pháp ưu tiên thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra hiện nay là: 1. Quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm; 2. Có những quy định cụ thể về công khai trong từng loại hoạt động thanh tra cho phù hợp; 3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra. Trong khi đó, nhóm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chọn 3 giải pháp ưu tiên là: 1. Quy định cụ thể hơn về nội dung công khai, hình thức công khai và các chế tài nếu vi phạm; 2. Có những quy định cụ thể về công khai trong từng loại hoạt động thanh tra cho phù hợp; 3. Nâng cao chất lượng các Kết luận thanh tra. Như vậy, nhóm giữ chức vụ này chỉ khác với 2 nhóm đối tượng trên ở giải pháp về nâng cao chất lượng các Kết luận thanh tra. 8. Các ý kiến khác (không nằm trong bảng hỏi) của các cán bộ lãnh đạo phỏng vấn trực tiếp Ngoài những ý kiến góp ý chung theo Bảng câu hỏi (đã được nghiên cứu sinh đưa vào phân tích) thì các cán bộ lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã có thêm các ý kiến như sau: - Để đảm bảo bảo công khai cần làm nghiêm trách nhiệm công vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, như: chỉ đạo làm sai lệch nội dung thanh tra, kết luận không đẩy đủ, kết luận sai sự thật, kéo dài “đánh võng” có động cơ móc ngoặc với đối tượng thanh tra hoặc người, tổ chức bị ảnh hưởng khi kết luận thanh tra. Qua những hành vi vi phạm này, thì người có thẩm quyền sẽ phát sinh việc không muốn công khai, công khai nửa vời hoặc đưa nội dung vào tài liệu mật để không công khai. - Đối với kết luận thanh tra thiếu khả thi, kết luận khống, không có tính phòng ngừa, thậm chí làm cản trở, nguy hại đến phát triển kết luận theo dư luận, xu hướng đi theo ý chí cá nhân của cấp trên cũng là nguyên nhân người có thẩm quyền không muốn công khai, đặc biệt công khai ra bên ngoài công chứng sẽ không được thực hiện, do các hình thức công khai ra bên ngoài công chúng (đăng cổng thông tin điện tử, đăng báo) là không bắt buộc. - Việc thực hiện nguyên tắc công khai muốn được thực hiện tốt cần đảm bảo sự độc lập hơn nữa của hệ thống cơ quan thanh tra để giảm thiểu tối đa sự chỉ đạo, chờ đợi ý kiến đồng ý của cấp trên để trốn tránh trách nhiệm, kết luận cho xong, thiếu tính độc lập tuân theo quy định của pháp luật (ví dụ TTCP theo quy định pháp luật chủ động ra kết luận nhưng lại phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, làm giảm tính hiệu quả, kịp thời của kết luận thanh tra). Bên cạnh đó, có những trường hợp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo sai, không đúng quy định pháp luật dẫn tới việc cơ quan thanh tra gặp khó khăn trong việc thực hiện nguyên tắc công khai. Ví dụ như vụ việc Thanh tra thành phố Hà Nội đã phải sửa Kết luận thanh tra số 555/KL-PCTN ngày 12 tháng 02 năm 2020 thay thế bằng Kết luận số 794 về thanh tra việc mua sắm, quản lý và sử dụng chế phẩm Redoxy-3C để xử lý ô nhiễm các hồ ở Hà Nội theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội192. Vụ việc này đã xử lý trách nhiệm Hình sự đối với ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Cần tăng cường giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, - Ngoài ra, cần công khai, minh bạch kế hoạch thanh tra hàng năm, quá trình nắm tình hình, công khai trong việc lựa chọn trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, nêu rõ nguyên nhân nếu chậm kết luận thanh tra. 192 https://thanhnien.vn/truy-trach-nhiem-can-bo-thanh-tra-duc-bo-ket-luan-theo-y-ong-nguyen-duc-chung- 1851101048.htm Phụ lục 3 TỔNG HỢP KẾT QỦA CÔNG TÁC THANH TRA (Số liệu tính từ ngày 01/7/2011 đến ngày 31/12/2021) Năm Số cuộc thanh tra đã thực hiện Tổng vi phạm phát hiện qua thanh tra Kiến nghị thu hồi Kiến nghị khác Xử phạt vi phạm HC (tỷ đồng) Kiến nghị xử lý Đã thu Tổng số KLTT, QĐ xly về thanh tra đã kiểm tra, đôn đốc Kết quả kiểm tra, đôn đốc Ghi chú Tổng số Hình thức Tiền (hoặc tài sản quy thành tiền) (tỷ đồng) Đất (ha) Tài sản khác Tiền (Tỷ.