Luận án Nhạc múa Việt nam

Cũng với những tác phẩm nhạc múa của nhạc sĩ Trần Quý, phương pháp phối khí cho giai điệu với hình thức đồng âm còn xuất hiện trong tác phẩm nhạc múa Đường ra tiền tuyến. Trong tác phẩm này nhạc sĩ đã sử dụng âm sắc của cla kết hợp với âm sắc của nhạc cụ sacxophone, organ tiến hành đi đồng âm giai điệu chủ đề mở đầu. Chủ đề âm nhạc trong tác phẩm là diễn tả theo hình tượng múa, miêu tả không khí nhiệt huyết hào hùng của những người lính hành quân ra chiến trường. Đi cùng với lối đồng âm giai điệu của ba nhạc cụ, thì nhạc sĩ đã sử dụng âm sắc đàn piano và guitare cùng nhau diễn tấu những âm hình hợp âm với tiết tấu chùm ba, nhằm làm tăng khả năng biểu hiện hiệu quả của sự kịch tính [PL3.4.2, tr.243]. Phối đồng âm còn xuất hiện trong tác phẩm nhạc múa Nhạc rừng, nhạc sĩ Trần Quý đã phối hợp màu sắc của giọng hát và sáo flute, cùng họa lại một nét giai điệu của ca khúc Nhạc Rừng để nâng đỡ cho màn múa tập thể [PL3.4.2, tr.244]. Nếu như ở Trần Quý sử dụng phương pháp phối khí đồng âm nét giai điệu, thì trong tác phẩm nhạc múa Vũ điệu Hương Giang, nhạc sĩ Đỗ Bảo lại có phương pháp phối màu sắc theo kiểu sử dụng flute, french horn in F, harpe tăng cường các bè thuộc bộ giây viola, violin1 và 2, viola, cello và double bass. Ngay từ những nhịp mở đầu, tác phẩm nổi lên giai điệu nhẹ nhàng thanh mảnh của đàn harp, để miêu tả những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước của sông Hương. Sau đó là nét chủ đề với màu sắc của nhạc cụ viola và sau đó giai điệu chủ đề đó lại được vang lên ở bè flute đặt ở âm khu giữa. Việc sử dụng âm thanh của đàn viola gần với âm thanh của giọng hát ấm áp mềm mại có tiếng ngân vang nhằm mục đích xây dựng hình tượng trong kịch bản múa [PL3.4.2, tr.246]. Nhìn chung, phương pháp phối khí cho 56 tác phẩm nhạc múa được chia làm 3 nhóm: Phối khí cho các nhạc cụ dân tộc; phối khí cho các nhạc cụ dân tộc pha trộn với nhạc cụ phương Tây và nhóm phối khí các nhạc cụ phương Tây. Trong đó, nhóm sử dụng các nhạc cụ dân tộc của người Việt, các nhạc sĩ hay sử dụng màu sắc của nhạc cụ thuộc bộ dây gẩy (đàn bầu) đảm nhiệm chủ đề chính, thường sử dụng một màu sắc của một nhạc cụ để trình bày giai điệu chủ đề và phương pháp phối khí đồng âm giai điệu ở một quãng 8 hoặc hai quãng 8. Nhóm phối khí cho nhạc cụ dân tộc kết hợp với nhạc cụ phương Tây khá phong phú và đa dạng hơn về màu sắc, thường kết hợp bộ hơi trong nhạc khí truyền thống như: sáo, tiêu và thường kết hợp với flute, oboe, clarinet, dùng đàn organ để giả tiếng đàn đá, dàn giây. Nhóm phối khí cho các nhạc cụ phương Tây thì chiếm số lượng không nhiều, hầu hết trong các tác phẩm nhạc múa này thường hay tăng cường bộ gỗ và bộ đồng. Có một số tác phẩm sử dụng âm sắc của giọng hát thường hay gặp trong những tác phẩm nhạc múa. Giọng hát để hỗ trợ cho màn múa tập thể.

