Thứ nhất, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển văn
hóa, xã hội là giải pháp hàng đầu nhằm tạo ra sự ổn định, an toàn và hấp dẫn
của môi trường đầu tư. Từ việc phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội sẽ khắc phục được mặt trái của kinh tế thị trường, tác động không mong
muốn của quá trình phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế; đảm
bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát triển nhanh gắn với phát triển
bền vững, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
Để đảm bảo chính trị, an ninh quốc gia, nhà nước cần tuyệt đối trung
thành với sự lãnh đạo của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
xây nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo ổn định chính trị,
trật tự an ninh quốc gia. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức
mạnh an ninh quốc phòng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước.
Thực hiện các chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
an ninh tư tưởng văn hóa, an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã
hội; kiên quyết đẩy lùy và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá thù
địch. Xây dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước
đối với hoạt động quốc phòng, an ninh chính trị quốc gia.
Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, nhà nước cần thể
chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước; đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế
là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Bồi
dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo văn hóa. Nâng cao chất
lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa. Phát triển mạnh và
nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình,
xuất bản và phát hành sách, chú ý đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
140
bào dân tộc thiểu số. Xúc tiến xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thông tin, xây dựng thiết chế văn hóa. Mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới.
Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.
165 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước; tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, ra soát lại
các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bảo
đảm tính đồng bộ, nhất quan, ổn định và minh bạch; phát huy vai trò chủ thể
và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội
nhập quốc tế.
136
Đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin đối ngoại nhằm quảng bá tới bạn
bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển là môi trường
hấp dẫn, hiệu quả với các nước, các nhà đầu tư; từ đó tăng cường sự hợp tác,
tình hữn nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, sẵn sàng đối
thoại với các nước, các tổ chức về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại âm
mưu lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Việt Nam.
Chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính
trị, có trình độ chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham
gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.
Thứ hai, nhà nước cần phải tích cực thực hiện các cam kết quốc tế giữa
Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực, đảm bảo uy tín quốc gia đối
với thế giới. Nhà nước cần xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và lộ
trình thực hiện các cam kết quốc tế mà nước ta đã kỹ kết với các nước, các tổ
chức quốc tế, đặc biệt là các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới. Bên
cạnh đó, nhà nước cần tăng cường công tác triển khai thực hiện các cam kết;
tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết đó về tiến độ, chất lượng
và hiệu quả. Thường xuyên tổng kết việc thực hiện cam kết quốc tế để rút ra
những bài học kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu, phân tích, đánh giá những
khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện cam kết quốc tế, chủ động
trong việc thực hiện các biện pháp phát triển sản xuất, dịch vụ, phát triển văn
hóa, xã hội trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.
Thứ ba, nhà nước tiếp tục cải cách hành chính, hoàn thiện hành lang
pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là biện pháp hữu hiệu tạo ra môi
trường thông thoáng, thuận lợi cho việc phát huy nội lực và ngoại lực đạt hiệu
quả. Nhà nước cần thực hiện những giải pháp sau:
Nhà nước tiến hành cải cách thể chế: xây dựng và hoàn thiện thể chế
kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả về thể chế
tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước; đổi mới quy trình
137
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm việc tổ chức,
thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức;
tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, giảm bớt các
thủ tục phiền hà.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính tinh giảm, gọn nhẹ, thống nhất,
thông suốt, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả: Điều chỉnh chức năng, nhiệm
vụ của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp tránh chồng chéo trong quản lý.
Thực hiện quy định về phân cấp quản lý, nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm
của các cấp chính quyền. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy từ trung ương
đến địa phương. Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan
hành chính các cấp. Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính.
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: Đổi mới công
tác lựa chọn, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch cán bộ; cải cách tiền
lương và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức; tiến hành thường
xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ,
nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức cho cán bộ công, công
chức nhà nước.
Cải cách tài chính công theo hướng thực hiện dân chủ hóa, công khai, minh
bạch về tài chính công. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và ngân sách bảo đảm
tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách
Trung ương, đồng thời phát huy trính chủ động, năng động, sáng tạo, trách nhiệm
của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hành làng pháp lý: Nhà nước cần xúc
tiến thực hiện có hiệu quả việc rà soát lại toàn bộ hệ thống luật pháp và các
văn bản, chính sách hiện hành để phát hiện và sửa đổi kịp thời những quy
định còn chồng chéo, còn thiếu hoặc chưa phù hợp với cam kết, luật pháp và
thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết của WTO. Xây dựng một hệ thống
pháp luật, cơ chế, chính sách đầy đủ hơn, phù hợp với luật pháp và thông lệ
quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao chất lượng các văn bản quy
138
phạm pháp luật theo hướng giảm tối đa thủ tục, khắc phục tình trạng chồng
chéo hoặc thiếu cụ thể.
Xây dựng và thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh
nghiệp. Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút các nguồn ngoại lực. Tạo
điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành,
các vùng lãnh thổ, phù hợp với các cam kết của nước ta. Đa dạng hóa hình
thức và cơ chế đầu tư. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày
càng hấp dẫn của chính sách đầu tư.