đ) Đất (ha) Tài sản khác Xuất toán và loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý Hành chính Chuyển cơ quan điều tra Tiền (Trđ) Đất (ha) Thu hồi tiền và xử lý khác (tỷ đồng) Thu hồi đất (ha) Xử lý Chuyển cơ quan chức năng khởi tố Thanh tra hành chính Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Tiền (tỷ đồng) đất (ha) Vụ Cá nhân Tổ chức Cá nhân Vụ Đối tượng 1 2 3 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 2011 1,889 72 79 705 6 tháng cuối năm 2012 9,685 168,702 29,860 1,533 31,130 13,085 1,033 2,212 59 104 2,497 2,582 230 2013 8,921 197,690 25,225 3,653 7,850 428 3,095 1,586 2,675 72 75 3,990 9,428 2014 7,072 233,811 51,583 1,683 13,777 1,356 3,280.5 2,073 15,449 55 4,357 1,160 1,479 2015 6,527 243,661 97,423 16,457 24,029 6,714 73,394 9,743 11,460 67 74 16,223 316 3,365 2,826 7,141 688 1,619 40 133 2016 6,586 252,592 59,403 4,000 37,957 1,267 21,446 2,735 5,403 1,763 90 138 3,388 10,508 488 850 2,030 18 23 2017 7,539 237,284 67,754 17,586 43,321 4,941 24,253 12,645 2,924 2,093 114 192 3,546 856 4,126 971 4,206 16 29 2018 7,166 219,796 33,839 33,972 29,769 1,007 4,070 32,964 2,965 2,076 96 151 4,007 13,223 339 1,426 3,747 149 31 2019 3,553 84,604 50,339 1,004 34,500 142 15,839 862 1,587 692 44 73 1,905 639 7 215 686 4 3 2020 6,199 181,227 86,369 6,366 23,843 830 62,526 5,536 7,164 2,123 485 97 99 9,388 118 3,465 9,143 148 1,066 3,658 12 12 2021 6,809 177,245 179,034 9,258 22,698 811 156,336 8,447 3,694 2,341 6,244 437 259 4,694 115,841 627 3,267 8,724 77 108 Tổng 2,102,239 74,868 2,027,371 578,232 373,079 0 326,539 32,483 0 412,510 74,716 43,198 17,115 40,044 1,203 1,244 25,611 434 35,919 166,206 14,585 8,483 24,670 316 339 , ngày tháng năm THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký tên, đóng dấu) Lưu ý: - Cột (1) = (2) + (3) - Biểu này bao gồm cả kết quả thanh tra trách nhiệm thực hiện thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN - Cột 18, 19 là Tổng kết quả thu hồi trong quá trình thanh tra hoặc ngay sau khi có kết luận thanh tra và kết quả kiểm tra, đôn đốc xử lý sau thanh tra - Cột "Đơn vị" để các bộ, ngành, địa phương thống kê kết quả thực hiện của các đơn vị trực thuộc. - Bộ, ngành tổng hợp số liệu từ thanh tra bộ và cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN của tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ; cục thuộc tổng cục và tương đương; chi cục thuộc cục và tương đương. - UBND tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu của thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện và cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN của chi cục thuộc sở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguyen_tac_cong_khai_trong_hoat_dong_thanh_tra.pdf
  • docxđiểm mới Anh.docx
  • docxđiểm mới Việt.docx
  • pdfLe Thanh Thuy - QĐ về việc thành lập HĐ cấp trường.pdf
  • pdfLe Thanh Thuy - Tom tat tieng Anh.pdf
  • pdfLe Thanh Thuy - Tom tat tieng Viet.pdf
Luận văn liên quan