pdf174 trang | Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhạc múa Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả hình ảnh cánh chim khát khao tự do, hòa bình đi kèm với nó là động tác múa đơn của nam. Vì vậy nhạc sĩ đã lựa chọn phương pháp phối khí bè giai điệu được trình bày ở hai quãng 8. Giai điệu khởi đầu được trình bày bằng một âm sắc của oboe, sau đó phát triển giai điệu chủ đề đó ở hai quãng 8 kết hợp với ba âm sắc của bộ hơi (sáo, tiêu, oboe), phần bè đệm cũng được tăng cường thêm tứ cao, tứ trung, tam thập lục để cân bằng về giai điệu. Phần II, tính chất sôi nổi nhiệt huyết và bừng sáng với khát vọng hòa bình của cánh chim, thông qua các động tác múa quay nhảy trong kỹ thuật múa cổ điển châu Âu và gắn kết với đường nét của múa truyền thống Khơ me. Để miêu tả cho hình tượng múa ở phần II, nhạc sĩ đã sử dụng phương pháp giai điệu trình bày ở ba quãng 8. Nhịp 180, giai điệu trình bày Nhóm nhạc cụ dân tộc Sử dụng các nhạc cụ dây gảy (đàn bầu) đảm nhiệm chủ đề chính Phương pháp phối khí đồng âm giai điệu ở 1 quãng 8 hoặc 2 quãng 8 Các thủ pháp phối khí Nhóm nhạc cụ dân tộc kết hợp nhạc cụ phương Tây Sử dụng các nhạc cụ hơi truyền thống: sáo, tiêu kết hợp flute, oboe, cla Sử dụng đàn organ để giả tiếng đàn dây Nhóm nhạc cụ phương Tây Phối khí đồng âm giai điệu ở 1 quãng 8 hoặc 2 quãng 8, từ 1 bè đến 3 bè Sử dụng nhạc cụ bộ gỗ, bộ đồng, bộ dây 147 bằng nhiều âm sắc: sáo, tiêu, tứ cao, tứ trung, tam thập lục, t’rưng, hồ, hồ trầm) ở nhiều bộ xếp ba tầng từ trầm lên đến cao, vì vậy bè đệm gồm có nhị I, nhị II, nhị III và đàn tranh đặt ở cùng một âm khu nhưng cũng không thể làm mờ nhòe được giai điệu [PL3.4.2, tr.248]. Cũng trong những sáng tác của nhạc sĩ Xuân Hòa, tác phẩm nhạc múa Đi hội mùa xuân, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp việc sử dụng âm sắc cây kèn oboe đảm nhiệm với vai trò giai điệu chính, mang tính chất vui tươi trong không khí ngày hội vào mùa xuân của đồng bào dân tộc Dao trong phần mở đầu. Bên cạnh đó, âm sắc oboe còn được kết hợp với màu sắc của các nhạc cụ sáo, tiêu, tứ I, tứ II, thập lục, tứ trầm tất cả như cùng hòa tấu một nét giai điệu chủ đề để miêu tả cho phần múa mở màn. Ngoài ra trong tác phẩm nhạc múa Hai chàng trai buôn rẫy của nhạc sĩ Trần Quý, ông đã thể hiện cảm xúc để hỗ trợ cho những điệu múa khỏe khoắn mang chất liệu của dân tộc Tây Nguyên, nhưng cách thể hiện thì khác nhau. Ngoài việc sử dụng các nhạc cụ dân tộc như đàn tứ, sáo trúc, tam thập lục, trống cái, sênh tiền và cồng. Trong phần mở đầu của tác phẩm, chủ đề là hai nét giai điệu khỏe khoắn qua âm sắc mới mẻ của nhạc khí phương Tây như: flute, oboe, clarinet, bassoon, violin, cello, double bass. Sự khác biệt trong tác phẩm này nhạc sĩ đã sử dụng nhạc cụ oboe nhưng lắp dăm và loa kèn bầu cho gần với màu sắc của dân tộc Tây Nguyên, để miêu tả tính chất khỏe khoắn của hai chàng trai buôn rẫy, thông qua các động tác múa của người diễn viên nam [PL3.4.2, tr.252]. Trong tác phẩm nhạc múa Chiến thắng mùa hoa đào của nhạc sĩ Vũ Minh Vỹ, ngoài việc sử dụng các nhạc cụ dân tộc như kèn sona, mõ, trống tiểu và trống đại, nhạc sĩ còn sử dụng cây đàn organ giả tiếng đàn nhị tạo cho tác phẩm thêm màu sắc mới. Đặc biệt khai thác màu sắc của bộ gõ: trống đại, trống tiểu mang màu sắc đặc trưng của nghệ thuật Tuồng [PL3.4.2, tr.254]. Nhạc múa Tình mẹ, nhạc sĩ Vũ Minh Vỹ đã sử dụng phương pháp phối khí giọng hát kết hợp với đàn organ 1 và 2, âm sắc của organ được sử dụng trong tác 148 phẩm để làm giả âm thanh của bè dàn dây khi miêu tả hình ảnh người mẹ qua động tác múa đơn (solo) một người, với những động tác mềm mại uyển chuyển của người diễn viên nữ [Xem PL3.4.2, tr.258]. Về sử dụng đàn organ trong dàn nhạc dân tộc, chúng ta còn thấy trong tác phẩm nhạc múa Mùa xuân tháp Chàm của nhạc sĩ Trọng Đại. Trong tác phẩm này ông đã sử dụng đàn organ tạo màu sắc hoang dã và những điệu múa Chăm chậm rãi [PL3.4.2, tr.259]. Cũng sử dụng phương pháp tăng cường nhạc cụ organ trong tác phẩm nhạc múa Cánh thư đảo xa của Doãn Nguyên. Ở đây ông đã kết hợp đàn organ và Guitare để tăng cường những âm hình hợp âm hỗ trợ cho bè giai điệu, mang âm hưởng Lý mười thương, dân ca Thừa Thiên Huế, bằng âm sắc của đàn Thập lục mềm mại nhẹ nhàng, mô tả cho hình ảnh người phụ nữ dành tình yêu của mình cho người chồng đi làm nhiệm vụ nơi đảo xa gửi gắm tình cảm qua cánh thư. Ví dụ 3.58: Cánh thư ra đảo xa, Doãn Nguyên (trích) nhịp 1 - 10. Hay trong tác phẩm nhạc múa Duyên dáng mùa xuân, nhạc sĩ Trần Quý đã sử dụng đàn Organ để giả tiếng dàn giây. Ngoài ra thành phần nhạc cụ trong dàn nhạc bao gồm sáo, tiêu, tỳ bà, tứ trung, tam thập lục, thập lục, tứ trầm, t’rưng 1 và 2, bầu, nhị, trống, mõ 1 và 2, và còn có âm sắc nhạc cụ thuộc bộ gõ và đàn vibraphone trong phần mở đầu [PL3.4.2, tr.260]. Tương tự như vậy, nhạc sĩ Trần Quý đã sử dụng bộ hơi như: oboe, cla, bassoon, violin1 và 2, qua đó làm nổi bật hình ảnh người con gái Bến Tre qua những điệu múa solo của nữ diễn viên, ngoài ra nhạc sĩ còn sử dụng giọng hát (Tốp ca nữ) họa lại giai điệu chủ đề mang âm hưởng nam bộ trong tác phẩm nhạc múa Dáng đứng Bến Tre [PL3.4.2, tr.261]. 