Để nâng cao chất lượng của hệ thống luật pháp, cần đổi mới cách thức
làm luật theo một quy trình hợp lý với sự tham gia rộng rãi của các chuyên gia
luật, các nhà quản lý, người kinh doanh, nhân dân. Sự liên kết rộng rãi đó cho
phép khắc phục tới mức thấp nhất sự mâu thuẫn, thiếu đồng thuận trong các văn
bản pháp quy tạo ra. Ban hành kịp thời, đầy đủ và đồng bộ hơn các văn bản dưới
luật và văn bản hướng dẫn để luật đã ban hành sớm đi vào cuộc sống.
Để góp phần đảm bảo luật pháp, các cơ chế, chính sách, các văn bản
pháp quy đã ban hành thực sự đi vào cuộc sống, cần tuyên truyền, giáo dục và
có các biện pháp hữu hiệu để mọi người, mọi tổ chức nhận thức đầy đủ, tự
giác làm theo pháp luật và quy định; thi hành và cưỡng chế thi hành luật đối
với mọi tổ chức công dân; cần tạo ra cơ chế cho nhân dân trong và ngoài nước
kiểm tra, giám sát lại đối với các cơ quan thực thi pháp luật.
4.2.4. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của nhà nước trong việc khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy nội lực và nội
lực hóa ngoại lực
Việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cả nội lực và ngoại lực có
ý nghĩa to lớn, đảm bảo sự phát triển nhanh và phát triển bền vững của quốc gia.
Nội lực và ngoại lực chỉ có thể được khai thác, sử dụng hiệu quả trên cơ sở nhà
nước phát huy nội lực đủ mạnh, đủ sức đối ứng với ngoại lực; nội lực hóa ngoại
lực, biến sức mạnh bên ngoài thành sức mạnh quốc gia để phát triển. Để thực hiện
được nhiệm vụ đó, nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:
139
4.2.4.1. Nhà nước phát huy mọi tiềm năng, lợi thế quốc gia, tạo môi
trường thuận lợi để nội lực và ngoại lực được phát huy
Thứ nhất, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển văn
hóa, xã hội là giải pháp hàng đầu nhằm tạo ra sự ổn định, an toàn và hấp dẫn
của môi trường đầu tư. Từ việc phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội sẽ khắc phục được mặt trái của kinh tế thị trường, tác động không mong
muốn của quá trình phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế; đảm
bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo phát triển nhanh gắn với phát triển
bền vững, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
Để đảm bảo chính trị, an ninh quốc gia, nhà nước cần tuyệt đối trung
thành với sự lãnh đạo của Đảng, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội;
xây nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đảm bảo ổn định chính trị,
trật tự an ninh quốc gia. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức
mạnh an ninh quốc phòng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước.
Thực hiện các chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
an ninh tư tưởng văn hóa, an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã
hội; kiên quyết đẩy lùy và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá thù
địch. Xây dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước
đối với hoạt động quốc phòng, an ninh chính trị quốc gia.
Để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, nhà nước cần thể
chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước; đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế
là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Bồi
dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích sáng tạo văn hóa. Nâng cao chất
lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa. Phát triển mạnh và
nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình,
xuất bản và phát hành sách, chú ý đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
140
bào dân tộc thiểu số. Xúc tiến xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
thông tin, xây dựng thiết chế văn hóa. Mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới.
Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.
Về ổn định và phát triển xã hội, nhà nước cần “phát triển toàn diện các
lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”, “kết hợp chặt chẽ các
mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển phù
hợp với điều kiện cụ thể, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững” [32, tr.124].
Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và
hiệu quả: một mặt, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội bao gồm các chương
trình và biện pháp ngắn hạn (hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tự tạo việc làm…); mặt
khác, về lâu dài, phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội đồng bộ, hoạt động
hữu hiệu, đảm bảo bao phủ tối đa các nhóm dân cư trong xã hội; tiếp tục đẩy
mạnh xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa
các nhóm dân cư; mở rộng và cải cách quỹ bảo hiểm, chính sách bảo hiểm với
các đối tượng dân cư, thực hiện các biện pháp đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Thứ hai, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vận động theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN là giải pháp mang tính quyết định trong việc phát
huy nội lực.
Phát huy nội lực giúp tăng cường tiềm năng, sức mạnh quốc gia, là điều
kiện để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Ngược lại, chỉ khi đảm bảo
được nền kinh tế độc lâp, tự chủ, vận động theo quy luật khách quan của nền
kinh tế thị trường, có sự định hướng của nhà nước, không bị chi phối, lệ thuộc
bởi các yếu tố ngoại lực, chúng ta mới đảm bảo phát huy tối đa được sức
mạnh của nội lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được
điều đó, nhà nước cần:
Độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và bối
cảnh quốc tế, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế,
xã hội; phát huy nội lực và ngoại lực đảm bảo vai trò quyết định của nội lực.
141
Xây dựng thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Thu nhập quốc dân cả
về mặt giá trị và hiện vật đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội và
có một phần tích lũy cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng trên phạm vi
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển doanh nghiệp, cả doanh nghiệp quốc
doanh và ngoài quốc doanh.. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước để các doanh nghiệp này trở thành những đơn vị mạnh về công nghệ,
giỏi về quản lý, năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, làm trụ cột
cho nền kinh tế. Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình
doanh nghiệp tư nhân.
Xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao trên tất cả các cấp độ:
sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và
sức cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế, dựa trên việc phát huy lợi thế
so sánh về các mặt của đất nước: con người, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý…
Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao nhằm khai thác tối ưu mọi
tiềm năng, lợi thế của đất nước, tạo ra những chuyển biến to lớn về cơ cấu lao
động, ngành nghề, vùng lãnh thổ, về hiện đại hóa từng bước nền kinh tế quốc
dân, từng bước phát triển kinh tế tri thức, gắn chặt thị trường trong nước với
thị trường quốc tế, tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động một
cách có lợi nhất.
Kiên trì con đường đổi mới, xây dựng nhanh thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
trong mối quan hệ hợp tác, liên doanh và tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển; xây dựng đồng bộ
các yếu tố kinh tế thị trường, xác lập tư duy mới về vai trò của thị trường
trong xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, kết hợp với cầu, coi
cầu là điểm xuất phát, là đối tượng của cung; lấy chất lượng, hiệu quả kinh tế
- xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu; cải tiến chế độ phân phối, kết hợp đẩy
142
nhanh tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm mục tiêu
tăng trưởng nhanh gắn với phát triển bền vững.
- Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện
có hiệu quả việc phát huy nội lực để phát triển đất nước. Để làm được điều
đó, Nhà nước cần tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo; chăm lo
phát triển y tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nội dung bức thiết
được Đảng ta nêu ra tại Đại hội XI. Để làm được điều đó, nhà nước cần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội
dung, phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng
giáo dục; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo
dục Việt Nam. Song song với việc phát triển mô hình giáo dục mở - mô hình
xã hội học tập với hệ thống đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, với các loại
hình đào tạo phong phú là việc hoàn thiện hệ thống đánh giá, tiêu chuẩn, tiêu chí
đánh giá chất lượng đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục ở tất cả các
cấp học. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử
dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân
lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Phát triển mạnh hệ thống giáo
dục nghề. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả
các cấp học, bậc học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực vật
chất và trí tuệ của xã hội, tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
Đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đổi mới cơ chế quản lý
các bệnh viện công lập, thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
bệnh viện; nâng cao năng lực của y tế cơ sở, phát triển hệ thống y tế dự
phòng; nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, y đức, y nghiệp; hoàn
thiện chính sách bảo hiểm y tế, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo
hiểm y tế toàn dân; khuyến khích phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức
sở hữu, kể cả thu hút đầu tư nước ngoài. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng với cán
bộ y tế, đặc biệt là những người công tác tại tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế miền
143
núi, vùng sâu, vùng xa… hoàn thiện và củng cố mạng lưới y học cổ truyền; phát
triển mạnh công nghiệp dược, bảo tồn và phát huy nguồn dược liệu…
4.2.4.2. Nhà nước phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân trong việc phát huy nội lực và ngoại lực
Vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực chỉ có thể
thực hiện hiệu quả khi đáp ứng được nguyện vọng, kỳ vọng của nhân dân vào
hiệu quả và tác dụng của việc huy động nội lực, ngoại lực cho sự phát triển;
đồng thời khơi dậy được tính tích cực xã hội, sự chủ động của mọi công dân,
mọi tổ chức, doanh nghiệp và toàn bộ hệ thống chính trị trong việc phát huy
nội lực, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực và khai thác có hiệu quả các nguồn
lực. Để làm được điều đó, nhà nước phải phát huy dân chủ và sức mạnh khối
đại đoàn kết toàn dân để thực hiện nhiệm vụ phát huy nội lực và ngoại lực. Để
làm được điều đó, nhà nước ta thực hiện những giải pháp sau:
Một là, nhà nước phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân trong
việc phát huy nội lực và ngoại lực.
Nhà nước quản lý việc thực hiện phát huy nội lực và ngoại lực thông qua
đường lối, chính sách và liên hệ mật thiết với nhân dân, xuất phát từ nguyện
vọng của nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân và toàn xã hội.
Thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm phát
huy dân chủ và giữ vững kỷ cương xã hội, tổ chức và động viên nhân dân
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xã hội, phát huy
lực lượng toàn xã hội trong việc phát huy nội lực và ngoại lực.
Xây dựng hệ thống phản biện xã hội, phát huy trí tuệ của nhân dân, nắm
bắt thông tin, dư luận xã hội, những kiến nghị, đề xuất của nhân dân để hoàn
thiện chính sách phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển đất nước trong
điều kiện hiện nay.
Hai là, nhà nước tận dụng sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong việc
phát huy nội lực và ngoại lực.
Nhà nước có chính sách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị,
các đoàn thể xã hội, hệ thống các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nhà
144
nước, sức mạnh của các giai cấp, tầng lớp cùng toàn thể nhân dân trong đó có
kiều bào Việt Nam tại nước ngoài… trong việc nhận thức và thực hiện chủ
trương, chính sách phát nội lực và ngoại lực của Đảng và nhà nước.
Nhà nước cần thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động đầu tư, phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp; tiếp tục đẩy
mạnh, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
nhà nước; tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp tư nhân; thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trong đầu tư, kinh
doanh, trong tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Đây là biện pháp tích cực để khơi dậy mọi tiềm năng, sức sản xuất trong nước, có
vai trò to lớn trong việc củng cố, tăng cường nội lực quốc gia.