149 Giống với nhạc sĩ Trần Quý, nhạc sĩ Doãn Tiến cũng muốn thể hiện cảm xúc của mình qua những điệu múa Ngày đẹp trong tác phẩm Múa Hà Nhì theo như phỏng vấn nhạc sĩ. Đây là một trong những điệu múa truyền thống mà các cô gái Hà Nhì múa trong các dịp lễ tết. Điệu múa ấn tượng với tập thể thiếu nữ Hà Nhì được miêu tả qua âm sắc của sáo, thập lục, tam thập lục, nhị, trống, cồng và kết hợp với màu sắc của clarinet và organ cùng đi đồng âm nét giai điệu của Chủ đề [PL3.4.2, tr.262]. Trong tác phẩm nhạc múa Hoa Sen, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có sự phối hợp màu sắc nhạc cụ như: flute, clarinet, violin, cello, guitar, bầu, trống. Ngay ở phần mở đầu, nổi lên âm sắc của flute và cla diễn tấu các giai điệu ở âm khu vừa và sử dụng đàn organ kết hợp với piano ở âm khu cao. Tạo ra màu sắc của âm thanh dày dặn của các mảng hợp âm. Nổi lên trên các màu sắc nhạc cụ đó, là âm sắc của đàn bầu trong trẻo mang âm hưởng dân ca miền Trung [PL3.4.2, tr.265]. Nhạc múa Tình khúc Biên thùy nhạc sĩ Doãn Nguyên đã sử dụng phương pháp phối khí 2 giọng nữ kết hợp 2 cây cla để đi đồng âm, nét giai điệu ở phần mở đầu với sự nối tiếp của các quãng 5 song song. Sang phần A giai điệu chủ đề chính được trình bày bằng một âm sắc là sáo đặt ở âm khu giữa của tốp nhạc, bè đệm hòa thanh là một âm hình giai điệu chạy rải, như vậy giai điệu chủ đề chính không bị nhòe mờ vì âm sắc tương phản và bè đệm mỏng. Tất cả để làm nổi bật hình tượng chàng trai cô gái dân tộc H’mông đang hẹn hò qua điệu múa khèn. Ví dụ 3.59: Tình khúc biên thùy, Doãn Nguyên (trích) nhịp 1 - 6. 150 Nhóm phối khí các nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương tây, loại này chiếm khá nhiều hơn so với nhóm phối khí các nhạc cụ dân tộc. Trong các tác phẩm thuộc nhóm này thường sử dụng màu sắc của nhạc cụ flute, clarinet, oboe, organ và piano để phối hợp với các nhạc cụ dân tộc thuần túy... 151 Tiểu kết chương 3 Kết quả nghiên cứu của chương 3 đã làm rõ các yếu tố cấu thành nhạc múa trong mối quan hệ về kịch bản và hình tượng múa trong âm nhạc múa Việt Nam. Về khía cạnh nội dung đề tài và cách xây dựng chủ đề về đề tài quê hương đất nước, đề tài đấu tranh bảo vệ tổ quốc, đề tài ước mơ khát vọng, đề tài về phụ nữ Việt Nam và tình yêu đôi lứa có trong tổng số 56 tác phẩm qua đó chứng minh được mối quan hệ giữa yếu tố kịch bản và hình tượng múa chi phối đến chủ đề trong âm nhạc. Thủ pháp phát triển chủ đề thường được các nhạc sĩ sử dụng nhiều nhất trong các tác phẩm nhạc múa Việt Nam là dạng thủ pháp nhắc lại nguyên dạng và thủ pháp nhắc lại có thay đổi. Trong đó thủ pháp nhắc lại nguyên dạng chiếm số lượng tác phẩm ít hơn thủ pháp nhắc lại có thay đổi. Sử dụng luật nhịp và tiết tấu chủ đạo, sử dụng chất liệu từ nhạc múa dân gian của các tộc như Kinh, Lô Lô, Cao Lan Sử dụng các loại nhịp như 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 âm hình tiết tấu lấy chất liệu từ nhạc múa dân gian của các dân tộc thiểu số chiếm số lượng nhiều nhất mỗi loại nhịp là sự thay đổi với sự chuyển động các bước đi làm thay đổi tính luật động trong múa có sự khác nhau để hỗ trợ hiểu quả cho chủ đề âm nhạc khi xây dựng hình tượng nhân vật trong tác phẩm nhạc múa. Những đặc điểm trong việc sử dụng màu sắc hòa âm thông qua cách kết hợp các chồng quãng như quãng 4, kết hợp chồng quãng 4 với chồng quãng 5 Nghệ thuật phối khí các nhóm nhạc cụ đã góp phần làm rõ ngôn ngữ trong sáng tác, thể hiện tính học thuật và sự phong phú trong cách sử dụng nhạc cụ được chia làm ba nhóm: Nhóm sử dụng các nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ dân tộc kết hợp với nhạc cụ phương Tây và nhóm các nhạc cụ phương Tây, đã làm nổi bật ở những màu sắc của các cây nhạc cụ khi thể hiện tính cách nhân vật qua đó để điển hình hóa những hình tượng múa thông qua sự kết hợp các âm sắc nhạc cụ dân tộc như sáo, bầu, nguyệt, đàn tính 152 KẾT LUẬN Thông qua việc nghiên cứu 56 tác phẩm nhạc múa Việt Nam chúng tôi nhận thấy âm nhạc có vai trò quan trọng trong nghệ thuật múa. Âm nhạc luôn hỗ trợ phản ánh những tư tưởng tình cảm và hình tượng trong kịch bản múa. Âm nhạc múa Việt Nam được hình thành trong giai đoạn từ sau năm 1945, trước giai đoạn này chúng tôi chưa thấy xuất hiện. Từ đó cho đến nay nhạc múa Việt Nam được phát triển qua hai giai đoạn 1945 -1975 và sau năm 1975(1975 - 2015). Trong các tác phẩm nhạc NMVN luôn luôn mang đậm màu sắc Việt Nam bởi những tác phẩm này luôn nói về con người Việt Nam, miêu tả một cách tổng thể những sự vật, sự việc trong một hoặc vài câu chuyện thì đều phản ánh rõ đặc điểm chung của từng nhân vật. Chính vì vậy, nội dung và tính chất, phong cách, sắc thái của âm nhạc múa đều phải thể hiện rõ và sát nội dung, hình tượng, tính chất, sắc thái và kịch bản múa. Nội dung một câu chuyện, tính cách và phẩm chất của nhân vật trong kịch bản múa bao giờ cũng khắc họa về đặc điểm ngành nghề công việc và các yếu tố sắc thái văn hóa có liên quan thông qua những yếu tố như: trang phục, đạo cụ, động tác nét mặt. Về cấu trúc âm nhạc được nghiên cứu bằng việc thống kê cụ thể có tổng số 56 tác phẩm, số lượng các hình thức âm nhạc được sử dụng, khuynh hướng sáng tác của các tác giả. Cách thức triển khai cấu trúc ở các quy mô khác nhau các dạng cấu trúc hai phần, ba phần và nhiều phần trong đó dạng cấu trúc ba phần có 34/56 tác phẩm chiếm 60,5%. Như vậy số lượng tác phẩm ở dạng cấu trúc 3 phần là nhiều nhất so với dạng cấu trúc 2 phần và nhiều phần. Chất liệu âm nhạc được biểu hiện trong những tác phẩm NMVN có tổng số 56 tác phẩm được phân bổ như sau: chất liệu dân ca gồm có 40/56 chiếm 71,42% như vậy số lượng tác phẩm nhiều hơn so với chất liệu dân vũ và chất liệu ca khúc. Trong đó đa phần sử dụng chất liệu vùng các tộc ít người như Dao, Tày, 153 Chăm, Cống Khao, Hà Nhì, chất liệu tộc người Việt như Bình Trị Thiên, Thừa Thiên Huế Về tính chất âm nhạc trong các tác phẩm nhạc múa như múa đơn, múa đôi, múa ba và múa tập thể từ thực tế chứng minh cho thấy kết quả khi phân tích múa tập thể chiếm số lượng nhiều nhất 33/56 tác phẩm chiếm 59%. Tính chất âm nhạc trong múa tập thể diễn tả phong phú nhiều khía cạnh hơn so với múa đơn, múa đôi và múa ba. Cách xây dựng chủ đề âm nhạc theo nội dung đề tài trong mối quan hệ với kịch bản và hình tượng múa được thông qua bốn phương pháp xây dựng chủ đề âm nhạc về đề tài quê hương đất nước, về đề tài đấu tranh bảo vệ tổ quốc, về đề tài ước mơ khát vọng và đề tài phụ nữ Việt Nam và tình yêu đôi lứa. NCS đã chứng minh bằng cách thống kê cụ thể qua số lượng các tác phẩm và tỷ lệ phần trăm từ đó so sánh và đối chiếu để thấy rõ từng khia cạnh. Về các thủ pháp phát triển chủ đề: qua phân tích cho thấy hai thủ pháp chính hay gặp là: thủ pháp nhắc lại trong đó thủ pháp nhắc lại có thay đổi có 41/56 tác phẩm chiếm tới 73,2% số lượng tác phẩm nhạc múa là loại thủ pháp được dùng nhiều nhất. Những phương thức sử dụng luật nhịp và tiết tấu để phù hợp với kịch bản và hình tượng múa biểu hiện qua việc sử dụng cách sử dụng luật nhịp, thông qua một số tác phẩm của các nhạc sĩ thường sử dụng thay đổi nhịp ở những điểm phân ngắt giữa các phần trong tác phẩm. Điều đó cho thấy sự thay đổi các nhóm nhịp trong tác phẩm là do thay đổi về luật động trong các bước đi chuyển động của múa để thay đổi tính cách nhân vật Thường sử dụng nhóm nhịp phân hai kết hợp với nhịp phân ba 2/4, 2/2, 3/4. Nhóm nhịp phân hai kết hợp với nhóm nhịp hỗn hợp 2/4, 5/4 và 4/4. Yếu tố sử dụng âm hình tiết tấu chủ đạo do nhạc sĩ sáng tạo đây là xu hướng phát triển chung trong âm hình tiết tấu ở tác phẩm NMVN thường xuất hiện cùng lúc với giai điệu của chủ đề, trong các phần mở đầu, phần giữa và phần tái hiện của cấu trúc một tác phẩm. Âm hình tiết tấu chủ 154 đạo khai thác các tiết tấu 2/4, 4/4 và 3/4 và sử dụng trong các bè trống. Đặc biệt là ở dạng sử dụng âm hình tiết tấu lấy chất liệu từ nhạc múa dân gian các dân tộc được các nhạc sĩ sử dụng ở các phương pháp kết hợp khác nhau. NCS đã thống kê các dạng âm hình tiết tấu của các dân tộc như Kinh (quay tơ, quảng bị, đại lộ), Lô Lô (hái quả, bẻ ngô, nhảy ma), Cao Lan (múa đèn), Dao (chào, chuông), Cơ Tu (nhảy tót), Chăm (bẻ mía) với loại tiết tấu được qua số lượng các tác phẩm NMVN. Hòa âm sử dụng chồng quãng 4, trong đó chồng quãng 4 với quãng 5 gồm 33/56 tác phẩm chiếm 58,9%. Về phối khí trong tác phẩm NMVN có ba khuynh hướng chính như sau: phối khí các nhạc cụ dân tộc, thường sử dụng nhạc cụ dây gẩy như