Từ Đại hội X, Đảng ta đã xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là
thành phần kinh tế quan trọng của nước ta. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, trong đó phải kể tới bộ phận không nhỏ các nhà đầu tư là kiều
bào ta ở nước ngoài - là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Do vậy, nhà nước cần có các chính sách đối xử bình đẳng, xóa bỏ mọi rào
cản, phân biệt đối xử, tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn
vào phát triển các ngành, vùng lãnh thổ trong khuôn khổ pháp luât, phù hợp
với cam kết quốc tế của nước ta.
Nhà nước cần có chính sách đặc biệt trong việc thu hút sự đầu tư của
đồng bào ở nước ngoài, một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt
Nam, là nhân tố có ý nghĩa quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác,
hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. Khuyến khích người Việt
Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, góp phần xây dựng đất nước, khen
thưởng những người có thành tích đóng góp cho Tổ quốc. Làm tốt công tác thông
tin trong cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài để kiều bào nắm bắt tình hình trong
nước, nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
4.2.4.3. Nhà nước đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các công cụ
quản lý, chính sách vĩ mô để khai thác, sử dụng hợp lý nội lực và ngoại lực
Các công cụ quản lý, các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước có vai trò
quan trọng trong việc quản, điều tiết, khai thác và sử dụng có hiệu quả nội lực và
145
ngoại lực cho sự phát triển đất nước. Với những yêu cầu ngày càng khó khăn,
phức tạp đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế, nhà
nước cần phải đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, công cụ
quản lý điều tiết vĩ mô để phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, nội lực hóa ngoại
lực một cách có hiệu quả cho quá trình phát triển đất nước.
Một là, đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kế hoạch: Ban
hành và thực thi Luật Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới mạnh
mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy
hoạch, kế hoạch đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu, biện pháp, chất lượng phát
triển kinh tế - xã hội. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng,
thông qua, phê duyệt, triển khai thực hiện. Gắn chiến lược, quy hoạch với kế
hoạch; nâng cao tính khoa học, minh bạch. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát
huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực quốc gia, thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát huy nội lực
và ngoại lực, vừa tạo môi trường cho nội lực kết hợp được với ngoại lực; vừa
khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiếp tục định hướng cho việc kết hợp
nội lực và ngoại lực trong những giai đoạn tiếp theo.
Hai là, đổi mới chính sách thuế: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc
biệt là gia nhập WTO, vai trò của chính sách thuế trong việc bảo hộ sản xuất
trong nước, cũng như thu hút ngoại lực sẽ có xu hướng giảm, các yếu tố khác
như kết cấu hạ tầng, minh bạch chính sách, chất lượng nguồn nhân lực, trình
độ khoa học công nghệ… sẽ có vai trò quyết định.
Nhà nước cần phải tiến hành rà soát các sắc thuế theo hướng minh bạch
và ổn định hóa, đơn giản hóa và thống nhất các mức thuế suất theo hướng
giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập,
không lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế giúp tạo tính ổn định
cao hơn cho các doanh nghiệp tính toán các kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh
doanh của mình. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công
bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích
146
phát triển sản xuất kinh doanh. Từng bước thực hiện phương pháp tính thuế,
quản lý thu thuế, xử lý các vi phạm về thuế theo thông lệ quốc tế; hiện đại hóa
công tác quản lý hành chính thuế và phát triển dịch vụ tư vấn thuế.
Ba là, đổi mới, hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ: Nhà nước cần
xây dựng đồng bộ thể chế tài chính phù hợp với kinh tế thị trường. Đổi mới
chính sách quản lý tài chính để giải phóng và phân bổ hợp lý, có hiệu quả các
nguồn lực; phát triển nền tài chính quốc gia vững mạnh; bảo đảm an ninh tài
chính quốc gia, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của tài chính Việt Nam. Chính
sách tiền tệ, tín dụng cần được cải cải cách nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng
tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh hệ
thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với
chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trũ ngoại tệ, khuyến khích
doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Bốn là, đổi mới chính sách đầu tư: Đổi mới chính sách và cải thiện môi
trường đầu tư, xóa bỏ phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư. Hoàn
thiện thể chế, tăng cường hiệu lực quản lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư của
nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tránh đầu tư dàn trải. Tiếp tục cải
thiện môi trường đầu tư nước ngoài thay bằng việc hoàn thiện thể chế, pháp
luật thay vì tạo ra hệ thống khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông mức thuế để
môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép đầu tư, thu
hẹp các lĩnh vực không cho phép đầu tư và những lĩnh vực đầu tư có điều
kiện; mở rộng lĩnh vực đăng ký đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư phát triển theo cam kết quốc tế của nước ta. Khuyến khích người Việt
Nam định cư ở nước ngoài chuyển vốn, công nghệ về nước tham gia đầu tư.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đầu tư từ ngân sách tập trung cho kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa hoc - công nghệ, y tế, trợ
giúp vùng khó khăn; đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào nâng cao năng
lực sản xuất, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư
của các khu vực dân doanh được khuyến khích cho việc tạo nhiều sản phẩm
xuất khẩu, tạo việc làm…
147
Tiểu kết chương 4
Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với nhà nước trong việc phát
huy nội lực và ngoại lực, từ kinh nghiệm quốc tế vận dụng vào thực tiễn Việt
Nam, chương 4 đi sâu phân tích, chỉ ra những quan điểm có tính nguyên tắc và
đề xuất các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của nhà nước trong việc phát huy
nội lực, ngoại lực để xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Để phát huy nội lực và ngoại lực đáp ứng các yêu cầu khách quan của
thực tiễn, nhà nước phải thực hiện các quan điểm có tính nguyên tắc đó là:
nhà nước phát huy nội lực và ngoại lực phải đảm bảo sự phát triển nhanh và
bền vững; nhà nước thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực đảm bảo
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước phát
huy nội lực và ngoại lực trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi
vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Để nâng cao hiệu quả phát huy nội lực và ngoại lực, chương 4 đề xuất
04 nhóm giải pháp phát huy vai trò của nhà nước đó là: Nhóm giải pháp về học
tập kinh nghiệm quốc tế trong việc phát huy nội lực và ngoại lực; nhóm giải
pháp nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và
ngoại lực; nhóm giải pháp phát huy vai trò nhà nước trong việc thu hút ngoại
lực; nhóm giải pháp phát huy vai trò của nhà nước trong việc khai thác, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy nội lực và nội lực hóa ngoại lực.