đàn bầu đảm nhiệm chủ đề chính và dùng phương pháp phối đồng âm ở một hoặc hai quãng tám. Nhóm phối khí các nhạc cụ dân tộc kết hợp nhạc cụ phương Tây thường dùng các nhạc cụ truyền thống như sáo, tiêu kết hợp flute và clarinet và dùng đàn organ để giả tiếng dàn dây. Nhóm các nhạc cụ phương Tây xuất hiện đồng âm giai điệu ở một quãng 8 hoặc hai quãng 8 từ một bè đến ba bè nhạc cụ và sử dụng bộ gỗ và bộ đồng, bộ dây. Qua luận án, các kết quả nghiên cứu đã thể hiện một cách cụ thể những đặc điểm quan trọng của NMVN. Như vậy có thể nói vai trò của âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với nghệ thuật múa, là một phần di sản của các nhạc sĩ sáng tác Việt Nam đã đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà trong thời kỳ hiện đại. Cho đến nay những tác phẩm nhạc múa này vẫn đang có giá trị trong các lĩnh vực như biểu diễn, đào tạo và nghiên cứu. Thực tế đã chứng minh NMVN có cả giá trị văn hóa và giá trị nghệ thuật, ở đó hàm chứa các yếu tố truyền thống và yếu tố thời đại. Chúng ta cần phải trân trọng những tác phẩm này và làm cho nó tiếp tục phục vụ hữu ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 155 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với nhạc sĩ sáng tác nhạc múa cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng yếu tố kịch bản múa để phù hợp và bám sát được nội dung tác phẩm múa. 2. Đối với những người viết kịch bản múa phải phối hợp với nhạc sĩ sáng tác âm nhạc cùng nhau trao đổi để có sự thống nhất về nội dung kịch bản và âm nhạc, giúp cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. 3. Đối với những người biểu diễn nhạc múa phải nắm vững nội dung cấu trúc trong kịch bản múa về những thay đổi tính chất âm nhạc trong những trường đoạn khác nhau về tính cách và tư tưởng của nhân vật trong kịch bản múa để từ đó có sự linh hoạt sáng tạo trong phương pháp biểu diễn nhạc múa. 4. Đối với cơ sở đào tạo múa chuyên nghiệp như Học viện Múa Việt Nam, các trường nghệ thuật đào tạo múa trên cả nước phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về phương pháp đệm đàn cho múa, tăng cường đội ngũ sáng tác nhạc múa và đội ngũ các giảng viên đệm đàn cho múa nhằm nâng cao cả về lượng và chất. 5. Đối với các cơ quan quản lý như (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn), ngoài những giải thưởng cho diễn viên múa, biên đạo múa nên có giải thưởng dành riêng cho người viết nhạc múa và biểu diễn nhạc múa để đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và động viên họ. 6. Đối với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nên chăng có những cuộc vận động sáng tác nhạc múa để có được những tác phẩm nhạc múa có giá trị cao về nghệ thuật. 7. Đối với Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, với mảng đánh giá về các lớp tốt nghiệp môn múa cổ điển châu Âu và múa dân gian dân tộc thì nên chăng có những đánh giá về chất lượng âm nhạc và được xếp loại giải thưởng theo tiêu chí riêng. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO Các sách, bài báo, tài liệu chuyên ngành Tài liệu tiếng Việt 1. Dương Việt Á (2005), Âm nhạc Việt Nam từ góc nhìn Văn hóa, Nxb Hà Nội. 2.Trương Nguyệt Anh (1991), trích giảng âm nhạc châu Âu nửa cuối thế kỷ IX, Nhạc viện Hà Nội. 3. Nguyễn Trọng Ánh (2000), Âm nhạc Quan họ, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 4. Nguyễn Bách, Tiến Lộc, Hạnh Thy (2000), Thuật ngữ âm nhạc Anh - Đức - Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 5. Nguyễn Bách, Tiến Lộc, Hạnh Thy (2000), Thuật ngữ âm nhạc Ý - Pháp - Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 6. Nguyễn Bách (2019), Thuật ngữ âm nhạc, Nxb Văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. 7. Thế Bảo (2013), Cảm nhận mỹ học âm nhạc, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 8. Lê Ngọc Canh (1997), Khái luận nghệ thuật Múa, Nxb Văn hóa thông tin 9. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian những thành tố, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 10. Lê Ngọc Canh (2002), Đại cương nghệ thuật múa, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 11. Lê Ngọc Canh (2005), Nghệ thuật múa tộc người Mạ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 12. Lê Ngọc Canh (2005), Nghệ thuật múa tộc người Châu Ro, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 13. Lê Ngọc Canh (2005), Dàn nhạc dân tộc Khơmer Nam Bộ, Tạp chí nhịp điệu, (75), tr.30-31. 157 14. Lê Ngọc Canh (2006), Hệ thống nốt múa chữ múa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Lê Ngọc Canh (2008), Lịch sử nghệ thuật Múa Việt Nam, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 16. Lê Ngọc Canh (2012), Suy nghĩ về âm nhạc trong tác phẩm múa - Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, Nxb Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam. 17. Lê Ngọc Canh (2012), chủ biên, Nghệ thuật múa truyền thống Khơmer Nam bộ, Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. 18. Phạm Ngọc Chi (2002), Âm nhạc và múa trên thế giới, Nxb Thế giới. 19. Dân ca Nam Bộ tập 1 và tập 2 (1962), Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 20. Dân ca Tây Nguyên (1978), Nxb Văn Hóa, Hà Nội. 21. Dân ca Thái (1960), Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 22. Dân ca Việt Nam (2001), Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 23. Dân ca Việt Nam (2006), Những làn điệu dân ca phổ biến, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 24. Trọng Đài (1993), Mối liên quan chặt chẽ giữa âm nhạc và múa - Những vấn đề Dân tộc hiện đại trong Nghệ thuật múa, Nxb Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 25. I.Đubôpxki,X.Epxêep, I.Xpxôbin,V.Xôcôlôp (1963), Sách giáo khoa hòa âm, tập 1, người dịch Lý Trọng Hưng, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 26. Nguyễn Thành Đức (2015), Những lắng đọng trong tôi, Nxb Văn hóa Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 27. Trương Lê Giáp (biên dịch 2022), Lịch sử kịch múa Nga, Trường Đại học Sân khấu điện ảnh, Hà Nội. 28. Trần Văn Hải (2020), Nghệ thuật biểu diễn Múa đương đại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 158 29. Nguyễn Thị Hạnh (2004), Múa Tuồng và âm nhạc trong Tuồng, Tạp chí nhịp điệu, (67), tr.20-21. 30. Nguyễn Thị Hiển (2008), Nghệ thuật biên đạo Múa, Nxb Văn học, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Hiển (2013), Tìm hiểu phương pháp xử lý âm nhạc của một số nhà biên đạo hiện đại thế giới - tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, tập 2, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 32. Bùi Trọng Hiền (1996), Từ hai đặc trưng âm nhạc dân gian đến suy luận - suy ngẫm, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (11). 33. Bùi Trọng Hiền (1997), Vấn đề cung - giọng - điệu - hơi - từ thực tiễn đến lý thuyết, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (6). 34. Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo Những vấn đề hiện đại trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm múa Việt Nam, ngày 4/12/2012 tại Hà Nội. 35. Phạm Phương Hoa (2013), Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 36. Lê Xuân Hoan (2013), Chất liệu âm nhạc dân gian Ba Na trong một số tác phẩm mới, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 37. Lan Hương (1981), Thể loại âm nhạc, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 38. Đào Việt Hưng (1998), Hát Ví dặm Nghệ tĩnh, Nxb Âm nhạc Hà Nội. 39. Đào Việt Hưng (1999), Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ, Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc Hà Nội. 40. Bùi Như Hương, Phạm Trung (2013), Nghệ thuật múa Đương Đại Việt Nam 1990 - 2010, Nxb Tri thức, Hà Nội. 41. Thái Thị Thu Hương (2013), Âm nhạc và múa đương đại - Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam, tập 2, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 159 42. Văn Minh Hương (2015), Noh và Tuồng, Nxb Phương Đông,Thành phố Hồ Chí Minh. 43. Văn Học (2014), Múa qua một cách nhìn, Nxb Sân khấu, Hà Nội. 44. Văn Học (2022), Nghệ thuật múa Việt Nam - thoáng cảm nhận, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 45. Bùi Thu Hồng (2012), Tính dân tộc trong tác phẩm múa của Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly, Nxb Văn Học, Hà Nội. 46. Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (2012), Kỷ yếu hội thảo “Những vấn đề hiện đại trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm múa Việt Nam”, ngày 4/12/2012 tại Hà Nội. 47. Minh Khang (1987), Vai trò của quãng bốn trong âm nhạc, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật (2). 48. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 49. Trần Văn Khê (2000), Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc, Nxb trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 50. Hoàng Kiều, Hà Hoa (2007), Những làn điệu chèo cổ chọn lọc, Nxb Văn hóa - Thông tin. 51. Hoàng Kiều (1956), Dân tộc tính trong âm nhạc, Tạp chí âm nhạc số 7. 