Việc tuân thủ các nguyên tắc và thực hiện đồng bộ các giải pháp nói
trên sẽ cho phép Nhà nước ta hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc phát
huy nội lực, ngoại lực đảm bảo phát triển bền vững và đúng định hướng ở
nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
148
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, phát huy nội lực và ngoại
lực là một tất yếu khách quan cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Phát huy nội lực và ngoại lực tạo ra sức mạnh tổng hợp để nước ta mau chóng
đạt được những mục tiêu, chiến lược phát triển quốc gia, trong đó, nội lực có
vai trò quyết định, còn ngoại lực có vai trò hỗ trợ, bổ sung cho nội lực, tạo
thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả cao hơn. Tuy
nhiên việc phát huy nội lực, ngoại lực cũng đặt ra nhiều thách thức, nhiều
nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của nước ta. Vì vậy, để phát huy
nội lực và ngoại lực có hiệu quả, vai trò quản lý, định hướng, điều tiết của
Nhà nước ta là vô cùng quan trọng.
Thực tế gần 30 năm đổi mới vừa qua đã cho thấy những thành tựu của
nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực. Bằng pháp luật, chính
sách, các công cụ điều tiết vĩ mô; bằng việc phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết dân tộc, sức mạnh của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong
việc phát huy nội lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia; tạo môi trường hấp
dẫn với các nguồn ngoại lực; chủ động thực hiện các biện pháp, hình thức thu
hút ngoại lực; đồng thời còn điều tiết, phân bổ, sử dụng hợp lý các nguồn lực
theo đúng định hướng, mục tiêu phát triển và tiếp tục kích thích việc phát huy
nội lực một cách tích cực hơn, sâu rộng và hiệu quả hơn. Để đạt được những kết
quả đó, nhà nước ta đã không ngừng tự đổi mới, tự trau dồi năng lực để vươn lên
đáp ứng yêu cầu ngày càng khó khăn, phức tạp của việc phát huy nội lực và
ngoại lực trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Tuy nhiên, do nhiều tác động từ khách quan và những nhân tố chủ
quan, vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực còn nhiều
hạn chế. Bộ máy nhà nước cồng kềnh, chậm thích ứng với những yêu cầu, đòi
hỏi của thực tiễn; trình độ, năng lực cán bộ công nhân viên chức và người lao
động còn hạn chế, trình độ quản lý của nhà nước chưa ngang tầm với những
149
đòi hỏi của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Hệ thống chính sách, pháp luật
liên quan đến việc phát huy nội lực và ngoại lực vừa thiếu vừa chồng chéo,
việc thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Tình trạng tham nhũng, lãng phí
diễn biến phức tạp về cả quy mô, số vụ và tính chất mỗi vụ là trở ngại cho
việc phát huy nội lực, thu hút ngoại lực.
Do đó, mặc dù nhà nước đã nỗ lực phát huy nội lực và ngoại lực song kết
quả đem lại chưa thực sự hiệu quả và bền vững; việc phát huy nội lực và
ngoại lực đã tích cực hơn song chưa thực sự chủ động, dễ dàng bị ảnh hưởng
bởi những tác động trên thế giới và khu vực. Đảng ta nhận định: “việc huy
động và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội còn kém hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng,
hạn chế sự phát triển” [30, tr.177-178].
Việc phát huy nội lực chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh quốc
gia, chưa ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình hội nhập. Đảng ta
chỉ rõ: việc phát huy nội lực “còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước,
hoạt động kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập” [30, tr.177].