52. Hoàng Kiều (2001), Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 53. Hoàng Kiều, Hà Hoa (2007), Những làn điệu chèo cổ chọn lọc, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội. 54. Nguyễn Thụy Loan (1992), Việt Nam một tụ điểm của thế giới ngũ cung phong phú, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật (1). 55. Nguyễn Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 160 56. Nguyễn Thụy Loan (1996), Âm nhạc Tây Nguyên mấy suy tư và cảm xúc Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật (6). 57. Nguyễn Thụy Loan (1978, 1979), Thử dẫn giải về một số lý thuyết điệu thức của người Việt qua bài bản tài tử cải lương, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật (5,6). 58. Nguyễn Thụy Loan (2013), Đờn ca tài tử đặc trưng và đóng góp tập 2, Nxb Văn hóa thông tin - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 59. Quý Long, Kim Thư (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Lao động Hà Nội. 60. Lâm Tô Lộc (1985), Xòe Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 61. Lâm Tô Lộc (1980), Múa truyền thống dân tộc Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 62. Lâm Tô Lộc (2001), Truyền thống Nghệ thuật Việt Nam và sự phát triển của nó, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 63. Lâm Tô Lộc (2004), Âm nhạc là linh hồn của múa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (12). 64. Lâm Tô Lộc (2011), Tìm hiểu về nghệ thuật múa Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 65. Phạm Phúc Minh (1994), Tìm hiểu dân ca Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 66. Lê Hải Minh (2019), Múa đương đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Nam (2007), Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính tiên tiến trong sáng tác thể loại nhạc khí nhạc giao hưởng, Tạp chí âm nhạc (3). 68. Bùi Huyền Nga (2012), Cấu trúc dân ca người Việt, Nxb Lao động, Hà Nội. 69. Nguyễn Đăng Nghị (2000), Âm nhạc Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. 70. Tú Ngọc (1994), Dân ca người Việt, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 161 71. Tú Ngọc (1998), Trích giảng âm nhạc thế giới thế kỷ XX, Nhạc viện HN. 72. Tú Ngọc (2000), chủ biên, Âm nhạc Việt Nam - Tiến trình thành tựu, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 73. Lê Thị Minh Nguyệt (2018), Sự hình thành và phát triển múa cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 74. Đặng Nguyễn (1993), Tính không gian âm nhạc trong múa dân gian - Những vấn đề Dân tộc hiện đại trong nghệ thuật múa, Nxb Bộ Văn hóa Thông tin Viện Âm nhạc và Múa, Hà Nội. 75. Nhiều tác giả (1962), Những điệu hát Tuồng phổ biến, Thông báo khoa học - Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhac, Hà Nội (39). 76. Nhiều tác giả (1972), Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 77. Nhiều tác giả (1986), Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam tập I, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 78. Nhiều tác giả (1989), Nhạc sĩ sáng tác Việt Nam tập II, Hội nhạc sĩ Việt Nam, Nxb Âm nhạc và đĩa hát, Hà Nội. 79. Nhiều tác giả (1996), Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. 80. Nhiều tác giả (2007), Tự hào nửa thế kỷ hội nhạc sĩ Việt Nam 1957 - 2007, Hội nhạc sĩ Việt Nam. 81. Nhiều tác giả (2010), Tổng tập âm nhạc Việt Nam tác giả và tác phẩm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 82. Nhiều tác giả (2013), Tuyển tập những bài viết về nghệ thuật Múa Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 83. Nhiều tác giả (2016), Vấn đề nghiên cứu và đào tạo âm nhạc dân tộc học Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 162 84. Nhiều tác giả (2022), Tuyển tập những bài viết về Nghệ thuật Múa Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 85. Doãn Nho (1981), Những đặc điểm của điệu thức dân ca người Việt, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (1). 86. Doãn Nho (2022), Bước nhảy lớn về âm nhạc trong kịch múa Việt Nam hiện đại, Tạp chí Âm nhạc và thời đại - Hội nhạc sĩ Việt Nam. 87. Nguyễn thị Nhung (1996), Thể loại âm nhạc, Nhạc viện Hà Nội, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 88. Nguyễn Thị Nhung (1998), Âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam, Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 89. Nguyễn Thị Nhung (1998), Nhạc khí gõ và trống đế trong Chèo truyền thống, Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 90. Nguyễn Thị Nhung (2005), Phân tích tác phẩm âm nhạc, Nhạc viện Hà Nội - Trung tâm Thông tin - Thư viện. 91. Trần Phú (2008), Vài ý kiến về tác phẩm của biên đạo múa Việt Kiều Ea Sola Thủy và bài báo phản hồi của Nguyễn Anh Đức, Tạp chí Nhịp điệu, số 97 (10/2008). 