Việc thu hút ngoại lực mặc dù đã được chú trong song chưa thực sự chủ
động, còn bị động, lúng túng trước các tình huống, diễn biến bất ngờ liên
quan đến luật pháp, thông lệ quốc tế và những vấn đề đặt ra trong quan hệ,
hợp tác với các nước. Chúng ta chưa tạo được quan hệ thật sự ổn định, lâu
dài, vững chắc với các nước lớn; chưa xây dựng được mối quan hệ lợi ích đan
xen, phụ thuộc lẫn nhau với các nước này. Chúng ta chưa coi trọng đúng mức
và chủ động thu hút các nguồn đầu tư gián tiếp. Việc xử lý một số vấn đề
trong nước không tính đến phản ứng của dư luận quốc tế; việc thực thi cam
kết, các hiệp định thương mại còn chậm, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý,
cải cách hành chính còn nhiều hạn chế… ít nhiều làm giảm sút sức hấp dẫn
của môi trường đầu tư, làm giảm tính hiệu quả và chủ tính tích cực, chủ động
của các chính sách, biện pháp thu hút ngoại lực của nhà nước.
Việc khai thác, sử dụng nội lực và ngoại lực chưa thực sự hiệu quả, còn
gây thất thoát, lãng phí lớn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát huy bền vững
150
các nguồn lực. Việc phân bổ, khai thác, sử dụng nội lực và ngoại lực còn chưa
thực sự khoa học và hợp lý, còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm đối với
các ngành, vùng và một số lĩnh vực đời sống. Nhiều nguồn ngoại lực chậm
giải ngân, thiếu hiệu quả, thiếu minh bạch làm giảm niềm tin của các nhà đầu
tư. Trong nhiều trường hợp cụ thể, việc kết hợp nội lực và ngoại lực đã được
xác lập song chưa bền vững hoặc do sai phạm của các nhân, tổ chức mà có
nguy cơ bị phá vỡ. Chúng ta thiếu lộ trình thật chủ động định hướng cho việc
phát huy, kết hợp nội lực và ngoại lực; chiến lược vay và trả nợ nước ngoài
chưa được chuẩn bị thật tốt… Đó là những khó khăn, thách thức cho việc phát
huy mọi nguồn lực xây dựng và phát triển bền vững đất nước trong tương lai.
Trước thực tế đó, để khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc phát
huy nội lực và ngoại lực một cách chủ động, tích cực, đảm bảo mục tiêu, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự phát
triển bền vững đất nước, nhà nước ta cần đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình
phát huy nội lực, ngoại lực; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao vai trò của
nhà nước trong việc phát huy nội lực, ngoại lực; tiếp tục đổi mới, nâng cao trình
độ quản lý, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đoàn kết, tập hợp toàn dân thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với việc phát
huy nội lực và ngoại lực trên cơ sở nhận thức, vận dụng đúng quy luật khách
quan của sự phát triển, phù hợp với thực tiễn đất nước và luật pháp, thông lệ
quốc tế; đề ra các chủ trương, đường lối chính sách hợp lý kích thích phát huy tối
đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển.
Thực tiễn từ khi tiến hành đổi mới đất nước, đặc biệt là từ khi hội nhập
đến nay, xét cả mặt tích cực và hạn chế của nhà nước trong việc phát huy nội
lực và ngoại lực đã tạo ra những kinh nghiệm, bài học quý báu để chúng ta
phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực trên một tầm cao mới, phát
triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường
rút ngắn và từng bước phát triển kinh tế tri thức, đưa đất nước đạt tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Kim Phượng (2009), “Kết hợp nội lực và ngoại lực theo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, Tạp chí
Lý luận chính trị và truyền thông, (10), tr.26 - 28.
2. Nguyễn Kim Phượng (2010), "Quan điểm của Đảng ta về kết hợp nội lực
và ngoại lực trong hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị
và truyền thông, (5), tr.3- 7.
3. Nguyễn Kim Phượng (2010), "Những gợi mở đối với Việt Nam từ kinh
nghiệm kết hợp nội lực và ngoại lực ở một số nước ASEAN", Tạp
chí Nhịp cầu tri thức, (7), tr.32 - 36.
4. Nguyễn Kim Phượng (2013), “Kinh nghiệm phát huy nội lực, ngoại lực ở
một số nước”, Tạp chí Tuyên giáo, (5), tr.63 - 67.
5. Nguyễn Kim Phượng (2013), Một số vấn đề có tính nguyên tắc đối với nhà
nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (11), tr.21.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Sỹ An (2007), “Ổn định tăng trưởng kinh tế năm 2006”, Nghiên
cứu kinh tế, (3).
2. Ban Cán sự Đảng Chính phủ (2012), Một số vấn đề về an sinh xã hội giai
đoạn 2012-2020, Dự thảo Đề án.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2011), Định hướng tham mưu công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2013), Tài liệu học tập Nghị quyết số
22-NQ/TW của Bộ Chính Trị về hội nhập quốc tế, Khóa tập huấn do
Dự án “Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam
đến 2020” do Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP tài trợ.
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các cơ quan phối hợp (2011), Kỷ yếu Hội
nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ ba, Nhà xuất bản từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
năm 2013.
7. Bộ Khoa học và công nghệ, Viện Chiến lược phát triển (2010), Nguồn
lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020, Báo cáo tổng hợp đề tài KX.04.08/06-
10, Hà Nội.
8. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Ngoại giao (2000), Toàn cầu hóa và các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam,
Kỷ yếu đề tài cấp Bộ của Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Hà Nội.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), “Ba nguồn vốn đầu tư nước ngoài
đều tăng”, Trang tin điện tử Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền
thông quốc tế, ngày 12/3/2007.
153
11. Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), “Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đạt 96 tỉ USD”, Trang Thông tin đối ngoại điện tử,
ngày 4/1/2012.
12. Bộ Tư pháp (2007), Hiến pháp 1992 và các luật tổ chức bộ máy nhà
nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2012), Báo cáo tổng quan chung ngành y tế năm 2012, Nxb Y
học, Hà Nội.
14. Nguyễn Mạnh Cầm (1991), “Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại”,
Tạp chí Quan hệ quốc tế, (10).
15. Chu Văn Cấp (2000), “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, (9).
16. Trần Quang Cơ (1991), “Dân tộc và thời đại, thời cơ và thách thức”, Tạp
chí Thông tin lý luận, (1).
17. Cục Xúc tiến thương mại (2012) “Để quan hệ thương mại Việt Nam -
Nhật Bản thêm nồng ấm”, Trang điện tử www.vietrade.gov.vn, ngày
23/5/2012.
18. Nguyễn Cúc (Chủ biên) (1997), Tác động của Nhà nước nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Mai Ngọc Cường, chủ biên (1996), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
20. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (2006), Lực lượng sản xuất mới
và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Hữu Dũng (1999), “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, (251).
22. Nguyễn Tấn Dũng (2010), “Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020”, Trang tin điện tử của Chính phủ, ngày
24/8/2010.
154
23. Đào Văn Dũng, Nguyễn Đức Trọng (2012), Một số vấn đề y tế, xã hội,
phát triển, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
24. Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (2008), Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới - Giải thích các điều kiện gia nhập, Nxb Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận
- thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
32. Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Khoa Điềm, Đinh Thế Huynh, Trịnh Thúc Huỳnh, Phạm Đức
Lượng (2006), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
34. Phạm Văn Đức (2011), “Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam điện tử,
35. Lê Thị Thanh Hà (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
155
nông thôn ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Nguyễn Hùng Hậu (2001), Triết lý văn hóa phương Đông, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Hiền (2002), Hội nhập kinh tế khu vực của một số nước
ASEAN, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
38. Nguyễn Chí Hiếu (2007), “Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia
nhập WTO”, Thông tin những vấn đề Triết học và đời sống,(4).
39. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Một số vấn đề về khu vực doanh nghiệp năm
2006”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (3).
40. Hoàng Ngọc Hòa (2005), Quá trình nhận thức của Đảng ta về phát huy
nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển nền kinh tế tự chủ và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, Trong sách: "Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy
lý luận của Đảng 1986-2005", Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
41. Nguyễn Minh Hoàn (2009), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Minh Hoàn (2014), "Quan điểm của Đảng về phân phối công
bằng tư liệu sản xuất", Tạp chí Lý luận chính trị, (2).
43. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Những vấn đề về toàn
cầu hóa, (Quyển 1), Viện Thông tin khoa học, Hà Nội, (1).
44. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Những giá trị tư
tưởng mác - xít về vai trò kinh tế của nhà nước và vận dụng ở Việt
Nam, Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài TS An
Như Hải, Hà Nội.
45. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Chức năng xã hội của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở ở nước ta hiện nay, Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm
đề tài TS Lê Thị Thủy, Hà Nội.
46. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam hiện nay (dưới góc độ phân tích các nguồn lực), Báo
156
cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ năm 2008, Mã số
B08-09, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Võ Văn Đức, Hà Nội.
47. Lê Thị Hồng (2001), Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước
đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
48. Hội đồng lý luận Trung ương (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hội đồng lý luận Trung ương (2009), Một số vấn đề cơ bản của nền kinh
tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay,
Kỷ yếu kỳ họp thứ 8, Hà Nội.
50. Hội đồng lý luận Trung ương (2009), Một số lý thuyết trên thế giới hiện
nay qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam, Kỷ yếu kỳ họp thứ 9, Hà Nội.
51. Trần Thị Giáng Hương (2008), Thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trong lĩnh vực y tế, Luận án tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh
dịch tế Trung ương.
52. Ngô Thị Tân Hương (2007), Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển
kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện
nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
53. Trần Thị Thu Hường (2012), Vai trò của Nhà nước đối với việc xây dựng
nền kinh tế Việt Nam độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
54. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
55. Nguyễn Thế Kiệt (2012), “Vấn đề phát huy nguồn lực con người ở Việt
Nam hiện nay (dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của
Đảng)”, Thông tin những vấn đề Triết học và đời sống, Viện Triết học,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (3).
157
56. Vi Thị Hương Lan (2012), Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện công
bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ Triết
học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
57. V.I.Lênin (1995), Toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. V.I.Lênin (1995), Toàn tập, Tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Lei Da… (2003), “Toàn cầu hóa kinh tế và chức năng của Nhà nước”,
Tạp chí Những vấn đề chính trị xã hội, Viện Thông tin khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (5+6).
60. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
61. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
62. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
63. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 21, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Phạm Bình Minh (2012), “Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những
tầm cao mới”, Báo Quân đội nhân dân điện tử, ngày 27/8/2012.
74. Phạm Bình Minh (2012), “Ngoại giao Việt Nam năm 2012: Vượt qua
thách thức, vững bước hội nhập quốc tế”, Trang tin điện tử của Sở
Nội vụ Hà Tĩnh, ngày 5/1/2013.