92. Hoàng Phê (1995),(chủ biên),Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học Hà Nội – Đà Nẵng. 93. Trần Quý (2004), Những vấn đề phối khí cho Dàn nhạc dân tộc đương đại, Nxb Viện Âm nhạc, Hà Nội. 94. Dương Đình Minh Sơn (2001), Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái Tây Bắc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 94. Minh Tâm, Thanh Nghị, Xuân Lâm(1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa. 95. Tô Ngọc Thanh (1999), Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 163 96. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tp Hồ Chí Minh. 97. Vũ Nhật Thăng (1998), Thang âm nhạc tài tử cải lương, Viện Âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 98. Ứng Duy Thịnh (2005), Về khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6. 99. Ứng Duy Thịnh (2006), Một số đặc điểm của múa dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tr41- 45. 100. Ứng Duy Thịnh (2006), Phương pháp xử lý âm nhạc trong dàn dựng tác phẩm múa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (7). 101. Ứng Duy Thịnh (2010), Con đường của múa dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 102. Trịnh Hoài Thu (2014), Ảnh hưởng của âm nhạc dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới Việt Nam TK XX, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 103. Lê Văn Toàn (chủ biên), (2016), Vấn đề nghiên cứu và đào tạo âm nhạc dân tộc học Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 104. Lê Ngọc Trà (2022, Chủ biên), Văn hóa Việt Nam, đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 105. Đỗ Xuân Tùng (1996), Phác họa một hình thái âm điệu đặc trưng trong dân ca Tây Nguyên, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (9). 106. Đỗ Xuân Tùng (2022), Giải thích thuật ngữ âm nhạc Quốc tế, Nhạc viện Hà Nội. 107. Lê Xuân Tùng (Chủ nhiệm công trình), (2010), Bách khoa thư Hà Nội, Nxb Thời đại, Hà Nội. 108. Đào Trọng Từ, Đỗ Mạnh Thường (1984), Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc, Nxb Văn Hóa, Hà Nội. 109. V.A.Vakhơromêep (1985), Nhạc lý cơ bản, Nguyễn Xinh dịch và chú giải, Nhạc Viện Hà Nội. 164 110. Nguyễn Viêm (1981), Âm nhạc dân gian với tác phẩm chuyên nghiệp, Tạp chí Ngiên cứu Nghệ thuật (5). 111. Thế Vinh, Nguyễn Thị Nhung (1985), Lịch sử âm nhạc thế giới tập 2, Nhạc Viện Hà Nội. 112. Lư Nhất Vũ - Lê Giang (chủ biên), (2001), Nhật Lai với sự nghiệp âm nhạc, Nxb Văn ngệ Thành phố Hồ Chí Minh. 113. Lư Nhất Vũ (1983), Đặc trưng nghệ thuật của dân ca Nam bộ, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (2). 114. Tô Vũ (2022), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện Âm nhạc, Hà Nội. 115. Tô Vũ (1973), Nhạc khí với tính dân tộc trong âm nhạc, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật (1). 116. Tô Vũ (1974), Nhạc khí với tính hiện đại trong âm nhạc, Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật (2). 117. Tô Vũ (1970), Một vài đặc điểm về tính dân tộc trong âm nhạc, Tạp chí Văn nghệ số 351. 118. Vũ Minh Vỹ (2010), Giáo trình âm nhạc dân gian Việt Nam, Nxb Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 119. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1963), Nguyên lý Mỹ học Mác - Lê Nin, Hoàng Xuân Nhị dịch, phần III, Nxb Sự thật, Hà Nội. 120. Nguyễn Xinh (1978), Về điệu thức dân ca Việt Nam, Tạp chí âm nhạc (1). 121. Nguyễn Xinh (1983), Lịch sử âm nhạc thế giới tập I, Nhạc viện Hà Nội. 122. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1996), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội. 123. Lê Yên (1994), Những vấn đề cơ bản trong âm nhạc Tuồng, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 165 Tài liệu nước ngoài 131. Susan Au (2002), Ballet and Modern dance, World of art 132. Louis Horst Caroll Rusell (1987), Modern dance form: In relation to the other modern arts, Princeton book company. 133. Philippe Noisette (2011), Talk About Contemporary Dance, Methuen Drama. 134. Chery Stock (1999), Making intercultural dace in Việt Nam, Queensland University and Technology. 135. 136. + Dance 137. 138. http:/en.wikipedia.org/wiki/neoclassicla ballet 139. 140. http:/en.wikipedia.org/wiki/classical ballet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nhac_mua_viet_nam.pdf
  • doc30.01.24. bui phuong hao - dong gop moi cua luan an - nhac mua viet nam -en.doc
  • docxĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Copy - Copy.docx
  • pdfTom Tat - 20 ban.pdf
Luận văn liên quan