158
75. Trình Mưu (2005), Quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Đại hội
IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
76. Nguyễn Thị Nga (2012), “Nhà nước Việt Nam với việc đảm bảo an sinh xã
hội, giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa”, Thông tin Những vấn đề
Triết học và đời sống, Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, (3).
77. Dương Xuân Ngọc (2007), “Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
công bằng xã hội”, Tạp chí Triết học, (7).
78. Nguyễn Di Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
79. Nguyễn Di Niên (2006), "Phát huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại
lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp để phát huy đất nước", Tạp chí Mặt trận điện tử,
ngày 22/4/2006.
80. Osadchaja I (2003), “Quá trình toàn cầu hóa và Nhà nước: Cái mới
trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển”, Những vấn
đề chính trị xã hội, Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, (7+8).
81. Trần Sỹ Phán (2012), “Những nhân tố tác động tới mối quan hệ cá nhân và
xã hội ở nước ta hiện nay”, Thông tin những vấn đề Triết học và đời
sống, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (3).
82. Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội. .
83. Trần Văn Phòng (2002), “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo
chính trị hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5).
84. Vũ Văn Phúc (2005), “Phát huy nội lực, xây dựng nền kinh tế Việt Nam
độc lập, tự chủ, mở rộng hợp tác quốc tế”, Kinh tế và Dự báo, (9).
85. Lương Xuân Quỳ (1994), Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước
trong nền kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
159
86. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2005),
Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005, Tập
1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
87. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2005),
Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005, Tập
2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
88. Tô Huy Rứa (2012), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vì công cuộc đổi
mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89. Samuelson, WD Nordhan (1989), Kinh tế học, Tập 1, Viện Quan hệ quốc
tế, Hà Nội.
90. Nguyễn Văn Sáu (2000), “Đảng cộng sản Việt Nam, trung tâm tập hợp
đoàn kết và phát huy sức mạnh dân tộc trong thời đại mới”, Tạp chí
Lịch sử Đảng, (2).
91. Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Hải Đạt (2007), “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài năm 2006 và triển vọng năm 2007”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển, (115).
92. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
93. Nguyễn Cơ Thạch (2003), Bài học của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc
và sức mạnh thời đại, Trong sách: "70 năm Đảng cộng sản Việt Nam -
những trang sử vẻ vang", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94. Phương Ngọc Thạch (2005), “Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta trong những năm qua”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (5).
95. Trần Thành (2005), “Nhận thức và vận dụng quan điểm macxit về nhà
nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5).
96. Trần Thành (2006), “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp thị trường
kinh tế với công bằng xã hội”, Tạp chí Triết học, (2).
97. Lê Phương Thảo (2001), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9).
98. Hồ Bá Thâm (2004), Động lực và tạo động lực phát triển xã hội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
160
99. Trần Văn Thọ (2004), “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở
Việt Nam”, Tạp chí Thời đại mới, (3),
tháng 11/2004.
100. Phan Thị Hạnh Thu (2007), “Hiệu quả đầu tư ở Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp”, Nghiên cứu kinh tế, (2).
101. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng
06 năm 2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 2011 - 2020.
102. Lê Văn Toan (Biên dịch) (2007), 5 đương đại, Nxb Lao động - xã hội,
Hà Nội.
103. Trang Công an nhân dân điện tử (2011), “Kim ngạch thương mại Việt
Nam, Trung Quốc vượt mốc 30 tỷ USD”, ngày 29/12/2011.
104. Tổng cục thống kê (2008), "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội",
105. Tổng cục thống kê (2010), "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội",
106. Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.
107. Tổng cục thống kê (2012), "Kinh tế - xã hội 2006-2010 qua số liệu một
số chỉ tiêu thống kê chủ yếu",
108. Tổng cục thống kê (2012), Tình hình phát triển kinh tế xã - xã hội tháng
mười hai và năm 2012.
109. Tổng cục thống kê (2012), "Báo cáo kết quả rà soát số lượng doanh
nghiệp năm 2012",
110. Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được
giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
111. Nguyễn Cẩm Tú (2009), Đánh giá tác động hội nhập quốc tế và hai năm
gia nhập WTO, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Tác động của hội nhập
đối với nền kinh tế Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO”, Văn
Phòng Trung ương Đảng - Văn phòng Chính phủ - Văn phòng Quốc
hội - Văn phòng Chủ tịch nước, Hà Nội.
161
112. Trần Văn Tùng (2000), Tính hai mặt của toàn cầu hóa, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
113. Lương Văn Tự (2007), Tiến trình gia nhập WTO, Nxb Lao động, Hà Nội.
114. Ủy ban quốc gia về kinh tế quốc tế, Hội nghị tổng kết công tác hội nhập
kinh tế quốc tế 2008 - 2009
115. Viện Dinh dưỡng quốc gia (2010), Báo cáo Tổng điều tra quốc gia về
dinh dưỡng năm 2010.
116. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo số 2091/KHXH-QLKH
ngày 28 tháng 12 năm 2012 về một số vấn đề nổi bật của kinh tế thế
giới và Việt Nam tháng 12 và năm 2012.
117. Đinh Quý Xuân (2005), Kinh tế - xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
118. Nguyễn Thị Phi Yến (2001), Tìm hiểu vai trò quản lý Nhà nước đối với
việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenkimphuong_la_2091.pdf